30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Trung Tá
    NGUYỄN VĂN LONG

    _____________________
    Lê xuân Nhuận









    CỘNG-SẢN chiếm được Miền Nam đã mười năm rồi mà tôi vẫn còn tiếp-tục bị chúng kêu lên, kêu xuống hỏi cung. Tuy thế, nhờ những thời-gian đợi đi "làm việc" như thế tại các trại giam như
    • Thanh-Liệt ở Hà-Nội; Kho-Ðạn, Hội-An, và Hòa-Sơn ở Quảng-Nam;
    mà tôi có dịp gặp nhiều cán-bộ Việt-Cộng cấp cao bị bắt về tội "kinh-tế" hoặc "tham-ô" và cả "bạo-loạn" nữa, cũng như đồng-bào nhiều giới phạm tội "phản-động hiện-hành", vượt biên, vượt biển, đưa hối-lộ, xâm-phạm hoặc phá-hoại tài-sản xã-hội chủ-nghĩa, vân vân, nên tôi biết nhiều và biết sớm những biến-cố xảy ra bên ngoài thế-giới "cải-tạo" hơn đa-số anh chị em khác trong tù.



    Tôi đã nghe tin trung-tá Nguyễn Văn Long tự-tử từ lâu. Nhưng vì có những trường-hợp sự thật khác với tin đồn; vả lại, biết đâu đó không là một người khác mà lại trùng tên với người mà tôi thân thương; hơn nữa, anh Nguyễn Văn Long của tôi là một tín-đồ Ky-Tô-Giáo, lẽ nào lại tự hủy mình; do đó, tôi vừa âm-thầm đau-khổ về hoàn-cảnh chung, vừa bán-tín bán-nghi về phần anh Long.
    Ðến khi tôi được nghe thêm hai viên "thủ-trưởng" -- một thuộc Cục Xuất-Nhập-Khẩu 2 tại "thành phố Hồ Chí Minh", một thuộc Ban Hậu-Cần Quân-Khu 5 -- khẳng-định là họ có nghe đề-cập trong nội-bộ cơ-quan rằng, ngoài một số tướng-lĩnh Miền Nam đã tự-sát chứ không chịu đầu-hàng hay trốn chạy ra nước ngoài, có một trung-tá Cảnh-Sát tên Nguyễn Văn Long, từ Ðà-Nẵng di-tản vào, đã tự-tử chết phía trước trụ-sở Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hòa, tôi mới tin chắc đó chính là anh Nguyễn Văn Long.

    Anh Long vĩnh-biệt cõi đời giữa cảnh lửa-bỏng dầu-sôi, bạn-bè nói riêng và đồng-bào nói chung thì còn bận lo tự cứu lấy mình, trong khi kẻ thù thì càng thù hận anh thêm, lấy đâu có những vòng hoa và những nén nhang cùng những dòng lệ thương tiếc tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng.



    Năm 1982, tại Trại bí-mật Thanh-Liệt, thuộc Huyện Thanh-Trì, Hà-Nội, là nơi giam-cứu các phần-tử quan-trọng nhất, mà đa-số là cán-bộ Ðảng, Nhà-Nước và Bộ-Ðội ở cấp Trung-Ương, do Bộ Nội-Vụ trực-tiếp quản-lý, tôi mới được một "bạn tù" cho biết thêm một chi-tiết quý-báu về cái chết hùng-vinh của trung-tá Nguyễn Văn Long. Ðó là Phạm Trung Linh, một trung-tá bộ-đội Bắc-Việt, nguyên Trưởng Tiểu Ban Thanh Tra & Xét Khiếu Tố thuộc Trung Ương Cục Miền Nam -- tổng-thư-ký của một tổ-chức đảo-chính quân-sự dự-định hành-động vào đêm 24 rạng ngày Nô-En năm 1979 nhưng bất-thành nên bị bắt cùng với một số tướng tá và cán-bộ cao-cấp khác -- xác-nhận rằng gã đã có trông thấy bức ảnh chụp cảnh trung-tá Nguyễn Văn Long mặc cảnh-phục chỉnh-tề nằm chết trước một tượng-đài Chiến-Sĩ Quốc-Gia phía trước trụ-sở Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hòa, in trên bìa trước của một tạp-chí Hoa-Kỳ, trong kho sách báo ngoại-quốc mà Việt-Cộng ở một số cấp cao đã sưu-tầm để nghiên-cứu những gì có liên-quan đến Việt-Nam.

    Thế là từ đó không những tôi nguôi tủi sầu mà trái lại còn cảm thấy lòng mình vui thỏa cho anh Long. Báo Mỹ mà đã đăng lên thì khắp thế-giới đều biết. Anh, cùng với những vị anh-hùng tuẫn-quốc khác trong biến-cố lịch-sử 30-4-1975, đã nói lên được hùng-hồn và cụ-thể tinh-thần bất-khuất của dân-tộc Việt-Nam yêu chuộng Tự-Do trước quyền-lực của cộng-sản bạo-tàn.





    *
    Thuở ấy, vào khoảng 1950, ở Miền Trung có hai hệ-thống an-ninh:
    • một bên là Pháp với cơ-quan Sûreté Fédérale (Liêm-Phóng Liên-Bang) và Police française (Cảnh-Sát Pháp),
      một bên là Việt-Nam với cơ-quan Công-An & Cảnh-Sát Quốc-Gia.
    Anh Nguyễn Văn Long tùng-sự bên Sûreté fédérale (chính-trị) của Pháp, trong số vài người phụ-trách nội-ô Thần-Kinh; còn tôi thì bên Cảnh-Sát (hình-sự) của Việt-Nam. Tôi kiêm cả việc sáng-tác, ra báo, và dựng kịch cho sở-làm, và cho riêng mình.

    Chúng tôi thường uống cà-phê ở quán Lạc-Sơn, nhà hàng lộ-thiên trên lề đại-lộ Trần Hưng-Ðạo, quay lưng vào chợ Ðông-Ba. Nhân-viên hai bên không ưa gì nhau, nhưng gặp mặt mãi cũng thành quen nhau.

    Dạo ấy, tôi viết cuốn truyện "Trai Thời Loạn" chống Pháp xâm-lược và Bảo-Ðại bù-nhìn, nên bị bắt giam; sau nhờ phái-đoàn của các nhân-sĩ Cao Văn Tường, Cao Văn Chiểu, cùng với nhà-báo Phạm Bá Nguyên và cả Giám-Ðốc Thông-Tin Lê Tảo can-thiệp với Thủ-Hiến Phan Văn Giáo, tôi mới được trả tự-do. Ra tù, tự-nhiên tôi được thiện-cảm của nhiều người hơn.

    Một hôm, anh Long tâm-sự với tôi:
    • "Tôi chống Việt-Minh nên lỡ vào làm với Tây; nay tôi đã quyết sẽ thôi để qua làm với người mình".

    Anh ít nói, không văn-hoa, lại lớn tuổi hơn tôi nhiều, mà đã nói thẳng với tôi như thế thì tôi hiểu rằng anh đã đau-lòng khổ-trí đến ngần nào trước thời-cuộc bấp-bênh của nước nhà. Trong thời-gian chờ-đợi, anh Long đã nghe theo lời thuyết-phục của tôi, bỏ qua cho nhiều bạn thơ của tôi, thí-dụ Nhất-Hiên, Vân-Sơn PMT, Như-Trị, v.v... mà Sûreté Fédérale đã định bắt giam. Liêm-Phóng Liên-Bang của Pháp mà đã bắt ai thì người ấy khó về được vẹn toàn.

    Sau đó, anh đã chuyển qua Công-An Việt-Nam;
    và Vân-Sơn Phan Mỹ Trúc cũng như Như-Trị Bùi Chánh Thời thì vào Sài-Gòn; kẻ thành ký-giả tên tuổi, người nên luật-sư tài-danh.

    Sau khi gia-nhập vào đúng hàng-ngũ thích-hợp để phụng thờ Chính-Nghĩa Quốc-Gia, trải qua mấy chục năm trời gắn bó với Lực-Lượng Cảnh-Sát & Công-An Việt-Nam Cộng-Hòa, anh Nguyễn Văn Long tận-tụy phục-vụ, và đã nổi tiếng là một trong số những cấp chỉ-huy tích-cực, cương-trực và liêm-khiết nhất trong Ngành.





    *
    TôI về lại Miền Trung đảm-trách Giám-Ðốc Ngành Ðặc-Cảnh tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I vào ngày 26 tháng 9 năm 1973. Tìm gặp lại các bạn cũ, thuộc lứa tuổi trên tứ-tuần, đã từng giữ các chức-vụ Trưởng Ty Công-An, Cảnh-Sát-Trưởng, Trưởng Ty CSQG trở lên, từ thời Bảo-Ðại qua thời Ðệ-Nhất Cộng-Hòa đến nay, mà hiện còn lại tại Vùng này, tôi thấy chỉ có 6 người, trong đó có anh Nguyễn Văn Long.

    Một số chưa có chức-vụ tương-xứng thì tôi nâng lên hoặc hợp-thức-hóa cho làm Phó Giám-Ðốc, Chánh-Sở. Anh Long thì đã là một Chánh-Sở nắm Sở Tư-Pháp rồi, nên tôi không giúp gì về chức-vụ mà chỉ giúp về công-vụ mà thôi; những tin-tức về hình-sự mà tôi có được, thay vì xếp bỏ thì tôi chuyển qua cho anh. Tuy nhiên, đáp lại, chính anh giúp tôi nhiều hơn, rất nhiều, cả trong công-tác cụ-thể hằng ngày lẫn về phương-diện tinh-thần.

    Anh Long tự-nguyện làm thêm nhiệm-vụ chính-trị -- diệt-Cộng -- ngoài phần-vụ chính của anh là truy lùng kẻ phạm-pháp về mặt hình. Là một tay cừ trong giới tình-báo cũ, anh đã nhân làm công-tác sưu-tầm về hình-phạm mà thu-thập thêm tin-tức về quốc-phạm, và đã cung-cấp cho Ngành Ðặc-Cảnh của tôi nhiều manh-mối về cộng-sản nằm vùng. Theo anh quan-niệm, đã là Cảnh-Sát Quốc-Gia, với chức-năng an-ninh trật-tự, thì phải góp phần trực-tiếp hoặc gián-tiếp vào lãnh-vực tình-báo, để phát-hiện và loại-trừ cộng-sản -- mà trong giai-đoạn hiện-tại thì đối-tượng Việt-Cộng phải là ưu-tiên hàng đầu -- để bảo-vệ và duy-trì an-ninh & trật-tự chung. Anh không thể chỉ tự bằng lòng với phận-sự tiễu-trừ tội-phạm xã-hội, mà phải tham-gia phần nào, trong khả-năng mình, vào trách-nhiệm thanh-trừng giặc loạn để giữ nước và cứu dân.

    Qua thái-độ và hành-động chính-đáng của mình, trung-tá Nguyễn Văn Long đã mặc-nhiên gửi một thông-điệp, một lời nhắn-nhe tâm-huyết, đến những anh chị em đồng-nghiệp nào mà vì lý-do nào đó đã tự cho mình là Cảnh-Sát Sắc-Phục thì không dính-dấp gì về tình-báo, nhất là Cộng-Tặc Miền Nam và Cộng-Sản Bắc-Việt Xâm-Lăng.

    Trung-Tâm Huấn-Luyện Tình-Báo của tôi nằm trên bãi biển Sơn-Chà, tuốt bên kia bờ Hàn-Giang. Lần nào khai-giảng hoặc bế-giảng Khóa nào Nhà-Trường cũng đều có mời các cấp chỉ-huy cả Ðặc-Cảnh lẫn Sắc-Phục đến dự. Về sau, tôi bỏ bớt tiệc mãn-khóa, chấm dứt tình-trạng bắt các học-viên góp tiền. Không còn tiệc-tùng, thì phần lớn quan-khách ngớt vãng-lai, viện cớ bận việc và đường quá xa; nhưng anh Long vẫn tiếp-tục đến dự -- anh nói -- để yểm-trợ tinh-thần chung.



    Về mặt tư-pháp, trung-tá Nguyễn Văn Long đã thực-hiện đúng khẩu-hiệu "pháp bất vị thân". Ngay đối với chính đồng-nghiệp, bất-cứ nhân-viên Cảnh-Sát nào mà phạm tội hình-sự là anh truy-tố ra Tòa thẳng tay -- anh nói -- để lành-mạnh-hóa nội-bộ, và nêu gương thượng-tôn luật-pháp cho người dân. Bởi thế, anh bị nhiều người gọi bằng cái tên "Long Lý", ý nói anh chỉ biết chiếu-lý chứ không vị-tình.

    Sau Hiệp-Ðịnh Paris 1973, tình-hình xã-hội Miền Nam thật là rối-ren. Bên ngoài thì Cộng-Sản Bắc-Việt công-khai ồ-ạt đổ thêm quân và chiến-cụ, vũ-khí vào tấn-công ta; bên trong thì các tổ-chức xưng-danh đối-lập và lợi-dụng tự-do quá-khích, tiếp tay với các phần-tử nằm vùng, ngày càng gia-tăng mức-độ và cường-độ gây hỗn-loạn trật-tự và làm suy-thoái tinh-thần các lực-lượng Quốc-Gia. Về mặt chính-trị, CSQG vừa phải đối-phó với các bộ-phận Ðảng, Mặt-Trận, Nhà-Nước và Nhân-Dân của CSXL và "Việt-Cộng", vừa phải chống-đỡ các phần-tử, phe nhóm chủ-bại và nội-ứng cho kẻ thù.

    Về mặt tệ-đoan xã-hội, ung nhọt tràn lan khắp nơi. Riêng về nạn dịch nhũng-nhiễu tham-lam, công-tác đương-đầu đã gặp quá nhiều khó-khăn. Hầu như kẻ nào làm bậy cũng đều nấp dưới danh-nghĩa của một chính-đảng, tìm sự che-chở của một đoàn-thể hay một số cấp lãnh-đạo nào đó trong Chính-Quyền. Ðụng vào họ, dù họ là kẻ phạm-pháp, có thể là tự rước lấy tai-họa vào mình. Thế mà anh Long đã dám xúc-tiến điều-tra, lập hồ-sơ truy-tố nhiều nhân-vật đáng sợ. Nhiều vụ lắm. Và vụ mà tôi thích nhất là vụ "tiền trợ-cấp dân Quảng-Trị tị-nạn". Ðại-khái như sau:

    Ðầu năm 1975, đồng-bào từ Tỉnh Quảng-Trị bắt đầu di-tản. Chính-Quyền Trung-Ương tổ-chức đón tiếp và cứu-trợ họ tại Trại Tạm-Cư Ðà-Nẵng. Trên thực-tế, có người đã vào, có người vẫn còn ở lại ngoài kia. Do đó, có một tổ-chức quy-mô đứng ra lập hồ-sơ ma để lãnh các món cứu-trợ di-tản nhiều hơn bội-phần: tiền mặt, thực-phẩm, thuốc-men, áo+quần, giường+mùng chăn+chiếu, xi-măng, tôn, v.v..., cấp cho cả đồng-bào ở Trại lẫn đồng-bào vẫn còn ở Tỉnh cũ mà được chứng-nhận là đã nhập Trại Tạm-Cư, do ngân-sách của Bộ Xã-Hội đài-thọ. Thậm chí, họ còn lập thêm hồ-sơ theo diện tị-nạn, dành cho đồng-bào dời-cư từ các xã bất-an và "xôi-đậu" đến định-cư tại các xã an-ninh, để lãnh thêm loại trợ-cấp này vốn áp-dụng chung cho bất-cứ vùng quê nào. Chưa thỏa, họ còn chứng-nhận cho cũng những đồng-bào ấy là nguyên cơ-sở của Việt-Cộng ở vùng địch kiểm-soát, nay bỏ kẻ thù về với Quốc-Gia, để hưởng các khoản trợ-cấp loại này do Bộ Chiêu-Hồi cung-cấp định-kỳ, v.v... Ngoài ra, người dân di-tản cũng bị lôi-cuốn vào tình-trạng hỗn-tạp chung bên ngoài Trại, lẫn-lộn giữa hợp-pháp và bất-hợp-pháp. Một số trở thành nhân-viên Chương-Trình Áo Xanh, do một tổ-chức xã-hội Hoa-Kỳ tài-trợ, cung-cấp việc làm cho người lao-động thất-nghiệp. Một số cũng là hội-viên Hội Cựu-Chiến-Binh và Dân-Phế, quy-tụ lính cũ đâu từ thời Pháp-thuộc, thời Nhật chiếm, thời kháng-Pháp, thời Bảo-Ðại, và nạn-nhân các vụ tai-nạn lưu-thông, ẩu-đả, hủy-hoại thân-thể, tàn-tật bẩm-sinh, vân vân, nhưng cũng được lập hồ-sơ và lãnh đều đều từ một tổ-chức nhân-đạo Hoa-Kỳ những món viện-trợ tiền mặt, thực-phẩm, thuốc-men, đồ dùng, v.v... Hơn nữa, một số giả-danh là Thương-Phế-Binh, cưỡng-thu "hụi chết" tại các hàng quán, bến xe. Phanh-phui vụ này lòi ra vụ kia. Tóm lại, một người lãnh nhiều trợ-cấp với nhiều tư-cách trong nhiều hoàn-cảnh khác nhau; nhưng chỉ lãnh được một ít, còn thì nạp vào túi riêng của bọn gian tham.

    Vụ án đã làm chấn-động dư-luận, vì dính đến nhiều cấp chức thuộc nhiều giới, ngành, từ cấp Tổ, Toán, Khóm, Thôn, Xã, Phường, lên đến Quận, Tỉnh, vào thấu Sài-Gòn, là những phần-tử chứng-nhận láo, chấp-thuận bừa, do đó, đã phí-phạm công-quỹ và phá-hoại chính-sách của Trung-Ương.

    Trong việc móc-nối đầu mối, nuôi-dưỡng đường dây, lắm lúc nhân-viên Ðặc-Cảnh phải giao-tiếp với những kẻ bất-lương. Bởi thế, đã có một số Trưởng Mối bị trừng-phạt oan, vì phía Hình-Cảnh nghi là đồng-lõa hay đỡ đầu. Sau khi có thêm bộ-phận An-Ninh Cảnh-Lực, Ðặc-Cảnh càng gặp nhiều khó-khăn hơn, đến nỗi Tư-Lệnh Ðặc-Cảnh Trung-Ương hồi đó là đại-tá Nguyễn Mâu đã phải lên tiếng phản-đối công-khai trước một đại-hội toàn-quốc, do Tổng Giám-Ðốc chủ-tọa, nhưng chưa ngã-ngũ ra sao.

