Sài Gòn Cô Nương

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Hốt hụi chót

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Hốt hụi chót




    Mấy hôm liền, cả công ty ai nấy chộn rộn, nhốn nháo cả lên. Chẳng là cấp trên vừa thông báo công ty được dành bốn mươi suất đi Mỹ tu nghiệp về sản xuất quần jean trong vòng mười lăm ngày.

    Từ trước tới giờ, công ty cũng có nhiều chuyến đi tu nghiệp. Nào là Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Hàn quốc… nhưng Mỹ thì chưa. Đây là lần đầu tiên. Tu nghiệp ở những nước Đông Nam Á làm sao so sánh được với Mỹ về sự hoành tráng.

    Nhiều người ước muốn một lần trong đời được đến đất nước Hoa Kỳ. Nếu theo tour du lịch hay đi tự túc thì tốn cả trăm triệu và đủ thứ giấy tờ công phu chứng nhận về nghề nghiệp, tài sản, quan hệ thân thích… mà rồi cuối cùng cũng không qua được cửa ải phỏng vấn cấp visa của tòa lãnh sự. Thêm ông Trump mới lên làm tổng thống với những chính sách ngặt nghèo về dân nhập cư cho nên ngay cả đi du lịch hay tu nghiệp, du học…, ai nấy đều thấy đặt chân lên đất nước này, dù chỉ lưu trú trong thời gian ngắn, sao có vẻ khó khăn quá. Nay đường đường chính chính đến Mỹ bằng con đường ngắn ngủi và dễ dàng là đi tu nghiệp thật là cơ hội ngàn năm.

    Chỉ trừ nhân viên của phòng hành chánh chỉ chuyên đánh máy công văn giấy tờ, còn thì ai có “chuyên môn” đều hy vọng tràn trề được một suất trong đó.

    Chứng tỏ minh bạch trong việc chọn lựa, bà giám đốc triệu tập cuộc họp toàn công ty để đọc thông báo:

    -Với bốn mươi suất đi ngoại quốc, không phải ai cũng đi được mà cần hội đủ tiêu chuẩn do cấp trên đưa ra: “phải là cán bộ nằm trong diện quy hoạch nghĩa là còn trẻ để sau này khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo công ty, trưởng phó ban, quản đốc… sẽ mang việc học hỏi ứng dụng vào công việc, đồng thời phải có chứng chỉ ngoại ngữ C1 chuẩn châu Âu”. Ba mươi suất dành cho các xí nghiệp phụ thuộc. Còn trên công ty này của chúng ta thì chỉ có mười người thôi.

    Khi phải công khai tiêu chuẩn này, bà giám đốc cũng… đau lòng lắm chứ chẳng không!

    Lý do chỉ còn hai năm nữa bà tới tuổi về hưu nên không phù hợp với tiêu chuẩn thứ nhất. Người ta chỉ chọn những ứng viên trẻ tuổi thôi. Lại nữa ở vị trí giám đốc, bà từng có cơ hội đi công tác nhiều nước từ Á châu như Nhật bản, Trung quốc, Lào… tới Âu châu như Pháp, Đức nhưng Hoa kỳ… thì chưa. Vuột cơ hội du lịch miễn phí này khiến bà tiếc nuối dữ lắm.

    Bà than thở:

    -Phụ nữ về hưu sớm hơn nam giới năm năm. Phải chi tuổi hưu của phụ nữ nâng lên ngang như nam giới thì mình chắc chắn nắm một suất rồi.

    Những năm trước còn “kín mít và dễ dãi” thì những suất đi học hỏi kinh nghiệm nơi xứ người chẳng khi nào công bố rộng rãi. Đa số dành cho những người có chức vụ và lớn tuổi coi như thưởng chuyến du ngoạn trước khi về hưu, là phần thưởng dối già sau cả một cuộc đời làm việc. Đó là một đặc lợi với mục đích du ngoạn nên không cần tới chuyên môn và ngoại ngữ. Vì đã sát tuổi về hưu nên những kiến thức chuyên môn đó không còn thời gian để thực hành, áp dụng nữa và cũng không cần đúng lãnh vực chuyên môn. Quan trọng nhất là chẳng ai thông thạo ngoại ngữ nên người ta nói gì đâu có hiểu, Bây giờ không còn cảnh một trợ lý kè kè đi theo bên cạnh sếp để thông dịch nữa. Ngoại ngữ quả là một rào cản to lớn chắc là mấy chục năm nữa may ra mới vượt qua phần nào.

    Sau nhiều ngày chọn lọc, công ty chỉ chọn được bảy người theo đúng chuẩn.

    Bởi người trong diện quy hoạch thì đã lớn tuổi bận vợ bận con không còn lòng dạ đi học tiếng Anh. Bọn trẻ rảnh rỗi có đủ thứ bằng cấp Anh văn từ phiên dịch, biên dịch, cử nhân… thì lại không nằm trong thành phần đề bạt.

    Tiếc của trời, nhìn qua nhìn lại chẳng thấy ai hơn mình, bà tự điền tên mình vào danh sách, đồng thời điện thoại cho giám đốc công ty chi nhánh thuộc cấp dưới:

    -Trong danh sách của xí nghiệp anh nhớ nhét tên thằng con út tôi vào nhé!

    Quân lệnh như sơn, cấp dưới sao dám làm mất lòng cấp trên. Ông này tắp lự ghi tên con quan vào dù anh chàng này chẳng có chứng chỉ Anh văn nào lận lưng nagy cả chứng chỉ A, B mua dễ dàng ở chợ… văn bằng giả. À quên, mấy chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C hiện nay không dùng nữa vì chẳng có giá trị nào ngoài tờ giấy lộn. Phải là chứng chỉ chuẩn châu Âu cho dù chuẩn nào thì chuẩn, khi bị bắt buộc phổ biến đại trà khắc đều tìm cách qua được…

    Danh sách đủ bốn mươi tên được đưa qua Ngoại giao xét duyệt trước khi trình cấp trên ký. Và cứ theo đúng tiêu chuẩn, mười hai cái tên bị gạch ngang kể cả hai mẹ con bà giám.

    Hụt chuyến đi Mỹ, bà giám đốc quay sang nhẩm tính vớt cú hụi chót khác.

    Bà vắt óc suy nghĩ. Con gái lớn của bà hỏi thầy bói tính ra sang năm mới hợp tuổi làm đám cưới. Mà sang năm thì sát ngày về hưu quá. Tình hình ngày càng khó khăn. Thanh tra, kiểm tra liên tục. Lỡ bà gặp chuyện gì rắc rối xảy ra, làm sao trở tay kịp. Trở tay đây là ám chỉ làm sao tổ chức đám cưới kịp chứ không phải chuyện gì khác. Vì dầu sao bà cũng sát tuổi hưu nên chẳng ai nỡ xuống tay làm chi, để bà yên ổn về hưu thảnh thơi an hưởng tuổi già. Chỉ có điều nếu bà gặp rắc rối, quyền thế kém đi thì sẽ ít người đi dự đám cưới hơn. Vấn đề nằm ở chỗ đó.

    Vừa rồi nhân ngày sinh nhật, bà tổ chức buổi tiệc nhỏ ở nhà hàng mời một số nhân viên thân thiết. Ngoài quà cáp, đám nhân viên còn có nhã ý share một nửa hóa đơn bữa tiệc của bà. Nói cho ngay điều đó cũng phải thôi vì bọn họ đàn ông uống bia quá trời chứ chỉ ăn thôi thì đâu… tốn bao nhiêu!

    Bà cẩn thận đi hỏi lại thầy. Tuy không hợp tuổi nhưng để phù hợp với cuộc sống đô thị tân tiến ngày nay thì muốn tổ chức đám cưới ngày nào tháng nào, thầy đều chỉ dẫn nhiều cách hóa giải. Bà họp gia đình định gấp ngày cưới với điều kiện chọn nhà hàng sang trọng cho khách mời nhìn vào thấy sợ mà không dám mừng ít. Nhưng cùng lúc lại chọn thực đơn rẻ nhất cho lời nhiều, cùng lúc khỏi bị mang tiếng người ta nói ra nói vào giám đốc lấy tiền đâu chơi sang.

    Bà lập danh sách chi tiết các bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, cấp cưới, chi nhánh bên phải, công ty bên trái…vừa quan vừa lính, vừa thân vừa sơ… không sót một ai. Gia đình chú rể ở xa nên tiệc cưới họ hàng nhà trai không bao nhiêu, chỉ tính riêng nhà gái tám chục bàn gọn. Bà giám vui mừng vì đám tiệc kín chỗ, tính thêm cả các bàn dự phòng cũng đầy, không dư chỗ nào.

    Đám cưới của quan đương chức nên đâu ai dám từ chối. Bận bịu mấy mọi người cũng thu xếp để đi, mưa gió bão bùng lụt lội cũng ráng tới cho vua thấy mặt, chúa biết tên. Ngồi từ đầu tiệc đến mãn tiệc không ai dám đứng lên bỏ về sớm.

    Tính toán cộng trừ sau đám cưới, bà giám hể hả vì lời đậm, thu nhiều hơn chi theo đúng dự định.

    Sau đám cưới, bà lại tất bật suy nghĩ xếp đặt chuyện khác. Đó là thời gian về hưu không còn bao lâu, một số việc bà cần làm ngay kẻo cận ngày lại giống như mấy người vừa qua, vắt chân lên cổ chạy không kịp, mất công thiên hạ rỗi hơi xen vào xăm soi nói năng ì xèo nhức cả đầu.

    Bà xoay qua nhìn lại. Một số con em của bạn bè thân hữu gởi gắm, bà nên nhận về làm ở công ty của mình và các công ty chi nhánh dưới quyền. Đây là những việc có qua có lại, có tình cảm biết điều với nhau. Chẳng lẽ con cháu của mình đưa hết vào công ty của mình cũng kỳ. Đưa một, hai đứa vào thôi, còn lại gởi qua các công ty người quen. Thiên hạ cũng vậy.

    Lại còn đám em cháu vừa trên tỉnh, vừa dưới quê. Cháu con dì, em con bác… xem đứa nào cần việc làm đến xin xỏ chẳng lẽ làm ngơ. Một người làm quan cả họ được nhờ. Đứa đại học, đứa cao đẳng, đứa trung cấp, đứa lái xe, đứa bảo vệ… gì cũng được… Cứ trông hợp với việc nào thì nhét vào chỗ đó. Làm phước chuyến chót cũng là thêm vây cánh. Thằng con lên chức phó phòng còn thiếu bằng trung cấp chính trị sẽ lo bổ sung sau. Đề bạt thêm mấy đứa thân tình nhìn đâu cũng thấy tay chân của mình.

    Đây là bà noi gương các bậc tiền bối đi trước mà làm theo chứ cũng chẳng gì lạ hay khác người.

    Như bà Bí thư tỉnh ủy nọ bổ nhiệm em trai làm Giám đốc sở Tài nguyên- Môi trường rồi từ tử bổ sung chứng chỉ lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính. Chỉ trong một ngày, giám đốc Sở Giáo dục kia ký bốn quyết định và cũng trong tháng này còn ký thêm hai quyết định bổ nhiệm. Một số người sắp về hưu cũng được điều động nhận chỗ làm mới… Giải thích về việc này giám đốc cho biết lúc ký giấy bổ nhiệm thì ông chưa nhận giấy hưu. Mà hễ chưa về hưu, còn đương chức đương quyền thì có quyền ký lệnh bổ nhiệm người này điều động người kia đâu có gì sai. Còn khi cầm tờ giấy về hưu thì lúc đó mọi việc ông làm xong rồi, đâu ký thêm gì nữa, đâu có cớ gì hài tôi ông lạm quyền. Phê bình ông là sai bét.

    Rồi một lô một lốc giám đốc ký quyết định nhận bổ nhiệm nhân sự khi đang ở hoàng hôn nhiệm kỳ.

    Dầu sao bà giám cũng lo xa hơn người khác là đã lo bổ nhiệm từ bây giờ, khi còn hai năm nữa về hưu, đủ thời gian để xoay xở mọi việc, chứ nhiều người cứ đợi sát nút, còn vài ba ngày nữa rời ghế mới túi bụi bổ nhiệm người này, chuyển việc người kia. Cập rập và ồn ào dễ gây sự chú ý. Rồi người này phê bình, người nọ ý kiến đưa ra dư luận phiền toái lắm.

    Thực ra cũng chỉ ồn ào một chút rồi mọi việc cũng từ từ lắng xuống. Chứ bấy nhiêu người được bổ nhiệm, chẳng lẽ lại chuyển ngược toàn bộ về vị trí cũ thì rõ ràng không xong, gây xáo trộn vô ích. Chỉ có xếp mới khi nhậm chức lại luân chuyển một số người mới…

    Thế là cuối cùng bà cũng hốt xong hụi chót. Vậy nghỉ hưu mới hoàn toàn an tâm, vui vẻ.

    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Không đòi quà…

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Không đòi quà…




    Vừa qua, dân tình rảnh rỗi bàn tán chuyện tình của đại gia và người đẹp…

    Gần đây nhất là đại gia trong ngành công nghệ thông tin và một số ngành nghề khác.

    Người đẹp từng là hoa hậu. 20 tuổi – năm 2007, cô đoạt giải hoa hậu người Việt tại Nga và nằm trong top 10 cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt khu vực SNG (cộng đồng các quốc gia độc lập là các thành viên cũ của Liên xô tách ra thành nước độc lập sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa châu Âu vào năm 1990).

    Nhưng cuộc tình này không có hồi kết đẹp. Đại gia kiện hoa hậu ta tòa vì theo hợp đồng tình ái, ông đề nghị đưa mười tỷ đổi lấy bảy năm yêu đương. Thế nhưng mới ba năm phù du, sau khi khéo léo ẵm gọn mười sáu tỷ rưỡi, cô nhanh chóng đá ông. Số tiền đó vẹt cả một gia tài mồ hôi nước mắt kiếm lâu dài mới được chứ ít đâu, chứ phải quà cáp cái quần, cái ví, cái xe, căn nhà… Do cô vi phạm hợp đồng lẹ quá, ông đành đưa cô ra tòa về tội lường gạt gán vào một vụ mua bán bất động sản. May ra lấy lại được đồng nào hay đồng nấy

    Thiên hạ chửi ông ầm ầm, nào là hèn hạ, không đáng mặt nam nhi, món tiền quá nhỏ… Còn hoa hậu là phụ nữ kiên cường, giỏi giang, bất khuất… đã đương đầu đối phó với đàn ông một cách mạnh mẽ nhằm bảo vệ số tiền lấy được.

    Vấn đề ở chỗ hoa hậu đâu phải chân dài, não cá vàng để cần bán thân nuôi miệng. Cô đã tốt nghiệp một trường đại học, thông thạo ba thứ tiếng, từng làm người mẫu, diễn viên, MC, lại còn viết lời nhạc cho nhiều ca khúc của các ca sĩ nổi tiếng… Xinh đẹp, thông minh, tài giỏi, tại sao không kiếm sống bằng chính năng lực của mình mà phải dùng cách bán thân cho người có vợ để rồi bị “đòi quà”. Cũng giỏi lắm mới trúng vố mười mấy tỷ như vậy chứ xoàng xoàng chỉ độ vài trăm triệu thôi, vài tỷ thôi.

