Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          

          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »







Liên Khúc
Nhạc Xuân Thúy Nga 2021



1. LK Mộng Chiều Xuân (Ngọc Bích)
Thanh Hà
& Phố Hoa (Hoài An)
Như Loan PBN101

2. LK Nếu Xuân Này Vắng Anh (Bảo Thu) & Khúc Nhạc Ngày Xuân (Nhật Bằng)
Hợp Ca PBN121
6:44​

3. LK Cám Ơn (Nhật Ngân) & Mùa Xuân Của Mẹ (Trịnh Lâm Ngân)
Hương Lan & Chế Linh PBN85
11:57​

4. LK Chiều Xuân & Thì Thầm Mùa Xuân (Ngọc Châu)
Hợp Ca PBN85
17:51​

5. LK Xuân Ngày Con Không Về (Trịnh Lâm Ngân)
Ngọc Ngữ
& Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu (Nhật Ngân)
Bảo Khánh PBN113
23:12​

6. LK Những Kiếp Hoa Xuân (Anh Bằng)
Hồ Lệ Thu
& Cánh Hoa Xuân (Hoàng Trọng)
Khánh Ly PBN101
29:59​

7. LK Mùa Xuân Trên Cao (Trầm Tử Thiêng)
Mạnh Quỳnh;
Mùa Xuân Đó Có Em (Anh Việt Thu)
Khánh Lâm;
Cám Ơn (Trịnh Lâm Ngân)
Tuấn Vũ PBN110
37:05​

8. LK Xuân Vui Ca (Nguyễn Hiền) & Chúc Mừng Xuân (Thanh Sơn)
Hợp Ca PBN80
44:09​

9. LK Ai Lên Xứ Hoa Đào & Bài Thơ Hoa Đào (Hoàng Nguyên)
Hoàng Oanh & Trung Chỉnh PBN76
48:35​

10. LK Chân Tình (Trần Lê Quỳnh)
Lương Tùng Quang
& Điệp Khúc Mùa Xuân (Quốc Dũng)
Thủy Tiên PBN101
55:21​

11. LK Cảm Ơn (Nhật Ngân) & Xuân Này Con Không Về (Trịnh Lâm Ngân)
Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh, Thế Sơn PBN66
1:02:51​

12. LK Mùa Xuân Ơi (Nguyễn Ngọc Thiện) & Ngày Tết Quê Em (Từ Huy)
Xuân Mai PBN80
1:10:18



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

              
    Vội vàng
    Tặng Vũ Đình Liên





    Tôi muốn tắt nắng đi
    Cho màu đừng nhạt mất;
    Tôi muốn buộc gió lại
    Cho hương đừng bay đi.


    Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
    Này đây lá của cành tơ phơ phất;
    Của yến anh này đây khúc tình si.
    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
    Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
    Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
    Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
    Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
    Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
    Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
    Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
    Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...


    Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
    Ta muốn ôm
    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
    Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
    Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
    Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
    Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
    Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
    - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!




    Xuân Diệu

              


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »







Liên Khúc Xuân Tân Sửu 2021
TÂM SỰ NÀNG XUÂN

Phương Anh & Phương Ý

00:00​
1. Tâm Sự Ngày Xuân - Hoài An

02:03​
2. Gác Nhỏ Đêm Xuân - Minh Kỳ & Lê Dinh

04:43​
3. Xuân Và Tuổi Trẻ - Nhạc: La Hối / Lời: Thế Lữ

08:00​
4. Đoản Ca Xuân - Thanh Sơn

09:26​
5. Mừng Tuổi Mẹ Cha - Hoài An

11:53​
6. Xuân Đã Về - Minh Kỳ

14:16​
7. Đón Xuân - Phạm Đình Chương

17:07​
8. Xuân Họp Mặt - Văn Phụng


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

              
    Thêm một mùa xuân






    Những bước chân không vội vàng,
    Lòng không còn hớn hở,
    Không vui khi mùa đông qua,
    Không mong chi mùa xuân đến!
    Những bàn tay không còn dịu dàng,
    quấn trong tà áo lụa!
    Những bàn tay ôm nỗi nhọc nhằn,
    Xua đuổi đi những ngày tháng cũ.
    Những lộc non xanh nụ trên cây,
    Mắt mù mờ không nhìn rõ nữa,
    Hoa đào hồng hay hoa mai vàng,
    Rồi cũng tàn trong đôi ba bữa!
    Không tiếng pháo nổ vang bên hè,
    Chỉ có tiếng bom rền quá khứ!
    Không cháu chắt áo mới xun xoe,
    Thiếu tiếng chân ai về đầu ngỏ,
    Chiều xuân vắng thoang thoảng trầm hương,
    Hồn nghẹn ngào hắt hiu nỗi nhớ.




    Tôn Nữ Thu Nga

    http://chimvie3.free.fr/77/tonnuthungat ... an_077.htm

              


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

          




Cuối năm viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa








Nghĩa Trang Quân Đội ngày giáp Tết



Đền Tử Sĩ

Mái rêu phong giữa đồi quạnh quẽ
cột đứng hai hàng đếm thời gian
năm mươi năm – chinh chiến đã tàn
mộ chí vô danh giờ đâu nữa!

Kìa Cổng Tam Quan nằm trơ trụi
nghe bước người cố cựu qua đây
vô tình chăng rừng lá lung lay?
như tiếng gọi từng ngày tuyệt vọng

Đền Tử Sĩ một thời lừng lẫy
đám gai rừng phủ hết lối qua
“Tổ Quốc Ghi Ơn” nợ sơn hà
nước mất nhà tan – còn ai nợ?

Dân còn chăng “Vì Dân Chiến Đấu”?
nước còn đâu “Vì Nước Hy Sinh”?
năm mươi năm vẫn đứng một mình
tàn cuộc – đau cho từng con chữ

Dưới trăng khuya hồn nào ghé lại
nghe dế giun trỗi khúc chiêu hồn
rừng đã lấn dần nấm mộ chôn
đền cũ hoang tàn theo năm tháng

Nghĩa Dũng Đài

Sừng sững giữa mồ chôn lớp lớp
Vành Khăn Tang ai quấn ngang đầu
lưỡi gươm cùn cắm xuống vết đau
mỗi nấm mồ mấy vuông khăn trắng?

Gọi ai đây người muôn năm cũ
hỡi oan hồn chiến sĩ trận vong
về đây buông bỏ gánh núi sông
rũ bụi biên cương nằm an nghỉ

Nghĩa Dũng Đài vinh danh tử sĩ
cho bao người sống sót hôm nay
trên tro tàn nắng úa chiều phai
còn đứng đó như chờ như đợi

Nhớ chi người lính ngồi gác súng
đón kẻ về – vĩnh biệt người đi
“Thương Tiếc”ai mà đếm chia ly
ngàn năm hận còn đây dấu vết

Những dãy mồ chôn

Bầy cổ thụ gặm mòn xương cốt
người nằm kia giấc ngủ yên chăng?
lá mùa đông vàng úa lăn tăn
bay trong gió thương người chết trận

Nửa kỷ qua sao còn lẩn quẩn
hỡi vong linh khóc núi thương sông
hỡi oan hồn mất nước – lưu vong
không chỗ gởi nắm xương còn lại

Chinh chiến cả đời thân trấn ải
chết tan thây dưới một bóng cờ
sao bây giờ hồn phách bơ vơ
mả lệch mồ xiêu – Ôi! Tử Sĩ !

@@@

Giữa nghĩa trang ngày tàn năm hết
tiếc giang san cố giữ trong tay
nói cùng người chết hận nằm đây
những kẻ lỡ còn trên đất giặc

Hãy quên đi sơn hà xã tắc
cố ngủ yên – giấc ngủ nghìn thu
quên đạn bom, quên cả quân thù
cứ mặc kệ nước non còn mất


nguyễn thanh khiết
những ngày cuối năm
tháng 01-2019





          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Năm Sửu Nói Chuyện Trâu



    Cưỡi trâu thả diều - tranh Đông Hồ



    Thân thế ngưu tộc


    Năm 2009 là năm Kỷ Sửu tức là năm con trâu. Phần lớn chúng ta lầm tưởng rằng ngưu hay ngâu là trâu. Thực sự ngưu là bò. Bò hay trâu đều thuộc gia đình Bovidae .

    Có người cho rằng bò là huỳnh ngưu và trâu là hắc ngưu . Cách phân biệt này không được ổn lắm vì cũng có nhiều con bò có lông đen, bò vá đen-trắng hay trắng-nâu và bò có lông trắng toát. Người Trung Hoa gọi trâu là thủy ngưu . Người Anh cũng gọi như thế với danh từ water buffalo hay water ox . Người Anh cũng gọi trâu là Indian buffalo vì Ấn Độ là một trong những vùng xuất phát của loài động vật ăn cỏ và nhai lại này.

    Trâu và bò đều là động vật có vú, có xương sống, có máu đỏ, có sừng, có móng đặc và có bao tử đặc biệt của loài ăn cỏ và nhai lại thuộc gia đình Bovidae . Tên khoa học của trâu là Bubalus bubalus . Trâu gốc ở Ấn Độ, Nepal, Thái Lan và được nuôi ở Việt Nam mang tên khoa học Bubalus arni . Ngoài những con trâu được thuần hóa, trong rừng Phi Châu, quần đảo Phi Luật Tân, Indonesia còn có nhiều con trâu sống trong trạng thái hoang dã.

