Xuân Mậu Tuất - 2018

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Hạnh phúc hoa đào
    ___________________________________
    Thông Định






              
              




    Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn. Đẹp đẽ thi vị và ý nghĩa diệu vời làm sao! Lại nhớ đến câu thoại trong phim Hồi ký một Geisha:
    • “Hạnh phúc là món quà mà người ta chỉ chờ đợi chứ không thể tìm kiếm”.
    Thật hay! Phải chăng hạnh phúc mà cô kỹ nữ đó muốn nói đến cũng giống như cánh đào may mắn kia?

    Cánh đào bay trong gió và rơi vào đáy chung, niềm hân hạnh đó chẳng thể cưỡng ép và cố gắng để có được. Người ta phải rất thành tâm chờ đợi, phải rất nhẹ nhàng đón nghe. Chờ đợi mà không mong đợi nên qua năm dài tháng rộng vẫn bình thản nghiễm nhiên. Đón nghe mà không ngóng nghe nên có thể nghe rất rõ, nghe lời thầm của đất, tiếng mật của trời và nghe cả lòng mình đang róc rách suối chảy, dào dạt sông trôi hoặc biển triều gió động. Nếu không như vậy, hạnh phúc đến từ cánh hoa đào không còn là hạnh phúc, mà là đau khổ của phút giây đằng đẵng, của khao khát gặp mặt, của tâm tình bất toại. Còn nếu có thể như vậy, ngay cả khi cánh đào chưa đến thì vẫn là một niềm hạnh phúc của chờ đợi, của lắng nghe để nhận ra ý nghĩa của thời gian hư thực, của nhân duyên hội tụ, của tiếng vọng vô thanh.

    Hạnh phúc hoa đào là một hạnh phúc vô điều kiện, vì nào có ai đặt điều kiện với hoa đào và nào có hoa đào nào đặt điều kiện với ai kia. Nói như một câu thơ:
    • Ta có hẹn nhưng quên rồi ngày tháng
      Cuộc tao phùng xin trả lại thời gian

      (Viên Minh)
    Cả hai đều đến với nhau một cách rất tình cờ. Nhưng sự tình cờ này lại cũng chẳng phải tình cờ, mà:
    • Có duyên ngàn dặm gặp nhau
      Vô duyên trước mặt nào đâu biết gì
    Vậy ra hạnh phúc này chỉ một chữ “duyên”! Cái gì không thuộc về mình mà cố lấy, là cưỡng đoạt. Cho nên hạnh phúc mà cố gắng để có được là hạnh phúc cưỡng đoạt, hạnh phúc không thuộc về mình. Bởi không thuộc về mình mới sợ bị vuột mất, mới thấp thỏm trong hạnh phúc, mới đau khổ vì hạnh phúc. Còn hạnh phúc nếu thật của mình, tuy có đến đi nhưng không mất mát, tuy chẳng hẹn giờ mà vẫn đúng khi.

    Người ta đang nói với nhau rằng xuân ngày càng nhạt, Tết mất dần hương. Nhiều khi tôi cũng cảm thấy điều đó. Mỗi lần như vậy lại đưa mình trở về Tết của những ngày thơ bé. Đúng là tâm hồn trẻ nhỏ lúc nào cũng đung đưa vui tươi như chiếc phong linh đầu ngõ, chỉ cơn gió nhẹ cũng đủ lảnh lót reo ca. Một tuần trước Tết được thông báo nghỉ học đã rộn rã chân tay. Vừa về đến nhà liền xếp cặp cất sách vào một góc. Rồi những ngày sau đó hết dọn nhà lau cửa lại nhổ cỏ quét sân. Thích nhất phần trang trí nhà cửa. Ngồi cặm cụi tỉa giấy màu làm hoa làm lá, ra vườn chặt một cành cây khô, vậy là có mai vàng đào thắm nào thua ai. Xong xuôi đâu đó lại chạy qua nhà mấy đứa bạn, ngó nghiêng coi nhà tụi nó chuẩn bị tới đâu. Chạy về nhà lại phụ má làm bánh, làm mứt, dưa món, thịt kho… Tôi có thể ngồi kể hết mấy trang giấy về cái Tết những ngày ấy. Mà chẳng riêng gì bản thân mình, tôi đoan chắc rằng những ai không còn trẻ thơ thì đều có thể viết cả một cuốn hồi ký về ngày Tết thuở bé của mình.

              

    hoa đào Đà Lạt
              
    Mà thôi, xin quay lại với ngày Tết năm nay và hôm nay ngày Tết. Tôi đang xa quê mà quê người ta cũng không vui chung ngày năm mới nên viết lấy đôi dòng gọi là có mặt đầu xuân. Lẽ khác, khi còn ở Việt Nam, gần như Tết năm nào tôi cũng tự tay cắm một bình đào, bình mai để tự vui xuân với mình trước. Năm nay mai đào không có, không khí cũng của mọi ngày thường nhưng không nỡ để chén trà mình thiếu bóng hoa xuân. Đôi tấm hình hoa đào đất Thái chụp từ tháng trước, vài đoạn văn viết vội giữa mùa thi, như một món quà cho mình và cho những người hữu duyên thiên lý.

    Nguyện cầu hạnh phúc hoa đào, niềm hạnh phúc chân thật, niềm hạnh phúc tự tâm sẽ đến với mọi người trong năm mới.







    Thông Định           
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Ai lên xứ hoa đào
Hoàng Nguyên
____
Lệ Thanh




______________
Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi.
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều Xuân mây êm trôi.
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ.
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ.
Nghe tâm tư mơ ước Mộng Đào Nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.

Ai lên xứ hoa đào đừng quên bước lần theo đường hoa.
Hoa bay đến bên người ngại ngần rồi hoa theo chân ai.
Đường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa.
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương.
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.

Ôi! Màu hoa đào, màu hoa đào chiều Xuân nào.
Ôi! Màu hoa đào như môi hồng người mình yêu.
Ôi! Màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa
mà lữ khách lắng hồn thơ dừng chân lãng du.

Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa.
Cho tôi bớt mơ mòng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa.
Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương.
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào thôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.




          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Tự tình dưới hoa
Đinh Hùng
____
Hồng Vân




______________
Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại
Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng

Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ
Nửa như hoài vọng, nửa như say

Em đến như mây, chẳng đợi kỳ
Hương ngàn gió núi động hàng mi
Tâm tư khép mở đôi tà áo
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi!

Em muốn đôi ta mộng chốn nào?
Ước nguyền đã có gác trăng sao
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý
Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào

Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ
Nắng trong hoa, với gió bên hồ
Dành riêng em đấy. Khi tình tự
Ta sẽ đi về những cảnh xưa

Rồi buổi ưu sầu em với tôi
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời
Vai kề một mái thơ phong nguyệt
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười




(Đường vào tình sử - 1961)




          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Về miệt vườn ăn Tết
    ___________________________________
    Nguyễn văn Ba - 01.2018






              

    Phơi lúa ngày cận Tết
              




    • - Năm nay về miệt vườn ăn Tết với tao nghen mậy

      - Miệt vườn là ở đâu ? Phong cảnh ra làm sao ? Có gì đặc biệt ?

      - Miệt vườn là quê tao, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, cũng có ruộng như mầy thấy ngoài ngoại ô thủ đô Sài Gòn, miệt Phú Lâm, Bình Chánh. Đất ruộng thấp, ngập nước, nông dân đào đất, lên líp cao trồng cây ăn trái, cây xoài, cây ổi, cây mận … nói chung là làm vườn nên gọi là miệt vườn.

      - Ngoài Phú Lâm cũng có vườn, tao ra đó coi thì biết, cần gì phải đi xuống tới xứ của mầy cho xa xôi.

      - Ậy, mầy đừng nói vậy, vườn ở Phú Lâm và vườn ở xứ tao khác nhau chớ, làm sao giống được …
              
    Đó là một phần câu chuyện khi Long mời tôi về quê nó ăn Tết hồi năm ngoái, tôi ngần ngại vì nghe đâu dưới miệt vườn không có điện, phải dùng đèn bánh ú, đèn dầu đậu phộng, dầu dừa, dầu chai, dầu mù u, lù mù, không có nước máy, phải xài nước sông đen thủi đen thui như nước dưới bến chợ Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh … Tôi ừ ẹt cho qua chuyện rồi trốn biệt.

    Năm nay Long mời nữa, tha thiết, quyết liệt hơn, nó lấy quần áo tôi bỏ vô va li, sẵn sàng lên đường sáng ngày mai. Tôi soạn lại bổn cũ, miệng hứa hẹn nhưng bụng thì tính kế đào tẩu.

    Trưa nay ở Đại Học Xá Minh Mạng vắng vẻ chẳng khác chùa Bà Đanh, mới hôm qua còn ồn ào như cái chợ, tụi sinh viên như tôi hầu hết đã về quê ăn Tết hồi sáng nầy. Hơi nóng từ mái nhà fibro xi măng tỏa ra hâm hấp, điệu nhạc chát chúa của “chương trình phát thanh thương mại” ngày cận Tết phát ra dồn dập, inh ỏi làm đầu tôi nhức như búa bổ : “tằng ta răng, tắng tắng tăng … tằng ta răng, tắng tắng tăng …” điệu nhạc thiệt vô duyên, rổng tuếch, mấy thằng bạn tôi đọc trại ra : “Trời Phật ơi, ngó xuống coi … bà con ơi, chó cắn tui …” nghe mà tức cười. Mà tôi nhức đầu không phải vì trời nóng và điệu nhạc ong óng, Đại Học Xá Minh Mạng lúc nào mà không nóng, không ồn ào, tháng Hai, tháng Ba còn nóng hơn. Tôi nhức đầu phần khác là do tối qua đi ăn tiệc Tất Niên với mấy thằng bạn đằng trường Khoa Học, uống đủ thứ rượu, thức tới gần hai giờ sáng. Lò mò về tới Đại Học Xá, tưởng đi ngủ được liền, nào ngờ gặp lúc thằng Bảy cùng phòng dẫn về một cô gái giang hồ để làm chuyện xả xui cuối năm, phòng nầy nối liền phòng khác bởi một vách tường cao chỉ quá đầu người, thằng Bảy đang hì hục hành lạc bên trên, cô gái nằm ngữa đưa mắt ngó lên, chợt thấy ba phía vách tường đen đầu người đang chăm chú ngó xuống, hoảng hồn cô đứng phắt dậy, mặc quần áo vô, hấp tấp rời Đại Học Xá. Xong vụ thằng Bảy, cả bọn nam sinh viên còn thức bàn tán, nói chuyện tới bốn giờ sáng.

