Vũ thế Thành

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Vũ thế Thành

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Viên phấn gãy




    Ăn vụng luôn luôn là điều hấp dẫn. Thường thì ăn vụng chỉ để thỏa mãn nhu cầu ẩm thực chốc lát, nhưng nếu ăn vụng là phương tiện để tìm cảm giác mạnh thì khoái hoạt vô cùng.


    Hồi học đệ lục (lớp 7 bây giờ), thỉnh thoảng tôi mang theo đậu phộng da cá vào lớp. Cô giáo dạy lý hóa, trẻ đẹp và ít cười. Bả cười ở đâu không biết nhưng rất hà tiện với học sinh, và tôi thường chọn giờ của bả để hành động.



    Lũ học trò năm xưa giờ đây ngậm ngùi xin thưa :
    “ Lương sư chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để hưng quốc”.



    Động tác che tay đưa đậu phộng vào miệng và nhai cầm chừng để qua mặt đối tượng là điều quá dễ. Tôi không chọn cách đó. Tôi chờ lúc bà cô cầm phấn, vừa quay mặt vào bảng là tung hạt đậu phộng lên cao, rồi giơ miệng ra hứng. Nhiều lần trót lọt, và tôi yên chí mình là diễn viên xiếc tiềm năng.

    Đi đêm có ngày gặp ma, kẻ cắp gặp bà trẻ mới đau. Lần đó bà cô vừa chạm phấn vào bảng, thì phấn gãy. Bả quay lại lấy viên phấn khác…

    Một cô giáo trẻ đẹp thường nghĩ ra những hình phạt mới lạ và quái lạ. Bà phạt tôi đứng, không phải đứng trên đất, trên ghế, mà là đứng trên bàn. Ở tuổi 13 tôi đã cao lêu khêu, và từ vị trí đắc địa tôi có thể quan sát tận tường lũ bạn vừa viết bài, vừa ngước nhìn chế diễu.

    Sự nghiệp làm xiếc của tôi coi như kết thúc từ đó. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao mình lại nghĩ ra được cái trò ăn vụng ngu dại như thế.

    Mới đây một thằng bạn Việt kiều đề nghị họp mặt tại Sài Gòn để mừng thọ tập thể, trên dưới 60 cả rồi còn gì, và còn mời luôn thầy cô đến “chúc thọ học trò” để thêm lộc trời. Cái mốc 75 đã làm ly tán tứ phương, kẻ còn người mất, trò đã đầu hói tóc bạc, thì thầy cô cỡ nào đây? Vậy mà kiên nhẫn “truy nã” cũng tìm ra được 2 vị: bà cô phấn gãy và ông thầy Việt văn.

    Ngày hội ngộ lùm xùm, phải đến nhà đón vì thầy cô đi không nổi. Bốn mươi năm trôi qua như giấc mộng với bao nhiêu là biến cố. Ngày xưa chung lớp, cùng chơi đánh đáo, cùng xem xi nê, … Giờ đây, kẻ thành danh, đứa thành ma, kẻ là kỹ sư, bác sĩ, đứa thì bán phở, quà nhà cơm vợ. Thằng đã có cháu nội ngoại, đứa còn chăm con mọn. Tồn tại và biến mất đủ kiểu.

    Khi những chuyện quá khứ được lôi ra để khoe khoang trí nhớ (là chính) và cũng để bôi bác nhau (là phụ), mấy bà vợ Việt kiều mới hiểu ra rằng, ông chồng ba bốn chục năm của mình đã “hoàn lương” một cách kỳ diệu. Bỏ đi Tám! Đừng thấy người ta khờ khờ mà làm tới.

    Đám con cháu Việt kiều, tiếng Việt lõm bỏm, hiếu kỳ nhìn bậc cha chú thưa bẩm thầy cô, cái kiểu ứng xử thầy trò gì lạ hoắc không giống ở Tây ở Mỹ chút nào, chỉ là giao dịch mua bán kiến thức thôi mà.

    Quà tặng thầy cô là bức trướng, viết thư pháp Lương Sư Hưng Quốc. Ông thầy Việt văn nhìn bức trướng đăm chiêu, Ai nghĩ ra trò này đây?. Hồi học ở Đại học Khoa học Sài Gòn, tôi thường gửi xe ké bên Sư Phạm. Trường hàng xóm này treo cái bảng thật to ghi bốn chữ đó, ra vào là đập ngay vào mắt. Bốn mươi năm sau chợt nhớ lại và mang ra xài.