    Trâu được thuần hóa ở Iraq và Ấn Độ từ 4.000 năm trước. Ở Trung Hoa thủy ngưu tộc được thuần hóa cách đây 3.000 năm. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm triệu con trâu được thuần hóa. Ở Việt Nam người ta phân biệt trâu qua màu sắc. Do đó ta có trâu đen và trâu cò hay trâu trắng.

    Các nhà động vật học phân biệt:

    a.- Trâu đầm lầy: là trâu kéo cày, kéo xe ở miền Nam Trung Hoa và các quốc gia Đông Nam Á. Trâu đầm lầy không cho sữa.

    b.- Trâu sông: nuôi ở Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập và các quốc gia Đông Nam Á dùng để lấy thịt, sửa, để kéo xe và kéo cày. Sữa trâu rất bổ.

    Trâu và bò đều cùng gia đình nhưng giữa ngưu tộc và thủy ngưu tộc có vài sự khác biệt:

    – Trâu to lớn và mạnh khỏe hơn bò.
    – Trâu cày ruộng lầy dễ dàng. Trái lại bò kéo cày dưới ruộng lầy rất khó khăn.
    – Trâu thích ngâm mình dưới bùn sình có nước. Bò không thích ngâm mình dưới nước.
    – Sừng bò ngắn. Sừng trâu dài và cong.

    Trâu lên ba tuổi thì bắt cặp. Thời kỳ mang thai kéo dài từ 300 đến 340 ngày. Trâu thường đẻ một con. Trâu con mới sinh cân nặng từ 30 – 35 ký lô.Tuổi thọ trung bình của trâu là 25.

    Trâu Á Châu được biết dưới tên khoa học Syncerus caffer cân nặng đến 1.000 ký lô. Trâu Phi Châu cân nặng trung bình lối 700 ký lô. Ở Phi Châu trâu sống trong rừng, thảo dã, đầm lầy và miền núi. Thân thuộc gần của trâu là:

    – Trâu Anoa trên đảo Java ở Indonesia nhỏ con, sừng mọc ngược về phía sau. Loại trâu này mang tên khoa học Babulus depressicornis có vóc dáng giữa trâu và dê. Giống này rất hiếm trên thế giới.

    – Trâu Gaur sống trong rừng ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan , Cambodia và đồng bằng sông Cửu Long. Hình dáng của loài động vật này giống trâu nhưng tên khoa học Bos gaurus của nó cho thấy các nhà động vật học liệt nó vào bò.

    – Trâu Yak Bos grunniens ở Tây Tạng, vùng Kashmir , tỉnh Thanh Hải ( Qinghai ) cũng được liệt vào bò. Người ta nuôi trâu Yak để lấy lông, thịt, sữa, da và để chuyên chở hàng hóa trên miền núi và cao nguyên.

    – Bò rừng Âu Châu Bison bonasus.

    – Bò rừng Bắc Mỹ Bison bison .

    – Bò xạ (musk-ok) ở miền hàn đới như bắc Canada , Greenland mang tên khoa học Ocibos moscharus . Vì ở vùng lạnh nên các loại bò này có lông dày, Bò xạ toát mùi xạ khi động cỡn.

    – Bò Bateng Bos javanicus tức bò Java được tìm thấy nhiều ở Nam Á và Đông Nam Á.

    – Bò Zebu ở Ấn Độ được xem là con vật thiêng. Bò Zebu to lớn nên kéo xe hay kéo cày rất khỏe.

    – Ở Phi Châu có bò Anhole. Bò cái của giống này có sừng dài hơn bò đực. Bò Gnu là giống bò thường thấy trên các dồng cỏ khô ở Phi Châu. Chúng là mồi của sư tử, beo và linh cẩu.

    – Ở Âu Mỹ các giống bò thường thấy là bò Holstein-Friesian, Jerseys , Guernseys , bò Aberdeen Angus không có sừng v.v.

    Trong trạng thái hoang dã ngưu tộc sống theo đàn. Nơi nào có đồng cỏ và đầm lầy, nơi đó có ngưu tộc tập trung để ăn cỏ và ngâm mình dưới nước. Xã hội ngưu tộc là xã hội mẫu hệ.

    Ngưu tộc trong xã hội loài người

    Trâu có vai trò quan trọng ở các quốc gia Châu Á gió mùa, nơi dân chúng sống bằng nghề trồng lúa. Cây lúa cần nhiều nước. Ruộng trồng lúa là ruộng lầy nên dùng trâu trong việc cày bừa có năng suất cao hơn dùng bò. Đó là máy cày, máy kéo của nông dân. Vì lẽ đó, trước khi có máy cày, việc giết trâu để ăn thịt gần như đồng nghĩa với phá hủy phương tiện sản xuất và giết hại loài động vật giúp cho nông dân giảm bớt sự lao lực.

    Đối với nông dân Việt Nam con trâu là một sản nghiệp. Ba biến cố quan trọng đối với người Việt Nam ngày xưa là:

    1.- Mua trâu.
    2.- Cưới vợ.
    3.- Xây nhà.

    Người Việt vẫn thường nói:

    Con trâu là đầu sự nghiệp

    hay:

    Trật con toán bán con trâu

    như để nói lên giá trị to lớn của con trâu trong xã hội nông nghiệp vùng Châu Á gió mùa.

    Tiền nhân chúng ta nhận xét rằng:

    Muốn làm giàu thì nuôi trâu cái
    Muốn phá sản thì nuôi bồ câu.


    Hình ảnh con trâu rất sống động trong sinh hoạt nông nghiệp ở Việt Nam với cảnh:

    Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
    Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa .


    Nhà nông cổ võ tinh thần ngưu tộc bằng những lời nói thân thương ngọt ngào với:

    Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
    Cấy cày vốn nghiệp nông gia
    Ta đâu, trâu đấy ai mà quản công
    Ngày nào cấy lúa còn bông
    Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.


    Nông dân mua trâu thường để ý đến màu sắc và tướng mạo của trâu. Họ không thích trâu cò (trâu trắng) vì:

    Trâu trắng đến đâu thất mùa đến đó .

    Người ta không mua trâu có lông mọc lộn xộn hay có sừng cong xuống đất. Trâu có lưỡi đen luôn luôn chết vì bệnh dịch. Trâu có lưỡi trắng gây lắm phiền não cho chủ. Trâu có vệt trắng trên cổ là trâu lười.

    Những người thờ Quan Công, học bùa ngải không ăn thịt trâu, thịt chó, khế, chuối chát, rau thơm vì sợ bùa mất linh nghiệm và người ăn bị hành.

    Trong truyện Tàu hay trong các sóc của người Thượng trên cao nguyên Trung Bộ người ta thường hạ trâu làm thịt để ăn trong những ngày trọng đại. Thịt trâu cũng ngon như thịt bò. Ngày nay người ta dùng sữa trâu và thịt trâu để làm lạp xưởng. Sừng trâu dùng làm tù và thổi gọi công cấy ở thôn quê. Da trâu dùng để bịt trống. Sạn trong mật ngưu tộc gọi là ngưu hoàng dùng để làm thuốc. Các tiệm thuốc dùng sừng trâu thay thế cho sừng tê giác mài cho trẻ em uống.

    Người Âu Mỹ không dùng trâu trong việc canh tác. Họ không nuôi trâu và cũng không ăn thịt trâu mà chỉ ăn thịt bò. Người Âu Mỹ có món bò bíp-tết (beef steak), Chateaubriand và hamburger làm từ thịt bò. Người Việt Nam có món phở bò, bò kho ăn với bánh mì hay bún, bê thui tương gừng, bò nhúng dấm, bò bảy món, khô bò, gỏi khô bò, bò lúc lắc, bò tái chanh, bò xào lăn, thịt bò nướng lá lốt v.v... Người Trung Hoa có bò vò viên, lòng bò. Người Âu Mỹ làm phô-mai từ sữa bò. Người Pháp nổi tiếng với phô mai La Vache Qui Rit (Con Bò Cười) với hình đầu bò cười. Hòa Lan nổi tiếng với sữa bột Guigoz, Người Việt Nam ăn lòng bò với mắm nêm, khế, chuối chát, rau sống nhưng không ăn phổi bò. Tiền nhân chúng ta vẫn nói “ Dở như phổi bò ” như ngụ ý khuyên chúng ta đừng ăn phổi bò. Bò là động vật lao lực nên phổi dễ nhiễm trùng lao. Vả lại phổi bò cũng không có hương vị gì rõ rệt.

    Người Ấn Độ theo Ấn Độ giáo không ăn thịt bò vì bò Zebu được xem là vật thiêng. Việc thờ Ngưu Thần được tìm thấy ở Sumer, miền Nam Iraq bây giờ, qua thần Enlil và ở Ai Cập cổ vào năm 3200 trước Tây lịch với thần Apis ở Memphis. Theo huyền thoại Hy Lạp thần Zeus, tức thần Jupiter của người La Mã, được bò cái nuôi dưỡng. Ngày xưa dân đảo Crete , Hy Lạp, cho rằng ngưu thần tượng trưng cho mặt trời và sự sinh sôi nẩy nở.

    Trong Cựu Ước kinh có đề cập đến giấc mộng của vua Ai Cập về bảy con bò mập và bảy con bò ốm. Joseph giải đoán bảy con bò mập là dấu hiệu của sự thịnh vượng, phú túc trong bảy năm, và bảy con bò ốm là điềm đói kém, thất mùa, kinh tế suy vi trong bảy năm.

