- 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          
Về Mục Lục
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đừng hỏi tao muốn gì...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

    • tháng tư:

      tôi tụng cho tôi           
      riêng một thời kinh

      _________________________






      1.
      một phần gió
      đã đẩy đôi chân già nua của tôi ra tận hồ Elm Park
      nơi chiếc ghế đá sứt mẻ
      dưới cội sồi già
      như hằng ngày vẫn đang mặc niệm
      cho cái bóng gầy liêu xiêu bạn tôi thuở nào
      một gã lính già vẫn thường ngồi nơi nầy
      và đã cùng lớp trẻ chúng tôi suốt đời bại trận
      nhưng ít ra giờ nầy
      gã đã được yên nghỉ


      2.
      âm hưởng một đôi bài sonate bên hồ
      dù ít ỏi
      những vầng dương
      các giấc mơ luôn thơm mùi đồng nghé – ngọ
      những cánh đồng xưa bạt ngàn
      biếc thẩm một màu lúa
      bỗng chỉ trong khoảnh khắc hoàng hôn
      đồng xanh
      đã hớt hải màu ly biệt



      3.
      từ Elm Park trở về nhà chiều nay
      tôi mang theo tiếng lũ quạ
      chẳng biết vội vàng chi như vừa đánh rơi
      nỗi khuyên xám bất hạnh
      đốt lấy bó âm trầm
      nhắc gọi tên từng thằng bạn
      lũ chúng nó giờ nầy chắc vẫn còn rất trẻ
      tất cả đều đã ngủ
      ( nhưng chắc gì đã yên )
      giữa đêm tháng tư
      thôi thì
      tôi tụng cho tôi
      riêng một thời kinh...



      chu thụy nguyên

              





              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




                                                                                          etetet


[/audio]
Qua cơn Mê
Trịnh lâm Ngân - Thúc Sinh



          
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Tháng Tư về, tôi mặc niệm tháng Tư
    _______________________
    Viết từ Sài Gòn - 30/04/2017





              Những ngày tôi còn nhỏ, lúc đó quê hương mới vừa thay đổi (mà bây giờ tôi hiểu đó là một biến cố lịch sử), bà thường không bao giờ mua cá biển vào tháng Tư, cả nhà không ăn cá cho đến hết tháng Tư, qua giữa tháng Năm bà mới cho ăn cá trở lại. Bà không giải thích điều này, nhưng bà nói đó là một việc tâm linh, sau này lớn lên con sẽ hiểu!

    Cũng như lúc còn nhỏ, tôi nhớ đinh ninh cái bến xe khách quốc doanh cùng những chiếc xe chạy bằng than, khói bốc mù mịt, bám đầy hai lổ mũi, người ngồi xe sợ nhất là phải ngồi cuối băng ghế trái (phía tài xe, gần lò than). Bà dắt tôi đi thăm ông cậu, ra đến thành phố, tôi ở nhà ông cậu (em ruột của bà) chơi với mấy bà dì (con ông cậu). Mỗi lần đi, bà mang đùm đề gạo, chuối bồ hương, gà cho ông. Và đương nhiên là bà phải xin giấy phép của ủy ban xã để khỏi bị thuế vụ tịch thu, phạt tiền khi khám xe.

    Và cũng trong hàng chục lần thăm ấy, có một lần, sau đó bà đã không bao giờ đến thăm em trai của mình nữa. Tôi nhớ lần đó ông cậu đưa tôi và bà ra bến xe bằng chiếc Honda Đam (tịch thu được ‘sau giải phóng’) về nhà. Đến nơi, như mọi lần, ông đứng chơi, trò chuyện với bà một chút cho đến lúc xe chạy thì vẫy tay tạm biệt bà cháu tôi. Thời đó xài tiền kên (từng đồng xu bằng nhôm, loại năm xu, một hào, hai hào, năm hào và một đồng). Thường thì đi xe chừng vài hào, cao nhất cũng chỉ năm hào. Hai bà cháu đang đứng thì có hai người đàn ông cụt chân ghé đến ngửa tay xin tiền bà, bà nhìn họ rồi lấy ra hai hào cho hai người. Ông cậu thấy vậy, quát:
    • “Sao chị lại cho tiền bọn thương binh ngụy này! Để chúng nó chết đói đi là vừa!”.
    Bà im lặng, không nói gì, bà chỉ xoa đầu tôi, nói:
    • “Ông cậu nói chơi đó con, không có chi đâu!”.


    Và đó cũng là lần cuối cùng tôi và bà đi thăm ông cậu, sau này lớn lên, rồi làm ăn, có vợ con, tôi đi ra phố cũng nhiều, nhưng chưa có lần nào tôi mời hay rủ mà bà chịu đi ra phố. Mãi cho đến khi bà bệnh, đưa bà ra bệnh viện thành phố, bà cũng chỉ nằm cho đến khi thấy khỏe đôi chút là bằng mọi giá phải về nhà. Và, buồn nhất của tôi, có lẽ là cái lần bà nằm lâu, thật lâu ở bệnh viện thành phố, cho đến khi tôi đưa bà về trong im lặng, mặc dù bà chẳng đòi về như mọi lần, trên đường đưa bà về, mọi ký ức thành phố, ký ức hai người thương binh chế độ cũ nhìn bà đầy chia sẻ và cảm thông sau khi bà bị người em (vốn là quan chức to trong chế độ Cộng sản) la mắng chỉ vì bà tặng tiền cho họ. Và, không hiểu sao lúc đó, trên xe cứu thương chạy chậm, để đèn báo hiệu “người về”, tôi lại nhớ đến tháng Tư không ăn cá của bà!

    Mãi cho đến bây giờ, trong những gì tôi hiểu biết về tháng Tư, tôi mới thấy điều bà đã nhìn thấy và đã mang theo nơi cỏ xanh, rằng biển tháng Tư buồn lắm, và những con cá tháng Tư cũng buồn, chúng mang một điều gì đó thật khó nói. Bởi biển tháng Tư, dù bây giờ, lúc đó hay một ngàn năm nữa, những tiếng kêu, những nỗi đau nơi đáy sâu đại dương hay những oan khuất lịch sử sẽ còn đau, mãi đau chẳng thể nguôi. Đau như những ngôi mộ trên bờ biển An Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, nơi mà bên này doi đất, cồn cát là phá Tam Giang, bên kia là trùng dương xa lắc, đây cũng là nơi mà tháng Hai năm 1975, có hàng triệu người chen chúc nhau lên tàu và có hàng trăm ngàn người thoát ra đại dương, hàng vài chục ngàn người bỏ mạng giữa đại dương và có hàng ngàn người không ra kịp trùng dương, phải bỏ mạng trên ngọn sóng, xác của họ xô dạt vào bờ, người dân thôn An Dương đã tìm họ trên khắp bờ biển để đào hào, chôn qua quýt khi đêm về.

    Mãi đến hơn ba mươi năm sau, ông Nguyễn Công Thiện, một người giàu lòng nhân ái đã tự bỏ một số tiền không nhỏ, sau đó kêu gọi mọi người trong làng góp thêm tiền để cải táng khu mộ tập thể cả trăm người, trong đó toàn sắc phục lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có một xác nữ quân nhân được chôn riêng, những người nam quân nhân đều chôn chung trong một túi vải bạt lớn. Những vị này sau đó được cải táng lên đồi cao, được nhang khói mỗi dịp Rằm, đầu tháng và lễ lạc, Tết nhứt.

