- 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đáp Lời Sông Núi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Một lần chào cuối cùng trong đời quân ngũ!

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Một lần chào cuối cùng trong đời quân ngũ!
    ___________________________
    Trương Quang Chung



              

              

    Sau 30.4.1975, người Việt tản mác trên khắp thế giới để tỵ nạn cộng sản. Trên Sách Vở, Báo Chí, Hồi Ký, Bút Ký, trên Ðài Truyền Thanh, Truyền Hình, trong các Ðại Nhạc Hội, những lúc Hội Họp các Ðoàn Thể chính trị hay các Tổ Chức khác, trong lúc ngồi nói chuyện quá khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến cái chết của những vị Tướng lãnh hay các Sĩ Quan cao cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cái chết đó phải được vinh danh một cách trang trọng xứng đáng, phải được ghi vào Lịch Sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn tiết của cha anh họ.

    Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên
              
              
    sự tuẫn tiết của Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng cùng vợ con

    ngày 29.3.1975
    tại Ðà Nẵng.


              



    ***
    Tám giờ sáng ngày 28.3.1975, Tiểu Ðoàn tôi được lệnh rút về tuyến “vàng” phòng thủ, giữ phía Tây Nam của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn I và bảo vệ Pháo Ðội 105 ly của Sư Ðoàn 3. Mở bản đồ thì biết đó là Trục Lộ 14C từ Quận Ðiện Bàn đi Ðại Lộc, Thượng Ðức thuộc Tỉnh Quảng Nam. Tiểu Ðoàn chịu trách nhiệm từ Tháp Bằng An đến Phong Thử (khoảng 2 km). Tiểu Ðoàn di chuyển đến địa điểm lúc 10 giờ sáng, đã thấy vài khẩu đại bác 105 ly đã có sẵn ở các ruộng khô cách Tỉnh Lộ 14C khoảng 50 mét.

    Sau khi liên lạc với vị Pháo Ðội Trưởng để bàn hoạch phương thức bảo vệ Pháo Ðội, tôi ra lệnh, giao nhiệm vụ, chỉ định vị trí cho từng Ðại Ðội. Bộ Chỉ Huy của Tiểu Ðoàn ở gần Pháo Ðội. Khoảng 12 giờ trưa hôm đó, vị Ðại Úy Pháo Ðội Trưởng báo cho tôi biết là họ được lệnh rút lui sau. Tôi không thắc mắc vì Pháo Binh luôn luôn ở sau để yểm trợ. Tuy nhiên, tôi ra lệnh cho Ðại Úy Quý, Trưởng Ban 3 của tôi gọi về Tiểu Khu hỏi xem chúng tôi có theo họ để bảo vệ súng không?

    Hai giờ 30 chiều hôm đó Sĩ Quan Ban 3 của tôi báo cho tôi biết là Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã thông báo là dời về Non Nước. Lúc này, tôi có phần bi quan vì theo dõi tin tức qua máy trên các tần số của các Ðơn Vị ở Vùng I mà chúng tôi có trong đặc lệnh truyền tin.

    Bốn giờ chiều, tôi hoàn toàn không liên lạc được với Liên Ðoàn 911 do Trung Tá Lê Văn Thành Chỉ Huy mà Tiểu Ðoàn tôi trực thuộc. Tiểu khu cũng biệt vô âm tín. Tôi gọi về Trung Tâm Hành Quân của Quân Ðoàn I cũng như của Sư Ðoàn 3, họ quá bận rộn với nhiều Ðơn Vị nên khó chen vào được. Tôi mời các Ðại Ðội Trưởng và Sĩ Quan Tham Mưu đến cho biết tình hình và bàn kế hoạch. Bây giờ tôi không còn ai Chỉ Huy nữa nên tôi quyết định rút Tiểu Ðoàn về Hội An để vào Tiểu Khu xem sự việc đồng thời đó là con đường tương đối an toàn và gần nhất để ra Ðà Nẵng.

    Ðơn Vị ra Quốc Lộ 1 thì dân, lính họ chạy về Ðà Nẵng quá sức tưởng tượng. Họ đang chạy giặc. Tình hình quá bi đát, một thoáng suy nghĩ trong đầu, tôi ra lệnh tất cả dừng lại ở trong Làng cách Quốc Lộ 100 mét, chờ lệnh tôi vì tôi sợ Lính ra đây thấy cảnh đó thì bỏ Ðơn Vị về lo cho gia đình.

    Tôi tiến sát Quốc Lộ 1 để xem tình hình thì gặp Trung Tá Nguyễn Tối Lạc, Quận Trưởng Ðức Dục. Ông ta cho biết tất cả các Chi Khu của Quảng Nam đều bỏ cả rồi, Tiểu Khu thì về Ðà Nẵng không liên lạc được. Ông ta còn cho biết thêm là Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 vừa cho lệnh ông là trực thuộc Ðại Tá Vũ Ngọc Hướng, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 2 thuộc Sư Ðoàn 3.

    Ðại Tá Hướng chỉ huy luôn các Tiểu Ðoàn của Tiểu Khu Quảng Nam nữa. Trung Tá Lạc chỉ còn một người mang máy truyền tin, một người Lính bảo vệ thôi. Tôi đang đứng với Trung Tá Lạc thì một chiếc chiến xa M-48 từ trong đi ra thấy có Ðại Tá Hướng ngồi trên pháo tháp. Ông ta thấy tôi liền cho xe dừng lại. Tôi là thuộc quyền của ông lúc ông ta còn là Tiểu Khu Phó Quảng Nam và hỏi tôi:
    • - Tiểu Ðoàn của mày đâu mà mày đứng đây?

    Tôi trả lời:
    • - Tiểu Ðoàn tôi còn nằm trong Làng này, Ðại Tá.

    Tay tôi chỉ vào trong Làng gần đó.
    • - Có còn đủ không?
      - Còn nguyên, chưa đụng trận nào lớn cả, mà chỉ gặp du kích thôi. Bảo đảm Ðại Tá, chắc Ðại Tá biết Tiểu Ðoàn này rồi mà.
      - Tao hiểu, mày đã nhận lệnh của Thiếu Tướng Hinh chưa?
      - Tôi chưa nhận lệnh trực tiếp của Thiếu Tướng nhưng đã nghe Trung Tá Lạc nói rồi.
      - Tốt, bây giờ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu không còn ai nữa, mày trực thuộc Trung Ðoàn tao, mày có tần số của tao chưa?
      - Có đầy đủ ở đặc lệnh truyền tin rồi Ðại Tá. Bây giờ Ðại Tá cho lệnh thế nào?
      - Theo lệnh Thiếu Tướng, mày cho Tiểu Ðoàn về Hội An phòng thủ với Trung Ðoàn. Ðến nơi, mày vào gặp tao tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để nhận lệnh chi tiết.

    Tôi từ giã Ðại Tá Hướng trở lui Tiểu Ðoàn trình bày cuộc nói chuyện và lệnh của Ðại Tá Hướng cũng như Trung Tá Lạc cho các Sĩ Quan nghe. Sau một hồi thảo luận, cuối cùng tôi nói:
    • Bây giờ chúng ta về Hội An như ý định của chúng ta đã nói. Trên vấn đề quân sự, chúng ta đặt dưới quyền của Ðại Tá Hướng, nếu hữu sự, chúng ta có Lực lượng quân sự cùng chiến đấu. Về đó tùy tình hình ta xử trí sau.

      Tại Hội An chúng ta có các điểm lợi sau:
      - Về địa thế chúng ta đã rõ như trong vòng bàn tay.
      - Có kho vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men của Trung Tâm Tiếp Vận Quảng Nam của Tiểu Khu, chúng ta xử dụng nếu chiến đấu nhiều ngày.
      - Nếu, có Lính chết hay Bị Thương thì có Bệnh Viện Hội An có phương tiện cấp cứu, có Bác sĩ Trung Ðoàn 2 và Y tá.
      - Liên Tỉnh lộ 13C từ Ðà Nẵng đi Hội An tương đối an toàn để chúng ta về Ðà Nẵng.

    Tôi đã trình bày những điểm lợi hại cho Sĩ Quang rõ, tôi nói tiếp:
    • - Nếu phải bỏ Ðà Nẵng như ở Huế và Vùng II thì tôi sẽ vào trình diện Quân Ðoàn để được giúp đỡ vì Tiểu Ðoàn mình còn nguyên chưa bị tổn thất thì thế nào Quân Ðoàn cũng lo cho mình vào Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu. Nếu tận cùng mình dùng quân số đông để áp đảo Hải Quân, yêu cầu được chở vào Nam chiến đấu.

    Bây giờ đã 6 giờ chiều, mặc dù còn ánh nắng mặt trời, dân chúng cũng như Binh Sĩ chạy về Ðà Nẵng quá nhiều nên di chuyển Ðơn Vị lớn như thế rất khó khăn, dễ bị thất lạc. Tôi ra lệnh cho các Ðại Ðội Trưởng, Trung Ðội Trưởng phải bám sát Binh Sĩ của mình đừng cho thất lạc. Nếu thất lạc, họ phải đến điểm tập trung là Ty Công Chánh Hội An. Ðó là điểm tập trung của Tiểu Ðoàn, đừng vào Tiểu Khu. Tôi căn dặn thật kỹ các Ðại Ðội phải ban hành lệnh đếm từng người Lính để họ nắm rõ điểm tập họp.

    Sáu giờ 30, Tiểu Ðoàn bắt đầu hướng về Hội An. Lính Sư Ðoàn 2 Bộ Binh Tiểu Khu Quảng Ngãi, Quảng Tín kéo về như kiến cỏ. Họ không còn người Chỉ Huy nên hoàn toàn vô trật tự, vô kỷ luật, chỉ cần một hành động vô ý thức làm chạm tự ái, họ có thể bắn mình một cách dễ dàng.

    Tôi đến được Hội An lúc 11 giờ đêm. Tại điểm tập trung, hai Ðại Ðội đầu đã có mặt. Tôi ra lệnh phòng thủ và đợi Tiểu Ðoàn đến cho đầy đủ. Tôi vào Tiểu Khu để gặp Ðại Tá Hướng nhận lệnh.

    Mười hai giờ, Tiểu Ðoàn đã đến đầy đủ. Ðại Úy Quý Ban 3 Tiểu Ðoàn, cho tôi biết quân số lúc đó là 470 người. Các Sĩ Quan có đủ, có 20 thường dân là thân nhân của các Quân Nhân của Tiểu Ðoàn theo họ (họ hy vọng nếu có vào Sài Gòn thì họ cùng Tiểu Ðoàn vào Nam được dễ dàng hơn) vì lúc ở Ðiện Bàn, các gia đình này ở đó nên họ biết có Tiểu Ðoàn về nên đem theo luôn.

    Có 50 Quân Nhân các Ðơn Vị khác thuộc Tiểu Khu Quảng Nam đã thất lạc Ðơn Vị nay muốn theo chúng tôi. Tôi nói với 50 Quân Nhân này, tôi chấp thuận cho họ ở với Tiểu Ðoàn với điều kiện phải tuyệt đối tuân hành lệnh của các Sĩ Quan Tiểu Ðoàn, nếu bất tuân, tôi ra lệnh bắn bỏ, nhất là lúc đụng trận. Tôi sẽ cho họ về Ðơn Vị gốc khi tôi gặp Ðơn Vị đó. Tất cả họ đồng ý và tôi phân chia cho các Ðại Ðội tác chiến ngay.

    Riêng 20 thường dân (trong số này, tôi đã biết họ vì trước đây tôi có đến nhà họ lúc thuận tiện), Tôi ra lệnh cho Trung Sĩ I Thoảng chịu trách nhiệm vì Trung Sĩ I Thoảng là Hạ Sĩ Quan Ban 5 của Tiểu Ðoàn (Trung Úy Trưởng Ban 5 vắng) đồng thời tôi giới thiệu Trung Sĩ I Thoảng cho họ biết và nói:
    • “Bà con là thân nhân của Quân Nhân các cấp trong Tiểu Ðoàn tôi, tôi có nhiệm vụ bảo vệ bà con như bảo vệ Lính tôi vậy. Nếu đụng trận bà con nghe lệnh của Trung Sĩ I Thoảng để được an toàn, đừng chạy lộn xộn mà chết, Tiểu Ðoàn đến đâu, tôi đem bà con theo đó”.
    Họ hiểu ý tôi nên rất hoan hỉ.

