Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Ngày ông Táo ông Công, tản mạn về cá chép
    _________________________
    Học Cứu _ 03/02/21




              

    “Vì cớ gì người Á Đông lại trọng vọng cá chép đến vậy?”
    Cá chép xuất thiện từ những câu chuyện thần thoại, trong những nghi lễ hình thức tín ngưỡng, cho đến món ăn khoái khẩu của người Việt...

              



    Kể chuyện con cá chép lắm lúc thực chẳng biết bắt đầu từ đâu. Bởi vì cá chép đâu chỉ đơn thuần là “Thần thú” mà ông Táo dùng để bay về trời. Trong dòng chảy mấy nghìn năm lịch sử Á Đông, cá chép có một thân thế không hề tầm thường vậy…

    Trước khi đặt bút viết, một câu hỏi cứ quanh quẩn mãi trong đầu tôi:
    • “Vì cớ gì người Á Đông lại trọng vọng cá chép đến vậy?”.
    Cá chép bước ra từ những huyền thoại “vượt Vũ Môn hoá rồng”, “ông Táo cưỡi cá về trời”… Cá chép đường hoàng xuất hiện trong lễ phóng sinh của nhà Phật. Cá chép treo mình ẩn hiện trên những văn vật nghệ thuật từ đồ gốm sứ đến tranh phong thuỷ. Cá chép, cuối cùng, nằm yên vị trên bàn ăn như một món khoái khẩu của người Việt. (Tất nhiên tôi không có ý định bàn tới món… cá chép om dưa đang ngày càng xuất hiện dày đặc hơn trên bàn nhậu của những “hảo hán” uống rượu trừ bữa).





    Cá chép, rốt cuộc thì ngươi có tài gì?

    Trong truyền thuyết, khi vua Thuỷ tề hội họp các giống loài lại và loan báo cuộc thi “vượt Vũ Môn hoá rồng” do nhà trời tổ chức, có một con cá chép lạ xin ứng thí. Con cá thật đẹp:
              
    Mắt ngời như ngọc, vảy như vàng
    Đuôi dài quẫy sóng nước mênh mang
    Nghìn năm giấu hạt Thần trong miệng
    Giống quý Trời sinh cũng lạ lùng

              
    Con cá lạ vừa ngoi lên mặt nước thì đã được Thần gió giúp một tay, nổi cuồng phong, vỗ sóng lớn, nâng thân cá một lèo vượt hết ba đợt sóng, bay qua Vũ Long Môn, hoá rồng. Ồ, một sự an bài kỳ diệu của đấng hoá sinh! Con cá chép tầm thường sống ở đáy sông, chẳng có danh phận gì, bỗng phong vân gặp hội, thoắt cái đã trở thành rồng nơi thượng giới, phun mây nhả mù, bay lượn trên vòm trời cao.
              

    Con cá chép tầm thường sống ở đáy sông, chẳng có danh phận gì, bỗng phong vân gặp hội, thoắt cái đã trở thành rồng nơi thượng giới, phun mây nhả mù, bay lượn trên vòm trời cao.

              
    Tới đây, có một câu hỏi hóc búa hơn nảy sinh:
    • Vì sao trong bao loài thuỷ tộc, Thần gió lại chọn giúp cá chép vượt Vũ Môn?
      Phải chăng là Thần gió có chút thiên vị cho vẻ ngoài lộng lẫy của con cá quý?

    Cũng có thể. Nhưng cá chép vượt Vũ Môn không phải là câu chuyện của kẻ tiểu nhân đắc chí gặp thời. Để có phút giây tung mình toả sáng, con cá đã phải âm thầm, nhẫn nhục hàng nghìn năm. Miệng nó ngậm một viên ngọc quý, cứ lặng lẽ dưới đáy vực mà tu luyện như vậy. Nó còn khác với tất cả loài thuỷ tộc ở một điểm này:
    dám có ước mơ hoá rồng!

              
    Nhẫn nại là thế, kiên gan bền chí là thế, khi thời vận đến, chỉ cần một cơn gió nhẹ là cá ta đã cất mình lên chín tầng không. Chuyện rất dễ hiểu.

    Nhà thơ thời Đường, Chương Hiếu Tiêu từng làm hẳn một bài vịnh cá chép có tên là “Lý Ngư”. Thơ rằng:
              
    Nhãn tự chân châu lân tự kim
    Thì thì động lãng xuất hoàn trầm
    Hà trung đắc thướng long môn khứ
    Bất thán giang hồ tuế nguyệt thâm

              
    Dịch nghĩa:
    Mắt như viên ngọc thật, vảy như vàng.
    Lâu lâu lại quẫy sóng phóng mình khỏi mặt nước rồi lại lặn xuống.
    Muốn từ con sông này biến thành rồng bay đi.
    Thì đừng có than ở lâu năm trong nước.

              
    Dưới Thuỷ phủ có trăm nghìn loài vật, riêng họ cá chép cũng đếm không xuể giống loài nhưng đâu phải con nào cũng dám hoá rồng, được hoá rồng? Thành rồng ắt phải là con cá miệng ngậm ngọc quý, lòng ôm chí lớn. Nói cách khác, ngay từ ban đầu con cá ấy đã phải mang chí của một con rồng.






    Tạm không kể đến chuyện cá hoá rồng, trong truyền thống Á Đông vẫn còn một hình ảnh rất tinh mỹ, hàm súc về con cá chép rất đáng phải bàn: Lý ngư vọng nguyệt (cá chép trông trăng).

    Khác với con cá chép ở trên, con “Lý ngư vọng nguyệt” này không hoá thành rồng, cũng chẳng có chí hoá rồng, được miêu tả ở tư thế dũi đầu xuống đáy nước mà ngắm trăng. Thực lạ. Trăng trên bầu trời, muốn ngắm trăng mà lại lộn ngược đầu đuôi như thế sao? Mà nữa, trăng thật chẳng ngắm, lại lúi húi nhìn bóng trăng trong nước! Hàng nghìn năm qua, những người mua tranh phong thuỷ, tranh chơi Tết… có lẽ ít để ý đến chi tiết này. Thực ra ý vị của nó vượt xa tầm mức của một bức tranh trang trí.

    Trong tranh, ta thấy chú cá chép nọ toàn tâm toàn ý mà nhìn ánh trăng đáy nước. Dường như chú quên mất mình đã bỏ lỡ ánh trăng thực sự ở sau lưng. Chú bị thôi miên cái vẻ lóng lánh tuyệt mỹ, đung đưa yểu điệu của ánh trăng gieo trên làn nước. Bị thôi miên đến mức chú chẳng thể nào tin nổi trên đời lại còn có ánh trăng nào khác đẹp hơn! Và đó là bi kịch của chú.
              

    Chú cá chép nọ toàn tâm toàn ý mà nhìn ánh trăng đáy nước. Chú bị thôi miên cái vẻ lóng lánh tuyệt mỹ, đung đưa yểu điệu của ánh trăng gieo trên làn nước. đến mức chú chẳng thể nào tin nổi trên đời lại còn có ánh trăng nào khác đẹp hơn! Và đó là bi kịch của chú.

