Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
          


          

          


... Mời các bạn góp bài, cùng vui đón ...
... Xuân Giáp Thìn ...



          
          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Vi đã viết: Thứ sáu 02/02/24 06:52 em viết chơi câu nhạc cho vui "12 con giáp em đây cầm tinh Quý Mùi" ...



.. ờ hớ ... :giggles: :flwrhrts: ...


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Ngày ông Táo ông Công,
    tản mạn về cá chép

    ________________________
    Học Cứu _ 02/02/24




              

    “Vì cớ gì người Á Đông lại trọng vọng cá chép đến vậy?”
    Cá chép xuất hiện từ những câu chuyện thần thoại, trong những nghi lễ hình thức tín ngưỡng, cho đến món ăn khoái khẩu của người Việt...

              

    Kể chuyện con cá chép lắm lúc thực chẳng biết bắt đầu từ đâu. Bởi vì cá chép đâu chỉ đơn thuần là “Thần thú” mà ông Táo dùng để bay về trời. Trong dòng chảy mấy nghìn năm lịch sử Á Đông, cá chép có một thân thế không hề tầm thường vậy…

    Trước khi đặt bút viết, một câu hỏi cứ quanh quẩn mãi trong đầu tôi: “Vì cớ gì người Á Đông lại trọng vọng cá chép đến vậy?”. Cá chép bước ra từ những huyền thoại “vượt Vũ Môn hoá rồng”, “ông Táo cưỡi cá về trời”… Cá chép đường hoàng xuất hiện trong lễ phóng sinh của nhà Phật. Cá chép treo mình ẩn hiện trên những văn vật nghệ thuật từ đồ gốm sứ đến tranh phong thuỷ. Cá chép, cuối cùng, nằm yên vị trên bàn ăn như một món khoái khẩu của người Việt. (Tất nhiên tôi không có ý định bàn tới món… cá chép om dưa đang ngày càng xuất hiện dày đặc hơn trên bàn nhậu của những “hảo hán” uống rượu trừ bữa).

    Cá chép, rốt cuộc thì ngươi có tài gì?

    Trong truyền thuyết, khi vua Thuỷ tề hội họp các giống loài lại và loan báo cuộc thi “vượt Vũ Môn hoá rồng” do nhà Trời tổ chức, có một con cá chép lạ xin ứng thí. Con cá thật đẹp:
              
    Mắt ngời như ngọc, vảy như vàng
    Đuôi dài quẫy sóng nước mênh mang
    Nghìn năm giấu hạt Thần trong miệng
    Giống quý Trời sinh cũng lạ lùng

              
    Con cá lạ vừa ngoi lên mặt nước thì đã được Thần gió giúp một tay, nổi cuồng phong, vỗ sóng lớn, nâng thân cá một lèo vượt hết ba đợt sóng, bay qua Vũ Long Môn, hoá rồng. Ồ, một sự an bài kỳ diệu của đấng hoá sinh! Con cá chép tầm thường sống ở đáy sông, chẳng có danh phận gì, bỗng phong vân gặp hội, thoắt cái đã trở thành rồng nơi thượng giới, phun mây nhả mù, bay lượn trên vòm trời cao.

              

    Con cá chép tầm thường sống ở đáy sông, chẳng có danh phận gì,
    bỗng phong vân gặp hội, thoắt cái đã trở thành rồng nơi thượng giới, phun mây nhả mù, bay lượn trên vòm trời cao.

              

    Tới đây, có một câu hỏi hóc búa hơn nảy sinh: Vì sao trong bao loài thuỷ tộc, Thần gió lại chọn giúp cá chép vượt Vũ Môn? Phải chăng là Thần gió có chút thiên vị cho vẻ ngoài lộng lẫy của con cá quý?

    Cũng có thể. Nhưng cá chép vượt Vũ Môn không phải là câu chuyện của kẻ tiểu nhân đắc chí gặp thời. Để có phút giây tung mình toả sáng, con cá đã phải âm thầm, nhẫn nhục hàng nghìn năm. Miệng nó ngậm một viên ngọc quý, cứ lặng lẽ dưới đáy vực mà tu luyện như vậy. Nó còn khác với tất cả loài thuỷ tộc ở một điểm này: dám có ước mơ hoá rồng! Nhẫn nại là thế, kiên gan bền chí là thế, khi thời vận đến, chỉ cần một cơn gió nhẹ là cá ta đã cất mình lên chín tầng không. Chuyện rất dễ hiểu.

    Nhà thơ thời Đường, Chương Hiếu Tiêu từng làm hẳn một bài vịnh cá chép có tên là “Lý Ngư”. Thơ rằng:

              
    Nhãn tự chân châu lân tự kim
    Thì thì động lãng xuất hoàn trầm
    Hà trung đắc thướng long môn khứ
    Bất thán giang hồ tuế nguyệt thâm


    Dịch nghĩa:
    Mắt như viên ngọc thật, vảy như vàng.
    Lâu lâu lại quẫy sóng phóng mình khỏi mặt nước rồi lại lặn xuống.
    Muốn từ con sông này biến thành rồng bay đi.
    Thì đừng có than ở lâu năm trong nước.

              

    Dưới Thuỷ phủ có trăm nghìn loài vật, riêng họ cá chép cũng đếm không xuể giống loài nhưng đâu phải con nào cũng dám hoá rồng, được hoá rồng? Thành rồng ắt phải là con cá miệng ngậm ngọc quý, lòng ôm chí lớn. Nói cách khác, ngay từ ban đầu con cá ấy đã phải mang chí của một con rồng.

              

    Để có phút giây tung mình toả sáng, con cá đã phải âm thầm, nhẫn nhục hàng nghìn năm.
    Miệng nó ngậm một viên ngọc quý, cứ lặng lẽ dưới đáy vực mà tu luyện như vậy.

              

    Tạm không kể đến chuyện cá hoá rồng, trong truyền thống Á Đông vẫn còn một hình ảnh rất tinh mỹ, hàm súc về con cá chép rất đáng phải bàn: Lý ngư vọng nguyệt (cá chép trông trăng).

    Khác với con cá chép ở trên, con “Lý ngư vọng nguyệt” này không hoá thành rồng, cũng chẳng có chí hoá rồng, được miêu tả ở tư thế dũi đầu xuống đáy nước mà ngắm trăng. Thực lạ. Trăng trên bầu trời, muốn ngắm trăng mà lại lộn ngược đầu đuôi như thế sao? Mà nữa, trăng thật chẳng ngắm, lại lúi húi nhìn bóng trăng trong nước! Hàng nghìn năm qua, những người mua tranh phong thuỷ, tranh chơi Tết… có lẽ ít để ý đến chi tiết này. Thực ra ý vị của nó vượt xa tầm mức của một bức tranh trang trí.

    Trong tranh, ta thấy chú cá chép nọ toàn tâm toàn ý mà nhìn ánh trăng đáy nước. Dường như chú quên mất mình đã bỏ lỡ ánh trăng thực sự ở sau lưng. Chú bị thôi miên cái vẻ lóng lánh tuyệt mỹ, đung đưa yểu điệu của ánh trăng gieo trên làn nước. Bị thôi miên đến mức chú chẳng thể nào tin nổi trên đời lại còn có ánh trăng nào khác đẹp hơn! Và đó là bi kịch của chú.

              

    Chú cá chép nọ toàn tâm toàn ý mà nhìn ánh trăng đáy nước.
    Chú bị thôi miên đến mức chú chẳng thể nào tin nổi trên đời lại còn có ánh trăng nào khác đẹp hơn!
    Và đó là bi kịch của chú.

              

    Để chỉ những thứ huyễn hoặc, không có thực, người xưa nói là:
              
    “Hái hoa trong gương, mò trăng đáy nước”.

              
    Trăng trên bầu trời, bóng trong làn nước, tuy đẹp đấy nhưng chạm tay vào là vỡ tan thành muôn mảnh, vẫn là bọt nước ảo mộng mà thôi. Nhân sinh như mộng, lắm khi người ta bị chính cái mộng tưởng ấy khoá chặt đường về. Chốn hồng trần cuồn cuộn tựa như một phiên chợ phù hoa, danh lợi tình bày bán như món hàng thượng phẩm, ấy thế mà sau trăm năm tất cả bỗng xoà một cái, tan như bóng trăng dưới mặt hồ.

    “Lý ngư vọng nguyệt” kia phải chăng là lời nhắc nhở cho một kiếp người chớ vì tham luyến những ảo mộng mà quên mất giá trị đích thực của sinh mệnh mình? Giá như con cá chép ngắm trăng nọ có thể nuôi chí bền, ngậm trong miệng viên minh châu quý, lặng lẽ dưới đáy nước mà tu luyện nghìn năm, chưa biết chừng một ngày kia nó lại được vút bay chín tầng mây, thoả thích ngắm “ánh trăng thực” trong hình hài của một con rồng thiêng rồi.

    Bạn thấy đấy, nãy giờ vài “lời quê góp nhặt dông dài”, bàn mãi mà chưa đi hết đuôi của một con cá chép?! Càng thắc mắc, càng cố gắng truy tầm sự hiểu biết, tôi càng thấy hồ đồ hơn. Nội hàm văn hoá truyền thống Á Đông quả thực thâm sâu khó lường, mấy nghìn năm truyền thừa như vậy một lời sao nói hết? Có lẽ hãy lẳng lặng mà nói với nhau lời của Socrates:
    • “Tôi chỉ biết duy nhất một điều là tôi chẳng biết gì cả!”.
    Tôi cứ tưởng đang nuôi chí của một con cá vượt Vũ Môn hoá rồng
    nhưng thực ra lắm khi tôi thấy mình chỉ là một con “lý ngư vọng nguyệt” ngốc nghếch mà thôi…

              



    Học Cứu

    https://www.ntdvn.net/ngay-ong-tao-ong- ... -8405.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đôi nét về tục lệ thả cá chép
    trong ngày cúng Táo quân

    ___________________________
    Bình Nguyên _ 02/02/24



              

    Ngày 23 tháng Chạp ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc... là ngày lễ cúng Táo Quân hay Ông Công Ông Táo lên trời. Tại sao lại là cá chép và cách thả cá chép nên như thế nào?

              

    Cá chép hóa rồng như thế nào? Việc này liên quan đến sự tích vua Đại Vũ trị thủy. Khi ấy, ngài có xẻ núi Long Môn để dòng Hoàng Hà hùng vĩ chảy xuyên qua đá tạo thành một ngọn thác sầm sập từ trên cao đổ xuống...


    Ngày 23 tháng Chạp ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc... là ngày lễ cúng Táo Quân hay Ông Công Ông Táo lên trời.

    Sự tích Ông Công Ông Táo ở các nơi có thể khác nhau đôi chút, cách cúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ bàn đến việc thả cá chép để làm vật cưỡi cho Táo Quân lên thiên đình. Tại sao lại là cá chép và cách thả cá chép nên như thế nào? Độc giả có thể xem đây là một gợi ý từ góc nhìn văn hóa.



    Tại sao lại chọn cá chép?

