Nhà nước "Đại ca"

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20007
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nhà nước "Đại ca"

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           








              
    Nhà nước "Đại ca"
    ____________________
    Nguyễn thị Cỏ May - 08/06/2018
              



              

              



    Tiếng «Đại Ca» do Cỏ May dịch từ tiếng anh «Big Brother» trong “Nhà nước Big Brother” chỉ nước Tàu ngày nay. Dịch như vậy là dịch theo cách của cỏ May chọn.Vì có thể nói “Nhà nước Anh Cả” hay “Nhà nước Anh Hai”.

    Tiếng “Đại Ca” là tiếng bình dân, rất thông dụng trong giới giang hồ, sau này là giới du đảng ở trong Nam. “Đại Ca” chỉ người cai quản tài sản và nhơn sự của băng đảng, chỉ huy hoạt động của băng đảng. Tức người đứng đầu, người lãnh đạo, người bao trùm băng đảng. Trong gia đình, người đứng đầu của bầy con cái là Anh Hai hoặc Chị Hai. Tiếng “Anh Cả” hay “Chị Cả” dành cho Miền Bắc để tỏ lònh kính trọng của em út, mong được anh chị Miền Bắc thương mà đừng ăn hiếp em út Nam kỳ tội nghiệp.

    “Nhà nước Đại ca” là thứ Nhà nước nắm giử vai trò của tên trùm băng đảng. Nó tập trung quyền lực chánh trị, kinh tế và xã hội trọn trong tay Đại Ca để cai trị triệt để toàn dân. Cách ứng xử của Nhà nước Đại Ca giống như một tên trùm băng đảng.

    Vậy Nhà nước Tàu của Tập Cận bình có những đặc tính gì để được gọi là “Nhà nước Đại Ca”? Nó là thứ Nhà nước “độc tài” hay Nhà nước “toàn trị”?





    Nhà nước “độc tài” và Nhà nước “toàn trị”

    Nhà nước “Dân chủ” là Nhà nước mà người dân có đầy đủ tự do chọn lựa người để cai trị mình. Tức người dân có quyền trên cả nước và quyết định vận mệnh đất nước. Ngược lại với Nhà nước Dân chủ là Nhà nước độc tài và toàn trị.
    Loại Nhà nước này chỉ có một người hoặc một nhóm đứng ra cai trị toàn dân. Cả hai thứ “độc tài” và «toàn trị» đều là chế độ độc tài hết cả tuy nhiên giửa hai thứ có vài đặc tính khác nhau.

    Nhà nước “độc tài” là do một người hay một nhóm người, một phe cánh nắm giử quyền lực và cai trị toàn dân. Sự “độc tài” mang nặng tính chánh trị nên quan trọng kiểm soát chặt chẻ chánh phủ hơn là xã hội. Nhà nước “toàn trị”, trái lại, dĩ nhiên cũng độc tài nhưng lại đặt nhẹ sự kiểm soát khắc khe triệt để đối với xã hội và kinh tế.

    Nên để ý thêm một đặc tính nữa rất quan trọng về Nhà nước toàn trị, đó là người cai trị hay nhóm người cai trị (như một đảng phái) đưa ra để thuyết phục, hay đúng hơn, mê hoặc dân chúng là mình có vai trò hay sứ mạng lịch sử để cai trị. Như ở Việt nam đảng cộng sản thướng nói “có vai trò lịch sử” (cướp chánh quyền từ Chánh phủ Trần Trọng Kim) để cai trị theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Và Hồ Chí Minh, cá nhơn, là con người có sứ mạng lịch sử lập ra thời đại việt nam, tức chế độ cộng sản ở Việt nam. Là ông thánh!

    Lớn hơn Hồ chí Minh là Staline, Mussolini và Hitler. Giữa họ và dân chúng có sự liên hệ, ngoài sứ mạng lịch sử, là ý thức hệ. Nó là sức mạnh như quyền lực làm cho dân chúng phải tuân theo sự cai trị của Nhà nước. Nó biến người cai trị trở thành một người phi thường đối với dân chúng. Như một bạo chúa do tiền định. Quyền lực càng tập trung vào tay người cai trị để được kiểm soát chặc chẻ hơn. Quyền lực mạnh nhờ sự cai trị làm cho mọi người sợ hải và nhờ sự trung thành của nhóm người tuân phục chế độ và được đải ngộ. Mọi lời nói, suy nghĩ ngược với chế độ, mọi hành động có ý chống đối chế độ dều bị dập tắt ngay. Khi muốn đạt một mục tiêu nào đó, Nhà nước động viên dân chúng hướng về mục tiêu nhằm đạt cho kỳ được.

