- 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

- 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




- 30/04/2017 -
tưởng niệm 42 năm
người Việt mất miền Nam Tự Do





          



Nước mất nhà tan,

nhưng đoàn người ly hương vẫn nâng cao biểu tượng của Tự Do
mọi nơi, mọi lúc
như một lời thề cho con cháu
đem cờ này trở về quê hương


để ánh Tự Do
trải vàng từ Cà Mau cho đến Nam Quan

để dòng Nhân Ái
thắm mãi lòng người Nam Trung Bắc




:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
          


          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ ba 04/04/17 14:10, edited 2 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Last edited by Hoàng Vân on Thứ sáu 21/04/17 20:04, edited 25 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Tháng Ba Di Tản
    _______________________
    Trọng Đạt - 16/03/2017









    Bối cảnh lịch sử

    Đề tài này tôi đã viết vài lần trước đây nên
    • sẽ không đề cập nhiều về chi tiết,
      trong phần nhận xét sẽ đánh giá lại hậu quả của di tản,
      xin được trình bầy lại trong dịp 42 năm biến cố bi thảm này

    • Đầu tháng 2 năm 1968, trận đánh Tết Mậu thân nổ ra ngay giữa mấy chục tỉnh và thị xã lớn tại miền nam VN, người ta cho là chiến tranh đã tới giai đoạn tàn khốc nhất và sẽ phải có hòa bình. Nhưng mấy năm sau đó dưới thời tân Tổng thống Nixon, cuộc chiến lại khốc liệt hơn gấp bội lần, những trận đánh lớn qui ước cấp sư đoàn, quân đoàn diễn ra liên tiếp. Mặc dù Mỹ-Việt Nam Cộng Hòa thắng lợi về quân sự nhưng nó không đóng vai trò quyết định mà thực ra trận Mậu Thân tuy cường độ khiêm tốn hơn nhưng đã thay đổi khúc quành cuộc chiến. Miền Nam đánh thắng một trận lớn nhưng thua trận, số phận bi thảm của Đông Dương đã được quyết định từ đây. Người Mỹ quá chán nản mệt mỏi cuộc chiến, họ chống đối dữ dội đòi chính phủ phải rút ra khỏi Đông Dương
                
    • Đầu năm 1969, Nixon nhậm chức Tổng thống và bắt tay vào việc mang lại hòa bình giữa khi phong trào phản chiến bùng phát tới chỗ bạo động, đổ máu, chết người… (1).
      Trong khi tại miền Bắc, Tổng bí thư Lê Duẫn với lập trường sắt đá quyết chiếm được miền Nam dù phải đẩy hàng triệu cán binh vào tử địa.
      TT Nixon cứng rắn kiên quyết không nhượng bộ địch nhưng cũng không chế ngự được cuộc chiến tại đất nhà.
                
    • Năm 1972 mặc dù TT Nixon (Cộng Hòa) tái đắc cử nhiệm kỳ hai với đại đa số phiếu cử tri đoàn 96% (520/17), hơn đối thủ McGovern (Dân Chủ) 18 triệu phiếu nhưng đảng đối lập vẫn giữ đa số tại Quốc hội với 56% Hạ viện và 57% Thượng viện.
                
    • Hiệp định Paris ký kết vào cuối tháng 1-1973 khi người dân, Quốc hội Dân Chủ thúc ép phải ký gấp nên VNCH có một số điều khoản bất lợi, Cộng quân vẫn được đóng tại dưới Khu phi quân sự.

      Sáu tháng sau Hiệp định Paris, Quốc hội Dân Chủ ra luật cắt tất cả các ngân khoản quân sự cho Hành pháp về những hoạt động quân sự tại Đông Dương có hiệu lực từ giữa tháng 8-1973 (2)
      • và cắt giảm viện trợ từ 2, 2 tỷ năm 1973
        xuống còn 1 tỷ tài khóa 1974
        và chỉ còn 700 triệu tài khóa 1975 (3).
        TT Nixon cho biết ngày 23 -9-1974, Lưỡng viện Quốc Hội (DC) Mỹ chỉ chấp thuận viện trợ cho miền nam VN 500 triệu (4), ông nói các vị dân cử phản chiến đã xóa sổ đồng minh miền nam VN.

                
    • Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì Watergate, Gerald Ford lên thay, tình hình chính trị VN ngày càng xấu. Vụ tai tiếng Watergate khiến Dân Chủ lấy thêm được 49 ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện đầu tháng 11-74, chiếm 291 ghế, tỷ lệ 66.9%

      Họ cũng lấy thêm được 4 ghế Thượng viện thành 60 ghế tỷ lệ 60%, những đảng viên Dân Chủ mới vào kỳ này chống chiến tranh VN tích cực (5)
                
    • Trong khi CS quốc tế viện trợ quân sự dồi dào cho Hà Nội,
      • giai đoạn 1972-1975 hàng viện trợ 649, 246 tấn hàng vũ khí tương đương với giai đoạn1969-72 (6).
        Cuối năm 1974 Nga tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước đó (7)

                
    • Ngược lại miền Nam lại lâm vào tình trạng kiệt quệ nhất trong cuộc chiến 1964-1975 vì bị cắt viện trợ.
      • TTMT Cao Văn Viên cho biết đạn dược súng lớn nhỏ tháng 2-75 chỉ đủ xử dụng cho 30 ngày,
        tháng 4 chỉ còn đủ cho khoảng hai tuần (8).
        Xe tăng, máy bay thiếu cơ phận thay thế khoảng 1/3 nằm ụ.
      Theo Tướng TL Nguyễn Văn Minh vì thiếu săng nhiếu máy bay không cất cánh được, chính BV cũng đã biết tình trạng bi đát của VNCH (9)

      Cũng theo lời ông Cao Văn Viên, trước tình hình thiếu thốn tiếp liệu đạn dược do cắt giảm viện trợ, nhiều nhà Chiến lược gia đã đề nghị với TT Thiệu thu hẹp lãnh thổ vì không đủ hỏa lực để bảo vệ cả 4 Quân khu, bỏ Quân khu I và Quân khu II rút về bảo vệ QK III và QK IV(10)

      1. Vào năm 1974, Tướng Đồng Văn Khuyên, TMT đệ trình lên tổng thống ý niệm phải thu hẹp lãnh thổ VNCH thế nào tương xứng với sự cắt giảm viện trợ quân sự.
      2. Thiếu tướng John Murray thuộc phòng tùy viên quốc phòng Hoa Kỳ (Defense Attache Office-Vietnam) có cung cấp cho tổng thống Thiệu qua Tòa Đại Sứ Mỹ một sơ đồ tương tự.
      3. Chuẩn tướng Úc Đại Lợi Ted Sarong cũng đề nghị qua một giới chức Phủ Tổng Thống một kế hoạch tương tự


      Các kế hoạch trên rất khó thực hiện vì nếu rút cả hai QK I, II về phần đất còn lại (QK III, IV) người dân sẽ chạy ùa theo. Ít nhất QK III, QK IV sẽ phải tiếp nhận từ 3 tới 4 triệu người tỵ nạn, chính phủ rất khó nuôi thêm một số dân quá đông.
                
    • Giữa tháng 12-1974 ba sư đoàn CSBV tấn công Phước Long,
                
    • ngày 7-1-1975 họ đã chiếm được toàn bộ tỉnh. BV đánh thăm dò phản ứng Mỹ, TT Ford chỉ phản đối xuông. Trước đó chỉ vài ngày, trong một phiên họp quân sự cao cấp tại Dinh Độc Lập TT Thiệu vẫn lạc quan tin rằng BV chưa phục hồi sau trận đánh lớn 1972, chưa đủ sức tấn công các thị xã, thành phố lớn.
                
    • Tám mươi phần trăm quân chính qui BV đã hiện diện tại QK I và QK II của VNCH tháng 3-75, họ giữ lại 3 sư đoàn tổng trừ bị (thuộc quân đoàn I) tại miển Bắc.
      • Tại QK I, theo tác giả Nguyễn Đức Phương,
        Bắc việt có 7 sư đoàn (324B, 325, 320B, 312, 304, 711, 2) và 3 Trung đoàn độc lập tổng cộng vào khoảng 8 sư đoàn (11)

        Theo TTMT Cao Văn Viên, tại đây
        BV có 5 sư đoàn (341, 325C, 324B, 304, 711), 10 trung đoàn độc lập (52, 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 270, 271), 3 Trung đoàn đặc công (5, 45, 126), toàn bộ vào khoảng hơn 8 Sư đoàn. (12)
                  
      • Tại QK II họ để một lực lượng tương đương6 sư đoàn (13).


      Trong khi đó
      • tại QK I,
        VNCH có 3 sư đoàn cơ hữu (1,2,3) và 2 sư đoàn tổng trừ bị (Dù, TQLC), 4 liên đoàn Biệt động quân;
                  
      • QK II
        2 sư đoàn cơ hữu (22,23) và 7 Liên đoàn BĐQ.








    Diễn tiến cuộc di tản

    Sau khi đã đánh thử Phước Long, thấy Mỹ chỉ phản đối xuông, Hà Nội bèn mở cuộc tổng tấn công qui mô, họ đánh chiếm Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975 mở đầu cho sự sụp đổ của miền nam VN.

    Đầu tháng 3-1975 một phái đoàn dân biểu Mỹ tới Việt Nam để nghiên cứu tình hình trước khi quyết định viện trợ thêm, đa số là phản chiến. Khoảng mười ngày sau họ về Mỹ và từ chối giúp đỡ, TT Thiệu hết hy vọng nên phải nghĩ tới kế hoạch tái phối trí lực lượng.

    Ngày 11-3-1975, ông họp với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, các Tướng Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang tại Dinh Độc Lập và cho biết vì nay không đủ lực lượng nên cần tái phối trí.
    • Theo ông những vùng quan trọng là QK III, QK IV,
      những vùng cần chiếm lại là những nơi đông dân trù phú, có giá trị về lâm sản.
      Tại QK II phải chiếm lại Ban Mê Thuột vì tỉnh này quan trọng,
      miền duyên hải QK II giữ được phần nào hay phần nấy.
      Ta chỉ có thể giữ được Quân khu III, Quân Khu IV và một vài tỉnh duyên hải QK I và QK II.
      Quân khu I chỉ giữ Huế và Đà Nẵng (14)


    Ngày 14-3-1975, TT Thiệu bay ra Cam Ranh mở phiên họp cao cấp quân sự, có mặt các ông Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Cao Văn Viên, Phạm Văn Phú (Tư lệnh QK II). (Phạm Huấn ghi lại theo lời kể của Tướng Phú trong cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975).
    • Ông Thiệu cho biết Quốc hội Mỹ cắt quân viện, hủy bỏ những cam kết yểm trợ không lực khi bị tấn công, lãnh thổ phòng thủ quá rộng nên ta phải tái phối trí lực lượng.
      Tướng Phú phải rút quân bỏ Kontum Pleiku về duyên hải, qua Nha Trang sau đó sẽ hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.

    Tại Quân khu II,
    • VNCH có 2 sư đoàn bộ binh (22, 23) và 7 liên đoàn Biệt động quân,
      BV có 5 sư đoàn bộ binh và 4 trung đoàn độc lập


    Tướng Phú xin ở lại tử thủ nhưng ông Thiệu bác bỏ, và căn dặn phải dấu không được cho các Tỉnh trưởng, Quận trưởng biết, họ phải ở lại chiến đấu. Về buổi họp này Tướng BV Văn Tiến Dũng ghi lời khai của Chuẩn tướng Phạm Duy Tất cũng gần giống như vậy, ông Cao Văn Viên ghi lại chi tiết buổi họp cũng gần giống như lời Phạm Huấn.

    Tướng Cao Văn Viên cho biết
    • quốc lộ 21 về Nha Trang không đi được
      vì đường 14 từ Pleiku tới Ban Mê Thuột đã bị BV cắt,
      đường 19 nối Pleiku với Qui nhơn bị Cộng quân đóng chốt nhiều nơi, đèo An Khê bị cắt ở hai phía đông tây,
      chỉ con đường số 7B. Con đường này tuy tạo được yếu tố bất ngờ nhưng bị bỏ hoang cầu cống hư hỏng.


    Kế hoạch được giữ bí mật, Liên đoàn 20 công binh chiến đấu mở đường, thiết giáp đi theo các đoàn xe để bảo vệ, hai liên đoàn Biệt động quân và thiết giáp đi bọc hậu đoàn quân di tản.

    Ngày 16-3-1975
    đoàn xe bắt đầu rời Pleiku gồm các đơn vị quân cụ, đạn dược, pháo binh, khoảng 200 xe. Tướng Phú và bộ tư lệnh đi trực thăng về Nha Trang, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc cuộc di tản. Mỗi ngày một đoàn xe khoảng 200 hay 250 chiếc, ngày đầu êm xuôi vì bất ngờ. Điều xui xẻo là đường rút lui lại gần vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 BV tại Buôn Hô, Ban Mê Thuột, chúng đuổi theo ngày 16-3, (ngày 18 đã bắt kịp)

    Ngày hôm sau 17-3
    Các đơn vị pháo binh còn lại, công binh, quân y, tổng cộng chừng 250 xe. Khi ấy dân chúng chạy ùa theo làm náo loạn

    Ngày 18-3
    Bộ chỉ huy Quân đoàn về tới Hậu Bổn, Phú Bổn, Việt Cộng đuổi theo pháo kích dữ dội gây thiệt hại hầu hết chiến xa và trọng pháo tại đây. Địch pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn di tản. Lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú bổn bị thiệt hại nặng tới 70%.

    Chặng đường cuối cùng về Tuy Hòa rất cam go vì có nhiều chốt VC, trời mưa lạnh, địch pháo kích đoàn di tản để cầm chân ta.