    Thành Phố Hội An bây giờ trống vắng, 99% đều bỏ ra Ðà Nẵng lánh nạn. Tiểu Ðoàn rời Ty Công Chánh Quảng Nam để đến vị trí phòng thủ theo lệnh Ðại Tá Hướng. Ðó là hướng Bắc Hội An trên đường ra Ðà Nẵng. Trước khi đi, tôi còn để lại một Tiểu Ðội, một máy truyền tin do một Trung Sĩ của Ban 2 Chỉ Huy để đón nhận những người đến muộn.

    Tại vị trí phòng thủ mới, tôi quá mỏi mệt, tinh thần căng thẳng. Tôi đang ngồi suy nghĩ thì Hạ Sĩ I Minh bưng đến một tô cháo và một ly cà phê sữa đang nóng và nói:
    • - Mấy ngày nay Thiếu Tá ít ăn, ít ngủ, chỉ uống nước không, lo suy nghĩ nhiều, em thấy Thiếu Tá ốm đó nghe. Thiếu Tá ăn tô cháo hầm bồ câu và uống ly cà phê để có sức đánh giặc chứ.

    Tôi đang lo lắng, định bảo dẹp đi, nhưng thấy thuộc cấp của mình thương mình, lo cho mình như thế nên không đành và nói:
    • - Mấy ông kia ăn chưa? Bồ câu đâu mày có?
      - Thưa Thiếu Tá, lúc nãy ở Ty Công Chánh có chuồng bồ câu có lẽ của ông Trưởng Ty đã bỏ đi rồi, nên em bắt 4 con, em biết Ðại Bàng sẽ rầy, nhưng giờ này có khỏe mới giết được việt cộng chứ Ðại Bàng.
      - Thôi được, để đó, đừng mắc võng nữa nghe.

    Từ sáng đến giờ, tôi chỉ uống nước không ăn gì ngoài một tô mì gói có đập vào hai hột gà cũng do Hạ Sĩ I Minh làm mà thôi. Cảm thấy đói, hớp mấy miếng cà phê, ăn được gần nửa tô cháo thì nghe tiếng trực thăng, tôi nhìn ra thì thấy từ hướng Quân Ðoàn I có hai chiếc máy bay bay vào khá cao. Tôi bảo Trung Úy Bình, Sĩ Quan Truyền Tin mở máy qua tần số Quân Ðoàn liên lạc xem sao. Không liên lạc được mặc dù Bình đã có tất cả đặc lệnh truyền tin trong tay, đã liên lạc nhiều tần số và nhiều giới chức có thể đi bằng máy bay nhưng vô hiệu. Tôi biết chắc đó là máy bay Quân Ðoàn, nhưng không biết giới chức nào mà thôi. Lúc này, tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi ra lệnh Ðại Úy Quý, Trưởng Ban 3 gọi các Ðại Ðội Trưởng về họp đồng thời thu hết Tiểu Ðội ở Ty Công Chánh trở về Tiểu Ðoàn. Tôi còn ra lệnh Ðại Úy Hà Thúc Thuyên đi với một máy, vài Lính bảo vệ đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu xem Ðại Tá Hướng thế nào mà không liên lạc được.

    Bây giờ là 2 giờ sáng ngày 29.3.1975. Ðại Úy Thuyên báo Trung Ðoàn 2 đã âm thầm ra hướng biển để về Ðà Nẵng. Tiểu Ðội ở Ty Công Chánh đã đến Tiểu Ðoàn mang theo 9 người Lính đến muộn. Tôi cho về lại Ðại Ðội của họ cả. Như thế giờ này Tiểu Ðoàn có 479 Quân Nhân tham chiến chưa kể 50 Quân Nhân các Ðơn Vị khác đi theo. Sau một hồi bàn thảo của Sĩ Quan Tham Mưu và các Ðại Ðội Trưởng, tất cả quyết định rút về Ðà Nẵng, vào trình diện Quân Ðoàn. Tôi hoàn toàn đồng ý và trình bày:
    • - Bây giờ còn sớm, chưa tới 3 giờ, chúng ta đến Chùa Non Nước sẽ gặp Ðơn Vị phòng thủ Quân Ðoàn ở đó trời chưa sáng, họ không nhận diện được ta có thể ngộ nhận và bắn lầm. Tôi quyết định 4 giờ sáng chúng ta xuất phát theo đội hình Ðại Ðội 1 đi dẫn đầu, Ðại Ðội 3 bên trái, Ðại Ðội 4 bên phải, Ðại Úy Thuyên Tiểu Ðoàn Phó đi với Ðại Ðội này vì có Trung Ðoàn 2 đi ra biển, nếu gặp tiện việc liên lạc hàng ngang tránh ngộ nhận. Ðại Ðội 2 đi sau, Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn đi giữa, gia đình đi sau Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn. Trên đường đi nếu chạm địch, chúng ta phải yểm trợ nhau đưa nhau về Ðà Nẵng. Tất cả, nếu không ai có ý kiến gì khác thì về Ðơn Vị chuẩn bị lên đường khi có lệnh.

    Ðúng 4 giờ sáng ngày 29.3.1975, Tiểu Ðoàn bắt đầu di chuyển thứ tự theo lệnh như đã phân nhiệm. Trên đường đi, chúng tôi không gặp một sự kháng cự nào, chỉ gặp vài du kích bắn lẻ tẻ,vô sự, các Ðại Ðội phản ứng nhưng vẫn tiến quân. Gần 9 giờ sáng, Ðại Ðội đầu do Trung Úy Thành Chỉ Huy báo cáo đã đến Non Nước, gặp Ðơn Vị bạn, đã nhận diện và nói chuyện vời nhau. Trung Úy Thành nói chuyện đã gặp một Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang ngồi trên chiến xa nói là họ được lệnh không cho một Quân Nhân nào vào Ðà Nẵng mà mang súng, muốn vào phải bỏ súng ở đây. Tôi nghe cũng ngạc nhiên. Lính mà không cho mang súng thì đánh giặc bằng gì, ôm mà cắn hả? Lệnh gì kỳ cục vậy.

    Tôi nói cho Trung Úy Thành ra lệnh cho Binh Sĩ đứng tại chỗ, cấm phản ứng để tôi lên tiếp xúc. Tôi ra lệnh cho Ðại Úy Quý là các Ðại Ðội thu hẹp gần Tiểu Ðoàn, bố trí tại chỗ chờ lệnh và nói Ðại Úy Thuyên đến gặp tôi. Trên con đường đến gặp Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi suy nghĩ: Tình hình an ninh Ðà Nẵng rất xấu, đã có việt cộng cải trang thành lính xâm nhập rồi, nên mới có lệnh đó.

    Tôi gặp vị Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến và trình bày sự việc để xin được vào Ðà Nẵng. Ông ta dứt khoát và bảo đó là lệnh, tôi không thể sai được. Tôi cũng biết lệnh của Quân Ðội, tôi nói tình lý cho Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến và gần như năng nỉ. Ông ta mềm lòng và nói để hỏi lại cấp trên. Tôi tìm hiểu Thiếu Tá Ðịnh là cấp trên của ông ta vì Thiếu Tá Ðịnh học chung một Khóa Bộ Binh cao cấp với tôi năm 1973 ngủ chung một phòng, cùng người Huế, nên chúng tôi cũng thân nhau. Tôi cũng nói cho ông ta biết là tôi cũng là bạn thân với Thiếu Tá Ðịnh, Tiểu Ðoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến, vị Ðại Úy này xác nhận là Thiếu Tá Ðịnh là Tiểu Ðoàn Trưởng của ông ta. Ông ta nói chuyện với Thiếu Tá Ðịnh sau đó trao máy cho tôi để nói chuyện. Thiếu Tá Ðịnh cho tôi biết Quân Ðoàn đã đi hết, đã bỏ ngõ, Thủy Quân Lục Chiến cũng đang tự tìm cách về Sài Gòn chưa biết tính sao đây. Thế là hết! Tôi trả máy cho Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến.

    Tôi ra lệnh Ðại Úy Quý gọi tất cả Sĩ Quan đến gặp tôi. Bây giờ là 9 giờ 30 sáng ngày 29.3.1975 tại Chùa Non Nước, Ðà Nẵng. Vị Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến cũng báo cho tôi biết là tôi được tự do vào Ðà Nẵng. Tôi chỉ nói cám ơn. Chiến xa nổ máy quay đầu chạy lui về Ðà Nẵng có tùng thiết Thủy Quân Lục Chiến theo. Thiếu Tá Ðịnh Thủy Quân Lục Chiến cũng cho tôi biết không còn phương tiện vào Sài Gòn nữa, chính Ðơn Vị ông ta cũng phải tự lo liệu lấy. Không ai Chỉ Huy nữa. Hải Quân ở Tiên Sa cũng nhổ neo hết rồi.

    Tất cả Sĩ Quan có mặt. Tôi trình bày tình hình Quân Ðoàn, Hải Quân do Thiếu Tá Ðịnh cho biết chính ông ta cũng không biết xử trí thế nào. Tôi nói:
    • - Tôi đã cùng Quân Nhân các cấp trong Tiểu Ðoàn chiến đấu bên nhau bấy lâu nay, nhất là sau Tết cho đến bây giờ, tình hình chiến sự sôi động, gian lao khổ cực cùng anh em. Tôi đã đoán được tình hình, cố gắng đưa Tiểu Ðoàn về đây để được cùng nhau vào Sài Gòn tiếp tục chiến đấu, nhưng bây giờ sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, tôi rất đau khổ về sự việc này.

    Tôi cũng kể về sự tiếp xúc của tôi và Thiếu Tá Ðịnh Thủy Quân Lục Chiến, sự suy luận của tôi, sự hiểu biết về tình hình của tôi cho tất cả nghe và nói tiếp:
    • - Không nên tập trung cả Ðại Ðội, sợ bị tấn công bất thường, chỉ từng Trung Ðội giải thích cho họ hiểu, thông cảm tìm cách vào Sài Gòn hoặc về gia đình tùy ý. Quyền Chỉ Huy bây giờ tùy nghi các anh lo liệu. Nếu ai về nhà thì vũ khí nên phá hủy đừng để lọt vào tay việt cộng. Các bạn tự do thi hành theo ý mình, điều cần nhất là phải an ủi, giải thích cho Lính hiểu tâm trạng của chúng ta bây giờ.

    Có nhiều người lưỡng lự chưa muốn đi. Lúc này tôi như cái xác không hồn, ngồi xuống đất, dựa vào cổng trụ cửa ngõ của một nhà bên đường xem phản ứng của Quân Nhân các cấp của Tiểu Ðoàn như thế nào. Các Sĩ Quan đã đến chia xẻ sự đau khổ của tôi, mỗi người một ý.

    Mười giờ 30 sáng ngày 29.3.1975. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung Ðội Tình Báo của Ban 2 vẫn đứng quanh tôi để bảo vệ như những lúc hành quân. Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng đến đứng trước mặt tôi nghiêm đưa tay chào một cách trịnh trọng rồi nói:
    • - Chắc em không vào Sài Gòn đâu Thiếu Tá. Cả Quân Ðoàn không một trận đánh nào mà đã bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Thiếu Tá nhiều may mắn, cố gắng vào cho được Sài Gòn.

    Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã,tôi nói:
    • - Tao bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa Ðơn Vị về tới đây để cùng vào Nam song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ ngoài tầm tay tao rồi.

    Vợ Trung Sĩ I Thoảng và 2 con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu Ðoàn từ hôm qua. Chị ta bước tới trước mặt tôi và nói:
    • - Em chúc Thiếu Tá lên đường bình an vào cho được Sài Gòn nghe Thiếu Tá, chứ việt cộng đến cỡ Thiếu Tá nó giết chứ không tha đâu.

    Tôi đứng dậy xoa đầu hai đứa nhỏ đang đứng bên mẹ, có lẽ phản ứng lịch sự đối với đàn bà chứ tôi đã có đến nhà chị ta mấy lần rồi, nên cũng thường thôi. Tôi nói:
    • - Tôi cũng không biết có đi được không, đến đâu hay đó, Thoảng thì chắc nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ mà là chiến tranh chính trị ăn thua gì. Cố gắng lo cho hai đứa nhỏ.
      - Cám ơn Thiếu Tá, chúc Thiếu Tá thượng lộ bình an.
      Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa.

    Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:
    • - Thôi mày về đi, tùy tình hình địa phương mà sống chắc không can gì đâu.
    Anh ta đến chào Ðại Úy Hà Thúc Thuyên Tiểu Ðoàn Phó, Ðại Úy Lê Ngọc Nhựt Trưởng Ban 2 Tiểu Ðoàn và Ðại Úy Huỳnh Văn Quý Ban 3 Tiểu Ðoàn rồi từ giã ra đi. Ðến lúc này chỉ còn những Sĩ Quan đó và khoảng 20 Lính của Trung Ðội Tình Báo mà thôi. Còn tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Ðại Úy Thuyên đến nói:
    • - Thôi mình cứ về Ðà Nẵng rồi hãy tính.

    Tôi đang chán nản chưa có quyết định nào dứt khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng ngồi xuống trong thế sẵn sàng tác chiến. Tôi nói:
    • - Minh, mày ra xem cái gì đó?

    Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút chạy lui, trả lời:
    • - Thiếu Tá ơi! Ông Trung Sĩ I Thoảng tự tử bằng lựu đạn với vợ con ông ta rồi.

    Tôi quá bàng hoàng và xúc động, tự nhiên tôi bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự rên la đau đớn, sự nhắn gởi trối trăn của thuộc cấp sắp chết mặc dầu tôi rất xúc động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ nhưng tôi tự kềm chế không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố gắng kềm chế không để cho thuộc cấp biết sự mềm yếu về tình cảnh của tôi. Thế mà hôm nay không hiểu sao tôi lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần khóc cuối cùng trong 13 năm quân ngũ của tôi đối với thuộc cấp. Tôi hỏi:
    • - Nó chết ở đâu.
      - Ông chết ở nhà kia.

    Theo tay chỉ của Minh thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người Lính bảo vệ tôi cũng đi theo. Căn nhà tôn nhỏ xây vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền còn để lại trong một góc của căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường. Tôi không nói gì, quan sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh hùng rồi ra đi. Các Binh Sĩ theo tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường.



              
    Bây giờ là 11 giờ ngày 29.3.1975.

    Một Trung Sĩ I cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc cấp mà trước đây tôi đã từng có lúc gọi bằng “thằng”, một phần vì anh ta nhỏ tuổi hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân mật, có những lỗi lầm mà tôi đã rầy la đôi khi còn nặng lời nữa, thế mà hôm nay tôi phải gọi là Ông,
              
    Ông Thoảng

              
    với lòng tôn kính vì đây là một Vị Anh Hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can đảm, sự thể hiện bất khuất không thể sống chung với cộng sản.

    Hôm nay tôi viết để vinh danh một Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho con cháu sau này biết đến.
              
    Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

              


    Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Ðà Nẵng.






    Trương Quang Chung (Hoài Việt)



    nguồn: batkhuat.net

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tháng Tư buồn nhớ Quê Nhà

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tháng Tư
    buồn nhớ Quê Nhà

    ___________________________
    Nguyễn Nhơn





    Tôi thường hay thích hát bài nhạc Bên Bờ Đại Dương của nhạc sĩ Hoàng Trọng.
    • “Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương
      Bắc với Nam, tình nối qua lòng miền Trung
      Đất nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang
      Vượt núi rừng già Trường Sơn
      Vào tới ruộng ngọt phương Nam.
      Dân nước tôi từng đấu tranh diệt ngoại xâm
      Trên máu xương từng hát ca bài thành công
      Dân nước tôi nòi giống hùng cường Lạc Long
      Làm gái toàn là Trưng Vương
      Làm trai rạng hồn Quang Trung”

      (Bên Bờ Đại Dương của nhạc sĩ Hoàng Trọng.)

    Đất nước tôi là vậy. Dân nước tôi cũng là vậy. Lời ca bài hát rất đơn giản không cầu kỳ chải chuốt ấy thế lại làm lòng người thiết tha buồn thảm trên nỗi chông chênh trong một số phận bất hạnh của dân tộc này.

    (===>>> ĐẤT NƯỚC TÔI - Tôn Nữ Hoàng Hoa)



              
    Những ngày gian khổ, tù đày trên đỉnh Hoàng Liên
    Những khi thao thức nhìn qua song sắt
    Ánh trăng chiếu dọi núi đồi
    Nghĩ đến cuộc đời trôi nổi
    Từ quê nhà êm ấm Miền Nam
    Cùm trói lên tận Hoàng Liên
    Lẩm nhẩm lời ca tình tự Dân tộc
    “Đất nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang
    Vượt núi rừng già Trường Sơn
    Vào tới ruộng ngọt phương Nam ….”

    Lòng thêm sầu muộn
    Suy nghĩ về Đất nước điêu linh
    Và chợt thấy lòng phấn khởi vững tin
    Như tổ tiên tự rèn luyện
    Đượm thấm khí thiêng sông núi Việt
    Vượt qua gian khổ điêu linh
    Giữ cho giang sơn gấm vóc trường tồn

              


              
              
    Khí thiêng sông núi Việt
    _________________________

              



    Tôi sanh ra từ làng quê Bưng Cầu
    Xứ Thủ, Một cây Dầu, Bình Dương
    Đất gò Miền Đông Nam bộ
    Bên dòng suối nhỏ hiền hòa
    Một vạc bưng trải dài bên bờ suối
    Cây cầu ván mộc mạc bắc ngang
    Dọc bờ suối hai lỗ mội
    Mội Chơ, mội Thầy Thơ
    Mội Thầy Thơ thơ mộng
    Dưới cội trăm già rợp bóng
    Trĩu trái tím ngắt, vị ngọt ngào


    Dòng An Giang thuở học trò
    “Giòng An Giang nên thơ khiến nhớ”
    Rừng U Minh âm u minh minh
    Nơi chiến trường máu đổ, tử vong
    Sông Hậu những chiều lộng gió
    Đón đợi người yêu tìm đến


    Mùa đông Hoàng Liên Sơn
    Đỉnh Fansipan tuyết trắng
    Xuân về hoa bang nở trắng núi đồi
    Mùa hè dưới chân rặng Trường Sơn
    Nắng như đổ lửa
    Mùa thu dòng suối A Mai êm ả
    Dịu dàng, róc rách chảy về xuôi
    Bến Ngọc chiều tà hiu quạnh
    Nhớ quê nhà Miền Nam


    “Ai hỏi tôi từ đâu đến?
    Tôi đáp, Tôi từ Việt Nam đến đây” (*)
    Tôi là người Việt Nam
    Mang dòng máu Lạc Việt
    Đượm khí thiêng sông núi
    Đất Việt bên bờ Biển Đông


    Ngày nay dân tộc tôi chẳng may
    Bị loài cọng sản quốc tế
    Đưa vào vòng bạo tàn hắc ám
    Nhưng rồi cũng có một ngày
    Tuổi trẻ Việt Nam bừng lên
    Sức sống giống giồng Lạc Việt
    Xóa tan u minh cọng sản
    Đưa non sông qua cơn lầm than
    Vén mây mờ cho giồng giống
    Núi sông Đất Việt
    Lại rạng rỡ bên bờ Biển Đông




    Nguyễn Nhơn
    (Mùa hè 2013 trên đất Mỹ)

              
    (*) Thơ Nguyễn Thanh Bạch

              


              
    Nguyễn Nhơn

    Quốc Hận 44
    24/3/2019

              
              

              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đà Nẵng nỗi nhớ ngậm ngùi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              


    Chợ Hàn - Đà Nẵng 1960

              


              


              
    Đà Nẵng
    nỗi nhớ ngậm ngùi

    _________________________




    Thôi mất em rồi! Đà Nẵng ơi!
    Ta nhớ thương em cả một đời
    Từ độ quân đi không trở lại,
    Tháng ba năm ấy, lệ đầy vơi.

    Nhớ những chiều Thu, gió heo may
    Trường xưa, sân nắng lá rụng đầy
    Từng bước chân ai, tà áo trắng
    Theo nắng vàng về cuối chân mây.

    Nhớ những ngày, mưa rớt trên sông
    Bến đò An Hải mỏi mòn trông
    Thuyền đưa viễn khách đi biền biệt
    Để nước chạnh buồn nỗi chờ mong.

    Rồi những chiều Xuân có gió về
    Dấu hài, áo lụa trắng Sơn, Khê
    Mình dẫn nhau về thăm Non Nước
    Để nghe biển hát khúc tình quê.

    Ngôi chợ thân quen đã mất rồi
    Đèn vàng hiu hắt giữa mưa rơi
    Phố cũng thở dài sau chinh chiến
    Tuổi cũng buồn theo tháng ngày trôi.

    Nhớ con đường cũ rất yêu thương
    Giờ đã thay tên lạ phố phường
    Thanh Bồ, Đức Lợi còn áo trắng?
    Vang tiếng chuông ngân, bóng Giáo đường.

    Thương những chiều mưa trên sông Hàn
    Bến xưa còn đợi chuyến đò ngang,
    Khách đi, đi mãi phương trời thẳm
    Sao chưa về, để Nước thở than!?

    Ngã Năm ngày ấy, có còn không?
    Nhớ làm sao những gánh cháo lòng
    Quên làm sao được hương chè thạch
    Ấm lòng ai những buổi chiều đông.

    Nhớ bến Tiên Sa một thuở nào
    Soi nghiêng bóng núi, gió lao xao
    Lung linh trong sóng vàng biển nhớ
    Ai về thắp lại những vì sao.

    Đà Nẵng là em, em là duyên
    Ta chờ em như bến đợi thuyền
    Gợi giấc mơ xưa mùa chinh chiến
    Chập chùng theo giấc ngủ cô miên.

    Thương quá là thương Đà Nẵng ơi!
    Hát về em, tiếng hát ngàn đời
    Nhặt cánh phượng tàn, rơi trên áo,
    Đỏ thắm tim ai, nhớ một người.

    Ta vẫn còn nhau hay mất rồi,
    Mà ngàn trùng cách trở chia phôi
    Sông Hàn, ta gọi em trong gió,
    Tương tư bóng núi Hải Vân ơi!






    Lê Tấn Dương
    Olympia 2015

              




              
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Chuyện buồn tháng tư

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Chuyện buồn tháng tư





(Kính dâng Quê Hương Việt Nam và
những Anh Hồn Tử Sĩ đã hy sinh ngày 30/4/75)




Hỡi ai thương nhớ quê hương
Xin nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư
Tháng Tư, trời đất mây mù
Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
Nghẹn ngào, nhục tủi, đau thương
Oan khiên máu đỏ ngập đường lui quân
Thân người đổ xuống theo thân
Không làn đất phủ, không lần tiễn đưa !
Xác người bón gốc rừng thưa
Nước tôi có một Tháng Tư kinh hoàng !
Tháng Tư nghe lệnh đầu hàng
Bao người thương lá cờ vàng quyên sinh!
Nước nguy, vị nước, quên mình
Mất thành, anh dũng cùng thành, chết theo!
Tháng Tư khói lửa ngặt nghèo
Vô danh quốc sử bao nhiêu anh hùng!
Tháng Tư vợ trẻ khóc chồng
Mẹ già chan chứa lệ hồng khóc con
Tháng Tư đại bác nổ giòn
Trẻ thơ chết thảm dưới cơn đạn thù
Tháng Tư rộng cửa lao tù
Nước tôi từ đấy đau nhừ nỗi đau
Núi rừng người nối chân nhau
Kiếp tù lạ nhất địa cầu, thảm chưa !
Trong tù, tù chết như mơ
Ngoài tù, dân chết bên bờ biển đông
Biển xanh pha đỏ máu hồng
Rừng xanh lệ đỏ từng dòng mồ hôi !
Tháng Tư ai biến nước tôi
Thành lò hỏa ngục thiêu người tang thương!
Hỡi ai còn nhớ quê hương
Lắng nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư
Nghe rồi, xin chớ làm ngơ
Vì quê ta đã đến giờ đổi thay
Góp vào, xin góp bàn tay
Làm cơn gió lộng thổi bay mây buồn
Ai còn nghĩ đến quê hương
Hẳn lòng đau đớn chuyện buồn Tháng Tư

Ngô minh Hằng


Nguồn:http://thongominhhang1.blogspot.



