- 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Những người góp tâm huyết cho ngày 30 tháng 4/1975

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    Những người góp tâm huyết
    cho ngày 30 tháng 4/1975

    ____________________
    Nguyễn thị Cỏ May - 26/04/2019
              





    Ngày 30 tháng 4 là xương máu của cả 10 triêu nhơn dân việt nam đã đổ trong suốt 30 năm dài. Trong thành quả đó, tưởng cũng đừng quên thành tích đóng góp không nhỏ của một bộ phận nhơn dân có đời sống ưu đải và nhứt là họ không phải phơi mình trên lửa đạn. Đó là “Thành phần thứ ba”. Có khi được gọi là “Lực lượng thứ ba”. Hay “Phản chiến” vì họ yêu hòa bình, kêu gọi hòa bình và chỉ kêu gọi phía Miền nam ngưng chiến để có hòa bình tuy chiến tranh do Miền Bắc, với sự yểm trợ hùng hậu của cả khối cộng sản, đem vào Miền nam. Những người thuộc “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba” hay “Phản chiến’ không phải ở Miền Bắc tới, mà họ là con em của Miền nam, được Miền nam nuôi dưỡng, cho ăn học, cả ra ngoại quốc du học, ...

    Sau gần nửa thế kỷ “thắng cuộc ”, đất nước về một mối xã hội chủ nghĩa, những điều họ tranh đấu đòi hỏi ngày trước như dân chủ, tự do, xã hội công bằng, người không bóc lột người, no cơm ấm áo, không có bóng dáng ngoại bang, ...thì ngày nay, những thứ đó đang phơi bày nhan nhãn khắp nơi trên đất nước. Với mức độ trầm trọng hơn cả vạn lần.
              
    Nhưng những người yêu nước ấy giờ đây đang ở đâu ?
    Không thấy họ tranh đấu cho những điều mà ngày trước họ đã đòi hỏi quyết liệt ?

              




    Thành phần thứ ba

    “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba” ra đời trong hoàn cảnh nào, không rõ ràng lắm. Theo ký giả Pomonti của nhựt báo Le Monde, “Thành phần thứ ba” xuất hiên năm 1960 sau khi Nhóm Caravelle đưa ra bản Tuyên ngôn với 18 nhơn sĩ ký tên đòi hỏi ông Diệm cải tổ đường lối cai trị, chấm dứt tình trạng độc tài gia đình trị. Sau đó thì xuất hiện phong trào quần chúng nổi lên chống chế độ Ngô Đình Diệm độc tài, kỳ thị tôn giáo. Nhưng theo ký giả Decornoy của Le Monde thì vào cuối năm 1969, có một phong trào quần chúng xuất hiện ở Sài gòn chống chánh phủ Nguyễn văn Thiệu, đòi hòa bình, đi theo chủ trương “Hòa giải dân tộc” của Tướng Dương văn Minh.

    “Thành phần thứ ba” gồm
    • một số Dân biểu như Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Lý Quí Chung, Dương văn Ba, Ngô Công Đức ;
    • Sinh viên có Huỳnh Tấn Mẩm, Nguyễn Hũu Thái, ...;
    • trí thức có Bà Ngô Bá Thành, ...;
    • tu sĩ có Ni sư Huỳnh Liên, ...Linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, ...


    Năm 1971, Sài gòn tổ chức bầu cử Quốc hội. Nguyễn Hữu Thái được Mặt trận Giải phóng Miền nam bí mật móc nối đề nghị ra tranh cử với lập trường “hòa bình đứng giữa” chuẩn bị cho Thành phần thứ ba khi có Chánh phủ 3 thành phần theo Hiệp định Paris tuy lúc đó Hội nghị Paris chưa kết thúc.

    “Thành phần thứ ba” trở thành một danh xưng chánh thức từ lúc Hà nội đưa ra tại hòa đàm Paris đề nghị thành lập một chánh phủ liên hiệp gồm 3 thành phần.

    Nhưng nên hiểu thành phần thứ ba của Hà nội đề cập không hàm ý có phong trào sinh viên, Dân biểu, trí thức, tu sĩ tranh đấu sôi nổi ỏ Sài gòn đòi Hòa bình, hòa giải hòa hợp dân tộc vùa xuất hiện và hoạt động đó.

    Chánh phủ VNCH trước sau vẫn cương quyết phủ nhận thành phần thứ ba. Năm 1972, Hà nội chánh thức lên tiếng bênh vực phong trào này.

    Chẳng những phủ nhận “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba”, chánh phủ Sài gòn cũng từ chối có một chánh phủ liên hiệp 3 thành phần như phía việt cộng đòi hỏi. Tuy nhiên, khi “Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình” ký kết tháng giêng 1973 thì có điều 12 qui định thành lập một “Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm 3 thành phần ngang nhau”.

    Hà nội coi trọng thành phần thứ ba như là một yếu tố giúp họ thắng lợi bằng chánh trị :
    • “Việc thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc ở miền Nam là chìa khóa dẫn đến hòa bình, và lực lượng thứ ba là một thành phần không thể thiếu được của giải pháp này...”
      (Phạm văn Đồng trả lời nhà báo pháp Jean Lacouture, Etudes vietnamiennes, Paris).

    Để làm áp lực ở hòa đàm Paris, Hà nội cho thành lập Chánh phủ cách mạng Lâm thời. Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời đưa ra đề nghị “8 điểm” có đề cặp thành lập một chánh phủ liên hiệp lâm thời gồm 3 thành phần :
    1. những người của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời,
    2. những người yêu chuộng hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ trong chánh quyền Sài Gòn,
    3. và những nhân vật của các lực lượng chính trị và tôn giáo, trong hay ngoài nước, có lập trường ủng hộ hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ phản ánh các khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam về hòa bình, độc lập, trung lập, dân chủ, và hòa giải, hòa hợp dân tộc.

    Tiếp theo, vào cuối 1973, rầm rộ xuất hiện ở Sài gòn những phong trào đều do Hà nội thổi lên như :
    • -Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (Bà Ngô Bá Thành sáng lập).
      -Phong trào Thi hành Hiệp Định Paris.
      -Mặt trận Nhân dân Cứu đói (Tổ chức lớn nhất ở miền Nam với sự tham gia của các nhóm Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo và Cao Đài. Linh mục Phan Khắc Từ là một trong 3 phó chủ tịch.)
      -Mặt trận các Tôn giáo vì Hòa bình, Hòa hợp, và Hòa giải (Dương Văn Minh sáng lập).
      -Lực lượng Hòa hợp Hòa giải Dân tộc (Một tổ chức Phật giáo do Vũ Văn Mẫu lãnh đạo).
      -Tổ chức Nhân dân đòi Thi hành Hiệp định Paris (Ngô Bá Thành sáng lập).
      -Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất Bản (Dân biểu Nguyễn Văn Binh, anh vợ Ngô Công Đức đứng đầu).
      -Ủy ban đòi trả tự do cho tù Chính trị của Lực lượng thứ ba.
      -Ủy ban bảo vệ quyền lợi người lao động (Linh mục Phan Khắc Từ lãnh đạo).
      -Nhóm các Nhà Lập Pháp Tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Hòa bình.

              
    Nhưng hiện tượng quần chúng này chỉ là những đòi hỏi giai đoạn của người cộng sản
    để chờ đợi đạt trọn vẹn mục tiêu cuối cùng.
    Đó là ngày 30 tháng 4/1975.

              




    Giải phóng và thống nhứt dân tộc

    Sáng ngày 1 tháng 5/1975, tại Sài gòn có cuộc diễn binh lớn do Hà nội tổ chức để ăn mừng Đại thắng mùa xuân. Bộ trưởng Tư pháp Trương Như Tảng của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời ngồi trên khán đài danh dự coi diễn binh, chờ hoài không thấy Đoàn Quân giải phóng đi qua, bèn nghiêng qua hỏi một sĩ quan Quân đội nhơn dân. Vị sĩ quan này trả lời rất vui vẻ
    • «Ủa anh không biết sao ? Quân đội ta đã thống nhứt tối hôm qua rồi kia mà !»
      (Trương Nhu Tảng kể lại lúc tỵ nạn ở Paris).



    • Qua ngày 2 tháng 5/1975, chánh quyền mới ra lệnh giải tán tất cả các tổ chức chánh trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, … được thành lập dưới chế độ cũ.
    • Còn các tổ chức mới thành lập để chống Mỹ Ngụy cứu nước đều bị hoặc tự giải tán, hoặc sáp nhập vào các tổ chức chánh thức của Hà nội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ Gỉải phóng,
    • cả Chánh phủ cách mạng Lâm thời, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam, các cơ sở vật chất ở hải ngoại, …đều không còn vết tích !
    Điều đáng ngạc nhiên là việc giải tán không có một lời phản đối hay than phiền nào của những người trong các tổ chức đó hết cả, mặc dầu họ đã từng can trường đương đầu với chế độ cũ, không hề sợ sệt dùi cui, hơi cay, tù đày .

    Với một não trạng như vậy thì ngày nay, trước đất nước bị đảng cộng sản ác ôn cai trị, đảng viên tùy theo địa vị, chia nhau cướp đất bán, cướp của dân làm giàu, khủng bố những người lương thiện yêu nước, đem sáp nhập đất nước vào với nước Tàu để giữ đảng, giữ quyền,
              
    những người đó đều im lặng là phải !
    Hay họ đã chết hết rồi tuy có người chưa kịp chôn ?

              




    Không thể có “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản

    Khi nói “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản không có gì khác hơn là
    • nói “Hòa giải và Hòa hợp” với Thiện và Ác.
    • Hoặc nói “tư tưởng Dân chủ Tự do Nhơn quyền” có thể hòa giải và hòa hợp với “Chủ nghĩa lý luận không có con người và chủ nghĩa vô nhơn bản” (Trần đức Thảo nói chuyện ở Paris trước khi chết) được không ?

    Mà cộng sản ở việt nam không ai khác hơn là Hồ Chí Minh, người từng tuyên bố luôn tin tưởng tuyệt đối ở bác Xít và bác Mao là hai người không thể sai lầm nên đã học tập nhuần nhuyễn tư tưởng của Mao. Xin trích vài nét nổi bật trong tư tưởng chánh trị của Mao :
    • “ Làm chánh trị như làm chiến tranh. Không thể có xây dựng nếu không có phá bỏ, hủy diệt.
      Tần Thỷ Hoàng không có gì ghê gớm cho lắm vì hắn chỉ chôn sống có 460 nho sĩ. Chúng ta sẽ chôn sống ít lắm cũng phải 46000 trí thức tiểu tư sản.
      Phải thực hiện vườn không, nhà trống triệt để về vật chất và tinh thần. Mỗi người phải như một tờ giấy trắng, không được quyền sở hữu tài sản, nhà đất, và không được có kiến thức, tri thức. Tất cả phải thành“không”, sạch bách ! Những người dân như vậy mới thông minh”
      (M.H.Bernard, Mao Tsé-toung , 1893-1976 , VOIX , Paris 2003).

