Sài Gòn Cô Nương

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Biên Chế






    Biên chế là một chỗ làm việc chính thức trong cơ quan, xí nghiệp theo quy định của nhà nước.

    Tư chức thường cho là bị bóc lột sức lao động, lương dù có thể hơn nhưng được cho không xứng đáng với sức lực vắt ra đến kiệt quệ. Làm cho tư nhân cũng không ổn định khi có thể bị cho nghỉ việc bất cứ lúc nào. Thất nghiệp là một tình trạng đáng sợ và chẳng ai muốn đối mặt vói nó.

    Vì thế rất nhiều người muốn vào làm việc cho nhà nước với biên chế hẳn hoiF. Dẫu có phần nhàm chán với tình cảnh đều đặn sáng vác ô đi tối vác ô về ngày nào cũng y như ngày nấy tới suốt đời, nhưng bù lại là sự chắc chân. Không bao giờ thấp thỏm sợ đuổi việc. Sống yên ổn an nhàn cho dù với số lương èo uột khó theo kịp mức sống lạm phát.

    Tuy nhiên không phải cứ ai thích đều được nhận vào biên chế hết mà số biên chế được đưa xuống từng nơi có giới hạn. Sở này có bảy chục biên chế, phòng kia có năm thôi…

    Có bao nhiêu biên chế tức chỉ bấy nhiêu lương rót xuống. Nếu thêm người, nơi đó phải có quỹ riêng để trả lương. Ví dụ ở những trường học có bán trú, học sinh ở lại trường ăn và ngủ trưa đến chiều mới về. Người nấu ăn và dọn dẹp không có biên chế tức không nhận lương từ quỹ lương của nhà nước mà do phụ huynh chi trả hoặc từ quỹ trường có từ tiền cho thuê mặt bằng làm trung tâm dạy thêm, bãi giữ xe… chẳng hạn.

    Quy định về biên chế lắm khi không sát sao với tình hình thực tế. Nghĩa là công việc cần phải có mười người làm nhưng biên chế chỉ cho bảy thôi hoặc ngược lại, công việc chủ cần ba người là đủ nhưng biên chế rót cho mười người.

    Những nơi không có quỹ nhưng công việc nhiều làm không xuể, cơ sở phải xin thêm người tức xin thêm biên chế để có tiền trả lương. Cấp trên đồng ý với đề nghị đó để đưa thêm mấy suất lương xuống. Thường khi thì cũng có mối quen biết nhau. Người này người kia muốn đưa người quen người nhà vào biên chế. Vì thế thỏa thuận nhau cơ sở ở dưới đưa yêu cầu lên và cấp trên duyệt xét để đưa người quen vào.

    Tiền lương trả cho công chức lấy từ ngân sách nhà nước mà được ví như bầu sữa không cạn!Bình quân cứ chín người dân Việt phải nuôi một người làm việc hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Giảm nơi này, phình ra nơi khác. Tăng lương, tăng chức lẫn nhau.

    Mặc dù biết là cồng kềnh và tốn quỹ nhà nước nhưng giảm thì khó khăn tới mức không thể giảm được như ở đài truyền hình Hà Nội nơi mà 40% nhân sự lèng èng là con ông, cháu bà! Vả chăng không bắt bẻ được gì vì họ chỉ lượn ra lượn vào, không vi phạm kỷ luật, không cãi giả sếp, không gây xích mích với đồng nghiệp… Nói chung là không… làm gì cả! Đó là không kể, trong 500 biên chế của tổng số 700 người lao động của đài, có tới gần 140 người là “cán bộ chủ chốt”, đến mức “chưa có cơ quan truyền thông nào cán bộ chủ chốt nhiều như thế”.

    Bởi vì ngoài tiền lương chính thức, còn rất nhiều phụ cấp chung quanh. Ai cũng làm sếp để nhận thêm phụ cấp trách nhiệm, bổng lộc nữa. Thế nên lắm chỗ số lượng lãnh đạo còn nhiều hơn nhân viên thừa hành. Ba, bốn ông sếp, bà sếp chỉ huy một tên nhân viên quèn. Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Hải Dương có bốn mươi bốn trưởng, phó phòng điều khiển hai nhân viên. Nghe mà “ớn lạnh”.

    Do duyệt biên chế một cách dễ dãi như thế đưa đến kết quả là chẳng bao lâu số lượng biên chế tăng cao. Điều đó có nghĩa bộ máy hành chánh nhà nước nhanh chóng nở phình ra. Số lượng vụ, cục và tổng cục tăng đều đều đáng kể, trở nên cồng kềnh, hao tốn ngân sách mà thực tế vẫn không chạy việc chút nào do chồng chéo, nặng nề ngang dọc đè lên nhau.

    Hầu hết công chức đều kêu ca đồng lương không đủ sống và vẫn lắm kẻ ao ước xin được vào chân biên chế nhà nước và tìm đủ mọi cách chạy chọt để đạt mục đích

    Hàng trăm sinh viên, thậm chí rất nhiều thạc sĩ sư phạm ở Thanh Hóa phải xin vào các nhà máy làm công nhân.

    Chạy tiền để xin việc là chuyện thường xảy ra. Thế nên mới có chuyện một ông nông dân mắc nợ đầm đìa dám tự xưng là cháu của chủ tịch huyện kiêm trưởng phòng kinh tế huyện, nhận hơn nửa tỷ đồng của năm người để chạy vào làm nhân viên thuế, giáo viên mầm non…

    Một thiếu phụ ở Hà Nội tự xưng là cán bộ giáo dục lừa 167 người trên cả nước để chạy trường, chạy việc với số tiền gần ba chục tỷ đồng. Một trưởng công an xã nhận 300 triệu để chạy lừa cho một cô gái vào ngành công an. Hiệu trưởng trường cấp 2 ở Daklak nhận 210 triệu hứa lèo tuyển một giáo viên vào diện hợp đồng rồi sẽ đưa vào biên chế chính thức để cuối cùng “xôi hỏng bỏng không”. Cũng ở Daklak, một hiệu trưởng trường cấp 2 nhận gần 1,2 tỷ đồng để chạy việc cho mười hai người, trong đó có một người nộp ba trăm triệu để chạy vào làm ở trường cao đẳng sư phạm. Trường hợp đau lòng khác không có tiền chạy vào biên chế đành đánh đổi bằng tình. Một cô giáo đồng ý vào nhà nghỉ với hiệu phó lời hứa hẹn vào biên chế rồi bị hiệu phó dùng clip nóng khống chế đưa đến hậu quả danh dự bị chà đạp, người mất việc, kẻ mất chức, hai gia đình tan vỡ.

    Kết quả của việc chạy chọt là Daklak dư ra tới năm trăm giáo viên. Một giáo viên Mỹ thuật đã phải chạy tiền để xin một chân đứng lớp ở trường tiểu học. Nhưng không phải chỉ thế là chắc chân rồi mà còn phải tiếp tục chạy hiệu trưởng để được ký hợp đồng từng năm. Tính ra tốn hàng trăm triệu mà vẫn chờ đợi mỏi mòn hàng chục năm hy vọng tới ngày được xét duyệt vào một chỗ biên chế trống. May mắn được lãnh chút đồng lương nhỏ nhoi hay dạy không lương. Cơ may ấy hoặc chẳng bao giờ tới hoặc tới nhỏ giọt với ai đâu. Trong lúc đó, giáo viên vẫn cứ ùn ùn nhận thêm vào dẫn tới việc dư thừa, không có đủ lớp để dạy. Không kể hiệu trưởng còn bớt xén tiền lương giáo viên. Một giáo viên Toán trường Ngô Mây lãnh lương khoảng hai triệu nhưng bất ngờ phát giác kho bạc đã trả gần mười triệu đồng.

    Vô số trường hợp chạy vào biên chế. Chạy nhiều hay ít tiền, việc vừa ý hay không, chạy thành công hay bị lừa gạt… là những câu chuyện khác nhau kể hoài không cạn.

    Một số công việc cũng kiếm khá lắm chứ chẳng chơi. Như làm giáo viên có thể mở lớp dạy thêm; bác sĩ, y tá làm ở phòng mạch tư; nhân viên thuế, địa chính, hải quan… có thể nhận “bồi dưỡng”, những nơi thường nhận dự án, công trường…

    Ngoài ra những ngành nắm quyền sinh sát lợi tức rất cao. Một doanh nghiệp mới thành lập, khi nộp báo cáo điều tra, ông chủ lẹ tay nhét một phong bì vào hộc bàn của cán bộ. Khi được hỏi Làm gì kỳ vậy, chúng tôi chỉ nhận báo cáo chứ không nhận tiền. Ông chủ ngập ngừng gãi đầu vì quen làm việc với bên thuế là vậy đó.

    Ở tỉnh lẻ, miền núi xa xôi… làm gì có nhiều công ty, xí nghiệp tư nhân. Vì thế người ta cố gắng mọi giá chen chân vào nhà nước. Mà phải chạy chân biên chế chắc chắn chứ không phải ký một bản “hợp đồng” bấp bênh đâu. Bởi hợp đồng chỉ có giới hạn thời gian. Hết thời hạn chẳng biết có được tiếp tục ký không nên lúc nào cũng sống trong nơm nớp lo âu bị sa thải lúc nào.

    Hai năm gần đây, do tình trạng dôi dư giáo viên, các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thạch Thành, Cẩm Thủy… cắt giảm biên chế, chấm dứt hợp đồng đứng lớp khiến nhiều thầy cô rơi vào cảnh thất nghiệp.

    Để thắt chặt tình trạng hỗn loạn kể trên thì bây giờ muốn vào biên chế, giáo viên lâu năm cũng phải thi tuyển như giáo sinh mới ra trường rồi bổ sung thêm bằng Anh văn, vi tính… Các ông già bà già mới nghe đã thấy ngao ngán. Ngày xưa đâu có mấy món hóc búa này. Bây giờ tóc hoa râm, trí não chậm chạp, chưa thi đã thấy muốn rớt rồi!

    Giỏi hiển nhiên như gần ba trăm cô giáo ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là chuyện lạ. Nào đạt giáo viên dạy giỏi, nào bằng cấp đầy mình, thành tích xuất sắc… thế nhưng khi thi viên chức để vào chính ngạch, họ vẫn trượt mà không hiểu tại sao. Có gì mà không hiểu, chẳng qua những chỗ ấy dành cho quen biết và tiền bạc chứ không phải cho người giỏi. Thành thử những người lão làng trong nghề không ngại tham dự các cuộc thi tuyển vì năng lực kém mà chỉ sợ cuộc thi không bảo đảm tính công bằng, minh bạch.

    Vào được biên chế rồi thì coi như cứ tà tà an hưởng tới lúc về hưu. Dù là người chây lười, người lạc hậu, người bê bối… vẫn bình chân như vại. Không ai cách nào bẩy đi cho được.

    Biên chế giữ chặt không buông nên không thể thay thế người dở. Người giỏi chờ hoài không tới phiên mình đâm ra chán nản. Chắc phải đợi người về hưu hoặc bệnh tật nặng gì đó thì mới dư một suất biên chế cho người mới. Nhưng vé đó cũng chẳng dành cho người giỏi vì còn xếp hàng rất xa sau lưng đám quen biết con ông cháu cha.

    Ông giáo già đứng lớp lâu năm nhưng vẫn dạy rất kém, phát âm “lúng búng ngậm hột thị”, nói năng lắp bắp không rõ chữ… nhưng do đã vào biên chế chính thức nên không thể buộc ông thôi việc. Hiệu trưởng đành kiên nhẫn đợi ông tới ngày về hưu. Phụ huynh thở dài con họ lọt vào lớp của ông coi như “rồi đời”, phải cho học thêm không thì chẳng hiểu bài.

    Ông khác có bằng kỹ thuật cơ khí và làm giám đốc một công ty máy tính. Công ty bị sáp nhập, ông được chuyển về một đơn vị nghiên cứu kinh tế, vẫn giữ nguyên chức vụ giám đốc. Đâu có biết gì vì trái ngành nghề, ông chỉ huy lơ ngơ, nhân viên dưới quyền che miệng cười thầm. Thôi kệ, chuyên môn đã có mấy ông phó lo, còn ông đã vào biên chế giám đốc thì mãi mãi ngồi ghế giám đốc, hơn nữa lại là giòng dõi cách mạng.

    Nhằm tinh giản biên chế nên nhà nước “khoán quỹ lương” tức là đưa xuống cơ sở một số tiền lương nhất định. Liệu cơm gắp mắm, ít người thì chia nhau nhiều, nhiều người chia nhau ít. Ai cũng muốn tăng thu nhập nhờ khoán quỹ lương nên không muốn thêm người.

    Điều này được coi là có kết quả tốt cho việc tinh giản biên chế là vấn đề khiến cho nhà nước nhức đầu bấy lâu vì theo số liệu năm 2017, có trên 2,7 triệu công viên chức (tăng 100%) trong khi dân số chỉ tăng 20% (khoảng 92 triệu người). Lại có nhiều kiểu tinh giản như ở Saigon trợ cấp cho người nghỉ hưu trước tuổi. Hà Nội khuyến khích cán bộ tự giác làm đơn xin nghỉ.

    Nhiều cách, nhiều kiểu nhưng biện chế vẫn là vấn đề nhức đầu khó giải quyết.


    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Tiền trao cháo múc





    Buôn bán chính ngạch là chính thức đưa hàng xuất cảng qua hàng rào quan thuế,

    Tiểu ngạch là mua bán thẳng với nhau qua các cửa khẩu biên giới tiền trao cháo múc mà không cần tới một ràng buộc giấy tờ nào. Chỉ cần tờ khai, phí qua biên giới là xong.

    Buôn bán tiểu ngạch giúp công ty trong nước bán được hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí, tiện thanh toán và dễ trốn thuế. Hàng hóa, ví dụ như nông sản, thu hoạch ngoài ruộng rẫy xong, cứ thế chất lên xe chạy thẳng một mạch tới biên giới. Khỏi như chính ngạch cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương… vô cùng rắc rối vì qua bao nhiêu ải để có những thứ giấy tờ ấy.

    Loại buôn bán này quá sức đơn giản, xem chừng hạp với nhiều VN mặc dù chất chứa nhiều rủi ro trong đó. Khi xảy ra tranh chấp thường chịu thua thiệt vì chẳng có giấy tờ hợp lệ nào đưa ra chứng minh để cãi cọ.

    Không có hợp đồng để buộc phải trả tiền khi nhận hàng tức là chẳng biết tương lai mịt mùng ra sao. Khách đặt hàng, thường là đặt miệng, rồi không nhận hàng hoặc nhận hàng không trả tiền ngay. Trả nhiều lần, trả một phần hoặc cuối cùng biến mất. Cháo múc đi rồi mà chẳng thấy tiền đâu.

    Ngoài thị trường trong nước thì hàng hóa VN phải trông cậy vào việc xuất khẩu ra ngoại quốc. Thị trường Âu Mỹ, mặc dù rất chuộng nông sản vùng nhiệt đới nhưng VN khó mà đáp ứng nổi các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dính chút xíu thuốc trừ sâu, vỏ bị dập, thâm đen… hàng hóa đều bị trả về toàn bộ. Một doanh nghiệp bị lỗi con sâu làm rầu nồi canh, các doanh nghiệp khác chịu tiếng xấu lây. Việc xuất khẩu chính ngạch vì thế càng khó khăn.

    VN có xuất nhập khẩu tiểu ngạch với ba nước láng giềng là Lào, Campuchia và TQ. Trong đó, giao thương với TQ nhiều nhất vì thị trường rộng lớn và đường biên giới rộng dài qua bảy tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

    VN thường xuất lương thực, thực phẩm, trà, cà phê, nông sản tươi, sơ chế… Nhập xăng dầu, trái cây, thuốc lá, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, quần áo… Nông sản số lượng nhiều chủ yếu đưa sang TQ. Thứ gì cũng có thể xuất qua xứ đông dân đó. Cũng có một số ít xuất khẩu chính ngạch như măng cụt, sữa nhưng hầu hết đều là xuất khẩu tiểu ngạch.

