30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Ngoc Han »

[youtube][/youtube]
kim
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ ba 22/12/15 10:00

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi kim »

Nhát lắm!
Nghe ai cao giọng cũng ngại ngần;
Nhìn mấy bé trày xước chân tay, chảy máu là đau quặn ruột;
Cả đời chưa từng coi phim horror, và luôn quay mặt đi khi bộ phim đang chiếu có những cảnh bạo lực … dù biết rất rõ đó chỉ là những kỹ xảo điện ảnh.

Nhưng có những thước phim thời sự đẫm máu ... mở to mắt, lòng lạnh tanh… coi đi coi lại …

Nỗi đau mấy chục năm đã qua, vậy mà mỗi lần chạm vào, lòng như hoá đá …

[youtube][/youtube]
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Trân »

  1. vào mùa biển động, Tường lừng lững về Huế giữa mùa xuân Mậu Thân ngập ngụa tử khí. trong giải khăn sô cho Huế, Phủ chỉ thấp thoáng theo dấu thời gian qua lời kể của Đắc. trong thế giới tiểu thuyết, chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường (qua 2 nhân vật Tường và Phủ) có mặt tại cuộc thảm sát năm xưa hay không mờ mờ ảo ảo. và, ở ngoài đời, vụ này cũng thế: cứ lập lập lờ lờ, nên luôn là đề tài nóng bỏng, tranh cãi từ năm này qua năm khác không làm sao mà dứt, là truyện dài nhiều tập không đoạn kết.

    nhưng ở đấy hay không ở đấy, thì đã sao? có chứ. theo dư luận, nếu ở, HPNT là sát nhân; nếu không ở, HPNT vô tội. vì thế HPNT hay tìm mọi cách để chứng minh ông ta không ở Huế vào thời điểm đó để chạy tội.

    HPNT

    tuy nhiên, Phùng Nguyễn không chịu với lý luận đó. cho dù không ở hiện trường, HPNT vẫn là một tên đao phủ tàn nhẫn nhất.


    "Câu hỏi kế tiếp: HPNT đã có những đóng góp nào trong việc giúp thiết kế, phổ biến, và thực hiện kế hoạch giết người hàng loạt nói trên ở vị trí Tổng thư ký của Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, một tổ chức tay sai của cái tổ chức tay sai Mặt trận Giải phóng miền Nam (MTGPMN)? Tất nhiên là những người có cảm tình với HPNT sẽ bảo là không, hoàn toàn không. Còn những người khác thì sẽ xác quyết rằng HPNT là kiến trúc sư của cái kế hoạch sát nhân này! Còn tôi? Tôi sẽ để mặc họ tranh cãi với nhau và tiếp tục với công việc của mình.

    Tôi có một câu hỏi rất nhẹ nhàng và rất dễ trả lời. HPNT có biết gì về kế hoạch này trước hoặc/và trong hoặc/và sau khi cuộc thảm sát xảy ra?

    Thật ra thì đích thân HPNT đã trả lời câu hỏi này, nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau. Có thể tìm thấy câu trả lời trong lần phỏng vấn năm 1982 do hệ thống WGBH Boston thực hiện, trong đó HPNT đã phô diễn nhiều lần kiến thức của mình trong việc “trừng phạt” những người có nợ máu với nhân dân và gần đây nhất, trong bài phỏng vấn của Nguyễn Đức Tùng, ở phần trích dẫn dưới đây:

    […] Còn riêng trong vụ Mậu Thân thì giết lầm rất nhiều. Ví dụ như tôi nhớ rằng trong mặt trận Huế có phân công cho một người là ông… tỉnh đội trưởng nắm giữ mặt trận phía trái, phụ trách vùng Phú Cam. Họ giết người nhiều ở mặt trận này.

    Kết luận, HPNT biết về kế hoạch giết người có dự mưu này, trước, trong, và sau khi cuộc thảm sát xảy ra.

    Và tôi có cơ sở để tin rằng ông, cùng với nhiều người khác, phải gánh chịu một phần trách nhiệm cho tội ác chiến tranh này."