    Ông Thiện không kể gì với chúng tôi mặc dù ông từng khẳng định đã chứng kiến cả một chiếc tàu chưa kịp ra khơi thì bị pháo kích và chìm, họ chết rất nhiều, xác trôi dạt vào bờ, xác trôi theo gió mùa Tây Nam, vào tận Đà Nẵng, Quảng Nam, đặc biệt Cù Lao Chàm, Hội An cũng có rất nhiều xác mang quân phục… Chúng tôi nghe nhiều thông tin khác nhau, nhiều nguồn tin nói về cái chết của họ, có người nói vài trăm người chết, có người nói cả ngàn người chết, có người nói chừng một trăm người… Nhìn chung, số lượng người chết thì người già kể khác, trung niên kể khác. Nhưng nguyên nhân chết thì chung, đó là bị pháo kích chìm tàu, xác trôi khắp nơi.

    Tháng Tư về, tự dưng tôi thấy buồn, thấy yêu và đau vì biển, biển mang nặng máu, thân xác và linh hồn của thế hệ đi trước, của những tâm hồn yêu tự do hay sợ hãi trận gió mới có gì đó tựa như thù hận và man rợ, của những linh hồn vĩnh viễn tự do nơi đại dương, tiếng hát tự do của họ hòa cùng lời ca của đại dương ẩn mật mà thiên thu sầu hận.

    Tháng Tư về, tự dưng tôi thấy buồn vì nhớ bà của tôi, bà đã đi xa, thật xa, tôi không bao giờ có thể gặp bà nữa, và cũng không bao giờ được nghe bà nói đầy vẻ bí mật rằng
    • “Con nhớ lớn lên, có vợ có con rồi cũng cố gắng đừng ăn cá vào tháng Tư nghe con, tháng đó tội lắm…”.
    Và tôi càng không thể hiểu hơn vì một nỗi buồn khác của bà, đầy mâu thuẫn mà tôi không tiện nêu ra ở đây. Dường như với bà, không có biên kiến, không có thù hận, không có bên thắng bên thua, chỉ có những con cá đói, vô tình đã ăn những đồng loại ngang tuổi bà hoặc đáng tuổi em út, con cháu bà trong một mùa tháng Tư. Và bà không ăn cá vào tháng này như để nhắc cho riêng mình một điều gì đó thật đau, khó nói!

    Tháng Tư về, tôi buồn nhưng cũng có chút nguôi ngoai vì bà đã đi xa, thật xa trước khi biển chết, trước khi bà phải chứng kiến con cháu của bà không những ngưng ăn cá vào tháng Tư mà cả năm nay, chẳng có con cá nào trong cái nồi kho cá của bà để lại.

    Tháng Tư về, biển quê hương đã chết, nó chết và mang màu tang tóc, bởi quá khứ, bởi hiện tại, bởi đâu đó vi vu trong gió chiều, trên đồi thông, bên bờ biển, tôi đã nghe những khúc hát, tôi nghe tiếng rì rào của lá, tôi nghe tiếng vi vu của điều gì đó tựa như có người đang thì thầm kể lại mỗi nỗi buồn, một nỗi oan khuất nào đó giữa trùng dương.


              Tháng Tư về, tôi mặc niệm tháng Tư!




Last edited by Quy Nam on Thứ tư 03/05/17 18:20, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Những ngày ấy, mỗi người
    ______________________________
    Tuấn Khanh - 30/04/2017






    30/4/1975
    là biến cố của một đất nước, nhưng ngày đó cũng là biến cố riêng của nhiều con người.

    Trong dòng chảy tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn... có vô vàn những câu chuyện chưa kể.
    • Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy... để tránh Việt Cộng.
    • Còn phóng viên Trần Mai Hạnh của Thông Tấn Xã Việt Nam, người có mặt tại buổi trưa 30/4 với chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, vừa ra một cuốn sách về 4 tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã nói rằng cuối cũng thì điều ông tâm nguyện để lại, là sự thật.


    Thỉnh thoảng, tôi vẫn tự hỏi vậy thì vào những thời khắc ấy - kể cả sau đó, những người tôi biết - hay không quen - đang như thế nào, làm gì?

    • Gia đình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kể rằng khi ngày 30/4 ập đến, chương trình biểu diễn tại Nhật của đoàn Hoàng Thi Thơ vẫn chưa chấm dứt, vì vậy ông bị kẹt ở lại, sau đó định cư ở Mỹ. Nhưng con và cháu ông thì lại có cơ hội chứng kiến nhiều điều mà đến mấy năm sau vẫn chưa thể kể cho nhau nghe, vì không thể có thư từ liên lạc, rồi đến khi có, cũng không dám kể gì cho nhau, vì thư luôn bị kiểm duyệt.

      Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là Hoàng Mỵ Thi Thoa và Hoàng Thi Thanh bất ngờ nhìn thấy một đám đông lính Bắc Việt và những thành phần "băng đỏ" đứng trước ngôi nhà của mình tại quận 1, đập cửa, quát tháo. Hai em nhỏ vị thành niên này cùng người cậu của mình bị buộc phải ra khỏi nhà ngay lập tức vì đang ở trong "nhà của tên có tội với nhân dân Hoàng Thi Thơ, nên đã bị chính quyền cách mạng trưng thu".

      Tất cả mọi người được sự khoan hồng nên có được 5 phút để trở vào ngôi nhà của mình, lấy 2 bộ quần áo cho mỗi người và ra đi, không kịp đốt nén hương từ giã ông bà. Dĩ nhiên, ngay cả việc đi lấy quần áo cũng có người cầm súng theo kiểm soát vì sợ hai em nhỏ này cất giấu hay tẩu tán tài sản.

      Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gạt nước mắt ra khỏi nhà của mình, đi cùng một người cậu về Gò Vấp, tới một căn nhà khác của ông Hoàng Thi Thơ. Nơi đó, một người em họ của ông Thơ xuất thần trở thành người của cách mạng, chiếm nhà và chỉ mặt Hoàng Vinh, người cháu của ông Thơ nói là đi cho mau, tha không bắt lại vì "khoan hồng", dù là người nhà của Hoàng Thi Thơ, là thành phần "truỵ lạc".
                
    • Với Phương, người nhạc sĩ của đôi song ca Lê Uyên Phương lừng danh, thì ông hoàn toàn rơi vào một cú sốc khác thường. Việc chứng kiến một Sài Gòn hỗn loạn và đổ nát, những con đường vất vưởng xác người cùng với loa phóng thanh ra rả về khái niệm "giải phóng" khiến ông bước sang một giai đoạn khác.

      Những cảm hứng về nhạc tình, hiện sinh và mộng mơ bị chôn vùi theo mất mát của Sài Gòn. Lê Uyên Phương yêu đương dịu dàng ngày nào giờ đây hình thành hai tập ca khúc Con người, một sinh vật nhân tạo (1973-1975). Mỗi ngày ông ngồi ở cafe vỉa hè, đi bộ dọc theo những con đường phơ phất lá me xanh quen thuộc nhưng giờ đầy các họng súng AK, và tự mình chiêm nghiệm về một thời đại của những kẻ cùng tiếng nói nhưng khác mạch sống.

      Cũng như nhiều nhạc sĩ khác bị cú sốc thời cuộc và chuyển khuynh hướng sáng tác tình ca sang hiện thực ca như
      • Phạm Duy (Tỵ nạn ca),
        Ngô Thuỵ Miên (Em còn nhớ mùa xuân, Biết bao giờ trở lại),
        Anh Bằng (Nổi lửa đấu tranh, Saigon Kỷ Niệm),
        Lam Phương (Chiều Tây Đô),
        Trầm Tử Thiêng (Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng, Một ngày Việt Nam)...
      Phương là một nhạc sĩ khá đặc biệt khi ông dành rất nhiều thời gian viết về những chuyển động quanh mình, về một thế giới mở và tang thương của hàng triệu người Việt, qua tập ca khúc Trại tỵ nạn và các thành phố lớn.
                