    Trước kia người dân thường khổ sở vì chạy theo yêu cầu thương lái TQ. Cứ rộ những món hàng thu mua ồ ạt, được một thời gian, đột ngột bị ngưng mua chẳng hiểu lý do. Những món hàng xuất khẩu tiểu ngạch này rất lạ đời. Lái hết mua lá điều khô Bình Phước lại mua rễ tiêu Pleiku “nghe nói” làm thuốc bắc. Đồng Nai đua nhau chặt phá vườn tiêu để lấy rễ, thậm chí đào trộm rễ tiêu để bán, dân Quảng Ngãi bán cau non “nghe nói” để làm kẹo, bán ồ ạt kẻo trộm nó tới hái dùm. Vừa hái cau non bán vừa gấp gáp trồng thêm tới khi cau đậu trái thì chẳng thấy ma nào đoái hoài. Ngoài ra còn lá trầu Bình Định, chuối Phú Yên, lá khoai lang non Vĩnh Long, đuôi và móng trâu, rễ hồi, gỗ trắc non cả rễ, trâm cổ thụ… Ai cũng biết những cây trâm cổ thụ hàng trăm năm bị đốn đi sẽ khiến cây nhỏ chung quanh cũng chết vì không có gì giữ nước. Khi rừng trâm bị xóa sổ thì thương lái cũng biến mất để lại rừng xưa thành khu đất trọc…

    Việc mua các loại hàng hóa có tính chất phá hoại như mua giun đất, lá non mãng cầu xiêm, nụ hoa thanh long, lá khoai lang (làm giảm tuổi thọ và năng suất của cây), mua tận diệt gốc cây dược liệu, dây giống, móng chân trâu, thu gom nguyên liệu hải sản bằng cách phá giá khiến doanh nghiệp chế biến VN khóc dở…

    Huyện Củ Chi từng cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất nuôi ốc bươu vàng. Không biết chế biến ra bao nhiêu tấn thức ăn gia súc nhưng đã tàn hại nhiều cánh đồng lúa. Khi nhận ra được hiểm họa ốc bươu vàng, thu hồi đất thì con ốc đã lan ra gần khắp huyện.

    Suốt thời gian qua, VN đã quá quen thuộc với cảnh dội khẩu. Trong khi có những mặt hàng nông sản đang bị khai thác tận diệt để bán sang Trung Quốc thì một số nông sản khác tồn ứ, bỏ không do thương lái Trung Quốc ngừng mua. Hết dưa hấu, thanh long, hết chuối đến khoai mì, cá sấu, lợn dày mỡ…

    Hết khổ vì dưa lại thua vì ớt là vậy. Cũng như dưa hấu, ớt là cây trồng lệ thuộc quá nhiều vào thị trường TQ với khoảng 80% sản lượng, chủ yếu xuất tiểu ngạch nên giá cả luôn bấp bênh. Việc trồng ớt với diện tích lớn, không theo quy hoạch do thấy giá cao thì ồ ạt xuống giống, dẫn đến thua lỗ cho nông dân là điều khó tránh khỏi. Các sản phẩm dội chợ này đổ đống bên vệ đường thống thiết kêu gọi người dân giải cứu. Ai nấy cũng mủi lòng, bảo nhau dân ta dùng hàng ta, xúm lại mua giúp nông dân. Nhưng mua dăm lần thì sự việc trở nên nhàm và ai nấy chán nản. Cần phải có cách giải quyết hữu hiệu chứ cả một nền kinh tế nông nghiệp cứ trông cậy vào lòng tốt người dân giải cứu hoài thì quá vô lý.

    Các loại hàng hóa kể trên đến từ miền Trung và miền Nam đường xa tốn tiền vận chuyển ăn dầm nằm dề nơi biên giới tới mức thối hỏng, đành quay đầu xe bán tống tháo thị trường nội địa hoặc trút xuống vệ đường mặc kệ thành đống rác. Nhưng các loại nông sản trồng sát biên giới, tình hình cũng chẳng khấm khá hơn. Mùa dứa chín rộ ở Mường Khương, Lào Cai thuận tiện vận chuyển vì nhiều nơi chỉ cách TQ con suối nhỏ nhưng vẫn có lúc không bán được, chỉ chậm ba ngày là dứa hỏng, chủ hàng đành thuê người đem đổ cả xe tải bên đường, cũng như thanh long, dưa hấu, cà chua… ép đàn gia súc trâu bò ăn phát ngán.

    Rồi chuối Khánh Hòa, khoai lang Vĩnh Long, chanh Long An, tôm hùm Phú Yên, heo Đồng Tháp… Tất cả giống nhau chỉ là một kịch bản duy nhất. Mua ồ ạt giá cao lúc đầu rồi dừng lại đột ngột để hàng dồn đọng lại. Nông sản VN xuất sang TQ rất nhiều, khi TQ muốn nhập giá cao, khi nhập đủ họ dừng lại, giá rớt, hàng ngàn tấn nông sản ứ đọng, các vùng chuyên canh lao đao gây thiệt hại rất lớn cho nông dân và các doanh nghiệp.

    Xuất tiểu ngạch thường từ các doanh nghiệp nhỏ nên rất ít thông tin về việc thay đổi các chính sách của TQ, kết quả nhiều khi hàng lên đến cửa khẩu mới chưng hửng. Ví dụ vải chính vụ mỗi ngày qua cửa khẩu hàng vài ba trăm tấn. Thế nhưng bỗng nhiên tới một mùa, hàng tới biên giới khựng lại bởi hàng loạt quy định ngặt nghèo về nơi trồng, phương thức vận chuyển, giấy chứng nhận kiểm dịch chính thức, không được dùng thực vật như lá, hoa quả, rơm rạ làm vật liệu chèn lót, cành cuống không được quá 15cm… Thậm chí, nếu qua kiểm dịch phát hiện sinh vật hại, hoặc chất độc hại theo quy định của TQ, hàng sẽ bị tiêu hủy, giải quyết dịch hại, chi phí giải quyết chủ hàng phải chịu.

    Bên cạnh đó là sự đổi thay xoành xoạch chẳng biết đàng nào mà lường. Chẳng hạn, hiện nay có khoảng 50 đến 60 % cao su xuất khẩu qua TQ theo đường tiểu ngạch, qua các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Bát Xát (Lào Cai), Tà Lùng (Cao Bằng). Khi giá cao su tăng mạnh, các doanh nghiệp vội vã đánh hàng sang TQ thì tại cửa khẩu, TQ hạn chế mua, buộc các doanh nghiệp VN phải kéo giá thấp. Các loại hàng hóa khác cũng thế. Các công ty VN thu mua nông sản, thuê container đóng hàng tới biên giới, rồi đứng đó xếp hàng đợi… người ta tới mua. Chẳng phải đơn giản người ta tới mua mà thông qua đầu nậu với đủ thứ chi phí và trăm điều khó dễ.

    Ngoài thuận lợi về địa lý, việc đi lại tự do của cư dân biên giới hai nước và khi Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN – TQ có hiệu lực đã giúp việc trao đổi hàng hóa lưu thông hơn trước. Nhưng do sự cạnh tranh của hàng hóa TQ tốt hơn đã biến những thuận lợi trên thành bất lợi đối với VN. Thực tế, thương lái TQ chỉ muốn mua hàng của VN qua đường tiểu ngạch do được phía họ giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với phương thức này. Từ đó dễ mua hàng giá cao hơn doanh nghiệp trong nước thu mua. Ngược lại, phía TQ lại mua nguyên liệu thô qua đường chính ngạch vì được ưu đãi thuế để nhập các loại này.

    VN nhập khẩu ồ ạt hàng hóa của TQ, đặc biệt là thực phẩm, nguyên phụ liệu, trái cây… Do hàng TQ chủ yếu được nhập theo đường tiểu ngạch nên việc kiểm tra chất lượng rất lỏng lẻo. Đa số đặc sản Đà Lạt đều có xuất xứ từ TQ từ mứt, trái cây như dâu, lựu, táo… đến chanh, khoai tây…

    Trong khi phía TQ có hàng rào kỹ thuật gắt gao, việc kiểm tra hàng VN rất chặt chẽ tại các cửa khẩu thì hàng hóa kém chất lượng TQ lại dễ dàng xâm nhập VN như vào chỗ vườn không nhà trống. Một ví dụ cho tình trạng này là khách du lịch đi bằng đường bộ vào TQ sẽ không được mang theo bất kỳ loại trái cây nào; trong khi có thể mang ngược về VN thoải mái.

    Sau này, nhiều nơi, không đợi hàng VN chở sang biên giới mà thương lái TQ sang đầu nguồn của VN để cất hàng. Họ vào tận vườn để chọn mua trái cây, thuê người chở đi, ra tận cảng cá chọn mua từng mẻ, mở luôn nhà máy sơ chế tại chỗ rồi mới vận chuyển sang TQ. Thậm chí nhờ người (hoặc lấy vợ VN) mua dùm, thuê đất trồng trọt, chăn nuôi…

    Do chỉ xuất hàng thô, lại hàng thô từ gốc và giá cả bị thao túng như vậy, đầu nậu thu mua muốn cho giá bao nhiêu, nông dân, ngư dân… đành chịu vì không có sự chọn lựa nào khác. Thành thử hàng hóa VN một sương hai nắng cặm cụi làm lụng nhưng bán số lượng lớn vẫn chẳng được bao nhiêu lời. Bởi nói chung buôn bán tiểu ngạch chỉ giao dịch với đầu nậu chứ không thật sự tìm được đầu mối của cung và cầu.

    Việc xuất cảng tiểu ngạch cũng lắm nhiêu khê, mệt mỏi. Hôm nay nhập cửa khẩu này, mai chuyển sang cửa khẩu khác qua những con đường hư hỏng khó đi, phân loại hàng ở chỗ này, giao hàng lại nơi khác, hàng ít thì không gom đủ hàng, hàng nhiều thì bị ách lại cho rớt giá, gian nan đủ điều mà doanh nghiệp VN vẫn phải bấm bụng lao theo.

    Cũng phần nào do lối làm ăn của VN ăn xổi ở thì và không giữ uy tín như thường thấy. Dưa hấu thời gian đầu là loại trái cây ưa thích thị trường hút hàng. Thấy vậy, chỗ nào cũng đua nhau trồng, cả những nơi không hợp thổ nhưỡng, khí hậu vẫn rủ nhau xuống giống ào ạt. Kết quả chẳng những cung nhiều hơn cầu ế là đương nhiên mà chất lượng sản phẩm tệ tới nỗi mang ra chợ kêu gọi giải cứu, thiên hạ hăng hái giúp đỡ lắm nhưng mua phải những món hàng kém cỏi cũng đâm ra bớt nhiệt tâm. Trong nước còn vậy. Dội khẩu là đúng rồi! Nếu cứ bán hàng chất lượng dễ dãi sẽ dần dần phá hoại nền sản xuất. Đơn giản là doanh nghiệp buôn bán hàng hóa chất lượng thấp; không chịu đầu tư cải thiện mẫu mã, chất lượng thì cuối cùng hậu quả chính nông dân và doanh nghiệp sẽ gánh chịu hậu quả.

    Đó là không kể sau một thời gian sang VN mua bán, tìm hiểu các loại nông sản, TQ đã tự phát triển nông nghiệp của mình. Đơn cử vải thiều VN nổi tiếng. Sau nhiều năm xuất khẩu ồ ạt sang TQ thì năm ngoái thị trường VN đã bắt đầu thấy xuất hiện quả vải TQ to hơn, đẹp hơn, ngọt hơn… Nhiều người ngay trên đất vải đã phải mua loại trái cây này vừa nếm thử quả lạ vừa không thể phủ nhận ưu điểm nổi trội của nó so với các loại nông sản trong nước ít có sự đầu tư nghiên cứu để cải tạo giống má.

    Ai cũng biết rành rành như vậy nhưng thay đổi đế phát triển lên thì… khó quá. Làm không được!


    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn: http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ra ngõ gặp Thạc sĩ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Ra ngõ gặp Thạc sĩ
    ________________________________
    Sài Gòn Cô Nương - 22/05/2019



              

              

    VN ta từ xưa có quan điểm “môn đăng hộ đối” trong hôn nhân. Thời “phi cao đẳng bất thành phu phụ” xửa xưa lắm rồi. Từ hồi tiền chiến, các cô tiểu thư nhà giàu, gia đình lại có cửa hàng mặt phố nên ra giá, nếu chàng không phải cao đẳng thì đừng có mơ giấc mộng phu phụ với nàng.

    Theo thời gian, không phải cao đẳng nữa mà tiêu chuẩn được nâng cao hơn cho phù hợp với thực tế.

    • Cách đây hơn hai chục năm, khi một cô về thưa với gia đình xin kết hôn với anh đồng nghiệp thì gia đình phán thẳng:
      • -Không xứng rồi. Con mình cử nhân mà cậu kia mới có bằng trung cấp!
      Làm sao vượt rào cản bất xứng về bằng cấp mới có cái đám cưới nên sau đó anh chàng phải cày cục học đại học tại chức cho… bằng vợ rồi sau đó mới tính tới chuyện sắm sính lễ rước nàng về dinh.

      Cao hơn nữa là bà nọ có con gái sắp lấy chồng, nhưng bà im bặt, cũng không khoe mẽ gì vì con gái bà đã là thạc sĩ mà con rể tương lai mới có bằng đại học cho dù anh chàng kia lợi tức cao hơn vợ khá nhiều. Bởi bây giờ cử nhân nhan nhản nên không còn giá trị mấy, bằng cấp buộc phải leo lên tiến sĩ thì mới mở mày mở mặt được với người ta.


    Nhất sĩ nhì nông hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ. Câu tục ngữ xưa dường như vẫn đúng thời buổi bây giờ bởi tâm lý người Việt hiện nay vẫn trọng bằng cấp. Ngày xưa đậu cao được bổ làm quan tức là cuộc sống yên ấm vì vừa có quyền hành chức vụ, vừa lương cao bổng lộc dồi dào.

    Thời Pháp thuộc, nền giáo dục rộng hơn một chút, tuy nhiên cánh cửa vẫn hẹp nên ai lọt qua đều thực sự rất giỏi. Thời quốc gia cánh cửa đại học rộng thêm bậc nữa vì nhiều trường đại học hơn, một số trung học tư, đại học tư của các tôn giáo…

    Nhưng tới bây giờ mới thật trăm hoa đua nở. Các loại trường tư từ tiểu học lên trung học, đại học… nở bùng khắp nơi.

    Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2018 chiếm 97,57%. Số rớt ít ỏi có thể tham dự kỳ thi lần thứ 2 và nhiều phần đậu nốt. Tội nghiệp, cho đám học sinh mới lớn tấm bằng lận lưng để chúng tiếp tục đi học hay đi làm cũng được, coi như hoàn tất phần học vấn căn bản chứ đánh rớt làm gì!.

    Vì thế trường đại học mở rộng cửa đón sinh viên, đáp ứng yêu cầu thực tế ấy.

    Trừ những gia đình quá nghèo, còn thì học sinh tuổi 18 vào đại học là lẽ đương nhiên. Thông thường học đại học bốn năm. Hoặc học cao đẳng ba năm rồi học tiếp liên thông đại học thêm hai năm nữa.
    • Ngoài các đại học công trực thuộc bộ Giáo dục
    • còn có các đại học thuộc UBND thành phố như đại học Sài Gòn, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,
    • Học viện Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng nhà nước, học viện Ngoại giao trực thuộc bộ Ngoại giao…
    • Rồi đại học của vùng miền như Cần Thơ, Tây Nguyên…

    Các đại học tư nở rộ như nấm sau cơn mưa. Đại học mở nhiều nên có sự phân biệt rõ ràng. Đại học quốc gia có giá trị nhất vì điểm đầu vào cao. Sau đó cứ tuần tự nhiều trường đi xuống. Thậm chí có nhiều trường lấy điểm sát đáy. Chuyện đó không thành vấn đề vì có nhiều người chỉ cần một tấm bằng đại học bất kỳ để được tuyên bố với đời tốt nghiệp đại học. Còn đại học đó học môn gì, thuộc một trường đại học vô danh nào đó thì không quan trọng.




    Đại học nhiều quá hóa… nhàm. Bằng cử nhân bị lạm phát. Văn bằng cử nhân nhiều như lá rụng mùa thu nên dần dần mất giá trị.

    Nhu cầu đòi hỏi một giá trị cao hơn cử nhân. Vì thế khoa “Đào tạo sau đại học” xuất hiện tức thì. Học thạc sĩ có học phí từ vài chục triệu ở trường trong nước đến hơn trăm triệu (liên kết với nước ngoài), học từ mười tám đến hai mươi bốn tháng.

    Thời buổi này, công chức có chức vụ hoặc ở trong “diện quy hoạch” đều lo le tấm bằng thạc sĩ lận lưng. Thành thử chẳng lạ khi lý lịch của ông quan nào cũng có hai tới ba bằng thạc sĩ chứ không phải cử nhân. Thạc sĩ kinh tế hẳn hoi. Bèo lắm cũng là thạc sĩ tư tưởng… Anh Khiết đang là công chức trong biên chế. Anh cày cục văn bằng thạc sĩ vì:
    • “nếu sở bổ nhiệm chức vụ phó phòng, thì giữa hai người ngang cơ nhau đều có bằng đại học thì ai có thêm thạc sĩ sẽ thắng.

