“Tre non dễ uốn”

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

“Tre non dễ uốn”

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    “Tre non dễ uốn”


    1


    Ðề bài: Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau.

    Bài làm của học sinh:

    “- A lô, mày hả?

    – Ừ, tao nè. Có gì không?

    – Lâu quá không về thăm trường rồi, đi với tao không?

    – Ok. Kiki

    Thế là chúng em trở về trường cũ. “Ôi”, một tiếng “ôi” của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường 10 năm sau như thế nào. Ngôi trường 10 năm sau thay đổi quá nhiều!

    Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi. Không còn gì tả! Hết”.

    Ðiểm cô giáo cho: 0 điểm

    Lời phê của cô giáo: Không ghi thứ ngày tháng. Lạc đề. Chép phạt 50 lần nội dung môn học, viết 1 bản kiểm điểm lớn. Mai nộp cho cô.


    Rõ ràng đề bài là cô kêu “tưởng tượng”, mà khi học sinh tưởng tượng, cô lại cho là “lạc đề”. Tính ra cô nói cũng đúng, em học sanh này “lạc” thật! “Lạc” ở đây không phải là lạc đề bài mà là lạc… lối với tư tưởng, tình cảm của giáo viên, với kiểu tư duy và ghi chép theo công thức chung của những bài văn mẫu, kiểu “Trường em mái ngói đỏ hồng- Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh”.

    Tương tự một chuyện có thật khác, được báo chí trong nước nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần:

    Nguyễn Khải – một nhà văn – lúc còn sống có kể với báo chí trong nước: Có hồi con trai ông được cô giáo giao một bài tập về nhà, nội dung của bài tập đó là phân tích tác phẩm “Mùa lạc” do chính Nguyễn Khải sáng tác. Nguyễn Khải đã dành cả buổi tối phân tích chính tác phẩm của mình rồi đưa con trai nộp cho cô. Và bài viết đó được cô giáo thẳng tay cho 2 điểm với lời phê: “Dùng từ sai, em không hiểu ý tác giả.”

    Bởi vậy, nhiều cư dân mạng trẻ Việt Nam gần đây đã “đúc kết” ra một công thức chung về cách dạy của đa số giáo viên ở VN:

    Nhân vật: “Thở”
    Giáo viên: “Thở vì nhớ con, thở vì căm thù giặc abcxyz, thở vì ưu sầu tha nhân…

    Tác giả: “Nó thở để sống mà, không thở sao hít oxy?”

    Dù biết vậy. Nhưng khi làm bài, ai can đảm viết ngược lại “công thức” trên? Hồi xưa, tôi đã không dám.

    Có một chuyện không “lan quyên” (liên quan) thế này: Một người bạn của tôi, ở Mỹ nhiều năm, nhận xét: Ða phần, phở ở Mỹ ngon hơn phở ở Việt Nam, nhưng cơm tấm ở Việt Nam lại ngon hơn cơm tấm ở Mỹ. Tuy tất cả đều cùng công thức: Tô phở ở Mỹ cũng có bánh phở, nước lèo, các loại thịt bò và rau. Dĩa cơm tấm ở Mỹ cũng có cơm, sườn, bì chả, nước mắm.

    Bạn lý giải, nguyên do là ở phẩm chất từng món trong công thức chung đó. Ví dụ như phở Mỹ ngon hơn phở VN, đơn giản vì bò ở Mỹ ngon hơn và ăn yên tâm hơn (nhờ những quy định khắt khe về vệ sinh thực phẩm ở Mỹ). Còn cơm tấm ở Mỹ không ngon bằng Việt Nam (dù sườn và bì nhiều nơi làm rất ngon, hợp vệ sinh) là vì gạo tấm (thứ làm nên “mùi cơm tấm”) khó kiếm ở Mỹ hơn VN, một phần cơm ở Mỹ thường hơi nhiều (ăn ngán)…. Và nhiều người bán cơm tấm ở Mỹ hay “mix” các món ăn khác đi kèm.

    Nhưng bạn nói tiếp, thật ra cơm tấm ở Mỹ vẫn còn ngon hơn nhiều so với cơm tấm ở Hà Nội. Nơi có mọi nguyên liệu để nấu cơm tấm chính hiệu. Có lần bạn về Việt Nam, ra Hà Nội chơi, vô tình ăn một quán cơm tấm mà cơm được nấu bằng gạo dẻo, không bỏ mỡ hành và rau ăn kèm là cải xanh, giá trụng… Hỏi chủ quán và được trả lời: “Là khẩu vị ở đây (HN).”