    Tóm lại, Nhà nước toàn trị là nhà nước được một người độc tài hay nhóm người độc tài cai trị, dựa vào một thứ «đặc quyền» như một thứ «ân sủng» riêng, có thể đó là sức mạnh của một chủ thuyết, một ý hệ đã cúu dân chúng, giải phóng dân chúng nên ảnh hưởng lên dân chúng. Còn nhà độc tài hoặc Nhà nước độc tài chỉ dựa vào sức mạnh của đảng, của những tổ chức quần chúng và bộ máy tuyên truyền để cai trị.

    Nhà nước Tàu Tập Cận bình cũng như Nhà nước ở Việt nam là thứ Nhà nước độc tài toàn trị, mà lại hung hăng với cộng đồng thê giới, xâm lược các nước trong vùng nên ngày nay người ta gọi là Nhà nước Đại Ca, tức thứ Nhà nước của trùm băng đảng.






    Tàu và Nhà nước Đại Ca
    .
    Trong gần đây, người ta ghi nhận, với không ít ngạc nhiên, nhiều nước dân chủ khá tốt ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia hay Philippines, nay lại có xu hướng ngả theo mô hình chế độ đôc tài toàn trị của Tàu. Vậy đâu là nguyên nhân của sự thay đổi đó? Do tình trạng thoái trào của Dân chủ và sự vươn lên của phong trào quần chúng với chủ thuyết hấp dẩn hơn như «Dân túy» hay «Dân tộc»? Nhưng theo hai nhà chánh trị học chuyên về Địa chánh trị người Pháp, bà Sophie Boisseau du Rocher và ông Emmanuel Dubois de Prisque (rfi, Pháp), thì phải nhìn nhận Tàu đã phát triển kinh tế liên tục từ nhiều thập niên, đã biết cải thiện đường lối kinh tế để giử sự phát triển bền vững nhờ ở chế độ độc tài toàn trị mà kiểm soát được xã hội rộng lớn, giử được sự ổn định. Tàu còn xài rộng rải đối với nhiều nước kém mở mang, chơi ngon hơn Mỹ nhiều, mặc dầu không thiếu hậu ý đen tối.

    Ngoài ra, các nước dân chủ nhưng quá trình dân chủ hãy còn quá ngắn, khó vững tin ở những giá trị quí báu của dân chủ, nhứt là trong vừa qua, liên tục xảy ra những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh, càng cho thấy dân chủ bất lực trong việc giữ ổn định xã hội. Thế là Tàu có cơ hội đem lại một mô hình ổn định và phát triển khá hấp dẩn. Còn «Nhà nước Đại Ca» hay «Độc tài Toàn trị», dân chúng không có mấy người quan tâm đúng mức, nhưng người cầm quyền thì rất tâm đắc vì giúp họ nắm quyền, giử chặt và lâu dài quyền lực.

    Khi nói «Nhà nước Đại Ca» (L’Etat Big Brother), người ta không khỏi nhớ lại truyện 1984 của nhà văn anh George Orwell. Trong truyện, ông mô tả một xã hội toàn trị, dân chúng bị Đại Ca (Big Brother) theo dõi quan sát thường xuyên ở khắp nơi, từng cử chỉ, từng lời nói, nhờ những màn ảnh truyền hình như cặp mắt của ông. Cặp mắt của Đại Ca hay những máy thu hình (caméras) đặt ở khắp nơi và hoạt động thường xuyên, với độ bén nhạy kỳ diệu, ghi nhận gương mặt của mọi người với từng chi tiết. Những dữ liệu cá nhơn do các công ty tin học thu thập và tập trung với một khối lượng khổng lồ (Big Data) có thể cung cấp cho Đại Ca quan sát dân chúng theo từng ý muốn, từng thói quen, đời sống riêng tư, cả những quan hệ gia đình và xã hội,…

    Tiếp theo là «ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa» (novlangue, tiếng nói của xứ Océania trong truyện 1984) để thay thế tiếng nói quen thuộc nhằm mục đích xóa bỏ một số từ ngữ, để xóa bỏ suy nghĩ bất lợi cho chế độ. Tiếng nói không có thì hành động sẽ không có. Như tiếng «dân chủ», tiếng «tự do », tiếng «nhơn quyền» phải bị xóa đi để phong trào đòi tự do, dân chủ, nhơn quyền không thể xảy ra.