    Nơi nào cũng mở lớp cao học, ai cũng khoe văn bằng thạc sĩ khiến thiên hạ dè bỉu thạc sĩ nhiều như nấm, thạc sĩ bỏ đầy rổ… Nói vậy chứ “trong chăn mới biết chăn có rận”, thi đầu vào ở số ít các trường danh giá cũng chua lắm. Nếu là ngành Kinh tế thì phải thi môn Toán, Kinh tế, Anh văn. Còn nếu lớp liên kết với nước ngoài thì chỉ cần có bằng IELTS 6.5.

    Việc học cao học trở nên sôi nổi trong thị trường giáo dục những năm gần đây. Học viên cần tấm bằng, nhà trường cung cấp dịch vụ này. Nhà trường mở lớp cao học ngay tại trường, liên kết với các trường khác trong và ngoài nước… tận dụng trên cơ sở sẵn có: bảng hiệu, phòng ốc, thư viện, bàn ghế, điện, nước… học phí tự ấn định, chi cho nhà trường, giáo viên…

    Người ta nói cao học chính là nồi cơm của đại học không ngoa. Món lợi bày trước mắt nên ngoài trường đại học thì trường cao đẳng, trung cấp, ngay cả công ty cũng mở lớp học thạc sĩ. Đó là trường hợp một công ty ở Đồng Nai chẳng ăn nhậu gì tới học hành cũng treo bảng tuyển sinh, thực chất chỉ là trung gian kiếm học viên ở giữa ăn tiền cò, hoặc tuyển sinh… chui tới Bộ Giáo dục cũng chẳng biết ất giáp gì. Tréo ngoe có trường không tuyển đủ sinh viên vào bậc đại học nhưng vẫn ráng mở cho được bậc cao học. Ngay cả trường cao đẳng cũng đăng thông báo tuyển sinh cao học.

    Dẫu sao học thạc sĩ cũng có phần rắc rối. Thi vào, thi ra, học các môn học, làm luận văn tốt nghiệp. Dễ thì dễ, cũng mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Vì thế, có một nơi, Viện Quản trị và Tài chánh không có chức năng đào tạo chương trình cao đẳng, đại học, thạc sĩ nhưng lại mở ra chương trình thạc sĩ “có một không hai” là “thạc sĩ mini” chỉ học trong… bốn tháng. Lớp thạc sĩ thu nhỏ, học trong phòng… hẹp. Theo quy định của Bộ Giáo dục, các viện không được phép đào tạo và liên kết đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên trong cũng như ngoài nước, nhưng viện này đã không ngần ngại tổ chức chiêu sinh chui thu nhận hàng trăm học viên và dĩ nhiên đút túi không ít tiền.

    Sau này thấy phần thi tuyển vào tuy đã “uyển chuyển” hơn trước kia rất nhiều nhưng vẫn còn khó quá với số đông cử nhân, là rào cản làm nản lòng nhiều người. Mà nếu không nhiều người thi đậu phần thi tuyển để bảo đảm học xong phải ra trường với tấm bằng thạc sĩ thì còn ai nức lòng ghi danh học cao học nữa. Mà không ai ghi danh học thì nhà trường… ế. Ế thì không tiền!

    Vì thế để mở rộng cánh cửa thạc sĩ hơn nữa, để khuyến khích người ta nên tích cực đóng tiền ghi danh thì có nhiều cách để giúp đỡ các học viên.

    Các trường làng nhàng có nhiều kiểu chiêu sinh. Như cấp học bổng cho vui, cho nợ đầu vào…tức là nếu đợi tên học viên đó thi đậu để học thì y cứ rớt “đầu vào” hoài nên nhà trường du di bằng cách cho đóng tiền để vào học các môn trước, thi các tín chỉ đều đều cho dù vẫn thiếu kết quả “đầu vào”. Một năm hai lần trường tổ chức thi tuyền, ghi danh để thi, nếu rớt sẽ thi lại kỳ sau. Thi chừng nào đậu thì thôi. Khi ấy sẽ được công nhận các tín chỉ đã học khi qua một trường nào khác, nộp tín chỉ đã thi thì khỏi cần học lại môn đó.

    Vì thế có người học tới tín chỉ cuối cùng mà vẫn không cầm được bằng tốt nghiệp vì thiếu phần thi đậu đầu tiên. Hay là vừa thi vào đậu thì liền ngay lập tức thi ra tốt nghiệp mà không cần phải học ngày nào vì các môn đã học hết rồi đâu. Việc học trở nên dễ dàng vì khỏi học Anh văn như chương trình thạc sĩ thường bắt buộc mà nội dung bài đã được dịch hết ra tiếng Việt…

    Luận văn thạc sĩ cũng hạ xuống dễ dãi chút cho học viên có thể làm được chứ khó quá cũng phiền phức. Đã đậu vào, đã học đủ các tín chỉ mà vẫn mắc kẹt phần luận văn tốt nghiệp sao được. Việc tuyển sinh thay đổi sao cho hấp dẫn càng nhiều người tới ghi danh càng tốt.

    Gần đây khi thấy các thí sinh thi cử trầy trật hoài vì bị kỳ thi vào chặn họng khiến công việc tuyển sinh của nhà trường không được suôn sẻ, lớp học sẵn sàng ngồi đợi mà không có học viên để thu tiền. Do đó cần phải thúc đẩy học viên hơn bằng cách nhà trường mở các lớp luyện thi hay gọi là ôn thi cũng được. Đương nhiên thí sinh thi trường nào phải đóng tiền học lớp luyện thi của trường ấy. Vấn đề là chương trình ôn thi được giới hạn tới mức mỗi môn thi chỉ còn vài bài. Giống y hệt như những lớp ôn thi ở mọi trường. Cứ thuộc tủ vài bài đó vì đề thi sẽ nằm một trong số vài bài ôn thi. Không kể trước ngày thi một tuần, ở Hà Nội, các cửa hàng photocopy đã phất phới bán “bùa”. Cao học, đại học hay trung học cũng y như nhau. Dẫu có học bài rồi nhưng bùa dắt lưng vẫn thấy yên tâm hơn. Với lại thi cao học tức cũng lớn rồi, đi làm rồi nên lỡ có quay cóp chút đỉnh thì giám thị chỉ nhắc nhở cảnh cáo thôi chứ cũng chẳng mạnh tay làm gỉ..

    Nhờ vậy mà lúc này việc chiêu sinh thạc sĩ có phần trơn tru hơn vì hầu hết thí sinh đều đậu cả.

    Học thạc sĩ hầu hết là người đã đi làm nên khó bỏ việc để cắp sách đến trường dù là học buổi tối. Bởi vậy tỉnh nọ ở gần SG lên trường X. mời thày về dạy cao học cho ba chục cán bộ lãnh đạo của tỉnh. Mỗi cuối tuần, xe lên SG đưa đón thầy xuống tỉnh, ăn ở thịnh soạn, phong bì ấm áp thì chắc sẽ có ba mươi cái văn bằng thạc sĩ đạt loại từ xuất sắc đến giỏi.

    Ông trưởng phòng của một sở nọ đi học bữa đực bữa cái vì bận công tác liên miên. Cả lớp xì xào đừng lo ông mất bài không thi nổi vì ổng hay mời thầy đi nhậu và mới nhận cháu của thầy vào làm một chân trong sở.

    Cô giáo tiếng Anh góp chuyện cô học chương trình liên kết với đại học bên Canada. Học phí hơn 100 triệu nhưng chỉ cần đóng học phí thôi chứ không như chương trình của VN. Mới nghe qua tưởng rẻ chỉ hơn 50 triệu nhưng sau đó chạy phong bì cho thày cô trong thời gian viết luận văn tốt nghiệp thì cũng xấp xỉ cả trăm…

    Tại thạc sĩ nhiều cả rổ nên chuyện học thạc sĩ kể hoài không hết…




    Sài Gòn Cô Nương


    nguồn: vietluan.com.au
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Sắc đẹp trình làng





    Thuở xưa, khi nói tới vẻ đẹp của phụ nữ, người ta hay dùng những chữ dịu dàng, duyên dáng, uyển chuyển… cùng với những nét đẹp “ẩn” trong công, dung, ngôn, hạnh.

    Thời bây giờ thì khác xa rồi. Cái đẹp phải sao cho ra hoành tráng, dữ dội, sexy… Cần thiết nhất là phô ra dữ dội. Sắc đẹp phải trình làng cho cả thiên hạ đều hay chứ không thể kín đáo thập thò được.

    Bây giờ nhờ có NET nên chỉ một cú nhấp chuột, toàn cầu đều biết đến sắc đẹp của một người. Vì thế các cô gái chăm chỉ up hình lên Net. Lên quần áo, trang điểm, chọn phông… chụp hình với nhiều kiểu đi đứng nằm ngồi khác nhau. Sau đó nhanh chóng được cộng đồng mạng phong danh là hotgirl, khen chê đủ điều và bỗng dưng nổi tiếng đùng đùng trong chớp mắt.

    Nổi tiếng kiểu đó sớm nở tối tàn vì ảo quá, không có thực lực. Cách “show” ra mau chóng nhất nhưng hiệu quả lâu dài là thi hoa hậu. Một danh hiệu danh chính ngôn thuận đoạt mới được bảo đảm giá trị của sắc đẹp trước bàn dân thiên hạ. Vì thế để đáp ứng nhu cầu này, vô số các cuộc thi sắc đẹp được mở ra khắp nơi từ đồng bằng lên miền núi, ra vùng biển. Nào là hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu đại dương, hoa hậu ảnh rồi đến hoa hậu bản sắc Việt toàn cầu, hoa hậu đồng bằng sông Cửu Long, hoa hậu miền Trung… Hết hoa hậu lại đến hoa khôi du lịch, hoa khôi áo dài… Hết nữ sinh thanh lịch đến hoa hậu quý bà… vét sạch cho bằng hết người đẹp mới thôi. Tới mức người ta phải lắc đầu ngán ngẩm vì tình trạng loạn xạ hoa hậu. Các cuộc thi từ to tới nhỏ, từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh cấp ao làng, bát nháo như cái chợ. Cho nên không lạ khi từng có cả “hoa hậu đền Hùng”. Chắc là các vua Hùng cũng bị đánh thức, phải nhỏm dậy mà ngắm hoa hậu trình diễn áo dạ hội và bikini…

    Tuy nhiên để tham dự các cuộc thi hoa hậu để đoạt lấy một danh hiệu không phải hoa hậu cũng á hậu, không hoa khôi cũng á khôi thì không đơn giản mà tốn nhiều công sức và khối tiền.

    Nhìn thấy một “cây” nhan sắc đừng tưởng đơn giản mà bao tiền của đắp vào đấy. Nào son phấn trang điểm, nào áo tắm, đầm dạ hội, nào áo ngắn, áo dài đủ kiểu… Nếu gia đình “không có điều kiện” thì phải có người tài trợ hay thông qua lò huấn luyện nổi tiếng…

    Sau nhiều năm kinh nghiệm với vô số các cuộc thi sắc đẹp thì hiện nay, các cuộc thi này đã trở nên đầy tính chuyên môn. Không còn các cô gái xinh đẹp một cách mộc mạc và đầy ngây thơ đến mức ngây ngô nữa mà họ xuất hiện rất trau chuốt, sắc sảo. Bởi để chạm tay vào chiếc vương miện thì họ buộc phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp.

    Cứ tưởng những lò đào tạo hoa hậu thường chỉ nằm ở Nam Mỹ nơi cung cấp rất nhiều hoa hậu ở những giải thưởng danh giá thế giới thì VN té ra không hề kém cạnh chút nào.

    Qua bàn tay điêu luyện của các chuyên gia trang điểm, tạo mẫu tóc, tạo mẫu trang phục, thực tập ứng xử… thì dù có là cô bé Lọ Lem cũng phải biến thành công chúa, tiên nữ. Chỉ có điều tham dự các cuộc thi này khá tốn kém. Hoặc là nhà giàu chịu chi hoặc phải tìm được ông bầu đồng ý nhận về làm “gà”.

    Rồi có thực lực cộng với áp lực của nhà tài trợ, hay do ông bầu vận động hành lang… gì gì đó thì kết thúc cũng ra một lô hoa hậu. Ngoài một hoa hậu và hai á hậu chính thức xem chừng như vậy hơi ít nên kèm theo đó là một loạt hoa hậu để mở rộng số lượng. Nào hoa hậu ăn ảnh, hoa hậu thân thiện, hoa hậu tỏa nắng, hoa hậu tài năng… sao cho ai muốn có mặt đều được ẵm một danh hiệu hoa hậu mang về để vui vẻ cả làng.

    Nếu có việc vận động phải qua ông bầu vì bầu có đường dây quen biết chứ thí sinh và gia đình làm sao biết đằng nào mà lần. Bao giờ cũng có hợp đồng giữa bầu và thí sinh hoa hậu. Vì sau khi chiếm được vương miện thì hình ảnh hoa hậu sẽ xuất hiện nhiều nơi, trong nhiều chương trỉnh hoặc dự event… Ông bầu sẽ hưởng phần trăm trong thu nhập của cô. Về vụ ăn chia này mà có vài cuộc cãi nhau nảy lửa giữa bầu và hoa hậu. Cô hoa hậu tức tối vì bị “ăn” chặn nhiều quá. Bầu thì coi đó là chuyện đương nhiên bởi không có bàn tay nhào nặn phù phép của bầu thì dù kiều diễm mấy, làm sao cô nọ đoạt được chiếc vương miện huy hoàng giữa một rừng người đẹp… hơn mình? Chắc là đúng vậy vì sau nhiều cuộc thi sắc đẹp, người ta đều phải la ó lên hoa hậu sao mà xấu quá! Kết quả các cuộc cãi nhau ỏm tỏi đưa lên báo như vậy, thông thường cô hoa hậu bị chìm xuồng, khó ngoi lên vì ông bầu quyền lực ngầm ra tay ngăn chặn mọi con đường phát triển của cô. Mà không tỏa sáng, không được truyền thông tung hô, nhắc đến thì mất công đi thi hoa hậu để làm gì?

    Đã đoạt danh hiệu tức là trở thành người của công chúng nên rồi chắc chắn chẳng được yên thân. Ghen ăn tức ở hay là miệng thiên hạ trăm người ngàn ý. Cô hoa hậu nào cũng bị chê lên chê xuống. Hết chê mắt nhỏ lại chê môi phều. chê nhấn mắt hai mí, vạc cằm V-line, chê tiếng Anh nói lắp bắp không ai hiểu, chê ứng xử như trẻ con… Vốn lươn ngắn lại chê trạch dài mà. Đến mức có cô hoa hậu dậy sóng bị ví như… con cá vì lỡ theo một mốt mới nổi lên thời gian mới đây là mốt môi tều. Hiện nay, cặp môi tiêm filler dày phều lên mới được coi là gợi cảm, đúng mốt.

    Ngay cả nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nhịn không nổi mà phải làm bài thơ chúc mừng hoa hậu Đại dương với cặp môi sưng phù như sau:

    • Chúc mừng hoa hậu đại dương
      Chúc mừng hoa hậu cá mương cá mè
      Đôi môi cá cần phải che
      Chúc mừng hoa hậu môi bè cá trôi
      Chúc mừng cá ngão lên ngôi


    Cá gì thì cá, có chê bai dè bỉu mấy thì hoa hậu vẫn là hoa hậu thôi.

    Bởi vì khi đã kiếm được một danh hiệu, cũng thấy ngay những cái lợi rõ ràng trước mắt.

    Đầu tiên là sau cuộc thi, hình ảnh hoa hậu đi làm từ thiện tràn lan khắp các phương tiện truyền thông. Nào là hoa hậu bế em bé sơ sinh mồ côi, nào á hậu vuốt ve bàn tay gầy yếu của các cụ trong viện dưỡng lão… thật tấm lòng nhân hậu đáng quý.

    Tiếp theo thủ tục bắt buộc là các buổi tưng bừng tham dự sự kiện. Nào có mặt trong buổi ra mắt phim, ra mắt dòng xe ô tô mới… Dần dần lấn sang ca hát, đóng phim; làm người mẫu, kinh doanh mỹ phẩm, mở cửa hiệu spa, massage… thứ nào cũng dễ dàng xông vào thu lợi trước hình ảnh cô hoa hậu rỡ ràng với vương miện tỏa hào quang trên đầu.

    Danh hiệu sắc đẹp quả mang lại nhiều lợi lộc. Có cái mác này rất dễ… làm ăn. Mở quán ăn, quán giải khát… Tới quán, khách hàng có khi may mắn được nhìn tận mặt hoa hậu… bưng, bê; lại gần xin chữ ký, thật hãnh diện được chụp hình chung mang tấm hình đi khoe khắp nơi.