              
    Để chỉ những thứ huyễn hoặc, không có thực, người xưa nói là:
    • “Hái hoa trong gương, mò trăng đáy nước”.
    Trăng trên bầu trời, bóng trong làn nước, tuy đẹp đấy nhưng chạm tay vào là vỡ tan thành muôn mảnh, vẫn là bọt nước ảo mộng mà thôi. Nhân sinh như mộng, lắm khi người ta bị chính cái mộng tưởng ấy khoá chặt đường về. Chốn hồng trần cuồn cuộn tựa như một phiên chợ phù hoa, danh lợi tình bày bán như món hàng thượng phẩm, ấy thế mà sau trăm năm tất cả bỗng xoà một cái, tan như bóng trăng dưới mặt hồ.

    “Lý ngư vọng nguyệt” kia phải chăng là lời nhắc nhở cho một kiếp người chớ vì tham luyến những ảo mộng mà quên mất giá trị đích thực của sinh mệnh mình? Giá như con cá chép ngắm trăng nọ có thể nuôi chí bền, ngậm trong miệng viên minh châu quý, lặng lẽ dưới đáy nước mà tu luyện nghìn năm, chưa biết chừng một ngày kia nó lại được vút bay chín tầng mây, thoả thích ngắm “ánh trăng thực” trong hình hài của một con rồng thiêng rồi.

    Bạn thấy đấy, nãy giờ vài “lời quê góp nhặt dông dài”, bàn mãi mà chưa đi hết đuôi của một con cá chép?! Càng thắc mắc, càng cố gắng truy tầm sự hiểu biết, tôi càng thấy hồ đồ hơn. Nội hàm văn hoá truyền thống Á Đông quả thực thâm sâu khó lường, mấy nghìn năm truyền thừa như vậy một lời sao nói hết? Có lẽ hãy lẳng lặng mà nói với nhau lời của Socrates:
    • “Tôi chỉ biết duy nhất một điều là tôi chẳng biết gì cả!”.
    Tôi cứ tưởng đang nuôi chí của một con cá vượt Vũ Môn hoá rồng nhưng thực ra lắm khi tôi thấy mình chỉ là một con “lý ngư vọng nguyệt” ngốc nghếch mà thôi…




    Học Cứu




    https://www.ntdvn.com/van-hoa/ngay-ong- ... -8405.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

              
              
    k H u Y a c u Ố i






    nhìn những tháng ngày từng co cụm quanh mình lắm cô độc
    lắm hoang đàng cau có quạu đeo ù lì khuyết tật giẻ rách bụi bẩn
    chứng nhân bất lực tư duy đóng chấu thinh lặng bất trắc tà tà trong cuộc áo cơm
    trong tôi, cơn buồn nôn vô tích sự
    vặn vẹo từng trộ cóng róng cuối năm

    nhìn những co quanh nằm dưới mười ngón chân
    chúng đã khốn đốn từng năm tháng lưu linh
    cưu mang một năm cạn
    đào xới chúng, xúc mang về khu phế liệu
    nơi chúng đã được phục hồi
    rồi, để được giẫm mòn
    nhìn những nơi cư ngụ tạm chứa một linh hồn
    chúng đã kêu gọi từng lêu lổng
    đi về một năm khô khốc
    rút hộ khẩu chúng, đóng khằn lên lớp đinh huyệt mộ
    cấm hẳn vụ việc chứa chấp một xác ướp
    vô thừa nhận
    cái việc mà chúng hằng ra vẻ nhân bản
    rồi chúng lại mở cửa kéo, lôi

    nhìn những ý nghĩ trên đầu mười ngón tay
    chúng đã cầm từng tờ lịch
    đốt rụi một năm tàn
    chúng đã cuồng nộ vô cớ
    giông bão lắm phố phường
    hố thẳm biết bao phiền muộn
    hốt cốt chúng, rải tro vào không gian
    nơi chúng đã từng xuất hiện
    rồi lại biệt tích
    rồi lại xuất hiện
    như căn bịnh tâm thần
    của người anh em sinh đôi

    nhìn hạnh ngộ lại thấy ly biệt
    mò tìm thanh thản chỉ mót được rúm co
    đứng ngay trên lằn ranh mất, được
    tôi ngơ ngác giẫm lên từng cảm nhận
    ngay lúc 0 giờ
    của hạt nếp mốc
    trong vỏ bọc thóc khô

    tiễn biệt tất cả chúng
    tôi đốt thêm
    một que khuya lêu lổng, khác
    thiêu rụi luôn những biểu ngữ sáo mòn
    từ năm cũ.




    HHiếu

    http://www.etetet.net/bb/viewtopic.php?p=21086#p21086

              


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Gọi Anh Mùa Xuân
thơ Trần Mộng Tú - nhạc Anh Bằng - Nắng Thủy Tinh


viewtopic.php?p=16131#p16131

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          











          


https://en.calameo.com/read/0065845989b54d34ae432
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Tết
    tản mạn Báo Xuân
    và Câu Đối

    _________________________
    Thụy Lan




              

              


    Nói về văn hoá Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Giêng Âm lịch mỗi khi sang mùa xuân mới, thì Tết có nhiều yếu tố truyền thống như phong tục, tập quán hay tâm linh dịp đầu năm. Trong bài viết này, tôi xin đề cập vê những đặc điểm truyền thống khi quê hương đón Tết hay mừng Xuân mới. Đó là Đọc Báo Xuân và Chưng Câu Đối Tết là gì và chưng Câu Đối Tết ra sao ?

    Hằng năm báo xuân hay giai phẩm xuân thường phát hành vào những ngày cận tết, trong khoảng từ 20 đến 28 tháng chạp, không như báo xuân thời đại Google hay internet in ấn, phát hành mau lẹ cần cho ra rất sớm, trước tết một tháng. Như các báo ở vùng Nam Cali nơi tôi ở. Báo xuân là một món quà đầu Xuân dược ưa thích của nhiều gia đình, Có người đọc giai phẩm xuân la coi phần lá số tử vi nói về ta ra sao, xem tin tức về dịp Tết nhất. Bài vở như: Sớ Táo Quân; Cúng ông Thổ Công; Đưa ông Táo, Gói bánh tét, bánh chưng; Chơi hoa dịp Tết, Mâm ngũ quả, Lau dọn nhà cửa, Cúng ông bà, gia tiên; Đón giao thừa, Hái lộc hên cho nắm mới, Du xuân chợ phiên, Xông đất đầu năm, Chúc tết và mừng tuổi lì xì, Khai bút tân niên, Mua/xin câu đối hay thư hoạ,,….

    Dịp Xuân đón Tết là thời gian vui của mọi người, ở nhiều nơi, nên báo Xuân có những câu chuyện hài hước, mang tính hấp dẫn bạn dộc vui hỉ hả ba ngay Tết, Các chuyện vui trong xã hội cũng không thể thiếu, chúng khiến không khí của một tờ báo Xuân lúc nào cũng tủm tỉm một nụ cười ý nhị hóm hĩnh. Trong cái không gian Tết rộn ràng chung vui đó còn có những điểm riêng tư, như những hồi ức bên bếp lửa tối giao thừa cùng mẹ hay xóm giềng hay cùng các ông cụ tỉa củ hoa thuỷ tiên mừng. Ai trong chúng ta lại không có những thời khắc thiêng liêng mà đã có ở bên nhà, hay vẫn duy trì tập tục quê xưa nơi quê người nhỉ?