    Ở các nước Đông Nam Á người ta thường tổ chức chọi trâu vào những ngày lễ truyền thống. Trò chơi này giống như trò đấu bò ờ Tây Ban Nha và các quốc gia Nam Mỹ. Trong trò chọi trâu, trâu thua thường bị giết. Trong trò đấu bò người thắng cuộc giết chết con bò. Nhưng nếu thua, người đấu bò có thể bị bò húc chết hay gây trọng thương.

    Trong ngôn ngữ Việt Nam , tiền nhân chúng ta mượn nhiều hình ảnh của ngưu tộc để diễn đạt một số ý tưởng của mình.

    Để chọc phá các nho sinh ta có các câu:

    Thấy anh hay chữ thử hỏi đôi câu
    Ngày xưa vua Thuấn cày trâu hay bò?


    Thân trâu ngựa là cụm từ để chỉ sự khổ cực cùng độ:

    Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.

    hay:

    Trâu ngựa dẫu kêu chi cũng mặc
    Thân còn chẳng kể, kể chi danh

    Trâu trắng trâu đen chỉ những người luôn luôn hục hặc với nhau.

    Người khỏe mạnh và lao động mạnh lực được gọi là người khỏe như trâu .

    Trâu chảng là trâu rất dữ và có sừng dài.

    Trâu cui là trâu mạnh. Người Việt Nam thường nói: “Mạnh như trâu cui”. Trâu cui có sừng quặp xuống đất.

    Trâu rừng là trâu sống trong trạng thái hoang dã như trâu rừng ở Ấn Độ, Indonesia , Thái Lan, Phi Luật Tân hay trâu rừng Phi Châu.

    Có chửa trâu là cụm từ chỉ những người phụ nữ mang thai quá chín tháng mười ngày (280 ngày) nhưng vẫn chưa sanh. Thông thường trâu cái mang thai từ 300 đến 340 ngày mới sinh con.

    Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết cho thấy sự liên lụy và thiệt hại của kẻ nhỏ khi hai kẻ mạnh và to lớn đánh nhau.

    Ngưu đầu mã diện
    (đầu trâu mặt ngựa) ám chỉ loài ác quỉ dưới âm phủ và những người không nhân tính trên trái đất.

    Ngu như trâu; lì như trâu; đàn khảy tai trâu nói lên sự ngu đần, lì lợm và không phân biệt tốt, xấu, hay, dở, đúng, sai của ngưu tộc nhưng được tìm thấy ít nhiều trong cộng đồng nhân loại.

    Trâu béo kéo trâu gầy : Trâu khỏe mạnh vừa kéo cày vừa kéo luôn công việc của trâu gầy. Người giỏi và siêng năng phải cáng đáng luôn công việc của người kém khả năng và lười biếng.

    Trâu cột ghét trâu ăn : Đó là sự đấu tranh, ganh ghét giữa người được hưởng và người không được hưởng.

    Trâu cột thì ghét trâu ăn
    Quan võ thì ghét quan văn dài quần


    Trâu chậm uống nước đục nói lên sự thiệt thòi của những người chậm chạp thiếu óc bon chen.

    Trâu chết bò cũng lột da : Khi người đồng hành của mình bị hại, đừng lấy đó làm vui vì trước sau gì cũng đến phiên mình bị hại như vậy.

    Trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt lưng nói lên sự thủ lợi của người ích kỷ trước cái chết của người khác.

    Trâu tìm cột chớ cột không tìm trâu : Người cần sự giúp đỡ của người khác phải đi tìm người giúp đỡ chớ đừng ngồi chờ người giúp đỡ đi tìm mình.

    Trâu chết không khỏi rơm : Khi còn sống trâu ăn rơm. Khi chết người ta dùng rơm thui trâu. Sống nơi nào phải biết quí nơi đó. Làm nghề gì cũng phải yêu nghề đó. Đến ngày cuối cùng người lo mai táng không ai khác hơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng và nơi chôn cất là nơi mình đã sống.

    Trâu lửng lờ thấy ác bay qua thì né nói lên thái độ sợ sệt của người làm lớn đối với thuộc hạ vì sai phạm một điều gì, cho dù chỉ có một mình biết mà thôi.

    Trâu thịt thì gầy, trâu cày thì béo : Người làm lụng đến khi kiệt sức thì bị quên lãng. Người ta chỉ chú trọng đến người đem lợi cho họ mà thôi.

    Trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy
    : Quyền lợi của ai người ấy hưởng.

    Trâu ngã nhiều gã cầm dao : Thấy lợi thì người ta bu lại như thấy trâu ngã thì cầm dao đến để chia thịt vậy.

    Trâu già không nệ dao phay
    : Người già không sợ chết.

    Ngưu bì là da trâu
    , da bò dùng để làm keo hay bịt trống.

    Ngưu lạc là chất béo lấy từ trong sữa như bò chẳng hạn.

    Ngưu đậu là vi trùng đậu mùa trong mủ của con trâu do người cấy ra để trồng trái ngừa bịnh đậu.

    Ngưu nhủ là sữa bò, sữa trâu.

    Ngưu hoàng là sạn trong mật bò hay trâu dùng để làm thuốc trong Đông Y. Bò hay trâu bị sạn mật thường đứng lại nhìn mặt trời khi bị chói nắng.

    Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã : Trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa. Đó là đồng loại tập hợp. Người Pháp và Anh có:

    Qui se ressemble s'assemble

    Birds of a feather flock together .


    Hai câu này có vẽ nhẹ nhàng hơn ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

    Những thiếu nữ khôn ngoan và đẹp đẽ lại có chồng khờ dại bị người đời biếm nhẽ bằng câu:

    Đứa gái khôn lấy thằng chồng dại
    Như cái hoa lài cặm bãi cứt trâu.


    Cổ áo hình trái tim được ví bằng bộ phận sinh dục của trâu cái.

    Trâu Lỗ là quê hương của Mạnh Tử và Khổng Tử. Quê của Mạnh Tử là xứ Trâu, quê hương của Khổng Tử là nước Lỗ.

    Vào thế kỷ thứ 9 đời nhà Đường ở Bắc Ninh có một tu viện Phật Giáo gọi là Kim Ngưu. Tương truyền rằng trong lúc xây tu viện có một con trâu vàng (Kim Ngưu) xuất hiện từ giếng trèo lên.

    Trong tiểu bang New York có thành phố Buffalo . Trong tiểu bang Illinois có thành phố Buffalo Grove . Buffalo là loại ngưu tộc có lông dài, sừng ngắn được biết dưới tên khoa học Bison bison .

    Trong khoa tinh tú học Đông Phương có sao Ngưu (Ngâu). Trong truyện kể có chuyện tình trắc trở giữa Ngưu Lang và Chức Nữ. Những trận mưa dầm vào tháng 7 âm lịch (tháng Thân) hàng năm được gọi là những giọt mưa ngâu .

    Trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp ba dưới thời Pháp thuộc có bài nói về con trâu, con cọp và trí khôn của loài người. Theo bài tập đọc này con cọp ngạc nhiên khi thấy một nông dân ốm yếu cầm roi đánh đập con trâu liên hồi trong lúc cày ruộng. Con cọp muốn biết tại sao con trâu to lớn và nặng gấp mười lần anh nông dân lại chấp nhận cho anh ta đánh dập mà không có một phản ứng chống cự nào cả. Con trâu buồn rầu đáp:

    “Vì nó có trí khôn.”
    “Trí khôn là cái gì mà ghê gớm thế?”, con cọp hỏi tiếp.
    “Mầy hỏi nó thì biết”, con trâu đáp.

    Con cọp quay sang người nông dân và hỏi:

    “Trí khôn mầy đâu? Cho tao xem”.
    “Trí khôn tao để ở nhà”, người nông dân đáp.
    “Về nhà lấy trí khôn của mầy cho tao xem”, con cọp nói.
    “Không được, nếu tao đi mày ăn thịt con trâu của tao. Nếu mầy để tao cột mầy lại thì tao an lòng về nhà lấy trí khôn của tao cho mầy xem”, người nông dân nói.

    Con cọp đồng ý cho người nông dân cột vào gốc cây. Cột con cọp xong người nông dân lấy cái bắp cày đập mạnh vào đầu con cọp và nói: “Trí khôn tao đây nầy”.

    Trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư cũng có bài Ai Bảo Chăn Trâu Là Khổ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

    Trong truyện tiếu lâm có chuyện Cống Quỳnh dùng trâu nghé đấu với trâu cổ của xứ nhà Thanh. Tôi xin nhấn mạnh rằng đây là một chuyện tiếu lâm nên đọc giả đừng xem đó là một chuyện thật đã xảy ra trong lịch sử.

    Dấu hiệu của Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam (trước 1975) là con trâu tượng trưng cho sức cần lao.

    Trong Tây Du Ký tác giả mô tả Lão Tử cỡi trâu xanh. Các nghệ nhân ở Việt Nam và Trung Hoa thường dùng hình ảnh mục đồng thổi sáo trên lưng trâu để nói lên cảnh thanh bình thịnh trị.

    Trong ngôn ngữ Việt Nam đôi khi người ta dùng chữ “Trâu” như một hình dung từ để diễn tả cái gì to lớn như đỉa trâu ( Hirudo medicinalis ), muồng trâu ( Cassia alata ), cà phê trâu tức cà phê robusta ( Coffea robusta ) v.v.