    Chẳng biết tiền đâu các cô ầm ầm mở quán, mở spa, ăn mặc hàng hiệu, du lịch ngoại quốc như đi chợ. Trong một lớp học, cô người mẫu gốc chạy bàn billard truyền kinh nghiệm của bản thân là nếu muốn mua căn nhà bốn chục tỷ thì chỉ cần kinh doanh và xin tiền bạn trai. Kinh doanh gì mà chớp mắt mua nhà, mua xe, ăn chơi thả cửa. Nói nhẹ nhàng là bạn trai giúp, suồng sã hơn là được bao thôi. Cô diễn viên hài cao chưa tới mét rưỡi, nhưng vẫn đi thi hoa hậu và hiên ngang đoạt giải Á hậu quý bà vì nếu ẵm giải hoa hậu thì trắng trợn quá. Quý bà á hậu này phân trần:

    -Tôi thì cần gì hoa hậu. Nhưng có cái mác hoa hậu mới dễ đi quyên góp để làm từ thiện.

    Trời trời, chưa thấy ai như á hậu này thương người quá thể. Lo đi thi hoa hậu để lấy danh đi làm từ thiện. Không nghe nói từ lúc làm á hậu đền nay thì công cuộc làm từ thiện của cô đã phát triển đến đâu rồi.

    Không kể đa số đều có kết thúc nhắm tới là những cuộc hôn nhân đẹp như mơ. Cô thì gặp thiếu gia ngành trang trí nội thất, cô thì lấy chồng Việt kiều, cô túm được ông Tây…

    Mặt trái khác khi nói đến hoa hậu của miệt đồng bằng bán thân có giá cao hơn đồng nghiệp rất nhiều. Cách đây mấy năm, cô hoa hậu làm gái kiêm tú bà này đi khách với giá 2500 USD. Á khôi 1 của cuộc thi Cuộc chiến sắc đẹp năm 2017 và Hoa khôi thời trang Việt Nam 2017 tổ chức đường dây mại dâm người mẫu, diễn viên điện ảnh, ca sĩ nghiệp dư có giá bán dâm ít nhất từ 1000 – 2500 USD… Năm ngoái cảnh sát đã phá một đường dây á hậu, diễn viên bán dâm với giá lên tới từ 7 000 đến 25000 USD. Khiếp thật, hèn chi các cô gái cứ đua nhau ồ ạt đi thi hoa hậu như thiêu thân hút vào đèn. Giá của hoa hậu, á hậu cao vòi vọi như vậy thảo nào nhiều cô bắt ham. Từ các cuộc thi sắc đẹp, chương trình truyền hình mới tòi ra nạn gái gọi hạng sang. Ở ngoại quốc, thi hoa hậu chỉ là một cuộc thi giải trí thuần túy, không hề quan trọng thổi phồng như ở VN.

    Ngược lại, nhiều cô hoa hậu khác khôn ngoan hơn khi hướng tới cuộc sống giàu sang lâu dài. Một cô xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, cha bệnh nặng, từng làm nghề trang điểm, bán mỹ phẩm… Nghe chuyện những cô hoa hậu sống cuộc đời sung sướng sau cuộc thi, cô quyết định ghi danh đi thi Người đẹp đồng bằng sông Cửu Long rồi Hoa hậu VN. Cô đã đổi đời sau khi được trao vương miện hoa hậu.Từ góp mặt trong các mẫu quảng cáo, đại diện phát ngôn cho các nhãn hàng… cô bước chân vào giai cấp thượng lưu. Kết quả, cô đã mua được nhà, đón cha mẹ lên SG, và sau 5 năm là một kết cuộc vô cùng rực rỡ. Đám cưới của nàng lọ lem và chàng hoàng tử có tên trong top doanh nhân trẻ hàng đầu VN do tạp chí Forbes bầu chọn.

    Cô hoa hậu khác xuất thân gia đình nghèo khó. Người cha đi đánh cá rồi làm thợ mộc, cả nhà ngủ chung trên một cái giường trong chái nhà nhỏ hẹp. Khoảng hơn một năm sau khi đăng quang, cô tiếp tục chia sẻ hình ảnh căn hộ sang trọng mang phong cách quý tộc mà mình đang sở hữu khiến các cô gái đẹo đều phải lé mắt. Đúng là không có nghề nào kiếm tiền nhanh như nghề hoa hậu. Gần đây nhất cô hoa hậu người Ê Đênhờ việcchăm chỉ chạy show đã kiếm được nguồn lợi tức đủ để giúp gia đình trả hết nợ nần.

    Thật là ngàn lẻ một chuyện quanh hoa hậu…



    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    … Thọ thọ bất tương thân





    Từ thời xa xưa, xã hội có câu “Nam nữ thọ thọ bất tương thân” nghĩa là trai gái không được cận kề nhau quá. Gần nhau như lửa gần rơm sớm muộn cũng cháy bùng. Những sự cháy bùng này chẳng mấy khi đưa đến kết quả tốt đẹp mà thường gây ra nhiều hệ lụy vô cùng rắc rối.

    Bởi vậy nam nữ không nên suồng sã đụng chạm dù vô tình hay cố ý mà tốt hơn hết nên giữ một khoảng cách an toàn cho nó lành!

    Chẳng những trai, gái xa lạ mà ngay cả ruột thịt hoặc họ hàng cũng không được gần gũi, chơi đùa thân mật với nhau quá. Các truyện xưa của Tàu, trong các gia đình khá giả, anh chị em ruột trong nhà tới tuổi dậy thì, đều tách ra các dãy chứ không được ở chung dãy phòng.

    VN chịu ảnh hưởng của Tàu cũng thế, tuy không nặng nề bằng. Chuyện xưa kể một người đàn bà đã có gia đình nhưng chồng đi làm xa, khi bạn của chồng đến thăm hỏi thì bà giữ ý bằng cách không ra phòng ngoài tiếp khách, mà chỉ đứng ở nhà trong, qua tấm màn cửa, trả lời những câu hỏi của khách. Tuyệt đối không đối mặt chuyện trò với bạn của chồng khi vắng người trụ cột của gia đình. Điều đó cũng để tránh những tin đồn ác ý có thể làm mất thanh danh người phụ nữ và gây nghi ngờ nơi chồng đe dọa hạnh phúc gia đình.

    Hành vi trêu ghẹo phụ nữ trước kia chỉ xem là chuyện nhỏ, dễ dàng bỏ qua vì lý do Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu. Phụ nữ có xinh đẹp duyên dáng mới hãnh diện được người ta trêu hoa ghẹo nguyệt cho vui, chứ xấu thì ai mà chòng. Hà cớ quan trọng mà phải ỏm lên mới thật buồn cười!

    Thế nhưng ngày nay, một phần ảnh hưởng văn minh Tây phương coi trọng vị thế người phụ nữ, phần vì tràn lan phim truyện đen tác động vào tâm trí con người dễ đưa đến làm bậy, dẫn đến nhiều vụ án xâm hại phụ nữ nặng nề chứ không đơn giản chỉ là trêu ghẹo nữa. Vì thế từ những vụ thoạt tiên tưởng chừng chỉ là đùa giỡn chơi chơi đã dẫn tới bao hậu quả nặng nề.

    Trên báo chí ngày càng xuất hiện nhiều vụ làm hại phái nữ. Một vụ án hết sức phức tạp từ tết đến giờ chưa hết nóng là vụ án cô gái giao gà. Thiếu nữ đi giao gà sau đó bị bắt cóc và tới bây giờ qua bốn tháng vẫn chưa rõ thiếu nữ bị bắt cóc nhằm tống tiền gia đình hay chỉ hãm hại cô thiếu nữ xinh đẹp.

    Những cử chỉ trước kia được coi là bình thường, nay đều dễ bị gán mang tà ý. Làm nghề dạy học, mấy ông thầy dạy tin học đứng cúi đầu hướng dẫn xử dụng bàn phím màn hình nhưng ráng giữ đừng chạm vào học sinh, nhất là thầy dạy môn thể dục thể thao, tránh đụng vào thân thể học trò. Tiêu biểu trường hợp này là một ông thầy dạy học viên là phụ nữ lái xe. Trong một tình cảnh phải thắng xe đột ngột, người phụ nữ cho rằng giáo viên chạm vào chân mình nên hôm sau đã kéo chồng tới đánh, đạp, tát. Mặc thầy giáo phân trần giải thích nhiều lần nhưng vẫn bị bắt quỳ, bị chửi bới thậm tệ rồi dẫn nhau ra cảnh sát. Cho dù sau đó gia đình chị học viên có đến xin lỗi nhưng giáo viên cũng đã bị hành hung đến mức vào bệnh viện và sự việc tung ra rộng rãi gây ảnh hưởng xấu đến công việc của giáo viên.

    Dù sao phụ nữ hiện tại cũng đã ý thức được vị trí của mình, được xã hội bảo vệ và biết cách tự bảo vệ.

    Mới đây ở miền Bắc, một phụ nữ cùng ba người con đi xe buýt thì bị một gã đàn ông trên xe sàm sỡ. Chẳng phải tay vừa, khi vừa dừng trạm, người phụ nữ liền xuống xe túm chặt áo gã rồi chửi bới, đánh cho một trận tơi bời trước sự tán thưởng của nhiều người chung quanh. Cảnh sát đã có mặt đưa hai bên về đồn. Chưa biết giải quyết thế nào nhưng gã đàn ông thì đã bị bêu mặt đầy trên mạng rồi.

    Theo luật hôn nhân gia đình thì nam phải đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn. Thế nhưng ngày nay qua sách vở, phim ảnh và nhất là qua NET, trẻ em tiếp cận với sex nhanh hơn, gần hơn, cộng thêm dinh dưỡng đầy đủ nên dậy thì sớm, sớm bị dụ dỗ, bồ bịch và yêu nhau cũng rất sớm. Rồi có bầu sinh con sớm từ độ tuổi 15, có khi 13 khi cơ thể còn chưa phát triển hết, khi còn đang là học sinh dưới mái trường trung học ăn chưa no lo chưa tới.

    Nạn tảo hôn phổ biến ở vùng núi phía Bắc. Đồng bằng không có nạn này nhưng lại nhiều trường hợp sa vào yêu sớm.

    Có chàng ra tòa khai do “đối phương” nhìn bề ngoài phổng phao, lại khai gian tuổi nên bị… lầm là gái trưởng thành.

    Nhiều chàng trai mù mờ luật pháp, cứ tưởng chỉ cần hai bên yêu nhau thắm thiết là đủ. Ở Quảng Bình, anh tài xế làm lễ cưới với cô vợ sau đó mang thai khi chưa đủ 16 tuổi. Đã có một, hai mặt con nhưng khi cơm không lành, canh không ngọt, người vợ và gia đình vợ thưa người chồng con rể ra tòa vì tội “hai đứa nó ăn ở với nhau lúc con nhỏ mới có 15 tuổi”. Anh tài xế khai khi yêu cô ấy nói học lớp 9 nhưng ở lại lớp hai năm tức 17 tuổi. Nào ngờ đám cưới xong, xem hộ khẩu mới biết vợ học đúng tuổi thì sự đã rồi. Dù không chủ ý nhưng anh chàng vẫn bị khép tội hiếp dâm trẻ em, lãnh án tù hai năm. Cô vợ thiếu niên bế con ra tòa cho chồng nhìn mặt đỡ nhớ con nhưng không hẹn sẽ chờ đến ngày chồng được trở về. May là xét lý do bị cáo có cha mẹ đau ốm, gia đình nghèo, con còn nhỏ, nên được giảm xuống còn chín tháng tù.

    Cũng có phần bất công cho các thanh niên khi một anh công nhân cặp với đồng nghiệp. Để được nhận vào làm trong xí nghiệp, cô đồng nghiệp chưa tới 16 này đã làm giấy tờ giả khai gian tuổi thành 22. Giấy tờ chứng thực đầy đủ mới yên tâm chơi tiếp ai ngờ lòi ra “nó” vẫn còn trẻ con. Đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ nhưng anh công nhân vẫn lãnh án thấp nhất là ba năm tù.

    Mới đầu tháng này, một học sinh lớp 10 làm cô bạn có bầu. Bà mẹ bất đắc dĩ nghỉ học sinh con nhưng may mắn là ông bố trẻ dưới 16 tuổi nên không bị truy tố tội hình sự. Bên đàng trai chuộc lỗi bằng cách sốt sắng xin phép đàng gái để đón mẹ con cô bé về chăm sóc. Nếu không, ầm ĩ lên thì chính cậu bé cũng xấu hổ, nghỉ học, trở nên lông bông khi không thể làm việc kiếm tiền ở độ tuổi đó. Một trường hợp khác ở Thanh Xuân (Hà Nội) xui hơn vì cô mới 13 nhưng cậu đã đủ 16 tuổi nên cậu bị khởi tố, đối mặt với tội Hiếp dâm trẻ em, ngồi đếm lịch ít nhất cũng vài năm.

    Liên tục gần đây, nhiều các vụ án xảy ra khiến hàng loạt các thanh thiếu niên tuổi đời còn rất trẻ phải vướng vòng lao lý vì yêu… nhằm trẻ em.Sự việc vỡ lở các cô cậu này mất hết tương lai. Thậm chí chữa cháy bằng cách một đám cưới được tổ chức vội vàng thì anh chàng vẫn không thoát cảnh tù tội.

    Mấy hôm nay có tin tại bệnh viện huyện Quỳnh Nhai – Sơn La, một kỹ thuật viên lợi dụng chụp X quang phổi để hại đời bé gái 13 tuổi trong lúc bà nội ngồi ngay ngoài cửa phòng chụp. Sợ quá, phụ huynh đưa con đi khám bệnh, ngay cả vào bệnh viện theo con sát rạt mà vẫn không an toàn. Hở ra là nguy hiểm liền lập tức.

    Người xưa cẩn thận quả là đúng tới mức khi thầy thuốc cầm tay bắt mạch chẩn bệnh bệnh nhân là cung phi hay tiểu thư nhà quan đều phải qua tấm màn!!!

    Bởi thế có những bậc cha mẹ chằng chằng theo sát con gái. Đi học chính quy, đi học thêm, đi dã ngoại, đi sinh nhật bạn bè… đều được cha mẹ đích thân chở xe đi, về đến nơi, đến chốn không rời một bước. Chưa kể con ăn tiệc ở nhà hàng thì cha mẹ cũng ngồi ăn ở bàn gần đó để dễ quan sát trông chứng. Cho đến khi con gái đi lấy chồng mới thở phào xong trách nhiệm với cái hũ mắm đó.

    Bà Quyên than với bạn: “Tụi trẻ bây giờ cũng rành luật ghê. Con gái tôi với thằng nọ mê nhau lắm nhưng con gái còn đang đi học, tôi nói ráng xong phổ thông, tồi học xong trung cấp đầu bếp cho có cái nghề lận lưng. Nó lặng thinh không nói chi hết. Đùng một cái, mới ăn sinh nhật 18 bữa trước, bữa sau nó cuốn gói theo thằng nớ đi mất tiêu. Nghe đồn tụi nó mướn nhà ở chung bên Thủ Đức nhưng tôi đâu có đi thưa được vì con nhỏ qua tuổi vị thành niên rồi”.

    Bà Huy ở Bình Dương thì bạo tay hơn. Không thể ngăn cản con gái 17 yêu và sống như vợ chồng với một thanh niên ngoài 20 tuổi, bà bỏ ra năm triệu thuê nhóm côn đồ đánh dằn mặt tên bạn trai. Nhận trước nửa tiền, không ngờ nhóm đánh thuê quá tay, nạn nhân tử vong khiến bà Huy liên lụy nặng.

    Trước đây, người lớn (kể cả nam lẫn nữ) có những hành động âu yếm trẻ nhỏ, quen hay lạ, đều là chuyện thường. Nhưng gần đây những cử chỉ như vậy không được thừa nhận nữa, thậm chí sờ đầu cũng tính là phạm luật.

    Tình trạng ấu dâm được coi là bắt nguồn từ Tây phương, gần đây đã lan vào VN, hoặc là nó đã xảy ra ở VN từ lâu nhưng bây giờ mới phát hiện và trở thành một vấn đề nhức nhối. Nhiều vụ ấu dâm từ nặng tới nhẹ khi bị phát giác đều khiến dư luận phẫn nộ

    Chuyện nựng nịu, âu yếm trẻ nhỏ được các bậc phụ huynh luôn cảnh giác. Thấy em bé xinh xắn, dễ thương mà nam giới đến làm quen, cưng nựng dễ bị tri hô, đánh hội đồng hoặc thưa gởi tới nơi tới chốn. Ngày xưa giao du quá đà với thiếu nữ vị thành niên rất dễ vác chiếu hầu tòa. Nhưng nay không cần đi xa hơn mà chỉ đụng chạm cũng đã dễ dàng ra tòa rồi.

    Phía phụ huynh cảnh giác thì về phía người lạ cũng phải đề phòng. Thời buổi manh động này đễ bị đòn chưa kể bị đánh hôi. Ra đường nhắm mắt làm ngơ. Thấy đứa trẻ vấp té, trẻ lạc đường đứng khóc, trẻ bị bắt nạt, trẻ bị dụ đỗ, trẻ bỏ nhà đi lang thang… động lòng từ tâm tiến đến hỏi thăm, giúp đỡ… đôi khi lại có tác động ngược lại. Dễ bị tố cáo là ấu dâm, lạm dụng tình dục trẻ em…

    Chắc ăn nhất là a lô cho nhà cầm quyền đến giải quyết.

