Trang 2/6

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ tư 16/05/18 11:24
bởi Bạch Vân
  •           


    Lấy chồng ngoại quốc






    Từ thời Pháp thuộc, phụ nữ VN lấy Pháp được gọi là lấy Tây, thời chiến tranh, lấy Mỹ vẫn được gọi chung là lấy Tây (Tây phương, Âu Mỹ). Và cho đến bây giờ, phụ nữ VN miễn lấy người ngoại quốc cho dù người Trung Đông hay gốc Phi thì cũng gọi chung là Tây. Còn chồng Á Đông thì phân biệt rõ: người Hàn, người Mã Lai, người Nhật Bản, Trung quốc…

    Ngày xưa, vì “Tây” chỉ giới hạn Pháp và Mỹ, phụ nữ lấy Tây nhiều khi bị thành kiến xã hội đè nén, không phân biệt những trường hợp khác nhau nhưng những năm sau này khi VN mở cửa, người ngoại quốc đến VN nhiều cũng như người trong nước ra ngoài nhiều: đi du học, xuất khẩu lao động hay du lịch, phụ nữ VN có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với nam giới ngoại quốc nên nhiều mối tình, nhiều cuộc hôn nhân dị chủng đã diễn ra. Thành kiến tuy vẫn còn nhưng nhẹ hơn trước kia rất nhiều.

    Sở dĩ lấy chồng Tây bị thành kiến vì đa số các cuộc hôn nhân này căn bản vì tiền chứ không đặt nặng tình yêu.

    Từ nhiều năm nay, cuộc sống khó khăn kéo dài mờ mịt không lối thoát, không hy vọng về tương lai khiến nhiều cô gái miền quê hướng tới những vùng đất hứa xa vời. Không học vấn, không nghề nghiệp chuyên môn, không tiền bạc, bởi vì ngay cả muốn đi xuất khẩu lao động cũng cần tới số tiền lớn hàng trăm triệu đồng để đóng thế chân, lo liệu đủ loại giấy tờ để làm những công việc nặng nhọc mơ hồ: làm nông, giúp việc nhà… thì các thôn nữ cảm thấy cách duy nhất rút ngắn nhanh nhất con đường xuất ngoại là mang thân mình đi lấy chồng. Ở thời buổi ngày nay, khi các tiêu chuẩn công dung ngôn hạnh không còn quá khe khắt và cò môi giới đầy dẫy tìm đến tận nhà vẽ ra bao viễn ảnh tươi sáng thì việc ấy càng trở nên dễ dàng như mua bán mớ rau con cá.

    Các cô gái mơ mộng ngày được bước chân tới những xứ sở với khung cảnh và con người lãng mạn mà họ chỉ nhìn thấy trên màn ảnh. Thậm chí có cô gái muốn lấy chồng ngoại quốc chỉ để một lần trong đời được ngồi lên máy bay, được đi ra phi trường và biết cảm giác ngồi trên ghế máy bay thế nào. Hố cách biệt giữa thành thị và thôn quê ngày càng sâu rộng trong khi cùng lúc, TV, Internet đẩy thế giới ảo lại gần hơn, gần tới mức dường như trên mặt kính, mọi người có thể chạm tới nó…

    Không lạ khi suốt những năm qua, khoảng hai chục năm nay, tình trạng lấy chồng ngoại quốc diễn ra ồ ạt. Có thời gian dư luận dậy sóng ồn ào, có vẻ phong trào chựng lại một chút nhưng thật ra không giảm đi mà chỉ lắng xuống và vẫn tiếp tục một cách êm ả, có bài bản hơn. Xem chừng có cầu ắt có cung, tình hình lấy chồng ngoại quốc khó mà thoát khỏi quy luật này.

    Người đi trước thành thạo dắt người đi sau. An Bằng (Huế) nổi tiếng có khu nghĩa trang nguy nga nhất nước toàn những lăng mộ tráng lệ xây dựng theo kiểu cung đình, là một trong những nơi được mệnh danh là làng lấy chồng ngoại. Trước kia, con gái làng lấy chồng Hàn quốc nhưng sau này chuyển sang lấy chồng ở các nước Âu Mỹ. Có nhiều lối để các cô sang ngang. Thông thường là qua email, chat, qua các trang tìm bạn bốn phương trên Net, nhờ người thân ở ngoại quốc mai mối… Bởi vậy các mục tìm bạn ở báo nước ngoài luôn có những dòng chữ tìm kiếm bạn đời cho chính mình hay cho người thân con cháu trong nước… Gặp nhau chớp nhoáng, lấy chớp nhoáng để đi chớp nhoáng. Đi xong lại tím người giới thiệu tiếp cho chị em họ hàng còn ở lại. Đ1o là cách lấy chồng ngoại khá an toàn vì không sợ qua đám cò lừa đảo.

    Tiểu Bàng (Hải Phòng) cũng là ngôi làng lấy chồng ngoại. Ở đây không chỉ thiếu nữ đang tuổi cập kê mà ngay cả phụ nữ đã lập gia đình cũng kiên quyết ly dị chồng, bỏ con cái để tìm tới những người chồng xa lạ về ngôn ngữ, văn hóa như một lối thoát trong tầm tay cho cuộc sống bế tắc. Các lò luyện cô dâu mọc lên như nấm để dạy ngoại ngữ, nấu ăn và văn hóa cấp tốc cho các cô dâu tương lai. Các công ty môi giới hoạt động rộn rịp chứ không lén lút chút nào bởi đây được coi là một dịch vụ công khai chẳng hề lừa gạt. Vì con gái toàn lấy chồng xa cả, trai làng trở nên ế vợ, lại phải mất công lùng sục tìm vợ nơi khác. Nhiều vụ ẩu đả xảy ra giữa trai làng và những nhóm người tìm cô dâu xuất ngoại khiến sau này, các cuộc môi giới phải diễn ra ngoài làng.

    Nha Mân (Đồng Tháp) vốn nổi tiếng là miền gái đẹp vì từng là nơi trú chân của chúa Nguyễn ngày xưa, tương truyền trên đường bôn tẩu đã để lại nhiều cung tần mỹ nữ sản sinh ra những lớp hậu duệ mà ca dao phải ghi nhận: Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân. Phong trào lấy chồng ngoại như cơn sóng dữ lan đến vùng đất hiền hòa này. Sau này, gái đẹp chẳng còn mấy vì vừa đủ lớn đã bỏ lên thành phố, lấy chồng Đài Loan, Hàn quốc, Trung Hoa… Đám cò trong đường dây lấy chồng ngoại ở giữa ăn hoa hồng khá cao nên tích cực len lỏi xuống miền quê săn gái. Mục đích lấy chồng ngoại của các cô thường là để có chỗ gửi thân an phận và nhất là “trả hiếu” cho cha mẹ, trả nợ, cất căn nhà khang trang cho cha mẹ ở và tiền bạc gửi về lai rai là các cô mãn nguyện.

    Xã Tú Sơn (Hải Phòng) có hàng ngàn cô gái lấy chồng ngoại. Những nơi đó được coi là… phát triển khi nhà tầng mọc lên san sát và người dân sống rủng rỉnh mà chẳng phải động tay động chân làm việc. Bộ mặt nơi tgho6n ổ thay đổi đáng ngạc nhiên. Quan điểm trọng nam khinh nữ hoàn toàn sai lầm trong những trường hợp này. Hầu hết các gia đình khi nhận được quà cáp của con gái gửi về, sau khi cất nhà mua xe thì không hề nghĩ tới chuyện làm ăn buôn bán sản xuất mà thường chỉ ở không ăn chơi hay bài bạc, chẳng thèm để ý con gái sinh sống ra sao nơi xứ lạ quê người, có công ăn việc làm còn đỡ đôi chút chứ những cô gái chồng nuôi, đồng tiền khó khăn gửi về cha mẹ không biết xót.

    Hôn nhân bấp bênh như vậy nên tan vỡ là việc không tránh khỏi. Các cô gái ôm con trở về quê. Từ đó lại xuất hiện lớp con lai.

    Vùng cao cũng không thoát khỏi cảnh này. Nạn trai thừa gái thiếu khiến những người đàn ông TQ tìm tới phụ nữ VN tại những tỉnh sát biên giới ngày càng tăng. Bản Ang (Nghệ An) cũng như các huyện miền Tây Nghệ An, nhiều phụ nữ, vừa bị lường gạt mang bán, vừa tự ý sang TQ lập gia đình khi thoát khỏi TQ hoặc sinh con gái bị bạc đãi, mang con về quê hình thành nên làng con lai.

    Cù lao Tân Lộc (Cần Thơ) là nơi nhiều cô dâu lấy chồng Đài Loan tới nỗi được gọi là đảo Đài Loan. Dù sao cơn sốt lấy chồng Đài Loan ở đây cũng giảm nhiều. Lý do là đi nhiều tới mức không còn mấy thiếu nữ ở đây nữa. Ngược lại số con lai ở đây lại tăng lên từ những cuộc hôn nhân tan vỡ. Cần Thơ có hơn bảy trăm con lai nhưng hầu hết những trẻ này lại không có quốc tịch VN. Vì thế chúng không thể đến trường và phải đợi ít nhất đến năm mười tám tuổi mới có thể làm giấy tờ. Thủ tục khai sinh và ly hôn rắc rối đến nỗi nhân viên hộ tịch phải lắc đầu than đành chịu thua, không thể giải quyết được.

    Những trẻ này thường sống với ông bà ngoại vì người mẹ sau khi trở về VN, tức là lại trở về khởi điểm đầu tiên là con số không. Do quen cuộc sống ở nước ngoài và cuộc sống miền quê vẫn khốn khó không có gì thay đổi nên hầu hết bọn họ, sau khi gởi con nhỏ cho cha mẹ, lại tìm đường trở ra ngoại quốc kiếm sống hay tìm cơ hội bằng cách tái hôn lần hai. Với chồng mới, con mới, công việc mới, họ gởi vế ít tiền nuôi con coi như xong bổn phận và đi biền biệt không hẹn ngày về. Đứa con lai tại VN chẳng những không cha mà còn mất cả mẹ.

    Ngoại trừ những trường hợp bị lừa gạt để bán sang TQ hoặc sa vào động mại dâm. Còn lại, các cô gái lấy chồng ngoại, thường là châu Á: Hàn quốc, Mã Lai, Đài Loan…lớn tuổi, cộc cằn… vẫn tạm bằng lòng với một mái gia đình yên ổn, không quá cơ cực tối tăm như quê nhà của họ. Một số cuộc hôn nhân đổ vỡ không làm nhụt chí các cô gái. Họ vẫn nườm nượp rủ nhau đi, các cô gái thất bại chỉ cho rằng mình là phần xui xẻo chiếm tỷ lệ không cao nên sẵn sàng thử vận may lần nữa, thậm chí lần ba.

    Làm hôn thú giả là một cách vượt biên an toàn nhưng điều kiện tiên quyết là phải có tiền và nhiều tiền là đằng khác. Bởi vì ngoài số tiền mấy chục ngàn đô trả cho chú rể giả thì còn vô số tiền chi chung quanh. Đó là tiền vé máy bay và ăn ở anh này về VN hai, ba lần, tìm cách gửi tiền đi để anh gửi về lấy hóa đơn. Những chuyến về tổ chức đi chơi nơi này nơi nọ để chụp hình thân mật, ngay cả tìm về quê của anh ta để chụp hình với cha mẹ họ hàng kèm thêm nhiều quà cáp… để mọi việc thuận lợi trôi chảy. Những việc này nhằm khi phỏng vấn để có thể đưa ra những bằng chứng thuyết phục của một cuộc hôn nhân đàng hoàng. Đó là không kể đã tốn kém khá nhiều nên không thể bỏ cuộc giữa chừng. Khi bị từ chối phỏng vấn, gia đình cô gái phải thuê luật sư theo đuổi không mệt mỏi cho tới khi đạt được kết quả cuối cùng.

    Sau này hôn thú giả bị các nước sở tại phát giác nên tốt hơn hết kiếm một anh Tây lấy luôn cho tiện đôi đường. Vừa xong tấm chồng vừa… đỡ tốn tiền!

    Phụ nữ có học thường hướng tới đàn ông Âu Mỹ vì không thích tính gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều nơi nam giới VN. Những cuộc hôn nhân loại này do cân nhắc, hiểu biết nhiều hơn nên ổn định, ít rủi ro hơn các cuộc hôn nhân theo phong trào với đàn ông châu Á. Tuy nhiên số này chiếm ít, không đáng kể.

    Nếu cuộc sống không quá nghèo khó, các cô gái sẽ không liều mình bỏ nhà đi xa nhưng tới khi nào nền kinh tế trong nước vẫn còn trì trệ, nhất là miền quê, thì việc gái quê lấy chồng ngoại với những hệ lụy kéo dài, có lên án cách mấy, trước mắt, vẫn khó thể ngăn chặn.

    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ tư 23/05/18 07:05
bởi Bạch Vân
  •           

    Hongkong bên hông Chợ lớn







    Tâm lý chung của mọi người là muốn dùng hàng hóa vừa đẹp vừa tốt của những nhãn hiệu nổi tiếng, tin cậy nhưng hầu hết túi tiền không cho phép mọi người mua sắm những loại hàng ấy. Vì thế nhiều người đành bằng lòng mới những món hàng trông giống như… hàng tốt nhưng rẻ hơn.

    Rẻ hơn đương nhiên xấu hơn. Bao giờ cũng tiền nào của nấy.

    Hàng hiệu uy tín lâu năm bảo đảm giá trị không thay đổi. Với số tiền bỏ ra để có được món hàng không hề rẻ, hàng hiệu còn làm tôn giá trị, khẳng định đẳng cấp của người dùng nó. Vì thế hàng nhái xuất hiện khắp nơi nhằm cung ứng cho người tiêu dùng khao khát món hàng có vẻ ngoài hao hao như món hàng mà họ thực sự ao ước nhưng không thể sở hữu.

    Bất cứ thứ hàng nào trên đời này cũng đều có thể làm giả để đáp ứng cho nhu cầu hào nhoáng ấy.

    Việc làm giả ngày càng tinh vi, hùng hậu. Không hề lúi xùi dấu diếm trong góc bếp, ngoài cánh đồng hoang… như nấu rượu lậu ngày xưa mà là công ty, xí nghiệp đàng hoàng sản xuất và ngang nhiên quảng cáo rầm trời.

    Bởi vậy khi Quản lý thị trường bắt tận tay lô mỹ phẩm giả trị giá mười một tỷ đồng, lúc đó mới tung tóe bộ mặt thật của bà hoa hậu “Quý bà châu Á” – giám đốc công ty mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiếm lời nửa tỷ mỗi tháng. Công ty này chuyên sản xuất và bán hàng nhái, kem trộn sản xuất ở VN nhưng vẫn ghi xuất xứ từ Hàn quốc, Tân Tây Lan, theo hình thức đa cấp, chiết khấu khủng và mời các người mẫu, hoa hậu, diễn viên nổi tiếng quảng cáo chứ không đùa.

    Đó là mỹ phẩm được tiêu thụ ngay Saigon là nơi nhiều khách hàng sẵn tiền chứ đi xa hơn, xuống các tỉnh hoặc thâm nhập giới phụ nữ bình dân thì thị trường mỹ phẩm trở nên càng bát nháo lộn xộn. các cửa hàng mỹ phẩm kiêm làm đẹp dạo chuyên đắp mặt nạ, kem trộn làm trắng da… chứa trong các hũ, chai lọ… không nhãn mác. Rất lạ là khách hàng tin ngay và móc hầu bao không ngần ngại, chẳng cần kiểm tra có thật Hàn quốc, Nhật bản không.

    Hàng nhái thường được giới thiệu là hàng xách tay, tức là không chính thức nhập cảng mà được giới thiệu là quà biếu, khách du lịch hay hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không xách tay về… nên không chịu thuế. Vì thế rẻ hơn hàng ngoài thị trường rất nhiều. Nghe thế ai mà không ham nhào đầu vào mua.

    Quần áo, giày dép… đứng đầu mặt hàng nhái thông dụng. Dây lưng Levis, túi xách Hermes, đồng hồ Rolex…nếu không sắm nổi theo kịp thời trang thì xài đỡ hàng fake vẫn thấy sung sướng như thường. Khá nhiều người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng VN, mặc dù lợi tức rất khá nhưng vẫn bị tố cáo dùng hàng nhái. Điển hình túi Himalayan Hermes trị giá 65.000 USD được các mỹ nhân Việt đứng cạnh chụp hình, đua nhau xách đi chợ Bến Thành, không biết ăn quà vặt hay mua rau mới ghê chứ. Mới đây một đoạn clip đăng trên mạng cho thấy một thanh niên đi Air Jordan 1 phiên bản hợp tác sản xuất với nhà mốt Off-White thì bị một nhóm ba thanh niên khác đi ô tô ngang qua nhìn thấy, dừng xe lại, hai người giữ chân giữ tay cho người thứ ba rút đôi giày của nạn nhân rồi tháo chạy. Tuy nhiên sau khi mang tới một cửa hàng để thử, cả ba thanh niên thất vọng bỏ đi vì đôi giày vừa trấn lột té ra là hàng fake.

