Xuân Kỷ Hợi - 2019

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cội Mai Rừng






    Cây mai. Hoa vàng rực, sáu cánh to dày như đóa hồng tiểu muội. Cành lá xum xuê, hương ngan ngát theo gió lan tỏa không gian, giữa góc rừng hoang sơ. Cây mai non như nàng con gái chớm dậy thì, được che chở bởi những chàng trai mạnh mẽ là đám cây rừng cao vút trời mây. Cây hoa đẹp thế này mà vẫn tồn tại ngạo nghễ trong thế giới riêng, giữa muôn loài cây cỏ. Lạ! Anh quay sang hỏi người bạn dân tộc thiểu số:

    - Ở đây người ta không thích cây hoa này? Sao không ai đem về trồng trước nhà cho đẹp. Hoa xuân mà.

    Anh ta trợn đôi mắt to sửng sốt như vừa nghe một điều phạm thượng tới…Yàng (trời).

    - Sao không thích?...Nhưng cái hoa này của rừng, của bản, của chung mọi người. Già làng không cho ai lấy.

    Lâu rồi có cái người kinh lên đây định nhổ trộm, bị dân bản đuổi chạy mất rồi…

    Anh ngẩn ngơ. Đột nhiên ý định muốn chiếm hữu cây maibùng lên trong tâm.

    Làm cai đồn điền cao su đã lâu, chưa bao giờ anh vào rừng già thăm thú. Rừng thẳm đại ngàn thâm u huyền bí, đầy rẫy hiểm nguy rình rập có gì hay mà thăm? Thế nhưng hôm nay tiết xuân ấm áp, lòng người phơi phới, tự dưng anh muốn thăm rừng. Lại tự dưng thèm cây mai này mới khổ!

    Anh nghĩ rối cả lòng. Muốn bứng cây mai về làm của riêng cũng chẳng có chỗ đâu mà trồng. Bỏ quê nghèo ngoài Bắc vào Nam làm phu đồn điền đã lâu, coi đây là nhà, chẳng còn chỗ trú ngụ nào khác ngoài quê mẹ xa xôi ngàn dặm. Bứng trộm cây mai rồi tha lôi về Bắc sao? Có mà dở hơi. Vậy thà cứ để cây hoa trong rừng vào ngắm cho gần. Còn nếu đào trộm đem về lán trại trồng thì chán sống rồi. Người dân tộc tuy hiền lành chất phát, nhưng tuân thủ tuyệt đối luật lệ của bản làng và không tha thứ cho kẻ trộm của rừng.

    Anh như mộng du, hồn để bên gốc mai. Anh bị nàng mai mê muội đến ngẩn ngơ, ngày nào cũng vào rừng ngắm cây mai cho đến khi cánh hoa cuối cùng rụng rơi theo gió vô tình.

    Xuân cũng như hạ. Thu cũng như đông. Ngày nghỉ anh vào rừng thăm cây mai. Giữa tháng chạp tỉ mẩn lặt lá cho cây rộ hoa. Khi không còn hoa thì nhìn cành, nhìn cội…

    Thời gian trôi. Thân cây hằn dấu phong trần bốn mùa sương gió, gân guốc trầm mặc. Cũng như anh bạc phai màu tóc, lưng cõng tuổi đời. Từ anh thanh niên trở thành ông lão. Ông làm cái nhà sàn bên bìa rừng để ngày ngày vào thăm cây mai như thăm người thân. Ông đốn hết những cây tạp chung quanh để mai chiếm ngự riêng một khoảng không gian rộng.


    O0O



    Mùa xuân năm nay H’Ana Mnga Săm Gơr vừa tròn 16 tuổi. Cái tên này của nó đặc biệt được già làng đặt cho. Tiếng người kinh gọi là “Cây Hoa Mai”. Bởi nó sinh đúng vào mùa cây hoa trong rừng nở rộ. Cũng bởi gia đình Ana Mnga ở nếp nhà sàn ven rừng này đã mấy thế hệ. Từ ông đến A Ma (cha) nó luôn yêu quí chăm sóc cây hoa như của riêng nhà mình, nên luôn tiện già làng giao việc chăm giữ cội hoa rất quí này.

    Cội hoa như bậc vương hậu kiêu sa ngự giữa đám “thần dân” trong khoảng rừng mai bát ngát, sinh sôi dày đặc qua năm tháng. Rừng mai này được coi như của cải và niềm kiêu hãnh của dân bản. Cũng là sự thèm muốn của người kinh. Hoặc chúng nó nhổ trộm đem về nhà trồng riêng, hoặc đem xuống thành bán được nhiều tiền. Nên việc giữ gìn rừng mai, nhất là cây mai “vương hậu” rất gian nan vất vả. Có đêm A Ma nó không thể ngủ yên khi nghe chó sủa râm ran hay ngỗng kêu quàng quạc dưới sàn. Bởi gần đến ngày tết của người kinh rồi.

    Từ thời A Ma nó đến nay bản làng tiếp xúc nhiều với người miền xuôi, ánh sáng văn minh soi rọi vào bản làng. Người ta đã biết đi trạm xá khám bịnh thay vì chỉ cầu khấn thần linh hay đổ tội cho nhà này nhà kia có con ma rừng làm hại. Trẻ con được đi học cái chữ, biết nhiều hơn cái mà người già trong bản không biết. Ana Mnga đang học cấp ba trường tỉnh, sướng cái bụng hơn nhiều đứa trong bản bằng tuổi nó phải địu con lên nương lên rẫy. Hồi năm trước Ana Mnga 15 tuổi, thằng Y- Arol đón nó bên suối bảo “mày bắt tao làm chồng đi, tao nói A Ma tao không lấy trâu lấy bạc nhà mày”. Ana Mnga bẻ cành cây quất vào vai nó “tao còn đi học, tao học giỏi về trạm xá làm, lấy cái bịnh ra cho người trong buôn, tao không bắt mày đâu” (*). Cái thằng tiu ngỉu, buồn bã bỏ đi.

    Còn vài ngày nữa là tết. Phong tục tết Nguyên Đán của người kinh, thời nay đồng bào người Ê Đê bắt chước làm theo. Bởi thời gian này trùng hợp lúc dân bản ngưng việc nương rẫy. Nhà nào thóc cũng đầy bồ, mọi người được nghỉ ngơi chuẩn bị cho vụ mùa năm tới. Cũng là lúc chuẩn bị cúng tế tạ ơn thần linh cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc lại đầy kho.