    Có ý kiến nên tặng thầy cô phong bì cho tiện. Cũng có lời cảnh giác, hồi đó thầy cô mình đâu có ai dạy thêm. Cái văn hóa phong bì đã ngấm sâu vào người hồi nào không hay. Họp báo phong bì, hội nghị khoa học cũng phong bì. Mới đây, một giáo sư đi dự họp góp ý về đổi mới sách giáo khoa đã nói (công khai), ông phát biểu 7 phút, và nhận được phong bì trong đó có 450.000 đồng.

    Giọng ông thầy bùi ngùi, chụp ảnh nhớ gửi cho thầy tấm này. Tôi hiểu ông giáo già đó cần cái gì. Ông thầy Việt văn là người đã bắt bọn tôi phải học thuộc lòng bài thơ Kẻ sĩ, mà ngay sau đó, nhân đề luận về tình thầy trò ngày nay, tôi đã múa bút y như viết bản cáo trạng để trả đũa. Vậy mà thầy vẫn cho tôi 16 điểm (/20).

    Mấy cái đầu già, già non, già khú, tụm lại để ôn lại chuyện của một thời, kẻ mất người còn, rồi lạng sang đề tài giáo dục thời nay hồi nào không hay. Nấp sau những cái gọi là hội phụ huynh, thành tích, học chuyên, tăng tiết,… chỉ là điều thực dụng và bạc bẽo. Chính Danh lạng quạng, Trọng Đạo chưa xong nói gì đến tôn sư. Tiên học lễ chỉ là thứ màu mè đi ngược với tinh thần giáo dục hiện đại? Đau quá! Mấy cái đầu già cổ lỗ xĩ thở dài…

    Bà giáo già buồn buồn, mấy năm trước khi về hưu, cô được đổi về trường cũ. Khác xưa nhiều lắm, kiến trúc tây xen với kiến trúc ta, nhìn thấy xa lạ. Cô nhớ phòng giáo viên xưa, muốn vào xem. Bà y tá nói, đó là cái nhà kho. Cô cần gì?

    Thưa cô, bụi phấn không còn rơi nữa rồi. Thưa thầy, kẻ sĩ đã mờ nhạt trong thơ văn. Lũ học trò năm xưa giờ đây ngậm ngùi xin thưa, Lương sư chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để hưng quốc.


    Vũ Thế Thành


    Nguồn:https://vuthethanh.com



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Vũ thế Thành

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Lô hội chữa được ung thư?



    Lô hội (nha đam) đã được Đông Y lẫn Tây Y dùng trong trị liệu, trị phỏng, diệt khuẩn, chống nấm, nhuận trường. Trong nước mới đây lan truyền bài báo nói về lô hội trị được ung thư theo bài thuốc của tu sĩ Romano Zago. Romano là tác giả quyển sách “Cancer can be cured” (Có thể trị được ung thư), xuất bản năm 2002. Sự thật thế nào? Những nhận định dưới đây dựa trên quyển sách này.





    Con đường tới lô hội


    Hình bìa sách “Có thể trị được ung thư” của tu sĩ Romano Zago. (Hình lô hội trên bìa sách là loài aloe arborescens)

    Romano Zago là một tu sĩ dòng “Anh em hèn mọn” (Friars Minor), người Brazil. Ngoài triết học và thần học, ông còn có bằng cấp về văn học và ngoại ngữ Latin, Bồ Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha tại Giáo Hoàng Học Viện Rio Grande do Sul.

    Khi thi hành sứ vụ linh mục tại những khu ổ chuột ở Brazil, ông học được từ người dân ở đây cách dùng lá cây lô hội để trị ung thư, những người mà theo ông, họ không có tiền để đeo đuổi việc chữa bệnh theo y học hiện đại, đành phải quay về với “nhà thuốc của Chúa” (God’s pharmacy), dùng cây cỏ thảo dược thiên nhiên.