    Trong thực vật học có nhiều loại cây cỏ mang tên ngưu tộc. Người Anh cũng dùng những chữ ox, cow, buffalo, beef để đặt tên cho một số cây cỏ ở miền ôn đới và hàn đới như buffalo gourd (ngưu qua), buffalo grass (ngưu thảo), buffalo berry (ngưu mộc tử), beefwood hay horse tail tree ( ngưu nhục mộc tức cây phi lao hay cây dương mã vĩ mộc nhưng đừng nhầm với cây mã vĩ ở Bắc Bộ), cow herb (ngưu nãi thảo) v.v.

    Ngưu bàng tử tức hột cây muồng hòe Cassia foetida có độc chất toxalbumin nhưng nếu rang hột thì độc chất mất đi. Ngưu bàng tử dùng để trị diêm da, hắc lào. Lá muồng tiêu xổ rất mạnh. Người ta dùng lá muồng trâu Cassia alata làm thuốc xổ cho thú vật.

    Ngưu bàng Arctium lappa dùng trị mần ngứa, sốt xuất huyết, trái rạ.

    Dã ngưu bàng hay tử uyển Aster tartaricus có nhiều ở miền hàn đới, dùng để trị bệnh ho lao, viêm phế quản.

    Khiên ngưu (đất trâu) tức dây bìm bìm Ipomoea hederaceae có nhiều độc chất.

    Ngưu tất (đầu gối bò) tức cỏ xước Achyranthes aspera có nhiều dọc theo thung lũng sông Hoài, tỉnh Hồ Nam , Trung Hoa. Ngưu tất dùng để trị tiểu đường, hạ huyết áp, đau lưng, đau khớp xương.

    Ngưu thiệt
    (lưỡi bò) là cỏ chút chít Rumex aquatica dùng trị nướu răng rướm máu, xuất huyết da, mất máu, hoàng đản.

    Ngưu nãi thị
    tức cây sim Rhodomyrtus tomentosa . Gỗ dùng làm thuốc nhuộm răng hay nhuộm chân mày đen. Nước sắc của lá dùng để trị tiêu chảy.

    Đại kim ngưu Polygata glomerata dùng trị nghẽn phổi.

    Dây sữa bò tức hà thủ ô trắng hay hà thủ ô Nam Tylophora juventas gây sự trẻ trung, có công dụng làm đen tóc như giao dằng tức hà thủ ô đỏ.

    Ngưu tộc trong số đề và âm dương ngũ hành

    Trong 40 số đề con trâu chiếm số 9 sau con thỏ (số 8) và trước con rồng nằm (số 10).

    Năm sửu thuộc âm (-) nên ta chỉ có:

    – Ất Sửu: 1865, 1925, 1985, 2045 (hành: Kim)
    – Đinh Sửu: 1877, 1937, 1997, 2057 (hành: Thủy)
    – Kỷ Sửu: 1889, 1949, 2009, 2069 (hành: Hỏa)
    – Tân Sửu: 1901, 1961, 2021, 2081 (hành Thổ)
    – Quí Sửu: 1913, 1973, 2033, 2093 (hành: Mộc)

    Hợp với tuổi Sửu: Tỵ, Dậu, Tí.

    Không hợp với tuổi Sửu: Thìn, Tuất, Mùi, Ngọ.

    Đặc điểm chung của người sinh vào năm Sửu là có bịnh không nặng, không chết nhưng dây dưa gần như trọn đời.



    Những năm Sửu quan trọng vào thế kỷ XX

    1901: Tổng thống Hoa Kỳ Mc Kinley bị ám sát chết; Bát Quốc Liên Quân tiến vào Bắc Kinh; cải tổ hệ thống giáo dục ở Trung Hoa theo sáng kiến của Khang Hữu Vi (Kang Yu-wei) cho nữ phái đi học và theo học trình các nước Âu Mỹ; hiệp ước Bắc Kinh ký kết giữa Trung Hoa và đại diện tám nước. Trung Hoa bồi thường chiến phí 67, 5 triệu đồng bảng Anh (lối 6 tỷ 653 triệu Mỹ kim bây giờ).

    1913: Những bạo động của Việt Nam Quang Phục Hội ở Hà Nội; Hoàng Hoa Thám bị ám sát; Hoa Kỳ phong tỏa Mễ Tây Cơ; Vĩnh Thụy chào đời (lúc ấy Khải Định chưa lên ngôi); Phan Bội Châu và Cường Để bị xử tử hình khiếm diện; Phan Bội Châu bị giam giữ ở Quảng Châu (1913 – 1917); khâm sứ Mahé cho đào lăng vua Tự Đức (Khiêm Lăng) để tìm vàng.

    1925
    : Thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội; nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt ở tô giới Pháp ở Thượng Hải (Shanghai) và bị đưa về Hà Nội; Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen) chết ở Bắc Kinh; vua Khải Định băng hà; Trotsky bị loại ra khỏi đảng Cộng Sản.

    1937: Chánh phủ Mặt Trận Bình Dân (Front Populaire) của Léon Blum sụp đổ; chiến tranh Hoa Nhật bùng nổ (07-07-1937); chánh quyền Pháp ở Đông Dương kiểm soát báo chí và các đoàn thể chặt chẽ sau khi chánh phủ Léon Blum sụp đổ; cuộc đại thanh trừng do Stalin tiến hành ở Liên Sô.

    1949:
    Hiệp ước Elysée (Bảo Đại – Vincent Auriol); Bảo Đại hồi loan; Cộng Sản Trung Hoa chiếm lục địa; sự ra đời của NATO (Minh Ước Bắc Đại Tây Dương); Cộng Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức), Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức); 11 lãnh tụ Cộng Sản Hoa Kỳ bị đưa ra tòa vì mưu đồ lật đổ chánh phủ.

    1961: Vụ đổ bộ lên Vịnh Con Heo (Bahia de Cochinos mà người Anh gọi là Bay of Pigs); sự hình thành Peace Corp; trận đánh Phước Thành, Phước Bình; chuyến bay không gian có phi hành đoàn đầu tiên của Hoa Kỳ.

    1973: Hiệp định Paris về Việt Nam; chiến dịch vẽ cờ và giành dân lấn đất ở Nam Việt Nam; vụ Watergate; phó tổng thống Agnew từ chức; Hoa Kỳ ngưng oanh tạc Cambodia.

    1985: Gorbachev nắm quyền ở Liên Sô; một phi cơ của công ty TWA bị khủng bố giữ ở Athens, Hy Lạp; khủng bố Palestinans giữ một du thuyền Ý, Achille Lauro, bắt du khách làm con tin; hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Liên Sô ở Thụy Sĩ.

    1997: Hong Kong được hoàn lại cho Trung Quốc; Đặng Tiểu Bình (Deng Xiao-ping) chết; cựu hoàng Bảo Đại mất ở Paris; Pol Pot ra lịnh giết Son Sen và gia đình; thảm sát ở làng Thalit, Algeria; Madeleine Albright, nữ bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của Hoa Kỳ; công chúa Diana chết vì tai nạn xe hơi ở Paris.



    Các nhà lãnh đạo tuổi Sửu trên thế giới

    Các nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới sinh vào năm Sửu là: Cựu hoàng Bảo Đại (1913 – 1997); Richard Nixon (1913 – 1994), Gerald Ford (1913 – 2006); Antonio Salazaar (1889 -1970), nhà độc tài Bồ Đào Nha; Fulgencio Batista (1901 – 1959), nhà độc tài xứ Cuba; Benjamin Netanyahu (1949 - ), thủ tướng Do Thái; Menachem Begin (1913 – 1992), thủ tướng Do Thái; Willy Brandt (1913 -1992), thủ tướng Tây Đức; Stafford Cripps (1889 – 1952), chánh trị gia đảng Lao Động Anh; Erich Ludendorff (1865 – 1937), thống chế Đức, Margaret Thatcher (1925 - ), thủ tướng Anh; Warren Harding (1865 – 1923), tổng thống Hoa Kỳ,…

    Richard Nixon là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên từ chức năm 1974 sau vụ Watergate.

    Gerald Ford là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên không do dân bầu. Ông là trưởng khối thiểu số của đảng Cộng Hòa trong Hạ Viện. Năm 1973 phó tổng thống Agnew từ chức, tổng thống Nixon chọn ông làm phó tổng thống. Năm 1974 tổng thống Nixon từ chức, Gerald Ford trở thành tổng thống.

    Menachem Begin là thủ lãnh đảng Likud đầu tiên được làm thủ tướng Do Thái kể từ khi lập quốc năm 1948. Năm 1978 ông và tổng thống Ai Cập Sadat gặp nhau trong trại David để tiến đến việc ký kết thỏa ước. Năm 1978 ông là thủ tướng Do Thái đầu tiên được lãnh giải thưởng Nobel hòa bình.

    Bà Margaret Thatcher là vị nữ thủ tướng Anh đầu tiên trong lịch sử. Năm 1984 bà đến Bắc Kinh ký văn kiện hứa trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.

    Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy chào đời năm 1913 khi hoàng thân Bửu Đào chưa lên ngôi. Năm 1916 vua Duy Tân bị bắt sau cuộc khởi nghĩa bất thành ở Thừa Thiên, Quảng Nam . Bửu Đào được đưa lên ngôi tức là vua Khải Định (1916-1925). Năm 1922 thái tử Vĩnh Thụy sang Pháp cùng vua Khải Định dự cuộc đấu xảo ở Marseille. Vua Khải Định về nước, để thái tử Vĩnh Thụy ở lại Pháp học. Năm 1925 Vĩnh Thụy về nước chịu tang phụ vương Khải Định rồi trở lại Pháp tiếp tục việc học. Việc triều chính có nhiếp chính Tôn Thất Hân trông coi.

