- 30/04/2020 - Tưởng niệm 45 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người yêu của lính

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Sài Gòn giải phóng tôi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Sài Gòn giải phóng tôi
    __________________________________
    Nguyễn Quang Lập _ 04/2016




    Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

    Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

    Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là
    • bút bi,
      mì tôm
      và cassette
    của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.

    Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.

    Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó,
    • cứt! Rứa Sài Gòn là tây à?
    Thằng Minh tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên,
    • đúng là tây thật bay ơi!


    Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

    Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

    Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

    Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

    Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi,
    • hết thịt, có đổi thịt sang sườn không?
    Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.

    Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

    Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách,
    • ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à?
    Ông chủ quán vui vẻ nói,
    • dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác - Lê.
    Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

    Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.





    Nguyễn Quang Lập

    https://danlambaovn.blogspot.com/2016/0 ... g-toi.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Những người chết sau cùng trong cuộc chiến

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Những người chết sau cùng trong cuộc chiến
    __________________________________
    Triều Phong _ 2016




              
    Viết cho ngày 30 Tháng Tư năm ấy.
    Viết cho những người lính cấp bậc nhỏ, nhưng hy sinh lớn.
    Viết cho những người lính vô danh,
    Vị quốc vong thân lúc thành mất nước tan.
    Ai cũng sống cả một đời, nhưng chết chỉ một lần.
    Các anh, những người lính nhỏ,
    Các anh, những người lính vô danh, nhưng hy sinh vĩ đại!

              
    Suốt 40 năm qua, tôi đã đọc, đã nghe và cũng đã xem nhiều về những hy sinh của các tướng lãnh, sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hòa khi nước mất nhà tan vào tay Cộng Sản trong ngày 30 Tháng Tư đau buồn của năm 1975. Lúc ấy tôi được 15 tuổi, chưa trưởng thành, chưa đủ khôn và đủ hiểu biết chuyện đời, nhất là chuyện thời cuộc. Ở tuổi này, tuy chưa đủ lớn, ký ức mình cũng đủ “già dặn” để không quên điều xảy ra. Và trong ý nghĩ đó, có một câu chuyện cho đến giây phút này vẫn còn in đậm trong ký ức của tôi.

    Mấy mươi năm qua, tôi cho đó là “chuyện nhỏ.” Sau này, tôi chợt nhận thức, rằng chuyện nhỏ này lại có ý nghĩa vô cùng to lớn mà hôm nay tôi muốn ghi lại và chia sẻ với những ai quý tự do, yêu độc lập và chuộng hòa bình.

    Lúc ấy là 09 giờ sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975!” (Tín Võ)



    ***
    Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười, khóc rấm rức như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Ðôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi…

    Thời khắc ấy cách đây đúng 40 năm, trong cảnh hỗn mang của ngày tàn cuộc chiến, trong xóm tôi ở Ngã Năm Bình Hòa-Gia Ðịnh, bỗng xuất hiện bốn năm người lính Nhảy Dù. Họ chạy lúp xúp men theo vách tường nhà Dì Sáu của tôi rồi dừng lại trước nhà tôi. Tất cả đều còn rất trẻ và người họ mang đầy súng ống đạn dược. Áo quần họ bám đầy bụi đỏ. Chỉ cần nhìn thoáng qua, ai cũng biết những người lính này mấy ngày trước đây đã từng xông pha trận mạc. Họ đứng trước khoảng đất trống, ngó dáo dác một đỗi, thì người lính có mang một bông mai trên cổ áo nói, như ra lệnh:
    • – Anh em đào ở đây đi.
      – Tuân lệnh thiếu úy!

    Một người trong họ trả lời. Thế là các anh tháo gỡ trên vai xuống mấy cái xẻng cá nhân. Với thao tác nhanh lẹ, phút chốc họ đã biến chúng thành những cái cuốc và bắt đầu đào hố cá nhân.

    Trong nhà, má tôi lo lắng ra mặt. Bà đang phân vân chẳng biết có nên di tản không và nếu đi thì chưa biết phải đi đâu. Bất ngờ, bây giờ thấy lính tráng chuẩn bị hầm hố chiến đấu trước cửa nhà, bà thêm hoảng sợ.

    Tuổi thiếu niên đang lớn, hiếu kỳ, tôi tò mò bước ra sân, tiến gần đến khoảng đất trống ngồi chồm hổm xem mấy người lính làm việc. Lâu lâu có tiếng đại bác vọng về, tiếng súng bắn lẻ tẻ vang lên đây đó làm cho bầu không khí chết chóc thêm ngột ngạt, hình ảnh chiến tranh thêm rõ nét.

    Dân trong xóm tôi nhốn nháo chạy tới chạy lui, mặt mày ai nấy đều lấm la lấm lét khi đi ngang qua nơi mấy người lính đang làm việc. Bộ mặt của thành phố Sài Gòn lúc đó như người bệnh nặng sắp mất.

    Ðộ chừng nửa tiếng sau, khi hố được đào khá sâu, một người lính đứng lên, mồ hôi nhễ nhại trên mặt. Anh đưa cánh tay lên cao, quẹt lấy mớ tóc bê bết trên trán để lộ một cái sẹo thật to nơi đuôi mắt phải, đoạn nhìn tôi:
    • – Em trai chạy vô nhà lấy cho anh xin miếng nước uống đi em.

    Tôi đứng dậy co giò phóng vào nhà. Ít phút sau tôi mang ra cho các anh một ca nước đá bự, một cái ly và một ít kẹo đậu phọng với bánh in mà má tôi đưa thêm. Họ ăn, họ uống, họ nói cười vui vẻ, cơ hồ như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ có người thiếu úy là không ăn uống gì cả.

    Người thiếu úy này cũng còn trẻ và đẹp trai như Tây lai nhưng dáng dấp rất phong trần, uy dũng. Tôi đoán chừng tuổi đời anh chỉ khoảng 23, 24 gì thôi. Anh có vẻ như đang lo lắng trước tình hình chiến sự lan rộng nên nét mặt luôn phủ một lớp sương mờ căng thẳng.

    Nắng lên khá cao…

    Bỗng một tiếng nổ lớn từ đâu dội lại rung chuyển cả mặt đất. Tôi hoảng hốt. Mấy người lính ngưng đào, ngẩng đầu nhìn quanh. Viên thiếu úy ngó về cuối xóm một thoáng rồi nói với đồng đội:
    • – Anh em cứ tiếp tục đi, để tôi xuống dưới này xem sao.

    Người thiếu úy xốc khẩu M-16 đang mang trên vai lên cao và bỏ đi trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Bên trong, má tôi gọi tôi vào và không cho ra khỏi nhà, vì sợ đạn lạc. Xế trưa, lúc ông Dương Văn Minh ra lệnh cho binh sĩ buông vũ khí và đầu hàng vô điều kiện thì má tôi vội vã kêu tôi cầm cái radio-casette hiệu Sanyo ra cho những người lính bên ngoài nghe. Trong khi họ còn sững sờ thì viên thiếu úy từ dưới đang vội vã đi lên. Một anh lính trẻ giơ chiếc radio về viên sĩ quan, hớt hải, nghẹn ngào. Anh nói như sắp khóc:
    • – Thiếu úy, thiếu úy, ông Minh đầu hàng rồi. Mình thua rồi!

    Viên sĩ quan khựng lại một lúc rồi chăm chú nhìn vào cái radio trong im lặng não nề. Tiếng ông Minh kêu gọi đầu hàng cứ được lập đi lập lại hoài khiến người sĩ quan trẻ nổi cáu:
    • – Ð.m. sao chưa đánh đấm gì đã lo đầu hàng?

    Người thiếu úy giận dữ quát tháo, gương mặt đan xen nỗi đau và buồn. Sau một đỗi phân vân, cuối cùng thiếu úy hạ giọng:
    • – Thôi đi.

    Thế là họ bỏ chiến hào đang đào dang dở và hấp tấp chạy trở ra đường.



    Ðộ chừng một tiếng đồng hồ sau, người ta nghe nhiều tiếng súng AK-47 nổ giòn giã rồi tiếng M-16 bắn liên thanh đáp trả. Lẫn lộn trong đó thỉnh thoảng có cả tiếng súng M-79 đệm vào. Ðứng trong sân nhà nhìn ra, tôi thấy có vài cột khói đen bốc lên cao. Từ bên ngoài, vài người trong xóm tôi tất tả chạy về. Gặp má tôi đang đứng lấp ló nơi cửa, họ báo:
    • – Ðang đánh nhau ở ngoài Ngã Năm dữ lắm cô Ba.

    Ngã Năm Bình Hòa là giao điểm của năm con đường từ năm hướng khác nhau. Năm Mậu Thân 1968, nhiều trận đánh đã diễn ra ở đây khi Lực Lựợng Bảo Vệ Biệt Khu Thủ Ðô của quân đội VNCH ngăn chặn các mũi tiến công của cộng quân từ bên ngoài đổ về qua mấy cửa ngỏ như Gò Vấp, Cầu Bình Lợi, Lò Vôi hay Ðồng Ông Cộ… nên nó trở thành một trọng điểm chiến lược vì là một trong những lộ chính tiến vô thủ đô Saigon.