    Ngày 27-3
    sau khi thanh toán chốt cuối cùng đoàn di tản về tới Tuy Hòa buổi tối tổng cộng 300 xe (trong số 1,200 xe) mở đường máu về được Tuy Hòa

    Theo lời kể Đại tá Phạm Bá Hoa
    • khi ta rút khỏi Pleiku và Kontum 4 ngày (kể từ 16-3) CSBV mới tiến quân vào hai tỉnh lỵ này, chúng còn đóng ở xa. (PBH: Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7B).

    Theo The World Almanac Of The Viet Nam War
    • trong số khoảng 400,000 người dân Cao nguyên chạy loạn chỉ có chừng một phần tư tới Tuy Hòa.

    Tướng Hoàng Lạc nói
    • trong số khoảng 200,000 dân chạy loạn chỉ có 45,000 tới Tuy Hòa.
      60,000 chủ lực quân chỉ có 20,000 tới được Tuy Hòa.
      Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ với trên 100 xe tăng nay chỉ còn 13 chiếc M-113.

    Tướng Cao Văn Viên nói
    • ít nhất 75% lực lượng, khả năng tác chiến của Quân đoàn II gồm Sư đoàn 23 BB, BĐQ, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh… bị hủy hoại trong vòng 10 ngày.
      Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột không thể thực hiện được vì không còn quân.



    Tại Quân khu I,
    VNCH có ba sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 và hai sư đoàn tổng trừ bị (Dù, TQLC) và 4 liên đoàn Biệt động quân nhưng ông Thiệu lại cho rút sư đoàn Dù về Trung ương

    Ngày 14/3
    sau khi họp với TT Thiệu Tướng Trưởng từ Sài Gòn về Quân đoàn I họp tham mưu, thảo luận kế hoạch tái phối trí

    Ngày 17/3
    Lữ đoàn 258 TQLC sẽ rời Quảng Trị để về Đà Nẵng thay lữ đoàn 2 Dù.
    Dân chúng sợ hãi đã di tản ồ ạt trên Quốc lộ 1 gây cản trở.

    Ngày 18/3 Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn, ông cho Tướng Trưởng biết sẽ không có quân tăng viện Quân khu I

    Ngày 19/3
    Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn họp lần thứ hai để trình bầy hai kế hoạch lui binh:

    • Kế hoạch Một:
      • các đơn vị sẽ theo Quốc lộ I từ Huế, Chu lai về Đà Nẵng,
        trong trường hợp Quốc lộ I bị cắt thì sẽ theo kế hoạch Hai.

                
    • Kế hoạch Hai:
      • Các lực lượng Quân đoàn sẽ tập trung tại ba cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai,
        tầu Hải quân sẽ chuyên chở lính từ Huế Chu Lai về Đà nẵng.
        Đà Nẵng là điểm phòng thủ chánh.
        Tướng Trưởng đề nghị giữ cả ba cứ điểm để phân tán lực lượng và gây tổn thất tối đa cho địch, ông Thiệu cho biết giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.


    Ngày 19/3
    • Quảng Trị bỏ ngỏ,
      chi đoàn Thiết giáp, Liên đoàn 14 BĐQ rút về bên này Mỹ chánh lập phòng tuyến mới.


    Sáng 20/3
    Tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương họp các cấp chỉ huy bàn kế hoạch phòng thủ Huế như Tổng thống ra lệnh phải giữ bằng mọi giá.

    Đến chiều khi về tới Đà Nẵng, Tướng Trưởng nhận được lệnh của của dinh Độc Lập chỉ giữ Đà Nẵng thôi nếu tình hình bó buộc, vì không đủ sức để bảo vệ cả ba cứ điểm Chu lai, Huế và Đà Nẵng.

    Quân khu I ngày một nguy ngập, Cộng quân đã bắt đấu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên. Tại Huế, Trung đoàn 1 BB (SĐ1) và Liên đoàn 15 Biệt động quân bị đẩy lui, Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế.
    Dân chúng và quân cụ bắt đầu được chở bằng tầu ra khỏi Đà Nẵng.

    Sáng ngày 24/3
    • tại phía Nam Quân khu I, BV tấn công mạnh tại Quảng Tín, Trung đoàn 52 BV và xe tăng đánh Tam Kỳ, đặc công đột nhập tỉnh lỵ thả tù gây rối loạn
      đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Dân ùn ùn chạy về Đà Nẵng.
      Quảng Ngãi bị Cộng quân tấn công dữ dội,


    Ngày 25/3
    • tất cả các đơn vị Quân đoàn I tụ lại 3 phòng tuyến chính: Nam Chu Lai, Đà Nẵng và Bắc Huế,
      các lực lượng của Quân đoàn I bị thiệt hại nhiều khi di tản về các phòng tuyến này.
      Một nửa Sư đoàn 2 đã lên tầu đưa về Bình Tuy,
      chính phủ tuyên bố Huế và Chu lai thất thủ ngày 25/3.


    Huế bắt đầu di tản,
    • Sư đoàn I và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ triệt thoái bằng tầu Hải quân.
      Cộng quân đuổi theo nã pháo vào cửa Tư Hiền và các địa điểm tập trung gây nhiều thiệt hại. Hỗn loạn diễn ra không còn quân kỷ,
      Sư đoàn I tan rã tại đây chỉ có một phần ba về được đến Đà nẵng, tới nơi họ rã ngũ đi tìm thân nhân.

      Trong khi đó Lữ đoàn kỵ binh với hơn 100 thiết giáp các loại từ mặt trận Bắc Huế tiến về cửa Thuận An,
      theo sau là các đơn vị pháo binh với hằng trăm khẩu pháo.
      TQLC, BĐQ, ĐPQ từ tuyến sông Bồ đang lũ lượt kéo về, hỗn loạn lại diễn ra.
      Hai tầu dương vận hạm đến cửa Thuận An để chở TQLC, tầu hải vận đĩnh và quân vận đĩnh chở người từ bờ ra dương vận hạm.


    Các Sư đoàn Cộng quân tấn công bao vây Đà Nẵng, VNCH lập tuyến phòng thủ nhưng ngày 27/3/1975 bị vô hiệu trước sự hỗn loạn. Tại đây Quân đoàn I chỉ còn có Sư đoàn 3 và 2 lữ đoàn TQLC, các Sư đoàn 1 và 2 đã bị rã ngũ, một phần đã được tầu chở ra khơi. Lực lượng không đủ đương đầu với áp lực quá đông của địch.

    Sáng ngày 28/3/1975
    • Tướng Trưởng họp khẩn cấp các đơn vị trưởng ban hành một số biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản trong thành phố nhưng không còn đủ quân tác chiến.
      Hai giờ trưa các xã ấp quanh Đà Nẵng đã bị địch chiếm.
      CSBV pháo phi trường, căn cứ Hải quân rất dữ dội và chính xác. Liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt,
      Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng,
      ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng I và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại : chân đèo Hải Vân, núi Non Nước và cửa khẩu Hội An.


    Rạng sáng ngày 29/3/1975
    • binh sĩ lội ra biển.
      Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi khi địch phát hiện, pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại.
      Đoàn tầu di tản được khoảng 6,000 TQLC, 3,000 lính Sư đoàn 3 và nhiều đơn vị khác.


    Đà Nẵng thất thủ ngày 29/3/1975,
    • có tài liệu cho biết VNCH mất 130 máy bay tại Đà Nẵng,
      năm 1976 Tướng Trưởng cho biết khoảng 6,000 TQLC, và 4,000 quân thuộc các binh chủng khác đã được tầu bè cứu thoát.
      Tổng cộng có 70,000 người dân được cứu thoát và 16 ngàn lính.
      Bốn sư đoàn kể cả TQLC đã bị thiệt hại nặng nề.








    Nhận xét

    Tướng TTMT Cao Văn Viên cho biết tái phối trí là cần thiết và đã có ý tưởng từ lâu nhưng không tiện nói với TT Thiệu vì sợ hiểu lầm là chủ bại (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 131, 132) và nay mới tái phối trí là quá trễ. Đúng ra phải thực hiện từ giữa năm 1974 hay khi Nixon từ chức (tháng 8-74).

    Ông nói
    • cuộc di tản QĐ II bị ngăn trở bởi dòng người chạy loạn,
    • nếu làm được cầu qua sông đúng lúc thì địch không đuổi theo kịp (trang 151, 152)
    • Ông Cao Văn Viên chỉ trích Tướng Phú (TL QĐ II) không chu toàn trách nhiệm, không bàn thảo với ban tham mưu (trang 152),
    • tỉnh trưởng Phú Bổn và Phú Yên thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lộ trình.
    • Sự thật sai lầm do thượng cấp nhiều hơn, ông TTMT cũng nói nếu không tái phối trí sẽ không thua nhanh như vậy (trang 153).


    Đại tướng Cao Văn Viên mâu thuẫn với chính ông,
    • trong NNCVNCH trang 92 tác giả nói đạn dược chỉ đủ xử dụng trong 30 ngày (tháng 2-1975).
    • Nhưng ông lại nói ta vẫn còn mạnh, chỉ tại di tản. Không tái phối trí ta không tan nhanh như thế,
      • mất Ban Mê Thuột chỉ mất một phần của sư đoàn 23 BB nhưng nhưng tất cả những đơn vị khác vẫn còn nguyên vẹn, ta vẩn còn mạnh.
        Dù lấy được Ban Mê Thuột Cộng quân vẫn phải ngừng lại, suy tính kỹ trước khi mở một mặt trận mới ở QK II, ta vẫn còn Sư đoàn 22 BB (trang 134)


    Tại Quân đoàn I,
    • sự sụp đổ còn nhanh và tồi tệ hơn QĐ II.
      Nhiều biểu hiện tiêu cực như cấp chỉ huy bỏ chạy trước khiến cho các đơn vị như rắn không đầu đưa tới hỗn loạn, những điều tệ hại này đã được các nhân chứng kể lại


    Phạm Huấn cho biết
    • tại những địa điểm tập trung quân, vô cùng hỗn loạn,
      triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, lịch trình,
      sự phối hợp Quân đoàn và Hải quân lỏng lẻo,
      cuộc lui binh cũng hỗn độn y như cuộc triệt thoái Cao nguyên, (15)


    TTMT Cao Văn Viên nói
    • “Sự hỗn loạn, thất bại của cuộc tái phối trí ở Vùng Một
      xảy ra không phải vì áp lực của Cộng quân,
      mà vì tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa” (trang 184, 185)

    Tác giả lại mâu thuẫn,
    • ông cho biết lực lượng địch tới 8 sư đoàn (trang 160), gấp hai lần VNCH, ta không thể cầm cự lâu dài được.
      Trong khi tại phía Bắc QK I phải rút từ Huế về Đà Nẵng, các tỉnh phía Nam Quân khu (Quảng Ngãi, Quảng Tín) đều phải hối hả rút về Đà Nẵng vì bị BV tấn công dữ dội mà ông lại nói không phải vì áp lực địch.


    Tác giả Nguyễn Đức Phương (16) cho rằng Quân khu I thất thủ dễ dàng không có một lực lượng nào được tổ chức để đánh trì hoãn, có 4 nguyên nhân chính, xin sơ lược.
    1. Lực lượng Cộng Sản tại Quân khu I trội hơn nhiều so với sự phân tán mỏng của ta. Kế họach lui binh về các cứ điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai quá trễ
    2. Ông Thiệu sai lầm trầm trọng khi cho rút Sư đoàn Dù về Vùng III quá nhanh, khiến cho dân chúng hốt hoảng đổ dồn về Đà nẵng gây ra hỗn loạn.
    3. Đã phát thanh lời kêu gọi tử thủ Huế củaTổng thống sau lại cho lệnh bỏ Huế khiến quân dân chúng hoang mang mất tin tưởng.
    4. Nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, các đơn vị lần lượt tan rã, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.



    Triệt thoái Quân đoàn II là sai lầm lớn của ông Thiệu như mọi người đã chỉ trích,
    • cuộc lui binh đã làm thiệt mạng nhiều thường dân vô tội.
      Số thiệt hại của quân lính ít hơn vì họ có kinh nghiệm chiến trận, biết tránh bom đạn và có phương tiện hơn.
      Theo lời kể của một nhân chứng cuộc hành trình vô cùng gian nan và bi thảm. Đương sự, một cô giáo đã may mắn sống sót sau nhiều tuần lê lết trong rừng, nhiều ngàn người chết vì đói khát, kiệt sức, lạc lối…trong rừng.


    Tuy nhiên không hẳn ông Thiệu là nguyên nhân cho sự sụp đổ miền Nam mà người ta khẳng định.
    • Tướng Cao Văn Viên chỉ trích ông Thiệu, Tướng Phú… nhưng ở cương vị Tổng tham mưu trưởng ông cũng không đưa ra được kế hoạch nào cứu nguy VNCH trước tình thế nguy kịch.


    Sau khi ký Hiệp định Paris,
    • hơn nửa triệu quân Mỹ và các nước đồng minh đã rút đi,
    • quân đội VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường với quân viện bị cắt giảm xương tủy, chuyện này ai cũng biết cả.
    • Trong trận Phước Long khi CSBV bắn đại bác thả dàn thì binh sĩ miền Nam, nhất là pháo binh phải đếm từng viên đạn (17).
    • Trong khiBV tổng cộng có 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4, 232) tổng cộng 15 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (18),
      phía VNCH chỉ có 13 sư đoàn lại trải mỏng để giữ đất thì sự sụp đổ cũng không có gì khó hiểu


    Tại QK I, như ta thấy khó có thể nói do ảnh hưởng của triệt thoái,
    • ông Thiệu chỉ cho rút từ Huế vào Đà nẵng.
    • Các đơn vị không đủ sức chống lại áp lực quá lớn và hỏa lực mạnh của địch đã phải rút chạy về Đà Nẵng, Chu lai….nhiều hơn là do cấp chỉ huy bỏ chạy hoặc do sai lầm của thượng cấp.