    Trong các loài vật trên cạn, dưới nước thì duy nhất cá chép có thể hóa rồng và bay lên trời được. Các con vật cưỡi khác như trâu, ngựa, voi... không thể bay lên trời. Có những linh vật của các vị Thần, Phật, Bồ Tát cũng có thể thăng thiên như: trâu xanh của Đức Lão Tử, voi trắng của Phổ Hiển Bồ Tát, sư tử xanh của Văn Thù Bồ Tát... nhưng đó là cá biệt vì những con vật đó có lai lịch sâu xa.

    Vậy chẳng phải các vị Táo Quân cưỡi chim có thể bay lên trời nhanh hơn ư? Còn tùy vào cách hiểu thế nào là “Trời”. Trời ở đây không phải là khoảng cách tương đối với mặt đất, mà là một không gian khác mà nói chung chỉ có các linh vật như rồng mới có thể bay đến được. Thế nên phải là cá chép, vì nó có thể hóa rồng.

              

    Trời ở đây không phải là khoảng cách tương đối với mặt đất, mà là một không gian khác mà nói chung chỉ có các linh vật như rồng mới có thể bay đến được.
    Thế nên phải là cá chép, vì nó có thể hóa rồng.

              

    Cá chép hóa rồng như thế nào? Việc này liên quan đến sự tích vua Đại Vũ trị thủy. Khi ấy, ngài có xẻ núi Long Môn để dòng Hoàng Hà hùng vĩ chảy xuyên qua đá tạo thành một ngọn thác sầm sập từ trên cao đổ xuống. Khi đối diện với ngọn thác cao vút hiểm trở này, chỉ có con cá chép phi thường mới có thể vượt qua được. Và khi qua được thì với phẩm chất ấy, nó có thể hóa rồng và bay lên trời.

    Cho nên, các vị Táo Quân nhất định phải chọn cá chép, không phải là loài vật nào khác.



    Cách thả cá chép

    Bên cạnh ý nghĩa hiến vật cưỡi cho các Táo Quân, việc thả cá chép ngày 23 tháng Chạp có ý nghĩa phóng sinh, đó là lòng từ bi của người Việt. Vì muôn vật có đức hiếu sinh, ông Trời cũng có đức hiếu sinh cho nên thả cá để phóng sinh thì chính là trên thuận ý Trời, dưới hợp lòng người. Thế thì, việc thả cá đã là mang ý nghĩa tâm linh quan trọng trong tâm thức bao đời người Việt chúng ta.

    Đã là một nghi lễ tâm linh thì rõ ràng cách thả cá như thế nào cũng rất quan trọng. Cá cần phải được thả sớm để cá còn khỏe. Thái độ khi thả cá cũng cần xét đến, ấy là sự cung kính với Trời Đất, với Thần. Người ta hay nói: “Người đang làm, Thần đang nhìn” hay “trên đầu ba thước có Thần linh”. Khi đã làm thì hãy đặt tâm làm cho trọn vẹn, đấy mới là điều các Thần chứng giám.

    Vậy thì không thể vứt "tòm" cá xuống nước cho xong việc, còn thì sống chết mặc bay. Thả cá như vậy thì có thể đã tiễn cá về Địa Phủ, lên trời làm sao được? Cũng không được để cá trong túi ni lông rồi vứt cả túi xuống, cá cũng dễ chết, mà lại phá hoại môi trường. Thả cá đúng cách ấy là phải chọn chỗ nước lặng, nước trong, để cá trong hai lòng bàn tay mà nhẹ nhàng thả xuống nước.

              

    Vậy thì không thể vứt "tòm" cá xuống nước cho xong việc, còn thì sống chết mặc bay.
    Thả cá như vậy thì có thể đã tiễn cá về Địa Phủ, lên trời làm sao được?

              

    Vì thả cá chép sống mang nhiều ý nghĩa như vậy, nên thả cá sống thì hay hơn là đốt cá giấy. Việc đốt cá giấy suy diễn từ tục đốt vàng mã, vốn là một sự thay thế cho vật sống trong nghi thức tuẫn táng xa xưa, không phải hình thức nguyên thủy của nghi lễ thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp.

    Vì chỉ có ba vị Táo Quân (hai ông một bà) nên chỉ cần thả 3 con cá chép khỏe mạnh là đủ. Nếu thả ít hơn thì có lẽ các vị phải cưỡi chung chăng? Cũng không hợp lý.

    Đáng lên án nhất là việc đầu này thả cá, đầu kia bắt lại đem bán cho người khác thả và cứ thế diễn đi diễn lại. Ấy là làm nên tội, tội với Thần và tội với sinh linh. Cản trở, đánh lừa các Thần là một tội rất lớn sẽ phải chịu hậu quả không nhỏ. Vả lại, cá chép bắt lên bắt xuống thì sống sao được? Còn gì ý nghĩa phóng sinh nữa? Bản thân việc biến thủ tục thả cá chép từ một nghi lễ linh thiêng thành một hành vi trục lợi chính là phá hoại văn hóa, truyền thống và lòng tin của con người với nhau, với xã hội.



    Nên thả cá chép ở một nơi phù hợp nhất: sông

    Có bạn đọc sẽ quan tâm nên thả cá đi đâu? Theo thiển ý của chúng tôi thì phải thả ra sông. Ao hồ là bất đắc dĩ. Lấy sự tích cá chép hóa rồng mà nói, chỉ có trên dòng chảy cuồn cuộn của dòng sông, nơi có những ghềnh thác hiểm trở thì cá chép mới có cơ hội để hóa rồng. Thả cá chép trong ao tù nước đọng thì cá chỉ quanh quẩn trong đó, hóa rồng sao được và bay đi đâu?

    Hơn nữa, dòng sông không chỉ là dòng sông, nó còn là dòng chảy của thời gian. Người ta theo dòng sông mà ngược về quá khứ, xuôi đến tương lai, ấy là trong chuyện xưa tích cũ. Dòng sông còn là con đường dẫn đến một thế giới khác cõi trần. Trong văn hóa Tây phương, con người khi chết phải đi qua một dòng sông Styx (hay Argon) để xuống đến âm phủ - đấy là chuyện được ghi lại trong Thần thoại Hy Lạp.

    Trong tuyệt tác Thần Khúc của đại thi hào Italia thời Trung Cổ là Dante Alighieri, Dante và nhà thơ Virgil phải dừng chân tại bờ sông Acheron, là các con sông mà các linh hồn phải vượt qua trước khi tiến vào địa ngục.

    Ở văn hóa Á Đông thì có dòng Vong Xuyên Hà, người ta vượt dòng sông này thì đến thế giới địa phủ. Trong truyện Tây Du Ký, vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân phải trở về dương gian qua đường sông Vị Thủy sau khi đi chơi âm giới ba ngày. Thầy trò Đường Tăng cũng phải vượt qua một con sông rồi mới đến đất Phật. Tại bến Lăng Vân có Tiếp Dẫn Phật Tổ đón đưa lên thuyền để vượt sông.

              

    ...Chỉ có trên dòng chảy cuồn cuộn của dòng sông thì cá chép mới có cơ hội để hóa rồng.
    Thả cá chép trong ao tù nước đọng thì cá chỉ quanh quẩn trong đó, hóa rồng sao được và bay đi đâu?

              

    Nói chung, dòng chảy của sông chính là con đường để đến một thế giới khác, có thể là thiên đàng hay Địa Phủ hay cõi Cực Lạc... Do vậy, cá chép cần thả ra sông mới có thể đưa Ông Táo lên trời chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế.



    Nét đẹp văn hóa cần trân trọng và lưu giữ

    Tục lệ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp trong lễ cúng Táo Quân là một truyền thống đẹp mang ý nghĩa nhân văn của người Việt. Nhưng có lẽ việc tìm hiểu ý nghĩa của tục lệ này là cần thiết để chúng ta thêm trân trọng những di sản tinh thần của cha ông và lưu lại nét đẹp ấy cho các thế hệ tương lai. Văn hóa dân gian vốn có ít ghi chép, phần lớn căn cứ vào truyền miệng nên chúng tôi không dám khẳng định cách hiểu này là tuyệt đối chính xác. Do vậy, bài viết này chỉ là một sự quan sát cá nhân có tính gợi mở, với kỳ vọng khiến độc giả thêm yêu quý truyền thống văn hóa của dân tộc Việt.

    Ta hãy tạm biệt cá chép – loài cá thần, bằng bài thơ Cá chép vượt đăng của cụ nghè Nguyễn Khuyến:
              
    “Cá thần vùng vẫy vượt qua đăng,
    Được nước, nào ai dám rỉ răng?
    Cưỡi gió giương vây lên cửa Vũ,
    Xông mây rẽ sóng động vừng trăng,
    Giếc, rô ngứa vẩy khôn tìm lối,
    Trê, chuối theo đuôi dễ mấy thằng!
    Gặp hội hoá rồng nơi chót vót
    Đã lên, bay bổng tít bao chừng?”

              



    Bình Nguyên

    https://www.ntdvn.net/doi-net-ve-tuc-le ... -7457.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Đầu năm ăn gì cho may mắn:
              
    12 món ăn có ý nghĩa tốt lành
    cho năm mới

    ________________________
    Tố Như _ 14/11/23






    Con người luôn hướng tới những điều may mắn, tốt đẹp, tránh những điều xấu, không vui. Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới Tết Nguyên đán, trong sắc màu tươi thắm của hoa mai, hoa đào, nhiều người rất chú trọng đến vấn đề tâm linh, phong thủy với mong muốn cả năm sẽ nhận được nhiều điều tốt lành. Vậy nên, đầu năm ăn gì cho may mắn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây gợi ý 12 món ăn mang ý nghĩa may mắn trong năm mới, mời bạn cùng tham khảo.

    Mách bạn đầu năm ăn gì cho may mắn?



    1. Nem

    Nem là một món ăn truyền thống rất hấp dẫn của người Việt Nam. Vào dịp Tết Nguyên đán, đây là món ăn gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.
              

    Vào dịp Tết Nguyên đán, nem là món ăn gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

              
    Nem cuốn có phần nhân rất phong phú. Tùy mỗi vùng miền và truyền thống của mỗi gia đình mà món nem có vị và phần nhân khác nhau. Các thành phần có chung là: rau thơm; thịt; trứng; miến; cà rốt… Tất cả được gói bằng bánh đa nem hay ram.

    Món nem mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phong phú, giàu có bởi sự đa dạng của các nguyên liệu và hình dạng của nem cuộn giống như thỏi vàng, tượng trưng cho sự thịnh vượng.



    2. Gà luộc

    Món gà luộc vàng mềm mịn có ý nghĩa mang đến một khởi đầu thuận lợi và đầy may mắn.

    Thịt gà không chỉ chứa albumin, chất béo; mà còn có các vitamin: A, B2, B1, E, C; phốt pho, canxi, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, dễ tiêu hóa và hấp thu.
              

    Đầu năm ăn gà luộc.

              
    Theo Đông Y, thịt gà là loại thịt có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng và tốt cho phổi. Thịt gà còn được dùng khi chữa băng huyết; lỵ; xích bạch đới; ung nhọt; giúp bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.



    3. Xôi gấc

    Theo quan niệm của người Việt, sắc màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc. Xôi gấc với màu đỏ tự nhiên từ gấc có ý nghĩa mang đến sự hài hòa và thuận lợi cho năm mới.
              

    Đầu năm ăn xôi gấc.