    • Những ngày ấy, mỗi người, mang vội theo những điều thương mến nhất, bỏ lại tài sản, bỏ lại quê hương... gạt nước mắt chạy đi về vô vọng. Ca sĩ Khánh Ly chạy đến chiếc tàu đi di tản, hành lý quan trọng nhất mà bà mang theo là hai vali đầy những lá thư tình trong đời bà - những lá thư không chỉ là tình yêu mà chứa cả khung trời thơ mộng và bình yên của miền Nam Việt Nam đã mất.
                
    • Nhiều văn nghệ sĩ táo tác như bầy kiến bị phá tổ, chạy đến nhà nhau để hỏi thăm tin tức từng ngày về số phận của mình, số phận của thành phố mình đang sống. Họ thì thào với nhau về những biến động khó hiểu từng ngày như Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca vừa bị bắt... Rồi ai đó bị thẩm vấn, và ai đó đã lặng lẽ xuống tàu giờ không còn nghe tin tức.
                
    • Thương gia đình, không nỡ bỏ xuống tàu vượt biên, nhạc sĩ Y Vân tiễn một người bạn thân lên đường. Nhưng đó lại là một chuyến tàu vĩnh biệt. Và đó là điều khiến ông trầm uất suốt nhiều năm liền, một ký ức sâu thẳm sau 1975.
                
    • Trong một lần nói chuyện với các anh chị đã qua thời khắc 1975, tôi nói đùa rằng một ngày nào đó nên lập một giải thưởng vô địch về người vượt biển nhiều nhất, vì tôi đã từng biết một chị người Công giáo ở khu Hoà Hưng đã tìm cách đi vượt biên 25 lần nhưng đều thất bại. Im lặng nhìn tôi trong tíc tắc, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn chỉ nhà văn Võ Quốc Linh, nói
      • "đây, người vượt biển 26 lần".
      Rồi chỉ vào mình, anh Tuấn nói
      • "còn mình, là 27 lần".


      Vài năm sau 1975, khi nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn tốt nghiệp thủ khoa ngành sư phạm ở Nha Trang, khi bạn bè rủ nhau vui mừng lên bục nhận bằng, thì hiệu trưởng đến bên, ghé tai buồn rầu nói với anh Tuấn
      • "con đừng lên nhận bằng. Công an đã đến tịch thu bằng vì nói gia đình con có vấn đề về lý lịch và có người đi vượt biên".


      Nhiều năm sau, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn lang thang khắp các bờ biển miền Nam để tìm đường ra khỏi nước. Niềm tuyệt vọng và khát vọng tự do là sức mạnh lớn nhất giữ anh sống sót qua các trại tù khắc nghiệt nhất.

      Ở trại tù nhốt người vượt biển tại Phú Yên, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn bị một cai tù tàn ác luôn tìm cách đẩy anh vào lao khổ, thậm chí dù biết anh là giáo viên, vẫn bắt anh làm công việc mỗi ngày phải hốt phân, gánh đi đổ cho cả trại. Đó là thời gian như địa ngục. Thân thể của ông có tắm bao nhiêu lần cũng không hết mùi hôi, những vết thương nhỏ nhất cứ lở loét chứ không thể lành.

      Chuyến đi thứ 27, cuối cùng, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đến được Úc. Anh xin nhận thêm công việc tiếp nhận và giúp đỡ và người tỵ nạn mới đến, như trả ơn cho những ngày tháng tự do của mình.

      Một đêm nọ, nghe tin có một chuyến tàu vượt biên vừa đến. Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ra nơi tiếp nhận. Khi đang đi lướt qua những người vừa cập bến, anh bất chợt nhìn thấy một gương mặt quen thuộc mà anh khó có thể quên trong đời: đó chính là viên công an cai tù đã hành hạ anh. Sững người nhìn viên cai tù ấy, ngược lại, nhân vật đó cũng bối rối quay mặt đi, né cái nhìn của anh Tuấn.

      Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ôm đầu suy nghĩ suốt nhiều giờ, rồi chọn cách gặp riêng nhân vật cán bộ cai tù đó để hỏi thẳng rằng hắn muốn gì khi đến đây. Chỉ cần một lời tố cáo, cán bộ đó có thể bị trục xuất về Việt Nam, hoặc sẽ bị chính quyền sở tại bắt giữ và đưa ra toà vì tội từng tra tấn và hành hạ tù nhân.

      Sợ hãi và tuyệt vọng, viên cán bộ thú thật là hắn đã lỡ yêu một người phụ nữ đã có gia đình là "Mỹ Nguỵ" nên không còn cách nào khác là từ bỏ tất cả, cùng người yêu vượt biển, mà không ngờ có kết cục như hôm nay.

      Khi kể cho tôi nghe chuyện này, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ngừng giây lát, rồi nói rằng
      • "không biết bây giờ tay đó sống ở đâu đó, trên nước Úc này".
      Anh đã im lặng và điền hồ sơ cho viên cán bộ cộng sản đó cùng người yêu của hắn tỵ nạn ở Úc. Vết thương chưa bao giờ của anh, một người bị hành hạ trong trại giam cũng như bị xô đẩy ra khỏi đất nước mình, cũng đã thanh thản chữa lành với lòng tha thứ.


    Thật nhiều điều để ghi lại, từ hàng triệu người sống sót sau biến cố tháng 4/1975. Cứ vào thời điểm này, nhà nước Việt Nam gọi là đại lễ và tổ chức ăn mừng. Còn hàng triệu người Việt khác thì vào tưởng niệm, như buộc phải coi lại cuốn phim bi kịch chung cũng như những đoạn phim cay nghiệt của riêng mình.

    Những ngày ấy, mỗi người. Những cuốn phim một chủ đề nhưng có muôn vạn phiên bản ray rứt đến nhiều đời sau.

    Và trong một ngày ăn mừng "đại lễ" của nhà nước Việt Nam, tôi chợt nhớ đến viên cán bộ cai tù vô danh ấy. Tôi tự hỏi, ông ta sẽ đứng đâu giữa lằn ranh ngày 30/4 mỗi năm ấy?




Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Viết cho tháng Tư.
    ____________________________
    Song Chi - 30/04/2017






              Nhớ hồi còn ở nhà mình chơi với một chị bạn là dân Hà Nội, chị bạn lại có mấy người bạn đều sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, trong đó có hai người mình còn nhớ khá rõ.

    Một người sang Ý theo diện lập gia đình, sống ở Ý nhiều năm, nhìn bên ngoài thì trông như người phương Tây với tóc nhuộm vàng hoe, chuyên mặc đầm, thích khiêu vũ, nhưng đầu óc thì chẳng hội nhập chút nào với xã hội văn hóa, tư tưởng tự do dân chủ ở nước người; vẫn rất “đỏ”, tích cực bênh nhà nước VN, về nước bỏ tiền ra làm một tập thơ lèng xèng trong đó chủ đề là ca ngợi ngày 1 tháng Năm, 19 tháng Năm, 2 tháng Chín v.v…Ví dụ, nhớ có lần mọi người nói chuyện sinh viên, dân chúng đi biểu tình chống Trung Quốc bị nhà nước sách nhiễu, bắt bớ, vị này ngay lập tức nói liền:
    • Bắt là phải, cho chúng nó đi biểu tình để chúng nó làm loạn à.