    Chiều cùng ngày, khi lịch sử đã an bài, dân chúng bắt đầu túa ra đường phố. Lớp thì đón quân “Giải Phóng,” lớp khác lại mừng đất nước “Ðộc Lập,” trong khi tôi thì tò mò theo người cậu họ ra xem tình hình ngoài ngõ. Nghe thiên hạ bàn tán xôn xao có lính chết ở chỗ Ngã Năm Bình Hòa, cậu cháu tôi lần bước tới quan sát. Một đám đông đang vây quanh trước Nhà Thuốc Tây Tiến Thành, là nhà thuốc của má thằng bạn tôi. Cố gắng chui vào đám người hiếu kỳ ấy và luồn lách một tí, tôi tới được bên trong. Giữa vòng người nọ là xác một người lính nhảy dù nằm chết cứng. Ngực thủng một lỗ lớn, chiến bào loang đầy máu và đã chuyển sang nâu sậm nhưng đôi mắt anh vẫn mở trừng trừng. Nhìn kỹ, tôi chợt giật mình: người đó chính là viên thiếu úy ban sáng!

    Ðang còn ngỡ ngàng, tôi bỗng thấy có một thanh niên vẹt đám đông bước lại gần xác người thiếu úy. Anh mặc một chiếc quần tây đen ngắn củn và áo thì rộng lùng thùng như đồ của ai cho chớ không phải của anh vậy. Anh khom người xuống, giơ tay vuốt nhẹ nhàng lấy khuôn mặt lạnh vô hồn kia. Ðôi mắt từ từ nhắm lại và nơi khóe miệng một dòng máu nhỏ rỉ ra bên mép. Dường như chàng thanh niên lâm râm khấn vái điều gì đó nho nhỏ, đoạn anh đứng lên, bước ra với đôi mắt đẫm lệ. Tôi nhận ra ngay anh chính là người lính xin nước tôi lúc sáng, nhờ vết sẹo to nơi đuôi mắt.

    Thiên hạ bàn tán sôi nổi khi dòng máu tươi nơi khóe miệng của thi hài đã lâu kia rỉ ra. Người miền Nam vốn duy tâm, thiên hạ tin rằng đấy là một điều linh thiêng vì vị sĩ quan này có lẽ còn có chuyện chi oan ức. Ðột nhiên, chị Bảy bán tạp hóa sau lưng tôi lên tiếng kể lể với những người xung quanh:
    • – Ông thiếu úy này và mấy người lính của ông ta nấp ở vách tường bên kia kìa. Ðứng trông cửa sổ nhà nhìn qua, tui thấy mấy ổng bắn xuống phía mấy ông “Việt Cộng” ở dưới Ðồng Ông Cộ quá trời. Cuối cùng chắc thấy không xong, ổng biểu mấy người lính của ổng chạy đi còn ổng thì vẫn ở lại. Rồi hình như ổng bị thương sao đó nên bò sang nấp vô Cổng Ðình Thần Bình Hòa này nè. Hai bên còn bắn nhau một lúc lâu nữa và khi không còn nghe tiếng súng thì tui dòm ra thấy ổng lết tới đây rồi chết luôn.

      – Hết chiến tranh rồi mà chết, tội nghiệp quá! Không biết có gia đình vợ con gì không? Thân nhân mà hay được chắc là buồn lắm.

    Ông già bên cạnh chị Bảy nói theo làm mọi người mủi lòng trước sự hy sinh oai hùng của viên thiếu úy. Chợt một bà cụ cầm tấm chăn, không biết từ đâu, tách đám đông bước vô phủ trùm lên xác người thiếu úy và mếu máo:
    • – Dù con không có họ hàng gì với bà nhưng bà thấy con chết thảm bà thương quá. Tội nghiệp, con cái nhà ai vậy không biết nữa. Thôi con chết rồi, con hãy thanh thản ra đi và nếu hồn con có thiêng thì phù hộ cho bà con nơi đây được nhiều an lành nha con!

    Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười khóc rấm rức như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Ðôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi. Ngẩng mặt lên bắt gặp tôi đang nhìn anh trân trối, anh vụt bỏ đi.

    Ngó cho đến khi bóng dáng xiêu vẹo của anh khuất nơi cuối chợ, tôi thấy lòng nao nao buồn. Cảm khái trước một nỗi niềm mất mát bao la của tình đồng đội thiêng liêng cao quý lẫn tiếc nuối cuộc đời binh nghiệp nữa đường gãy đổ, tâm hồn tôi tràn ngập cả một sự chua chát to lớn.

    Nhưng tôi đâu biết rằng, đó chỉ là khởi điểm của một trang sử đau thương cho dân tộc, cho hàng vạn sinh linh sau này.





    Triều Phong
    Charleston, South Carolina

    https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-bi ... uoc-chien/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Khúc tình ca Hàng Hàng Lớp Lớp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Khúc tình ca
Hàng Hàng Lớp Lớp

Nguyễn văn Đông
Bạch Vân



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Paris Match Phỏng Vấn Đại Tá Đặng Phương Thành

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Paris Match
    phỏng vấn Đại tá Đặng Phương Thành

    __________________________________
    Francois Caviglioli _ Paris Match 26/04/1975
    chuyển ngữ Trần Anh Tú.




              


    Paris-Match số 1352 ngày 26-04-1975 chụp đại-tá Đặng-Phương-Thành sau chiến thắng Bến-Tranh
    (hàng chữ ghi chú bằng tiếng Pháp "Le colonel Thanh défend le delta du Mékong"
    nghĩa là "Đại-tá Thành người bảo-vệ đồng-bằng sông Cửu-Long")

              


    Mỹ Qưới.

    150 dân làng đã tập trung tại sân làng khi chúng tôi tới. Những người này không đi ra đồng sáng nay. Trong tầm nhìn của mắt, vùng Châu Thổ rạn nứt này, ngoại trừ lửng lơ những đám sương mù, còn lại là trong vắt. Xa xa, xuất hiện những cụm khói, đó là những khẩu 105 của pháo binh chánh phủ đang giã/nện (pilonner) những tàn quân của 1 trung đoàn quân Bắc Việt xâm nhập, đã bị tiêu diệt hôm trước.

    Đó là hòa bình và đó là chiến tranh. Vùng châu thổ này luôn luôn có hai bộ mặt. Trong khúc quanh của con kinh chảy vòng qua làng, nổi lên những xác chết sình chướng và đen kịt. Cách đây hai ngày, Mỹ Qưới đã là bộ chỉ huy của quân Bắc Việt. Trên ngưỡng cửa của một ngôi nhà, một người đàn ông với nét mặt đầy sợ hãi, đang ngồi, được canh gát bởi ba Nghĩa Quân
              
    • "người này trước đây là chính ủy Trung đoàn" (C'était le commissaire politique du regiment),
    đại tá Thành giải thích cho tôi. Mập nhưng lùn, gương mặt tròn nhưng với nét cứng cỏi, Đại tá Thành đã hành quân vùng châu thổ này từ nhiều tháng. Ông nhìn chăm chú cánh đồng chỉ còn bùn khô, ngăn cách bởi những con đê nhỏ, và thì thầm:
    • "còn nữa".
    Ông nói như một sĩ quan Pháp của thập niên 1950. Tôi nói như vậy với ông, ông trả lời:
    • "vùng châu thổ là vậy" .


    Nhưng bên dưới những bụi chuối (bananeraie), tạo bóng mát cho làng. Những cô gái trẻ mặc áo lụa trắng đang phì cười. Những đứa nhỏ ở truồng vửa đuổi nhau vừa la mỗi nhà. Những ngôi nhà bằng lớp đất với lớp vữa màu xanh. Có nhiều lu lớn đựng nước ngọt mà những thanh niên có thể dùng những cái lon bằng thiếc để múc uống hay rảy nước cho mát. Người ta vửa lấy những cái xác dưới kinh, sẽ chôn cất và mọi việc sẽ cũng như trước. Cho tới đêm kế.

    Bởi vì đó là đêm mà các đặc công Bắc Việt xâm nhập vào các làng để đe dọa các trưởng làng, trừng phạt những nông dân không tuân lịnh Việt-cộng (chatier les paysans qui ne plient pas aux consignes du Viet-cong). Giống như thời người Pháp còn hiện diện, vùng châu thổ này, với một triệu người đang nuôi 20 triệu người, có thể nuôi toàn nước VN. Đây là vùng đất màu mỡ nhất Đông-Nam-Á. Không có vùng châu thổ, Sài gòn sẽ là thành phố chết. Đo đó mà tại sao Đại tá Thành theo dõi, trong khu vực bao la này, nơi mà người ngoại quốc phải dựa vào địa bàn để di chuyển, những trung đoàn Bắc Việt phân tán thành từng toán nhỏ, dấu mình trong những ao (trous d'eau), đào những đường hầm dưới các đê và đôi khi sống dưới đó trong nhiều tháng.