              
    Thành phần gấc trong xôi gấc không chỉ tốt cho mắt; hỗ trợ tiêu hóa; mà còn tốt cho tim mạch; ổn định hệ thần kinh; tăng sức đề kháng; ngăn ngừa ung thư…



    4. Mì trường thọ

    Ăn mì trường thọ vào những ngày đầu năm mới dần trở thành nét đẹp văn hóa ở nhiều nước Á Đông. Ngày nay, với sự mở rộng, giao lưu văn hóa, mì trường thọ không còn giới hạn ở đất nước Trung Hoa mà đã được phổ biến tới nhiều nước khác trên thế giới như: Malaysia, Hàn Quốc.
              

    Đầu năm ăn mì trường thọ.

              
    Món mì này được gọi là mì trường thọ vì theo quan niệm của người Trung Quốc, sợi mì dài bao nhiêu thì tượng trưng cho tuổi thọ, sức khoẻ được kéo dài bấy nhiêu. Mì trường thọ mang ý nghĩa cầu chúc cho sức khỏe, sống lâu trong dịp đầu năm mới, tuổi mới. Bên cạnh đó, mì trường thọ còn thể hiện sự may mắn, thịnh vượng. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn đầu năm ăn gì cho may mắn thì không thể bỏ qua món ăn này.

    So với sợi mì thông thường, sợi mì trường thọ dài hơn rất nhiều do vẫn để nguyên độ dài như khi sản xuất mà không cắt ra. Khi thưởng thức, người ăn cần ăn hết cả sợi mì dài; kiêng không để sợi mì bị đứt giữa chừng vì như thế được cho là không may mắn.



    5. Bánh chưng, bánh giầy

    Trong tín ngưỡng của người Việt Nam, bánh giầy tượng trưng cho Cha - Trời, bánh chưng tượng cho Mẹ - Đất. Bánh chưng - bánh giầy thể hiện âm dương hòa hợp. Bánh chưng, bánh giầy là món ăn trang trọng, tinh túy dâng lên tổ tiên, đất trời; thể hiện tấm lòng thành kính với Thần linh và công ơn sinh thành, dưỡng dục bao la như trời cao đất dày của cha mẹ.

    Nguyên liệu làm bánh chưng bao gồm: thịt mỡ; đậu xanh; gạo nếp; lá dong... thể hiện sự sung túc, ấm no. Bánh giầy hình tròn thể hiện sự đầy đủ, sung túc trong cuộc sống.



    6. Cá

    Nếu đang lựa chọn cho gia đình đầu năm ăn gì cho may mắn thì cá chính là lựa chọn tiếp theo.

    Trong tiếng Hán, chữ "ngư (cá) - 魚" được phát âm là "yu", đồng âm với từ "dư" mang ý nghĩa là sự dồi dào, dư dả. Bên cạnh đó, người ta quan niệm rằng ăn cá đầu năm còn mang ý nghĩa “đầu xuôi, đuôi lọt”.

    Không chỉ biểu trưng cho sự may mắn, cá còn rất giàu dinh dưỡng. Cá giàu chất đạm, chất béo lành mạnh rất tốt cho cơ thể. Trong ngày Tết, có thêm món cá vừa mang đến bữa ăn bổ dưỡng vừa mang may mắn đến cho cả gia đình.



    7. Canh khổ qua

    Món canh khổ qua chính là một gợi ý hay cho bạn khi đang băn khoăn đầu năm ăn gì cho may mắn.
              

    Đầu năm ăn canh khổ qua.

              
    Theo lối nói chơi chữ của người Việt, "khổ qua" có nghĩa là tất cả những nỗi khổ, vất vả; nhọc nhằn trong năm cũ rồi sẽ qua để một năm mới sang với nhiều an lành, hạnh phúc, suôn sẻ.

    Người ta cũng có quan niệm rằng mướp đắng (hay khổ qua) có vị hơi đắng; tượng trưng cho vị đắng của cuộc đời. Canh mướp đắng còn ăn được như vậy thì mọi nỗi đắng cay trong cuộc đời cũng sẽ vượt qua.



    8. Thịt kho hột vịt

    Là món ăn đặc trưng của người dân Nam Bộ, thịt hột vịt được nấu chín mềm trong nước dừa, mang đến hương vị ngọt thanh và hấp dẫn. Thịt kho hột vịt mang ý nghĩa cầu mong sự sung túc và ấm êm trong cuộc sống.



    9. Trái cây có hình tròn, tên gọi may mắn

    Khi lựa chọn đầu năm ăn gì cho may mắn, nhiều người chọn ăn những loại quả có hình dạng tròn; tên gọi có ý nghĩa mang lại may mắn như: cam; quýt; bưởi; sung. Những loại quả này được dùng bày mâm ngũ quả và ăn trong ngày đầu năm.
              

    Đầu năm ăn cam.

              
    Theo quan niệm của người xưa, những loại quả có hình dạng căng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, tròn đầy, thịnh vượng. Những loại quả này còn có màu vàng, đại diện cho tiền tài; mang đến phúc khí, nguồn năng lượng tích cực cho gia đình.

    Không chỉ bày mâm ngũ quả, nhiều người cũng chơi cây cảnh là cây cam; cây bưởi; cây quất xum xuê quả chín vàng; lá xanh mát.



    10. Dưa hấu

    Dưa hấu được xem là một loại thực phẩm lành mạnh vì không chứa chất béo và có lượng calo rất thấp; đây cũng là lựa chọn tuyệt vời để giảm cân.

    Dưa hấu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: vitamin A, B1, B6, C; axit pantothenic; biotin; kali và magie. Trong dưa hấu đỏ, có một chất chống oxi hóa mạnh gọi là lycopene. Chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch; ung thư; đột quỵ.

    Nếu đang tìm hiểu đầu năm ăn gì cho may mắn thì dưa hấu cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Hình dáng tròn trịa của quả dưa hấu; cùng với sắc đỏ tượng trưng cho tài lộc có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, viên mãn cho gia đình.

    Nhiều người khi bày mâm ngũ quả hay mua hoa quả ăn trong ngày Tết còn mua dưa hấu cùng với mãng cầu; đu đủ và xoài. Bốn loại quả này theo lối chơi chữ, đọc chệch của người Việt được đọc là: “cầu - vừa - đủ - xài"; có ý nghĩa mong muốn một năm mới tài lộc thuận lợi, may mắn. Cũng có người mua quả sung; thể hiện mong muốn đủ đầy, no đủ, sung túc.



    11. Hạt điều

    Không chỉ tốt cho sức khỏe, hạt điều còn được xem là một trong những món ăn may mắn đầu năm mới bởi tên gọi của mình. Người ta tin rằng đầu năm mới ăn hạt điều thì cả năm mọi chuyện sẽ suôn sẻ, may mắn. Bên cạnh đó, hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Chị em phụ nữ sẽ không lo tăng cân vì hạt điều chứa các chất béo chưa bão hòa.



    12. Hạt dưa đỏ

    Hạt dưa đỏ chứa nhiều dinh dưỡng quý giúp tăng cường trí nhớ và hỗ trợ chức năng não. Sắc màu đỏ của hạt dưa tượng trưng cho may mắn. Vì vậy, nhiều gia đình mua hạt dưa màu đỏ với ý nghĩa mang lại niềm vui và may mắn cho mọi người.

    Trên đây là gợi ý 12 món, đồ ăn khi lựa chọn đầu năm ăn gì cho may mắn. Ẩm thực ngày Tết lưu giữ nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mỗi địa phương, mỗi gia đình. Bên mâm cơm ngày Tết, cả gia đình cùng thưởng thức những món ăn ngon, bổ dưỡng; cùng hân hoan đón những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với cả nhà trong năm mới.




    Tố Như

    https://www.ntdvn.net/dau-nam-an-gi-cho ... 85228.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đi tìm ý nghĩa đích thực
    của Tết Nguyên đán

              
    trong một câu đối Tết quen thuộc

    ________________________
    Nguyên Phong _ 01/02/24


              

    Đi tìm ý nghĩa đích thực của Tết Nguyên đán trong một câu đối Tết quen thuộc.

              

    Chỉ có 14 chữ, 6 danh từ không cầu kỳ mà giản dị và quen thuộc, nhưng mỗi tên gọi lại mang theo một câu chuyện thú vị và liên đới đến nhiều sự việc. Hãy bắt đầu với những khái niệm này trước khi khám phá ý nghĩa đích thực của Tết Nguyên đán mà không phải ai cũng biết.

              
    “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

    Người Việt chẳng mấy ai là không biết câu đối Tết trứ danh này, chỉ 14 chữ mà tóm lược đầy đủ ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán của dân tộc. Không biết câu đối ấy có từ khi nào và tác giả của nó là ai, nhưng điều đáng tiếc hơn là đa phần chúng ta chỉ dừng lại trên ý nghĩa bề mặt mà không tiếp cận đến tầng sâu văn hóa của nó. Bài viết này sẽ thử đưa ra một cách lý giải cá nhân có chút khác biệt, dựa trên góc nhìn văn hóa truyền thống, căn cứ vào các cổ thư, cổ tích… ngõ hầu giúp độc giả thêm hiểu biết và trân quý một truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc Việt.

    Chỉ có 14 chữ, 6 danh từ không cầu kỳ mà giản dị và quen thuộc, nhưng mỗi tên gọi lại mang theo một câu chuyện thú vị và liên đới đến nhiều sự việc. Hãy bắt đầu với những khái niệm này trước khi khám phá ý nghĩa đích thực của Tết Nguyên đán mà không phải ai cũng biết.



    Câu đối đỏ
    Câu đối đã từng là một phần tất yếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt, thiếu câu đối thì không thành Tết. Câu đối Tết thể hiện điều gì: Truyền thống Nho học? Trí tuệ sâu sắc và thâm thúy được thể hiện trong chữ nghĩa? Lời chúc tụng và mong cầu một tương lai tốt đẹp hơn?… Câu đối phải tuân thủ những luật, quy tắc chặt chẽ về tìm chữ, đặt câu sao cho cân xứng về cả hình thức, âm thanh, và nội hàm; nhấn mạnh vào sự hàm súc giàu ý nghĩa trong khi hạn chế về số lượng ngôn từ. Có thể nói, câu đối là kết tinh của trí tuệ Nho học trong văn hóa dân gian.

    Nhưng ta hãy lưu ý rằng nguyên thủy của câu đối Tết, là không xem trọng chữ nghĩa tinh tế. Chính màu đỏ (đỏ hồng, hồng đào) mới là quan trọng hơn, như được nhắc đến trong cổ tích về Thần Đồ và Uất Lũy.

    Trong cổ thư “Sơn Hải Kinh” có chép truyện Thiên đế sai hai vị Thần mang tên Thần Đồ và Uất Lũy trấn ngự trên cây Đào mọc trên núi Độ Sóc cạnh biển Đông, cây Đào này cực kỳ to lớn, bóng rợp một vùng. Thần Đồ và Uất Lũy chuyên cai quản quỷ dữ, Thần sẽ dùng thừng bện bằng cây sậy để trói những con quỷ dữ phá phách, rồi đem cho hổ ăn thịt. Đến thời nhà Chu, bắt đầu có hình thức đầu tiên của câu đối Tết, gọi là đào phù. Đào phù là hai tấm gỗ đào hình chữ nhật treo hai bên cửa. Theo “Hậu Hán thư – Lễ nghi chí” thì: “Đào phù dài 6 tấc (khoảng 20 phân), rộng 3 tấc (khoảng 10 phân), trên đào phù viết tên hai vị Thần chế phục ác ma là Thần Đồ và Uất Lũy. Ngày mùng 1 Tết, treo đào phù ở cửa, có thể khiến trăm loài quỷ đều sợ hãi tránh xa”.