    Ana Mnga lấy những ống giang trên gác bếp xuống lau rửa để mai A Mi (mẹ) nấu xôi ngũ sắc và cơm lam. A Mi bắt chước người kinh gói bánh tét thịt mỡ. Đổi gùi măng khô lấy bình củ kiệu dưa món, hai thứ này ăn với bánh tét ngon lắm. A Mi ra chợ tỉnh mua bánh kẹo mứt xanh đỏ. Trong góc sàn mấy bình rượu cần xếp ngay ngắn chờ tới tết tiếp khách người trong tộc, cả người trong buôn tới thăm cũng mời. Trên ránh bếp còn có cả thịt trâu sấy, thịt nai khô, cá nướng…Nhiều thứ ngon để dành ăn hết tháng, bởi sau khi ăn tết người kinh thì tiếp theo vào tháng 3 dân bản lại chuẩn bị lễ hội cúng bến nước, là lễ cúng tổ tiên, cúng Yàng cầu mưa… Già làng còn tổ chức những trò chơi độc đáo kết hợp của nhiều tộc người thiểu số cho dân bản vui chơi mấy ngày, như đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co, đi cầu tre qua suối, bịt mắt bắt ngan, leo cột mỡ...Rồi cả hát giao duyên nữa, để trai gái trong buôn có dịp nói cái tình với nhau.

    Năm nay Ana Mnga sẽ không ra hội trong buôn chơi, vì nó còn chờ Phong. “Thằng” anh Phong lớn hơn nó một tuổi nhưng học hơn ba lớp. Buổi văn nghệ tất niên hồi năm trước trong trường, Ana Mnga được lớp cử lên hát đơn ca, nó hát bài Cao Nguyên Lang Biang, Phong đệm đàn Guitar.Giọng sơn nữ vútcao mạnh khỏe như cây rừng gió núi hòa cùng tiếng đàn réo rắt, được tán thưởng bằng tràng pháo tay vang dội của cả trường. Sau buổi ấy Phong đến hỏi nó học lớp nào…

    Phong dạy nó gọi bằng anh, xưng tên, đừng nói “mày tao” hay “thằng, nó” nghe không tốt, nhưng Ana Mnga hay quên cứ gọi “mày”, Phong giận không nói chuyện nữa làm bụng nó buồn lắm.

    Hôm trước Ana Mnga khoe Phong trang giấy nó vẽ cây hoa “vương hậu” trong rừng, Phong nói nó vẽ đẹp, đầu nó tưởng tượng giỏi, làm gì có cây hoa thật mà đẹp vậy. Phong đâu biết nó vào rừng ngồi mấy ngày mới vẽ được, cũng chưa giống nhiều. Nó hẹn Phong tới tết vào buôn nó dắt đi coi cây hoa.

    Hôm nay tết rồi. Ana Mnga mặc chiếc áo mới may có nhiều hoa rực rỡ, xà rông dệt bằng sợi bông màu đen sọc đỏ. Nhìn nó tươi đẹp như giò lan trong rừng. Ở nhà ở bản nó mới mặc xà rông, đi học nó mặc quần tây áo sơ mi như người kinh. Sẽ không ai biết nó là dân tộc thiểu số, nếu không nhìn vào đôi mắt to tròn với hàng mi cong, đẹp man dại như núi rừng hoang sơ.

    Mọi người trong nhà cũng như khách viếng thăm, sau khi ăn uống no say kéo nhau đi hội hết. Ana Mnga sốt ruột ngó mông qua cửa sổ, không dám ngồi bệt xuống sàn sợ nhăn nếp áo váy. Mặt trời lên cao rồi sao chưa thấy…thằng Phong? Nó hẹn hôm nay đến mà…

    Đang đứng bần thần trong góc nhà, chợt nghe tiếng chạy huỳnh huỵch lên thang rồi cái đầu thằng Y-Moon thò vào gấp gáp, “có cái người kinh tới tìm mày kìa” rồi chạy mất. Ana Mnga vội nhảy ba bước ra thang, đúng là Phong đến. Nó vui mừng chạy ào xuống nắm tay Phong kéo lên sàn.

    Ana Mnga đem ché rượu cần và thịt nai khô ra mời, Phong dợm từ chối, Ana nói ngay “ đây là tục của người sắc tộc Ê Đê, anh Phong phải ăn uống chút cho may mắn nhà này suốt năm, bởi là do gia chủ dư dả đầy tràn khách mới no cái bụng…”

    Xong bữa tiệc khai xuân, hai đứa dắt nhau ra rừng. Còn cách một khoảng chân khá xa đã thấy vàng ngát một vùng. Sắc hoa mai rực rỡ, lắt lay theo gió như ngàn cánh bướm dập dìu bay lượn. Phong suýt soa chạy nhanh đến.

    Cội mai rừng dễ đến hơn trăm năm tuổi. Gốc sù sì. To bẳng thân người lớn, cao hơn cái đầu đàn ông chút, bỗng tách ra hai nhánh nằm ngang song song như hai cánh tay bưng lễ vật tạ thần linh, bởi đầu nhánh tỏa nhiều cành dày đặc hoa vàng, tựa mâm xôi. Hình như cây hoa chỉ phát triển chiều ngang theo bề dày thời gian. Cây hoa hấp thụ khí rừng khoáng đạt, lại được bàn tay chăm sóc của cha Ana bao năm nay, cắt tỉa gọn gàng bắt chước theo “thế” cây cảnh của người kinh, nên hoa rừng mà giống hoa vườn, đẹp như trong tranh. Và quí!

    Hai đứa ngồi dưới gốc cây phồng ngực hít hà hương mai, nhặt cánh hoa rơi nâng niu trên tay ngắm nghía. H’Ana Mnga kể:

    - Anh Phong không biết đâu, ông cố của Mnga là người kinh, vì thương cái hoa này mà ở rừng với bản thượng luôn. Mấy năm trước có đàn cán bộ vào đây, chúng nó muốn mua cây này bằng nhiều bạc, dân bản không ưng. Mua không được nó lại bảo đất rừng là của nhà nước, thằng bí thư tỉnh đòi lấy rừng mai này qui hoạch gì đó. Dân bản biết cái bụng nó nói láo để đào cây mai già về cho thằng cán bộ lớn. Cả buôn làng từ người già đến trẻ nhỏ cầm “sạc lai” (**) vây quanh cây hoa như cái tường xây gạch, không cho đụng vào. Trong đám cán bộ, thằng này nói cái thằng kia, “mình cứ dạt họ ra rồi cho xe xúc vào đào, sợ gì? Đất nhà dân dưới phố mình còn lấy được huống chi là đất rừng?” Thằng kia lắc đầu “không được, người dân tộc không dễ để mình làm ngang đâu, thôi về báo cáo với thủ trưởng vậy”. Từ đó đến nay, mấy cái người nó không vào buôn nữa.

    Phong gật gù lắng nghe, rồi trách:

    - Anh đã bảo em không được gọi người ta bằng “thằng” bằng “nó”, sao cứ nói vậy?

    - Tại Ana…quên hoài.

    Phong nói sang chuyện khác:

    - Em có thích học lên đại học không?