    Người nông dân vùng châu thổ không thích Việt cộng, và đối với họ, một người miền Bắc là một người Esquimau. Mỗi ấp có Nghĩa Quân trang bị vũ khí nhẹ, ở phía Bắc của vùng châu thổ, những người Hòa Hảo, một giáo phái có màu sắc chính trị tổ chức thành 1 đạo quân thật sự, đã thành công khi làm khiếp đảm những phần tử liều lĩnh nhất của đội quân quyết tử Hà Nội. Nhưng những người nông dân này cũng ghét những công chức của Sài Gòn tham nhũng (1) và không biết lội ruộng. Họ có một danh từ để chỉ những người này: Đó là những người mang túi/bị gạo (ce sont ceux qui emportent les sacs de riz). Chúng ta đang ở Á Châu và người nông dân đang chờ để biết ai sẽ là kẻ mạnh nhút. Chính kẻ mạnh nhứt sẽ làm chủ vùng châu thổ này. Vào lúc này, vị Đại tá khoẻ mạnh đang giữ quận Bến-Tranh trong tay cho chánh phủ Sài Gòn. Không nắm vững tình hình, người nông dân không biết tới sự thảm bại mới đây (ý nói sụp đổ của các tỉnh miền Trung) và, hơn nữa, họ còn cười vì nghĩ rằng nó quá xa nơi họ đang sống.

    Nhưng nếu Bắc quân, tại Xuân Lộc đang cầm chân những lực lượng giỏi nhất của Sài Gòn, đột nhiên tấn công vùng châu thổ?

    Chúng tôi tiếp tục, trợt lên trợt xuống trên những bờ ruộng, tới Ấp Bắc. Vẫn còn những thiếu nữ với hoa cài trên tóc. Vẫn còn những đứa trẻ nô đùa vài mét cách các xác sình chướng và nám đen. Vẫn còn xuất hiện những Nghĩa Quân bảo vệ làng của họ. Nhưng họ sẽ chống được ai?

    Chúng tôi vào nhà của xã trưởng. Có tám đứa nhỏ trên bộ ván gỏ lớn. Một bà lão đang cắm hoa trước bàn thờ ông bà. Vị xã trưởng chào Đại tá.
    • "Làng này thì bảo đảm"
    Đại tá nói. Nhưng ông ta nhìn ra xa, hướng về các bụi chuối mà sức nóng của buổi trưa làm chúng lung linh dưới ánh mặt trời, như địch quân đang ẩn núp ở đó.






    ******
    Tại Sài Gòn, trong 1 con đường rộng, kế khách sạn Continental, có một người đàn bà nhỏ thó đang sống, mảnh khảnh nhưng hoạt bát, vừa làm trung gian giữa hai kẻ thù không đội trời chung, Tổng thống Thiệu và Việt cộng. Đó là bà Ngô Bá Thành. Bà mời các phóng viên đến vườn nhà bà. Đối với người nước ngoài, bà tượng trưng cho lực lượng thứ ba, ở Hoa-Thịnh-Đốn, Paris, Luân-Đôn và có thể ở Moscow người ta lắng nghe bà. Người ta coi bà như lực lượng để thay thế. Người ta cũng theo dõi một viên tướng mà giá trị lớn nhứt của ông vẫn còn im lặng. Đó là Minh lớn. Người ta đồn rằng ông sắp tái xuất giang hồ. Nhưng dân sài Gòn, mỗi đêm hướng lỗ tay về Xuân-Lộc, chỉ có thể nghe tiếng đại bác của Bắc quân.




    Francois Caviglioli
    chuyển ngữ Trần Anh Tú

    http://www.truclamyentu.info/dialinhnha ... -thanh.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chương trình 30/04 của Người Việt Tự Do - New South Wales - Úc Châu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

























          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bốn đại tá trốn trại

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Bốn đại tá trốn trại
    __________________________________
    Võ Hữu Hạnh




    Những năm dài tháng tận rồi cũng trôi qua trong nhọc nhằn khổ sở cả thể xác lẩn tinh thần . Thắm thoát đã hai năm qua ở mảnh đất tận cùng biên giới phía Bắc Việt Nam này . Hàng ngày chúng tôi phải dậy thật sớm trước khi tiếng kẻng rùng rợn vang lên giữa đêm giá rét 0 độ của miền Bắc rẻo cao này , để xếp hàng làm vệ sinh cá nhân , vì hể một khi tiếng kèn đã nổi lên rồi thì mình sẽ không còn là mình nữa , mà là một con trục quay cuồng trong guồng máy luyện thép khổng lồ .

    Thời gian đó các cai tù phân công chúng tôi ra từng cặp một trẻ một già , một khoẻ một yếu để vác một cây bồ đề dài khoảng 6 thước , chu vi chừng vài tấc trở lên qua đoạn đường rừng gần 10 cây số , mỗi ngày cặp tù nhân đó phải vác đủ ba chuyến như thế cho đủ chỉ tiêu . Lúc dó khoảng 4 giờ chiều , tôi và một anh bạn trẻ đang khiêng một cây Bồ Đề to lớn , đã cố sức vưọt qua bao nhiêu ngọn đèo , chỉ còn một đèo chót là đến nơi đang xây dựng bệnh xá được xây thêm cho càng ngày càng có thêm bệnh nhân tù .

    Trời mưa tầm tã , dưới chân chúng tôi nước chảy thành dòng như muốn cuốn trôi mọi thứ , chúng tôi phải hết sức kềm chân cho chặt vừa phải oằn vai chịu sức nặng đẫm nước của cây tươi vừa đốn hạ. Bỗng nhiên anh bạn gánh vai sau trợt chân té ngửa , buông rơi cả thân cây to , khiến đầu cây còn lại đập mạnh vào hông phải tôi . Đau đón tôi ngất lịm , chân bị trật cả gân lẫn xương . Tôi vào bệnh xá dể được một ông y sĩ Trường Sơn , mỗi lần chữa bệnh , vừa xem cuốn sách châm cứu do Miền Nam ấn hành , vừa châm vào tôi cây kim dài đã hơ qua ngọn lửa vừa nói :
    • - Tổ chức châm cứu săn sóc anh đây . Chừng nào anh cảm thấy đau buốt thì cứ la lên , tôi sẽ tìm huyệt khác đúng hơn !

    Nhờ mỗi ngày chịu trận cho ông y sĩ dỏm này thực tập vài ba tiếng , tôi mới được ông ký giấy cho ''Miễn lao động '' trong ngày ấy.

    Ngày hôm trước ngày tôi bị cây to đè ngang hông , khi tôi khiêng cây đến đoạn đường Nghĩa Lộ, vừa đói vừa khát , kiệt sức tôi ngã vật xuống bên lề đường . Hai cán bộ bảo vệ trẻ thương hại mới đỡ tôi dậy , nhưng ngay lúc đó cán bộ phó trại , ngưòi mập lùn đi ngang qua , không cho đỡ tôi lại còn đay nghiến :
    • ''Các đồng chí không việc gì mà phải đỡ hộ họ !''
    Rồi anh cán bộ phó trại quay sang chúng tôi sang sảng :
    • ''Tôi biết rõ ở trong Nam, mỗi tuần các anh hầm thuốc Bắc một đứa trẻ từ một tuổi để bồi dưỡng , đúng là quân man di mọi rợ không có tính người ! Vì thế anh nào cũng béo tốt như ri , lao động một chút không bằng ai mà cũng giả vờ té xỉu ..nhất là mấy anh tỉnh trưởng ! !!"

    Nhìn vẻ mặt anh ta đỏ gay , gân cổ lên mà nói to ra vẻ rất hiểu biết , để gây thêm căm thù , chúng tôi bổng thấy thương hại sự ấu trĩ của họ hơn là oán ghét . Còn lạ gì một anh chăn trâu suốt đời không được học hành giáo dục , chỉ biết lặp lại nhai lại y khuôn những gì Đảng nói và nhồi sọ cho họ , gây căm thù giai cấp càng nhiều càng tốt . Họ có biết đâu lúc đó tại các thành phố lớn Hà Nội,, Sài Gòn , hàng ngày các bác sĩ cán bộ được lệnh "Kế Hoạch Hóa Gia Đình'', để hợp pháp giết non hàng ngàn thai nhi vô tội .

    Chúng tôi vẫn tiếp tục lê gót sống những ngày tù khoắc khoải, thì một hôm nọ , trời vừa hửng sáng là trại bị bọn cán bộ , lính bảo vệ trang bị súng ống chĩa vào các lán trạì tù . Ngày hôm đó họ kiểm soát rất gắt gao, nhân dịp tịch thu tất cả những gì chúng tôi có thể để dành ăn chống đói như đường , sữa , bánh ngọt khô .

    • - Dzõ dzàng nà các anh ngoan cố phản động không chịu học tập cải tạo tốt để sớm lên ngườì công dân xã hội chủ nghĩa tốt, nhất là mấy bọn đại tá các anh đã phụ nòng tin tưởng khoan hồng của Bác , Đảng và Chính phủ , các anh có biết chuyện gì xảy ra sáng nay không ?