    Với tôi, anh Long đã chịu nhượng-bộ: nếu gặp nhân-viên Ðặc-Cảnh liên-can đến các vụ hình, anh để tùy tôi xét trước, để tránh oan-ức, trở-ngại cho công-tác chìm. Ấy là nhờ anh hiểu rõ phương-thức tình-báo và đặt nhu-cầu chống Cộng lên hàng ưu-tiên. Ðó là quyết-định linh-động duy-nhất trong cương-vị Chánh Sở Pháp-Cảnh của anh Long.





    *
    KỶ-NIỆM đậm nét nhất trong đời tôi về anh Long là vụ rút lui ra khỏi Ðà-Nẵng, thành-lũy cuối cùng của Quân-Khu I Việt-Nam Cộng-Hòa.

    Lúc ấy vào khoảng 10 giờ tối ngày 28-3-1975.
    Trên máy vô-tuyến truyền-tin thuộc hệ Cảnh-Sát Sắc-Phục nội-thành Ðà-Nẵng, tôi nghe một đài gọi đài trung-ương, nhưng không có ai trả lời. Lát sau, có một đài khác cất tiếng: "Ðừng gọi vô-ích, bọn chúng chạy hết cả rồi!" Tôi bèn hỏi đài hồi nãy, thì được báo-cáo là có nhiều người ăn mặc lộn-xộn, vũ-khí cầm tay, đang nép hai bên lề đường từ hướng Hòa-Cường tiến vào.

    Tôi dùng làn sóng của hệ Ðặc-Cảnh ra lệnh cho Sở Tác-Vụ Vùng và Sở Ðặc-Cảnh sở-tại đối-phó, đồng-thời gọi máy điện-thoại cho đại-tá Nguyễn Xuân Lộc, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I, lúc ấy đang cùng có mặt với các Chánh-Sở Vùng và một số Chỉ-Huy Cảnh-Lực Tỉnh tập-trung tại đây.

    Lát sau, anh Long đến ngồi tại phòng truyền-tin của Ngành Ðặc-Cảnh Vùng -- nơi đây có máy âm-thoại của cả 2 hệ nổi+chìm địa-phương lẫn hệ toàn-quốc, và máy điện-thoại bưu-điện, điện-thoại quân-sự -- cách dăm mười phút lại gọi hỏi tôi tình-hình thế nào. Vì máy quá bận, tôi khuyên anh vào phòng-giấy của đại-tá Lộc để cùng theo-dõi diễn-biến tình-hình chung.

    Khoảng sau 11 giờ đêm, từ đài Ðặc-Cảnh Vùng I trung-tá Long gọi tôi. Lần nầy tôi nghe giọng anh run lên, lời-lẽ trịnh-trọng khác thường:
    • "Tôi xin mời ông Phụ-Tá đến ngay để tổ-chức phòng-tuyến và chỉ-huy đội-ngũ tử-thủ cùng với anh em chúng tôi!"
      (Tử-thủ là lời cam-kết của trung-tướng Ngô Quang Trưởng đọc trên Ðài Phát-Thanh Ðà-Nẵng suốt chiều hôm nay).
    Tôi hỏi về đại-tá Lộc thì anh đáp gọn với giọng bực-tức và chán-chường:
    • "Các ngài đào-ngũ hết rồi!"
    Anh Long kể lại với tôi là anh được lệnh, cùng với mọi người có mặt tại trụ-sở Vùng -- Chánh-Sở các Sở, Chỉ-Huy của một số Tỉnh, có cả mấy viên đại-tá quân-đội -- theo đại-tá Lộc xuống bến Giang-Cảnh, lên tàu Giang-Cảnh, rời bến hướng ra biển Ðông.

    Anh hỏi đi đâu thì đại-tá Lộc trả lời:
    • "Chúng ta di-tản vào Nam!"
    Anh thấy máu uất xông lên đỉnh đầu, la lên:
    • "Giặc chưa tấn-công, thuộc-viên vẫn còn ở lại, mà cấp chỉ-huy đã lén-lút bỏ đi như thế này là hèn!"
    Lộc cố giải-thích:
    • "Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn đã rút đi rồi. Trong tình-huống này chúng ta đành phải phụ lòng anh em mà thôi!"
    Long bèn rút súng, nhìn thẳng vào mặt từng người với vẻ khinh thường, và bảo tàu ghé vào bờ cho anh trở lui.

    Và anh đã về trụ-sở, để cùng chiến-đấu, sống chết có nhau với anh em.
    Tôi tin-tưởng và kính-phục anh Long vô cùng; nhưng tôi thấy rõ là nếu đến sở thì sẽ dính kẹt ở đó, khó lòng điều-động hoạt-động bên ngoài, nên nói là tôi bận họp. Anh xin mượn tôi một máy vô-tuyến cầm tay, và đòi đến họp với tôi.

    Tôi kéo thiếu-tá Ngô Phi Ðạm, Chánh Sở Tác-Vụ, ra xe. Ðến bến Bạch-Ðằng quả thấy xe Jeep xanh trắng và ô-liu bỏ đậu nghênh-ngang; gọi máy vô-tuyến trên hệ Sắc-Phục đến đại-tá Lộc ở sở, ở nhà, không ai trả lời; tôi bèn chỉ-thị Trung-Tâm Hành-Quân Ðặc-Cảnh báo-cáo sự-việc lên Trung-Ương.

    Anh Long đã đến nhà tôi, hỏi tôi ở đâu, tôi đáp là đến Ðặc-Khu, nhưng tôi đến Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn; nơi đây vắng hoe. Anh hỏi, tôi đáp là vào phi-trường, nhưng tôi đến Sở An-Ninh Quân-Ðội; nơi đây cũng chẳng còn ai. Anh không gặp tôi, lại hỏi; và tôi lại dối, tránh anh. Cứ thế mà tôi đến khắp các nơi vốn là chỗ dựa cho niềm tin của dân-nhân.

    Ðến sau nửa đêm thì cả thành-phố đổ dồn qua cầu Trịnh Minh Thế để qua bến cảng, bãi biển Quận III, để mong chạy vào Sài-Gòn. Tôi cùng Tác-Vụ, Thám-Sát Ðặc-Biệt, quan-sát xong tình-hình bên đó, len lách trở về thì thoáng dưới ánh đèn pha thấy rõ hình-dáng của anh, mặc cảnh-chiến-phục, gác khẩu M-16 ngang đùi, mặt-mày đỏ gay, tức uất nhưng đầy cương-nghị, lái xe vụt qua.

    Ðó là hình-ảnh cuối cùng của trung-tá Nguyễn Văn Long, mãi mãi hằn sâu trong ký-ức tôi.






    *
    Gần sáng, ngày 29-3-1975, Việt-Cộng pháo-kích hải-cảng, phi-trường. Mờ sáng, đặc-công từ hướng Núi Non-Nước bắt đầu tấn-công vào. Ðến trưa, tôi gọi máy về cho đại-úy Nguyễn Văn Tuyên, Chánh Sở Nghiên Kế, lúc đó còn ngồi tại chỗ, ra lệnh giải-tán Trung-Tâm Hành-Quân của Ðặc-Cảnh Vùng I, là bộ-phận sau rốt của Chính- Quyền VNCH còn hoạt-động đến phút cuối cùng, và cho phép thuộc-viên tự tìm phương-tiện thoát thân. Xế chiều, tôi mới kiếm được chiếc thúng, rời bờ, liều-lĩnh trước các làn đạn pháo-kích của địch và trực-xạ của chính bạn mình.

    Và tôi không còn gặp lại anh Long.






    *
    * *
    Cái chết của trung-tá Cảnh-Sát Nguyễn Văn Long làm tôi suy-nghĩ rất nhiều.

    • Anh đã phục-vụ dưới nhiều chế-độ khác nhau, đảm-trách công-tác ở nhiều lĩnh-vực khác nhau,
      nhưng vẫn giữ mình trung-chính khiết-liêm.
    • Anh tuy lớn tuổi
      nhưng vẫn trẻ-trung trong lối sống và trong công việc, không bị lứa trẻ sau này vượt qua.
    • Trong lúc nước nhà đang bị cộng-sản xâm-lăng, anh ý-thức được
      • chúng là kẻ thù số một của toàn-dân,
        sự-nghiệp chống Cộng phải là ưu-tiên số một của mọi người yêu quý Tự-Do,
      nên anh phải góp phần vàọ Thành-quả chống Cộng của CSQG nói chung,
      • là đã có lúc hạ được nhiều tên cộng-tặc hơn cả con số chúng bị thiệt-hại trên chiến-trường,
      do đó, anh tự nhận lãnh vào bản-thân mình một phần trách-nhiệm đối với đối-phương về những tổn-thất mà chúng hứng chịu nặng-nề;
                
    • nhưng trên tất cả là sự sụp đổ thảm-khốc của Việt-Nam Cộng-Hòa, mà đối với Tổ-Quốc, Dân-Tộc, Lịch-Sử, và Thế-Giới, thì cái trách-nhiệm vô cùng lớn-lao ấy nhất-định là của mọi người, trong đó có anh;
      • nên anh tự xử
        -- cũng như các anh-hùng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, vân vân --
      • để tạ tội với Tiền- Nhân và Quốc-Dân,
      • và để nói lên tinh-thần bất-khuất của người chiến-sĩ Tự-Do,
        không chịu hạ mình đầu-hàng kẻ thù.


    Cái chết của anh Long làm tôi hãnh-diện vô cùng.
    Tuy người chết không mong được đời nhắc đến, nhưng bổn-phận của người sống là phải phát-huy những tấm gương trí-dũng ngời sáng ấy, để nhờ đó mà mình tin-tưởng và phấn-khởi tiếp-tục lo toan sự-nghiệp chung.

              
    Bây giờ, đối với toàn-dân,
    • Nguyễn Văn Long không còn là một trung-tá, là một Chánh-Sở Tư-Pháp, là một viên-chức An-Ninh, là những gì gì khác nữa ...
    • mà anh đã là và vẫn còn là đại-diện cho bất-cứ chiến-hữu ưu-tú nào,
      không phân-biệt cấp/bậc, chức-vụ, ngành/nghề, hình-sự hay phản-gián, phái mạnh hay phái đẹp;
                
    • mà anh đã vinh-quang đi vào Lịch-Sử với tư-cách một anh-hùng
      • của Dân-Tộc Việt-Nam nói chung
        và Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia nói riêng.







    Lê xuân Nhuận


              
                         
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Người thương binh thăm mộ bạn






Tao què cẳng… đến thăm mầy thằng chết
Chẳng có gì… chỉ thắp nén hương thơm
Bốn ba năm tao vẫn buồn lê lết
Còn chút hơi tao cũng ráng đến thăm
Mầy nằm đó dẫu ngàn năm yên nghỉ
Mộ đá kia …đâu biết khóc hờn căm
Tao tàn phế… xác thân tao què cụt
Nuốt đau thương, sầu hận suốt tháng năm
Đến bao giờ quê hương ta dựng lại
Kèn trổi lên hồn tử sĩ réo vang vang
Tao đứng thật nghiêm với đôi chân giả
Hát bài Quốc ca chào lá cờ Vàng

Huỳnh Tâm Hoài


Nguồn:https://sangtao.org


          
                     
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Một cái chết Bất Tử!
    _____________________
    Nguyễn An Vinh




    Trung Tá Nguyễn An Vinh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Đà Nẳng, người đã có thời gian dài được gần gũi với Trung Tá Long, trong phạm vi Bộ Chỉ Huy Khu I, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.


    Sau chính biến 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ nền Ðệ nhất Cộng Hòa, Quốc Gia trải qua một thời kỳ hỗn lọan. Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, hoạt động ngành an ninh trật tự hoàn toàn tê liệt. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà đã thay đổi sáu Giám-Ðốc Nha Công An. Có ông chỉ tại chức 32 ngày. Hai Trưởng Ty Công An Thừa Thiên và Cảnh Sát Huế đều là cơ sở nòng cốt Cộng Sản, một vài tay chân của nhóm Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu ly khai xuống đường phá rối. An ninh trật tự hoàn toàn suy sụp.

    Ðể đối phó với tình hình rối ren của vùng I, tháng 6 năm 1966 Trung Ương quyết-định bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và ngay lập tức, ông cho chấn chỉnh lại những hoạt động của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại địa phương đầy biến động này, đồng thời bổ nhiệm Quận Trưởng Cảnh-Sát Võ Lương giữ chức Giám-Ðốc Cảnh Sát Quốc-Gia Vùng. Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương là Giám-Ðốc thứ bảy kể từ năm 1963 và là người đầu tiên giữ vững đựơc kỷ cương trật tự sau một thời gian hỗn loạn quá dài. Ðể mau chóng ổn định nhân-sự cũng như hoạt động, Ông cho lệnh di chuyển Nha CSQG từ Huế vào Ðà-Nẳng. Ông cho tất cả nhân viên dễ dàng trong một tháng để thu xếp gia-đình.

    Trong vòng một tháng đó, phần đông nhân-viên đã có đủ thì giờ để ổn định việc nhà cửa và chuyện con cái học hành. Chỉ riêng Trung Tá Long, lúc ấy vừa được bổ nhiệm chức Chủ-Sự Phòng An Ninh Nội Bộ kiêm Thanh Tra, là còn loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia-đình. Hết hạn 1 tháng, Ông không thèm xoay sở nữa mà đã sáng kiến thực hiện một việc cổ kim không giống ai:
    • Thấy có một khoảng đất công trống trên đường Duy Tân, giữa lòng Thành Phố Đà Nẵng, Ông dựng lên một cái chái lợp tôn, dựa lưng vào bức tường thành của một Công Sở. Ðó là nơi gia đình ông đang cư trú, không điện không nước.

    Có hai nhân viên thuộc quyền ghé thăm thấy cả nhà ban đêm thắp hai ngọn đèn dầu lù mù, họ rủ nhau hùn tiền mua đến cho ông một cái đèn Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy, nói thế nào ông cũng không chịu, bắt họ đem đi trả lại.

    Câu chuyện nhà ông Long thắp đèn dầu được nhiều người kể đi kể lại ở sở. Một hôm nhân có dịp ngồi chung xe với ông Giám Ðốc lên họp Quân Ðoàn, tôi kể Ông nghe câu chuyện về cái đèn Manchon. Ông Giám Đốc lắc đầu nói:
    • “…tính của Long là vậy, tôi biết chả từ lâu, từ hồi còn làm bên Công An Liên Bang. Ðó là một người rất tốt, thanh liêm và cương trực, đông con nhà nghèo…”.
    Từ lúc đó cho đến khi vào họp Ông không nói thêm lời nào. Ông lặng lẽ, dường như có điều tính toán suy nghĩ, ngó mông lung ra ngoài đường. Tuần lễ sau, tôi ghé nhà Long thăm đã thấy có điện nước. Hỏi ra thì biết trong lúc Ông Long đi làm, có 2 người tới bắt cho 2 bóng đèn và 2 lỗ cắm điện, một vòi nước. Họ không lấy tiền cũng không cho biết ai sai tới. Tôi biết ngay là do sự can thiệp kín đáo của Ông Giám đốc. Biết Ông không ra mặt tôi cũng làm thinh luôn.

    Liền sau đó, trong một phiên họp khoáng đại, ông Giám Ðốc hỏi nhỏ tôi, nhà Long có điện chưa. Tôi trả lời có rồi, có cả nước nữa. Ông gật đầu, mỉn cười nhìn về phía Long, nét mặt hiền lành khoan dung. Ông vui vì đã giúp được thuộc cấp một việc tuy nhỏ nhưng rất cấp bách cần thiết. Tính Ông quảng đại, kín đáo và chi-tiết. Nhiều khi làm ơn từ việc nhỏ đến việc lớn, không cần cho ai biết.

    Dạo ấy, vì cơ sở mới dọn từ Huế vào, phòng ốc chưa đủ, Ông Giám-đốc cũng không có tư dinh phải ở tạm một phòng trong khách sạn Grand Hotel trên đường Bạch Ðằng. Trong khách sạn có sẵn Restaurant. Ông thường dùng bữa vớí nhiều viên chức khác ngành, vừa ăn vừa luận bàn công việc. Những lúc không mời ai, Ông gọi tôi tới ăn cơm chung. Nhờ có chút khả năng giao-thiệp, quen biết nhiều người và luôn sẵn những chuyện tếu vô hại, Ông thường ngồi nhiều giờ với tôi, bàn về đủ mọi thứ, phần lớn là những việc trên trời dưới đất, không dính dấp gì tới công vụ. Nhân một lúc vui vẻ, cởi mở, tôi nhắc lại chuyện Trung Tá Long và hỏi Ông lý do không cho Long biết việc Ông can thiệp bắt điện nước vào nhà. Ông cườì rồi từ từ kể. Sau đây là những gì Ông Giám đốc Võ Lương nói về Trung Tá Nguyễn Văn Long:
    • “…Tôi biết Long từ những thập niên 1940, khi Giả (tiếng thông dụng miền Trung có nghĩa là Anh ấy, Ông ấy) mới gia-nhập Ngành An ninh thời Tây. Giả nổi tiếng1à siêng năng cần mẫn, kỷ-luật và trong sạch. Lương bổng không đến nỗi tệ nhưng gia-đình đông con lại suốt đời không tơ hào những bổng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo. Cả đời ở nhà mướn. Ðúng ra, trước năm 1963 Giả cũng có một căn nhà tương đối được, ở đường Phạm Hồng Thái, Thành Phố Huế. Nhà này có từ nhiều năm trước, có thể do cha mẹ để lạị. Trước đảo chánh Ông Diệm, Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung do Phan Quang Ðông điều tra khai thác. Trong thời gian bị ngưng chức không lương tiền hàng tháng, bà vợ đã phải bán căn nhà này để đong gạo cho gia đình…

      …Giả sống rất chừng mực, lương thiện, không có khả năng xoay xở, lại càng không muốn xoay xở bậy bạ. Nhũng lúc gặp khó khăn thì cắn răng chịu đựng, không hề muốn nhờ vả ai. Giả rất khó chịu khi phải chịu ơn người khác. Ðiều này giải thích được tại sao tôi không trực tiếp cho biết đã nhờ người bắt điện nước cho gia đình Giả. Chuyện nhỏ không muốn Giả có mặc cảm mang ơn….

      … Là viên chức kỳ cựu, phuc vụ trong ngành đã hơn 20 năm, Long có khá nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng cơ hội nào Giả cũng bỏ qua, có khi còn quyết liệt từ chối thẳng tay, nên đến bây giờ vẫn sống chật hẹp với đồng lương của một công chức.

      … Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung năm 1962 nên sau khi Chính Phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, Long được cử ngay làm Trưởng Ban Công Tác Ðặc nhiệm điều tra tội ác và tài sản chế độ cũ cũng như của nhóm Cần Lao. Nhiều người cứ tưởng dịp này Long tha hồ ân oán giang hồ. Nhưng trái với mọi suy đoán, Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không nghe lời xúc xiểm, không thành kiến, cũng như không bới lông tìm vết. Ðể tránh mấy tay môi giới chạy chọt xin xỏ đút lót lôi thôi, Long cắm trại luôn trong sở, thật khuya mớí lạch cạch đạp xe về nhà. Dạo ấy cả gia-đình theo đạo Công Giáo, nhà thuê ngay kế bên Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Nhà Long cửa đóng then cài. Long không tiếp bất cứ ai.