    Tôi thả bộ lại trường Chu văn An định kiếm một trái dừa xiêm giải khát nhưng chiếc xe bán dừa ướp lạnh không có ở đó, chắc đã nghỉ bán theo thời gian nghỉ Tết của học sinh. Tôi trở lại nhà ăn Đại Học Xá, ăn cơm khẩu phần, uống trà đá. Sinh viên về gần hết, khẩu phần một tăng lên hai, ba, muốn ăn bao nhiêu cũng được. No bụng, tôi đón xe ra Nguyễn Huệ xem chợ hoa, không quên tối nay có chương trình Tất Niên với một nhóm bạn ở Đa Kao, Long cũng sẽ tới dự.

    Năm giờ sáng, Long xốc tôi dậy bỏ lên xe xích lô máy chở ra Xa Cảng Miền Tây. Mắt nhắm mắt mở, đầu nặng chịch nhưng tôi cũng nhớ ra mình trúng kế Long, hồi hôm Long phục rượu tôi đến say mèm nên tôi chẳng còn biết ất giáp gì, tôi quên hẳn chuyện tìm cách lẫn trốn không về miệt vườn ăn Tết với nó sáng nay, mà nếu có nhớ, không chắc tôi còn đủ sức thực hiện ý định.

    Suốt lộ trình Sài Gòn - Bắc Mỹ Thuận tôi ngủ gà ngủ gật, phú thác mọi thứ cho Long, mơ mơ màng màng có lúc tôi nghe tiếng rao bán khóm, bán mía thơm dịu, mía gò cát, mận hồng đào, bánh lá dừa, bánh lá ú, nước dừa xiêm … tiếng người lơ xe kêu hành khách ăn hàng xả rác trong xe, tắt thuốc qua cầu, đóng sáo qua cầu … Cho tới lúc lổ mũi tôi ngữi thấy mùi thịt nướng thơm lừng cũng là lúc chiếc xe đò ngừng hẳn, tiếng người lơ xe kêu:
    • “Tới chổ rồi cô bác ơi, xuống xe qua đò, xuống xe qua bắc Mỹ Thuận”.
    Long lôi tôi, hối hả trong dòng người lũ lượt theo nhau xuống bắc. Hàng quán tràn ngập hai bên đường, ổi xá lị, cam sành, cam mật, quít ta, lạp xưởng, bánh phồng khoai, chuối khô … tôi muốn ngừng lại mua mấy thứ làm quà cho gia đình Long nhưng hắn gạt đi:
    • “Mấy thứ đó ở miệt vườn thiếu gì, tao có mua mấy ổ bánh mì hồi ở Xa Cảng Miền Tây rồi, bánh mì Sài Gòn đem về vườn mới quí ”.
    Sông Mỹ Thuận thiệt rộng, thiệt hùng vĩ, nước chảy cuồn cuộn khuấy đục phù sa, xô giạt con đò đầy, đằng xa là làng mạc, cù lao xanh rờn cây trái, những chiếc thuyền máy di động nhấp nhô, sóng lưởi búa làm tung bọt nước trắng xóa … màu nước sông trong lành, ngập tràn sức sống, thật hoàn toàn khác hẳn những con kinh nước đen tù hảm ở thủ đô Sài Gòn.

    Đò vừa cặp bến, chúng tôi tất tả theo dòng người, chiếc xe lam vừa hết chổ, tôi và Long đành ngồi phía trước, hai bên người tài xế, ngày Tết tranh nhau về nhà sớm, không ai chịu đợi chờ, chậm một chút là mất chổ. Không ngủ gục được nửa, tôi đưa mắt quan sát miệt vườn, đã là miệt vườn hay chưa tôi cũng không biết, cầu đúc Cái Gia, ruộng, vườn, vườn, cầu sắt, chợ Cái Tàu Hạ, sao mà Cái nhiều quá, vườn, ruộng, vườn, cầu xi măng Mù U, vườn, ruộng, vườn, cầu Cái Xép, lại Cái nữa, vườn, ruộng, vườn, cầu đúc Nha Mân, xe qua cầu rồi ngừng lại, Long kêu tôi xuống.

    Nha Mân, một chợ nhỏ cách Bắc Mỹ Thuận khoảng sáu cây số trên liên tỉnh lộ Vĩnh Long – Sa Đéc. Long gởi hành lý ở tiệm giải khát đầu chợ rồi đưa tôi đi một vòng chợ Tết, dưa hấu, mai vàng, hoa vạn thọ, bánh mứt, ông đồ già ngồi viết liễng, một sạp bán báo Xuân, vài sạp bán pháo … đó là những nét đơn sơ của một chợ Tết miệt vườn, dĩ nhiên còn có những thứ mà ngày nào cũng thấy, cá, thịt, rau cải, tạp hóa … Long giới thiệu tôi với rất nhiều người quen trong chợ, họ mời chúng tôi đến chơi trong dịp Tết, lời mời nghe thật đơn giản nhưng chắc nịch, chân tình. Lúc trở lại quán cà phê lấy hành lý đã thấy anh Năm chủ quán chờ sẵn, anh kêu hai đứa tôi lên lầu “lai rai ba sợi” cho ấm bụng trước khi về bên cù lao.

    Có bốn cái ghế quanh chiếc bàn tròn, trên bàn dọn sẵn chén đũa, ly, nhạo, một chùm nem chua, mấy quả mận hồng đào, muối ớt, nước mắm chanh và một dĩa lòng với lại thịt gà xào hành lá bốc hơi thơm lừng.

    Chủ khách mời nhau nhập tiệc. Tôi ngạc nhiên hỏi anh Năm :
    • - Tụi em mới đi một vòng chợ, chưa đầy 15 phút mà anh đã làm xong một con gà thì lẹ thiệt.

      - Đâu có lẹ dữ vậy, chẳng qua đó là sáng kiến của mấy bà nội trợ miệt nầy. Cắt cổ gà xong thì lấy ngay bộ đồ lòng và hai miếng thịt ức làm món xào dấm để mấy ông nhâm nhi chờ món khác.
              
    Anh Sáu rót rượu đế từ cái chai ba xị vô nhạo, rồi từ nhạo ra ly nhỏ, anh làm việc rất thành thạo, cái nhạo lên cao chậm rãi, đều đặn, theo sau là những bọt rượu trắng tinh, tuy nhiên cũng có khi vài giọt rượu nhễu ra ngoài ly, anh chắt lưỡi hít hà:
    • - Cắt cổ hơn đổ rượu.
              
    Rượu rót tròn vòng, chủ khách nâng ly tiễn đưa năm cũ. Anh Năm, anh Sáu, mỗi người cầm ly lên, chỉ nghe một tiếng “trót”, ly rượu của họ đã cạn sạch. Long uống theo, khè ra một hơi dài thành tiếng chứng tỏ rượu cay lắm. Thiệt vậy, phần tôi dù là một trong những tay đệ tử Lưu Linh có tiếng của Đại Học Xá Minh Mạng, sau khi làm xong “nhiệm rượu” đã phải giùng mình mấy cái, mặt nhăn như khỉ ăn phải ớt, rượu nếp Nha Mân có khác, cay xé mây, rượu di chuyển tới đâu tôi biết nóng tới đó, đâu có giống rượu “công xi”, rượu nếp than tôi hay nhâm nhi ngoài lề đường Nguyễn Tri Phương với nghêu sò.

    Anh Sáu cười ha hả:
    • - Rượu nầy nấu bằng nếp nguyên chất, đâu có ngâm rắn hổ mà khè dữ vậy a chú Long !
              
    Anh Năm khề khà:
    • - Chú Ba nầy uống rượu giống như cụ Phan Thanh Giản uống thuốc độc !
              
    Tôi chống chế:
    • - Tại hồi tối em bị say rượu.

      - Hồi hôm say thì bây giờ mình giải nghễ, vô thêm vài ly nữa là hết “bựa” liền chú em à.
              
    Thế là anh Năm :
    • - Rót đầy cái ly cạn.
              
    Anh Sáu :
    • - Uống cạn cái ly đầy.
              
    Rồi anh Năm cùng với anh Sáu “hòa tấu”:
    • - Ly nầy rồi ly nữa, ly giữa lại ly bìa.

      - Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, rượu ngon mà gặp bạn hiền thì ngàn chén nào có say đâu.

      - Ly thứ nhứt “nhâm nhi tình bạn”, ly thứ hai “trút cạn lòng sầu”,
      ly thứ ba “mũi chảy tới râu”, ly thứ tư “ngồi đâu gục đó”,
      ly thứ năm “cho chó ăn chè”, ly thứ sáu “vợ đè cạo gió” …
              

    Anh Năm, anh Sáu vừa nhậu vừa ngâm nga, hát hò, đùa cợt, thái độ các anh thật hào phóng, sảng khoái.

    Rượu được ba tuần, đồ nhấm gần hết, thì như có sắp đặt sẵn, thằng con trai anh Năm bưng lên dĩa gỏi gà trộn chuối cây và mấy tô cháo nóng để chửa lửa.