    Thật ra từ xưa, đại gia và người đẹp tìm đến nhau là lẽ thường. Người vung tiền để mua sắc đẹp. Người bán vốn tự có để có cuộc sống nhàn hạ, sung sướng…

    Nhân chuyện lăng nhăng này lại nhớ một chuyện người đẹp có quyền hưởng tình phí đã qua.

    Trong giới showbiz Việt thì anh là ca sĩ – doanh nhân, chị là ca sĩ – diễn viên.

    Anh cao ráo, điển trai. Chị Nam tiến vào Sàigòn lập nghiệp. Cùng nghề nghiệp, gặp nhau trong làng giải trí, người đẹp trai, kẻ xinh gái, yêu nhau là lẽ thường tình. Thông thường đã là đàn ông thì phải có bổn phận bảo bọc cho người đẹp, nhất là trong giai đoạn yêu đương, tìm hiểu tính nết của nhau để tính đến hạnh phúc trăm năm.

    Mỗi lần hẹn hò ăn uống, anh móc ví ra đương nhiên. Gặp mặt cùng với hội bạn bè của chị, anh luôn luôn bao chót. Sinh nhật, lễ lạt… quà cáp lãng mạn như trăm bông hồng nhân ngày Valentine. Chị dặn dò mua cho em vài đôi giày kiểu này, tìm cho em mấy kiểu ví nọ… là vâng lời ngay.

    Kiếm được tiền tới đâu chiều theo chị tới đó. Trong thời kỳ tìm điểm với chị, mang tiếng đàn ông là bờ vai cho chị dựa vào thì anh phải làm sao lo cuộc sống cho chị đầy đủ. Nếu khẳm tiền thì kiếm căn hộ cho chị ở, mua cái xe cho chị vi vu, mở cái shop cho chị… giải trí, bớt rong chơi, đàn đúm. Tất cả các khoản mục đó gọi chung là tình phí.

    Một cô người mẫu cảm thán đưa ra quan niệm chung của giới chân dài: Đã tặng mình cái xe hay cái nhà thì người ta phải thương mình thật. Còn túi xách, đồ trang sức chỉ là giá trị ảo, phù du mà thôi. Tức cô thích nhà và xe là những thứ có giá trị lâu dài. Còn túi xách, đồ trang sức khi cần tiền mang bán lại chẳng bao nhiêu. Nhiều cửa hàng cho biết món đồ mới bán buổi sáng, buổi chiều đã thấy cô hoặc người nhà lủi xách tới gửi bán lại, dĩ nhiên giá rất thấp.

    Chỉ bỏ ra một khoản tiền kha khá mà có một bạn gái nhan sắc lại có chút tiếng tăm nổi tiếng, cặp tay dung dăng dung dẻ, mang đi khoe khắp nơi, mỗi ngày up hình lên facebook… Người đẹp giống như món trang sức của đại gia vậy. Khó nói ai hơn kém nhau trong chuyện cặp kè này.

    Nhưng tình yêu muôn mặt, nhất là khi nó được đặt trên căn bản một bên là là tình, một bên là tiền. Lỡ không lên xe hoa cùng nhau, không vui vẻ chia tay thì sao? Việc kinh doanh của anh ảm đạm khó tiếp tục chu cấp cho chị phủ phê. Thôi thì chia tay. Nghĩ tới tình phí mà tiếc đứt ruột. Chỉ hẹn hò nhau có ba tuần mà anh phải chi tới gần hai mươi ngàn Mỹ kim. Hỏi sao không cay cú!

    Đòi lại không được. Đằng nào cũng mang tiếng nào là tính nhỏ mọn giống đàn bà, nào là không đáng mặt nam nhi… Thôi thì kể lể bêu ra cho khắp bàn dân thiên hạ biết cô này là tay… đào mỏ chính hiệu (!) để thiên hạ biết mà lánh xa.

    Gặp chị đâu phải tay vừa. Chị trả lời gọn lỏn: “Không quan tâm tới mối tình này”. Đúng vậy. Hết “mối tiền” này thì người đẹp tìm “mối tiền” khác. Bạn bè chị cũng thêm vào: hai mươi ngàn là ít đấy. Đàn ông gì mà tính nhỏ mọn… như đàn bà!

    Quên hết những lời hoa mỹ đã qua, bây giờ cả hai đều văng ra những ngôn ngữ thực sự phản ảnh bản chất của mình, chỉ còn thiếu điều mày tao chi tớ thôi.

    Quyền năng của người đẹp có thể kể ra vô số chuyện hàng ngày.

    Ông bầu show tặng hiện vật và hiện kim hơn 50 000USD cho người mẫu cũng bị cô nàng phủ nhận sạch chẳng nhận được thứ gì. Quà cáp tặng nhau làm gì có giấy tờ và chữ ký làm bằng. Thành thử lúc chia tay thường là bên nam giới ngậm đắng nuốt cay. Đôi khi không phải đòi quà vì tiếc tiền mà tức tối vì bị phản bội, bị lừa gạt.

    Đại gia nọ sành sỏi thương trường nhưng mất cảnh giác nên vẫn bị mất về tay cô vợ siêu mẫu tài sản tổng cộng lên tới 288 tỉ (khoảng 14 triệu đô Mỹ). Ở ngoại quốc tiền ai nấy giữ, mạnh ai nấy tiêu. Nhưng ở VN, tiền bạc chẳng mấy khi rạch ròi. Khi yêu nhau mọi thứ đều tin tưởng là của chung cho tới khi cô nàng làm một vố đẩy anh tới thế phải thưa cô ra tòa. Tới lúc đó muộn rồi, thường là mất trắng.

    Nhờ sắc đẹp mà kiếm ăn dễ dàng thảo nào bây giờ có phong trào phụ nữ đua nhau đập mặt đi xây lại khiến cho thẩm mỹ viện được mùa nở rộ. Có người đập một hai lần biến mắt một mí thành hai mí, mũi tẹt thành mũi gồ… Có người sửa hoài cho nên thảm họa thẩm mỹ trở thành chuyện thường tình. Ngày xưa một thời đi đâu cũng gặp nhan sắc Thẩm Thúy Hằng với cằm chẻ, môi chẻ mòng mọng. Bây giờ là mốt khuôn mặt V line, mũi Hàn quốc… mười cô như một. Tới nỗi các bệnh viện công cũng khó thể đứng ngoài cơn sốt thẩm mỹ với đủ thứ nâng mày, kéo da, bơm ngực…

    Nếu quà cáp giá trị thấp xem chừng hai bên dễ giải quyết, không cần cãi cọ đôi co nhiều như bạc tỷ.

    Vì là chân đất, nên quà tặng cũng không lớn. Một anh chàng sau khi chia tay bạn gái đã cho người đến tận nhà nàng kê khai những thứ đã tặng để đòi nhận lại. Gồm một chiếc khăn, bông tai, nhẫn, một chiếc điện thoại. Cha của nàng tức quá và cũng không thể đối phó với tên bài bây nên chẳng những trả lại hết quà còn đưa kèm thêm hai triệu cho anh chàng người yêu cũ của con gái mình gọi là “tiền hoa quả” tức là tiền cân cam, ký quýt mà từng xách lại nhà nàng biếu xén. Hoa quả mỗi lần xách một bịch tổng cộng chắc cũng chưa tới giá đó nhưng cha nàng cứ đưa dư. Thành ra dày mặt đi đòi trường hợp này đỡ mang tiếng “dại gái” với bạn bè, xem chừng ngoài lấy lại vốn, còn lời một chút chứ chẳng chơi.

    Từ sau vụ đòi quà của anh chàng này đã dấy lên phong trào giễu nhại với bài hát Anh không đòi quà, một thời gian ai cũng thuộc lòng với nhiều clip minh họa buồn cười. Yêu anh đi anh không đòi quà là một câu nằm trong bài hát đã trở thành câu nói quen thuộc của một sự việc cũng trở thành quen thuộc trong xã hội.

    Chuyện khác xui hơn. Anh Sang (Thủ Đức) giả thua cá độ đá banh bị giang hồ truy sát để moi cha mẹ mấy trăm triệu đi cua đào. Theo lời nỉ non của bồ, anh mua cho cô một chiếc xe SH mới cáu cạnh để cô có cái đi tới đi lui cho bằng chị bằng em. Số còn lại bao nhiêu hào phóng tặng gia đình, cha mẹ anh em nàng. Thế nhưng vừa sang tên xe thì nàng trở mặt đá anh cái bóc để cặp với thiếu gia khác. Quá uất ức, anh tìm tới luật pháp để đòi lại chiếc xe nhưng luật sư ngậm ngùi cho biết điều đó là không thể.

    Từ xưa ca dao đã có câu:

    Bắc thang lên hỏi ông trời

    Đưa tiền cho gái có đòi được chăng?

    Bà mẹ vừa đi du lịch Thái Lan về. Thấy hàng hóa bên đó giá rẻ, bà mua về làm quà cho con cái ê hề. Nào quần áo, giày dép… Thấy thằng con dành một đống một bên bánh kẹo, mỹ phẩm… để riêng. Bà hiểu ngay con mang tặng bồ nên vội thắc mắc:

    – Con tiến tới đâu rồi mà quà cáp nhiều vậy?

    – Nhiều vậy mà còn chưa nắm được cái tay nữa là!


    Bà mẹ vội khuyên can trong bất lực :

    – Từ từ thôi con ơi. Coi chừng “bõ công xúc tép nuôi cò”…

    Hân hạnh lắm mới được tặng quà và được người đẹp hạ cố nhận quà chứ đâu phải dễ dàng gì. Người đứng ngoài làm sao hiểu được.

    Chỉ có điều không hiểu sao từ vụ đại gia đưa người tình ra tòa thì dư luận mạng bỗng ngả về phía người đẹp, coi cô như anh hùng vì đã can đảm đứng vững, tranh đấu tới cùng bảo vệ số tiền lấy được theo cách chiếm đoạt.

    Dường như đó một tấm gương sáng cho giới phụ nữ noi theo thì phải. Còn khía cạnh mặc dù có học hành đàng hoàng tới nơi tới chốn nhưng vẫn chấp nhận làm gái bao để kiếm tiền thì không ai nhắc tới. Điều này cho thấy giá trị để xét tới trong xã hội hiện nay là tiền bạc chứ không phải đạo đức luân lý của một thời xưa cũ!

    Mấy tin này cũng vui vui… Theo dõi báo chí đưa tin chi tiết tỉ mỉ hàng ngày anh nói thế này, chị cãi thế kia cũng giải trí phần nào… quên đi cơm áo gạo tiền, tưởng chừng lấp đi hàng ngày bao nỗi lo lắng ưu tư…


    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Mua danh ba vạn

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Mua danh ba vạn





    Người xưa có câu: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, ý muốn nói việc tạo dựng thanh danh, uy tín là khó khăn hơn rất nhiều so với việc làm mất đi thanh danh, uy tín đó. Phải tốn nhiều công lao, hy sinh mới có được hình ảnh tốt đẹp được xã hội chấp nhận và chỉ chút sơ sẩy là bao thành quả biến mất, còn mang tiếng xấu.

    Dù sao danh quả có thể mua được. Xưa kia, người giàu bỏ tiền ra mua như bá hộ là một chức hàm. Có được hàm ấy phải là người giàu có vì ngoài số tiền bỏ ra mua hàm, quà cáp cho chức sắc làng xã lại còn khao mừng. Thế nhưng tiền bạc bỏ ra mua danh cũng bõ vì sau đó có việc ra đình thì cụ Bá, ông Hàn… mới được ăn trên ngồi trước, được dân làng kính nể trọng vọng. Người mua chức Hàn được cấp một thẻ ngà mà dù chỉ là cậu bé mười mấy tuổi nhưng khi đeo thẻ ấy ra ngoài đường, ai thấy đều phải khoanh tay chào “cụ”.

    Thời buổi nào đều có thể mua danh bởi nó không chỉ đánh bóng tên tuổi mà còn để thăng tiến trong công việc, dễ kiếm lợi nhiều hơn.

    Gần đây, ca sĩ Ngọc Sơn nộp đơn gia nhập vào hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam và chỉ sau đó năm ngày, được tặng bằng khen với danh hiệu rành rành vì “đã có nhiều hoạt động xuất sắc trong công tác xây dựng thương hiệu vì sự nghiệp bảo tồn, phát triển Di sản văn hóa VN…”. Ca sĩ hãnh diện, quỳ dâng tặng đấng sinh thành tấm bằng chứng nhận lộng kiếng nhân dịp sinh nhật, ngay trên một sân khấu khá quy mô mặc dù trong thực tế không hề có chức “giáo sư âm nhạc”.

    Việc phong giáo sư này được đưa tin rầm rộ trên báo chí khiến không khỏi dư luận dấy lên đặt câu hỏi. Biết là giáo sư ngày nay dễ dàng hơn, không khó khăn như xưa nhưng việc một ca sĩ làng nhàng được phong hàm “giáo sư” thật khó hiểu.

    Ca sĩ trả lời: “Tôi đủ tư cách làm giáo sư vì tôi đã làm giáo sư tại Nhật Bản đã lâu”. Câu tuyên bố đầy thách thức nhưng rất chung chung. Rõ ràng chẳng ai rỗi hơi điều tra xem ca sĩ đi Nhật hồi nào, làm giáo sư ở đâu.

    Xưng là danh ca, ông hoàng nhạc sến… hay gì gì đó cũng được, miễn cứ yên ổn trong lãnh vực của mình thì không sao nhưng đụng tới “giáo sư” là… to chuyện. Bao giờ lố quá làm thiên hạ nóng máu. Anh thợ giày chớ lên cao quá chiếc giày là vậy!

    Vả danh giáo sư âm nhạc này không được cấp bởi một đơn vị âm nhạc mà từ Hội Thương hiệu VN khiến thiên hạ liên tưởng tới các thương vụ. Cứ việc nộp cái đơn và… một khoản tiền nào đó thì sẽ được như ý. Thí dụ như “bà Ba bán bánh bèo bên bãi biển” được giấy chứng nhận “nghệ nhân bánh bèo bãi biển”. Xe bánh mì của anh Tư ở đường Đinh Công Tráng xin cái giấy “thương hiệu bánh mì vùng Tân Định”!!!

    Thấy dư luận ồn ào chỉ trích, Hội Thương hiệu vội vã phân trần: “Anh ấy khai thế nào thì chúng tôi ghi thế thôi”. Tức là hễ ai khai giáo sư, Hội đánh máy “giáo sư” vào Bằng Khen, ai khai tiến sĩ, thạc sĩ thì ghi nhận tiến sĩ, thạc sĩ… Nói chung Hội Thương hiệu không làm nhiệm vụ xét tuyển, chứng nhận bằng cấp, học hàm, lại càng chẳng thời giờ đâu đi kiểm tra các lời khai đúng hay sai. Nhiệm vụ của Hội đơn giản chỉ là phát Bằng Khen theo lời kê khai bất kỳ. Còn đúng hay sai kệ người khai chịu trách nhiệm chứ Hội chẳng có lỗi gì. Chẳng may bị khui ra, đương sự đành muối mặt chút đỉnh rồi mọi việc cũng chìm xuồng, còn không thì chẳng mất chút xíu công xá học hành, nghiên cứu, cứ im ỉm nghiễm nhiên hưởng thụ tiếng thơm từ danh hiệu quý phái ấy.