          

          

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trên Đại Lộ Kinh Hoàng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              


    Trên Đại Lộ Kinh Hoàng

              


              


              
    Trên Đại Lộ Kinh Hoàng
    _________________________




    Ở một nơi chẳng biết bước thế nào
    để tránh những mồ ma nằm dưới đất
    Đại Lộ Kinh Hoàng xương người ngất ngất
    máu nhuộm nâu đen xác rữa trăm ngày


    Hải Lăng một ngàn chín trăm bảy hai
    những cây số đường đau như tên gọi
    người chết không có thời gian hấp hối
    chết tan tành - chết bầm dập đó đây


    Mẫu thịt dính trên bụi cỏ chòm cây
    xương trắng hếu phơi dài trên quốc lộ
    pháo đã rót theo dòng người chạy bộ
    đạp lên xương - lội lên máu mà đi


    Đại Lộ Kinh Hoàng vết thương Quảng Trị
    có bao ngàn dân bỏ xác ven đường
    Chạy Giặc Cầu Dài dấu nhấn tai ương
    người Quảng Trị ngàn năm chưa quên hận


    Bến Đá, cầu Dài phải đâu chiến trận
    là đoạn đường giặc pháo xuống đầu dân
    đoạn đường có cuộc bỏ phiếu bằng chân
    người Quảng Trị chạy về Nam trốn giặc


    Mấy mươi năm căm hờn xưa chôn chặt
    mười bốn tháng ba ngày của tóc tang
    đất Quảng Trị đầy một trời khói nhang
    tế vong linh những người đã nằm xuống


    Những cái chết bầy nhầy trên mặt ruộng
    chết ở đường cùng chẳng chỗ che thân
    những cái chết chỉ còn mỗi hai chân
    lăn lóc đầu lâu - cái nguyên, cái nửa


    Mồ nào chôn đất đai nào đủ chứa
    đống thịt da mấy tháng giữa nắng mưa
    lúc nhúc bọ giòi thối xong tới rữa
    Đại Lộ Kinh Hoàng ai nhớ ai quên?


    Người Quảng Trị trầm trầm gọi cái tên
    "Chạy giặc cầu Dài - Cầu Dài Chạy Giặc"
    đoạn đường đi qua như làn dao cắt
    ngọt lịm dưới chân đau buốt tận đầu


    Đại lộ kinh hoàng vết thương thật sâu
    sâu đến nỗi nửa kỷ còn đau rát
    Quảng Trị có một Cổ Thành tan nát
    còn có đoạn đường của máu của xương





    nguyễn thanh khiết
    tháng 3-2019
    Viết cho bạn bè Quảng Trị của ta

              






              


    Đây Nguyễn quý Hải
    đầy khí phách của tên cướp miền Bắc
    Tiểu đoàn trưởng Pháo Binh thuộc Trung đoàn Bông Lau
    người đã ra chiêu cày nát dân lành trên đoạn đường Kinh Hoàng
    và hảnh diện xem đấy là "công trạng"





    Đây Nguyễn quý Hải
    kiếm thêm tí tiền bằng sách "Mùa Hè Cháy" (xb tháng 04/2012)
    tả lại chiến công hiển hách giết vài ngàn người dân mang trọng tội là "dân miền Nam"
    tại Hải Lăng, Quảng Trị vào mùa Hè 1972

              



              
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Đốt muộn một nén tâm hương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Đốt muộn một nén tâm hương





    I.- Ngày Tàn Cuộc Chiến:

    Khoảng 10:30 sáng Chủ nhật ngày 27 tháng 4 năm 1975. Trên hệ thống truyền tin của đơn vị (Bộ chỉ huy CSQG Quận 8 Sài gòn), với danh hiệu Hồng Lĩnh, Trung Tâm Hành quân Cảnh lực thông báo: Lệnh của Thiếu Tá Chỉ huy trưởng sẽ có một phiện họp khẩn tại phòng họp Bộ chỉ huy vào lúc 11 giờ 30. Đúng giờ đó, chúng tôi toàn thể sĩ quan tham mưu bao gồm các Phụ tá, quý vị Chủ sự phòng, quý vị Trưởng cuộc tại 5 phường trực thuộc Quận 8 và còn có sự hiện diện của Đại Đội Trưởng CSDC (thuộc Biệt Đoàn 5 đang phục vụ về an ninh diện địa tại Q8). Hy vọng trí nhớ không nhầm thì đại đội của Đ/úy K3 Đỗ Kiến Huân. Ngoài ra cũng có lệnh mời Trung tá Quận trưởng Nguyễn Văn Lợi nhưng không tham dự được. Chỉ có Thiếu úy Đinh Công Sửu, Trưởng ban 3 Đặc khu 8 thay mặt. Chúng tôi, ai nấy không thấy có nụ cười, không như những lần họp về trước, ai cũng đang có một ưu tư trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng của đất nước. Trước tình hình chiến sự và đặc biệt là suy nghĩ việc bàn giao lần thứ 2 chức vụ Tổng Thống vào ngày mai 28/4, Sau một tuần lễ đảm nhiệm của đương kim Tổng Thống dân cử Trần Văn Hương nay bàn giao cho Đại Tướng Dương Văn Minh. Mỗi người một suy nghĩ, riêng tôi, không biết đất nước sẽ đi về đâu? Chúng tôi sẽ như thế nào? Thân phận sẽ bi đát và sinh mạng như chỉ mành treo chuông trong mỗi phút đi qua. Chúng tôi biết, dù có hiệp định Paris đã ký kết nhưng không có gì bảo đảm cả. Và phải chăng đó chỉ là mớ giấy lộn để hợp thức hóa việc người ta bán đứng miền Nam?

    Hơn 11 giờ 30, để đánh thức mọi người về với thực tại, một âm thanh dõng dạc vang lên: Vào hàng ph..! Mọi người nghiêm chỉnh đứng dậy, riêng Đại úy Trương Trí Huệ chào tay và xin trân trọng mời Thiếu tá Chỉ huy trưởng an tọa.

    Thiếu tá Chỉ huy trưởng cho biết: vừa tham dự phiên họp khẩn tại Bộ chỉ huy Thủ Đô với các vị tân chỉ huy. Thiếu tá thông báo: “tin tình báo kỹ thuật” (tin khai thác trên hệ thống truyền tin địch) cho biết: đêm nay 27/4/1975 cộng quân sẽ tấn công vào Sài Gòn qua 5 hướng, bằng lực lượng chính quy của cộng sản Bắc Việt, mà quận 8 là 1 trong 5 hướng chính yếu đó. Với kinh nghiệm qua 2 đợt tấn công của cộng sản Bắc Việt trong Tết Mậu Thân, thì địa bàn quận 8 đã có những cuộc giao tranh đẫm máu và thiệt hại đáng kể về nhân mạng lẫn tài sản. Và lực lượng cảnh sát Quận 8 vẫn giữ vững được lãnh thổ và đẩy lùi địch quân một cách kiên cường, dũng cảm. Nhưng lần này nghiêm trọng hơn, cần cảnh giác tối đa. Ngoài ra thiếu tá chỉ huy trưởng còn phân tích và chỉ rõ ra những chi tiết cần thiết khác. Nhưng lệnh chính thức là mỗi Cuộc, mỗi Phòng, Ban hãy tăng cường cẩn mật để sẵn sàng chống trả… Nói chung là phần ai nấy lo, nếu có gì khó khăn trình chỉ huy trưởng để xin giải quyết…

    Phiên họp kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, mọi người rời phòng họp bước đi lòng nặng trĩu… và có ngờ đâu “đây là phiên họp cuối cùng”. Và mãi tới nay hơn 42 năm sau có nhiều người đã không hề gặp lại. Điều nổi bật nhất của buổi họp là sự hiện diện 100% của toàn thể sĩ quan trách nhiệm. Đây là một nét son then chốt nói lên tinh thần kỷ luật, trách nhiệm của chiến sĩ CSQG nói chung và bộ chỉ huy CSQG/Q8 nói riêng…trước tình hình đất nước. Phần tôi, nắm giữ một phần lực lượng cơ hữu của đơn vị đã có sẵn và đã từng hoạt động hữu hiệu bấy lâu nay. Đặc biệt lực lượng này được hoàn thiện hơn sau biến cố Phước Long thất thủ giữa tháng 12/1974. Tôi với chức vụ Văn phòng trưởng Văn phòng thường trực Ủy Ban Phượng Hoàng quận. Tôi đã giẫm chân lên Phòng hành quân của (cố) Đại Úy Lê Văn Lời, vì do yêu cầu của cố Thiếu Tá chỉ huy trưởng tiền nhiệm Trần Công Hoàng. Mặc dù thi hành lệnh của cấp trên, nhưng tôi cũng có trao đổi với Chủ sự phòng liên hệ, đương sự đồng ý và hoan nghênh. Tôi đã hình thành lực lượng đó, cả quân số và các phương tiện trang bị, xin sơ lược như sau: Đại đội cơ hữu được sử dụng toàn bộ Cảnh Sát sắc phục và được chia làm 3 Trung đội: Trung đội 1 và 2 là tuyển chọn toàn bộ nhân viên trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình và kỷ luật cao. Không phân biệt cấp bậc và phần hành công tác.

    Lúc đó tôi là trung đội trưởng trung đội 1 gồm 3 tiểu đội, với quân số 65 nhân viên. Trung đội 2 do Đại Úy Tô Văn Để, chủ sự phòng kỷ thuật quân số cũng từ 64 – 66 nhân viên (từ sau phiên họp 27/4 đến nay không gặp lại Đại úy Để và không biết bây giờ đang ở đâu). Còn trung đội 3 gồm những nhân viên già yếu hay cảm mạo thương hàn, khò khè thoa dầu gió và một số công vụ đặc biệt.v.v.. với quân số gần 80 người. Trung đội 3 này đặt dưới quyền chỉ huy của Đại úy Trần Văn Du và cũng chia làm 3 tiểu đội. Tùy theo tình hình công việc để ban đêm từ 9 giờ tối đến 3g sáng chia nhau đi tuần quanh đơn vị. Bởi vì BCH Quận 8 diện tích rộng, mặt sau và bên phải là hồ sen, phía trái là trường trung học Quận 8 (thuộc loại cao ốc), chung quanh có 5 vọng gác, đi tới đâu là gõ kẻng tới đó và các vọng gác khác phải gõ theo. Đồng thời cũng tuần hành chung quanh đơn vị, và luôn canh trong giữ ngoài cẩn mật.

    Đêm 27/4 là phiên trung đội của tôi đi ra ngoài như thông thường, để trấn giữ các yếu điểm của địa bàn Quận, chúng tôi chỉ sử dụng 2 tiểu đội (khoảng 42-45 người). Nhưng đêm nay chúng tôi đã sử dụng toàn bộ. Điểm chính yếu là chốt tại cầu Nhị Thiên Đường phối hợp cùng CSDC ngăn chân bước tiến của cộng quân từ phía Nam, bán tiểu đội hợp tác với lực lượng của CSQG Ký Thu Ôn gác chận tại Xa Cảng (đường đi Cần Giuộc) và bán tiểu đội tại tổ báo động cuối đường Âu Dương Lân. Một bán tiểu đội khác phân phối chiếm giữ các phòng ốc của trường học sát nách trái của bộ chỉ huy. Cá nhân tôi đi với lực lượng chốt giữ cầu Nhị Thiên Đường (mặt trên cầu) còn mặt dưới có CSDC.

    Mọi người ai cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đêm hôm đó (27/4/1975) địch chưa tới kịp để được đón tiếp bằng vũ khí và “tinh thần chiến đấu của CSQG” một mất một còn của chúng tôi.


    Ngày thứ hai 28/4/1975 thời gian nặng nề trôi, từ quan tới lính, mắt ai cũng sâu trũng, mặt mày hốc hác.