    Ana Mnga tần ngần:

    - Không biết nữa, Ana muốn học nhiều nhưng sợ A Ma không có bạc cho học. Nhưng Ana muốn cố theo đến hết cấp ba, rồi học nghề y tá đỡ cho cái đàn bà đẻ. Anh Phong biết không, con H’Ê-Wa mới 16 tuổi đẻ con, bị chết cả hai đứa đấy, đau cái bụng lắm!

    - Vậy Ana Mnga ráng học để làm y tá, còn anh cũng ráng học làm bác sĩ, khi nào học xong anh vào buôn cưới Ana nghe.

    Ana Mnga sửng sốt như không tin lời ấy Phong vừa nói, nghi hoặc:

    - Anh Phong nói thật cái bụng hay nói láo Ana?

    Thật mà. Ana Mnga muốn anh thề không?

    - Muốn chứ. Vậy mình thề dưới gốc cây hoa này nghe.

    Hai đứa thành kính quỳ dưới gốc hoa mai thề nguyện. Đứa nào nói láo sẽ bị thần linh và thần cây trừng phạt.

    Thề xong ngồi xuống, Phong nói:

    - Người kinh có tục lệ tết người lớn phải lì xì người nhỏ lấy hên. Lì xì là cho quà hoặc cho tiền. Vậy em đưa tay đây và nhắm mắt lại anh lì xì cho.

    Ana Mnga nhắm mắt hồi hộp nghĩ, không biết anh Phong cho nó cái gì đây, gói to hay nhỏ? Vậy năm mới này nó sẽ “hên” nhiều…

    Không có gì! Chỉ thấy Phong nắm chặt tay nó rồi bất chợt đặt một nụ hôn lên môi. Nụ hôn nồng nàn đầu tiên trong đời làm nó rúng động, cảm giác ngây ngất lan tỏa toàn thân. Nụ hôn tình yêu Phong “lì xì” ngày đầu năm mới. Nó ôm đầu Phong ghì xuống. Hai đứa không còn nghe gió rừng rì rào và hoa mai đang cười…


    000



    Ana Mnga giờ làm việc trong trạm xá buôn, công việc hộ sinh đúng ước nguyện của cô. A Ma nói, mày bắt chồng đi, trai trong bản thiếu gì không coi được thằng nào sao? Mày…già rồi, bắt chồng còn có cái con để nó đi nương đi rẫy kiếm lúa về ăn, hay đi học rồi về làm giúp dân bản như mày. Già mà không có con buồn cái bụng lắm!

    Anh Phong cũng đang làm bác sĩ ngoài bịnh viện tỉnh. Không nghe anh nói đến việc vào buôn cưới cô, dù cả hai đứa vẫn gặp nhau thường xuyên, mối tình vẫn thắm thiết nồng nàn. Ana chỉ chờ anh Phong cưới, cô sẽ không “bắt” ai cả. Mười năm rồi. Mỗi lần mai rừng nở hai đứa ngồi dưới gốc cây nói lại lời thề hẹn cũ. Năm nào cũng nói. Nói hẹn mãi. Nhưng không nghe anh Phong nói cưới! Bụng Ana buồn lắm!

    Phiên trực bịnh viện vừa kết thúc. Hôm nay là mùng một tết, không khí mùa xuân đã ấm lên đôi chút dù vẫn còn vương vương giá lạnh cố hữu miền cao nguyên Đắk Lắk. Chút nữa về nhà chúc tuổi mới cha mẹ anh em, ăn bữa cơm gia đình xong, Phong sẽ “bay” ngay vào buôn tìm Ana Mnga. Phong yêu cô sơn nữ này nhưng chưa thuyết phục được gia đình. Có lần thưa với ba mẹ chuyện vào buôn cưới Ana, ba chưa kịp có ý kiến đã đụng phải sự phản đối quyết liệt của mẹ. Mẹ riết róng:

    - Trời ơi!...Con là bác sĩ chớ đâu phải tầm thường. Ở đây con gái nhà quyền quí sang trọng thiếu gì, con không chọn được ai sao mà phải vào rừng lấy…mọi? Đem nó về đây để nó mặc váy cởi trần, vú vê lõng thõng đi trong nhà ai mà coi được. Con ơi là con!

    Nghe mẹ nói lời chua cay quá đáng, Phong bất nhẫn kêu lên thống thiết:

    - Mẹ ơi là mẹ! Sao mẹ lại dùng từ vậy để nói người khác? Người dân tộc bây giờ cũng văn minh lắm, có ăn có học. Họ mặc quần áo như mình chứ đâu phải như mẹ thấy ở thế kỷ trước đóng khố cởi trần nữa. Mà con gái trong buôn ăn mặc kín đáo, chẳng giống mấy cô tỉnh thành bây giờ ra đường mặc đồ thiếu vải không như đi tắm biển, thì cũng trong suốt thấy hết mọi thứ trong người. Người dân tộc lại thật thà chân chất không se sua ăn diện son phấn, không nhìn vào nhà mình có của hay nghèo, không so sánh bì tỵ dễ sinh lòng phản bội. Mẹ thấy bên nào hơn?

    Mẹ đuối lý nhưng vẫn cố chấp:

    - Nói gì thì nói, mẹ nhất định không bằng lòng. Con bé Hồng con bác Tuân bạn ba, xinh đẹp như vậy sao con không ưng?

    Phong chán nản không nói nữa! Bởi mẹ không biết cô ta là “hot girl”, cùng lúc “tìm hiểu” vài người con trai. Phong không thích “đua” kiểu này. Hơn nữa anh chỉ yêu Ana Mnga.

    Tia nắng xuân mới ấm áp sau những ngày đông. Gió mơn man cành lá chở nắng dập dìu. Đường vào bản làng hoa dại nở tràn trong từng khe đá hốc cây. Hoa xuân tươi thắm khiến những tâm hồn phiền muộn bỗng vui hơn. Mùa xuân mới đem lại sức sống mới, thay đổi mới. Phong tin vào quyết định quan trọng cho đời mình.
    Cánh cửa nhà sàn khép hờ hững. Vắng lặng. Chắc mọi người đi chơi hội trong buôn hết. Cả Ana Mnga cũng đi? Có lẽ cô không nghĩ Phong vào hôm nay nên đi chơi rồi. Phong thoáng hụt hẫng vu vơ. Bước chân vô thức đi lần ra rừng mai. Những tàng mai vàng sáng trưng một góc trời. Cánh hoa mơn mởn thắm tươi. Cả một mùa xuân hội tụ nơi đây…

    Có bóng người ngồi dựa gốc cây thẫn thờ, như để hồn đi lạc vào cõi xa xăm. Ana Mnga Săm gơr. “Cây hoa mai” của Phong. Nàng ngồi lặng lẽ, buồn như gió đông giá buốt tái tê khiến hoa không nở. Tựa mùa xuân chưa đến. Ôi…Thương biết mấy!