    Trước năm 75, chữ “giáo sư” chỉ chung những người làm nghề dạy học trừ bậc tiểu học được gọi là giáo viên.

    Nhưng sau năm 75, người dạy học từ tiểu học đến đại học chỉ gọi là giáo viên. Giáo sư là học hàm dành phong tặng cho người dạy đại học hoặc viện nghiên cứu. Mặc dù bị chê là giáo sư cả rổ nhưng muốn giành được chức danh ấy cũng không dễ. Trước khi lên giáo sư phải qua bậc phó giáo sư trước với một số điều kiện như thời gian làm việc, số sinh viên hướng dẫn làm luận án tốt nghiệp…

    Ngoài công trạng ra đôi khi cũng cần có thêm… một chút gì đó!!!

    Chị Tú là tiến sĩ kinh tế dạy ở trường đại học. Dù đã về hưu nhưng chị vẫn làm giảng viên thỉnh giảng cho vài trường. Nghe lời bạn bè khuyên nên có hàm giáo sư thì tiền lương cho giờ dạy sẽ cao hơn. Nộp đầy đủ hồ sơ ra thủ đô, cứ hết bổ sung lại bổ túc mãi không thấy động tĩnh gì, chị được người rành chuyện bỏ nhỏ: “Không đến nỗi có ba trăm lạng việc này mới xuôi nhưng cũng phải bạc trăm (triệu)”.

    Có cầu ắt có cung. Ai cần mua danh tất có chỗ bán danh.

    Tốn tiền mua danh mà ai nấy đều hăng hái thế huống hồ mua danh không phải tiền mình. Gần đây thanh tra mới phát hiện ông Nguyễn Quyết Thắng chỉ sau vài tháng nhận chức hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Quảng Nam, đã lấy gần hai mươi triệu tiền công quỹ của nhà trường nộp cho một doanh nghiệp, để trên một số đài và báo, ông được vinh danh là “Nhà lãnh đạo xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước năm 2014” và trao bảng vàng. Ba năm nay, ông Thắng đã hưởng lợi lộc gì từ danh hiệu này thì không ai rõ. Nhưng chắc chắn cái danh hiệu thế nào cũng phải vào lý lịch cho thêm phần rạng rỡ.

    Bỏ tiền ra để nhờ giới truyền thông lăng-xê hay tự nộp tiền cho một hội, đoàn nào đó mua sự vinh danh cá nhân thì cũng hao hao như… mua văn bằng đầy dẫy chung quanh. Mua bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, mua chứng chỉ ngoại ngữ… Nói chung cái gì cũng mua được, miễn là kín kín một chút, đừng khoe quá mà thò đuôi hàng fake.

    Nhiều người tặc lưỡi kêu làm gì lớn chuyện vậy. Mấy cái bảng phong thần đó có giá trị gì đâu mà ầm ĩ. Cũng như trên báo chí, người ta phong cho cô người mẫu này là nữ hoàng, anh diễn viên kia là vua… các danh hiệu hoàng tử, công chúa, hoàng đế… tràn lan khắp nơi. Xét trên khía cạnh đó thì “giáo sư” cũng sêm sêm như những danh hiệu đó. Muốn phóng lên thế nào cũng được cho vui cả làng. Chẳng qua các đương sự tham lam, lại muốn các danh hiệu ấy hiển hiện trên giấy trắng mực đen hẳn hoi để khi cần trưng ra làm bằng chứ không phải lời tung hô trên vài bài báo. Còn thì danh hiệu xuất phát từ Hội Nghệ nhân và Thương hiệu hay Hội gì gì đó, chứ không phải Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước là nơi có thẩm quyền xét về quá trình nỗ lực giảng dạy, nghiên cứu với những tiêu chuẩn khắt khe để quyết định và trao giấy chứng nhận, thì đâu có ai quan tâm. Thậm chí mấy ai biết tới cái hội đồng cao quý có tên gọi dài dằng dặc ấy!

    Với lại vua hay… mẫu hậu hoài nhàm lắm và quá xưa. Giáo sư nghe hách hơn rất nhiều, mang hơi hướm trí thức, hàn lâm nên nghe ai mà chẳng ham!

    Dù sao đây cũng là chuyện có lợi đôi bên nên thực chất chẳng có gì phàn nàn cả. Ở Hà Nội, Tổng hội Y học VN từng mời mọi người tham dự giải thưởng, bằng chứng nhận do Bộ Y Tế cung cấp. Tùy cá nhân hay tập thể tham dự mà đóng tiền nhiều hay ít. Cuối cùng ai đóng tiền đều đoạt giải, ngay cả một doanh nghiệp mới bị xử phạt về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đường hoàng cầm một tờ chứng nhận. Hễ người ta đóng tiền thì phải nhận giải chứ. Chỉ có điều tờ giấy phát ra trơn tru, không có tên cơ quan hay người nào đứng ra tổ chức. Tiền lỡ đóng rồi sao đòi lại được, chỉ Tổng hội ngồi không thu được món lời lớn.

    Danh luôn đi cùng với lợi. Chẳng lạ khi vô số cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, nữ hoàng… quanh năm suốt tháng diễn ra khắp nơi. Báo chí luôn đưa tin hoa hậu này mới ra… đĩa nhạc, á khôi kia tham dự game show… Hoa hậu Biển, á hậu Núi, siêu mẫu Thời trang… Các kỳ thi sắc đẹp diễn ra nhiều tới mức nhìn đâu, người ta cũng thấy hoa hậu, hoa khôi mà chẳng biết các cô thuộc về kỳ thi nào, tổ chức ở đâu.

    Chỉ có một điều rõ ràng là khi khoác lên mình một danh hiệu nào đó thì giá… đi khách của các cô tăng lên vùn vụt. Thảo nào người đẹp cứ lao mình vào các cuộc thi sắc đẹp như thiêu thân lao vào đèn. Gần đây mới lòi ra một cô hoa khôi Thời trang và một á khôi Sắc đẹp nằm trong đường dây người mẫu, diễn viên bán dâm đắt giá. Cho dù chỉ là danh hiệu trong một cuộc thi sắc đẹp ao làng chưa từng được cấp phép thì giá đi khách bình thường vài trăm, vài triệu… nhờ danh hiệu ấy mà nhảy lên vài ngàn đô. Cho nên việc bỏ tiền mua danh hoa hậu, á hậu không phải là chuyện lạ.

    Chuyện khác, một công ty cổ phần giới thiệu giải thưởng Rồng Vàng VN nhằm “tôn vinh thành tựu doanh nghiệp VN”. Thế nhưng các tên tuổi nặng ký trong thư chào mừng cho hay họ chỉ ký tên chào mừng lễ hội chứ chẳng biết gì về giải thưởng cả. Sở dĩ giải thưởng lập lờ này được đặt ra chỉ nhằm chào mời các công ty đóng tiền “hỗ trợ” ban tổ chức thôi chứ thành tựu của doanh nghiệp thế nào trong cả rừng doanh nghiệp thì… nói sao biết vậy.

    Bởi các giải thưởng ngày càng trăm hoa đua nở như thế nên nhiều công ty phát ngán. Họ than vãn bị bội thực hàng chục giải thưởng chẳng biết để làm gì và tên các giải cũng na ná như nhau. Ngoài một vài giải có giá trị, còn vô số các giải nho nhỏ thường là tham dự vì bị kèo nài, bị chào mời như chào hàng phải từ chối khéo. Đương nhiên khi nhận giải phải nộp tiền hoặc cứ nộp tiền trước rồi lãnh giải sau vì giải có là đương nhiên, ai cũng đoạt giải cả chứ có người rớt thì tham dự làm gì. Các công ty lớn mệt mỏi với các giải thưởng phát hàng loạt này vì vừa tốn tiền vừa ngồi ngang hàng với các công ty vô danh tiểu tốt.

    Nhà nước cũng điên đầu tìm cách dẹp loạn giải thưởng, loạn danh hiệu mà xem chừng khó quá. Các công ty tiếp thị giải thích thì cũng phải trao giải thưởng danh hiệu này nọ để khích lệ mọi người chứ.

    Hầu hết cuộc thi mà người dự chỉ đi cho vui, không màng đến giải thưởng hay danh hiệu bởi chủ yếu là danh hiệu chứ tiền bạc vào túi ban tổ chức rồi, phần thưởng có gì đâu ngoài tờ giấy gọi là Bằng mang chỉ giá trị tinh thần cao quý!

    Giải thưởng cho các doanh nghiệp mua vui, dẫu sao không quan trọng như các giải thưởng trong ngành giáo dục.

    Gần đây lại rộ lên vụ một giảng viên Mỹ “bóc mẽ” giáo viên Việt phát âm sai khiến người Mỹ nghe không hiểu. Giáo viên nọ phải bật khóc, xin lỗi học viên. Sự việc chỉ đến thế không nói làm chi nhưng qua đó lại lòi ra chính giáo viên phát âm sai đó, người đứng đầu một trung tâm Anh ngữ, không hề du học nhờ nhận một học bổng danh giá như cô nhìn nhận, mà chỉ là trợ cấp giáo dục tài chính một phần cho sinh viên, tại một trường đại học xếp hạng thấp ở Úc. Nhờ thành tích du học tự đưa ra ấy mà trung tâm của cô đông học viên bấy lâu. Bây giờ chẳng biết ra sao khi các học viên phát giác ra họ đã bị hướng dẫn học hành sai bét bao lâu nay. Ngay cả một thanh niên ở Thái Nguyên đi xuất khẩu lao động về cũng hăng hái mở trung tâm ngoại ngữ. Dễ thôi, nhiều giáo viên dạy trong các trung tâm tiếng Anh sẵn sàng khai man bằng cấp nhằm thu hút học viên. Chỉ tổ biết bao người học sai và bao nhiêu người trong số đó lại tiếp tục dạy sai cho người khác.

    Nhờ danh ấy mà kiếm ăn no nê. Họa hoằn mới phát giác dăm ba vụ xui xẻo bán danh ba đồng. Chẳng sao, chịu quê mặt chút xíu rồi từ từ lại tìm kế tiếp tục mua mua bán bán mớ danh hỗn độn…


    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Cuồng " Phây"

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Cuồng " Phây"





    “Phây” đây là facebook.

    Tính trung bình, người VN lên phây 2,5 tiếng một ngày, gấp đôi thời gian xem TV. Hơn 1/3 dân số VN chơi phây. Ở Sài Gòn, có 72,6% học sinh lập facebook, trong đó hơn 48% học sinh dành từ một đến hai giờ mỗi ngày để sống trong thế giới ảo đó.

    Thời đại của facebook. Ai không có thì lạc hậu quá đỗi. Không những một mà hai, ba cái. Thông thường ba phây cho các hoạt động khác nhau. Người đi học add cha mẹ thầy cô cho thấy đang ngoan ngoãn đi học đàn, học võ…, cái khác cho các hoạt động ngoài lề: trốn học dạo phố ngồi quán, quậy phá ngoài đường, cái nữa tạo ra để chơi game và nhắn tin cho bồ. Người đi làm cũng thế, cái dành cho sở làm và những phây khác vui chơi ngoài lề… Cứ tưởng phân chia rạch ròi thế mà anh một phen xẩu mình khi bạn gái dọ được comment anh trêu ghẹo cô bán bán bông lan trứng muối online.

    Có tin vui, nỗi buồn gì khỏi phải gửi cho từng người mà cứ thông báo trên phây thôi. Ăn, ngủ, học… cùng phây. Rồi còn câu “like” nữa chứ. Mở phây liền liền coi được bao nhiêu like, bao nhiêu comment… “Nhà” của mình nên muốn bày cái gì tùy ý. Này là mới mua cái áo pull vàng chóe, đôi giày màu cam, phô cái giấy khen đạt thành tích trong chiến dịch vệ sinh môi trường, hình chụp với cô bạn hotgirl, bữa nhậu hột vịt lộn bên bờ kênh với chiến hữu… Cao hơn là khoe nhà, khoe xe… chụp tá lả để cúng phây.

    Khi lập phây trước tiên cần chụp hình đại diện. Tấm hình đưa lên avatar đẹp không góc chết phải đưa qua phần mềm chỉnh sửa. Chủ nhân da trắng mịn, mặt V line… cho nên nhiều trường hợp quen biết qua phây, đến khi gặp bên ngoài, ai nấy ngã ngửa vì nhan sắc thật sự không đỡ nổi.

    Đã có phây, có avatar, thật ra cũng vất vả, bận rộn lắm chứ chẳng chơi khi ngày nào cũng phải post hình và đăng status.

    Để hấp dẫn mọi người share thì phải luôn luôn cung cấp cái mới trên phây. Thứ này đặt ra là để giao du mở rộng chứ không phải nhật ký cá nhân nên độc giả luôn được ăn các món cập nhật mau lẹ.

    Buổi sáng xách ly cà phê take out treo toòng teng trước xe chứ không phải ly cà phê bí tất của bà Tư đầu đường kèm một câu lửng lơ Buồn ơi chào mi. Trưa đến, ổ bánh mì với Trời mưa không ra ngoài ăn cơm được… Nói chung, mọi nơi chốn, mọi thời gian, mọi sự việc… đều được tường thuật chi tiết qua hình ảnh. Nếu người ta thấy mình hoặc mình thấy nick của người ta sáng thì nhảy vào chat ngay. Huống hồ đi chơi đâu đó, lên núi, xuống biển, họp bạn… thì nhất thiết phải check in hay live stream chứ không, sao chịu nổi. Vì thế không lạ khi trong phây ngoài phong cảnh, sự kiện thì còn rất nhiều hình chụp chiếc ghế, đĩa thức ăn, ly trà sữa, năm đầu móng tay… Ai muốn hiểu sao thì hiểu. Chụp ngang chụp dọc, chụp từ trên xuống, từ dưới lên cho tới khi nào tấm hình ảo lòi ra mới dừng.

    Cô Khiết đang làm việc tại một Viện Nghiên cứu. Cô làm đơn xin phép sở để đi du lịch Singapore.

    Bà mẹ thắc mắc:

    – Mình muốn đi chơi đâu thì đi chứ tại sao phải xin phép?

    Cô giải thích:

    – Con đi chơi xa, phải up hình lên phây thì mọi người mới biết mình xuất ngoại (!). Nhưng như thế, cơ quan biết mình ra nước ngoài. Công chức chính ngạch nếu ra khỏi nước, dù là đi chơi theo công ty du lịch đều phải thông báo cho nơi làm việc rõ.

    Gia đình ông Bôn đi Đà Lạt nhưng suốt buổi đi chơi, thằng con nghiện phây của ông chỉ cắm đầu vào điện thoại khiến mọi người nóng mắt. Sau khi mê mải chụp hình lại mải mê up hình. Khuya khoắt vẫn bận rộn đầu tắt mặt tối trả lời comment. Thật là ăn ngủ vui buồn cùng phây.