    Đến thời Ngũ Đại, trong cung đình nhà Tây Hán bắt đầu viết câu đối lên đào phù. Theo “Tống sử – Thục thế gia” có viết rằng: Hậu Thục chủ Mạnh Sưởng lệnh cho học sĩ Chương Tốn viết lên đào phù 2 câu đối:
              
    Tân niên nạp dư khánh
    Gia tiết hiệu trường xuân

    Tạm dịch:
    Năm mới thừa phúc lành
    Tết đẹp mãi trường xuân.

              
    Đây là câu đối Tết đầu tiên trong lịch sử.

    Cổ tích Việt Nam thì cho rằng cây Đào trên núi Độ Sóc ở cạnh biển Đông chính là vùng đất của người Việt ngày nay. Còn kể thêm rằng vào ngày cuối năm, Thần Đồ và Uất Lũy lên chầu Ngọc Hoàng Thượng đế nên lũ quỷ lại từ biển lên bờ phá phách. Dân gian có câu “vị Thần nể cả cây đa”, vì quỷ sợ Thần Đồ, Uất Lũy nên nó cũng sợ luôn cả cây đào, cả màu hồng đỏ của hoa đào. Vậy nên dân chúng bẻ cành đào cắm vào lọ để trong nhà, lại lấy giấy hồng điều vẽ hình hai ông Thần Đồ, Uất Lũy để dán hai bên cửa. Lâu dần hình vẽ được thay bằng chữ viết “Thần Đồ, Uất Lũy” rồi tiến dần đến hình thức câu đối Tết như ta biết ngày nay.

    Còn theo chính sử, mãi đến thời nhà Trần thì thú chơi câu đối Tết ở nước ta mới trở nên phổ biến. Nhưng dù ở đâu, thì mục đích ban đầu của câu đối Tết cũng là để trấn tà trừ quỷ, chiêu cát trừ hung.



    Cây nêu
              

    Cây nêu ngày tết.

              
    Sự tích cây nêu lại là lịch sử cuộc chiến đấu của người Việt cổ với quỷ trên đất này. Ban đầu ở đây quỷ làm chủ, người làm thuê. Sau nhờ có Phật, người đuổi được quỷ ra ngoài biển nhờ một giao ước với vai trò của cây nêu. Hai bên giao ước với nhau rằng, người sẽ bỏ ra tất cả của cải tích cóp được, chỉ để mua miếng đất được phủ bóng chiếc áo cà sa của Phật trùm trên một ngọn tre. Nào ngờ phép Phật khiến chiếc bóng rộng lớn mãi, đẩy lùi lũ quỷ ra ngoài biển Đông, nên gọi là quỷ Đông. Lũ quỷ căm giận phản công, nhưng nhờ có Phật chỉ dạy, con người đã đánh lui được chúng. Cuối cùng quỷ chịu thua, lấy biển Đông làm nơi trú ngụ, chỉ xin Phật để chúng được vào thăm đất liền hai, ba ngày chỉ vào dịp năm mới để thăm phần mộ của tổ tiên. Từ đó, cứ Tết đến là người trồng cây nêu để nhắc nhở lũ quỷ về giao ước năm xưa, khiến chúng không được xâm phạm nơi con người ở.



    Tràng pháo
    Theo cuốn “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính thì: “Trong mấy hôm Tết, ngày nào cũng đốt pháo. Điển đốt pháo do ở ‘Kinh sở tuế thời kỳ’ có nói rằng: Sơn tiêu (ma núi) phạm vào người thì người sinh đau ốm, nó chỉ sợ tiếng pháo, hễ đốt pháo thì nó không dám đến.” Thực ra câu chuyện này được ghi sớm nhất ở sách “Thần Dị Kinh” của Đông Phương Sóc thời Hán.

    Cuốn “Đất lề quê thói” của Nhất Thanh cũng kể về tục đốt pháo sau Lễ trừ tịch, trong đêm Giao thừa. Còn theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng trong cuốn “Tập tục đời người”, lễ Trừ tịch là để trừ khử ma quỷ. Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục” cũng viết đại ý rằng lễ Trừ tịch nguyên gốc là lễ trừ khử ma quỷ, với âm thanh của tiếng đánh trống từ một đội ngũ 120 đứa trẻ đi dọc đường - theo tích cũ của Trung Hoa ngày xưa.

    Vậy thì nguyên ban đầu tiếng pháo Tết có ý nghĩa xua tà đuổi quỷ, pháo được đốt kể từ sau Lễ Trừ tịch đêm Giao thừa, cho đến hết ba ngày Tết.



    Thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh
              

    Bánh trưng ngày tết.

              
    Người Việt đều biết về sự tích bánh Chưng bánh Dày. Sau khi chiến thắng giặc Ân, Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi, bởi vậy nhân ngày Xuân, vua mới họp các con lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.(1)

    Các hoàng tử đua nhau tìm kỳ trân dị vật để về làm cỗ, riêng người con thứ 18 là Lang Liêu lòng hiếu có thừa, nhưng điều kiện lại thiếu, bởi vậy đêm ngày băn khoăn lo lắng.

    Một đêm, Thần mới báo mộng cho Lang Liêu rằng: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.” (2)

    Lang Liêu tuân theo lời Thần, làm ra bánh Chưng hình vuông, bánh Dày hình tròn dâng lên vua cha. Hùng Vương ăn xong khen ngon, hỏi ý nghĩa của bánh. Lang Liêu thuật lại lời Thần, Hùng Vương thấy ý nghĩa sâu sắc, đẹp lòng, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu.

    Từ đó nước ta có tục làm bánh Chưng bánh Dày trong dịp năm mới để dâng cúng Trời Đất tổ tiên.

    Còn thịt mỡ, dưa hành là món ăn dân dã, là sản vật của nền kinh tế nông nghiệp. Thịt mỡ cũng được cho vào trong nhân bánh Chưng, bánh Dày. Thịt mỡ vốn béo ngậy, chóng ngấy, nhưng ăn chung với dưa hành muối chua chua, thì vừa ngon miệng, vừa dễ tiêu.





    Ý nghĩa đích thực của Tết Nguyên đán
    Như vậy, trong một câu đối 14 chữ đã hàm chứa ý nghĩa nguyên thủy của ngày Tết Nguyên đán. Câu đối này có đủ cả mùi vị, âm thanh, màu sắc, hình dáng… thỏa mãn cả 6 giác quan (lục căn) của con người.

    Ví như mắt ta nhìn thấy màu trắng của thịt mỡ dưa hành; màu xanh của bánh chưng hình vuông, của cây nêu hình trụ; màu đỏ của đôi dải câu đối, của bánh pháo dài; miệng ta cảm nhận vị béo ngậy của thịt mỡ và nghĩ đến dưa hành chua, nước miếng lại ứa ra.

    Tai ta nghe thấy tiếng tràng pháo nổ ran, mắt ta thấy ánh lửa sáng chói, mũi ta ngửi được khói pháo khét nồng, làm ấm cả không gian tê tái của mùa đông xứ Bắc. Và tâm trí ta như bay vụt về với những hồi ức trong thời hồng hoang viễn cổ của tộc Việt. Như vậy là thỏa mãn đủ cả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
              

    Tai ta nghe thấy tiếng tràng pháo nổ ran, mắt ta thấy ánh lửa sáng chói, mũi ta ngửi được khói pháo khét nồng, làm ấm cả không gian tê tái của mùa đông xứ Bắc.

              
    Thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh thuộc về thú ăn; cây nêu, tràng pháo, câu đối đỏ thuộc về thú chơi, bởi vì Tết Nguyên đán là một dịp ăn chơi xả hơi sau một năm làm việc vất vả, một nắng hai sương. Đây cũng là những thú ăn chơi đặc trưng nhất, làm nên hồn cốt của Tết Nguyên đán.

    Người xưa có câu “xuân canh, thu thu”, mùa xuân là thời điểm gieo trồng, mùa thu thì thu hoạch. Tết Nguyên đán là vào cuối đông, lúc này mùa màng đã thu hoạch xong và con người đang đợi xuân sang để gieo trồng, vậy nên đây là lúc cần nghỉ ngơi, hưởng thụ, nhưng quan trọng nhất là tạ ơn Thần linh đã bảo hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, và cầu mong một vụ mùa thành công trong năm kế tiếp.

    Bởi vậy, bánh Chưng bánh Dày của Lang Liêu vượt xa ý nghĩa một món ăn thông thường. Thứ nhất, nó do Thần khải thị; Thứ hai, nó biểu tượng cho vũ trụ quan của người Việt thời thượng cổ với bánh Chưng hình vuông tượng Đất, và bánh Dày hình tròn tượng Trời (3); Thứ ba, với gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong… nó tượng trưng cho sản vật nông nghiệp, cũng là thứ do Trời ban, Thần dạy, giống như vai trò của Thần Nông, Hậu Tắc trong văn hóa nông nghiệp; Thứ tư, nó tượng trưng cho đức hiếu thuận, tinh thần đùm bọc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống thờ cúng tổ tiên… của người Việt, mà từ tổ tiên đi ngược về điểm đầu của nền văn minh thì chính là các Thần.

    Tất cả những điều này biểu hiện quá rõ ràng về một nền Văn hóa Thần truyền. Thần sáng tạo ra con người, Thần dạy con người lễ nghi, nghề nghiệp và truyền dạy cả phương thức sinh hoạt.

    Thần còn dạy con người cách chiến đấu và chiến thắng những lực lượng tà ác ma quỷ, như sự tích cây nêu gắn với Phật và nguồn gốc của câu đối đỏ gắn với hai vị Thần trừ tà: Thần Đồ và Uất Lũy.

    Đại chiến Thần-Ma là một câu chuyện xuất hiện ở Việt lẫn Hoa vào thời thượng cổ. Như ở đất Việt còn có thêm câu chuyện cha con Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân hàng phục Mộc tinh; hoặc Lạc Long Quân hàng phục Hồ tinh, Ngư tinh. Ở Trung Hoa, trong cổ tịch "Thượng thư", "Quốc ngữ" đều ghi chép cố sự Chuyên Húc “Tuyệt địa thiên thông” (Tạm dịch: Cắt đứt đường lên Trời). Đã từng có một thời kỳ tại viễn cổ mà nhân - Thần đồng tại, khi đó nhân gian câu thông với không gian cao tầng, Trời Đất nối với nhau, con người sống lẫn với các chính Thần và có cả các ác Thần. Lúc đó nhân gian thường xuất hiện tình huống Thần, Ma đại chiến. Như thủy Thần Cộng Công tới tranh ngôi vua với Chuyên Húc, thiếu chút nữa là hủy diệt nhân loại. Còn vào thời Hoàng Đế, Xi Vưu của bộ lạc Cửu Lê thường triệu Thần gió, Thần mưa tới hỗ trợ tác chiến, khiến nhân gian khốn đốn không yên, thiên hạ đại loạn, cuối cùng bị Hoàng Đế cũng với các lực lượng Thần Tiên ở cõi trên tiêu diệt. Mãi cho tới khi Chuyên Húc tuyệt địa thiên thông, cắt đứt đường lên xuống giữa Trời và Đất, điều ấy mới chấm dứt.