    Nhắc tới chợ Bến Thành mới nhớ ngôi chợ ở trung tâm thành phố, gần bến xe buýt, chỗ mua bán thuận tiện cho khách mua hàng trong và ngoài nước, cũng là nợi tập trung đủ mọi loại hàng hóa thượng vàng hạ cám… Từ bộ áo dài may sẵn, bộ tóc giả, bức tranh sơn mài đến lọ mắm ruốc, bánh chưng, lạng thính rang… đều có sẵn.

    Tưởng chừng một nơi “gần mặt trời” như vậy thì hàng hóa bày bán phải rõ ràng, minh bạch nơi xuất xứ để khách mua hàng còn chứng minh khi mang lên máy bay đi khắp thế giới và được dòm ngó thường xuyên. Thế nhưng khi bất ngờ kiểm tra thì Quản lý thị trường mới “bất ngờ” phát hiện hàng ngàn loại hàng hóa như đồng hồ, mắt kính, túi xách… đều là hàng giả. Ngay cả Việt kiều về nước cũng tìm đến đây để mua hàng giả. Bởi hàng giả nhái y như thật, không kém chút nào, chỉ có chuyên môn đưa lên săm soi dữ lắm mới phát giác ra. Cho nên Việt kiều khi về nước, xuống dưới quê làm quà bằng cả rổ điện thoại cũ không xài nữa thì khi đi, cũng ôm theo một mớ đồng hồ giả về bển làm quà cho con nít!

    Quần áo, ví, túi, đồng hồ… là loại hay bị làm giả nhất. Nếu không phải là tay chuyên chơi hàng hiệu thì chỉ cần cái nhãn giơ ra cho mọi người thấy là đủ lòe, ai mất thời giờ đi soi làm chi. TQ được coi là thiên đường hàng nhái của thế giới. Và trong đó, Quảng Châu, Thượng Hải lại là thiên đường hàng nhái của TQ copy những món hàng nổi tiếng nhất thế giới với độ tinh xảo bất ngờ rồi mang đi bán sỉ giá rẻ lại cho các cửa hay bán lẻ ngoài vỉa hè hàng khắp thế giới.

    Thật ra hàng giả có hai loại. Hàng copy giống thật đến 90%, còn hàng nhái thì lem nhem hơn. Dù sao người sản xuất cũng có lương tâm (!) bằng cách lấy tên na ná chứ không đúng tên chính hãng. Hầu hết các thương hiệu lừng danh đều có vài ba cho đến hàng chục bản sao na ná. Ví dụ giày Converse có ít nhất vài kiểu như Cnoverse, Cnovesre, Convesre… Thật là soi kính lúp lên mới rõ.

    TQ lại sát ngay VN nên hàng giả TQ tràn qua VN không biên giới. Quần áo, dây lưng, giày dép mang mác Dolce&Gabbana, Gucci Valentino, D&G… bán đầy dẫy ở VN. Chắc sợ mua sắm ở trong nước bị bắt gặp nên một cô người mẫu VN nổi tiếng chơi hàng hiệu đã bị bắt gặp đeo khẩu trang kín mít đi dạo shop hàng fake ở Quảng Châu và khi khác, một bộ đồ kiểu cọ mặc trên người được cô thành thật khai báo là chỉ có chiếc áo hàng hiệu thôi, còn váy do cô tự may bắt chước kiểu chứ không phải mua ngoài đường nên không liệt nó là hàng fake!

    Nhóm du khách miền Nam đi chợ ở Lạng Sơn rẽ ra nhiều hướng khác nhau. Giá một chiếc Iphone 8 chính hãng giá hơn hai mươi sáu triệu nhưng trong nhấp nháy, một bà hí hửng khoe:

    -Tôi mới mua cái Iphone 8 chính hãng giá hai triệu rưỡi ở tiệm đằng này.

    Ông nọ xỏe tay một chiếc y chang, trả lời ngay:

    -Tôi cũng mới mua giá một triệu tám ở tiệm đàng kia.

    Bà điên máu, đùng đùng xách chiếc điện thoại quay lại cửa hàng đòi bớt. Bớt sao được khi đã xách món hàng ra khỏi cửa.

    Ngay cả các cửa hiệu franchise (nhượng quyền thương hiệu) tại Việt Nam, do bị áp lực doanh số từ các công ty mẹ nên đành trộn hàng giả vào bán cùng để đạt doanh thu. Hễ trộn hàng giả đương nhiên cửa hàng không thể cung cấp giấy hoàn thuế cho khách mua ngoại quốc. Vì vậy mà một vụ hàng Gucci chính hãng trộn hàng HongKong đã bị vỡ lở cách đây mấy năm.

    Không phải chỉ nước láng giềng mới làm hàng giả. VN cũng tỏ ra khá khéo tay trong lãnh vực này. NHìn đâu cũng thấy hàng giả cho kịp người ta.

    Kiểm tra cây xăng ở Nghệ An, có tới 11/12 mẫu xăng của bảy doanh nghiệp kém chất lượng, trong đó có hai mẫu xăng chưa đến 50% nguyên chất. Vừa qua dư luận xôn xao vì một cơ sở sản xuất thuốc ung thư từ bột than tre tung ra tiêu thụ khắp nơi. Một cơ sở ở Hải Phòng chuyên sản xuất vitamin và mua bán thực phẩm chức năng cho trẻ em đường hoàng dán nhãn hàng ngoại. Tại Bình Dương, một thanh niên đã pha rượu rẻ tiền và phẩm màu thành rượu Chivas Regal bán cho quán bar và đại lý. Hèn chi các gánh ve chai vẫn thu mua chai rượu cũ và đường Võ thị Sáu (Hiền Vương) nổi tiếng vì có các tiệm chuyên mua bán chai rượu cũ. Có mối mua chai, đóng nắp rồi mua thêm tem chống hàng giả dán vào. Cứ thế mà sản xuất rượu giả làm giàu nhanh chóng. Tương tự, Long An bán gạo thường nhưng đóng bao bì gắn mác “gạo sạch”.

    Ở SG, hàng hiệu rẻ mạt. Đồng hồ Rolex thật sự từ ba đến mười lăm ngàn đô một chiếc, chỉ bán với giá một trăm, áo Lacoste, Holiter… giá từ 50 – 200 USD bán 120.000 đồng… Chẳng phải khó khăn gì để mua những món hàng này. Chợ Bến Thành, Tân Bình, An Đông Plaza, Saigon Square…bán đầy, mua bao nhiêu cũng có.

    Thật ra hàng giả, hàng nhái là chuyện cũ xì ở xã hội. Từ lâu đã có câu “Hongkong bên hông Chợ Lớn” chứ đâu phải mới đây. Là… chuyện thường ngày ở huyện!!! Chỉ lâu lâu bỗng nhiên thấy um xùm vài chuyện làm… điển hình. Rồi như cóc bỏ dĩa chứ làm sao dẹp hết được.

    Bởi kinh doanh hàng giả một vốn bốn lời. Một là từ TQ, HongKong tuồn về, hai là tốn công mua nguyên liệu từ các công ty gia công cho nước ngoài về, rồi thuê nhân công nhái mẫu của các hãng nổi tiếng, giống như rượu giả, nhãn mác mua từ chợ Tân Bình dán vào là xong.

    Đặc biệt nguyên làng làm hàng giả. Đó là làng La Phù (Hà Nội) nổi tiếng sản xuất hàng trăm thương hiệu bánh kẹo nhái. Kofeko nhái kẹo Kopiko của Indonesia, Damisa nhái bánh Danisa của Đan Mạch, Custard nhái thương hiệu Custas của Hàn quốc… Chẳng những tên gần giống mà ngay cả hình thức bao bì cũng y chang luôn. Đây là những thương hiệu uy tín tới mức mặc dù người ta biết rõ mười mươi hàng giả, nhưng do giá rẻ, phù hợp túi tiền, vẫn thích mua chúng hơn là một nhãn hiệu mang tên VN vốn chuyên sản xuất những loại hàng hóa xoàng xĩnh! Có vẻ khách tiêu dùng bằng lòng với việc tự lừa dối mình khi bỏ ra một số tiền nhỏ để mua ảo tưởng về một món hàng có giá trị lớn. Ngoài ra còn nhiều nơi khác. Thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Phúc) chuyên buôn bán thực phẩm, đồ gia dụng… là nơi trung chuyển hàng giả từ Tàu từ Lào Cai, Lạng Sơn… đi khắp nơi, nhất là miền núi phía Bắc.

    Ngay cả thương hiệu lớn, nổi tiếng của VN trong nhiều năm qua như Khải Silk tưởng chuyên bán lụa là VN, té ra những chiếc khăn cao cấp mang chất liệu polyester chứ không có chất lụa và toàn bán lụa TQ đội lốt VN suốt gần ba mươi năm qua.

    Hàng giả khiến những người sản xuất trong nước điêu đứng vì không cách nào cạnh tranh nổi, ngành thuế thất thu và các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn mất niềm tin vào thị trường VN.

    Chắc là đành chỉ có thể đổ tại nghèo quá. Mà nói tới nghèo thì hết chuyện bàn tiếp. Thôi thì ngóng cổ đợi tới khi nào dân giàu thì may ra hết nạn hàng giả vậy!

    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ tư 20/06/18 08:07
bởi Bạch Vân
  •           

    Bán hàng cho Trung Quốc





    Ở Đồng Nai thời gian qua, dân chúng thu gom gốc hồ tiêu cả rễ tươi lẫn khô, chứ không phải hạt tiêu, bán cho công ty, công ty này lại bán cho công ty khác nghe nói mang sang TQ làm thuốc bắc. Một cây tiêu mất bốn, năm năm mới cho hạt. Rễ tiêu bỗng bán được giá gây nguy cơ người dân phá bỏ vườn tiêu để lấy rễ mang bán, ai không có vườn thì hấp tấp đào trộm trong cơn sốt rễ tiêu. Rõ ràng khi vườn tiêu tan hoang vườn không đất trống và rễ tiêu chất đống trong kho nằm đó trêu ngươi thì thương lái đã cao chạy xa bay.

    Chuyện này xảy ra thường xuyên. Chỉ lạ ở chỗ nó vẫn cứ lai rai lập đi lập lại suốt những năm qua. Rút kinh nghiệm là một câu người ta nghe và nói mọi lúc mọi nơi nhưng không ai nhớ để thực hành cả. Thử điểm lại việc mua bán các loại hàng hóa kiểu này xem sao.

    Khánh Hòa có người mua gỗ trắc dây giá cao khiến dân chúng, gồm cả thanh niên trai tráng bỏ công việc đồng áng ùn ùn kéo nhau lên rừng chặt trắc dù thân cây mới bằng hai ngón tay, luôn cả gộc cây, rễ non cũng bị đào xới lên cân ký. Gỗ này nếu khai thác hoặc vận chuyển sẽ bị xử phạt hoặc truy tố. Thế mà hết xã này bị cạn kiệt trắc, người ta lại kéo nhau qua xã khác vơ vét cho sạch sành sanh.

    Người dân miền Trung khốn khổ vì âm mưu «3 chữ T» tức là trâm, trắc và tiêu. Trắc và tiêu đã nhắc ở trên. Cây trâm cổ hàng trăm năm ở Quảng Ngãi nổi tiếng vì là loại cây mọc ở đầu nguồn con nước. Bứng nó lên chẳng những khiến các cây con chung quanh chết vì thiếu nước, để bứng bộ rễ cũng khiến hàng loạt cây chung quanh phải bị đốn hạ, kéo nó ra khỏi rừng làm ngả hàng loạt cây khác và những cây ven đường bị bứng làm con đường dễ bị sạt lở. Sau khi thu mua một thời gian xóa sổ được rừng trâm giữ nước thì thương lái TQ cũng lặn mất tăm.

    Vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) có rừng cau bạt ngàn gần chục năm chẳng ai ngó ngàng tới. Tự dưng từ đâu xuất hiện thương lái đến mua cau với giá chót vót gấp ba lần bình thường. Đương nhiên thiên hạ đổ xô chặt cau mang bán. Rủ rê người chặt cau, người luộc cau, hấp cau, người bán cau. Giá tăng kỷ lục khiến cũng như tiêu, người không có cau tìm cách hái trộm cau, đã có người hái trộm bị té cây chết. Người có cau vội vã hái cho rồi kẻo trộm nó xơi. Trái già trái non vặt cho bằng hết rồi sau đó mới từ từ lựa ra. Nghe nói họ làm kẹo bán đi các nước ôn đới.

    Khánh Hòa, Bình Định chỉ mua cau non còn nước mới dễ sấy. Việc mua bán hết sức bấp bênh vì cách đó mấy năm, TQ đột ngột dừng lấy hàng khiến chủ lò có người tồn hàng mấy chục tấn cau, lỗ bảy, tám trăm triệu đồng. Đau nhất là nông dân khi thấy được giá trước mắt đã ồ ạt trồng cau rồi không bán được lại phải lo chặt bỏ.

    Tây nguyên chỉ một mùa chanh dây được giá đã chặt luôn không thương tiếc cả vườn cà phê, cao su mà đã phải mất ít nhất ba, bốn năm mới thu hoạch được.

    Hết khổ vì dưa lại thua vì ớt là hoàn cảnh của nông dân khi phụ thuộc vào mỗi một thị. Chị nông dân Quảng Ngãi có mấy sào ruộng luân canh trồng đủ loại rau màu. Trồng ít nên thu hoạch tới đâu bán hết tới đó. Một năm bỗng ớt trúng mùa trúng giá cao ngất ngưỡng khiến ai nấy mừng rỡ. Chị nông dân chuyển hết ruộng sang trồng ớt. Sau vài tháng, ớt chín sai trái đỏ rực khắp các thửa ruộng, chuyển vị không cay mà đắng nghét trong không khí ảm đạm vì biệt dáng thương lái TQ đến mua. Mà đâu phải chỉ đồng bằng mà từ miền xuôi lên miền núi, nhà nhà đều thi đua trồng ớt, lại là loại ớt sừng trong nước không tiêu thụ. 80% sản lượng chỉ bán qua biên giới nên hậu quả trước sau cũng ngó nhau khóc là không tránh khỏi.

    Ở Tiền Giang, thương lái TQ mua trái khóm cỡ to và còn xanh trên cây. Được giá thì mọi người bán thôi. Chỉ có điều trước nay, khóm bán cho nhà máy nội địa chế biến nước trái xuất khẩu. Việc nhảy vào mua ngang và lại lựa trái to đẹp khiến nguồn nguyên liệu của nhà máy thiếu hụt. Đó là không kể trước đó, thương lái còn đưa ra điều kiện mua khóm đồng thời phải mua thuốc hóa học của họ để thúc trái mau to hơn. Kiểu ăn xổi ở thì ấy mà. Trái nhỏ bỏ mặc tính sao không biết và thứ thuốc xịt vào cây mai mốt thế nào không biết luôn!

    Lợn đang xuất khẩu yên lành thì TQ đột ngột đóng cửa khẩu Lạng Sơn khiến hàng trăm xe tải ứ lại. Một số qua cửa Quảng Ninh, số khác quay đầu lại bán rẻ. Ngày nào cũng có lợn chết do nóng, đói hoặc dẫm đạp lên nhau. Lợn chết thối lập tức có người đến thu mua tận nơi, sau đó tuồn về Hà nội rồi chui thẳng vào hàng ăn quán xá, được gọi là “lợn quay đầu”. Nếu không tài xế kiếm chỗ nào vắng vẻ hất đại xuống vệ đường cho mưa nắng giải quyết tiếp. Vì đây là xuất khẩu tiểu ngạch qua đường biên giới không có hợp đồng ký kết nên hễ một bên muốn mua thì bên kia hối hả tìm hàng cung cấp mà hễ một bên thình lình dừng ngang xương thì bên kia chịu chết đứng. Lợn bán qua TQ thường nặng từ 1,2 đến 1,7 tạ/con trong khi lợn tiêu thụ trong nước không quá 1 tạ/con. Vì thế khi TQ dừng mua thì nội một tỉnh Đồng Nai tồn lại gẩn hai chục ngàn con quá trọng lượng không cách nào tiêu thụ. Các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Sóc Trăng… cùng cảnh ngộ. Thương lái len lỏi vào tận vùng quê khuyến khích dân nuôi lợn mỡ sa mỡ phần càng nhiều càng tốt rồi mau chóng hô biến khiến để lại đàn lợn ục ịch không lò mổ nào chịu nhận.

    Cá sấu ít người nuôi vì khó bán, không phải cá chép, cá lăng, cá hồi… để dễ dàng chế biến món ăn. VN nuôi để lấy da cung cấp cho các xưởng chế tạo đồ mỹ nghệ. Thế nhưng TQ lùng vớt hết cá sấu, mà chỉ cá con, cá giống, không còn con cá sấu nào trong hồ đủ lớn để lấy da làm nguyên liệu. Một số công ty lớn có dự trữ nên lấy ra sản xuất cầm chừng nhưng những công ty nhỏ thì chỉ còn đường đóng cửa. Do thiếu nguyên liệu nên các công ty vuột mất mối làm ăn với các nước lớn như Đức, Nhật… là những thị trường khó khăn lắm mới chen vào nổi.