    Mao chủ trương chánh trị độc tài tuyệt đối như vậy để duy trì chế độ lâu dài. Bởi Lê-nin dạy rõ
    • Một chế độ sẵn sàng thực thi khủng bố vô giới hạn thì không thể nào bị lật đổ
      (Simon LEYS, Essais sur la Chine, Robert Laffont, Paris 1998, trg 4.)





    Phải có Dân chủ mới hòa giải và hòa hợp được

    Cho tới nay, Hà nội chỉ kêu gọi mọi người về dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
    • Nên họ nói rõ là “Hoà hợp, Hòa giải dân tộc”.
    • Họ chưa bao giờ nói “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”.

    Về lịch sử, văn hóa, những kiến trúc cổ ở Sài gòn bị phá để bán địa điểm cho doanh nhơn ngoại quốc xây cơ sở mới. Hà nội không cần thấy người dân Sài gòn thương tiếc đó là một phần ký ức đời sống của họ bị Hà nội thêm một lần nữa cướp mất. Họ không thể thấy đó là chương trình phát triển đô thị. Không chỉ riêng với Miền nam, mà với cả Miền Bắc, người cộng sản cũng chủ trương che dấu hoặc thay đổi sự thật lịch sử. Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không có trong sách giáo khoa ngày nay. Thậm chí những đồng đội của nạn nhơn làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ hi sinh vì lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc, cũng bị công an đàn áp, bắt bớ. Chỉ để làm hài lòng quân tàu cướp nước. Nên những người trẻ ngày nay chỉ còn tìm kiếm qua thông tin trên mạng về những sự kiện đó, để họ cùng nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử dân tộc.
              
    Không thừa nhận lịch sử
    thì làm sao hòa giải và hòa hợp dân tộc được ?

              
    Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trả lời đài BBC, cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà giải hoà hợp dân tộc, đó là thừa nhận lịch sử, như thẳng thắng thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà :
    • “Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp. Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định”.

    Nên thấy bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, thì mới có thể hoài giải và hoà hợp được.




    Một hiện tượng việt kiều yêu nước ở Paris

    Ông Nguyễn Ngọc Giao học Chu văn An, đậu tú Tài hạng Ưu, và gia đình có quan hệ quan trọng với chánh phủ VNCH,
    • được học bổng du học ở Pháp,
      ở lại Pháp luôn,
      dạy toán ở Đại học Paris 7
      và theo Việt kiều yêu nước.
    Với Thông hành VNCH có hiệu lực dài hạn, ông hoạt động chết bỏ phục vụ Hà nội vì ông nhận thấy “thực chất các chế độ VNCH” và “tính chất chiến tranh giành độc lập, thống nhứt” của cuộc chiến từ 1946-1975 là những
    • “sự thật khách quan, phủ nhận nó không phải thuộc về lý trí, mà nằm trong lãnh vực tâm lý, tâm thần”.
    • Phải chăng ý của ông muốn nới chỉ có những người điên hay ba trợn mới nhìn nhận những điều đó ?

    Một trí thức lớn như Ông Nguyễn Ngọc Giao, suốt 50 năm dài giữ tình yêu và cả tinh thần ngoan ngoãn với đảng như giữ chính con ngươi của mình, thế mà
    • khi nhà có tang, ông xin về Việt nam dự tang lễ lại bị từ chối.
      Ông đưa ra cả thư của Võ văn Kiệt trước đó mời ông về Việt nam, cũng bị từ chối.

    Lý do ? Phải chăng chỉ vì tháng 1 năm 1990, ông ký chung với 34 nhà trí thức việt kiều khác bức Tâm Thư đưa ra 3 điều thỉnh nguyện :
    1. -Thực sự tách rời các định chế của Nhà nước ra khỏi bộ máy đảng
      để cho Nhà nước thu hồi trọn vẹn những quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của mình, và để cho không một ai cũng như không một tổ chức nào có thể đứng trên và chi phối Nhà nước.
    2. -thiết lập một nền dân chủ đa nguyên,
      thật sự bảo đảm an toàn cá nhơn và các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, lập đảng ...
    3. -ngay trước mắt, mở ra cuộc đối thoại thành tâm với toàn xã hội,
      để toàn dân bàn định một cương lĩnh hành động và đề ra những biện pháp cấp bách đặt nền tảng cho một chế độ thật sự lấy dân làm gốc.
    Hay vì quan hệ gia đình của ông với Chánh phủ Đệ I VNCH ?

    Nhưng nay, ông nhận định tiếp cuộc chiến mà Hà nội nói là “giải phóng, giành độc lập, thống nhứt dân tộc” còn có 1 chiều kích khác nữa,
    • “chiều kích nội chiến”,
      không muốn nói thêm 1 chiều kích thứ ba là “chiều kích chiến tranh ủy nhiệm”
      trong bối cảnh chiến tranh lạnh 1947-1991.
    Nói về tính chất nội chiến của cuộc chiến, ông khẳng định nó
    • “phát sanh từ chánh sách mao-ít của đảng cộng sản việt nam từ 1950, đặc biệt từ cuộc Cải cách ruộng đất 1953-1956, loại trừ các thành phần trung phú nông, tiểu tư sản, trí thức, ...ra khỏi hàng ngũ nhơn dân”.
    Theo ông, ngày nào, những người thiện chí ở mọi bên không nhìn thấy rõ và trọn vẹn cuộc chiến thì đối thoại, hòa hợp, hòa giải đều trở thành ảo vọng.

    Ngày nay, sau “50 năm mắc dịch”- 50 năm làm thông dịch cho Hà nội - một thành tích ông kể lại với nhiều vuốt ve, nâng niu, lần đầu tiên ông nhìn thẳng chế độ hà nội là “kỳ thị, độc tài, tham nhũng, bất lực”. Nhưng vẫn chưa thấy ở ông có một sáng suốt hơn cái thông minh xuất sắc về toán học của ông để khả dĩ đề xuất một thái độ tích cực hơn là chỉ tỏ ra tiếc cho những người lãnh đạo cộng sản quên hết lịch sử của chính mình !
    (50 năm mắc dịch, Diển Đàn, Paris, 21-03-2018)








    Nguyễn thị Cỏ May

              
    Nguồn: Tác giả qua Email. :flower:




              
              

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Gửi người giới tuyến

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              



    GỬI NGƯỜI GIỚI TUYẾN
    nhạc và lời Nhật Lệ
    hòa âm Tùng Nguyên
    tiếng hát Áo Vàng


    Tôi không quên anh đem nhiệt tình vì yêu đất nước
    Tôi không quên anh khi xuân về không mơ dừng bước
    Tôi không quên anh lạnh chiều đông gió mưa bay
    Bạn cùng cây súng trên vai, nhủ lòng quên nỗi đắng cay

    Tôi không quên anh mưa nguồn về chiều đi biên giới
    Thương anh xông pha đem thanh bình yên vui đời mới
    Mong sao biên cương chiều nay không gió không mưa
    Niềm tin anh giữ trong tim, ngày còn ánh sáng bình minh

    Ngày mai, ngày vui chiến thắng, đón anh về nắng vàng reo nơi nơi
    Đàn bé đùa nô trước thềm, mẹ già vui thôi hết khóc chia phôi

    Tôi mong sao anh nối nhịp cầu Hiền Lương Nam Bắc
    Cho em thơ ngây tóc buông dài xanh tươi màu mắt
    Vui lên anh ơi vì đời anh tắm gió sương
    Tình em sẽ hết đau thương, mùa xuân hoa thắm ngàn phương









    Về Mục Lục

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Anh Về Từ Thung Lũng Tử Thần Ashau

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    Anh Về
    Từ Thung Lũng Tử Thần
    Ashau

    ____________________
    Đinh Văn Tiến Hùng
              



              


    Lực lượng đặc biệt VNCH

              

    Dáng người nhỏ, da đen sạm, 25 tuổi, độc thân, sinh tại Hà Tây, Quảng Ngãi, thuộc bộ lạc Hả, 8 tuổi lính, từ Bộ Binh qua Biệt Kích rồi Thám Kích Tiền Phong. Đó là những nét đầu tiên tôi ghi nhận nơi Đinh Đó, người toán phó Thám Kích/Lực Lựợng Đặc Biệt, bị Cộng quân giam giữ suốt 45 ngày nhưng đã can đảm thoát vùng tử địa và hướng dẫn oanh kích sào huyệt Cộng quân gây tổn thất nặng nề cho địch.

    Trong không khí yên lặng buổi ban mai đẹp trời, nơi chiếc ghế băng ngoài sân TTHQ/Delta, tôi được Đinh Đó kể lại quãng thời gian 45 ngày chung sống với Cộng quân trong thung lũng tử thần Ashau. Cuộc đối thoại không mang tính cách phỏng vấn, mà là một buổi trao đổi tâm tình cởi mở.




    * Nhảy vào vùng tử địa.

    Ashau nằm cách biên giới Lào Việt không đầy 10 cây số và cách thị trấn Huế trên 40 cây số về phía Tây. Với địa thế núi rừng hiểm trở, mây mù bao phủ quanh năm, tiện đường chuyển vận quân và vũ khí của Cộng quân. Qua nhiều năm CSBV dùng nơi đây làm sào huyệt xuất phát những trận đánh phá nhiều tỉnh thuộc Vùng I Chiến Thuật, nơi Cộng quân cho là bất khả xâm phạm với địa thế lòng chảo, một tiền đồn và một phi trường bỏ hoang còn ghi dấu lại. Nhưng đối với các chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt và BKQ thì danh từ ‘vùng tử địa’ hay ‘bất khả xâm’ cũng bị xoá bỏ. Chính nơi thung lũng tử thần này, tháng 3/68, các chiến sĩ Tiểu Đoàn 91 Biệt Kích Dù đã phục kích phá tan đoàn xe Cộng quân gồm 8 chiếc chuyển vũ khí lương thực xâm nhập miền Nam. Đến nay trong khuôn khổ hành quân Delta vẫn còn nối tiếp, các toán Delta và Thám Kích Tiền Phong luôn được tung vào hoạt động trong vùng rừng núi tử thần này.