    Sau đó sung sướng hay sốt ruột ngồi đếm like của mình, like và comment, share hình và status của người ta. Ông thi sĩ đăng bài thơ tự trào lên phây, rồi cứ thế bó gối cả đêm để đếm, mừng phát điên khi được trăm like, rồi mới yên tâm nghỉ ngơi. Like là niềm vui đồng thời nỗi khổ khi suốt ngày đi đâu làm gì, trong lớp hay sở làm, chốc chốc lại xem like nhảy lên bao nhiêu, ăn cơm không yên, giữa bữa cũng kiểm, tối đi ngủ đã tắt đèn, vẫn bật điện thoại lên để check xem fan hâm mộ lên tới con số bao nhiêu chứng tỏ nhiều người để ý đến mình, ghé thăm “nhà” của mình nhiều. Tìm mọi cách sao cho số lượng like của mình hơn bạn bè thật là điều hãnh diện,

    Đối với giới trẻ, để câu like cần chăm chỉ chụp hình, lên hình kèm theo nhiều status thả thính. Trời nóng quá có ai đi uống nước với mình. Sẽ nhiều anh nhảy vào trả lời đẹp như thế mà sao không có ai đi cùng. Dĩ nhiên mạng ảo nên các anh chỉ giỡn chơi và nếu cô đàng hoàng thì cũng chẳng nhận lời đi chơi với anh nào. Chỉ là câu like, thêm nhiều tim được thả thì càng vui hớn hở cả ngày.

    Facebook có tình tương tác cao. Bất cứ tin quan trọng hay cán chó đều được một ai đó nhanh chóng đưa lên, việc giao tiếp mở rộng không biên giới. Bước vào thế giới đó, ta sẽ có thể gặp gỡ những người cùng ý thích như hội những người chơi máy ảnh để chia sẻ kinh nghiệm, chơi cá cảnh, chơi mạt chược, chơi game… để tha hồ trao đổi mua bán các món đồ, nhân vật, account. Thượng vàng hạ cám trong đó.

    Tính lan tỏa mau chóng giúp người ta gần gũi nhau hơn. Phong trào bán hàng online bắt nguồn từ đó. Việc buôn bán hàng tiện lợi vì không tốn tiền thuê chỗ, khỏi trang trí trình bày tiệm, không nhân viên, không tốn tiền quảng cáo… và nhất là tránh được thuế. Chủ nhân up hình bikini tắm biển ở Phú Quốc kèm một câu chú thích chẳng ăn nhập gì với khung cảnh biển xanh lãng mạn là bánh tiramisu rất đẹp, rất ngon và rất rẻ hoặc ai muốn mua túi xách hàng hiệu thì đăng ký để chủ phây tổng hợp, gửi số lượng qua Úc, chỉ hai tuần sau có hàng liền…

    Chỉ tốn chút ít cho người đi giao hàng thôi. Việc bán hàng gian xảo không đúng quảng cáo trên mạng khiến bây giờ nhiều người đâm ra sợ mua hàng online, nhất là quần áo. Mua một cái áo Lee Min Ho mặc vào tưởng áo tù! Nhà nước cũng nhìn thấy tình trạng buôn bán rầm rộ trên mạng nhưng muốn thu đủ thuế của thành phần này e còn lâu mới làm được.

    Chẳng những người trẻ mà ngay cả người già khi không còn muốn ra ngoài nhiều, đều có thể giải khuây. Phây không những hấp dẫn mà còn quá tiện lợi dành cho những người rảnh rỗi không biết làm gì. Theo dõi từng bước đi các ngôi sao qua facebook mới biết chị Năm nữ hoàng thị phi đã mang bầu được năm tuần, anh Ba “xích diện” mới mua chiếc xe mạ vàng trị giá bốn mươi tỷ…

    Gửi cuộc sống, công việc, tình cảm… của cá nhân lên facebook. Ai muốn xem thì xem, chứ không ép. “Tiền tôi làm ra, tôi đăng lên trang nhật ký của mình là việc hết sức bình thường không có gì là khoe khoang cả. Nếu tôi đăng lên facebook của người khác thì mới gọi là khoe”. Đó là lời của một diễn viên nổi tiếng vừa qua khi nhất cử nhất động, nhất lời trên phây đều bị thiên hạ mang phân tích tỉ mỉ để cạn lời khen chê.

    Có nhiều câu chuyện rất đẹp xuất phát từ facebook. Bao người tìm thấy người thân thất lạc qua phây. Từng có những câu chuyện tình, những cuộc hôn nhân bắt nguồn từ đấy. Cô vận động viên cờ tướng ở một nước Đông Âu qua facebook, liên lạc lại với người bạn hàng xóm từ thuở lên năm, lên ba ở Hà Nội– nay là kiến trúc sư- đã xa nhau hơn ba mươi năm. Qua chiếc cầu facebook, anh chàng đã rời quê hương theo nàng về dinh…

    Dù sao, phây là con dao hai lưỡi.

    Nếu ra ngoài đường thấy có đám đánh nhau, tai nạn xe cộ, con chó của bà bán nước sâm dễ thương… quả thật thật trúng số, mau mau thảy đều phóng lên phây. Vì thế mới xảy ra không ít hệ lụy sau những tin tức, hình ảnh tưởng chừng vô tội ấy.

    Tại Vĩnh Long, hai anh tranh giành bạn gái trên phây dẫn đến đánh nhau. Kết quả một anh tử vong. Ở Hà Nội, một thanh niên tử vong, anh khác tù chung thân vì câu viết đụng chạm tới cha mẹ trên phây. Quảng Nam, một học sinh lên phây xúc phạm giáo viên nên bị án kỷ luật, học sinh vào bệnh viện nằm vì căng thẳng. Từ ảo biến thành thật khi hẹn đánh nhau vì bị chê hình “xấu còn hay tự sướng”. Một tấm hình phóng lên mạng, có thể nâng người này lên mây, dìm người khác xuống bùn trong vài phút. Một người đưa ý kiến, năm trăm kẻ a dua.

    Ở đó đâu có ai nhìn thấy mặt ai nên các anh hùng bàn phím tha hồ thóa mạ nhau. Ở Gia Lai, hai thanh niên thách đấu bằng dao sau khi chửi nhau trên phây. Oan uổng nhất là một thanh niên ngồi trên đường ray lướt phây bị xe lửa tông chết. Và trường hợp khác chơi hụi trên mạng mất tiền toi chỉ biết ngồi trách ông trời.

    Bà mẹ nội trợ chân chất, giản dị cũng phải lần mò mở một cái phây, để từ đó tìm vào phây của đứa con gái mới lớn nổi loạn, hết hồn khi một hôm bà nhìn thấy tấm hình con gái cứa chảy máu cổ tay với hàng chữ Mình đi đây.

    Chửi nhau, bêu xấu nhau, tố nhau, tống tiền, tống tình… cũng đưa lên facebook dẫn đến ẩu đả, dao súng đâm chém giết nhau, đưa nhau ra tòa. Trên mạng từng đưa cảnh một người chồng bị tai nạn nằm thương tích máu me trên đường, bà vợ đứng bên cạnh hối hả chụp hình để kịp up phây tin nóng hổi.

    Có nhiều cách câu like hoặc gây dư luận. Giết gấu, giết khỉ rồi đưa hình khoe chiến tích, kheo ảnh nóng … lố lăng không thiếu. Một cô gái ngoài hai mươi ngồi không, bỗng dưng muốn vui và nổi tiếng, đã chụp hình mình và cháu ruột một tuổi rồi đưa lên phây dựng lên câu chuyện nhặt một bé con của tử tù và mang về nuôi. Kiếm danh trong nhấp nháy là đương nhiên, chưa kể nhận được tiền từ các người hảo tâm thương cảm cháu bé! Dĩ nhiên nổi tiếng được kiếm bằng cách này đã mau lẹ trở thành tai tiếng.

    Dù sao cơ quan công quyền cũng từ cái “phây” rủ nhau đua xe mà chặn đầu, khóa đuôi túm gọn băng bão đêm, hoặc một tội phạm bị truy nã tội chiếm đoạt tài sản đã bị tóm gọn khi khoe hình đi chơi với bồ trên “phây”…

    Hay là ôm điện thoại hoài, sóng wifi cũng có thể gây vô sinh…

    Vô số chuyện bi hài quanh phây. Dù sao khó mà tưởng tượng cuộc sống thiếu phây. Tốt hay xấu, facebook đã trở thành một phần của đời sống con người hiện nay.

    Saigon cô nương


    Nguồn:http://thoibao.com



              
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Cuồng " Phây"

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Hôm qua N. đọc cái này cũng thấy vui quá mà đúng quá hihi. Cám ơn Bạch Vân :kssflwr: Bạch Vân khỏe hong? bên đó sắp vào Xuân rồi sẽ vào Hè, thích nhen :hi5: :kssflwr:
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Mầm non

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Mầm non




    Trẻ con từ mấy tháng tuổi đến năm 6 tuổi vào lớp 1 thường ngộ nghĩnh, dễ thương như mầm non mới nhú.

    Gia đình ở thành thị dù khá giả hay khó khăn cũng chỉ có từ một đến hai con chứ không sinh con đàn con lũ như xưa. Ngày nay không còn cảnh đại gia đình mấy đời sống chung dưới một mái nhà và người phụ nữ không chuyên tâm ở nhà tề gia nội trợ mà tuôn ra ngoài bươn chải kiếm sống như nam giới. Không ai chăm sóc nên đứa bé phải được gửi đến trường. Huống hồ nhà nghèo lại neo người tất nhiên phải cho con đến lớp để cha mẹ giành thời giờ đi kiếm ăn.

    Ngoài việc thiếu người chăm sóc. Ngay cả những gia đình giàu có, dư người thân như ông bà, họ hàng… cũng mang bé gửi vào trường vì đang tuổi nghịch ngợm, hiếu động nhiều… Đồng thời ở đó, bé còn học nhiều thứ khác: Học hát múa, tập thể dục… cả học tiếng Anh… và nhiều sinh hoạt khác: tập xếp, tập rửa tay… nữa là những hoạt động mà ông bà hoặc người thân trong gia đình khó dạy.

    Từ ba đến năm tuổi, trẻ vào trường mẫu giáo để qua ba lớp học là Mầm, Chồi và Lá. Lên sáu tuổi vào lớp Một của tiểu học.

    Nhà trẻ nhận chăm sóc sức khỏe cho bé từ ba tháng đén ba tuổi. Mẫu giáo chuyên về giáo dục dành cho các bé từ ba tuổi. Còn mầm non là liên hợp bé từ ba tháng đến sáu tuổi. Thế nhưng hiện nay, ít ai phân biệt rõ mà thường đánh đồng các trường này với nhau dành cho bé từ ba tuổi.

    Có nhiều loại trường mầm non: trường công lập, trường tư, trường tự phát. Trường công và trường tư được cấp phép hoạt động chính thức. Hiệu trưởng và giáo viên trên lớp phải có bằng cấp nhưng trường tự phát thì không có giấy phép.

    Trường công phải đúng tuyến, đúng hộ khẩu mới được xét vào. Thậm chí xếp hàng từ đêm hôm trước để nộp đơn, phải lót tay, mua chỗ… Không phải chỉ trong các kỳ thi tuyển trung học, đại học, mỗi học sinh phải chọi tới vài học sinh để dành một chỗ trong ngôi trường mình lựa chọn. Ở trường Hoa Sen (Vinh, Nghệ An) mỗi bé cũng phải bốc thăm, chọi với ba bé khác để được lọt vào trường. Bởi vậy các trường mầm non công lập trở nên quá tải. Mỗi lớp từ năm mươi hai đến sáu mươi học sinh là bình thường. Có trường nhảy lên từ sáu mươi bốn đến sáu mươi chín bé một lớp. Trong gian phòng chật chội, các bé chen chúc đi qua đi lại đã đụng nhau rồi, chỗ đâu mà vui chơi. Hỏi sao cô giáo không xoay như chong chóng và dễ phát bẳn

    Trường tư mắc tiền hơn, cũng có trường lớp. Hai loại trường này, dân nghèo hầu hết là dân nhập cư đều không với tới.

    Một số nhà máy lớn từng mở nhà trẻ có lúc nhận đến hơn ba trăm bé nhưng rồi cũng lần lượt đóng cửa vì không gánh nổi chi phí.

    Ở quanh các khu công nghiệp, khu chợ búa đông dân cư lao động, do các trường mầm non ngại nhận bé dưới một tuổi vì ở độ tuổi quá nhỏ này cần sự chăm sóc rất cẩn thận, sơ suất dễ gây nguy hiểm cao hơn các bé lớn, nên đa số các bậc cha mẹ phải tìm tới các nhà trẻ tư nhân, các nhóm tự phát..

    Trường tự phát giá rẻ vì không đóng thuế, giống như nhờ bà hàng xóm trông con nít dùm đâu cần làm đơn xin phép mở lớp, lại có thể nhận giữ trẻ sớm hơn hoặc muộn hơn giờ quy định chứ không gò bó trong giờ hành chánh.

    Ai cũng có thể làm bảo mẫu được. chỉ cần rảnh rỗi và có cái nền nhà trống là mở trường. Nói trường cũng quá. Gọi nhóm thì đúng hơn. Tùy theo có nhóm mười bé, nhóm dăm ba bé. Con bà bảo mẫu phụ đút cơm, có khi hàng xóm qua chơi, người ở trọ rảnh tay bế dùm.

    Thông thường các gia đình sẵn người lớn tuổi, người đau yếu, bà nội trợ hoặc cô gái đang thất nghiệp không có lợi tức, sẵn sàng nhận giữ vài ba đứa bé để kiếm thêm. Số trẻ nuôi dần từ vài ba bé, lên mười mấy đến mấy chục tăng thành nơi giữ trẻ chính thức. Đó là những “nhóm tự phát” nhanh chóng mọc tràn lan đáp ứng nhu cầu trông trẻ ở các khu công nhân.

    Nhà ở chỉ cần dẹp tém bớt đồ đạc để hành lang hay hàng ba rộng, gian phòng trống nền gạch hoa, thêm mảnh caton chặn cửa ra vào đằng trước, cửa xuống nhà bếp, vất vào đó vài món đồ chơi bằng nhựa rẻ tiền là có khoảng trống giữ trẻ. Trẻ suốt ngày tha hồ nằm lê la hoặc chơi với vài ba món đồ chơi đó là đủ qua ngày. Không dạy múa hát, dạy đếm… Chủ yếu chỉ là nhốt trẻ trong nhà, cho ăn uống trong giờ cha mẹ bận đi làm việc chứ trẻ con không học gì cả. Vả bà giữ trẻ đâu biết gì mà dạy. Bà chỉ giữ chúng thôi đã hết hơi rồi.

    Kiểu nhà trẻ gia đình này rất thông dụng vì rất linh hoạt, thuận tiện cho phụ huynh là công nhân làm việc theo ca không thế bế con đi gửi vào lúc sáng sớm hay tối mịt mà chỉ có thể gửi con ở nhà người thân hay nhóm tự phát gần nhà. Vì chủ nhà làm bảo mẫu có mặt ở nhà suốt ngày nên phụ huynh còn có thể gửi con vào thứ Bảy chủ nhật tính thêm tiền.

    Thế nhưng vì chủ trường tự phát làm hiệu trưởng kiêm giáo viên kiêm bảo mẫu, kiêm bảo vệ… chỉ là bà nội trợ không có chuyên môn nên lắm khi khá vất vả khi một mình xoay xở với đủ thứ việc. Để công việc trôi chảy thì bà cần phải trấn áp lũ trẻ quấy khóc để vãn hồi trật tự. Thành thử mới có những cảnh bà bảo mẫu xách ngược trẻ, đánh tát, dẫm đạp các bé không thương tiếc dẫn đến những tai nạn thương tâm.