    Lực lượng VNCH tại QK I gấp hai lần QK II (4 sư đoán chính qui, 4 liên đoàn BĐQ) đã tan rã trong 10 ngày lui binh. Tại QĐ I ông Thiệu chỉ ra lệnh bỏ Huế rút về Đà Nẵng vì không đủ lực lượng và hỏa lực, tiếp liệu…không thể nói QK I sụp đổ vì di tản

    Mọi người đều biết QK III không di tản và đã chiến đấu hết khả năng, giữ vững vị trí sau khi miền Trung thất thủ nhưng cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Người ta cũng đổ cho ông Dương Văn Minh làm mất nước, đầu hàng địch. Các vị nguyên thủ Quốc gia, Tướng lãnh đã làm hết sức mình nhưng cũng không cứu vãn được tình thế

    Miền Nam phải dựa vào yểm trợ của B-52, theo tác giả George Donelson Moss (19)
    • viện trợ Mỹ cho VNCH phải từ 3 cho tới 3 tỷ rưỡi một năm mới đủ nhu cầu cuộc chiến,
    • trên thực tế viện trợ 1975 chỉ còn 700 triệu chưa được bằng một phần tư nhu cầu (1/4)


    Về điểm này Tướng Davidson đã công nhận
    • CSBV được cấp nhiều xe tăng, đại bác tối tân, họ luôn mạnh hơn VNCH.
    • Mỹ đã nâng cấp quân đội miền nam VN cho bằng BV nhưng quá trễ và quá ít “too little, too late”, nguyên văn.
    • “Vì thế quân đội BV luôn đi trước quân đội VNCH một bước. Việt Nam hóa chiến tranh là chuyện chạy đua (vũ trang) quá ít, quá trễ” (20)


    Theo lời Tướng Tư lệnh không quân VNCH,
    • năm 1975 thiếu nhiên liệu, máy bay không có khả năng cất cánh.
    • Cắt giảm viện trợ đã khiến xe tăng, đại bác thiếu cơ phận thay thế, có tới 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay phải nằm ụ. (21)


    Miền nam không thể chiến đấu khi cạn kiệt tiếp liệu đạn dược, sự sai lầm tái phối trí chỉ làm cho tình hình tồi tệ nhanh hơn.

    Tướng Cao Văn Viên nói
    • nếu không có tái phối trí, QK II không sụp đổ nhanh như vậy,
      ta còn đủ đạn dược, tiếp liệu chiến đấu cho hết mùa khô.

    Ta cũng cần nhìn thẳng vào hậu quả có thể của vấn đề với giả thuyết quân đội VNCH chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Trong trường hợp này sự thiệt hại nhân mạng của của hai bên sẽ cao hơn nhiều nếu cuộc chiến kéo dài như xứ Chùa Tháp. Địch sẽ pháo kích ồ ạt vào các các thành phố lớn đông dân như Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… và giết hại nhiều thường dân vô tội hơn

    Sau khi chiếm được miền Nam chúng sẽ trả thù tàn khốc hơn, sẽ tàn sát kẻ chiến bại thẳng tay như trận Tết Mậu Thân Huế năm 1968, miền Nam sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều. (trích trong Chiến Tranh Việt Nam Dưới Thời Kennedy-Johnson-Nixon-Ford, 2017)




    Trọng Đạt

    Tham khảo

    (1) R.Nixon: No More Vietnams trang 126
    (2) No More Vietnams trang 180,
    (3) No More Vietnams trang 185-186
    • Kissinger : Years of Renewal trang 471

    (4) No More Vietnams trang 189
    (5) Henry Kissinger: Years of Renewal- trang 479
    (6)BBC.Tiếng Việt ngày 10-5-2006: Viện Trợ Quốc Tế Cho Miền Bắc Trong Chiến Tranh.
    (7) Henry Kissinger: Years of Renewal- trang 481
    (8) Những Ngày cuối của VNCH trang 92
    (9) Kissinger .Years of Renewal -trang 480
    • Tháng 1/1975 báo Học tập cùa CS viết.
      “Hỏa lực và sự di động của quân Ngụy giảm mạnh trong quí ba 1974, hỏa lực pháo binh hàng tháng của quân Ngụy giảm ba phần tư (3/4) so với 1973. Số phi vụ chiến thuật hàng ngày của Ngụy giảm chỉ còn một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay Ngụy so với thời ký chiến tranh trước đây giảm 70%, trực thăng giảm 80%… Kho bom đạn Ngụy giảm mạnh và chúng gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa và xử dụng các loại máy bay, xe tăng, tầu thuyền, vũ khí nặng"

    (10) Những Ngày Cuối của VNCH trang 130
    (11) Chiến tranh VN toàn tập trang 752
    (12) Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 160.
    (13) Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91
    (14) Những Ngày Cuối Của VNCH trang 129, 130, 131
    (15) Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 57, 58.)
    • “Hơn 20 ngàn Chủ lực quân, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác, cùng với cả trăm ngàn dân chúng…..nhưng hai cửa Thuận An và Tư Hiền không được phòng thủ bảo vệ. Sự phối hợp và chỉ huy giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương và hải quân thật lỏng lẻo."

    (16) Chiến tranh VN toàn tập trang 762, 763, 764
    (17) Kissinger: Years of Renewal trang 490.
    (18) Chiến tranh VN toàn tập trang 901- Wikipedia tiếng Việt, Chiến dịch xuân hè 1972
    (19) Vietnam, An American Ordeal trang 388
    (20) Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 660: “Therefore the NVA were always at least one step ahead of the RVNAF”
    (21) R. Nixon, No More Vietnams trang 187- Phillip B. Davidson Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 748.



              
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 26/03/17 17:47, edited 3 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 26/03/17 17:48, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 26/03/17 17:48, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 26/03/17 17:49, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04,
chúng ta không chỉ có tiếng than khóc cho nước mất nhà tan,
mà chúng ta cũng tưởng nhớ đến lòng yêu nước của bậc cha anh đã ra đi bảo vệ quê nhà ...




. :flwrhrts:

          
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 26/03/17 17:49, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Những ngày cuối tháng Ba
    __________________________
    Võ Hương An




    Mọi người thường nói đến tháng Tư, tôi chỉ nói đến tháng Ba, bởi vì tôi là cư dân Đà Nẵng. Đà Nẵng thất thủ ngày 29/3/1975. Bước qua tháng Tư thì tôi không còn chi để nói nữa, vì tôi đã vô tù, khi Sàigòn đang còn ăn ngon ngủ yên.

    Khoảng 10 giờ sáng ngày 28/3/1975, Cao Minh T., Hải quân Trung úy, thuộc văn phòng Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Đà Nẵng, lái xe đến nhà, nói với tôi:
    • - Thưa thầy – chả là tôi là thầy cũ của T. hồi trung học -- ông sếp của em biểu em qua thưa với thầy: sáng mai, cũng vào giờ này, thầy mang gia đình qua căn cứ. Đến cổng trại Chi Lăng, thầy mượn điện thọai gọi cho em hoặc ông sếp của em, em sẽ ra đón thầy vô. Thầy nhớ chỉ mang đồ gọn nhẹ cho dễ di chuyển. Có thể tối mai mình lên tàu.

    T. về rồi, tôi nói cho bà xã biết để chuẩn bị lần cuối.

    Sếp của T. là Lê Kim L., Hải quân Trung tá, bạn cùng lớp, ngồi cùng bàn với tôi hồi trung học. Tôi làm việc ở Quận 1, bên này sông Hàn, còn trại Chi Lăng của L. nằm ở bán đảo Tiên Sa thuộc Quận 3. T. dùng chữ “qua” là hết trật. Tôi bắt tay T., cảm ơn cả hai thầy trò và hứa sẽ có mặt đúng giờ.

    Giữa tháng Ba, khi Quảng Trị và Huế bắt đầu đỏ lửa, rút kinh nghiệm mùa hè 72, đồng bào đã bắt đầu di tản vô Đà Nẵng, Có tin đồn ngày 21 hoặc 23/3 quốc lộ 1 sẽ bị cắt, nên cường độ di tản càng tăng; người ta đi bằng mọi phương tiện, kể cả máy cày và xe bò. Chính tôi cũng phải vội vã đem xe ra Huế đón thầy tôi và gia đình bên vợ vào ngay kẽo sợ kẹt đường như tin đồn. Trong một lần gặp nhau, L. nói với tôi, “Cái rờ-mọoc (remorque) của tau nặng, mà cái rờ-mọoc của mi cũng nặng. Tình thế này nếu không đưa đại gia đình vô Sàigòn bằng máy bay được thì phải tính tới tàu thủy. Có lẽ mi đem gia đình qua tau để cùng đi.” Đó là lý do T. thay mặt ông thầy đến ước hẹn với tôi hôm ấy.

    Bấy giờ Đà Nẵng như trong cơn hấp hối, không biết mất lúc nào. Thành phố tràn ngập người tị nạn từ Quảng Trị và Huế vào và từ Quảng Nam, Quảng Tín ra, chưa kể các đơn vị quân đội hàng vạn người từ các nơi thuộc vùng I rút về bố trí vòng trong vòng ngòai Đà Nẵng. Tất cả các trường học đều đóng cửa làm nơi tạm trú cho đồng bào tị nạn. Ngay cái sở tôi làm việc cũng phải tạm ngưng họat động -- bởi từ trên xuống dưới không ai còn bụng dạ đâu để làm việc – để tiếp nhận thân nhân, bạn bè, đến tìm nơi tạm trú; trong đó, nội đại gia đình hai bên của vợ chồng tôi đã không dưới hai chục người. Sếp lớn đang ở Sàigòn, hai “sếp nhỏ” là Tr., Chánh sự vụ, và tôi, lo điều động sắp xếp sao cho mọi người tạm ổn trước khi đi bước kế tiếp. Tối đến, trên nền tầng dưới của cái phòng làm việc rộng lớn, các gia đình trải chiếu nằm la liệt. Tôi điện thọai vào Sàigòn, báo cáo tình hình với sếp, được sếp hứa là ngòai đó anh em yên tâm, sẽ có máy bay ra đón. Chờ đến ngày 27/3 cũng chẳng thấy chi, mà ví dầu có máy bay chăng nữa cũng không dễ chi kéo bầu đòan mấy chục người lên tàu một cách an tòan. Sau ngày 27/3 thì không còn liên lạc được với Sàigòn nữa.

    Hàng ngày, tòan những tin xấu đưa tới.
    • Huế chính thức thất thủ ngày 26/3, nhưng trước đó, quả thật đường đèo Hải Vân đã bị cắt như lời đồn.
    • Nhiều mẫu chuyện thương tâm và khủng khiếp trên bãi Thuận An được những người vượt thóat và sống sót kể lại.
    • Phi trường Đà Nẵng bị pháo kích. Người ta chen chúc giành giật nhau lên máy bay, có người liều lĩnh một cách tuyệt vọng bằng cách bám vào càng bánh xe máy bay và rơi xuống vịnh Đà Nẵng như trái mít, hoặc bị chẹt chết trong hầm bánh xe.
    • Trên bến sông Hàn, người ta chen nhau lên tàu. Chiếc tàu Trường Xuân (hay Trường Thành? Trường Sơn?) tiếp nhận một số lượng khách quá tải và khách phân bố vô trật tự làm con tàu nghiêng về một bên và nằm ì ở bến mấy ngày, không biết về sau có nhổ neo được không.
    Trong mấy ngày chộn rộn cuối tháng Ba năm đó, có lần tôi tới nhà người bạn, Lâm thành B., thấy bà vợ đang ngồi chăm chỉ đạp máy may.
    • Hỏi, “ Giờ này mà còn ngồi may gì nữa?”
      Vợ B. giải thích: “May cái địu để cho anh B. đeo thằng cu Bi trước bụng, rảnh hai tay mà leo thang dây lên tàu. Anh không nghe nhiều người bồng con níu thang dây lên tàu, bị người ta lấn, con rớt xuống biển chết trước mắt mà không cứu được hay răng?”
    Nghe nói thế, tôi sực nhớ thằng con trai non ba tuổi và bà vợ đang mang cái bầu lùm lùm bốn tháng, bèn trở về nhà bảo vợ may gấp cái địu theo kiểu cách của vợ B.
    • Tôi nói, “ Mình phải bắt chước vợ chồng B. để anh còn rảnh hai tay mà dắt con Ni, con Na (hai đứa con gái), để cho em rảnh tay với cái bụng bầu mà chạy.”


    Xế chiều 28/3, một người quen thân đến thăm, nói chuyện tình hình với tôi và khuyên hãy yên tâm ở lại, chính quyền mới sẽ khoan hồng, có giải pháp hòa giải, đừng di tản, nguy hiểm. Tôi biết anh ta có liên hệ mật thiết với tay dân biểu CS nằm vùng Phan Xuân Huy và cái gọi là lực lượng hòa-hợp-hòa-giải-dân-tộc theo đóm ăn tàn, nên chỉ trả lời vắn tắt, “cảm ơn anh, nhưng nhất định tôi sẽ đi.”
    Trời tối mịt, vừa cơm xong thì người giúp việc nói có người hỏi tôi ngòai ngõ. Té ra Nguyễn Văn Ch., thông dịch viên của O’ Rork, cố vấn hành chánh QK1. mà tôi có mối giao tình với cả hai thầy trò. O’ Rork ở trong Camp Alamos, đầu đường Đống Đa. Nơi này, cũng như nhiều cơ sở khác của người Mỹ, đều bỏ trống hòan tòan, làm mồi cho các vụ hôi của. Tôi ngạc nhiên,” Ủa, tôi tưởng O’ Rork phải mang anh theo rồi chứ?” Ch. buồn rầu lắc đầu, cho biết bị kẹt. Ch. rủ tôi chung tiền, mỗi người khỏang 100.000 ngàn, thuê gọ (ghe) chở gia đình ra ngòai vịnh Đà Nẵng, sẽ có tàu đón. Nhà Ch. ở khu Tam Tòa, gần biển, chuyện thuê gọ không khó, chỉ kẹt là không đủ tiền. Tôi thấy giải pháp có vẻ phiêu lưu, vì nếu không có tàu nào sẵn lòng vớt thì làm sao? Vả chăng, đã ước hẹn với L. bằng con đường an tòan cho một đại gia đình 20 người, nay sao lại chọn con đường khó đi? Ch. rất buồn khi nghe tôi không hưởng ứng, bởi vì Ch. nghĩ rằng tôi là chỗ đáng tin cậy nhất để chung vụ. Không biết bây giờ anh ở đâu, anh Ch.?