    Mỗi ngày hàng trăm tấn nông sản qua biên giới nhưng người dân khóc dở mếu dở, và các doanh nghiệp chế biến trở nên điêu đứng vì nguyên liệu chạy sang TQ.

    Riêng người nuôi cá sấu hễ thấy có lời trước mắt là bán ngay và lại hè nhau ào ạt nuôi tiếp. Cá sấu chứ đâu phải cá rô phi, cá điêu hồng…, vốn đầu tư ban đầu khá cao nên khi rớt giá thì thiệt hại lớn, người nuôi lao đao lập tức. Heo, bò, gà, vịt còn bán tháo chứ cá sấu thì thị trường nhỏ hẹp lắm, méo mặt chẳng biết đùn đàn cá sấu đi đâu.

    Các doanh nghiệp Nha Trang chỉ mua được khoảng 40 đến 50% cá, còn thì hàng chục thương lái TQ đổ ra cảng trực tiếp mua đủ loại cá ngay khi tàu về, sơ chế tại chỗ rồi mang đi. Như vậy, các hãng VN sẽ thiếu nguyên liệu và có khi TQ lại xuất khẩu hàng ngược về VN. Đó là trường hợp dừa Bến Tre, dừa khô ồ ạt bán sang TQ trong khi nhiều doanh nghiệp VN phải mua nguyên liệu từ Indonesia về sản xuất. Xứ dừa lại phải đi mua dừa là vậy. Bạc Liêu, Cà Mau, thương lái ồ ạt mua thủy sản, kể cả tôm xấu, tôm bơm tạp chất cũng mua luôn một cách khó hiểu.

    Cùng số phận, nhiều nhà máy trà đóng cửa vì nông dân cắt sạch cả cành lẫn ngọn, lá non lẫn lá già mang bán tuốt tuột.

    Vụ khác dính líu đến môi trường, người dân xã Cấn Hữu (Hà Nội) đi nhặt ốc bươu vàng, không phải bán ốc mà chỉ bán ruột. Tức là đun nước sôi, luộc ốc chín, khều ruột cân ký mang bán. Chuyện kiếm tiền xem chừng dễ dàng nếu không xảy ra việc sau một thời gian, TQ ngưng mua ruột ốc, lần này hậu họa để lại là đống vỏ ốc cao như núi và vô cùng hôi thối vì còn sót ruột trong đó. Làng quê chật hẹp làm gì có bãi rác. Thế là vỏ ốc tràn ngập khắp nơi, ven đường, ven đê, trôi xuống đồng ruộng, lấn cả vào nghĩa địa. Khi trời mưa, người dân lóp ngóp lội trong đống vỏ ốc trôi nổi đến ngang ngực. Thật đúng người ăn ốc, kẻ đổ vỏ.

    Bình Phước xuất hiện cảnh thu mua lá điều khô, lá cây điều rụng xuống thành chất dinh dưỡng cho đất, đồng thời giữ ẩm và hạn chế xói mòn nên hốt lá khô đi có thể làm cây chết. Chẳng biết lá điều khô làm gì nhưng khi bị phát giác, người mua vội vàng mang đi đốt là sao?

    Cứ thoắt ẩn thoắt hiện, vươn mình đến tận làng xã đặt mua ồ ạt rồi chạy làng quỵt tiền thường xuyên xảy ra. Cua, tôm sú, khoai lang, dừa khô… ở Cà Mau, Vĩnh Long, trứng và gia cầm ở miền Tây Nam bộ… từng xảy ra nhiều vụ như thế. Thanh long Bình Thuận không ngoại lệ. Giá cả do thương lái TQ khống chế, muốn tăng hay giảm giá, muốn mua hay không tùy ý. Vì chỉ có một thị trường duy nhất nên bó tay thôi, người dân không còn cách nào xoay sở khác mà cứ tự loay hoay..

    Ví dụ vụ bỏ lúa trồng khoai. Đất ruộng một năm hai vụ lúa, một vụ màu đột ngột chuyển sang khoai hết. Khoai lang Vĩnh Long có nhiều giống nhưng thương lái chỉ chọn một giống. Mới đầu mua củ lớn, sau mua lẫn lộn lớn nhỏ, cuối cùng chỉ thâu củ nhỏ. Vậy toàn bộ củ quá lứa vất đi đâu. Sau này TQ không mua khoai nữa mà chuyển sang thuê đất trồng khoai rồi tự mang xuất cảng. Gia Lai cũng bị thuê đất trồng dưa hấu.

    Mẫu mã, giá cả hàng hóa đều bị thương lái quay như chong chóng, nay thế này mai thế khác. Nhất là việc buôn bán của doanh nghiệp trong nước phải có sổ sách thuế má đầy đủ nhưng thương lái TQ thì không hoặc chỉ thông qua đầu mối người Việt. Đó là không kể hàng hóa VN thu mua rồi đóng gói nhãn mác TQ, đem xuất cảng qua nước thứ ba. Trước đây một công ty kẹo dừa Bến Tre từng sang tận TQ kiện hàng giả nhưng đó là trường hợp hiếm hoi. Thường chẳng ai đủ công sức tiền bạc để theo đuổi những vụ kiện nhiêu khê khó nhọc như vậy.

    Việc buôn bán với TQ nói chung giống nhau. Khi thì họ tranh giành vét hàng bằng mọi giá, trả tiền ngay, dần dần ép giá không mua gây tồn đọng hàng hoặc quỵt nợ. Cuối cùng chỉ có người Việt ôm nợ: Đầu nậu trung gian ôm hàng mang nợ, người dân tự phá hoại ruộng vườn….

    Có thể ra vô số trường hợp trên khắp đất nước với cùng một kịch bản. Chuối Khánh Hòa sửng sốt vì dân TQ tự nhiên… không ăn chuối nữa, khoai mì Long An chết sững trên ruộng. Không món hàng hàng nào không bị dòm ngó kể cả những thứ thoạt nghe rất kỳ quặc: con đỉa và gián bị lùng sục, tận triệt thảo dược: thổ phục linh, mầm thảo quả, đinh lăng, cây cu ly, lá cò ke…, lá mãng cầu xiêm, lá sắn non, hạt mây rừng, móng trâu bò, đuôi trâu, hoa thanh long, xơ dừa, trùng biển, rong mơ… Điển hình giá bốn cái móng bằng một con trâu, người ta thi nhau giết trâu lấy móng tới khi đàn trâu giảm mạnh, nguồn sức kéo trong nông nghiệp bị triệt phá mới ngã ngửa, bán mèo khiến mùa màng bị chuột hoành phá hoại…

    Người mình sản xuất nhỏ lẻ qua quít, buôn bán hám lợi trước mắt, trông cậy vào ăn may. Vào các thị trường đàng hoàng thì không theo nổi các tiêu chuẩn quy củ về hàng hóa, thương mại, lại không có các cơ quan nào hướng dẫn bảo vệ nên chấp nhận đành chới với cuộc chơi kinh tế nhiều dễ dãi và toàn rủi ro này.

    Sài Gòn Cô Nương



    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ tư 27/06/18 11:25
bởi Bạch Vân
  •           

    Trái cây mùa hè





    Trái cây VN nằm trong xứ nhiệt đới nên rất phong phú, các vụ nối tiếp nhau hết quả này đến quả khác thu hoạch suốt năm. Trái cây rộ nhiều nhất vào đầu hè, sau đó vào giữa mùa mưa, nhiều loại trái gặp mưa nhiều sẽ bị úng nước, cuống bị sâu, thịt nhạt…

    Toàn trái cây thiên hạ kêu nóng, ăn nhiều dễ bị mờ mắt và nổi mụt nhọt nhưng không thể bỏ qua vì quá ngon ngọt. Nào là vải, chôm chôm, sầu riêng, mít, bơ, nhãn, bòn bon, dâu da…

    Tùy từng loại. Trái cây lai rai lúc nào cũng có như chuối, nho, thanh long, dứa, dừa… Dưa hấu trước kia chỉ một vụ Tết nhưng nay xuất hiện quanh năm. Chính vụ lẫn trái vụ như cam, nhãn, sầu riêng… Số khác mỗi năm chỉ một vụ như vải, đào, mơ, hồng, bơ, sấu…

    Mùa nào thức nấy. Chỗ nào cũng thấy trái cây bày bán từ trong chợ, siêu thị, shop… ra ngoài đường, trên sạp, trên xe đẩy, trên tấm bạt trải dưới lòng đường… Trái cây đúng vụ vừa ngon vừa rẻ.

    Trái cây rẻ quá nhiều khi cũng chạnh lòng. Biết người nông dân trồng trọt lời lãi ra sao, nhất là những loại cây mỗi năm chỉ thu hoạch một vụ như vải, bơ, chôm chôm… Thỉnh thoảng lại thấy rộ lên phong trào “giải cứu” trái cây. Hết thanh long Bình Thuận cho bò ăn lại qua dưa hấu Quảng Ngãi bị tắc nghẽn ở biên giới đổ đi hàng tấn, Đồng Nai phải đưa ra chiến dịch “chuối nghĩa tình” kêu gọi mọi người mua giúp, cam Hà Giang chín đỏ trên cành, hái thì chất đống vệ đường, bán như cho lái cũng không mặn mà, để thì rụng xuống bỏ, cây thì sốt ruột đợi chăm bón cho mùa tới…

    Mùa hè, quả vải được được ưa chuộng nhất vì vẻ ngoài đẹp, dễ bóc vỏ, thịt ngon ngọt… Vải thiều hột nhỏ, thịt dày và ngọt. Năm ngoái, giá năm mươi ngàn một ký nhưng năm nay rẻ hẳn, chỉ còn một nửa. Lý do TQ vốn là thị trường chính nhưng đã trồng được loại quả này nên ít mua của VN. Thanh long cũng thế, 90% thanh long chở qua TQ nhưng ở đó, người ta cũng đang dần trống được loại trái này. Vào chính vụ, vải xuất qua giảm ba phần tư trong lúc vải TQ lại tràn vào VN. Chẳng những thế mã đẹp, vị ngọt sắc khiến nhiều người cũng muốn ăn thử. Vải vốn là đặc sản nhưng mùa thu hoạch không dài, chỉ độ một tháng mỗi năm, nếu bây giờ dấy lên phong trào “giải cứu” thì kỳ quá nên được âm thầm tiêu thụ giúp qua ngả siêu thị. Hải Phòng vừa hạ giá vừa kêu gọi mỗi công chức mua hai mươi ký vải địa phương mà vẫn còn thừa đầy trên cây.

    Té ra sau thời gian dài quả lệ chi độc quyền thị trường TQ, người TQ đã sang tận Bắc Giang, thủ phủ vải của VN, tìm hiểu cách trồng trọt và trồng thành công, tung ra chẳng những vải, mà còn xoài, lựu… với những ưu điểm nổi trội, nghiễm nhiên quay lại chẳng những cạnh tranh lấn lướt với trái cây VN trên đất VN mà còn ở những xứ VN đang xuất khẩu.

    Vải tung ra mỗi mùa khoảng từ 150 đến 180 ngản tấn. Thế nhưng giống như mọi loại trái cây khác, chỉ một ít mang sấy khô, còn hầu hết bán ra là quả tươi. Công sức tiền bạc đổ vào nhưng cứ khi trái chín, thường lâm vào tình trạng mất mùa thì méo mặt và được mùa thì cũng méo mặt luôn vì mất giá, đành tìm mọi cách bán đổ bán tháo trước khi chúng mau chóng bị hư hỏng.

    Đúng là hầu hết trái cây dù trồng nhiều cách mấy cũng chỉ bán thô, một ít xuất cảng sang các nước Âu Mỹ là những thị trường khó tính, mất mười năm đàm phán mới đưa được hai tấn vú sữa sang Mỹ chứ dễ đâu. Nhưng khi có đơn đặt hàng nhiều, lại không gom đủ trái cây đúng chất lượng để xuất, nông dân vốn quen với việc trồng trọt dễ dãi. Một số nhà máy chế biến thành nước trái cây hoặc làm mứt, sấy khô… Tuy nhiên các nhà máy vốn đã ít ỏi này cũng khá lao đao vì có khi bị TQ giành mua khiến không đủ nguyên liệu để sản xuất, ngoài ra hàng hóa sản xuất đơn điệu, không hấp dẫn, bắt mắt. Trái cây VN khó xuất khẩu vì không ngon, sạch, đẹp bằng người ta. Khi đã ráng ngon sạch đẹp bằng người ta rồi thì giá lại cao hơn. Vì thế hàng VN vất vả mãi vẫn lẹt đẹt trong chuyện chen chân vào thị trường thế giới.

    Trái cây ngày càng rẻ và ngày càng nhiều. Thấy nông dân đã vất vả trồng trọt lại vất vả tìm nơi tiêu thụ mà thương. Trong lúc Thái Lan quảng bá rộng rãi và hữu hiệu các loại trái cây kể cả việc đưa sầu riêng lên vũ trụ trong các tour du lịch không gian trong tương lai. Thật bái phục cách quảng cáo của họ.

    VN cũng cố gắng ít nhiều đổi giống cây cối nên trái cây cũng phong phú hơn trước kia: nhiều giống và có thể trồng trái vụ quanh năm chứ không phải mỗi năm một vụ như trước kia. Bưởi có bưởi Da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Biên Hòa, bưởi Diễn… Nhãn có nhãn lồng, nhãn tiêu, nhãn xuồng…cam có cam sành, cam xoàn, cam Canh…

    Tuy nhiên so sánh với nước láng giềng Thái cùng xứ nhiệt đới với các chủng loại trái cây giống VN thì sau nhiều năm nghiên cứu họ đã có nhiều tiến bộ vượt bực trong trồng trọt. Xoài Thái sống hay chín đều thơm ngon, chôm chôm mọng nước, mãng cầu Thái ít hoặc không hạt, bòn bon to tròn không hạt hay hạt lép, me ngọt chứ không chua…, nổi tiếng nhất là sầu riêng cơm dày hột lép…

    Những loại trái cây thông thường khác cũng chịu tình trạng ế ẩm. Dứa trong nước thu mua tại ruộng giá 2.000 đồng một kg ế thối đầy đồng trong lúc dứa tươi Đài loan giá 150 000/kg tức 300.000 đồng một trái, đắt gấp bảy mươi lăm lần dứa Việt. Dứa Đài loan nhập có hạn, về thùng nào, chỉ vài tiếng đồng hồ đã hết sạch. Hàng bán chạy tới nỗi khách muốn mua phải đặt trước ba ngày mới có hàng. Thanh long vỏ vàng ruột trắng của Mã Lai giá 750 000/kg trong khi thanh long Bình Thuận hai ngàn mà chẳng ai mua, mang bỏ ruộng cho dê ăn; quýt Hàn 450 000/kg so với quýt đường VN cao nhất 28 000….

    Trái cây Việt có tiếng từ bao năm nay như dứa Bến Lức, mãng cầu dai Tây Ninh, bưởi da xanh…rớt giá thảm hại. Vú sữa Lò Rèn giá đáng lẽ gấp ba, bốn lần rớt chỉ còn 5.000 đồng/kg
    Không biết có phải vì trái cây ê hề, một số trồng rải vụ có quanh năm, lại có phần rẻ nhưng chất lượng không cải biến bao nhiêu nên gần đây, trái cây ngoại quốc tràn ngập VN.

    Nào là dứa Đài Loan, thanh long Mã Lai, lê Nam Phi…

    Không chỉ trái cây ôn đới như kiwi, đào, dưa lưới,… mà VN không trồng được. Thật ra dưa lưới bây giờ cũng đã trồng ở Bình dương, Hà Nam, Vũng Tàu…nhưng giá cao gấp đôi hàng TQ. Nhiều loại trái cây quen thuộc như thanh long, mãng cầu, dưa vàng… có lúc thừa mứa, cũng được các doanh nghiệp nhập về VN với số lượng lớn. Dưa lê, dưa lưới dưa hoàng kim TQ mỗi năm đổ hàng nghìn tấn vào VN.

    Tại chợ đầu mối, trái cây ngoại quốc chiếm một phần ba. Trong đó nhiều nhất từ TQ:táo, nho, mận… và Thái lan: chôm chôm, bòn bon, măng cụt… đánh bật hàng VN. Ngoài ra còn táo, lê, cam… của Hàn Quốc, Mỹ…, kiwi, cherry, táo… từ Úc, New Zealand dù mắc hơn nhiều vẫn bán rất chạy. Ở Hà nội, mỗi ngày nhập cả tấn nho Tàu được biến hóa thành nho Úc, Mỹ. Trong siêu thị cũng bày bán nhiều trái cây ngoại: nho, cherry, táo… dần dần phổ biến với giá vừa phải, dân đi làm văn phòng có thể mua được. Ngoài ra cũng có những cửa hàng chuyên bán trái cây ngoại quốc. các công ty chuyên nhập hàng trái cây ngoại quốc phân phối thẳng ra siêu thỉ và các cửa hàng chứ không qua chợ đầu mối. Gần đây có hệ thống siêu Hàn quốc cũng bán nhiều trái cây xứ họ.