    HPNT

    tôi nghĩ, bài viết của Phùng Nguyễn là tập cuối của bộ phim dài nhiều tập, HPNT.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Bốn Mươi Năm Lẻ Tiếng Thu Không


Tôi vừa thở dài một tiếng
đã bốn mươi năm lẻ ngoài
mới đây nghe gió chướng
bây giờ lệ đã khô

Ngồi nhìn xuống hai bàn tay
da nhăn như ngày tháng
ngày tháng như hồi chuông kéo ra rồi đứt quãng

bốn mươi năm lẻ vang vọng tiếng thu không

Người dân Việt đáng thương của tôi
anh em suốt đời ly tán
lịch sử sang trang mà nội dung không đổi
làm sao đếm được chân tay
bẻ gẫy xong rồi chắp lại
làm sao đếm được giọt máu
bên này rơi xuống bên kia

chẳng bao giờ bông hoa nở
giữa hàng rào tình thương đã mục
những con mọt gỗ còn sống gậm nốt then cuối cùng

Bốn mươi năm lẻ
tóc xanh thành tóc bạc
bạn hữu ngày một thưa dần
nhìn về quê nhà như nhìn về một đất nước của người khác

lạ cảnh
lạ người
lạ ăn
lạ nói

Xin một chút chân tình
chẳng ai cho
mua một chút chân tình
người ta bán bằng phẩm đỏ
vừa hứng trên tay
đã ngả sắc tím bầm

Bốn mươi năm lẻ
tôi nhuộm tóc ngồi chờ
trên bực thềm thế kỷ
vang vọng tiếng thu không
nghe hồn mình mục nát

Trần Mộng Tú
Thứ Bảy, ngày 30 tháng 4 năm 2016



Nguồn: http://www.diendantheky.net
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • KHG Dương nguyệt Ánh
    ____________________________
    .. trên VIETV (Houston) .. đầu năm 2016 ..





    [youtube][/youtube]

    [youtube][/youtube]



Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Chung quanh việc VNCH sụp đổ hồi tháng 4-1975
    _________________________________
    GS. Nguyễn Ngọc Huy


    Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990)





































Last edited by Hoàng Vân on Thứ hai 20/03/17 20:02, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           
    30 tháng 4 Sau Bốn Mươi Mốt Năm








    Đứng ở Bắc Vĩ tuyến 17, nhìn về phía Nam, bên kia cầu Hiền Lương, trước đây 41 năm là lãnh địa của Việt Nam Cộng Hòa. Và đứng trên suy nghĩ của người miền Bắc lúc bầy giờ thì đó là nơi "đồng bào miền Nam bị o ép, không có cơm ăn áo mặc, đau khổ vì bọn ngụy quân ngụy quyền…" theo lối nhồi sọ của người Cộng sản. Để rồi sau 41 năm, người ta lại đứng trên cầu Hiền Lương và nghĩ rằng giá như lúc đó đừng có ngày 30 tháng 4. Giá như… và giá như… cá chết sớm hơn nữa!

    Thực ra trước khi cá chết hàng loạt, vấn đề người Trung Quốc xâm lược, tham nhũng, người dân nghèo mất đất, giới quan lại địa phương nhũng nhiễu… tất cả đã là những cái ung nhọt lớn của đảng Cộng sản, càng ngày nó càng lớn thêm. Mà con người thì ai cũng muốn sống trong yên tĩnh, bình an và đừng để chuyện gì trở nên náo động. Chính cái tâm lý thủ phận an thường này cộng với kiểu quản lý sắc máu của nhà cầm quyền đã làm cho hầu hết nhân dân bị tê liệt tính phản kháng. Vẫn biết, vẫn bất bình, vẫn bất mãn nhưng người ta bảo nhau "thôi kệ, ai làm gì thì làm, miễn đừng đụng tới nồi gạo nhà tôi là được!".

    Không hẳn tâm lý thủ phận, an thường như vậy đã là xấu. Bởi khi sống trong bối cảnh Việt Nam, từng va chạm với nhà cầm quyền, với công an thì mới thấy thông cảm cho thái độ lựa chọn này. Nhưng điều đó không hẳn là người Việt hoàn toàn tê liệt khi lựa chọn thái độ này. Bởi người ta đã quá ngán ngẫm cảnh tù cải tạo, cảnh dàn kịch bản để đẩy người ta đến cái chết trong trại tạm giam, nhà giam… và quá nhiều trò đẩy người ta ra đường.