    Vị thứ hai cũng “đỏ” không kém, suốt ngày tự hào một thời từng là văn công mang dép râu đi vào chiến trường những năm chống Mỹ, nghe ai “nói xấu” nhà nước VN là lập tức đứng dậy bỏ về, không thích “đế quốc Mỹ”, thường hay nói mình chả thích sống ở nước ngoài, đời sống con người thiếu tình cảm lắm, chỉ thích ở VN thôi…

    Thế nhưng cái vị sống ở Ý thì vẫn ở Ý là chính, còn cái vị không thích sống ở nước ngoài kia ngoảnh qua ngoảnh lại vài năm sau khi mình hỏi thăm chị bạn thì hóa ra đã kịp lấy một ông Việt kiều và sang Mỹ sống. Thỉnh thoảng vẫn về VN, vẫn kể tội ông chồng, kêu không hợp đủ thứ, nhưng vẫn không ly dị, mới năm ngoái đây đã giơ tay tuyên thệ, đầy long trọng, đầy tự hào khi được là công dân Mỹ!




              Trên đây chỉ là hai mẩu chuyện nhỏ về hai con người cũng bình thường trong xã hội, mình còn gặp biết bao nhiêu người khác, sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong chế độ này, gia đình con em cách mạng, bây giờ vừa có cơ sở làm ăn ở nước ngoài vừa đi đi về về làm ăn, thăm gia đình trong nước. Những người này bản thân họ và con cháu họ vừa được hưởng đời sống văn minh, y tế, giáo dục tốt ở nước ngoài, vừa muốn về chơi, làm ăn kiếm tiền thêm trong nước. Ngồi với những người không thích chế độ thì họ nói theo giọng của những người đó, cũng phê phán nhà nước, phẫn nộ vì những trái tai gai mắt trong xã hội. Ngồi với đám quan chức, công an thì họ lại nói theo ngôn ngữ của đám quan chức, công an…, chỉ trích, lên án đám hải ngoại chống phá nhà nước, đám "dân chủ" kích động nhân dân âm mưu phá hoại sự ổn định của đất nước...

    Đó là chưa nói đến những người có quyền có chức, có vị thế trong guồng máy của nhà nước cộng sản, đám tư bản “đỏ”, con ông cháu cha thụ hưởng mọi bổng lộc của chế độ, có thể nói không ngoa rằng hơn 70% đám này cũng có cơ sở bãi đáp sẵn ở nước ngoài, dù vẫn đang còn ngồi ở VN để tiếp tục vơ vét, nhưng hễ về hưu hoặc có biến là vù ngay sang nước khác sống ung dung. Thế là ở trong nước vừa sung sướng vì ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, tha hồ chia chác, vơ vét, mà lại vẫn sướng khi đã hạ cánh ở nước người.

    Không nhớ chính xác ai đó nói, những người “cộng sản” làm cách mạng không phải để giải phóng nhân dân mà là để giải phóng chính họ!




    • Năm 1954, hơn triệu người dân chạy từ Bắc vô Nam (nếu mà được phép cho đi thoải mái, con số này chắc chắn cao hơn nhiều).
                
    • Những ngày cuối cuộc chiến, hàng trăm ngàn người từ miền Trung hớt hơ hớt hải, tất tả chạy về Sài Gòn, nơi trú ẩn cuối cùng, trong khi đoàn xe của quân đội Bắc Việt đuổi sát sau lưng và đạn pháo nhắm thẳng vào đoàn người tay không, bồng bế nhau chạy. Có những người may mắn hơn chạy thoát trong những chuyến máy bay sang Mỹ hay trên những con tàu lênh đênh sang nước khác.
                
    • Quân đội Bắc Việt đuổi đến tận Sài Gòn. Sài Gòn mất.
      Chỉ một thời gian ngắn sau, hàng triệu người bỏ nước ra đi, trong đó một nửa cập bến an toàn, một nửa bỏ xác dưới đáy biển sâu. Và trong suốt hơn 40 năm qua, dòng người ra đi đó vẫn chưa hề dừng lại, chỉ có điều là bây giờ người ta ra đi bằng nhiều con đường khác nhau.


    Nhưng điều trớ trêu nhất là bây giờ trong hàng ngũ bỏ nước ra đi, đông không kém là những người của “bên thắng cuộc” và con cháu họ. Và còn chua chát hơn, những người của “bên thua cuộc” trước đây hầu hết ra đi với hai bàn tay trắng, còn bây giờ những người “chiến thắng” thì hầu hết mang theo cả mớ tài sản “khủng” cướp được của nhân dân và của việc bán rẻ đất nước!




              Vậy có cái ngày 30.4.1975 để làm gì?

    Cả một cuộc chiến tranh dài hai mươi năm với cái giá máu xương quá đắt của hàng triệu người ngã xuống và một đất nước tan hoang, kiệt quệ, một món nợ khổng lồ với các nước Liên Xô, Trung Cộng và khối XHCN mà đảng cộng sản phải trả cả vốn lẫn lời hàng chục năm sau chưa hết, để làm gì?

    Câu trả lời thật ra rất đơn giản:

    • Là để đất nước này, nhân dân này
      thuộc toàn quyền sử dụng của đảng và nhà nước cộng sản,
                
    • thậm chí chỉ thuộc về một nhúm người, để họ có quyền
      • chia chác,
        cho thuê,
        cầm cố,
        đem vay,
        bán rẻ,
        cho không…ai thì cho,
        muốn làm gì thì làm,
        muốn đè đầu cưỡi cổ hơn 90 triệu người dân như thế nào tùy ý!

    Mục tiêu lớn nhất của đảng cộng sản trước ngày 30.4.1975
    • cướp quyền lực, giành quyền lực
      hay nói cách khác, giành toàn quyền lãnh đạo đất nước,
      bằng mọi giá.

    Mục tiêu lớn nhất của đảng sau ngày 30.4.1975
    • giữ quyền lực,
      bằng mọi giá.

      Quyền lợi của đất nước, của nhân dân chưa bao giờ được đếm xỉa đến!


    Ngày 30.4.1975 là ngày cả dân tộc VN kết thúc một cuộc chiến tranh cho đến giờ vẫn chưa thể thống nhất được tên gọi là gì, với cái giá phải trả quá đắt, để từ đó bước vào

    một chế độ
    độc tài toàn trị
    tồi tệ và phá hoại nhất
    trong lịch sử VN.





Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




                                                                                          etetet


[/audio]
Thằng bé tát dầu
Phan văn Hưng . Nam Dao - Nguyễn phước Nguyên



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Cứ tới 30/04
    lại nhắc chuyện Hòa Giải Hòa Hợp Dân tộc

    ____________________
    Nguyễn thị Cỏ May - 05/05/2017







    Gần tới tháng tư, những người việt nam lớn tuổi, tức những người đã từng trải qua tháng tư năm 1975, đều nhớ lại biến cố mất Miền nam do Lê Duẩn, dựa vào sự yểm trợ tích cực của Trung cộng, cả quyết dùng chiến dịch biển người xua quân cưởng chiếm cho bằng được Miền nam. Khi dép râu dẩm lên Miền nam thì xã hội bắt đầu đảo lộn. Gia đình bắt đầu ly tán Nhà cửa, của cải của người dân lần lược trao qua tay kẻ chiến thắng để chuộc tội tư sản.

    Có người hỏi về số phận những viên chức của Chánh quyền Sài gòn, Lê Duẩn trả lời bằng cử chỉ đưa bàn tay cứa ngang cổ. Võ văn Kiệt “nhơn từ” đề nghị cho đi tập trung cải tạo để khai thác sức lao động của họ phục vụ lợi ích xã hội chủ nghĩa cho tới kiệt sức sẽ thả ra về cho gia đình chăm sóc. Chết sống sẽ do khả năng sanh tồn trong cải tạo định đoạt.
    Những người may mắn thoát được ra nước ngoài, với hai bàn tay trắng, bắt đầu làm lại cuộc đời. Gian khổ nhưng được tự do. Với họ, ngày 30/04 không gì khác hơn là kỷ niệm đau thương.