    Chai ba xị đế gần cạn, con anh Năm đem thêm một chai khác để kế bên. Ai uống ngàn chén không say ở đâu thì tôi không thấy, riêng tôi mới vô có mấy ly đế Nha Mân (do hai anh châm chế, không bắt uống nhiều) đã muốn bò càng, đầu choáng váng, tôi đá chân Long làm hiệu. Hiểu ý tôi, Long đứng lên cáo từ gia chủ, mượn cớ đường còn xa. Vậy mà anh Năm và anh Sáu còn cầm khách uống thêm hai ly nữa, rồi trước khi chia tay lại dặn dò Tết nhớ ghé qua uống tiếp.

    Từ chợ Nha Mân muốn về quê của Long ở bên cù lao Tân Hiệp còn phải đi khoảng một cây số đường bộ, theo bờ rạch Nha Mân ra vàm, trước khi đến bến đò để được sang sông. Trên đoạn đường ngắn ngủi ấy, thằng cháu uống rượu nhăn mặt của cụ Phan Thanh Giản đã bị bà con đón đường ba lần nữa để bắt uống nhiều loại “độc tửu” khác nhau cùng với lươn um xả, tôm càng nướng, cá mè vinh hấp lá bạc hà …

    Tôi thở vắn than dài:
    • - Tao “quỷnh” quá rồi Long ơi ! Còn mấy cái ải “rượu” nữa mới tới bến đò ?
              
    Long cười hề hề:
    • - Chắc đây là trạm chót, trời tối rồi, chắc không ai thấy mình để mời mọc nữa đâu. Mầy còn lạ, phần tao đã quen rồi, mỗi lần về quê là tao như theo bước Ông Quan Vân Trường thời Tam Quốc, Ông Quan Vân Trường “quá ngũ quan, trảm lục tướng”, còn tao thì “quá ngũ quan, ẩm lục xị”, rồi say túy lúy càn khôn, nhiều khi uống không nổi, nhưng đâu đễ gì từ chối sự mời đón của bà con.

              
              
    Và mặc dù đã quá chén, nhưng tại bến đò chú Tư, mỗi đứa tụi tôi còn phải nốc thêm nửa ly bầu quặng rượu đậu nành để ông lái đò hài lòng trước khi đưa người qua sông Dịch. Đến nhà Long thì đã quá nửa đêm, phần say, phần mệt, tôi chỉ còn kịp chun vô cái mùng lưới mắc sẵn trên bộ ngựa gõ trải chiếu bông, mát lạnh, đánh một giấc đến sáng bét ngày hôm sau.

    Ba Mươi Tết, một ngày bận rộn ở vùng quê, tảo mộ ông bà, chùi lư, dán liễng, trang hoàng trước ngỏ, trong nhà, chưng dọn bàn thờ tổ tiên … Tôi, Long và Hổ, em trai út của Long phụ trách việc chưng dọn, trong khi má Long lo nấu cỗ, chuẩn bị lễ rước ông bà.

    Trước nhà Long là một rạch nhỏ còn được gọi là xẻo, mùa mưa xẻo lúc nào cũng đầy nước, mùa nắng như những tháng cận Tết, nước ròng, lòng xẻo cạn queo. Xẻo cắt ngang cù lao Tân Hiệp, có ba xóm, Xóm Vàm ở vàm xẻo, cách chợ Nha Mân bởi nhánh sông Sa Đéc. Long ở Xóm Giữa, gần ngôi đình làng cỗ kính có những cây dầu, cây sao thân suông đuột, cao vút. Xóm Trong tận cùng ở bờ bên nầy sông Tiền, bên kia sông Tiền là Rạch Ruộng thuộc tỉnh Định Tường. Dân chúng ba xóm cất nhà dọc theo hai bên bờ xẻo, liên tục hoặc cách nhau bởi những thửa vườn cây ăn trái, những đồng lúa phì nhiêu.

    Mặt trời vừa xế, bà Hạnh, má Long giục chúng tôi dọn cỗ lên bàn thờ tổ tiên, các bàn thờ được dựng tạm thời dành cho cô bác, đất đai vương trạch. Trái cây, dưa hấu, bánh phồng, bánh tráng nướng … dọn lên bàn Thông Thiên, bàn thờ Phật, bàn thờ Ông Quan Công, miễu Bà Chúa Xứ. Má Long dặn lúc nước dưới lòng rạch bắt đầu chảy vô thì làm lễ rước ông bà về ăn Tết.

    Bửa ăn gia đình sau đó gồm có tôi, Long, Hổ, má Long và Thu, em gái Long. Từ lâu tôi biết Long có em gái, lòng tò mò muốn xem mặt coi xấu đẹp cỡ nào. Thu đi chợ bán bánh mứt từ sáng sớm, lúc tôi chưa tỉnh cơn say, mới về chừng nửa giờ trước đây và trốn biệt dưới bếp cố ý không cho tôi gặp mặt.

    Tôi đã gặp bà Hạnh nhiều lần trong những dịp bà về Sài Gòn bán ổi xá lị ở chợ Cầu Ông Lãnh và ghé Đại Học Xá Minh Mạng thăm Long. Bà dáng phúc hậu, đoan trang, ông giáo chồng bà qua đời ở tuổi bốn mươi, bà quyết định ở vậy lo cho các con ăn học tới nơi tới chốn. Bà Hạnh rất khéo tay, tôi đã thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do chính tay bà nấu nướng mỗi khi bà ghé qua Đại Học Xá.

    Bà Hạnh rất tự hào về người chồng quá cố, hay kể chuyện về ông giáo như là một người đầy lòng nhân ái, hồi xửa hồi xưa, ông là giáo viên trường Tiểu Học ở Nha Mân bên kia bờ sông. Rồi cù lao Tân Hiệp thành hình, dân chúng tới ở ngày một đông, sanh con đẻ cháu thêm nhiều, thăm cù lao mấy lần, thấy các cháu nhỏ chịu cảnh dốt nát vì sông lớn cắt ngang, sóng to gió lớn khó bề qua lại hằng ngày, Ông Hạnh đã xin Ty Tiểu Học Tỉnh mở một trường Sơ Cấp ở Xóm Giữa. Lớp học đầu tiên là một căn nhà lợp lá dừa nước, nền đất, vách bùn trộn rơm, gần bốn chục học sinh trình độ vở lòng gồm đủ các lứa tuổi, giáo viên không ai chịu thuyên chuyển đến đây, chỉ có ông Hạnh là thầy giáo duy nhứt kiêm trưởng giáo. Mùa nước nổi năm học đầu tiên, ngôi trường giống như một hòn đảo nhỏ giữa vùng nước bao la, thầy xăng quần tới háng lội nước “xộn xộn”, tụi học trò nhỏ có đứa cổi hết quần áo đội lên đầu chung với tập vở. Nay trường có 12 lớp của toàn bậc Tiểu Học, tám phòng học và một văn phòng Hiệu Trưởng khang trang, cao ráo , nền lót gạch Tàu, nóc lợp fibro xi măng. Ông Hạnh đem hết bầu đoàn thê tử sang ngụ hẳn ở cù lao, ngoài giờ dạy học, ông chăm sóc miếng vườn ổi xá lị đào lên từ đất ruộng.

    Trong bửa cơm chiều, tôi đã trò chuyện với bà Hạnh:
    • - Thưa bác giáo, cháu xin lỗi bác, hồi hôm cháu và Long về muộn, để bác phải trông đợi.

      - Ối ! Lỗi phải gì, bác biết hai đứa bây về tới chợ Nha Mân lúc mười giờ sáng ngày hôm qua, mấy người hàng xóm đi chợ về nói lại, nhưng bác cũng trông sơ sơ thôi, vì đã quen rồi. Dân miệt nầy hiếu khách lắm, mỗi lần thằng Long về là họ cầm ở lại chơi tới tối. Ở đây thêm vài ngày rồi cháu sẽ thấy, ai cũng là người thân thuộc. Hồi ba sắp nhỏ còn sanh tiền, một tuần lễ ổng đi ăn đám giỗ hết ba bốn ngày, dạy học rồi đi tới khuya lơ khuya lắc mới về, còn cuối tuần mà ổng nói đi chợ Nha Mân uống cà phê là kể như đi chơi luôn hết ngày đó. Ba thằng Năm ở quán cà phê đầu chợ mà cháu có ghé qua là ông hương quản Mùi, bạn thân của ba sắp nhỏ, nay tình bạn truyền sang đời con, rồi không chừng sang luôn đời cháu.

      - Thưa bác, tại sao mình rước ông bà lúc nước lớn ?

      - Tập quán đã có từ lâu, người dân mong cho tiền vô như nước, cháu đi thăm thử năm ba gia đình miệt nầy sẽ thấy ngày Tết lúc nào nước cũng đầy lu, gạo đầy khạp. Một cỗ lệ khác là không quét rác ra khỏi nhà trong ba ngày đầu Xuân, ý mong tiền bạc ở lại trong nhà, không bị tiêu tán. Cũng có một số bà con rước ông bà từ lúc sáng sớm, vì quá nôn nóng, họ nói đùa, rước sớm được ông bà tốt, mạnh khỏe, lành lặn … trể, người khác rước hết chỉ còn ông bà xấu, bịnh hoạn, cùi đui sứt mẻ … Thật ra ông bà của ai thì người nấy rước, dễ gì ông bà mình chịu về nhà khác ăn Tết, dù cho mâm cao, cỗ đầy hay thênh thang võng lọng, phải không cháu ?

      - Dạ, bác giáo nói phải. Còn đất đai vương trạch là ai mà cháu chưa bao giờ nghe nói tới ?

      - Dân chúng miền quê tin rằng đất có Thổ công, sông có Hà bá. Đó là hai vị thần bảo vệ đất nước cho họ yên ổn làm ăn.

      - Cháu thấy nhà có mấy quài chuối chín vàng hực, trông rất đẹp mắt, ngon lành, sao mình không đem chưng cúng ?