      …Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng Ty Công an Ðặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu , Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long…”

    Kể đến đây Ông Giám Ðốc cườì thành tiếng và nói đùa:
    • “…Nếu Long chịu nhận vàì ba mớ phong bì như thế thì đâu đến nỗi bây giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Nên nhớ Long đang là chức Trưởng Ty khi được lệnh di chuyển từ Quảng Trị vào Ðà-Nẵng. Một Ông Tưởng Ty mà ngày trước ngày sau phải ở bụi ở đường thì thế gian chỉ có một Nguyễn văn Long mà thôi, không có người thứ hai. Bổ nhiệm Long vào chức An Ninh Nội Bộ và Thanh Tra, tôi yên tâm nhưng cũng có nhiều anh khó chịu không vui đấy…”

    Khi tôi hỏi về Vụ Gián Ðiệp Miền Trung , Ông cho biết vụ ấy không hẳn là có thật mà chỉ do Pháp cố ý dựng chuyện lên để phá thối. Công việc của Phan Quang Ðông là huấn luyện và tung mạng lưới tình báo gián điệp ra Bắc hoạt động vùng Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi. Ðông không dính líu gì đến vấn đề nội chính và an ninh quốc nội. Ðông bị xử tử hình để bịt miệng, do áp lực từ Cộng Sản trong nhóm tranh đấu, gây rối Mìền Trung. Không có vụ gián điệp thì Ðông cũng bị giết.

    Hình như Long biết sự kiện này cho nên ngày xử bắn Phan Quang Ðông tại Sân Vận Ðộng Chi Lăng, mấy người bạn cùng vụ rủ Long đi coi, Long từ chối. Long nói:
    • “…chuyện Ðông có những điều chưa minh bạch, xét xử vội vàng và có quá nhiều áp lực. Ðông đâu đáng tội chết! Vả lại oán thù nên cởi, không nên buộc…

    Ông Giám Ðốc kết luận:
    • …Long khắt khe sắt thép với chính mình nhưng khoan dung nhân hậu, công bằng và rộng lượng với kẻ khác, cả với kẻ vừa mới giam giữ mình…”








    Năm 1970 , tôi bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng cho Thiếu Tá Trần Hàng để ra Ðà-Nẵng. Vừa nhận việc chưa được bao lâu thì Thành Phố chịu một cơn bão lụt Sóng Thần khủng khiếp chưa từng thấy trong cả trăm năm. Mưa như trút nước. Sóng biển gầm thét dữ dội. Một phần đường trong thành phố ngập nước quá đầu gối. Giáp ranh phía Bắc Thành Phố là Bãi Thanh Bình thành một vùng nước mênh mông. Nhưng ngặt nghèo và nguy hiểm nhất là khu tạm cư Ngọc Quang. Khu này là một giải cát bồi thoai thoảỉ nằm dài giửa Bãi Thanh Bình và biển cả, không một bóng cây. Từ tầm xa nhìn tới , toàn khu hoàn toàn biến mất, chỉ còn thấy lác đác ít nóc nhà nhấp nhô theo sóng dữ. Gió rất mạnh, thổi giật từng cơn. Bộ Chỉ Huy Cành Sát Quốc Gia huy động toàn bộ lực lượng cơ hữu như Giang Ðoàn và trưng dụng thêm một số ghe thuyền tư nhân trong nỗ lực di tản dân chúng vào khu an toàn, lúc ấy là sân Trường Kỹ Thuật ở đường Cao Thắng và chung quanh 2 Thánh Ðường Họ Giáo Ngọc Quang và Giáo Xứ Thanh Ðức.

    Qua máy truyền tin, Giang Ðoàn cho tôi biết gia-đình Trung Tá Long ở vào một khu nguy hiểm nhất. Nhà có thể bị cuốn trôi ra biển bất cứ lúc nào. Cả gia-đình đã lên được đất liền nhưng Trung Tá Long đang ngồi trên một cái chõng tre, tay cầm chai rượu thuốc, nói là để ở lại giữ nhà, không chịu đi đâu hết. Tôi nghe mà lạnh người. Cũng lại cái “Ông Trời sợ” này nữa. Tôi không thể quên vụ Ông cắm dùi ở đường Duy Tân năm nào và việc Ông Giám Ðốc Võ Lương kín đáo giúp đỡ bắt điện nước cho Long.

    Tôi nhờ Giang Ðoàn ra tận nơi, đưa máy truyền tin cho tôi nói chuyện với Long. Nghe tiếng tôi, Ông nói ngay:
    • Chào Ông Chỉ Huy Trưởng, tôi không sao đâu.
    Sau một hồi giải thích gần như năn nỉ, cuối cùng phải viện dẫn lý do an ninh cũng như xin Ông hợp tác để làm gương cho đồng bào. Cuối cùng Ông mới chịu vào bờ.

    Dọn dẹp bão lụt xong, dân chúng lo sửa sang những thứ đỗ nát. Tôi điện thoại cho Ông hỏi thăm nhà cửa hư hại ra sao. Ông trả lời tỉnh bơ:
    • Nhà chỉ có mấy tấm ván, xẹp xuống rồi dựng lại lên, có chi mà hư hại. Tuần này tôi xin nghỉ mấy ngày phép và mất một mớ đinh là xong ngay.
    Tôi bái phục cái thái độ bình tâm giản dị gần như bất cần của Ông, nhưng quyết định phải ra tận nơi coi cho biết. Tôi mặc thường phục cùng với mấy tay bài trừ du đãng đi Honda, luồn lách ra Ngọc Quang. Tới nhà Ông Long, tôi hết hồn.

    Căn nhà của Ông chỉ là một tác phẩm chắp nối vội vàng và lỏng lẻo gồm mọi thứ tạp nhạp không đáng gọi là vật liệu, góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhà nằm lọt vào khu vực tạm cư hỗn độn gồm các gia đình đổ về từ những vùng quê Quảng Nam mất an ninh. Giây điện và giây phơi áo quần chằng chịt. Rất mau, tôi vụt nhớ đến một bản báo cáo của Cảnh Sát Ðặc Biệt về việc Cộng Sản cài người vào dân tị nạn và vụ xe ông Trưởng Phòng Ðặc Biệt Nha tên Diệp đi mua vật liệu bên Quận Ba bị đặt Plastic chết banh xác trên gần Chợ Cồn năm nào. Thương Ông, tôi nhất định phải đưa Ông vào thành phố.

    Ngay ngày hôm sau tôi nhờ các Phường Quận tìm dùm một miếng đất cho Ông Long cất nhà. Các nơi tìm được khá nhiều nhưng tôi chọn ra 4 chỗ. Tôi lái xe đưa Ông đi xem. Cả 4 chỗ Ông không chê nhưng ngần ngại không quyết định, viện dẫn nhiều lý do nghe cũng được. Chuyện không thể chậm trễ, tôi nói ngay:
    • hay là Ông vô ở chung với tôi.
    Ông cười khẩy, tưởng tôi bực mình nói lời mỉa mai. Sự thực khi nói câu đó, tôi nghĩ đến khu đất trống sau tư dinh dành cho gia đình Chỉ Huy Trưởng số 37 Nguyễn Thị Giang, ngay trung tâm thành phố, sát tường rào Trường Nam Tiểu Học, có thể mở lối đi riêng. Tôi chỉ cho Ông. Ông chịu liền nhưng còn bán tín bán nghi. Ðể xác nhận không phải chuyện bông đùa, tôi đưa Ông tới một trại cây đường Phan đình Phùng, nói với bà chủ chọn cho Ông một số cây ván thứ tốt, hoá đơn gởi cho tôi. Tới đây Ông mới tin là chuyện thật và bắt tay tôi vui vẻ, nói lời cám ơn.

    Không chờ đợi lâu, Ông cho tháo căn nhà từ Ngọc Quang, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng căn nhà mới. Chỉ trong vòng chừng 2 tuần là xong, điện nước từ nhà tôi câu qua. Gia đình Ông Long vui vẻ đã đành, phần tôi cũng vui không ít.

    Những ngày tiếp theo, tôi chờ hoài không thấy trại gỗ đưa hóa đơn tới, hỏi ra mới biết: thấy tôi tận tâm, nể mất lòng, Ông chỉ lấy một ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được còn bao nhiêu Ông mua các thứ tạp nhạp từ một bãi phế thải ở đường Ông Ích Khiêm chở mấy xe Ba Gác về, đóng phía trong phía ngoài khá tươm tất. Một lần nữa tôi cảm phục tính lương thiện và sòng phẳng của Ông. Dọn vào nhà mới xong, ít lâu sau Ông thăng Trung Tá và được bổ nhiệm Chánh Sở Tư Pháp, tiếp tục phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Vùng. Từ đây Ông yên tâm ở bên cạnh nhà tôi và tôi cũng có cơ hội làm một chút quan sát:

    Nhà Ông rất đông con. Một vợ một chồng, sinh 12 lần, nuôi 13 đứa, có cả cặp sinh đôi sau cùng, một trai một gái. Ông còn cưu mang thêm một đứa cháu mồ côi, anh nó đi lính tận trên Pleiku, giao luôn cho Ông giữ. Chưa hết. Nhà còn có thêm một con heo con. Bà Long nói phải nuôi thêm con heo làm lợi, cho đứa cháu mồ côi thêm tiền ăn học. Chuyện nhà Ông Long nuôi heo nhiều người không tin, đòi đến coi. Làm gì giữa thành phố, ngay cạnh tư dinh Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát mà lai có người dám nuôi heo. Ai nói gì thì nói, hiểu rõ hoàn cảnh gia-đình, cùng cái lý do chân thật và tội nghiệp đối với Bà Long, tôi không phản đối. Mấy đứa con nhỏ của tôi cũng rất ưa thích con heo. Ði học về, tụi nhỏ chạy sang xem, cho heo ăn, trầm trồ khen heo sạch sẽ và mau lớn. Thấy các con ưa thích, tôi cũng vui. Bà Long lại càng vui hơn.

    Ông Long dạy con rất nghiêm nhưng không hề ồn ào to tiếng. Ông ưa nói chuyện gương trung liệt người xưa và lấy chuyện sách đèn của các con làm trọng. Ông thường dặn con:
    • dù hoàn cảnh nào cũng ráng kiếm cho được ba mớ chữ.
    Câu Ông thưòng nhắc đi nhắc lại với các con là:
    • Khi nào cái đầu cũng ở trên. Cái đầu phải có kiến-thức để điều khiển toàn thân làm những việc khá hơn là việc tay chân lao động.

    Những lúc rảnh rỗi nhà tôi hay sang chơi, khen mấy cháu học giỏi và thường dấm dúi cho các em chút đỉnh tiền để khi thì mua cái cặp sách, khi thì mua bộ áo quần. Ðặc biệt đứa cháu mồ côi là nhà tôi thương nhất. Ông Long có mấy con đã trưởng thành. Hai anh đi không quân, một thiết giáp, ba Cảnh Sát. Đứa đầu lòng tên Phụng, Sĩ Quan Biệt Ðộng Quân, tử trận. Thỉnh thoảng các cháu về phép, nhà tôi thường dặn dò phải cận thận giữ mình, đôi khi còn có chút ít tiền cho các cháu cà phê. Những cử chỉ thương yêu nhẹ nhàng kín đáo như thế chỉ có các con và Bà Long biết, Ông Long thì không. Qua tôi, nhà tôi đã hiểu tính Ông Long rất tự ái và không ưa nhờ vả ai, dù là từ những người thân.

    Trong năm năm sống cạnh nhau, Ông Long chỉ sang nhà tôi có một lần, đi chung với Ông Võ Hoàng, anh Ông Giám Ðốc Võ Lương. Lúc ấy tôi vừa cho thêm một người bạn khác, Ông Huỳnh Giáo cựu Trưởng Ty Công-An Quảng Tín làm căn nhà đằng sau , phía bên phải. Nhà Ông Long bên trái. Ông Võ Hoàng là một nhà phong thủy cho biết hai căn nhà phía sau Tư dinh là một phối trí phong thủy tuyệt hảo, che chắn hết mọi bất trắc, rủi ro, không sợ đao kiếm cùng kẻ xấu chém lén sau lưng. Ông Chỉ Huy Trưởng sẽ yên vị tại chức lâu dài. Tôi không biết nhiều về phong thủy, cũng không hẳn tin. Tôi chỉ muốn làm một việc tử tế khi có cơ hội để giúp cho hai người bạn mà tôi rất thương yêu và mến phục.

    Sống bên nhà tôi lâu như thế mà gia-đình Ông Long không bao giờ xin "ân huệ" cho mình cũng như cho bất cứ ai. Họ sống lặng lẽ, âm thầm gần như cam chịu. Bà Long thường nói đây là căn nhà vừa ý nhất từ trước đến nay và ao ước được ở đây mãi mãi.. Niềm ao ước bình thường giản dị ấy không được bao lâu thì Ðà-Nẵng thất thủ, cuối tháng ba 75. Tai trời ách nước đổ sập xuống, chúng tôi tan tác mỗi người một nơi.






    Tôi thoát đi được trong gang tấc, theo một tàu Mỹ vào Cam Ranh. Tại đây dùng tàu đò dân-sự vào Vũng Tàu. Khi vừa mới từ bờ ra lại biển khơi, tôi gặp Ông Long đi trên một ghe đánh cá từ Ðà-Nẵng vào. Tôi đổi tàu cùng Ông xuôi Nam. Về đến Saì-Gòn chia tay mỗi người một ngã. Tôi tìm cách cùng gia đình thoát thân lần nữa. Qua tới Guam được mấy ngày thì được tin Long tự sát. Tôi bàng hoàng xúc động, thương Ông suốt một đời lận đận và kết thúc tức tưởi thế kia. Từ đó tôi bị thúc bách và tự cho như có bổn phận phải tìm thêm tin tức của Long:

    Ở Mỹ, tôi theo dõi các báo lớn ngoại quốc có đăng trang bìa hình Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến khu tiền đình Trụ Sở Quốc Hội, sắc phục và cấp bậc Sĩ Quan Cảnh Sát ngay ngắn đàng hoàng, nhưng không có báo nào nói xác Long ai đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể vô thừa nhận đã bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.

    Nhưng không. Khoảng hơn hai tuần sau, Bà Long nhận đươc giấy báo vào nhà thương Grall nhận xác. Nguyên do là khi tuẫn tiết, trong túi áo Long có thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Ðà-Nẵng. Nhà thương cứ theo địa chỉ đó mà báo tin. Tôi nhớ là cái căn cước bọc nhựa ấy tôi đổi lại cho Long khi vừa mới dọn vào ở chung, đặc biệt có chữ ký của tôi làm kỷ niệm, không phải chữ ký của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó như những căn cước khác. Tự nhiên tôi có chút suy nghĩ sao mà cái việc nhỏ nhặt như việc đổi cái thẻ căn cước bọc nhựa năm xưa lại đưa đến một sự việc quá quan trọng như thế. Cái căn cước có chữ ký của tôi đó không phải vì nhu-cầu mà chỉ vì chút cảm tình, nhưng lại chính nhờ nó mà gia-đình nhận đươc xác của Long. Ðây có phải chỉ là một diễn tiến tình cờ hay là một tính toán cẩn thận của Long. Giả thuyết thứ hai hợp lý hơn.

    Ðà-nẵng mất mau quá, Long chưa kịp lãnh lương tháng ba nên nhà không có tiền vào Sàigon. Tội nghiệp chỉ có cô Tâm, con thứ ba vào nhận xác. Tới SàiGòn ngày 17 tháng 5 cô Tâm cùng với một người chị thứ hai tên Ðào và người em gái tên Thuận đang làm việc ở Sai-Gòn tới nhà thương Grall. Tại đây nhân viên Bệnh Viện, như có được lệnh của Ban Giám Ðốc, đã dành mọi dễ dàng, chỉ vẽ tận tâm chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể nhẹ nhàng tử tế đến độ làm các con cảm-động và ngạc nhiên. Ngày chôn cất có ban hậu sự Nhà Thương sắc phục và xe tang đàng hoàng, khoan thai đưa tiễn tới Nghĩa Trang. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thi hài được mai táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh-Mục đến làm phép xác. Rõ ràng là cái chết công khai và lẩm liệt của một Anh Hùng vị Quốc vong thân, ngay lập tức đã có người trân trọng. Ít năm sau gia đình cải táng. Lần này thì khăn tang trắng một vùng, đầy đủ vợ và các con, các cháu, xác được hỏa thiêu. Tro ký thác tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-Gòn, đường Kỳ Ðồng.











    * * *
    Ngày mất nước 30 tháng 4 năm 75, khi biết mọi sự đã hỏng hết, nhiều Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Lính, Cảnh Sát và cả nhân-viên Dân Chính đã tự sát tại nhiều nơi và bằng nhiều cách, cách nào cũng nói lên chí khí bất khuất không đầu hàng, không để cho thân rơi vào tay giặc. Nhưng cái chết của Trung Tá Nguyễn văn Long mới được cả thế giới biết đến mau nhất, gây xúc động mạnh nhất. Long đã chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết có mục đích tại một địa điểm không thể có nơi nào thích hợp hơn. Trước Tòa Nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ là nơi biểu tượng Trái Tim đang thoi thóp của Miền Nam. Ông đã nằm xuống đó để chấm dứt nhịp đập trái tim Ông. Ông dâng hiến máu tươi và mạch sống cho Tổ Quốc. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới cùng công nhận Long đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi-tiết. Long mặc sắc phục, cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài trong túi áo. Trước lúc bắn vào đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Ðài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một phát súng dứt khoát và chính xác, Long anh dũng đền ơn nước.

    Ðã một thời sống gần và làm việc chung, tôi thương mến Long lúc sinh thời, kính phục Long khi đã chết và sẽ mãi mãi nhớ Long. Cái chết của Long là một cái chết bất tử!



              

              




    25/03/2017
    Nguyễn An Vinh


              
                         
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Cái chết của cha tôi
    Trung Tá Nguyễn Văn Long

    _____________________
    Giao Chỉ Vũ Văn Lộc – San José - 27/08/2013
    viết theo lời kể của thân nhân Cố TrTá Long







    Vẫn chuyện tượng đài.

    Cô Hoàng Mộng Thu của biệt đoàn Lam Sơn vừa lên radio thông báo về việc San Jose thực hiện bức tường tưởng niệm các vị anh hùng Việt Nam Cộng Hòa tuẫn tiết. Trong 7 vị anh hùng dự án lựa chọn có hình ảnh của trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long. Hình ảnh do 1 thân hữu gửi đến. Sinh quán chưa biết rõ, năm sinh chưa tìm ra. Bỗng một hôm có người gọi cho cô Thu.
    • _Thân nhân của ông Long là chúng tôi đây. Hình này không chắc là hình của cha tôi.
      _Bà là ai vậy?
      _Tôi là con gái của ông Long.
      _Thưa bà ở đâu gọi vậy.
      _Tôi ở San Jose đây này. Tôi ở đây đã 11 năm rồi.