    Trưa ngày 2/4/69, một toán Thám Kích Tiền Phong gồm:
    • Toán Trưởng Nguyễn văn Son, Toán Phó Đinh Đó và hai toán viên Lê Văn Bang cùng Đinh Đức,
    được trực thăng thả bằng thang giây xuống hoạt động tại vùng thung lũng Ashau. Bốn chiến sĩ được trang bị súng AK, y phục kaki, đi dép râu, đầu trần giống như Cộng quân. Buổi trưa bầu trời quang đãng không có những lớp mây mù giăng phủ như thường ngày, nhưng khí rừng vẫn xông lên hơi lạnh ẩm ướt. Đứng dưới hố bom,Toán trưởng mở bàn đồ để xác nhận lại vị trí và ra lệnh cả toán gióng hướng Bắc 32 độ. Núi rừng âm u, tàn cây che kín chỉ để lọt xuống những khoảng nắng nhỏ, im lặng đến nỗi nghe rõ từng tiếng chim gõ mõ từ xa vọng lại và cả tiếng chân mình khua động lá rừng cùng hơi thở đồng đội. Ở đây núi đồi không cao lắm, chỉ dưới ngàn thước, nhưng đường đi chênh vênh dốc và vướng mắc nhiều rễ cây rất khó di chuyển. Mồ hôi đã thấm lưng áo, nhỏ giọt từ trán xuống, bốn người dừng nghỉ. Rừng chiều xuống, những đám mây giăng trên đầu và sương rừng bắt đầu rơi lạnh. Son ra hiệu cho các bạn tiêp tục lên đường để tìm một vị trí an toàn nghỉ đêm. Màn đêm chụp xuống thật mau, xoá nhoà cảnh vật chung quanh. Bốn người dò dẫm đi gần nhau, vì chỉ một khúc quanh, một hốc núi, một gốc cây là lạc nhau. Son đứng lại và cả toán dừng theo.
    • – ‘Đêm nay nghỉ tạm trong hốc núi này!’.
      Son ghé tai nói với Đinh Đó, anh gật đầu đồng ý và cả toán dừng theo.

    Đêm rừng huyền bí lạ. Bốn bề yên lặng nghe rõ tiếng côn trùng rên rỉ dưới cỏ, sương rơi trên lá. Những con đom đóm rừng bay vật vờ ma quái. Tiếng vỗ cánh của con chim say ngủ. Khí lạnh từ trong lòng đất và hang đá toát ra khiến mọi người rùng mình vội kéo tấm áo lạnh khoác vào người. Đêm đầu tiên dựa vào nhau mà ngủ cho ấm và để dễ liên lạc. Một người ôm súng canh chừng cho ba người ngủ. Cứ thế thay phiên nhau tới khi những tia nắng đầu tiên lọt qua khe đá dội xuống. Cả bọn tiếp tục lên đường. Cứ ngày đi đêm nghỉ băng qua nhiều đồi núi. Tới ngày thứ ba, cả toán đang đi bỗng trời xám dần, rừng cây lay động mạnh. Những cơn gíó ào ào xoáy lốc giật lá cây trút xuống, những tia chớp loé lên kèm theo tiếng nổ vang động núi rừng. Cơn mưa đổ như trút nước. Bốn người nép mình vào hốc đá vẫn không tránh khỏi ướt sũng. Trận mưa dai dẳng kéo dài suốt đêm. Một đêm giấc ngủ chập chờn với những tiếng động ầm ầm của đất trời và núi rừng.




    * Hai lần thoát chết trong gang tấc.

    Sáng ngày 5/4/69, trận mưa đêm dứt hẳn, nhưng lá cây còn ướt sũng, thỉnh thoảng rùng mình trút nước dưới những cơn gíó ào ào. Một dòng suối róc rách chảy đâu đây, cả toán tiếp tục lên đường. Đổ đồi thật vất vả, ướt và trơn tượt, phải níu vào rễ cây mà đi xuống. Đó dừng lại, chú ý đám cỏ thấp nghiêng rạp hai bên. Anh giơ tay chỉ một nhánh cây non mới bị bẻ gẫy. Dấu người vừa đi qua gần đây, anh nhìn khả nghi lùm cây phía trước, đưa mắt ra hiệu đồng bạn thận trọng. Bỗng một tràng AK từ trên đồi dội xuống, Đó lăn mình vào hốc cây, ria một băng đáp trả. Rồi từng loạt đạn từ bốn phía thi nhau nổ giòn. Địch hình như phát giác được quân số phía toán. Tiếng đạn rít lên từng hồi, tiếng hô xung phong bắt sống, phá tan bầu khí yên tĩnh ban mai núi rừng. Bốn tay súng can đảm chống trả, nhưng không thể cầm chân địch từ bốn phía tràn lên.Vài tên gục ngã, tiếng rên bi thảm.Tíếng súng dưới chân đồi thưa dần, chứng tỏ địch đã cận kề. Phải mở một đường máu liều chết để thoát ra ngoài. Son ra hiệu dồn hoả lực về phía trước để cầm chân địch. Bốn khẩu AK nổ giòn. Cả toán lăn nhanh xuống đồi như những con sóc rừng. Từng loạt đạn vút theo. Hai tiếng hét phía sau: Bang và Đức trúng đạn chúi xuống, một loạt đạn bồi theo. Toán Trưởng Son và Toán Phó Đinh Đó biết là hai toán viên đã bị hạ, nhưng không sao tiếp cứu nổi, vì những loạt đạn vẫn nối tiếp đuổi theo với tiếng hò hét phía sau. Son và Đỏ thoát xuống chân đồi, lẩn vào khu rừng kế cận. Tiếng súng xa dần…

    Nắng lên cao, nhưng hai người vẫn không dám dừng chân nghỉ, vì biết địch còn bám sát phía sau. Gói cơm chiều hôm trước còn dở hai người chia nhau vừa đi vừa ăn. Đỏ hỏi Son:
    • – Bây giờ tính sao?
      – Chúng ta đã mất hai, còn hai lạc hướng không thể nào tiếp tục như kế hoạch đã định trước.

    Máy truyền tin mất, phải tìm một vị trí dựng ‘pano’ báo hiệu phi cơ đến tiếp cứu.

    Đó chỉ ngọn núi phía trước, hai người trực chỉ. Phải lên tới dỉnh núi trước khi trời tối mới hy vọng. Ngọn núi trông xa sườn thoai thoải, nhưng tới gần dốc đứng, lên thật vất vả, vô ý một chút là trượt chân té xuống vực. Gần 5 giờ hai người mới lên tới đỉnh. Sương mù xuống lạnh, giăng giăng trên đỉnh che khuất ánh nắng chiều. Cố lắng nghe tiếng phi cơ từ xa vọng lại, nhưng im vắng bao phủ triền miên núi rừng. Hai người tháo ba lô lấy thức ăn. Gói cơm lạnh ngắt, mùi cá hộp tanh nồng nhưng cố nuốt. Thèm một ngụm cà phê, một điếu thuốc biết chừng nào! Nhưng giữa cảnh núi rừng này, tìm đâu ra. Son giơ ‘bi đông’ nước lên uống một ngụm, dòng nước chưa kịp trôi xuống cổ họng thì anh bị một viên đạn bắn trúng đầu gục xuống. Nhanh như cắt, Đó chụp lấy khẩu AK ria một loạt về phía tên Cộng quân vùa từ dưới bò lên. Tên địch chới với lăn xuống phía dưới. Đỏ vội giựt khẩu AK trên đùi Son rồi biến mất. Anh không kịp mang ba lô theo và biến vào sương chiều đang vây phủ núi rừng. Có tiếng nói lao xao phía trên. Anh nép mình vào hốc đá và thoáng nghĩ
    • “đây là lần thứ hai mình phải bỏ đồng đội ở lại. Thế là mất ba, chỉ còn một mình, chắc khó thoát. Nhưng dù sao cũng phải cố gắng ra khỏi vùng này ngay trong đêm nay”.

    Đỏ lần mò trong bóng đêm. Một hòn đá lăn dưới chân, một con đom đóm đêm cũng đủ làm anh giật mình. Thật là một đêm kinh hoàng nhất trong đời quân ngũ. Anh đã từng xông pha nguy hiểm nhiều lần, nhưng chưa bao giờ anh phải chiến đấu đơn độc như lần này, nói đúng hơn là anh phải tự bảo vệ cho mình.

    Khi tiếng chim rừng hót vang anh mới biết trời đã sáng. Anh nhớ bao đạn đã tuột mất và khẩu AK đã bắn hết viên đạn cuối cùng.Thật là vô dụng mang theo thêm nặng, anh tìm một hốc đa vùi xuống và lấp lá cây lên. Giờ thì nhẹ nhõm, nhưng mạng sống đành trao cho số mệnh. Lúc này có thể gặp bất cứ ai bạn hay thù. Người toán phó Thám Kích cứ lầm lũi đi theo bóng mặt trời lên. Người mệt lả, bụng đói vì hết lương thực, mắt mờ đi, tay chân bủn rủn….




    * 45 ngày sống với Cộng quân.

    Buổi trưa, Đỏ dừng lại đang lấy tay vục nuớc uống từ một dòng suối chảy qua khe đá ,bỗng có tiếng quát lớn phía sau :
    • -Giơ tay lên !

    Như một cái máy, anh quay lại từ từ đứng lên giơ tay cao. Lúc này không còn thoát được nữa. Hai người mặc kaki vàng cầm súng AK từ sau hốc đá nhảy vọt ra. Chúng lục soát người anh thấy không tìm được gì quan trọng, liền bắt anh cởi bỏ quần áo, chỉ cho mặc chiếc quần cụt và dùng giây trói tay quặt về phía sau. Không đầy một phút sau, một tóan chừng 20 tên kéo đến. Tất cả đều ăn mặc và trang bị giống như hai tên trước. Tên mang khẩu Colt Trung Cộng- chắc là cấp chỉ huy- lên tiếng hỏi:
    • -Bắt được có một tên hay sao?
      -Vâng chỉ có một tên thưa đồng chí! Tên kia đã bị bắn chết trên núi, chỉ còn tên này trốn thoát.

    Nghe tên kia trả lời, Đỏ biết là chúng đã cho một Trung đội theo sát Son và anh trong mấy ngày nay. Tên chỉ huy hỏi anh:
    • -Mày là lính Biệt Kích Mỹ?
      -Không, tôi là Biệt kích Việt Nam.
      -Súng đạn đâu?
      -Tôi đánh mất tất cả.
      -Tên mày và chức vụ?
      -Đinh Đó, toán phó Thám Kích.

    Hỏi mấy câu vắn tắt rồi hắn hất hàm ra lệnh:
    • -Thôi giải hắn đi !

    Toán người do tên chỉ huy hướng dẫn đi trước và Đinh Đó được bốn tên áp giải theo sau. Đoàn người theo đường mòn mà đi, hình như chúng đã thông thuộc với những lối đi quanh co này. Trưa hôm đó tới một căn nhà dùng làm trạm giao liên. Đây không có người ở, chỉ dùng làm chỗ dừng chân nghỉ ngơi. Cả bọn ăn cơm và một tên mang đến cho Đó một chén cơm với ít muối. Ăn xong chúng ngồi nói chuyện một lúc rồi tiếp tục lên đường. Khi trời vừa tối tới trạm giao liên thứ hai. Trạm này có chừng một trung đội đang đóng giữ. Sau khi trao đổi vài câu cùng trưởng trạm, chúng nghỉ đêm tại đây… Cứ như thế, tiếp tục ngày đi đêm nghỉ và tiến về hướng đông. Dọc đường anh để ý cứ hai trạm bỏ trống tới một trạm có người, mỗi trạm cách nhau từ 2 tới 3 cây số. Anh được biết trong câu chuyện chúng trao đổi: Đơn vị này thuộc Tiểu Đoàn 50 CSBV và chúng đang áp giải anh về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn.