    Trong ngày 28/3,
    • tình trạng hỗn lọan ở Đà Nẵng gia tăng một cách đáng ngại, nào cướp giật, bắn lộn nhau, hôi của những nhà vắng chủ, nhất là nhà của Mỹ kiều. Bước ra đường, mạng người thật mong manh. Cướp giật và nổ súng vô tội vạ. Tình trạng gần như không có chính quyền nữa. Dân chúng hoang mang và lo sợ tột độ. Tôi gọi những chỗ bạn bè quen biết để hỏi tin tức nhưng không có ai trả lời.
    • Quảng sáu giờ chiều, mở radio, nghe đài Phát thanh Đà Nẵng phát đi bản tin nói rằng Trung tá Nguyễn Kim Tuấn (nhà văn Duy Lam) được cử làm Thị trưởng Đà Nẵng, Chuẩn tướng Điềm được cử làm Quân trấn trưởng với nhiệm vụ ổn định an ninh trật tự thành phố. Trong lòng cảm thấy có chút an tâm vì thấy anh Duy Lam còn ở lại, nhưng gọi đi nhiều nơi để thử kiểm chứng nguồn tin thì như đá chìm đáy nước.
    • Lệnh giới nghiêm ban hành, đường sá dần dần vắng vẻ.


    Đối diện sở tôi làm việc là Quân trấn Đà Nẵng. Tôi thường trông chừng họat động bên đó để đóan định tình hình. Đèn vẫn sáng, lính vẫn còn canh gác, vẫn có người vô ra. Trong sân vẫn có xe M113 tăng cường.

    Đêm đó, đang ngủ, tự nhiên tôi thức giấc vì những tiếng động khác thường. Nhìn đồng hồ: non một giờ sáng, đã bước qua ngày 29/3. Ngòai đường người đi lại nườm nượp, xuôi giòng về hướng Cổ viện Chàm, có lẽ người ta đang tìm về cảng sông Hàn hoặc tìm đường qua Quận 3. Chạy ra cửa sổ, nhìn sang Quân trấn, hai chiếc thiết vận xa đang nổ máy ầm ĩ và chuyển bánh. Các xe GMC 10 bánh và xe Doge 4 x 4 cũng đang nổ máy, vợ con lính gọi nhau ơi ới, hối thúc lên xe. Tất cả những dấu hiệu khác thường đó cho tôi hiểu là ong vỡ tổ rồi.

    Tôi thức cả đại gia đình dậy, ai lo tư trang nấy, như đã sắp đặt từ trước, ôm ra xe. Trong sở có hai chíếc xe lớn, thuộc lọai SUV ngày nay, là chiếc Ford Bronco và Ford Scout, và một chiếc du lịch hiệu Toyota Crown của sếp. Tôi lấy chiếc Bronco, để chiếc Scout cho gia đình Tr. Còn chiếc Toyota thì tay Đàn, cận vệ của sếp thừa hưởng. Bởi ngòai ba người chúng tôi ra thì trong sở không có ai biết lái xe nữa mà giành. Tất cả anh em trong cư xá thấy tôi chuẩn bị chạy, cũng hối hả theo, mỗi người tự kiếm lấy phương tiện. Tôi giao cho cô em út chiếc Honda dame, và cô em vợ chiếc Yamaha dame, bảo,
    • “ Cô và dì cứ bám theo xe anh mà đi.”
    Vợ chồng cô em áp út thì đi theo xe của anh ruột chú ấy. Riêng chíếc Bronco nhét đến 16 người, gồm gia đình tôi 7 người và gia đình ông bà nhạc 9 người. Hẳn là hãng Ford không bao giờ nghĩ rằng chiếc Bronco của họ có thể chở đến chừng đó con người ta, trong đó, già nhất là bà ngọai vợ, 81 tuổi và bé nhất là thằng con trai ba tuổi của tôi! Tôi chống cửa sau lên, buộc thêm dây thật chắc làm tay vịn, và lật tấm bửng phía sau, bảo những người trẻ ngồi xây mặt ra sau, nắm lấy dây cho chặt, và cứ thế mà lên đường.

    Người ta đi như trẫy hội, đó là người tị nạn trong các điểm tạm trú. Họ không có phương tiện gì khác ngòai đôi chân, thấy người ta đi thì mình ở không đành, và tôi nghĩ rằng có lẽ họ cũng không biết đi đâu. Chỉ trừ con nít, còn ai cũng mang, vác, hay xách một túi hành trang nào đó. Có những cái xách quá nặng, thì hai người cùng khiêng. Nhìn xuống phía bờ sông, trụ sở của cơ quan CORP đang bốc cháy rực trời. Không biết ai phóng hỏa. Chỗ này sau năm 1975, trở thành “Nhà chứng tích tội ác đế quốc Mỹ”.

    Tôi lái xe theo đường Độc lập để qua cầu Trịnh Minh Thế, tìm đường đến trại Chi Lăng của L. với hy vọng sẽ được đáp tàu xuôi Nam một cách an tòan. Càng ngược lên phía Tiên Sa thì tốc độ càng chậm, vì đường chật ních xe cộ và người ta. Tới gần Ngã ba Sơn Chà, lại xuất hiện đòan người ngược dòng, có vẻ như là tháo lui. Hỏi ra, là vì họ không tìm thấy tàu bè gì cả. Từ Ngã ba này đi vào là căn cứ quân sự, ngày thường, có đến hai trạm gác, không dễ chi vào, nếu không có phép, vậy mà nay tôi lái xe đi ngon ơ, trong bụng đâm nghi.

    Đến cổng trại Chi Lăng, cổng mở toang như đời thái bình, chẳng bóng dáng lính tráng chi cả. Tôi đậu xe bên đường, bảo mọi người ngồi trên xe chờ để tôi vào nhà xem thử ra sao. Vừa tính bước đi thì ba tôi (ông nhạc tôi) vỗ vai nói,
    • “Khoan đã, con nên quay đầu xe trước cho sẵn sàng, để khi cần rút lui thì mình khỏi mất thì giờ, lúng túng.”
    Đến bây giờ, nhớ lại giây phút đó, tôi vẫn phục ông già vợ thật là bình tĩnh và sáng suốt. Tôi đi thẳng vào nhà riêng của L. thì thấy có miếng giấy nhỏ dán ở cánh cửa, cáo lỗi đã không thể chờ đợi được như đã hẹn. Có lẽ L. không phải chỉ hẹn một mình tôi, và cái thư ngỏ vắn tắt kia cũng không nhằm chỉ gởi cho tôi. Sau này, khi gặp lại nhau trên đất Mỹ, tôi biết L. đã vào được Sàigòn, nhưng không thể đi xa hơn, để chịu số phận xuất ngọai bằng con tàu HO sau khi đã trả giá. Tôi ra xe, nói với ba tôi,
    • “Thằng bạn của con, nó đi rồi. Bây giờ Ba ở đây, để con đi quanh quanh xem có tàu bè gì không.”


    Tôi kéo theo chú em rể, vừa đi được một quãng ngắn thì đạn pháo chớp nổ bốn bề. Tôi chạy ngược về phía xe đậu, vừa chạy vừa la,
    • “VC pháo kích, xuống xe, nằm xuống! nằm xuống!”
    Đạn nổ ùng òanh bốn phía. Tất cả mọi người đều xuống xe và nằm úp mặt xuống lề đường, chỉ trừ bà ngọai và thầy tôi (cha tôi), lúc đó đã 77. Cả hai người gìà ngồi xuống sàn xe, ôm đầu chịu trận. Cũng may không ai hề hấn gì. Khi đợt pháo kích tạm ngưng, tôi hô mọi người lên xe và quyết định quay về. Hai chiếc xe gắn máy bỏ lại bên đường. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời, tôi phóng xe liều lĩnh như mấy tay lái xe bạt mạng, lạng lách đủ kiểu để cướp đường, tránh mau ra khỏi vùng pháo kích.

    Không biết chạy được bao lâu, ba tôi ngồi bên cạnh nói, “Tạm yên rồi, con”. Tôi giảm ga, tấp xe vào bên lề, ông chỉ tay về hướng cũ, nơi vẫn còn thấy ánh chớp và nghe tiếng nổ, nói, “Ở đó còn bị pháo, thiệt mình may mắn quá”.

    Nhìn quanh, bây giờ là dòng nước chảy xuôi, nghĩa là người ta không kéo lên hướng Tiên Sa nữa, mà quay trở về. Tôi có cảm tưởng mọi người như đang đi trong một cơn mộng du, trong đó có tôi.. Nghỉ một lát, lấy lại bình tĩnh, tôi lên xe, tiếp tục đường về. Qua khỏi Ngã ba Sơn Chà thì xe phải chạy số 1, nhích từng bước, như xe đám ma, vì xe cộ và người ta chen chật mặt đường.

    Qua khỏi Ngã ba một đọan chừng trên dưới một cây số, dòng xe và người dừng lại, có lẽ nghẽn tắt phía trước. Tôi bỗng nghe tiếng máy xe gầm rú và tiếng người ta thét huyên náo. Ngoái cổ nhìn lui, thiệt là khủng khiếp. Từ xa, hai chiếc xe tăng M48 đang cướp đường để đi, những xe nào không tránh kịp đều bị nó hất tung. Người ta la thét và dạt chạy tán lọan. Nhắm chừng, tôi biết xe tôi đang ở ngay trên lộ trình của chúng, nghĩa là mép đường bên trái. Nghĩ đến thảm cảnh gần hai chục con người ta trong xe sẽ trong chớp mắt làm mồi cho hai con thú điên trong khi xe tôi cũng như các xe khác không thể nhúc nhích tránh vào đâu được, con người tôi tưởng như có thể nổ tung ra. Một mặt tôi hô mọi người xuống xe, cố dạt tránh về bên phải, và thấy lề đường bên trái còn trống trải, xe tăng có thể dạt qua về bên ấy để lấy lối đi, tôi nhảy xuống xe, hướng về chiếc xe tăng lạy như tế sao, cứ lạy vài cái thì tay phải tôi lại ra dấu cho nó dạt ra, tôi làm như máy, miệng thì la, không nhớ là la cái gì, nhưng có lẽ kích động lắm, vì có hai ba người cũng nhảy ra làm như tôi.. Có lẽ người lính lái xe tăng cũng còn một chút lương tri nào đó, cũng có thể số phận của đại gia đình chúng tôi và nhiều người khác chưa chết, để ngày hôm nay tôi có thể kể lại giây phút kinh hoàng đó, chiếc xe tăng đi đầu đổi hướng, dẫn theo chiếc xe sau. Tính ra, xích sắt của nó chỉ cách cái xe tôi không hơn một thước! Có lẽ đó là nỗi sợ hãi lớn nhất trong đời mà tôi đã gặp.

    Thóat nạn xe tăng, dòng người và xe lại nhích lên từng bước. Còn cách cổng Tổng kho Đà Nẵng chừng hai trăm thước, chợt nghe tiếng đại liên nổ đùng đùng như đụng trận; cả đòan dừng lại, dáo dát. Theo hướng tiếng súng, tôi nhận ra hai chiếc thiết vận xa M113 đang nổ súng phá cửa của hai nhà kho lớn nằm quay mặt ra đường. Cửa sập, mạnh ai nấy chạy vào hôi của, dân có, lính có. Tôi nghĩ phải là người địa phương, vì chỉ địa phương mới có đủ bình tĩnh mà làm thế chứ dân chạy lọan thì còn lòng dạ đâu nữa. Không biết là hàng hóa gì, chỉ thấy người ta ôm ra từng két giấy, người một thùng, người hai thùng. Tôi nghĩ giá như vào lúc đó họ có phép hóa ba đầu sáu tay, chắc sướng lắm. Không biết là món hàng gì nhưng thấy có mấy cặp đang hung hăng giành nhau. Cặp thì đánh lộn nhau, cặp thì rượt nhau, người không lấy được cầm súng rượt người lấy được, nổ lên trời lọan xạ. Vượt qua khỏi khu vực Tổng kho thì tốc độ di chuyển gia tăng lên được một chút, chừng non mười cây số/giờ. Có lúc dừng lại, nhác thấy ở mé đường bên phải có Nguyễn Công L., tốt nghiệp ở Mỹ, làm việc cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng. L. hỏi tôi, “ Sao? Cũng về à?” Tôi gật đầu và đưa tay cứa ngang cổ, ra dấu chấp nhận cái chết.

    Có những lúc xe chạy chậm quá, ngồi trên xe ngột ngạt, mấy cô em vợ và bà xã tôi xuống xe đi bộ, nghe thỏai mái hơn, bởi nhiều người cũng làm thế. Hai người lớn tuổi nhất trên xe là bà ngọai vợ và thầy tôi. Ông cụ bị huyết áp. Vì vậy, cứ một lúc, tôi phải xem chừng và hỏi thăm sức khỏe. Đến lúc thấy câu trả lời của ông cụ có vẻ yếu ớt và sắc mặt đỏ hồng, tôi biết là không xong và giận mình quên không chuẩn bị thuốc hạ huyết áp.