    Đọc lại trên internet những trang báo Xuân của mấy mươi năm về trước, trong dòng chảy thời gian so với báo Xuân ngày nay, kỹ thuật in ấn mới đẹp hơn, nếp sống xứ người khác lạ hơn, tôi cùng bạn bè viết bài cho báo chuẩn bị ra mắt vào dịp Tết đến, Xuân về. Hân hoan lắm. Theo nhà văn Từ Kế Tường cho biết kỷ niệm làm báo Xuân xưa như sau. thuở khi...
    • "trước năm 1975 ở Sài Gòn có khoảng 30 tờ báo, hầu hết đều là nhật báo khổ lớn, kế đến là tuần báo, bán nguyệt san, tạp chí... chỉ đếm trên đầu ngón tay và đều là báo văn nghệ. Tại sao báo xuân hồi ấy không in ấn, phát hành sớm trước tết cả tháng như bây giờ? Rất đơn giản, vì nó không mang tính cạnh tranh khốc liệt, và độc giả nếu mua đọc báo ngày thường xuyên tất nhiên sẽ ưu tiên mua báo xuân của tờ đó. Còn nếu mua thêm tờ báo xuân thứ hai thì sẽ chọn tờ cốt để "hài lòng bà xã", nghiêng về đề tài phụ nữ, ví dụ Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Mai...Báo xuân trước năm 1975 hầu như không đặt nặng vấn đề quảng cáo, nội dung bài vở cũng rất phong phú, nhiều chuyện đông tây kim cổ. Người đọc sẽ không bỏ qua các bài tư liệu, ghi chép xoay quanh chuyện con giáp của năm đó, ví như "Năm Ngọ nói về con ngựa" và ôi thôi, có đủ chuyện về con ngựa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng như "Xuất thân của con ngựa trường đua Phú Thọ" đến chuyện "Con ngựa bà". Phụ nữ vốn mê tín, thiên về tâm linh, thích bói toán, tử vi ngày xuân nên sẽ có những chuyên gia cỡ Huỳnh Liên, Khánh Sơn "bốc quẻ" bàn về những người tuổi Ngọ, sau đó là tình, tiền, tài, lộc, một thứ "tử vi đẩu số" cho mọi người.

      Khi lên trung học, tôi đã có cái thú "đọc cọp" báo xuân ở vài sạp báo quen đầu phố. Lúc đó tôi đã tập tành làm thơ, viết truyện gửi đăng báo xuân, nên đọc để dò xem báo họ có đăng bài mình không. Nếu có thì móc hầu bao mua tờ báo xuân có đăng bài để "tự sướng", sướng lắm, sướng một cách khó tả khi lật trang báo xuân có đăng bài thơ, đoản văn hay cái truyện ngắn của mình. Không có sự sung sướng nào bằng khi mua tờ báo xuân (không cần báo biếu, nhuận bút) có đăng bài mình. Không chỉ mua một tờ, mà có nhiều tiền sẽ mua năm bảy tờ về khoe, tặng bạn bè. "




              

              

    Tính về lịch sử nếu ta lấy mốc thời gian kể từ báo Nam Phong Tết Mậu Ngọ (1918) là tờ báo Xuân đầu tiên ra đời thì đến nay phong thái làm giai phẩm Xuân hay nối tiếp truyền thống làm báo Xuân đã có hơn 100 năm. Theo như vậy thì Tết năm 1918 xa xưa, Nam Phong Tạp Chí cho ra một tuyển tập thơ văn như một thứ "giai phẩm" Xuân. Đọc cụ Vương Hồng Sển cho rằng: có thể xem đó là "thủy tổ" của các số báo Xuân, báo Tân niên, báo đặc biệt" của làng báo Việt Nam. Tiếp tục theo nét văn hóa đặc sắc này, những năm tiếp theo, làng báo Việt Nam lần lượt cho ra đời những "giai phẩm" Xuân đặc sắc từ những ấn hành báo Xuân của: Thần Chung, Công Luận, Phụ Nữ Tân Văn, Nhật Tân, Sài Gòn mới, Đuốc Nhà Nam… Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến hai tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là Phong Hóa tuần báo và Ngày Nay. Từ đó trở đi, việc các tờ báo ra số Xuân trở nên phổ biến và trở thành phong trào của làng báo Việt. Lật xem những trang báo Xuân cũ đã nhuốm màu thời gian thì thấy hầu hết báo Xuân trước đây đều tập trung nhiều nhất vào chủ đề phong tục tập quán của ngày Tết, giới thiệu văn hóa, thành tựu về các phạm vi của nước nhà. Nhưng hiếm thấy trang bìa báo Xuân trước đây dùng ảnh, mà phần nhiều là sử dụng tranh hội họa.
    Trong những khuôn báo Xuân xưa luôn có những bài vở mang tính hoài niệm, hồi tưởng những cái Tết đã qua ở mọi hoàn cảnh, từ Tết trong vùng kháng chiến, Tết ở đảo xa cho đến Tết trên miền thượng du... Hay như dạng phản ánh cái Tết của mọi tầng lớp trong xã hội, điển hình là giới làm báo, giới nghệ sĩ, giới chính khách…

    Tết đến hãy tặng nhau món quà tinh thần quý giá là một số Báo Xuân hay Giai Phẩm Xuân dể lưu giữ phong hoá quê hương, bạn nhé.






              

              

    Bây giờ ta sang phần của bài viết về: Câu đối Tết - nét đẹp văn hóa Việt.

    Ý nghĩa câu đối ngày Tết là gì ? Câu đối đỏ từ lâu đã không đơn giản chỉ là một vật trang trí nhà cửa, mà nó đã trở thành một nét đẹp truyền thống ngàn năm, thành cái hồn của dân tộc mỗi dịp Tết đến Xuân về. Thấy câu đối đỏ, ta lại thấy phảng phất hương vị Tết cổ truyền của dân tộc, dẫu ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, thấy câu đối đỏ của Việt Nam, ta như thấy quê hương, thấy gia đình thân thuộc.

    Theo truyền thống thì những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt xưa màu đỏ là màu rực rỡ, biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, xua đuổi những điều xấu xa, mang đến sự tốt lành. Từng câu chữ được các ông đồ già viết bằng mực tàu lên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất mà người xin câu đối muốn có được để dành tặng cho ông bà, cha mẹ và những người thân yêu quý. Những thú vui rất đặc trưng như thưởng hoa, nhâm nhi rượu cùng nhau đối chữ hay chơi câu đối,...là một nét đẹp truyền thống của ông cha ta. Đến nay những vầng chữ của câu đối vẫn vẹn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, càng ý nghĩa hơn vào mỗi dịp Tết đến xuân về bạn dùng các câu đối đỏ mang lời hay ý đẹp dành tặng cho bậc cao niên như ông bà, cha mẹ hay những người thân yêu hoặc sử dụng cho việc trang trí nhà ngày Tết tạo nên hương vị Tết cổ truyền đã có từ xa xưa..