    Phong nhè nhẹ đến ngồi bên người yêu, nâng đầu cô dựa vào vai mình, thì thầm, anh sẽ vào đây, làm việc trong trạm xá để chữa bịnh cho người trong buôn. Anh sẽ dựng nhà sàn ở đây cùng em, mình cưới dù không có cha mẹ anh chủ hôn. Miễn già làng và cha má em bằng lòng. Anh giống ông cố của em, mê “cây hoa mai” vào ở với bản làng luôn...

    H’Ana Mnga Săm Gơr ngước nhìn Phong, khóe mắt long lanh hạnh phúc.

    Trên cành, hoa mai xôn xao hòa điệp khúc mùa xuân.






    HOÀNG THỊ THANH NGA
    2015


    (*) Phong tục mẫu hệ của người sắc tộc Ê Đê. Con gái đi cưới con trai.
    (**) sạc lai là vật dụng làm cỏ, lưỡi rất bén.


    Nguồn:http://vanbutnamhoaky.com


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          





          
... Mời bạn nghe một bài nhạc xuân ... được hát lại ... :giggles: ....

          


          

          



          




Em đã thấy mùa xuân chưa
nhạc & lời: Quốc Dũng




Một vùng mây trắng bay đi tìm nhau
Chẳng còn thấy đâu, mắt hoen hoen sầu
Vì mình xa nhau nên em chưa biết xuân về đấy thôi
Giọt sương vẫn rơi rừng còn ngây dại mơ bóng hình ai

Trời mưa giăng lối áo em lệ rơi
Nhạt nhòa nét môi, đã say quên lời
Vì mình xa nhau nên em chưa biết xuân về đấy thôi
Ngày xuân vẫn trôi, tình mình vẫn hoài thương nhớ đầy vơi

Chiều xưa ngồi bên em anh nghe như đã xót xa trong tay mềm
Một giây hồn lênh đênh môi em thơm ngát đón đưa cơn say tìm
Em biết không em anh như bóng mây tìm nơi đổ bến
Đâu bến xa vời mà tình vẫn rơi, mây hoài vẫn trôi

Trời rạc rào sóng, gió reo mùa đông
Chìm trong giá băng bóng xuân mịt mùng
Vì mình xa nhau nên xuân vẫn mãi xa vời chốn nao
Còn thương nhớ nhau, còn nặng u sầu muôn kiếp về sau



          

          
          



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Xuân Như Ý
    ________________________
    Vĩnh Hảo - nguyệt san Chánh Pháp, số 86, tháng 01.2019






    Hỏa hoạn qua đi, để lại vết tích hoang tàn của hàng trăm nghìn mẫu cây rừng, nhà cửa, cơ sở thương mại, và niềm đau mất mát của hàng nghìn gia đình ở miền tây. Trong khi đó, bão tuyết đã phủ trùm một vài tiểu bang miền đông, hàng trăm nghìn gia cư mất điện, hơn một nghìn chuyến bay bị hủy bỏ.

    Thiên tai và nhân họa như luôn chờ chực để phá hủy, cướp đoạt những gì con người gầy dựng bằng trí tuệ, tài sản, công sức và thời gian của họ. Sự thành tựu nơi đây có thể là hiểm họa ở nơi kia, và ngược lại.

    Khi ngọn gió vô thường thổi qua, núi biếc nghìn năm cũng phủ màu rêu khói. Người và sông, không thể cùng là người và sông của giây phút trước (1). Không kỵ sĩ nào có thể ngồi mãi trên lưng ngựa; cũng không vó ngựa nào rong ruổi mãi trên đồng hoang.

    Thế rồi, từ hoàn cảnh bất lực không thể hiểu, không thể giải đáp về sự bất công, đau khổ trong đời sống, người ta đi cầu cạnh kẻ trên; không được thì khấn vái đến thần linh.
    • Danh vọng chưa có, cầu cho có;
      đã có, cầu cho nổi thêm.

      Phú quý chưa có, cầu cho có;
      đã có, cầu cho ngày càng tăng hơn…
    Ai cũng mong được một thứ gì đó tốt đẹp hơn hiện trạng.

    Rồi khi năm hết Tết đến, khi muôn hoa mãn khai, không khí phong quang của ngày xuân làm người ta náo nức, vui tươi, kỳ vọng một vận hội mới, người người chúc mừng nhau:
              
    vạn sự như ý!

              


    Vạn sự như ý —nói cho văn vẻ cái ý “muốn chi được nấy”
    là một giấc mơ không bao giờ trở thành hiện thực, nhưng người ta vẫn cứ chúc tụng nhau mỗi khi xuân về.

    Làm thế nào mà mọi điều mong ước (vạn sự) của một người có thể thành tựu trong năm mới, hay trong một đời!

    Làm thế nào mà mọi điều mong cầu của nhân loại trên toàn cầu có thể thành tựu trong một đời, thậm chí chỉ trong một năm mới đang đến!

    Chỉ một vài ước vọng thôi, mong được như ý, đã là khó, huống chi “vạn sự” đều được thỏa đáng, vừa lòng! Mà nếu mười ngàn cái muốn của một người đều được đáp ứng, hẳn phải có mười ngàn người khác chịu thiệt thòi ít nhiều theo luật bù trừ.

    • Một gian thương chuyên lách thuế, lường gạt khách hàng mà muôn sự mong cầu đều được như ý thì sẽ làm khó, làm khổ cho bao nhiêu người khác!

      Nhà lãnh đạo vô nhân, thất đức, nhũng lạm của công, hối mại quyền thế, đã là một đại họa cho dân cho nước rồi, không lẽ còn cầu chúc “muốn chi được nấy” cho thỏa lòng tham của kẻ độc tài!


    Cho nên, cảnh giới mà tất cả mọi người đều được vạn sự như ý là cảnh giới hoang tưởng.
    Ước mơ mọi người đều được vạn sự như ý là ước mơ không tưởng.
    Bản chất của cuộc đời là vô thường, bất định, vì vậy, con người đứng trong trời đất, thường là sẽ bất như ý. Không thể tìm cầu sự như ý tuyệt đối.



    Xét cho cùng, chỉ nên hiểu đơn giản: “vạn sự như ý” là lời chúc tụng mọi việc đều hanh thông tốt đẹp, vừa lòng mình mà chẳng tổn hại ai (rất khó!). Nhưng ước vọng mong cầu gì thì cũng tương đối, vừa phải, đừng cầu mong quá giới hạn tài năng và hoàn cảnh của mình.
    • Khi lòng tham của một người vượt khỏi lằn ranh nhu cầu,
      đời sống hài hòa của cá nhân và gia đình bắt đầu lung lay;

      khi lòng tham của ngàn người cùng lúc trào dâng,
      xã hội rối loạn;

      khi hàng triệu sự muốn của hàng vạn người đều tranh nhau được thỏa đáng,
      thế giới đảo điên.
    Và thế giới đã thực sự điên đảo kể từ thời kỳ cổ đại của lịch sử nhân loại, khi mà của cải vật chất trở thành yếu tố phân chia giai cấp xã hội, củng cố địa vị của các guồng máy thống trị vô nhân. Cái gốc của sự điên đảo chính là
    • mong cầu những gì chưa có,
      và ham muốn được nhiều hơn những gì đã có.