    Sự xuất hiện của “cây nêu, tràng pháo, câu đối đỏ” chính là thể hiện rằng người Việt được Thần Phật bảo hộ, được tổ tiên lập quốc và giữ nước. Thành ra ý nghĩa nguyên thủy của Tết Nguyên đán chính là tế lễ tạ ơn Thần Phật, tưởng nhớ và tôn kính tổ tiên, đó là phần nội hàm tinh tế nhất của “lễ”; Còn phần vật chất, trên bề mặt, lớp vỏ bên ngoài là một dịp “hội” để con người nghỉ ngơi, vui chơi, hưởng thụ thành quả lao động sau một năm vất vả.



    Tôn truyền thống, trọng nguồn gốc,
    treo câu đối Tết - Kính Thần Phật,
    phục đạo đức, đón bình an Xuân

    Ngôn ngữ của người xưa hàm súc, nói ít hiểu nhiều, gắn với nhiều điển cố, điển tích. Mỗi câu thơ, câu đối có thể động tới cả một pho sử, pho sách, ấy là kết tinh trí tuệ của cổ nhân. Thấu hiểu ý nghĩa văn hóa của câu đối chính là sự đồng cảm, tâm ý tương giao giữa xưa và nay vậy. Hàng năm, mỗi dịp Xuân về, cũng có nhiều người đi xin chữ nơi đình đài quán các xưa, như Văn Miếu Quốc Tử Giám chẳng hạn. Nhưng xin chữ chi bằng làm hẳn đôi câu đối đỏ, vừa độc đáo có văn khí, chiêu phúc lạc lại đẹp cửa nhà. Có câu đối để treo đã vui mắt, nhưng hiểu sâu xa ý tứ của câu đối, để cùng tao nhân mặc khách ngày xuân đối ẩm, ngắm hoa, bình câu đối Tết đỏ nhà ấm cửa… mà nhớ về những vàng son hào hùng một thuở của dân tộc, thật chẳng thú lắm sao!




    Nguyên Phong

    Chú thích:
    (1), (2): theo “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi.
    (3): Đạo Trời là tròn là động, thuộc dương; Đạo Đất là vuông là tĩnh, thuộc âm. Vuông tròn không phải hình dáng mà là chỉ thuộc tính của Thiên Đạo và Địa Đạo.


    https://www.ntdvn.net/di-tim-y-nghia-di ... 98212.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Hàn Sĩ Nghinh Xuân Phú





Tiền viết mướn chỉ đủ mua gạo lẻ lưng nồi,
Nhà ở thuê kiếm đâu ra mai vàng trước ngõ!

Nghĩ thân ta,
Te tua mái lá, mặc tình gió bấc mưa nam,
Quạnh quẽ bàn thờ tủi thân ông sơ bà cố!
Mua xôn giày dõm, lê mấy bước thì hả miệng hả mồm
Ráng sức xe cùi, đạp vài vòng cứ trật sênh trật chó!
Không hoa không quả, không nhang đèn, Trời Phật, Chư Thiên dù chẳng sân si,
Chẳng chuối chẳng chè, chẳng hương khói, Ông Địa Thần Tài đếch thèm gia hộ!
Tiền nhà tiền điện, chạy sút quần mệt bở hơi tai,
Nợ mẹ nợ con, há tét miệng chửi banh ngoài ngõ!

Thế nhưng,
Cơm lưng bụng, quân tử cần chi hải vị sơn hào,
Quần sờn mông, hảo hán chẳng màng chi tơ tằm vải bố!
Dẫu nghèo tiền nghèo bạc, mà ba miền tao nhân mặc khách dẫy đầy,
Lại giàu bạn giàu bè, cùng bốn biển, khí phách đệ huynh vô số!
Từ người cửa rộng nhà cao,
Đến kẻ đầu đường xó chợ!
Luôn xa lánh phường chém chú đâm cha,
Lại xót xa bọn trộm trâu trộm chó!
Lòng như nước trong leo lẻo, mặc bấy người đổi trắng thay đen,
Mặt tợ trăng sáng ngần ngần, dễ cho ai trét vôi bôi lọ!

Ô hô!
Dù răn con khuyên cháu, chớ theo văn hóa bọn rợ Tàu.
Mà ngứa bút khua nghiên, lại xổ văn … gừng vài câu đối.

Đối rằng:
Trong nhà năm xe sách vở mối mọt lăm nhăm,
Ngàn dặm bốn hướng sông hồ anh em lố nhố.

Cho nên,
Đầy bè đầy bạn, lo chi chén tạc chén thù,
Không vợ không con, sợ gì tiếng chày tiếng cối !
Dăm lít rượu rừng rượu đế, sớm chiều mặc tình tỉnh tỉnh say say,
Ba bữa cơm nhão cơm khô, sáng tối chẳng sợ no no đói đói.
Gạo rau phun thuốc, dại gì mà dộng cành hông,
Rượu đế pha cồn ai nói chẳng say tới bến?
Mắt nhìn hí hí, xem cuộc cờ, ung dung nâng chén uống râm ri,
Lời thốt tràn tràn, luận anh kiệt, hào sảng vỗ bụng cười hô. hố.
Đất cằn cây lớn, nơi hàn môn xuất hào kiệt tàng tàng,
Chùa rách Phật vàng, trong áo vá tỏa phong nghi lồ lộ.

Xét mình:
Dù chữ Dũng nào dám sánh Tăng Sâm,
Còn chữ Hiếu vẫn thua xa Tử Lộ.
Đức mỏng, đâu dám đo cùng bậc thánh, bậc hiền.
Tài hèn, chẳng đủ bàn chuyện kim, chuyện cổ!

Chẳng qua:
“Phú quý do thiên”
Quan trường tại số.
Cam La má tròn phinh phính đã đạt công khanh
Bá Lý tóc trắng phơ phơ mới ngồi trướng hổ!
Trên cao chót vót mà dòng suối rộng được mấy tầm?
Dưới thấp lè tè nhưng biển khơi sâu hơn nghìn bộ!
Nơi quyền môn có khi thừa kẻ vô lại tham tàn.
Chốn thảo lư lại chẳng thiếu bậc tài hoa đức độ!
Chớ gặp khi thất thời mà dấm dứ dấm da,
Đừng cậy lúc thượng phong mà xí xa xí xố!

Chỉ tiếc cho:
Núi cao nghìn trượng mà chẳng còn đá cứng gươm mài,
Trời rộng thênh thênh lại chẳng dung đại bằng cánh vỗ!
Chua xót lắm! Bụng kinh luân mà giống túi đựng cháo đựng cơm,
Cay cú thay! Vai thao lược lại thành giá máng quần máng áo! *
Thả cần sông Vị. mà vắng người Văn, Vũ; chỉ hoài công chờ vận đợi thời,
Đốt lửa non Lương, lại bặt tăm Tiều, Tống; đành phí sức đốn cây cưa gỗ!
Cái lợi cái danh, từ xưa kèo cựa một mớ ba đồng,
Cái đức, cái tài, ngày nay xa cạ một đồng ba mớ!
Nghênh ngang ngọn bút, mà hùng tâm chưa vọt thấu chín tầng,
Sang sảng lời thơ mà khẩu khí còn nằm im mấy độ !

Tâm đắc quá:
“Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất”

Thì sá chi câu:
“Tiểu nhơn đắc thế tợ điểu phi thiên,
Quân tử thất thời như ngư vô thủy”

Hôm nay,
Ngà ngà men rượu, hứng chí viết dăm chữ lăng nhăng,
Thân thiết bạn hiền, vui miệng nói vài câu nhí nhố.
Chúc mọi người an lạc bốn hướng đông tây,
Hưởng mùa xuân hạnh phúc nhất nhì kim cổ!






Kha Tiệm Ly
1/2/2024

          
https://www.facebook.com/khatiemly1252/ ... ckR6ma9e3l
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    TẾT

              




    Qua đến mồng một, ngày Tết chỉ còn chút hương vị vì thực tế đón Giao thừa xong có cảm giác Tết đã vừa đi qua hết một nửa đường. Ngày ba mươi, đêm ba mươi rộn ràng không khí Tết đầy ắp trong mỗi căn nhà, làng xóm. Người ta bảo ba mươi chưa phải là Tết, nhưng với tôi, ba mươi mới gọi là Tết. Đó là ngày nhà nhà lo nấu nướng, chuẩn bị rước ông bà về vui Tết với cháu con. Nhà đã thoảng mùi nhang trầm, bàn thờ đã chưng hoa trái. Bàn thờ ngày thường đôi khi lạnh lẽo giờ bừng sáng với những sắc màu. Bát nhang tươi mới, hoa trái đủ đầy, những tấm ảnh không còn phủ bụi, tất cả nhìn về với lòng thành kính. Đám phụ nữ bận rộn với món này món nọ, con gà luộc, bánh tét, bánh chưng, món mặn, món ngọt đã được vớt ra, đã được chế biến. Vài ba món mặn, đôi dĩa mứt bánh chuẩn bị rước ông bà. Cũng một mâm chè xôi, bánh trái đang chờ để cúng Giao thừa lúc nửa đêm. Người ta bắt đầu kiêng cử từ ngày này, trẻ con ra vào vét nồi thưởng thức món ăn, món mứt trước tất cả mọi người. Nếu nói Tết là đoàn viên thì ngày ba mươi là ngày đầy đủ mọi người trong gia đình. Cái không khí rộn ràng chuẩn bị cả nửa tháng trước dồn vào một ngày này nên nó mang mùi Tết nhiều nhất. Ngày xưa còn cho đốt pháo, trưa ba mươi pháo đã bắt đầu nổ và tối ba mươi pháo nổ khắp nơi. Đó mới là Tết. Rước ông bà buổi trưa, cánh đàn ông đôi khi khề khà đến chiều, đám phụ nữ lại lăn vào bếp hay ngồi tám chuyện đất trời. Đám con nít lăng xăng chờ giờ thay áo mới. Không khí nửa đêm với ánh đèn cầy quyện khói nhang biến đêm mang màu thiêng liêng, đêm mang đất trời đến gần với con người, mang tiên tổ về với cháu con. Đó chính là Tết.