    Bởi vậy, dù công thức là quan trọng. Nhưng không phải cứ làm theo công thức chung là có thể ra được những sản phẩm có phẩm chất như nhau. Sự khác nhau được tạo ra không chỉ ở phẩm chất của nguyên liệu, kiến thức và môi trường sống của “đầu bếp”. Mà theo nhiều nghiên cứu, tâm tình lẫn tâm hồn khi “nấu ăn” của “đầu bếp” cũng gây ảnh hưởng đến các “món ăn” của họ nữa. Dù vị “đầu bếp” đó có đang nấu món phở, cơm tấm, giáo dục hay là cuộc đời!

    Người ta nói “tre non dễ uốn”, và “nhờ” sự “dễ uốn” đó mà chúng ta có ngày một nhiều những thế hệ “tre già” quen với tư duy và nền giáo dục của những công thức mẫu nhàm chán, thiếu sáng tạo như cô giáo trên. Và sau đó, những cây “tre già” này tiếp tục “uốn” những cây “tre non” khác, theo những công thức mà họ từng được (hoặc bị) dạy dỗ/nhồi nhét/ép buộc. Bởi vậy, tuy cùng một “món ăn” mang tên “giáo dục”, đều có trường học khang trang, bảng đen phấn trắng. Ðều có giáo viên dạy học, có học sinh/sinh viên đến lớp nghe giảng… Nhưng dân xứ mình, có điều kiện một chút là “khăn gói quả mướp” lên đường, qua xứ người ta học. Dù tốn kém hơn, vất vả hơn, mệt mỏi và nhiều rủi ro hơn. Quan trọng là không được ăn món cơm tấm “chính hiệu nhà may Tèo” mỗi ngày… Họ vẫn đi. Và, xui lắm mới có người về!


    Có lẽ vì “tre non dễ uốn”, mà hầu như mọi lãnh vực nào ở Việt Nam cũng mang dáng dấp của các bài văn mẫu, những “kiểm duyệt” khắt khe từ giáo viên. Không chỉ ở các lãnh vực “nhạy cảm” như báo chí, truyền thông, mà còn ở những lãnh vực giải trí như phim, ảnh. Mới hôm rồi, một người bạn khác của tôi đã đăng một nỗi bất bình lên mạng xã hội. Vì sự “kiểm duyệt” của nền điện ảnh nước nhà còn nặng nề hơn cô chủ nhiệm của bạn:


    “Mình đang theo dõi bộ phim tâm lý hình sự mang tên “Lời sám hối muộn màng” của TVB với “Sài Gòn Phim dịch và lồng tiếng, Fafilm Việt Nam phát hành”. Do mình không có thói quen xem phim trên máy tính nên mình hay mua đĩa về xem và nhờ vậy mới phát hiện điều “hay ho” này.

    Về nội dung thì phim khá hay, tình tiết lôi cuốn, cốt truyện chặt chẽ nói chung là đáng xem. Vấn đề ở chỗ là Sài Gòn Phim đã dịch và lồng tiếng rất đểu. Có một nhân vật trong phim vốn là dân Việt Nam tị nạn vượt biên qua Hong Kong, sau đó lập gia đình với bà vợ người Hong Kong rồi sinh ra đứa con làm cảnh sát, gia đình nói chung là êm ấm hạnh phúc. Trước khi rời Việt Nam, ông này có đứa con riêng với người yêu cũ ở Việt Nam. Tới khi cô người yêu cũ mang con qua Hong Kong tìm ổng thì ổng đã có vợ người Hong Kong nên cho cô này một số tiền để nuôi con, nhưng không nhận. Cô người Việt ở lại Hong Kong một mình làm bồi bàn nuôi con, thằng con lớn lên không cha du thủ du thực, đánh lộn bị người ta lỡ tay giết chết rồi chôn xác. Chuyện đại khái là như vậy.

    Nhưng Sài Gòn Phim chơi trò cố tình sửa những gì liên quan tới Việt Nam thành “Thái Lan”. Tên nhân vật là Nguyễn Tiến thì cố tình dịch thành Nguyên Tiến. Ðoạn nào nói về VN nhiều quá (không có gì nhạy cảm chính trị nhé, chỉ mấy câu đại loại là hồi xưa ba từng sống ở Việt Nam, đi bộ đội, người họ Nguyễn ở Việt Nam nhiều lắm… vậy thôi) đều bị Sài Gòn Phim cố tình không lồng tiếng Việt mà để nguyên tiếng Quảng Ðông. May là mình biết tiếng Quảng Ðông nên hiểu nhân vật trong phim nói gì. Thậm chí hình cô vợ trước mặc nguyên bộ áo dài VN mà khi lồng tiếng vẫn cứ oang oang: “năm xưa ở Thái Lan”, bó cả chiếu!