    Ở lại hay ra đi, cả hai đều chỉ thấy mình là người dân bị mất nước, mất tất cả, chớ không ai thấy Miền nam được giải phóng, đất nước được thống nhứt. Trong những người cộng sản, có thể có triệu người vui thật sự vì có điều kiện chiếm đoạt tài sản của dân Miền nam làm giàu, còn trìệu người kia, có lương tâm trong sáng, khi vào thấy Miền nam không như họ hiểu do bị chế độ tuyên truyền, bắt đầu đau buồn, ân hận đã cống hiến mạng sống, tuổi trẻ sai lầm, thật hoang phí. Họ là nhũng kẻ đã trao thân nhằm tướng cướp.

    Khi Hà nội áp đặt chánh sách xã hội chủ nghĩa cai trị Miền nam thì xã hội Miền nam ngày càng thêm tan nát, những giá trị xã hội, đạo đức bị bứng gốc và đảo ngược. Hệ quả là thực tế ngày nay ở Việt nam.





    Thực tế sau 42 năm

    Rồi sự phấn khởi chiến thắng cũng lần lần lắng dịu, nhà cầm quyền bắt đầu thấy chiến thắng chỉ có nghĩa là chiếm được Mìền nam, chỉ thống nhứt về mặt hành chánh, nhân tâm ngày càng phân tán, sự bất mản chế độ ngày càng thể hiện khắp nơi trong dân chúng. Hà nội bắt đầu thay đổi thái độ, đưa ra kêu gọi “Đại đoàn kết toàn dân”, ban hành chánh sách “Hòa hợp dân tộc”. Chủ trương của nhà cầm quyền cộng sản là “Hòa hợp dân tộc”. Họ chưa bao giờ nói “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”.

    Ngay sau Hiệp định Paris năm 1973, Hà nội đã đưa ra đề nghị “Hội Đồng Hòa giải, Hòa hợp dân tộc” gổm ba thành phần để lo tổ chức tổng tuyển cử, tái lập hòa bình. Nhưng cái “Hội Đồng Hòa giải Hòa hợp dân tộc” kia chết chưa kịp khai tử vì họ đã dùng võ lực chiếm trọn Miền nam. Sau những năm “đổi mới”, họ thấy rỏ chỉ khi người dân nhìn nhận chánh quyền và hợp tác mới là quan trọng cho đất nước phát triển, nhứt là khối người Việt nam Hải ngoại vừa có khoa học kỷ thuật, vừa có vốn, nên nhà cầm quyền cộng sản quan tâm hơn đến vấn đề “Đại đoàn kết toàn dân”.

    Nhưng sau 42 năm kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược, vấn đề hoà hợp hoà giải dân tộc được nhà nước Hà nội nhắc đến nhiều lần, trong các cuộc họp Đại hội đảng cộng sản, Hội Nghị Trung ương hay bất cứ nơi nào có những người cầm quyền phát biểu, nhưng thực tế vẩn chưa đạt dưọc kết quả mà họ mong đợi.

    Sốt ruột, Hà nội ban hành
    • nào Nghị Quyết 36 ngày 26 tháng 03 năm 2004,
      nào Nghị quyết 23 ngày 16 tháng 01 năm 2008,
    những chương trình giao lưu họp mặt do Ủy Ban nhà nước về người Việt nam ở nước ngoài tổ chức để thúc đẩy thực hiện Hòa hợp dân tộc. Thế nhưng 42 năm dài vẩn chưa đủ để cho dân tộc có thể quên đi những tổn thương quá nặng nề do chánh sách cộng sản tạo ra và để lại.

    Người cộng sản vẫn còn suy nghĩ ta/địch, cách mạng/ngụy. Họ kêu gọi hòa hợp dân tộc, chớ chưa bao giờ họ nói “Hòa giải” bởi họ cho rằng họ nắm trọn chánh nghĩa.
    • Hòa hợp là mọi người xếp hàng về dưới trướng của đảng cộng sản vì đảng cộng sản đã mở rộng vòng tay đón nhận những “người con hoang” trở về.
    • Tức không hề có chuyện Hòa giải, hai bên nhìn lại để thấy đúng/sai mà thật lòng sửa đổi vì một tiêu chung là quyền lợi đất nước, dân tộc .
    • Có hòa giải thật lòng tự nhiên có ngay hòa hợp.






    “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”

    Hiệp định Paris qui định
    • “Hội Đồng Quốc gia Hòa giải Hòa hợp dân tộc” gồm ba thành phần ngang nhau,
      và công nhận hai thực thể chánh trị ngang nhau ở Miền nam là Chánh quyền Sai gòn và Chính phủ Cách mạng Lâm thời;
      hai chính thể này phải tiến đến một giải pháp chính trị trong tình trạng có đầy đủ các quyền dân chủ và không có sự can thiệp của Mỹ.
    Có một điều khoản qui định
    • “tất cả tù chính trị đều phải được thả trên tinh thân “hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình”.

    Nguyên văn như sau :

    “ Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền nam Việt nam sẽ :
    • – Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;

      – Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. ...” .

    • Nhưng ba ngày trước khi ký Hiệp Định Paris, Kissinger còn tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng chính sách của chính phủ Mỹ là không “áp đặt một chính phủ liên hiệp hay một chính phủ liên hiệp trá hình trên nhân dân Việt Nam”.
      Ngày 23 tháng Giêng năm 1973 Nixon tuyên bố trên các đài truyền thanh và truyền hình Mỹ rằng Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục công nhận chính phủ Cộng Hòa Việt Nam như là chính phủ chính danh độc nhất”.
    Nhưng trong chánh trị, xưa nay, chưa bao giờ có bạn muôn thuở, thù muôn đời. Nên sau đó, Mỹ đã bán đứng trọn vẹn Miền nam Việt nam cho cộng sản Bắc việt.
    Và Hà nội
    • đã vứt bỏ từ lâu đề nghị do chính họ đưa ra,
      áp dụng triệt để chánh sách trả thù giai cấp lên toàn dân Miền nam bởi “Người quét đường cũng có tôi với Cách mạng” (dạy trong học tập ở khu phố).






    Không thể có “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản

    Khi nói “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản không có gì khác hơn nói “ Hòa giải và Hòa hợp” với Thiện và Ác. Hoặc nói “tư tưởng Dân chủ Tự do Nhơn quyền” có thê hòa giải và hòa hợp với “Chủ nghĩa lý luận không có con người và chủ nghĩa vô nhơn bản” được không?

    Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối ở bác Xít và bác Mao là hai người không thể sai lầm nên đã học tập nhuần nhuyễn tư tưởng của Mao. Xin trích vài nét nổi bậc trong tư tưởng chánh trị của Mao:
    “ Làm chánh trị như làm chiến tranh. Không thể có xây dựng nếu không có phá bỏ, hủy diệt.

    Trước hết, và căn bản, Mao chủ trương phá bỏ, hủy diệt Quốc tế cộng sản. Vì có làm như thế thì Trung quốc mới bình đẳng với Nga, Mỹ và xây dựng thế giới mới 3 cực.

    Tần Thỷ Hoàng không có gì ghê gớm cho lắm vì hắn chỉ chôn sống có 460 nho sĩ. Chúng ta sẽ chôn sống ít lắm cũng phải 46 000 trí thức tiểu tư sản.

    Phải thực hiện vườn không, nhà trống triệt để về vật chất và tinh thần. Mỗi người phải như một tờ giấy trắng, không được quyền sở hữu tài sản, nhà đất, và không được có kiến thức, tri thức. Tất cả phải thành “không”, sạch bách!
    Những người dân như vậy mới thông minh”
    (M.H.Bernard, Mao Tsé-toung , 1893-1976 , VOIX , Paris 2003) .