    Cô Thu bèn điện thoại cho bác Lộc.
    • Chết rồi bác ơi. May mà mình còn đang quyên tiền. Chưa làm hình trên đá. Hình đó không phải của ông Long. Con gái ông nói chuyện với cháu đây này.
    Nhưng chuyện không hay mà lại thành duyên kỳ ngộ. Tìm kiếm bao năm nay để xin tin tức, bây giờ gặp may. Tôi phải liên lạc gấp với gia đình trung tá Long ngay tại San Jose





    Nhắc chuyện năm xưa

    Khi nhận ngôi nhà làm Viện bảo tàng năm 2003 cách đây 10 năm, tôi đã có ý muốn ghi lại hình ảnh các vị anh hùng tuẫn tiết. Chúng ta thường nghe nói danh tiếng của 5 vị tư lệnh tự sát được gọi là ngũ hổ tướng. Sau đó có bài viết nhắc nhở đến vị anh hùng thứ sáu là đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử bắn tại Cần Thơ. Chúng tôi bắt đầu lưu tâm tới vị anh hùng thứ bẩy là trung tá Nguyễn văn Long. Không ai có được hình ảnh của 6 vị anh hùng đã hy sinh ra sao. Cả trường hợp đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử bắn tháng 8-1975 tại Cần Thơ cũng không có hình ảnh. Trên internet có phổ biến hình tên cộng sản dí súng vào đầu ông Cẩn. Đây là hình chụp trong một vở kịch. Riêng hình trung tá Long chết vào buổi trưa ngày 30 tháng 4 - 75 là hình ảnh đăng trên hầu hết các báo hải ngoại, và sau này thì tràn đầy trên internet. Quả thực tấm hình này gây xúc động lớn lao cho toàn thể báo giới tây phương vào thời kỳ tháng 4 -1975 đã 38 năm qua. Tôi được thấy tấm hình này lần đầu trong thư viện thành phố Springfield ở Illinois. Trên tạp chí Newsweek đã cũ vào năm 1976. Xuất xứ nguyên thủy là hình trên báo Pháp. Tờ Paris Match. Tấm hình này và chỉ cần 1 tấm hình này đã làm mờ nhạt tất cả các hình ảnh tang thương khác của miền Nam vào ngày quốc hận.

    Trung tá Long là người đầu tiên đáp lại lệnh bỏ súng đầu hàng của tổng thống cuối cùng Dương văn Minh. Ông tự sát rồi buông súng. Bức hình chụp được phổ biến cho thấy ông nằm nghiêm chỉnh dưới bức tượng xung phong của thủy quân lục chiến trước tòa nhà quốc hội Việt Nam Cộng Hòa. Có nhiều người chứng kiến nhưng không ai là nhân chứng kể lại giây phút cuối cùng. Dường như có người đã sắp xếp lại di hài vị anh hùng mang cấp bậc trung tá cảnh sát. Hai tay để ngay ngắn trên bụng. Nón trước ngực. Tấm hình chụp thật rõ ràng. Ai đã sắp xếp lại. Đồng bào miền Nam hay anh phóng viên chụp hình cho tờ báo Pháp. Bức hình của người sĩ quan bại trận nằm yên nghỉ nhưng hết sức lẫm liệt. Đó chính là vị tử sĩ thứ bẩy chúng tôi muốn đưa vào danh sách tiêu biểu của tượng đài anh hùng. Chúng tôi cần có tấm hình, ngày và nơi sinh. Đi truy tầm suốt 10 năm không thấy. Chợt tìm ra đáp số vào đêm nay 5 tháng 8- 2013. Tôi gọi điện thoại cho bà Tâm là con thứ ba của trung tá Long. Nhận được câu trả lời hết sức rõ ràng đơn giản.
    • Trung tá Nguyễn văn Long sinh tại Phú Hội, Huế ngày 1 tháng 6 năm 1919.
      Ông ra đi năm 1975 lúc đó 56 tuổi, là người cao niên nhất trong số các vị tuẫn tiết.


              

              

    Hình ảnh 1 gia đình Việt Nam Cộng Hòa.

    Bà Nguyễn thị Tâm năm nay ngoài 60, đã có cháu nội cháu ngoại nhưng mãi mãi vẫn là cô nữ sinh Đồng Khánh. Bằng một giọng nói xứ Huế pha tiếng Saigon, bà Tâm nói chuyện tuôn trào trôi chảy và đầy hãnh diện khi nhắc đến người cha anh hùng. Câu chuyện 38 năm xưa kéo dài qua điện thọai giữa canh khuya.


    Chuyện của cha tôi đã được viết đầy đủ trên báo chí, trên các web của quân đội và cảnh sát. Nhưng bây giờ chỉ nói riêng về thời gian của tháng 3-1975.

    Gia đình rất đông con, tới 13 anh chị em. 6 trai 7 gái. Con trưởng là thiếu úy biệt động quân hy sinh tại Quảng Tín năm 68. Anh Nguyễn Công Phụng (1942-1968) được truy thăng trung úy. Nhà 6 con trai mà 5 anh em đi lính. Chỉ còn con trai út 13 tuổi là học sinh. Hai lính không quân, 1 thiết giáp, 1 cảnh sát và 1 biệt động quân.

    Tên các con trai như thể hiện ước mơ của cha.
    • Các anh Phụng, Hoàng, Minh, Tiến, Quang, Hội.

    Các tên con gái như hình ảnh dịu hiền của mẹ.
    • Đào, Tâm, Thiện, Hòa, Hảo, Hiền , Huê.

    Ngày nay có 3 chị em ở Hoa Kỳ, các anh chị em khác còn ở Việt Nam với Mẹ. Mẹ của các con tức là vợ trung tá Long qua đời mấy năm trước.
    Đó là hình ảnh của 1 đại gia đình, có người cha anh hùng đã ra đi, để lại tấm hình hết sức đặc biệt.

              


    SVSQ Nguyễn Công Phụng. ( Anh cả)
    Biệt Động Quân hy sinh tại Quảng Tín năm 68

              

    Cái chết của cha tôi

    Bà Tâm, người con gái thứ ba bắt đầu kể về những ngày cuối cùng.

    Lúc đó vào cuối tháng 3- 75 ở Đà Nẵng. Ba vẫn làm việc trong trại, không về nhà. Hai cậu em không quân, một ở Đà Nẵng, một ở Biên Hòa. Một cậu đưa cả nhà vào sân bay Đà Nẵng chờ di tản. Nhưng rồi cũng không đi được. Vào ngày cuối người cha về nhà không thấy gia đình. Ông nghĩ rằng vợ con có thể đã đi thoát trong phi trường. Ông xuống bãi và ra đi bằng tàu.

    Vào đến Saigon đã có cô con gái lớn đón cha về ở tạm. Lúc đó mới biết vợ con còn kẹt ở Đà Nẵng. Ông Long lại vào trình diện tổng nha cảnh sát để làm việc. Trưa 30 tháng 4-75 khi radio phát thanh lời tổng thống đầu hàng thì 1 phát súng đơn độc nổ trong thái dương, trung tá Long ngã xuống. Ông buông cây súng nhỏ theo lệnh tổng thống. Cây súng tùy thân trung tá vẫn mang theo từ Huế, Đà Nẵng vào đến Sài Gòn.

    Một lần nữa, xin ghi lại. Có thể đây chính là người đầu tiên thi hành lệnh đầu hàng của vị tổng thống sau cùng. Lẫm liệt và công khai. Hình ảnh trên youtube do người vô danh đưa lên có cảnh những người dân khiêng xác vị anh hùng lên xe. Đó là hình ảnh cuối cùng. Không một tin tức nào loan báo trên báo chí cộng sản trong nước. Dân Việt từ Huế vào Sàigon không ai biết tin. Nhưng cả thế giới đều biết qua hình ảnh.

    Cuối tháng 5 -1975 có người từ nhà thương Đồn Đất (Grall) của Pháp liên lạc đưa tin về Đà Nẵng. Trong quân phục của trung tá Long có địa chỉ của gia đình. Hai vợ chồng bà Tâm thay mặt cả nhà tìm đường vào Nam. Gặp chị và em ở Saigon. Chị em tìm vào nhà xác của bệnh viện Grall. Nhân viên phụ trách mở tủ lạnh. Xác cha cô vẫn còn nguyên vẹn. Quân phục, cấp bậc huy hiệu và mũ cảnh sát. Nhân viên nói lại rằng nhà thương cho biết đây là di hài một người anh hùng. Phải bảo quản chờ thân nhân. Phải giúp cho gia đình tẩm liệm mai táng chu đáo. Chị em lúc đó giữa cuộc đổi đời đành gạt nước mắt đi chôn cha tại nghĩa trang Bà Quẹo.

    Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75. Bây giờ có hình chính xác. Lại còn tìm hiểu thêm giờ tổng thống phát thanh lệnh đầu hàng và giờ ông Long tự kết liễu cuộc đời căn cứ vào bóng mặt trời trong tấm hình.
    • Làm sao phóng viên báo Pháp lại tình cờ có mặt để chụp hình.
      Di hài trung tá Long nằm đó bao lâu.
      Có nhiều bệnh viện quanh Sài Gòn sao lại chở vào nhà thương của Pháp.
      Phải chăng có mối liên hệ với anh phóng viên?
    Trước đó một ngày, 29 tháng 4, thiếu tướng Phạm văn Phú tự tử bằng thuốc cũng trong nhà thương Grall của Pháp. Qua đến 30 tháng tư ông mới ra đi. Khi uống thuốc tự vẫn, ông Phú chưa biết đến lệnh đầu hàng. Ông chỉ uất hận vì trách nhiệm bỏ Vùng 2. Cái chết của ông Long hoàn toàn vì lệnh đầu hàng 30 tháng tư. Ngày 30 tháng tư trong cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều tấm gương oanh liệt. Trường hợp của ông Long là cái chết hào hùng nhất. Ông đã chọn đúng giờ và đúng chỗ.
    • Thời gian là trưa 30 tháng 4-1975
      và địa điểm là chết giữa lòng Saigon.
      Phương cách chết là cầm súng bắn vào đầu.
    Gia đình ông có 5 con trai trưởng thành và đi lính hết. Nhưng dù trai hay gái, tất cả đều thấm nhuần giáo huấn của cha. Tất cả đều sống hòa thuận và yêu thương đất nước. Các con đều hiểu được tấm lòng của cha khi quyết định hy sinh vào ngày quốc hận 30 tháng 4 năm 1975. Đó là lý do chúng tôi đã chọn được vị anh hùng thứ bẩy để đưa vào tấm bia vĩnh cửu.

    Gia đình còn lại 12 người con và hơn 30 người cháu bây giờ ở 2 bên bờ Thái bình Dương đều không quên ngày 30 tháng tư.
              
    Ngày tang đất nước
    và ngày giỗ người cha anh hùng.







    Giao Chỉ


              
                         
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Ngày 30 tháng Tư 1975, Bạn đang ở đâu? làm gì?




    Thành Phố Sài Gòn trong biển lửa ngày 30 tháng Tư năm 1975 (Hình của BBC).


    Hàng năm, cứ mỗi lần ngày 30 tháng Tư trở lại, là trong lòng người Việt Tỵ Nạn chúng ta đều dấy lên một nỗi buồn khôn nguôi.

    Không phải nỗi buồn mất nước này cứ tới ngày 30 tháng Tư thì mới trỗi dậy, mà nó đi theo trong tâm tư chúng ta bất cứ lúc nào có ai đó nhắc nhở về quá khứ hoặc là những khi gặp lại bạn bè cũ, nói dăm ba câu chuyện về đời sống hàng ngày rồi không ai bảo ai, cũng đều quay trở về thời điểm mất nước mà ôn lại chuyện cũ. Ngày 30 tháng Tư gần kề là lý do chính để mọi người chúng ta nhớ về thời điểm cuối cùng của đất nước, làm cho chúng ta đau lòng nhất mà thôi.

    Nhắc lại chuyện cũ để làm gì? Để xét lại xem, vào cái ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta đã làm những gì cho Tổ Quốc, có hối hận vì đã không làm thêm những gì có thể làm hay không? Nếu chúng ta có thể làm thêm những điều gì đó để quốc gia còn tồn tại, thì đến bây giờ, Việt Nam Cộng Hòa sẽ ra sao?

    Trong một buổi gặp mặt cuối tuần vào Chủ Nhật 22/04/2018 vừa qua, tôi có hân hạnh được gặp lại một số chiến hữu ngày xưa, cùng nhau hàn huyên chuyện cũ. Niên Trưởng và cũng là Huynh Trưởng của chúng tôi là Trung Tá Trần Văn Quản (Khóa 5 Thủ Đức) – Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 18 Tiếp Vận, Sư Đoàn 18, đã kể lại câu chuyện của ông như sau:

    Tình hình ngày 28/04/1975. Cá nhân gia đình tôi, vợ 6 con nhà ở Hạnh Thông Tây Gò Vấp. Vì tình hình chiến sự sôi động, Sư Đoàn 18 vô cùng bận rộn, cấm trại liên tục. Tôi cho vợ con tạm ra sống tại nhà người bà con ở Tân định. Nhà người bạn này có cô em gái, có chồng là một Thiếu Tá Mỹ. Người này cho biết Mỹ sẽ rút đi hết và cho vợ con và bà con được cùng di tản bằng trực thăng ra Hạm Đội Thứ 7 đang đậu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam, nếu ai muốn đi, ông ta sẽ làm danh sách chuyển lên Toà Đại sứ Mỹ để cùng đi luôn. Vợ tôi gọi điện thoại thuyết phục nhiều lần nhưng tôi cương quyết không đồng ý.

    Tiểu Đoàn 18 Tiếp Vận tuy nói là Tiểu Đoàn nhưng vì lo phục vụ cho toàn bộ hệ thống Tiếp Vận của Sư Đoàn 18 Bộ Binh nên có một quân số rất hùng hậu trên 600 anh em quân nhân cùng làm việc. Tính đến ngày 28/04, tiểu đoàn vẫn còn quân số trên 500 anh em, tỷ lệ vắng mặt rất nhỏ. Tôi vẩn thường xuyên nhắc nhở anh chị em nào muốn đi phép thì cứ nói, tôi chính thức cấp giấy phép đặc biệt cho đi, nhưng nếu không đi thì phải làm việc cho thật nghiêm chỉnh để yểm trợ Sư Đoàn đang có rất nhiều công tác quan trọng cần phải đảm nhiệm, vắng mặt bất hợp pháp sẽ bị phạt rất nặng.

    Củng ngày 28/04/1975 tôi được lệnh thành lập một điểm tiếp liệu 15 ngày dự trử tại Trường Trung Học Kiểu Mẩu Thủ Đức. Trường Huấn Luyện Sĩ Quan mới thành lập tại Long Thành đã bị mất rồi. Phi trường Biên Hoà đang bị pháo nặng. Cũng ngày 28/04, Quân đoàn Quyết định dời về sau Cầu Biên Hoà để lập tuyến phòng thủ mới. Cầu Xa Lộ Biên Hoà đã được Công Binh đặt Mìn chuẩn bị cho xập sau khi Quân Đoàn rút khỏi Thủ Đức.

    Căn cứ Long Bình và Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận củng rút về Sai Gòn ngày 29, trong lúc đó thì Tiểu đoàn Tiếp vận cũng đang di chuyển đổ tíếp liệu từ Long Bình qua Trường Kiểu Mẫu.

    Trong ngày đó trên đường Biên Hoà về Sài gòn vô cùng bận rộn nhưng Sư Đoàn 18 chỉ di chuyển một số đơn vị qua phía bên kia Sông Biên Hoà để chuẩn bị tuyến phòng thủ mới mà thôi. Long Bình và Bộ Chỉ huy 3 Tiếp Vận tiếp tục di chuyển về Sài gòn.






    Tối 28/04, tôi vẩn còn qua kiểm soát việc đặt điểm tiếp liệu tại Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức, công việc còn bề bộn quá nên tôi cũng không có thời giờ mà về Sai gòn thăm vợ con.

    Sáng ngày 29/04/1975, Tướng Vĩnh Lộc Tư lệnh Quân Đoàn còn đáp trực thăng đến Phòng Hành Quân Sư Đoàn 18 để bàn về kế hoạch phòng thủ (nghe đâu sau đó ông ta bay thẳng ra Hạm Đội 7).


    Chiều 29/04/1975 Thiếu Tướng Lê Minh Đảo – Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh – còn họp với các đơn vị trưởng của Sư Đoàn tại Long Bình. Ông nói:

    “Chúng ta đã để cho Việt Cộng tới Long Thành là chúng ta đã thua lớn, nhưng Sài Gòn, Quân khu Thủ Đô và Quân Khu 4 vẫn còn nguyên. Quân Khu 3 vẫn còn Sư Đoàn 18 và Sư Đoàn 5. Vậy chúng ta vẩn còn nhiều cơ hội để cầm chưn Công Sản bên ngoài Biên Hoà. Chừng 10 ngày là chúng ta có thể củng cố lại hàng ngũ để bảo vệ Sai Gòn.

    Chúng ta sẽ cùng chiến đấn bên nhau cho tới phút cuối cùng.”

    Vì câu nói này mà toàn bộ các Sĩ Quan cấp chỉ Huy của Sư Đoàn vẩn còn đủ mặt đến khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, để rồi tất cả anh em chúng tôi điều gặp lại nhau trong các trại tù Cộng Sản.

    Chiều ngày 29, toàn thể Bộ Chỉ Huy đều họp túc trực trong phòng hành quân. Tình hình chiến sự lúc ấy bị đám truyền thông thiên tả loan tin rất bất lợi cho phía Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta thua trận cũng một phần vì đám truyền thông thiên tả này.

    Đêm 29/04/1975 là một đêm lịch sử của Tiểu Đoàn Tiếp Vận SĐ 18.

    Đêm ấy là phiên trực căn cứ do Tiểu Đoàn 18 Tiếp Vân phụ trách. Vào khoảng 11 giờ thì đoàn xe của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn rời khỏi căn cứ. Tôi có cố tình liên lạc với Bộ Tư Lệnh nhưng không được, tôi nghĩ là họ im lặng vô tuyến để bảo mật và sẽ rút về Trường Trung Học Kiểm Mẫu Thủ Đức. Tôi vọng sau khi ổn định, Sư Đoàn sẽ có chỉ thị cho chúng tôi sau.