    Qua ngày thứ ba, anh dược lãnh mỗi ngày nửa lon gạo và một gói muối nhỏ, trong khi chúng lãnh mỗi người 1 lon gạo kèm 1 gói đồ ăn khô. Giờ chúng để anh thong thả hơn vì đây là vùng hoạt động của chúng. Ban ngày anh được cởi trói, tự nấu lấy cơm dưới sự giám sát của 4 tên. Đêm đến chúng trói lại và nằm cạnh để canh giữ….

    Năm ngày qua đã tới Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn của chúng. Nơi đây không một hàng chữ, không một cổng ra vào vì bốn phía đều trống trải. Năm dẫy nhà mỗi dẫy chừng 10 căn cách nhau từ 50 đến 100 mét. Nhà dựng sơ sài bằng cây, lợp lá rừng trông đã cũ. Anh thấy những người lính qua lại cõn rất trẻ chừng 15,16 tới 21, 22 tuổi là nhiều. Đứa mặc quần áo, đứa cởi trần, tỏ ra rất thong thả. Có vài người chống nạng hay bó tay chân. Anh thoáng thấy có cả nữ cán bộ, nhưng không biết họ làm nhiệm vụ gì ở đây. Các cô mặc quần đen, áo nâu, chit khăn theo lối người miền Bắc. Nhưng một đặc điểm là bọn này ngừơi nào cũng gày gò da vàng bủng. Anh đoán chừng đây là cơ sở hậu cần trung đoàn. Những người qua lại đưa mắt tò mò nhìn anh rồi bỏ đi. Một tên bước tới hỏi:
    • -Mày là lính ở đâu?
      -Lính Việt Nam Cộng Hoà.
      -Đi lính có sướng không ?
      -Không đến nỗi khổ cực.
      -Quần áo và ăn uống thế nào?
      -Đầy đủ.
      -Hút thuốc này?

    Tên cán bộ vừa nói vừa giơ điếu thuốc cuốn theo lối đồng bào Thượng thường dùng.
    • -Không! Tôi hút Salem.
      -Ồ khá nhỉ!

    Hắn thoáng lộ nụ cười với nét mặt nham hiểm và ra lệnh:
    • -Đưa vào khu 1, không cho tiếp xúc với bộ đội.

    Chúng dẫn anh vào phòng số 1 trong khu đầu tiên.Trong nhà không có giường chiếu, không bàn ghế, chỉ có bóng tối tràn ngập…Anh bị giam tại đây đúng 5 ngày. Chỉ được ra ngoài giờ ăn và lo vệ sinh cá nhân, có người đi theo giám sát. Đỏ đã nghĩ đến cách trốn thoát, nhưng vì bị kiểm soát chặt chẽ và anh cũng chưa định ra vị trí nơi mình bị giam nên chưa thể quyết định được. Qua ngày thứ 6, chúng tiếp tục áp giải anh đi về hướng đông. Anh bỡ ngỡ không hiểu chúng đưa mình đi đâu…

    Vào cuối tháng, cả trung đội tới trạm giao liên nằm duới chân ngọn đồi và xa xa phía bên kia là một con sông chảy ngang qua. Trong khi dừng đợi anh đã nhận ra vị trí nơi đây. Cách một tháng trước anh đã bay qua vùng này khi Toán Thám Kích của anh ngồi trên trực thăng tìm vị trí đổ quân. Đó là dòng sông chia đôi vùng ranh giới giữa Quốc Gia và Cộng Quân, thuộc quận Đức Dục, cách thị xã An Hoà chưa đầy 20 cây số. Trong những cuộc hành quân trước đây những toán Delta và Thám Kích đã quen thuộc địa thế vùng này. Một tia hy vọng loé trong đầu, anh phải tìm cách trốn thoát. Cần chờ thời gian thuận tiện và lúc địch sơ hở.

    Đây là trạm tiếp liên, chúng chờ tiếp tế hơn 10 ngày. Vào một buổi sáng, chúng bắt anh đi vác gạo từ bờ sông về. Chắc gạo được chuyển từ vùng Quốc Gia vào đây. Được tiếp tế rồi chúng vẫn đóng lạí chờ lệnh.





    * Thoát vùng tử địa.

    Trong những đêm nằm tại đây, Đinh Đó để ý thấy bốn tên áp giải càng ngày càng tỏ ra không lưu tâm đến anh như trước. Nhiều lúc trông coi anh qua loa và đêm đến lại nằm cách xa. Hai tuần trôi qua. Vào một đêm tối trời, sau khi một tên trói anh lại và tìm một góc tối nằm ngủ. Anh giả vờ nhắm mắt, rồi một lát sau ngáy gỗ. Về khuya, bốn bề im lặng chỉ còn nghe tiếng côn trùng và tiếng người thở đều đều. Anh mở rộng đôi mắt nhìn vào màn đêm, những bóng đen bất động. Bọn chúng đã ngủ say như chết. Đỏ khẽ cựa mình trút bỏ sợi giây buộc tay lỏng lẻo. Anh tìm một cục đá ném về tên áp giải nằm gần, không có phản ứng gì. Anh từ từ bò về phía trước rất nhẹ và nín thở. Thoát chốc anh đã lẩn vào bóng đêm tiến về phía sông. Con sông không rộng lắm nên chỉ một lúc sau anh đã sang tới bờ bên kia. Thế là yên tâm, vì bên này vào vùng kiểm soát của Quốc Gia. Xa xa có ánh lửa, anh lầm lũi về phía đó. Một ngôi nhà nhỏ có tiếng từ trong vọng ra. Có cả tiếng radio. Anh cố gắng lắng nghe những bài ca và giọng nói quen thuộc Đài Quốc Gia. Anh vững tâm gõ của. Tiếng bên trong hỏi vọng ra:
    • -Ai ngoài đó?
      -Thưa tôi.
      -Tôi là ai ?
      -Tôi đi lạc đường.

    Tiếng dép lẹp xẹp, một người đàn ông chừng ngoài 40 ra mở cửa:
    • -Mời vào trong.

    Ông đưa mắt nhìn bỡ ngỡ vì thấy người anh còn ướt và mặc độc nhất chiếc quần đùi. Anh vội lên tiếng:
    • -Thưa ông đây là đâu ?
      -Vùng Quốc Gia kiểm soát.
      -Có quân đội…
      -Không có lính bên kia, chỉ có quân đội VNCH đóng thôi. Vậy anh là…?
      -Thưa ông tôi là lính Cộng Hòa bị bắt, trốn thoát và đi lạc. Tôi đói ông có gì cho ăn…
      -Được anh ngồi đợi đó.

    Rồi ông xuống bếp lấy cơm và đồ ăn mang lên. Vì đói nên anh ăn rất ngon lành không cần khách sáo. Anh rất cảm động về thái độ ông đối với mình :
    • -Chắc anh bị lính bên mặt trận bắt và tìm cách trốn ?
      -Dạ vâng.-
      -Thế giờ anh định về đâu?
      -Tôi sẽ nhờ chính quyền địa phương gíúp trở về đơn vị ở Đức Dục, gần khu Kỹ Nghệ Nông Sơn.
      -Thôi để trời sáng, tôi sẽ đưa anh lên trình diện hội đồng xã, quận Đức Dục gần đây.
      -Cám ơn ông nhiều.

    Sáng sớm người đàn ông dẫn anh lên trình diện hội đồng xã. May mắn dọc đường anh gặp một chiếc xe nhà binh, anh nhận ra ngay chiếc xe Toán Delta thường lên Quận. Xe dừng lại đưa anh về căn cứ hành quân Đức Dục. Cấp chỉ huy và đồng đội rất ngỡ ngàng khi thấy anh trở về. Họ tưởng anh mất tích hay đã chết rồi. Đồng đội hân hoan bao quanh hỏi thăm sức khoẻ và tin tức. Anh cảm động biết bao khi gặp lại mọi người trong tình huynh đệ nồng nàn đầm ấm.




    * Người chiến sĩ Thám Kích Tiền Phong ghi công đầu.

    Ngay trưa hôm ấy, Đinh Đó ngồi trên trực thăng cùng thiếu tá chỉ huy trưởng Trung Tâm Hành Quân Delta đi thám sát khu vực địch đóng quân anh đã ghi nhận đêm trước. Căn cứ địch đóng phía bên kia sông cách làng An Hoà chưa đầy 10 cây số, nằm dưới chân một ngọn đồi. Anh đã nhận ra vị trí. Chiếc HU1B bay lượn vòng phía trên, rồi lao xuống thấp dần. Dấu vết Cộng quân được xác nhận. Một loạt AK phía dưới vọt lên, hai khẩu đại liên từ trên phi cơ đáp trả giòn vang. Vài tiếng sau chiều hôm ấy 18/5/69, pháo binh ta đã nã vào vùng địch hàng trăm trái đạn. Tiếp theo là những phi vụ B52 oanh kích rung chuyển núi đồi… Chắc chắn những phi vụ oanh kích và trọng pháo đã gây cho địch tổn thất nặng nề. Đó cũng là nhờ công lao của :

    • -Toán Phó Đinh Đó.
      -Người chiến sĩ gan dạ Thám Kích Tiền Phong, đã hai lần lọt vào tay Cộng quân
      (lần trước bị bắt giam 7 ngày trong cuộc hành quân Delta năm 1967, anh cũng trốn thoát)
      -Một lần bị thương trong cuộc hành quân Tết Mậu Thân tại Nha Trang.
      -Chính tay anh trong đời binh nghiệp đã hạ 30 tên Việt Cộng,

    Nhưng anh đã san sẻ vinh dự cho đồng đội và chỉ nhận một số huy chương thật khiêm tốn gồm
    • một Ngôi Sao Bạc – một Chiến Thương Bội Tinh,
      cùng một số tiền thưởng do Thiếu Tá Phan Văn Huân chỉ huy trưởng/Trung Tâm Hành Quân/Delta trao tặng trong dịp trốn thoát vừa qua.


    Tôi nhìn huy hiệu anh mang trước ngực: Chiếc dù mở rộng phía trên đôi cánh chim đại bàng bạt gíó, chiếc sọ người dấu tử thần cùng lưỡi lửa biểu hiệu lòng nhiệt thành quả cảm, ba tia sét tượng trưng 3 lối xâm nhập: Không- Thủy –Bộ và hàng chữ dưới cùng Thám Kích Tiên Phong. Anh nở một nụ cười tươi trong dáng điệu còn mỏi mệt vì đang thời gian nghỉ bồi dưỡng sức khoẻ. Tôi ghi nhớ câu anh nói khi chia tay tạm biệt:
    • -Nghỉ ngơi sau ít ngày phép, tôi sẽ trở về cùng đồng đội tiếp tục cuộc sống như cũ.