    Ai nấy đều rõ nhưng vẫn im lặng như không . Các lán trại đã tung tin rất nhanh về việc 4 ông đại tá đã trốn trại làm nức lòng nhũng trại viên còn lại . Họ vừa mừng vừa lo và van vái thầm cầu xin cho các vị đó được mau thoát đến đất Lào và biết đâu đến bờ Tự Do đất Thái .

    • - Đại Tá Thành ,trung đoàn trưởng , trưởng toán trốn trại , mở đường .
      - Kế đó là Đại tá Nguyễn văn Thi , binh chủng Pháo Binh , người giữ địa bàn định hướng .
      - Người đi giữa mang thực phẩm cho toán là Đại tá Đỗ Trọng Huề, cựu giám đốc Quốc Gia Nghĩa Tử , cố vấn văn hóa cho tổng thống Thiệu .
      - Và người giữ mặt hậu là Đại tá Quế , chỉ huy trưởng căn cứ không quân Pleiku.


    Mỗi ngày trôi qua là thêm một ngày củng cố lòng tin cho mọi người . Các cán bộ điên cuồng như ác thú lùng sục tất cả núi đồi . các đội tù đi lấy cát , đá , vôi ở Bến Phà Ô Lâu cũng như các đội lao động nặng lên rừng đốn gỗ đều được lệnh tạm đình chỉ . Chỉ riêng 4 đội tăng gia và hái chè là còn hoạt động cầm chừng dưới sự giám sát gấp đôi của những chú bộ đội phúng phính trong bộ đồ '' Cứt Ngựa " . Các giờ giải lao 10 phút thưòng lệ đều bị cắt bỏ , chỉ tiêu tăng gấp đôi để mọi người mệt nhoài không còn thời giờ nghỉ ngơi dù là một phút giây nào . Vài anh tù '' nông cạn'' vội chưởi rủa bốn anh trốn trại , vì họ mà cả bọn chịu cực khổ thêm . Còn lại đa số đều ''phấn khởi hồ hởi'' vì họ thêm một ngày hi vọng cho những ai chuẩn bị trốn trại sau đó .

    Trại cho thay đổi ngay những người '' anh nuôi ''. Những người nầy bị an ninh điều tra thô bạo . Anh đại tá Võ An bị gọi lên xuống mấy chục bận mỗi ngày để điều tra manh mối xem ai là người xếp đặt hậu cần cho các anh trốn một cách bí mật chu đáo mà không ai hay biết .

    Bốn anh Đại tá trong đội "Cơ Động" hàng ngày đưọc phân công dùng xe cải tiến đến Bến Phà Ô Lâu chở vật liệu nặng về xây cất cho trại . Các anh lợi dụng những chuyến được xuất trại xa như thế đã ngấm ngầm cấu kết với nhau âm mưu trốn trại qua Lào , với sự giúp đỡ của anh Võ Ân , phụ trách nhà bếp trại .

    Sau cả tháng mỗi ngày giấu một ít thực phẩm khô , ngày N , giờ G , thừa lúc mấy anh bảo vệ lơ là , các anh ĐT nhà ta lần lượt biến mất sau mỗi quả đồi , hẹn nhau tại một điểm tập trung và ... chạy trốn !

    Các anh đã đi suông sẻ suốt ngày đầu tiên mà không ai hay biết cho đến chiều tối lúc điểm danh . Đội cơ động bị phát hiện thiếu mất bốn người khiến cán bộ quản giáo , bộ đội canh gác bấn lọan , bắn súng loạn xạ . Lúc đó cả trại mới hay có bốn ông '' Bò Lục '' trốn thoát , ít nữa là ngày đầu tiên , ai nấy vừa lo vừa mừng cho các anh .

    Chúng tôi lo lắng vì nơi miền rẻo cao này , mỗi người dân đều là Cộng Sản , là cán bộ tình báo của chúng để quan sát theo dõi chúng tôi sít sao , vì thế mà họ không ngại '' thả '' chúng tôi ra ngoài để lao động khổ sai vì vùng này họ cho là an toàn nhất , một con ruồi còn khó qua mắt họ .

    Nhóm anh Huề , anh Thành , Anh Thi và anh Quế vớí sự trợ giúp hậu cần của anh Võ Ân , tưởng đã trốn trại được đến gần biên giới Lào vẫn bị chúng nó phát hiện sau năm ngày sát biên giới, mà theo lời kể của các anh là '' chỉ cần qua bên kia con sông đang chảy xiết là đến đất Lào rồi '', kể thì các anh quá giỏi đã vạch kế hoạch , đi đúng hướng chính xác mục tiêu , thất bại chẳng qua là .. số mệnh dun rủi mà thôi !

    Chúng họ theo đuổi lùng sục các anh tận biên giới , nơi chắc chắn các anh sẽ đến , quả thật bọn chúng đánh giá không thấp trình độ của các sĩ quan ta . Khi giải các anh về bọn chúng như bầy quỷ dữ khát máu hung hăng , tha hồ đánh đập hành hạ các anh chết đi sống lại cho hả cơn giận của chúng . Riêng anh Thành , trưởng nhóm vượt ngục , bị nhốt riêng rồi thay nhau đánh đập tra khảo anh từ suốt đêm đến sáng . Càng bị hành hạ , anh càng lớn tiếng chưởi bới , cho đến khi gà gáy sáng thì anh không còn có thể la mắng gì được nữa vì chúng nó đã treo cổ anh rồi .

    Sau này khi tôi bị biệt giam với các anh Huề , Thi , Võ Ân , Tâm , Huy , Bình , Đức ở khu F , phòng 7 , trại Hà Tây , Tỉnh Hà Sơn Bình , mỗi khi nhắc đến anh Thành là mọi người yên lặng rơi lệ, thành kính tưởng niệm một anh hùng bất khuất , nhất là anh Huề , Thi , Võ Ân .

    Theo lời anh Huề , sau khi chuẩn bị kỷ lưỡng cả mấy tháng trời những địa điểm tiếp tế các anh đã lần lượt chôn dấu thực phẩm cho những ngày đầu còn ở gần trại thì các anh bắt đầu đi suốt ngày đêm , tránh gặp dân chúng . Đến ngày thứ ba và thứ tư qua , bốn anh em mừng rỡ tưởng gần như thoát nạn rồi . Đường càng xa Yên Bái thì nuí non càng cao dần lên , nhiều nơi dốc như thẳng đứng khiến anh em khốn khổ vô cùng . Đến sớm ngày thứ tư thì anh Thành thoáng thấy từ xa một buôn làng có nhũng cuộn khói bốc lên từ các mái tranh . Tuy mừng rỡ nhưng anh em bảo nhau đề cao cảnh giác đi bọc vòng xa ngôi làng .

    Bổng đâu có tiếng rào rào như giông to sắp đến nơi , anh Thi , người định hướng đi trong rừng giỏi nhất vì anh là cấp chỉ huy pháo binh , kể chuyện tiếp :

    '' Lúc đó mọi người đều rã rời vì cơn khát nung nấu dày vò , nhưng tiếng động lạ càng lúc càng to dần , mọi người đều thủ dao sẳn bên mình , sẳn sàng chiến đấu một mất một còn với bất cứ ai khám phá ra bọn người đang quyết tâm đi tìm tự do với bất cứ giá nào . Tiếng rì rào càng lúc càng to dần trên đầu , bọn ngườì núp vào kẻ đá trong lùm cây chờ đợi . Thật bất ngờ ! Mọi người há hốc mồm nhìn lên ... đó là một con kỳ đà khổng lồ rất dài đang le chiếc lưõi đôi nhìn bọn người trốn trại nhỏ bé đang ép mình vào kẹt đá .

    Ngươì ta thuờng nói '' Ra đường gặp kỳ đà cản mũi , ắt việc không thành tựu được ! ''. Nhưng lúc đó đối với các anh tù vượt ngục đói khát suy nhược thì con kỳ đà này là món quà trời thương ban , giúp các anh có thêm sức lực .

    Họ đã thấy xa xa con sông to dài tung lên những bọt trắng xóa chứng tỏ nước chảy rất mạnh . theo bản đồ và la bàn thì con sông đó có thể là sông Mekong chảy xuyên qua Trung Cộng , Lào, Kampuchia và Việt Nam , vì từ trên đỉnh núi cây lá dày đặc nhìn xuống thì nó rất rộng và dài vô tận uốn khúc như con rắn khổng lồ .

    Gần bờ sông các làng mạc mọc nhiều , dân cư hay lên rừng đốn củi , săn thú nên anh em quyết định ngày ngủ dêm đi , di chuyễn dần lên phía Bắc nơi con sông hẹp hơn để vượt qua . Ai cũng mừng vì sắp thành công cuộc vượt ngục hi hữu này , cố làm sao đủ sức vượt sông đến khu rừng tre dày đặc bên kia xứ Lào .

    Khi con người cố gắng hết sức để đạt mục tiêu , cơ thể có khả năng siêu việt vượt qua tất cả , để một khi đạt hay gần khi gần tới mục tiêu , cơ thể rũ liệt kiệt sức ,các anh em vượt trại mấy ngày đêm nay thấy gần thành công thì bỗng dưng bao mệt mõi đổ ụp xuống , tuy nhiên anh em cũng cố gắng thay phiên nhau trực canh , tìm mọi phuơng cách để vượt sông an toàn .