    Ở những tư thục có đóng tiền đàng hoàng, tình trạng cũng chẳng khá hơn là mấy. Có điều phòng ốc rộng rãi khang trang hơn nên các cô, sau khi đón trẻ vào trường, đóng cửa lại rồi… muốn làm gì thì làm khó ai biết.

    Mấy hôm nay phổ biến clip ba cô giáo trường Mầm Xanh đánh đập trẻ. Nghe mà hết hồn khi cô quát tháo:

    -Vả vào cái mỏ, đập cho ngậm cái họng, vả cho nó tét cái họng…

    Một cô đồng nghiệp phân tích:

    -Nói vậy chứ cũng… thông cảm cho mấy cô. Nhận con công nhân với giá rẻ nên một cô trông cả chục đứa. Trẻ con hiếu động. Đứa chạy, đứa nhảy, đứa đòi ị, đứa đánh nhau, đứa khóc, đứa mếu… Ở nhà bà mẹ trông một đứa con còn mướt mồ hôi nữa là. Lại nữa, mấy bà mẹ đòi hỏi con phải tăng cân, phải tròn ú, trong lúc trông cho bọn trẻ giờ ăn thật là trần ai, đứa ăn chậm, đứa cứ ngậm chặt miệng, đứa nuôi giấm trong miệng… Ở nhà có khi đút cơm cho một đứa cả hai tiếng dồng hồ, còn ở trường phải ăn nhanh còn dọn dẹp, ngủ trưa. Hỏi sao không nóng?!

    Đúng là như vậy! “Mỗi ngày phải chăm sóc, dạy học, kể chuyện… cho 15 đứa trẻ trong suốt 12 giờ còn cực hơn… công nhân làm tăng ca, vậy mà tiền lương chỉ ngoài 1 triệu đồng, không đủ sống. Thật tình tôi không thể nuôi nổi con ăn học thì không thể yêu trẻ và “bám” nghề dạy trẻ này lâu hơn nữa” – cô Nguyễn Thị Mười, giáo viên Trường MN tư thục An Cư (quận Tân Bình), người có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ trên 5 năm, đã nghỉ dạy để đi làm bên ngoài, cho biết.

    Trường công cũng không nằm ngoại lệ. Tại trường mầm non Bông Sen (Tiền Giang) “các giáo viên khác dùng khăn ướt đánh trẻ, lấy bô đập vào đầu trẻ, dùng hình nộm dọa trẻ, đánh vào lòng bàn chân trẻ, dùng khăn ướt bịt miệng trẻ khi ăn, thoa dầu gió xanh vào tay trẻ để ngăn trẻ ngậm tay, cho trẻ uống thuốc Peritol nhiều lần…”. Peritol là loại thuốc kích thích trẻ ăn và gây ngủ.

    Ngay cả những giáo viên có bằng cấp, được đào tạo chuyên môn đàng hoàng cũng không chịu nổi lương thấp và áp lực công việc quá cao đã quát mắng, chửi thề nhất là khi bé ngậm cơm hoặc khóc nhè. Có khi thức ăn bé ói ra lại được đút vào miệng tiếp. Lý do là thức ăn có hạn, đâu có dư khẩu phần để đắp vào. Trẻ biếng ăn ói mấy cũng tống vào vì bé không ăn được sẽ sụt cân, mà sụt cân thì phụ huynh khó ăn nói, không kể ở trường công, bé sụt cân khiến cô mất điểm thi đua.

    Phía các bà mẹ xem clip mà xót con. Con mình nâng trứng hứng hoa mà các cô đành đập tàn bạo, nào nhéo tai, đập bôm bốp vào đầu… Từng có một bé bị dán băng keo lên miệng đến ngưng thở, bé khác bị chấn thương sọ não…

    Không đánh đập nhưng trường mầm non Thạch Ngàn cho các bé ăn bún trắng chan nước mặc dù phụ huynh có đóng tiền cho hai bữa ăn gồm bữa chính vào buổi trưa và bữa phụ vào buổi xế. Bớt xén tiền ăn của trẻ để sang qua người lớn dường như đã thành chuyện đương nhiên.

    Mỗi lần có một vụ bạo hành trẻ con ở trường, dư luận ồn ào lên một chặp rồi lại dần dần lắng xuống.

    Nhà nước không phải không biết những vụ lem nhem của trường mầm non, nhất là trường tư và nhóm tự phát. Nhưng trong trường hợp trường công có giới hạn không đáp ứng nổi số bé đông đảo nên đành chịu thua. Thỉnh thoảng kiểm tra, họ đóng phạt rồi đâu cũng vào đấy. đâu bắt người ta đóng phạt hoài được.

    Chẳng nhóm tự phát nào đạt đủ điều kiện mở lớp. Nào bằng cấp của giáo viên, phòng ốc đúng tiêu chuẩn, điều kiện chăm sóc an toàn… lấy đâu ra, chỉ trường công mới đầy đủ thế. Buộc đóng cửa thì quá dễ nhưng sau đó lũ trẻ con bơ vơ biết gửi đi đâu, lại dạt vào nhóm tự phát khác.

    Giáo viên mầm non thiếu trầm trọng. Làm nghề này phải rành tất tật từ chăm sóc trẻ, đến làm học cụ, nhạc lý, vẽ hình và có sức chịu đựng cao trong khi lương thấp không tưởng nên nhiều người không trụ nổi.

    Đừng nghĩ trưởng mầm non chỉ ăn và chơi. Học hay không chẳng sao, học đâu cũng được. Từng có lúc nghe tin nếu không có giấy chứng nhận “tốt nghiệp” mầm non sẽ không được nhận vào lớp 1 của tiểu học. Thế là phụ huynh có con ở nhà hoặc học trường tư hốt hoảng đua nhau xin cho con vào lớp phổ cập cấp tốc hai tháng hè để lấy giấy chứng nhận.

    Đồng lương quá thấp và khối công việc nặng nề khiến chẳng ai mặn mòi với nghề giáo viên mầm non. Giáo viên giỏi hoặc bỏ nghề tìm việc khác mưu sinh hoặc xin vào làm việc cho các trường quốc tế hiện đang mọc ra như nấm từ nội thành ra tới ngoại thành, lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn. Chảy máu chất xám. Và trong lúc đó bé con mỗi ngày đến lớp đành trông chờ vào tâm của bảo mẫu!


    Sài gòn cô nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au




              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Chuyện dài hoa hậu ở Việt Nam

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Chuyện dài hoa hậu ở Việt Nam





    Chưa khi nào VN nở rộ các cuộc thi hoa hậu như hiện nay. Cứ tưởng chỉ có các nước Nam Mỹ mới là cái nôi sản sinh ra hoa hậu nhưng không ngờ VN hiện nay lại nhiều không kém.

    Không đợi mỗi năm mới có một, hai cuộc thi hoa hậu uy tín, vì như vậy khiến các cô gái xinh đẹp sốt ruột và đông quá chen chân khó lọt vào cửa nên ở VN, cộng luôn các cuộc thi cả trong lẫn ngoài nước, các thiếu nữ rủ nhau miệt mài đi thi quanh năm suốt tháng với vô số cuộc thi hoa hậu mà đố ai nhớ nổi tên. Miễn đoạt giải đương nhiên là hoa hậu, danh hiệu đó bình đẳng, chẳng mấy người phân biệt hoa hậu đại dương hay ao chuôm, hoa hậu núi hay gò nỗng, hoa hậu danh giá hay bình dân…

    Chỉ trong nửa đầu tháng 12, đã có trên dưới mười cô khoác dải băng hoa hậu. Đó là hoa hậu Hoàn cầu, hoa hậu Đại dương, nữ hoàng Sắc Đẹp Toàn Cầu, hoa hậu Quý bà Hòa Bình Thế Giới, hoa hậu Phụ Nữ Sắc Đẹp, Hoa hậu Sắc đẹp Hoàn Mỹ Toàn Cầu, Hoa hậu Đại sứ Du lịch Thế Giới, hoa hậu Doanh Nhân Việt Toàn Cầu, hoa hậu Thời Trang… Chỉ có hai, ba kỳ thi hoa hậu thế giới có uy tín mà chắc chắn VN rớt từ vòng gửi xe, còn thì không thể kể xiết được các cuộc thi nở rộ như nấm mọc sau cơn mưa. Thế là người người thi hoa hậu, nhà nhà thi hoa hậu.

    Đó là chỉ tính hoa hậu, lại còn á hậu 1, á hậu 2, á khôi 1, á khôi 2 hoặc các danh hiệu bên lề như hoa hậu thân thiện, hoa hậu ăn ảnh, hoa hậu trang phục, hoa hậu bikini, hoa hậu tài năng… Cho nên nếu không đoạt được danh hiệu hoa hậu chính thức thì cũng có thể an ủi bằng rất nhiều danh hiệu xum xuê chung quanh. Lâu ngày quên đi cũng chẳng ai tra vấn, vạch vòi truy xem nguồn gốc là hoa hậu chính thức hay hoa hậu bên lề làm chi.

    Quá nhiều hoa hậu nên danh hiệu này không còn quý giá như trước kia thuở còn hiếm hoi. Mặc kệ, các thiếu nữ vẫn như thiêu thân, nhất tề lao vào các cuộc thi hoa hậu. Ngay cả phụ nữ có gia đình, chồng con đùm đề cũng chẳng ngại ngần gì mà không góp mặt vào danh sách hoa hậu bằng cách nhảy vào các cuộc thi “hoa hậu quý bà”.

    Có cuộc thi không quá hai mươi người với các bộ trang phục lòe loẹt và những câu trả lời ứng xử ngô nghê đến mức hài hước, mà sau đó bị mang ra chế giễu, vẫn thường xuyên được tổ chức đây đó, để thỏa mãn niềm mơ ước được đội lên đầu chiếc vương miện hoa hậu mà mọi phụ nữ đều mơ ước. Những câu trả lời ngô nghê vốn là đặc điểm của các cuộc thi hoa hậu cho dù lắm nơi đã cho thí sinh ôn tập kỹ lưỡng hoặc giới hạn đề tài, câu hỏi từ trước.

    TQ mới đây có cuộc thi hoa hậu mà các thí sinh mặc bikini biểu diễn ở một trung tâm thương mãi khiến người ta phải đặt câu hỏi là kỳ thi tìm hoa hậu hay tìm vũ nữ. Hoa hậu VN chưa thấy trình diễn ở nơi công cộng như thế nhưng thi trong những khán phòng nhỏ bé giản đơn thì không thiếu.

    Muốn dự thi hoa hậu ở nước ngoài, quy định thí sinh phải đạt một danh hiệu hoa hậu trong nước nhưng trong thực tế, đâu phải ai lúc nào cũng có sẵn danh hiệu ấy. Vì thế mới có cảnh thi “chui”. Cứ đi thi trước rồi về chịu đóng phạt sau, đằng nào sự đã rồi, đóng phạt chút ít không đáng bao nhiêu để hợp thức hóa danh hiệu đó. Một trường hợp thi chui khi bị khui ra, cô á hậu cho biết cô tưởng đó chỉ là một sinh hoạt văn hóa hải ngoại nên hồn nhiên tham gia. À, thì ra tuy gọi chung là thi hoa hậu nhưng có cuộc thi chính thống với nhiều chỉ tiêu chặt chẽ đề ra, còn lại vô số các cuộc thi khác chỉ là những “sinh hoạt văn hóa” vui chơi giải trí trong tổ chức nhỏ, trong cộng đồng người Việt nơi này nơi khác.

    Theo nguyên tắc, các thí sinh dự thi hoa hậu đều phải có sắc đẹp tự nhiên chưa qua chỉnh sửa. Thế nhưng mười cô hoa hậu thì đến chín cô có khuôn mặt V-line với chiếc cằm nhọn hoắt đúng kiểu mỹ nhân Tàu, mắt hai mí Ấn Độ, mũi cao gồ Hàn quốc, môi phều như môi Angelina Jolie. Nhan sắc y hệt như nhau này là một tổng hợp các tiêu chí sắc đẹp từ Á sang Âu được coi là mốt hiện nay. Vừa qua cô hoa hậu mới đây bị tố sửa mũi. Cô phân bua có sửa mũi thật nhưng tháo tấm độn ra rồi. Bây giờ mũi tuyệt đẹp nhưng chẳng có độn gì trong đó cả. Dư luận phản đối ầm ĩ nhưng cô cho biết vẫn cương quyết giữ vững chứ chẳng việc gì phải trả cái vương miện khó khăn mới có đó. Hoặc thỉnh thoảng lại thấy khui ra một cô thí sinh đã lập gia đình hay có con vẫn được cấp giấy phép ra nước ngoài dự thi hoa hậu khiến mọi người thắc mắc không biết hỏi ai! Chẳng cần hỏi ai vì mọi chuyện mau chóng chìm xuống để xoay qua một cô hoa hậu khác gây ồn ào chuyện khác.

    Ngoài ra nhiều cuộc thi không khắt khe lắm như hoa hậu doanh nhân, hoa hậu quý bà, hoa hậu phu nhân… chẳng hạn, không đòi hỏi nhan sắc tự nhiên nên để chuẩn bị tham dự những cuộc thi loại này, quý bà hối hả đến thẩm mỹ viện thực hiện công cuộc đại tu từ đầu đến chân. Quả nhiên mắt bồ câu, mũi dọc dừa, ba vòng chuẩn đến từng xăng ti mét, một cựu người mẫu, một nữ diễn viên đã nghiễm nhiên lãnh danh hiệu hoa hậu kiểu đó mặc cho dư luận ngạc nhiên. Nhiều diễn viên, người mẫu cũng gắng thử sức vào cuộc đua này mặc dù ai cũng biết người mẫu và hoa hậu mang hai vẻ đẹp đặc trưng hoàn toàn khác nhau.

    Trong thực tế, số hoa hậu tỏa sáng chẳng bao nhiêu, còn lại dần dần chìm vào quên lãng không kèn không trống.

    Thế nhưng danh hiệu hoa hậu vẫn có sức hấp dẫn kỳ lạ. Có cầu ắt có cung. Các cuộc thi hoa hậu dù mở ra khá nhiều vẫn đáp ứng không xuể. Vì thế chuyện mua giải đương nhiên xảy ra. Trong một cuộc thi Duyên dáng, ban tổ chức chào giá thí sinh với bốn chục triệu cho một giải phụ trong khi giải nhất của một cuộc thi khác giá ba trăm năm chục triệu. Kết quả cuộc thi năm mươi thí sinh tham dự thì có đến bốn mươi giải phụ: á khôi tóc đẹp, á khôi da đẹp, á khôi năng động, á khôi hòa bình… Ban tổ chức phân trần không phải bán giải mà là “tài trợ”. Chi phí cho cuộc thi quá lớn. Nào thuê chỗ, âm thanh, ánh sáng, truyền hình nên kêu gọi các thí sinh đóng góp chứ chẳng mua bán giải thưởng gì ở đây cả. Thế mới biết thực chất thi hoa hậu cũng là một phi vụ làm ăn mang đến lãi to chứ chẳng chơi. Bỏ số tiền mua niềm vui nên đa số không tiếc, nhất là các cuộc thi doanh nhân, quý bà… gồm các thí sinh vốn túi tiền rủng rỉnh.