    Khoảng 12 giờ đêm thì Tiểu Đoàn 18 Quân y kéo đi. Sĩ Quan trực toán gác cổng cho biết, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Quân Y là Bác sĩ Đàm yêu cầu mở cổng cho đoàn xe của ông đi, tôi bảo phải đợi tôi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn trước đã. Như đã nói trên, vì tôi không liên lạc được với Bộ Tư Lệnh, do đó tôi quyết định không cho đi. Thiếu tá Đàm vào tại phòng trực gây gổ với tôi rất dữ dội. Ông nói ông quyết định phải đi, sau này có bị tù ông cũng chấp nhận. Phần tôi thì tôi cương quyết không cho bất cứ ai ra khỏi căn cứ khi chưa có lệnh.

    Việc này là một kỷ niệm khá lý thú về sau này, khi tôi gặp lại nhiều Sĩ Quan trong Tiểu đoàn Quân Y, họ đã kể lại cho tôi biết là ông Đàm về đến Sài Gòn chửi tôi thậm tệ. Ở Úc, tất cả các Sĩ Quan Tiểu Đoàn 18 Quân Y đều biết chuyện này.

    Sau đó, Tiểu Đoàn Công Binh với Thiếu Tá Nên Tiểu Đoàn Phó cũng đến gặp tôi đòi đi nữa. Dĩ nhiên tôi không cho, nhưng tôi có bảo nếu không liên lạc được với Sư Đoàn thì tôi cũng phải kéo đơn vị về Sài Gòn. Chừng nào đi thì chúng ta sẽ đi chung. Sau đó tôi được biết là Liên Đoàn 5 Thiết Giáp cũng muốn đi, cho nên Tiểu Đoàn tôi và Tiểu Đoàn Công Binh họp bàn với tất cả các Sĩ Quan trong đơn vị, cùng đi theo Liên Đoàn Thiêt Giáp về Sài gòn.

    Khi chúng tôi về đến cầu Xa lộ Sài gòn là 10 sáng, chúng tôi nghe Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Chúng tôi thật vô cùng thất vọng, không biết làm sao chúng tôi đã họp các Sĩ Quan trong Tiểu Đoàn và quyết định:

    Chẳng thà cho rã ngũ, chứ không bàn giao cho Cộng Sản.

    Chúng tôi đã rã ngũ từ lúc đó.”


    Anh Quản kể dứt câu chuyện về 30 tháng Tư 1975 của mình, anh xoay qua bên cạnh, nắm tay người vợ thân yêu mà nói:

    “Có tất cả anh em ở đây, lần đầu tiên tôi nó với bà… tôi xin lỗi bà là đã không cho bà và các con và cả tôi di tản vào ngày 28/04/1975. Những bà cũng biết đó, cấp chỉ huy của tôi là Thiếu Tướng Đảo còn đó, còn kêu gọi quân nhân mọi cấp của Sư Đoàn ráng cầm cự. Quân Khu Thủ Đô còn đó, Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4 còn đó, Sư Đoàn 18 của mình và Sư Đoàn 5 còn đó, tôi đâu có thể nào vì tham sống mà bỏ anh em đi được!”

    Hai anh chị nắm tay nhau thông cảm, nước mắt tuôn rơi trên gò má…

    Nghe câu chuyện của Trung Tá Quản, nghe lời xin lỗi chân tình của anh với người vợ thân yêu, chúng tôi không cầm được nước mắt, thương cho tình nghĩa vợ chồng, thương cho số phận của cả một dân tộc.

    Thương cho Người Vợ Lính với 6 đứa con thơ, đã nghe lời chồng mà ở lại quê nhà, để rồi nai lưng ra đi làm đủ mọi việc buôn gánh bán bưng, nuôi chồng đi tù Cộng sản suốt 10 năm dài đằng đẵng. Không phải một mình chị, mà còn bao nhiêu Người Vợ Lính Cộng Hòa khác ở trên khắp Bốn Vùng Chiến Thuật, đã chịu cực chịu khổ, chịu đủ mọi cay đắng do đám Cộng Sản giáng xuống đầu họ để trả thù, mà vẫn đứng vững nuôi chồng nuôi con.

    Xin cám ơn những Người Vợ của Lính Cộng Hòa.






    Thương cho người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như Trung Tá Quản, đã hy sinh hết đời mình để bảo vệ quê hương, đến giờ phút cuối cùng, vẫn hăng hái chiến đấu, không bỏ ngũ, không đầu hàng.

    Hãy cố gắng lên, các chiến hữu! Chúng ta đã vẫn không bỏ ngũ, không đầu hàng, chỉ tạm thời rời chiến trường mà thôi.

    Một ngày nào đó, chúng ta, những người Quân Nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sẽ quay trở về, dẹp tan bè lũ Cộng sản, dựng lại quê hương Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta.

    Ngày đó sẽ không xa đâu!

    Nếu tất cả các Sĩ Quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta đều là những Sĩ Quan có nghĩa khí, có tinh thần trách nhiệm cao, đồng lòng ráng cầm giữ thêm chừng 10 ngày nữa thôi, để tái phối trí lực lượng, biết đâu vận nước của chúng ta sẽ thay đổi, và Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta sẽ vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

    Cũng trong buổi họp mặt thân mật đó, chị Nguyễn Thị Hoa, giáo viên ở Biên Hòa, và cũng là một người vợ Lính Cộng Hòa, đã kể lại câu chuyện của chị như sau:

    “Cả tuần lễ trước ngày 30 tháng Tư, cả trường học của chúng tôi không có dạy dỗ gì được nữa. Dân và Lính từ Miền Trung đổ về ở đầy khắp mọi nơi, trường học phải đóng cửa để cho họ có chỗ tạm thời tá túc. Lúc đó Long Khánh cũng đã mất rồi, cậu tôi là Lính cùng với gia đình ở Long Khánh đã phải vượt đường rừng mấy ngày mới tới Long Thành, tôi đưa cậu vào bệnh viện Biên Hòa nhưng không còn chỗ nữa. Rồi Long Thành cũng mất, Việt Cộng đang tiến về Biên Hòa. Lúc đó tôi còn độc thân, cùng với má và mấy đứa em dắt díu nhau chạy về Sài Gòn. Qua Chợ Đồn, tới Cầu Gành thì hai má con lạc nhau, cứ đành cứ thế mà tiếp tục đi.

    May mắn khi tới Cầu Xa Lộ thì gặp lại má, nhưng lính hai bên bắn nhau dữ lắm, không thể đi được nữa. Mấy ngày hôm nay chạy loạn không có cơm ăn nước uống, may nhờ có mấy anh Lính mình đi ngay, cho chúng tôi gạo sấy và cá khô, chúng tôi cả đám dân chụm lửa nấu ăn thật là ngon. Ăn xong, vừa định tiếp tục đi thì nghe trên đài phát thanh ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Mấy người Lính nghe xong họ buồn dữ lắm, ai cũng khóc, nhưng không ai chịu buông súng mà nhất định đòi đánh Việt cộng tới cùng. Lúc đó cũng có tin buồn là một ông Tướng Tư Lệnh Vùng của chúng ta đã tự sát, làm cho anh em nản chí, nhưng sau đó lại có tin mừng Tướng Nguyễn Khoa Nam ở Vùng 4 vẫn tử thủ và đang tiếp tục chiến đấu. Những người lính nghe tin này thì họ vui lắm, một số cùng nhau tìm đường về Cần Thơ. Một số khác lại muốn kéo về Long Khánh, vì nghe nói ở đó có rất nhiều Lính Nhẩy Dù chiếm khu này tử thủ.






    Tôi và má thấy Tổng thống của mình đã đầu hàng rồi, nước đã mất rồi, đi đâu cũng vậy thôi, nên cả gia đình buồn bã kéo nhau về Biên Hòa.

    Trên đường về, tôi thấy người chết người bị thương nhiều lắm. Những người Lính Cộng Hòa, có người vẫn còn bận quân phục, vẫn còn cầm súng, có người mặc quần áo thường dân, có người chỉ bận một cái quần sà lỏn. Đi tới Suối Lồ là chúng tôi đã mệt lả rồi, thấy một chỗ rất đông người tụ tập, có vẻ là một quán bán nước, tôi nói má và mấy em chờ ở dưới gốc cây, để tôi tới đó, nếu đúng là quán cơm hoặc nước uống, và nếu không có gì nguy hiểm, tôi sẽ trở lại đưa cả nhà vào ăn.

    Tới nơi, đó là một quán bán đồ ăn, tôi vào mua một ly cà phê cho tôi tôi thấy rất nhiều Lính Cộng Hòa, tất cả đều còn mang súng, có vẻ như từ xa đổ về, vừa mới nghe tin Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.


    Một người Lính đã tức tối la lớn lên rằng:

    “Không buông súng đầu hàng! Nhục lắm!”

    Ngay trước mặt tôi, một nhóm Lính cầm súng đưa lên cao, cùng la lớn lên:

    “THÀ CHẾT CHỨ KHÔNG ĐẦU HÀNG”

    Tôi thấy rõ ràng, họ đưa súng lên ngay mặt mà bóp cò.

    Nhiều tiếng nổ vang lên, thân người của họ từ từ ngã gục xuống.


    Tôi hoảng hốt, tay cầm ly cà phê mà rớt lúc nào không hay.

    Kể tới đây, chị đã khóc sướt mướt như thể đang đứng trước mặt những người Lính đã tự sát, làm chúng tôi cũng không cầm được nước mắt.

    Khi đã bớt xúc động, chị kể tiếp:

    Những người Lính còn lại nhào tới ôm những người Lính đã tự sát lên, vừa kêu tên của những người Lính này vừa khóc rất thảm thương. Sau đó, họ khiêng những xác đồng đội của họ, cùng nhau tiến ra phía ngoài đường lớn, vừa đi vừa cùng nhau la lên:

    “Tiếp tục chiến đấu. Anh em, ra đường lớn chận đám Việt Cộng lại, lấy M72 giết hết chúng nó đi rồi cùng chết.”

    Tôi thẫn thờ nhìn những người Lính Cộng Hòa đang dìu nhau ra đường lớn, tôi muốn chạy theo họ, muốn la lên để họ chờ tôi cùng đi, tôi muốn họ chia cho tôi một khẩu súng để tôi cùng chiến đấu với họ. Mặc dù tôi là con gái, nhưng tôi cũng là con dân của Việt Nam Cộng Hòa. Đất nước lâm nguy, thất phu hữu trách, tôi cũng có phần trách nhiệm vậy!

    Tôi dợm chạy theo những người Lính thì có tiếng má tôi kêu. Tôi còn một nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng: Đưa các em tôi và má tôi về Biên Hòa, không thể bỏ họ ở một nơi đầy nguy hiểm được.

    Vì đã không thể cùng chiến đấu cùng với những anh em Lính Chiến Cộng Hòa vào những giây phút cuối cùng của đất nước, tôi cảm thấy đã thiếu bổn phận của một người dân, cho nên, khi vượt biên qua được nước Úc, sống một cuộc sống Tự Do, Hạnh Phúc, tôi luôn luôn nhớ tới nhiệm vụ của mình, từ năm 1983 tới nay, năm nào vợ chồng tôi và con cái cũng theo đoàn người đi tới tận Canberra, nhập vào đoàn người biểu tình trước Tòa Đại Sứ Việt Cộng mà hô to những khẩu hiệu:

    “Đả Đảo Cộng Sản dã man, đã tàn sát dân Việt, đã bán đất cho Tàu Cộng.”


    Tâm tình của người dân của Miền Nam Cộng Hòa là như vậy đó.



    Vào tháng 6 năm 2016, khi qua San Jose, tôi đã có dịp gặp lại nhưng người bạn cũ ở Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân, nhất là đã cùng nhau tìm được vị chỉ huy cũ, là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Phan Bát Giác. Anh em lâu ngày mới gặp nhau, tay bắt mặt mừng, những giọt nước mắt thương nhau lăn tròn trên những gò má nhăn nheo.

    Anh Giác đã kể lại cho chúng tôi nghe những gì xẩy ra vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, như sau:

    “Đầu năm 1975, tôi nhận được sự vụ lịnh đi học khóa Bộ Binh Cao Cấp ở Long Thành. Lúc gần xong khóa học thì tình hình chiến sự quá sôi động, rất cần sĩ quan cho chiến trường, nên khóa học của tôi được rút ngắn một tháng. Ngày 14/03/1975, tôi nhận được sự vụ lịnh về trình diện Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu II gấp.”

    Tới Pleiku, tôi quá giang xe của Bộ Binh để vào hậu cứ Tiểu đoàn ở Hàm Rồng. Gặp Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Tất, ổng cho biết là Tiểu đoàn 90 vẫn còn ở Thanh An, nhưng đường xá rất nguy hiểm, không thể về đó trong lúc này.

    Sáng hôm sau, ông ra lệnh cho tôi sửa soạn đi theo đoàn quân di tản về Phú Bổn, đem theo bất cứ cái gì có thể đem. Tôi xuống kho, còn mớ gạo xấy lấy hết bỏ lên xe GMC, tìm được một chiếc Jeep nữa, thế là cùng mọi người theo Liên Tỉnh Lộ 7 lên đường.

    Đi được thêm vài ngày nữa, dân và lính đều hết đồ ăn, họ thấy trên xe của tôi có ít gạo, nên chạy tới xin cứu đói, tôi thấy họ đói khổ mệt mỏi quá rồi, nên có bao nhiêu gạo là cho hết, tới lúc chính mình cảm thấy đói thì mới biết là không còn bao gạo xấy nào cả, đành bấm bụng đi xin ăn của anh em chung quanh.

    Lúc này, bọn Việt Cộng đã bắt kịp đoàn quân di tản, chúng bắt đầu tấn công để xé đoàn người ra thành nhiều đoạn mà đánh, hai bên bắn nhau rất ác liệt, bên nào cũng có thiệt hại, nhất là dân chúng. Tới khoảng ngày 20/03/75, đoàn xe tới được Dục Mỹ, mới tạm gọi là an toàn. Nghỉ một đêm, qua hôm sau, ban quân lương của Quân trường đồng ý ứng tiền phát lương cho những ai chưa lãnh lương tháng 3, tôi lãnh lương, có ít tiền mới ra chợ mua thêm thức ăn khô đem theo. Tới đây tôi mới được tin xấu là Tiểu đoàn 90 đã bị tan hàng ở Thanh An rồi, tôi trở thành Tiểu Đoàn Trưởng không có quân, chẳng biết đi về đâu!

    Đoàn xe đi tới Sông Ba, sông này mặc dù đã cạn đi phần nào, nhưng vẫn còn sâu lắm, chờ công binh bắc cầu tạm xong bắt đầu di chuyển, nhưng cầu tạm này cũng không đủ sức, bị lật ngang, phải đợi sửa chữa. Tôi nhờ dân chúng có máy cầy đi được trên cát kéo chiếc xe Jeep qua sông di chuyển tiếp. Qua ngày hôm sau, xe đang chạy thì tôi thấy có một cô gái dẫn theo hai đứa nhỏ đang chạy trên đường thì bị pháo kích, cả ba cùng bị thương, tôi vội vàng cho dừng xe lại, anh em xúm lại băng bó cho họ. Cô gái cho biết, cô là cô giáo của trường làng, khi dân chúng chạy tản loạn, hai đứa này bị lạc cha mẹ khóc quá chừng, cô thấy tội nên dẫn chúng theo, ai dè bị pháo ở đây, không biết đi đâu bây giờ. Tôi thấy cả ba cùng bị thương nặng, nên cho họ theo đi về Tuy Hòa.

    Quân với dân cứ thế mà đi mãi, tới Nha Trang, đưa mọi người vào bệnh viện xong, tôi gặp Liên Đoàn 9 Biệt Động Quân đang sửa soạn đáp tầu về Sài Gòn, liền xin quá giang, mãi tới tối ngày 31/3 mới về tới Sài Gòn.

    Sáng hôm sau, tôi lên trình diện ngay với Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân ở Trại Đào Bá Phước, đúng lúc Binh Chủng Biệt Động Quân vửa được lệnh thành lập 2 Sư đoàn, rất cần các sĩ quan có kinh nghiệm tác chiến, gồm có:

    Sư Đoàn 106, do Đại Tá Nguyễn Văn Lộc làm Tư Lênh,

    Sư Đoàn 101, do Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn làm Tư Lệnh.

    Thế là tôi được sự vụ lệnh trình diện Đại Tá Nguyễn Văn Lộc, Tư Lệnh Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân, Bộ chỉ huy đang đóng ở Trường Đua Phú Thọ, tôi được chỉ định làm Ban 1, lo việc tuyển quân.

    Tới khoảng ngày 20/04/75, tôi được lệnh kéo khoảng 20 khẩu đại bác 105 ra bắn yểm trợ cho mặt trận Long Khánh.

    Sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, tôi đang cho bắn yểm trợ thì nghe đài phát thanh Sài Gòn truyền thông điệp của Tổng Thống Dương Văn Minh, tuyên bố đầu hàng.

    Tôi cho ngưng bắn, gọi về Bộ Chỉ Huy Sư đoàn, không có ai trả lời cả. Gọi mãi cũng không liên lạc được vói ai, tôi tập họp tất cả anh em binh sĩ, cho phá hủy súng rồi tuyên bố tan hàng, chứ không bàn giao gì cả.

    Tôi về tá tục tại nhà một người chú, vợ con vẫn còn kẹt ở đâu đó chưa biết tin, tới khoảng ngày 6 tháng 5 thì trình diện tập trung ở Đại Học Kỹ Thuật Phú Thọ rồi bị đưa đi tù cải tạo. Lúc đầu ở Thành Ông Năm, sau đó họ chở ra Bắc, đi khắp nơi, từ Nghệ An, Yên Bái, Thác Bà, tới Hoàng Liên Sơn, mãi tới năm 1983 mới được trả về.


    Kính thưa quý chiến hữu, quý đồng hương,

    Những điều tôi vừa trình bày ở trên, chỉ là một trong những hình ảnh bi hùng của Người Lính Chiến Việt Nam Cộng Hòa, những người Lính can trường hy sinh tới giọt máu cuối cùng để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ mảnh đất Miền Nam Cộng Hòa.

    Đó là hình ảnh của những người Lính oai hùng đã không bỏ ngũ, không xa lìa anh em đồng đội, những người Lính đã thà chết chứ không chấp nhận đầu hàng.

    Đó là những hình ảnh của những người dân Miền Nam Việt Nam, sống trong chế độ Cộng Hòa, Lính đi tới đâu, dân đi theo tới đó, Lính không bỏ dân, dân không bỏ Lính.

    Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có những hình ảnh đó. Có những người, vì nghe theo lời tuyên truyền của Việt Cộng, hoặc là vì mê muội, cho đến nay, khi nói chuyện với nhau về ngày 30 tháng Tư năm 1975, họ vẫn nói:

    “… Sau ngày Giải Phóng…”

    Ngày 30 tháng Tư có phải là ngày giải phóng của đất nước chúng ta hay không?

    Chắc chắn là không rồi! Cái cột đèn vô tri vô giác còn biết điều này, huống chi là chúng ta, những con dân của Việt Nam Cộng Hòa.