    Bổng nhiên có tiếng chó sủa càng lúc càng gần càng rộ lên . Thì ra , dân bản xứ đi rừng khám phá dấu chân lạ trên con đường mòn , gần bờ suối cây lá bị đạp ngã , họ thả chó đánh hơi và báo đồn công an , nghi ngở có bọn thổ phỉ buôn lậu thuốc phiện xuyên biên giới .

    Tiếng chó sủa dữ dội cùng tiếng súng bao vây các anh , những tiếng quát tháo rợn người vang lên :

    Rồi những gương mặt dữ dẳn của bầy lang sói độc ác xuất hiện kèm theo những trận mưa đòn tàn bạo , gậy gộc báng súng đánh tới tấp trên đầu cổ mặt mũi mình mẩy những nạn nhân tù đày ốm đói run rẩy không chút tự vệ .

    Giữa trận mưa mù , có tiếng một cụ già :
    • - Thôi cho tôi xin các ông ! Tưởng là bọn thổ phỉ buôn lậu biên giới , hóa ra là tù cải tạo Miền Nam . Họ không thể chống cự , hà tất phải đánh đập họ dến chết như thế !

    Bốn anh em ngất lịm đi trong cơn mưa đòn khủng khiếp nhất trên đời. Mặt mũi mình mẩy họ không còn là con ngườii nữa mà là những con vật hình thù méo mó tả toi dươí những trận đòn từ những ác quỷ đầy hận thù đội lốt người thắng trận !






    Chiều hôm đó tại lán trại , sau khi nhận điện báo khẩn , trại trưởng huy động hai đội lao công khẩn trương đục hang vào sưòn núi sâu , không ai biết để làm gì , tưởng là nơi để họ cất giấu vũ khí hay chứa thực phẩm lưong khô , đến khi có những tấm vĩ sắt dựng thành cửa ngục lên thì ai nấy đều hiểu ra đó là nơi để giam giữ tù vượt trại . Chúng tôi hoài nghi có lẽ bốn '' Bò Lục '' đã bị bắt và đang trên đường trở về .

    Thật đúng như vậy ! Một buổi chiều u ám , từ chân trời có tiếng vó ngựa tung bụi mờ , giữa bầy quỷ dữ đang hò hét trên lưng ngựa cho chiến thắng vĩ đại là bốn người tù bị lôi xểnh theo sau lưng ngựa , hứng chịu những trận đòn , họ té khụy xuống rồi lại bị lôi dậy lúp xúp chạy theo vó ngựa , rồi loạng choạng té xuống mặc cho những sợi dây trói chặt quấn lấy thân thể rách bươm lôi kéo họ như những thanh gổ vô tri giác !

    Chúng tôi chết điếng lặng ngưòi nép bên đường nhìn họ đi qua sau giờ chúng tôi lao động cải tạo về , vô tình hay cố ý họ cho chúng tôi thấy hình phạt khủng khiếp của những ai có ý định trốn trại . Chúng tôi để mặc cho giòng lệ tuôn trào từ những đôi mắt trũng sâu , lăn dài trên đôi gò má hốc hác khắc khổ . Anh em chúng tôi đó ! Những NGƯỜI HÙNG sau cuộc chiến ! Không thành công đã thành NHÂN ! Dù không còn ai có thể nhận ra các anh , vì các gương mặt đã bị bầm dập tan nát sau trận mưa đòn thù .

    Sáng hôm sau , anh Thành đã chết cách anh dũng bất khuất ! Xin dâng anh một nén hương lòng !

    Vài hôm sau đó , có lẽ để xoa dịu lòng căm phẫn nhem nhúm trong tù trại Yên Bái trại 2 , hoặc gây chia rẽ nghi ngờ giữa các anh em tù , hoặc muốn tỏ ra rằng Đảng ta luôn khoan hồng nhân đạo , nên trong một buổi học tập chính trị toàn trại , người ta đem anh Quế trình diện mọi người , đề cao anh là ''thành phần tiến bộ '', biết '' tội lỗi mình làm '', xin tập thể trại viên nhận anh lại vào hàng ngũ những người cải tạo tốt . Còn hai anh Huề và Thi hãy còn ngoan cố ,chưa xứng đáng được nhân dân tha thứ , còn phải chờ lâu dài . Mọi người khẽ thở dài , không ai có ý kiến gì , bởi vì không ai đoán bọn CS thâm độc mưu mô này sẽ còn dùng chiêu thức gì nữa .

    Ít lâu sau đó , ngày 19/07/1977, hàng ngũ tù đại tá chúng tôi được lệnh chuyển sang trại Tám ở thâm sơn cùng cốc đầy ao tù nước vàng đặc , nếu lỡ đạp chân xuống đó sẽ bị nhiễm sốt rét hoặc sốt rét rừng kinh niên . Ngay ngày đầu tiên khai hoang vùng hoang địa này để trồng trọt , tôi là bệnh nhân sốt rét rừng đầu tiên . Cứ khoàng 4, 5 giờ chiều cơn rét kéo tới hành hạ tôi run lập cập , đắp bao nhiêu mền vẫn không đủ ấm , cái lạnh từ trong xương lạnh ra , rồi đến 12 giờ đêm thì nóng sốt như lủa đốt như có muôn ngàn ngọn lửa châm vào đầu ngón chân mình mẩy . Thế mà sáng ra không được nghỉ ngơi , họ cho là tôi bệnh vờ nên tôi vẫn phải lao động như thường . Như chưa đủ khốn khổ , người phát thuốc ở trạm xá , vốn là người '' của ta '', nhưng nhờ ''quen biết '' cán bộ , nên bắt chẹt anh em , mỗi lần anh ta bố thí cho vài viên Quinine , đã bị anh ta liếm hết chất ngọt bọc đường bao quanh , là đổi lại chúng tôi phải biếu hắn thuốc lào ba số hoặc đồ thăm nuôi . Thuốc men gia đình chúng tôi gửi nuôi đều bị trại cất giữ hộ , họ phát ''Xuyên Tâm Liên '' để trị bá bệnh !






    Võ Hữu Hạnh

    http://nguyentin.tripod.com/dt_dangphuongthanh.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

30/4: Việt Nam hóa chiến tranh và bài học chơi với người Mỹ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    30/4:
    Việt Nam hóa chiến tranh
    và bài học
    chơi với người Mỹ

    __________________________________
    Nguyễn Tiến Hưng _ 26 tháng 4 2019






              

    Một trong những cuộc họp Mỹ - Việt cuối cùng trong Dinh Độc Lập. Tác giả Nguyễn Tiến Hưng (bìa phải), ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên

              


    Trời đã về khuya, tôi nóng lòng ngồi chờ Eric von Marbod, Đệ nhất Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thành viên của phái đoàn Tướng Fred Weyand do Tổng thống Gerald Ford gửi sang Sàigòn để thẩm định tình hình.

    Hôm ấy là ngày 28 tháng 3/1975.

    Sang ngày 31/3/1975 một buổi họp với phái đoàn Weyand dưới sự chủ tọa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Phòng Tình hình Dinh Độc Lập vào lúc 5 giờ chiều. Ngoại trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự. Đây là buổi họp Việt - Mỹ cuối cùng sau 25 năm người Mỹ dính líu vào Việt Nam.

    Mọi người cố tỏ ra bình tĩnh để cho đài truyền hình quay phim. Tôi ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên cũng cố gắng có một nụ cười. Nhưng khi truyền thông vừa ra khỏi thì bầu không khí nặng nề đã bao trùm căn phòng: Đà Nẵng vừa bị bỏ ngỏ ngày hôm trước.

    Nhiều vấn đề được đề cập nhưng quan trọng nhất là làm sao có được tiếp liệu cho lực lượng quân đội còn lại. Tướng Weyand kết luận:
    • "Chúng tôi sẽ viện trợ theo nhu cầu của VNCH và sẽ trình bày những nhu cầu này trước Quốc Hội."

    Ông Marbod thêm:
    • "Nếu có lệnh thì việc tiếp liệu sẽ khởi sự ngay vì đã có sẵn ở Okinawa và Đại Hàn."

    Ngày hôm sau, 1/4/1975 Tổng thống Thiệu chủ tọa một cuộc họp nữa để bàn việc tái tổ chức một số đơn vị quân đội bị tan rã nếu có được tiếp liệu như Tướng Weyand hứa. Về phía dân sự, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự.

    Qua hai cuộc họp này và sau những diễn biến và những buổi họp tại Dinh Độc Lập trong ba tháng đầu 1975, chúng tôi thấy những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần không thể vượt qua được của Miền Nam đã bộc lộ ra thật rõ ràng. Hầu hết nó phản ảnh những khuyết điểm của chiến lược "Việt Nam Hóa" và việc Quốc Hội Mỹ cắt quân viện.




    Mỹ hóa chiến tranh

    Trước hết, tại sao phải Việt Nam hóa? Vì trước đó cuộc chiến đã bị Mỹ hóa.