    Ngay cả khi rừng núi bị khai thác sạch sành sanh, thủy điện đầu nguồn tích nước làm cho ruộng đồng hạn, mặn, đất đai bị lấn chiếm, bị trưng thu một cách rẻ rúng và bất công, người Việt Nam vẫn chưa kịp đánh thức, vẫn cứ mặc kệ nó. Bởi đã sống quá lâu trong kìm kẹp, sống quá lâu trong bất công và đói khổ, mà khi đói khổ, khó khăn, thứ người ta cần đầu tiên phải là cơm áo, có bao nhiêu giữ bấy nhiêu. Đó là tâm lý chung. Cái tâm lý chung này cộng với tính chịu thương chịu khó, vị tha của người Việt Nam đã khiến cho hầu hết người ta dễ thông cảm và bỏ qua cho giới cầm quyền.

    Nhưng không! Đó là lúc chưa đụng đến chén cơm manh áo. Và cũng đừng ai vội vàng kết luận rằng người Việt Nam bị tê liệt khả năng phản kháng. Hoàn toàn không phải vậy. Đến thời điểm bây giờ, có thể nói rằng người Việt Nam có tính phản kháng rất cao và sức chịu đựng cũng rất cao. Khi đã hết chịu đựng được nữa, người ta sẽ phản kháng. Và sự phản kháng này không đến từ ý nghĩa hay quyền lợi cá nhân mà đến từ tập thể, quyền lợi chung của dân tộc. Câu chuyện cá chết và lời kêu gọi biểu tình trên toàn quốc vào ngày 30 tháng 4 đã chứng minh cho chuyện này.

    Trong lúc tôi ngồi gõ những dòng chữ này thì tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, hàng ngàn nông dân và ngư dân đã ra đường biểu tình. Người ta kéo đi cả vài xã và khí thế hừng hực. Khác với mọi cuộc biểu tình trước đây chỉ kêu gọi chống bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và ở các biên giới. Lần này người biểu tình nêu rõ tội danh của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Người dân yêu cầu nhà cầm quyền phải trả lời gấp về nguyên nhân cá chết và giải trình trước nhân dân về khu kinh tế Vũng Áng cũng như Formosa.

    Thực ra, hàng triệu câu hỏi mà nhân dân đặt ra và bắt buộc nhà cầm quyền, đảng lãnh đạo phải trả lời thỏa đáng không phải chỉ mới có ngày hôm qua hay hôm nay mà điều này đã có từ sau 30 tháng 4 năm 1975. Khi mà cả miền Nam giàu có, trù phú và thơ mộng bỗng chốc trở thành tiêu điều, hoảng loạn. Người người đau khổ, nhà nhà đau khổ sau ngày "giải phóng" đã khiến cho người phía Bắc phải thấy giật mình, tỉnh mộng rằng hóa ra lâu nay mình bị tuyên truyền, bị nhồi sọ những thứ không có thật, hóa ra miền Nam giàu có gấp bội miền Bắc và người ta sống cũng văn minh, hiện đại gấp bội miền Bắc!

    Những nghi vấn về đảng cứ âm ỉ cháy, đôi khi tưởng chừng như tắt lịm bởi cơm áo gạo tiền, bởi sức ép của xã hội mà ở đó mọi chuyện đều có thể xảy ra, con người có thể bốc hơi một cách bất thường và vô lý trong sức ép tập thể. Người ta buộc lòng phải thủ phận bởi nói cho cùng thì người ta đã quá đủ khổ đau và mất mát, người ta không muốn mất mát thêm nữa!

    Tuy nhiên, khi tỉnh mộng, khi thấy rằng càng cố giữ, cố thủ và cố an phận thì không những không an toàn mà càng mau chết, người ta buộc phải nghĩ lại, phải cất tiếng nói và phải đứng lên. Những bất công từ địa phương tới trung ương cũng như sự đớn hèn, nhược tiểu của nhà cầm quyền đảng Cộng sản trước thái độ hống hách của người Trung Quốc trên biển Đông và gần đây là trên bờ, cụ thể là câu phát biểu đầy ngạo mạn và mất dạy của Chu Xuân Phàm đã làm cho nhân dân tỉnh ngộ.