    Sau này ông được bề trên điều sang Jerusalem và Italy để dạy tiếng Latin và triết học. Tại đây ông có nhiều cơ hội phổ biến bài thuốc lô hội, trao đổi kinh nghiệm với nhiều nơi áp dụng lô hội, và nhất là gặp gỡ các nhà khoa học để tìm hiểu thêm về cây lô hội một cách bài bản hơn.

    Năm 2002, ông xuất bản quyển “Cancer can be cured”. Vài năm sau ông xuất bản thêm quyển “Aloe isn’t medicine and yet it…cures” (Lô hội không phải là thuốc, nhưng chữa được bệnh), bản Anh ngữ. Trong quyển sau, ông giải thích thêm về các thành phần, và các bệnh khác mà lô hội có thể trị được.

    Về quyển sách “Có thể trị được ung thư”

    Điều có thể thấy ngay, đây không phải sách khảo cứu có tính khoa học về lá lô hội trong trị bệnh, hay ít ra cũng được viết một cách bài bản (cho người ngoài ngành), với thống kê, biểu đồ,.. như quyển “The China Study” của Colin Campell, nói về thực phẩm ảnh hưởng đến các bệnh thời đại (béo phì, tiểu đường, tim mạch,..)

    Sách được viết như quyển hồi ký, khoảng 260 trang, 12 chương. Phần phụ lục có lẽ là phần đáng chú ý nhất với những người có chuyên môn, trong đó thành phần hóa, đặc tính và công dụng của lá lô hội được trình bày ngắn gọn, có tính khoa học hơn, và có thêm mục lục tham khảo để có thể tìm hiểu sâu thêm, nếu muốn.

    Theo tác giả, lô hội có thể chữa nhiều loại ung thư: ung thư gan, tiền liệt tuyến, ung thư vú, bàng quang, bao tử, ung thư phổi, não, họng, ruột già,… Ung thư phổi hơi khó, phải uống lâu hơn. Ung thư bạch huyết (lymphoma) là khó nhất. Ngoài ra, lô hội cũng chữa được các bệnh ngoài da, thấp khớp, viêm khớp,..

    Tu sĩ Romano Zago không phải là người nghĩ ra công thức lô hội+mật ong+rượu để trị ung thư. Trước ông đã có nhiều người làm, nhất là trong thế giới người nghèo. Nhưng ông là người có công quảng bá nó khi ở Châu Âu, theo dõi và tìm hiểu thêm đặc tính và công dụng của lá lô hội.

    Nhiều người tin ông và làm theo, vì đó là lời nói của một tu sĩ thuộc dòng khổ tu, và nhất là việc làm của ông hoàn toàn không có động cơ thương mại. Lô hội, mật ong và rượu là những thứ rẻ tiền, dễ kiếm, và ông chỉ hướng dẫn người ta chế biến tại nhà.

    Rải rác đôi chỗ trong sách, ông nói đến niềm tin siêu nhiên, vào thượng đế của ông như thường thấy ở các tu sĩ, nhưng rồi ông khẳng định, niềm tin chỉ có giá trị nâng đỡ tinh thần, còn khỏi bệnh là do uống syrup lô hội đúng liều đúng cách. Các phương pháp thống kê, cũng như các chuẩn mực khác của một khảo cứu khoa học hoàn toàn không có trong quyển sách này.

    Công thức syrup lô hội của Romano Zago


    Nguyên liệu để làm syrup lô hội chỉ gồm lá lô hội, mật ong, và rượu. Nhưng bài thuốc lan truyền trong dân gian thì công thức mỗi nơi mỗi kiểu, liều lượng và cách dùng mỗi nơi mỗi khác, và nhất là người bệnh khi đó xem lô hội như chiếc phao cứu sinh cuối cùng, họ gia giảm đủ cách. Tác giả cũng thu thập và ghi chép lại trong sách, kèm hậu quả tốt hoặc xấu. Vì những ghi chép này khá dông dài, và cũng vì lý do…bản quyền, nên tôi không thể nêu hết ra đây.

    Dưới đây là công thức chính thức mà tác giả khuyên dùng, và tóm tắt những gì ông hướng dẫn và giải thích.