    Bảo Đại là vị vua thứ 13 của nhà Nguyễn và cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam . Ông từ chức năm 1945 rồi trở về cầm quyền dưới tàn dù chánh trị của Pháp năm 1949 để rồi bị lật đổ lần thứ hai năm 1955. Ông mất ở Paris năm 1997.

    Phạm Đình Lân, F.A.B.I.


    Nguồn:http://www.caidinh.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cười tí :D




    Chờ


    Sáng, nhân viên bán hàng dạo đến gõ cửa một nhà nọ. Một ông lớn tuổi thò đầu ra:

    – Anh tìm ai?

    – Dạ, đây ai là chủ nhà ạ?

    – Vợ tôi.

    – Bà ấy có nhà không?

    – Không.

    – Tôi có thể chờ.

    – Mời vào…

    Trưa, chiều, và tối, cuối cùng người nọ sốt ruột hỏi:

    – Bà ấy hiện ở đâu?

    – Ngoài nghĩa trang.

    – Thường thì bà ấy về lúc mấy giờ?

    – Tôi không biết. Hơn 10 năm rồi chưa thấy về.

    :lol2:


    Bản giao hưởng


    Một khách du lịch đến Vienna, một tối đi ngang khu mộ cổ. Bỗng nghe tiếng đàn réo rắt. Ngạc nhiên, ông lần tìm và thấy một người đàn ông tóc xõa ngang vai, đang lắc lư theo theo tiếng nhạc thánh thót. Nơi ông ta ngồi, trên bia ghi:


    “Ludwig van Beethoven
    1770-1827”



    Tiếng nhạc tuyệt diệu đến nỗi ông khách trở về khách sạn rủ thêm bạn bè. Chẳng mấy chốc họ bu quanh mê mẩn theo điệu nhạc du dương. Những bài “Giao hưởng số 1, số 2, số 3…. số 9…” lần lượt vang lên…

    Ngày hôm sau, số người đến nghe càng lúc càng đông. Một du khách bèn hỏi người gác nghĩa trang hỏi về tông tích người đàn ông độc đáo này. Ông gác mộ phẩy tay:

    – Ông Beethoven ấy. Ổng cứ dợt tới sửa lui mấy bản này hoài.


    :lol2:


    Nỗi sợ


    Nhân viên sở thú phát giác một ông nọ say mèm, ngủ quên trong chuồng cọp. Họ tìm được địa chỉ và chở ông ta về nhà.

    Đến nơi, thì ông tỉnh giấc:

    – Mấy anh đưa tôi đi đâu vậy?

    – Về nhà anh chớ đâu!

    – Thôi, chở tôi lại chỗ hồi nãy đi!

    – Anh nằm ở chuồng cọp, biết chưa! Bộ anh tưởng còn có con gì hơn con cọp à?

    – Con dợ!

    :lol:


    ST


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           


              


    Xuân Nguyện
    Trịnh Công Sơn
    Khánh Ly

    Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạn
    Xin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyền
    Xin cho mặt đường lặng lẽ đêm đêm
    Xin cho bầu trời rộn tiếng chim muông
    Và còn bao cánh đồng đang chờ lúa mới lên thơm

    Xin thêm những bàn tay dưới đôi vai nhiều người
    Xin chút nắng về soi trên mắt không còn ngày
    Xin vui cùng màu gạch ngói tươi
    Quê hương hẹn hò chuyện cất xây
    Và xin những sớm mai đàn em thơ đứng cười tương lai một ngày thật mới

    Xin ôi những mùa xuân xanh cho lòng tuyệt vọng
    Xin cây trái mọc ngon cho kiếp dân nhục nhằn
    Xin cho trường học mở lớp đêm đêm
    Xin cho ngục tù thành những công viên
    Và xin cho đứng gần một đời sống không mang thù hận

    ... ...

    Xin chim én mùa xuân hãy hát chung một lời
    Cho xương máu Việt Nam có phút giây phục hồi
    Trên đất ngậm ngùi thành những nương khoai
    Trâu ra ruộng đồng cày luống tương lai
    Ðường làng xưa có người những chiều gồng gánh yên vui

    Xin cho những giòng sông cá nhấp nhô đầy thuyền
    Cho những chuyến đò ngang những sớm mai rộn ràng
    Quê hương đền bù từng vết thương
    Ðôi tay cuộc tình vòng ấm êm
    Từ trong những xóm thôn bà mẹ quê đứng nhìn đêm đêm nhà nhà đèn sáng

    Xin cho mắt nhìn quen những đóa sen nụ hồng
    Xin cho những buồng tim máu đã qua bình thường
    Xin cho học lại từng tiếng yêu thương
    Xin cho mọi người nhìn mắt anh em
    Và xin thêm những ngày tìm hạnh phúc mai đây làm người.


    (1973)


              

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Buổi Sáng, Ngày Ba Mươi



    Có những sự kiện nhỏ bé xẩy ra trong khoảng thời gian lặng lẽ của đời sống bình thường, thuộc về một người nào đó - Nhưng chúng luôn được nhớ lại - Bởi cảnh sống nhân sinh thật ra thì đâu cũng chừng ấy sự việc, với những con người, và tất cả đều có chung một mẫu số: Ai cũng một lần thấm đau. Người Mẹ nào cũng thấm đủ Cơn Đau. Thánh Mẫu Maria, Phật Quán Thế Âm là những Người Mẹ Khổ Đau Nhất.

    Cuối năm Âm lịch là thời điểm làm Người Việt thường sống lại, nhớ lại rất đầy đủ. Với tận cùng

    Để nhớ lần của Bà Ngoại với Nh. H

    ° ° °

    1960 Căn gác gỗ được xử dụng làm nhà kho chứa những đồ dùng đã hư hỏng, cũ kỷ của một giòng họ; thay vì vất đi như quá khứ suy tàn, đã được giữ lại để nên chứng tích về một thời phú quý. Những đồ đạc tồi tàn phải miễn cưỡng coi trọng, vừa xem thường tội nghiệp. Sự tàn tạ suy sụp không thể che dấu nơi chiếc bàn thờ long chân mất cánh cửa tủ, khung xe kéo bánh gỗ nẹp vành cao su, lớp sơn then màu đen tróc những miếng loang lỗ trông như da người già trổ đồi mồi, bộ ghế trường kỷ phải dựa vào hai cây cột chính. Và cây cột cũng chỉ là khối tròn mỏng manh yếu ớt, lớp sơn son bên ngoài đã bị mối ăn suốt từng mảng lớn; thớ gỗ nứt dòn lốp xốp nếu bị đụng chạm, khẽ bóp hay dùng ngón tay, vật cứng ấn mạnh vào. Lõng chỏng trong đống đồ vật hỗn độn có hình khối vừa kể là những bộ phận không biết xuất phát từ những chủng loại, vật chất gì... Vài hộp gỗ sơn son thiếp vàng, khung của một chiếc lọng hay tán dù, những chân đèn, giá gỗ, bao áo gối vải xa-tanh hay một loại gấm đoạn bị rách tung toé, lỗ chỗ bông gòn vàng xỉn đen xám bày ra ngổn ngang. Và từng gói đồ dùng của những người từ lâu vắng mặt hay đã chết. Những người đã bỏ nơi nầy ra đi từ hằng hai, ba chục năm nay. Từ trong bộ ghế mây, đống đồ vật tối tăm chết chóc, dưới chân bàn thờ, trong chiếc quan tài để dành cho một người sắp chết luôn luôn có tiếng rì rì, kĩu kịt âm âm cuả loài mối, dán. Âm động của thời gian, quá khứ đang lụi tàn. Căn phòng luôn mờ mờ như có bó hương lớn đang cháy đỏ tỏa khói, do chỉ được nguồn ánh sáng chiếu qua những khe cửa lá sách và lớp kính từ bao lâu bụi đóng dầy.

    Có con người nằm im trên nắp chiếc quan tài. Gã thiêm thiếp ngủ cùng căn phòng yên lặng như khối nhà mồ. Gã nằm như thế từ bao lâu không chuyển mình, bàn tay vói qua ghế tràng kỷ đè lên cuốn sách lật ngữa, nửa phần sách bật khỏi mặt ghế thỏng xuống sàn gác. Ý hẳn gã đã giữ cuốn sách ở vị trí lưng chừng nầy suốt giấc ngủ. Không nghe tiếng thở của người, chỉ âm ỉ rì rào của lũ mối tham lam thâm hiểm. Căn phòng tối rất nhanh theo bóng dâm từ ngoài hàng hiên đậm lại với buổi chiều. Người ngủ vẫn giữ nguyên vị thế nằm sấp bực bội, khó chịu, hai chân gấp lại chổng lên. Hóa ra gã đã thức tự bao giờ...

    Con người ngồi dậy. Đấy là gã tuổi trẻ chưa đến hai mươi, tóc bồng lên phía trước rũ xuống trán, phía sau dài quá gáy lấp lên cổ áo lạnh. Và dù chiếc áo được may bởi hai lớp nỉ dày cũng không che đậy được phần cơ thể gầy gò tuy đang ở độ tuổi phát triển; vẻ gầy yếu do suy dinh dưỡng, không hoạt động cơ bắp nơi khoáng đạt, với chiếc cổ cao khẳng khiu lộ liễu, thêm bởi đầu tóc dài rậm. Tất cả làm nét khốn khổ điêu tàn càng đậm phần thảm hại. Tuy nhiên gã vẫn duy trì được vẻ láu lỉnh đùa cợt do nụ cười bất chợt trẻ thơ. Cách thế, phản ứng của loại người không muốn bị nhận chìm bởi hoàn cảnh.