    Ngày làm việc, đêm thức trong tư thế sẵn sàng tử chiến…..khoảng 6 giờ chiều, cũng là giờ bàn giao nguyên thủ Quốc Gia. Một cơn mưa dông nặng hạt lại thêm sấm chớp tứ bề bủa giăng, sét đánh vang cả góc trời vùng Thủ Đô phía Bắc, nhìn từ trên pháo đài phòng thủ Quận 8. Trời mới dứt cơn mưa, nghe tiếng bom nổ liên tiếp, nhìn lên bầu Trời phía Đông Bắc, chúng tôi thấy 2 phi tuần chiến đấu cơ đang truy đuổi 2 oanh tạc cơ vừa dội bom ở khu phi trường Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham Mưu (sau này được biết oanh tạc cơ xuất phát từ Đà Nẵng do tên phản tặc Nguyễn Thành Trung hướng dẫn vào tấn công Sài gòn)… Khoảng 10 giờ đêm, từ trên sân thượng Bộ chỉ huy CSQG/ Q8, chúng tôi quan sát qua cánh đồng ruộng thuộc địa phận Quận Bình Chánh Gia-Định, chúng tôi thấy những cây đuốc đi từ hướng Đông về hướng Tây. Cứ 5-6 cây đuốc đi lên thì 1-2 cây đi xuống. Trên một khoảng dài và mỗi toán cách nhau chừng 5-7 chục mét. Tôi đánh giá đây là một cuộc chuyển quân có nghi binh. Chúng tôi trình sĩ quan trực (Thiếu tá Võ Đăng Ngọc) và trình về Thủ Đô qua Trung tâm HQCL thì được trả lời: có thể đồng bào đi soi nhái vì hồi chiều mưa lớn không được bắn. Tôi liều mạng, kêu các xạ thủ đại liên bắn chỉ thiên. 2/5 con gà cồ vừa khạc đạn, lập tức tất cả các cây đuốc giữa cánh đồng đều tắt ngúm. Tức khắc tôi xuống Trung tâm HQCL dặn các nhân viên âm thoại đang làm việc, cứ bảo chưa ghi nhận gì, đừng trả lời, nếu Thủ Đô có hỏi nơi nào nổ súng? Giá như không có ngày đứt phim, có lẽ tôi đã là con dê tế thần vì không chấp hành lệnh. Đách sợ! Tôi từng tuyên bố: là dân Vùng I, đã phục vụ Vùng II, bất cứ lúc nào muốn đẩy đi vùng nào cũng được miễn đừng đưa đi vùng V là OK.


    2:30AM khuya 29/4 bỗng nghe 5-6 tiếng nổ lớn, và báo cáo từ Trung tâm Hành quân Cảnh – Lực: Cuộc Ký Thu Ôn đang bị VC bắn B40 vào. Tiếp đó chúng tôi nghe có tiếng súng nổ lớn và nhận ra ngay là tiếng súng của đại liên. Cùng thời gian là tiếng pháo kích ở vùng phi trường TSN và vùng Bộ Tổng Tham Mưu và rải rác vài nơi trong Đô Thành.

    Trên sân thượng bộ chỉ huy có Thiếu Tá Nguyễn Viết Thực, chỉ huy trưởng, Thiếu Tá Võ Đăng Ngọc, Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy cùng một số sĩ quan khác. Tôi đang đứng ở tổ đại liên chủ lực và đang theo dõi trên hệ thống truyền tin. Tiếng Đại úy (K3) Nguyễn Hoàng Thanh đang điều động lực lượng Cuộc và đồng thời báo cáo sự việc. Cộng quân đang bắn B40 vào Cuộc, chưa có thiệt hại nhân mạng và chiến sĩ CSQG Cuộc đang anh dũng chống trả bằng Đại liên và súng cá nhân. Nguyễn Hoàng Thanh xin Chỉ Huy Trưởng yểm trợ gấp, yểm trợ, yểm trợ…….gấp…gấp…..Một lát sau, tôi nghe chỉ huy trưởng ra lệnh: “Anh Ngọc!(Thiếu tá Võ đăng Ngọc đang là sĩ quan trực) anh đi xuống Ký Thu Ôn yểm trợ cho thằng Thanh, nó đang kêu cứu quá”. Vì đứng gần, tôi nghe nên liền xuống lầu và bấm chuông báo động tập họp. Chỉ trong vòng 2 phút đơn vị có mặt đông đủ, chỉ trừ trung đội 2 của Đại úy Để công tác bên ngoài.

    Sau khi hàng ngũ chỉnh tề, tôi cho trung đội 3 giải tán để trở về lại nhiệm vụ. Đứng trước trung đội hiện diện 100% và vũ khí đạn dược đầy đủ của mỗi cá nhân. Tôi thông báo các anh: “Việt Cộng đang tấn công cuộc Ký Thu Ôn bằng B40. Thừa lệnh Thiếu Tá chỉ huy trưởng, bây giờ chúng ta sẽ đi xuống đó để tiếp viện, quân số của địch chưa rõ. Địch chỉ sử dụng B40 bắn vào. Chúng nghĩ Cuộc sẽ bỏ chạy. Tôi đoán quân số của chúng cũng ít thôi. Bây giờ, trong tất cả các anh ở đây, có ai vì hoàn cảnh gia đình: vợ, con, cha mẹ ốm đau đặc biệt cần thiết, hoặc những lý do khác bất khả kháng, hoặc các anh đang bệnh .v.v cứ mạnh dạn bước ra khỏi hàng quân, Tôi nhắc lại một lần nữa và một không gian im lặng tuyệt đối, không có ai bước ra và cũng không một tiếng xầm xì nào cả. Tôi yêu cầu các anh thi hành lệnh tuyệt đối”.

    Cùng đi với chúng ta có: Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy và chúng ta được đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Võ Đăng Ngọc:

    – Tất cả đưa súng lên trời và lên đạn, khóa an toàn và súng cầm tay trong tư thế tác chiến.

    – Vì tình hình, tôi cử tiểu đội 2 do Thiếu úy Võ Văn Bửu đi trước, mỗi người cách nhau tối thiểu 2m, các anh di chuyển cẩn thận quan sát, đi tới đầu cầu đúc Hiệp Ân anh Bửu phải dừng lại bố trí và gọi máy về báo cho tôi. Thiếu úy Võ Văn Bửu (Trưởng ban Nhân huấn là 1 cựu quân nhân) dõng dạc trả lời “Nhận rõ” và chúng tôi xuất phát. Tôi nhìn phía trước thì thấy 2 vị Thiếu tá Ngọc và Thủy đã đi hàng đầu.

    Trong việc điều động này, tất cả các vị chỉ quan sát không hề có ý kiến gì, không nói một lời nào, có lẽ quý vị tin tưởng ở tôi. Tôi đi theo tiểu đội sau cùng tạo thành một hàng dọc dài theo đường Phạm Thế Hiển. Khi vừa qua khỏi nhà Trung tá Đỗ Kiến Nâu một đoạn, tôi nghe Thiếu úy Bửu báo trên máy “đã đến nơi quy định”. Tôi bảo “dừng lại chờ tôi”. Tôi đi lên cầu Hiệp Ân, thấy 2 vị Thiếu tá đang đứng chờ. Tôi quan sát tổng thể, mặc dù trời đang còn tối, dưới ánh trăng mờ mờ của những đêm cuối trung tuần tháng 3 âm lịch. Tôi chỉ Thiếu úy Bửu và 2 vị Thiếu tá những chiếc ghe lớn, tàu thuyền đang neo đậu vì đó là Chành sửa chữa. Tôi sợ quân địch phục kích, ở đó sẽ bố trí súng cộng đồng tiêu diệt chúng tôi khi đoàn quân đi qua cầu. Tôi bảo Thiếu úy Bửu cử 3 chiến sĩ qua cầu từng người một cách nhau 5m, người trước vẫy tay người sau để người sau tiến tới, sau khi đã quan sát kỹ trong các hẻm và tất cả tiếp tục lần lượt cả tiểu đội vượt qua cầu. Một khoảng thời gian ngắn bình yên, hai vị Thiếu tá cũng qua cầu (không có gió bay). Tôi dặn Thiếu úy Bửu không đi đường chính, đi vào đường tắt đến trước quán Hương Huyền, dừng quân tại đó và chờ tôi. Tôi gọi máy 2 tiểu đội còn lại lần lượt tiến lên. Và tất cả chúng tôi đang có mặt tại điểm hẹn, nhìn đồng hồ Tôi thấy 4:40 AM. Có một điều đến nay, tôi không hiểu, hai vị đàn anh vẫn đứng tại địa điểm chờ tôi. Khi tôi lên tới quán Hương Huyền thì hai vị này cùng hai tay cận vệ đi tắt băng qua đường vào cuộc Ký Thu Ôn. Còn tôi dẫn nhân viên đi bọc ngã sau lưng quán Hương Huyền, băng qua phía ruộng khô để đi ra xa cảng, là nơi cũng có một số công sự chiến đấu. Tôi cho lính nằm hàng ngang dọc đường nhựa và tìm chỗ an toàn. Đối diện bên kia đường là khu nghĩa địa rộng. Trời mờ mờ nhìn mặt nhau chưa rõ, nhưng ở phía trái cách khoảng 50m, tôi thấy có một con đê. Tôi liền điều Thiếu úy Bửu đem tiểu đội tới nằm hàng ngang và chốt tại đó, để đề phòng địch đánh bọc sườn. Sau khi đã ổn định vị trí xong, trên pháo đài, đại liên vẫn nổ. Trời vẫn chưa sáng, tôi đi kiểm soát tư thế của từng người và bảo 4 anh mang M79 chuẩn bị. Lúc đó để ngăn chặn bước tiến của địch, 4 cây M79 vừa phóng 4 viên thử súng đầu tiên rót vào nghĩa địa. 4 tiếng nổ nghe cũng chát chúa và chắc e cũng có người chết 2 lần vì đang trong nghĩa địa. Trong ánh sáng chập chờn của bình minh, sau tiếng nổ thì có một vật tung lên, anh thì bảo nón cối VC, anh thì bảo thùng carton, anh thì bảo chiếc giày rách. v.v… Tôi có thấy nhưng không xác định được vật gì. Trời bắt đầu sáng, chúng tôi vẫn án binh bất động, không có lệnh lạc gì, hệ thống truyền tin êm re. Tôi nhìn lên bầu trời, bây giờ trời bắt đầu sáng, thấy ở hướng tây có 2 phi tuần đang nhào lộn, tôi không xác định được vùng nào.

    Tôi đang quan sát chung quanh, nhìn lên trời về phía Tây Bắc, bỗng thấy một vệt lửa đang lắc lư bay từ dưới đất lên và máy bay vừa tới thì vệt lửa hít nhanh vào. Trong tíc tắc, máy bay rơi xuống và một đụm khói hình nấm bốc lên cuồn cuộn, Tôi không thấy phi công nhảy dù. Thôi thế là xong một người con của Tổ Quốc VN, một trong nhiều thanh niên trai trẻ đã dâng hiến đời mình để bảo vệ Tổ Quốc thân yêu trong giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

    Không gian vẫn im lặng, tiếng súng đại liên thỉnh thoảng nhả đạn, bỗng nhiên trên hệ thống truyền tin “Xin trình Hồng Lĩnh 1,” (tức Chỉ huy trưởng): “đến giờ này chúng tôi không thấy động tĩnh gì trong nghĩa địa cả”. Tức thì lệnh từ Hồng Lĩnh 1: “cho tràn vào kiểm soát và nhổ chốt”. Vừa nghe lệnh từ cấp chỉ huy trên máy, toàn thể 2 tiểu đội chạy hàng ngang, băng qua đường nhựa xung phong vào, không một ai nằm lại. Tôi hoảng hốt chạy theo hô “Dừng lại! Dừng lại!”, nhưng bất lực.

    Tôi lấy cái HT1 và gọi lại Hồng Lĩnh I. “Đây! Hồng lĩnh 23 trình thẩm quyền: “Tôi vừa thấy địch đang di chuyển để rút lui ở phía trong nghĩa địa””. Nhưng hoàn toàn không được đáp lại bằng một lệnh lạc nào khác cả. Nên tôi cũng chạy vào sâu bên trong theo anh em. Chúng tôi băng qua các ngôi mộ, tất cả nhân viên đều nằm. Tôi đứng quan sát từng người, nhìn phía trước thì thấy 1 cán binh đang bò qua giữa hai ngôi mộ lớn. Tôi đưa cây carbin M2 lên làm một tràng, tên này có trở thành liệt sĩ thì chắc không hẳn do những viên đạn bắn ra từ nòng súng của tôi (vì tôi phản ứng hơi chậm).

    Khi chúng tôi tràn vào thì đại liên trên pháo đài của Cuộc ngưng bắn. Vì thế địch ngóc đầu dậy quan sát và thấy tôi đang la hét điều động, tức thì một quả lựu đạn chày tung tới …Ầm…Ầm…Tôi nhảy xuống hố, còn nhìn thấy mấy mảnh ván hòm của quan tài ngôi mộ mới cải táng. Một thoáng suy nghĩ, nếu địch tung quả lựu đạn khác rơi xuống hố, tôi banh thây là cái chắc. Tôi nhảy lên và mãi quan sát phía trước, đột nhiên có người giựt giựt ống quần, Tôi nhìn xuống thì Trung sĩ Lê Văn Vinh (Phòng kỹ thuật) kêu nho nhỏ: “Đại úy! Đại úy! Em bị thương, em bị thương rồi.” Tôi hỏi: “Chỗ nào?” Vinh đưa tay chỉ sau mông, tôi cúi xuống, đưa tay ấn, ấn và thấy máu chảy ướt quần tạo thành vòng tròn bằng miệng chén. Tôi hỏi còn chỗ nào nữa không? Vinh bảo không thấy đau đâu nữa cả. Tôi bảo nằm đó đi, nhẹ không sao đâu.