    Trái cây ngoại hấp dẫn khách hàng nhờ mùi vị và hình thức bên ngoài lạ, đóng gói trang trọng, bảo quản cẩn thận để được lâu ngày. Thật ra không lâu lắm. Đào Nhật để trong một hộp có hai quả nhìn thật quý phái sang trọng nhưng về VN sang ngày thứ hai, dù đặt trong tủ lạnh, cũng đã bị nhũn mềm. Vả lại không ngon lắm thì có dư tiền, người ta cũng muốn ăn cho biết.

    Với lại giá trái cây ngoại rất mắc nên người ăn phần nào thể hiện đẳng cấp. Nhức đầu để tìm món quà lạ vả mắc trong công cuộc biếu xén thì trái cây ngoại quốc đáp ứng yêu cầu đó. Khá nhiều người có quan niệm giá cả đắt như vậy, trái cây phải có chất lượng tương đương, tiền nào của nấy nên bổ vào mua không tiếc tiền.

    Ăn theo kiểu phong trào đó nên nhà phân phối chỉ cần bán một lô hàng giá trên trời là đủ lời. Bên cạnh đó trái cây đi xa dễ hỏng nên người bán phải bù qua sớt lại đẩy giá lên chót vót.

    Quả loại trái cây VIP hay còn gọi là trái cây quý tộc có giá chót vót bạc triệu, sờ vào bỏng tay. Na Đài loan khoảng một triệu đồng một quả không có mà mua. Người mua là giới giàu có. Trong sáu tháng, VN đã nhập khẩu rau quả khoảng 650 triệu đô (gần 15 ngàn tỷ).

    Trái cây ôn đới cũng được ưa thích khi mọi người đã chán mùi vị quen thuộc của chôm chôm, đu đủ… Lựu vàng Tây Ban Nha 300.000 đồng/kg, nho mẫu đơn Hàn Quốc 655.000 đồng/kg, Hồng dòn Newzeland 220k/kg, cherry vàng của Úc 550.000 đồng/kg… Ngay chính vụ bơ VN giá khoảng hai, ba chục ngàn/kg thì bơ Mỹ từ 280.000 đến 400.000 đồng/kg. Cùng một loại trái cây, hàng Nhật theo chuẩn organic có giá cao gấp ba.

    Thật ra không phải lúc nào trái cây ngoại cũng mắc hơn nội. Xoài Đài loan nhìn rất đẹp mắt nhưng xoài cát Hòa Lộc đắt gấp đôi.

    Chủ yếu là lạ. Biwa hay nhót, nhiều nơi người Nhật để chim rỉa hay rụng thối dưới đất nhưng về VN lên bốn triệu đồng/kg. Nho chuỗi ngọc là quả dại ven đường, vị chua, phương Tây chỉ dùng ngâm si rô hoặc trang trí bánh giá 16 đến17 euro/kg (hơn 400.000 đồng/kg), về đến VN đắt gấp năm lần.

    Thật ra ngoài vị lạ, giống trái cây ở nước ngoài rõ ràng tốt hơn và chăm sóc cũng tốt hơn. Mận Sơn La vị vẫn hơi chua, ăn nóng dễ bị nổi mụn trong khi mận cherry Mỹ bóng đẹp và dòn ngọt và ăn mát hơn.

    Không kể bây giờ việc bán hàng online phổ biến, chỉ cần điện thoại, hàng có thể về qua đường xách tay của tiếp viên hàng không, hướng dẫn viên du lịch…

    Khổ là bây giờ đang thời hội nhập nên không thể vì món hàng trong nước sản xuất nhiều mà cấm hàng nước ngoải đổ vào. Vả lại tâm lý người Việt, trái cây ngoại không những thử món lạ mà còn là “sạch” trong khi hàng sạch VN thì xuất đi nước ngoài chứ hàng bán trong nước thì chịu thua, mang tiếng dùng chất bảo quản bừa bãi, chẳng có gì bảo đảm sạch cả. Trồng trọt manh mún trôi nổi theo thị trường bấp bênh thì trái cây VN còn số khổ dài dài!

    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ tư 04/07/18 18:43
bởi Bạch Vân
  •           

    Giàu sang đến chết





    Cuộc sống ngắn hạn no đủ thiếu thừa không quan trọng, nhà cửa ở thế nào không màng vì chỉ là cõi tạm mà quan trọng nhất đời người, theo quan niệm Á Đông là mồ mả, tức nơi thực sự yên nghỉ.

    Ngày xưa chỉ cần quan tài gỗ tốt chứ người dân không quan trọng đất đai vì cứ mang ra ngoài ruộng là xong. Đất ruộng mênh mông, thích đâu nằm đó. Thậm chí chôn càng gần gũi càng tiện hương khói. Miền Trung và miền Nam có thói quen chôn ngay trong vườn nhà. Thôn quê miền Nam không có nghĩa trang, đất rộng rãi đặt vài ba ngôi mộ trong vườn chẳng chiếm chỗ bao nhiêu nhưng miền Trung đất chật người đông, trong mảnh vườn nhỏ hẹp, mồ mả chen chúc dần dần xâm chiếm sát vào tận tường nhà.

    Chết mộ dài cải táng mộ tròn tức là thoạt tiên chôn tức hung táng thì đắp mộ dài theo kích thước quan tài nhưng khi cải táng thì đắp mộ hình tròn. Hiện nay chẳng mấy ai đắp mộ tròn nhưng ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi vần thấy các ngôi mộ cũ đắp tròn quay trong nghĩa trang làng..

    Ở thành phố, người chết buộc phải đưa vào nghĩa trang. Do đô thị bành trướng nên nghĩa trang chẳng mấy chốc bị nhà cửa dân cư đông đúc bao vây chèn ép chung quanh, buộc phải giải tỏa. Lẽ ra trên vùng đất từng là nghĩa trang chỉ có thể làm công viên, nhưng dân số ngày càng phình ra không kiếm nổi chỗ ở khiến nghĩa địa nhị tỳ Quảng Đông thành khu cư xá Bình Thới sầm uất mà không nghe ai nói sợ ma.

    Nghĩa trang bị giải tỏa đương nhiên người mất thiếu chỗ nằm. Trong một thời gian dài, người ta chuyển sang hỏa táng tiết kiệm khá nhiều tiền mua đất và mua quan tài tốt để lâu mục, đồng thời tiện lợi vì không phải mất công đi thăm mộ. Bởi các nghĩa trang trong và gần trung tâm thành phố đều không còn và những chỗ còn lại đều quá xa. Thậm chí người ta phải khó khăn tìm mua huyệt trong đất thổ cư của tư nhân để có chỗ chôn người thân.

    Ở miền quê, nhiều nhà nghèo có vườn rộng, nhưng không thể bán đất vì lý do nào đó như chưa có giấy tờ rõ ràng, chưa có chủ quyền… thế là xắt ra bán từng miếng nhỏ cho người ta xây mộ… Trước mặt nhà là các hàng mộ đủ loại, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái xấu cái đẹp… lô nhô.

    Người thi đông, đất thì chật, người nghèo còn nhiều… Nên từ cuối tháng 5.2016, người dân không còn được… tự do xây mộ theo ý mình nữa. Tất cả nghĩa trang phải nằm trong quy hoạch và diện tích đất cho mỗi phần mộ cá nhân không quá 5m2. Khi cải táng, chôn lại lần hai không được quá 3m2 nhằm tiết kiệm đất. Chứ người sống còn không đủ đất để sống mà người chết lại chiếm chỗ quá nhiều.

    Dẫu sao về sau này, nhiều người có tiền hơn, mà việc hỏa táng lại quá đơn giản và không tốn kém, không thỏa mãn được nhu cầu mức sống ngày càng cao, tiền kiếm được để làm gì khi thiếu chỗ tiêu xài. Vì thế quay lại việc chôn cất. Nghĩa trang nhà nước bị giải tỏa thu hẹp thì nghĩa trang tư nhân lại mọc ra phát triển vũ bão.

    Sống làm sao, chết y như vậy. Sống thừa thãi, chết xa hoa, sống danh tiếng, chết danh vọng…

    Việc đầu tiên cần lại là quan tài tốt. Một cỗ giá vài chục triệu là thường. Nếu gỗ giáng hương, pơ mu, gụ, xà cừ… thì lên vài trăm triệu. Gỗ hoàng đàn, gỗ sưa đỏ… xưa chỉ dùng cho vua chúa nay đại gia chi vài tỉ có ngay. Chạm trổ tỉ mỉ tinh xảo, gửi ra ngoại quốc chạm khắc hay dát vàng, đính đá… thêm vài tỉ nữa, tổng công mười tỷ chẳng là bao. Chủ trại hòm trúng một cỗ quan tài kiểu đó là đủ sống thảnh thơi cả năm trời.

    Thông thường có ý kiến e ngại người chết chôn cùng trang sức quý hay quan tài gỗ quý dát vàng bạc rất dễ bị kẻ gian đào trộm. Nhưng không thể vì e ngại đó mà không tiêu pha cho nơi yên giấc ngàn thu này.

    Đất hạ huyệt cũng quan trọng không kém.

    Xã hội ngày càng phân hóa cao độ. Người nghèo thiệt nghèo, người giàu thiệt giàu. Qua đến thế giới bên kia rồi vẫn sống hơn người, người sang tách biệt với kẻ hèn nên mới có nghĩa trang phổ thông, nghĩa trang chính sách, nghĩa trang đại gia, nghĩa trang do nước ngoài đầu tư…

    Trước kia Hà Nội có nghĩa trang Mai Dịch dành cho những nhân vật chính trị cấp cao. Do ở đó hết chỗ nên nghĩa trang Yên Trung tốn một ngàn bốn trăm tỷ đồng xây cất sẽ làm nhiệm vụ tiếp tục đón tiếp các lãnh đạo cấp cao.

    SG có nhiều loại nghĩa trang, cũng có loại dành riêng cho cán bộ như nghĩa trang chính sách ở Thủ Đức, Củ Chi… Bình Dương cũng vậy. Nghĩa trang dành riêng cho danh nhân và cán bộ cao cấp. Ai không phải cán bộ cấp cao thì kiếm chỗ khác mà nằm chứ không được chen chân vào đó, có tiền cũng không vào được. Tức là dẫu chết rồi nhưng vẫn cứ phải phân biệt cấp cao và cấp thấp, cán bộ và không cán bộ.

    Quận Gò Vấp có một nghĩa trang dành cho nghệ sĩ được coi là đặc biệt vì không nơi nào trên thế giới có như vậy. Nơi đây chia ra ba khu vực: nghệ sĩ thường thường phải bốc cốt sau hai mươi năm, khu vĩnh viễn dành cho nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú…, và khu thượng đỉnh dành cho người thành lập.

    Tuy gọi chung là nghĩa trang nghệ sĩ nhưng mặc nhiên được chôn ở đây phải là nghệ sĩ sân khấu: cải lương, thoại kịch… chỉ trừ một diễn viên điện ảnh chết trẻ khi đang nổi tiếng. Và gần đây lại thêm một ngoại lệ là phu nhân của một cố nhà văn- nhà thơ- nhà giáo- giáo sư.

    Để giải quyết đất chôn, ông Việt kiều mua hẳn mấy thửa ruộng làm khu mộ gia đình, an táng ở đó cha mẹ nội ngoại hai bên và hai cái huyệt đào sẵn cho ông bà, chung quanh có ao sen, phòng nghỉ nhà bếp nấu nướng.

    Lão nhạc sĩ điện thoại báo tin vui:

    -Chú sợ chết rồi mà hỏa táng thì… nóng lắm nên thằng con mới mua cho chú một miếng đất trăm triệu bên Long An để đi thăm cho gần.

    Để đáp ứng nhu cầu của những đại gia mà tiền nhiều tới mức không còn biết tiêu xài vào việc gì nữa thì các công ty nhanh nhạy xây dựng các nghĩa trang cao cấp sang trọng. Đặc biệt giá càng cao lại càng đắt hàng.

    Những nghĩa trang này không như xưa. Ban ngày hoang vắng, ban đêm ma trơi lập lòe nhìn thấy sợ mất mật mà là nơi trồng hoa cảnh đẹp mắt để mọi người có thể dạo chơi, ăn uống, nghỉ dưỡng. Đẹp tới mức phó nhòm đưa cô dâu chú rể tới chụp hình… Chụp hình đám cưới thì có thường nhưng thật ra không ai vào đấy dạo chơi ăn uống vì khá xa khu dân cư. Để đỡ công chăm sóc thì nhiều khu mộ được trang trí bằng các chậu hoa giả sặc sỡ. Lâu lâu mang rửa ráy hoặc mưa một trận hoa lá sạch bụi trần ai. Vì thế gần đó lại mọc ra vài cửa hàng không phải bán hoa thật cho người viếng mua, mà là hoa giả, chẳng những mai đào cúc trúc mà còn mẫu đơn, tulip…lúc nào cũng tươi thắm mà lại đỡ công tưới bón chăm sóc.

    Nằm trong một nghĩa trang nhưng cũng chia ra nhiều khu. Khu tương đối rẻ thì xây mộ theo “quy hoạch” nghĩa là cùng một hướng, một kiểu, cùng loại vật liệu, cùng màu… Khu rộng hơn kiến trúc kiểu cọ cầu kỳ hơn.

    Việc chôn cất không những tượng trưng cho sự giàu có mà là sang cả, danh giá… khẳng định đẳng cấp, vị trí người đó trong xã hội. Sống ở nhà đất bao la tới lúc chết vẫn ngự trong lâu đài hoành tráng.

    Khách hàng là thượng đế nên muốn gì được nấy. Nào là đất dành cho một ngôi mộ, đất dành cho vợ chồng, dành cho cả dòng họ… Mộ xây bằng gạch men hay đá hoa cương, cột kèo rồng phượng uốn lượn. Mộ xây vừa… đủ ở hay biệt mộ bao la bát ngát… Biệt mộ chiếm diện tích cả trăm mét vuông, có sân vườn, hàng rào sắt bao quanh, có bộ bàn ghế đá nghỉ chân, quạt máy mát mẻ… Người thân khi viếng mộ có “nhà riêng” để cúng kiếng ăn uống mà không cần đứng ngồi nhờ qua địa phận hàng xóm.




    Khu “vô giá” thì xây theo ý gia chủ. Đặt mộ theo hướng “chỉ tay ra biển, gác chân lên núi”, muốn theo hướng nào cũng chiều ý. Bên cạnh mộ là hồ nước, ngọn giả sơn… để tạo phong thủy đúng cách. Mộ xây cao hơn thước khiến ai cũng phải ngước nhìn mỏi cả cổ…

    Những khu nghĩa trang loại này cũng tạo được vài công ăn việc làm cho người nghèo nhờ các dịch vụ chung quanh. Từ lau quét, chùi rửa, tưới cây và sau này, kiêm luôn cúng kiếng vào các dịp ngày tuần hay giỗ kỵ khi con cháu không thể tự tay tới thăm nom. Nhờ tiền bạc giải quyết chu đáo tất cả, muốn cúng đơn giản hay rình rang, hoa quả hay cơm nước chay mặn… chỉ cần đặt qua điện thoại. Công ty dịch vụ thực hiện chu đáo, quay phim chụp hình gửi thân nhân xem đầy đủ. Nếu không, sẽ những chuyến xe buýt thường kỳ chạy từ nội thành tới nghĩa trang để thân nhân đỡ ngại xa mà thưa thăm viếng. Không kể hàng hóa: mớ trái cây, bó rau, củ khoai… của người dân mang ra bán cho người đi viếng mộ nhân thể mua nông sản sạch của địa phương.

    Giàu có mới mua đất trong nghĩa trang xây giả phong thủy chứ có quyền lớn thì xây theo phong thủy thật. Khoa Địa lý của Tả Ao chưa bao giờ phát triển như bây giờ. Một ngôi mộ giống như một ngôi nhà cũng phải đầy đủ các yếu tố của phong thủy. Đàng sau dựa lưng vào núi, đằng trước ngắm sông, bên trái đường đi, bên phải cây cối… Nhiều vùng đất thương mại, du lịch, đất rừng… chính nhờ địa thế đẹp mà trở thành nghĩa trang, lăng mộ. Bởi vậy một chủ tịch tỉnh đã chôn thân sinh của mình vào vùng đất có địa thế sơn thủy đẹp nhất tỉnh. Đúng là có núi, có nước, có cây, có đường… đầy đủ. Chỉ hiềm vị trí đắc địa đó lại nằm sát con đường đi vào một trại giam. Dù sao, khu nghĩa trang gần đó cũng lập tức được đặc cách mở rộng nhằm giải quyết tình trạng hợp pháp cho vị trí kỳ cục của ngôi mộ này.

    Con gà tức nhau vì tiếng gáy nên mới hình thành nên một thành phố ma xa hoa nổi tiếng ở xã An Bằng, huyện Phú Vang, Huế. Nơi đó nhiều người sống ở nước ngoài, gửi tiền về cho thân nhân xây cất, không phải những ngôi mộ đẹp thông thường mà là các kiểu lăng theo kiến trúc cung đình cho ông bà tổ tiên. Sống cái nhà thác cái mồ. Mộ sau xây nguy nga hơn mộ trước, mộ trước đập đi xây lại sao cho xa hoa hơn mộ sau. Những ngôi mộ bạc tỷ lộng lẫy khiến ai thấy cũng phải trầm trồ. Do xây quá đẹp nên người chôn đâu là nằm yên đó chứ không cát táng như tục xưa nữa.