    Theo nhà Phật, sống ít muốn (thiểu dục) và biết đủ (tri túc) thì sẽ có hạnh phúc, an nhàn.
    • Ít muốn là ít mong cầu, giảm tham muốn,
      tức là tự giới hạn mình với nhu cầu cần có thay vì mong cầu cái chưa có;
    • và biết đủ là biết chấp nhận, hài lòng với hiện trạng tương đối của mình.
    Ít ham muốn thì sẽ bớt mưu tìm,
    biết đủ thì sẽ ít ham muốn.
    Thay vì dành hết thời gian, năng lực cho tham cầu danh tiếng và của cải, người ít muốn biết đủ có thêm nhiều thời giờ để vui sống với gia đình, giúp đỡ tha nhân, cứu tế xã hội, và hòa đồng với thiên nhiên.

    Như ý, theo nghĩa này, chính là niềm hạnh phúc đơn giản có thể có được trong tầm tay mỗi người, dù ở trong hoàn cảnh nào. Bằng lòng với hiện tại, dừng lại những vọng cầu tương lai.
    Ít muốn, biết đủ
    • không phải là chấp nhận cuộc sống bần cùng thiếu thốn, không chịu thăng tiến,
    • mà là biết hài lòng với cuộc sống bình dị, vừa đủ, không đòi hỏi quá nhiều nhu cầu.
    Lòng tham, hễ biết đủ thì đủ; không biết đủ thì sẽ chẳng bao giờ đủ (2).
    Hạnh phúc là
    • biết sống nhàn hạ, vô ưu:
    • không tham
      để tâm không lo lắng tân toan;
    • không sân
      để tâm không ưu phiền náo động;
    • không si
      để tâm không ù lì ủ dột.
    Giữ cho đèn tâm vững chãi trước những ngọn gió chướng (3) thì
              
    vạn sự
    cũng thành vô sự;

    vạn sự có đến,
    lòng vẫn như ý,
    an vui, không lay động.




    Và bây giờ, hãy nói về mùa xuân của chúng ta. Đâu đó nơi những miền đất giá lạnh, ngàn hoa đã bắt đầu trổ nụ sau bão tuyết mùa đông; và nơi miền nắng ấm, dưới những tro tàn đổ nát từ hỏa hoạn để lại, cây cỏ cũng kiên trì vươn lên, trổ những nhánh lá đầu xuân.
              
    Lau dọn bàn thờ. Dâng trái chưng hoa.
    Trầm hương thoảng. Thiền phòng tịch mịch.
    Gió xuân sang rụng phấn hoa vàng.
    Lòng vô sự mở toang cửa sổ,
    đón chào
    xuân như ý.

              







    California, ngày 31 tháng 12 năm 2018
    Vĩnh Hảo
    __________________
    (1) Ý của Heraclitus, triết gia Hy lạp thế kỷ thứ 5-6 trước Tây lịch:
    “You could not step twice into the same river…”
    (Bạn không thể bước qua hai lần trong cùng một dòng sông).

    (2) “Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc / Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.”
    Nghĩa là,
    biết đủ là đủ, đợi đủ bao giờ mới đủ? / Biết nhàn là nhàn, đợi nhàn bao giờ mới nhàn?
    (Nguyễn Công Trứ, Chữ Nhàn).

    (3) Bát phong (tám ngọn gió):
    được/mất, nhục/vinh, khen/chê, và khổ/vui
    (lợi/suy, hủy/dự, xưng/cơ, và khổ/lạc)




    http://www.vinhhao.info/Tapghi/Thutoaso ... u%20y).htm
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Xét nghiệm

    Tại phòng khám, hai cậu bé ngồi chờ tới lượt mình. Một trong hai cậu cứ khóc nức nở.
    • “Sao bạn lại khóc?”, đứa trẻ kia hỏi.
      - Tớ phải xét nghiệm máu, và bác sĩ sẽ dùng dao cắt vào tay tớ.
    Nghe vậy, đứa kia khóc òa lên.
    • - Còn bạn, sao lại khóc vậy?
      - Tớ đến đây để xét nghiệm nước tiểu.





    Châu Phi


    Con:
    • Bố ạ, con nghe nói tại một số nơi ở châu Phi, người đàn ông không hề biết vợ mình là ai cho tới khi kết hôn.
    Bố:
    • Hầu như ở nước nào cũng thế, con ạ.



    Nói thầm


    Một cậu bé cùng mẹ đi lễ nhà thờ. Bỗng nhiên, cậu mót tiểu nên nói với mẹ:
    • “Mẹ ơi, cho con đi tiểu”.
    Bà mẹ nghiêm mặt:
    • “Con không được nói từ “đi tiểu” trong nhà thờ.
      Lần sau nếu buồn, con hãy bảo là muốn “nói thầm”, như thế sẽ lịch sự hơn”.
    Tuần sau, cậu bé đi nhà thờ với bố, và cậu lại buồn đi tiểu. Cậu nói với ông bố:
    • “Bố ơi, con muốn nói thầm”.
    Ông bố gật đầu:
    • “Được rồi. Hãy nói thầm vào tai bố đây này”.


    :lol2:


    ST

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Mai tàn
    ___________________________________
    Nguyễn Bính





              


    Hoa mai trắng xoá dưới chân đồi,
    Theo gió xuân đưa rụng tả tơi...
    Nàng hỡi! Xuân nay nàng có nhớ
    Xuân xưa ai nhặt cánh hoa mai?

    Gói lại, thân đưa đến tận nàng.
    Nàng ơi! Nay những cánh mai tàn.
    Nhặt trên đồi nọ, trong khi đó
    Nhắn bảo: "tình duyên tôi lỡ làng"

    Ai đi tha thiết vời giầu sang
    Chỉ thắm se rồi lại dở dang...
    Thôi nhé! Từ nay tôi chả dám
    Ngửa tay xin một trái tim vàng

    Của người đẹp nữa! Vì người đẹp
    Đâu muốn tim vàng ở mái tranh!
    Với cảnh ngựa xe, hài hán ấy,
    Lòng ai riêng bạc, mắt ai xanh.

    Ngày đó, ta đi... một buổi chiều,
    Ta đi theo đuổi mộng cao siêu
    Quên hình ảnh cũ, quên tình cũ,
    Lơ đãng như người chửa biết yêu.