      - Ngày Tết chỉ chưng những loại trái cây tượng trưng cho sự tốt lành như mãng cầu gai, mãng cầu ta, đu đủ, xoài cát … đó là bộ ba “cầu đủ xài”, hoặc trái sung nói lên sự “sung túc”. Trái chuối dù tươi tốt cách mấy nhưng nói trại đi là “chúi”, có nghĩa là “chúi xuống” hay “cất đầu không lên”, chẳng mấy người dám chưng trên bàn thờ.
              
    Tôi còn hỏi nhiều câu khác, việc nào cũng được bà Hạnh trả lời có lý, có tình, tôi cảm phục vô cùng, phục người đàn bà hiểu nhiều, biết rộng, giàu tình thương và nghị lực.

    Thu ít nói, nhưng những gì thốt ra đều cẩn trọng, chính xác. Theo lời Long, Thu tốt nghiệp trường Sư Phạm Vĩnh Long năm vừa qua và về dạy trường Tiểu Học Tân Hiệp để gần mẹ và em. Người nhỏ nhắn, tóc đen nhánh chấm vai, mặt trái xoan, nước da bánh ếch. Ở Thu tôi bắt gặp những e ấp, thẹn thùa của một nữ sinh, một cô giáo mới, nét đẹp của Thu kín đáo, tự nhiên, không phấn son, không đài các, chen lẫn vẻ nhu hòa thùy mị Á Đông hợp cùng sự tươi vui, thanh nhã của loại người ưa thích hoạt động.

    Trong bữa ăn cơm chiều, tôi và Thu ngồi đối diện, nàng ngượng nghịu, mất tự nhiên, rồi một phút tình cờ bốn mắt chúng tôi gặp nhau, nàng bẽn lẽn cúi đầu, gò má ững hồng. Chúa ơi ! Phật ơi ! Có biết lòng con đang mở hội hoa đăng. Thu chỉ ăn một chén cơm rồi buông đũa chạy xuống bếp.

    Sau bữa cơm, Hổ dắt tôi đi xem cái rộng chứa đầy tôm càng râu xanh đỏ ở cái mương sau nhà, mấy khạp da bò chứa cá lóc, lươn, cá trê … cùng với mấy rỗ khô lươn, khô cá lóc ướp xả ớt, tàu vị yểu bông sen … đó là những thứ do chính tay Hổ tát mương bắt được.
    • - Tát mương bắt bao nhiêu cá tôm đó chắc phải vất vả lắm hả ?

      - Hồi xưa cực vì phải dùng sức người với thùng thiếc hay gàu giai, nay có máy Kohler bốn ngựa làm hết, nên khỏe re.
              
    Hổ tiếp tục chỉ tôi nồi thịt kho nước dừa xiêm, mấy thố dưa cải tùa xại, dưa hành, dưa giá, dưa kiệu, dưa đầu heo, cơm rượu … mấy rỗ bánh phồng, bánh tráng mè, bánh tráng ngọt. Rồi còn những múi mứt mãng cầu trắng tinh có hột đậu phộng ở giữa, thố chuối khô ngào đường tươm mật vàng tươi điểm những mảnh đậu phộng trắng ngà, keo thủy tinh đầy mứt gừng, mứt bí, mứt hạt sen, mứt chùm ruột, mứt dừa, mứt cà chua, mứt chanh, mứt ớt …
    • - Mấy thứ nầy do chị em làm.

      - Thu khéo dữ vậy à !

      - Chẳng những làm ăn mà còn bán nữa chớ. Gái Nha Mân mà, anh không nghe người ta nói sao ?
      • Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
        Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân.
              
    Đêm Ba Mươi Tết về ở miệt cù lao. Bầy đom đóm lập lòe trên đám bần, bụi dứa gai ven sông. Từ những máy dầu, máy xăng phát điện, đèn măng xông mỗi căn nhà, ánh sáng ấm cúng hắt ra khoảng đường cái vắng vẻ, chia cắt đêm đen trừ tịch âm u ra từng phần nhỏ, mặt nước sông bằng phẳng cùng với ánh đèn phản chiếu tạo cho tôi cái ảo giác dòng sông là một đại lộ thênh thang với hai hàng trụ đèn thẳng tắp.

    Bên cạnh nồi bánh tét sôi sùng sục và trên chiếc đệm bà Hạnh và Thu đang gói nốt những đòn bánh tét cuối năm. Tôi, Long và Hổ uống trà tàu, nhai mứt gừng, nói chuyện năm cũ, ngày mới. Sau mấy lần trộm nhìn đôi má ửng hồng của Thu bên ánh lửa đêm Xuân, tôi chợt thấy lòng mình chùng lại, từ bấy lâu, những tranh đấu, bon chen, công danh, sự nghiệp … đã làm tôi luôn bận tâm, những thứ đó tối nay đi đâu mất hết. Tôi nghĩ gì ? Muốn gì ? Phải chăng tôi mong ước có một cuộc đời thanh đạm, an bình ở miệt vườn, một người vợ như Thu, một mái ấm …

    Long lôi tôi về thực tại :
    • - Ba à, mầy còn nhớ bác năm Thơ mình gặp sáng hôm qua bên chợ Nha Mân hông ?

      - Nhiều người quá làm sao tao nhớ hết ? Tao chỉ còn nhớ anh Năm, anh Sáu và chú Tư lái đò. Bác năm Thơ là ông nào ?

      - Cái ông đồ viết liễng đó mà.

      - Ờ ! Tao nhớ rồi ! Ổng mặc áo dài, bới tóc, đội khăn đóng, ăn trầu, mài mực Tàu viết liễng trên giấy hồng đơn. Mà hai câu liễng ổng viết cho gia đình mầy hay lắm, để tao nhớ lại coi,
      • " Đa tử, đa tôn, đa phú quí.
        Tấn tài, tấn lợi, tấn bình an ",
      phải hông mậy? Nét chữ ổng thiệt là như rồng bay phượng múa. Mà tao thấy đâu có mấy người mướn ổng viết liễng, Tết còn vậy, ngày thường ổng làm sao sinh sống?

      - Ờ ! Mầy nhớ đúng rồi. Mà nhìn ổng viết liễng mầy có liên tưởng tới bài thơ Ông Đồ không?
              
    Thôi thằng Long hỏi ngay "tủ" của tôi rồi, thơ thì tôi chỉ biết có vài bài, trong đó Ông Đồ là một.
    • - Có, có chớ ! Mà tao thuộc lòng bài Ông Đồ như cháo cá nấu nhừ, để tao đọc cho mầy nghe.

      • Nhưng mỗi năm mỗi vắng
        Người thuê viết nay đâu
        Giấy đỏ buồn không thắm
        Mực đọng trong nghiên sầu
        Ông Đồ vẫn ngồi đấy
        Qua đường không ai hay
        Lá vàng rơi trên giấy
        Ngoài trời mưa bụi bay
              
    Long hỏi:
    • - Tác giả bài nầy là ông Vũ…Vũ gì hà ?
              
    Tôi đáp ngay không cần suy nghĩ:
    • - Vũ đình Liên, mà ông ấy chỉ có bài Ông Đồ nổi tiếng, còn mấy bài khác cũng thường thường thôi.
              
    Bà Hạnh gói xong đòn bánh tét cuối cùng, bà đứng dậy đi ra nhà sau.
    Có lẽ bài thơ Ông Đồ gải đúng chỗ ngứa của Thu nên cô phát biểu gọn ơ:
    • - Anh Ba thuộc thơ lại nhớ tên tác giã, chắc túi thơ nặng lắm anh có thể cho bà con nghe thêm vài bài thơ Xuân anh thích?
              
    Tay tôi gải đầu, miệng thầm than khổ. Gieo cái nhân thì gặt lấy hậu quả, từ chiều đến giờ tôi cố ý chọc Thu mở miệng nhưng nàng im tiếng, bây giờ Thu lên tiếng thì tôi muốn cứng họng. Tôi biết mình đang ở thế cởi cọp, bằng mọi cách phải cố mà gỡ gạc, không thể để mất mặt với cô giáo vườn nầy.
    • - Cô Thu cho tôi suy nghĩ một chút nhé.
              
    Tôi soát lại bầu rượu và túi thơ của mình. Bầu rượu thì coi như bể rồi, tửu lượng tôi còn kém xa bà con miệt vườn mấy bực. Túi thơ thì sắp lủng đáy. Văn, thơ, nhạc thứ nào tôi cũng yêu, nhưng mỗi thứ chỉ thuộc vài bài, đoạn còn đoạn mất. Như thơ, ngoài Ông Đồ tôi chỉ nhớ Tình Già của Phan Khôi, trời xui đất khiến hôm nay Long hỏi đúng một trong hai nên tôi mới cà khịa được. Bây giờ đào đâu ra bài thơ Xuân? À! Thôi tôi nhớ ra rồi, hồi năm ngoái tôi và thằng Khải thua bài xiểng niểng, mới sáng mùng Hai Tết đã sạch túi, đành phải đứng dựa lan can lầu Đại Học Xá, nhìn bà con nườm nượp du Xuân, thằng Khải bất giác ngâm nga hai câu thơ, thấy đúng tâm sự mình tôi khen hay, còn hỏi hai câu thơ đó ở đâu mà ra. Khải nói đoạn thơ tả tình cảnh Dũng trong Đoạn Tuyệt.

    Tôi liền tả oán:
    • - Như Thu biết chúng tôi là những sinh viên xa nhà trọ học, có năm vì hoàn cảnh đặc biệt không thể về quê ăn Tết, buồn lắm, thế nên hai câu thơ tiền chiến trong Đoạn Tuyệt tả tâm trạng bơ vơ của Dũng những ngày cuối năm được chúng tôi yêu mến nhứt vì cùng một tâm sự với chúng tôi.
      • Giũ áo phong sương trên gác trọ
        Lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang.
              