    Thành thử không lạ khi các cuộc thi hoa hậu ngày càng lộn xộn và tai tiếng. Trong cuộc thi Nữ Hoàng Sắc Đẹp VN, một cô chẳng ngán gì mà không không phóng lên mạng tấm ảnh chụp cô ném dải danh hiệu “người đẹp hình thể” vào thùng rác với lý do cô nọ béo quá, phát biểu dở quá… so sánh thấy không bằng cô mà lại đoạt giải nhất. Những cô khác trong các cuộc thi khác không tới nỗi ném giải nhưng khóc sướt mướt hay tỏ thái độ vùng vằng như em bé bị vuột mất món quà…

    Ở ngoại quốc, hoa hậu chỉ là danh hiệu của một cuộc thi. Ngược lại, ở VN, đó là bậc thang để bước lên nhiều thứ: danh vọng, tiền bạc hay một tấm chồng đại gia bảo đảm cuộc sống nhung lụa đến hết đời. Quả vậy, sau khi cầm chắc trong tay danh hiệu hoa hậu, cô gái may mắn ấy sẽ luôn luôn xuất hiện trên báo với trang điểm lộng lẫy chuyên đi dự event cùng với việc làm đại sứ thương hiệu và các hợp đồng quảng cáo đổ xô nhau tới khiến cô kiếm tiền như nước. Một bầu sô cho biết mời cô hoa hậu nổi tiếng ra nước ngoài trình diễn tốn cả chục ngàn đô. Bởi vậy hoa hậu nhanh chóng mua căn penhouse, mặc hàng hiệu, lái xe bạc tỉ khiến bao bạn đồng lứa phải thèm thuồng. Hoa hậu thời nay đã trở thành một nghề hái ra tiền chứ không phải danh hiệu suông mang giá trị tinh thần như trước kia.

    Thì cũng phải lấy lại vốn chứ đi thi tốn cả trăm triệu cho mấy chục bộ váy áo không kể chuyên viên trang điểm đi theo săn sóc, nếu không phải gà của một công ty hay bầu sô nào đó thì gia đình phải giàu có lắm mới theo được. Giống ở Brazil hay Venezuela nhưng dĩ nhiên không thể bằng, các lò luyện thi hoa hậu tại VN cũng nhanh chóng mọc ra như mọi trường luyện thi, mọi trung tâm dạy nghề nhằm huấn luyện các thiếu nữ trên con đường chinh chiến tiến tới giải hoa hậu.

    Đặc biệt là các hoa hậu nổi tiếng cũng sở hữu một lượng fan hùng hậu chẳng kém ca sĩ hay diễn viên. Khi hoa hậu về sân bay có fan mang hoa đón chào và khi xảy ra đụng chạm, fan hăng hái nhảy vào góp miệng chửi bới ầm ĩ không kiêng nể. Tuy không ca hát, diễn kịch, đôi khi tham dự vào một cuốn phim cho vui nhưng các hoa hậu nghiễm nhiên bước vào thế giới showbiz bằng cách xuất hiện hiện dày đặc trên mạng truyền thông. Nhờ đó nếu rẽ sang nghề khác, thiết kế thời trang hay doanh nhân… cũng có nhiều thuận lợi hơn vô danh!

    Còn như bị chìm lỉm thì tìm cách vực dậy nhờ scandal. Một hoa hậu xin trả vương miện vì lý do… sức khỏe kém, bị coi là tạo chiêu trò gây nổi tiếng để tìm cách hái ra tiền. Dĩ nhiên chiêu trò đó do ông bầu lắm kinh nghiệm vẽ ra. Thật ra cô hoa hậu mới đoạt giải rất mực ngây thơ cũng đâu có sung sướng gì khi ngậm đắng nuốt cay với những hợp đồng thiệt thòi, một số cô khác vướng tai tiếng. Cô này chưa tốt nghiệp phổ thông, cô khác nhái thiết kế… Thiên hạ được dịp nhao nhao tha hồ chỉ trích.

    Danh hiệu hoa hậu bị bội thực. Số người ăn nên làm ra từ danh hiệu ấy không nhiều lắm, trong khi đó số hoa hậu tai tiếng cũng không kém: Hoa hậu Phu Nhân VN Toàn Cầu bị bắt vì trồng cần sa ở Mỹ, hoa hậu Người Việt Ở Nga mắc tội lừa đảo, hoa hậu Nam Mekong bị bắt vì tội môi giới mại dâm, trong số mại dâm đó có một hoa khôi và một người mẫu. Nếu không kiếm được đại gia thì đành bắt khách vậy. Với danh hiệu mỹ miều đó thì giá đi khách lên đến ngàn đô chứ không ít.

    Trong khi nhiều nước trên thế giới không còn mấy mặn mà với các cuộc thi hoa hậu nhàm chán và tốn kém, vì đề cao sắc đẹp vẻ ngoài, là một ý tưởng lỗi thời ở thời kỳ hiện đại, thì VN lẽo đẽo đi sau, vẫn háo hức với đủ các cuộc thi to nhỏ mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    SGCN



    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Tư Chức

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Tư Chức



    Sinh viên vừa ra trường có thể bắt đầu làm việc trong nhiều lĩnh vực. Làm cho nhà nước, tư nhân hoặc tự buôn bán, kinh doanh…

    Mỗi người có một quan niệm riêng. Làm trong khu vực quốc doanh dù lương ít nhưng vững chắc, đi làm mấy chục năm từ lúc mới ra trường đến khi về hưu không sợ bị sa thải, thất nghiệp. Vả lại tùy nơi, do lương thấp nên ngoài tiền lương chính thức, người ta còn thêm thắt bằng cách cộng thêm cho nhân viên nhiều loại tiền rải rác như “tiền ăn trưa” tức là vì phải ở lại buổi trưa mà căng tin không nấu cơm nên sở phát tiền cho mọi người tự lo bữa trưa, công tác phí tức đi làm việc chỗ này chỗ nọ được phát tiền xăng xe ăn uống, tiền họp tức là phong bì phát cho người mất công đi họp ngồi mệt mỏi nghe báo cáo cả buổi…

    Làm công chức ở trong những lĩnh vực không có thêm lợi tức quả là chán chết. Sinh viên tốt nghiệp đại học vào cơ quan hành chánh với hệ số lương khởi điểm là 2,34 sẽ lãnh khoảng ba triệu đồng mỗi tháng. Cô công chức trẻ cho biết:

    -Làm công chức vẫn phải nhờ gia đình. Mức lương hiện nay chưa đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, mẹ chồng vẫn phải giúp đỡ cho hai vợ chồng, do tôi chỉ muốn một công việc ổn định để chắc chân, có thời gian lo cho chồng con, khỏi phải phập phồng nay làm, mai bị đuổi.

    Nếu không có gia đình làm chỗ để nương dựa thì dù “bò” lên tới chức trưởng phòng của một đơn vị thuộc sở của tỉnh chăng nữa, rồi cũng phải làm đơn xin nghỉ việc về nhà mở quán bán hàng qua ngày.

    Vào được cơ quan nhà nước thông qua thi tuyển hay chạy chọt…, được ăn lương chính ngạch là coi như bảo đảm suốt đời yên ổn. Dù nhà nước bao lần cố gắng giảm biên chế nhưng biết kiếm ai để giảm bây giờ. Chưa tìm ra người để buộc nghỉ việc, lại có ông sếp trước khi nghỉ hưu, nhân thể vội lấy vào công chức thêm ba trăm người nữa. Vì thế cuối cùng khi tổng kết, nhiều chỗ bỗng phình ra bất thường, có giảm chăng là giảm mấy người đến tuổi về hưu…

    Con cháu các quan được cha chú đưa vào các chỗ làm tốt coi như vừa có chức, có quyền, dĩ nhiên có tiền đi cùng. Tận dụng phụ huynh đương chức, con cái các ông bà thăng tiến vù vù theo… đúng quy trình, dù sai nguyên tắc. Vì thế không lạ khi một thanh niên trở thành giám đốc Sở trẻ nhất nước khi mới ba mươi tuổi. Nay mới bị xét lại, hủy bó các quyết định không đúng. Thật ra nếu anh chàng này giỏi thật sự vì có bằng cử nhân Tài chính- tín dụng lọai giỏi (đại học Kinh tế Đà Nẵng), thạc sĩ Tài chính và Chiến lược loại xuất sắc (đại học Claremont Graduate Hoa Kỳ), chứng chỉ Anh văn IELTS 7.0… thì xin một công việc tốt cũng dễ dàng, đâu cần ông bố tiếc nuối sự nghiệp của con trai nửa đường đứt đoạn.

    Nhờ là con ông, cháu cha mới có cơ hội thăng tiến. Nếu không bị kỷ luật, được bầu là lao động tiên tiến đều đặn vào cuối năm thì cứ ba năm được tăng lương một lần. Mới vào làm công chức, lãnh lương theo hệ số 2,34 nhân với mức lương cơ bản 1,3 triệu, ba năm sau lên bậc II lãnh gần 3,5 triệu; ba năm sau nữa lên bậc III nhận số lương là 3,9 triệu… Công việc thì nhàn hạ và nhàm chán sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Mà cũng đâu có dễ thành công chức khi điều kiện đầu tiên là phải có hộ khẩu thành phố.

    Những người khác mở cửa hàng buôn bán, làm dịch vụ riêng có lợi thế thời giờ tự do, mình làm chủ mình không sợ bị sếp đì. Tuyệt nhất nếu đã có tay nghề chuyên môn, cơ ngơi cửa tiệm, mối hàng… của gia đình đang hoạt động, chỉ cần nhảy vào vị trí trải chiếu sẵn đó.

    Hai lãnh vực trên hơi khó để bước chân vào vì biên chế công chức có giới hạn và làm ăn buôn bán cần sẵn vốn liếng, kinh nghiệm. Vì thế hầu hết người đi làm rơi vào lãnh vực tư nhân.

    Dù sao, làm cho tư nhân có ưu điểm mà mọi người hay nhắc tới là lương cao lại có dịp thi thố tài năng, nhiều cơ hội tiến thủ… hơn hẳn công chức lúc nào cũng phải giữ thái độ cung kính kính lão đắc thọ với những người đi trước lớn tuổi mà không màng tới khả năng làm việc.

    Vì thế nhiều người trẻ tìm tới các công ty tư nhân, nhất là các công ty ngoại quốc mà họ tin tưởng được trả lương cao ngay theo khả năng mà không cần đợi xét thâm niên từng năm.

    Cô Miên vừa tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh. Cô nộp đơn xin việc tứ tung. Các công ty lớn chỉ tuyển dụng những ứng viên có ít nhất hai năm kinh nghiệm. Mới ra trường, kinh nghiệm hai năm đâu có sẵn, cô trúng tuyển vào làm nhân viên hành chánh của một công ty tư vấn thiết kế xây dựng.

    Ngay ngày đầu tiên đi làm, cô đã học hỏi được nhiều điều. 4g45 chiều gần tan sở, cô ký nhận một gói mỹ phẩm do cửa hàng on line mang đến; đến 5g chuông reng tan sở, cô bị bà giám đốc mắng té tát vì không mang gửi ngay express ra Đà Nẵng kịp sinh nhật người bạn của bà. Ngày hôm sau, bà giám đốc điều cô sang căn biệt thự ông tổng giám đốc mới mua ở khu Phú Mỹ Hưng để trông coi nhóm công nhân lau chùi nhà cửa. Thầm thì với mấy “ma cũ”, cô mới biết bà phó giám đốc là em vợ của ông tổng được xem tai mắt của phu nhân, ai không vừa ý là bà đuổi thẳng tay, chẳng cần bằng cấp, nghiệp vụ chuyên môn gì cả. Nhân viên còn non tay nghề, nhất là sinh viên trẻ mới ra trường còn lơ ngơ và đang rất cần một công việc, bị bà phó sai vặt như người giúp việc!

    Cô Miên không ngoại lệ, cô bị sai như chong chóng những việc không đâu, dầu sao cô cũng tự an ủi:

    -Thôi thì đồng lương của mình cũng gấp đôi lương nhà nước.

    Bởi vì làm nhà nước cũng bị thời gian thử việc ba tháng chờ ký hợp đồng dài hạn hay đợi đợt thi tuyển vào biên chế chính thức. Tư nhân thử việc một tháng thôi. .



    Chị Phương không bị sai vặt vì là kế toán chuyên nghiệp nhưng chị làm mờ mắt, mang sổ sách về nhà buổi tối làm thêm không có thời gian ngó ngàng đến gia đình. Chị phải thuê người giúp việc đi chợ nấu cơm và đưa đón các con đi học.

    Đa số tư chức nhận xét:

    -Làm ở khu vực tư nhân dù có vất vả nhưng xứng đáng với tiền lương, mới có thể dành dụm mua nhà, mua xe, chứ làm ở nhà nước với đồng lương còi cọc không nuôi nổi mình nói gì tới lập gia đình, nuôi vợ con và mua sắm các thứ.

    Thật ra xét mặt khác, không phải ai là công chức cũng có cuộc sống còm cõi. Nhiều người làm đúng công việc của mình vẫn khấm khá như trường hợp giáo viên kéo học sinh về nhà dạy thêm, bác sĩ mở phòng mạch ngoài giờ hay làm cho các phòng khám, bệnh viện tư, nhân viên lọt vào những chỗ có nhận dự án, kinh phí rót về dư dả đủ để chia nhau…

    Làm ở khu vực tư nhân có cơ hội tiến nhanh nếu có tài, mà không cần vào đoàn thể, không cần chạy chọt hay kiếm người đỡ đầu… Lại không bị áp lực biên chế, thâm niên… giữ chân nên mang tâm lý dễ bay nhảy. Thông thường hễ ai đã lọt vào biên chế nhà nước đều ở chết dí đó chứ không dám bỏ một chỗ mà khó khăn mới chen vào được. Trong khi đó ở tư nhân, tha hồ nay làm chỗ này mai bỏ chỗ khác tới khi nào kiếm được chỗ hoàn toàn vừa ý.

    Người tài giỏi tự tin thi tuyển vào các chức danh xứng đáng như trưởng phòng, quản lý…, vào các chỗ được đãi ngộ cao, có cơ hội tu nghiệp hoặc đi công tác nước ngoài, tiếp cận với những hoạt động, kiến thức mới mẻ…

    Từ một công ty hóa mỹ phẩm có mức lương bốn mươi triệu một tháng, anh Huân chuyển sang một công ty đối thủ với lời đề nghị sáu mươi triệu. Anh cho biết:

    -Lương gấp rưỡi nhưng thật sự làm việc gấp hai. Miễn sao có công việc kiếm nhiều tiền là được.

    Anh dự tính kiếm chỗ khác lương cao hơn để bay nữa, dành tiền mua xe hơi, mua căn hộ… hoặc kinh nghiệm quý báu thu thập được từ thời gian làm cho công ty nước ngoài, anh sẽ mở một công ty riêng của mình.

