Nói Chuyện về Hồi Giáo

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Nói Chuyện về Hồi Giáo

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nói Chuyện về Hồi Giáo





    • “Ta có thể ghét bỏ một con người, nhưng ta không thể ghét bỏ cả một dân tộc
      “Ta có thể coi rẻ một kẻ theo đạo nào, nhưng ta không thể coi rẻ cả một tôn giáo”.


    Lý do:
    Một dân tộc (tỷ dụ theo Hồi Giáo) ta không thể coi là họ không biết gì, khi mà dân tộc đó đã chiếm và thống trị Đông Âu trong suốt 600 năm (Thổ Nhĩ Kỳ – The Ottoman Empire)

    Một tôn giáo không thể coi là ngu dốt, khi mà tôn giáo đó có 1.8 tỷ người theo (1/4 dân số thế giới, trong đó có những nước khá văn minh như: Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Ai Cập…) vậy 1.8 tỷ người này không thề là ngu dốt hết”.

    Đọc bài của ông “Tawfik Hamid” dưới đây, người tự nhận là một người Hồi Giáo chân thực, ta tự hỏi ông ta chân thực tới mức nào? Hầu hết những điều ông ta nêu ra đều phản ảnh quan điểm và tầm nhìn của ông ta về khối Hồi Giáo cực đoan (Taliban, ISIS (tức là ISIL hay là Daesh)). Nhóm này chủ trương kích động bạo lực và thù ghét những người không phải là Hồi Giáo (đúng như lời ông “Hamid” mô tả). Nay như ta biết: nhóm này nay đã bị chính những dân tộc Hồi Giáo: Afghanistan, Iraq, Syria… với sự trợ giúp của Mỹ và Nga, tiêu diệt và gần như xóa sổ trên bản đồ thế giới. Vậy những luận điệu của ông này (Tawfik Hamid) làm cho ta tự hỏi: ông ta có đích thực là người Hồi Giáo hay không? (vì nếu là Hồi Giáo thì ông ta phải biết phân biệt người lành và kẻ cướp) hơn nữa, đọc những gì ông ta viết, ta thấy ông ta có đích thực là một “Tín đồ Hồi Giáo chân thực” (như ông ta tự xưng), hay là một anh “white supremacist” đội lốt Hồi Giáo để khơi dậy lòng căm thù tôn giáo?





    • (Green color) Countries and members of the Organisation of Islamic Cooperation where sharia plays no official role in the judicial system.
      (Yellow color) Countries where sharia plays a role in adjudicating personal status issues (such as marriage, divorce, inheritance, and child custody).
      (Violet color) Countries where sharia plays a role in adjudicating personal status issues as well as criminal cases.
      (Orange color) Countries with regional variations in the application of sharia.


    Nay trước khi bàn một tiểu luận về Hồi Giáo, ta nên xác nhận 2 điều:

    Thứ nhất: đám Hồi Giáo cực đoan (Taliban, Daesh…) là những kẻ mà người Hồi Giáo bình thường coi là giặc cướp. Điều này cũng ví như chuyện bọn Mafia ở Mỹ bị người Ý ở Mỹ coi là băng cướp vì đã làm ô danh họ.

    Thứ hai: ta nên phân biệt “Luật Hồi Giáo” (Sharia Law) là luật được làm ra từ thế kỷ thứ 8, và luật quốc gia (National law) là hai thực thể khác biệt trong những nước Hồi Giáo. Lật National law của các nước Hồi Giáo chịu ảnh hưởng của luật Tây phương. Ngày nay chỉ có một số nhỏ các nước Hồi Giáo áp dụng Sharia law mà thôi (xin đọc ở dưới). Điều này cũng tương tự như luật “Canon Law” là luật cổ của đạo Chúa: phần lớn các nước Tây phương đều theo đạo Chúa, nhưng nước nào cũng có đạo luật quốc gia riêng của họ và những luật quốc gia này không phải là Canon Law

    Vậy xin trở lại với tiêu đề “Hồi Giáo” và những điều về Hồi Giáo làm cho ta khó chịu nhất:

    Thứ nhất: Luật Sharia (Sharia law): vậy hiện tại những nước Hồi Giáo nào áp dụng luật Sharia?
    Trên đây là bản đồ của Wikpedia về những nước Hồi Giáo nào áp dụng luật Hồi Giáo Sharia. Ta thấy một số rất lớn các nước Hồi Giáo không áp dụng luật Sharia hay là luật Sharia có ảnh hưởng trong các nước này, nhưng chỉ liên can tới vấn đề cá nhân như: hôn nhân, ly dị, thừa kế, và quyền giữ con (sau khi ly dị), đó là các nước: Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Algeria, Lybia, Ai Cập v.vv) (xin coi những nước tô màu xanh lá cây và màu vàng ở trên). Ngay cả tại một số nước áp dụng luật Sharia (tô màu tím và màu vàng da cam), thì hình phạt khắc nghiệt nhất là Hudud (chặt tay hay ném đá cho tới chết) cũng ít khi được áp dụng và nếu có được áp dụng thì hầu hết cũng được chuyển hóa thành một hình thức trừng phạt khác. Lý do là theo luật Sharia, kẻ có tội phải nhận tôi trước khi áp dụng Hudud. Điều này như ta thấy là rất khó xảy ra. Ngay tại các nước Tây phương ta thấy có bao nhiêu kẻ ra tòa mà nhận tôi? hay là hầu hết đều than là vô tội ngay cả trước khi lên ghế điện?

    Thứ hai: Chuyện đa thê của đàn ông Hồi Giáo
    Ta thấy hầu hết các nước theo Hồi Giáo nay cấm chuyện đa thê (như Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia…), một số khác giới hạn chuyện đa thê (như Jordan, Syria, Morocco…), nhưng người đàn ông muốn lấy thêm vợ phải có giấy bằng lòng của người vợ đã cưới thì tòa mới cho lấy thêm vợ. Và ngay cả khi người vợ không bằng lòng và người chồng vẫn lấy thêm vợ, thì người vợ có quyền nộp đơn xin ly dị và chia tài sản. Chính vì chuyện này nên tỷ số đa thê của đàn ông Hồi Giáo rất là thấp: tỷ dụ tại Indonesia (là một nước theo Hồi Giáo) thì tỷ số đa thê của đàn ông là 1%.

    Thứ ba: Chuyện cầu nguyện 5 lần trong mỗi ngày
    Trong 5 lần cầu nguyện mỗi ngày của người Hồi Giáo, thì 3 lần không phải là vào giờ làm việc (lúc mặt trời mọc, lúc mặt trời lặn và ban đêm). Còn lại 2 lần cầu nguyện rơi vào giờ làm việc là khoảng giờ ăn trưa, và xế trưa. Đối với các bác sĩ Hồi Giáo cùng làm việc với tôi ở nhà thương trước đây, tôi không hề bao giờ thấy những ông bà này cầu nguyện trong lúc làm việc tại nhà thương. Hỏi ra thì họ nói là họ có thể dời giờ cầu nguyện vào lúc nào thuận tiện cho họ. Ta cũng thấy rất nhiều công nhân Hồi Giáo làm việc cho các hãng xưởng ở Úc đã xắp xếp với chủ nhân của họ về giờ cầu nguyện (vào giờ ăn trưa, và giờ uống trà & ăn bánh (teatime)), do đó từ bao lâu ta chưa hề thấy có chuyện đụng độ nào tại Úc giữa chủ nhân và công nhân Hồi Giáo về vấn đề này.

    Thứ tư: Vấn đề ăn mặc của phụ nữ Hồi Giáo: Hijab (khăn che đầu), Nijab (che khắp người trừ 2 con mắt), Burqa (che khắp người và che cả mắt bằng vải thưa).
    Ngày nay, ngoại trừ xứ Iran và tỉnh Aceh ở Indonesia, thì các nước khác (Hồi Giáo hay không Hồi Giáo) đã ban hành lệnh cấm mặc khăn che khắp người hay che mặt nơi công công, hoặc là chỉ cấm burqa, nijab hay là cấm hết.