    Câu hỏi đặt ra trong mỗi người dân Việt Nam từ Nam chí Bắc hiện nay là liệu chúng ta còn tồn tại được đến bao giờ? Và liệu chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Những câu hỏi này nhanh chóng biến thành hành động, hơn bao giờ hết, người dân sẵn sàng đứng lên để đòi lại một Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ, một Việt Nam thơ mộng rừng vàng biển bạc ngày nào.

    Bởi sau bốn mươi mốt năm gọi là thống nhất hai miền đất nước, điều mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nhận thấy là mọi thứ tài nguyên trên đất nước này nhanh chóng bị tàn phá, nợ nần quốc gia chồng chất, gia đình ly tán và nhục nhã nhất là chính những người bị cướp, bị bắt, bị hành hạ phải bỏ nước ra đi đã gởi tiền về xây dựng đất nước. Còn những kẻ lên nắm quyền làm lãnh đạo thì chỉ lo vơ vét và bán đứng dân tộc, bán đứng quốc gia.

    Bởi sau bốn mươi mốt năm, cái điều mà nhân dân Việt Nam nhận được chính là kẻ ăn không hết, người làm không ra, kẻ có quyền chức thì ăn trên ngồi trốc, sống như những đế vương, người dân cô thế thì thậm chí cả cái quyền được làm người nghèo cũng không có được bởi danh sách hộ nghèo đã lọt vào tay những kẻ không hề nghèo khổ nhưng lại có thế lực đỏ che chở. Nhiều kẻ có nhà cao ba, bốn tầng nhưng để cho con cái đứng tên, tách riêng ra thành một hộ khẩu và ở nhà tuềnh toàng để được vay diện hộ nghèo, được hỗ trợ và thâu tóm mọi khoản tiền dành cho người nghèo mà mang đi cho vay nặng lãi.

    Sau bốn mươi mốt năm, cái điều gọi là "độc lập, tự do, hạnh phúc" chỉ là chiếc bánh vẽ và người thất nghiệp ngày càng cao, nạn trộm cướp, giết người tăng mạnh, giới quan chức lãnh đạo ngành giáo dục sống xa hoa và thiếu hẳn tư cách con người, bệnh viện trở thành cái lò mổ của tổ quốc và mỗi cán bộ y tế đều tiềm ẩn một đao phủ.

    Sau bốn mươi mốt năm, không những chỉ riêng mỗi hệ thống cán bộ của đảng phá nát đất nước này mà bọn họ còn chơi trò cõng rắn cắn gà nhà. Một mình họ phá chưa đủ, họ đưa thêm anh bạn vàng Trung Cộng của họ sang tàn phá, môi trường bị hủy hoại, con người bị tàn hại, mọi thứ trở nên nguy hiểm và chết chóc…

    Sau bốn mươi mốt năm, nếu như 30 tháng 4 năm 1975 đất nước trở nên náo nhiệt và ồn ào bởi tiếng reo hò của người miền Bắc và một bộ phận không nhỏ người miền Nam vui mừng "thống nhất đất nước" thì bốn mươi mốt năm sau, cả đất nước cũng trở nên náo động, nhưng không phải là tiếng reo hò mà là tiếng khóc, tiếng thở dài và uất hận.

    Tiếng khóc, tiếng hét căm phẫn và tiếng thở dài của cả hai miền đất nước sau bốn mươi mốt năm cũng đủ nói lên rõ tính chất của nhà cầm quyền. Và một khi cả đất nước đều phải khóc, phải hét lên vì căm phẫn, uất ức và gào kêu sự minh bạch của nhà cầm quyền thì câu chuyện không còn đơn giản nữa rồi!





    VietTuSaiGon’s blog


    Nguồn: http://khaiphong.org
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






[/audio]
Đừng sợ hãi
Anh Bằng
Hoàng Vân . Ngàn Khơi


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

[youtube][/youtube]
30-04-2016 trước tòa đại sứ Việt Nam
tại Canberra - Úc Châu



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa
    _____________________________________
    Nguyễn Ngọc Già - 04-2014








    Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy "xác chết" có tên Việt Nam Cộng Hòa.

    Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.

    Lịch sử dù đau thương như VNCH đã để mất Hoàng Sa, hay đáng tủi hổ như công hàm 1958 của VNDCCH và hội nghị Thành Đô của CHXHCNVN cùng nhiều biến cố sự kiện quan trọng khác không thể không nhắc lại.