    Làm ở công ty tư nhân không có mục làm thêm giờ ngày thường chấm công tính gấp hai tiền lương; làm ngày lễ, Chủ nhật tính gấp ba lần lương, hoặc đi muộn về sớm ăn bớt giờ công mà cứ làm hết việc mới về, không hết thì ôm về nhà làm tiếp cho xong.

    -Tan sở về tới nhà lúc 9g tối, nằm sải tay thở không ra hơi, nhưng tính ra ráng cày mười năm ở công ty tư nhân đã có số vốn nho nhỏ chứ làm cả đời ở nhà nước vẫn còn phải ở rể nhà vợ – Anh Tươi làm quản đốc ở một phân xưởng dệt may tâm sự với bạn.

    Đúng ra chỉ ở công ty lớn có tổ chức nhân sự rõ ràng mới có công việc, chức danh rõ ràng, lương lậu khá, còn tại các công ty nhỏ, người nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều việc với lương khá thấp. Thư ký kiêm phần việc của kế toán, hành chánh, chạy thư từ… Mỗi lần có việc cần, bà phó giám đốc kiêm phu nhân giám đốc duyệt chi phí đưa bộ mặt nhăn nhó, rồi tra hỏi gay gắt đủ điều. Thôi thì chị kế toán kiêm thu nợ, kiêm kiểm hàng… đã lãnh lương chết đói, lại tự bỏ tiền túi ra phong bao cho hải quan, thuế vụ… để công việc trôi chảy và yên cái thân.

    Nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay lợi dụng bất đồng ngôn ngữ chèn ép người lao động. Công nhân bị chửi mắng, đánh đập… Bị xù tiền đóng bảo hiểm xã hội, bị xù lương… Tới khi bị bệnh, đi sinh cẩn tấm thẻ bảo hiểm y tế thì không có vì công ty không đóng bảo hiểm. Tới tết, lúc phải trả tiền lương thiếu mấy tháng, lương tháng 13 thì công ty đóng cửa, giám đốc trốn về nước. Ngay cả một bệnh viện tư ở Nghệ An nợ lương nhân viên đến mười tháng không trả. Số công ty nợ lương nhân viên không phải là ít. Lắm khi vốn của những công ty này chẳng bao nhiêu mà chủ yếu vay ngân hàng, tới khi làm ăn thua lỗ rồi bỏ chạy. Nạn thất nghiệp gia tăng nên đôi khi công ty tư nhân mà vẫn phải đóng tiền thế chân mới xin vào được. Cuối cùng lương không lãnh mà tiền thế chân cũng mất trắng.

    Làm bên nhà nước, đối xử với nhau “nhân văn” hơn!!! Tát anh lái xe vì đi lạc đường 100 mét, một ông giám đốc bị kiểm điểm, hạ tầng công tác. Thật là chuyện hiếm hoi! Bên tư nhân mà tát một cái, chắc anh tài xế nhảy lên đánh lại rồi nghỉ làm, xin chỗ khác…

    À, làm khu vực tư còn có… cái lợi. Là khi… lỡ tay đánh vợ không bị kiểm điểm, sa thải vì vi phạm… đạo đức cán bộ!!!

    Sài Gòn Cô Nương



    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam





    Sống ở thành phố lớn không chỉ bị ô nhiễm từ bụi bậm, khói xe, rác rưởi…

    Nhiều người ngoại quốc hay Việt kiều lâu ngày về VN, thường bị cảm sốt, viêm họng… do môi trường ô nhiễm nặng nề. Ra ngoài đường, người ta luôn nhìn thấy bầu không khí mờ mờ như có màn sương bao phủ. Các công trường xây dựng mọc ra khắp nơi cũng đóng góp thêm phần bụi bặm cho thành phố.

    Đừng nghĩ ngoại ô hay ven đô thành phố trong lành hơn. Các bãi rác lưu niên, các dòng chảy nhiễm hóa chất từ nhà máy thải ra, khai thác quặng mỏ… đều làm môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.

    Ngoài ra, đặc biệt thành phố còn bị ô nhiễm bởi tiếng ồn mà hiện nay đã tới mức báo động.

    Nội ô thành phố có đủ mọi tiếng ồn. Từ tiếng còi xe, trên các con đường lúc nào cũng đông nghẹt và người ta vô cùng mệt nhọc nóng nảy khi phải chờ đợi trong dòng lưu thông luôn tắc nghẽn đó. Quẹo phải, quẹo trái đều bấm còi, đèn đỏ chuyển đèn xanh xe trước chưa kịp đi, xe sau đã bấm còi inh ỏi để thúc giục… Người ngoại quốc khi đến thành phố rất ngạc nhiên không hiểu tại sao người ta thích bấm còi nhiều như vậy. Không phải tiếng còi xe nào cũng dễ nghe. Trên xa lộ, khi chiếc xe tải bất ngờ bấm còi, âm thanh chát chúa đột ngột phát ra khiến một chiếc xe gắn máy của đôi vợ chồng già giật mình hoảng hốt loạng choạng, xe ngã và một người tử vong. Sau tai nạn đó, âm thanh của một số loại còi xe bị đề nghị giảm bớt cường độ.

    Thành phố tấc đất tấc vàng, nhà cửa nhỏ xíu san sát nhau. Bởi vậy nhà này mở TV hay vặn nhạc, nhà bên cạnh không muốn cũng phải nghe lây những chương trình càng bực bội càng phải nghe.

    Xóm bình dân càng khổ vì hàng xóm. Ở trong các con hẻm lao động. nhà nọ sát nhà kia vách mỏng, hai nhà đối diện balcon nhô ra gần như úp mặt vào nhau thì tiếng ồn ào xuất hiện gần như suốt ngày. Nào là nói to, đánh con cháu, cãi lộn, mở băng ca nhạc, tấu hài, nổ máy xe… Tiếng máy xe cũng là một loại âm thanh gây khó chịu. Ở An Giang, thanh niên nẹt pô xe và chửi thề khi dừng lại bên đường bị nhóm thanh niên ngồi trước quán nhậu chạy ra đánh chết, bạn đi cùng bị trọng thương.

    Khổ nhất là phải nghe hàng xóm hát karaoke. Không có tiền để đi đến các tiệm karaoke và cũng chẳng cần một căn phòng cách âm. Mọi người chỉ cần sắm micro và dàn loa về nhà là có thể hát thảnh thơi. Thậm chí bây giờ không cần sắm mà có thể thuê giờ có người mang đến tận nhà, tiền thuê chỉ vài trăm ngàn một giờ. Vài người họp mặt hùn nhau thuê dàn loa hát thỏa thích khỏi cần vào quán. Dù gian nhà hẹp cách mấy, ai nấy vẫn rống hết sức vì giọng hát phát qua loa nghe giống như… ca sĩ. Sau này có phong trào thuê dàn loa về hát karaoke cho sôi động. Trước kia chỉ có thuê dàn loa khi nhà có đám: đám cưới, đám ma, đám tiệc… Nhưng bây giờ thì tràn lan, một bàn nhậu, một đám bạn tụ tập cũng lôi dàn loa ra cho thêm phần… xôm tụ. Hát karaoke chẳng ai hát một mình không có khí thế, mà ít nhất vài ba người thay phiên nhau khoe giọng. Đơn giản hơn nữa chỉ cần một smart phone sẵn danh mục bài hát và một mic giá không quá một trăm ngàn là thiên hạ có thể hát vang trời. Số “ca sĩ tự phát” này có khuynh hướng ngày càng gia tăng.

    Hát ở một căn nhà thì không phải chỉ hàng xóm điếc tai mà âm thanh còn vọng qua các xóm bên.

    Đã có nhiều trường hợp cãi nhau, ẩu đả vì hát karaoke bởi vì âm thanh mở càng to, hát mới càng đã. Nói chung nhà của mình thì mình cứ tự do mà hát thôi. Loa vặn hết cỡ khiến người ở gần nghe ngực tức, đập thình thịch, nhét bông gòn vào tai cũng chẳng ăn thua. Mới Tết vừa qua, bực tức vì hàng xóm hát karaoke quá to không thể nghỉ trưa, người đàn ông 59 tuổi ở Hà Tĩnh đã xách ba con dao sang đâm một người tử vong.

    Gần đây nhiều nhà không nhìn lên màn hình hát karaoke nữa mà hát những bài họ thuộc. Để bán kẹo kéo, sing-gum cho khách nhậu, người bán sắm chiếc xe có gắn loa để tự biên tự diễn hoặc mời khách hàng cùng thi thố giọng ca vàng. Đó là hát “kẹo kéo”. Tức là chỗ hát không cần giới hạn trong nhà mà có thể ra trước nhà, ngoài vỉa hè. Chỉ cần chiếc bàn thấp và mấy cái ghế, thậm chí tấm bạt trải dưới đất, hay thêm vài lon bia và dĩa mời, khi độ nhậu đã sương sương, mọi người có thể ngồi gào từ sáng tới chiều, từ tối tới khuya. Không có chương trình văn nghệ nào kéo dài như hát karaoke khi mỗi người thưởng thức giọng hát của mình khoái trá đến vậy. Càng nhậu người ta càng vặn loa tối đa nghe mới “đã”. Thật ra khi hát ngoài đường, vì không có giới hạn nên âm thanh bay cao vào tận các tầng trên của những ngôi nhà cao tầng dù đóng kín cửa vẫn không thoát khỏi những âm thanh vang dội đó.

    Đám cưới dựng rạp hát nguyên buổi. Riêng đám ma hát vài ngày. Ban ngày là kèn tây hùng dũng từng chập rồi kèn ta với đàn nhị, guitar điện và trống ò e trỗi lên rền rĩ khi có khách viếng, ban đêm là ca nhạc giải trí có nhạc sàn lúc nghỉ giải lao kéo dài đến tảng sáng.

    Ông Tuấn, 75 tuổi, đau khổ than thở:

    -Cả gia đình tôi mất ngủ. Tôi phải sang nhà con gái ngủ đỡ mấy ngày mới về. Tôi không dám sang đề nghị họ giảm bớt âm thanh, càng không dám đi thưa tổ trưởng vì sợ hàng xóm ra vào nhìn mặt nhau mích lòng. Có khi lại bị đánh chứ chẳng cơi. Thôi thì đám ma có… một lần nên thôi, ráng chịu đừng.

    Nín nhịn không thừa vì Nguyễn Hữu Phước (Gò Vấp) khi bị nhắc gây tiếng ồn ở khu nhà trọ đã đâm hai cha con trọng thương.

    Gia đình đó cả đời có một đám nhưng hôm sau nhà khác sinh nhật, tuần tới nữa đám tân gia… nên tiếng ồn thường xuyên trong xóm bình dân. Thôi thì hôm nay nhà người ta, bữa khác tới phiên nhà mình vui một chút có hại gì đâu! Vả lại trong xóm nghèo thỉnh thoảng có nhà ồn ào lại mang chút tò mò giải trí cho hàng xóm!

    Bây giờ không phải chỉ thành phố nhà cửa chật chội mà ngay cả ngoại ô, miền quê tưởng chừng sân vườn rộng rãi cũng bị tra tấn bởi tiếng ồn. Không còn tiếng đờn ca tài tử réo rắt của ngày xưa mà loa thùng đã được phổ biến về tận quê cho mọi người dễ dàng thưởng thức thú vui âm thanh chát chúa của thành phố. Giá đâu có bao nhiêu nên nhà này sắm một bộ máy, nhà khác thuê một bộ tha hồ khủng bố hàng xóm. Trâu bò tháo chuổng hoảng loạn chạy khi nghe nhạc mở lớn từ các đám tiệc đã là chuyện bình thường ở miền quê. Nhà này kèn cựa nhà kia. Hiện nay mỗi đám không thuê vài loa mà phải mười mấy loa cùng mở hết cỡ cho người ta đứng xa cách mấy cũng biết nhà mình có đám! Nhạc sống đã trở thành tiết mục không thể thiếu trong các dịp tang ma hiếu hỷ ở miền quê.

    Thật ra luật cũng có quy định nếu còi xe, âm thanh… quá to gây ảnh hưởng đến người khác sẽ bị phạt. Thế như chưa nghe nói phạt bao nhiêu, ở đâu. Chắc là người ta mặc nhiên coi đây là một loại sinh hoạt bình thường hằng ngày của người dân nên có đi kêu ca cũng không được giải quyết.

    Khổ nhất là sống gần các ngã tư, bùng binh, cầu vượt. Xe cộ từ bốn phương tám hướng đổ qua. Từ sáng sớm đến đêm khuya tiếng động cơ xe chạy ảo ào như thác lũ, còi xe inh ỏi giành đường, tiếng nẹt pô nhức óc. Vì nẹt pô mà nhiều án mạng xảy ra. Ở Tiền Giang, Kiệt đi làm về, vượt qua một thanh niên chạy xe cùng chiều vừa nẹt pô, thanh niên lái xe tức giận đuổi theo cự cãi, dùng vật nhọn đâm chết Kiệt. Tại Cà Mau, một người đàn ông đâm chết thanh niên lạ mặt vì anh ta nẹt pô ầm ĩ trước nhà… Vụ khác, một người đàn ông lãnh hai mươi năm tù vi đâm chết người bấm còi giục giã khi kẹt xe. Ở Cà Mau, một thanh niên bị mắng khi nẹt pô xe, đã đâm chết người. Tại quận 4, SG, một người đàn ông bị đâm chết vì khuyên can đôi trẻ cãi nhau giữa khuya…

    SG có khoảng hơn tám triệu xe máy và ô tô lưu hành, đủ biết tiếng động của chúng gây ra là thế nào. Lắp hệ thống giảm âm vào mỗi xe là chuyện không tưởng. Nhà có đóng cửa kín mít tiếng ồn vẫn len lỏi vào nhà, nhà đâu phải phòng thu âm đâu mà làm tường cách âm. Vả nhà ở bình thường, sao mọi người có tiền làm tường cách âm nổi mà cứ ở đó chịu đựng thì có ngày mang bệnh: mất ngủ, stress, suy tim… Nếu không buôn bán làm ăn thì dọn nhà quách đi cho rồi.

    Chịu đựng tiếng ồn lâu dài trong một thành phố lớn khiến người ta ngày càng căng thẳng. Không phải âm thanh to mà nói to, người ta cũng chịu không nổi. Hai nhóm thanh niên ngồi uống nước dưới chung cư Thanh Đa, do một nhóm nói chuyện lớn tiếng mà xảy ra cự cãi hỗn chiến. Kết quả hai anh em, một người chết, một vào bệnh viện.

    Đến tiếng máy hàn, khoan, đục… ghê cả tai nếu ở cạnh các tiệm sửa chữa đồ dùng, công trình xây dựng, máy cẩu, máy khoan xe tải… máy chạy sầm sập ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp suốt đêm ngày, loa mở công suất lớn các nhà hàng, vũ trường, cửa hàng bán điện thoại di động, siêu thị điện máy mở loa nhạc và quảng cáo chương trình khuyến mại nồi cơm điện bảy trăm ngàn còn ba trăm ngàn mua gấp trong tuần…. Người bán rong bây giờ đâu có rao bằng miệng mà toàn dùng máy thu băng sẵn. Suốt ngày đi qua đi lại là tiếng rao của xe bánh mì, keo dính chuột, mài dao…

    Ngay cả buổi sáng ở công viên cũng có nhạc xập xình của lớp khiêu vũ dưỡng sinh. Ban đêm cũng không yên, đó là giờ xe tải, xe container được phép chạy rầm rập, bọn thanh niên đua xe gắn máy, bợm nhậu say xỉn “dzô, dzô” hát hò thâu đêm. Đám nhậu càng đông cười nói càng lớn tiếng, mạnh người nào người đó nói cho nên mới có một vụ án mạng ở Bình Dương, một anh bị bạn nhậu đâm chết vì hát quá lớn.