    Tôi quay lại quan sát phía trước và chung quanh, tức khắc những cây súng từ phía của chúng tôi nhả đạn. Hai người bò tới: Nguyễn Văn Xuân (nhân viên Trung tâm tạm giam), người thứ 2 là Nguyễn Văn Sáu (nhân viên thuộc Ban nhân huấn), cả hai đều là quân nhân biệt phái. Xuân nói: “Đại úy, để hai đứa em dìu Vinh ra.” Tôi bảo: “Một người dìu thôi.” Miệng nói nhưng tôi vẫn đứng và mắt quan sát phía trước. Vài phút sau quay lại nhìn thì thấy cả hai thằng đã cùng dìu Vinh rời nghĩa địa chừng 10m.

    Nhìn trái, nhìn phải la hét, những tràng đạn bắn tới phía trước, vài ba quả M79 thay nhau nổ, một nón cối tung lên, bây giờ thì thấy rất rõ và rất gần, địch đang trườn ngửa ra và lùi rời vị trí chiến đấu. Một trái lựu đạn thứ 2 đã tung tới. Tôi ngã xuống, tai ù điếc luôn, máu mồm hộc ra, súng trên tay không còn, gục ngay tại chỗ. Nhưng bản năng sinh tồn vực tôi dậy và chạy ra ngoài được bao nhiêu mét không biết. Tôi ngã xuống, lại đứng dậy chạy nữa. Mắt hoàn toàn không thấy. Miệng thì gọi tên mấy đứa con: Ba chết rồi các con ơi! Tôi ngã xuống lần nữa không biết bao lâu thì đồng đội chạy ra vực tôi lên xe tải thương đưa về Bộ Chỉ Huy.

    Tôi có nghe tiếng nói của Đại úy Lê Công Danh (Trưởng ban 2 đặc khu 8) hướng dẫn mấy nhân viên tải thương để giúp tôi. Tôi nghe giọng nói của Trung úy Nguyễn Cao Hoách (quân nhân biệt phái, phục vụ tại Trung tâm HQCL) dù nhắm mắt mệt lả nhưng tôi vẫn cự nự: “Sao anh đi theo tôi?” Hắn bào chữa: “Ông nằm yên đi, tôi phải lo cho ông chứ.” Từ Bộ Chỉ Huy và chuyển tiếp tới Bệnh Viện Cảnh Sát. Bác sĩ Chung Châu Hồ săn sóc và chuyển tiếp tới Bệnh Viện Bình Dân.


    Tôi bị mấy mảnh lựu đạn xuyên qua cổ từ trái sang phải, có mảnh còn nằm ở trong cổ cho đến nay (2017). Chân phải bị đứt động mạch và nhiều mảnh lựu đạn ghim vào chân. Tại Bệnh Viện Bình Dân đường Phan Thanh Giản, Quận 3 Sài Gòn, Bác sĩ Nguyễn Văn Bích đã cứu sống tôi và chiều 30/4 tôi mới tỉnh lại và tiếng nói nghe được đầu tiên sau khi hồi sinh là “đầu hàng vô điều kiện” của Dương Văn Minh. Khi nằm tại phòng cấp cứu tôi đau quá. Bác sĩ Bích vỗ về tôi: “Anh cố gắng chịu đau, xong ca mổ này tôi đưa anh vào ngay. Bây giờ nếu mở ra máu chảy để anh bớt đau thì anh sẽ chết.” Nói vậy nhưng bác sĩ có mở dây buộc ở chân ra, Tôi thấy dễ chịu, sau đó buộc lại. Tôi hoàn toàn không thấy mặt bất cứ ai.

    Chiều 9/5/1975, bác sĩ Bích đến khám và bắt mạch ở dưới mắt cá chân. Bác sĩ bảo: “Chắc chắn anh sẽ không chết và chân anh khỏi phải cưa. Bây giờ tôi cho anh về với một số thuốc cần thiết, trong vòng 30 ngày anh trở lại gặp tôi. Và bất cứ lúc nào cần anh cứ tới Bệnh Viện. Anh về đi! Anh nằm ở đây bất lợi cho anh.” Bác sĩ Bích đã cho tôi nhiều thuốc và lời nói an ủi chia sẻ đúng chức năng của lương y như từ mẫu. Trong tiếng nói đó cũng mang ý nghĩa của những kẻ thua trận cùng chiến tuyến. Tôi vô cùng ngưỡng mộ và tri ân! Rất tiếc 42 năm qua tôi không gặp lại, dù có cố gắng tìm kiếm.

    Đó là tinh thần phục vụ của Dân, Quân, Cán chính VNCH thể hiện ở bất cứ nơi đâu. Tôi đã chứng kiến, và hưởng được những ân huệ cao cả đó, không phải chỉ riêng ở Bệnh Viện Bình Dân mà ngay cả tại viện Bài Lao Quận 5, khi em tôi lên đó để nhận 8 bịch máu O ở vào giờ phút dầu sôi lửa bỏng trưa 29/4/75 mà nhân viên vẫn phục vụ tận tình và sốt sắng thỏa mãn. Không những trong giờ phút nguy ngập 29 và 30/4, với những ân huệ tôi đã nhận được mà mãi đến hôm 21/5/1975, tôi được người nhà đưa đi trình diện ở bên Tòa Hành Chánh Quận 8 (cũ), tôi đã nhận được một tình cảm nồng hậu của những nhân viên CSQG/Q8 và một số đồng bào phường Xóm Củi đã đối xử với tôi thật vô cùng quý hóa. Tấm thịnh tình này còn được thể hiện ở tổ 1 lán 24 trại tập trung Suối Máu Biên Hòa. Các anh em trong tổ đã nhường cơm xẻ áo và một số nhu yếu phẩm cho tôi để bồi dưỡng thêm. Bởi vì đến lúc này tôi vẫn còn quá yếu chỉ 42 kg.

    Tôi đã rời cuộc chơi khoảng lúc 7:30 sáng 29/4. Sau đó theo tôi biết, bằng lời kể lại của những nhân viên tham chiến đến chiều như Nguyễn Văn Vạn, Lê Tương Đối.v.v.. thì Đại đội 4 Biệt Đoàn 222/ CSDC tới tiếp viện, kết hợp với Cảnh Sát Q 8 do Thiếu tá Võ Đăng Ngọc chỉ huy. Tiêu diệt toàn bộ 23 tên bộ đội chính quy trẻ măng: 16 chết, 7 bị bắt (trong đó có 6 bị thương và 1 không bị gì).

    Riêng cá nhân tôi thì trên hệ thống truyền tin đã báo: tử trận tại chỗ !!! Cuộc tử chiến vào đêm 29 rạng 30 cũng tại cuộc Ký Thu Ôn và Đại úy Lê Văn Lời tử trận trên pháo đài cùng nhiều chiến sĩ CSDC cùng một số chiến sĩ Q8.

    Mãi đến chiều 4/11/1977, tôi được chuyển trại từ Tuyên Quang đến Nam Hà A, Trung tá Trần Tự Lập thấy tôi và mấy ngày sau ông bảo: “Thấy anh mà tôi trưởng là ma”….


    II. – Thay Lời Kết:

    Trong thời gian tù đày, gặp những anh khóa 2 BTV, tôi đã hỏi để kiếm tìm gia đình Lê Văn Lời nhưng không ai biết. Tôi qua Mỹ 1990 (H02) Tôi cũng có tìm kiếm nhưng không có kết quả. Đến mùa xuân 2005, tôi đọc đặc san Phụng Hoàng Xuân Ất Dậu, khi đọc kỹ trong phần tương trợ CSQG Bắc Cali do anh Thái Văn Hòa thực hiện và điều hành, thì thấy có tên Đại úy Nguyễn Văn Lời hy sinh ở đơn vị Quảng Ngãi. Tôi hoài nghi và gọi về anh Hòa thì anh bảo tôi gọi anh Nguyễn Văn Cư là người phụ trách. Và anh Cư Đã coi lại hồ sơ và xin lỗi vi sai sót do ấn công. Anh Cư đã xác nhận đúng là Đại úy Lê Văn Lời, và cho tôi địa chỉ gia đình Lời ở Trà Vinh. Tôi đã liên lạc và được xác nhận đúng, bởi vì tôi chỉ đến nhà Lê Văn Lời có một lần, khi bà ấy mới về nhà từ bảo sanh viện sau 3 ngày sanh đứa con gái thứ 5, chưa đúng 1 tuần thì Lời tử trận (để lại 1 vợ 5 con, cháu thứ 5 khoảng 10 ngày tuổi).

    Tôi ứng tiền ra trước gởi về gia đình Lời tức khắc và sau đó gọi xin những người bạn, những chiến hữu cùng đơn vị, và những người thuộc Quân Cán Chính VNCH, giúp đỡ gia đình người bạn xấu số. Tổng cộng số tiền tôi xin được khoảng $5000.

    Tôi may mắn được đóng góp một chút xương máu, trong cuộc chiến chính nghĩa mà hàng vạn, vạn người Việt Nam đã anh dũng hy sinh và đóng góp. “Thành bại bất luận anh hùng”. Bao nhiêu nghịch cảnh cuộc đời, Chúng tôi không hề than van, khóc lóc hay cầu xin. Luôn nghĩ mình may mắn hơn, được học những bài học vô cùng quý giá.


    Hà Xuân Thiết


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

          

          
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thực dân Pháp và “Tự Thực Dân” việt cọng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Thực dân Pháp
              
    và “Tự Thực Dân”
    việt cọng

    ___________________________
    Nguyễn Nhơn







    Trích:
    “Riêng về cầu Long Biên, tác giả Nguyễn Thông còn cho biết thêm một chuyện nhỏ bên lề:

    “Thấy bảo rằng, cầu xây xong, có nhiều quan chức cả tây lẫn ta khuyên ông Paul Doumer lập 2 cái trạm ở đầu cầu để thu tiền qua lại, bù đắp số tiền đã bỏ ra, ông Paul liền bảo,
    • các thầy chỉ nghĩ chuyện bóp nặn dân. Cầu xây bằng ngân sách thuộc địa, do chính dân xứ này đóng góp, giờ lại đòi người ta nộp nữa, sao các thầy bất nhân thế.”

    Trời, tưởng gì chớ “bóp nặn dân” là chuyện rất bình thường (hằng ngày vẫn xẩy ra ở huyện) ở Thời Cách Mạng nên đâu có gì để phải lăn tăn. Tôi chỉ hơi băn khoăn về sự khác biệt (quá lớn lao) giữa những ông quan Tây thời thuộc địa và những ông quan cách mạng sau này. Đám trước đều có khuynh hướng kiến tạo. Còn đám sau thì hoàn toàn ngược lại.

    Xem qua tiểu sử trích ngang của nhiều vị lãnh đạo của ĐCSVN mới thấy có điều trùng hợp lạ lùng là họ đều thích thú và hăng hái trong việc phá hoại, hơn là xây dựng, trong mọi lãnh vực.

    (Tưởng Năng Tiến - Quan Tây & Quan Ta)


    Thấy ông Tưởng so sánh lãnh đạo thực dân Pháp và lãnh đạn cu li việt cọng về phương diện “Kiến tạo và Phá hoại,” gã nhà quê xứ Thủ hào hứng phụ họa:
    • So sánh thực dân Pháp và bọn “tự thực dân” hồ bác cụ về việc xử án người dân Việt.




    Vụ án Nọc Nạng, Bạc Liêu

    Vụ án Nọc Nạn, một khí chất Nam kỳ dám chơi tới bến

    Nam Kỳ lục tỉnh thiếu gì chuyện ly kỳ, để hôm nay phải nhớ đến. Trong đó, có vụ án đồng Nọc Nạn ở Bạc Liêu. Thiệt ngưỡng mộ hết sức trước khí phách “dám chơi tới bến” đối đầu với quan chức địa phương quen nghề dùng cảnh sát đi cướp đất! Chưa hết, ở đất Nam Kỳ mới có chuyện hay ơi là hay, đó là người cầm cân nảy mực ở tòa án “biết chơi đẹp” – nghĩa là xét xử có ngọn có ngành, rồi đưa ra phán quyết tha bổng cho dân đen mặc dù họ dùng mác đâm chết cảnh sát!