    Trong khi các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai… thuận theo yêu cầu của khách hàng là xây các nghĩa trang to, đẹp. Thì Đà Nẵng từng chỉ đạo không cho xây dựng nghĩa trang hoành tráng kiểu xa hoa, lãng phí nhằm mục đích mọi người… được bình đẳng sau khi chết.

    Thôi thì sống không bình đẳng lúc chết bình đẳng cũng tốt. Chỉ có điều rõ ràng trong thực tế cho thấy là không thể nào bình đẳng được cho dù chết rồi!

    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ ba 10/07/18 19:58
bởi Bạch Vân
  •           

    Xây dựng thời cộng sản





    Các thành phố lớn ô nhiễm nặng nề. Nhận xét đầu tiên là ở đâu cũng phải hít thở bầu không khí mờ mờ khói bụi. Lý do một phần là luôn luôn có các công trường xây dựng hoạt động khắp nơi.

    Để tiền bạc lưu thông thì các công trình vô cùng tốn kém thi nhau mọc ra cho dù kết quả xử dụng chẳng bao nhiêu.

    Ai nấy có thể nhìn thấy trước mắt Bảo tàng Hà nội xây mất 2 300 tỷ đồng nhưng trưng bày sơ sài, khách viếng dần dần rơi rớt chẳng còn bao nhiêu. Thư viện Hà nội đầu tư gần bốn mươi tỷ đồng nằm ngay vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố nhưng cũng giảm dần chỉ còn độc giả thưa thớt, chắc là ngày nay hầu hết mọi người thích ngồi một chỗ lướt Net hơn là tìm tới thư viện.

    Cách đây mấy năm, người ta đã phải nhắc tới công cuộc xây mới, sửa sang các nhà hát, rạp xi nê, nhà triển lãm. Nhất là ở các thành phố lớn như SG, Hà Nội, Đà Nẵng, nhà hát phải có sức chứa khoảng hai, ba ngàn ghế. Định hướng khoảng hơn chục năm nữa sẽ có hơn bảy chục nhà hát đáp ứng cho mục đích tốt đẹp là để dân chúng được hưởng thụ văn hóa ở cấp bậc cao!

    Thật là dự án trong mơ bởi vì không rõ những ai sẽ lấp đầy mấy ngàn ghế ấy trong khi các nhà hát hiện tại đang phải sống lay lắt cầm chừng vì hầu hết dân chúng không có tiền mua vé đến rạp giải trí, tạm bằng lòng với các loại băng, đĩa vài ngàn đồng trện xe bán rong. Rạp Đại Nam là công trình kỷ niệm một trăm năm Thăng Long đành cho thuê tiệc cưới trong lúc Nhà hát Cải lương, Nhà hát Nhạc vũ kịch, Dàn nhạc giao hưởng VN, Nhà hát Múa rối trung ương,…chưa có nhà hát của riêng mình. Cung Văn hóa Hữu nghị Hà nội khá rộng rãi nên có thể cho thuê bốn đám cưới một lúc. Thái Nguyên hẩm hiu khi có bốn nhà hát bỏ không…

    Ở miển Nam có nhà hát Cao văn Lầu còn gọi là nhà hát Ba Nón Lá do hình dạng của nó được xây với giá hơn hai trăm tỷ, sau cuộc thi cải lương toàn quốc thì hát đóng cửa im ỉm chẳng còn chuyện gì làm.

    Nhiều công trình khác xây rồi bỏ hoang chứ không phải chỉ có mấy nhà hát đó. Người ta xây thì mình cũng xây cho bằng anh bằng em. Kontum muốn phá con đường độc đạo, phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu bằng cách bỏ hơn chín trăm tỷ đồng xây con đường đẹp nhất Tây nguyên có sáu đến tám làn xe nối Cửa khẩu với quốc lộ 14. Khánh thành xong, xe cộ vẫn nhất định dùng con đường cũ là quốc lộ 40 bởi thuậnn đường và tiện lợi. Con đường đẹp nhất giữ nguyên sự vắng vẻ tới nỗi người dân trưng dụng làm sân phơi nông sản, đi bộ lên núi hay thành đường tập chạy xe cho cả xe gắn máy và xe ô tô…

    Tỉnh Bạc Liêu chỉ có một trường đại học và một trường cao đẳng độ vài trăm sinh viên nội trú nhưng tỉnh đàng hoàng xây ký túc xá 260 tỷ khang trang đẹp đẽ với sức chứa hơn ngàn người với giá thuê rẻ mạt. Rốt cuộc vẫn chỉ thu hút có mười sinh viên tá túc. Lý do ký túc xá dành cho sinh viên nhưng lại cách xa trường, đường đi vắng vẻ, khó đi lại, không hàng quán… Chắc phải tìm cách cho người dân thuê chứ thồn hết sinh viên vào ở thì vẫn còn dư nhiều chỗ không biết làm gì.

    Đà lạt còn hẩm hiu hơn khi xây ký túc xá hơn hai trăm tỷ cho hai ngàn chỗ ở nhưng có đúng một sinh viên thuê. Vẫn cùng lý do chung ký túc xá thiếu tiện nghi, nằm nơi xa xôi thiếu an ninh, đường đất đỏ bụi bặm lầy lội. Cứ tưởng xây xong, sinh viên ùn ùn tới thuê, ai ngờ vắng như chùa Bà Đanh, giá thuê rẻ nhưng chẳng ma nào tới mà vẫn ở trong thành phố tiện đường đi học, đi làm thêm. Sở Xây dựng thừa nhận dự tính sai. Tức là lúc xây, cho rằng trong thời gian ngắn sẽ có nhiều chi nhánh đại học mở tại Đà lạt mà cuối cùng họ không mở nên ký túc xá đâm ra ế. Tới Sở Xây dựng mà tính sai thì còn ai tính đúng bây giờ không biết?

    Cũng y như vậy, dự án đường sắt đô thị dự trù năm 2020, tuyến tàu điện số 2 sẽ đạt được 53.000 khách/ngày/km. Tuyến tàu điện đông khách nhất của Hong Kong mất 33 năm mới đạt được số khách đó. VN mượn con số này để mong rằng vừa đưa vào khai thác đã có ngay số khách khổng lồ đó. Thật không nói ra thì ai mà biết việc tính toán lại đơn giản sơ sài đến mức ấy.

    Nhiều dự án vay vốn xây dựng không hiệu quả, nhà nước cong lưng trả khiến nợ công ngày càng gia tăng chóng mật.

    Bệnh viện An Giang xây hơn một ngàn tỷ đồng được coi là tân tiến nhất miền Tây. Nào máy lạnh, thang máy, thang cuốn… khiến nội tiền điện đã chóng mặt, bệnh viện hiện đại thành hại điện lả vậy, không kể xây xẩm tiền chi cho bảo vệ, vệ sinh, lương nhân viên… Mặc dù to tát như thế nhưng thực ra bản chất vẫn là bệnh viện tỉnh, bệnh nhân vì thế không nhiều hơn. Thu không đủ chi phí nên bệnh viện lâm vào tình trạng nhà nghèo ở lâu đài méo cả mặt.

    Nhiều nơi trường học, trạm xá còn thiếu thốn thì việc bệnh viện xây to rồi lo trả tiền điện đã khốn khổ. Những công trình khác cũng buồn cười không kém. Tượng Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình 1500 tỷ đồng bị bỏ hoang tám năm qua phủ rêu mốc, thủng lỗ chỗ từng mảng hoen rỉ, chung quanh cỏ dại mọc um tùm, rác đổ bừa bãi, con nghiện tụ tập chích choác vứt kim tiêm vương vãi. Không giống các nước Âu Mỹ, VN vốn không có thói quen xây dựng tượng đài danh nhân nơi công cộng mà chủ yếu thờ cúng trong đền miếu và tổ chức lễ hội cúng kiếng. Nay bắt chước thế giới, phải bỏ ra số tiền rất lớn để xây tượng to hơn người ta mà tượng vẫn không ra tượng. Vài năm trước, Sơn La cũng đã lập dự án quần thể quảng trường – tượng đài – trung tâm hành chính với số tiền 1 400 tỷ trong khi thu thuế cả năm chỉ được 1 500. Cùng lúc tượng Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh ba mươi tỉ đồng kéo dài sáu năm. Tượng N’Trang Lơng ở Dak Nông cần 146 tỉ đồng nhưng mới có vài chục nên xây dựng dở dang. Tỉnh còn đang kêu gọi mọi người đóng góp nhưng xem chừng ì ạch quá. Thiết kế một đằng xây dựng bớt xén một nẻo. Cho nên như mọi công trình xây dựng kiến trúc khác, chưa xong đã nứt, lún, sập là vậy.

    Đã gọi “làm giàu cho đời sống tinh thần” thì tiếc tiền sao được. Năm ngoái, tỉnh Quảng Ninh đã khánh thành cổng chào giá gần 370 tỉ đồng to nhất nước và đương nhiên cũng phí phạm vô cùng.

    Trước kia các văn phòng hành chánh thường nằm rải rác. Sau này, người ta có khuynh hướng xây dựng các trung tâm hành chánh gom các cơ quan văn phòng về một nơi cho người dân khỏi chạy đi chạy lại nhiều chỗ. Mục đích thì hay nhưng thực hiện thì hao tốn không tưởng..

    Việc xây dựng này có nhiều chuyện để nói. Nam Giang ở Quảng Nam là huyện nghèo miền núi với 80% là người dân thiểu số (tổng số 25.000 dân) sống phụ thuộc vào nương rẫy. Thế nhưng trong vòng ba mươi năm đã di dời ba lần và xây mới ba lần. Mặc dù trụ sở cũ vẫn kiên cố nhưng sắp tới xây ba trụ sở mới tốn một trăm tỉ.

    Cứ mỗi lần thay đổi lãnh đạo thì do “tầm nhìn” khác nhau nên các công trình không hiệu quả lại thay nhau tiếp tục hiện ra.

    Trung tâm hành chính Lâm Đồng xây một ngàn tỷ rồi xoay xở trả nợ. Mới ngàn tỷ thì đáng là bao. Cần Thơ từng dự kiến xây trung tâm hành chính hai ngàn tỷ đồng “tầm nhìn trăm năm”, nhưng mà… chưa! Nghệ An muốn xây trung tâm hành chính 2.178 tỉ đồng nhưng bị mọi người kêu ca nên tạm dừng lại, chỉ dùng trụ sở tỉnh mới cao mười một tầng lấy từ 365 tỉ đồng vốn nhà nước.

    Đặc biệt Hải Phòng trình dự án xây trung tâm đô thị hành chánh với chi phí lên tới mười ngàn tỷ đồng nghe mà choáng váng. Chắc là thành phố hải cảng giàu có nên công trình hoành tráng xứng đáng tầm cỡ. Các công trình đi sau bao giờ cũng rút kinh nghiệm để tráng lệ hơn những công trình đi trước. Vì thế Gia Lai xây quảng trường vài trăm tỷ thì dự án quảng trường tượng đài ở Sơn La lên đến 1400 tỷ trong khi tổng thu của tỉnh trong năm chưa tới 3 000 dù có thủy điện Sơn La. Các dự án trung tâm chính trị hành chánh mỗi nơi đều lên tới vài ngàn tỷ đồng như Bà Rịa Vũng Tàu 1 000 tỷ, Bình Dương 1400 tỷ, Đà Nẵng 2 000 tỷ tính ra chỉ đáng xách dép cho Hải Phòng mà thôi.

    Kể ra thì tỉnh nào cũng xây khu trung tâm hành chính. “Tổ yến” khổng lồ của Khánh Hòa tốn 4300 tỷ ý gợi đến đặc sản của Khánh Hòa là yến sào, lại làm người ta liên tưởng đến sân vận động tổ chim Bắc Kinh, quả là mình có kém ai. Trung tâm hành chính Đồng Nai chừng 2200 tỷ, Nghệ An cũng khoảng giá đó cho hai tòa tháp hai mươi bảy tầng cao hơn trăm mét

    Ngạc nhiên nhất Hà Giang là tỉnh nghèo mang nợ lớn nhưng vẫn xin xây trụ sở mới ngàn tỷ. Bộ kế hoạch phải trả lời không còn tiền. Nơi nào cũng đòi xây trăm tỷ, ngàn tỷ, riêng Đồng Tháp đề nghị thành lập khu hành chính chừng hai mươi tỷ thôi khiến ai nấy nghe bỗng thấy là lạ vui vui…

    Chẳng biết có cần thiết để xây các tòa nhà hành chính nguy nga không khi trong túi không sẵn tiền. Việc đó xem chừng không khó vì cứ mạnh tay xây dựng, thiếu tiền thì đổi bằng đất. Các khu đất vàng được đổi cho các nhà đầu tư để biến thành resort, nhà hàng, khách sạn, căn hộ cao cấp. Món đổi chác béo bở cho các nhà đầu tư!

    Nếu không xây dựng cầu đường, nhà hát, trung tâm hành chánh thì cũng có rất nhiều thứ vẽ ra để chi tiêu. Tết vừa rồi, Thanh Hóa xin trung ương cấp 12.000 tấn gạo cứu đói, nhưng nay lại dự định chi gần 105 tỉ đồng để làm lễ kỷ niệm 990 năm “danh xưng Thanh Hóa”. Xét năm ngoái 2017, tỉnh này thu 13 ngàn tỷ nhưng chi 23 ngàn. Năm nay dự thu chỉ có 14 ngàn tỷ mà dự chi gấp đôi 28 ngàn tỷ. Tiền không có nhưng vẫn làm cái lễ chào mừng rình rang vì nguồn vô hạn là tiền từ trên rót xuống. Hà cớ tỉnh này xin được tiền, tỉnh khác không xin được là sao nên cứ đua nhau tìm thứ mà chi.

    Tiền rót xuống tới đâu cứ tha hồ rụng rơi trên đường, ai cũng có phần nên cấp dưới mới hăng hái xin và cấp trên mới dễ dàng cho, mới thấy quan chức xây biệt phủ, con cái du học…

    Công quỹ chi vô tội vạ. Cuối cùng trông cậy tăng thuế đánh vào dân thôi. Và lại thuế chồng thuế!

    Sài gòn cô nương

    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ tư 01/08/18 11:58
bởi Bạch Vân
  •           

    Hội con nhà giàu





    Lúc này trên mạng rộ lên phong trào rich kids tức là hội con nhà giàu… của những chàng trai, cô gái ngậm thìa vàng, giàu từ trong trứng nước.

    Cứ tưởng hội con nhà giàu chỉ ở Nga, Dubai, Mỹ… Ai ngờ VN không hề kém cạnh. Hội này nhập vào VN lúc nào không biết tới nỗi đã có bài viết giới thiệu về một tài khoản Instagram có tên “Hội con nhà giàu Việt Nam” (Rich Kids of Vietnam), được nhắc đến trên mục Tài chính của trang Business Insider – một tờ báo điện tử về doanh nghiệp, người nổi tiếng và các tin tức công nghệ Mỹ hiện đang sở hữu 73,9 nghìn lượt follow và vẫn đang không ngừng tăng lên.

    Nội gia nhập vào hội phải tốn một ngàn đô mỗi tháng để giữ quyền thành viên thay vì miễn phí như các trang mạng khác đánh đồng ai cũng như ai. Việc nổi bật hiển nhiên chứng nhận đẳng cấp như Paris Hilton là một hình mẫu. Không phải giàu thường thường chung chung mà phải chơi nổi, chơi trội lắm mới góp mặt vào đây được.

    Tiêu chí cũng tương tự như các hội nhóm Rich Kid khác trên thế giới đó là ăn chơi, hưởng thụ ở những nơi sang trọng nhất rồi chụp hình check in, mua những món hàng xa xỉ nhất, đắt tiền nhất rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Tài khoản đưa ra tên tuổi năm cô gái xuất thân gia đình thượng lưu VN phô bày cuộc sống xa hoa ăn chơi chất ngất khiến cộng đồng mạng thấy mà ghen tỵ.

    Mới đây, một cô gái đôi mươi ở Biên Hòa lên mạng khoe quà cáp được bạn trai tặng như núi. Nào tiền, nào vàng, nào xe hơi… Đó toàn những món lớn dễ bày ra chứ những món nhỏ, nhưng tiền không nhỏ như quần áo, giày dép, mỹ phẩm… vô số mà cô không thèm “show” ra làm chi cho chật chỗ.

    Ai cũng thích lên mạng khoe vì nhiều người biết, hơn khoe bên ngoài chỉ vài người bạn hay. Dù sao dân tình đâu có chịu kiểu khoe ngập mặt lấn hết phần thiên hạ đó nên nhất tề nhao nhao phản đối, nghi ngờ. dè bỉu hàng thật hay giả.