    Mỗi năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về người người nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón Tết, sắm sửa đủ thứ với hy vọng đón một cái Tết đầy đủ nhất, sung túc nhất. Trước đây, để trang hoàng nhà cửa đón Tết, mỗi gia đình treo câu đối đỏ trong nhà để mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an và thành công trong năm mới. Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân còn là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Đây được đánh giá như tinh hoa của nguồn cội, là món ăn tinh thần ngày Tết. Tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối.


    Nghệ thuật của câu đối rất quan trọng. Hãy xét luật tạo câu đối chuẩn xác như sau.
    Vế câu đối - câu đối có hai câu, mỗi câu gọi là một vế.

    Khi tự mình làm lấy cả hai câu, muốn phân biệt câu nọ với câu kia, thì gọi một vế là vế trên, một vế là vế dưới – Khi người ta làm một vế để cho mình làm vế kia, thì vế người ta làm gọi là vế ra, vế mình là vế đối.

    Luật bằng trắc – Cứ kể, thì đáng lẽ chữ vế trên này trắc thì chữ vế bên kia phải bằng, hay chữ vế bên này bằng, thì chữ vế bên kia phải trắc.

    Những câu đối phú hoặc đoạn trên, hoặc đoạn dưới bảy chữ, thì đoạn bảy chữ ấy theo bằng, trắc như câu thơ thất ngôn. Thí dụ :
              
    Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
    Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

              
    Xét về những nguyên tắc trong câu đối.

    Để viết câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân vế đối, khi viết câu đối cần chọn được câu chữ tuân theo các nguyên tắc sau:

    - Đối ý và đối chữ

    Đối ý: Hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.

    Đối chữ: xét về hai phương diện thanh và loại:

    Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc (và ngược lại)

    Về loại: Thực tự (hay chữ nặng có thực như: Trời, đất, cây cỏ..) phải đối với thực tự; Hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru..) phải đối với hư tự; Danh từ phải đối với Danh từ; Động Từ phải đối với Động Từ; Nếu vế đối này đặt bằng chữ nho thì vế kia cũng phải đặt bằng chữ nho...

    Ngày Tết, người Việt xưa thường có thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà, đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt xưa màu đỏ là màu rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, cho những điều tốt lành. Từng câu chữ được viết trên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất mà người mua và người xin câu đối mong muốn đạt được. Theo phong tục truyền thống xưa, người cho chữ thường là các ông đồ, trúc nho, còn người xin chữ là những người mang trong mình niềm tin, cầu mong những tin mừng, những sĩ tử cầu mong may mắn trong thi cử, những người mang chức quan thì cầu mong năm mới thăng quan phát tài, có những người nông dân, lao động thì cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở con người ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày, về ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, thành công.

    Những câu đối Tết thường được viết trên giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian là biểu tượng của sự may mắn. Nó vừa nổi trội, vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai sẽ làm tươi sáng thêm không khí Tết. Ngày Tết, bên chung trà, chén rượu cùng ngẫm nghĩ về những câu đối Tết của người xưa, khiến ta một lần nữa thêm lòng tự hào về trí thông minh, tài sáng tạo, nét tài hoa của tổ tiên đã tạo ra một loại sản phẩm văn chương đặc biệt, nó vừa công phu tỉ mỉ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm "mini" ấy thể hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của hình thức và cái uyên thâm của chiều sâu triết lý phương Đông. Hãy xét qua những câu đối điển hình tiêu biểu như sau.
              
    Xuân sang hạnh phúc bình an đến
    Tết tới vinh hoa phú quý về


    Tân niên tân phúc tân phú quý
    Tấn tài tấn lộc tấn bình an


    Ngoài ngõ mừng xuân nghênh phúc lộc
    Trong nhà vui Tết đón bình an


    Trai gái cười vui mừng đón Tết
    Trẻ già hoan hỉ đón xuân sang


    Tết đến gia đình vui sum họp
    Xuân về con cháu hưởng bình an

              


    Đấy là những câu đối Tết đơn cử.. Dù là ngày nay có nhiều phong tục trong ngày tết có nhiều thay đổi, nhưng câu đối trong dịp Tết vẫn ít thấy xuất hiện trên các trang báo Tết. Chỉ có điều, câu đối vốn là một nghệ thuật chơi chữ tao nhã, nhưng khung cảnh xứ người nếp thưởng ngoạn câu đối của những Tết năm xưa dần dân mai một.Nét văn hoá thư hoạ câu đối khá ít xuất hiện trên báo Xuân hiện nay tại hải ngoại. Phải chăng nghe thuật câu dối đi theo số phần hẫm hiu của Cụ Đồ Già của nhà thơ Vũ Đình Liên chăng ?.

    Sự lưu luyến với nghệ thuật câu đối vơi đi như văn hóa nho có những cụ đồ ngồi ngồi bên mực tàu giấy đỏ của ngày xưa thì nay rất ít phổ thông, nhiều thế hệ trẻ về sau này không còn dịp biết đích xác câu đối dii5p Tết mà cụ đồ ngày xưa khom mình trên giấy đỏ viết ra như thế nào. Nay khi tìm về kho tàng văn chương ngôn ngữ Việt, bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên sáng tác mô tả một thời đại đã qua và rồi ngày nay, mỗi lần Tết đến người ta luyến tiếc một thời đã qua...
              
    Ông đồ vẫn ngồi đấy,
    Qua đường không ai hay.
    Lá vàng rơi trên giấy.
    Ngoài trời mưa bụi bay.

    Năm nay đào lại nở,
    Không thấy ông đồ xưa.
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?

              
    Và kỷ niệm cụ đồ nhạt phai không còn nữa khi Tết về, câu đối đã nhạt phai không còn nữa, nhất là tại hải ngoại này.




    Thuỵ Lan




    http://chimvie3.free.fr/80/thuylan/thuy ... n_080a.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

              
    Ông đồ





    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực Tàu, giấy đỏ
    Bên phố đông người qua

    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài:
    “Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa, rồng bay”

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu?
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu...

    Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Qua đường không ai hay
    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài trời mưa bụi bay

    Năm nay đào lại nở
    Không thấy ông đồ xưa
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?



    1936

    Vũ Đình Liên

              


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          
          

          





Đám cưới đầu Xuân
Trần thiện Thanh - Hoàng Vân . Bạch Vân


viewtopic.php?p=2489#p2489

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           


              

              


    Liên khúc mùa xuân

    Hai vợ chồng làm chung sở, dịp Tết chồng phải đi làm xa, điện thoại về thăm vợ:
    - Em đã thấy mùa xuân chưa? (ý muốn hỏi hỏi ‘Đã có tiền thưởng Tết chưa?’)
    Vợ trả lời:
    - ‘Xuân đã về’ rồi, nhưng mà ‘Anh cho em mùa xuân’ nghe...
    Chồng cụt hứng:
    - Như vậy là đối với anh ‘Mùa xuân không còn nữa’ à?
    - Đương nhiên rồi, đó là ‘Điệp khúc mùa xuân" mà anh!





    Vợ cũng thấy ...

    Đầu năm mới, một người tới thăm bạn ở bệnh viện:
    - Tôi không ngờ là nhanh như vậy. Mới tối qua tôi còn thấy anh đón giao thừa và khiêu vũ cùng người đẹp tình tứ lắm mà.
    Người bạn thở dài:
    - Thì anh thấy, rồi vợ tôi cũng thấy nên mới ra nông nỗi.