    Ngày 30 tháng Tư là Ngày Mất Nước, là Ngày Quốc Hận!

    Hãy gọi như thế, các bạn nhé.

    Đừng làm tủi hổ vong linh của những người đã chết để bảo vệ cho quê hương cho quý vị và chúng tôi được sống đến ngày hôm nay.

    Hàng năm, cứ vào ngày này, toàn thể cộng đồng Người Việt Tự Do trên khắp thế giới đã làm lễ truy điệu cho các chiến sĩ trận vong, cho những công nhân viên và những người dân lành vô tội đã hy sinh thân mình để bảo vệ cho tổ quốc Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó, chúng ta hãy ráng đoàn kết, tiếp tục tranh đấu chống Cộng trên mọi hình thức, để có một ngày nào đó, khi đám Việt Cộng đã bị tan hàng, bị đào thải, chúng ta sẽ trở về xây dựng lại một đất nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Hùng Mạnh và vĩnh viễn.

    Mong lắm thay.

    Nguyễn khắp nơi


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
              

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Ngày 30 tháng Tư từ ‘một góc nhìn khác’




    Ông Stephan Köster (áo đen – cameraman của IK, CHLB Đức)
    trong ngày 01/5/1975 ở Sài Gòn (ảnh do tác giả cung cấp)


    Chàng Việt Cộng gốc Đức

    Tôi tuổi Mão, nên chiều mồng hai tết Ất Mão đầu năm 1975, một bất ngờ lớn đã đến với tôi. Ông Huỳnh Văn Tiểng, phụ trách Truyền hình Việt Nam giao cho tôi đi Hải Phòng đón hai “đồng chí Tây Đức” và đoàn xe truyền hình lưu động.

    Tổ chức cánh tả Tây Đức “Ủy ban sáng kiến ủng hộ ngành điện ảnh và truyền hình Việt Nam” (Initiativkommittee zur Unterstützung des Film-und Fernsehwesens der DR Vietnam) viết tắt là IK, cử hai sinh viên năm cuối ngành khoa học sân khấu điện ảnh, đại học Cologne, lênh đênh trên biển 6 tuần, áp tải 3 chiếc xe truyền hình lưu động sang tặng Truyền hình Việt Nam. Từ đó tôi kết bạn với họ và với nhiều thành viên IK khác.

    Ở một xứ sở mà kết bạn với đồng chí Liên Xô còn gặp khó khăn thì chơi với bạn Tây Đức vô cùng nguy hiểm. Tôi đã khốn khổ một thời vì tình bạn này. Nhưng tôi không bao giờ bỏ bạn bè, và họ cũng chẳng bao giờ quên tôi.

    Những gì xảy ra sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc đã làm thất vọng, thậm chí tạo lên những chấn thương tâm lý cho hầu hết các thành viên IK khiến không ai muốn nhắc đến quá khứ, đến các tư tưởng họ đã đi theo. Vì vậy tôi đã không viết về họ.

    Đầu tháng Tư năm nay, Stephan Köster, một bạn cũ của IK đến thăm tôi ở Cologne. Vợ tôi đãi các món mà Stephan đã được thưởng thức cùng Xuân, vợ chưa cưới của anh tại Sài Gòn mùa hè 1975.

    Rồi Stephan nói về những ngày cuối của cuộc chiến ở đó. Nhận định của anh ta nghe rất lạ tai, rất khác với những gì người Việt hay nói về ngày 30 tháng Tư.

    Tại sao Stephan lại có mặt Sài Gòn vào thời điểm lịch sử này?

    Sau khi nhận ba chiếc xe truyền hình lưu động do IK tặng, tôi được phân công giúp đoàn IK làm phim ở Việt Nam. Hôm 30/3/1975, một ngày sau khi Quân Giải phóng chiếm Đà Nẵng, tôi đưa phái đoàn IK đến phỏng vấn Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng.

    Sau màn chào hỏi xã giao và phỏng vấn, Chủ tịch IK xin gặp riêng ngài Thủ tướng. Hai người sang phòng bên cạnh nói với nhau bằng tiếng Pháp. Về sau anh bạn Chủ tịch IK kể cho tôi qua thư là trong khi bàn bạc, anh có hỏi ông Đồng: “Bao giờ các đồng chí sẽ lấy Sài Gòn?” Câu trả lời là ‘Cuối tháng 4/1975’, như anh nhớ lại.

    Bên IK nói sẽ gửi một phóng viên vào Sài Gòn để làm phim về sự kiện này. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cảm ơn và hứa sẽ báo cho các cơ quan hữu quan.

    Ngày 31/3/1975, đoàn IK bay về Đức với rất nhiều tư liệu về Việt Nam mà lúc đó UPI, AFP, AP hay Reuters nằm mơ cũng không thể có.

    Rồi IK tìm người đi Việt Nam và họ chọn Stephan Köster, chàng quay phim 27 tuổi. Lý do chính là Stephan sinh ra trong một gia đình ngoại giao lâu đời ở Đức, đã theo bố mẹ rong ruổi khắp thế giới. Anh thông thạo 6 ngoại ngữ và đã từng có những tiếp xúc với du kích Nam Mỹ khi còn ở Bolivia.

    Ngày 26/4/1975, Stephan nói bố mẹ là đi Tây Ban Nha, nhưng đáp máy bay đi Bangkok.

    Ngày 27/4, khi những chiếc máy bay đầy ắp người di tản khỏi Việt Nam đến Bangkok thì chỉ mình Stephan bay ngược về Sài Gòn. Vì lý do an toàn, Stephan không mang bất cứ một giấy tờ gì có thể lộ ra rằng anh là người của “Việt Cộng”. Trong va-li chỉ có máy quay phim, máy ảnh và cơ số phim đủ cho hai tháng.

    Thế là Stephan bỗng trở thành nhân chứng lịch sử của một sự kiện mà anh tưởng rằng sẽ là ngày tận thế của chủ nghĩa đế quốc, bỗng yêu một người con gái Việt từ ‘phía bên kia của Cách mạng’…

    Nhân chứng “ngày tận thế”

    Stephan bị Sài Gòn quyến rũ ngay khi vừa đặt chân đến, dù trong buổi hoàng hôn của Việt Nam Cộng Hòa. Chiều ngày 27/4, thành phố vẫn yên tĩnh, bất chấp các tin chiến sự, tin thay đổi nội các, các lệnh giới nghiêm được Đài phát thanh liên tục phát đi. Cảnh sát vẫn điều hành các ngã tư, mọi mệnh lệnh từ trên xuống vẫn được thi hành.

    Khách sạn Caravelle đề nghị người nước ngoài phải nộp ảnh để làm giấy tạm trú theo lệnh thiết quân luật. Trong tiệm chụp ảnh, Stephan bị thôi miên bởi ánh mắt của một cô gái đang nhìn mình. Xuân, cho đến lúc này vẫn còn là xướng ngôn viên đài truyền hình Sài Gòn của VNCH, đang chờ chụp ảnh để làm visa xuất ngoại. Bố mẹ Xuân đang chờ cô ngoài tàu sân bay. Vì vướng mấy chương trình lên sóng nên giờ cô mới lo đến việc xuất ngoại.

    Xuân có cảm tình ngay với chàng trai Đức đang thì thầm với chủ tiệm bằng tiếng Pháp rất êm. Cô nghĩ đến chiếc xe VW của Đức vừa dễ thương vừa rất đáng tin cậy mà cô dùng lâu nay. Tình yêu sét đánh! Chiếc xe VW màu trắng bỗng trở thành phương tiện vận chuyển của Stephan trong hơn hai tháng sau đó, với Xuân trong vai tài xế, phiên dịch và trợ lý đạo diễn. Xuân tìm thấy ở Stephan chàng hiệp sỹ của đời mình và cô sao nhãng những cố gắng xuất cảnh, yên tâm phụ giúp chàng trong mọi hoạt động. Lúc đầu, Stephan không biết Xuân là người của đài Truyền hình Sài Gòn, còn Xuân chỉ biết anh là phóng viên Tây Đức chứ đâu ngờ là anh làm việc cho những người cộng sản đang bao vây thành phố.

    Trong phim, Stephan nhận mình là người cộng sản, nhưng trong thực tế các thành viên IK không chấp nhận đảng Cộng sản Đức (DKP). Mặc dù cùng chia sẻ với nhau các quan điểm thiên tả: chống chiến tranh Việt Nam, chống lại trật tự kinh tế tư bản chủ nghĩa… nhưng IK rất ghét mối liên hệ chặt chẽ giữa DKP với nước CHDC Đức. Đối với trí thức thiên tả, nhà nước XHCN ở miền Đông là biểu tượng của nền chuyên chế, độc tài. Stephan thấy những chàng trai, cô gái Việt Cộng đội mũ tai bèo, quấn khăn rằn, cầm AK47 mới là đại diện cho cuộc chiến tranh giải phóng, vì tự do, chống lại chuyên chế.

    Ngày 28/4, số ít ỏi phóng viên nước ngoài còn ở khách sạn Caravelle quyết định chuyển sang khách sạn Continental, nơi có đông người phương tây hơn, để tạo thành một căn cứ nhỏ bảo vệ lẫn nhau. Buổi tối, Xuân và Stephan không dám ngủ trong phòng khách, mà thường chui vào phòng tắm không có cửa sổ để tránh đạn lạc. Khách sạn Continental dùng lưới thép bọc toàn bộ các cửa sổ và chặn cửa ra vào bằng hàng rào thép để tránh bị tấn công.

    Tại đây Stephan gặp các phóng viên Đức đang ở lại Sài Gòn, đó là Börries Gallasch, phóng viên tạp chí Tấm gương (Der Spiegel), phóng viên nước ngoài duy nhất chứng kiến việc tướng Dương Văn Minh đọc lệnh ngừng bắn tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975; Dieter Mummende, phóng viên ảnh của nhật báo Thế giới (Die Welt) người cùng đi với Stephan ra xa lộ Biên hòa để quay phim các phòng tuyến chống cự của quân lực VNCH. Nhưng trên đường ra, cả hai chỉ chứng kiến các đoàn xe chở bộ đội Bắc Việt tiến vào thành phố; và Tiziano Terzani, phóng viên thường trú báo Tấm Gương (Spiegel) là người đã quay những thước phim về chiếc xe tăng T54 húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập.

    Tất cả họ, không ai biết Stephan đang làm việc cho “Việt Cộng”, kể cả “Việt Cộng”. Có lẽ vì mê cuộc chiến tranh giải phóng của “Việt Cộng”, vì yêu một người con gái của phía bên kia và luôn có nàng bên mình như một tấm bùa hộ mệnh mà Stephan cảm thấy vững tin trong tác nghiệp, không hề cảm thấy sợ hãi khi tiếp xúc với binh lính từ cả hai bên.

    Hoàng hôn của chiến tranh

    Người phương Tây còn kẹt lại tại Sài Gòn biết dân chúng rất ghét người Mỹ, đã bỏ rơi họ, đẩy họ vào tình thế này. Ai cũng lo một vụ tàn sát người Mỹ có thể xảy ra. Quảng trường trước mặt khách sạn Continental luôn xuất hiện các toán binh sỹ VNCH mệt mỏi rã rời, nét mặt vô vọng, nhưng trang bị đến tận răng, tiểu liên cầm tay, lựu đạn quanh hông.


    Stephan (X) chụp ảnh tại Hạ Nghị Viện VNCH trưa 30.4.1975


    Đám phóng viên ngoại quốc nấp ở bên trong hàng rào thép nhìn ra sợ hãi, chỉ sợ đám lính vô kỷ luật, không còn gì để mất kia dùng súng chống tăng phá hàng rào thép để vào khách sạn trả thù. Ngày 29/4, khi trực thăng còn quần đảo trên bầu trời, có một thanh niên Mỹ không biết say rượu hay hoảng loạn, cứ cởi áo, đứng múa may quay cuồng trước nhà thờ Đức Bà. Stephan sợ cậu ta sẽ bị người Việt xúm lại tùng xẻo. Tất cả những nỗi hãi hùng đó đều không xảy ra.

    Từ tối 29/4 và sáng 30/4, trước khi xe tăng của Bộ đội chủ lực tràn vào Sài Gòn, Stephan đã nhìn thấy Biệt động nội thành của Việt Cộng xuất hiện vài nơi. Trên trời trực thăng vẫn tiếp tục di tản người ra khỏi thành phố, nhưng các “Việt cộng” này chỉ ngước nhìn lên, không hề nghĩ đến chuyện bắn hạ, dù việc đó dễ như trở bàn tay. Binh lính Cộng hòa rất oán ghét các tướng lĩnh vô trách nhiệm, bỏ mặc họ cho số phận để leo lên trực thăng tháo chạy. Súng trong tay nhưng họ chỉ nhìn theo máy bay chửi đổng. Không ai còn thích đổ máu nữa!

    Kể đến đây, Stephan trầm ngâm:

    “Từ khi bước chân đến Việt nam, tớ đã cảm thấy một dân tộc khao khát hòa bình. Cuộc chiến tranh tàn bạo nhất thế kỷ 20 kết thúc êm như một điều thần kỳ chính vì ý nguyện của tất cả những người trong cuộc. Cả một dân tộc đã nhận ra rằng đến lúc phải thôi bắn giết!

    “Điều thần kỳ này không phải do đám chính trị làm nên, không hề vì thắng lợi của cách mạng, chẳng phải vì bọn cường quốc đánh cờ trên lưng Việt Nam, chẳng phải vì ai bán đứng ai cả. Hãy nhìn về nước Đức. Chiến tranh được kết thúc bởi sự đầu hàng của một bên, bằng sự căm thù của bên kia, bằng hiệp định của tứ cường đã bi thảm ra sao? Chắc cậu còn nhớ đến nạn hãm hiếp hàng trăm ngàn phụ nữ Đức, đến những cuộc hành quyết lính Đức đào ngũ do SS thực hiện sau ngày 8/5 chứ?”


    Đây quả là một cách nhìn mới về ngày 30 tháng Tư mà tôi chưa được nghe từ người Việt Nam nào. Tôi hỏi:

    “Cậu nghĩ sao về ý nguyện của dân tộc này, khi chính cậu, chỉ vài tháng sau đó đã bất hạnh về những đau khổ mà người Việt phải chịu đựng, về những cơ hội bị bỏ lỡ?”

    “Đó chính là bi kịch của mỗi dân tộc. Người ta có thể tạo ra cái kết đẹp của một cuộc chiến để rồi lao vào một khởi đầu xấu cho nền hòa bình. Cũng như trong đời người, hai chúng tớ đã vượt qua tất cả mọi rào cản để có một mối tình đẹp như mơ, nhưng lại không biết giữ nó, để tuột khỏi tay!”

    Mối tình buổi bình minh


    Bà Xuân – người yêu của nhân vật chính trong câu chuyện tình 43 năm trước.


    Stephan coi Xuân là tình yêu buổi bình minh của anh. Hai người thuê một căn hộ trong phố để ấp ủ tương lai. Xuân luôn ở bên anh trong mọi hoạt động và họ chẳng còn giấu nhau điều gì nữa. Stephan biết Xuân từng là gương mặt của cỗ máy tuyên truyền bên kia, có họ với hoàng đế Bảo Đại, sống trong nhung lụa. Stephan gọi Xuân là “cô bé mơ mộng” và lúc nào cũng nâng niu cô như một bông hồng, chỉ sợ nó rụng cánh. Trả lời câu hỏi của Xuân: “Anh là cộng sản à?”, Stephan nói: “Đúng vậy, nhưng chỉ khi nào cách mạng Việt Nam thành công trọn vẹn!”

    Sau khi tình hình tạm ổn định, Stephan đến thăm đài “Truyền hình Sài Gòn giải phóng” ở đường Hồng Thập Tự. Giám đốc đài là thủ trưởng cũ của tôi, ông Huỳnh Văn Tiểng từ Hà Nội vào. Ông được thông báo về ý đồ của IK nên biết là sẽ có phóng viên Đức vào Sài Gòn trước 30.4, nhưng chưa rõ là ai. Nay nghe Stephan tự giới thiệu “Tôi là người của IK cử sang để sát cánh cùng các bạn”, ông mừng lắm. Stephan nộp cho ông các vũ khí mà anh nhặt được để tự phòng thân trong mấy ngày qua và khuyên ông cử người đến khách sạn thu gom những thiết bị điện ảnh bị các phóng viên phương Tây bỏ lại.

    Từ giờ phút này, chính quyền biết Stephan là ai. Ông “Tây phe ta” được tiếp xúc với đại diện của “Lực lượng thứ ba”: Luật sư Ngô Bá Thành, Bác sỹ Dương Quỳnh Hoa, Ni sư Huỳnh Liên và các thủ lĩnh sinh viên nội thành khác. Đối với anh, đó là những “Việt Cộng”, ai cũng trí thức, cũng đáng yêu, rất con người. Xuân cảm thấy gần gũi họ hơn, đem chuyện cưới xin ra hỏi bà Ngô Bá Thành. Stephan hạnh phúc ngây ngất và cả hai quyết định cưới.


    Ông Stephan Köster cùng người yêu – bà Xuân (trái) và Luật sư Ngô Bá Thành (phải) vào năm 1975


    Chính quyền quân quản không ngăn cản, cũng không đồng ý, chỉ nói chờ đã. Xuân rất khó chịu. Nhưng Stephan nói là cách mạng mới thành công, còn trăm công nghìn việc hãy thong thả chờ. Xuân biết ngày về Đức của Stephan không xa nữa, chỉ có giấy kết hôn mới đưa cô ra khỏi xứ này… Họ hờn rỗi nhau, rồi làm lành, lại cưng nhau.

    Giấc mơ của Stephan về một nước Việt Nam hòa bình, tự do, bác ái bắt đầu rạn nứt: Chỉ qua đêm hàng loạt loa phóng thanh được lắp ngoài đường chĩa vào nhà làm anh khó chịu. Các em bé ăn mặc chỉnh tề thắt khăn quàng đỏ diễu hành ngoài đường làm anh nhớ đến chế độ Đông Đức. Rừng cờ đỏ ngợp trời ngày đầu làm anh hứng khởi, nay được thay thế bằng các khẩu hiệu đủ kiểu khiến anh liên tưởng đến chủ nghĩa Mao… Anh tự bào chữa: đó chỉ là sự ấu trĩ của những cán bộ ít học. Các trí thức mà anh quen biết rồi sẽ giúp cho họ hiểu, thế nào là văn hóa, là cách mạng.

    Nhưng rồi anh thấy những “Việt Cộng” dễ thương cứ vắng dần đi, thay vào đó là các cán bộ lạnh lùng ngoài Bắc vào, nói chuyện gì cũng phải qua Xuân phiên dịch… Phim của anh gửi về Đức cho IK ngày càng “kém chất lượng”, vì nó không toát lên được khí thế cách mạng mà các đồng chí bên đó mong đợi. Các câu hỏi anh đặt ra trong phim ngày càng khó chịu. IK liên tục gửi điện, giục anh phải về ngay Đức để làm bản “Báo cáo thành tích”.