    Nhắc lại để hiểu rõ hơn và để cho thế hệ con cháu hôm nay, ngày mai nghiền ngẫm, dọn mình cho một thời đại mới - đang bắt đầu ló dạng. Tôi không biết mình có mơ mộng hão huyền trong tình thế của nước CHXHCNVN hôm nay không, nhưng trong tâm hồn tôi, từ lâu, tôi muốn nói: Cám ơn Việt Nam Cộng Hòa - Nhà Nước mà ở đó, làm cho tôi "Trích Lục Bộ Khai Sanh" (*)

    Sài Gòn - nơi tôi được sinh ra, lớn lên, chứng kiến một góc nhỏ nhoi những trầm luân của số phận dân tộc Việt Nam.

    Dù VNCH tồn tại ngắn ngủi, nhưng tôi không sao quên được cuộc sống chan hòa nhân ái của tuổi hoa niên, dù ngay trong những ngày chiến tranh lửa khói.

    Hôm nay, bỗng nhiên trong tôi bật ra lời thành tâm này. Tôi viết với nỗi xúc động rưng rưng trên khóe mắt, khi xem lại hình ảnh những tử sĩ đã ngã xuống tại Hoàng Sa - Trường Sa ngày xưa.




    Thay mặt gia đình

    Như đã viết rải rác trong nhiều bài trước đây, tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, trong một gia đình trung lưu với việc làm ăn phát đạt, dần dẫn đến giàu có hơn.

    Thật ra, sau này tôi mới biết ba tôi là "Việt Cộng nằm vùng", do đó có thể nói, gia đình tôi là gia đình "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Cách đây vài chục năm, khi nghe câu này, tôi khá giận dữ và cảm thấy bị sỉ nhục. Cảm giác đó dễ hiểu bởi sự thật chưa được phơi bày như sau này.

    Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà tôi tự tìm tòi. Tôi nghĩ, không có cách gì thuyết phục nhất cho mỗi người, nếu như tự thân mình không chủ động tìm hiểu và can đảm nhìn thẳng vào Sự Thật. Nhìn một cách thẳng thắn, không hề né tránh là điều chưa bao giờ dễ dàng, cho bất kỳ ai, cho bất kỳ điều gì, không riêng lãnh vực chính trị. Ít nhất, cho đến nay, tôi có thể nói, tôi đã nhìn thẳng vào Sự Thật mà tôi biết, tôi tin một cách có căn cứ.

    Từ cảm giác giận dữ, dần dần tôi chuyển qua cảm giác nhục nhã. Nhục nhã vì sự vong ân bội nghĩa của gia đình mình đối với Quốc Gia mà từ đó gia đình tôi làm ăn khá giả một cách chân chính, còn bản thân tôi lớn lên từ đó.

    Tôi không có ý định chạy tội cho ba tôi hay những người thân khác. Suy cho cùng, gia đình tôi vừa là đồng phạm, vừa là nạn nhân của cộng sản. Đó là sự thật. Ba tôi chưa bao giờ giết bất kỳ một ai.

    Ba tôi đã chết dưới tay người cộng sản.
    Tôi có căm thù không? Có.
    Có muốn báo thù không? Đã từng.
    Điều mỉa mai, ba tôi chết không phải vì người cộng sản trả oán hay trù dập mà cái chết của ba tôi đến từ sự "ân sủng" dành cho ông - một người chưa bao giờ cầm một đồng tiền bất chính nào, cũng như chưa bao giờ nhận bất kỳ sự "ban ơn" nào từ người cộng sản. Một cái chết khá đặc biệt trong muôn vàn cái chết, do người cộng sản gây ra. Có thể đó là một niềm an ủi cho tôi. Cũng có thể đó là một ơn huệ của Ơn Trên, đã sắp đặt cho ba tôi một cái chết không hề nhơ nhuốc mà nhuốm màu thê lương trong một con người thơ ngây và chơn chất. Nhưng đó là câu chuyện quá vãng của gần 20 năm về trước, không phải những gì tôi muốn viết hôm nay.