    Mặc dù trong trường học cũng đã có các giờ học về giáo dục giới tính nhưng có vẻ chẳng ăn thua gì. Các vụ án về lãnh vực này vẫn liên tiếp diễn ra có mòi ngày càng nhiều hơn.

    Ngoài ra ở cái thời buổi tự do quá trớn này, cộng đồng LGBT được mở rộng, kêu gọi thông cảm, được khuyến khích “come out” thì không phải nam – nữ mà ngay cả nam – nam, nữ – nữ cũng cần phải xích ra xa xa… Thời buổi tân tiến té ra lại quay lại “…thọ thọ bất tương thân”.


    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Rủ nhau làm YouTube

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Rủ nhau làm YouTube
    ________________________________
    Sài Gòn Cô Nương - 12/06/2019



              

              




    Lập nên một kênh youtube của mình trên mạng. Dễ thôi. Ai cũng có thể làm được điều đó. Nhưng vấn đề sau khi lập xong, kênh của mình phải có nhiều người vào xem và thu hút nhiều like, nhiều share.

    Dạo qua một lượt Net mới thấy thượng vàng hạ cám các kênh về ẩm thực, ca hát, du lịch, giải trí, dạy học, trò chơi… tràn lan không thiếu thứ gì.

    Nhà nhà mở kênh, người người mở kênh. Vợ một kênh, chồng một kênh. Một người quản ba kênh. Em no là anh bắt chước. Con được tung hô, mở ngay cho mẹ một kênh. Thấy sếp kiếm khá, nhân viên ăn theo…

    • Một Vlog của cô Việt kiều có con gái lai bé bỏng xinh xắn. Về VN được người anh chở xe hơi đi du lịch rong ruổi từ Nam ra Trung. Đi tới đâu, livestream tới đó. Tới một ngã ba, xe ngừng chờ vì có một fan hẹn đón về nhà chơi. Người anh ngạc nhiên:
      • “Làm youtube mà cũng có fan hâm mộ à?”
      . Chẳng ngờ lát sau, một đoàn xe máy của fan rồng rắn dẫn cô Việt kiều về nhà đã bầy sẵn bàn tiệc kèm nhiều quà cáp cho em bé.

      Lượng khách của cô Việt kiều tăng xối xả. Vì cô vui vẻ, nói năng bỗ bã dễ gần lại thêm con gái đang tuổi búp bê. Hàng ngày cô đăng lên hình gia đình ăn uống, đi mua sắm, đi loanh quanh sân nhà, hình ảnh con gái lớn lên từng ngày. Thấy cô em kiếm được khá. Ông anh bèn theo gương. Lúc đầu ông anh nói:
      • “Tôi có nhiều việc lắm, làm youtube chơi cho vui thôi”.
      Nhưng rồi bắt chước kênh của cô em và các đồng nghiệp khác, ngày nào anh cũng phải bày ra trò, nay ăn cua hoàng đế, mai hướng dẫn cách làm mắm ba khía, mốt đi phỏng vấn bà bán vé số nuôi con tàn tật, mốt nữa cảnh làm đám giỗ mời hai mươi bàn… Anh chàng này kết luận khi xòe xấp tiền mới lãnh từ ngân hàng:
      • “Cám ơn em gái. Nhờ bắt chước em mà anh có lượng fan đông đảo. Giờ thì thu nhập chính của tôi là làm youtube.
        Tiện đây quảng cáo luôn kênh youtube của chú tôi mở vườn bán cây giống ăn trái, vợ tôi mở kênh ăn quà vặt và kênh của anh họ dạy Anh văn”.


    Có vô số cách để lôi cuốn sự chú ý của dân mạng. Trước kia chỉ có một kiểu lẹ nhất là… cởi đồ nay thì thiên hình vạn trạng. Kể chuyện hài, nói tục, ăn uống ở nhà hàng sang,

    Tầm thường nên phải tìm lối đi riêng nổi trội. Vài tay anh chị từng đánh nhau, từng đi trại giáo dưỡng… đưa vào trang cá nhân những clip cởi trần khoe hình xăm, hình ảnh bạo lực, chửi bới thô tục tụ tập đàn em ăn chơi, hành xử kiểu giang hồ… chắc là lạ nên thiên hạ ùn ùn truy cập rất cao, hàng triệu view.

    • Tên thanh niên 26 tuổi để tóc bờm ngựa, đáng điệu ngang tàng, rùng rùng kéo đàn em đi diễn trò ngoài phố, dàn hàng ngang chụp hình trên đường cao tốc… Thế mà fan hâm mộ xúm vào xin chữ ký, chụp hình chung. Để chứng tỏ bị phạt vài triệu đồng chỉ là… hạt bụi, tên này liền phô trưởng cảnh đốt chiếc xe máy có khoe cà-vẹc xe chính chủ trị giá vài chục triệu đồng. Tiền nhiều đến nỗi không biết dùng vào việc gì thì chỉ có cách là nướng vào ma túy. Anh khác tung lên clip trên người đeo mấy chục ký vàng… giả, phải thuê bảo vệ đi theo.

      Mấy bà nội trợ, anh thanh niên… quay video làm youtube với lượt người xem chỉ đạt nút bạc là mừng húm tổ chức ăn mừng. Nhưng gã thanh niên này trong vòng bốn tháng đã đạt nút play bạc, 11 tháng sau đạt nút play vàng và khẳng định trong vòng một năm sẽ phát hành rộng rãi ra quốc tế để đạt “chỉ tiêu” là… nút kim cương với mười triệu người xem!!!

      Bao nhiêu lượt người xem, bao nhiêu học sinh ái mộ và bao nhiêu phần trăm thanh thiếu niên đã bắt chước thói xấc xược, coi trời bằng vung của gã. À, trong đám người xin chụp ảnh “hi” không chỉ là trẻ trâu mà còn cả thanh niên khá trọng tuổi. Một tên thanh niên đã bái phục tới mức xin đầu quân vì nghe tiếng đàn anh là người quân tử, bản lĩnh, chơi đẹp…

      Nói tới giang hồ người ta, thường người ta nghĩ tới hai hình ảnh đối lập: giang hồ là trượng nghĩa, cứu nhân độ thế, lấy của nhà giàu cho người nghèo; giang hồ là cướp bóc, giết người, cướp của tàn bạo… Giờ thêm giang hồ mạng, giang hồ miệng… Lên youtube chửi vung đời cho đã miệng.


    Đừng tưởng chỉ có đám trẻ thông thạo đại công nghệ 4.0 mới mở kênh yotube, mọi thứ dần thay đổi một cách hiện đại và số hóa.

    • Trước đây, một phụ nữ khác, nếu ở ngoại quốc, còn chưa tới tuổi về hưu, nhưng ở VN, chắc dưới quê lập gia đình sớm con cháu đầy đàn, nông áng vất vả, nên tự xưng bà già 61 tuổi từng nổi lên rất nhanh dù những video của bà chỉ toàn chuyện đời sống bình thường. Dù sao bà này vẫn đang 187.000 sub, làm tận 24 video với tổng view 9,2 triệu sau 2 tháng.

      Mới đây xuất hiện phong trào nông dân làm youtube. Mặc dù có người chê là nhảm nhí, tào lao, vô bổ nhưng “cụ bà” 58 tuổi, cao mét mốt, nặng 38kg giản dị chân chất ở vùng quê đã quay “những gờ-níp về những món ăn siêu to, siêu khổng nồ” lại có duyên, đạt một triệu lượt theo dõi chỉ sau ba tuần làm dân mạng nức lòng. Thế là ăn theo một lô bà Mập, bà Vân, bà Tám… bắt chước theo làm những nia, những mâm, những chảo… siêu khủng!!!

      Thật ra con trai bà Vlog này là chủ nhân một kênh youtube triệu view cũng chuyên làm các chủ đề về cuộc sống thường ngày nên giàu kinh nghiệm thu hút lượt xem nhanh mà chẳng cần tốn nhiều công sức lắm.


    Thật ra nhà nông làm youtube và livestream kiếm bộn tiền không phải là hiếm, TQ rất mạnh về mảng này phát triển mạnh mẽ trước Việt Nam từ lâu. Ấn độ cũng vậy. Clip của một ông già và một bà già Ấn nấu những món ăn ngon lành giữa thiên nhiên, nên nền đất, bãi cỏ, rơm rạ… rất được ưa thích.

    Các clip của Việt kiều như Cuộc sống Canada, Cuộc sống Mỹ ở Chicago, Việt- Hàn Couple, Cuộc sống ở Nhật… miêu tả đời sống của người Việt ở hải ngoại cũng khiến nhiều người thích thú.

    Sở dĩ ai nấy đổ xô vào lập các kênh youtube vì có nhiều người thích show bản thân lên phương tiện truyền thông. Nay thì đã có youtube đáp ứng khát vọng đó, chưa kể còn thu được tiền từ quảng cáo, tiền từ google…

    Ở Hàn Quốc, giới trẻ nước này đã không còn lao đầu vào các công ty lớn. Làm video trên YouTube trở thành nghề hot. Các khóa học về YouTube cũng được mở rộng tại quốc gia này. Vlogger YouTube là nghề hấp dẫn với các bạn trẻ tiểu học ở Hàn Quốc, bên cạnh ngôi sao thể thao, giáo viên, bác sĩ và và đầu bếp.

    • Cục Thuế Quảng Nam đã truy thuế một người dân ở xã Tiên Cảnh (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) vì từ năm 2014 đến 2017, người này được Google chuyển cho hơn 727.000 USD (khoảng 17 tỷ đồng) mà không nộp thuế.

      Một người khác viết chương trình trò chơi được tải nhiều trên mạng Facebook, Google, YouTube… và đã chạy quảng cáo trên các chương trình này, được trả hơn 41 tỷ đồng trong hai năm 2016 và 2017 cũng không kê khai và nộp thuế. Tại vì Cục thuế cũng chưa biết đến lãnh vực mới mẻ này để tìm tới đánh thuế.

      Kênh Youtube của thanh niên chuyên về vlog ẩm thực, du lịch, thú cảnh, review sản phẩm… Mỗi tháng có khoảng 15 triệu view (lượt xem), thu nhập từ chia sẻ doanh thu quảng cáo của Youtube có thể lên tới 1,4 tỷ đồng.


    Đối với người dùng Internet, việc tạo một kênh YouTube không quá khó, chỉ cần một tài khoản Google. Sau khi có kênh và tải video lên, người dùng có thể thu được tiền thông qua lượt xem. Lượt xem càng nhiều, số tiền kiếm được càng lớn.

    Có hai hình thức làm nội dung trên YouTube: “xào nấu” lại các clip cũ, hoặc tự sáng tạo cái mới. Trong số này, sự sáng tạo được lựa chọn nhiều hơn bởi doanh thu mà nó mang lại cao hơn, cũng như không sợ vướng phải vấn đề về bản quyền.

    Nhờ tính năng kiếm tiền qua lượt xem, Youtube thu hút lượng lớn đội ngũ chuyên sản xuất clip với nội dung đa dạng. Vì thế các youtuber lăn xả khắp nơi để làm clip hẫn cho kênh của mình.

    Để tăng lượt theo dõi (subscribe) các chủ kênh mới thường phải đăng những video gây sốc để tạo tiếng vang. Một trong những cách làm mà nhiều bạn trẻ hướng tới đó là làm video về các thử thách mạo hiểm. Mới đây, nhân việc một youtuber nước ngoài đã thiệt mạng vì thử thách bịt mắt lái xe ô tô, vì thế Youtube đã đưa ra lệnh cấm đăng tải các video thử thách mạo hiểm, có tính chất gây hại cho cộng đồng.

    Dù sao việc kiếm tiền bằng làm video ở Việt Nam ngày càng khó khăn bởi sự cạnh tranh ngầm giữa các chủ kênh.

    • Hôm nay có một chủ kênh quay cảnh tòa nhà Landmark 81 thế là một loạt chủ kênh khác ăn theo ý tưởng.

      Mai có chủ kênh quay tiệm bán hột vịt lộn bên quận Hai đông khách, chỉ 9 năm mua 9 căn biệt thự thế là ào ạt quảng cáo không công cho chủ tiệm mua thêm vài căn biệt thự nữa.


    Ngoài ra, vì không phải ai cũng dễ dàng làm những clip độc đáo, sốc dễ gây chú ý.nên quay sang các clip phản cảm vậy. Thỉnh thoảng VN lại xuất hiện các clip giết hại động vật, trong đó các các loại động vật quý hiếm, tung lên mạng để câu view. Còn không thì nhảy bổ vào bất kỳ mọi hoạt động của xã hội.

    • Một dạo các youtuber phát sốt vì “mâm cua dì Ba”. Một phụ nữ được gọi là dì Ba bán một mâm cua vỉa hè ở quận Năm bao lâu nay chẳng ai để ý, bỗng nhiên một ngày có người đưa dì lên mạng và từ đó dì Ba hot đến mức không thể hot hơn. Ngày nào dọn hàng ra cũng có một lực lượng hùng hậu youtuber chĩa điện thoại vào tận mặt để quay cảnh bán hàng từng giây từng phút mang về giật tít đại khái:
      • Hôm nay dì Ba vẫn bán cua,
        mâm cua dì Ba có gì lạ,
        dì Ba làm sạch cua ra sao,
        hôm nay là sinh nhật của dì Ba…
      Nhờ sự thổi phồng tích cực của các youtuber mà mâm cua hấp vỉa hè này có thời gian bán đắt hàng một cách khủng khiếp.


    Youtube giờ đây không còn dừng lại ở chức năng giải trí, học tập hay truyền thông. Khoảng 10 năm trở lại đây, nó đã trở thành công cụ kiếm tiền của một bộ phận giới trẻ nắm bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ số. Người ta rỉ tai nhau về cách kiếm tiền trên mạng như vậy nên vì đói tin cho kênh youtube của mình mà bất cứ hoạt động nào của thành phố cũng thu hút thành phần youtuber bu vào đông đúc.

    • Vừa qua đám tang của một diễn viên hài qua đời khi đang trên đưỡng lưu diễn ở hải ngoại. Do đám tang nghệ sĩ nên có nhiều diễn viên đến chia buồn và giới youtuber chen chúc xúm đông xúm đỏ lại vui vẻ tác nghiệp rộn rịp như cái chợ bất kể không khí đau buồn của một buổi tang lễ.

      Mới đây ở Bình Dương nổi bật lên một vụ án mạng hai khối bê tông chứa thi thể. Dĩ nhiên không thể thiếu mặt các youtuber. Rất lạ là trong đó xuất hiện một ca sĩ “tương đối” nổi tiếng. Như một youtuber thực thụ, ca sĩ này cũng xông xáo quay phim, chụp hình, phỏng vấn khiến cho lại xuất hiện một bài phỏng vấn lại youtuber nổi tiếng này.


    Cảnh mọi người gìa trẻ lớn bé ai nấy lao vào làm youtube như thiêu thân. Khó thấy sân chơi nào hấp dẫn hơn thay thế nổi sân chơi này.




    Sài Gòn Cô Nương


    nguồn: vietluan.com.au
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nhỏ không học ....






    Đứa trẻ lười học, thường hay bị cha mẹ hăm dọa: “Nếu nhỏ hhông học thì lớn lên chỉ có nước… đi hốt rác”.

    Thay vì dọa ông kẹ, hay bà phù thủy có vẻ mơ hồ quá, những đứa bé lớn hơn một chút biết ngay đó là những nhân vật tưởng tượng trong truyện cổ tích, ngang hàng với cô tiên, ông Bụt, con mèo biết nói tiếng người, những bông hoa khiêu vũ… nên không đáng sợ chút nào.

    Vì thế mang người hốt rác ra làm viễn cảnh tương lai đen tối có vẻ hay hơn vì đây là thực tế rành rành trước mắt. Đại khái nếu con không học hành chăm chỉ thì sẽ không thể vào tiệm ăn gà rán, đi công viên chơi trượt nước, không có quần áo mới, đồ chơi đẹp… mà sẽ hốt rác giống bà quét rác ngoài đường.

    Quả đây là một thí dụ minh chứng không thể rõ ràng hơn. Người dân không có thói quen vất rác vào thùng hoặc đợi xe rác đi ngang để vất vào. Đủ thứ rác rưởi nằm ngoài đường và người hốt rác với cây chổi dài và cái ky cong lưng cặm cụi làm công việc quét dọn đường bất kể nắng chang chang, gió ào ào bụi thốc… Đó là không kể đi cùng với người quét rác là xe rác xông mùi hôi hám khiến ai nấy nín thở đi ngang nhanh cho mau qua.