    Gã đi rón rén đến dãy cửa kính ngăn căn gác và lan can mặt tiền. Bước chân dù nhẹ cũng đủ làm sàn gác rung rinh, răng rắc chuyển động. Gã dò bàn chân cẩn thận tránh những lỗ nứt lộ liễu do mối ăn thủng, hai tay choàng chiếc chăn vàng nâu sát quanh thân người, đi đến khung cửa, tì trán vào ô kính nhìn xuống lòng đường... Hơi nhích đầu lui, gã dùng ngón tay di di bụi trên mặt kính, kéo một góc chăn chùi phần trán, xong áp mặt vào lớp kính sát hơn. Cặp mắt nâu đen nhìn chăm chăm xuống lòng đường loáng nước như thể gã đang tìm kiếm một điều gì tuy quen thuộc nhưng luôn mới mẻ. Mưa xứ Huế gây gây ẩm, khí lạnh thấm qua lớp kính mờ bụi căm căm.

    Người thanh niên nhìn từ cực phải con đường, phía đầu con hẻm trải đá lồi lõm luôn đầy rác bẩn do những gia đình từ trong sâu đem ra đổ, nơi nầy là mặt sau của ngôi nhà lớn, hướng cửa chính mở ra phía Đường Gia Hội. Mình lại lẫn thẩn rồi, phải gọi là Đường Chi Lăng chứ. Thì lúc ấy còn bé nên quen gọi thế, mười năm hơn chứ ít gì.. Lúc đó mình đâu đã được mười tuổi, còn nhỏ chút xíu. Gã lẫm bẩm về những điều chợt nghĩ ra, cũng như muốn bào chữa khuyết điểm đã không nhớ chính xác về một điều gì có giá trị của quá khứ mà hiện tại tồi tàn nầy như một cách xúc phạm. Hắn ta tiếp tục dõi mắt từ chân đống rác đến nóc nhà. Trước khi mở tiệm bán xe đạp hiệu Rồng Vàng, nhà nầy là cơ sở gì, hẳn phải giàu lắm mới xây nhà lớn như thế kia? Khi nghĩ đến chữ "giàu", gã xây mặt nhìn lui căn gác. Quái thật! Có tiền sắm những thứ quỷ nầy làm gì nhỉ. Khối tiền đấy chẳng chơi. Gã xoay hẳn người lại đưa chân lên mép tay dựa chiếc ghế trường kỷ, đạp lay lay. Coi chừng đấy ông ạ, sập lầu hết chỗ ngủ bây giờ. Gã nhìn quanh đống đồ cũ khinh miệt diễu cợt. Thế mà ông cũng nhờ nó mà qua mùa Đông đấy, đừng giở trò bạc. Gã lại đưa mắt nhìn lên nóc ngôi nhà lớn. Khoảng tường TAM GIÁC dưới đầu hồi.. Hình con Cò với hàng chữ số màu ĐEN 1922. Như thế căn nhà nầy có cùng năm mẹ mình sinh. Tại sao lại vẽ hình con cò, phải hình con chó mới đúng với năm ấy. Mà cũng phải thôi, ai lại đi vẽ hình con chó trên nóc nhà bao giờ. Và hình vẽ cũng đẹp đấy chứ, gần bốn mươi năm nét còn sắc. À còn chuyện nầy nữa. Không hiểu tại sao mẹ lại hay tự trào, "Con cò mà đi ăn đêm". Có thể lúc trẻ bà cũng đã nhìn hình vẽ nầy và thắc mắc như mình chăng. Không phải thế đâu, thuở còn nhỏ mẹ mình đâu ở xóm nầy, nhà ông ngoại đâu trên Nam Giao cơ mà. Cũng không hẳn như vậy, anh không nhớ bà hay kể chuyện "Con ma cây khế" sao. Con ma cây khế ngồi ru con. Như thế nhà phải ở đâu đầu vườn bông, nơi con hẻm nhỏ. Vậy là có ma thật sao.. Mẹ mình đâu phải là người lắm lời nhiều chuyện, có thấy mẹ lớn tiếng và cãi cọ cùng ai đâu.. Hình ảnh con cò những kỷ niệm ngày nhỏ gây lòng vui vui, gã có cảm giác như đang chứng kiến, nghe đối thoại giữa hai mẹ con, sinh hoạt đầm ấm gã từng sống cùng, thực hiện, nay mất đi, xa xôi như nỗi bất hạnh, bất ngờ phải nhận ra nơi căn gác tồi tàn lạnh lẽo nầy. Có mẹ ở cùng vẫn hơn.. Không biết gã đã nói nên lời hay chỉ thoáng ý nghĩ. Chỉ biết gã lại rơi vào cảnh thực tế hiu quạnh buồn thiu. Mẹ mình bây giờ ở đâu?.. Chỗ làm việc lại đuổi mẹ, họ không chịu cho mẹ làm nhân viên, dù nhân viên phù động công nhật vì lý lịch chính trị. Như trường hợp ở Ty X Nha Trang vậy. Mấy hôm nay mẹ cứ lang thang suốt ngày trong sở thú, chẳng lẽ cứ ở hoài trong nhà người ta. Ngồi ở chỗ chuồng khỉ nhìn mẹ con khỉ đùa giỡn với nhau mà tủi thân. Gần bốn mươi tuổi vẫn không kiếm được miếng ăn nuôi các con, bỏ hai con ngoài ấy thật đau lòng cho mẹ lắm.. Mẹ biết làm sao bây giờ? Ai mua máu mình mẹ cũng bán ngay, làm sao cho hai con được bữa ăn qua ngày. Mẹ nói như thế là nói thật vì cũng đã đi đến chỗ mua máu, nhưng người ta cũng không nhận. Họ thấy mẹ quá gầy yếu, sợ lấy máu xong mẹ chịu không nổi mà ngất đi tại chỗ thì phiền cho họ.. Gã không nghĩ tiếp nữa, như có cái gì nghèn nghẹt ở cổ. Gã thở hắt ra từng hơi mạnh như muốn đẩy ra cục, khối vướng vít cay cay kia. Gã chặt chặt lưỡi như thể đang bị đứt tay hoặc phải chứng kiến cảnh tượng một người già đang đứng nép bên đường bị tên đi xe đạp bất cẩn tông phải. Sở dĩ gã nghĩ đến cảnh tượng kia vì dưới đường đang có hai, ba người đàn bà gánh gồng chạy lướt thướt. Thân người lấp kín dưới đôi quang gánh và tấm ni-lông, chỉ thấy dạng chiếc nón trắng đục trong màn mưa chiều tối. Hóa ra, ngày nhỏ mình thường thấy khó khăn nôn nao khi nhìn thấy những người đàn bà gánh hàng chạy trong mưa chỉ là do biết trước tình cảnh của chính mẹ mình. Nhưng, những người kia chỉ một lát nữa, họ sẽ về đến nhà, vặn to ngọn đèn dầu, đi xuống bếp, ngồi bên lò lửa với những đứa con quanh quẩn. Mẹ bây giờ ở đâu? Gã liếc về phía trái, lên trên tàng cây xanh đậm của hàng bông gòn, tượng Đức Bà in sậm trên nền trời và sau lưng, trên cao hình Thánh Giá. Gã chỉ nghĩ thế thôi, chứ thật ra không thể thấy hình tượng Thập Giá được. Phải cúi người xuống, nhìn chếch lên từ mép hiên nhà. Nhưng cũng phải vào buổi ban ngày, lúc trời nắng. Bây giờ, giữa cảnh mờ xám đất trời, với nỗi u uẩn trong lòng gã thấy Thánh Giá như một cách cầu viện. Thật sự gã cũng không thấy được tượng Đức Bà. Gã chỉ Biết nỗi buồn đau có thật.. Người Mẹ nào cũng đau khổ. Người Mẹ nào cũng thấm Đau. Chẳng biết mẹ mình bây giờ ở đâu?

    Người đi xe đạp với chiếc cặp da vắt ở thanh ngang đằng trước dừng lại ở ngay mái hiên dưới đường, ông nhìn lướt qua từ nhà số 3 đến nhà số 7.. Gã thanh niên mở nhanh khung cửa, bước ra hiên lầu. Đây, đây.. Nhà số 5 có thư phải không? Khi người phát thư tỏ ý xác nhận thì gã đã leo qua thành lan can gỗ, hơi ngần ngại một thoáng ngắn trước khi đu thẳng người xuống đất.