    • Tôi có ba người chú ruột đều được "phong liệt sĩ". Cả ba người đều chết thời Pháp.
    • Bà nội tôi được "tặng" "bà mẹ Việt Nam anh hùng".
    • Tôi có hai người cậu ruột, trốn ngoại tôi để đi tập kết năm 1954.
    • Hai người cậu ruột khác lại làm trong chế độ VNCH. Hai người cậu này đều có chức phận vào thời bấy giờ.
    • Tôi có một người chị ruột làm trong nhà thương và "thân cộng" lúc đó.
    • Một người anh ruột là sĩ quan thuộc quân lực VNCH (nhưng thật ra là VC nằm vùng),
    • một người anh ruột khác là hạ sĩ quan cũng thuộc quân lực VNCH (thuần túy là lính, không quan tâm và tham gia vào chính trị, cũng như không phải VC nằm vùng).
    • Tôi có vài người anh, chị ruột nữa, họ là dạng "cách mạng 30/4".
    • Một số bà con thân thuộc nội ngoại khác, người thì ở trong "khu", người lại chống Cộng triệt để.
    • Vài người khác, người thì là quân nhân, người nữa lại là công chức của VNCH v.v...

    Hồi trước 1975, đa số gia đình đều đông con. Ít thì ba, bốn; nhiều thì chín, mười. Có gia đình lên đến mười hai - mười bốn người con, đều bình thường trong nếp sống lúc bấy giờ. Một đời sống sung túc, hầu hết gia đình khá giả, đều giống nhau suy nghĩ: nhiều con là phúc lộc Trời cho. Chế độ VNCH cũng không có việc "sinh đẻ có kế hoạch". Mắn đẻ lại là điều tốt mà phụ nữ thời xưa luôn tự hào. Cuộc sống dung dị như thế. Không chỉ riêng những gia đình giàu có mà có thể nói hầu hết đều tương tự như vậy.

    Dông dài như thế, để nói rằng giòng tộc nội ngoại của tôi khá phức tạp. Giá như...

    Vâng, chính cái "giá như" nó đã làm hầu hết giòng tộc, anh chị em đại gia đình tôi "tan đàn xẻ nghé" từ dạo ấy. Dạo mà "rầm rập bước chân ta đi rung chuyển đường phố Sài Gòn" với ngày 30/4/1975 (!)

    Một giòng tộc như thế mà nói đến "đoàn kết" (như CSVN đang kêu gọi) thì quả là... hài kịch.

    Ba tôi và anh chị tôi đã từng đi tù dưới chế độ VNCH. Ba tôi ra tù sớm, chị tôi thì được tha bổng sau vài tuần tạm giam, vì không đủ chứng cớ kết tội. Riêng anh tôi nhận án "20 năm khổ sai" và bị đày đi Côn Đảo cho đến (tất nhiên) 1975.

    Điều tôi cám ơn Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa thật giản dị:
    • - Ngày ba tôi ra tù, ông vẫn mạnh khỏe. Về đến nhà chỉ một tuần sau là ông có thể bắt tay trở lại công việc làm ăn.
    • - Suốt thời gian ba và anh chị tôi bị điều tra cho đến lúc kết án chính thức, gia đình tôi (những người không liên quan) không hề bị săn đuổi, bắt bớ vô pháp, hành hung, xách nhiễu v.v... Má tôi đã gánh vác mọi việc làm ăn vào lúc đó. Chúng tôi vẫn đi học bình thường và sống trong môi trường không hề bị kỳ thị của bất kỳ thầy cô hay bạn bè nào. Hàng xóm láng giềng cũng không vì thế mà ghẻ lạnh, hắt hủi hay tiếp tay như kiểu bây giờ mà người ta gọi là "đấu tố thời đại mới".
    • - Anh tôi - người ở tù Côn Đảo, ngày trở về đất liền vẫn mạnh khỏe, dù ốm o đen đúa, nhưng không hề mang thương tật gì cả.[**]





    Cá nhân tôi

    Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hòa, không chỉ vì tôi được sống trong một xã hội - có thể chưa phải là tốt đẹp nhất - nhưng tốt đẹp hơn chế độ cộng sản 39 năm qua, mà tôi còn biết ơn vì tôi đã hấp thụ được nền giáo dục, có thể nói, cho đến nay 39 năm, dù VNCH không còn, dù CHXHCNVN cố gắng "cải cách" giáo dục nhiều lần rất tốn kém nhưng không hề mang lại chút tiến bộ nào khả dĩ. Và nói cho công bằng, giáo dục hiện nay tính về chất lượng, vẫn không thể nào đạt được như trước 1975 của miền Nam.