    Người hốt rác hay phu hốt rác, bây giờ gọi là công nhân vệ sinh thường bị cho là một nghề thấp kém, ai không có việc gì làm mới theo do không đòi hỏi chuyên môn cao. Công nhân vệ sinh bao gồm người thu dọn rác, làm vệ sinh trong cơ quan, xí nghiệp, trên đường phố, trong lòng cống rãnh… Tuy nhiên hiện nay công nhân vệ sinh được phát đồng phục, giày, bao tay, khẩu trang… nên hình ảnh của họ không có vẻ lam lũ quá như trước kia.

    Hốt rác có hai loại. Xe công chỉ quét rác ngoài đường, còn xe rác tư nhân đi luồn sâu vào các con hẻm nhỏ vào giấc chiều. Xe tư trước kia thích rác chợ vì toàn rau héo, đầu cá… có thể bán cho nhà vườn ủ làm phân bón.

    Sắp tới nhà nước sẽ cấm xe rác tư nhân vì không được vệ sinh. Loại này đơn sơ thường là xe ba gác hoặc xe lôi tức là dạng xe máy kéo chiếc thùng to đằng sau. Xe rác tư nhân đi tới đâu mùi hôi tới đó và rác chất cao có thể rớt vãi dọc đường. Cũng có mặt lợi là nhỏ gọn nên mới vào hẻm được, đồng thời giá thành thấp. Nếu đúng tiêu chuẩn là thùng nhựa, thùng composite, ô tô tải chuyển rác… thì tư nhân không thể nào có lời để tiếp tục đi lấy rác. Mà xe công thì không thể nào linh hoạt như tư nhân để đẩy xe rác luồn lỏi vào các con hẻm bàn cờ ngoằn ngoèo được.

    Người mình có thói quen vất rác ra ngoài đường bất kể lúc nào và bất cứ nơi đâu. Rác cũng không bỏ trong bọc buộc kín mà cứ vất từa lưa giống như toàn bộ phía ngoài căn nhà ở đều là bãi rác tự do.

    Cũng giống như sông hồ và ngay biển cả. Miễn không phải trong phạm vi nhà mình, người ta đều coi là nơi vất rác nên ngay cả đại dương mênh mông, cá mập, cá nhà táng… trong bụng chứa cả nùi nylon, chai nhựa không tiêu hóa nổi.

    Một anh công nhân vệ sinh cho biết:

    -Tôi có nhắc bà con bỏ rác ra lộ trước 10g đêm nhưng chẳng ai quan tâm. Tưởng 10g là đợt chót rồi, nhưng 11g quay lại vẫn lai rai có rác. Giữa khuya đường xá sạch bong, nhưng mới 3g sáng lại một đống xà bần trước đầu hẻm. Có thanh tra nhưng đành chịu thua. Có người đàng hoàng bỏ rác gọn trong bao nylon, chúng tôi chỉ cầm bỏ gọn lên xe, nhưng có người đổ nguyên bịch rác không cột tung tóe ra đường, một cơn gió thổi bay là là khắp nơi khiến chúng tôi phải quét, hốt. Lại thêm mấy chai nước, ly nước uống giữa chừng mà không dốc hết nước làm thùng rác nhỏ nước long tong, rất dơ bẩn.

    Một chị đồng nghiệp nói tiếp:

    -Nói nào ngay, có nhà biết điều khi có công chuyện thải nhiều rác có khi cả một chuyến xe thì có cho gởi công nhân thêm ít tiền. Còn đa số thì lén đổ bậy rác, khi thì tấm kiếng bể, chăn gối, nguyên bộ salon rách trơ ra lớp mút thấm nước mưa nặng trịch, khi thì cái tủ nhựa, khi thì cả đống gạch vữa sửa nhà thay vì phải đổ vào khu xà bần quy định thì canh đường vắng, đổ thành đống bên vệ đường cho công nhân vệ sinh đi hốt hết.

    Công nhân vệ sinh đường phố làm việc quanh năm, hầu như chỉ nghỉ ba ngày tết. Qua ngày mùng bốn thì lượng rác thu gom gấp ba ngày thành núi. Coi như chẳng bớt việc được ngày nào. Sau mấy ngày tết lại oằn lưng đẩy những chiếc xe rác chở cao ngất những cành đào, cành mai, chậu hoa…

    Có người còn ác miệng nói:

    -Cứ đổ rác ra để người quét rác có công ăn việc làm!

    Trên đường phố dễ thấy hình ảnh các ông bà chủ nhà mặt tiền trong bộ quần áo sang trọng, lịch sự đứng sõng lưng vứt tung tóe bịch thức ăn, bịch nước… ra ngay lề đưởng trước cửa nhà. Nếu là xác chuột chết thì quẳng ra giữa tim đường cho mỗi xe cán qua một tí, thêm nắng, thêm mưa, thêm gió… chẳng mấy chốc phi tang xác con chuột giữa đường mà không hề nghĩ tới một việc khủng khiếp có thể xảy ra bệnh dịch hạch. Vứt cả bịch rác to che lấp miệng cống thoát nước chẳng ai nghĩ đến cảnh người công nhân lội xuống ống cống vớt sình, chai nhựa, kim tiêm… Thậm chí có thùng rác công cộng nhưng người ta không bỏ rác vào thùng mà ném tóe loe ngay cạnh thùng đủ thứ rác bẩn thỉu trộn lẫn nhau. Người trên xe ô tô đang chạy, hạ cửa kính vứt vội túm rác ra lòng đường… Tặc lưỡi:

    -Đã có người hốt rác mà!

    Thời buổi này mà nhiều người vẫn giữ thái độ coi rẻ, khinh miệt công nhân vệ sinh. Vì thế mới tháng trước, ở Quảng Trị, người công nhân vừa quét đường phố sạch sẽ xong thì cô chủ trẻ của một cửa hàng thời trang liền chạy ra vứt ngay bịch rác bay lả tả, chị công nhân lên tiếng nhắc nhở. Sau ít phút lời qua tiếng lại, “chủ rác” sấn sổ xô đẩy vào, dùng chổi và tay đánh chị lao công, giật nón và hất xẻng, xỉ vả vào mặt người công nhân hơn tuổi nọ. Cảnh này ngẫu nhiên có người chứng kiến, quay clip đưa lên Net. Dân mạng bất bình, nhất loạt nhảy vào chỉ trích khiến cô chủ hồ đồ phải đóng cửa hàng trốn mấy bữa tránh mặt.

    Đã từng có đề nghị bắt phạt người vi phạm luật lệ giao thông, đổ rác bậy, gây hấn công nhân vệ sinh đi lao động công ích quét đường, dọn rác trong lòng cống… để thấu hiểu cảnh đời công nhân vệ sinh và ý thức giữ vệ sinh chung mà mãi chưa thực hiện được. Chứ ngay cả thỉnh thoảng phạt tiền cũng không xuể so với số người vất rác bậy và số tiền phạt ít ỏi chẳng răn đe bao nhiêu người vi phạm.

    Thực tế đây là một nghề cần thiết trong xã hội. Một ngày có thể thiếu giáo viên, đầu bếp, công nhân may…. Nhưng không thể thiếu người làm vệ sinh. Chỉ một buổi thôi, rác sẽ ùn ứ đầy nhà, đầy đường, đầy cống…

    Ngày nay công nhân vệ sinh đã có ngạch, trật, có bảo hiểm… đầy đủ. Đây được coi là công việc độc hại nên có thêm phụ cấp độc hại. Ngoài ra nếu quét dọn ở khu buôn bán sầm uất có thể thu thêm tiền từ những hàng kinh doanh có cửa hàng, quán ăn… Xe nước mía đổ cả cần xé bã mía, hàng quán đều thải ra rất nhiều rác nên thường trả thêm ít tiền cho người đổ rác dù công hay tư. Dù vậy so với công việc nặng nhọc, tiếp xúc với mùi hôi thối, độc hại thì tiền lương vẫn thấp.

    Do đặc thù công việc, thời gian làm việc của CN vệ sinh tập trung từ cuối ngày hôm trước đến quá giữa khuya, vì ban ngày xe cộ và khách bộ hành khiến con đường và vỉa hè trở nên đông đúc chật chội. Buổi sáng khi ngủ dậy, người ta đã thấy đường phố sạch sẽ tinh tươm. Nhiều người đi khuya thường bắt gặp nhóm công nhân vệ sinh ngồi quây quần trên bãi cỏ nghỉ ngơi giữa buổi làm khuya hoặc cần mẫn quét rác dưới ánh đèn đường.

    Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm.

    Con đường buổi tối vắng vẻ, người phu lặng lẽ quét rác. Họ không những chỉ quét ven lề đường mà còn trên lòng đường, quét rộng ra cả hai bên con lươn giữa đường nên rất dễ bị xe đụng. Thành thử quét thì quét nhưng nghe có tiếng xe nổ xé gió đến gần là phải nhảy lên lươn để tránh, xe qua lại bước xuống quét tiếp. Cứ thế một buổi quét thính tai lắng nghe nhảy lên bước xuống con lươn mấy lần.

    Công nhân vệ sinh làm ban đêm dù có mặc áo phản quang nhưng khó tránh người say rượu tông vào. Đêm khuya thanh vắng, không có nhiều người và xe như ban ngày nên ỷ đường vắng teo vắng ngắt càng ít xe ít người, người ta càng phóng như bay, lạng lách bạt mạng như làm xiếc không kể mấy đám đua xe mỗi lần xuất hiện khiến ai có mặt trên đường thất kinh mau mau tìm chỗ nép vào tránh. Công nhân vệ sinh cũng phải gác chổi đợi con “bão” qua hoàn toàn rồi mới quét tiếp. Hay những chỗ tối om thiếu đèn đường chẳng biết chuyện gì có thể xảy ra. Ở những nơi đó công nhân tụ tập làm gần nhau cho yên tâm hơn.

    Thành thử tai nạn đến với người công nhân vệ sinh khi làm việc khuya là không tránh khỏi. Tháng trước có đám tang của chị công nhân. Đêm khuya, một tài xế say rượu tông vào xe rác khiến chị công nhân văng ra xa và tử vong. Chị mất đi để lại gia đình gồm mẹ già và hai con nhỏ còn đang đi học. Đám tang của chị cùng lúc với đám tang của một lãnh đạo cấp cao. Nhưng coi bộ nhân dân thật lòng quan tâm, thương xót chị này hơn!

    Hiện nay đã có máy lau đường, máy phun nước rửa đường nhưng loại máy này chỉ vài chiếc hoạt động ở vài đoạn đường ở trung tâm thành phố mà thôi.

    Từng có chương trình phân loại rác từ nguồn tức là ngay bắt đầu từ nhà dân chứ không phải ra đến bãi rác mới có một đạo quân nghèo đổ xô vào bới. Như vậy có thể tái chế được phần lớn rác. Thế nhưng chương trình này phá sản từ trong trứng nước vì tuy có phân loại từ đầu thật. Nào là rác vô cơ, hữu cơ… vài loại khác nhau nhưng khi xe xác đến thu gom tất cả bọc rác đã phân loại lại ném lẫn lộn vào bô rác cũng như không.

    Cho nên công việc vất vả của người phu quét rác còn dài dài.

    Saigon Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    …Chuyện thường…





    Trước kia, để bước chân vào giảng đường đại học, những thí sinh phải thi đậu kỳ thi tú tài (tốt nghiệp trung học) rồi mới thi vào đại học.

    Kỳ thi đại học bao giờ cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời học hành, quyết định sự nghiệp, cuộc đời tương lai của một người.

    Để tham dự những đợt thi tuyển này, từ đầu năm lớp 12, mỗi người cần ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Tới đợt đi thi phải lo thủ thân thi đủ ba đợt cho chắc ăn: hai đợt đại học, một đợt cao đẳng. Nếu rớt trường này thì vẫn còn trường kia. Nếu thua đại học vẫn còn chốn cao đẳng dung thân.

    Bao nhiêu cảnh éo le, tốn kém của việc đi thi: từ miền núi cao lặn lội xuống tỉnh, từ miền Bắc xuôi vào Huế, Sài Gòn vì điểm chuẩn của hai nơi này thấp hơn Hà Nội. Dọc dường kể sao hết tốn kém, bất trắc. Nào ăn cơm bụi, ở nhà trọ, lại thêm bị nạn móc túi, lừa đảo, tai nạn giao thông… Nhiều trường hợp oái oăm, ví như trọ xa, không biết đường, kẹt xe… thí sinh tới nơi thì cổng trường đã đóng. Nhà nghèo, ăn hại tới sang năm biết còn cơ hội đi thi không, qua mỗi năm bài vở rớt rơi phần nào….

    Thế nên từ năm 2015, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng bãi bỏ, chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào cuối năm lớp 12. Kết quả điểm cao hay thấp của kỳ thi này được chọn để tuyển vào đại học.

    Mà thi tốt nghiệp phổ thông có vẻ… nhẹ nhàng hơn thi tuyển đại học vì được tổ chức ngay tại địa phương. Trong khi để ứng thí những kỳ thi đại học trước đó. Thí sinh phải lều chõng khăn gói đến tận ngôi trường mình muốn thi vào. Muốn thi vào Y Hà Nội thì phải đến tận Hà Nội ngồi làm bài cho dù thí sinh ở Ninh Bình, Thanh Hóa… Muốn thi vào Bách khoa Saigon, cũng phải tề tựu vào Sài Gòn mặc dù ở tận Bình Thuận, Cà Mau… Đỡ rất nhiều tốn kém tiền bạc công sức khi khắp cả nước, thí sinh khỏi phải di chuyển tán loạn từ nơi ở của mình đến tận ngôi trường muốn thi vào. Chỉ ngồi tại chỗ, đi từ nhà tới trường như quãng đường ngắn vẫn đi học hàng ngày và cố gắng làm tốt bài thi tốt nghiệp của mình thôi.

    Thông thường học sinh ở các thành phố lớn có điểm thi cao hơn những nơi khác. Nguyên do là thành phố lớn có trường lớp tốt, giáo viên giỏi, học sinh được cha mẹ theo dõi, săn sóc chu đáo, cho đi học thêm nhiều. Các môn chính ở trường, học sinh đều phải đi học thêm cả: Toán, lý, hóa, văn, ngoại ngữ… không kể các môn nhiệm ý: hội họa, âm nhạc, thể dục… Thiếu khá nhiều những điều kiện đó nên đa số học sinh ở vùng xa, vùng sâu thường có điểm thi kém hơn học sinh thành phố.

    Cứ thế kỳ thi tuyển êm đềm qua mấy năm. Thế nhưng bỗng nhiên năm 2018, người ta bỗng phát hiện tỷ lệ thí sinh đạt 9 điểm, gần như điểm tuyệt đối ở những môn Toán, Vật lý, Hóa học là những môn khó, đòi hỏi giỏi chứ không phải môn thuộc lòng, lại thấy xuất hiện chi chít ở những tỉnh miền núi như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La. Điểm cao đột ngột một cách kỳ lạ, cao hơn tỷ lệ chung toàn quốc, cao hơn những học sinh giỏi ở các thành phố lớn. Và lại rất nhiều học sinh điểm cao chất ngất chứ không phải vài em giỏi xuất sắc khiến ai nấy nghi ngờ.

    Dư luận ồn ào. Thế là quật mộ các bài thi. Bộ Giáo dục phải cho chấm lại những bài thi có từ 8 điểm trở lên. Kết quả hết sức tốt đẹp vì các bài đó chấm đi, chấm lại, điểm vẫn… như nhau. Phải tới phiên Công an ra tay mới lòi ra sự thật. Té ra mọi thứ đã được sửa lại từ bài thi gốc.

    Chỉ tội nghiệp cho những thí sinh đủ điểm đậu lại trượt oan uổng nhường chỗ cho kẻ chạy điểm. Khi mọi việc vỡ lở, kẻ chạy điểm bị buộc thôi học nhưng những người đáng lẽ đậu thì ngậm ngùi vì sự bất công. Một thí sinh đã phải đi thi đại học tới lần thứ 3 và chỉ thiếu 0,05 điểm để đậu trong khi có người được biếu không tới 26,55 điểm. Học tài thi phận. Biết sang năm đi thi nữa chăng hay xoay qua cày cuốc, thợ hồ….

    Đầu tiên, người trực tiếp nhận ân huệ là thí sinh. Khỏi cần học hành, nghiễm nhiên được nhảy vào các trường đại học điểm cao vòi vọi. Vậy tội phạm đích danh là những thí sinh được nâng điểm, phải tước quyền học ở trường đại học, và bêu tên cho bàn dân thiên hạ biết.

    Dây chuyền sửa điểm đi từ Phó chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh, Giám đốc sở Giáo dục, Chánh thanh tra sở Giáo dục, Công an giữ chìa khóa phòng thi… Coi như chặt chẽ từ đầu tới cuối.