    Bợm

    Ba ông bạn bàn nhau nên tổ chức Tết như thế nào, một ông nói:
    - Cứ khiêng về vài thùng bia, rồi nhậu suốt đêm.
    Ông thứ hai tiếp lời:
    - Phải nhiều mồi nữa mới tuyệt.
    Ông thứ ba lên tiếng:
    - Không, Tết chỉ có một lần trong năm, ta không thể làm như ngày thường được.





    Nhậu cùng tía vợ tương lai

    Đầu xuân, chàng trai và tía vợ tương lai ngồi nhâm nhi, nâng lên đặt xuống.
    Cưa đứt một chai thì cả hai thấy đất trời nghiêng ngã. Người già khề khà nói:
    - Xem ra tửu lượng của cháu... cũng khá đó... Từ nay... bác cho phép cháu... cứ tự nhiên... như người trong nhà!
    Người trẻ cũng lè nhè:
    - Dạ! Bác tốt với con quá... Từ nay bác... cứ tự nhiên... như người trong nhà với con!





    Cái cửa 'xàng xê'

    Đêm giao thừa, chồng về khuya đập cửa ầm ĩ, vợ chạy ra mở.
    Chồng xàng qua xàng lại không bước vô nên vợ nổi nóng:
    - Chắc là anh say rồi phải không?
    - Say thế nào được! Má mày nói vậy người ta cười cho...
    - Sao anh không vô cho em đóng cửa?
    - Má mày giữ cái cửa dùm tao cái coi... Nó cứ xàng qua xê lại, làm sao tao vô!





    'Dê xồm' xạo ke

    Chở vợ đi chợ Tết mà anh cứ chăm chăm nhìn các cô gái trẻ.
    Vợ nổi điên, nắm tai anh ta vặn ngược:
    - Nhìn cái gì mà ghê thế?
    - À! Anh chỉ nhìn để so sánh thôi!
    - So sánh thế nào?
    - Người ta nói chợ xuân trai xinh gái đẹp dập dìu, anh xem thử. Tưởng thế nào, nhìn mãi chẳng thấy cô nào duyên dáng bằng vợ anh!





    Quý tử ..

    Hai người phụ nữ gặp nhau lần đầu. Sau một hồi trò chuyện, một bà buồn buồn nói:
    - Con trai tôi tệ lắm chị ơi! Nó mê bài bạc, rượu chè tối ngày! Chị có con trai không?
    - Có!
    - Cháu có cờ bạc không?
    - Không.
    - Cháu có rượu bia, thuốc lá không?
    - Không.
    - Thế cái khoản trai gái thì sao?
    - Không.
    - Ôi! Con trai chị thật tuyệt vời! Năm nay, cháu bao nhiêu tuổi rồi hả chị?
    - Đến Tết này cháu tròn... hai tuổi!


Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Năm Sửu Nói Chuyện Trâu






    Thường niên đáo lệ, năm mới cầm tinh con nào thì nói chuyện con đó. Năm nay là năm Sửu, chúng ta đem chuyện con trâu ra "phân tích", xem có gì đáng nói không?
    Ngay từ buổi đầu dựng nước Văn Lang, thời Hùng Vương đã biết dùng trâu, bò vào việc đồng áng. Trâu Việt Nam thuộc giống Karabao được thuần hóa từ trâu rừng, rất hiền lành và vâng lời chủ. Trâu Việt Nam thuộc nhóm “đồng lầy” chỉ có khả năng cày bừa chứ không cho sữa nhiều. Trâu thuộc nhóm “sông nước” ở Ấn Độ cho nhiều sữa hơn. Theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì chữ Ngưu là bò, người Việt thì cho là trâu. Bộ Hán Ngữ Đại Tự xuất bản năm 1993 tại Thành Đô, Tứ Xuyên thì chữ Ngưu chỉ chung loại động vật có vú, đầu có sừng, chân guốc, đuôi có chùm lông dài, ăn cỏ nhai lại như trâu, bò, bò Tây Tạng… Để phân biệt, người ta gọi bò là Hoàng Ngưu, trâu là Thủy Ngưu, Bò Tây Tạng là Mao Ngưu, Tê Giác là Tê Ngưu. Nhưng nói theo tiếng Quảng Đông, gọi chung là “Ngầu”. Phở bò là Ngầu Phắng hay Ngầu Phảnh để chỉ món ăn nấu bằng hủ tiếu với thịt bò. “Ngầu Pín” là dương vật con bò. Các từ điển khác đều nói Ngưu là Trâu. Ngưu nhục là thịt trâu.

    Trâu bò là loài thú nhai lại. Chúng có bộ máy tiêu hóa rất đặc biệt, có bốn ngăn, giữ bốn nhiệm vụ khác nhau. Khởi đầu, trâu, bò dùng lưỡi vơ lấy cỏ và cắt bằng răng cửa hàm dưới với lợi hàm trên, sau đó, lắc đầu cho đứt và nuốt vào mà không nhai. Cỏ vào bụng được chứa trong một túi lớn, kế đến chuyển vào túi tổ ong và giữ lại đấy. Lúc nghỉ ngơi cỏ được ứa lên mệng để nhai lại rất kỹ rồi cỏ từ miệng chuyển thẳng tới túi sách và được tiêu hóa nhờ các dung dịch từ dạ dày tiết ra. Sau rốt cỏ được chuyển tới túi cuối cùng để biến thành chất bổ dưỡng nuôi sống con vật. Do sự phức tạp trên nên trâu bò có ruột non và ruột già dài tới bốn mét để thích ứng với loài nhai li.

    Ở Mỹ, với người Việt lớn tuổi thì ai cũng biết con trâu, nhưng bọn trẻ không hề thấy con trâu bao giờ. Lúc mới qua Mỹ được vài năm, một lần, thành phố tôi ở, có lễ lạc, kỷ niệm gì đó, ngoài thương xá gần nhà tôi có tổ chức vui chơi cho trẻ con. Đu quay, lái xe (trẻ con), hát hò...Tôi dẫn thằng con sáu tuổi ra tham dự. Thấy ở góc sân chơi có một con trâu nằm nhai cỏ, tôi không quan tâm, nhưng thằng con tôi lêu lên, kinh ngạc "Con dinosaur!" (khủng long). Hóa ra nó không biết đó là con trâu. Tôi đứng lại cho nó ngắm vừa giải thích, đó là con vật dùng để kéo xe, kéo cày ở Việt Nam cũng như ở các nước Đông Nam Á. Tôi còn nói "Nhà nông ở Việt Nam rất thương con trâu, đến nỗi người ta làm thơ ca tụng con trâu "Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta..." Ngâm xong, tôi phải dịch ra tiếng Mỹ nó mới hiểu. Tôi còn hát một bài về con trâu "Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ. Ngồi mình trâu, ta sờ sừng trâu, rồi ta vuốt đuôi trâu..." như lúc nhỏ, tôi thường nghêu ngao với chúng bạn khi còn ở quê nhà. Ca nhạc Việt Nam thường bị xuyên tạc, nhưng tôi biết, có hát gì thằng bé cũng chẳng hiểu!