    Trong cuốn 'Việt Nam 1945-1995' (trang 329) GS Lê Xuân Khoa trích dẫn một bài phỏng vấn của TT Thiệu với tạp chí The New Republic như sau:

    • "Lý do chính mà Việt Cộng cố thủ mạnh mẽ được như vậy là vì dân chúng vẫn tin rằng chẳng có gì khác giữa người Pháp mà họ gọi là thực dân và người Mỹ mà họ gọi là đế quốc." Ngoài ra. Chương trình "Mỹ hóa" chiến tranh còn phạm phải ít nhất hai sai lầm quan trọng khác:
      1. "Vì quá tin tưởng ở sức mạnh của mình và coi thường khả năng của quân lực VNCH, Hoa Kỳ không trang bị cho họ vũ khí hiện đại. Quân Mỹ vào Nam Việt Nam từ tháng 3/1965 nhưng VNCH chỉ có súng Garrands từ Thế Chiến II. Mãi tới tháng 6/1968 sau Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ mới cung cấp súng M-16 cho binh sĩ VNCH trong khi bộ đội cộng sản miền Bắc đã sử dụng AK-47 từ mấy năm trước. Hầu hết máy bay trực thăng rất cần thiết trong các cuộc hành quân đều do phi công Hoa Kỳ lái và chỉ chịu mệnh lệnh của cấp chỉ huy người Mỹ."

                  
      2. Quân đội Hoa Kỳ chỉ quen với chiến tranh qui ước không thích hợp với những điều kiện chiến đấu chống du kích trong núi rừng nhiệt đới. Nhưng Hoa Kỳ vẫn tin rằng sẽ thắng bất cứ loại chiến tranh nào bằng cách sử dụng hỏa lực thật mạnh và thật nhiều.

        Lối đánh trận kiểu nhà giàu này quá phí phạm, coi thường sinh mạng của dân chúng mà thường không đem lại kết quả mong đợi. Trái với mục tiêu 'tranh thủ nhân tâm,' lối đánh trận này chỉ làm cho dân chúng có cảm tình với chủ trương "chống Mỹ cứu nước" của Cộng sản. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều trường hợp bất đồng ý kiến giữa các cố vấn Mỹ và các cấp chỉ huy người Việt."

        Theo nhận xét của một vài tướng lãnh, nó lại còn gây nên một tình trạng tâm lý bất lợi: đó là làm cho quân đội VNCH quen với cung cách chiến đấu kiểu nhà giàu.





    Việt Nam hóa thực chất là gì?

    Tổng thống Richard Nixon muốn "giải kết vai trò của Mỹ" ở Việt Nam (De-americanization of the Vietnam War). Bộ trưởng Quốc Phòng Melvin Laird thuyết minh nên dùng từ "Việt Nam hóa" (Vietnamization).

    Chương trình này đã giúp quân đội VNCH trở thành hùng mạnh nhất tại Đông Nam Á. Về mặt kinh tế nó cũng giúp Miền Nam có được những bước tiến vượt kỳ vọng, mặc dù chịu sức ép lớn lao của lạm phát siêu mã.

    Tuy nhiên, về mặt quân sự thì nó có nhiều khuyết điểm:

    1. Quân đội hùng mạnh nhưng thiếu bền vững (sustainability) và chỉ mạnh nếu có được hỏa lực và tính cơ động cao (fire power and mobility).
                
      Cả hai yếu tố hỏa lực và di động đều đòi hỏi phải có sẵn đồ phụ tùng để bảo trì và sửa chữa. Nguyên 1,429 tàu chiến của Hải quân VNCH đã cần tới 64,240 phụ tùng và dụng cụ sửa chữa, Không quân: 192,000, Lục quân: 127,000 phụ tùng.

      Năm 1974 khi Quốc Hội Mỹ cắt quân viện, Đại tướng Cao Văn Viên phải hạn chế tối đa đạn dược, xăng nhớt. Có lần chúng tôi đi thăm Sư đoàn 1 đóng ở Huế, Tướng Nguyễn Văn Điềm chỉ lên phía đồi núi và nói:
      • "Chúng tôi luôn bị pháo của quân đội Bắc Việt từ trên đó mà không có khả năng đáp trả."


      Tinh thần suy sụp
      Tình trạng này ép mạnh vào tinh thần Miền Nam như Đại tướng Viên báo cáo:
                
      "Đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6, 1975."


      Cá nhân chúng tôi đã từng chứng kiến sự khắc khoải của TT Thiệu, nhất là khi ông ra lệnh dốc hết dự trữ của Ngân hàng Quốc gia để mua tiếp liệu: dầu lửa thì đã tìm thấy ngoài khơi nhưng chưa khai thác kịp.

      Nói về hỏa lực, phải kể tới số quân cụ được chuyển giao trong chương trình Enhance và Enhance Plus (1972). Truyền thông Mỹ hay nói tới việc đã chuyển cho Miền Nam hàng tỷ đôla khí giới mà sao vẫn bại trận. Ta hãy nghe Tướng John Murray, tùy viên quốc phòng ở Sàigòn bình luận:
      • "Ai cũng tưởng lầm về vụ chuyển giao quân cụ cho VNCH. Thật ra đó chỉ là những quân cụ hư hỏng hoặc cũ kỹ, lỗi thời. Phần lớn là đồ thặng dư, đòi hỏi phải bảo trì quá nhiều."

      Mỗi khi ông Murray yêu cầu Bộ Quốc phòng gửi phụ tùng để bảo trì thì đều bị từ chối:
      • "Miền Nam phải ôm lấy những thứ này như của nợ."


                
    2. Không chuyển giao hệ thống tham mưu

      Chương trình Việt Nam hóa chỉ tập trung chủ yếu vào việc chuyển giao quân cụ, tiếp liệu (như kho Long Bình), không đặt nặng vấn đề tham mưu và điều hợp chiến trường. Như vậy, khả năng tham mưu của Bộ Tổng Tham Mưu và tư lệnh chiến trường là giới hạn.

      Đây có thể cũng là một lý do mà nhiều khi Tổng thống Thiệu chỉ huy trực tiếp từ Dinh Độc Lập (như chúng tôi chứng kiến trong buổi họp ngày 25/3/1975 về lệnh bỏ Huế). Ngay từ thời còn là một sĩ quan, khả năng tham mưu của ông đã được đồng liêu và tướng lãnh Mỹ khen ngợi. Nhưng ông bị chỉ trích là tập trung quyền hành.


                
    3. Không giúp VNCH có thêm lực lượng trừ bị

      Vấn đề này thì chúng tôi nắm rất vững vì đã từng nhận chỉ thị cùa Tổng thống Thiệu để giúp Đại tướng Viên và Trung tướng Đồng Văn Khuyên, đặc trách tiếp vận, đi "lobby" phía Mỹ giúp trang bị thêm hai sư đoàn để làm lực lượng trừ bị.

      VNCH có trên một triệu quân nhưng chỉ có 13 sư đoàn (200,000) là quân chính quy, phần còn lại là địa phương quân, dân quân...giữ an ninh địa phương. TT Thiệu thường hay phàn với chúng tôi,
      • "Mình chỉ có hai sư đoàn Dù và Thủy quân Lục chiến phải dùng trực thăng bốc đi hết trận này tới trận khác."


                
    4. Việt Nam Hóa quá ngắn về thời gian

      Chương trình bắt đầu từ Hè 1969 và chấm dứt cuối 1972: như vậy là chỉ có ba năm rưỡi. Ông Von Marbod ví vấn đề thời gian vắn vỏi như
      • "muốn cho chín người đàn bà đẻ một đứa con trong một tháng."

      Nó lại bị gián đoạn bởi hai trận chiến:
      • "Lam Sơn 719" đánh sang Lào (Xuân 1971)
      • và "Mùa hè đỏ lửa" (Xuân - Thu 1972).

      Sau hai trận này sức mạnh của quân đội bị tiêu hao. Cấp lãnh đạo quân sự mất đi gần 20% của thời gian Việt Nam hóa có thể dùng để tổ chức nhiều khóa hội thảo về tham mưu.


                
    5. Việt Nam hóa trong bối cảnh đàm phán

      Chiến lược giải kết khỏi Việt Nam dựa vào hai cấu phần: Việt Nam Hóa và đàm phán với Bắc Việt. Tổng thống Nixon cho rằng cả hai sẽ đi song hành và hỗ trợ nhau. Nhưng trong thực tế nó đã đi ngược với nhau: Nixon tin vào Việt Nam Hóa, Kissinger không tin - lại còn thuyết phục Nixon tại sao ông không tin. Kissinger chỉ tập trung vào mật đàm.

      Nơi đây chúng tôi chỉ nhắc lại một thí dụ về sự đối chọi này:
      • ngày 17/09/1972 quân đội VNCH lấy lại được Quảng Trị, tinh thần lãnh đạo Miền Nam lên cao - đó là thành công của Việt Nam hóa.
                  