    Chỉ còn chừng năm chục thước nữa là qua khỏi cầu mới -- chiếc cầu song song với cầu Trịnh Minh Thế, do công binh Mỹ xây – thì xe tắt máy. Tưởng là hết xăng, té ra không phải, overheat! Khói tỏa ra ở đầu máy khét lẹt. Tôi hô mấy cô em vợ và hai người giúp việc xuống đẩy xe để cho tôi lái qua khỏi cầu. Ở chân cầu bên phải là bãi ủi của tàu LST, vô số lính TQLC chạy tới chạy lui, và không biết xăng ở đâu mà đổ lênh láng ra thấu ngòai đường! Thật là phép lạ, không có ai hút thuốc.

    Vừa quẹo phải đường Triệu Nữ Vương một đọan ngắn thì chiếc xe chịu chết. Một cây cột điện bị xe (?) ủi sập nằm chắn ngang đường, y như một cây cản bằng bê-tông. Lề đường sát ngay hàng rào nhà người ta, không nhúc nhích vào đâu được. Đang phân vân tính kế thì một đòan người và xe của TQLC ào ào đi tới. Thấy chiếc xe tôi cản đường, nhiều tiếng chửi thề vang lên. Có ông nào đó nóng nảy la lên,
    • “bắn mẹ nó đi, mà đi”
    . Tôi nói,
    • “Mấy anh bắn tôi thì có được ích chi. Chi bằng mỗi anh xúm vô một tay, nhấc bổng cái xe tôi qua khỏi cây cột điện, tôi tấp vào lề là mấy anh có đường đi ngay.”
    • Có tiếng hô “Phải đó, dô tụi bây!”
    Lập tức, chiếc Bronco của tôi được đưa qua khỏi cái cột điện như có phép Tề Thiên. Đang đứng chùi mồ hôi trán, tính kế làm sao về đến nhà nhà kịp thời để cứu ông cụ đây, thì chợt thấy cách chừng hai chục thước, có người đang loay hoay bên một chiếc Dodge 4 x 4 đang đậu trong sân. Tôi chạy vội đến làm quen:
    • - Anh ơi, anh sắp sửa đi đâu phải không?
      - Phải, tôi sắp đưa gia đình về lại nhà ở Thạch Thang. Chạy không được thì về nhà, tính sau, chứ đi thế này nguy hiểm lắm, vợ con đùm đề. Tôi vừa ghé vô đây để xin nước đổ xe thì cây cột điện bị xe M113 ủi sập, may quá.
      - Tôi cũng như anh, chạy không được phải về, nhưng giờ xe bị cháy máy. Thuận đường về, anh kéo giúp cho xe tôi đến trước Quân trấn được không ?
      - Được được, chuyện dễ mà, nhưng tôi không có dây kéo.
      - Để tôi đi kiếm.

    Nói thế chứ cũng không biết kiếm đâu. Vừa may, chợt thấy bên kia đường một cái dù, lọai dù thả tiếp liệu, đang nằm vắt nửa trên vĩa hè, nửa dưới lề đường. Chạy băng qua đường, rút con dao xếp ba lưỡi bén ngót trong túi ra, tôi cắt ngay một sợi dây đai mang về. Cũng may là tôi thủ sẵn con dao để phòng lúc cần dùng khi chạy lọan nên mới có cái để mà cắt lọai dây này, chứ có lấy răng mà cắn cũng không dễ chi đứt sợi dây dù, huống là lọai dây đai to bản Vừa chạy băng qua đường tôi vừa la:
    • - Có dây rồi!
      - Đâu ? đâu? A, được đó. Xe anh ở đâu?
      - Nằm chết kia kìa. Anh làm ơn de xe anh lui gần xe tôi thì mới cột dây được.


    Xe chạy đến gần Cổ Viện Chàm thì phải nép bên đường bởi ở phía đường Độc lập có bốn năm chiếc xe cắm cờ xanh đỏ của MTGPMN và cờ đỏ sao vàng, chất đầy thanh niên nam nữ, đang ào ào chạy tới, với tiếng loa oang oang. Lắng nghe, thì biết đây là thành phần “nhân dân khởi nghĩa”, họ đang kêu gọi dân chúng treo cờ “Mặt trận” để đón “bộ đội giải phóng” và yêu cầu “ngụy quân” buông súng, đem súng nạp cho “cách mạng”. Tòan cả chữ nghe lạ tai. Một người bên đường tỏ ra thông thạo,
    • “ Họ về tới Đò Xu rồi, mấy xe đó đi đón bộ đội giải phóng đó.”
    Khi quyết định trở về và chấp nhận mọi hậu quả của nó, tôi thấy lòng bình tĩnh lạ thường, nên khi thấy, nghe những điều như thế, tôi chẳng thấy xúc động chút nào, xem như việc phải thế. Hình như tâm lý đang ở trạng thái bão hòa; có lẽ khi cái động đã lên đến cùng cực thì biến thành cái tĩnh.

    Mười phút sau thì xe về đến nhà. Bấy giờ mới kịp nhìn kỷ ân nhân: một trung sĩ, trạc tuổi tôi. Tôi hỏi tên và hỏi nhà để sau này tới thăm cảm ơn, nhưng anh ta xua tay, “Giúp chút chút vậy thôi, có gì đâu mà anh cảm ơn.”, rồi cười, lên xe phóng đi mất. Ông cụ tôi gần như bất tỉnh, chỉ còn thở thoi thóp, hỏi không nói, gọi không trả lời. Trong cư xá, anh em nhân viên chạy không được cũng lục tục trở về trước cả tôi nữa.. Hai ba người chạy ra giúp tôi đưa ông cụ vào nhà. Vừa may bác sĩ Tôn Thất S., Y sĩ của Liên đòan 8 CB, vốn là bạn mà cũng là hàng xóm gần gũi, chạy không lọt cũng vừa về tới nơi. Ông cụ tôi đã được cấp cứu kịp thời. Tính ra, chúng tôi đã mất 11 tiếng đồng hồ để đi từ ngã tư Độc Lập/Thống Nhất qua đến Tiên Sa rồi trở về, một lộ trình chỉ dài chừng 20Km đi về, mà nghe thăm thẳm âu lo và kinh hòang.

    Thấy ông cụ nằm ngủ bình yên, và trong nhà, nam phụ lão ấu tuy mệt nhưng an tòan, tôi khoan khóai đốt một điếu thuốc ngồi thở khói, lòng thanh thản lạ thường, không cần biết cái gì sẽ đến với mình, với gia đình mình, có thể lát nữa đây hay ngày mai. Cửa mở, anh Thôi, người tài xế của sở, có nhà ở Thanh Khê, vào nhà, hốt hỏang nói với tôi,
    • “Họ vô tới Thanh Khê rồi, tui lấy xe đạp vô đây coi ông đã đi được chưa. Giờ ông tính sao ?”
    • Tôi cười, “Tính rồi mà không được nên mới ngồi đây chớ. Thôi, từ giờ trở đi hết ông rồi, đừng kêu ông nữa nghe. Anh mà còn kêu ông là anh hại tôi đó!”
    • Anh Thôi nhăn mặt, “Ông nói chi tội tui rứa!”
    Xin lỗi anh Thôi, cuốn-sách-đời của chúng ta dày hay mỏng, có khi hay hoặc có khi dở, tùy phận người, và dù muốn dù không, có lúc chúng ta cũng phải dở qua trang khác.




    3/2005
    Võ Hương An



              
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 26/03/17 17:50, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ!
    ________________________________
    Trương Quang Chung




    Sau 30.4.1975, người Việt tản mát trên khắp thế giới để tỵ nạn cộng sản. Trên Sách Vở, Báo Chí, Hồi Ký, Bút Ký, trên Ðài Truyền Thanh, Truyền Hình, trong các Ðại Nhạc Hội, những lúc Hội Họp các Ðoàn Thể chính trị hay các Tổ Chức khác, trong lúc ngồi nói chuyện quá khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến cái chết của những vị Tướng lãnh hay các Sĩ Quan cao cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cái chết đó phải được vinh danh một cách trang trọng xứng đáng, phải được ghi vào Lịch Sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn tiết của cha anh họ.

    Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của
    Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng
    cùng vợ con ngày 29.3.1975 tại Ðà Nẵng.





    ***

    Tám giờ sáng ngày 28.3.1975, Tiểu Ðoàn tôi được lệnh rút về tuyến “vàng” phòng thủ, giữ phía Tây Nam của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn I và bảo vệ Pháo Ðội 105 ly của Sư Ðoàn 3. Mở bản đồ thì biết đó là Trục Lộ 14C từ Quận Ðiện Bàn đi Ðại Lộc, Thượng Ðức thuộc Tỉnh Quảng Nam. Tiểu Ðoàn chịu trách nhiệm từ Tháp Bằng An đến Phong Thử (khoảng 2 km). Tiểu Ðoàn di chuyển đến địa điểm lúc 10 giờ sáng, đã thấy vài khẩu đại bác 105 ly đã có sẵn ở các ruộng khô cách Tỉnh Lộ 14C khoảng 50 mét.

    Sau khi liên lạc với vị Pháo Ðội Trưởng để bàn hoạch phương thức bảo vệ Pháo Ðội, tôi ra lệnh, giao nhiệm vụ, chỉ định vị trí cho từng Ðại Ðội. Bộ Chỉ Huy của Tiểu Ðoàn ở gần Pháo Ðội. Khoảng 12 giờ trưa hôm đó, vị Ðại Úy Pháo Ðội Trưởng báo cho tôi biết là họ được lệnh rút lui sau. Tôi không thắc mắc vì Pháo Binh luôn luôn ở sau để yểm trợ. Tuy nhiên, tôi ra lệnh cho Ðại Úy Quý, Trưởng Ban 3 của tôi gọi về Tiểu Khu hỏi xem chúng tôi có theo họ để bảo vệ súng không?

    Hai giờ 30 chiều hôm đó Sĩ Quan Ban 3 của tôi báo cho tôi biết là Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã thông báo là dời về Non Nước. Lúc này, tôi có phần bi quan vì theo dõi tin tức qua máy trên các tầng số của các Ðơn Vị ở Vùng I mà chúng tôi có trong đặc lệnh truyền tin.

    Bốn giờ chiều, tôi hoàn toàn không liên lạc được với Liên Ðoàn 911 do Trung Tá Lê Văn Thành Chỉ Huy mà Tiểu Ðoàn tôi trực thuộc. Tiểu khu cũng biệt vô âm tín. Tôi gọi về Trung Tâm Hành Quân của Quân Ðoàn I cũng như của Sư Ðoàn 3, họ quá bận rộn với nhiều Ðơn Vị nên khó chen vào được.

    Tôi mời các Ðại Ðội Trưởng và Sĩ Quan Tham Mưu đến cho biết tình hình và bàn kế hoạch. Bây giờ tôi không còn ai Chỉ Huy nữa nên tôi quyết định rút Tiểu Ðoàn về Hội An để vào Tiểu Khu xem sự việc đồng thời đó là con đường tương đối an toàn và gần nhất để ra Ðà Nẵng.

    Ðơn Vị ra Quốc Lộ 1 thì dân, lính họ chạy về Ðà Nẵng quá sức tưởng tượng. Họ đang chạy giặc. Tình hình quá bi đát, một thoáng suy nghĩ trong đầu, tôi ra lệnh tất cả dừng lại ở trong Làng cách Quốc Lộ 100 mét, chờ lệnh tôi vì tôi sợ Lính ra đây thấy cảnh đó thì bỏ Ðơn Vị về lo cho gia đình.

    Tôi tiến sát Quốc Lộ 1 để xem tình hình thì gặp Trung Tá Nguyễn Tối Lạc, Quận Trưởng Ðức Dục. Ông ta cho biết tất cả các Chi Khu của Quảng Nam đều bỏ cả rồi, Tiểu Khu thì về Ðà Nẵng không liên lạc được. Ông ta còn cho biết thêm là Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 vừa cho lệnh ông là trực thuộc Ðại Tá Vũ Ngọc Hướng, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 2 thuộc Sư Ðoàn 3.

    Ðại Tá Hướng chỉ huy luôn các Tiểu Ðoàn của Tiểu Khu Quảng Nam nữa. Trung Tá Lạc chỉ còn một người mang máy truyền tin, một người Lính bảo vệ thôi. Tôi đang đứng với Trung Tá Lạc thì một chiếc chiến xa M-48 từ trong đi ra thấy có Ðại Tá Hướng ngồi trên pháo tháp. Ông ta thấy tôi liền cho xe dừng lại. Tôi là thuộc quyền của ông lúc ông ta còn là Tiểu Khu Phó Quảng Nam và hỏi tôi:

    • - Tiểu Ðoàn của mày đâu mà mày đứng đây?

    Tôi trả lời:

    • - Tiểu Ðoàn tôi còn nằm trong Làng này, Ðại Tá.

    Tay tôi chỉ vào trong Làng gần đó.

    • - Có còn đủ không?
      - Còn nguyên, chưa đụng trận nào lớn cả, mà chỉ gặp du kích thôi. Bảo đảm Ðại Tá, chắc Ðại Tá biết Tiểu Ðoàn này rồi mà.
      - Tao hiểu, mày đã nhận lệnh của Thiếu Tướng Hinh chưa?
      - Tôi chưa nhận lệnh trực tiếp của Thiếu Tướng nhưng đã nghe Trung Tá Lạc nói rồi.
      - Tốt, bây giờ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu không còn ai nữa, mày trực thuộc Trung Ðoàn tao, mày có tầng số của tao chưa?
      - Có đầy đủ ở đặc lệnh truyền tin rồi Ðại Tá. Bây giờ Ðại Tá cho lệnh thế nào?
      - Theo lệnh Thiếu Tướng, mày cho Tiểu Ðoàn về Hội An phòng thủ với Trung Ðoàn. Ðến nơi, mày vào gặp tao tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để nhận lệnh chi tiết.