    Nói linh tinh về chuyện trâu thì không bao giờ hết, thế nên tôi xin được ngắn gọn mấy chuyện sau đây.

    Nuôi trâu để làm gì? Ai cũng nói "Để cày ruộng". Nhưng ông Lão Tử nuôi trâu để cưỡi đi khắp nơi. Tôi nhớ (không bảo đảm lắm), hễ ai nói gì chướng tai thì Lão Tử ta lấy quạt mo che "cái dưới đuôi trâu" lại. Người thượng cao nguyên Việt Nam nuôi trâu để làm của. Nhiều trâu, nhiều chiêng, cồng là giàu. Dân buôn làng vi phạm "lệ làng" thì bị phạt trâu, gà. Theo quốc lộ 14, những khoảng trống ven đường, dưới thung lũng, những dân tộc Mạ, K ho, M nông…thả trâu ăn cỏ khắp nơi. Gặp một người đàn bà Mạ đang chăn hàng chục con trâu, chúng tôi hỏi “Có ai hỏi mua trâu không?” Chị ta nói “Có nhiều lắm. Họ hỏi mua về làm thịt. Nhưng không bán. Ôi! Tội con trâu lắm. Không bán đâu!” Tôi xem DVD thấy người Thượng làm lễ đâm trâu rất đáng sợ. Họ cột một con trâu vào cọc, dùng dao nhọn phóng vào chỗ quả tim con trâu, rồi họ chặt nhượng chân sau cho con trâu quị xuống, rồi lại đâm tiếp. Con trâu ngơ ngác, không hiểu vì sao, người ta đâm mình, chặt chân mình rồi cắt cổ mình, lấy máu uống? Con người mà tự nhiên bị đập đầu chôn sống hoặc đâm chém, cắt cổ... kiểu đó tất phải gào thét, khóc la ghê lắm.

    Người Thượng rất thương yêu trâu. Khi con trâu của mình bị đưa ra làm lễ “đâm trâu”, bà chủ thương tiếc, khóc than rất cảm động.

    • Mời trâu ăn lá cây lần cuối.
      Ta thương tiếc trâu lắm trâu ơi!
      Ta không thể giúp gì cho trâu được.
      Trâu hãy rung cho ngã cọc nêu.
      Trâu vùng vẫy cho đứt chùm dây.
      Người ta sắp xẻ thịt trâu rồi đấy!
      Thôi ta vĩnh biệt trâu ta từ đây.
      Trâu hãy ăn nắm cỏ này lần cuối.
      Trâu hãy ăn trước khi trâu chết…”


    Các xứ ở Châu Á nuôi gần 140 triệu con trâu. Các nước Âu, Mỹ nuôi trâu trong sở thú để thiên hạ xem cho biết con trâu ra sao. Nhiều nước nuôi trâu để giết thịt, có nơi thịt trâu bán ra nhiều hơn thịt bò. Như Ấn Độ mỗi năm sản xuất gần một triệu tấn thịt trâu, Pakistan, gần nửa triệu tấn. Việt Nam cũng ăn thịt trâu, nhưng thường là trâu già, trâu bịnh. Không ai nỡ giết trâu mình nuôi "Con trâu là đầu cơ nghiệp", nhờ nó cày bừa mới có hạt cơm cho gia đình.

    Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trước đây, ruộng vườn đều là của hợp tác xã, mọi người là xã viên, làm ăn "công điểm". Trâu hợp tác xã không ai săn sóc (nhiều sãi không ai đóng cửa chùa) trâu "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" mà không cho ăn no, kiệt sức, được đưa vào nhà bếp bỏ vô chảo rồi chui vô bụng xã viên, nên khi nào cần cày ruộng thì phải thuê máy cày bên hợp tác xã cơ khí nông nghiệp. Muốn anh thợ máy cày cầy ruộng hợp tác xã cho tốt, ban chủ nhiệm phải đãi đằng, thịt rượu anh ta mới chịu làm. Không cho anh ta ăn nhậu, không phong bì bỏ túi thì máy cày tất phải hỏng hóc. Cày bữa đực bữa cái, hết thời gian hợp đồng, anh ta lái máy cày về, kịp thời vụ hay không đâu phải chuyện của anh ta. Thế mới có câu "trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ (máy cày màu đỏ) ăn gà".

    Tranh Đông Hồ có vẽ một thằng bé chăn trâu, ngồi trên mình trâu thổi sáo, con trâu thì vểnh tai lên nghe. Ý xỏ xiên chi đây chứ trâu có biết gì âm nhạc kịch nghệ đâu? Bằng chứng là câu "đàn gãy tai trâu". Tranh nầy có từ thời xưa được lưu hành cho đến sau nầy.

    Sữa trâu, tốt hơn sữa bò, không phải dành riêng cho con nghé như Việt Nam ta mà còn làm thức uống cho người. Á Châu sản xuất 41 triệu tấn sữa mỗi năm, nhiều nhất là Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Philippine...

    Ở Mỹ có loại trâu rừng gọi là Bison. Toàn nước Mỹ có khoảng 350,000 con. Có ích lợi gì thì không biết, nhưng đến mùa đông phải lùa chúng vào những nơi "tạm trú", sẵn rau cỏ, nước nôi cho chúng xơi, khi trời ấm lại cho ra rừng. Người Tây Tạng, ở xứ lạnh, có nuôi một loại trâu, gọi là trâu lùn, lông rất dày để che gió lạnh, họ chế biến sữa trâu thành "dầu tô", thắp đèn ở các đền, chùa thờ Phật, không có khói. Ở Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ không có cây làm củi, họ phải lượm phân trâu về phơi làm chất đốt. Các bà, các cô gái đi nhặt phân trâu về, trộn với rơm rạ, nắm thành từng cục cỡ nắm tay, đem phơi khô, đốt thay củi nấu nướng. Xem thế, thân thể con trâu, không bỏ cái gì cả. Lông trâu dùng làm bàn chải, làm cọ hoặc bút lông cho mấy ông đồ già viết câu đối đỏ, sừng trâu làm lược chải đầu cho quí bà và làm tù và để thổi, da trâu nấu mãi thành "a dao", trộn với vôi để xây nhà, quét tường, trộn với màu để vẽ tranh sơn dầu không hư, da trâu còn làm mặt trống, làm giày, dép, bóp, xách tay. Da trâu có thể xắt nhỏ, cỡ ngón tay, thui trên lửa cho cháy sém, đập cho mềm, ăn thơm thơm, béo béo.

    Miền Nam Việt Nam ta, đến mùa nước nổi, khắp nới ngập nước, không có cỏ cho trâu ăn nên chủ trâu giao trâu cho một toán người chuyên nghiệp, họ nhận hằng trăm con trâu, lùa đến các vùng cao, đồi núi, có cỏ cho trâu ăn. Hết mùa lụt, lùa trâu về trả lại chủ, lãnh tiền công. Đó là nghề "len trâu". Chuyện xảy ra thời trước kia, nay có máy cày, ít người nuôi trâu, vì bắt đứa nhỏ chăn trâu thì không thể đi học được.