    Sáng mồng một, Tết đã xong phần đầu, thay áo mới, thắp thêm nén nhang, đốt thêm ánh lửa ngồi chờ lời chúc của cháu con. Trẻ con vui với áo mới, chạy tung tăng với bao lì xì, vui vì thấy ai cũng vui. Mấy đứa nhỏ thuộc lòng lời chúc, ngọng nghịu, ngượng ngùng chúc Tết ông bà, cha mẹ. Người già vui với lời chúc, vui với đoàn tụ cháu con, quên đi nhọc nhằn, buồn lo để có Tết vui vẻ, đầm ấm. Người trẻ vui sum họp, cha mẹ đủ đầy, anh em yêu thương gắn bó nhau, bỏ sau lưng những khó nhọc của năm cũ để mong một năm mới tốt lành hơn. Tất cả là hình ảnh ngày mồng một Tết. Rồi đi chùa, đi lễ và là xong Tết. Những ngày còn lại chỉ là Tết đã tàn phai. Là những bữa ăn, là những trò chơi vui, là những cuộc thăm hỏi tẻ nhạt, máy móc. Ở thôn quê còn rộn ràng Tết chứ ở thành phố đôi nhà đóng cửa xem truyền hình hay mở máy xem phim. Xem như Tết đã xong rồi. Bàn thờ đèn vẫn sáng, hoa vẫn tươi, mùi nhang trầm vẫn thoang thoảng đợi chiều mồng ba lại cúng tiễn ông bà. Một bữa cúng để chấm dứt Tết, rồi chờ đến năm sau. Bữa tiệc cuối Tết đó có khi không đủ mặt nhưng cũng đủ món cho một lễ cúng. Trẻ con không còn háo hức, người già cũng không còn bận rộn. Tết hết. Những cành mai vẫn còn hoa rơi rớt, nụ vẫn còn đâm chồi. Những chậu hoa ngoài sân vẫn còn khoe sắc, hoa trên bàn thờ vẫn tươi, hoa trái vẫn còn nhưng đèn đã tắt, mùi nhang trầm không còn. Tết đã đi qua. Lại trở về năm tháng thường ngày chờ Tết năm sau. Xuân hạ thu đông rồi lại xuân. Vòng tuần hoàn không thể thiếu trong đời của mỗi người.




    2.2.2022
    Mồng hai Tết Nhâm Dần
    DODUYNGOC


              































              


    https://www.facebook.com/doduyngoc/post ... CO%2CP-y-R
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Cách chơi câu đối Tết truyền thống
    hay và ý nghĩa

    _________________________
    Hoàng Mai _ 04/02/24




    Chơi câu đối Tết cũng là một phong tục truyền thống của Tết xưa. Các câu đối thường gửi gắm nguyện vọng trong năm mới như: trừ tà, tiêu tai giải hạn, nghênh tường nạp phúc, phát tài, bình an, phúc, lộc, thọ, khang, ninh...


    Những câu đối thời hiện đại dùng tiếng Việt (chữ cái Latin), và đọc theo quy tắc hiện đại (phương Tây) là từ trái qua phải. Tuy nhiên, với những người hoài cổ hoặc người yêu thích những nét đẹp văn hóa truyền thống thì họ vẫn chơi câu đối kiểu ngày xưa, tức là dùng chữ Hán (chữ Nho), và tuân thủ quy tắc đọc từ phải sang trái. Chơi câu đối cũng có những quy tắc nghiêm cẩn. Dưới đây là đôi nét về cách chơi câu đối Tết theo lối truyền thống xưa:

    • Ở chính diện cửa chính (hoặc cổng chính), phía trên dán (treo) một bức hoành phi,
    • phía bên tay phải dán vế đối thứ nhất, còn gọi vế đối phải,
    • bên trái dán vế đối thứ hai, còn gọi là vế đối trái
    (cách gọi hiện đại theo quy tắc viết chữ hàng ngang là vế trên và vế dưới).

    Cũng như các câu đối nói chung, câu đối Tết cũng phải tuân thủ đối ý (ý nghĩa, từ tính đối nhau), và đối chữ (số chữ, âm điệu bằng - trắc). Trong 2 câu đối đó, làm thế nào biết được, vế đối nào dùng bên phải (vế đối phải, vế đối trên). Thông thường có một số quy tắc sau:



    1. Phân biệt theo luật bằng trắc của chữ

    Để phán đoán vế đối phải, trái, thường dùng âm bằng trắc của chữ cuối cùng của vế đối.
    • Vế đối phải (vế trên) thường là câu có chữ cuối cùng có thanh trắc (dấu sắc, nặng, hỏi, ngã),
    • còn vế đối trái (vế dưới) là câu có chữ cuối cùng có thanh bằng (dấu huyền, không dấu)


    Ví dụ:

    Hoành phi: "Nghênh xuân tiếp phúc" (迎春接福), nghĩa là: "Đón xuân nhận phúc".

    Chú ý: Do cách trình bày hiện đại là đọc từ trái sang phải, thế nên khi chơi hoành phi theo cách truyền thống, chúng ta phải sắp xếp ngược lại theo trình tự từ phải sang trái. Ví dụ câu hoành phi trên sẽ viết theo thứ tự từ phải sang trái - nếu nhìn từ trái sang phải sẽ là: "phúc tiếp xuân Nghênh" (福接春迎)
              

    Câu đối và hoành phi trước 1 miếu Trung Hoa.

              
    Vế đối phải (vế trên): "Phúc vượng tài vượng vận khí vượng" (福旺財旺運氣旺), nghĩa là: "Phúc thịnh vượng, tài thịnh vượng, vận khí thịnh vượng".

    Vế đối trái (vế dưới): "Gia hưng nhân hưng sự nghiệp hưng" (家興人興事業興), nghĩa là: "Nhà hưng thịnh, người hưng thịnh, sự nghiệp hưng thịnh".

    Chú ý: Do cách trình bày hiện đại là viết theo dòng từ trái sang phải, thế nên khi chơi câu đối theo cách truyền thống thì chúng ta phải viết theo hàng dọc từ trên xuống dưới, từ phải sang trái.



    2. Phân biệt theo trình tự thời gian, không gian

    Thông thường vế đối có thời gian, không gian trước là vế đối phải (vế trên), vế đối có thời gian, không gian sau là vế đối trái (vế dưới). Cũng có thể là việc cần làm trước thì làm vế đối phải, việc cần làm sau thì làm vế đối trái...

    Ví dụ:

    Hoành phi: "Hỷ nghênh tân xuân" (喜迎新春), nghĩa là: "Vui đón tân xuân".

    Vế đối phải (vế trên): "Môn nghênh Xuân Hạ Thu Đông phúc" (門迎春夏秋冬福), nghĩa là: "Cổng nghênh đón phúc khí của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông"

    Vế đối trái (vế dưới): "Hộ nạp Đông Tây Nam Bắc tường" (戶納東西南北祥), nghĩa là: "Cửa tiếp nhận may mắn của bốn phương Đông Tây Nam Bắc".



    3. Phân biệt theo tập quán ngôn ngữ

    Một số cặp câu đối là dùng từ những câu châm ngôn, cách ngôn, danh ngôn, tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, đã cố định trật tự câu, do đó vế đối cũng đã được cố định.

    Ví dụ:

    Hoành phi: "Tân niên đại cát" (新年大吉), nghĩa là: "Năm mới may mắn, tốt lành lớn".

    Vế đối phải (vế trên): "Phúc như Đông Hải trường lưu thủy" (福如東海長流水), nghĩa là: "Phúc như nước biển Đông chảy mãi"

    Vế đối trái (vế dưới): "Thọ tỷ Nam Sơn bất lão tùng" (壽比南山不老松), nghĩa là: "Thọ sánh cùng tùng bất lão núi Nam".

    Một câu đối Tết tiếng Việt, viết theo lối thư pháp chữ Việt, tại Đường hoa Nguyễn Huệ 2009: "Tân niên hạnh phúc bình an tiến / Xuân nhật vinh hoa phú quý lai"
    Một câu đối Tết tiếng Việt, viết theo lối thư pháp chữ Việt, tại Đường hoa Nguyễn Huệ 2009: "Tân niên hạnh phúc bình an tiến / Xuân nhật vinh hoa phú quý lai". (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)


    4. Phân biệt theo phạm vi, trường hợp

    Theo phạm vi, trường hợp thì từ to đến nhỏ, như thời gian, không gian, sự vật lớn làm vế đối phải (vế trên), thời gian, không gian, sự vật nhỏ làm vế đối trái (vế dưới).

    Hoành phi: "Cung hạ tân xuân" (恭賀新春), nghĩa là: "Chúc mừng xuân mới".

    Vế đối phải (vế trên): "Niên niên phúc lộc tùy xuân đáo" (年年福祿隨春到), nghĩa là: "Hàng năm phúc lộc theo xuân đến"

    Vế đối trái (vế dưới): "Nhật nhật tài nguyên thuận ý lai" (日日財源順意來), nghĩa là: "Hàng ngày tiền tài thuận ý vào".



    5. Cách sử dụng câu đối chữ Hán

    Sau khi những trào lưu hiện đại lắng lại, khi chúng ta có đủ thời gian để quan sát, so sánh, trầm tĩnh để suy xét đánh giá thì chúng ta mới thấy rằng thời gian là thước đo, là thử thách cho mọi sự vật hiện tượng xã hội. Chỉ những giá trị nhân văn, thiện lương, vượt qua thử thách của thế thời và gột rửa của thời gian mới là chân giá trị.

    Thú chơi hoành phi câu đối cũng như vậy, càng ngày càng nhiều người tìm về phong cách cổ xưa, vì thế hoành phi câu đối sử dụng trong từ đường, nhà thờ họ, trong gia đình và chơi Tết cũng đang được nhiều người chú ý. Xưa mọi người thường tìm đến các cụ đồ Nho có đức cao vọng trọng, văn hay chữ tốt để xin chữ, xin câu đối, để làm phương châm sống cho mình và lưu lại cho con cháu đời sau những bài học quý báu để làm người.

    Ngày nay, người am hiểu chữ Nho (tức chữ Hán cổ, chữ chính thể) khá ít, nên không tránh khỏi cách dùng hoành phi câu đối "lai căng", như dùng chữ Hán giản thể (tức chữ Hán hiện đại), và dùng theo quy tắc hiện đại là viết từ phải sang trái. Nhiều bức hoành phi câu đối còn hiện tượng chữ Hán chính thể, giản thể lẫn lộn, thể chữ lẫn lộn, ví dụ: khải thư lẫn chữ hành thư hoặc thảo thư.

    Hoành phi câu đối thường được dùng ở những trường hợp trang trọng, trang nghiêm, thế nên, thường dùng thể chữ Chân (tức khải thư) hoặc Lệ (tức lệ thư), đôi khi cũng dùng chữ thể Hành (tức hành thư). Thể Thảo (tức thảo thư) thì phóng túng, thiếu sự nghiêm trang, còn thể Triện (tức triện thư) thì quá cổ kính và khó viết, khó nhận biết, nên cũng hiếm dùng.

    Nhưng lỗi thường gặp nhất, và lớn nhất là dùng chữ Hán giản thể, hoặc lẫn chữ giản thể. Chữ Hán là chữ có nội hàm văn hóa sâu sắc, chứ không đơn thuần là ký tự ghi lại một vài ngữ nghĩa nhất định.

    Ví dụ, chúng ta chúc nhau, hoặc mong muốn nguyện vọng trong năm mới là "Tấn tài tấn lộc" (cũng có âm đọc khác là "tiến tài tiến lộc"), thì sự khác biệt giữa hai thể chữ giản thể và chính thể (Hán cổ) trong câu "Tấn tài tấn lộc" như sau:

    Chữ chính thể: 進 財 進 祿

    Chữ giản thể: 进 财 进禄

    Còn chữ Tấn (tiến) chính thể (進) gồm bộ Xước (辶) nghĩa là bước đi, và bộ Chuy (隹) nghĩa là loài chim đuôi ngắn. Chữ Chuy này viết giống chữ Giai (佳) nghĩa là tốt đẹp. Như vậy chữ Tấn chính thể (Hán cổ) còn có hàm nghĩa là "càng đi càng tốt đẹp", vì đi theo chính Đạo, đi theo chân lý, nên càng tiến càng tốt đẹp.