    Tôi từ giã Ðại Tá Hướng trở lui Tiểu Ðoàn trình bày cuộc nói chuyện và lệnh của Ðại Tá Hướng cũng như Trung Tá Lạc cho các Sĩ Quan nghe. Sau một hồi thảo luận, cuối cùng tôi nói:

    • Bây giờ chúng ta về Hội An như ý định của chúng ta đã nói. Trên vấn đề quân sự, chúng ta đặt dưới quyền của Ðại Tá Hướng,nếu hữu sự, chúng ta có Lực lượng quân sự cùng chiến đấu. Về đó tùy tình hình ta xử trí sau.
      Tại Hội An chúng ta có các điểm lợi sau:
      • - Về địa thế chúng ta đã rõ như trong vòng bàn tay.
        - Có kho vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men của Trung Tâm Tiếp Vận Quảng Nam của Tiểu Khu, chúng ta xử dụng nếu chiến đấu nhiều ngày.
        - Nếu, có Lính chết hay Bị Thương thì có Bệnh Viện Hội An có phương tiện cấp cứu, có Bác sĩ Trung Ðoàn 2 và Y tá.
        - Liên Tỉnh lộ 13C từ Ðà Nẵng đi Hội An tương đối an toàn để chúng ta về Ðà Nẵng.

    Tôi đã trình bày những điểm lợi hại cho các Sĩ Quan rõ,tôi nói tiếp:

    • - Nếu phải bỏ Ðà Nẵng như ở Huế và Vùng II thì tôi sẽ vào trình diện Quân Ðoàn để được giúp đỡ vì Tiểu Ðoàn mình còn nguyên chưa bị tổn thất thì thế nào Quân Ðoàn cũng lo cho mình vào Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu. Nếu tận cùng mình dùng quân số đông để áp đảo Hải Quân, yêu cầu được chở vào Nam chiến đấu.

    Bây giờ đã 6 giờ chiều, mặc dù còn ánh nắng mặt trời, dân chúng cũng như Binh Sĩ chạy về Ðà Nẵng quá nhiều nên di chuyển Ðơn Vị lớn như thế rất khó khăn, dễ bị thất lạc. Tôi ra lệnh cho các Ðại Ðội Trưởng, Trung Ðội Trưởng phải bám sát Binh Sĩ của mình đừng cho thất lạc. Nếu thất lạc, họ phải đến điểm tập trung là Ty Công Chánh Hội An. Ðó là điểm tập trung của Tiểu Ðoàn, đừng vào Tiểu Khu. Tôi căn dặn thật kỹ các Ðại Ðội phải ban hành lệnh đếm từng người Lính để họ nắm rõ điểm tập họp.

    Sáu giờ 30, Tiểu Ðoàn bắt đầu hướng về Hội An. Lính Sư Ðoàn 2 Bộ Binh Tiểu Khu Quảng Ngãi, Quảng Tín kéo về như kiến cỏ. Họ không còn người Chỉ Huy nên hoàn toàn vô trật tự, vô kỷ luật, chỉ cần một hành động vô ý thức làm chạm tự ái, họ có thể bắn mình một cách dễ dàng.

    Tôi đến được Hội An lúc 11 giờ đêm. Tại điểm tập trung, hai Ðại Ðội đầu đã có mặt. Tôi ra lệnh phòng thủ và đợi Tiểu Ðoàn đến cho đầy đủ. Tôi vào Tiểu Khu để gặp Ðại Tá Hướng nhận lệnh.

    Mười hai giờ, Tiểu Ðoàn đã đến đầy đủ. Ðại Úy Quý Ban 3 Tiểu Ðoàn, cho tôi biết quân số lúc đó là 470 người. Các Sĩ Quan có đủ, có 20 thường dân là thân nhân của các Quân Nhân của Tiểu Ðoàn theo họ (họ hy vọng nếu có vào Sài Gòn thì họ cùng Tiểu Ðoàn vào Nam được dễ dàng hơn) vì lúc ở Ðiện Bàn, các gia đình này ở đó nên họ biết có Tiểu Ðoàn về nên đem theo luôn.

    Có 50 Quân Nhân các Ðơn Vị khác thuộc Tiểu Khu Quảng Nam đã thất lạc Ðơn Vị nay muốn theo chúng tôi. Tôi nói với 50 Quân Nhân này, tôi chấp thuận cho họ ở với Tiểu Ðoàn với điều kiện phải tuyệt đối tuân hành lệnh của các Sĩ Quan Tiểu Ðoàn, nếu bất tuân, tôi ra lệnh bắn bỏ, nhất là lúc đụng trận. Tôi sẽ cho họ về Ðơn Vị gốc khi tôi gặp Ðơn Vị đó. Tất cả họ đồng ý và tôi phân chia cho các Ðại Ðội tác chiến ngay.

    Riêng 20 thường dân (trong số này, tôi đã biết họ vì trước đây tôi có đến nhà họ lúc thuận tiện), Tôi ra lệnh cho Trung Sĩ I Thoảng chịu trách nhiệm vì Trung Sĩ I Thoảng là Hạ Sĩ Quan Ban 5 của Tiểu Ðoàn (Trung Úy Trưởng Ban 5 vắng) đồng thời tôi giới thiệu Trung Sĩ I Thoảng cho họ biết và nói:

    • ‘’Bà con là thân nhân của Quân Nhân các cấp trong Tiểu Ðoàn tôi, tôi có nhiệm vụ bảo vệ bà con như bảo vệ Lính tôi vậy. Nếu đụng trận bà con nghe lệnh của Trung Sĩ I Thoảng để được an toàn, đừng chạy lộn xộn mà chết, Tiểu Ðoàn đến đâu, tôi đem bà con theo đó’’.
    Họ hiểu ý tôi nên rất hoan hỉ.

    Thành Phố Hội An bây giờ trống vắng, 99% đều bỏ ra Ðà Nẵng lánh nạn. Tiểu Ðoàn rời Ty Công Chánh Quảng Nam để đến vị trí phòng thủ theo lệnh Ðại Tá Hướng. Ðó là hướng Bắc Hội An trên đường ra Ðà Nẵng. Trước khi đi, tôi còn để lại một Tiểu Ðội, một máy truyền tin do một Trung Sĩ của Ban 2 Chỉ Huy để đón nhận những người đến muộn.

    Tại vị trí phòng thủ mới, tôi quá mỏi mệt, tinh thần căng thẳng. Tôi đang ngồi suy nghĩ thì Hạ Sĩ I Minh bưng đến một tô cháo và một ly cà phê sữa đang nóng và nói:

    • - Mấy ngày nay Thiếu Tá ít ăn, ít ngủ, chỉ uống nước không, lo suy nghĩ nhiều, em thấy Thiếu Tá ốm đó nghe. Thiếu Tá ăn tô cháo hầm bồ câu và uống ly cà phê để có sức đánh giặc chứ.
    Tôi đang lo lắng, định bảo dẹp đi, nhưng thấy thuộc cấp của mình thương mình, lo cho mình như thế nên không đành và nói:
    • - Mấy ông kia ăn chưa? Bồ câu đâu mày có?
      - Thưa Thiếu Tá, lúc nãy ở Ty Công Chánh có chuồng bồ câu có lẽ của ông Trưởng Ty đã bỏ đi rồi, nên em bắt 4 con, em biết Ðại Bàng sẽ rầy, nhưng giờ này có khỏe mới giết được việt cộng chứ Ðại Bàng.
      - Thôi được, để đó, đừng mắc võng nữa nghe.

    Từ sáng đến giờ, tôi chỉ uống nước không ăn gì ngoài một tô mì gói có đập vào hai hột gà cũng do Hạ Sĩ I Minh làm mà thôi. Cảm thấy đói, hớp mấy miếng cà phê, ăn được gần nửa tô cháo thì nghe tiếng trực thăng, tôi nhìn ra thì thấy từ hướng Quân Ðoàn I có hai chiếc máy bay bay vào khá cao. Tôi bảo Trung Úy Bình, Sĩ Quan Truyền Tin mở máy qua tần số Quân Ðoàn liên lạc xem sao. Không liên lạc được mặc dù Bình đã có tất cả đặc lệnh truyền tin trong tay, đã liên lạc nhiều tần số và nhiều giới chức có thể đi bằng máy bay nhưng vô hiệu. Tôi biết chắc đó là máy bay Quân Ðoàn, nhưng không biết giới chức nào mà thôi. Lúc này, tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi ra lệnh Ðại Úy Quý, Trưởng Ban 3 gọi các Ðại Ðội Trưởng về họp đồng thời thu hết Tiểu Ðội ở Ty Công Chánh trở về Tiểu Ðoàn. Tôi còn ra lệnh Ðại Úy Hà Thúc Thuyên đi với một máy, vài Lính bảo vệ đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu xem Ðại Tá Hướng thế nào mà không liên lạc được.

    Bây giờ là 2 giờ sáng ngày 29.3.1975. Ðại Úy Thuyên báo Trung Ðoàn 2 đã âm thầm ra hướng biển để về Ðà Nẵng. Tiểu Ðội ở Ty Công Chánh đã đến Tiểu Ðoàn mang theo 9 người Lính đến muộn. Tôi cho về lại Ðại Ðội của họ cả. Như thế giờ này Tiểu Ðoàn có 479 Quân Nhân tham chiến chưa kể 50 Quân Nhân các Ðơn Vị khác đi theo. Sau một hồi bàn thảo của Sĩ Quan Tham Mưu và các Ðại Ðội Trưởng, tất cả quyết định rút về Ðà Nẵng, vào trình diện Quân Ðoàn. Tôi hoàn toàn đồng ý và trình bày:

    • - Bây giờ còn sớm, chưa tới 3 giờ, chúng ta đến Chùa Non Nước sẽ gặp Ðơn Vị phòng thủ Quân Ðoàn ở đó trời chưa sáng, họ không nhận diện được ta có thể ngộ nhận và bắn lầm. Tôi quyết định 4 giờ sáng chúng ta xuất phát theo đội hình Ðại Ðội 1 đi dẫn đầu, Ðại Ðội 3 bên trái, Ðại Ðội 4 bên phải, Ðại Úy Thuyên Tiểu Ðoàn Phó đi với Ðại Ðội này vì có Trung Ðoàn 2 đi ra biển, nếu gặp tiện việc liên lạc hàng ngang tránh ngộ nhận. Ðại Ðội 2 đi sau, Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn đi giữa, gia đình đi sau Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn. Trên đường đi nếu chạm địch, chúng ta phải yểm trợ nhau đưa nhau về Ðà Nẵng. Tất cả, nếu không ai có ý kiến gì khác thì về Ðơn Vị chuẩn bị lên đường khi có lệnh.

    Ðúng 4 giờ sáng ngày 29.3.1975, Tiểu Ðoàn bắt đầu di chuyển thứ tự theo lệnh như đã phân nhiệm. Trên đường đi, chúng tôi không gặp một sự kháng cự nào, chỉ gặp vài du kích bắn lẻ tẻ,vô sự, các Ðại Ðội phản ứng nhưng vẫn tiến quân.

    Gần 9 giờ sáng, Ðại Ðội đầu do Trung Úy Thành Chỉ Huy báo cáo đã đến Non Nước, gặp Ðơn Vị bạn, đã nhận diện và nói chuyện với nhau. Trung Úy Thành nói chuyện đã gặp một Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang ngồi trên chiến xa nói là họ được lệnh không cho một Quân Nhân nào vào Ðà Nẵng mà mang súng, muốn vào phải bỏ súng ở đây. Tôi nghe cũng ngạc nhiên. Lính mà không cho mang súng thì đánh giặc bằng gì, ôm mà cắn hả? Lệnh gì kỳ cục vậy.

    Tôi nói cho Trung Úy Thành ra lệnh cho Binh Sĩ đứng tại chỗ, cấm phản ứng để tôi lên tiếp xúc. Tôi ra lệnh cho Ðại Úy Quý là các Ðại Ðội thu hẹp gần Tiểu Ðoàn, bố trí tại chỗ chờ lệnh và nói Ðại Úy Thuyên đến gặp tôi. Trên con đường đến gặp Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi suy nghĩ: Tình hình an ninh Ðà Nẵng rất xấu, đã có việt cộng cải trang thành lính xâm nhập rồi, nên mới có lệnh đó.

    Tôi gặp vị Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến và trình bày sự việc để xin được vào Ðà Nẵng. Ông ta dứt khoát và bảo đó là lệnh, tôi không thể sai được. Tôi cũng biết lệnh của Quân Ðội, tôi nói tình lý cho Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến và gần như năng nỉ. Ông ta mềm lòng và nói để hỏi lại cấp trên.

    Tôi tìm hiểu Thiếu Tá Ðịnh là cấp trên của ông ta vì Thiếu Tá Ðịnh học chung một Khóa Bộ Binh cao cấp với tôi năm 1973 ngủ chung một phòng, cùng người Huế, nên chúng tôi cũng thân nhau. Tôi cũng nói cho ông ta biết là tôi cũng là bạn thân với Thiếu Tá Ðịnh, Tiểu Ðoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến, vị Ðại Úy này xác nhận là Thiếu Tá Ðịnh là Tiểu Ðoàn Trưởng của ông ta. Ông ta nói chuyện với Thiếu Tá Ðịnh sau đó trao máy cho tôi để nói chuyện. Thiếu Tá Ðịnh cho tôi biết Quân Ðoàn đã đi hết, đã bỏ ngõ, Thủy Quân Lục Chiến cũng đang tự tìm cách về Sài Gòn chưa biết tính sao đây. Thế là hết! Tôi trả máy cho Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến.