    Làm lễ tế sống trước khi lâm trận

    Vào đêm 14/2/1928, anh em nhà Biện Toại (ở Phong Thạnh) họp lại, làm lễ lạy vong hồn ông bà tổ tiên, sau đó rưng rưng nước mắt, quì xuống lạy mẹ, xin được báo hiếu lần chót. Họ trích máu ăn thề, quyết thua đủ với chính quyền sở tại lăm le cướp đất. Họ bốc thăm để vong linh tiên tổ chỉ định ai sẽ là người hi sinh đầu tiên. Cô em gái Út Trong rút được thăm. Anh em không nỡ, yêu cầu bốc lại. Lần thứ hai, Út Trong vẫn trúng thăm. Út nói,
    • “Ông bà biểu rồi đó, để em liều chết một phen!”.

    Sáng ngày 16/2/1928, hai viên cảnh sát Tây là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ thị xã Bạc Liêu đến làng xã, tác chiến hiệp đồng với viên chức địa phương nhằm thu lúa của nông dân. Út Trong đến gặp cảnh sát, yêu cầu đong lúa xong thì phải ghi biên nhận. Tournier từ chối, tát tai Út Trong. Cô Út lập tức rút ra cây dao nhỏ. Tournier đập báng súng, làm Út Trong ngất đi. Anh em nhà Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Tournier rút súng bắn Mười Chức (em Biện Toại). Dù trúng đạn nhưng Mười Chức vẫn ráng nhào đến đâm lút lưỡi mác vô bụng Tournier trước khi Mười Chức gục chết. Tournier sau đó đưa đi cấp cứu, nhưng không kịp, tắt thở luôn.


    Toà xử công minh, chơi đẹp hết biết

    Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn vào ngày 17/8/1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, đều dân Tây hết ráo mà ngồi xử về việc cảnh sát Tây bị đâm chết.

    Chắc mẩm Tây bênh Tây, nói theo thành ngữ VN thì “huyện bênh huyện, phủ bênh phủ”, gia đình Biện Toại ắt lãnh án tử hình hoặc bét lắm thì cũng ở tù rục xương. Không dè… chống lại lực lượng thi hành công vụ của nhà nước, mà không sao hết trơn. Tòa án ở Cần Thơ tuyên xử:
    Biện Toại, em út Toại, và con trai của Toại đều được tha bổng!

              
    Té ra Tòa án sở dĩ có mặt trên đời – chiếu theo luật lệ văn minh –
    • không phải để bênh nhà nước,
      cũng không phải bênh dân.
      Mà bênh vực cho công lý.

    Không có lửa làm sao có khói. Công tố viên Moreau, theo sử liệu ghi lại, đưa ra nhận định:
    • gia đình Biện Toại bị “những kẻ không có trái tim” (hommes sans coeur) đè đầu cưỡi cổ.

    “Những kẻ không có trái tim” là ai? Là đám quan chức địa phương ở Phong Thạnh ăn tiền của một gã người Tàu rồi dùng quyền thế ép dân rời khỏi đất đai bao đời của họ.

    Cảnh sát viện dẫn thi hành công vụ để đòi Tòa phạt nặng dân đen. Chánh án bác,
    • “thi hành công vụ nhà nước” được coi là chính đáng
      chỉ khi nào làm đúng với công lý, lẽ phải.


    :pntfngrri: smallvn.com






    Vụ án Cống Rộc, Tiên Lãng – Hải Phòng

    85 năm sau

    Vụ án Đoàn Văn Vươn không giống Nọc Nạn nhưng tương đồng ở điểm:
    • lần đầu tiên, người nông dân Việt Nam trong thời cộng sản
      nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế từ phía chính quyền.


    Bản cáo trạng ngày 4/01/2013 của Viện kiểm sát Nhân dân Hải Phòng ngay từ đầu đã cho thấy sự cố ý bỏ quên một chí tiết rất quan trọng mang tính quyết định cho kết luận về vụ án:
              
    cưỡng chế thu hồi đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn là sai trái.

              
    Nêu trình tự một số quyết định của Uỷ Ban Nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng về việc thu hồi, nhưng bản cáo trạng đã “bỏ quên” “Biên bản thoả thuận” của toà sơ thẩm.

    • Đúng là “tòa án đã giải quyết và giữ nguyên quyết định số 461/QĐ-UBND” ngày 7/4/2009, tức quyết định thu hồi đất,
    • nhưng anh Vươn đã kiện quyết định này lên Toà sơ thẩm
      và Tòa sơ thẩm đã hoà giải, bằng “Biên bản thỏa thuận” giữa nguyên đơn và bị đơn:
      • nếu nguyên đơn rút đơn
      • thì UBND huyên Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
    • Ngày 19/4/2011 anh Vươn rút đơn,
    • ngày 22/4 Toà án đình chỉ xét phúc thẩm,
    • nhưng ngày 24/11/2011 UBND huyện Tiên Lãng đã lật lọng, vẫn ra quyết định 3307/QĐ-UBND cho thu hồi.

    Ngày 10/2/2012, trong bài “Chính quyền sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng”, tờ VnExpress (21/2/2012) viết:
    • “Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều sai phạm như không xác định ranh giới, kiểm kê tài sản (…) Thủ tướng kết luận, huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của Ban chỉ huy quân sự huyện tham gia cưỡng chế là không đúng.”



    Bản án

    Tòa án TP Hải Phòng đã tuyên án với ông Đoàn Văn Vươn và người thân vào ngày 5 tháng 4 năm 2013.

    • ông Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù;
    • ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù;
    • Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù;
    • và ông Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù
      về tội Giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
    • Vợ ông Quý là bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng
    • và vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng
      về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự.


    :pntfngrri: vi.wikipedia.org



    Kết luận

    Phiên xử đã dùng bạo lực và quyền sinh sát của một bộ máy chuyên quyền áp đặt tội trạng. Thời gian hơn một năm anh Đoàn Văn Vuơn và những người khác trong gia đình ngồi tù, thiết nghĩ đã quá đủ cho sự hành hạ. Nếu phiên toà thực sự lương thiện và công bằng, thì, hãy lấy vụ án Nọc Nạn làm kinh nghiệm, tha bổng cho anh Đoàn Văn Vươn và những người thân. Không ai trong họ phạm tội cả. Tranh đấu chống lại cái sai không thể là tội.

    Tuy nhiên,
    • đòi hỏi tòa án CSVN, nơi diễn hài của những bản án đã định trước,
      thì chẳng khác gì đòi chó, ngựa biết bay!


    :pntfngrri: nguoi-viet.com





              
    Vì sao gọi ngày 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận?
    Đâu phải vì mất nước, tù đày mà sinh hận.
    Mối hận lớn nhất trong đời là:
              
    Bọn việt cọng hồ cướp Miền Nam,
    thống nhứt Đất nước đặt dưới sự cai trị dã man chưa từng có:

              

    • Thời thực dân Pháp, gia đình Biện Toại chống cưởng chế “cướp lúa”, giết chết một “cò” Tây mà hầu hết cả nhà đều được tha bổng.
    • Thời việt cọng hồ bác cụ, gia đình Đoàn Văn Vươn chống cưỡng chế “cướp Đầm” chỉ bắn súng hoa cải làm rỗ mặt 6 tên ưng khuyển mà cả mấy anh em, cháu ở tù tổng cộng 15 năm rưỡi!
    Cho nên, ngày 30 tháng tư 1975,
    cán binh Dương Thu Hương ngồi bên vệ đường Lê Lợi bưng mặt khóc:
    “Bọn dã man thắng một nền văn minh”
    là phải lắm!








    Nguyễn Nhơn
    30 Tháng Tư ngậm ngùi cho Đất nước điêu linh
    18/4/2019



    nguồn: hon-viet.co.uk

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người Góa Phụ Giờ Thứ 25

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Người Góa Phụ Giờ Thứ 25
    ___________________________
    Phạm Tín An Ninh






              

              

    Tôi gặp chị trong buổi họp mặt của các anh Khóa 17 Võ Bị Đà Lạt, được tổ chức tại một nhà hàng ở thành phố Westminster, Nam Cali, nhằm kỹ niệm 55 năm ngày mãn khóa. Vợ chồng tôi có chút cơ duyên được xếp ngồi cùng bàn với chị. Qua đôi lời chào hỏi đầu tiên, chúng tôi biết chị từ Việt Nam mới sang theo lời mời của Ban Tổ Chức, muốn dành cho chị một ân tình đặc biệt để có cơ hội gặp lại những người bạn cùng khóa Lê Lai với phu quân của chị, Cố SVSQ Đoàn Đình Thiệu.

    Sau nghi thức chào quốc kỳ là một lễ tưởng niệm những vị đồng môn đã hy sinh trong không khí rất trang trọng, cảm động và mang nhiều ý nghĩa. Trên bàn thờ, phía sau những ngọn nến lung linh là hình phóng lớn của tấm bia đá tưởng niệm có khắc đậm tên 79 vị sĩ quan Khóa 17 đã lẫm liệt hy sinh trong cuộc chiến. Tấm bia này là một kỳ công được các cựu SVSQ Khóa 17 thực hiện và dựng tại Công viên Victor Memorial Veterans Park, thuộc Thành phố Greer, Tiểu Bang South Carolina, Hoa Kỳ từ tháng 6 năm 2008.

              

              

    Khi chị Thiệu cùng một số cô nhi quả phụ khác của Khóa 17 được mời lên thắp hương trước bàn thờ tử sĩ và nhận món quà lưu niệm của Khóa, qua lời giới thiệu của người điều khiển chương trình, chúng tôi được biết nhiều hơn về chị. Và trong số những cô nhi quả phụ cùng đứng chung với chị chúng tôi còn nhận ra
    • cháu Võ Hải, trưởng nam của Đại Tá Võ Toàn, vị đại tá duy nhất của Khóa, đã hy sinh cũng vào giờ thứ 25 khi Quân Đoàn I di tản, đến bây giờ chưa biết thân xác nằm ở nơi đâu;
    • và phu nhân của Trung Tá Võ Vàng, một cấp chỉ huy nổi tiếng trong Binh chủng Biệt Động Quân, đã bị kẻ thù sát hại dã man tại trại tù Kỳ Sơn – Quảng Nam, sau 1975.


    Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu tử trận tại Phú Lâm vào khoảng 12giờ 30 trưa ngày 30.4.75, hơn một giờ sau lệnh “buông súng” của Tướng Dương Văn Minh. Khi ấy anh là Tiểu Đoàn Phó của Tiểu Đoàn 86 BĐQ mà Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Trần Tiễn San, một niên đệ Khóa 19 Võ Bị của anh.

    Trước khi ra đơn vị này, Thiếu tá Thiệu phục vụ nhiều năm tại TTHL Biệt Động Quân Dục Mỹ với chức vụ Trưởng Khối Yểm Trợ. Do quyết định của Tướng Đỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân, một số sĩ quan phục vụ lâu năm tại quân trường hay giữ những phần hành tham mưu được điều động hoán chuyển ra các đơn vị tác chiến. Cuối năm 1974, đúng vào lúc Thiếu Tá Thiệu nhận lệnh hoán chuyển, tại TTHL/BĐQ đang có Liên Đoàn 8/BĐQ vừa mới được thành lập với đa phần quân số từ các Tiểu Đoàn 7, 9, 11 Quân Cảnh giải tán bổ sung cho Binh chủng Biệt Động Quân, nên nhân tiện, ông xin ra phục vụ ở đơn vị tân lập này. Vì ở quân trường và đảm trách một phần hành tham mưu khá lâu, nên khi ra đơn vị tác chiến, ông không thể đảm nhận một chức vụ chỉ huy ngay trong thời gian ban đầu, do đó ông tìm gặp Thiếu Tá Trần Tiễn San, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 86 và ngỏ ý muốn được về làm Tiểu Đoàn Phó cho Thiếu Tá San, một niên đệ Khóa 19, mà lúc còn trong trường Võ Bị Đà Lạt, ông có trách nhiệm hướng dẫn, dạy dỗ với tư cách niên trưởng. Biết ông là niên trưởng lại có thâm niên cấp bậc hơn mình, Thiếu Tá San muốn giúp đỡ, nhưng rất e ngại nên đề nghị ông phải làm đơn gởi lên Thiếu Tướng CHT/BĐQ để trình bày nguyện vọng của mình. Cuối cùng ông được toại nguyện. Để nhận Thiếu Tá Thiệu về làm Tiểu Đoàn Phó cho mình, Thiếu Tá Trần Tiễn San còn phải giải quyết một vài khó khăn tế nhị khác. Vì lúc ấy Tiểu Đoàn đã có Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Phan Trí Viễn. Thiếu Tá San đã năn nỉ Đại Úy Viễn sang làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn và xin Liên Đoàn nhận anh Đại Úy Trưởng Ban 3 cũ về giữ một chức vụ tại BCH/ Liên Đoàn. Thông cảm cho anh, tất cả đều vui vẻ chấp nhận sự sắp xếp của anh.