    - Có ai tên là Thái, Nguyễn Văn Thái?
    Người đưa thư kéo tờ giấy màu xanh nhạt nơi cuốn sổ; để ra xa tầm mắt, đọc chậm rãi,
    - Nguyễn Thái à.. Làm gì có ai tên ấy ở đây. Bác đưa thư cho em bao nhiêu lần, không nhớ tên em sao...
    - Bởi thế mới hỏi, tên nầy lạ quá. Cậu tên Hải chứ gì. Đoàn.. gì Hải phải không?
    - Vâng, Đoàn Trọng Hải.
    - Đó, tôi nhớ đâu sai. Tại sao lại gởi cho ai tên Thái ở nhà nầy?
    - Bác xem người gởi là ai, ở đâu..
    - Không ghi địa chỉ người gởi, chỉ đề bệnh viện Nha Trang, người gởi tên.. Nguyễn văn Hai. Ông đưa thư kiểm chứng từ cuốn sổ cái.
    - Em đâu quen ai ở bệnh viện Nha Trang, cũng không biết người nào tên như thế. Gã thanh niên trả lời nhanh tỏ ý không muốn nhận tờ điện tín. Có đe dọa ghê ghê đâu từ trong tờ giấy nhỏ màu xanh nầy.
    - Hay là cậu cứ ký nhận đi, xong mở ra xem trong đó có gì. Nếu đúng là của mình thì nhận, không thì trả lại.
    - Có bao giờ bưu điện chuyển tin sai không? Gã tuổi trẻ cố nài nỉ, tránh xa.
    - Sai sao được, ghi-sê khi nhận đã kiểm soát một lần, người đánh điện tín coi lại lần thứ hai, sai là cả tổng đài chịu trách nhiệm. Có gì người ta mới gửi điện tín, tụi tui phải đi phát ngay, mưa gió gì cũng phải đến tay người nhận. Cậu ký đi, tôi chịu trách nhiệm mà.
    Người thanh niên đưa tay nhận tờ điện tín như gánh chịu một phận cùng đành.

    Bây giờ quả thật không thể chịu đựng nổi nữa. Gã đã ngồi bẹp xuống bậc thềm hồi nào không hay, tay vò vò tờ giấy, mắt di chuyển vô tình từ rặng cây, cột điện, đến dưới mái ngôi nhà lớn, chỗ hình vẽ con cò.. Có phải vậy không? Tại sao lại như thế.. Hình như gã đang lẫm bẩm những câu vô nghĩa, hoặc một nội dung mơ hồ, không nắm vững cách phát âm.
    Gã xoay người vào trong, bò lê trên mặt đất, mồm ngậm tờ giấy. Gã bò đến cửa, thân hình lắc lư, run rẩy như con chó bị trấn nước. Gã cố đưa bàn tay qua ô cửa kính vỡ để kéo cây móc bên trong, nhưng bàn tay không còn điều khiển được cứ lần mò trên những ô mắt cáo. Giữ vị thế quỳ, đầu tì vào khung cửa, gã dùng bàn tay trái đỡ cùi chỏ cánh tay mặt, nâng lên từ từ.. Nhưng ngón tay vẫn rờ rẫm bạc nhược, không thể nào tìm ra ô thủng lỗ.. Cuối cùng, gã phải bám cả hai tay, chậm chạp đứng lên, xoay xoay chiếc tay cầm, lay lay cánh cửa. Tiếng khô nỏ chiếc thanh ngang rơi xuống, gã túm chiếc áo ở bụng như đang phải bị chấn thương mạnh, cong người lại, đi vào phòng, ngã xuống chiếc đi-văng gỗ, nằm cong queo như con tôm khô luộc. Anh đã THẤY hình dạng, đã cảm được, nhận ra ngây ngây hơi lạnh Sự CHẾT ở đây, trên chiếc đi-văng gỗ nầy.. Thằng Q, em mình nằm chết như thế nầy; có đâu mấy tháng.. Mười năm trước, 1950.

    Lạnh! Cái lạnh từ trong cơ thể, nơi đường ruột rung rung sôi, nơi hoành cách mô bị ép cứng, trong dạ dày bị khuấy trộn, bàng quang muốn nứt đôi như đang đầy ứ nước tiểu. Mình có ăn uống gì đâu mà đau bụng và muốn tiểu thế nầy. Gã chỉ loáng thoáng nghĩ được câu ngắn ngủi, xong trở lại đối phó với cái lạnh kỳ quái càng ngày càng tăng. Đâu có tấm chăn, cái đắp.. Tấm chăn màu Đỏ quấn tròn xác đứa bé em, thò chiếc đầu lơ thơ những sợi tóc nâu nhạt.. Gã liếc xuống nền nhà, trước bàn thờ có chiếc chiếu dùng cho người ngồi quỳ lạy trong dịp cúng giỗ. Gã hơi ngần ngại vì bản tánh sạch sẽ, nhưng phản ứng nầy không kéo dài được lâu. Cơn giá lạnh chụp riết, thấm sâu. Gã đánh bò cạp, rên hừ hừ, bò xuống đất đến chỗ tấm chiếu. Khi đã đắp được thân hình, gã mới nhận ra được điều nghịch lý: Chiếc đầu nóng sôi như đang bị hắc ín chảy nhão rót theo hai giây thần kinh từ đỉnh đầu nối xuống gáy. Gã nằm mê mê, tờ điện tín đắp lên mặt.

    ...Sóng người đẩy dạt gã từ phòng đợi ra sân ga, ở đây đang đầy ắp những người mặc y phục quê xứ Bắc; y phục của ngày di cư năm 1954, vào Đà nẵng. Tất cả đều ở vị thế NẰM với những bao bị lớn màu cứt NGỰA. Cho dù vùng vằng chống cự, gã cũng phải bước qua đống hành lý hỗn độn và khối đông với cảm giác e dè.. Có những gai, đinh lẫn trong bao gói ngổn ngang kia. Những người đàn bà thoạt tiên nhìn gã với ý chế diễu, sau buông lời chưởi mắng, mỗi lúc một tồi tệ. Gã cố chạy trốn nhưng chân dính cứng xuống sân xi-măng bởi một loại dầu nhớt ĐEN. Gã thử rút một CHÂN.. Đôi giày há mõm trơ những cái đinh SẮT (Vừa bực bội vừa buồn cười như tình cảnh của phim Charlot coi ngày nhỏ) Nhưng bây giờ gã không thể há miệng cười được vì trong mồm đang đầy những HẠT trơn, tròn, trắng, nhạt nhạt. Những hạt nầy đóng ở vòm miệng, thành lưỡi nhưng không thể nuốt xuống hoặc nhổ ra, bởi nùi bông gòn chật cứng khô khan đầy miệng. Dầu dính chặt chân, đế giày thủng, những đinh gai, những bàn tay bấu víu, cào cấu trên cổ chân, tia nhìn khinh miệt, lời xĩ nhục. Tất cả trạng thái, tình cảnh kỳ cục khó khăn nầy hình như kéo dài bất tận. Mặc cho lời chưởi mắng, ta hãy cứ gắng đến cửa phụ lên được tàu đi Nha Trang với mẹ là xong. Gã tự nhủ khi lách người qua khe hàng rào gồm những cây cột màu trắng bê-tông cốt sắt, nhưng chỉ lọt được cánh tay, thân kẹt lại vẫy vùng, lúng túng. Làm sao bây giờ; tàu đã đến kia rồi.. Tiếng người cãi cọ, giọng Quảng Nam khắc khoải, đau đớn, tuyệt vọng... Những người đàn bà Bắc đồng loạt đứng lên. Tất cả chạy vào hẻm núi đá ĐEN, những bàn CHÂN trần xô đẩy, đạp lên nhau, ngàn vạn tròng MẮT hốt hoảng trợn trừng. Cảnh tượng càng trở nên hỗn loạn khi đoàn tàu rầm rập tới, còi hú dài rền vang. Tàu tiến vào sân ga, không một bóng hành khách, các toa dài thậm thượt chỉ chất đầy vòng cườm TANG và than đá ĐEN. Gã thanh niên bứt được qua khe hàng rào, chạy theo đám đông đàn bà, hướng mũi tên Đỏ trên tấm bảng mầu trắng có ghi rõ hàng chữ “ĐI HÀ NỘI". Thế là không đi Nha Trang, phải ra Hà Nội, KHÔNG tìm được mẹ. Làm thế nào bây giờ?! Gã thanh niên bị đám đông kéo theo vào hẻm núi tương tự như lần đầu bị kéo ra khỏi phòng đợi. Và lần nầy cũng không phải cảnh khó khăn như khi bước qua đám đàn bà nằm nơi nhà ga mà đã là một tình trạng thực khốn khổ với những GAI nhọn đâm lút bàn CHÂN và DẦU ngập đến GỐI. Ô kìa, mẹ đang đứng trên núi cao, đỉnh núi ĐEN thẫm, tay mẹ cầm cuốn sách lớn bìa màu Đỏ.. Mẹ đưa con cầm hộ.. Gã muốn kêu lớn, nhưng không thể nào phát âm dù đã vùng vằng, cào cấu, thử đến lần thứ HAI, lần thứ BA. Gã cuống cuồng trèo lên sườn núi, cũng là cách thoát thân bởi hai sườn núi đang dần siết chặt lại. Từ vị thế chông chênh trên sườn núi gã nhìn lui.. Đám đàn bà đang trong cơn cuồng khấu tuyệt vọng, đạp lên đầu nhau tìm đường thoát thân. Người mẹ vẫn lặng yên nhìn gã xót thương, ánh mắt buồn thảm đau đớn và thân người bà nâng CAO dần với vị thế bất động.. Bà đưa cho gã cuốn sách. Nhưng khi gã chạm đến bìa thì cuốn sách biến thành cái KHUNG VÀNG: Từ trong rơi ra những hạt cườm như những hạt trơn trơn gã đang ngậm phải. Người thanh niên cố gắng trèo nhanh, tay bám vùn vụt lên những lằn đá núi. Đá cắt tay gã những đường máu Đỏ tươi. Hốt hoảng, gã di động tay qua những phiến đá khác. Chết rồi! Gã kêu lớn.. Mẹ ơi.. Nhưng người mẹ đã lẫn vào trong mây. Và tay gã ướt đẫm máu những vết cắt mới. Máu chảy đỏ trên sườn đá thành giòng. Gã dẫy dụa, cào cấu, lăn lộn trên sườn núi loang loáng máu. Người thanh niên vụt tỉnh giấc.. Nước mắt đầy tròng, chảy tràn xuống cổ, sau vành tai. Chưa bao giờ trong đời gã khóc dữ dội đến như thế.