    Đọc xong hai câu thơ, tôi thấy Thu có vẻ mơ màng, cảm động, chắc trong bụng nàng phục lăn tôi, tôi thừa thế tấn công:
    • - Giờ tới lượt cô giáo cho mấy thằng học trò già thưởng thức vài đoạn thơ Xuân nhé!
              
    Thu nhỏ nhẹ, chậm rải:
    • - Nhà thơ tiền chiến Thu thích nhứt là Chế Lan Viên, thơ " Xuân " của ông rất lãng mạn và cay đắng.
      • Tôi có chờ đâu có đợi đâu
        Ai xui Xuân đến gợi thêm sầu
        Với tôi tất cả như vô nghĩa
        Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau…
      - Bây giờ Thu còn thích Chế Lan Viên ?

      - Thưa không.

      - Lý do ?

      - Mời anh nghe thêm một đoạn trong bài " Xuân "
      • Có những người nghèo không biết Tết
        Mang lì chiếc áo độ Xuân tàn
        Có đứa trẻ thơ không biết khóc
        Vô tình bỗng cất tiếng cười vang…
              
    Theo ý Thu, thời tiền chiến, đoạn thơ trên cùng với nhiều đoạn văn, bài thơ có nội dung tương tợ nhằm mục đích mô tả sự cơ cực của người dân dưới ách phong kiến thực dân, tác giả là Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… Ngày nay cũng với nội dung trên, đoạn thơ mô tả cảnh không biết Tết của hàng triệu người Việt Nam nghèo khó ở khắp hai miền Nam Bắc, mà thủ phạm chính là những nhà thơ tiền chiến và chế độ cộng sản Hà Nội của họ, kẻ phát động cuộc chiến bành trướng chủ nghĩa cộng sản, xâm chiếm miền Nam tự do, gây biết bao tang thương đổ nát trên quê hương. Làm sao Thu có thể tiếp tục yêu mến họ như xưa được phải không anh?

    Thu làm tôi bối rối, nàng đọc thơ rồi phê bình thơ, chuyện văn chương bước qua chuyện chánh trị, tôi bị hụt chân, không theo kịp nàng. Tôi chưa kịp phản ứng thì có tiếng pháo chuột lác đác nổ từ xa, Long hối mọi người đứng dậy đi dựng nêu và đón mừng giao thừa.

              

    Đời sống miệt vườn
              
    Những ngày vui Xuân ở cù lao Tân Hiệp đối với tôi là một chuổi ngày hoan lạc. Tôi đi tắm sông, tắm cồn, bơi xuồng, chèo ghe, chạy máy đuôi tôm, thăm những vườn ổi xá lị sai quả, nặng cành, vườn cam quít tuy đã hái hết trái nhưng rõ ràng là phì nhiêu, sung túc, những cánh đồng thơm mùi rạ, mùi lúa chín… Tôi trò chuyện với Thu và đón nhận những ánh mắt chứa chan cảm tình của nàng để tâm hồn bay bổng lên chín từng mây, để mộng tưởng, ước mơ một ngày mai không còn xa cách.

    Và tôi phải nói ra đây thêm chuyện nhậu nhẹt, ngày nào cũng vậy, tôi hầu như "sáng xỉn, chiều say, trưa lai rai, tối tỉnh say nhậu nữa". Tôi dự tính đi thăm hết bà con Xóm Vàm, Xóm Giữa và Xóm Trong, nhưng tôi và Long đã không ra khỏi cái Xóm Giữa có quá nhiều "ải rượu", say ở đâu thì ngủ lại đó, tỉnh dậy đã có nhà kế bên đợi sẵn để nhậu tiếp tục.

    Rượu và đồ nhắm ở miệt vườn, không những vào dịp Tết mà bất cứ lúc nào cũng dồi dào, gần như vô lượng, trong khi tửu và thực lượng của tôi thì có hạn.
    • Rượu đế thượng hảo hạng, nấu bằng trăm phần trăm nếp, nước trong vắt, rót ra ly sủi bọt không ngớt.

      Rượu nếp than màu tím nhạt, trên trong dưới đục, hậu vị ngọt ngào, uống vô cảm thấy nhẹ nhàng, không cay, không nóng, nghĩ rằng uống không biết bao nhiêu mới say, nhưng rồi ngã lúc nào không hay.

      "Huýt ky bà quẹo" chế biến đơn giản và nhanh, đổ một lít rượu đế và hai trái dừa xiêm vô một cái thau, quậy đều, thêm một cục đá lớn, uống rất êm, không cháy cổ như rượu chưa pha, ngọt và mát lạnh, nhưng "quẹo" cũng rất nhanh và êm ái.

      Rượu mít, rượu chuối hay "lão tửu" cần sự chế biến công phu hơn, mít nghệ hoặc chuối cau chín lột võ, phơi cho heo héo đoạn nướng trên than hồng đến khi vừa cháy xém, ngâm với rượu nếp khoảng hai ba tháng trước khi uống. Rượu mít vàng, trong vắt, lão tửu trắng đục, cả hai thứ trái cây nầy làm nên một loại thức uống đặc quẹo, ngọt và thơm.

      Rượu đậu nành, hổ cốt, tắc kè, chanh, sa kê… loại nào uống cũng khoái khẩu,
    nhiều lúc trong tiệc rượu, tôi ước mình được như một Đoàn Dự trong Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung, uống thật nhiều cho đã ông thần khẩu, rồi rượu chạy theo đường "nhất dương chỉ" phát tiết ra ở đầu ngón tay, để tôi được uống mãi, uống mãi, uống thêm nữa, cái tình cảm hiếu khách, chân thật của người dân miệt vườn.



    Tôi không thể kể ra hết mười mấy tiệc rượu mà tôi đã tham dự, sợ mất thì giờ của quí độc giả, lại cũng sợ làm mình nhớ và thèm, nên chỉ kể ra đây một tiệc tiêu biểu.

    Lúc đó là mười một giờ đêm mồng một Tết, chúng tôi đến nhà anh hai Thanh. Dưới ánh đèn điện phát ra từ chiếc máy dầu Yanmar, anh chị hai đang coi vô tuyến truyền hình, mấy đứa nhỏ không có ở nhà, có lẽ đang đánh bài cào con ở khu vực đình làng. Trên bộ đi văng cẩm lai, bốn vị "anh hùng" nằm ngủ ở vị thế không mấy ngay ngắn, chắc vừa trải qua một trận "tửu chiến" kinh hồn.

    Anh hai thân tình:
    • - Bốn cha nội đây say quá về nhà không nổi, tôi uống với mấy ổng sơ sơ hết gần ba lít rượu mít, tôi cũng mới đánh một giấc vừa thức dậy coi truyền hình với bà xã thì hai chú tới.
    Anh hai lên đèn, thắp nhang trên bàn thờ để Long mừng tuổi ông bà, chị hai đi xuống bếp. Tôi nghe tiếng động dao, động thớt, mò xuống chơi, thấy chị hai đang dùng nhánh tre lụi qua thân hai con cá lóc bự. Chị xốc đứng nhánh tre trên nền đất sau nhà, lấy rơm phủ kín cá rồi châm lửa đốt. Khi lửa bén rơm, chị bắt hai con lươn vàng từ khạp da bò, đập đầu, vuột nhớt với tro bếp, rửa sạch, mổ bụng lấy ruột, rồi nướng trên than hồng để làm món lươn xé phai trộn gỏi dưa ngó sen và rau răm. Cách chị làm việc nhẹ nhàng, rụp rụp. Lươn vừa đặt lên bếp thì hai con cá lóc cũng vừa chín tới, gạt bỏ lớp vảy cháy xém bên ngoài để lộ thớ thịt trắng tinh, chị xẻ cá làm đôi theo đường sống lưng, bỏ mở hành vô.

    Cá lóc nướng cuốn với bánh tráng, rau thơm, rau cần ống, rau vấp cá và đọt điều, chấm nước mắm me. Anh hai lôi một chai rượu thuốc từ trong tủ ra. Thấy rượu hơi lạ, tôi hỏi:
    • - Rượu gì vậy anh hai ?

      - Rượu thuốc ngâm bìm bịp.

      - Thuốc gì ? Bìm bịp là con gì ? Rượu thuốc ngâm bìm bịp có công dụng gì ? Cách chế biến ra sao ?

      - Bìm bịp là giống chim rất khỏe mạnh ở miệt nầy, bắt cá tôm ngoài ruộng, dưới sông rạch, làm ổ trên cây cao. Loại chim bìm bịp có hai đặc điểm, thứ nhứt, hót khi nước bắt đầu lớn, nói rõ hơn là chúng kêu inh ỏi khi thủy triều lên, thế nên ca dao miệt vườn có câu:
      • Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
        Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.

      Đặc điểm thứ hai của giống bìm bịp là có khả năng dùng dược thảo thiên nhiên chửa bệnh gãy xương rất hữu hiệu. Lợi dụng đặc tính đó, nông dân trèo lên cây cao, tới tận ổ chim bẻ chưn bìm bịp con hay bìm bịp ra ràng, chim mẹ thấy con bị thương sẽ đi tìm thuốc về băng bó, thuốc rất công hiệu, chỉ trong vòng năm bảy ngày là chỗ xương gãy lành lại như thường. Nông dân bắt bìm bịp ra ràng ngâm rượu, thuốc ở đây là dược thảo thiên nhiên đã ngấm vào cơ thể bìm bịp con. Rượu thuốc ngâm bìm bịp, phải ít nhứt là một năm, giúp chống lạnh, xương cốt dẽo dai, tăng cường sinh lực, ngừa phong thấp. À ! Mà mấy ông kỳ lão khuyên chỉ nên uống mỗi ngày một ly nhỏ thôi, nhứt là mấy người trẻ tuổi, dồi dào sinh lực, lại chưa có gia đình như hai chú uống nhiều rượu nầy sẽ bị… hà hà.