    Mao chủ trương chánh trị độc tài tuyệt đối như vậy để duy trì chế độ lâu dài.
    Bởi Lê-nin dạy rỏ
    • “Một chế độ sẵn sàng thực thi khủng bố vô giới hạn thì không thể nào bị lật đổ
      (Simon LEYS , Essais sur la Chine , Robert Laffont , Paris 1998, trg 4.)

    Nhơn đây tưởng cũng nên nhắc lại một chuyện xưa thời còn biên giới Thạch hản để thấy cộng sản không chỉ xem Chánh quyền là kẻ thù (Ngụy quân, Ngụy quyền), mà cả người dân bình thường cũng là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
    • Trần Đĩnh kể trong Đèn Cù II (trang 461-462):
      • “Sông đã lấp thành tên, mà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái.
        Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng.
        Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến những người ở phía bên Nam kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt,
        tôi lại thấy mọi người lạnh mặt lại. Sẵn sàng bao dung với ta và hóa đá với địch”.
    Phải chăng việc tàn sát tập thể ở Huế năm Mậu thân 1968 chỉ là tiếp nối truyền thống man rợ này của Quân đội nhân dân?





    Phải có Dân chủ mới hòa giải và hòa hợp

    Cho tới nay, Hà nội chỉ kêu gọi mọi người về dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nên trong vài tháng qua đã xảy ra lắm chuyện ỏ Việt nam nói rỏ không thể có “Hoà hợp, Hòa giải dân tộc” nếu không có Dân chủ.

    Những bài hát tinh cảm đang hát bổng bị cấm. Sách vở biên khảo về lịch sử đã phát hành bị thu hồi vô cớ (về Trương Vĩnh Ký của Nguyễn Đình Đầu).

    Về lịch sử, văn hóa, những kiến trúc cổ ở Sài gòn bị phá để bán địa điểm cho doanh nhơn ngoại quốc xây cơ sở mới. Hà nội không cần thấy người dân Sài gòn thương tiếc đó là một phần ký ức đời sống của họ bị Hà nội thêm một lần nữa cướp mất. Họ không thể thấy đó là chương trình phát triển đô thị.

    Không chỉ riêng với Miền nam nơi bị cưởng chiếm 30/04/75, mà với cả Miền Bắc, người cộng sản cũng chủ trương biến đầu óc mọi người phải sạch như tờ giấy trắng để họ nhồi nhét đìều họ muốn. Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không tồn tại trong sách giáo khoa lịch sử thời Xã hội chủ nghĩa. Người trẻ chỉ còn tìm kiếm qua thông tin trên mạng, để họ kêu gọi nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử dân tộc.

    Không thừa nhận lịch sử thì làm sao hòa giải và hòa hợp dân tộc được?
    Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trả lời đài BBC, cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà hợp hoà giải dân tộc, đó là thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà:
    • “Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp.
      Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định”.

    Nên thấy bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, thì mới có thể hoà giải và hoà hợp được.


    • Khi chỉ có người Bắc
      • mới thông minh,
        mới có lý luận
        nên mới lãnh đạo đảng được,
      như Nguyễn Phú Trọng nói, thì mọi người chỉ còn biết phải đặt mình dưới trướng
      đảng độc tài thối nát mà thôi.






    Nguyễn thị Cỏ May
    Nguồn: Tác giả qua Email. :flower:

              

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Viết cho Ngày Quốc Hận:
    Hãy Trân Trọng Ngày Quốc Hận

    ___________________________
    Phan Văn Song - 26/04/2017





    Đôi lời tâm tình:

    Từ 37 năm nay, từ 11 giờ sáng của ngày 6/6 năm 1980, từ ngày đáp xuống phi trường Orly, trong chuyến bay Air France lần cuối của đời một người mang quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa, nay đã biến thành một người Vô Quốc Tịch, một người Vô Tổ Quốc – Apatride và chẳng bao lâu mang quốc tịch Pháp. Ngày hôm trước, chúng tôi rời Tân Sơn Nhứt trong một không khí buồn tẻ, nhục nhằn của một người bị trục xuất, từ nay mất nhà, mất đất, mất quê hương, vĩnh viễn sẽ không gặp lại cha mẹ nữa. Chúng tôi đành rời bỏ cái phi trường của thành phố nơi chôn nhao cắt rún, từ năm năm nay đã bị xóa tên. Vĩnh viễn rời bỏ, cái phi trường lớn nhứt của một cựu thủ đô của cựu nước Việt Nam Tự Do thân yêu! Giả từ, Adios, thôi không trở lại nữa!

    Mừng, mừng, tùi tủi, ngỡ ngỡ, ngàng ngàng, gặp lại cô vợ, gặp lại thằng con sau 5 năm gởi người nuôi nấng. Và cũng kể từ ngày đó, chúng tôi nguyện suốt đời tỵ nạn, lưu vong của chúng tôi, gia đình chúng tôi PHẢI luôn luôn giữ những tập tục truyền thống văn hóa Việt Nam.
    • Chẳng những giữ lễ nghĩa của Ba Ngày Tết, để thờ cúng Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ.
    • Chúng tôi, từ nay, PHẢI giữ thêm cái tưởng vọng các anh linh các chiến hữu quân dân cán chánh của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã hy sanh vì Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ.
      Tóm lại, vì Chánh Nghĩa!


    Tuần cuối cùng của mỗi Tháng Tư Đen, từ năm 1981 đến nay, gia đình chúng tôi ăn chay. Ăn chay là ăn toàn rau xanh, không thịt cá thế thôi – không màu mè tương chao, đậu hủ, giả cầy, giả cá gì cả! Ăn qua loa để nhớ cái gốc lưu vong, cái gốc gác của đời tỵ nạn. Ăn chay – nói theo quan niệm riêng của chúng tôi dạy cho con cháu – là ăn qua loa, ăn để mà sống. Cơm khoai, bánh mì, rau xanh xà-lách, trái cây … tóm lại, nói theo Tây là ăn carême, ăn végétarien. Gia đình chúng tôi cố giữ phong tục một gia đình ly hương để không quên quê hương nguồn gốc. Giữ truyền thống, phong tục. Trong nhà chúng tôi cố giữ cái Đạo Việt, vì chúng tôi đi Đạo Cơ Đốc nên không có bàn thờ hình Chúa hay Thánh Giá, nhưng lập và thắp sáng cái Bàn thờ Tổ Tiên. Riêng tuần Quốc Hận, thắp sáng bàn thờ Tổ Quốc, tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình cho Tự Do!

    Đối với chúng tôi, Tôn giáo, Đức Tin phần tâm linh là của mỗi cá nhơn. Tuy là Giáo Sĩ trách nhiệm mục vụ tại một Hội Đoàn Giáo dân vùng, chúng tôi không làm phép rửa tội bốn đứa con chung tôi, chúng tôi đã giáo dục truyền giảng giáo lý Cơ đốc giáo cho các con, nhưng để các con hoàn toàn lựa chọn Tôn Giáo và Đức Tin khi trưởng thành và biết trách nhiệm lựa chọn con đường tâm linh của mình! Tôn Giáo thường gọi là Đạo, (con đường giữ người) là cá nhơn. Cá nhơn chúng tôi, có Đức Tin và phần tâm linh là Cơ Đốc Giáo, tập tục lễ nghĩa theo hệ thống Nhà thờ Liên Hiệp Tin Lành Luther và Cải Cách. Nhưng truyền thống gia đình chúng tôi, là văn hóa lễ nghĩa chung của nguồn gốc cộng đồng người Việt và người Pháp. Vì ở Pháp, vì nửa gia đình gốc Pháp, gia đình chúng tôi cố giữ truyền thống đất nước Việt Nam làm nguồn gốc chung, chúng tôi chọn là Đạo (Con đường xử thế) Việt. Vì lẽ ấy Bàn Thờ Tổ Tiên phải có. Bàn thờ Tổ Tiên họ PHAN để nhớ nguồn gốc, thờ phượng Cha mẹ, Tổ Tiên, Đất Nước, Đồng Bào!