    Trong chế độ của «Nhà nước Đại Ca», kiểm soát bằng máy thu hình và ngôn ngữ xhcn (novlangue) trở thành hai phương tiện đàn áp dân chúng được George Orwell tưởng tượng cách nay hơn nửa thế kỷ (sách xuất bản 1949) ngày nay đã trở thành hiện thực, rõ nét hơn hết là ở Tàu và Việt nam.

    Khi nói Tàu là thứ Nhà nước Đại Ca, nghĩ chắc khó có ai phê phán hay phản bác bởi trên khắp nước Tàu, từ năm 2016, có tới 176 triệu máy thu hình trang bị khắp hang cùng ngỏ hẻm để quan sát dân chúng (theo ước tính của văn phòng cố vấn IHS Markit). Trong lúc đó, Mỹ chỉ có 50 triệu máy.

    Hơn nữa, caméra ở Tàu còn trang bị hệ thống «thông minh nhơn tạo» để giúp nhận diện mọi người dễ dàng qua đó có thể suy đoán được tâm lý của họ tốt hay xấu đối với chế độ. Và năm nay 2018, Tàu sẽ trang bị thêm máy vidéosurveillance loại nhà nghề (chiếm mất 46% thương vụ thế giới về trang bị điện tử này).

    Ngoài ra, ở Tàu, cảnh sát mang mắt kiếng mát, nên biết mắt kiếng này không phải là thứ kiếng mát thông thường như chúng ta mang khi trời nắng mà đó là thứ trang bị cảnh sát từ đầu năm nay để quan sát theo dõi dân chúng. Mắt kiếng có gắn thêm caméra giúp cảnh sát có thể nhận ra cá nhơn cần chú ý trong dân chúng nhờ gương mặt của họ đã được ghi nhớ trong dữ liệu. Cảnh sát của Nhà nước Đại Ca còn mang thêm một máy di động chứa đựng đầy đủ dữ liệu để có thể tham khảo nhanh chống bất kỳ lúc nào và ở đâu mà không cần phải bắt qua hệ thống trung ương. Với trang bị tối tân này, cảnh sát có thể can thiệp 7 người bị nghi vấn trong những vụ phạm tội và 26 người đi đường mang giấy tờ hộ tịch giả.

              



              

    Máy móc có tối tân, hệ thống thông minh nhơn tạo có tinh vi nhưng khi nhận dạng chưa chắc luôn luôn chính xác bởi vẫn có nhiều người giống nhau nên dử liệu khó phân biệt.

    Nên nhớ Tàu bao giờ cũng phải giữ chế độ độc tài toàn trị vì con người và văn hóa xã hội Tàu phức tạp. Hơn nữa, trong văn hóa Tàu không có ý niệm về dân chủ tự do. Dân Tàu dễ dàng chấp nhận một chế độ độc tài toàn trị nếu họ có cơm và cháo đủ ăn qua ngày. Trái lại, tuy ảnh hưởng văn hóa Tàu nhưng dưới thời quân chủ cực thịnh, Việt nam vẫn giữ được đời sống gia đình và xã hội tương đối thoải mái, phù hợp với điều mà ngày nay người ta gọi là «dân chủ, nhơn quyền». Nhà vua Việt nam nhận lãnh mệnh Trời để trị vì muôn dân nên không dám làm điều sai trái để dân ta thán vì nhà vua sợ bị Trời đánh. Cộng sản ngày nay nhờ cướp chánh quyền nên không sợ Trời đánh mà cũng không sợ nhơn dân hỏi tội.

    Chủ trương «Nhà nước Đại Ca», Tập Cận bình muốn thực hiện tham vọng làm Đại Ca muôn năm của Tàu và còn cả thế giới nữa. Tuy Tàu vẫn còn là nước phát triển kinh tế mạnh và mau hơn khoa học kỹ thuật.

              
    Ở Hà nội, Nguyễn Phú Trọng cũng đang học bài học Tàu
    làm Nhà nước cộng sản hiện nay trở thành thứ «Nhà nước Đại Ca»

    nhưng Trọng chỉ có tham vọng, chớ không thể thực hiện
    trừ phi đem Việt nam dâng cho Tàu


    vì Việt nam kinh tế đang lụn bại,
    khoa học kỹ thuật ở trình độ «định hướng xã hội chủ nghĩa»,
    với đám cầm quyền không học
    nhưng có bằng cấp giả.

              




    Nguyễn thị Cỏ May

              
    Nguồn: Tác giả qua Email. :flower:




              
Trả lời

Quay về “Nguyễn thị Cỏ May”