    ...Anh Rô, anh Rô.. sao Rô khóc dữ rứa? Giọng đứa em sũng ướt lo âu. Nỗi tội nghiệp của con chó nhỏ sắp bị bán, cho đi hoặc bị giết. Con bé cầm tờ điện tín e dè.. Nó đọc những giòng chữ mã hóa khó khăn. Nước mắt dần chảy dài, tờ giấy hóa ẩm ẩm ươn ướt.

    Bây giờ gã sống trong tình trạng tuyệt vọng của giấc mơ, hiện thực nơi toa tầu bẩn thỉu, ẩm ướt nhớp nháp và đứa em ngồi co ro bên cạnh. Con bé ngồi im do tiết lạnh, phần lo sợ chuyến đi bất chợt hiểm nghèo. Gió đùa mưa rây rây bay vào toa qua cửa sổ, đám hành khách nhốn nháo lên xuống, những gánh quà rong chao đảo đi lại ồn ào. Cảnh tượng ngoài trời nhòa nhạt trong vùng hơi nước xám đục, qua màn khói tàu kéo lướt thướt từ từ kết đọng trước khi tan. Gã trẻ tuổi chỉ phân biệt được loạt âm động đều đều nhịp bánh xe, tiếng máy tàu hừng hực, va chạm ngúc ngắc từ những tấm kim loại nối kết hai đầu của mỗi toa, hệ thống thắng siết, nhả dưới lườn xe.. Chen trong chuỗi âm thanh xao xác, tiếng khóc rấm rứt, nấc nấc tội nghiệp của đứa em. Hai anh em đến ga Nha Trang vào nửa đêm. Trên lối đi chìm bóng tối dẫn đến bệnh viện, người thanh niên có lúc nhận ra.. Biển đang gầm gừ chuyển động ở một nơi nào đó rất gần. Gần như sát bên cạnh, trong thân. Cơn lạnh từ chiều hôm qua hình như càng lúc càng siết chặt. Gã choàng tay ôm em. Hai chiếc bóng xao động chập chờn trên mặt đường theo tàng lá cây bị gió quật ngã nghiêng.

    Người mẹ nằm sát mặt nệm như cành cây mục bị lấp xuống đất đã lâu. Dấu hiệu sự sống chỉ còn nơi tròng mắt, nhưng ánh mắt cũng đã lạc thần, thỉnh thoảng lóe lên tia nhìn kinh hãi van xin...
    - Mẹ em bị “cancer vert”, ung thư gan. Chúng tôi không thể làm gì hơn được. Đây là triệu chứng của giai đoạn cuối cùng. Tiếc rằng không phát hiện từ trước và nền y tế nước ta không có phương tiện. Người bác sĩ diễn đạt, tóm tắt bệnh lý với cách thức khác thường lệ, vượt qua khỏi lạnh lùng khách quan nghề nghiệp.
    - Dạ.. Hai anh em con cám ơn bác sĩ, cám ơn các chú, các cô y-tá ở đây... Chúng cháu chỉ hai anh em, không biết gì hơn, không có gì cả. Hai anh em thôi à. Một người nào đấy hỏi nhỏ. Vâng, cháu mười bảy và em cháu mười hai. Người bác sĩ và đám y tá bước ra, ông nói khẽ với nhân viên phụ trách trực tiếp giường bệnh.. C'est trop tard... Plus de morphine pour ell. Ông cố làm vẻ dửng dưng sau khi vỗ nhẹ nhẹ vai gã thanh niên.

    Sự chết đã hiện nên cụ thể từ ngón chân lên đầu gối. Hai ống chân, đúng hơn hai ống xương chân phủ lớp da khô tái lạnh tanh, xuôi im tê liệt bất động. Tất cả phần thịt từ đùi bụng đã hoàn toàn teo khô, tiêu biến. Ánh mắt xiêu lệch, leo lét, trống vốc.. Lâu lâu người mẹ đão tròng mắt qua lại như tìm tòi, cố nhớ một điều gì hoặc lẫn trốn một sợ hãi đe dọa. Hình như bà muốn đưa tay lên nắm, sờ con, nhưng cơn đau đớn từ trong cơ thể lôi kéo, đẩy bàn tay vào một chuyển động rời rạc lẫn lộn. Những ngón tay run run đưa trước mặt, lay lắt khe khẽ như muốn hất bỏ, tách ra lớp da thịt, bộ phận nào trong cơ thể đang bị lỡ loét, nhức nhối, đau đớn.. Những ngón tay bất chợt thả xuống, bấu vào mép chăn, sờ sò lên ngực, gạt nhè nhẹ ở bụng. Động tác tuy yếu ớt nhưng tia nhìn bỗng loé lên ánh quyết liệt. Lần quyết định cuối cùng để bức thoát khỏi nỗi đau quá sức chịu đựng.

    ..Mạ.. mạ.. đau..quá.. Chiếc lưỡi cử động khó khăn.. Mỏi chân lắm.. mạ bỏ hai đứa.. Tội lắm. Người mẹ không nói được hết câu, đưa hai cánh tay lên che mắt. Con chim heo bay qua kêu thét tiếng ngắn. Âm rờn rợn ác độc xẻ bóng tối chập chùng, đêm mùa đông sũng ướt, miền biển lộng gió chướng.
    Người thanh niên gỡ cánh tay bà mẹ xuống. Anh mở mí mắt sụp cứng, nhìn vào tròng mắt đứng sững. Mẹ chết thật rồi em ạ.. Gã nói tiếng nhỏ. Thật sự chỉ mấp máy môi. Đứa em cắn chặt những ngón tay giữa kẽ răng, vùng vằng đầu tóc ngắn.. Em không biết.. Em không biết.

    Bên ngoài, phía biển hình như gió thổi mạnh hơn. Người tuổi trẻ đột nhiên nghe tiếng sóng dập dồn mạnh mẽ rồi bất chợt lặng thinh. Ngày chưa đến, bóng tối nhờ nhờ qua khung cửa sổ dưới tàng cây đục màu chì.

    Gã nhìn xuống ngôi mộ vừa mới đắp, mưa nhỏ rây ướt thấm mềm lớp đất nâu đỏ như cặn máu. Vậy là kết thúc đời của mẹ. Một đời người. Gã đã đến đây từ Huế, người mẹ đi ra từ Sài Gòn.. Hai mẹ con gặp nhau ở đây, một nơi chốn không hề định trước. Trên sườn núi lưng Đèo Rù Rì, gã trẻ tuổi nhìn theo con đường nhựa đen, Quốc Lộ I chạy thấp thoáng uốn lượn, lẫn khuất giữa đá núi, đồng ruộng và bờ biển. Quay lại hướng thành phố Nha Trang, những khối nhà hỗn độn, cầu xóm Bóng, hàng dừa xanh màu lục đậm cùng màu mặt biển nằm im. Đèo Rù Rì. Tên nghe lạ quá. Mẹ chưa tới bốn mươi. Mẹ chưa hề trọn một buổi ngày vui vợ chồng, hạnh phúc gia đình đầm ấm. Động tác thoải mái, nét mặt thư thả, bình yên nhất là những khi mẹ đã chùi xong nền nhà, ngồi chống tay trên mép giường, nhìn chiếc sàn loang loáng nước.. Nắng hanh chiều cuối năm dọi vàng ô chữ nhật đổ chéo từ ngoài hiên hắt bóng vào. Những giờ khắc quá ngắn như màu nắng chiều cuối năm hiu hắt. Niềm vui của mẹ cũng mau chóng thoáng qua như buổi giao hòa đất-trời, cũ-mới, của ngày tận cùng, đêm trừ tịch. Mẹ thắp hương, nhỏ bé mong manh đứng trước bàn thờ, nét mặt phảng phất khói nhang, đôi ngươi loáng sáng ánh nến. Và mẹ hình như mĩm cười. Đang hoan lạc lung linh. Mẹ mình chỉ có những phút vui quá ngắn và KHÔNG THẬT. Và từ một tế bào nào đó tận sâu trong cơ thể đã gây nên một cơn ĐAU có THẬT làm run cánh môi, làm ánh mắt lo sợ lạc thần, đẩy đẩy những ngón tay tuyệt vọng co quắp. Và có thật sự mất mát tưởng như không thật nầy. Nơi nấm mộ nằm im không kẽ nứt, giữa núi đá trùng trùng vây kín và biển im lặng ngoài xa.

    Đột nhiên, gã nhớ ra sáng hôm nay, ngày Ba-mươi Âm lịch. Chiều nay, chiều cuối năm, và sẽ là đêm Giao Thừa. Như thế, Tết nầy Mẹ không ở với mình. Mẹ sẽ mãi không có.


    Phan Nhật Nam
    Nhớ một lần cuối năm ở Nha Trang.
    Tết Năm Tân Sửu, 1960-1961
    & 6 tháng 11, 2003 ở Huntington Beach, California.



    Nguồn:https://vietmessenger.com



              
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”