    Mình không hiểu tại sao lại phải nhạy cảm như thế? Mà phim nào của TVB có liên quan tới VN khi Sài Gòn Phim dịch và lồng tiếng đều cố tình bị sửa khi là Thái Lan, khi thì là Ðông Nam Á. Ví dụ nhân vật chính qua VN du lịch bị trấn lột thì bên lồng tiếng sẽ auto dịch là: qua Thái Lan bị trấn lột. Một tổ chức sát thủ khủng bố xuất thân từ bộ đội Việt Nam thì sẽ được dịch là “một tổ chức sát thủ khủng bố lính đánh thuê Ðông Nam Á”. Riết rồi mình nói với vợ mình, hễ mà người ta dịch là Thái Lan hay Ðông Nam Á thì em cứ hiểu là VN cho anh.

    Mình thấy TVB có bán phim cho mấy kênh truyền hình VN và diễn viên của họ qua VN giao lưu cũng nhiều. Không biết họ có biết mấy cái chiêu “tốt khoe xấu che” không tôn trọng bản quyền của Sài Gòn Film và Fafilm VN hay không? Chứ theo mình nghĩ chơi kiểu này ngoài chơi không đẹp ra còn có thể bị kiện về tội vi phạm bản quyền gốc.


    Mà nghĩ cũng lạ, hễ có người nào thành danh nổi tiếng ở nước ngoài chỉ cần có 1% máu Việt Nam thôi là lập tức truyền thông trong nước kiểu gì cũng phải kèm thêm hai từ “gốc Việt” vô tựa bài bất chấp người này có sinh ra lớn lên ở VN hay rời VN vì lý do gì. Miễn là thành đạt, nổi danh là tự động “gốc Việt”, còn những gì có liên quan tới Việt Nam mà không hay ho thì tự động đổi thành gốc mít, gốc ổi, gốc xoài, gốc tre gì cũng được, miễn sao không phải là gốc Việt. Chả trách người VN trẻ chưa trải đời dễ bị ảo tưởng sức mạnh dân tộc.


    Túm lại, mình khuyên các bạn nào xem phim TVB do Sài Gòn phim dịch và lồng tiếng, Fafilm Việt Nam phát hành, nếu nghe Thái Lan hay Ðông Nam Á thì phải hiểu là Việt Nam là được. Riêng mình thì mình vẫn chờ một lời sám hối dù là muộn màng của Sài Gòn Phim và Fafilm vì chuyện cố tình “lập lờ đánh lận con đen” của họ.” – Tác giả: Vien Huynh

    Tôi rất muốn nói nhiều thứ về phim Việt, nhưng hết… giấy rồi. Hẹn quý vị kỳ sau. Trở lại với câu nói: “Công thức sống của đa số người Việt mình là sợ đúng cùng nhau, chứ không sợ sai cùng nhau.” của bạn tôi. Vì sao tôi lại thấy đúng? Vì đa số người ở Việt Nam mà tôi được biết, họ đều rất giống… cây tre. Lúc trẻ thì “dễ uốn” (và bị người ta “uốn” bậy), nhưng lúc là “tre già” thì thẳng tắp, cứng nhắc, không chịu thay đổi, học hỏi (nhưng lại nhạy cảm, dễ gãy, hay tự ái). Thích tự cho mình là đúng, như vị “cán ngố” dưới đây:

    “Nhớ năm đó, Cán Ngố người vừa “tiến vào Sài Gòn”. Hắn thấy gì cũng lạ lẫm, từ cái radio, cái bình giữ nhiệt, cái cây cà rem, cái giếng bé tí ở góc nhà… là những thứ mà hắn và người trong bộ tộc hắn nhìn thấy đầu tiên, nhưng hắn tỏ vẻ ta đây am hiểu lắm, ta đây là bố đời mà.

    Có một lần, hắn bước đi khệnh khạng, ưỡn ngực giữa đường phố SG, thấy trụ đèn xanh đỏ ở góc đường xe cộ tấp nập, hắn hất hàm kêu anh chạy Cyclo gần đó:

    – Lại đây bố mày bảo, bố hỏi cái đèn xanh đỏ ở đằng kia là gì đó, mày mà không nói bố cho đi tù mọt gông nhá!

    Anh Cyclo điềm tĩnh buông tờ báo tiếng Anh cầm trên tay xuống trả lời: Dạ, ở đây đèn xanh là dân người ta qua đường…

    Hắn nghe xong, buông cổ áo anh Cyclo xuống, đẩy mạnh một cái. Ðèn đỏ, hắn bắt đầu đi. “Bố là cán bộ, phải khác bọn dân đen chứ lị!”

    Du Uyên


    Nguồn:https://baotreonline.com


              
Trả lời

Quay về “Thời luận - Xã luận - Phiếm luận - Tạp ghi”