    Chính quyền bắt đầu đưa dần số phóng viên ngoại quốc ra khỏi Việt Nam. Vài ngày một lần, lại có một thông báo ai phải ra đi, dán trước cửa khách sạn.

    Stephan nghĩ rằng, mình không nằm trong diện đó. Anh là đồng chí của họ cơ mà? Anh muốn ở lại vĩnh viễn với Xuân. Cơ số phim IK cấp cho, anh đã quay hết, đã gửi về đủ, coi như xong nhiệm vụ

    Đời đâu có đơn giản thế. Cuối cùng Stephan được chính quyền vui vẻ thông báo là anh sẽ phải rời khỏi Việt Nam. Mình không còn có ích cho họ nữa – Stephan nghĩ bụng – “Thế còn vợ tôi?”, anh hỏi.

    “Chúng tôi sẽ giải quyết sau một năm!”, họ trả lời. Nghe vậy, Xuân la khóc: “Sao anh có thể tin người cộng sản?”

    “Em chẳng đã từng bảo anh cũng là cộng sản sao? Hãy tin anh. Giờ anh đành phải về. Nhưng anh sẽ đưa em ra khỏi đây,” Stephan đáp.

    Ngày 01/7/1975, 65 ngày sau khi đến Việt Nam, Stephan cùng một số nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc bước lên chuyến máy bay đi Vientian. Họ là những người ngoại quốc cuối cùng đã vào đây bằng thị thực của Việt Nam Cộng Hòa, nay phải rời Việt Nam. Xuân đứng như trời trồng ở sân bay nhìn theo chiếc phi cơ mất hút trên bầu trời.

    Về đến nhà, Stephan bỏ mặc những bất đồng với ban lãnh đạo IK, với các bạn anh. Anh cũng chẳng quan tâm đến bản “Báo cáo thành tích” nữa. Anh chỉ lo chạy để đưa Xuân sang. Tòa đại sứ của VNCH khi xưa, nay đã cắm cờ đỏ sao vàng.

    “Đồng chí cameraman, đồng chí thông cảm, chúng tôi mới ra khỏi chiến tranh, còn nhiều việc quan trọng hơn phải làm…”, nhân viên sứ quán nhiều lần lễ phép nói vậy.

    Những bức điện tín của Xuân từ Sài Gòn gửi sang, càng ngày càng vô vọng… Đùng một cái, đầu tháng 5/1976, qua một người quen, Stephan biết Xuân đã sang đến Paris. Nhưng tại sao Xuân không báo cho Stephan?

    Giấc mộng ‘đẹp’ và cái kết

    Chuyện riêng tư của bạn tôi, tôi sẽ không bộc bạch! Chỉ biết là người Việt Nam đã giữ lời hứa. Rồi IK trải qua những năm tháng vật vã trong quan hệ với Việt Nam. Những tin xấu: Trại cải tạo, đánh tư sản, đốt sách vở, thuyền nhân chết trên biển… làm cho tất cả họ sụp đổ.

    Đầu 1982, sau khi đã hồi phục tinh thần, Stephan sang Paris thăm Xuân. Cuộc gặp gỡ cảm động đó đã bình thường hóa quan hệ của cặp vợ chồng chưa cưới ngày nào về cấp bạn bè.

    Trở về Đức, anh làm bộ phim tư liêu 60 phút “Bản báo cáo thành tích” (Erfolgsbericht) để tặng người tình cũ và giãi bày lòng mình. Phim phát trên ZDF và được giải đặc biệt của liên hoan phim Berlinale 1983 về thể loại phim “Sân khấu TV nhỏ”, được coi là tạo bước ngoặt về kịch bản với các yếu tố tự sự, thơ và kể chuyện kết hợp trong mối tình có một không hai.

    Năm 2006, Stephan tặng tôi cuốn phim, tôi giữ kín. Nay anh nói tôi hãy dịch ra tiếng Việt và phổ biến cho đồng bào mình xem. Stephan buồn bã: “Tình yêu bình minh của chúng tớ cũng ngắn ngủi như giấc mộng đẹp về cuộc cách mạng ở Việt Nam!”.

    Bài viết trong loạt bài đánh dấu 43 năm sự kiện 30 tháng Tư kết thúc Chiến tranh Việt Nam, bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một tu nghiệp sinh tại CHDC Đức từ năm 1967 – 1971 và cựu kỹ sư tại Đài truyền hình Việt Nam (VTV), hiện đang sinh sống tại Cologne, CHLB Đức.

    Phim có phụ đề tiếng Việt xem tại đây:






    Xuân Thọ


    Nguồn:http://vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

    ..............
    Năm 24 đời Chu Kinh Vương, vua nước Ngô là Hạp Lư đem ba vạn tinh binh tiến đánh nước Việt. Lúc đó Việt Vương là Doãn Thường mới mất ít lâu. Con là Câu Tiễn lên nối ngôi cha thân chinh đốc quân nghinh chiến. Hai bên hội chiến tại đất Huề Lý, Hạp Lư trúng kế bị Linh Cô Phù tướng Việt chém vào chân phải đứt tiện ngón chân cái may mắn được Chuyên Nghị đến cứu thoát ra khỏi vòng vây nhưng trên đường rút quân về nước mạng vong vì vết trọng thương.

    Cháu là Phù Sai, con thế tử Ba lên nối ngôi đưa linh cửu Hạp Lư an táng tại Hải Dũng Sơn cùng bảo kiếm Ngư Trường của Chuyên Chư. Phù Sai mai táng ông rồi lập con trưởng là Hữu làm thế tử, lại sai 10 người nội thị thay đổi nhau đứng giữa sân hoàng cung, mỗi khi Phù Sai đi ra, đi vào thì mấy người nội thị lại quát lên:
    • “Phù Sai! mày quên cái thù vua nước Việt giết ông mày rồi à!”
    Phù Sai liền khóc rống lên và đáp lại:
    • “Dạ ! Tôi không bao giờ dám quên.!”

    Phù Sai làm như vậy để cho dù có bận trăm công nghìn việc chăng nữa nhưng trong lòng lúc nào cũng nhớ đến mối quốc hận. Nhờ quyết chí báo phục, 3 năm sau khởi binh phục hận, Phù Sai đánh thắng Câu Tiễn ở Tiêu Sơn. Việt Vương Câu Tiễn phải xin hàng và chịu nhục làm tôi nước Ngô….

    Cuộc chiến Ngô Việt cuối cùng kết thúc với phần thắng thuộc về Việt Vương Câu Tiễn nhưng hành động nuôi chí báo phục của Ngô Phù Sai đã để lại cho những người anh hùng biết điều quốc sỉ một tấm gương …..
    ................



    Năm 1975 khi quân Bắc Cộng tràn ngập Sài Gòn – thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa – chiếc xe tăng T–54 húc đổ cánh cửa dinh Ðộc Lập, bọn lính nhếch nhác nón cối, dép râu xông vào uy hiếp nội các của Dương văn Minh…
    ….. cùng thời gian đó chúng tôi vẫn đang nằm cùm trong xà lim trại Cổng Trời. Gã trực trại – hàng ngày thay cho loa phát thanh đã rót vào tai chúng tôi hết những bản tin thắng lợi này đến thắng lợi khác gần hai tháng qua - đột nhiên lại không vào kiểm soát gã trật tự cho chúng tôi ăn bữa cơm trưa muộn hơn thường lệ.
    Hỏi gã trật tự :
    • “Ông Tin đâu rồi?"
    Hắn nói :
    • “Cán bộ Tin bận họp. Cả cơ quan đều họp.”
    Biết ý tôi muốn hỏi tin tức, hắn vừa chia cơm vừa nói khẽ:
    • “Nghe đâu bộ đội ta đã vào bắt sống Dương văn Minh ngay tại Phủ đầu rồng. Các anh phải liệu lấy thân thôi. Không còn hy vọng gì đâu.“
    Thế là hết! Tim tôi đau nhói. Ðầu óc choáng váng, mắt tối sầm lại. Tôi nằm vật ra xà lim, tứ chi bải hoải rã rời, nghe nỗi nhục nhằn thấm sâu vào cơ thể. Không muốn tin cũng phải tin. Sau đó, tôi nằm ngửa, hai chân trong cùm, toàn thân không còn cảm giác, mắt nhòa lệ nhìn hư vô. Hàm tôi cứng lại. Lúc đó tôi chỉ muốn tự đập đầu chết đi cho xong nhưng cái tin chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ đã khiến tôi như hoàn toàn bại liệt.

    Vài ngày sau những lời thơ phẫn nộ tuôn trào. (Xem bài Độc hành dưới đây)
    Những lời thơ tả lại cái tâm trạng cùng quẫn đó chỉ là sự lắng đọng lại những cảm giác đau đớn và tuyệt vọng.
              
    Hận.
    Hận Cùng Trời Ðất.

    Hận Của Ðời Mình
    hòa chung với Quốc Hận.

              
    Và cho đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn chưa lý giải trọn vẹn câu hỏi:
    • Làm thế nào mà mình sống được qua những ngày tháng tuyệt vọng đó?
    Nhưng chắc chắn một trong những nguyên nhân giúp tôi sống còn chính là chí phục thù của một người tù biết mối hận mất nước.
              
    Thử hỏi nước mất, nhà tan, thân nhục,
    ai là kẻ không ôm hận.
    Hoạ chăng chỉ có gỗ đá vô tri và loài súc vật không biết nói tiếng người
    mới không biết nỗi hận mất nước……

              
    Sau ngày 30– 4-1975, chúng tôi vẫn tiếp tục kéo lê những ngày tháng lưu đày qua hầu hết những chốn sơn cùng, thuỷ tận. Ðảng Cộng Sản Việt Nam – lũ cừu nhân đê tiện – vẫn nuôi dã tâm xây dựng xã hội cộng sản tại Việt Nam trên cái chúng gọi là “cặn bã, bùn nhơ của chế độ cũ”. Những nhà tù mọc lên như nấm dại khắp trên mọi miền đất nước. Cả nước tội tù, núi sông xơ xác. Nhà nhà, người người nuốt hận vào lòng, tìm đường bỏ xứ mà đi. Thế giới từ man khai cho đến thời kỳ đấy chưa nơi nào có một cuộc chạy giặc đông đảo, liều lĩnh đến như vậy. Cho đến ngày hôm nay, sau 30 năm, cuộc chạy giặc Cộng Sản vẫn chưa chấm dứt. Nếu có điều kiện, người ta vẫn sẵn sàng đánh đổi tất cả để ra đi.

    Và….. Trải bao gian khổ, mấy lần lao lý, tôi vẫn sống qua cuộc đấu tranh mà Mất–Còn hầu như không có phân ranh. Tôi ngã xuống, tự mình đứng lên, thẳng lưng từ huyệt mộ, bằng hai chân. Tôi không thể quỳ, bò. Thuỷ chung tôi vẫn là NGƯỜI. Cuối cùng đến được mảnh đất của tự do với ý thức của một người Việt lưu vong theo mệnh nước. Ðất khách quê người đọc được và đồng cảm với những câu thơ của một người lưu vong sớm:

              
    Một năm người có mười hai tháng
    Ta chỉ riêng mình một tháng tư

    Thanh Nam

    ...............


              



              
    Độc hành
    _________________________







    Nghe như sét nổ tung trời đất
    Nát vụn càn khôn
    Vỡ vụn đời
    Ta quẫn
    Ta điên
    Ta phẫn hận
    Khốn cùng tận tuyệt
    Việt Nam ơi
    Dường như chí khí cơ hồ cạn
    Rưng rưng huyết lệ khóc thương đời.


    than ôi
    ta sống mà như chết
    chửa xuống diêm đình đã hóa ma
    huyệt mộ đỉnh trời
    nghe nước mất
    còn đâu
    bếp lửa ấm quê nhà
    từ nay là tắt niềm mơ ước.
    vất vưởng dương gian
    một kiếp tù
    Thân ta hóa đá
    Tâm tràn hận
    Hận trời
    hận đất
    hận nghìn thu


    Quốc thù chất ngất
    không phương rửa
    ta vẫn nằm đây
    huyệt mộ tù
    đêm đã cực đen
    đen cùng tận
    hy vọng trơ cành
    xương khốc khô
    nghe như thiên địa
    cùng ta khóc
    huyết lệ tràn tim
    ướt đáy mồ







    Kim Âu

              




              
              


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              



              
    Thơ Xuân Đất Khách
    _________________________







    Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
    Mới hay năm tháng đã thay mùa
    Ra đi từ thuở làm ly khách
    Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
    Trôi giạt từ đông sang cõi bắc
    Hành trình trơ một gánh ưu tư
    Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
    Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
    Thức ngủ một mình trong tủi nhục
    Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
    Giống như người lính vừa thua trận
    Nằm giữ sa trường nát gió mưa
    Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
    Làm thân cây cỏ gục ven bời
    Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
    Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa .

    Ơi hỡi quê hương, bè bạn cũ
    Những ai còn mất giữa sa mù
    Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
    Không một tin nhà, một cánh thư
    Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
    Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
    Một năm người có mười hai tháng
    Ta trọn năm dài Một Tháng Tư !
    Chấp nhận hai đời trong một kiếp
    Đành cho giông bão phũ phàng đưa
    Đầu thai lần nữa trên trần thế
    Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ
    Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
    Học làm con trẻ nói ngu ngơ
    Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
    Thân phận không bằng đứa mãng phu
    Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
    Cờ còn nước đánh phải đành thua
    Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
    Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do !
    Bằng hữu qua đây dăm bẩy kẻ
    Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
    Đứa nằm yên phận vui êm ấm
    Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa .

    Mây nước có phen còn hội ngộ
    Thâm tình viễn xứ lại như xa
    Xuân này đón tuổi gần năm chục
    Đối bóng mình ta say với ta .







    Thanh Nam
    Seattle, mùa xuân 1977.

              




              
              


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    TT Kennedy và Việt Nam
    _____________________
    Vũ Linh - 27/04/2018







    Nhân ngày tang thương lớn của chúng ta, tưởng cũng nên coi lại vai trò của TT Kennedy trong lịch sử cận đại của nước ta. Hơn cả TT Johnson và TT Nixon, TT Kennedy có vai trò lịch sử có thể nói quan trọng nhất vì ông chính là người đã mở màn việc Mỹ can thiệp vào VN, đồng thời cũng là người lấy những quyết định với hậu quả nặng nề nhất cho số phận VNCH khi ký hiệp ước trung lập hóa Lào và hậu thuẫn cuộc đảo chính đổi đời năm 1963.

    Phải nói ngay là kẻ này chuyên viết về chính trị Mỹ vì đã có quá nhiều chuyên gia rành rẽ vấn đề VN gấp vạn lần, viết mỗi ngày không biết bao nhiêu chuyện trên các báo tỵ nạn rồi. Trong phạm vi bài này, kẻ này không bàn nhiều về chính trị hay tôn giáo VN, hay bàn qua lăng kính một người Việt, mà chỉ muốn bàn về vai trò của Mỹ qua cái nhìn và quyết định của một tổng thống Mỹ thôi.

    Trước hết, ta coi lại tình hình chung.

    Những năm từ sau khi Mao chiếm quyền tại lục địa Trung Hoa, lực lượng èo uột Việt Minh bất ngờ tái sinh qua viện trợ hùng hậu về vũ khí cũng như nhân sự (cố vấn và cả lính) do TC chuyển qua. Tướng Giáp tung ra những trận đánh lớn vùng đồng bằng Bắc Việt theo chỉ đạo của các cố vấn TC, nướng thanh niên Việt trong hỏa lực Pháp theo chiến thuật ‘biển người’ của Mao mặc dù xứ ta không đông dân như Tầu.

    Pháp cũng sai lầm, tưởng nếu đánh những trận lớn, có thể diệt Việt Minh được mà quên mất Hồng Quân của Mao. Tập trung lực lượng vào thung lũng Điện Biên Phủ làm mồi nhử Giáp. Để rồi bị vây hãm đe dọa đại bại. Cầu cứu Mỹ, nhưng TT Eisenhower từ chối can thiệp mạnh vì sợ mang tiếng giúp thực dân Pháp tái dựng lại chế độ đô hộ. Đưa đến thất thủ Điện Biên Phủ, Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, sự thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa với TT Diệm, rồi cuộc chiến VN lần thứ hai.

    Trong bối cảnh đó, sự can thiệp của Mỹ thật sự bắt đầu dưới thời TT Kennedy.

    Năm 1960, TNS John Kennedy đắc cử tổng thống. Trong lúc bàn giao, TT Eisenhower giải thích tình hình Đông Dương cho Kennedy, đặc biệt nhấn mạnh tính then chốt của xứ Lào. Theo ông, bằng mọi giá, phải giữ Lào, không thể để lọt vào tay CS Pathet Lào, cũng không thể trung lập hóa được vì CSBV chắc chắn sẽ không tôn trọng nền trung lập này. Lào chính là cửa ngỏ vào miền Nam, Căm Pu Chia và Thái Lan. Mất Lào, cả vùng bị đe dọa nặng ngay. Thuyết 'domino' thật sự bắt đầu từ Lào.

    Tân TT Kennedy không chia sẻ quan điểm đó. Ông cho rằng nơi Mỹ cần tử thủ không phải là Lào vì trên phương diện quân sự, Mỹ không thể đánh nhau ở Lào được. Điểm tử thủ là miền Nam VN với cả ngàn cây số duyên hải mà hạm đội Mỹ có thể bảo vệ và dùng để đổ quân được. Chẳng lẽ ở đây, ông trung úy hải quân Kennedy có lý hơn ông đại tướng Eisenhower?

    Tại Lào, TT Kennedy tin tưởng một thể chế trung lập với sự chấp nhận của Liên Xô sẽ bảo đảm Lào thành trái độn ngăn cản CSBV chứ không phải là cửa ngỏ hay hành lang của CSBV xâm chiếm Đông Dương. Ở đây, ông đã chịu ảnh hưởng nặng của thứ trưởng Ngoại Giao Averell Harriman, là một chuyên gia về Nga. Ông Harriman tin tưởng Liên Xô chú tâm vào việc bành trướng thế lực tại Đông Âu, sẽ không thể chấp nhận một mặt trận mới tuốt bên Đông Nam Á chỉ có lợi cho Mao, do đó, Liên Xô sẽ cầm chân CSBV, và giúp bảo đảm nền trung lập của Lào. TT Kennedy vận động Nga để rồi cuối cùng đẻ ra được hiệp định trung lập hóa Lào năm 1962. Một thể chế trung lập quái đản, trao vào tay Pathet Lào, tức là CSBV, một nửa đông-nam của lãnh thổ, giáp giới với CSBV, VNCH, và Căm Pu Chia, tức là để nguyên hành lang này cho CSBV sử dụng.