    Hằng năm hai lần, trong gia đình chúng tôi, Bàn Thờ Tổ Tiên được thắp sáng.

    • Lần đầu, từ ngày 15 tháng 12 dương lịch là ngày mất của Cha chúng tôi, từ nay là Ngày Hiệp Kỵ dòng họ Gia đình họ PHAN chúng tôi, gốc Thừa Thiên-Huế, làng Mậu Tài-Phú Vang, đến ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch, ra Tết.
                
    • Lần thứ hai là thắp sáng từ ngày 30 tháng ba là Ngày Huế thất thủ – quê quán gốc của dòng họ Phan – đến ngày 30 tháng tư là Ngày Sài gòn thất thủ và đất nước tiêu tùng.


    Một năm hai lần, một lần Vọng Nhớ Tổ tiên, Nguồn gốc, Cha mẹ – Ơn Đất Nước, Ơn Tổ Tiên. Một lần Nhớ Ngày Tang Dân tộc, Ơn Đất Nước Nghĩa Đồng Bào.

    Đó là Tứ Ơn : Đất Nước, Tổ Tiên, Đồng Bào và Trời Đất-Tôn Giáo.

    Chúng tôi dạy con dạy cháu chúng tôi, truyền thống Việt Nam, giữ Tứ Ơn: Bốn Ơn Phước:
    • Nhứt, Đất Nước Việt Nam,
    • thứ đến Tổ Tiên Việt Nam,
    • rồi đến Đồng Bào Việt Nam,
    • còn Ơn cuối cùng, Ơn thứ tư là Ơn Tâm Linh-Tôn Giáo – Đức Tin tùy cá nhơn con cháu, Phật Chúa đều quý cả, kể cả Không Có Đức Tin – Athée, hay Không Tin– Agnostique – vì đó là Đạo, đó cũng là Đức, là Con đường xử thế, con đường giữ mình hằng ngày.

    Như vậy, Con người Việt gồm có Ba Ơn của Đạo Việt, và Đức Tin Tôn giáo cá nhơn để tu thân giữ mình.





    1. Ngày Quốc Hận PHẢI là Biểu Tượng Của Người Quốc Gia:

    Chúng ta, người Việt tỵ nạn Cộng sản từ trên 40 năm nay, sống đất người, hội nhập ít nhiều đất người, ngày nay sanh sống rải rác khắp nơi trên thế giới, tùy phong, tùy tục, nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục, sống sao cho hợp cảnh, hợp tình, hợp với lòng người, sống sao cho phải đạo mình, đó thôi! Có nơi có may mắn, tụ họp đông đủ được một cộng đồng, tạo lập được những nơi sanh hoạt giữ nề giữ nếp Việt, phong Việt, tục Việt, Việt văn, Việt hóa. Nhưng cũng có vài nơi xa xôi, vắng vẻ, nhưng nhờ đất lành chim đậu, vẫn dễ dàng để người Việt chúng ta sanh sống, sanh con đẻ cái.

    Sanh hoạt hằng ngày có vẻ như người bản xứ nhưng về nhà vẫn cố giữ tục, giữ hồn người Việt. Hồn Người Việt là Tứ Ơn. Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã truyền dạy Giáo dân Phật Giáo Hòa Hảo. Chúng tôi tuy Tôn giáo Tin Lành, đọc Thánh Kinh, giữ lời Chúa, nhưng rất ngưỡng mộ lời dạy Đức Thầy, lấy Tứ Ơn làm kim chỉ nam giữ Đạo Việt, giữ hồn người Việt. Lời Chúa là Tâm Linh giữ Đạo, giữ Đức. Tôn giáo là Đức Tin, là lòng dạ cá nhơn, là lương tâm cá thể chỉ là một trong Tứ Ơn. Ba Ơn còn lại Ơn Tổ Tiên-Cha mẹ, Ơn Đất Nước- Quê hương, Ơn Đồng Bào ấy là linh hồn Việt.

    Chúng tôi thường ngưỡng mộ hai dân tộc và cách sống của họ :

    • Thứ nhứt là dân tộc NHỰT BỔN, ngày ra đường họ mặc âu phục làm việc, tổ chức làm việc rất Âu Mỹ. Tối về nhà, trong gia đình họ là người Nhựt, kimono, ngủ sàn. Dù Đạo Phật hay Đạo Chúa, nhưng vẫn thờ vái, cúng bái, tin tưởng những Kami, tổ tiên truyền thống…Sanh hoạt văn minh Âu Tây, nhưng linh hồn, văn hóa thì vẫn Nhựt Bổn.
                
    • Dân tộc thứ hai là dân DO THÁI. Đạo Do Thái, có từ ngàn xưa, Thờ Chúa, Đấng Yê–Hô–Vah, giữ Đạo theo lời Chúa, nhưng có những tục lệ nề nếp để nhớ Ơn Xưa. Ngày nay dù 70 năm đã qua, người Do Thái vẫn hằng năm tưởng niệm Shoah Holocaust về những người Do Thái Âu Châu từng bị Nazi Đức sát hại.


    Vì vậy ta phải trân quý Ngày quốc Hận như người Do Thái trân quý Shoah vậy!





    2. Phải Trân Quý Lá Cờ Vàng Ba Sọc Chữ Càn:

    Chúng ta phải trân quý BA SỌC SONG SONG màu Đỏ – Chữ CÀN Đỏ như người Do Thái đã trân quý Ngôi Sao David của họ vậy ! Ba Sọc Song Song – chữ Càn trong Kinh Dịch cũng là tượng trưng Tam Tài Thiên-Địa-Nhơn,

    Vì chữ CÀN (ba sọc song song) chỉ hướng ĐÔNG. Từ nay, thoát khỏi cái suy nghĩ NAM. Hướng Nam, để đối với hướng Bắc, là một quan niệm, có từ thời Hán Thuộc lần thứ Nhứt, phía Nam của một vùng ảnh hưởng Triều đình Hán nằm ở hướng Bắc – Beijing, BẮC kinh. Nam cũng đến từ tên nước NAM Việt từ Triệu Đà cướp nước Âu Lạc của An Dương Vương. Thăng Long thủ đô của nước Đại Việt, cũng được gọi là Đông Kinh (Do đó các thủy thủ Pháp đặt vùng miền Bắc là TONKIN do từ Đông Kinh trại ra)!

    Trước Nam Việt tên nước ta là Văn Lang, là Âu Lạc… Sau Nam Việt, tên nước là Đại Cồ Việt, là Đại Việt… dù anh hùng Lý Thướng Kiệt đã dùng từ Nam để phân biệt Nam Bắc. Tên Việt Nam ngày nay của ta cũng do Nhà Thanh đề nghị với Vua Gia Long. Vua Minh Mạng quá HÈN NHÁT, lại đổi thành ĐẠI NAM, vì quá sợ rằng tên VIỆT sẽ làm Mất lòng Vua Tàu chăng ?





    3. Ngày Quốc Hận, NGÀY GIỖ Các Anh Hùng Bỏ Mình Vì Tự Do:

    Đối với người Việt Nam chúng ta, ngày Quốc Hận 30 tháng 4, đồng nghĩa với Shoah Do thái!
    Thế mà có người – tuy là cựu nạn nhơn – vẫn đòi bỏ lên bỏ xuống! Thay tên, vì mắc cở? Thay tên, vì hòa hợp, bán nước?