    Ai đời, một thí sinh có điểm thực gồm Toán 0; Vật lý 0,25; Anh văn 0,2. Được phù phép biến ra ba con số 9, thành tổng điểm là 27 (tăng thêm 26,55 điểm). Hai điểm 0, một điểm 1 vẫn đậu Top 3 trường quân đội. Từ điểm “liệt toàn phần” tới điểm cao ngất ngưởng. Nhìn số điểm thực này, người ta phải có ý nghĩ: thí sinh học dốt đến mức không làm được một câu nào cả, hoặc yên tâm sẽ đậu cao nên chẳng cần qua quýt 1,2 câu cho khỏi bị điểm liệt thì học làm gì cho hao hơi tổn sức. Chắc chắn sự việc rơi vào trường hợp thứ ai vì chỉ tâm thần mới làm bài điểm liệt kỳ cục như vậy.. Từ con số 0 mà mém thành con số tuyệt đối thì đúng là học làm gì cho phí công!!!

    Dư luận nhao nhao bênh vực. Phải xử sự theo kiểu nhân văn, còn tương lai dài của trẻ phía trước. Trẻ ngây thơ nào biết chuyện nâng điểm, hạ điểm. Bổn phận của trẻ là ăn, học, ngày ngày chỉ chuyên tâm cắp sách đến trường. Còn kết quả thi cử là bổn phận có cha mẹ lo. Không quen biết thì có kim ngân. Nén bạc đâm toạc tờ giấy. Bởi thế có câu: “cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng nhiều tiền”!!!

    Đành chỉa mũi dùi sang phụ huynh.

    Tuy nhiên hỏi ra tất cả các bậc phụ huynh đều là những người rất mực ngây thơ.

    Chữ “ngây thơ” được định nghĩa là: Không hiểu biết hoặc hiểu biết rất ít về đời do còn non trẻ, ít kinh nghiệm. Thế mà những người đứng tuổi này vẫn ngây thơ… vô số tội.

    Phụ huynh tự tin trả lời: “Tôi không có lỗi gì cả”.

    Ông Bí thư tỉnh ủy từng tuyên bố trong một hội nghị: “Nhìn thẳng vào sự thật và kiên quyết đấu tranh loại bỏ cái xấu”. Khi được tin con gái mình nằm trong danh sách nâng điểm, ông khẳng định: “Con tôi học giỏi 3 năm liền, không việc gì phải xin điểm”. Và cuối cùng ông ngơ ngác khẳng định không biết gì về việc động trời này: “Tôi cảm thấy rất buồn khi ai đó tự ý nâng 5 điểm thi cho con gái tôi”.

    Vợ ông phó Giám đốc sở Giáo dục Hà Giang cũng tỏ vẻ ngạc nhiên không kém: “Việc nằm trong danh sách được nâng điểm chính cháu cũng không biết và gia đình chúng tôi càng không có chủ trương, sắp xếp”.

    Vợ (công an) chồng (phó chủ tịch huyện Quỳnh Nhai) tuyên bố: “Không hề biết huyện nâng điểm. Chỉ biết thì biết mọi người, chứ thân quen đến mức để tác động được thì không”.

    Lại có phó thường dân có con học giỏi “bị” nâng điểm tỏ cảm giác bàng hoàng thật sự không dưng bị lôi kéo vào scandal. Té ra, một ông nắm chìa khóa kho bài thi vì năm ngoái có người em họ bị trượt nên áy náy với tình họ hàng, năm nay “tự động” sửa điểm cho cô em họ nhằm chuộc lỗi. Chứ không thiên hạ lại dèm pha nói quyền sinh sát trong tay mà không giúp người nhà.

    Tới nước này thôi đành khai ra. Có trường hợp nhận gần một tỷ đồng và đã giao nộp hết cho nhà chức trách. Thế nhưng lạ là người nhận tiền khai rõ ràng nhận của ai, nhận bao nhiêu nhưng những người đưa tiền đều nhất loạt chối, không hề đưa ra chọt chọt xu nào. Cho nên tiền đó xung vào công quỹ hết.

    Bỏ cả tỷ đồng cho một kỳ thi thì những gia đình này đủ sức lo cho con đi du học các nước Âu Mỹ. Thế nhưng hiện nay tình hình cho thấy du học không phải là cách tốt nhất cho đường tương lai con cái. Chính sách thắt ngặt đối với dân nhập cư khiến du học sinh đi học cả chục năm vẫn khó ở lại. Nếu dốt quá, thì tiền dù bỏ ra như nước cũng chẳng có chữ nào chui vào đầu được, chỉ vài năm quay về quê không bằng cấp không nghề ngỗng lại nhiễm thói ăn chơi trời Tây. Chi cho bằng cố chạy điểm để vào các ngành hot hy vọng ra trường chắc chắc có việc làm bền vững và thu nhập cao ngay. Chứ ngay cả du học sinh về nước, sau này số lượng quá nhiều, cũng khó tìm được công việc ưng ý.

    Chuyện sửa điểm dễ dàng như chốn không người nên có thể tiện tay “giúp không công” thêm cho một mớ. Nên tổng số có mấy trăm thí sinh “vạ lây” bị nâng điểm.

    Chỉ mất 6 giây để sửa một bài thi nên một cán bộ khảo thí Hà Giang đã nâng điểm hang trăm bài thi trong vòng hai tiếng đồng hồ, đưa số điểm chênh lệch lên tới 29,95 điểm. cho 4 môn thi trắc nghiệm của một thí sinh. Thí sinh được sửa điểm “bạo” tới mức trở thành thủ khoa, á khoa la liệt các trường. Thật lòng tham quá đáng. Chẳng những nâng điểm dư đậu mà còn phải đậu nhất nhì bảng.

    Coi bộ chuyện nhờ vả, chạy chọt và sửa điểm xảy ra thường xuyên hàng năm. Dễ dàng tới mức Phó bí thư tỉnh Sơn La có con đã đủ điểm đậu nhưng vẫn xin thêm cho dư dả. Đúng là xui nên mới bị khui ra.

    Chuyện xảy ra từ 2018 mà dây dưa tới giờ vẫn chưa giải quyết xong.

    Vụ thi cử sửa điểm này khiến người ta nhớ đến vụ chạy điểm để lọt vào trường đại học ở trời Tây vừa qua.

    Trường Stanford đã âm thầm buộc thôi học nữ sinh viên sau bê bối nhà giàu chi tiền khủng để giúp con cháu vào các trường đại học danh tiếng Mỹ bị bại lộ hồi tháng 4 vừa qua. Cũng như đại học Yale, Stanford đã không công bố danh tính của nữ sinh viên này.

    Để vượt qua yêu cầu khắt khe đầu vào về năng lực thể thao của Đại học Stanford, cha mẹ của nữ sinh viên vừa bị buộc thôi học đã bỏ ra số tiền tới 500.000 USD. Đây là trường hợp chạy trường thứ ba bị phát hiện tại đại học danh tiếng này.

    Bê bối “chạy trường” liên quan đến một số trường đại học danh tiếng như Yale, Stanford, Georgetown và Đại học Texas ở Austin. Ít nhất 50 nhân vật nổi tiếng ở Hollywood, các doanh nhân thành đạt và nhiều huấn luyện viên thể thao có dính líu.

    15 người đã nhận tội, bao gồm cả nữ diễn viên Huffman. Nếu bị kết án, họ có thể đối mặt với 5 năm tù. Cô Huffman và chồng, nam diễn viên William H. Macy, bị buộc tội quyên góp 15.000 USD cho tổ chức của Singer để nhờ một người khác sửa câu trả lời của con gái trong bài thi đầu vào SAT.

    Thôi thì an ủi ở đâu cũng vậy. Chạy trường, sửa điểm vốn thường tình. Chuyện nhỏ thôi đó mà!


    Sài Gòn Cô Nương



    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Ghét Cho Ngọt…





    Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.

    Đó là một trong những cách giáo dục con trẻ của người VN.

    Có nhiều cách dạy trẻ: cưng nựng, khuyên bảo, van lơn. Nói gì đến trẻ con, ngay như người lớn, ai cũng thích được đối xử dịu dàng, được nghe lời nói nhẹ nhàng. Lời nói không mất tiền mua. Mật ngọt chết ruồi mà.

    Nhưng đôi khi lời nói không cứu vãn được tình thế khi gặp trẻ lỗi nặng, gặp trẻ ương bướng. Hoặc cha mẹ vất vả bận rộn kiếm ăn, đâu có thì giờ tìm hiểu nguyên nhân, tình cảm của con em. Dạy dỗ nhẹ nhàng mãi không được thì cách cuối cùng là mạnh tay. Chỉ cần sau câu nói: “Tao biểu sao mày không nghe lời tao?”, thế là tát, đánh… đứa trẻ ăn đòn ngay.

    Thời xưa, gia đình đông con, cháu lại sống tạm đại đồng đường. Làm gì có sách báo về tâm lý trẻ con, giáo dục giới tính, kỹ năng dạy con… Thông thường sau vài lần khuyên bảo là… đánh. Hư quá là phải đập. Nằm sấp xuống đánh vào mông bằng chổi lông gà, dùng thước khẻ vào bàn tay, nặng hơn nữa là quất túi bụi cây chổi quét nhà vào lưng… Chắc là thời ấy bị đánh là chuyện thường tình nên trẻ con đành chịu mà không oán thán. Từ thầy cô dạy học đến cha mẹ, ông bà, cô dì chú bác, miễn vai vế là người lớn đều có quyền xuống tay.

    Vì thế những vật dụng dùng để đánh đòn đều trở thành biểu tượng quen thuộc một thời. Đó là roi mây, thước kẻ, chổi lông gà…

    Những vật này nay gần như không thấy. Chổi lông gà giờ ít ai dùng vì được thay thế bằng chổi nylon tước sợi, chổi nylon cũng ít được dùng vì đã có máy hút bụi. Roi mây mới thực là cực hiếm, chỉ đôi khi có thể tìm thấy ở hàng bán chổi đót bày thêm cho vui chứ không ai lăm lăm cái roi mây để hăm dọa chứ đứng nói đến đánh. Mất biệt hẳn chẳng ai còn dùng cây thước kẻ bằng gỗ vuông góc bốn cạnh bốn màu khẻ vào lòng bàn tay đau điếng.

    Xưa có câu Mấy đời bánh đúc có xương, nên các bà mẹ kế thường bị mang tiếng là ghét bỏ con chồng. Để tránh điều tiếng ác độc này, nhiều bà mẹ kế bỏ mặc, không dám hoặc không thèm dạy dỗ hay bảo ban con chồng. Đó là ghét cho ngọt, cho bùi.

    Tức là ghét nên mới không tích cực uốn nắn chứ thương thì đã dạy bằng… mọi cách rồi. Dĩ nhiên sau cách nói ngọt tiếp theo là đòn roi.

    Trẻ ngày xưa chỉ có ham chơi đánh đũa, bắn bi, tắm sông, leo cây… bị đánh là sợ rồi. Và bày ra cách đối phó như ôm chặt chân ông bà hay lót tấm mo cau vào mông, đánh vào chỉ nghe bồm bộp.

    Nhưng thời buổi hiện đại này thì khuyên lơn, đánh đập không có tác dụng gì với trẻ không chỉ ham chơi biếng học bình thường mà nghiện game, nghiện ma túy… gây ra gây ra những hậu quả nặng nề như trộm cắp, giết người cướp của.

    Thành phố làm gì có roi, có mo cau nên có nhiều cách trừng phạt khác. Xích, trói là vậy nhưng hễ xổng “chuồng” là tìm đến quán net. Đã có nhà phải mang con đến cảnh sát nhờ… giữ hộ.

    Cho roi cho vọt lắm khi lại đưa tới kết quả ngược lại. Vừa rồi, một người cha ở quận 8 bận đi kiếm sống, một mình quần quật mưu sinh không có thời gian trò chuyện tìm hiểu, khóa trái cửa nhốt con ở nhà, cậu bé tám tuổi hay bị cha quát đánh, trèo qua cửa số trên gác rồi đi lang thang, may mắn gặp người tốt bụng đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội. Sau bốn tháng bỏ công ăn việc làm đi tìm kiếm, người cha khốn khổ mới gặp được con nhưng cuối cùng cũng phải nhờ trung tâm tiếp tục nuôi hộ vì sợ thằng con bỏ nhà đi lần nữa thì chắc mất tích luôn.

    Quan điểm thương cho roi vẫn tồn tại đến nay. Có điều không phải chỉ vài ba roi lấy lệ để thị oai mà lắm khi đòn roi quá đà.

    Hai vợ chồng ở quận Tân Phú li dị, chồng mang con trai về nuôi. Bé trai thường xuyên bị cha đánh đập dã man đổ máu đến nhiều lần bất tỉnh, khuôn mặt chi chít vết sẹo, dấu vết của những trận đòn. Bé nhiều lần bị cha bắt cởi áo quần rồi dùng dây điện quất xối xả đến rách da, chảy máu; bắt đặt bàn tay lên nền nhà rồi dùng chày giã ớt nện chảy máu, đến nỗi bàn tay không cầm nắm gì được. Thật còn hơn tra đòn thù.

    Trong giờ học Công nghệ, một nữ sinh ở quận Tân Phú do không thuộc bài, bị cô giáo chập “một nắm” thước kẻ của học sinh đánh vào mông dù nữ sinh có van lơn đánh vào tay. Vốn có bệnh động kinh, nữ sinh này đã ngất xỉu và tử vong. Ở Lạng Sơn, một học sinh lớp 1 bị cô giáo đánh đánh tới mức hỏng thủy tinh thể… Những tai nạn này kể hoài không hết.

    Học sinh ở các lớp lớn biết phản ứng khi bị đánh nhưng trẻ nhỏ thì chịu thua. cô giáo trông trẻ ở trường mầm non tư thục huyện Gia Lâm, Hà Nội, tát liên tiếp cháu bé chỉ vì cháu không chịu nuốt. Bị đánh ở trường mầm non thường là những trẻ biếng ăn, ngậm muỗng cơm chảy nước chưa chịu trôi. Còn bao nhiêu việc tiếp theo, cô giáo sốt ruột, đợi không nổi nên hối thúc bé ăn bằng cách tát, đánh…
    Lớp lớn hơn không thể đánh tát được nên giáo viên dùng nhiều hình phạt khác.

    Một trong những cách hữu hiệu và quen thuộc từ xưa đến nay là chép phạt. Đời học sinh có ai chưa từng không chép phạt. Cách này lại không đụng chạm đến thân thể học sinh nên đỡ mang tiếng, Vì thế giáo viên tận dụng việc chép phạt. Tuy nhiên chép phạt ít quá thì không gọi là phạt được. Chép nhiều mới ra hình phạt. Một học sinh không thuộc bài bị cô giáo bắt chép phạt một trăm lần, ngồi chép cả cuốn tập một trăm trang, không còn thời giờ cho các môn khác. Em học sinh chép mỏi tay và mắc cở với bạn bè quá nên hậu quả là bỏ học luôn đi làm phụ hồ.

    Ở Huế một cô giáo trong giờ dạy thế cho đồng nghiệp, vì lớp quá ồn ào nên đã giữ yên lặng bằng cách ra lệnh học sinh ngậm bút chì ngang miệng trong vài phút cuối giờ. Thế nhưng khi nghe con cái về kể, phụ huynh nhao nhao phản đối khiến cô giáo bị kiểm điểm, phải xin lỗi toàn lớp và tất cả phụ huynh học sinh.

    Trước đó, ở Long An, một cô giáo phạt học sinh quỳ gối liền bị phụ huynh học sinh bắt phải quỳ gối xin lỗi lại. Đã bị phụ huynh học sinh làm nhục, sau đó cô này còn bị cảnh cáo vì đã bôi xấu hình tượng của nghề sư phạm.

    Xưa học sinh bị bắt phạt là chuyện… thường tình: chép phạt, quý gối, đứng úp mặt vào tường, ngậm cây bút, chạy vòng quanh sân trường, thụt dầu, đánh vào mông, khẻ vào bàn tay… Học sinh sợ thày một phép. Quân sư phụ mà. Không thầy đố mày làm nên… Có sợ mới ngoan, mới nên người.
    Bây giờ khác rồi.

    Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm trong ngành gíao dục quy định phạt từ mười đến ba mươi triệu đồng đối với việc ép buộc học sinh học thêm, xúc phạm danh dự nhà giáo, xâm phạm thể học sinh…
    Quyền trẻ em đã đưa vào luật. Trong đó có quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.

    Thật ra Quyền Trẻ Em được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, có cả trong chương trình học, nhưng học như mọi môn học, chẳng ai, cả người lớn lẫn trẻ em ý thức áp dụng những điều luật ấy trong thực tế.

    Không được xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em… nói gọn lại là không được… đánh, trói, xích…

    Nhiều người trung niên nhớ lại dạy dỗ bằng cách đánh đòn thời xưa coi bộ hiệu quả hơn giáo dục tâm lý bằng sách vở bây giờ.