    Bạn biết thuốc chủng ngừa đậu mùa chế biến từ đâu không? Từ con trâu. Có một loại đậu mọc trên cơ thể trâu, bò, gọi là "ngưu đậu". Người ta trích mủ "ngưu đậu" nhân giống loại vi trùng nầy rồi làm yếu đi, chế biến thành thuốc chủng ngừa đậu mùa cho người. Trên thế giới, hiện nay bịnh đậu mùa gần như không còn, nhưng một số nước vẫn còn "nuôi" con vi trùng đậu mùa, để dành. Khi có chiến tranh thì nhân giống lên, đem thả xuống nước thù địch, cho cả nước bị đậu mùa chết hết. "Mánh" nầy lấy từ lịch sử. Chuyện kể rằng, ở Châu u, vào thời trung cổ, có một nước kéo quân vây thành trì nước nọ, khá lâu mà không chiếm được thành, bèn nảy ra sáng kiến, vất vào trong thành một xác chết bị bịnh dịch hạch. Cả thành, già trẻ lớn bé đều bị bịnh dịch hạch chết ráo! Vậy là "bất chiến tự nhiên thành". Nhưng bên thắng cuộc không dám chiếm thành. Thời trung cổ, châu u gồm nhiều nước rất nhỏ, do một ông hoàng nào đó làm chúa đất, đánh nhau lung tung để giành đất, chỉ người dân là khổ. Cũng giống như bên Tàu, thời Đông Châu Liệt Quốc, trước Công Nguyên, có đến hàng trăm tiểu quốc, thường xuyên chém. giết nhau “lấn đất giành dân”, trăm họ đồ thán!

    Đó là chuyện bên tây. Bên Việt Nam ta, như đã nói, nhà nông rất quí trọng con trâu. Đến nổi nhà vua ra luật "ngưu quyền", nghĩa là con trâu được luật lệ bảo vệ đàng hoàng. Theo Quốc Triều Hình Luật (luật Hồng Đức), ban hành đời nhà Lê, thế kỷ 15. Mua bán trâu phải làm giấy tờ, làm thịt trâu phải xin phép, phải được chính quyền địa phương xác nhận trâu già, trâu bịnh mới được xẻ thịt. Tội trộm trâu, giết trâu bị phạt rất nặng. Năm Đinh Dậu (1117) Vua Lý Thánh Tông xuống chiếu định rõ lệnh cấm giết trộm trâu, nếu vi phạm, chồng bị phạt 80 trượng cho vào quân đội làm lao công (đồ khao giáp), vợ 80 trượng, đưa vào sở chăn tằm. Hàng xóm biết mà không tố cáo, bị phạt 80 trượng (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) Có một điều luật rất chi tiết "Khi hai con trâu của hai nhà húc nhau, con nào chết thì cho hai nhà mổ thịt (chia nhau), con còn sống thì hai nhà cùng cày bừa (dùng chung). Ai trái luật thì bị phạt 80 trượng"

    Trâu thuộc về định chế nghi lễ. Tế Xã Tắc ở kinh đô do vua đứng làm chủ tế, cũng như tế Trời ở Đàn Nam Giao triều Nguyễn phải có lễ Tam Sanh (trâu, heo và dê). Trâu là chính yếu. Giết trâu (thường là con nghé) ngay bên lễ đàn, thui nguyên con đem tế.

    Nhà Lê Trung Hưng, hàng năm, Phủ Chúa Trịnh, còn gọi là Phủ Liêu tổ chức Lễ Xuân Ngưu. Đây là đại lễ quốc gia. Trâu được làm bằng cốt tre, phủ đất, rước từ Phủ Chúa qua cung Vua, ở điện Vạn Thọ. Đám rước theo nghi lễ long trọng, sau đó con trâu giả nầy được thả xuống sông ở đông Hà Môn.

    Tục chọi trâu. Sử ghi. Năm Mậu Tý (1048), vua Lý Thái Tông xuống chiếu định phép chọi trâu về mùa Xuân. Riêng vùng Đồ Sơn (Hải Phòng) tổ chức vào tháng tám âm lịch “Dù ai buôn đâu, bán đâu, nhớ ngày tháng tám chọi trâu thì về”. Tổng Đồ Sơn có 14 thôn, các thôn đều có nuôi trâu để chọi. Trâu chọi thường từ 8 đến 10 tuổi. Trước ngày hội, có cuộc đấu loại giữa trâu 14 thôn, chỉ giữ lại 6 con vào “chung kết”. Trâu được cho uống rượu rồi đưa ra đấu từng cặp. Chọi nhau cho đến khi một con bỏ chạy hoặc bị húc chết. Trâu thắng trận được võng lọng đón rước tưng bừng. Nhưng dù thắng hay thua, sáu con trâu đều bị làm thịt cúng thần rồi bán cho dân làng.

    Lễ Tịch Điền đầu tiên ở nước ta là vào năm Thiên Phúc thứ 8 đời tiền Lê do vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) thực hiện. Vào đầu xuân, quan Hữu Ty chọn ngày tốt đắp đàn tế. Vua vào tế Thần nông, cầu cho mưa thuận gió hòa rồi tự tay cầm cày, cầy ruộng. Trâu cày phải là trâu đực, còn trẻ, mạnh khỏe và được phủ gấm vóc trên lưng. Vua cầy ba đường tượng trưng, sau đó các quan thay phiên nhau xuống ruộng, cũng cầy mấy đường. Ruộng đó trồng lúa, loại ngon nhất đem dâng vua gọi là gạo ngự.

    Vì con trâu rất quan trọng cho nhà nông nên việc mua trâu phải rất cẩn thận. Nhiều lái trâu, đem trâu miền núi, không biết cày ruộng, về bán cho nhà nông. Miệng lái trâu rất dẻo nên nhiều người bị lầm, "Lái trâu, lái lợn, lái bè, trong ba anh ấy chớ nghe anh nào".

    Người mua trâu, phải biết gốc gác con trâu, phải biết xem tướng trâu "sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi. Mồm gàu dai, tai lá mít, đít lồng bàn" hoặc "Đầu thanh, cao tiền, thấp hậu thì tậu liền tay" là trâu tốt. Câu xem tướng trâu "Khô chân, gân mặt, đắt mấy cũng mua", hình như các bà cũng dùng câu nầy để xem tướng người giúp việc. Hóa ra con người cũng bị xem ngang hàng với con trâu!

    Tiếp theo đây là mục mà quí ông, bà tuổi Sửu nên đọc kỹ. Tức là mục xem tướng số những người tuổi con trâu.

    Sách tướng có nói rằng "Người tuổi Sửu (tuổi con trâu) thường cần cù, chịu khó, ít ba hoa, khoác lác. Bề ngoài trầm tĩnh, điềm đạm nhưng có khi cũng nổi cục, mà nóng lên thì rất dữ! (trâu điên!). Tuổi trẻ có vất vả, nhưng trung niên và tuổi già cũng được an nhàn. Về đường nhân duyên, không nên lập gia đình sớm, vì có thể gặp trắc trở. Trên hai mươi tuổi mà lập gia đình thì trên thuận dưới hòa, gia đạo yên vui, con cái nên người, có hiếu với cha mẹ, anh chị em thương yêu nhau. Tuổi Sửu hợp với tuổi Tỵ, tuổi Dậu".