      • Nhưng chỉ ba tuần sau, tinh thần lại bị rúng động thật mạnh - vì thất bại của hòa đàm. Tại sao thất bại? Vì trong buổi họp với ông Lê Đức Thọ (8/10/1972) ông Kissinger đã nhượng bộ điểm chính yếu của bốn năm mật đàm:
        • Mỹ đơn phương rút quân nội trong hai tháng,
        • quân đội Bắc Việt được đóng lại Miền Nam - và đóng theo cách đốm da beo.





    Những ngày cuối cùng

    Trước bối cảnh bị cúp viện trợ, năm khuyết điểm trên đã cùng một lúc tác động vào Miền Nam trong những ngày tháng cuối cùng. Bắt đầu từ trận Phước Long.

    Trận Phước Long

    Đêm ngày 13/12/1974, quân Bắc Việt nổ súng tại Phước Long. Lực lượng của VNCH chỉ gồm Địa phương quân, Nghĩa quân, và 4 trung đội Pháo binh, tổng cộng khoảng 4,000 người. Dù phải đối đầu với lực lượng áp đảo của Bắc Việt gồm 2 sư đoàn (Sư đoàn 7 và 3 Bộ binh) cùng với các đơn vị pháo, xe tăng, đặc công, và phòng không gộp lại là đông hơn lực lượng Miền Nam gấp sáu lần, lực lượng trú phòng vẫn chống cự và kéo dài được trên ba tuần, tới 6/1/1975.

    Giải pháp 'da beo' đã giúp quân đội Miền Bắc có một lợi điểm chiến thuật thật lớn: đó là có thể chọn nơi, chọn ngày và chọn giờ để tấn công. Khi tấn công thì có thể tập trung quân để ở thế thượng phong. Đang khi đó, quân đội Miền Nam phải trải ra thật mỏng trên toàn lãnh thổ và một biên giới gần 700 dặm.

    Sao không tái chiếm Phước Long?

    Hội đồng An ninh Quốc gia họp với Tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Quân đoàn III để thẩm định việc tái chiếm Phước Long. Cuộc họp đi tới kết luận là không khả thi vì
    • (1) không còn lực lượng trừ bị nào, không thể rút đơn vị nào từ vị trí khác;
    • (2) thiếu phương tiện chuyển quân và chuyển đại pháo.
    Chưa bao giờ Miền Nam lại cảm thấy bất lực như lúc này:
    • không có quân trừ bị để tăng viện
    • mà nếu rút đơn vị này nọ để tăng viện thì cũng hết phương tiện để chuyển quân và chở đến cho kịp thời.
    Về thời gian cần thiết để chuyển quân:
    • muốn đưa Sư đoàn Dù từ miền Trung tới thì cần một tuần,
    • và muốn đưa một sư đoàn của Quân khu IV tới cũng mất ba ngày,
    • mà Phước Long cần ngay.
    Đúng như Đại tướng Viên đã trình Tổng thống Thiệu hồi Hè 1974:
    • "Trước đây , trong cuộc tấn công 1972, Sư đoàn Dù có thể di chuyển từ Sài Gòn tới các mặt trận ở Pleiku và Vùng I chỉ trong 48 tiếng bằng không vận mà không gây trở ngại gì.

      Nhưng bây giờ, cùng một cuộc không vận tương tự , không quân cần đến 7 ngày và phải trưng dụng tất cả các phương tiện không vận khác."

    Thời khắc sụp đổ

    Ngày 6/01, Phước Long thất thủ. Trong cuộc chiến kéo dài 20 năm, Phước Long là tỉnh đầu tiên bị mất. Phước Long mở đầu cho cuộc tổng tấn công Mùa Xuân 1975 của quân đội Bắc Việt. Có nhiều yếu tố đưa tới sụp đổ, nhưng trong tất cả những biến cố theo sau Phước Long - Ban Mê Thuột, Pleiku, Huế, Đà Nẵng - đều có nguồn gốc từ hai yếu tố chính:
    • khuyết điểm của Việt Nam hóa
    • và Quốc hội Mỹ cắt viện trợ.

    Sụp đổ quá nhanh vì tinh thần đã bắt đầu suy sụp từ tháng 8 năm 1974 khi
    • tác giả của Việt Nam hóa, TT Richard Nixon sụp đổ (8/8/1974)
    • và chỉ ba ngày sau (11/8/1974) Quốc hội Hoa Kỳ cắt quân viện cho VNCH: từ 2.1 tỷ (1972/1973) xuống 700 triệu USD, mà trên thực tế chỉ còn khoảng 500 triệu. Điều chỉnh theo lạm phát phi mã thì con số này thành ra vô nghĩa.





    Bài học nào từ Việt Nam hóa cho ngày nay?

    Ngày nay nhìn lại, trong bối cảnh địa chính trị mới ở Đông Nam Á, trong giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới
              
    một bài học thực tế nhất cho bất cứ nước nào muốn chơi với Mỹ:
    đó là "tính cách bền vững" trong sự hỗ trợ từ Washington.

              
    Đó là, từ các khí cụ, khí tài và quân trang quân dụng khi được Mỹ chuyển giao (tặng hoặc bán) cho tới tàu tuần dương, chiến hạm, máy bay vận tải, khu trục, tên lửa, radar tối tân, bên nhận cần có tầm nhìn xa về vấn đề phụ tùng và bảo trì.

    Nhắc lại giai đoạn VNCH trên đà tan rã, chỉ riêng về phụ tùng, TT Thiệu đã ví von:
    • "Tặng tôi một cái xe Cadillac mà khi cần lại không có được một cái 'bougie' để thay thế thì chiếc Cadillac chỉ là một đống sắt, lại còn phải canh giữ cho khỏi bị mất trộm."
    Vì hư hỏng và thiếu phụ tùng,
    • Không quân VNCH chỉ có thể sử dụng được từ 4 tới 8 chiếc trong tổng số 32 phi cơ C-130 có sẵn.
    • Hải quân thì phải giải tán 600 tàu tuần giang.

    Bên cạnh đó, dựa vào Hoa Kỳ về vũ khí, phụ tùng quân sự cần tính là làm sao phải có sẵn khi cần: thời gian của thủ tục đặt hàng từ Mỹ và chuyên chở tới Việt Nam là 45 ngày: quá lâu khi khẩn cấp.

    Còn về bảo trì, thứ nhất, nếu quân cụ, quân trang là cũ thì vấn đề sửa chữa, bảo trì luôn đặt ra, như trong chương trình Enhance Plus với VNCH; thứ hai, khí giới càng tối tân thì càng phức tạp: cần đào tạo lâu để sử dụng và khung thời gian bảo trì lại càng lâu.

    Đây là những vấn đề mà nước đồng minh hay đối tác với Hoa Kỳ cần quan tâm và trao đổi với chính giới Mỹ ngay từ đầu. Nếu chờ đến khi lâm trận mới gọi Mỹ thì quá muộn.






    Nguyễn Tiến Hưng

    https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48041086
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lửa rực trời đông

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          








Mặt A



Mặt B



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

'30 tháng Tư và cuộc chiến của tôi'

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    '30 tháng Tư
    và cuộc chiến của tôi'

    __________________________________
    Quốc Phương _ BBC Tiếng Việt _ 29 tháng 4 2018





              

    Cựu Thiếu úy dù quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông Vũ Hữu Thành, nhớ lại cuộc chiến Việt Nam

              


    • Tháng Tư 1975 và toàn bộ cuộc chiến Việt Nam vẫn sống với chúng tôi gần như hàng ngày, dù tôi không còn muốn về Việt Nam thăm lại nữa,
    một cựu sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ Paris nói với BBC Việt ngữ trong một cuộc trao đổi vài tháng trước.

    Cựu sỹ quan thuộc binh chủng dù nhân dịp này cho hay ông đã trốn ra 'trình diện Cách mạng' sau 'ngày giải phóng' 30/4/1075 ra sao.


    • "Trước hết, xin quí vị đính chính giúp, tôi không phải là Đại úy, tôi chỉ là một Thiếu úy thôi, một cựu Thiếu úy ở trong Binh chủng Dù",
    ông Vũ Hữu Thành, người đang sinh sống tại Paris mở lời trong một thư điện tử gửi BBC.

    Sau đây là phần chính nội dung cuộc trao đổi với Thiếu úy Thành, được thực hiện trực tiếp tại thủ đô nước Pháp vào đầu tháng 2/2018:


              

    Quân lực VNCH trong một lần hành quân - ảnh BBC/HOÀNG CƠ LÂN

              

    BBC: Ông gia nhập quân lực Việt Nam Cộng Hòa khi nào, tự nguyện hay là được động viên hay bắt buộc?

    Ông Vũ Hữu Thành: Tôi nhập ngũ một năm sau biến cố Mậu Thân 1968, tôi tự nguyện vì cha tôi đã bị Việt Cộng sát hại khi tôi còn nhỏ ở miền Bắc, trước khi chúng tôi, những người Giáo dân Công giáo, di cư vô Nam.