    Bỉ chê chém gió, cô gái vội vàng trưng ra giấy tờ chiếc xe Chevrolet đứng tên rõ ràng được mua bằng cách trả tiền… một cục chứ không phải trả góp lai rai. Mấy năm nay, SG rộ lên phong trào mua ô tô trả góp khi xuất hiện hình thức taxi Uber, Grab. Một chiếc xe second-hand giá khoảng năm trăm triệu trả góp trong năm năm sẽ thành tài sản riêng. Nếu không đích thân cầm lái, có thể cho thuê. Nhà nhà mua xe, người người sắm xe, thậm chí một người mua mấy chiếc xe cho thuê. Thành thử chỉ trong thời gian ngắn, cung nhiều hơn cầu và khi Uber đóng cửa, phong trào mua xe hơi xẹp xuống như bong bóng xì hơi. Khách ít xe nhiều, ngân hàng đến hạn phải è cổ đóng đều đặn khiến nhiều người lao đao.

    Con nhà giàu ngoại quốc sống sang chảnh thế nào thì con nhà giàu VN cũng y chang như thế. Họ thường là con đại gia kinh doanh bất động sản, sản xuất công, nông nghiệp, làm dịch vụ, khách sạn hay quan chức nhà nước… có tên tại các trường học nước ngoài, sống trong biệt thự, căn hộ cao cấp, đi chơi khắp thế giới như đi chợ. Cuộc sống lụa là, vương giả không kém hoàng tử, công chúa các xứ dầu mỏ Trung Đông hay hoàng gia Âu châu!

    Thiên hạ xung quanh khoe của nhiều quá, nên ai không có của để khoe cũng thấy tủi thân lắm! Bà Hòa có con gái sắp gả chồng. Bà sắm mấy bộ áo dài đi đám ban ngày, mấy bộ đầm đi tiệc ban đêm, mấy đôi giày cao gót, thấp gót… nhưng vẫn than thở đầy tiếc nuối:

    -Tôi còn thiếu trang sức. Phải chi có chiếc nhẫn kim cương đeo trên tay cho… người ta nể.

    Thật ra bà cũng có nhẫn vàng y, vòng tay mã não, mặt dây chuyển cẩm thạch… Nhưng hình như bao nhiêu đó chưa đủ, nên bà vẫn tỏ ra ao ước một chiếc nhẫn kim cương như biểu tượng chứng thực mức độ quý phái cho dù một hột kim cương tấm, hay là kim cương bụi có vài triệu đồng, hoàn toàn nằm trong túi tiền vì còn rẻ hơn chiếc mặt cẩm thạch màu lý bà đang đeo. Đeo hạt tấm nhỏ quá sợ bà bạn có chiếc tấm lớn hơn chút coi thường. Bởi vậy mà dùng dằng chưa mua.

    Ở các đô thị lớn, có một tầng lớp trung lưu và thượng lưu sinh sống giàu có, sung túc hẳn hơn mọi người.

    Tiền của không cách nào tiêu hết. Họ bung ra xây nhà cửa, mua đất đai ở những nơi đất đang hoặc sẽ lên cơn sốt, mua sắm khắp nơi trên thế giới: đồng hồ chính gốc Thụy Sĩ, hộp phấn ở Nhật, nước hoa ở Pháp…đi học nước ngoài ở những ngôi trường đắt nhất, đăng hình tắm biển Maldives, Jamaica…

    Thông thường có của phải khoe ra cho đỡ tức bụng. Như Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải đi dẹp lòng lề đường, tay đeo đồng hồ Vertu bị dân rỗi hơi nghía mãi. Trịnh Xuân Thanh đeo chiếc đồng hồ trị giá ba mươi chín tỷ (gần hai triệu Mỹ kim) giờ bị bơi móc…

    Hồi trước, của nả phô khi ra đường, đi chợ, đi đám tiệc, đi du lịch… Nay khó khoe lắm vì trộm cướp như rươi. Gặp tên nghiện thì chiếc điện thoại “cùi” cũng bị giật nên ra ngoài bây giờ ít ai dám khoe của. Chắc là phải một bước lên xe xuống ngựa, xe đưa đón sát tận cổng mới thoát khỏi tay cướp.

    May quá bây giờ của cải đã có cách khoe qua facebook, instagram, twitter… Con xe mới mua, cái điện thoại mới tậu, bộ nữ trang được tặng, hình chụp đang trượt tuyết… căn phòng treo đầy quần áo, giày dép, ví đầm hàng hiệu… chất đầy như cửa tiệm, nghỉ dưỡng tại resort hoành tráng, check-in ở những nhà hàng sang trọng… Tất tần tật đưa lên mạng cho thiên hạ lé mắt chơi.

    Hình ảnh, tin tức về hội con nhà giàu VN được đưa lên đầy dẫy khiến thiên hạ ngứa mắt, đâm ra chì chiết sao không bớt tiền đi làm từ thiện, toàn xài tiền không phải công sức của mình làm ra, không lo học chỉ lo ăn chơi…

    Con nhà giàu đáp trả ngay: Ồ, tiền ai nấy xài. Cha mẹ làm giàu chính đáng, bản thân cũng kiếm ra tiền chứ có trộm cướp, đâm thuê chém mướn đâu mà cần phải dấu diếm. Có tiền thì ăn ngon, mặc đẹp; đừng ai dạy ai cách xài tiền. Tôi cũng giúp đỡ người nghèo nhưng đâu phải chút gì cũng trình báo với mọi người.

    Nhớ hồi xa xưa, thời kỳ đầu của hội con nhà giàu, khi thiếu gia chưa đến đôi mươi đua xe hơi bị túm cổ về đồn cảnh sát, bà mẹ đi bảo lãnh bị xài xể không biết dạy con, đã khổ sở thanh minh:

    -Ngoài việc ăn, học, chơi, tôi cũng bắt nó hàng tuần đi làm từ thiện đó chứ.

    Ngoài ra có những trường hợp đôi khi của khoe là của… không phải sở hữu chính chủ, mà là của mượn, của mướn… Mướn xe ô tô đi cua đào, mướn đầm dạ hội đi ăn sinh nhật, ngay cả bộ nữ trang cũng thuê làm sính lễ đám cưới…

    Trong buổi lễ nhậm chức Tổng thống Pháp, phu nhân Tổng thống còn đi mượn bộ đồ của hãng Louis Vuittion nữa là. Các ngôi sao cũng vậy, phần lớn đều mượn y phục từ các nhà thiết kế chứ đâu phải bộ nào cũng xuất tiền túi ra mua, chịu sao nổi.

    Dù sao phong trào Rich Kids lúc này nổi quá trời, bỗng nhiên lan rộng khắp nơi. Hễ trên Net có anh chàng hay cô nàng nào công khai quần áo, xe cộ…, thiên hạ ùn ùn nhảy vào định giá từng món từ đầu đến chân, từ cái kẹp tóc đến thắt lưng, đôi vớ, áo quần…. được đưa ra thống kê bình loạn tỉ mỉ. Nếu là hàng hiệu thật còn đỡ chứ hàng nhái thì dù tấm hình mờ ảo cũng bị dân mạng tinh tường bóc mẽ không thương tiếc.

    Một diễn viên kịch hài cũng nhanh chóng tham dự phong trào: “Để cô Hồng Vân nói cho mà biết, cái bông trên váy của cô được thêu bằng chỉ Tây Tạng nhé. Mỗi lần đi máy bay hạng business chỉ mang được 1 cuộn về, để may hết 2 cái vạt váy mất những 8 lần đi đi về về qua Tây Tạng! Cứ thử tính tiền vé máy bay, tiền mua chỉ và công đi qua đi về mà xem, có vô giá không cơ chứ.

    Chưa kể, những bông hồng trên váy đó được làm bằng nhau thai cừu. Muốn biết nhau thai cừu làm thế nào thành được bông hồng mềm mượt kia thì nghe cô Vân giải thích nhé. Chốt lại là bông hồng của cô là bông hồng thật nhưng lại được làm bằng collagen (?) và khâu bằng chỉ Tây Tạng để thành váy!”


    Trên mạng cũng lan truyền clip một phụ nữ trung niên dáng vẻ bình dân hăng hái nhảy vào trò vui Rich Kids bằng cách trơn tru khoe đồ. Chỉ tay vào đôi dép nhựa bạc màu, cũ kỹ, chị ta tuyên giá 36 triệu, tiếp theo là: “Sơn một giò (sơn móng một bên chân) 9 triệu 2, áo khoác 3 triệu 8, áo thun bên trong và phụ kiện ngôi sao giá 9 triệu 8, đôi bông (tai) giá 1 tỷ 2, đầu bới kiểu Úc giá 13 triệu 7 trăm, đồ buộc tóc 9 triệu 2. Cái quần này 3 triệu 8, bông điên điển đổ bánh xèo giá 9 tỷ…”

    Ở một xứ toàn triệu phú, tức là ông xe ôm, chị bán rau cũng phải kiếm ít nhất mỗi tháng vài triệu mới đủ sống qua ngày thì nghe người ta mạnh miệng khoe tiền tỉ cũng chẳng lạ mấy.

    Để có nhiều người giàu thì nhà nước cũng tích cực xóa đói giảm nghèo lắm. Chương trình “giảm nghèo nhanh và bền vững” tức là mau chóng giảm nghèo và sau đó cố giữ nguyên tình trạng chứ đừng bị rớt xuống nghèo lại, được tích cực thi hành.

    Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi… cho biết đã thực hiện tiêu chuẩn xóa nghèo bằng cách xóa những căn nhà “tạm” tức nhà rách rưới xiêu vẹo. Tuy nhiên trong thực tế, những gia đình nghèo vẫn y nguyên nghèo vì trong gian nhà mới cất đó chẳng có vật dụng nào đáng giá, và người ta vẫn chẳng có cơ hội làm việc gì kiếm ra tiền để thực sự thoát nghèo.

    Thực ra có cơ hội chứ chẳng phải không nhưng cũng lắm điều tréo nghoe. Xã Trà Thọ (Quảng Ngãi) được cấp heo rừng lai nhưng không được hướng dẫn cách nuôi, vì thế heo phân phát ra bao nhiêu mau chóng chết sạch; người dân lãnh vịt xiêm mang về nhà mở bao ra vịt chết hết hồi nào; đủ thứ máy móc đưa về huyện Sơn Trà chẳng dùng được bao nhiêu trên những khoảnh ruộng quá nhỏ; huyện Như Xuân trên miền núi cao Thanh Hóa nhận bò lai Sind nhưng không nuôi được vì chẳng biết mua thức ăn công nghiệp cho bò ở đâu… Thành thử có vẻ ráng lắm mà vẫn nghèo “bền vững” không chút suy suyển”.

    Tại VN, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, thu nhập bình quân đầu người vẫn rất thấp. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của VN là 2054$US, Thái Lan 5816$US. Đặt hy vọng ba mươi năm nữa, VN sẽ bằng Thái Lan, chỉ có điều tới lúc đó Thái Lan tiến đến tận đâu đâu thì không rõ.

    Dù sao có điểm an ủi là tính ra xứ mình cũng có hội Rich Kids đọ giàu sang nổi tiếng ngang hàng với năm châu bốn biển chứ đâu tới nỗi mạt rệp hoàn toàn!


    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ tư 08/08/18 19:46
bởi Bạch Vân
  •           

    Quy định trời ơi



    Có rất nhiều quy định khi ban hành khiến người dân giở khóc giở cười. Nếu không được khui ra để giải quyết thì chúng vẫn hành người dân không biết đến bao giờ.

    Thử điểm qua một số quy định trời ơi này thời gian qua.

    Người dân xã Thiệu Dương (Thanh Hóa) bị ép phải đóng tiền cho hợp tác xã với giá một trăm ngàn một con mỗi năm khi thả trâu bò ra đồng gặm cỏ. Nếu nhà có hai con thì đóng hai trăm ngàn. Cứ tưởng từ xưa đồng ruộng cấy gặt xong, cỏ mọc um tùm tự nhiên cho trâu bò gặm. Ai ngờ bây giờ muốn ra đó gặm cọng cỏ phải trả tiền khiến ai nấy ngỡ ngàng.

    Ngoài số tiền trân bò gặm cỏ trên, còn phí “thế chấp” thu theo từng mức độ khác nhau. Cụ thể, gia đình có từ một đến ba con trâu, bò thì thu 300.000 đồng; từ ba đến năm con thu 500.000 đồng; từ năm đến mười con thu một triệu đồng và từ mười con trở lên thu hai triệu đồng. Tức là số tiền này đề phòng trâu bò khi thả đồng nếu phá hoại hoa màu thì thu trước để trừ. Nếu gia súc không phá hoại tiền thế chấp được trả lại.

    Những gia đình mua máy gặt, máy lồng mới, muốn đưa máy ra đồng cũng phải đóng năm triệu đồng thế chấp cho Hợp tác xã. Ngoài ra mỗi máy còn phải đóng thêm 10% /đầu sào phí dịch vụ.

    Kêu đóng bao nhiêu mọi người răm rắp đóng bấy nhiêu chứ không đóng thì không được mang máy ra đồng, không được đưa trâu đi gặm cỏ. Ông giám đốc phân trần đâu có bắt buộc mà mọi người chỉ nộp theo tinh thần “tự nguyện”. Chỉ có điều ai không tự nguyện thì không được dùng đồng cỏ.

    Một số vùng nông thôn Bình Định như xã Ân Phong chẳng hạn, lại phải đóng ‘phí thả vịt” hay phí “công đồng lạc túc” cho địa phương, khoảng một triệu mỗi năm.

    Phí này có từ thời Pháp thuộc và tuy thời gian nước chảy qua cầu đã quá lâu nhưng việc thu thì vẫn giữ nghiê ngặt tới nay. Sau khi gặt lúa, những thửa ruộng được đưa ra đấu giá. Ai đấu trúng gọi là chủ đồng được toàn quyền dùng khoảnh ruộng đó để thả vịt chạy đồng hoặc cho người khác thuê lại. Việc này nhằm tránh tranh chấp khi có người từ nơi khác cũng muốn thả vịt trên cùng một cánh đồng. Sau này không đấu giá nữa mà xã đưa ra mức khoán đóng mỗi năm một lần vào sau vụ gặt.

    Món thuế lạ lùng này vẫn tồn tại cho dù người dân than vãn việc nuôi vịt ngày càng khó khăn, có năm dịch bệnh, vịt chết hàng loạt thua lỗ triền miên nhưng tiền vẫn phải đóng đủ. Không kể đâu phải chỉ có một loại phí “công đồng lạc túc” này mà người dân trong thực tế đã phải đóng vô số thuế má khác. Nay đồng ruộng sau vụ gặt, con vịt chạy đồng ăn lúa mót thừa còn sót lại cũng phải đóng tiền thật quá mệt, mà nếu không đóng đủ thì không được thả vịt ra đồng.

    Nhiều nơi đã bỏ nhưng vài địa phương vẫn cương quyết giữ loại phí này. Người dân trong xã mong muốn bãi bỏ cho nhẹ gánh một chút, song địa phương cho rằng đây là “truyền thống” từ lâu đời để lại, vẫn nên duy trì để… tăng ngân quỹ cho xã!

    Một quy định kỳ cục khác ở Đồng Hới (Quảng Bình), nếu các giáo viên tại một trường dân lập nếu muốn nghỉ việc, họ phải thông báo trước năm năm!





    Nếu không theo quy định đó, giáo viên sẽ phải đền mười hai tháng lương cộng thêm tiền bảo hiểm đã đóng. Do vướng hợp đồng kỳ quặc này nên các giáo viên muốn nghỉ trước thời hạn, ngoài việc đền tiền như trên, mà có khi số tiền lên đến mấy chục triệu đồng, còn nhiều hơn tiền lương họ lãnh trong thời gian làm việc, sẽ không thể xin việc ở nơi nào khác vì đã phải nộp văn bằng gốc cho trường, và không thể rút bằng ra để đi xin việc nơi khác.

    Thật ra theo đúng Luật lao động, muốn chấm dứt hợp đồng lao động, người ta chỉ cần báo trước bốn mươi lăm ngày chứ không phải dài tới năm năm đằng đẵng. Đồng thời giáo viên chỉ cần nộp bản sao văn bằng và bồi thường nửa tháng lương mà thôi chứ đâu có giao văn bằng gốc như giao sinh mệnh mình cho nhà trường được.

    Hiệu trưởng giải thích trước đây, nhà trường cũng áp dụng đúng quy tắc luật định. Thế nhưng rất khó khăn để tuyển giáo viên phù hợp. Nhiều giáo viên khi đã được nhận vào dạy ở trường một thời gian lại xin nghỉ tìm công việc mới hoặc đi thi tuyển vào các trường công lập khác, nếu đậu, họ nghỉ ngay để vào trường công lập. Thay đổi giáo viên thường xuyên khiến việc học của học sinh bị hụt hẫng và nhà trường không sẵn người thay thế nên đành phải nâng thời gian bắt buộc làm việc lên một, hai…. rồi năm năm và cuối cùng hình thành nên một quy định khắc nghiệt này.

    Trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoài Đức (Hà Nội) có công văn gửi một công ty Luật yêu cầu người dân đủ tuổi mới được đứng đơn tố cáo.