    Nghĩa là anh lại đi toán vô rừng, tiếp tục gian khổ và có thể lại bị bắt, thất lạc, mất tích hay ra đi vĩnh viễn…. nhưng anh chấp nhận tất cả, vì cuộc sống của những chiến sĩ Delta hay Thám Kích Tiền Phong Lực Lượng Đặc Biệt luôn là thế. Huy hiệu Anh và các bạn mang trên ngực áo đã nói lên lòng quả cảm và sự hy sinh của tuổi trẻ dâng hiến cho Quê Hương Tổ Quốc.




    Phóng Viên Chiến Trường
    Đinh Quân - Đinh Văn Tiến Hùng






    (*)
    Ghi chú thêm của tác giả Đinh Văn Tiến Hùng, bút hiệu Đinh Quân.

    • – Và tại nơi đây hơn 1 năm sau, trên ngọn đồi Abia đã xảy ra trận chiến ác liệt giữa Quân đội Hoa Kỳ và Cộng Sản Bắc Việt kéo dài từ 1/7 đến 23/7/70, mà người Mỹ đã gọi là Ngọn đồi Thịt Băm (Hamburger Hill )

      -Năm 1987, đạo diễn John Irvin đã dựng thành phim mang cùng tên.

      -Rồi mới đây, trong dịp kỷ niệm 40 năm Quốc Hận, cuốn phim Ride The Thunder đã được công chiếu rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt. Phim dựa theo tác phẩm của Richard Botkin, do đạo diễn Fred Koster thực hiện, nói lên tinh thần chiến đấu can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


              


    đồi 937 - Hamburger Hill

              






    nguồn: tvvn.org
              
              

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nguyễn Ngọc Trụ: Anh Hùng tử Khí Hùng bất tử!

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nguyễn Ngọc Trụ:
    Anh Hùng tử Khí Hùng bất tử!

    ___________________________
    Nguyễn thiếu Nhẫn




              


    Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt

              

    Đó là một buổi chiều ảm đạm vào khoảng tháng Sáu năm 1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hòa. Vậy mà đã mười năm.
              
    Mười năm xuôi ngược bên trời
    Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.
    Mười năm hoa lá ưu sầu
    Vàng tan, ngọc nát nhìn nhau ngậm ngùi
    Mười năm vật đổi, sao dời
    Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi lòng ta.
    Mười năm cánh vạc bay qua
    Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường
    Mười năm lệ xối xả tuôn
    Có bao thiếu phụ thành hòn vọng phu?
    Mười năm một mảnh trăng lu
    Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.
    Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng
    Lòng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.
    Mười năm ai hát biệt ly
    Để cho núi cắt, biển chia lối về.
    (Thơ NTN)

              
    Tôi biết dù mười năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn Ngọc Trụ – người tù dũng cảm ngay trong ngục tù cộng sản đã nói lên những sự thực
              
    và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

              
    Vào khoảng tuần lễ cuối tháng Ba năm 1977, Trung đoàn 775 tổ chức đợt học tập chính trị cho toàn thể trại viên Suối Máu. Giảng viên là tên Trung tá Chính ủy với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào. Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo luận, thu hoạch làm cho những tù binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng. Những luận điệu một chiều cũ rích: “Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Lao động là vinh quang. Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm” lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu mình định nói cái gì. Nhưng mà có cần gì, bởi lẽ tên Trung tá Chính ủy cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng sản sắt máu.

    Ngày cuối tuần là ngày giải đáp thắc mắc về bài học vùng kinh tế mới. Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc tình tên chính ủy múa may hò hét, khoa tay khoa chân. Với điệu bộ lấc cấc, gương mặt đầy vẻ tự mãn, tên chính ủy nhìn xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the thé:
    • -Thế này nhé: Trong thời gian gần hai mươi tháng qua các anh đã được Đảng và Nhà nước khoan hồng tạo điều kiện cho các anh học tập, lao động cải tạo, các anh cũng đã được gia đình thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem “ti-di”, sách báo. Nói tóm lại các anh đã được tiếp xúc và đã biết được phần nào về Chủ nghĩa Xã hội tốt đẹp. Là ngụy quân, các anh đã lớn lên và sống trong chế độ Tư bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đã được sáng mắt, sáng lòng. Nếu anh nào còn có điều gì thắc mắc nêu lên tôi sẽ giải đáp.

    Toàn thể hội trường im phăng phắc. Tên chính ủy thụp xuống chiếc bục. Mọi người nghe rõ tiếng sòng sọc của chiếc nõ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính ủy đứng lên cho lệnh giải lao. Một sợi khói thuốc lào còn sót bay qua kẽ răng lúc y nói.

    Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội trường có tiếng xầm xì. Tên chính ủy đứng trên bục giảng, gương mặt rạng rỡ như cô gái giang hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm tình, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự đắc:
    • -Anh nào có gì thắc mắc thì cứ tự do phát biểu. Thế mới dân chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc mắc về mọi vấn đề ngoài bài học.

    Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi:
    • -Anh gì đấy, có gì thắc mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có gì mà phải rụt rè thế. Nào, thắc mắc gì thì cho biết?

    Người tù vừa được nói tới lúng túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn nhó rất là khó coi:
    • -Thưa cán bộ tôi không có gì thắc mắc. Nhưng…

    Tên chính ủy khuyến khích:
    • -Cứ mạnh dạn phát biểu, chả ai bắt tội anh đâu.

    Người tù đưa tay gãi gãi đầu, khịt khịt mũi, nói:
    • -Thưa cán bộ thiệt tình là tôi không có điều gì thắc mắc. Nhưng tôi có điều muốn trình bày nếu cán bộ cho phép.

    Tên chính ủy cười hể hả:
    • -Cứ nói đi, có gì mà phải phép tắc.

    Người tù lại gãi gãi đầu:
    • -Thưa cán bộ, tôi nghĩ là cán bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát biểu ý kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi vì không biết có anh nào chột bụng hay sao đã đánh rắm thối quá, chịu không nổi.

    Cả hội trường cười một cái rần. Tên chính ủy tẽn tò nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm bầm: “Thật chẳng ra làm sao cả.” Đợi hội trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ:
    • -Thế nào? các anh chẳng có gì thắc mắc cả sao? Sĩ quan cả, có ăn học cả, chắc chắn các anh phải biết phân biệt tốt xấu giữa hai chế độ. Đảng ta là đảng chủ trương dân chủ bàn bạc. Các anh cứ nêu những ý kiến, thắc mắc. Giải đáp được tôi sẽ giải đáp. Không giải đáp được tôi sẽ trình lên trên. Cần thiết tôi sẽ gặp đồng chí Lê Duẫn xin ý kiến để giải đáp cho các anh. Với danh dự của một người cộng sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.

    Mặc y lải nhải, cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính ủy vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên:
    • -Tôi xin có ý kiến.

    Mọi người đều quay lại nhìn người vừa lên tiếng. Tên chính ủy thở phào như người vừa trút xong gánh nặng:
    • -Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát biểu.

    Người tù chậm rải tiến lên bục hội trường với vẻ mặt tự tin. Anh ta nhìn tên chính ủy, nhìn khắp hội trường, rồi quay sang nhìn tên chính ủy:
    • -Tôi xin tự giới thiệu tôi là

      Nguyễn Ngọc Trụ,
      Tiến sĩ Công pháp Quốc tế,
      cấp bậc: Trung úy,
      chức vụ: giảng viên trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt,
      một vợ, hai con,
      thân sinh tôi là một Trung tá trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hiện đang bị tù cải tạo tại miền Bắc.

    Anh ta ngừng nói. Cả hội trường im phăng phắc. Tên chính ủy nhìn anh ta gật gù:
    • -Anh có ý kiến gì cứ nêu lên. Với danh dự của một người cộng sản tôi xin hứa là sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ý kiến, thắc mắc của anh.

    Nói xong, y quay về đám đông:
    • -Thế mới dân chủ chứ, phải không nào?

    Cả hội trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc. Nguyễn Ngọc Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rõ ràng, mạch lạc:
    • -Như cán bộ đã trình bày, cá nhân tôi đã sống và lớn lên trong sự cưu mang của chế độ Tư bản miền Nam. Tôi cũng đồng ý với cán bộ là xã hội miền Nam đầy dẫy những xấu xa, bất công, thối nát, những kẻ lãnh đạo bất tài tham quyền cố vị…

    Nguyễn Ngọc Trụ ngừng nói. Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính ủy gật gù với ý nghĩ trong đầu: “Có thế chứ!” Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên:
    • -Cũng như cán bộ đã trình bày, qua gần hai mươi tháng, tôi đã tiếp xúc với Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc. Tôi đã được gia đình thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực tế bên ngoài. Tôi cũng đã được đọc sách báo, được xem vô tuyến truyền hình. Thậm chí, tôi còn được sống gần gũi với những con người của Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc là các cán bộ…

    Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rõ tiếng nín thở của người bên cạnh. Tên chính ủy bắt đầu đi qua, đi lại. Giọng nói rõ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy:
    • -Qua tiếp xúc giữa hai chế độ, tôi thấy chế độ Xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp gì hơn chế độ Tư bản miền Nam…

    Tên chính ủy há hốc mồm. Cả hội trường im phăng phắc, sững sờ. Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên:
    • -Tôi không tin tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội với những cái gọi là cách mạng giáo dục đi đôi với cách mạng khoa học kỹ thuật.

    Anh ta nhìn thẳng vào mặt tên chính ủy:
    • -Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí dụ: Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự do của con ngựa. Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ý kiến của tôi về hai chế độ. Xin hết.

    Tên chính ủy xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên vì tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều gì đó không phát ra thành tiếng. Cả hội trường có tiếng xì xào, rì rầm. Nguyễn Ngọc Trụ bình tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta:
    • -Anh nói làm chi những điều như vậy.

    Nguyễn Ngọc Trụ mỉm cười trả lời:
    • -Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.

    Tên chính ủy ra lệnh giải tán lớp học mặc dù còn phải hai giờ nữa mới hết giờ. Y hấp tấp quảy cái sắc-cốt lên vai, đi như chạy ra khỏi hội trường với cái dáng đi hai hàng của y.




    *
    Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Ngọc Trụ được hai tên vệ binh có võ trang vào gọi anh lên trình diện Bộ Chỉ huy Trung Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt giam vào conex.

    Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên:
    • -Thằng Trụ ra kìa.

    Tin tức lan nhanh. Mọi cặp mắt đều đổ xô về chiếc conex. Nguyễn Ngọc Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex. Tên chính ủy quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn Ngọc Trụ những điều gì đó rất lâu. Kế bên là hai tên vệ binh cầm súng trong tư thế nhả đạn. Có lúc Trụ ngã xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính ủy hỏi một điều gì đó Trụ lại lắc đầu. Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.
    Tên chính ủy có vẻ hằn học, quay lại ra lệnh gì đó với hai tên vệ binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex. Một tên vệ binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.