    Kính nể một niên trưởng có tư cách, Thiếu Tá San đã dành cho vị Tiểu Đoàn Phó nhiều ưu ái đặc biệt. Có điều đúng vào thời điểm Thiếu Tá Thiệu ra đơn vị, cuộc chiến đang ở giai đoạn khốc liệt nhất. Sau khi Mỹ bất chấp những phản đối của VNCH, đã tự cho mình ngồi ngang hàng với Cộng Sản Bắc Việt và đơn phương nhượng bộ quá nhiều điều trong Hiệp Định Paris ký kết ngày 27.1.1973, chứng tỏ ý định sớm bỏ rơi đồng minh, phủi tay cuộc chiến. Lợi dụng điều này, Cộng quân đã ồ ạt tung nhiều sư đoàn với lực lượng chiến xa, từ miền Bắc và Lào, theo đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập Nam Việt Nam, đồng loạt mở các cuộc tấn công qui mô vào các đơn vị phòng thủ của ta. Phước Long là tỉnh đầu tiên bị thất thủ vào ngày 6 tháng 1/1975 nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào từ phía Hoa Kỳ can thiệp hay phản đối CSBV vi phạm hiệp định,. Điều này đã báo hiệu cho số phận của VNCH.

    Liên Đoàn 8 BĐQ ban đầu đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Vũ Phi Hùng, với ba vị tiểu đoàn trưởng đều là niên đệ Võ Bị của Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu. Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam (K.20) TĐT/TĐ 84, Thiếu Tá Trần Tiễn San (K.19) TĐT/TĐ 86, và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Mạnh (K.20) TĐT/TĐ 87. Thiếu Tá Thiệu chọn về làm Tiểu Đoàn Phó cho một niên đệ Khóa 19, là khóa đàn em có nhiều gắn bó và xem như học trò của Khóa 17 thời họ còn là những sinh viên sĩ quan.

    Dù chưa được trang bị và huấn luyện đầy đủ, Liên Đoàn nhận lệnh của Bộ TTM di chuyển về Sài gòn để giữ an ninh trong dịp Tết nguyên đán. Liên Đoàn đặc trách phòng thủ khu vực từ QL 1 đến QL 4, ngoại trừ TĐ 84 đặc trách một khu vực kế cận. Vào những ngày đầu tháng 4/75, Liên Đoàn 8 BĐQ thường phối họp cùng Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù tân lập mở các cuộc hành quân vào Mật khu Lý Văn Mạnh và đã phát giác có sự hiện diện của nhiều đơn vị chính quy Bắc Việt đang hoạt động, ém quân tại đây.

    Để đề phòng cho trường hợp bị tấn công bởi các đại đơn vị này của địch, Đại tá Vũ Phi Hùng, Liên Đoàn Trưởng bàn bạc với các Tiểu Đoàn Trưởng, vạch ra một kế hoạch ứng phó khi tình hình trở nên nguy ngập, được gọi là kế hoạch “Bravo”: Các tiểu đoàn tự rút về Giáo xứ Tân Phú của Linh Mục Đinh Xuân Hải để tái phối trí và tiếp tục chiến đấu tại đây.

    Khoảng hai tuần lễ sau đó, Sư Đoàn 106 BĐQ được thành lập, với vị Tư Lệnh là Đại Tá Nguyễn Văn Lộc. Đại Tá Vũ Phi Hùng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 8 BĐQ được chỉ định giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng, và bàn giao Liên Đoàn cho Trung Tá Chung Thanh Tòng từ BĐQ Vùng I di tản.

    Ngày 27/4/75 Cộng quân mở các cuộc tấn công liên tục vào tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 84 và 87. Hai vị Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc cùng xuất thân Khóa 20 VB đã anh dũng điều quân chiến đấu, yểm trợ cho nhau để giữ vững phòng tuyến. Lực lượng địch quá đông và có chiến xa T 54 hỗ trợ, trong khi bên ta đã có nhiều binh sĩ thương vong, đạn dược cạn dần. Đến tối ngày 29/4/75 tình trạng trở nên tồi tệ hơn nên các đơn vị đề nghị thực hiện kế hoạch “Bravo”, rút về Giáo xứ Tân Phú lập tuyến phòng thủ mới như đã dự trù. Nhưng Đại Tá Vũ Phi Hùng từ BTL/SĐ 106 cho biết kế hoạch này không thể thực hiện được nữa, vì nhiều đơn vị Cộng quân đã thâm nhập vào Sài gòn từ các hướng khác.

    Trong tình huống này, vẫn không có cách nào khác hơn, sáng sớm ngày 30/4 Liên Đoàn ra lệnh bằng mọi giá phải mở đường máu lui binh về hướng Sài gòn. Tiểu Đoàn 84 của Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam lúc ấy đang bố trí dọc theo xa lộ Đại Hàn, bị áp lực nặng nề nhất do nhiều chiến xa của địch bao vây tấn công liên tục. Tiểu Đoàn 87 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Mạnh rút ra từ Mật Khu Lý Văn Mạnh, mở đường cho BCH/ Liên Đoàn và Tiểu Đoàn 86 của Thiếu Tá Trần Tiễn San vừa rút ra sau cùng, vừa làm lực lượng án ngữ bọc hậu. Cuộc lui binh rất khó khăn trong lúc bị địch quân bao vây, tấn công từ mọi phía.

    Thiếu Tá San ra lệnh cho Tiểu Đoàn Phó Đoàn Đình Thiệu thu nhặt hết số súng thặng dư bỏ vào ụ súng cối 81 ly để thiêu hủy. Pháo Đội Pháo Binh trong căn cứ BCH/ Liên Đoàn có bốn khẩu đại bác 105 ly, nhưng mỗi khẩu chỉ còn một quả đạn trong nòng. Thiếu Tá San cho lệnh bắn trực xạ vào những điểm địch quân tấn công mạnh nhất, sau đó phá hủy súng, và yêu cầu Pháo Đội rút theo BCH/ Liên Đoàn. Tiểu Đoàn phải mở đường máu để có thể thoát ra khỏi vòng vây của địch, nên tất cả thương binh đành phải bỏ lại phía sau. Trong lúc vừa điều quân vừa chiến đấu, Thiếu tá San bị thương ở mặt, phải bò đến một mô đất tạm ẩn nấp để tự băng bó. Đúng lúc ấy, Trung Úy Đoàn Ngọc Lợi (K.26VB), Đại Đội Trưởng ĐĐCH chạy đến báo cáo là Niên trưởng Đoàn Đình Thiệu vừa mới hy sinh bên bờ ruộng. Ông bị bắn đứt động mạch ở chân. Mấy người lính trung thành ngỏ ý cõng ông theo, nhưng ông khoác tay, bảo “chạy gấp đi, anh không thể sống được!” Trung Úy Lợi còn cho biết, trước khi nhắm mắt ông hỏi Lợi: “Moa chết rồi ai sẽ nuôi vợ con đây?” Lúc ấy khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 30/4, sau đúng một giờ Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng!

    Sau đó Thiếu Tá San cùng nhiều cấp chỉ huy khác bị bắt đưa vào làng. Vì bị thương ở đầu, máu ra nhiều, nên anh được cho về, gia đình đưa vào điều trị tại Bệnh viện Triều Châu. Một ông chú nghe tin vào thăm, biếu anh 30.000 đồng. Anh cho người nhà tìm gặp gia đình Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu báo tin về cái chết của người niên trưởng. Chị Thiệu tìm đến thăm anh và hỏi kỹ địa điểm anh Thiệu đang nằm để đi tìm. Anh San chỉ dẫn, chia buồn và biếu chị Thiệu 30.000 đồng mà ông chú vừa mới cho anh.

    Theo lời kể của chị Thiệu, vì tình hình lúc ấy rất hỗn loạn, tiếng súng vẫn còn nổ khắp nơi, nhiều đơn vị của ta không chịu buông súng và vẫn tiếp chiến đấu, nên chị không dám đi tìm anh Thiệu, hơn nữa chị cũng không rành đường sá ở đây, đành phải nhờ cậu em trai, dùng xe Honda len lỏi tìm đến vị trí mà Thiếu Tá San chỉ dẫn. Cậu em tìm được xác anh Thiệu, nhưng không thể tìm được bất cứ một phương tiện nào để chuyên chở, và cũng không biết sẽ chở về đâu, trong tình thế lúc này. Cuối cùng, rất may mắn, một anh tài xế xe rác nặng tấm lòng với QLVNCH, đã vui vẻ nhận lời giúp đỡ. Sau khi đổ hết rác trên xe xuống vệ đường, theo sự hướng dẫn của cậu em chị Thiệu, nhưng cũng rất nhiều khó khăn, anh tài xế mới đưa xe đến được vị trí, nơi anh Thiệu nằm. Sau một lúc thảo luận, cuối cùng hai anh chở xác Thiếu Tá Thiệu đến Nhà Thờ Bùi Phát để nhờ giúp đỡ. Và cũng rất may mắn, đã gặp đúng một vị linh mục nhân từ. Cha Trần Quốc Phú vui vẻ nhận lời, đứng ra tẩm liệm và chôn cất Thiếu tá Thiệu ngay trong khu đất của nhà thờ.

    Chị Thiệu thường xuyên đưa các con đến đây thăm viếng và xây lại ngôi mộ cho chồng. Mấy năm sau, chị xin hỏa táng, và mang tro cốt anh về thờ tại tư gia ở Mỹ Tho. Lúc Thiếu Tá Thiệu mất, anh chị có ba con, hai trai 9 và 7 tuổi, cô con gái út chưa tròn 12 tháng. Sau này, cháu trai lớn mất, cháu gái định cư ở Úc. Hiện nay chị sống với cậu con trai thứ tại Mỹ Tho, quê hương của chị. Điều đáng ngưỡng mộ hơn, khi chồng hy sinh, chị còn khá trẻ, nổi tiếng có nhan sắc, nhưng không hề bước thêm một bước nào nữa, ở vậy nuôi dạy các con trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nghiệt ngã. Cả hai cháu đều nên người, thành đạt, hiếu thảo và luôn sống với niềm tự hào về người cha Võ Bị, từng sống rất tư cách và chết hiên ngang.




    Cuộc chiến Việt Nam đã gây ra biết bao đau thương tang tóc. Vào giờ thứ 25 của cuộc chiến có biết bao nhiêu người đàn bà trở thành góa phụ, biết bao đứa con thơ trở thành cô nhi, nhiều cháu chưa hề biết mặt cha mình. Không những không được hưởng bất cứ một ân sũng nào của quôc gia khi chồng, cha hy sinh cho Tổ Quốc mà họ còn bị kẻ thù phân biệt đối xử, nhục mạ và phải đương đầu với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Những người như chị Đoàn Đình Thiệu rất xứng đáng để chúng ta biết ơn và ngợi ca. Sự hy sinh nào của những người lính, hay vợ con của lính, cũng đều tiềm ẩn những ý nghĩa cao quý, cho dù những cái chết vô danh, không được truy thăng hay chôn cất theo lễ nghi quân cách. Với Tổ Quốc và lịch sử dân tộc, những hy sinh dù trong âm thầm, vẫn mãi mãi là điều bất diệt.

    Viết những dòng này, xin được thay bó hoa hồng tươi thắm nhất, gởi đến Chị Đoàn Đình Thiệu và các cháu cũng như những cô nhi quả phụ khác của giờ thứ 25, lòng tri ân và ngưỡng mộ của những người một thời từng là đồng đội, là huynh đệ của phu quân các chị, người cha đáng kính của các cháu. Và xin cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho những người đã sẵn sàng chấp nhận những số phận nghiệt ngã, hy sinh, nhưng vẫn luôn hãnh diện có chồng, cha là lính chiến VNCH, đã dám chết cho quê hương, dân tộc.








    Cali, tháng 4/ 2018
    Phạm Tín An Ninh



    nguồn: phamtinanninh.com

              
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”