    Nguyên nhân là anh Hưng làm đơn khiếu nại về việc một chấp hành viên của Cục thi hành án làm sai khi kê biên đất đai trong việc phân chia tài sản của cha mẹ anh. Đơn được gửi tới Cục Thi hành án. Thế nhưng đưa lý do anh Hưng sinh năm 2000 mà đơn tố cáo gửi vào năm 2017, tức anh Hưng mới mười bảy tuổi, chưa đủ tuổi để có quyền khiếu nại tố cáo nên Trưởng Chi cục không xét đơn ấy.

    Theo luật thì khi nhận đơn khiếu nại, các cơ quan đều phải giải quyết, làm sao biết được người khiếu nại bao nhiêu tuổi để nhận hay từ chối đơn ấy. Nhiều người chỉ trích bà sếp không am tường luật nên mới đưa ra quyết định buồn cười như vậy, đề nghị thay người khác làm việc trong khi mỗi năm bao nhiêu cử nhân Luật ra trường thất nghiệp không có việc làm. Chắc tại đơn tố cáo nhân viên ngay trong Chi cục thi hành án và chắc là cũng không tới nỗi bà sếp không rõ luật, chẳng qua bà đang tìm cách che chở, giải vây cho nhân viên dưới quyền bằng cách tìm ra một lý do mà mới nghe, người ta cứ tưởng chuyện đùa.

    Riêng Công ty Luật cho biết quá ngao ngán khi phải đi giải thích pháp luật cho một cơ quan thực thi pháp luật.!

    Tại một xã ở Thanh Hóa xảy ra chuyện khác. Đó là ai được nhận bằng khen do chủ tịch tỉnh ký đều phải đóng góp một khoản tiền cho cán bộ phát bằng.

    Theo thứ tự dân nộp tiền cho trưởng thôn, trưởng thôn nộp cho cán bộ xã. Trong khi đó rất ngạc nhiên là nghe phản ứng của người dân thì Trưởng ban Khen Thưởng khẳng định nơi nào buộc nộp tiền mới phát bằng khen kiểu đó là hoàn toàn sai quy định!

    Nơi khác, Nghệ An có hàng ngàn người nhận huân chương, huy chương, bằng khen nhưng không nhận được tiền thưởng đáng lẽ phải đi kèm. Có người mòn mỏi chở cả mười năm vẫn không thấy số tiền ấy đâu cả. Chẳng biết những số tiền đó quẹo đâu không rõ.

    Nông thôn cũ lộn xộn, nhiều hủ tục… nên thời nay, bộ mặt nông thôn cần phải thay đổi thành tân kỳ hơn, đẹp đẽ hơn. Vì thế ý tưởng nông thôn mới ra đời. Muốn được thừa nhận là nông thôn mới, cần phải đạt một số tiêu chí đề ra.

    Để được công nhận “nông thôn mới” cán bộ xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp (An Giang) ép mỗi gia đình phải xây cổng bê tông trước nhà theo đúng quy cách xã đưa ra. Tức là cho dù nhà tranh vách đất mặc kệ, miễn cổng rào phải được xây bê tông đàng hoàng.

    Đúng ra tiêu chuẩn nông thôn mới chỉ đề cập tới “tiêu chí thứ 16 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí thứ 17 tạo điểm nhấn về cảnh quan môi trường” nhưng không hề quy định rõ ràng cổng rào phải xây bê tông. Muốn trưng ra cho thấy đặc điểm của “cơ sở vật chất văn hóa” và nhấn mạnh “cảnh quan môi trường” thì theo cái nhìn của mình, xã nhận thấy phải cổng bê tông mới đáp ứng được các tiêu chí đề ra đó, nhìn vào thấy hiện đại sang trọng hơn cổng gỗ, cổng tre.

    Bởi vậy trước nhiều gian nhà lụp xụp ọp ẹp, bỗng dưng hiện lên hai cái cột xi măng bề thế quét vôi trắng xóa đứng chơ vơ. Đó là do gia chủ chưa có tiền làm mái cột nên đành vay mượn, cứ dựng đỡ hai cây cột cho kịp góp mặt với đời, đặng đủ điều kiện cho xã nhận danh hiệu “văn hóa”, còn cái đà ngang mái cột đành để trống lốc đó chừng nào có tiền tính sau.

    Tiêu biểu cho “mới” là sắt thép, xi măng bởi dĩ nhiên phải giàu mới có tiền mua sắt thép xi măng, không thì toàn gỗ tre nứa lá… tượng trưng cho nghèo nàn mạt rệp. Thành thử cổng gỗ, hàng rào cây bụi… đều bị thay thế bằng cổng xi măng, tường gạch… Khung cảnh làng quê xanh mướt bị thay thế bằng gạch vữa khô cứng của thành phố tràn về. Nhưng phải như vậy mới được công nhận là văn hóa, là nông thôn mới. Ngược lại là nông thôn cũ thiếu văn hóa!

    Facebook là nơi các anh hùng bàn phím tung hoành, vì thế đây là nơi bày tỏ vô vàn ý kiến, bình luận đủ mọi chiều về bất cứ vấn đề nào. Dù sao sau khi có người bị kỷ luật vì chê lãnh đạo tỉnh An Giang trên Facebook, để cẩn thận nhằm tránh vạch áo cho người xem lưng rồi chặn lại không kịp thì ngành giáo dục Châu Đốc kịp thời có công văn gửi các trường cấm giáo viên, nhân viên và học sinh bình luận về người khác, về chính sách khi lên mạng xã hội, khỏi share, và khỏi like luôn. Nói chung hễ thứ gì không kiểm soát nổi thì nên cấm.

    Mạng xã hội hiện nay quá phổ biến và có tốc độ lan truyền chóng mặt, mỗi người đối diện với màn hình đều cảm thấy mình có sức mạnh vô biên, mạnh ai nấy nói lung tung thật phức tạp, rối rắm bụm miệng không kịp. Bà trưởng phòng chỉ muốn tốt cho nhân viên dưới quyền, ngăn ngừa trước kẻo có ai lỡ tay vạ miệng phát biểu ẩu tả thì chẳng những chính người đó bị kỷ luật mà còn phiền toái đến mọi người chung quanh, đến cá nhân bà… Ảnh hưởng dây chuyền mà.

    Chuyện khác. Chợ Di Linh mới có sáu trăm ki ốt đưa vào hoạt động nhưng rất ít tiểu thương đến mà hầu hết vẫn buôn bán ở chợ cũ với lý do chợ mới xây ở vị trí không phù hợp vì khá xa khu trung tâm và giá thuê cắt cổ. Chợ mới ký tên cho chủ đầu tư xây rồi biết sao bây giờ nên huyện ra văn bản quy định cấm cán bộ, công chức, giáo viên đi mua sắm ở chợ cũ. Hằng ngày mỗi cơ quan đều cử nhân viên đi kiểm tra, Nếu ai vi phạm cứ thích đi chợ cũ vì ở đó đầy đủ hàng hóa và gần gũi, thuận lợi đi lại thì dù trong ngày nghỉ cũng bị theo dõi, chụp hình, lập biên bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ trưởng Tổ thanh tra để báo cáo lên huyện. Văn bản lạ đời này đã bị thu hồi sau khi khiến dư luận qua đỗi ngơ ngác. Chợ cũ tiện lợi cho người dân mấy cũng phải đóng cửa thôi, chứ để chủ đầu tư xây chợ mới lỗ à?

    Đó là vài quy định trời ơi trong thời gian qua. Mà chắc quy định trời ơi còn dài dài thôi, sao hết được…

    Sài Gòn Cô Nương

    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ ba 11/09/18 11:25
bởi Bạch Vân
  •           


    Dưỡng lão




    Tin báo cho hay ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ba mẹ con, bà cháu ở chung nhà. Bà mẹ 70 bị liệt một chân và điếc. Con gái 47 tuổi là mẹ đơn thân có một con trai tám tuổi. Nhà nghèo xác xơ lâm vào cảnh túng quẫn, lại phải trông nom bà mẹ già trái tính ốm đau thường xuyên, con gái bực bội hay cộc cằn, có lần đánh mẹ gãy tay và tìm đủ mọi cách cho mẹ chết sớm để giải thoát. Biết mẹ bị cao huyết áp, chị con gái mua nước tăng lực cho mẹ uống nhưng bà vẫn không… chết. Cáu kỉnh, chị ta dùng tay và gậy đánh mẹ đến gục chết trên vũng máu.

    Người lớn tuổi thông thường mắc nhiều bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp… chưa nói tới bệnh nặng. Bên cạnh đó là sự lú lẫn, chậm chạp, đãng trí… Khoảng cách tuổi tác thế hệ khiến người già cảm thấy cô đơn, bị lãng quên, dễ tủi thân và cáu kỉnh, chẳng mấy chốc khiến con cháu khó chịu.

    Trước kia các gia đình VN thường sống tam tứ đại đồng đường và coi đó là dấu hiệu của nhà có phúc. Vì đại gia đình đông đúc nên sẵn người, trẻ con và người già đều được không người này thì người người phân công nhau săn sóc, trách nhiễm được sẻ chia. Nhất là thời trước chỉ đàn ông đi kếm tiền, phụ nữ ở nhà tề gia nội trợ. Vì thế mọi chuyện trong nhà luôn có bàn tay người phụ nữ đảm đang trông nom từ nhà cửa đến cha mẹ chồng và con nhỏ, thậm chí thêm cô chồng, chị chồng…. độc thân.

    Thế nhưng ngày nay việc nuôi ngưởi già trở nên ngày càng mệt nhọc. Người phụ nữ cũng phải đi làm kiếm tiền như đàn ông. Con cái trong nhà chỉ một hoặc hai đứa và đám trẻ túi bụi đi học không phụ giúp nhiều việc nhà. Người già dần trở nên dư thừa và cô độc ngay trong chính ngôi nhà của mình. Nhà văn DH khi phải vào nằm bệnh viện đã cảm thấy rất vui. Ở đó ông có cơ hội gặp gỡ và nói chuyện với các bệnh nhân và người nuôi bệnh, không muốn trở về nhà nơi ông lủi thủi suốt ngày giữa bốn bức tường vì con gái đi làm cả ngày.

    Nếu khỏe mạnh còn đỡ nhưng nếu người già bệnh hoạn nằm liệt thì thực là gánh nặng chán ngán của người nuôi. Gia đình trông nom người già ốm đau ở VN là chuyện nan giải khi con cái còn bận bịu sinh kế.

    Bà Thanh 70 tuổi, là con một nên bổn phận nuôi mẹ già 90 không có ai đỡ đần. Công việc của bà suốt ngày đêm chỉ quanh quẩn gắn liền với chiếc giường của bà mẹ bệnh hoạn nằm một chỗ. Từ sáu năm nay, chồng, con chỉ giúp vòng ngoài, một tay bà chăm sóc mẹ từ ăn uống, thuốc men, tắm rửa, vệ sinh… không còn dịp thư giãn, họp bạn, du lịch… khiến bà nhiều lúc phát khóc vì quá căng thẳng.

    Đúng là người nuôi bệnh sau thời gian dài dễ nản. Thật ra hiện nay cũng có dịch vụ chăm sóc người già. Một số công ty chuyên cung cấp dịch vụ này theo buổi, theo ngày hoặc tháng… Nhân viên được học các khóa ngắn hạn về cách chăm sóc người già, thậm chí còn chuyên môn hơn là cách chăm sóc người già khỏe mạnh, bị tai biến, bị gãy xương… hay chỉ cần cận kề theo dõi mọi sinh hoạt ngày thường.

    Vấn đề chính là công xá cho người nuôi bệnh mà chỉ nhà nào khá mới chịu nổi. Song thân của nhà thơ KT, nhờ con cái ở hải ngoại gửi tiền về dư dả nên đã thuê bốn người thay phiên trông nom chu đáo hai ông bà 24/24 tiếng.

    Dù sao một người đi làm trung bình vài triệu một tháng. Số tiền đó trả trọn vẹn cho người giúp, chưa kể tới thuốc men ăn uống của chính người già ấy và cuộc sống của những người còn lại trong gia đình. Vì thế hầu hết mọi người đếu cố trân mình để săn sóc người già mà không dám mơ tới thuê người giúp. Ở miền quê vẫn còn có thể nhờ tới họ hàng, hàng xóm chung quanh ghé mắt, ghé tay đỡ nhưng thành phố thì không thể.

    Chị Thu buộc phải thuê người giúp việc theo giờ giúp bà mẹ bị tai biến trong lúc chị đi giao hàng. Thế nhưng bà mẹ vẫn còn minh mẫn đã mách con gái rằng người giúp việc cho bà ăn cơm nguội và mải xem TV nên làm ngơ khi nghe gọi. Chị Hạnh đành bỏ giao hàng để xoay sang việc khác có thể làm tại nhà để trông nom bà mẹ dù tiền bạc eo hẹp hơn.

    Người nuôi cũng rất ngán ngẩm người già trái tính. Vì thế để an tâm, một số gia đình đã gắn camera bí mật theo dõi, nhờ vậy mới phát giác cảnh chị giúp việc bạc đãi người già đã bị lú lẫn, không còn biết kể lại với con cái.

    Giá tiền thuê người nuôi chuyên nghiệp qua công ty dịch vụ khá cao, khoảng hai trăm rưỡi đến ba trăm ngàn một ngày, vì trong đó còn gồm phần trăm môi giới của công ty. Vì thế để hưởng trọn, những người chuyên nuôi bệnh người già thường lảng vảng ở các bệnh viện hoặc nhờ giới thiệu qua các y tá, lao công. Chăm sóc người già, nhất là những người già bệnh hoạn, là công việc rất cực. Các bệnh viện chỉ chuyên chữa bệnh, y tá không đủ để săn sóc tỉ mỉ cho từng người bệnh được.

    Cũng có những trang web, nhiều người tự giới thiệu để tìm việc. Tuy nhiên với những người không biết rõ nguồn gốc này, rất sợ gặp kẻ gian quơ đồ, nuôi chẳng thấy được việc đâu, lại rước kẻ cắp vào nhà. Với lại người giúp việc nếu không được huấn luyện chuyên môn, sẽ giống như người nhà, sẽ rất loay hoay và mệt mỏi khi chăm sóc người già.

    Rẻ và tiện lợi nhất là nhờ được mấy người hàng xóm rỗi việc chung quanh, yên tâm vỉ biết rõ gốc gác. VN, nhất là các xóm hẻm nhà cửa san sát, rất dễ tìm một người rảnh tay sẵn sàng giúp đỡ nhân thể kiếm thêm. Bà Hạnh về hưu ở với mẹ già còn khỏe mạnh, chẳng may bà bị gãy chân, kịp thời chữa trị nhưng khó di chuyển. Bà thuê chị hàng xóm nấu cơm mang sang một lần ăn hai bữa trong ngày và giúp vệ sinh. Chị hàng xóm nhà xế cửa bán cà phê cóc nên dễ dàng chạy qua chạy lại, khi rảnh ngồi tám chuyện vui vẻ. Thật khó kiếm được người nuôi lý tưởng như vậy.

    Vì việc chăm sóc người già khó khăn như vậy cũng là rào cản lớn cho Việt kiều lớn tuổi muốn về VN ở cuối đời. Lúc khỏe không sao, số tiền hưu trung bình đủ để trang trải cuộc sống bình thường, dư giả để cà phê cà pháo vui chơi nhưng khi đau ốm là cả vấn đề lớn. Ngoài thuốc men, bác sĩ tố, phải thuê người chăm sóc. Nếu không có con cái ruột thịt còn ở VN thì khó ai đủ sức ở VN cho dù yêu quê hương lắm. Khi đau ốm Việt kiều hối hả trở về nơi thường trú để được hưởng những ưu đãi về y tế và dưỡng lão mà không sợ thiếu tiền, thiếu tiện nghi và không làm phiển đến con cái. Chính vì thế, ông họa sĩ già HCT, sau mấy năm về VN mong sống nốt quãng đời cuối cùng ở quê hương nhưng rốt cuộc. khi trở bệnh, đành quay lại và rồi mất ở Mỹ. Một số Việt kiều giải quyết bằng cách mấy người hùn nhau thuê căn nhà và thuê người giúp việc nhưng khi ốm đau không có bảo hiểm y tế ở VN đành chịu thua.

    Để giải quyết vấn đề nan giải của người già, mấy năm nay nhà dưỡng lão ra đời tuy là theo truyền thống Á Đông, nhiều người vẫn không dám gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão vì sợ mang tiếng… bất hiếu. Hiện nay, ngay cả những người chưa già lắm, mới ngoài sáu mươi nhưng vì nhiều lý do, đã chọn đó làm nơi cư trú. Người đơn thân phải vào dưỡng lão đã đành nhưng một số người có con cháu cũng vào nhà dưỡng lảo ở.

    Bà Thu được con bảo lãnh ra ngoại quốc sống nhiều năm. Con cháu bận đi làm đi học suốt ngày. Khi chân yếu tay mềm, bà trở về VN vì chung quanh là người Việt, nói và nghe tiếng Việt, đỡ cảm thấy cô độc hơn nhà dưỡng lão ngoại quốc.

    Cùng hoàn cảnh nhưng ở VN, cậu con trai độc nhất của bà Minh đi làm cả ngày không kể đi công tác dài ngày, một lần bà bị trượt chân ngã trong phòng tắm, nằm đó nửa ngày mới được phát giác. Con trai đành đưa vào viện dưỡng lão có bạn già trò chuyện, có bác sĩ, y tá, bảo mẫu trông nom. Vào ngày nghỉ, cậu con sẽ đón mẹ về nhà chơi.