    Tử vi, tướng số kiểu đó thì ai mà không nói được. Cứ đem con trâu ra mà "phản ánh" cho người tuổi Sửu. Trâu phải cày bừa, đương nhiên là vất vả rồi, lúc về già ốm yếu, hom hem, chủ nhớ ơn nên không bán hay xẻ thịt mà vẫn nuôi dưỡng, săn sóc. Như thế tuổi già thong dong, an nhàn. Theo cách đó thì người tuổi Ngọ (con ngựa) phải dời chỗ ở luôn luôn, chạy ngược, chạy xuôi suốt đời, mà vẫn không đủ ăn. Người tuổi Hợi (con heo) thì sướng lắm "tuổi Hợi nằm đợi mà ăn", chẳng cần bon chen, lo lắng gì mà lộc trời cứ ban cho mãi, nhưng số nầy coi chừng bị bất đắc kỳ tử, thường bị tai nạn, có thể bị mổ xẻ (bị làm thịt). “Người mập, da trắng, mắt híp, má xệ, lười biếng là tướng con heo. Yểu mệnh” Người tuổi Mùi (con dê) thì "ham chơi bời", không chịu lao động, thấy gái thì mắt la, mày lét. Người "tuổi Mẹo là con mèo ngao, hay cấu hay cào, ăn vụng quá tinh"...

    Thế nên, xin quí vị đừng tin mấy ông, bà lốc cốc tử nầy mà tốn tiền, tốn thì giờ. Tích ác phùng ác, tích thiện phùng thiện. Đừng cướp của, giết người, làm chuyện bất lương, phạm pháp. Cứ ăn ở nhân đức thì con cháu hưởng phước.

    Đã xong chuyện bên tây và Việt Nam ta rồi. Để chấm dứt bài nầy, mời bạn nghe kể chuyện bên Tàu.

    Trước Công Nguyên hàng nghìn năm, ở bên Tàu có nhà Chu xưng vương đóng đô ở miền Thiểm Tây, gọi là Tây Chu (1134 - 770 BC), sau vì rợ Khuyển Nhung quấy phá nên dời đô qua phía đông (Lạc Dương- Hà Nam) nên gọi là Đông Chu (770 - 221). Thời Đông Chu lại chia làm hai thời kỳ: Xuân Thu (722 - 479) và Chiến Quốc (479 - 221). Thời Tây Chu có trên một nghìn chư hầu, các chư hầu đánh nhau, tiêu diệt nhau, đến thời Đông Chu còn trên một trăm chư hầu. Qua thời Chiến Quốc số chư hầu chỉ còn trên một chục, tiếp tục đánh nhau, tiêu diệt nhau, dân lành tiếp tục chết. Sử sách Tàu có ghi lại những chuyện chém giết nhau túi bụi đó trong bộ Xuân Thu Chiến Quốc. Trong bộ truyện đó, tôi rút ra một đoạn, đoạn nầy có nhắc đến chuyện những con trâu.

    Vào thời Chiến Quôc, nước Yên (vùng đông bắc nước Tàu) đem quân đánh nước Tề (nằm ở bờ biển phía nam nước Yên). Tướng Yên là Nhạc Nghị, trong vòng sáu tháng, hạ được 70 thành của Tề, chỉ còn hai thành Cử Châu và Tức Mặc đang bị bao vây rất ngặt. Tướng giữ thành Tức Mặc là Điền Đan cùng quân dân chống trả quyết liệt. Vây suốt ba năm mà không hạ được thành, Nhạc Nghị lui quân 9 dặm (hơn 5 cây số). Điền Đan cho người phao tin trong triều đình Yên là Nhạc Nghị muốn tự lập làm vua nước Tề. Vua Yên cho quan đại phu là Kỵ Kiếp ra thay Nhạc Nghị. Nhạc Nghị sợ bị giết, bỏ trốn sang Triệu. Điền Đan lại cho phao tin rằng quân Tề sợ nhất là bị cắt tai. Kỵ Kiếp bắt được quân Tề là xẻo tai khiến quân Tề trong thành rất căm phẫn. Điền Đan lại phao tin rằng dân trong thành sợ nhất là mồ mả (ngoài thành) bị đào bới, Kỵ Kiếp cho đào tất cả mồ mả, vất xương khắp nơi. Dân trong thành tức giận, thề sống chết với kẻ thù. Rồi Điền Đan đem vàng bạc đút lót các tướng bên quân Yên và xin thương lượng để đầu hàng (dâng thành).

    Trong lúc đó điền Đan họp dân quân trong thành, chuẩn bị chiến đấu. Ông gom tất cả trâu trong thành lại, phủ lên mình trâu những tấm vải vẽ những hình kỳ dị, sừng trâu được cột gươm dao bén, đuôi trâu cột đồ dẫn hỏa...

    Nửa khuya, Điền Đan kích động dân quân trong thành "Chỉ còn con đường sống là phải tiến lên. Xã tắc mất rồi, hồn phách phiêu bạt, biết quay về đâu?" Rồi mở cửa thành, đốt lửa ở đuôi trâu, thúc trâu chạy trước, quân sĩ theo sau, dân trong thành ùa theo, vừa reo hò vừa gõ bất cứ vật dụng gì để gây tiếng động uy hiếp tinh thần đối phương. Trâu bị đốt sau đít, nóng quá, đâm đầu chạy về phía quân Yên, gặp gì chém nấy. Quân Yên tưởng quân nhà trời, sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Điền Đan thừa thế, xua quân đánh tiếp, chiếm lại được tất cả 70 thành trì của Tề bị mất trước đây.

    Điền Đan đã sử dụng trâu như những chiếc xe tăng có "bộ binh tùng thiết" thời hiện đại.

    Sau đây thêm một chuyện của mấy ông vua phịa bên Tàu. Mời quí bạn đọc chơi.

    Đời xưa, bên Tàu có Hứa Do là người hiền, sống ẩn dật ở Bái Trạch. Vua Nghiêu nghe tiếng muốn nhường ngôi, nhưng bị Do từ chối. Sau đó Do lui về ở ần tại núi Trung Nhạc, phía nam sông Dĩnh Thủy, vua Nghiêu lại tìm đến cố mời ông làm vua. Hứa Do không muốn nghe nên ra bờ sông Dĩnh Thủy rửa tai. Sào Phủ đang dắt trâu xuống sông uống nước, thấy Hứa Do đang rửa tai, hỏi nguyên do. Do nói “Không muốn nghe đề nghị làm vua, bẩn tai”. Sào Phủ nghe nói, dắt trâu lên phía trên cho trâu uống nước. Do hỏi tại sao. Phủ đáp “Sợ trâu ta uống nước bẩn của tai anh”. Sào Phủ lại hỏi Hứa Do. “Tư cách, đạo đức anh cỡ nào mà vua Nghiêu phải nhường ngôi cho anh?”

    Đến đây là chấm dứt “Chương trình của ban Tùng Lâm”. Chúc bạn một năm con trâu, khỏe như trâu, suốt năm kéo cày mệt nghỉ!

    Phạm thành Châu


    Nguồn:https://tiengthongreo.blogspot.com


              
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”