    *
    Sáng hôm sau kẻng báo động, còi tập hợp vang lên. Ban chỉ huy trại ra lệnh tập hợp tất cả tù nhân ở hội trường. Người chủ tọa không phải là tên Trung tá Chính ủy mà là tên Thiếu tá Chính trị viên Tiểu đoàn. Y nhe răng cười một cách rất vô duyên rồi đi thẳng vào vấn đề:
    • -Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn Ngọc Trụ. Thực hết biết anh này. Trung tá Chính ủy đã nhiều lần thuyết phục, yêu cầu anh ta nhận những điều phát biểu trong buổi học là sai. Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận. Anh ta nhất định giữ vững ý kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là mình sai lầm. Cái chết là anh ta đã nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên truyền. Phải chi anh ta chỉ trình bày những ý kiến đó với chúng tôi thì cũng còn được đi.

    Tất cả mọi tù nhân ở hội trường đều sững sờ trước sự gian trá, lật lọng của tên Thiếu tá Chính trị viên nhưng không một ai dám lên tiếng. Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính trị viên tiểu đoàn tuyên bố:
    • -Vì anh Nguyễn Ngọc Trụ tiếp tục ngoan cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự Lệnh Quân Khu quyết định xử tử hình anh ấy. Lệnh sẽ được thi hành chiều nay.





    *
    Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm đạm. Nguyễn Ngọc Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét chanh trái, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ binh kéo thốc anh ra pháp trường. Anh ngã quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng. Viên sĩ quan Việt Cộng phụ trách việc hành quyết hỏi anh có điều gì yêu cầu không, anh chỉ nói:
    • -Tôi đã nói lên những Sự Thực và không còn có điều gì yêu cầu.

    Anh quay lại mỉm cười với các tù nhân bên trong hàng rào kẽm gai:
    • -Vĩnh biệt anh em!

    Và bình tĩnh chờ dợi.

    Mười hai tên vệ binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người
              
    Nguyễn Ngọc Trụ
    – người tù dũng cảm –
    người đã dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục tù cộng sản

    và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

              






    NGUYỄN THIẾU NHẪN
    Des Moines 6-1987
    Email: nguyen [email protected].

    (Trích trong NGUYỄN THIẾU NHẪN TUYỄN TẬP, quyển sách dày trên 1,200 trang của một-người-lính cầm-bút để tiếp tục cuộc chiến chống lại hiểm họa của chủ nghĩa cộng sản. Sách sẽ do Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ & tuần báo Tiếng Dân xuất bản và phát hành. Tập I dày trên 600 trang đã phát hành trong tháng 1 năm 2010)




    nguồn: nguyenthieunhan.wordpress.com

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Món Quà

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              

              

              
    Tháng Tư rồi phải viết thôi,
    ko chữ sẽ đập tung lồng ngực tự tìm lối ra!
    40 năm kỷ niệm,
    tôi tặng lại đất nước tôi một …

              


              
    Món Quà
    _________________________

              
              

    Chiến tranh vừa tàn mẹ bồng con tựa cửa:
    “Kháng chiến thành công! Con ơi! Độc lập rồi!
    Mười mấy năm du kích! Mẹ trông ngày này thôi!
    Trên đầu con là bầu trời thống nhất,
    Dưới chân con, cả dải đất tự do!”
    Nỗi hạnh phúc ngời lên đôi mắt đỏ
    Mẹ vui mừng khóc ướt cả má con…
    Ba mươi tháng Tư con còn đỏ hỏn
    Mắt nhắm nghiền trên tay mẹ ngủ ngoan
    Con đâu biết lòng mẹ rất hân hoan
    Quà của mẹ: tặng con đời Giải Phóng!


    Hai mươi năm sau, con trăng tròn tuổi ngọc
    Từ giã mẹ hiền sang xứ “lạ” làm dâu
    Quà cưới con, những sáu nghìn đô! Có ít đâu!
    Đủ để mẹ sửa căn nhà mình đã cũ…
    Dáng mẹ gầy khuất sau bờ tre rũ
    Và quê mình cũng mất dưới chân mây…
    Mẹ ơi mẹ!
    Qua đến tận bên đây
    Con mới biết “chồng” con là nhà thổ!
    Đoạ đày xác con!
    Trăm đường nhục khổ!
    Con giấu hết để mẹ được an lòng…


    Hai mươi năm nữa là bốn mươi đợi mong
    Con vẫn không về … dối mẹ … “nhà chồng khó…”
    Chứ con về với thân xác đó,
    Mẹ nhìn con sẽ khóc hết một đời!
    Bốn mươi tuổi, đâu còn khách làng chơi
    Để có tiền … con bán đi nội tạng
    Lúc cha mất, mẹ nhớ không tiền mai táng?
    Quà của con: tặng mẹ cha quả thận cuối cùng…





    Nancy Nguyen
    11/4/2015

              




              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ngày Cuối Tháng Tư

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Ngày Cuối Tháng Tư
    ___________________________
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - 26-04-2019




              

              



              
    Ngày ngắn đêm dài đêm lại sáng
    Đêm qua ai có bạc đầu không?
    Tản Đà

              
    Bây giờ là cuối tháng Tư. Có những ngày tháng, thời gian chuẩn điểm gây ám ảnh, ray rứt thù hận suốt một kiếp người.

    Một tháng tư ở Việt Nam – thường – là một ngày mưa.
    Một buổi chiều mưa.
    Mưa đầu mùa.
    Một buổi chiều mưa đầu mùa, trời chuyển âm u thấp xám. Thời gian và không gian như ngưng đọng lại trong giây phút chuyển mùa. Rồi sấm chớp và kế tiếp là những giọt mưa nặng hạt, ào ạt, xối xả, phủ kín vạn vật. Mưa gội sạch cây lá, tưới mát những bãi cỏ úa vàng, thấm ướt đất khô cằn cỗi. Nước mưa, nguồn sinh lực kỳ diệu đã làm vạn vật hồi sinh sau những ngày nắng cháy . Rồi mưa tạnh, trời quang. Mặt trời lại hiện ra từ một nơi nào đó, rọi những tia vàng ấm khắp nơi. Đất bốc hơi thơm nồng ngai ngái. Cây có sạch tươi dịu mát. Chim chóc ca hát trong trẻo líu lo… Những buổi chiều mưa đầu mùa não nề diễm tuyệt như vậy rồi cũng mất hút trong đời.

    Có những buổi chiều mưa đầu mùa bao nhiêu kẻ bỗng dưng bị bỏ rơi rồi rả ngũ. Hốt hoảng, căm hận, sợ hãi, người ta chạy tán loạn về thành phố. Những thành phố quê hương yêu dấu thoáng chốc mà ngùn ngụt khói lửa. Súng nổ râm ran ở khắp nơi. Dân chúng bồng bế dắt díu nhau để chạy.

    Chạy đi đâu nữa?
    Có còn nơi nào an toàn để chạy khi mà chính mình cũng đành buông súng với sự ray rứt, xót xa, đớn đau, loay hoay và sợ hãi.

    Rồi đến những buổi chiều mưa tháng Tư của những năm tháng kế tiếp. Có bao nhiêu kẻ nằm mê man chờ chết bởi những cơn sốt rét ở trại tù binh xa xôi, heo hút. Trong cái cảm giác rối loạn của một thần trí không còn tỉnh táo, người ta vẫn mơ hồ cảm nhận được cái tâm cảm não nề u uẩn vào những lúc trời chuyển âm u. Người ta vẫn cứ nghe tiếng sấm chớp ngang trời và vẫn cứ thầm mong đó là tiếng súng. Chao ôi ! phải chi mà có những tiếng súng gầm thét vang trời vào những ngày tháng lao tù nghiệt ngã ấy thì dẫu có phải chết, chết ngay tức khắc, chắc chắn cũng có nhiều kẻ cam lòng.

    Nhưng người ta đã không chết dù phải chịu đựng hàng trăm thứ đòn thù thâm độc, dù đã trải qua bao nhiêu là cơn sốt thập tử nhất sinh. Con người còn sống được không phải chỉ nhờ vào cái kháng lực mong manh của cơ thể mà còn là nhờ vào cái ý chí khao khát được sống, cái ước mơ có ngày được trở lại thành phố quê hương của mình để nhìn cảnh khói lửa, để nghe súng đạn nổ ròn. Và lần này thì do chính tay họ siết cò…

    Cái giấc mơ đó chưa bao giờ đến. Nỗi ước vọng được nghe tiếng súng đại bác nổ vang giữa đêm tù cũng chưa hề xẩy ra trong suốt thời gian người ta bị giam cầm. Vậy mà bao kẻ vẫn cứ mãi trông chờ, ngóng đợi – hoài công !

    Trong bao nhiêu đêm khuya, có người chợt thức giấc vì chợt nghe tiếng súng vọng lại từ một nơi xa xôi nào đó. Tiếng nổ mơ hồ, nhỏ bé phát ra từ một nòng súng cá nhân đến khi lọt vào thính giác của một tù binh bỗng bùng vỡ lên trong óc họ như tạc đạn. Tim người ta liền đập hụt đi mấy nhịp, rồi sau đó là những nhịp dồn dập, rộn ràng. Mạch máu da thịt của những người tù căng ra. Mắt người ta mở lớn, trợn trừng trong bóng đêm. Tai vểnh lên như tai của loài thú rừng khi đang rình rập. Họ nằm nín thở, nghe ngóng, chờ đợi đặt hết niềm tin hy vọng vài tiếng súng vừa phát ra. Họ chờ đợi một tiếng nổ kế tiếp, rồi một tiếng nổ kế tiếp nữa. Sau đó là hàng loạt những tiếng nổ xé gió vang trời thì càng tốt.

    Rồi họ tưởng tượng thêm, lẫn trong tiếng nổ đều đặn ấy là tiếng nổ ròn tan của những nòng súng cộng đồng. Chưa chết, bằng vào cái ảo giác của những kẻ đã bao năm trông chờ khao khát người ta như nhìn thấy được cả ánh hỏa châu soi sáng đêm tối bao la. Sau đó là bom đạn, phi pháo và nhà cửa, đồn địch cháy sáng một góc trời…

    Đã bao nhiêu kẻ ước ao, nếu có phải chết xin cho họ được chết trong bối cảnh khói lửa bom đạn ngất trời như vậy. Không ai có thể đành tâm chết mỏi mòn, khắc khoải giữa những vòng rào thép gai tù ngục. Hận thù không phải là một tình cảm tốt đẹp. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, rửa hận là một điều cần thiết và công bằng.

    Suốt những năm dài của đời sống tù binh khắc nghiệt bao người đã nhờ vào sự trông chờ hy vọng để giữ cho mình khỏi bị gục ngã. Niềm hy vọng thỉnh thoảng lóe lên khi họ chợt nghe được tiếng súng nổ; rồi tắt lịm dần trong những giây phút im lặng tàn nhẫn phũ phàng sau đó.