    Nền giáo dục trước 1975 mà tôi hấp thụ, dù ngắn ngủi, nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Trung thực và hiền lương. Ganh đua nhưng không đố kỵ. Biết phẫn nộ nhưng không tàn ác. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho hầu hết học trò luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi xấu hổ và tính liêm sỉ - tựa như "hàng rào nhân cách" được kiểm soát kịp thời.

    Chính xác hơn, tôi cám ơn Thầy - Cô của tôi, có lẽ bây giờ hầu hết đã qua đời, nếu còn sống chắc cũng đã nghễnh ngãng hay quá già yếu.

    Tôi biết ơn các Giáo sư [***]. Tôi muốn nói rõ: Tôi không hề có danh vị, bằng cấp gì cả.

    Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi, vì nhiều độc giả thương mến (có lẽ qua những bài viết), họ ngỡ tôi là: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà văn, nhà giáo v.v... nhưng tôi thưa thật, tôi chỉ là một người "tay ngang" trong viết lách. Qua từng bài viết, tôi rút ra kinh nghiệm. Đặc biệt, tôi luôn cố gắng viết cẩn trọng và khách quan nhất để thuyết phục độc giả. Tính cách này, tôi đã học từ Thầy - Cô tôi, ngày xưa. Dù môn Văn Chương ngày ấy, tôi luôn nhận điểm thấp tệ.

    Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi cũng vì, sau 1975, cả nước rơi vào đói kém, làm cho "tính người" trong xã hội cũng mai một dần và tôi không là ngoại lệ. Thảm trạng xã hội lúc đó biến tôi trở nên chai lỳ, mất cảm xúc và lạnh lùng. Đặc biệt "chữ nghĩa" hầu như trôi sạch hết cùng những "tem phiếu", "xếp sổ mua gạo", chầu chực "mua nhu yếu phẩm" v.v... ngày xưa.

    Về sau này, khi cuộc sống đỡ hơn, tôi có thời gian hơn cùng với thời cuộc đảo điên, dần dần, tôi cảm nhận tôi "trầm mình" trong nỗi đau của bản thân, gia đình, từ đó tôi mới thấu hiểu những điều ngày xưa tôi học và tôi giật mình vì sự lãng quên đáng trách đó.

    Tôi tìm lại được "tính Người" mà bấy lâu nay tôi đánh mất.

    Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy - Cô của ngày xưa.



    Nguyễn Ngọc Già
    danlambaovn.blogspot.com


    ______________________________________
    Chú thích:

    • (*) Vì những năm loạn lạc, đặc biệt tết Mậu Thân, nhiều nơi cháy nhà và thất lạc giấy tờ. Sau khi tạm bình yên, má tôi đã ra Tòa Hành Chánh Quận 3 thời bấy giờ để làm "Trích Lục Bộ Khai Sanh" cho tôi.
    • (**) Tôi nhớ khoảng đến cả tháng sau (tức đâu khoảng cuối tháng 5/1975) anh tôi mới về tới SG, nhưng chưa được về nhà ngay mà ở đâu đó (lâu quá rồi tôi không còn nhớ địa điểm, hình như lúc đó ở tại một trường học nào đó thì phải?) đợi thẩm vấn điều tra từ "chính quyền cách mạng lâm thời" lúc bấy giờ, đâu hết cả hai tuần nữa mới được về nhà. Tôi nhớ lúc đó, tôi hỏi anh tôi rất ngây ngô: Ủa! Sao hơn cả tháng trời anh mới về nhà? Anh tôi cười và im lặng không nói. Mãi về sau, tôi mới lò mò tìm hiểu, thì ra, dù là "phe mình", nhưng bản chất người cộng sản là "bản chất Tào Tháo". Họ có tin ai bao giờ đâu! Họ giữ lại tất cả tù chính trị để điều tra xem thử có phải là gián điệp (các loại) được cài lại hay không (để tính chuyện lâu dài).
    • (***) Trước 1975, từ đệ thất (nghĩa là lớp 6 bây giờ), Thầy - Cô được gọi là Giáo Sư - một cách gọi trân trọng, không phải học hàm như bây giờ nhiều người biết.



    nguồn: danlambaovn.blogspot.com
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”