    Đã mấy năm quên hận cũ rồi,
    Chiều này dừng bước ở chân đồi,
    Thấy hoa mai trắng, lòng ta nhớ...
    Đốm lửa tinh duyên dậy sáng ngời.

    Ta ngồi xuốn đó nhặt hoa mai.
    Hoa nhặt bây giờ để tặng ai?
    Lòng đã không mong yêu dấu nữa
    Hay gì tô lại bức tranh phai!


              



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Bạch Vân »

    •           


      Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo


      Con heo, tranh dân gian Đông Hồ



      Trong đời sống hàng ngày, con heo được xem là một biểu tượng cho sự tham ăn, tham của, lười biếng, xấu tính, đê tiện, dơ dáy, ăn và vơ vét tất cả mọi thứ dơ bẩn nhất… cái danh sách xấu xí này có thể viết dài vài trang giấy vẫn chưa đủ. Nếu chẳng may, một người bị một người khác gọi là “đồ con heo.” Đây có lẽ là một cách chửi, một cách sự sỉ nhục tột độ – có nghĩa là người bị chửi bị đồng hóa với các tính xấu, đê tiện mà con người đã gán ghép cho con heo như đã kể.

      Thịt heo trong vấn đề tín ngưỡng

      Nhưng mà thịt heo thì sao? Thật là kỳ lạ! Không có một loại thịt thú vật nào có được cái đặc điểm mà thịt heo có! Thịt heo được hầu hết các tôn gíao lớn chiếu cố đến một cách đặc biệt; có lẽ đã từ vài ngàn năm rồi chứ không ít!!!

      Hồi giáo có vẻ kịch liệt nhất về vấn đề chống thịt heo và ăn thịt heo. Kinh “Koran (Qur’an)” của Hồi giáo chẳng những giảng nghĩa dài dòng về sự độc hại của thịt heo mà còn liệt kê sự ăn thịt heo như một trọng tội phải tránh (chi tiết viết trong các lời gỉang của các chương 2:173, 5:3, 6:145 và 16:115 của kinh Qur’an). Thí dụ, một lời giảng viết là:


      “Allah (thượng đế của Hồi gíao) tuyệt đối cấm ăn thịt heo và huyết heo. Đối với kẻ nào cố tình bất tuân [ý nói kẻ cố tình, bất chấp ăn thịt heo!] Allah sẽ không thể tha thứ mà còn trừng phạt không thương tiếc [no mercy!!!]”(Holy Qur’an 5:4)

      Giáo lý của Do Thái gíao và Thiên Chúa giáo giống nhau ở phần “Cựu Ước (Old Testament.)” Có một đoạn trong “Cựu Ứớc” viết:

      Vì heo [swine] là một lọai thú vật dơ bẩn, chúng ta không nên ăn thịt heo và không bao giờ nên chạm vào thịt heo!”(Deuteronomy 14:8)

      Kinh thật! “Cựu Ước” đã không cho phép giáo hữu chạm vào thịt heo nói chi đến chuyện ăn thịt heo, giò heo, cháo huyết, tiết canh lòng heo… Vì vậy người Do Thái không ăn thịt heo và không bao giờ nuôi heo. Một số đông người theo đạo Thiên Chúa giáo tin là lời giảng “cấm ăn thịt heo” này trong “Cựu Ước” chỉ nhắm vào người Do Thái mà thôi; Và những người theo đạo Thiên Chúa giáo tin là có lời gỉảng của thánh Phê-Rô (St. Peter) như sau:

      “Đức Chúa Trời đã làm sạch [cleansed] các thú vật và cho phép con dân chúa được phép dùng ‘tất cả các lọai thịt.’ ”(Apparition of Peter on Acts 10:10-16 ?)

      “Tất cả các lọai thịt!!!” Có đúng như thế không??? Nên để ý là người Tây Phương rất ham chuộng thịt heo ‘Dăm Bông’ (“Ham, Jambon”) và thịt heo ba rọi (“Bacon”); nhưng chẳng thấy ai ăn “sandwich” với thịt chó, thịt chuột, thịt mèo, thịt rắn, thịt nhím, thịt khỉ…

      Có nhiều tài liệu rất cổ về tôn giáo bình luận rằng trong thâm tâm, giáo hội Thiên Chúa giáo từ nguyên thủy thực sự cũng muốn duy trì việc cấm đoán ăn thịt heo như đã viết trong “Cựu Ước;” vì chính Đức Chúa Giê-Su đã có lần giảng là:

      “Các con đừng bao giờ nghĩ là ta đến để loại bỏ (“destroy”) các điều luật của Đức Chúa Cha (như đã đã đặt ra trong “Cựu Ước”); mà ta đến để thi hành (“fulfill”) những điều luật của Ngài.”
      (Matthew 5:17)

      Trong các điều luật này phải kể cả chuyện “cấm ăn thịt heo (?)” như đã đề cập ở trên. Cũng từ các tài liệu nghiên cứu tôn giáo, có bài viết là Thánh Phao-Lồ (St. Paul) đã tự ý rút, loại bỏ các điều răn về việc cấm giáo dân Thiên Chúa giáo không được ăn thịt heo để làm vừa lòng người La Mã đang cai trị vùng Trung Đông vào thời điểm đó. Cũng nên biết thời đó, người La Mã rất thích ăn thịt heo!!!

      Ngay cả trong xã hội Á Đông vốn dĩ thích ăn thịt heo như Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bổn … Khổng Giáo cũng không khuyến khích việc ăn thịt heo. Trong “Ngũ Kinh (Kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Dịch)” ("Book of Rites") Khổng Tử đã có lần nói là:

      “Người quân tử không ăn thịt heo và thịt chó; bởi vì heo và chó cũng ăn thức ăn giống như thức ăn của người!”

      Riêng đặc biệt Phật Giáo và Ấn Độ Giáo ("Hinduism") khuyên răn giáo dân không nên ăn bất cứ một loại thịt nào. Đây là vì vấn đề giáo luật chung của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo trong việc tránh sát sinh; chứ không riêng gì thịt heo hay thịt bò…

      Thịt heo và vấn đề y tế, sức khỏe


      Heo là một gia súc đặc biệt ăn tất cả mọi thứ từ sạch đến bẩn; mang trong cơ thể đủ các lọai ký sinh trùng, vi khuẩn, vi trùng và bệnh tật. Bản chất thịt heo chứa đựng nhiều độc tố, sán (sán lải, sán sơ mít…) và mầm mống bịnh truyền nhiễm. Mặc dù những vấn đề tai hại về y tế sức khỏe này cũng thấy ở nhiều động vật khác, nhưng đối với thịt heo vấn đề tại hại có lẽ đáng được lưu tâm hơn hết; bởi vì heo ăn đủ loại thức ăn: cám, rác rưởi, sâu bọ, côn trùng, rễ cây … Bệnh Cúm (Flu) là một trong các loại bệnh trầm trọng mà heo và người đều dễ mắc phải. Bệnh Cúm phát xuất và tiềm tàng trong phổi của heo (và người) vào mùa hè, rồi bộc phát mạnh mẽ trong các tháng lạnh của mùa đông. Ăn thịt heo, nhất là phổi heo “có rất nhiều trong dồi “xúc xích” (“sausages”) rất dễ bị mắc bệnh Cúm. Thịt heo chứa một số lượng “histamine” và “imidazone” rất cao. Các chất này gây ra các bịnh ngứa dị ứng; và là nguyên do gây ra sự tích tụ một số lượng “sulphur” rất cao ở các đầu gân (“tendon”), khớp sụn (“cartilage”)… Sự tích tụ “sulphur” này làm xưng (viêm) các gân và sụn gây ra bệnh phong thấp (“rheumatism” và “arthritis”) rất phiền toái và khó chữa trị cho con người!!!