    Vậy mà người ta vẫn cứ không thôi trông chờ, mong đợi. Đợi mãi cho đến một lúc, lẫn trong cái tâm trạng mong chờ mòn mỏi người ta bắt gặp trong tâm hồn mình có thêm một thứ tình cảm buồn phiền oán hận. Người ta oán hận những kẻ đang sống ngoài vòng tù ngục. Chắc chắn họ có nhiều đồng ngũ đang sống lẩn quất bên ngoài, có nhiều đồng ngũ khác đang sống tự do ở những phương trời xa xăm nào đó. Rồi người ta cảm thấy chua chát khi biết mình đã bị bỏ quên cho chết dần mòn, khắc khoải trong vòng tay kẻ thù. Có phải rằng chính họ đã bặm môi, cắn chặt răng bắn đến viên đạn cuối cùng để cho cấp chỉ huy, để cho đồng đội có đủ thời gian “di tản!”.

    Và rồi người ta quyết định…. phải tìm cách đào thoát. Và nhiều kẻ may mắn đã thoát thân.

              

              






    Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Tháng Tư ở một vùng đất thuộc miền ôn đới. Nơi đây bây giờ không phải là những ngày tháng bắt đầu cho mùa mưa. Ở đây bây giờ là mùa Xuân. Mùa Xuân xứ người.

    Một buổi sáng mùa Xuân ở một nơi an bình và phú túc. Đường phố nhộn nhịp người đi. Những bộ quần áo ngắn, mỏng, lạ mắt và đẹp mắt. Những cặp đùi thon. Những cánh tay trần, hồng, trắng, nõn nà. Những bộ ngực căng đầy nhựa sống. Có kẻ lái xe đi giữa phố phường, hòa nhập với giòng người, với đời sống, vui lây với niềm vui của những người dân bản xứ bao quanh. Mùa Xuân đến với vạn vật với mọi người, kể cả người tị nạn.

    Bất chợt có một tiếng còi. Tiếng còi lanh lảnh ghê rợn xoáy vào thính giác. Người ta giật bắn người tắp ngay xe vào lề đường. Có một chiếc xe khác thắng gấp phía sau. Một khuôn mặt đỏ gay vì giận dữ quay lại nguýt nhìn, lầu bầu chửi rủa. Người ta không quan tâm đến điều đó. Người ta chỉ muốn ngoái người lại nhìn xem chuyện gì đã xẩy ra?

    Không có gì cả. Tiếng còi chỉ do một người vừa thổi để chận đứng giòng xe đang xuôi ngược cho những đứa bé được an toàn băng qua đường đến trường học. Chỉ có vậy thôi ! Người ta thở phào nhẹ nhỏm, rút khăn lau mồ hôi trán. Đúng là không có gì xẩy ra. Tiếng còi lanh lảnh ở đây không còn biểu tượng cho sự bắt bớ, khủng bố, giam cầm đầy ải nữa. Mọi người vẫn sinh hoạt bình thường. Ở đây mọi-chuyện-đều-luôn-luôn-rất-bình-thường.

    Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Một buổi chiều Xuân. Trời xanh cao, mây trắng nõn, nắng hanh vàng. Có kẻ đứng trước sân nhà, mải mê nhìn những con bướm trắng tung tăng trên thảm cỏ xanh, những con ong bầu bỉnh lượn vòng quanh những khóm hoa… và chợt người ta nghe tiếng súng. Tiếng súng nổ gần. Người ta lại giật thót người. Ly rượu trên tay sóng sánh. Vài giọt tràn ra tay. Điếu thuốc đang hút dở dang tắt ngấm. Những con chim sâu nhỏ bé đang lẩn quẩn, an bình trên những cành mai hồng thắm vụt cánh bay. Người ta không thấy sợ hãi nhưng chợt cau mày với cái cảm giác bực dọc khó chịu. Không có thêm một tiếng súng nào tiếp theo đó. Không gian, khung cảnh trở lại yên tỉnh, an bình.

    Chỉ có tâm hồn người ta là không an bình nữa. Mặt người ta chợt đỏ lên dù ly rượu trên tay chưa kịp uống. Người ta vừa trực nhận một cái cảm giác hổ thẹn. Tại sao lại bực dọc và khó chịu nhỉ? Có phải vì tiếng súng đã làm hỏng mất một buổi chiều Xuân êm đềm và thi vị không?

    Vậy mà đã có lúc người ta thiết tha mong nhớ một tiếng súng. Một loạt những tiếng súng thì càng tốt ! Mới ngày nào tiếng súng nổ còn là dấu hiệu cho sự bạo động quật khởi, báo thù rửa hận. Bây giờ ở một nơi an bình, tiếng súng chỉ còn là khẩu hiệu cho sự bất an và lâm nguy !

    Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Một đêm tháng Tư xứ lạ. Có kẻ buổi chiều quá chén, nửa đêm thức giấc không biết mình đang nằm ở đâu !? Có tiếng máy sưởi tự động giảm nhiệt độ. Sự đàn hồi của kim loại phát ra những tiếng kêu tí tách. Trong cái cảm giác ngái ngủ người ta tưởng như mình đang nghe tiếng mưa rơi.

    Tiếng mưa rơi trên mái tôn của một căn nhà trong một con hẻm lầy lội, “hắt hiu vàng ánh điện câu”. Đã bao đêm mưa người ta được bao che để sống chui nhủi dưới một mái nhà tôn như vậy. Đã bao đêm người ta thức giấc nằm nghe tiếng thằn lằn tắc lưỡi, tiếng ú ớ của những đứa em thơ nói trong mơ, tiếng động lục đục của những người mẹ già tảo tần lo lắng cho gánh hàng rong bán vào sáng sớm, tiếng xe xích lô nổ ròn đầu xóm. Và đôi khi tiếng ru con ầu ơ buồn não ruột của một người đàn bà hàng xóm.

    Chiếc máy sưởi nguội dần, những tiếng kêu tí tách của kim loại đàn hồi từ từ nhỏ lại. Người ta lại nghe như là tiếng mưa rơi trên những mái tranh. Những mái tranh trống lốc, gió thổi tứ bề của trại tù Suối Máu, Cà Tum. Những mái nhà tranh của trại Minh Rồng, Đại Bình, Đại Lộc… người ta đã thức giấc bao nhiêu lần ở những trại tù heo hút đó để nghe tiếng mưa rơi, để chờ mong một tiếng súng vọng về từ rừng thẳm.





    Đêm nay ở phương trời xa xăm cũ biết trời có mưa không?

    Đêm nay trong vòng rào tù ngục có bao nhiêu kẻ (chợt) thức giấc giữa đêm trường nằm mong chờ khắc khoải trong đói lạnh một tiếng súng mơ hồ?

    Và đêm qua – ở nơi đây – ai có bạc đầu không?








    Tưởng Năng Tiến
    Tháng Tư 1983.



    nguồn: rfavietnam.com

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ngày này

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Ngày này
    ___________________________
    Trần Quốc Việt



              
    Mẹ hỏi con ngày này là ngày gì.
    Ngày con bắt đầu hiểu sự hy sinh vô bờ bến của mẹ,
    con đáp.

    Chị hỏi em ngày này là ngày gì.
    Ngày tuổi thần tiên không còn,
    em đáp.

              
    Ông kêu cháu lại nói:
    • - Những gì cháu nghe đều đúng. Nhưng không quan trọng bằng điều này. Đây là ngày cháu phải khắc sâu trong lòng, phải nhắc lại cho con cháu của cháu. Ai đấy nói đại ý rằng cuộc đấu tranh chống lại chế độ toàn trị-cội nguồn của mọi tội ác- là cuộc đấu tranh chống lại sự lãng quên.

    Cháu bối rối nhìn ông. Ông nhìn cháu, thở dài nói:
    • - Cháu chưa hiểu. Cháu ở trong địa ngục. Cháu muốn ra khỏi địa ngục thì cháu phải nhớ cánh cửa đã đưa cháu vào địa ngục để hy vọng cháu có thể thoát ra từ đấy. Ký ức chính là cánh cửa đầu tiên mở ra con đường giải thoát. Khi cháu không còn nhớ cánh cửa ấy cháu mặc nhiên coi địa ngục là số phận tự nhiên của mình. Dù cửa địa ngục có mở cháu cũng không muốn bước ra.

    Năm ấy tôi tóc còn xanh, tôi không hiểu những gì ông nói nhưng tôi cố không nhìn ông nữa. Tôi bước ra khỏi phòng.




    *
    Hiểu là một quá trình. Hôm nay, sau hàng chục năm, tôi nghiệm ra lời ông nói. Và tôi hiểu ra rằng còn nhớ là còn hy vọng. Hy vọng là ánh sáng, lãng quên là bóng tối.


              
              
    Ngày 30 tháng Tư là ngày cửa địa ngục trần thế mở ra.
              
    Ngày này là ngày ta không thể quên
    để ta có thể tìm đường trở lại ánh sáng dương thế
    cho mình và cho quê hương.

              







    Trần Quốc Việt



    nguồn: danlambaovn.blogspot.com

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

phỏng vấn Luật sư Lưu Tường Quang về biến cố 30 tháng 4 năm 1975

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Việt Luận phỏng vấn Luật sư Lưu Tường Quang
    về biến cố 30 tháng 4 năm 1975






    Việt Luận: Thưa ông, sau khi mất Buôn Mê Thuột vào ngày 10 tháng 3 năm 1975, những biến cố xảy ra dồn dập làm thay đổi tình hình đất nước không phải từng ngày mà là từng giờ từng phút. Về quân sự các binh sĩ VNCH phải đương đầu trước sức tấn công của cộng quân mà nhiều người nhiều sách vở đã nói tới, riêng đối với Bộ Ngoại Giao, trong cương vị là quyền Tổng thư ký ông phải đương đầu với những vấn đề gì?

    Luật sư Lưu Tường Quang: Tôi trả lời các câu hỏi của Việt Luận trên căn bản hồi ức cá nhân, nên đây không phải là một bài tham luận phối hợp trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau. Tôi sẽ ghi nhận những điều tôi biết, những diễn tiến thời cuộc vào thời điểm và không gian mà tôi có mặt, quan sát, trao đổi và thảo luận với tư cách một nhà ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Các câu hỏi của Việt Luận giới hạn vào hai thời điểm, nhưng đôi khi tôi phải nhắc lại vài sự kiện lịch sử xảy ra trước tháng 3 năm 1975.