    Do đó "Tấn tài tấn lộc" chính thể (進 財 進 祿) ngoài ý nghĩa mặt chữ là "tăng tiến tài sản, tăng tiến quan lộc" ra thì nó còn có nội hàm là "tăng tiến tài sản và quan lộc, càng ngày càng tốt đẹp". Bởi vì Nho gia cho rằng: "Người quân tử yêu quý tài sản, nhưng để có được thì phải đúng Đạo lý" (nguyên văn: "Quân tử ái tài, thủ chi hữu Đạo"), tức là với tiền đề là tuân thủ đạo nghĩa rồi mới có được tiền tài, thì càng nhiều càng tốt đẹp, càng đem lại lợi ích cho mình và mọi người.

    Còn chữ Tấn (tiến) giản thể (进) gồm bộ Xước (辶) nghĩa là bước đi, và chữ Tỉnh (井) nghĩa là cái giếng. Như thế, chữ Tấn giản thể nó còn ẩn chứa hàm ý càng đi càng đâm đầu xuống giếng, tức đi vào chỗ nguy hiểm, chỗ chết.

    Thế nên chữ "Tấn tài tấn lộc" giản thể (进 财 进祿) ngoài ý nghĩa mặt chữ là "tăng tiến tài sản, tăng tiến quan lộc" ra thì nó còn có ẩn chứa ý nghĩa là "tăng tiến tài sản và quan lộc, nhưng càng đi thì càng đâm đầu xuống giếng, vào con đường chết". Bởi vì đây là con đường của kẻ tiểu nhân, chỉ biết có lợi, bất chấp đạo lý, bất chấp tất cả. Nho gia cho rằng: "Người quân tử hiểu rõ về đạo nghĩa, sống vì đạo nghĩa, còn kẻ tiểu nhân thì hiểu rõ về danh lợi, sống về danh lợi" (nguyên văn: "Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi").

    Vì thế, chữ giản thể "Tấn tài tấn lộc" - tăng tiến tài sản, tăng tiến quan lộc - nhưng không theo Đạo, bất chấp thủ đoạn tranh quyền đoạt lợi, mua quan bán chức, thì càng nhiều tiền, càng quan chức to, thì càng nhanh 'xuống giếng". Những vụ án đại tham nhũng của các quan to, các ông chủ lớn trong những năm qua là minh chứng rõ nét cho điều này.

    Thế nên, khi dùng những bức hoành phi câu đối cho từ đường, nhà thờ họ, hoặc trong gia đình thì cần hết sức chú ý. Ai cũng mong muốn cuộc sống tốt đẹp, tương lai tươi sáng, nên thành kính thỉnh chữ hay chữ tốt về treo. Nhưng đáng tiếc là có khi lại rước rủi ro và bất hạnh về mà không tự biết. Bởi vì những cái giả, cái ác, cái ngụy thiện, giả thiện vẫn được trang sức bề ngoài bằng câu chữ hay ho, đường hoàng, rực rỡ lắm. Xem hiện tượng nhiều quan chức các cấp liên tiếp gặp họa hoạn, mất chức, bị kỷ luật, bị tù tội... phải chăng là vì họ đã theo đuổi "Tấn tài tấn lộc" theo đúng ý nghĩa của chữ giản thể.

    Mùa xuân mới đang đến, gió xuân ấm áp quét sạch tàn dư hắc ám cảnh đông hàn, mang đến chồi non nụ biếc trên cảnh vật, trổ ra trăm hoa muôn tía ngàn hồng, đem hương thơm thanh khiết khắp nhân gian. Con người cũng như cỏ cây hoa lá, chỉ loài tùng bách hiên ngang cứng cáp mới vượt qua đông hàn khắc nghiệt mà vẫn còn xanh thắm tốt tươi; chỉ loài mai cúc thanh khiết vững vàng mới ngạo nghễ trước tuyết sương, đem thanh hương đến cho muôn loài.




    Hoàng Mai

    https://www.ntdvn.net/cach-choi-cau-doi ... -7974.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Mẹ là Tết
    của đời con

    ______________________
    Thanh Phong _ 02/02/22




              

    Tết Hà Nội thời bao cấp

              

    (Để nhớ về Tết xưa và nhớ về mẹ thân yêu)


    “Bé, dậy đi con. Sáng nay mẹ con mình đi chợ sớm sắm Tết.”

    Hoài hấp hé mắt. Mẹ đã dậy từ lúc nào và đã ăn mặc chỉnh tề. Hoài năm nay 13 tuổi, cô bé là chị lớn của 3 đứa em nhỏ nhưng lúc nào ở nhà mẹ cũng âu yếm gọi cô là Bé. Hôm nay, mẹ gọi Bé dậy thật sớm để hai mẹ con đi ra cửa hàng mậu dịch đầu phố để sắm Tết.

    Thời bao cấp mua gì cũng phải có tem phiếu và phải xếp hàng từ sớm nếu không thì chẳng còn gì mà mua. Hôm nay là 24 tháng Chạp, đối với một gia đình công chức bình thường như gia đình Bé thì muốn sắm sửa gì cũng phải đợi cha mẹ lĩnh xong lương tháng – quy bằng tem phiếu. Sắm Tết lúc này cũng không phải là sớm nữa.

    Bé tất tả xách làn đi theo mẹ; mẹ rảo bước nhanh thoăn thoắt; bé thầm ngắm mẹ, thán phục. Mẹ là con gái Hà Nội gốc, xinh xắn, nhẹ nhàng. Ông bà ngoại là người theo lối cổ, giáo dục con cái rất kỹ lưỡng, nhưng ông bà là nhà giáo, không giàu có gì. Mẹ lấy ba năm 24 tuổi; gia cảnh của ba cũng tương tự gia cảnh của mẹ. Để nuôi được 4 chị em Bé, ba mẹ cũng phải làm thêm nhiều việc: nào nuôi lợn, nào đan len cho mậu dịch, nào quấn thuốc lá... nhưng Bé chưa bao giờ thấy mẹ tỏ vẻ mệt mỏi, chán nản hay cáu gắt về bất cứ chuyện gì. Cũng chưa khi nào Bé thấy mẹ ngồi không.

    Bé lại vơ vẩn nghĩ về chiếc áo len cổ lọ mà cô bạn tên Xuân vẫn mặc đến lớp. Chiếc áo màu xám nhạt, chắc là rất vừa với Bé. Không biết lúc mặc áo ấy lên người thì các bạn sẽ ngưỡng mộ Bé thế nào nhỉ? Nhưng Bé cũng không dám nghĩ thêm nữa. Mẹ và ba còn có bao nhiêu việc cần phải chi tiêu.

    Khi hai mẹ con Bé đến nơi thì mới 2h30 sáng mà đã có chừng chục người xếp hàng phía trước; có cả một viên gạch đặt giữa hàng người, chắc chủ nhân của nó vội đi đâu đó. Thời bao cấp hàng hóa khan hiếm, nên phải đặt gạch để giữ chỗ.

    Đã qua lượt của chủ nhân viên gạch, đến lượt mẹ con Bé. Khi mẹ bước tới quầy hàng thì có một người đàn bà to lớn, phốp pháp, người hôi hám chồm tới gạt mẹ ra:

    “Này cô, đến lượt tôi. Tôi đặt gạch rồi nhá”.

    Mẹ chẳng nói gì, bình thản và lẳng lặng lùi lại chờ bà ta mua xong hàng rồi mới bước lên. Mẹ mua một gói quà Tết gồm: 1 hộp mứt tết, trà, 1 chai rượu chanh có đề tem của Nhà máy rượu Hà Nội, 1 gói kẹo của Xí nghiệp Kẹo Hà Nội và một bánh pháo hồng hồng.

    Về thịt lợn, mẹ chỉ được tiêu chuẩn mua 1,5kg/tháng, nhưng mấy hôm nữa nhà sẽ làm thịt con lợn nên hôm nay mẹ không mua thịt. Năm nay lại có người ở quê ra biếu ba mẹ mấy cân nếp cái hoa vàng và cân đậu xanh. Vậy là năm nay nhà Bé sẽ gói bánh chưng.

    Ra về, Bé hỏi mẹ:

    “Mẹ ơi, sao lại có người thô lỗ thế mẹ nhỉ? Mất lượt rồi mà họ còn tranh của mẹ. Sao mẹ lại nhường họ thế?”

    Mẹ cười hiền nhìn Bé:

    “Từ nhỏ, ông bà ngoại vẫn dạy mẹ: Một điều nhịn chín điều lành, con ạ”

    Bé thắc mắc:

    “Mình nhịn để được yên thân hả mẹ?”

    “Cũng không hẳn thế con ạ. Mình nhịn không phải để yên thân hay vì sợ. Miếng ăn lúc thiếu đói quan trọng thật, nhưng không nên vì vậy mà đánh mất tư cách con người. Mẹ hành xử nhẫn nhịn cũng là để đức cho các con đấy. Lành là lành ở chỗ ấy con ạ. Sau này lớn con sẽ hiểu”.

    Về đến nhà, Bé đã thấy ba đang cầm cành đào ngắm nghía. Cành đào bích thật cân đối, nhiều nụ to, nhiều lộc, chắc đến 29, 30 Tết là hoa sẽ nở bừng rất đẹp. Cành đào này ông ngoại cho ba mẹ vì ông được học trò cũ là người trồng đào ở Nhật Tân biếu. Có cành đào, cả nhà như rạng rỡ hẳn lên. Ba mẹ tấm tắc khen đào đẹp, còn chị em Bé thì cứ chạy ra chạy vào, hết nhìn ba lại hóng mẹ. Tết này, chắc nhà mình vui lắm.

    Mẹ bắt đầu làm mứt khế; khế chín mẹ xin người quen ở ngoại thành; đường thì phải tích cóp mua từ trong năm. Mà thời ấy chỉ có đường đỏ, không có đường trắng. Bé và các em thi thoảng vẫn ăn cơm trộn với đường khi thiếu thịt, cho đỡ nhạt miệng. Thực ra, lúc nào có đủ cơm ăn mà không phải độn thêm khoai sắn đã là may, là hiếm. Mứt khế là món “tủ” của mẹ làm cho dịp Tết, làm món này cần có khế, đường, gừng và nước vôi trong.

    Có món mứt khế ấy, Bé sẽ dửng dưng với hộp mứt mua ở mậu dịch. Trong hộp mứt đó lúc nào cũng có mấy viên “trứng chim” tức là lạc bọc đường với lớp ngoài trắng phau; mấy miếng mứt bí ngọt ơi là ngọt; vài sợi mứt dừa cong queo; lăn lóc mấy hạt mứt sen bọc lớp đường dày cộp... nhà nào cũng chỉ có từng ấy thứ. Nhưng không có lựa chọn nào khác thì đành chịu. Vả lại, “của không ngon nhà đông con cũng hết”. Chị em Bé ra vào “tí tủn” là cũng hết ngay tắp lự.