    Theo suy nghĩ của người viết, nếu ta tôn trọng tự do dân chủ, thì chuyện phụ nữ người ta ăn mặc như thế nào là chuyện của người ta. Ta không phản đối vào mùa hè, ở vùng biển, các cô Tây phương mặc đồ hai mảnh (bras và slip) đi ra ngoài phố, thì tại sao ta lại phản đối người phụ nữ che kín từ đầu tới chân?
    Một vài suy nghĩ

    Tôi nghĩ rằng đa số chúng ta đã có ít​ nhất một hai lần gặp những cảnh như: trên con đường có 2 lanes xuôi ngược có 2 anh dáng người Trung Đông đậu xe song song ở giữa đường để nói chuyện với nhau làm cản trở tất cả các xe chạy ở cả hai phía; hay là cảnh hai anh Trung Đông thăm nhau vào lúc nửa đêm và khi ra về thì bóp còi xe inh ỏi để tam biệt nhau làm cho cả phố thưc dậy (dù việc này mấy năm nay ta ít khi thấy) v.vv

    Tất cả những chuyện này làm cho ta mất cảm tình với người Trung Đông, nhất là Hồi Giáo. Nhưng có lẽ ta nên suy nghĩ lại: có phải tất cả mọi người Trung Đông, Hồi Giáo đều cư xử như vậy hay chăng?
    Bản thân tôi đã du lịch qua khá nhiều nước theo Hồi Giáo. Những nước mà tôi ở lại lâu nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Morocco. Tại tất cả các nước này, tôi thấy người ta làm ăn lương thiện và khá lịch sự. Đặc biệt là ta có thể đi chơi đêm tại Casablanca, Istanbul, Amman… mà cảm thấy cũng bình yên như đi chơi đêm tại Sydney hay Paris: cũng những quán nhạc về đêm, trai thanh nữ tú (không có khăn trùm đầu) ngồi trong những quán cóc hay quán cafe vui đùa trong tiếng nhạc Tây phương.

    Có 2 điều mà tôi ghi nhớ là:

    Thứ nhất: trái với suy nghĩ của chúng ta là các xứ Hồi Giáo đều cấm rượu. Tuy nhiên tôi thấy rượu được bán ê hề tại một số siêu thị, liquor shop và một số khá nhiều nhà hàng.

    Thứ hai: dù rằng đi chơi trong những khu chợ chật ních người qua lai tại các nước Hồi Giáo, nhưng trong đoàn du lịch của tôi, không thấy có ai than phiền là bị móc túi hay giật đồ. Trái lại khi du lịch tại Âu châu, bản thân tôi rất nhiều lần bị móc túi ở Ý, Pháp, Đức.

    Nay ta nên nhìn lại một vài điều:

    Ta theo và luôn nhắc lại những lời răn của Phật, Chúa là thương yêu, bao dung. Vậy ta có thể bao dung nổi một tôn giáo (là Hồi Giáo) hay một dân tộc (theo Hồi Giáo) hay chăng? Nếu không thì ta nói chuyện bao dung làm chi?

    Trong thế chiến thứ hai, Đức Quốc Xã và Hitler đã lợi dụng sự ghét bỏ của người Đức đối với người Do Thái, và thổi phồng lên trở thành lòng căm thù Do Thái- tới mức mà một số người Đức lúc đó tin rằng người Do Thái là sâu bọ, họ (người Đức) có thể đập chết giống người này như ta giết loài côn trùng mà thôi. Từ đó có những thôn xóm, dân Đức đánh chết người Do Thái bằng búa hay gậy… và đưa tới chuyện Holocaust: 6 triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết trong các lò hơi ngạt. Nay chuyện một số trong chúng ta không ưa Hồi Giáo- vì những lý do mà theo tôi nghĩ rất là bề ngoài. Nay ta có thể để người ta (nhất là bọn kỳ thị chủng tộc) thúc đẩy để ta trở thành những quân bài của chúng hay chăng?
    Châm ngôn người viết là: “như một con người, ta được quyền sống, được hưởng tự do (cho bản thân ta), và được mưu cầu hạnh phúc (cho chính ta)” (phỏng theo lời của Thomas Jefferson). Vậy tai sao ta không tôn trọng chuyện người khác được sống, được hưởng tự do (theo tôn giáo của người ta) và được mưu cầu hạnh phúc (được sống theo điều mà người ta ước muốn)?


    Vũ Ngọc Tấn
    Sydney, 19 August 2019


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Trả lời

Quay về “Thời luận - Xã luận - Phiếm luận - Tạp ghi”