    Thế nhưng ngày xưa thày phạt trò, có quê lắm thì chỉ trong phạm vi lớp đám bạn nhìn thấy, trong gia đình vài ba người nhìn. Bây giờ chỉ trong nháy mắt, clip tung lên cho toàn thế giới coi. Sự việc mở rộng. Thiên hạ đâu có im lặng coi mà các anh hùng bàn phím còn comment vào đó đủ lời ác ý chuyện bé xé to. Cả người lớn lẫn con nít biến thành miếng mồi cho dư luận.

    Những biện pháp giáo dục rất hữu hiệu ở quá khứ đã không còn thành công ở hiện tại. Bối cảnh khác, thời thế khác, nên có những biện pháp đã rất thành công trong quá khứ lại có thể phản tác dụng trong thời hiện đại.

    Do việc hạn chế sinh đẻ thời gian dài nên các gia đình toàn ít con, con cháu cưng chiều quá sinh ngỗ ngược. Thành thử học sinh cứ thoải mái bướng, không chịu học nhưng giáo viên vẫn tươi cười cho qua, để khỏi phải đụng chạm với phụ huynh, để cô còn đạt danh hiệu “cô giỏi trò ngoan”.

    Các giáo viên than thở không phải vì kém yêu thương học sinh, không phải vì kém nhiệt tâm mà bởi lớp học quá đông. Một lớp thường trên bốn mươi học sinh nhét vào trong gian phòng chật chội. Lũ trẻ không thể nào ngồi lặng yên như tờ suốt một tiết học bốn mươi lăm phút. Vì thế chúng rì rầm nói chuyện, cãi nhau, đánh nhau, xoay qua quay lại… Giáo viên vất vả để ổn định trật tự chứ chưa nói đến giảng bài, để theo kịp chương trình, để học sinh học giỏi, kẻo phụ huynh và ban giám hiệu cằn nhằn. Bao nhiêu thứ áp lực đè lên, nếu không áp dụng một vài hình phạt thì giờ học làm cách nào cho qua!
    Học trò quý tử hơi chút là về mách cha mẹ. Không cần biết ất giáp, cha mẹ liền đâm đơn lên ban giám hiệu hay tiện nhất là lên facebook chửi bới ỏm tỏi.

    Thôi thì lành nhất, giữ ấm thân là thầy cô giáo chỉ lo phần giáo án của mình còn đứa trò nào khó dạy thôi mặc kệ, cứ nương tay cho nó lên lớp, rồi hậu quả thì thầy giáo lớp trên gánh chịu!!!
    Thể dục thể thao, nhạc, họa… giỏi cách mấy cũng chỉ tính là môn phụ, Chỉ học chữ mới tính là môn chính vùi đầu vào học. Học sinh làm biếng thì giáo viên chỉ còn thúc bằng cách phạt. Thật ra khi phạt, nhiều giáo viên cũng hỏi ý kiến phụ huynh. Biết tính cách con mình nên phụ huynh xin thầy cô cứ thẳng tay. Nhưng phạt rồi, cũng phụ huynh ấy lại vác đơn đi kiện tới nơi tới chốn.

    Nghề giáo bây giờ khắc nghiệt và nguy hiểm lắm. Tai nạn nghề nghiệp xíu là mất hết sự nghiệp, danh dự, mất việc luôn bất cứ lúc nào… Phụ huynh cũng không được đánh con cháu, không phải vì ý thức về quyền trẻ em mà tụi nhỏ bỏ nhà đi lúc nào không biết. Kiếm không ra thì cha mẹ ăn năn cả đời.
    Thật khổ, buộc phải cho ngọt thôi…!

    Sài Gòn Cô Nương


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sài Gòn Cô Nương

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Không được mở lon





    Dư luận trở nên dậy sóng khi hãng CocaCola tung ra mẫu quảng cáo mới: “Mở lon Việt Nam”.

    Bởi vì ngay sau đó, câu quảng cáo này bị cấm mà theo Cục Văn Hóa nhận định là không phù hợp thuần phong mỹ tục, thiếu thẩm mỹ khiến nhiều người ngạc nhiên. Người ta không hiểu mở lon Việt Nam thì trái thuần phong mỹ tục chỗ nào tới nỗi vừa ló mặt đã bị cấm qua văn bản đàng hoàng. Tấm quảng cáo tấm lớn ở ngã tư Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội đã được gỡ bỏ lập tức.

    Để trả lời câu hỏi này, cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở giải thích cặn kẽ. Đại khái như sau: “mở lon Việt Nam” có thể được hiểu đơn giản là “mở lon Coca – Cola tại Việt Nam” hay không hay nó sẽ được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác?”. Chữ “lon” đứng một mình, không gắn với từ Coca – Cola hay bia… có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa. Hãy giả sử nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó… Từ “lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề.

    Người VN vốn hay đùa tục. Tốt hơn hết nên ngăn ngừa trước khi có ai đó rắn mắt nhảy lên mạng đùa nhảm. Lon, hộp, chai… là những vật dụng thông thường trong đời sống hàng ngày. Mở lon, mở hộp, mở chai… là những hành động bình thường. Nhưng khi đụng tới chữ Việt Nam thì chũ “lon” đi kèm lại được phân tích hoa hòe hoa sói khi thêm các dấu vào. May sao nếu không có bà Cục trưởng giải thích dài dòng sâu xa như thế thì ai mà nghĩ ra những ý nghĩa thầm kín lắt léo cơ chứ.

    Tiếng Việt rắc rối ở các dấu. Chữ là phải có đủ dấu đi kèm với câu cú rõ ràng. Viết theo kiểu tây không dấu có thể sinh ra nhiều chuyện rắc rối, hiểu lầm… Như chữ TÔI: bỏ dấu mũ là TOI, thêm dấu sắc là TỐI, thêm dấu huyền là TỒI, thêm dấu nặng là TỘI…

    Chữ nghĩa thời đại mới thực lắt léo. Để tránh chữ “nhiều” nghe có vẻ nặng nề, người ta bèn chuyển sang “một số ít” hay “một bộ phận” cho nhẹ nhàng hơn hẳn. Ví dụ “vẫn còn một số ít cán bộ quan liêu” hay “đời sống của một bộ phận công nhân còn khó khăn”… Đọc tới đây mọi người thấy ngay cán bộ quan liêu không đáng kể, và số công nhân có đời sống khó khăn chẳng đáng bao nhiêu.

    Khi văn từ của công văn xuất hiện trong tất cả mọi lãnh vực đã thấm dần vào đời thường, khiến văn viết, văn nói trở nên kỳ cục, mà vì quá quen thuộc nên ít ai nhận ra.

    Ví dụ: “Nợ nần, túng thiếu, mẹ một học sinh lớp Ba đã dựng chuyện con mình bị bắt cóc, huy động 500 triệu đồng lấy tiền trả nợ”. Đi vay nợ mà cứ như huy động quân lính. Hay bà mẹ than: “Tui phải quản lý ba đứa con”. Ở nhà trông con mà cứ như quản lý nhân viên. Một youtuber nói với bà chủ quán ăn vặt: “Hàng ăn vặt đều ngồi ở lề đường, cô tư duy sao mà lại mở thành quán?”. Khiếp quá, phải động não tư duy mới tìm ra nguyên do mở hàng ăn!!!

    Danh từ “điều kiện” nay có nghĩa giàu có, dư dả… “Cô ta là con một trong gia đình có điều kiện”, “Chiếc điện thoại cổ vốn chỉ xuất hiện tại những gia đình có điều kiện”, “Nhà không có điều kiện lắp điều hòa, trước lúc đi ngủ chị ta múc một chậu nước đặt trước quạt để lấy hơi nước làm mát”…Điều hòa ở đây có nghĩa là máy lạnh.

    Ngược lại, hoàn cảnh nay có nghĩa ngắn gọn là sự nghèo khổ, túng thiếu: “Gia đình ca sĩ khá hoàn cảnh, ở nhà thuê và tiền anh đi hát hội chợ cũng chỉ được trả 150000- 300000”; “Bà già rất hoàn cảnh, đau ốm không có tiền đi bệnh viện”…

    “Tâm trạng” theo nguyên nghĩa là trạng thái tâm lý có cảm xúc thường kéo dài và không có ý thức rõ rệt, nhưng giờ thì gọn ghẽ là “buồn rầu”. “Ở phòng thi bước ra, mặt cậu học sinh trông thật tâm trạng”… “Anh ta bỗng dung tâm trạng: Hôm nay trời nhẹ lên cao, tui buồn không hiểu vì sao tui buồn”…

    Chữ ngắn gọn nhưng nghĩa thì muốn mênh mông đến đâu tùy ý. Một ca sĩ khác cho biết: “Nếu gặp mẹ chồng khó tính, tôi sẽ quán triệt lại bà ấy”. Còn biến thái không hẳn chỉ tên nam giới sàm sỡ phụ nữ đến mức bệnh hoạn mà đơn giản còn được gán vào kẻ ghen tuông đánh đập người yêu.

    Nhưng có lúc lại từ đơn giản kéo ra dài dòng. Trong dự thảo Luật Giáo dục đại học thay vì “học phí” dễ liên tưởng tới cảnh sinh viên nghèo không đủ tiền đóng học phí cao, thay thế bằng “giá dịch vụ đào tạo” nghe hoa bướm mỹ miều và ngang bằng nhau. Anh bỏ tiền ra thì mua lấy một loại dịch vụ. Không ai bóc lột ai, không ai xin xỏ nhau.

    Năm ngoái các tài xế phản đối đóng phí khi đi qua một số trạm BOT. Sau đó chẳng hiểu nghĩ thế nào mà hàng loạt biển “thu phí” của các BOT bị đổi tên thành “thu giá”. Chữ thu phí có vẻ trắng trợn, nên đổi thành thu giá chăng. Việc này khiến người ta thắc mắc về sự khác biệt giữa từ và giá.

    “Phí” là khoản tiền cụ thể phải chi khi được cung cấp dịch vụ như học phí, viện phí, án phí, cước phí…

    Còn “giá” biểu hiện về giá trị, không gắn với đồng tiền cụ thể và luôn thay đổi. Ví dụ giá heo hơi hôm nay khoảng 45.000 – 49.000 đồng/kg, đã tăng 2.000 – 4.000 đồng/kg so với hồi tuần trước.

    Không chỉ trạm BOT mà ngành hàng không cũng thay đổi từ “chậm hủy chuyến” nghe rất bực bội, khó chịu trước viễn cảnh vạ vật, chầu chực ở phi trường, chuyển thành “chuyến bay chưa đúng giờ” tuy hơi lôi thôi nhưng hàm ý chưa đúng giờ tức là có thể trễ nhưng cũng có thể sớm hơn. Ý nghĩa tích cực hơn rất nhiều!

    Rất nhiều chữ được thay đổi dài dòng cho dù nội dung vẫn vậy. Những con chữ lấp lửng, mập mờ khiến người ta quên đi thực trạng của nó. Giáo viên không được “dạy thêm” ngoài giờ, chắc do lâu nay vẫn mang điều tiếng như một cách kiếm thêm. Nay tránh đi, đổi lại là “dạy tăng cường” có vẻ… mông lung!

    Lại nữa, sống thời buổi máy móc, công nghiệp nên khi có tí chút tình người tưởng chừng bị lãng quên, mau chóng được gắn cho cái mác “nhân văn”. Nhân văn ngày càng mở rộng nghĩa ai muốn hiểu sao thì hiểu.

    Chủ tịch thành phố nói “đuổi người buôn bán vỉa hè là hành động thiếu ‘nhân văn’”. Hay “thanh tra, kiểm tra phải nhân văn, theo hướng tạo hành lang thông thoáng để người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi đóng góp ngân sách chung”. Rất rắc rối.

    Một người rao cho thuê nhà với câu: “Giá 6 triệu/tháng (miễn trung gian). Thiện chí với gia đình sống nhân văn” có thể hiểu là ông sẵn sàng đón khách cho thuê nhà với những gia đình đàng hoàng. Nhưng với trường hợp sau: “Tiến sĩ, giảng viên Trường đại học Bạc Liêu lừa tình hàng loạt phụ nữ, có nhiều con rơi bị đưa ra xét xử. Tại tòa, bị cáo nói mình cùng lúc sống với nhiều phụ nữ là… rất nhân văn”. Hoàn toàn không hiểu gì hết! Một người khác được coi ca sĩ hiếm của showbiz Việt khi luôn có những hành động đậm tính nhân văn dành cho người già và người kém may mắn. Một diễn viên nổi tiếng cho biết “Phẫu thuật thẩm mỹ không xấu, đó là một việc nhân văn”…

    Trong ngôn ngữ, người ta dần dần có thói quen nói vòng vo. Dường như ai nấy luôn cảm thấy e dè, tốt hơn hết không nên nói thẳng, không nên trực diện vấn đề mà cần tránh né, sao cho ý nghĩa mờ ảo đi, nhòa đi. Vì thế không việc nào được gọi đúng tên.

    Khi giúp một người nào đó với mục đích trục lợi thì gọi là “nâng đỡ không trong sáng”, em học sinh về nhà kể chuyện với mẹ: “Một bạn trong lớp con bị yêu cầu rút hồ sơ” tức là bị đuổi học. Hoặc cho vay nặng lãi được gọi là tham gia tín dụng đen. Cô ca sĩ thường xuyên có mặt tại xứ sở kim chi để phục vụ công việc. Cuộc sống chất lượng cao của anh trai Nữ hoàng nội y khiến mọi người phát thèm…

    Riêng những câu sau đây thì không biết rút gọn cách nào cho gãy gọn hơn: Một ông đến Trung tâm tín dụng công nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh để vay tiền và vàng nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

    Hoặc: Một nhà báo nắm thông tin các hộ gia đình, tổ chức xã hội có vi phạm về quản lý xã hội và yêu cầu hỗ trợ nếu không sẽ đăng báo. Cô diễn viên trổ tài bếp núc trong giờ giải lạo giữa các cảnh quay cho biết: “Khi nữ chính được nghỉ giải lao, nàng lao xuống bếp tranh thủ nấu ăn phuc vụ anh em trong đoàn tạo quan hệ”.

    Đi đường là tham gia giao thông, kẹt xe là ùn tắc giao thông. Chữ tắc nghe cũng tắc tị lắm nên sau này lại gọi ùn ứ giao thông. Tức là chỉ ứ lại chút xíu thôi chứ không phải kẹt là kẹt cứng không nhúc nhích nổi. Giống như trời mưa, đường xá ngập gần hết bánh xe nhưng Sở Giao thông Vận tải có sáng kiến nói chỉ là tụ nước hay ứ nước. SG suốt mùa mưa sáu tháng nhiều con đường ngập nước liên miên. Ngập mới đáng sợ cần giải quyết chứ ứ thì nhẹ hều. Nay còn nhẹ hơn nữa, chỉ là tụ nước. Ngập nước cần tới hàng ngàn tỷ đồng giải quyết chứ tụ tức là nước chỉ đọng chốc lát rồi thoát, thì không việc gì cần phải ỏm lên.

    Thành thử gần đây lại xuất hiện từ mới “vợi nghĩa” là những từ được đặt ra nhằm làm cho nghĩa ban đầu được nhẹ hơn.

    Tiếng Việt thật linh hoạt một cách đáng khâm phục.

    Chữ dùng uyển chuyển làm thay đổi nội dung hoàn toàn: Tại tòa, hai công an Nghệ An nói khi bắt gặp quả tang mại dâm, đã nhận tiền thông lệ từ chủ quán cà phê đèn mờ không phải “hối lộ” mà là “bồi dưỡng”.

    Nông dân xã Tùng Lộc (Hà Tĩnh) bắc mạ giống lúa cũ vẫn cho năng suất cao, trung bình 3,5 tạ/sào, gạo lại bán được giá. Tuy nhiên họ lại bị buộc phải mua giống mới của xã với giá cao nhưng lại cho năng suất thấp, bình quân chỉ 1.8 tạ/sào. Dĩ nhiên nông dân phải dùng giống mà họ thấy có lợi. Kết quả là đoàn cán bộ xã đi phá mạ bị người dân hắt nước, ném bùn. Đây không phải lần đầu ở huyện Can Lộc nói riêng và Hà Tĩnh nói chung xảy ra tình trạng xã đi phá mạ của dân vì gieo giống lúa “không cơ cấu”!

    Thật ra chữ nghĩa không sáng sủa, không phải tự người dân nghĩ ra mà do truyền thông: báo chí, truyền thanh, truyền hình… dùng và trở thành phổ biến. Mà truyền thông chính là phản ánh trình độ văn hóa của quốc gia ấy!

    SGCN


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Trả lời

Quay về “Thời luận - Xã luận - Phiếm luận - Tạp ghi”