    Tôi ra lệnh Ðại Úy Quý gọi tất cả Sĩ Quan đến gặp tôi. Bây giờ là 9 giờ 30 sáng ngày 29.3.1975 tại Chùa Non Nước, Ðà Nẵng. Vị Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến cũng báo cho tôi biết là tôi được tự do vào Ðà Nẵng. Tôi chỉ nói cám ơn. Chiến xa nổ máy quay đầu chạy lui về Ðà Nẵng có tùng thiết Thủy Quân Lục Chiến theo. Thiếu Tá Ðịnh Thủy Quân Lục Chiến cũng cho tôi biết không còn phương tiện vào Sài Gòn nữa, chính Ðơn Vị ông ta cũng phải tự lo liệu lấy. Không ai Chỉ Huy nữa. Hải Quân ở Tiên Sa cũng nhổ neo hết rồi.

    Tất cả Sĩ Quan có mặt. Tôi trình bày tình hình Quân Ðoàn, Hải Quân do Thiếu Tá Ðịnh cho biết chính ông ta cũng không biết xử trí thế nào. Tôi nói:

    • - Tôi đã cùng Quân Nhân các cấp trong Tiểu Ðoàn chiến đấu bên nhau bấy lâu nay, nhất là sau Tết cho đến bây giờ, tình hình chiến sự sôi động, gian lao khổ cực cùng anh em. Tôi đã đoán được tình hình, cố gắng đưa Tiểu Ðoàn về đây để được cùng nhau vào Sài Gòn tiếp tục chiến đấu, nhưng bây giờ sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, tôi rất đau khổ về sự việc này.

    Tôi cũng kể về sự tiếp xúc của tôi và Thiếu Tá Ðịnh Thủy Quân Lục Chiến, sự suy luận của tôi, sự hiểu biết về tình hình của tôi cho tất cả nghe và nói tiếp:

    • - Không nên tập trung cả Ðại Ðội, sợ bị tấn công bất thường, chỉ từng Trung Ðội giải thích cho họ hiểu, thông cảm tìm cách vào Sài Gòn hoặc về gia đình tùy ý. Quyền Chỉ Huy bây giờ tùy nghi các anh lo liệu. Nếu ai về nhà thì vũ khí nên phá hủy đừng để lọt vào tay việt cộng. Các bạn tự do thi hành theo ý mình, điều cần nhất là phải an ủi, giải thích cho Lính hiểu tâm trạng của chúng ta bây giờ.

    Có nhiều người lưỡng lự chưa muốn đi. Lúc này tôi như cái xác không hồn, ngồi xuống đất, dựa vào cổng trụ cửa ngõ của một nhà bên đường xem phản ứng của Quân Nhân các cấp của Tiểu Ðoàn như thế nào. Các Sĩ Quan đã đến chia xẻ sự đau khổ của tôi, mỗi người một ý.

    Mười giờ 30 sáng ngày 29.3.1975. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung Ðội Tình Báo của Ban 2 vẫn đứng quanh tôi để bảo vệ như những lúc hành quân. Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng đến đứng trước mặt tôi nghiêm đưa tay chào một cách trịnh trọng rồi nói:

    • - Chắc em không vào Sài Gòn đâu Thiếu Tá. Cả Quân Ðoàn không một trận đánh nào mà đã bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Thiếu Tá nhiều may mắn, cố gắng vào cho được Sài Gòn.

    Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã,tôi nói:

    • - Tao bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa Ðơn Vị về tới đây để cùng vào Nam song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ ngoài tầm tay tao rồi.

    Vợ Trung Sĩ I Thoảng và 2 con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu Ðoàn từ hôm qua. Chị ta bước tới trước mặt tôi và nói:

    • - Em chúc Thiếu Tá lên đường bình an vào cho được Sài Gòn nghe Thiếu Tá, chứ việt cộng đến cỡ Thiếu Tá nó giết chứ không tha đâu.

    Tôi đứng dậy xoa đầu hai đứa nhỏ đang đứng bên mẹ, có lẽ phản ứng lịch sự đối với đàn bà chứ tôi đã có đến nhà chị ta mấy lần rồi, nên cũng thường thôi. Tôi nói:

    • - Tôi cũng không biết có đi được không, đến đâu hay đó, Thoảng thì chắc nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ mà là chiến tranh chính trị ăn thua gì. Cố gắng lo cho hai đứa nhỏ.
      - Cám ơn Thiếu Tá, chúc Thiếu Tá thượng lộ bình an.

    Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa. Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:

    • -Thôi mày về đi, tùy tình hình địa phương mà sống chắc không can gì đâu.

    Anh ta đến chào Ðại Úy Hà Thúc Thuyên Tiểu Ðoàn Phó, Ðại Úy Lê Ngọc Nhựt Trưởng Ban 2 Tiểu Ðoàn và Ðại Úy Huỳnh Văn Quý Ban 3 Tiểu Ðoàn rồi từ giã ra đi. Ðến lúc này chỉ còn những Sĩ Quan đó và khoảng 20 Lính của Trung Ðội Tình Báo mà thôi. Còn tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Ðại Úy Thuyên đến nói:

    • - Thôi mình cứ về Ðà Nẵng rồi hãy tính.

    Tôi đang chán nản chưa có quyết định nào dứt khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng ngồi xuống trong thế sẵn sàng tác chiến. Tôi nói:

    • - Minh, mày ra xem cái gì đó?

    Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút chạy lui, trả lời:

    • - Thiếu Tá ơi! Ông Trung Sĩ I Thoảng tự tử bằng lựu đạn với vợ con ông ta rồi.

    Tôi quá bàng hoàng và xúc động, tự nhiên tôi bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự rên la đau đớn, sự nhắn gởi trối trăn của thuộc cấp sắp chết mặc dầu tôi rất xúc động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ nhưng tôi tự kềm chế không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố gắng kềm chế không để cho thuộc cấp biết sự mềm yếu về tình cảnh của tôi. Thế mà hôm nay không hiểu sao tôi lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần khóc cuối cùng trong 13 năm quân ngũ của tôi đối với thuộc cấp. Tôi hỏi:

    • - Nó chết ở đâu.
      - Ông chết ở nhà kia.

    Theo tay chỉ của Minh thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người Lính bảo vệ tôi cũng đi theo. Căn nhà tôn nhỏ xây vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền còn để lại trong một góc của căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường. Tôi không nói gì, quan sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh hùng rồi ra đi. Các Binh Sĩ theo tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường.

    Bây giờ là 11 giờ ngày 29.3.1975. Một Trung Sĩ I cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc cấp mà trước đây tôi đã từng có lúc gọi bằng “thằng”, một phần vì anh ta nhỏ tuổi hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân mật, có những lỗi lầm mà tôi đã rầy la đôi khi còn nặng lời nữa, thế mà hôm nay tôi phải gọi là Ông,

    Ông Thoảng
    với lòng tôn kính


    vì đây là một Vị Anh Hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can đảm, sự thể hiện bất khuất không thể sống chung với cộng sản. Hôm nay tôi viết để vinh danh một Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho con cháu sau này biết đến. Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Ðà Nẵng.





    Trương Quang Chung (Hoài Việt)


Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 26/03/17 17:50, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Mất Đà Nẵng!
    ________________________
    Tống Viết Minh








    Tình hình quân sự ngày càng có nhiều biến chuyển sau tết Ất Mão (1975).
    • Trong khi Đà Nẵng cũng như mặt trận vùng hỏa tuyến vẫn không có triệu chứng gì xấu đi cả,
    • tin thất thủ Ban Mê Thuột cùng với việc triệt thoái các lực lượng quân sự theo Tỉnh Lộ 7B nối liền các tỉnh cao nguyên trung phần Việt Nam: Pleiku, Kontum với Phú Yên đã đem đến cho người dân bao nhiêu bàng hoàng sửng sốt.


    Cuộc triệt thoái không được phối hợp chặt chẽ và điều nghiên kỹ càng của cả một quân đoàn đi qua một tỉnh lộ bỏ hoang từ nhiều năm được báo chí, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước tường thuật như là một sự thất bại nặng nề. Không những bao nhiêu lực lượng quân sự, mà còn cả đoàn dân chúng chạy nạn kéo theo sau đoàn quân đã làm cho cuộc triệt thoái rơi vào một tình trạng hỗn loạn gần như không người chỉ huy.

    Thay vì chỉ kết thúc an toàn trong vài ngày nhờ vào yếu tố bất ngờ, cuộc triệt thoái đã phải đương đầu với bao khó khăn chồng chất trên một con đường hai trăm năm mươi cây số xuyên qua núi rừng hiểm trở, trái với dự liệu đã kéo dài trong nhiều ngày. Binh sĩ ngày càng quá mệt mỏi, mất hết tinh thần chiến đấu. Thêm vào đó, sự bất mãn và sợ hãi đã tạo nên rối loạn ngay trong hàng ngũ của chính mình, làm cho đoàn di tản trở thành miếng mồi ngon cho đối phương trong các cuộc tập kích. Cộng quân đã phối hợp lực lượng kịp thời để nắm lấy thời cơ thuận tiện gây tử vong nặng nề cho lực lượng triệt thoái, đến nỗi nhiều đơn vị khi đến được Phú Yên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bổ sung quân số trước khi có thể hoạt động trở lại.

    Minh vẫn ngày hai buổi lái xe đến làm việc tại Trung tâm Huấn luyện Hòa Cầm. Tình hình quân sự ở vùng địa đầu giới tuyến không thấy có gì thay đổi theo sự hiểu biết của Minh. Tuy vậy trên đường lái xe đi làm hoặc về, Minh nhận thấy chuyển biến mỗi ngày mỗi khác.

    Từ hạ tuần tháng ba trở đi, xe cộ ngày càng tấp nập và lượng lưu thông ngày càng tăng. Hình như dân chúng ở các tỉnh lân cận đã nhận thấy có một cái gì bất ổn; quá lo lắng, sợ hãi, họ đã tìm về Đà Nẵng, nơi mà họ nghĩ sẽ được an toàn hơn. Mỗi ngày Minh càng mỗi thấy tăng không những về số lượng hành khách, xe cộ mà còn cả vận tốc nữa. Ai ai cũng như hối hả, sợ sệt chờ đợi một biến chuyển không lường trước được sẽ xảy đến.

    Dầu cố gắng giữ bình tĩnh cách mấy, Minh cũng không sao ngồi yên với những gì chứng kiến hằng ngày. Để an toàn cho gia đình, khỏi phải vướng mắc trong công việc, Minh quyết định sẽ lo vé máy bay cho Hường và các con di chuyển về Sàigòn trong khi Minh tiếp tục ở lại chiến đấu. Phương tiện di chuyển duy nhất nối liền Đà Nẵng – Sàigòn vẫn là đường hàng không. Phòng bán vé hàng không Việt Nam tại Đà Nẵng chen chân không lọt. Ai ai cũng hốt hoảng tìm cách rời xa thành phố đang có nhiều biến động.

    Sau một ngày dài mệt mỏi chầu chực với ước vọng kiếm được cho Hường và các con mấy cái vé máy bay về Sài gòn trôi qua không một kết quả, chiều của ngày thứ hai, khi Minh cùng mọi người đang chen chúc trước các quày vé. Hàng không Việt Nam thông báo cho biết thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra lệnh ngưng bán các chuyến bay ra khỏi Đà Nẵng, thay vào đó Hàng không Việt Nam sẽ được chính phủ trưng dụng vào một chiến dịch di tản dân chúng ra khỏi Đà Nẵng trong thời hạn ba mươi ngày.

    Chính quyền không đề cập gì đến một chiến dịch di tản cụ thể, trong khi người dân từ các tỉnh kế cận vẫn tuôn về ngày càng đông, tạo nên một tình trạng bất ổn làm cho người dân càng hoang mang hơn. Thông cáo di tản dân chúng đã không đem lại một chút nào tin tưởng, an tâm trái lại còn làm cho mọi người nghĩ đến cảnh rồi đây Đà Nẵng cũng sẽ bị bỏ rơi như các thành phố khác, thông cáo chỉ là kế hoãn binh để chính quyền dùng phương tiện hàng không Việt Nam di chuyển thân nhân và người nhà ra khỏi Đà Nẵng.

    Rời phòng bán vé cùng Hường trở về nhà, Minh đang phân vân không biết phải tính toán như thế nào thì một chiếc xe Jeep cảnh sát vội vã trờ tới đậu trước nhà. Một vài giây thắc mắc và nhận định trôi qua, Minh đã nhanh chóng nhận ra người chị họ cùng chồng trên xe. Anh phụ trách một chi khu cảnh sát ở Huế. Minh bàng hoàng với những gì mắt mình chứng kiến: Mười tám người lần lượt từ xe bước xuống! Làm sao ngần ấy người, trẻ con và người lớn, từ ba bốn gia đình khác nhau có thể chen chúc trong chỉ một chiếc xe như vậy! Trên khuôn mặt của mỗi người hiện rõ nét hốt hoảng, sợ hãi và mệt mỏi.

    Họ cho biết Huế đã mất và đã may mắn nhanh chân thoát được. Dừng chân nghỉ ngơi trong chốc lát, kiếm một chút gì lót bụng, tất cả lại cùng nhau lục đục lên đường. Họ lại ra đi, không biết sẽ đi về đâu, có lẽ đi về con đường mà định mệnh đã an bài cho họ. Bực tức và buồn chán đến cùng cực, Minh cũng không buồn hỏi!

    Mệt mỏi sau bao ngày chầu chực không hiệu quả, bị cuốn hút vào trong cơn lốc lo âu, sợ hãi trước tình trạng không những dân chúng mà ngay cả các quân nhân từ các tỉnh kế cận xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố. Tình hình xoay chiều quá nhanh, bao nhiêu biến chuyển dồn dập xảy đến, tâm trí Minh rối loạn không còn biết phải xử trí như thế nào!