      - Bị, bị… gì vậy anh hai ? Phải bị tẩu hỏa nhập ma hông ?

      - Chú nói cái danh từ gì nghe có vẻ mới mẻ, thành thị quá, anh không hiểu, nhưng chắc cũng… gần gần như vậy!
              
    Khi anh hai rót ly rượu thứ hai, tôi thắc mắc:
    • - Mấy ông kỳ lão nói tụi em không được uống nhiều rượu nầy mà !

      - Mèn ơi ! Tao nói chơi mà tụi bây tin được sao ?
              
    Tới hôm ấy bìm bịp mới ngâm vừa tròn ba tháng, phần chị hai làm món nhậu quá hấp dẫn, phần nhiệt tình của anh hai, ba chúng tôi đã uống cạn chai rượu không chừa một tí nước cốt để ngâm lại lần thứ hai.

    Ngày vui qua mau, ạch đụi rồi hạ nêu cũng tới. Trên chuyến xe đò về lại thủ đô Sài Gòn, có lúc tôi miên man nghĩ ngợi, không biết ông Vũ Bằng khi viết bài Chuột Đồng trong cuốn Món Lạ Miền Nam, ông có thật sự về tận miệt Long Xuyên lúa sạ, ăn thịt chuột và yêu mến người em gái miệt nước nổi ấy. Riêng tôi sau chuyến đi nầy, tôi đã thật sự ưa thích phong cảnh ruộng vườn, quí mến tính chân thành, hồn hậu của người nông dân, "chịu" những món ăn đồng quê, và nhứt là… mê em gái miệt vườn.

    Long đang ngủ gà ngủ gật, tôi đánh thức hắn dậy:
    • - Ê Long, tao cho mầy biết, tao sẽ cưới em gái mầy, nhưng dứt khoát không có chuyện kêu mầy bằng anh đâu nghen.
              
    Long nhừa nhựa:
    • - Ừ ! Thì có sao đâu !
              
    Long lại dựa đầu vô thành ghế ngủ tiếp. Tôi lay mạnh hắn:
    • - Mà dứt khoát cũng không có chuyện con của tao và Thu kêu mầy bằng bác đâu nghen.
              
    Long đổ quạu:
    • - Mầy sao lôi thôi quá ! Để yên cho tao ngủ một chút coi ! Con mầy kêu tao bằng cậu chớ làm sao bằng bác được !







    Nguyễn văn Ba - 01.2018           
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    nhớ em
    ___________________________________


    • Mặt trời lủng lẳng
      Anh nằm thẳng cẳng.
      Trên chiếc giường tây.
      Anh cầm cây bút.
      Chấm chấm mút mút.
      Viết thư cho em.

      Hỡi em thân yêu.
      Từ ngày em đi.
      Ở nhà vắng vẻ.
      Con chó nó đẻ.
      Được những 4 con.
      Mặt nó to tròn.
      Giống em như đúc.
      Anh lấy tên em.
      Đặt tên cho chó.
      Mỗi lần gọi nó.
      Anh nhớ đến em…
              

              
    .:lol2:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đám cưới mùa xuân
    ___________________________________
    Đoàn Văn Cừ - 1940





              

    Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng,
    Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh.
    Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh,
    Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phới.


    Trên cành cây, bỗng một con chim gọi
    Lũ người đi lí nhí một hàng đen
    Trên con đường cát trắng cỏ lam viền
    Họ thong thả tiến theo chiều gió thổi,
    Dưới bầu trời trong veo không mảy bụi,
    Giữa cánh đồng phơn phớt tựa màu nhung.

    Một cụ già râu tóc trắng như bông,
    Mặc áo đỏ, cầm hương đi trước đám.
    Dăm sáu cụ áo mền bông đỏ sẫm,
    Quần nâu hồng, chống gậy bước theo sau.
    Hàng ô đen thong thả tiến lên sau.
    Kế những chiếc mâm đồng che lụa đỏ.

    Bọn trai tơ mặt mày coi hớn hở,
    Quần lụa chùng, nón dứa áo sa huê.
    Một vài bà thanh lịch kiểu nhà quê,
    Đầu nón nghệ, tay cầm khăn mặt đỏ.
    Bà lão cúi lom khom bên cháu nhỏ,
    Túi đựng trầu chăm chăm giữ trong tay.

    Thằng bé em mẹ ẵm, má hây hây,
    Đầu cạo nhẵn, áo vàng, quần nâu sẫm.
    Cô bé để cút chè người xẫm mẫm,
    Đi theo bà váy lĩnh, dép quai cong.
    Một chị sen đầu đội chiếc khăn hồng,
    Đặt trên cái hòm da đen bóng lộng.

    Người cô dâu hôm nay coi choáng lộn.
    Vành khuyên vàng, áo mớ, nón quai thao.
    Các cô bạn bằng tuổi cũng xinh sao,
    Hai má thắm, ngây thơ nhìn trời biếc.
    Dăm bảy cô phủ mình trong những chiếc
    Áo đồng lầm, yếm đỏ, thắt lưng xanh.


    Một lúc sau đi tới chỗ vòng quanh,
    Nếp chùa trắng in hình trên trời thắm,
    Thì cả bọn dần đần cùng khuất lẩn
    Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân.
    Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chim xuân
    Ca ánh ỏi trên cành xanh tắm nắng.





    1940
              


              
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Tác giả ca khúc
    "Gái Xuân"

    ___________________________________
    báo Thanh Niên






    Mỗi dịp Tết đến, những giai điệu quen thuộc của bài hát Gái Xuân lại vang lên:
    • “Em như cô gái hãy còn xuân.
      Trong trắng thân chưa lấm bụi trần...”
    Ai cũng biết đó là một bài phổ từ thơ Nguyễn Bính, nhưng tên người phổ nhạc thì rất ít người biết. Một phóng viên báo Thanh Niên cho biết đã gặp một vài nhạc sĩ “cổ lai hy” để tìm hiểu nhưng chính họ cũng hụt trí nhớ. Cũng chính vì thế mà phóng viên TN đã đi tìm tác giả bài Gái Xuân và cuối cùng đã xác định được tác giả bài hát này là nhạc sĩ Từ Vũ, hiện ở số 19/14 Nguyễn Cửu Đàm (Tân Bình, SG). Phóng viên TN ghi lại chuyện này như sau.




    NS Từ Vũ có vẻ bất ngờ và miễn cưỡng khi tiếp nhà báo. Nhưng ông cũng cho phóng viên xem một chồng bản nhạc cũ, trong đó có vài tác phẩm của ông (kể cả bản gốc bài Gái Xuân). Ông kể:
    • “Xuân Quý Tỵ (1953), tôi đang học lớp điện tử trong khuôn viên trường Petrus Ký. Lúc ấy tôi 21 tuổi sống xa gia đình, không bạn bè giữa Sài Gòn phồn hoa, đô hội. Buồn, chỉ biết lục sách báo ra đọc. Tình cờ mớ sách gối đầu giường có tập thơ Mây Tần của Nguyễn Bính. Tôi đọc thấy bài Gái Xuân, một bài thơ ngắn (chỉ hai khổ thơ) nhưng lại có hấp lực dẫn dắt tâm trí tôi quay về với cố hương ở Thường Tín (Hà Đông). Hà Đông là quê lụa nên câu Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân như đưa tôi về trong hoài niệm...Rồi những câu
      • “Lòng Xuân lơ đãng, ý xuân nồng.
        Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng.
        Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
        Đêm xuân cô ngủ có buồn không".
      Tài tình nét thơ Nguyễn Bính diễn tả tâm trạng cô gái mới lớn. Tôi cũng là thằng trai 21 tuổi. Thấm nhau lắm anh ạ. Tôi đọc bài thơ dăm lần là đã ngấm, cầm bút giấy viết luôn một mạch”.
    PV hỏi:
    • Với cây đàn guitar"
    Ông lắc đầu và nói:
    • Ồ không, giấy bút và solfé cho đến lúc bản nhạc hoàn tất, sau đó mới dùng guitar để thẩm âm lại.
    Khi phóng viên nói:
    • “Thưa nhạc sĩ, chúng ta trở về với bài Gái Xuân”
    , thì ông nói ngay:
    • "Xin đừng gọi tôi là nhạc sĩ. Cho đến bây giờ tôi cũng tự thấy mình là kẻ ngoại đạo trong lĩnh vực sáng tác và ca nhạc, nhưng tôi vẫn còn đó một niềm đam mê. Số là năm 1950 tôi theo gia đình vào Sài Gòn, một lần ghé vô tiệm nhạc trên đường Catinat tôi mua được cuốn L’art de Composition Musicale. Cuốn sách đã cho tôi những căn bản về sáng tác. Tôi viết Gái Xuân trong giai đoạn này. Viết, nhưng bài thơ quá ngắn, tôi mạn phép tác giả (đến nay tôi vẫn chưa từng gặp Nguyễn Bính lần nào), thêm vô hai câu của tôi:
      • ”Xuân đi, xuân đến hãy còn xuân.
        Cô gái trông Xuân biết bao lần”
      để đủ độ dài thích hợp. Viết xong, cũng không nghĩ bài hát sẽ được phổ biến.”
              