    Những trường hợp khác ái ngại hơn là con cái không gần gũi, những đứa con có gia đình riêng và những mối bận tâm khác nên dù ở chung nhà nhưng vẫn không gần gũi, Tuy buồn lắm nhưng bà Thái đành chọn cách vào nhà dưỡng lão vì không chịu nổi không khí lạnh nhạt dửng dưng trong gia đình. Để rồi cuối tuần, ngày nghỉ ngày lễ, các ông già bà cả đưa ánh mắt xa xăm nhìn ra cổng mong ngóng đứa con chẳng biết có đón về nhà chơi chốc lát không.

    Ở VN hai loại nhà dưỡng lão. Thuộc nhà nước và của tư nhân.

    Trực thuộc nhà nước cũng có hai loại: loại dành cho những người thuộc diện có công và loại dành người vô gia cư thu gom trong những đợt truy quét ngoài đường.

    Loại dành cho người có công có quỹ rót xuống, có ưu đãi nên người già sống khá, sau này mở rộng một chút cho công chức về già không con cháu nương tựa. Con loại dành cho vô gia cư thì tiêu chuẩn thấp nhiều, việc ăn ở heo hút, trông cậy vào họa hoằn có đoàn từ thiện ghé thăm.

    Nhà dưỡng lão tư nhân chỉ phát triển ở vài thành phố lớn. Vì theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến nên thường có vườn cây rộng rãi, xa thành phố, gia đình đi thăm bằng ô tô nhà. Dĩ nhiên chi phí cao ngất trời. Ông già ở Pháp về tìm đến nhà dưỡng lão ở huyện Củ Chi nhưng đành le lưỡi rút lui vì giá khoảng gấp rưỡi lương hưu của ông.

    Giá trung bình khoảng sáu, bảy cho đến lăm triệu một tháng. Dĩ nhiên đây mới chỉ là ăn ở, chưa tính đến thuốc men, chữa bệnh. Hai khoản sau này thì vô biên tùy bệnh nặng nhẹ. Nếu so sánh lương hưu trung bình của một nhân viên văn phòng khá chỉ mới năm triệu thì với giá cao cấp này, nhà lầu xe hơi mới vào được các nhà dưỡng lão VIP và vì thế các nhà dưỡng lão mới chỉ tập trung ở hai thành phố lớn là Hà nội và SG.

    Đối với tình hình kinh tế chung hiện nay, đa số người già đều không có đủ tiền để vào nhà dưỡng lão, không kể khi còn động đậy được tay chân, họ vẫn phải chật vật làm việc kiếm sống cho không những bản thân mà còn cho đám con cháu thiếu thốn

    Trở lại với cảnh nghèo. Một số cơ sở tôn giáo dành cho người già không chốn nương thân thường ở những thành phố lớn tồn tại nhờ mạnh thường quân đóng góp. Tùy lòng từ tâm của bá tánh mà đa số các mái ấm này khá sáng sủa, khang trang. Dưới miền Tây cũng có những mái ấm của người từ tâm nhận nuôi độ chục người già cô đơn. Sức của họ chỉ có thể nuôi số ít như vậy. Số lượng nhiều hơn phải xin phép để thành lập cơ sở. Vì thế nhà dưỡng lão dành cho người nghèo không biết chừng nào mới có để họ bớt khổ ở tuổi xế chiều.


    Sài Gòn Cô Nương



    Nguồn:http://vietluan.com.au


              

Re: Sài Gòn Cô Nương

Đã gửi: Thứ ba 11/09/18 19:59
bởi Bạch Vân
  •           


    Tìm việc làm ở Việt Nam





    Sinh viên tốt nghiệp bậc đại học, hiếm người dành toàn thời gian học tiếp bậc cao học mà thường kiếm việc làm hoặc vừa làm vừa học lên cao.

    Đất thành phố chật, người lại đông. Ra trường, sinh viên các tỉnh gần như trụ lại thành phố tìm việc làm hứa hẹn nhiều cơ hội thăng tiến hơn về quê.

    Những sinh viên do thiên tư, do nỗ lực học hành thi tốt nghiệp đạt loại giỏi được các công ty săn đón, mời chào. Còn lại nếu không sẵn là con ông cháu cha, không sẵn các mối quan hệ bè bạn, họ hàng, thì tìm việc làm thật gian nan. Rốt cuộc chỉ mong có một công việc nào đó độ nhật qua ngày.

    Hơn nữa khi thi vào đại học, các ngành lấy điểm thấp thì ra trường cũng khó tìm việc như quản lý thư viện, ngành Việt Nam học, sư phạm địa lý…

    Linh là sinh viên mới ra trường. Cô bắt tay ngay vào công cuộc đi xin việc.

    Đầu tiên cô bỏ thời giờ lục lọi trên các trang tìm việc trên NET.

    Đó là cả một khu chợ thượng vàng hạ cám. Có vô số việc tìm người ở đó: tư vấn bảo hiểm, thư ký văn phòng, kiểm tra chất lượng sản phẩm… Một yêu cầu luôn thòng theo mà tất cả sinh viên tốt nghiệp rất ghét là cần hai năm kinh nghiệm. Mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm mà tận hai năm kinh nghiệm.

    Có những trang tạp nham chỉ gồm quán ăn, công ty nhỏ, xí nghiệp gia đình… Các trang uy tín giới thiệu các công ty lớn mô tả rõ ràng công việc để khỏi mất công sức cho cả đôi bên sau khi điền đủ loại giấy tờ, phỏng vấn tùm lum mới thấy không phù hợp. Nếu công việc không được công khai chi tiết, điều đó có nghĩa ứng viên rất dễ rơi vào chân lặt vặt tức là làm đủ thứ, sai gì làm nấy.

    Công ty lớn đương nhiên đòi hỏi cũng cao hơn. Để hồ sơ thêm đẹp, các ứng viên bao giờ cũng thêm vào vài thứ bên lề như bằng B Anh văn, bằng A vi tính… Thế nhưng thời gian đã chứng minh những tấm bằng mua dễ dàng không có chút giá trị thực tế này đã bị đào thải. Bằng A, bằng B… Anh văn đã bị thay thế bằng TOEIC, TOEFL, IELTS… Các văn bằng vi tính, kế toán cơ bản cũng không cần thiết trưng ra mà đòi hỏi khả năng thật sự. Trong đó Anh văn là rào cản lớn nhất đối với các sinh viên mới ra trường bởi vì vi tính và kế toán căn bản có thể kiếm được dễ dàng sau vài khóa học nhưng Anh văn đòi hỏi một tiến trình học lâu dài. Nhiều ứng viên có kiến thức chuyên môn vững nhưng khó tìm được công việc tốt vì yếu ngoại ngữ.

    Các công ty hiện nay mở rộng yêu cầu, đòi hỏi thêm độ tuổi, kỹ năng “mềm” như giao tiếp, đàm phán, chịu được áp lực cao, nhất là tại các công ty ngoại quốc lương cao hơn khu vực nhà nước nhưng thời gian và áp lực làm việc cao gấp bội.

    Một số công ty lại thích tuyển nhân viên là sinh viên mới ra trường. Đó là những công việc không cần chuyên môn sâu quá bởi họ tận dụng tối đa sức của những người trẻ đang cần công việc với mức lương tàm tạm. Hết thời gian thử việc, họ sa thải để tìm lứa nhân viên mới. Tận dụng được tối đa sức trẻ, sức tiếp thu cái mới với mức lương thấp nhất là cách thức của nhiều công ty.

    Người chưa có kinh nghiệm thường chỉ nhắm tới những công việc giản đơn như tiếp tân, văn thư, bán hàng, chăm sóc khách hàng… để giải quyết thất nghiệp trước mắt nhưng sau thời gian ngắn, những nhân viên này sẽ mau chóng chán nản vì không ứng dụng được những kiến thức đã học.

    Dù sao sau khi hoa mắt trước rất nhiều công việc với những hứa hẹn như mơ, cô Linh bắt đầu công cuộc rải CV (Curriculum Vitae) tới rất nhiều công ty mà cô đọc được và sàng lọc. Những bộ hồ sơ này được cấp tốc nhân ra, cái thì gửi online, cái in ra, cặp tay mang tới tận nơi nộp tràn trề hy vọng.

    Chắc cũng phải tới năm chục nơi được Linh rải hồ sơ. Vì online đâu có mất công xe cộ xăng dầu chạy kiếm địa chỉ nên đơn gởi đi hối hả, tới năm chục nơi thế nào ít nhất cũng vài nơi nhận chứ. Thành thử cô mắc lỗi trầm trọng là không kiểm soát hết các đơn xin việc. Có cái xin ứng vào vị trí kế toán trưởng, có cái đề nghị lương chục triệu… Tới lúc bỗng nhiên được kêu mới quýnh lên không biết mình xin vào vị trí nào, công ty làm ăn ra sao… Khi ấy mới bắt đầu tìm hiểu kỹ để chuẩn bị cho bước phỏng vấn không lấy gì tự tin cho lắm.

    Báo chí cũng là nơi tìm việc. Báo Chính Luận ngày xưa có cả một ấn phẩm dành riêng cho quảng cáo, tìm việc nhưng báo giấy nay ít người đọc. Tốn tiền mua tờ báo nhưng trang quảng cáo tìm người tìm việc đặc nghẹt chữ nhỏ xíu mà không chọn được bao nhiêu tin, khó mà cạnh tranh nổi với NET, chỉ vài cú nhấp chuột, tin tức dày đặc đọc muốn xỉu luôn. Dù sao để tìm việc trong cảnh người khôn việc khó này thì không bỏ qua chỗ tìm việc nào. Chịu khó đọc kỹ từng dòng rao vặt trên báo, may ra cũng có thể ngẫu nhiên bắt gặp công việc phù hợp nào đó.

    Hay là đến Trung tâm tìm việc. Có vài trung tâm kiếm việc lớn không kể các trung tâm của từng quận, huyện. Ở những nơi này, nếu giới thiệu thành công sẽ lấy phần trăm hoặc trọn tháng lương đầu. Chớ mất công đâm đầu vào những “việc nhẹ lương cao”. Trên đời này chẳng bao giờ có loại công việc đó cả, nhiều phần chỉ là bẫy lường gạt.

    Đọc mỏi mắt không thấy có công ty nào cần công việc chuyên môn của mình nên cô Linh để lại hồ sơ đợi kêu. Có nhiều người học theo ngành phong trào. Trong suốt gần chục năm nóng nhất là ngành kế toán, hàng chục năm tiếp theo là quản trị kinh doanh… Nhiều người trẻ húc đầu học theo bạn bè đến khi ra trường, một là ngành đó đã trở nên cung cao quá cầu, hai nữa qua thời gian, xã hội có nhiều biến đổi, ngân hàng không còn mở tràn lan, bị xiết lại rất nhiều, vô số sinh viên quản trị kinh doanh ra trường không biết đi đâu, thất nghiệp rất nhiều vì các môn học phong trào đã qua thời kỳ huy hoàng của nó. Đành cứ tiếp tục nộp đơn vào các Trung tâm tìm việc cầu may vậy.

    Song song với lang thang trên bao mạng và báo giấy, cô Linh gặp ai cũng nhờ vả tìm việc dùm. Cũng có người giới thiệu nhưng toàn việc nghe mông lung như tư vấn bảo hiểm, môi giới bất động sản… hết thời từ hồi nào.

    Cũng có khá nhiều việc trong lãnh vực tư nhân nhưng công việc bấp bênh, dễ dàng bị sa thải lúc nào không biết. Làm cho tư nhân, tiên lương có thể thêm một chút nhưng áp lực công việc gấp đôi gấp ba nên muốn chắc chân, nhiều người hướng về phía công sở tuy lương thấp ba cọc ba đồng nhưng sống yên ổn sáng cắp ô đi chiều cắp ô về tới già, tới về hưu mà không bao giờ sợ thất nghiệp. Thời gian rảnh có thể tìm cách kiếm thêm. Bây giờ đang ồ ạt phong trào bán hàng online, nhà nhà người người đều nhảy lên online bán chè thưng đóng hộp hay bánh tráng trộn… giao tận nhà chẳng hạn!

    Người anh họ giới thiệu cô một chân giáo viên tiểu học nhưng nếu không qua lớp sư phạm thì chỉ mãi là giáo viên dự bị ngồi thư viện chờ thời, đợi khi nào có giáo viên chính thức nghỉ thì dạy thế thời gian ngắn.

    Người khác nữa giới thiệu công việc thư ký ở một xí nghiệp cơ khí nhà nước. Lương thử việc hai triệu, qua hai tháng sẽ duyệt để ký hợp đồng. Khi đó lương chính thức sẽ khoảng ba triệu. Cô suy nghĩ đắn đo mãi. Với đồng lương chết đói đó làm sao sống cả đời. Đợi lấy chồng để ông chồng đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành nuôi chăng? Vả lại thư ký như công việc nội trợ, cái gì cũng đến tay nhưng lại không cần chuyên môn sâu. Cứ thế lẹt đẹt, công sức học hành bốn năm đại học kiến thức không dùng đến, thời gian qua sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Khi có cơ hội tìm việc đúng nghề sẽ không làm thạo được nữa.

    Nơi làm đúng chuyên môn thì không ai cần. Nơi cần người thì không đúng chuyên môn. Nơi có vẻ “ngon” một chút như công việc dựa theo doanh thu, có dự án, có phết phẩy, có thể nảy ra tiền ngoài lương chính thức thì phải “chạy”…

    Con trai sắp ra trường khoa Marketing, người cha đã đi dò hỏi mấy nơi. Thân quen nhất là mối chạy vào phi trường với giá hữu nghị hai trăm triệu, bảo đảm sáu tháng lương là thu lại vốn.

    Tốn tiền mà được việc là còn may. Nhan nhản chuyện bỏ ra từ vài chục đến vài trăm triệu vẫn xôi hỏng bỏng không. Ở phố núi Pleiku, khoe có quen với lãnh đạo công an, một chị bán tạp hóa đã nhận hơn hai tỷ bảy đồng để xin việc cho bốn người…

    Anh Biên cẩn thận theo đường chính ngạch là tìm các tin tức thi tuyển công chức tại các trang web của các đơn vị quốc doanh. Nhưng rồi anh lại ngần ngừ khi đươc người bạn đang là công chức rỉ tai giải thích: “Đừng mất công thi. Những người đi thi đa số đang làm trong công sở, họ chỉ đi thi nhằm hợp thức hóa chuyển ngạch thôi. Danh sách nằm trên hết rồi”.

    Chạy chọt cũng phiền toái lắm. Nhiều vụ tiền đưa xong bị xù luôn, bị gạt mất trắng trợn hoặc công việc không đẹp như tưởng tượng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Tỷ như vào ngân hàng hay bảo hiểm, thử việc ba tháng lương hai triệu nhưng kệ xoay xở sao tùy ý doanh số phải đến bạc tỉ mỗi tháng mới đạt đủ chỉ tiêu cấp trên đưa ra. Mỗi lần bị đoàn kiểm tra xuống lo bạc đầu vì ai chia chác không biết nhưng tội lỗi thì đổ lên đầu cấp dưới chỉ biết răm rắp làm theo lệnh.

    Xin việc theo quen biết lại không chắc chắn kiểu khác. Ông sếp quen biết mai mốt về hưu hoặc đấu đá nội bộ bị văng chức thì lâu la cắc ké cũng bị hất luôn, khi đó bơ vơ biết đi đâu về đâu. Nguy hiểm lắm!

    Ngược xuôi suốt mấy tháng trời giấy má đơn từ phỏng vấn mà chẳng đâu vào đâu. Cô Linh thất vọng và căng thẳng quá. Không thể quay về nghề của thời sinh viên là kèm trẻ tư gia, đứng quầy shop thời trang, bán hàng đa cấp… Hay là xin việc đa cấp. Một người xin vào công ty giới thiệu việc làm sẽ phải đóng một số tiền. Sau đó tiếp tục tìm người mới gia nhập vào để ăn hoa hồng. Cuối cùng chẳng ai có việc gì làm cả mà chỉ ráng gạt người ta để ăn hoa hồng đa cấp mà thôi.

    Cô tính xin làm thủ kho, lỡ mất hàng đền chết, hay là xin tiền gia đình đi học tiếp lên thạc sĩ. Đó cũng là con đường cùng khi không biết phải làm gì mặc dù ai cũng khuyên học càng cao càng khó xin việc. Cử nhân đã xin việc không được thì thạc sĩ càng khó. Chẳng ai muốn thuê thạc sĩ làm nhân viên văn phòng hay tư vấn khách hàng cả!

    Đó là Linh ở thành phố và gia đình khá, còn những người khác quê xa xôi và gia đình khó khăn lên thành phố đi học. Vài tháng không tìm được việc làm có nước trở về quê tương lai u ám. Hay là trở về các nghề của thời sinh viên: Chạy xe ôm, giữ xe, phát tờ rơi… Những nơi đó lúc nào cũng cần người!

    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au