    Đây là sai lầm chiến lược vĩ đại mang theo hậu quả cực kỳ tai hại cho miền Nam VN của tân tổng thống trẻ không bao nhiêu kinh nghiệm. TT Eisenhower đã đúng hoàn toàn khi tiên đoán CSBV sẽ không bao giờ tôn trọng trung lập của Lào bất kể thái độ của Liên Xô, và sẽ chiếm Căm Pu Chia và VNCH qua ngã Lào không sớm thì muộn.

    Trong miền Nam, nhiệm kỳ của tân TT Kennedy cũng trùng hợp với sự ra đời chính thức và lớn mạnh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN như công cụ của CSBV. Mặt Trận ra đời trong nhiều khó khăn, nhất là trong những năm 60-62, không đạt được thành quả nào đáng kể ngoài việc ám sát hàng loạt viên chức địa phương, phá nền móng của guồng máy chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa. Chưa kể kế sách Ấp Chiến Lược cũng đã thành công lớn mặc dù gặp nhiều khó khăn, từ phá rối của VC cho đến bất mãn của nhiều nông dân. Cường độ chiến tranh khi đó cũng chẳng ghê gớm gì lắm khi Mỹ chỉ có một vài ngàn cố vấn trong khi CSBV thâm nhập khoảng vài trăm bộ đội một tháng.




    Năm 1963 là cái mốc đổi đời của VNCH.

    Cuộc chiến leo thang mạnh khi CSBV bắt đầu chuyển quân ào ạt vào miền Nam, chẳng những qua hành lang Lào, mà còn qua ngã bến tàu Sihanoukville của Căm Pu Chia khi ông Sihanouk nhắm mắt cho tầu Liên Xô, TC và BV chở súng lớn, đạn dược, quân trang, quân dụng, dầu xăng, thuốc men,... cập bến Sihanoukville, đồng thời cho VC dùng đất Căm Pu Chia làm căn cứ an toàn. Đổi lấy việc CSBV không tích cực giúp Khờ-Me Đỏ gây rối loạn chống ông ta.

    Năm 63 cũng là năm giới truyền thông Mỹ đổ bộ vào miền Nam và tin tức chiến sự VN bắt đầu tràn ngập mặt báo và TV Mỹ. Hàng đoàn ký giả Mỹ thay vì chỉ làm nhiệm vụ thông tin trung thực thì đều đã biến thành chuyên gia xách động cho việc Mỹ chấm dứt can thiệp vào cuộc chiến. Nghĩa là đồng minh lớn nhất của VC đã đổ bộ vào Sàigòn và công khai hoạt động trong khi cả hai chính quyền Mỹ và VNCH bó tay, chống mắt nhìn.

    TTDC khi đó công khai lộ mặt thiên cộng, triệt để bôi bác miền Nam. Một trăm bản tin về VN thì ít nhất cũng 90 bài bất lợi cho phía VNCH và Mỹ. Đến độ TT Kennedy mỗi lần nghe báo cáo tương đối tốt đẹp của tướng lãnh hay sứ quán Mỹ ở Sàigòn đều lo lắng hỏi lại
    • “vậy sao báo NYT (hay WaPo hay CBS,...) nói khác?”.


    Năm 63 cũng là năm nổ bùng ra biến cố Phật giáo miền Trung.

    TT Diệm có công lớn khi đã thành công xây dựng nên một VNCH tương đối thịnh vượng và hùng mạnh từ đống tro tàn do thực dân Pháp để lại, nhưng ông cũng đã phạm nhiều sai lầm lớn sau đó, đưa đến việc mất lòng dân rất nhiều, cuối cùng đi đến đảo chánh. Việc dân chúng xuống đường biểu tình chống TT Diệm trong vụ Phật giáo và sau đó vui mừng xuống đường hoan hô Cách Mạng 1/11 là những dữ kiện lịch sử, không thể chối bỏ, viết lại được.

    Khủng hoảng Phật giáo đã có tác động cực kỳ bất lợi cho VNCH nói chung và cho TT Diệm nói riêng. Nếu thực sự phong trào đấu tranh của Phật giáo đã bị VC thâm nhập hay thao túng, thì TT Diệm đã thất bại không chứng minh được cho cả nước và cả thế giới thấy rõ. Và dĩ nhiên không kém, đã gây bối rối lớn cho chính quyền Kennedy, loay hoay không biết làm sao biện minh được hình ảnh các vị sư tự thiêu cũng như sinh viên và bà lão xuống đường biểu tình, giải thích cho dân Mỹ hiểu hậu thuẫn của Mỹ dành cho TT Diệm, là người bị TTDC thời đó mô tả như một quan lại độc đoán, kỳ thị Phật giáo, trị nước dựa trên gia đình và một nhúm thân tín trong đảng Cần Lao.

    Trầm trọng hoá vấn đề hơn tất cả các yếu tố trên là năm 63 cũng là năm TT Kennedy rất sợ tin xấu vì ông chuẩn bị tái tranh cử trong năm 64. Chúng ta ở Mỹ lâu năm, có thể hiểu rõ chính trị gia Mỹ đều sống, nói và làm vì bầu cử hết. Trong tình trạng đó thì TT Kennedy không thể nào không điên đầu vì những tin xấu từ miền Nam chạy lên TV và báo Mỹ, được pha thêm cả lô mắm muối của các nhà báo thiên tả như Peter Arnett, Malcolm Browne và nhất là David Halberstam.
    TT Kennedy nhìn thấy rõ hai lựa chọn của ông:
    • một là phủi tay, chấm dứt mọi can thiệp,
      và hai là can thiệp mạnh hơn.
    Nhất chín nhì bù, không có giải pháp lằng nhằng ở giữa.
    • Giải pháp rút lui ngay khó làm được vì Mỹ vẫn còn bị chi phối bởi thuyết domino, sẽ mất hết cả Đông Nam Á nếu bỏ Nam VN, chưa kể TT Kennedy bị ám ảnh bởi hình ảnh một tổng thống yếu đuối bị Khrushchev coi thường, cũng như viễn tượng phải tranh cử chống ông diều hâu Nixon trong kỳ bầu cử tới.
    • Trong khi giải pháp can thiệp mạnh lại chỉ có thể thực hiện được nếu loại bỏ anh em ông Diệm-Nhu vì TT Diệm không chấp nhận một sự can thiệp sâu hơn của chính quyền Mỹ.


    Ở đây không phải chỉ là việc TT Diệm bác bỏ ý kiến đổ bộ lính Mỹ vào chiến trường VN, mà còn là việc ông chống lại ý định gia tăng kiểm soát cuộc chiến quân sự cũng như kiểm soát chính trị và kinh tế. Người Mỹ với quan điểm tự tin nếu không muốn nói là tự cao tự đại cố hữu, luôn luôn muốn nắm phần quyết định trong mọi hình thức hợp tác. Họ muốn nắm quyền quyết định quân sự, nắm luôn hầu bao viện trợ quân sự và kinh tế, đồng thời ép TT Diệm thi hành những cải tổ chính trị theo ý của họ. Những yêu sách quá lớn mà TT Diệm cương quyết không nhượng bộ.

    Nhìn lại toàn bộ những chuyện xẩy ra trong năm 63, ta có thể hiểu được phần nào sự lớn mạnh của phe chống TT Diệm trong nội các Kennedy. Ngay từ dưới thời TT Eisenhower, trong chính phủ Mỹ cũng đã có hai khuynh hướng tranh cãi nhau suốt ngày.
    • Một bên là khuynh hướng ủng hộ TT Diệm tuyệt đối vì theo họ, TT Diệm đã đạt được thành công lớn trong những năm đầu, ổn định được tình trạng rối bời do Pháp để lại, là người có khả năng hơn tất cả mọi chính khách khác, tức là không thể thay thế được. Đây là cánh PTT Johnson, đại sứ Nolting, tướng tư lệnh Harkins, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, giám đốc CIA McCone, và bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy (ông Robert Kennedy khi đó còn ‘diều hâu’ nặng, qua đến năm 1967 thì ông chuyển hướng muốn Mỹ rút về ngay, ra tranh cử chống TT Johnson nhưng bị ám sát chết).
    • Bên kia là cánh ngoại trưởng Dean Rusk, ông Harriman, với ông thứ trưởng Ngoại Giao Hilsman, và đại sứ Cabot Lodge, cho rằng TT Diệm qua ảnh hưởng xấu của ông Nhu, đã trở thành một nhà độc tài chỉ mang hại cho cuộc chiến chống CSBV. Họ chủ trương bằng mọi giá phải ép TT Diệm loại trừ ông cố vấn Nhu, nếu cần thì loại trừ luôn cả TT Diệm, kể cả việc dùng biện pháp đảo chánh bằng quân đội.

    TT Kennedy ban đầu giữ thái độ trung lập vì khi còn là thượng nghị sĩ dưới thời TT Eisenhower, ông đã là một trong những người hậu thuẫn việc đưa ông Diệm về nước làm thủ tướng. Nhưng bây giờ thì ông càng ngày càng thấy nhiều khó khăn, nhất là qua truyền thông bôi bác mỗi ngày khiến tinh thần ông bị chao đảo, cũng như biến cố Phật giáo mà ông thấy khó bào chữa.

    TT Kennedy tuy trẻ tuổi, nhưng lại là cáo già chính trị, bổ nhiệm ông Cabot Lodge làm đại sứ với toàn quyền quyết định mọi chuyện trực tiếp với tổng thống. Ông Lodge là ứng cử viên phó của ông Nixon. Liên danh Nixon-Lodge vừa bị liên danh Kennedy-Johnson hạ. TT Kennedy bổ nhiệm ông CH Lodge để làm mộc đỡ đạn CH cho ông, đồng thời cũng loại được một đối thủ cho việc tái tranh cử năm 1964 của ông.

    Về phía VNCH thì một số tướng lãnh đã rục rịch tính chuyện đảo chánh, lật đổ TT Diệm vì họ cho rằng ông này đã thất bại, mất hậu thuẫn dân, khiến VC ngày càng lớn mạnh, đe dọa đến sự tồn vong của cả miền Nam. Nhưng các tướng cũng chỉ có thể đảo chánh nếu nhận được bảo đảm của Mỹ, kiểu như sẽ không can thiệp cản trở đảo chánh, hay nếu đảo chánh thành công, sẽ tiếp tục nhìn nhận chính quyền mới và tiếp tục hậu thuẫn cuộc chiến chống CSBV. Chứ nếu đảo chánh xong, Mỹ rút đi không yểm trợ cho cuộc chiến thì nguy nặng vì VNCH sẽ không thể nào đương đầu được với CSBV vẫn nhận được viện trợ quân sự hùng hậu từ khối Liên Xô và TC.

    Hậu thuẫn đó đến tay các tướng qua công điện số 243 ngày 24/8/63 của thứ trưởng Hilsman, đúng ba ngày sau khi ông Nhu ra lệnh Lực Lượng Đặc Biệt tấn công các chùa ngày 21/8, và hai ngày trước khi ông Lodge chính thức trình ủy nhiệm thư đại sứ. Ngày đó là ngày cuối tuần, hầu hết nội các đều đi khỏi Hoa Thịnh Đốn, kể cả TT Kennedy đi biển Cape Cod câu cá. Ông Hilsman thảo công điện muốn gửi cho ông Lodge đã tới Sàigòn. Ông phụ tá Forrestal đọc công hàm qua điện thoại cho TT Kennedy, xin chấp nhận. Đây là đoạn văn quan trọng nhất của công điện, (kẻ viết tạm dịch):
    • “... chúng ta phải cho cấp lãnh đạo quân sự [VN] biết nước Mỹ sẽ không thể nào tiếp tục hỗ trợ chính phủ VN bằng quân sự và kinh tế trừ phi những biện pháp trên [thoả mãn đòi hỏi của Phật giáo] được thi hành ngay trong đó phải có sự loại bỏ ông bà Nhu. Chúng ta muốn cho Diệm mọi cơ hội hợp lý để loại bỏ ông bà Nhu, nhưng nếu ông ấy ngoan cố, thì chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận hậu quả tất nhiên là chúng ta không thể tiếp tục hậu thuẫn Diệm. Ông có thể cho cấp lãnh đạo quân sự [VN] biết chúng ta sẽ trực tiếp hậu thuẫn họ trong thời gian chuyển tiếp khi guồng máy chính quyền trung ương đổ vỡ”.
      (Phần trong ngoặc [...] là của kẻ viết này)

    Rõ ràng đây là chỉ thị cho đại sứ Lodge phải áp lực các tướng đảo chánh lật đổ TT Diệm vì ai cũng biết không có cách nào TT Diệm chịu “loại bỏ” ông bà Nhu hết.

    TT Kennedy chỉ thị ông Forrestal phải xin ý kiến của các viên chức cao cấp nhất trong nội các. Ông Forrestal tuân lệnh, một lúc sau gọi lại, cho biết tất cả đồng ý, và TT Kennedy chấp nhận cho gửi công hàm. Ông Forrestal thật ra đã nói láo. Ông chỉ được sự chấp nhận của ông Averell Harriman.

    Qua sáng Thứ Hai, họp nội các khẩn cấp, bộ trưởng QP McNamara, giám đốc CIA McCone, và cựu đại sứ Nolting kịch liệt phản đối, và xác nhận họ không hề được hỏi ý về công hàm này. Tướng TTMT Maxwell Taylor lưỡng lự. TT Kennedy họp ba ngày liền. Hai phe tranh cãi kịch liệt. TT Kennedy ban đầu tức giận muốn cách chức hai ông Hilsman và Forrestal, nhưng sau ba ngày tranh cãi, đã đổi ý. Lý do chính là nội dung công hàm đã được đại sứ Lodge theo chỉ thị của ông Harriman, thông báo cho các tướng lãnh ngay sau khi nhận được rồi. TT Kennedy đành chấp nhận.

    Qua ngày 29/8/63, TT Kennedy gửi một công điện tuyệt mật, chỉ cho đại sứ Lodge đọc, xác nhận chỉ thị đảo chánh TT Diệm.

    Nhưng qua ngày hôm sau, TT Kennedy lại đổi ý, vì lo ngại phe đảo chính thất bại vì lực lượng phòng thủ Sàigòn khi đó nằm trong tay tướng Tôn Thất Đính, là người của TT Diệm. Đại sứ Lodge trả lời lại là các tướng lãnh VN sẽ đảo chánh trong vài ngày tới, chậm nhất đầu tháng Chín, và ông nhấn mạnh với TT Kennedy
    • “Chúng ta đã lao mình vào một tiến trình không thể quay trở lại trong tự trọng được”.

    TT Kennedy trả lời lại là ông, với tư cách tổng thống, dành quyền quyết định tối hậu, không có gì là “không quay trở lại được”. Dù vậy, Đệ Thất Hạm Đội cũng được điều động tới lãnh hải VN, chuẩn bị di tản thường dân Mỹ ngay nếu có đánh nhau lớn tại Sàigòn. Ngay sau đó, đại sứ Lodge thông báo tướng Dương Văn Minh đã hủy kế hoạch đảo chánh, để có thêm thời giờ thu phục tướng Đính. Kết quả đã đi vào lịch sử:
    • tướng Đính sau đó tham gia và cuộc đảo chánh xẩy ra hai tháng sau, ngày 1/11/63.

              



    Qua các công điện trên, ta có thể thấy một cách rõ ràng là chính quyền Kennedy đã chuyển qua giai đoạn tích cực áp lực các tướng lật đổ TT Diệm, chứ không còn thụ động chấp nhận hay nhắm mắt cho các tướng đảo chánh. Phe ‘diều hâu’ chống TT Diệm trong chính quyền Mỹ đã thắng.

    Mấy chục năm sau, TT Johnson giải thích
    • TT Kennedy đã bị ép vào thế phải lật đổ TT Diệm vì sự chống đối quá mạnh của truyền thông.

    Trong vấn đề này, có câu hỏi lớn là TT Kennedy có ra lệnh giết TT Diệm không.
    Các tài liệu từ phiá Mỹ đều cho thấy TT Kennedy dường như hết sức ngỡ ngàng và xúc động khi nghe tin TT Diệm đã bị giết, nghĩa là ông hoàn toàn không ngờ chuyện này có thể xẩy ra, chứ đừng nói tới chuyện ra lệnh giết.

    Câu chuyện nghe không có lý chút nào. TT Kennedy không dại gì công khai hay chính thức ra lệnh giết thật, nhưng trong một cuộc đảo chánh bằng võ lực, với bên đảo chánh huy động cả sư đoàn về bao vây đánh Dinh Gia Long, thật khó tránh được thảm sát. Hơn nữa, cũng phải hiểu các tướng đã đặt sinh mạng mình lên bàn cân thì khó có thể có giải pháp yên ổn cho TT Diệm được,
    • nhất là khi còn nhiều tướng có vẻ vẫn sẵn sàng nghe lệnh TT Diệm phản công lại như các tướng Nguyễn Khánh trên Vùng II
      và Huỳnh Văn Cao dưới Vùng IV.
      Chưa kể lực lượng nhẩy dù đang bực bội thấy đại tá tư lệnh Cao Văn Viên bị nhóm đảo chánh giam giữ.

    Nếu TT Kennedy ngỡ ngàng khi nghe tin TT Diệm bị giết thì một là ông quá ngây thơ đến độ vô lý, hai là ông mần tuồng. Phải nói là khi ra lệnh cho đại sứ Lodge xúc tiến giúp các tướng đảo chánh thì ông đã biết rủi ro ông Diệm bị giết rất cao và ông đã chấp nhận rủi ro đó, cho dù có thể ông đã âm thầm cầu mong cho TT Diệm được an toàn.


    Cuộc đảo chánh năm 63, bất kể nguyên nhân và diễn biến, là một biến cố ‘đổi đời’, làm suy yếu nền tảng chính trị và quân sự của chính quyền VNCH, là điều không tránh được vì cấp lãnh đạo quân sự VNCH cả mấy năm sau vẫn bận ‘chỉnh lý’ nhau, thay đổi các tư lệnh và chỉ huy địa phương như chong chóng.

    Nhìn vào những sự kiện lịch sử trên, ta thấy rõ ta thua không phải năm 75,
    • mà đã thua từ năm 63
      khi truyền thông thiên tả Mỹ đổ bộ vào miền Nam tiếp tay cho VC,
    • khi TT Diệm bị lật đổ,
    • hay xa hơn, thua từ năm 62
      khi TT Kennedy phạm sai lầm chiến lược vĩ đại, ký hiệp ước ngớ ngẩn ‘trung lập hóa’ Lào.

              
    • Nếu TT Eisenhower có công lớn giúp TT Diệm gây dựng nên một VNCH tương đối thịnh vượng và hùng mạnh,
    • thì TT Kennedy lại là người đã lấy những quyết định cuối cùng đưa đến việc mất cả VN vào tay VC.





    27-04-2018
    Vũ Linh


              
                         
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”