    Nếu gần quán nhậu, quán ca hát “Hát với nhau” thì bất đắc dĩ nghe hát ra rả suốt đêm. Quán không có ca sĩ thì ca sĩ “kẹo kéo” hát. Họ dừng xe và cứ đứng trên vỉa hè hát. Quán nào bán ế thì dời đi nơi khác nhưng quán nào bán được kẹo thì người bán cứ đứng đó hát mãi. Đôi khi thực khách lại trả ít tiền, mượn loa của anh kẹo kéo để rống lên một hồi, hoặc không trả tiền mà thay vào đó mua một nắm kẹo.

    Người thụ hưởng âm thanh vượt mức khổ tâm nhất là người già, em bé, người đi làm suốt ngày chỉ có mấy tiếng đồng hồ ngủ để lấy lại sức mai đi làm tiếp…

    Về phần buôn bán, tình trạng người bán nhiều hơn…người mua. Lôi kéo khách hàng bắng cách quảng cáo “mạnh miệng”: mỗi gian hàng sắm một cái loa. Hàng quần áo, hàng ví da, mũ nón, giày dép… Nhất là hàng bán loa thì khỏi nói.

    Xứ Tây to tiếng một chút, cảnh sát đã đến hỏi thăm. Còn mình thì ráng chịu. Ai chịu được tiếng ồn thì chịu, không chịu được thì gắn cửa kính, dọn nhà đi nơi khác hoặc đối đế thì… xách dao đi xử.

    Sài Gòn Cô Nương


    [rimg=]Nguồn:http://vietluan.com.au[/rimg]


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Đường phố bất an







    Mấy hôm nay, báo đưa tin một cô gái dừng xe đứng nghe điện thoại ngay ngã tư đông đúc gần chợ Cầu Ông Lãnh – bùng binh Saigon bị giật điện thoại. Mặc dù đứng trên lề nhưng một tên cướp xuất hiện chạy xe máy kéo lê cô mấy chục mét trước mặt cả đống người và xe đứng đó nhìn. Kết quả cô gái đau đớn vì người xây xát, may là chưa bị đập đầu xuống đất chấn thương sọ não, tên cướp bị bắt năm ngày sau.

    Đồng hồ, dây chuyển… đương nhiên rất dễ bị giật ngoài đường. Điện thoại thì khỏi nói, ngay cả người cẩn thận leo lên vỉa hè vào sát mái hiên nhà để nghe điện thoại, vẫn có cướp lao theo giật nhanh như chớp. Túi xách đeo trên vai, cướp chạy ngang qua, không giật mà thủ lưỡi lam trong tay cưa một đường ngọt ngào, chúng còn cầm chiếc túi xách đứt quai trong tay giơ lên vẫy vẫy như trêu ngươi nạn nhân. Thậm chí móc chìa khóa hình chiếc ví nhỏ xíu để đựng vé xe và ít tiền gửi xe đang chạy trên đường, một chiếc gắn máy lướt qua như cơn gió thoảng đã giật đứt ngọt sớt chiếc móc trong khi chìa vẫn nằm yên trong ổ khóa. Ngón nghề diệu thủ thật đáng nể!

    Thành thử thiên hạ bảo nhau trừ mấy hotgirl khoe thân, khoe của chứ người thật sự có của thì lận vào trong người, chớ phô ra mà thiệt thân. Muốn trang sức làm đẹp chắc là nên vào cửa hàng phụ kiện mua mấy món kiểu cọ xanh đỏ hoặc dùng vàng Mỹ Ký chứ chẳng nên đeo trang sức thật mà dễ mang họa vào thân.

    Thật ra ngay cả trước 75, ra ngoài đường người ta cũng hay dùng đồ trang sức vàng tây chứ chẳng mấy ai đeo vàng ta của để dành, hoàn toàn không phải thứ khoe khoang nơi chỗ đông đúc.

    Mấy bà đi mua hàng bảo nhau người giả dạng bỏ ví tiền vào túi lác, người khác đi thu hụi ngụy trang bóp tiền trong túi vải quảng cáo bánh ngọt, rổi phủ mớ rau lên trên Ông nọ lận kỹ ví tiền vào bụng quần. Ông kia ra ngoài chẳng dám mang nhiều tiền, bỏ mấy tờ bạc vào quyển sách, chằng kỹ vào giỏ xe phía đằng trước… nhằm qua mặt kẻ gian đừng để ý.

    Ngay cả đồ đạc cất rồi cũng không yên. Tại Bà Rịa, hai tên cướp nhìn thấy điện thoại cộm lên ở túi quần cô gái, bèn ép xe cho cô ta ngã để móc điện thoại, chẳng ngờ cô gái sợ quá bỏ chạy. Không lấy được điện thoại nhưng hai tên cướp lấy luôn chiếc xe bị khổ chủ bỏ lại nằm chính ình như dâng tặng trước mặt.

    Giữ gìn kỹ quá cũng khổ. Thấy con gái mặc váy lướt thướt, khoác bóp đầm trên vai đi ăn cưới, bà mẹ sợ hãi:

    -Con ơi, coi chừng nó giật đó.

    Con gái tỏ vẻ khôn ngoan:

    -Bóp trống không, chỉ có thỏi son với mấy đồng gửi xe thôi.

    -Cướp nào biết tiền nhiều hay ít, gặp thằng xìke đói thuốc tiện tay là giật thôi.

    Con gái thở dài áo não. Cái bóp mắc tiền của bạn trai mua tặng mà không khoác vai xuống phố ăn tiệc thì hỏi xem còn dùng vào lúc nào nữa. Chẳng lẽ có của mà không khoe ra thì cũng bực nên đành show ra, rồi chắc lưỡi tùy hên xui vậy.

    Phản ứng kiểu thụ động nghe có vẻ tiếp tay cho cướp nhưng may ra còn giữ được mạng người. Một nạn nhân khi bị giật điện thoại đã tiếc của phóng xe rượt theo, Xe chạy nhanh quá, không kiểm soát được nên lạng húc vào dải phân cách giữa đường. Kết cục đồ không lấy lại được mà mạng đi theo đồ luôn.

    Khổ nhất là trong chiếc túi bị cướp giật còn nhiều thứ quan trọng. Cô ca sĩ méo mặt vì bị giật túi xách đựng sáu chục triệu đồng, giấy CMND, vé máy bay và hộ chiếu cho chuyến lưu diễn cận kề…

    Bởi thế có cảnh kỳ lạ, dù sáng sớm trên đường phố còn sương hay chiều tối hết ánh nắng mặt trời mà vẫn có những người mặc áo gió trùm kín mít đầu, cổ, bàn tay để che của cải trên người: dây chuyền, bông tai, vòng tay, túi xách…

    Mà không chỉ lòng đường xe chạy mới bất an. Giữa ban mày ban mặt, người phụ nữ an toàn trên đường phố về tới tận nhà rồi, dừng xe trước cửa, loay hoay mở cửa thì tên cướp lướt qua giật túi xách móc ở tay xe. Trường hợp khác, người giao hàng bấm chuông đợi chủ ra mở cửa, hai tên cướp ở đâu không biết xông tới táo tợn đấm người phụ nữ ngã rồi leo lên chiếc xe tay ga phóng nhanh khi chị ta còn chưa kịp nhổm dậy. Ngay cả ngồi trong nhà cũng không yên. Cửa rào mở còn bị cướp xông vào tận nơi giật laptop, Ipad… biến mắt trong chớp mắt.

    Bọn cướp không chỉ là cướp chuyên nghiệp, nghiện ngập mà ngay như tên cướp giật ở Cầu Ông Lãnh kể trên vốn có công việc ổn định tại cửa hàng bán nước suối. Thời buổi kiếm ăn khó khăn, thấy tiền của bày sẵn trước mắt, ngang tầm tay, lòng tham chợt nổi lên, chẳng tội gì bỏ qua, cứ thế mà… sớt!!!

    Còn chuyện để xe trước cửa nhà, cửa tiệm mà xao nhãng chốc lát thì việc chiếc xe, nhất là xe tay ga xịn, sẽ không lạ khi biến mất trong vòng… một nốt nhạc. Bởi thế ai để xe vào mua hàng đều phải đi giật lùi, nghĩa là cặp mắt không được rời chiếc xe một giây. Gửi xe có bảo vệ trong mà còn bị mất nữa là khi ông bảo vệ bị kẻ gian dùng kế điệu hổ ly sơn! Mấy ông bảo vệ còm cõi già nua, ngồi đờ người suốt ngày nóng nực và mệt mỏi, kẻ gian ra tay chớp nhoáng khó mà phản ứng kịp. Năm ngoái có vụ cướp ngân hàng. Thấy tên cướp, ông bảo vệ đã nhanh chân trốn trước cho lành…

    Không chỉ xe gắn máy mà xe ô tô, nếu may gặp trên trộm… không biết lái xe thì chỉ bị vặt mất căp kiếng chiếu hậu hoặc bốn cái bánh xe, còn lỡ gặp tên cướp “xịn” thì trong tích tắc mở khóa, chiếc xế dù to lớn cồng kềnh và có tới bốn bánh vẫn không cánh mà bay.

    Có vô số chuyện bất ngờ trên đường phố mà không ai tưởng tượng trước để đề phòng nổi.

    Đối với nam giới thì kịch bản mạnh bạo hơn. Một thanh niên đang chạy xe trên đường Nguyễn Biểu (Quận 5) thì bị hai người áp sát vung kiếm chém ngã xuống đường. Thấy thái độ hung hãn, người thanh niên hoảng hốt bỏ chạy, chỉ đợi có thế, hai kẻ kia cướp xe nạn nhân tẩu thoát gọn gàng. Đang đi taxi từ quán bar về nhà lúc rạng sáng, ngay cả ông trưởng phòng Chính Trị Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn cũng đã bị bọn cướp kẹp cổ tấn công cướp hết tài sản gồm tiền, điện thoại và thẻ ATM. Tại Biên Hòa, hai thanh niên trên đường đi đòi nợ gặp ông thợ đang đứng bên đường quay phim đám cưới. Nổi lòng tham, hai tên chạy sát lại giật máy quay phim.

    Trước cửa ngân hàng là nơi đang ngại nhất. Nhiều người vừa lãnh tiền ra chưa kịp bước lên xe đã bị giật hoặc kẻ cướp theo dõi người vừa từ ngân hàng ra, theo tới đoạn vắng hoặc về tới nơi, xuống xe để ra tay cướp gọn.

    Mà thật ra không phải rà tới ngoài đường phố mới bất an. Ở huyện Bình Chánh, một cô gái đang ngồi trong nhà, một thanh niên xông vào nhà đâm chín nhát để cướp điện thoại và nhẫn vàng rồi tẩu thoát.

    Của cải trên người không có thì đường phố vẫn bất an chuyện khác. Người phụ nữ chạy xe gắn máy gần tới ngã tư đèn đỏ chầm chậm lại, bỗng dưng một người đàn ông ngồi trên chiếc xe đạp cũ kỹ phang ngay trước mặt ngã lăn ra đường nằm sóng soài không ngồi dậy với với vẻ mặt đau đớn. Đó là màn kịch ăn vạ. Người phụ nữ thường rất hốt hoảng vì cảm thấy hình như mình có lỗi khi đụng xe. Thật đúng tai họa xảy ra. Quãng đường không có cảnh sát, mà nếu có cảnh sát sẽ nhiều phiền toái khi phải chôn chân để làm mọi thủ tục tra hỏi. Tốt hơn hết nên xì ít tiền để đi cho lẹ. Nhằm tên ăn vạ không biết điều, được ít tiền vẫn vòi vĩnh đòi hỏi thêm thì thật mệt.

    Đó chỉ là dàn cảnh đụng xe chứ nếu đụng thật thì rắc rối lắm. Đụng nặng dẫn tới tai nạn, đưa ra tòa nhưng chỉ đụng nhẹ cũng vô cùng phiền phức vì hai bên gân lên nhất quyết cãi cọ dành phần thắng về mình. Một bên sợ đằng kia bỏ chạy không đền, một bên sợ bị đền bù thái quá trước viễn cảnh không tiền trong túi. Mà đụng xe thì khó tránh khỏi bất cứ lúc nào trên những đường phố đông như mắc cửi với xe cộ chạy ngang dọc loạn xạ bạt mạng.

    Những tên cướp không hẳn lúc nào cũng có vẻ ngoài bặm trợn. Chúng ăn mặc chỉn chu như dân văn phòng đi lượn lờ khắp nơi để săn mồi. Với vẻ ngoài như vậy có thể tránh được sự cảnh giác của người dân.

    Người ta chỉ dẫn nhau nhiều cách để đối phó với nạn cướp giật trên đường phố, cách khuỵu gối, co tay khi bị giật túi xách, hạn chế mang tài sản giá trị…

    Cẩn thận mấy qua được kẻ cướp lại không thoát nổi kẻ gian. Tiền bạc không bỏ túi khoác chéo vai mà cẩn thận cất vào cốp xe, khóa lại, vào quán uống nước, đi công việc đã đời tới hồi mở cốp xe mới thấy cọc tiền biến mất tự lúc nào. Không bắt quả tang nên chẳng biết ai lấy ngoài nghi ngờ chính nhân viên giữ xe quán nước đã khoắng. Bây giờ ai mà không biết cốp xe chính là nơi cất đồ giá trị. Thậm chí tờ tạp chí kẹp ở sườn xe, lúc sau ra bãi lấy xe thì tờ tạp chí mới mua cũng mất. Thôi thì im miệng, lần sau xách theo tờ báo kè kè chứ chẳng lẽ tờ báo cũng đi gây gổ.

    Cũng chớ bao giờ nghe điện thoại giữa đường. Hầu hết các vụ giật điện thoại đều do khổ chủ đứng áp điện thoại lên tai Fmê mải nói chuyện mà không để ý chung quanh. Ăn cướp xảy ra trong nháy mắt dù để ý cũng khó mà biết… Điện thoại di động chính là vật dụng tiện lợi để người ta liên lạc mọi lúc mọi nơi nên không thể không dùng. Vì thế nhiều người dùng hai điện thoại. Một chiếc cùi bắp bỏ túi để có thể móc ra dùng bất cứ nơi nào; một chiếc iphone X nhằm thể hiện đẳng cấp chỉ trưng ra tùy chỗ.

    Khuyên bảo nhau bao nhiêu cách nhưng cuối cùng ai cũng kết luận: hễ gặp cướp giật thì lỏng tay cho nó trôi đi dễ dàng chứ trì kéo dễ thiệt thân. Rồi tự an ủi của đi thay người vậy chứ biết sao bây giờ!

    Thôi thì mỗi người ráng giữ lấy thân lấy của chứ chẳng biết khi nào đường phố được an toàn cho người dân nhờ.

    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Trả lời

Quay về “Thời luận - Xã luận - Phiếm luận - Tạp ghi”