      Ngoài ra ăn thịt heo còn dễ bị sạn mật (“gallstones”) và bịnh béo phì (“obesity”) bởi vì thịt heo có nhiều “cholesterol” và nhất là nhiều mỡ bão hòa (“saturated fat”). Thịt heo chứa nhiều giun, sán và trứng sán ở giữa các thớ thịt. Qua tài liệu khảo cứu về y tế của Liên Hiệp Quốc, người sống trong vùng “thích ăn thịt heo,” Á Châu chẳng hạn, tỉ lệ người có giun, sán lải rất cao! Loại giun, sán trong thịt heo rất nguy hiểm, có khả năng chui qua màng ruột và đi vào các bộ phận khác trong cơ thể và đến một giai đoạn nào đó sẽ sinh sản tràn lan! Giun, sán gây cho con người (và các thú vật ăn thịt sống nói chung) bịnh “Giun bao – round worm (Trichinosis).” Giun, sán và trứng sán rất khó nhìn thấy bằng mắt thường trong các dịch vụ y tế kiểm soát thịt heo. Giun sán cũng không thể hoàn toàn bị giết qua các thủ tục biến chế thịt heo như làm “Dăm Bông ("Ham" - thịt mông heo xông khói),” “dồi xúc xích” hoặc xấy, phơi khô, chà bông. Thịt heo còn có hàng tá các thứ bệnh, vi khuẩn khác tai hại cho sức khỏe con người.

      Con người dễ bị nhiễm bệnh khi ăn thịt heo bởi vì sự cấu tạo sinh lý học của heo cũng giống y hệt như của người. Theo sự nhận xét của các các sắc dân thuộc các bộ lạc bán khai ăn thịt người, hương vị của thịt heo cũng y hệt như hương vị của thịt người (?) Trong các chương trình giáo dục thuộc ngành y khoa, người ta đã dùng các bộ phận của heo để mổ xẻ và dậy môn cơ thể học về người cho sinh viên Y khoa.

      Không riêng gì chúng ta, những người ăn thịt heo, mà ngay cả ngành chăn nuôi heo để sản xuất thịt cũng phải thừa nhận rằng heo nuôi trong chuồng sạch sẽ và cho ăn thức ăn hợp vệ sinh như bột bắp, bột mì… thì heo chẳng những sẽ sản xuất ít thịt mà thịt lại có hương vị kém hơn là thịt của heo được nuôi ở trạng thái thật dơ bẩn hoặc thả lỏng cho ăn rác rến, côn trùng … Bởi vì rác rến và các chất dơ bẩn có độ “Nitrate” rất cao. “Nitrate” làm cho heo tăng trưởng nhanh, mau mập và cho thịt với hương vị thơm ngon (?) Tôi nhận thấy nhiều nơi ở Việt Nam và Mễ Tây Cơ, nông dân dùng phân người để bón cây, rau làm tôi suy nghĩ không hiểu có phải việc bón phân người này cũng có cùng mục đích như người để cho heo thong thả ăn rác dơ bẩn???

      Đọc những tài liệu về thịt heo như trên không có nghĩa là chúng ta sẽ lập tức không ăn thịt heo kể từ ngày hôm nay; và cũng không ăn trái cây, rau cỏ sản xuất từ Việt Nam hay Mễ Tây Cơ. Nhưng có nhiều điều cần phải lưu tâm là chúng ta nên nấu hoặc nướng thịt heo cho thật kỹ; và rửa rau, trái cây cho sạch sẽ trước khi ăn. Nếu giữ được thủ tục nấu nướng như thế thì chúng ta cứ tiếp tục thưởng thức bánh canh gìo heo, hủ tíu Mỹ Tho, nem nướng, cháo lòng hoặc bún chả Hà Nội với rau sống thoải mái.

      Nhìn chung quanh những quốc gia Hồi giáo ngày hôm nay: đa số dân Hồi giáo có trình độ văn minh vào hạng thấp kém nhất trên quả đất (chủ yếu căn cứ trên tỉ lệ dân chúng bị mù chữ và điều kiện sinh sống). Họ thiếu hệ thống giáo dục hữu hiệu, liên tục phải đối phó với vấn đề nội chiến, chiến tranh khủng bố, chết chóc, nghèo nàn, cực đoan... Rõ ràng là sự lạc hậu và trình độ dân trí thấp kém của họ (dân Hồi giáo) một phần là do sự ăn uống, dinh dưỡng của họ đã thiếu mất món thịt heo, một món đầy đủ đạm tố (protein rất cần cho sự tiến triển của não!) và bổ dưỡng từ ngàn năm nay!!! (Cũng nên biết ở đây, dân Do Thái là một trường hợp ngoại lệ! Mặc dù không ăn thịt heo, nhưng vì người Do Thái có một văn hóa và tôn giáo rất đặc biệt, họ thông minh và văn minh hơn hẳn các giống dân khác).

      Những người theo đạo Thiên Chúa hôm nay được phép ăn thịt heo bởi vì họ cho rằng các điều cấm đoán ấn định từ thời Gia-Cốp (Jacob) tổ tiên của người Do Thái trong “Cựu Ứớc” không có ảnh hưởng đến tín đồ Thiên Chúa giáo. Đức chúa Giê-Su cũng đã có lần giảng dạy con chiên của Ngài là:

      “Không có gì đi vào miệng của con người làm cho con người dơ bẩn. Chỉ có những gì đi ra từ miệng người mới có thể làm con người dơ bẩn.”
      (Matthew 15:10)

      Tổ tiên Việt Nam của chúng ta cũng đã đồng ý là tất cả những sinh vật (ngoại trừ con người!) đang sống chung quanh chúng ta đều là thực phẩm trời cho cả!!! Cứ việc ăn nhậu đánh chén tự nhiên, thả dàn. Không có gì phải bận tâm!

      Thịt heo và người Việt Nam

      “Heo gạo là món ăn chính của người Việt Nam.”