    Nhạc sĩ Từ Vũ kể tiếp:
    • Dạo đó, tôi quen với ca sĩ Linh Sơn bèn nhờ cô ấy hát nhưng do cô ấy quá bận rộn, chúng tôi không có dịp trao đổi nên ngày ra mắt Gái Xuân, thú thật tôi vẫn chưa ưng ý lắm. Sau đó, tình cờ tôi gặp nữ ca sĩ Tâm Vấn ở Đài phát thanh Sài Gòn, Tâm Vấn trách:
      • Sao anh không tặng tôi bài hát của anh.
      Tôi đã chép tặng Tâm Vấn trên một tờ giấy. Sau đó tôi phải theo bố ra Phan Thiết nên cũng chẳng biết Tâm Vấn “xử lý” như thế nào với bài hát của tôi, chỉ thấy bạn bè viết thư ra cho biết Tâm Vấn hát bài Gái Xuân rất hay và hát thường xuyên ở đài phát thanh. Ở Phan Thiết, trong một đêm lang thang ngoài phố, tình cờ tôi nghe Đài Phát thanh Huế phát bài hát này qua tiếng hát của cô Diệu Hương. Tôi không biết Diệu Hương là ai nhưng tiếng hát ấy đã làm tôi đứng tựa cột đèn, ngây ngất, đến bây giờ cảm giác ấy vẫn còn.





      báo Thanh Niên

                

                



Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Gái xuân
Nguyễn Bính . Từ Vũ
____
Ý Lan




______________
Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân

Xuân đi, Xuân đến, hãy còn Xuân
Cô gái trông Xuân đến bao lần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân

Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng
Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám Xuân đi trên mái tóc
Đêm Xuân cô ngủ có buồn không?

Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân




          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Gái xuân
    ___________________________________
    Nguyễn Bính





              

    Em như cô gái hãy còn xuân,
    Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,
    Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở.
    Gái xuân giũ lụa trên sông Vân.

    Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
    Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng,
    Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
    Đêm xuân cô ngủ có buồn không?


              



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Tử vi
    năm Mậu Tuất - 2018

    ___________________________________
    vansu.net







    1. tuổi Tý

    Sự nghiệp:
    Sự nghiệp của người tuổi Tý trong năm Mậu Tuất 2018 được Phá Thái Tuế che chở, hỗ trợ nên diễn ra rất thuận lợi. Không những được cấp trên ưu ái mà dù có gặp phải khó khăn tuổi Tý cũng được quý nhân phù trợ giúp đỡ vượt qua. Tuy khoảng thời gian đầu năm tài lộc có phần kém khởi sắc nhưng càng về sau, bạn lại có nhiều cơ hội để khẳng định tài năng của bản thân mình. Có điều tài khố chỉ vượng khi bản thân chăm chỉ, chủ động làm việc và không dựa dãm vào người khác.

    Tình duyên:
    Tình duyên phơi phới, trong năm 2018 này tuổi Tý sẽ có những mối quan hệ tình cảm gắn bó lâu dài. Những cô nàng tuổi Tý dược rất nhiều người yêu mến, theo đuổi, vì thế mà đời sống tình cảm cũng phong phú hơn. Anh chàng tuổi Tý nếu đang “thương thầm nhớ trộm” ai đó thì hãy mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình, chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời tích cực.

    Sức khỏe:
    Sức khỏe của người tuổi Tý trong năm 2018 nhìn chung ổn định, không có biến cố nào xấu xảy ra. Tuy nhiên bản mệnh vẫn sẽ gặp phải những căn bệnh nhẹ như đau đầu, cảm cúm do chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết. Chỉ cần chữa trị kịp thời thì bệnh tình sẽ hết, không có gì nguy hiểm.



    2. tuổi Sửu

    Sự nghiệp:
    Khác với năm 2017, bước sang năm 2018 vận trình sự nghiệp của người tuổi Sửu sẽ có nhiều biến động. Những biến động ấy xấu hay tốt còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi, đón nhận thử thách của những người cầm tinh con trâu. Hãy nhớ rằng, dù bạn thông minh đến mấy nhưng lại thiếu đi sự kiên trì và niềm đam mê với công việc thì sẽ khó có thể đạt được thành công.

    Tình duyên:
    Chuyện tình cảm của người tuổi Sửu trong năm 2018 gặp khá nhiều rắc rối. Cảm xúc rối ren, bất ổn luôn bủa vây lấy bạn, khiến cho tinh thần của bạn xuống dốc trầm trọng. Những mối quan hệ tình cảm nảy sinh mâu thuẫn, xích mích khiến cho cuộc sống của tuổi Sửu ít nhiều bị ảnh hưởng. Điều bạn cần làm lúc này là giữ bình tĩnh, rồi khó khăn nào cũng sẽ đi qua.

    Sức khỏe:
    Năm 2018 sức khỏe của người tuổi Sửu khá ổn đinh, không có biến cố nào xấu xảy ra. Bạn chỉ cần chăm chỉ luyện tập thể dục thường xuyên và ăn uống điều độ để duy trì sức khỏe của mình.




    3. tuổi Dần

    Sự nghiệp:
    Trong năm 2018, tuổi Dần có rất nhiều cát tinh che chở vì thế mà vận trình sự nghiệp được hanh thông tốt đẹp, mọi phương diện trong cuộc sống đều găp được nhiều niềm vui, may mắn. Đặc biệt đối với những ai làm ăn kinh doanh thì đây là một năm “tấn tài tấn lộc”, giúp bạn thu về một nguồn lợi nhuận lớn.

    Tình duyên:
    Được Tam Hợp Thái Tuế che chở, bảo vệ nên tình duyên của người tuổi Dần vô cùng thăng hoa. Đặc biệt là những người đang độc thân sẽ sớm tìm được cho mình một đối tượng phù hợp. Sau quãng thời gian tìm hiểu, hai bạn có thể tiến tới xây dựng hôn nhân. Đối với những người đang trong mối quan hệ tình cảm thì bạn sẽ được trải qua những phút giây ngọt ngào nhất. Tuy nhiên, đừng đặt cái tôi của mình quá cao, khiến cho người khác bị tổn thương nhé!

    Sức khỏe:
    Sức khỏe của người tuổi Dần trong năm 2018 sẽ có một số dấu hiệu suy giảm. Cụ thể do áp lực của công việc mà bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi điều độ thì sức khỏe sẽ ổn định.




    4. tuổi Mão

    Sự nghiệp:
    Nếu như năm 2017, người tuổi Mão phải trải qua khá nhiều khó khăn thử thách thì sang năm 2018, bạn sẽ có nhiều cơ hội tốt để phát triển sự nghiệp của mình. Do Tương Hợp Thái Tuế che chở, bảo vệ nên vận trình sự nghiệp khá suôn sẻ, làm việc gì cũng đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, tuổi Mão không nên quá chủ quan, nếu không sẽ mắc phải sai lầm.

    Tình duyên:
    Được hai cát tinh Hàm Trì và Mộc Dục chiếu mệnh nên vận đào hoa của người tuổi Mão trong năm 2018 rất vượng. Những người độc thân sẽ tìm kiếm được “một nửa” phù hợp với mình sau bao ngày tháng trờ đợi. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để tuổi Mão xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, đôi khi đào hoa quá sẽ khiến bạn vướng phải nhiều rắc rối trong mối quan hệ tình cảm.

    Sức khỏe:
    Nhìn chung, sức khỏe của người tuổi Mão trong năm 2018 không có biến động nào xấu. Tuy nhiên, đôi khi do áp lực của công việc khiến cho tinh thần bạn mệt mỏi, chán nản. Hãy thư giãn bản thân bằng những chuyến du lịch xa, đến nhiều vùng đất để khám phá những điều mới mẻ và tiếp thêm sức mạnh cho mình.




    5. tuổi Thìn

    Sự nghiệp:
    Vận trình sự nghiệp của người tuổi Thìn trong năm 2018 có nhiều thăng trầm bất ổn, tai họa khó khăn có thể ập đến bất kì lúc nào. Công việc ban đầu diễn ra rất thuận lợi nhưng do chủ quan nên bạn sẽ gặp phải đôi chút chở ngại. Nếu không kiên trì, chăm chỉ thì tuổi Thìn khó có thể đạt đươc thành công. Tuy nhiên vào khoảng thời gian cuối năm, tài lộc tăng cao vì thế mà công việc tiến triển tốt đẹp, thuận lợi hơn rất nhiều.

    Tình duyên:
    Nếu như không biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân mỗi khi nóng giận thì chuyện tình cảm của người tuổi Thìn trong năm 2018 sẽ bị rạn nứt, mâu thuẫn. Trong gia đình, bạn nên học cách lăng nghe, chia sẻ với mọi người nhiều hơn, đặc biệt là đối với bạn đời.

    Sức khỏe:
    Do nhiều chuyện mâu thuẫn, căng thẳng về tình cảm ập đến công với áp lực của công việc nên đôi khi tuổi Thìn rơi vào tình trạng mất cân bằng. Điều bạn nên làm đó là hãy đi du lịch, thư giãn nghỉ ngơi và lấy lại một tinh thần tràn đầy sức sống.




    6. tuổi Tỵ

    Sự nghiệp:
    Bước sang năm 2018. được Thiên can Thái Tuế Mậu Thổ lộ xuất Thực Thần nên sự nghiệp của người tuổi Tỵ diễn ra rất thuận lợi, suôn sẻ. Bạn sẽ có cơ hội bộ lộ những tài năng của mình với nhiều cảm xúc thăng hoa bất ngờ. Bên cạnh đó, các mối quan hệ với đồng nghiệp cũng vô cùng gắn bó, hễ khó khăn là bạn lại nhận được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

    Tình cảm:
    Vận trình tình cảm của người tuổi Tỵ trong năm 2018 sẽ có nhiều khởi sắc tốt đẹp. Bạn và người ấy sẽ được tận hưởng những phút giây ngọt ngào, lãng mạn trong tình yêu. Những ai còn đang độc thân cũng sẽ sớm tìm được đối tượng phù hợp với mình. Chỉ có điều tuổi Tỵ cần phải mạnh dan hơn, nắm bắt tình yêu của mình.

    Sức khỏe:
    Trong năm 2018 này, người tuổi Tỵ sẽ gặp phải nhiều biến cố về phương diện sức khỏe. Những người có tiền sử bệnh thì sẽ rất dễ bị tái phát. Chính vì thế, tuổi Tỵ không nên làm việc quá sức mà phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.