    Khi cuộc tấn công của Việt Cộng xảy ra năm đó, tôi vẫn còn là một học sinh ở cuối cấp học cao nhất mà bây giờ người ta gọi là phổ thông cấp Ba ở Việt Nam, Trước đó cuộc chiến rất xa tuy cũng rất gần với chúng tôi, hàng ngày chúng tôi vẫn được nghe những tin tức chiến tranh và xem những hình ảnh của cuộc chiến, nhưng chính Mậu Thân đã kéo chiến tranh tới gần hơn với tôi. Tôi muốn trở thành một người lính từ trước và tôi tự hào khi nhập ngũ.

              

    Một cuộc diễu binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa - hình BBC/HOÀNG CƠ LÂN

              

    BBC: Sau khi vào binh chủng dù cuộc chiến với ông ra sao, khi 30/4/1975 xảy ra, thì ông thế nào, điều gì là ấn tượng nhất với ông sau tất cả?

    Ông Vũ Hữu Thành: Ồ, đó là cả một câu chuyện dài. Chiến tranh thì nhiều chuyện lắm. Tôi đã tham gia chiến đấu nhiều trận và một trận chiến in đậm nhất chính là trận ở Charlie đấy, Mùa hè đỏ lửa nữa, rất nhiều trận, mà những binh sỹ dù như chúng tôi đã tham gia nhưng không thể kể hết.

    Còn sau ngày 30/4, tôi đã phải mai danh ẩn tích, thậm chí đã phải đổi tên, thay họ, vì tôi đã biết chuyện cải tạo và tôi không muốn bị rơi vào tình huống ấy. Tôi đã không ra trình diện. Rồi tôi lên cao nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) và lăn lộn ở nhiều nơi, trước khi tôi tìm đường ra nước ngoài.

    Chiến tranh rất khủng khiếp, nhưng một hồi ức tôi không bao giờ quên đó là lần đơn vị chúng tôi chiến đấu chống lại một đơn vị lớn của Việt Cộng.

              

    Các binh sỹ trong binh chủng dù của quân lực Việt Nam Cộng Hòa - hình BBC/HOÀNG CƠ LÂN

              

    Rồi chúng tôi chiếm được trận địa, đêm xuống, chúng tôi bao vây một căn hầm mà ở dưới đó có những sỹ quan Việt Cộng và Bắc Việt. Lúc đó vẫn còn sôi đỗ lắm, phía dưới có quân địch và phía trên cũng còn quân địch. Nhưng chúng tôi đã bao vây và chiếm lĩnh khu vực đó.

    Chúng tôi đã mất nhiều giờ để thuyết phục họ đầu hàng, nhưng không được, đành phải thảy trái mìn Claymore xuống, và sau đó ở dưới im lặng hoàn toàn...




    'Nhân đạo trên hết'

    BBC: Nếu ông và các đồng đội của ông ở trong thế bị vây dưới hầm, ông sẽ ra quyết định chỉ huy thế nào?

              

    Một cuộc hành quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa - hình BBC/HOÀNG CƠ LÂN

              

    Ông Vũ Hữu Thành: Trước hết, tôi phải nói rằng đó không phải là hành động dũng cảm, mà là một sự ngoan cố không cần thiết.

              

    Ông Vũ Hữu Thành cho rằng 'nhân đạo là điều quan trọng nhất'

              

    Quân lực Việt Nam chúng tôi không thế, chúng tôi có quy chế được đào tạo, phổ biến đàng hoàng. Chúng tôi biết rõ và tôn trọng Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh. Chúng tôi được dạy là nếu thế lực không còn, và không còn cách nào khác để chiến đấu hoặc thoát ly, thì phải bảo toàn sinh mạng binh sỹ. Người chỉ huy phải ưu tiên bảo toàn sinh mạng cho binh sỹ, cả những người bị thương... Anh có thể khác, nhưng hãy để họ sống.

    Nếu là tôi, tôi sẽ ra lệnh cho anh em binh sỹ của tôi ngừng bắn và bảo toàn mạng sống mọi người, còn người là còn tất cả, tính mạng anh em mất rồi, thì mất tất cả, không có gì đổi lại được.

    Tiện thể, tôi kể luôn là trong trận đó, anh em báo có hai, ba tù binh mặt búng ra sữa. Khi tôi tới, mấy anh em Việt Cộng đó gọi tôi là 'chú', xưng 'cháu'. Họ kể với tôi:
    • "Chúng cháu mới 16, 17 tuổi. Chúng cháu chưa bắn một ai. Chúng cháu ở ngoài đó rất khổ. Vào quân ngũ là để vào Nam và để được tìm kiếm tự do, chú ạ."

    Tôi nhìn thẳng vào mắt các tù binh trẻ đó, tôi thấy được họ sợ hãi, run rẩy, có lẽ vì đói và gặp chiến trận quá ác liệt, không hiểu sao tôi tin họ. Chúng đúng là những đứa trẻ đáng lẽ giờ này đang cắp sách tới trường. Tôi lệnh cho anh em đối xử tử tế, kiểm tra xem có bị thương không thì cấp cứu, rồi cho ăn uống và chuyển cho bộ phận tiếp quản tù binh, hàng binh, trước khi chúng tôi di chuyển tới nơi khác làm nhiệm vụ chiến đấu mới.

    BBC: Sau tháng Tư 1975 và sau khi ra nước ngoài, cuộc sống của ông thế nào, ông có tâm tư gì không? Ông có cách gì riêng tư để tưởng nhớ ngày này và cuộc chiến đã chấm dứt hơn 40 năm trước không?

              

    Một tấm hình trong chiến tranh của binh sỹ, sỹ quan quân lực VNCH - hình BBC/HOÀNG CƠ LÂN

              

    'Cách tưởng nhớ riêng'

    Ông Vũ Hữu Thành: Tôi không chọn nước Mỹ, như Đại tá Hoàng Cơ Lân, bác sỹ và sỹ quan chỉ huy cao cấp cùng binh chủng dù của tôi đây cũng vậy. Tôi làm nhiều nghề khác nhau, gần nhất là tôi làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
    Hàng năm, tôi và Đại tá Lân cùng nhiều cựu đồng đội vẫn tưởng nhớ ngày thành lập binh chủng của chúng tôi, rất tự hào, chúng tôi cũng tưởng nhớ ngày 30/4, những kỷ niệm như thế bao giờ dịp này cũng tràn về.

    Tôi đã từng về Việt Nam, đi thăm lại chiến trường xưa, nhưng mọi thứ đã đổi thay hết cả.

              

    Hàng năm, các cựu chiến binh, sỹ quan binh chủng dù VNCH tại Pháp vẫn tụ hội

              

    Tôi buồn lắm và hầu như không muốn về nữa, dù các con của tôi thì vẫn về, dù các cháu đã lớn và công việc, gia đình thì ở đây, gắn với nơi mà các cháu đang sinh sống.

    Chúng tôi, anh em binh chủng Dù vẫn luôn tụ họp để hồi nhớ lại những kỷ niệm thời binh lửa, anh em rất thương nhau, mỗi năm đều ít đi, vì nhiều anh chị em tuổi cao, qua đời dần. Chúng tôi có cách tưởng nhớ riêng của mình, hàng năm, chúng tôi chọn ngày mà nhà nước Pháp diễu hành, diễu binh, mỗi kỳ như vậy và chúng tôi cũng có thể tổ chức đội ngũ kỷ niệm của mình tham gia.

    Tôi thì còn làm phim về chiến tranh Việt Nam, cả phim về Charlie nữa, những trận chiến. Tôi làm hàng nghìn bản sao để chia sẻ với mọi người và kể cả để làm rõ những sự thực chiến tranh mà chúng tôi là nhân chứng trực tiếp. Và tôi cũng có lập một 'bảo tàng' riêng, đúng hơn là một bộ sưu tập tất cả các hiện vật chiến tranh, trong đó có quân trang, quân dụng mà tôi vẫn tiếp tục ngày đêm.

    Tôi đã bỏ hàng chục nghìn Euro và rất nhiều thời giờ để sưu tập đủ mọi thứ của lính, của quân đội, của thời chiến, từ chiếc lon đựng đồ hộp cho tới quân trang của các binh chủng, tới từng cái lon gắn bông mai, cái nón của binh sỹ, sỹ quan và nhiều kỷ vật chiến tranh khác nữa.

              

    Ông Vũ Hữu Thành (phải) và cựu Đại tá dù, bác sỹ Hoàng Cơ Lân (trái) đang cư ngụ tại Pháp.

              

    Tôi sẽ rất hân hạnh được giới thiệu với BBC về bộ sưu tập ấy của tôi, mà trong ấy còn có cả các sách vở, báo chí, tài liệu, các thước phim thời sự, thời chiến nữa, của các bên, Mỹ có, Nam Việt Nam cũng có và cả của Việt Cộng, Bắc Việt cũng có, như là những bài báo, thống kê chiến trường của họ trong toàn bộ cuộc chiến, trong Mậu Thân v.v...

    Còn về tâm tư, tôi nghĩ những gì qua thì đã qua, cần nghĩ tới tương lai, tuy nhiên, như cách họ kỷ niệm Mậu Thân vừa rồi, thì tôi thấy họ chưa thực sự muốn và chưa làm được chuyện hòa giải, hòa hợp đâu...






    Quốc Phương

    https://www.bbc.com/vietnamese/forum-43934786
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”