      Đây là một câu tiếng Việt mà ông thầy dậy học lớp tư của tôi ở trường tiểu học Trẩn Hưng Đạo - Sài Gòn (trường tiểu học Cầu Kho cũ) đọc cho đám học trò chúng tôi viết vào giấy trong bài học về sự chấm câu và cách xử dụng dấu chấm, dấu phẩy và nộp lên cho thầy sửa. Kết quả là 100 phần trăm học sinh viết sai. Câu viết đúng phải là:

      “Heo, gạo là món ăn chính của người Việt Nam.”

      “Heo gạo” không có dấu phẩy ở giữa được hiểu là thịt heo bịnh: Thịt heo có “gạo (ấu trùng của sán lá).”

      Tiếng Việt thật quả là tài tình!


      Thật vậy! Thịt heo là món ăn chính, là một nguồn chất đạm quan trọng cho mọi tầng lớp, mọi gia đình người Việt Nam. Thịt gà và thịt vịt thường không được dùng nhiều so với thịt heo vì giá cả thịt gà, thịt vịt mắc mỏ hơn thịt heo rất nhiều. Họa hoằn vào ngày lễ lộc hay ngày trọng đại lắm người ta mới dùng thêm thịt gà thịt vịt. Lý do vì gà vịt rất khó nuôi dưới khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam; và lợi tức đem lại cho nông dân từ việc nuôi gà vịt lại quá ít so với việc nuôi heo và bán thịt heo!

      Ở Việt Nam, thịt heo là một món không thể thiếu trong các ngày trọng đại như đám cưới, đám ma, lễ hội… Theo tập tục cổ truyền dân tộc, trong ngày cưới, đoàn tùy tùng của gia đình của chú rể đi đến nhà gái rước dâu phải được dẫn đầu bằng một con heo quay đỏ rực có hoa giấy cài hai bên tai trên một mâm đỏ (?) Con heo quay này sẽ được đưa lên cúng trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái để tỏ sự kính trọng của nhà trai đối với gia đình nhà gái. Sau khi cúng bái xong, con heo quay được xẻ ra. Cái đầu (thủ) sẽ được đem đi biếu người được xem như quan trọng nhất trong làng hoặc trong họ nhà gái (có thể là ông Xã trưởng, hay ông cụ tiên chỉ của làng) và cái đuôi (vĩ) được đem đi biếu người quan trọng thứ nhì! (“Nhất Thủ Nhì Vĩ” theo quan niệm gọi là “xôi thịt” của làng nước ngày xưa!) Thịt heo còn là biểu tượng của sự phong phú, xung túc, may mắn và hạnh phúc.

      Năm Con Heo và người tuổi Hợi

      Theo tử vi Trung Hoa, trong 12 con giáp, người có tuổi “Hợi” là người lạc quan, nhàn hạ, không phải vội vã. Ít khi phải lo lắng về tiền bạc. Có thể là người không giầu có nhưng luôn luôn sống bằng lòng với những gì mình đang có, không bon chen mặc dù thực chất họ có rất nhiều nghị lực.

      Người tuổi “Hợi” rất thông minh nhưng phần lớn bị người khác hiểu lầm là hơi chậm hiểu (?) Trong trường hợp lâm vào cảnh khó khăn, cảnh khó xử, người tuổi “Hợi” mới có dịp chứng tỏ cho mọi người thấy cái tài “xử lý” độc đáo của mình. Người tuổi “Hợi” thường là người quyết tâm và ít chịu lệ thuộc vào người khác. Vì bản chất vui vẻ hòa nhã, thành thực, người tuổi “Hợi” là người bạn tốt có thể tin cậy được trong lúc lâm nguy.

      Về tình yêu, người tuổi “Hợi” được người khác yêu rất mau chóng vì người tuổi “Hợi” hiểu rất rõ ràng các phản ứng và ý muốn của “đối tượng!” Người tuổi “Hợi” không bao giờ phải lo là mình sẽ bị cô độc, ế chồng hay ế vợ! Người có tuổi “Hợi” sướng nhỉ!!!

      Bạn có biết cựu Tổng Thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch, Thủ Tướng Tân Gia Ba Lý Quang Diệu, và cựu Thống Đốc California, USA Arnold Schwarzenegger có cái gì giống nhau không? Không phải là họ đều làm quan lớn, mà cả 3 người đều tuổi “Hợi.” Thật lý thú.


      Trần Văn Giang
      (Tết Con Heo)


      Nguồn:https://vietbao.com



                
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          
          




          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Phạt


    Ngày Lễ, tiệc tùng quá chén, vợ chồng nọ lủi xe vô cột điện, xuống thẳng âm phủ, Diêm Vương mở sổ xem:

    – Hai vợ chồng nhà ngươi lúc sống đã phạm tội ngoại tình. Một lần ngoại tình bị đâm một kim!

    Diêm Vương sai quỷ sứ đâm anh chồng 18 mũi. Ngồi xuýt xoa ở phòng đợi, anh chồng dáo dác:

    – Vợ tôi đâu?

    – Vợ ngươi đang nằm trên máy may đàng kia!



    Bảo Huân




    Nguồn:http://baotreonline



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          





          
... Mời bạn nghe một bài rất dễ thương của Hoàng Trọng ... :flwrhrts: ....

          


          

          



          




Mộng lành
nhạc: Hoàng Trọng
lời: Hồ đình Phương




Ánh Xuân về tràn dâng nắng mới
Tơ trời mừng say gió tới
Ngàn đóa hoa bừng chào đời.
Từng bầy én trông đẹp mùa màng
Vờn cánh vui đùa nhịp nhàng
Hòa tiếng chung tình nồng nàn.

Có riêng một mình ta với bóng
Không hẹn gần ai ấm cúng
Mà chẳng nghe lòng lạnh lùng.
Vì người ấy luôn chờ một lời
Là hiến ta trọn cuộc đời
Thề ước đem tình sánh vai.

Ôi đôi mắt long lanh
Như ánh trăng thanh
Soi sáng đất lành
Một đêm thái bình.
Ôi môi thắm màu hoa
Năm tháng dần qua
Buông những lời ca
Như gợi lòng ta.

Ấy tơ đồng chờ ta chắp nối
Nhưng nào hồn ta dám nói
Vì muốn duyên còn đẹp hoài.
Vì tình ấm không là tình hòa
Mà ấm khi lòng còn chờ
Thầm ước mơ rồi ước mơ...



          

          
          



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Kỷ Hợi - 2019

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Rượu xuân
    ___________________________________
    Nguyễn Bính





              


    Cao tay nâng chén rượu hồng
    Mừng em: Em sắp lấy chồng xuân nay
    Uống đi! Em uống cho say
    Để trong mơ sống những ngày xuân qua

    Đây tình duyên của đôi ta
    Đến đây là... đến đây là... là thôi.
    Em đi dệt mộng cùng người
    Lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh.


              



              
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”