    Ngày mai, chế độ độc tài Công sản thế nào cũng phải bị thay thế, phải nhường quyền cho một chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong ước rằng:

    Ngày Quốc Hận cũng phải được duy trì và trân trọng. Dù rằng trong Nước, tuy không còn bóng dáng bọn Cộng Sản Bán Nước nữa. Nhưng một Quảng Trường, một Tượng Đài kỷ niệm Ngày Quốc Hận phải được Dựng lên để Tưởng Niệm. Để Nhớ Ơn Tất Cả những người
    1. Đã LỰA CHỌN : HY SANH Vì Chánh Nghĩa,
    2. Đã Nằm Xuống Vì Nghĩa Vu Bảo Vệ Non Sông,
    3. hay đã HY SANH Bỏ Mình Trên Con Đường Đi Tìm Tự Do.


    Ngày Tang, ngày Đau, ngày Buồn ấy, sẽ là Ngày Giỗ Tổng hợp cho những cái đau thương của đất nước. Ngày Hiệp Kỵ, Hiệp Giỗ, cho tất cả những nạn nhơn của tất cả những cái tang tóc đau buồn đã qua :
    • Cải cách Ruộng đất,
    • Mậu Thân Huế,
    • Hoàng Sa, Trường Sa,
    • các nạn nhơn của những cuộc pháo kích bừa bãi của Việt Cộng,
    • những nạn nhơn đã bỏ mình, nạn nhơn của những cuộc chạy nạn, trong nước : đại lộ kinh hoàng năm 72, đường 19 năm 75,
    • nạn nhơn của cuộc vượt biên khổng lồ trên biển hay trên đường biên giới,
    • nạn nhơn của những trại tập trung sau ngày mất nước,
    • hay nạn nhơn của cả cuộc chiến Việt Cộng-Tàu Cộng năm 1979…

    để Nhớ,
    để không Bao giờ Quên,
    để không Bao giờ Lặp lại.


    Tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư để hằng năm
    • Xá Tội Vong Nhơn,
      Tha Tội Lẫn Nhau.






    Kết Luận

    Nhìn lại, trên 40 năm cầm quyền cả nước thống nhứt trong Hòa Bình, Đảng Việt Cộng đáng lý phải Xây Dựng và Phát Triển đất nước, chỉ biết Trị dân và Bán Nước.

    Chừng nào còn Đảng Việt Cộng, thì người Việt vẫn còn nô lệ. Muốn Phát triển và XâyDựng, phải có Tự Do Độc Lập, Dân Chủ. Muốn có Tự do, Độc lập, Dân chủ phải Thoát Cộng !

    Tất cả những vấn nạn hiện tại hay tương lai, như Hán Hóa, như mất hải đảo, mất Biển Đông đều do Đảng Công sản Hà nội cầm quyền tạo thành.

    Thoát Cộng sẽ giải quyết tất cả. Môt chế độ dựng lên bằng cướp chánh quyền, bằng tuyên truyền láo khoét, bằng giáo dục dỏm, bằng bằng cấp mua, bằng ngoại giao xin cho, thì phải dẹp bỏ. Dẹp bỏ xong cái chế độ ấy, người Việt Nam mới tìm thấy lại những sự thật.

    42 năm đủ rồi ! Đã quá dài !
    Mong rằng tất cả người dân Việt thấy được sự thật
    để mà vứt bỏ mầm nguy hại nầy !


    Mong lắm !






    Hồi Nhơn Sơn, Ngày Quốc Hận thứ 43
    TS Phan Văn Song

    nguồn: vietthuc.org
              
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Ngoc Han »

BS.Trần Mộng Lâm.
Tôi có 2 con trai, nay đều là những người thành đạt tại Canada. Hai con tôi biết rất ít về cuộc chiến vừa qua vì chúng không sanh ra tại Việt Nam, nên tôi thấy cần phải dặn các con đôi điều. Tôi nói với chúng :
1) Các con đừng bao giờ về Việt Nam du lịch. : Gia đình chúng ta bỏ nước ra đi vào năm 1978, khi đó các con chưa ra đời. Ngày 30 tháng 4 năm1975, Bố mất nước, đại gia đình chúng ta khánh tận, sau đó bố vào tù. Ngày 30 tháng tư rõ ràng là một ngày đen tối cho người Miền Nam, ngày Quốc Hận, Tổ Quốc mất vào tay một nước láng giềng hiếu chiến là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nước Cộng Sản. Mới đây, tại Canada có một đạo luật gọi ngày 30 tháng tư là Ngày Tìm Về Tự Do, Đó là một đạo luật không thể nào chấp nhận được đối với đại đa số dân Miền Nam. Các con phải biết điều đó và đừng bị chi phối bởi những bào chữa khôn khéo đánh lạc dư luận. Ngày 30 tháng tư là ngày Miền Nam mất nước, chỉ có thế mà thôi.
2) Các con đừng về thăm Sài Gòn, thành phố mà bố đã trải qua suốt đời niên thiếu. Thành phố này ngày nay mang tên một kẻ ấu dâm, tội mà cả thế giới lên án, và kẻ phạm tội phải ngồi tù, dù chúng là người có chức sắc cao đến thế nào, ngay cả các ông linh mục, các ông Tổng Thống.
3) Các con đừng về Viêt Nam du lịch, vì các con sẽ mang tiền của đóng góp cho một chế độ tệ hại.
4) Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì với đô la các con có, các con có thể mua tất cả, từ mũi kim, sợi chỉ, đến thân thể một người đàn bà, nhưng đừng làm thế, tội lắm.
5) Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì ở đó bây giờ toàn những chuyện giả dối, người ta có thể vu oan giá họa cho các con về bất cứ tội gì.
6) Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì khi trở về, các con có thể bị ảnh hưởng và nói năng thô lỗ, chưởi thề tục tĩu.
7) Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì ở Việt Nam bây giờ có 2 loại người bị dân chúng ghê tởm là công an và bác sĩ. Công an thì không nói làm gì nhưng bố là bác sĩ. Bố không muốn khi trở về, các con nhìn bố với một ánh mắt khác.
8) Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì các con có thể chết oan khi sang đường, với cách mà người ta lái xe, lái mô tô, không tuân hành một luật lệ đi đường nào hết,
9) Các con đừng bao giờ về Việt Nam du lịch, vì các con sẽ bị sốc năng giữa các khoảng cách giầu nghèo, trong các tiệm ăn, các con sẽ thấy bọn tham nhũng khoe của lố lăng, ngoài đường phố, các con sẽ bị quấy rầy với những kẻ ăn xin, các em bé bán vé số, các người không nhà không cửa nằm lềnh khênh trên các lề đường, và các cụ già vẫn phải lê lết kiếm ăn giữa các phố phường bụi bậm.
10) Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì ở đất nước đó, đâu đâu cũng có hình, có tượng Hồ Chí Minh, kẻ bán nước cho Tầu.Phải cúi đầu tôn kính tên ấu dâm này, thà chết còn hơn
Tôi còn có nhiều điều muốn nói hơn nữa, tỷ dụ như đời sống lam lũ của các người dân thiểu số, nạn trẻ em phải qua sông trên các sợi dây đu….v..v, nhưng nói như vậy cũng đủ rồi. Hai đứa con của tôi năm nào cũng đi du lịch và hầu như đã viếng thăm tất cả mọi nơi trên thế giới, nhưng cho đến giờ này, hai đứa vẫn còn nghe lời tôi.
Tôi chỉ sợ đến một lúc nào đó, ADN ( di truyền) kêu gọi, chúngmuốn biết cội nguồn và về thăm quê hương khi còn Cộng Sản, thì tôi không biết sẽ phải làm sao.
Điều tôi mong ước, là Cộng Sản biến đi càng sớm càng tốt. Cái chế độ này, là…..cái điều tôi không muốn văng tục !!! Tội cho người dân đất nước tôi (VNCH), 40 năm phải sống với kẻ mình không ưa.

Trần Mộng Lâm.
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”