    7. tuổi Ngọ

    Sự nghiệp:
    Là người ham học hỏi và không ngừng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ thú vị nên tuổi Ngọ đã xây dựng được nền tảng kiến thức vững chắc. Trong năm 2018 này, nếu như muốn thử thách mình trong một môi trường làm việc mới thì bạn hãy mạnh dạn thực hiện. Ban đầu có thể sẽ là khó khăn nhưng càng về sau, tài lộc dồi dào giúp cho công việc của tuổi Ngọ diễn ra rất “thuận buồm xuôi gió”. Nếu chăm chỉ, tích cực bạn sẽ đạt được những vị trí lãnh đạo như mình mong muốn.

    Tình cảm:
    Trong năm nay, các mối quan hệ tình cảm của người tuổi Ngọ diễn ra rất tốt đẹp. Trong tình yêu, bạn sẽ được trải qua nhiều giai đoạn vui có, buồn có nhưng điều quan trọng là tình yêu của bạn ngày càng gắn kết, lâu bền. Là người thật thà, chung thủy nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Vì thế tuổi Ngọ đang độc thân cần phải tìm được những người phù hợp với tính cách của mình.

    Sức khỏe:
    Khoảng thời gian đầu năm, sức khỏe của người tuổi Ngọ vẫn ổn định bình thường. Tuy nhiên đến cuối năm bạn rất có thể gặp phải một số căn bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, đau ruột thừa…Vì thế tuổi Ngọ cần phải chú ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của mình, không nên chủ quan coi thường bệnh nhẹ.




    8. tuổi Mùi

    Sự nghiệp:
    Bước sang năm Mậu Tuất, người tuổi Mùi lâm tượng Phá Thái Tuế, vì thế mà vận trình sự nghiệp có khá nhiều biến động. Cụ thể, nếu như không tỉnh táo, quyết đoán thì bạn sẽ rất dễ mắc phải sai lầm. Không những công việc gặp phải rắc rối mà tài lộc cũng không được như ý muốn. Trong năm nay, tuổi Mùi cần phải thận trọng hơn, đề phòng người xấu quấy phá, hãm hại. Đặc biệt trong những tình huống cấp bách phải thật quyết đoán, không nên do dự chần chừ. Có như vậy bạn mới đạt được mục tiêu của mình.

    Tình cảm:
    Trong năm 2018, đời sống tình cảm của người tuổi Mùi khá phong phú, thuận lơi. Cụ thể, những ai đã kết hôn sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình. Tuy có một vài mâu thuẫn nhỏ xảy ra nhưng vợ chồng có thể giải quyết trong hòa bình. Những người độc thân sẽ sớm gặp được mối nhân duyên ở nơi xa, thế nhưng để tiến đến một mối quan hệ lâu dài thì bạn phải vượt qua khá nhiều thử thách.

    Sức khỏe:
    Tuổi Mùi cần chú ý đề phòng cách bệnh về gan, đường hô hấp, đường tiêu hóa. Đặc biệt là nên tránh các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý như công việc, tình cảm.




    9. tuổi Thân

    Sự nghiệp:
    Vận trình sự nghiệp của người tuổi Thân trong năm 2018 tiến triển khá tốt đẹp, không gặp bất kì trở ngại, rào cản nào. Nếu có khó khăn thì tuổi Thân có thể vượt qua được rất dễ dàng. Trong năm này, nếu đầu tư làm ăn kinh doanh, buôn bán thì nhất định bạn sẽ thu về nguồn lợi nhuận lớn dành cho mình. Cơ hội thăng quan tiến chức không ít, tài lộc dồi dào tuy nhiên bạn cần phải chăm chỉ, kiên trì hơn mới đạt được mục tiêu mình đặt ra.

    Tình cảm:
    Vận trình tình cảm của người tuổi Thân trong năm 2018 diễn ra khá tốt đẹp. Với những ai đã lập gia đình rồi thì năm nay bạn sẽ có nhiều thời gian để quan tâm đến những người thân của mình hơn, đặc biệt là người bạn đời. Đời sống tình cảm vợ chồng rất hòa hợp, dường như không xảy ra bất kì mâu thuẫn nào. Tuy nhiên đối với những ai đang độc thân thì đây chưa phải thời gian hợp lý để tìm kiếm đối tượng phù hợp với mình.

    Sức khỏe:
    Sức khỏe của người tuổi Thân trong năm 2018 có nhiều dấu hiệu suy giảm. Cụ thể khoảng thời gian đầu năm bạn có thể mắc phải một số căn bệnh về xương khớp, đường tiêu hóa. Tuy nhiên cũng không có gì đáng lo ngại, chỉ cần điều trị kịp thời thì sức khỏe sẽ ổn định.




    10. tuổi Dậu

    Sự nghiệp:
    Vượt qua năm 2017 đầy sóng gió, bước sang năm 2018, người tuổi Dậu có nhiều cơ hội hơn để phát triển sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên những thách thức vẫn còn đó, bạn phải thật kiên trì, chăm chỉ thì mới đạt được kết quả cao. Năm nay, Thiên Can Thái Tuế Mậu Thổ lộ xuất Chính Ấn nên những người tuổi Dậu sẽ đạt được thành tích cao trong học hành thi cử, được lãnh đạo cấp trên ưu ái, dễ thăng tiến và dễ có cơ hội đạt được địa vị như mình mong muốn.

    Tình cảm:
    Các mối quan hệ tình cảm gặp nhiều rối ren vì thế tuổi Dậu cần phải hết sức tỉnh táo, không để tình cảm gây ảnh hưởng tới công việc. Các cặp đôi có thể xảy ra mâu thuẫn căng thẳng do cái tôi của cả hai quá cao. Điều tuổi Dậu cần phải làm đó là bình tĩnh, chia sẻ và cảm thông nhiều hơn với đối phương để có được một tình yêu lâu dài.

    Sức khỏe:
    Sức khỏe của người tuổi Dậu trong năm 2018 nhìn chung khá ổn định, không có biến cố nào xấu. Tuy nhiên bản thân không nên chủ quan mà cần phải loại bỏ những thói quen xấu không tốt cho sức khỏe, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao.




    11. tuổi Tuất

    Sự nghiệp:
    Tuổi Tuất trong năm 2018 do chịu ảnh hưởng của Hại Thái Tuế nên vận trình sự nghiệp có nhiều thăng trầm cũng như thử thách cần vượt qua. Vẫn có những cơ hội tốt để bạn khẳng định bản thân tuy nhiên nếu bạn không nắm bắt đúng lúc thì rất khó đạt dược thành công. Vào thời gian cuối năm, những người làm ăn kinh doanh, buôn bán cần phải cẩn trọng hơn kẻo bị thua lỗ. Nhìn chung trong năm này, tuổi Tuất làm gì cũng phải cẩn thận, không nên vội vàng, mạo hiểm nếu không sẽ mắc phải sai lầm.

    Tình cảm:
    Vận trình tình cảm của người tuổi Tuất phải trải qua khá nhiều giai đoạn, đôi khi là những niềm vui nhưng nỗi buồn cũng có thể ập tới bất kì lúc nào.Điều quan trọng là tuổi Tuất cần phải giữ vững được tinh thần cuẩ mình, không nên nóng giận, mất kiểm xoát khiến cho mối quan hệ trở nên căng thẳng. Nếu như làm được điều đó thì bạn sẽ có được sự hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu.

    Sức khỏe:
    Trong năm 2018 này, người tuổi Tuất thường xuyên phải chống chọi với áp lực của công việc, vì thế mà sức khỏe có phần giảm sút. Sau thời gian chăm chỉ làm việc, hãy tự thưởng cho mình những buổi du lịch, nghỉ ngơi để tiếp thêm sức mạnh, chuẩn bị cho chặng đường dài phía trước.




    12. tuổi Hợi

    Sự nghiệp:
    Trong năm 2018 này, được cát tinh Thiên Hỷ và Thiếu Dương hỗ trợ nên vận trình sự nghiệp của người tuổi Hợi diễn ra rất ổn định, tốt đẹp. Bạn sẽ có nhiều cơ hội hợp tác làm ăn với những đối tác lớn hoặc được tham gia vào những dự án quan trọng. Cái chính là bản mệnh cần phải kiên trì, nỗ lực và chăm chỉ để đạt được thành công. Ngoài ra, các mối quan hệ ngoại giao cũng rất tốt đẹp, đi tới đâu tuổi Hợi cũng được mọi người yêu quý, giúp đỡ nhiệt tình.

    Tình cảm:
    Vận trình tình duyên của người tuổi Hợi trong năm 2018 sẽ có nhiều khởi sắc, hứa hẹn những điều bất ngờ, thú vị. Dù là nam hay nữ thì cơ hội gặp được mối nhân duyên tốt lành là rất lớn. Đối với những người tuổi Hợi đã kết hôn thì đây là một năm có nhiều cảm xúc thăng hoa nhất, gia đình hòa hợp yên vui, mối quan hệ vợ chồng cũng được củng cố rất bền đẹp.

    Sức khỏe:
    Tuy công việc, tình cảm tiến triển rất thuận lợi tuy nhiên sức khỏe của tuổi Hợi có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu. Cảm giác bất an, cô lập luôn bủa vây khiến tuổi Hợi sống khép mình hơn với cộng đồng. Cộng với sự cảnh hưởng của Kiếp Sát hung tinh nên rất có thể tuổi Hợi sẽ gặp phải tai họa bất ngờ. Chính vì thế bản mệnh làm việc gì cũng phải cẩn thận, tránh nóng nảy sinh ra buồn bực, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.




              
    coi thêm tử vi chi tiết cho từng tuổi tại đây

    :pntfngrri:           vansu.net           :pntfngrlft:
              

              
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”