    Ngày 28 Tết, nhà Bé thịt lợn. Con lợn hơi gầy vì toàn ăn khoai nước, bèo hoa dâu, thân chuối... thi thoảng mới có củ khoai, củ sắn, chẳng mấy khi được ăn cơm. Cơm cho người còn không đủ, nói gì còn thừa cho lợn. Ba mẹ cũng chỉ giữ lại mấy cân thịt rọi để gói bánh chưng, cái chân giò để cúng giao thừa và bộ lòng lợn, phần còn lại đem đổi lấy những nhu yếu phẩm khác. Thời này thịt lợn có thể bán cho chợ đen nhưng ba mẹ không làm vậy.

    Vậy là nhà Bé đã có đủ thịt lợn, gạo nếp, đậu xanh, hạt tiêu, mắm muối để gói bánh. Lá dong và lạt tre đã sẵn sàng, không hiểu ba kiếm được ở đâu. Chắc có lẽ cũng phải "tăm tia" để ý lâu lắm mới xin được. Củi để luộc bánh thì được tích cóp từ lâu rồi. Bất cứ khi nào đi đâu thấy được thanh củi khô là ba vác về nhà chỉ để luộc nồi bánh chưng cuối năm.

    Bé ngồi rửa lá dong cho mẹ. Chà, nước lạnh ơi là lạnh, cóng hết cả tay. Phải dùng xơ mướp chùi cả hai mặt lá từ trên xuống dưới, đặc biệt phải chùi sạch đường rãnh trong gân lá. Lá dong cần phải sạch, nếu không bánh sẽ chóng hỏng.

    Còn mẹ thì đãi đậu xanh và vo gạo nếp đã ngâm từ trước. Mẹ trộn gạo nếp đã vo với một chút muối.

    Bé ngồi xem mẹ gói bánh. Hai bàn tay mẹ thoăn thoắt xếp lá, đổ gạo, đổ đậu và xếp thịt đã ướp vào, rồi mẹ cuốn lá và quấn lạt. Mẹ gói bánh không cần khuôn mà chiếc nào chiếc nấy vuông vức, gọn ghẽ, đẹp như người gói khuôn. Bé cũng xin mẹ để được gói 2 chiếc bánh chưng nhỏ - gọi là bánh mụ, để chị em Bé thưởng thức.

    Ba đứa em cũng láu táu bắt chước Bé múc gạo, múc đậu để gói bánh. Bé nghiêm mặt nhìn các em ra vẻ bà chị lớn. Mẹ cười nhìn Bé. Mấy em nhỏ cũng chóng chán, chỉ quấy nhộn được một lúc là chúng lại rủ nhau ra sân chơi trò khác.

    Rồi khi mẹ xếp bánh vào một xoong gạo - chiếc xoong nhôm của Liên Xô vẫn dùng để đựng gạo - hôm nay được dùng để luộc bánh, thì Bé xin phép mẹ để sang nhà bạn Xuân chơi.

    Mẹ Xuân làm cửa hàng trưởng cửa hàng mậu dịch nên so với mặt bằng chung, đời sống vật chất của nhà Xuân rất dư dả, lúc nào cũng có thịt cá để ăn. Nhà Xuân đã gói xong bánh chưng, phải đến chừng hai chục chiếc xếp đầy chiếc nồi lớn. Bố Xuân đang gói giò thủ. Trên bàn ăn là cả cây giò lụa; có cả một bánh pháo đùng của Bình Đà màu hồng rực, dài đến cả mét; ngoài sân nào miến, măng, mộc nhĩ, bóng bì... đang được ngâm. Nhà Xuân ăn Tết “xôm” thật, không thiếu thứ gì.

    Nhưng điều đáng thèm muốn nhất là Xuân đang mặc chiếc áo len cổ lọ màu xám, hai tay Xuân chắp sau lưng đi đi lại lại. Xuân trắng trẻo nên mặc áo nổi lắm. Bé nhìn Xuân. Bé thèm lắm. Xuân cũng biết vậy nên cố ý lượn qua lượn lại trước mặt Bé.

    “Hoài à, cậu nhìn gì tớ thế?”

    “À... không. Tớ có nhìn gì đâu”

    “Nhà cậu chuẩn bị Tết chưa? Cậu được mua quần áo mới chưa? Cậu có thích cái áo tớ đang mặc không, bảo mẹ mua cho. À mà hỏi vậy thôi chứ tớ biết nhà cậu làm gì có tiêu chuẩn”. Xuân khinh khỉnh.

    Bé bắt đầu bực:

    “Tớ chả thèm. Mẹ tớ sẽ mua cho tớ cái áo đẹp hơn”

    Xuân cười:

    “Áo này tớ mặc tạm trước Tết thôi. Còn sang năm mới tớ có áo đẹp hơn nữa kia”.

    Bé chẳng nghe nữa, ấm ức quay về nhà. Xuân hơi chưng hửng, cô bé cũng chỉ có ý khoe mẽ một chút chứ không muốn làm Bé xấu hổ.

    Nhưng Bé thì thực sự thích cái áo len Xuân đang mặc. Và Bé buồn rầu biết bao nhiêu vì năm nay Bé sẽ không có quần áo mới. Ba mẹ và các em cũng thế. Mẹ còn mặc mãi chiếc sơ mi trắng và chiếc quần lụa đen sạch sẽ nhưng đã hơi sờn.

    Nghe Bé kể lại câu chuyện, mẹ dịu dàng bảo:

    “Con không nên ghen tị với Xuân. Sau này con lớn lên cũng phải nhớ, bí quyết của cuộc sống hạnh phúc là không bao giờ so sánh mình với ai cả con ạ. Con hãy tự so sánh với mình thì hơn. Ngày hôm nay con chín chắn hơn hôm qua, ngày mai con trưởng thành hơn hôm nay thì mới là điều đáng quan tâm. Mục đích của cuộc đời là luôn luôn học hỏi và hoàn thiện nội tâm mình con ạ. Còn mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Xuân có phúc phận riêng của bạn ấy, con làm sao giống được. Con vẫn còn may mắn hơn Dũng đấy”. Mẹ nhìn Bé chăm chú.

    Dũng là cậu bé cùng tuổi với Bé và Xuân, sống ở sát cạnh nhà Bé. Dũng chỉ có một người cha sức khỏe kém, đã về mất sức từ lâu. Mẹ Dũng mất sớm. Cha con Dũng rau cháo nuôi nhau nhưng trong nhà lúc nào cũng đùa nhau tếu táo, gọi là “vui trong cảnh nghèo”.

    Vừa lúc ấy, Bé nghe thấy từ nhà bên, tiếng Dũng vang lên trong trẻo và hài hước:

    “Bố ơi, đĩa giò lụa còn nhiều quá, ăn mãi không hết. Con cất nhé?”

    Tiếng Bố Dũng khàn khàn và cũng tếu táo không kém:

    “Ờ, thôi đổi sang ăn món khác cho đỡ chán. Mai con cầm tiền ra chợ đen mua tạm cân chả quế về ăn con ạ”.

    Xung quanh ai cũng biết thừa. Làm gì có giò chả nào, thậm chí gạo cũng hết, bụng đói mốc meo. Nhưng hai bố con họ cứ tung hứng cười cợt với nhau như thế cho vui. Đối với họ, ngày nào cũng vui như Tết.

    Mẹ khẽ bảo Bé mang bộ lòng lợn sang biếu bố con Dũng ăn Tết.

    Trời se se lạnh nhưng khô ráo. Ngoài sân, gần gốc cây bàng lá hây hây đỏ là nồi bánh chưng đang sôi sùng sục. Đêm nay, bốn chị em sẽ thức ngoài sân cùng với bố để trông nồi bánh. Sẽ mang bộ bài tam cúc ra chơi. Sẽ lùi một vài củ khoai vào tro nóng để vừa chơi bài vừa ăn khoai nóng nghi ngút khói, bỏng rẫy. Rồi khi mệt thì sẽ nằm xuống cái phản kê bên cạnh, trông nghiêng vào bếp củi đỏ hồng đang cháy lách tách.

    Đêm giao thừa, sau tràng pháo nối tiếp nhau vang lừng khắp xóm và ùng oàng cả thành phố, Bé và các em bịt chặt tai lại nhưng khoái chí hét inh ỏi nhìn những tràng lửa nháng lên trước sân nhà. Không gian sực nức mùi khói pháo quyện với mùi hương trầm. Thời ấy người ta không mừng tuổi tràn lan, và ba mẹ cũng đâu có tiền. Nên Bé hết sức ngạc nhiên khi thấy mẹ đi vào chiếc tủ đứng lấy ra một gói to. Mắt Bé mở to, miệng Bé há hốc rồi òa ra sung sướng khi thấy trên tay mẹ là chiếc áo len cổ lọ màu xám. Mỗi người trong nhà có một chiếc áo len như thế. Trừ mẹ.

    Bao nhiêu ngày tháng mẹ đã tích cóp tem phiếu để mua len về và thức đêm đan áo cho cả nhà mà Bé đâu có biết.

    Mẹ âu yếm ướm thử áo cho Bé và các em. Áo len đan rất chuẩn, nghĩa là hơi rộng một tí để phòng lớn. Bé mừng phát khóc. Các em xúng xính mặc áo chạy đi chạy lại reo vang. Ba nhìn mẹ vừa cảm kích vừa bùi ngùi. Mẹ vẫn một bộ quần lụa áo sơ mi trắng đã sờn. Ba ôm lấy mẹ không nói nên lời.

    Bé hơi rùng mình, có lẽ một phần vì cái lạnh đêm Giao thừa, cũng vì không khí thiêng liêng của thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Nhưng trên tất cả, đó là vì Bé biết ơn mẹ, Bé thương mẹ, thương ba biết chừng nào. Bé tự hứa với mình sẽ ngoan ngoãn hơn nữa, siêng năng hơn nữa, lớn khôn hơn nữa để đỡ đần ba mẹ...”




    Chị Hoài choàng tỉnh dậy, đồng hồ đã chỉ 9h tối. Tối nay là tối 30 Tết. Chị chuẩn bị mọi việc cho mâm cúng Giao Thừa hơi mệt nên ngủ quên. Chị vừa mơ một giấc mơ về hơn 30 năm trước. Giờ đây chị đã là một người đàn bà ngoài bốn mươi, mẹ của ba đứa trẻ. Mẹ chị đã mất hai năm trước. Chị Hoài bước xuống giường, đi ra bàn thờ mẹ. Một khuôn mặt của người phụ nữ đẹp thanh thoát khoảng 70 tuổi đang nhìn chị âu yếm từ trên bức ảnh thờ. Chị thắp nén hương, chắp hai tay vái, nghẹn ngào:

    “Mẹ ơi. Con nhớ mẹ lắm. Con mong hồn mẹ nơi chín suối được mát mẻ. Đêm nay là đêm 30 Tết, con mời mẹ về ăn Tết cùng con cháu. Con không bao giờ quên sống theo lời mẹ dạy. Con cũng sẽ giáo dục các cháu giống như mẹ đã dạy con nên người.”

    Mắt chị rơm rớm, nhưng hình như từ trên bàn thờ, mẹ chị đang nhìn chị và mỉm cười hiền hậu.




    Thanh Phong

              

              
    https://www.ntdvn.net/me-la-tet-cua-doi-con-6585.html
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”