    Nếu một mình, chỉ việc nhảy vào phi trường, thế nào Minh cũng có cơ hội rời khỏi Đà Nẵng, nhưng với cả một gia đình sáu người thì quả là hết sức khó khăn, nhất là các con của Minh hẳn còn quá nhỏ dại, tuy Anh Tuấn bảy, Bích Huyền sáu, nhưng Mộng Điệp chỉ ba và Anh Bình vừa mới lên hai!

    Những người lính chiến đổ xô về từ các tỉnh thất thủ, y phục xốc xếch, tinh thần sa sút, uất ức, mặt mũi hốc hác, bàng hoàng, họ không biết phải làm gì trước tình thế, lại nữa không người chỉ huy, đi lê thê lếch thếch trên đường phố trông thật não lòng.

    Đài phát thanh tiếng nói Hoa kỳ và BBC tiếp tục đưa những tin tức ngày càng xấu làm nản lòng mọi người:
    • Sau Ban Mê Thuột đến Quảng Trị rồi đến Huế, Quảng Ngãi, Chu Lai, Quảng Tín lần lượt rơi vào tay cộng quân.


    Từ ngày ra Đà Nẵng đến nay, gia đình Minh vẫn sống với người cậu vợ, vốn là một Linh mục cai quản một họ đạo công giáo trong thành phố từ nhiều năm qua, gia đình Minh rất quí mến ông, tuy vậy cuối cùng Minh quyết định cùng gia đình ra đi sau khi những cố gắng thuyết phục ông rời Đà Nẵng bị thất bại. Ông cương quyết không bỏ rơi giáo dân, đi tìm tự do và an thân cho chính mình, mặc dầu ngoài việc coi sóc một giáo xứ, ông còn là tuyên úy trung đoàn 56, sư đoàn 3 bộ binh, một đối tượng có tầm cỡ của đối phương.

    Trưa ngày thứ sáu 28 tháng 3, nhờ ông chở cả gia đình xuống Thanh-Đức (Thanh Bồ - Đức Lợi) một họ đạo nằm trên bờ tây sông Hàn, từ đó Minh thuê một chiếc thuyền máy đưa gia đình ra khơi với hy vọng tìm phương tiện thoát thân bằng đường biển. Khi thuyền rời bến, Minh nhìn thấy binh sĩ mang sắc phục nhiều binh chủng khác nhau với súng ống đầy đủ ngồi trên các ghềnh đá dọc bờ sông. Sau nầy nhiều người cho biết họ là những cán binh Việt Cộng đội lốt quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa để thực hiện những công tác đặc biệt giao phó.

    Trên đường tiến đến gần cửa biển, thuyền gặp hai ba chiếc xà lan thật lớn đang thả neo trên sông. Xà lan nào cũng chứa đầy người. Xa hơn về phía cửa biển, một đoàn ba, bốn chiếc tàu hải quân đang đậu ở đó. Người lái thuyền đưa cả gia đình Minh đến một chiếc đầu tàu dùng để kéo xà lan đang đậu, có lẽ vì boong tàu không cao dễ dàng hơn trong việc chuyển người. Trên tàu dày đặc những người và người: đàn ông, đàn bà, trẻ em và có cả quân nhân.

    Sau khi trả tiền thù lao cho người chủ thuyền, Minh nhảy vội lên tàu. Mặc dầu tàu chật như nêm, nhờ sự tiếp tay của một vài người tốt bụng, Minh đã nhận được qua tay người chủ thuyền và đem được lên tàu lần lượt từ Anh Tuấn, Bích Huyền đến Mộng Điệp. Khi người chủ thuyền trao Anh Bình, Minh chưa kịp ẵm thì đột nhiên chiếc đầu tàu kéo nổ máy. Sức quay của chân vịt tạo thành những lớp sóng thật lớn. Chiếc thuyền bị chao đảo và chồng chành thật mạnh vì nằm ngay vị trí chân vịt. Người chủ thuyền, rất bình tĩnh, một tay giữ chặt Anh Bình, tay kia đẩy mạnh chiếc thuyền ra xa và đã cứu được chiếc thuyền khỏi bị nạn, Anh Bình khỏi bị rơi tỏm xuống nước. Hường vẫn còn ở trên thuyền, hoảng hốt chứng kiến những gì đang xảy ra, mà cũng chẳng có một phản ứng gì được để cứu vãn tình thế!

    Thật là một phen hú vía! Thấy tình hình trên đầu tàu kéo quá xô bồ, không một chút an toàn. Hơn thế nữa, Minh lại không chuẩn bị bất cứ một thức ăn hay uống gì cả. Sự hiện diện của các tàu hải quân ở cửa biển làm Minh nảy sinh một ý định khác: trở lại thông báo cho người cậu vợ linh mục, cho giáo dân và những người quen biết để cùng tìm cách rời khỏi Đà Nẵng bằng các tàu hải quân Việt Nam đang thả neo ở cửa biển. Thế là chàng cùng Hường và các con trở lại bờ.

    Người cậu vợ rất ngạc nhiên thấy gia đình Minh về lại. Càng ngạc nhiên hơn khi ông được biết tất cả giáo dân đã bỏ ông chỉ còn lại vỏn vẹn có hai gia đình mà thôi!

    Hôm ấy là ngày thứ sáu tuần thánh. Sau khi cố gắng hoàn tất nghi thức ngày lễ một cách vắn tắt, hoàng hôn bắt đầu buông xuống, gia đình Minh lần này chuẩn bị đầy đủ hơn, cùng người cậu và hai gia đình còn lại lên xe, một của Minh, một của người cậu trở lại Thanh Đức, với dự định sẽ cùng nhau thuê thuyền ra khơi tìm các tàu hải quân để trốn khỏi thành phố.

    Không an toàn khi phải di chuyển vào lúc trời tối nhất là trên sông, trên biển, vả lại cũng đã quá mệt mỏi, Minh và tất cả đã quyết định ngủ qua đêm tại nhà một người quen ở cạnh bờ sông Hàn, sáng hôm sau sẽ dậy sớm để thực hiện chương trình như dự tính.

    Đêm hôm đó, khi bóng tối đã hoàn toàn bao phủ xuống thành phố, máy bay trực thăng bay vần vũ trên bầu trời loan báo việc đặt quân trấn và thị xã Đà Nẵng dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan cao cấp một binh chủng nổi tiếng trong quân lực. Tiếng loa phóng thanh từ chiếc máy bay trong nỗ lực cuối cùng, nhằm đem lại niềm tin và trật tự cho dân chúng, không làm sao át được tiếng nổ chát chúa của hàng loạt đạn pháo kích cộng quân đang trút như mưa xuống phi trường Đà Nẵng.

    Những trái hỏa tiễn rơi trong đêm trường thanh vắng nghe thật rợn người làm Minh xót xa nghĩ đến thân phận Đà Nẵng, bao nhiêu chiến sĩ, công nhân viên chức và người dân trong đó có Minh, gia đình cùng với bao người thân yêu đang bị bỏ rơi lại trên thành phố đang giẫy chết này. Sáng hôm sau khi thức dậy, bóng dáng những chiếc xà lan, đầu tàu kéo cũng như các tàu hải quân cũng đã biến mất khỏi cửa biển Đà Nẵng đem theo bao nhiêu kỳ vọng không những của Minh mà còn của biết bao người!

    Nhìn cửa biển trống vắng lòng Minh tan nát! Minh, gia đình và bao nhiêu người đã bị bỏ rơi lại đằng sau! Minh không tin, nhưng đó là sự thật. Thế là bao nhiêu hy vọng thoát khỏi Đà Nẵng đã tiêu tan thành mây thành khói! Trong một nỗ lực cuối cùng, Minh chở hai gia đình tháp tùng và người cậu chở gia đình Minh. Tất cả cùng cố gắng đi về hướng Nam vượt qua cầu “De Lattre” để qua bãi biển Mỹ Khê hay Sơn Trà, tìm cách rời xa thành phố đang trong cơn hấp hối.

    Thật đau lòng khi nhìn thấy bao cảnh vật xé nát tim gan lúc Minh lái xe đi qua những con đường chính của thành phố. Chiếc tàu Trường Thành, mới chiều hôm trước vẫn thả neo ở ngay cạnh bờ sông cũng đã rời xa thành phố từ bao giờ! Khói đen đang bốc lên từ tòa lãnh sự Mỹ. Dọc đường nón sắt, quần áo, quân cụ, giày cao cổ của quân nhân xen lẫn với mũ nón, túi xách, vali, guốc dép của người dân chạy loạn vương vãi khắp nơi.

    Đường phố thật vắng. Không còn bóng dáng người thường dân. Các thương bệnh binh không thuốc men, không ai coi sóc chăm nom, nhận thức được thực trạng phủ phàng đã cố gắng tự cứu lấy mình, kẻ chống nạng, người xe lăn, những người khác trong nổ lực “người mù cõng người què” họ kéo nhau đi từng đoàn, nơi này hai, chỗ khác ba, áo quần lôi thôi lếch thếch, hốt hoảng, tuyệt vọng; họ lê lết trên các đường phố dọc theo bờ sông Hàn, không biết đi về đâu!

    Trước hãng Bia Larue, một số người mang quân phục biệt động quân và thường dân đang tranh dành khuân những thùng bia ra khỏi hãng. Họ hành động không khác gì trong cơn điên loạn! Vỏ chai và thùng nằm la liệt khắp nơi, trên đường, vỉa hè, lối đi. Nhìn thấy cảnh hỗn loạn, Minh không những ngậm ngùi xót thương, mà còn sợ cho sự an toàn của chính bản thân và toàn thể gia đình, mặc dầu vẫn mang bộ quân phục với vỏ khí đạn dược đầy đủ.

    Con đường đi qua cầu “De Lattre” bị phong tỏa. Minh và người cậu phải lái xe trở về lại Thanh- Đức (thanh Bồ - Đức Lợi). Không còn biết giúp gì được cho hai gia đình tháp tùng, Minh và người cậu vợ quyết định để cho họ tự xoay xở, rồi cùng lấy thuyền vượt sông Hàn đến Nhượng Nghiã, một xứ đạo nằm bên bờ sông của sông Hàn, hy vọng sẽ tiếp tục kiếm được phương tiện rời thành phố. Khi tất cả lên đến được trên bờ phía đông, ngoảnh mặt nhìn lại, chính mắt Minh chứng kiến cảnh chiếc máy bay phản lực cuối cùng rời khỏi Đà Nẵng, khoảng trưa ngày 29 tháng Ba năm 1975. Chiếc máy bay cất cánh một cách khác thường! Nhìn chiếc phi cơ rời thành phố mà lòng Minh thấy xót xa, nuối tiếc!

    Tối hôm đó cùng với tin thành phố Đà Nẵng thất thủ đài BBC cho biết những chi tiết thật đau lòng về chuyến bay:
    • Trong cơn hỗn loạn, không giữ được trật tự, số người ùa lên quá đông, không những quá trọng tải, mà máy bay còn không thể đóng cửa được. Vì an toàn của cả chuyến bay, người phi công đã phải dùng những chuyển động ít khi sử dụng, cố tình làm cho số người thặng dư trên máy bay, đeo ở cánh hoặc cửa bị sức gió cuốn hút ra ngoài. Số người rơi từ phi cơ xuống đất khá nhiều trước khi phi công có thể đóng được cửa, để lái chiếc phi cơ về đến Sài gòn an toàn.
    Quả là một chuyện thật đau lòng ngoài sức tưởng tượng của con người!

    Một người giáo dân quen biết trong vùng hứa sẽ giúp tìm thuyền để thuê chở cả gia đình Minh và người cậu về Cam Ranh hay Sài gòn, đem lại một tia hy vọng cho Minh đang mò mẫm trong con đường hầm đầy tăm tối và không lối thoát.

    Đêm 29 tháng Ba, nhằm ngày thứ bảy tuần thánh, khá yên tĩnh. Không tiếng pháo kích. Trong đêm trường vắng lặng, Minh có thể nghe thấy nhịp tim mình đập và hơi thở mình phập phồng trông ngóng. Mãi đến sáng hôm sau, người nhận sứ mệnh giao phó mới trở lại cùng với tin làm bao nhiêu hy vọng cuối cùng vỡ tan thành từng mãnh: Không tìm kiếm được bất cứ một ghe thuyền nào! Tất cả mọi cố gắng để được rời thành phố đều trở thành tuyệt vọng. Minh thở dài não nuột!

    Sau khi vứt đi những gì liên quan đến binh nghiệp, thận trọng đào hố chôn khẩu súng Colt 45 trong tiếc nuối, tìm một chỗ để cất dấu khẩu P38 bé xíu, quà tặng người anh cả trong xót xa, Minh mặc vào người bộ áo quần dân sự trong rã rời, đắng cay và chua xót!

    Nghĩ đến số phận dành sẵn cho người chiến bại, sợ rằng sẽ bị hành quyết, vì là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Minh tâm sự và giao phó mọi việc trong gia đình nhờ người cậu trông coi, nếu lỡ có chuyện gì xảy ra cho bản thân, vì nghĩ rằng không ai lại hãm hại một người chân tu như người cậu vợ. Minh cũng dặn dò Hường, ôm hôn các con và gửi đến những lời tâm huyết, ít nhất là cho Anh Tuấn và Bích Huyền. Thế rồi cùng người cậu, gia đình Minh lại lên thuyền vượt sông Hàn trở về lại Đà Nẵng, đối diện với một tương lai không biết đi về đâu đang chờ đón!

    Hôm ấy là ngày Chúa Nhật Lễ Phục Sinh, 30 tháng Ba năm 1975.






    Tống Viết Minh
    (Trích “Một Thời Để Nhớ”).


Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 26/03/17 17:51, edited 2 time in total.
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”