    VNCH mất Ban Mê Thuột (tôi sử dụng địa danh chính thức của VNCH) vào ngày 10.03.1975 nên đây được coi là mốc điểm quan trọng khởi đầu cho chiến dịch Tổng Tấn Công của Bắc Việt. Trước khi mở cuộc tấn công Ban Mê Thuột, Bộ Chính Trị cộng sản Hà Nội đã ra lệnh bao vây, tấn công và chiếm được Phước Long vào ngày 06.01.1975. Trận chiến Phước Long nhằm vào hai mục tiêu: thứ nhất là thử sức các đơn vị Quân Lực VNCH, nhưng yếu tố quân sự nầy có lẽ không quan trọng bằng yếu tố chính trị: Hà Nội muốn thăm dò phản ứng của chính phủ Mỹ tại Washington DC.

    Tại Bộ Ngoại Giao ở Sài Gòn, chúng tôi cũng rất quan tâm về phản ứng của Washington khi đọc những công điện báo cáo từ Đại Sứ Quán VNCH tại Mỹ. Những lời phát biểu, phản đối chung chung và nhất là lời nói không đi với hành động cụ thể đã gởi một thông điệp rất rõ cho Hà Nội và cả Sài Gòn. Về điểm này, kết luận của họ và của chúng ta đều đúng và không khác nhau là Hoa Kỳ không còn đủ ý chí chính trị để có phản ứng trừng phạt Bắc Việt về sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris ngày 27.01.1973. Giá như mà Tổng thống Gerald Ford đã ra lệnh cho oanh tạc cơ B-52 trở lại chiến trường Nam Việt Nam, thì có lẽ Hà Nội đã không dám bắt đầu ngay cuộc tấn công mở đường tại Ban Mê Thuột trong vòng hai tháng sau, nếu sự tập trung các binh đoàn của họ có thể là mục tiêu của B-52.

    Tổng thống Richard Nixon đã phải từ chức vì vụ Watergate nên những cam kết của cá nhân Ông Nixon với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không còn được ràng buộc về mặt tinh thần nếu không phải là pháp lý. Đây là những cam kết mà Ông Thiệu đã đòi hỏi và Ông Nixon đã phần nào đáp ứng tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Nixon-Thiệu ở Midway ngày 09.06.1969 về “Việt Nam hóa” chiến tranh, và trước khi Tổng Thống Thiệu đồng ý ký kết Hiệp Định Paris 1973. Tôi có chút kinh nghiệm cá nhân đối với hai diễn tiến nầy, vì tôi có mặt trong Phái Đoàn Tổng Thống VNCH tại Midway và tham gia vận động trong phái đoàn Đặc sứ Trần Kim Phượng hồi đầu tháng 11 năm 1972, sau khi Ts Henry Kissinger đến Sài Gòn áp lực VNCH ký kết Hiệp Định hồi tháng 10.

    Vấn đề lớn nhất mà chúng tôi phải đương đầu trong quãng thời gian cực kỳ khó khăn nầy là chính sách và cam kết của Mỹ và viện trợ Mỹ lúc bấy giờ bị cắt giảm trầm trọng. Bộ Ngoại Giao đã tổ chức tiếp đón phái đoàn quốc hội Mỹ tại Sài Gòn, đồng thời yểm trợ cho một phái đoàn quốc hội VNCH đi Washington. Chính Ngoại trưởng Vương Văn Bắc cũng đã đi Washington hồi cuối tháng Ba để vận động, nhưng hầu như các nỗ lực đều không đạt được kết quả.



    Ông Lưu Tường Quang lúc mới đến Úc, tháng 5 – 1975



    Việt Luận: Trong những tuần lễ cuối cùng tâm trạng của ông nói riêng và các nhân viên ngoại giao ra sao, và những gì xảy ra trong khoảng thời gian đó làm ông ghi nhớ nhất?

    Luật sư Lưu Tường Quang: Tất nhiên, mọi người đều lo âu trước những tin tức dồn dập về sự tiến quân của các binh đoàn Bắc Việt tại Vùng 2 và Vùng 1 Chiến Thuật. Tuy nhiên, tôi phải nói là tinh thần nhân viên ngoại giao rất cao. Hầu hết đều tiếp tục có mặt để thi hành nhiệm vụ. Chính cá nhân tôi đã từ chối di tản cùng với Đại Sứ Quán Úc ngày ANZAC Day 25.04.1975 để rồi sau ngày 30/4 tôi đã phải vượt biển bằng một chiếc thuyền thúng trong Vịnh Thái Lan. Có rất nhiều việc mà 44 năm sau, tôi vẫn tưởng chừng như mới xảy ra hôm qua. Ngoài việc tôi là một chứng nhân tại Thủ đô Sài Gòn trong cơn hấp hối trong ngày 30 tháng 4 – một Sài Gòn thê thảm “bị” giải phóng chớ không phải như Paris tưng bừng được giải phóng hồi năm 1945 – có hai sự việc mà tôi muốn kể lại.

    Thứ nhất là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4 với một bài diễn văn truyền hình đầy phẫn nộ đối với Washington. Với tư cách một công dân tôi chia sẻ sự phẫn nộ của ông, nhất là khi tôi, trong tư cách quyền Tổng Thư Ký Bộ Ngoại Giao, đã cấp visa khứ hồi cho ông xuất ngoại sang Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) với hiệu lực một năm.

    Thứ nhì là ảnh hưởng ngoại giao và công luận đối với Xuân Lộc, trận chiến oai hùng cuối cùng của Quân Lực VNCH. Sư Đoàn 18 Bộ Binh dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, với sự yểm trợ của một số đơn vị tăng cường, đã chận đứng được đà tiến của binh đoàn Bắc Việt tại cửa ngỏ vào Thủ Đô Saigon cho đến ngày 20/4. Theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Bộ Ngoại Giao (tức là Ông Thứ trưởng Lê Quang Giảng và tôi) triệu tập các trưởng nhiệm ngoại giao và lãnh sự nước ngoài tại Saigon vào sáng ngày 21/4 để chính thức thông báo việc Tổng Thống Thiệu từ chức.

    Tôi đã tiếp Đại sứ Vương Quốc Anh, Ông John Bushell tại văn phòng. Hầu như bỏ qua nghi thức ngoại giao thông thường, Đại sứ John Bushell khuyên chúng tôi vận động công luận quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, mạnh mẽ hơn nữa để thế giới thấy rằng quân dân VNCH vẫn can đảm chiến đấu một mình đến cùng. Tôi cảm ơn và nói rằng đó là điều mà chúng tôi, kể cả Đại Sứ Quán Việt Nam tại Washington đã và đang làm. Sáng ngày 25/4 tại buổi điểm tâm với Allan Deacon, nhân vật số 2 của Đại Sứ Quán Úc, ký giả danh tiếng Denis Warner từ Melbourne, Giáo sư Sử Học Geoffrey Fairbairn từ Canberra (ANU) và đặc phái viên Michael Richardson (Nhật báo The Melbourne Age, từ Singapore), mọi người đều khuyên tôi nên di tản cùng với Đại Sứ Quán Úc vào buổi chiều hôm ấy. Riêng Denis Warner còn nói với tôi rằng Xuân Lộc đã phục hồi danh dự cho Quân Lực VNCH. Trong quyển sách về chiến tranh Việt Nam “Not with guns alone” (1977) tác giả Denis Warner đã lập lại nhận xét này.

    Việt Luận: Là một nhân viên ngoại giao, từng làm việc tại nhiều nơi thế giới, trước đó ông có tiên đoán được biến cố 30 tháng 4, 1975 hay không?

    Luật sư Lưu Tường Quang:
    Khi mãn nhiệm kỳ và được lệnh hồi hương, tôi đã từ Canberra trở về Saigon hồi tháng 10/1974. Phải thành thật mà nói, tôi bi quan về tương lai lâu dài của quê hương Việt Nam tự do của chúng ta, nhưng không nghĩ là Bắc Việt có thể tấn công qui mô sớm vào đầu năm 1975. Dự phóng nầy có thể đã không sai, nếu Mỹ đã không chuyển “thông điệp bất động”, sau khi Phước Long bị chiếm đóng.

    Việt Luận: Chúng ta đã mất nước sau biến cố 30 tháng 4, theo ông chúng ta nên rút ra bài học gì từ thất bại này?

    Luật sư Lưu Tường Quang: Tôi không phải là sử gia mà chỉ là một chứng nhân nhỏ vào một giai đoạn cực kỳ đen tối của đất nước.

    Bài học lớn nhất và là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tại Việt Nam là sự thành lập đảng Cộng Sản năm 1930 và Hồ Chí Minh là một tay sai của Cộng sản Đệ Tam Quốc Tế. Nếu Hồ Chí Minh là một nhà tranh đấu quốc gia chân chính, thì Việt Nam có thể đã tránh được vũng lầy địa lý chính trị của cuộc chiến tranh lạnh giữa các đại cường.

    Bài học không kém phần quan trọng là trong bang giao quốc tế, quyền lợi quốc gia chỉ đạo chính sách. Người Mỹ bước chân vào cuộc chiến Việt Nam vì quyền lợi địa lý chính trị của Mỹ. Bắc Kinh sẵn sàng kéo dài cuộc chiến Việt Nam cho đến người Việt cuối cùng, vì quyền lợi của Bắc Kinh.

    Bài học có tính cách cục bộ là vận động ngoại giao chỉ hữu hiệu khi chính trị quốc nội ổn định và thế mạnh quân sự được duy trì và cải thiện. Ba cuộc vận động ngoại giao mà tôi có cơ hội tham dự đã chứng minh điều nầy. Đó là một ngày sau Hội Nghị Thượng Đỉnh Midway, khi Ngoại trưởng Trần Chánh Thành đặt chân đến Tokyo thì Hà Nội công bố việc thành lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (PRG of South Vietnam). Đó là khi Ngoại trưởng Trần Văn Lắm tìm cách thuyết phục Ngoại trưởng Indonesia Adam Malik tại New York, nhân Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9/1969. Đó là khi Thứ trưởng Trần Kim Phượng cố gắng thuyết phục chính phủ Úc ủng hộ VNCH chống lại kế hoạch Nixon/Kissinger trong vấn đề Hiệp Định Paris hồi đầu tháng 11 năm 1972. Khi có dịp, tôi hi vọng sẽ kể lại chi tiết của các cuộc vận động ngoại giao nầy, với tư cách là phụ tá của ba vị trưởng phái đoàn đáng kính.

    Tôi may mắn thuộc tầng lớp thế hệ ngoại giao trẻ mà cha đẻ là Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ. Khi Thủ đô Sài Gòn thất thủ vào ngày 30/04/1975, cuộc đời ngoại giao của tôi chấm dứt nhưng tôi vẫn hãy còn tương đối trẻ ở tuổi 34!

    Việt Luận xin cám ơn Luật sư Lưu Tường Quang đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.


    (Sydney, 24.04.2019)


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

              
Hình đại diện
thiên thanh
Bài viết: 1352
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 11:49
Nơi ở: Phố Cổ

VIETNAM, LA FIN DE LA GUERRE - La grande explication

Bài viết bởi thiên thanh »

          


VIETNAM, LA FIN DE LA GUERRE - La grande explication





          
                     
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”