    Lá lô hội tươi: 350 g
    Mật ong: 500 g
    Rượu: 40 – 50 ml


    Ba thứ trên được đưa vào máy xay sinh tố, xay trộn trong vài phút. Đựng vào chai, đậy kín, tránh ánh sáng, và trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Công thức này đủ dùng cho một đợt trị liệu, khoảng trên 10 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần (sáng, trưa, chiều), mỗi lần một muỗng canh. Uống khi bụng đói, khoảng 30 phút trước khi ăn. Lắc chai trước khi sử dụng.

    Lá lô hội được xem là chứa các hoạt chất chính. Nên dùng lá từ cây trên dưới 5 tuổi. Lá từ cây non quá, hiệu quả sẽ thấp. Hái lá vào sáng sớm, hoặc chiều tối, khi ánh nắng chưa đến hoặc đã dịu lại, và tốt nhất là hái sau cơn mưa một vài ngày. Rửa sạch lá, cạo hoặc gọt bớt răng cưa ở mép lá (để dễ xay), và cắt thành khúc nhỏ trước khi cho vào máy xay.

    Mật ong được xem là phương tiện vận chuyển các hoạt chất trong lô hội tới khắp các bộ phận trong cơ thể. Nên dùng mật ong rừng hoặc mật ong nuôi.

    Rượu được dùng để hòa tan các hoạt chất trong lô hội, cơ thể mới hấp thu được. Có thể dùng các loại rượu qua chưng cất như whisky, cognac, tequilla hoặc rượu đế (thứ thiệt). Không dùng các loại rượu nhẹ lên men như bia, rượu vang, rượu mùi, rượu trái cây, nếp cẩm,…

    Sau khi dùng syrup lô hội đợt thứ nhất (khoảng hơn 10 ngày), tạm ngưng 7-10 ngày, đến bệnh viện để kiểm tra xem tình trạng bệnh có cải thiện hay không, ngưng phát triển hoặc tiếp tục xấu. Sau đó dùng lô hội thêm đợt thứ 2, cũng khoảng 10 ngày, rồi lại ngưng 7-10 ngày.

    Lá lô hội mà Romano Zago sử dụng là loại aloe arborescens. Còn cây lô hội phổ biến ở Việt Nam hiện nay là loại aloe vera. Tôi sẽ đề cập đến sự khác biệt giữa hai loại lô hội này trong số tới.

    Trong số hơn 300 loài lô hội, tu sĩ Romano chỉ đề cập đến hai loại vera và arborescens cho mục đích chữa ung thư. Ông xem dùng lô hội vera là chấp nhận được.

    Hiệu quả của “liệu pháp” Romano Zago thế nào?


    Cây lô hội aloe vera trồng ở Đà Lạt. Phần ngọn của 1 lá đã bị ai đó bẻ trộm, đắp lên mặt để làm… đẹp

    Tu sĩ Romano đề cập đến 3 tình huống xảy ra sau khi áp dụng bài thuốc syrup lô hội

    • Trường hợp 1, bệnh khỏi sau đợt uống đầu tiên. Dùng tiếp đợt 2 để tăng cường điều trị và ngăn ngừa. Sau đó ngưng vài tháng và lại dùng tiếp thêm đợt nữa.

      Trường hợp 2, bệnh được chặn lại, nghĩa là không phát triển thêm. Uống tiếp thêm đợt 2, đợt 3, đợt 4 cách quãng như nêu trên.

      Trường hợp 3, bệnh tiếp tục diễn biến xấu hơn, tiếp tục đợt 2, đợt 3,… Tới đợt 5, thì tăng liều uống gấp đôi (2 muỗng).


    Những giải thích của ông cho trường hợp 2 và 3 có tính khích lệ tinh thần nhiều hơn.

    Rất tiếc, ông không cho biết bao nhiêu phần trăm khỏi bệnh do uống syrup lô hội, nên hiệu quả vẫn chỉ là hư hư thực thực.

    Ông không yêu cầu người bệnh ngưng các phương pháp điều trị ung thư truyền thống (xạ trị, hóa trị,…) khi dùng syrup lô hội, thậm chí ông còn cho rằng, lô hội làm giảm đi các tác dụng phụ do xạ trị, hóa trị đem lại.

    Những phát biểu của ông liên quan đến sức khỏe trong sách chưa được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đánh giá. Điều này ghi ở trang đầu quyển sách.

    Đôi lời của người viết


    Khoa học không phủ nhận đặc tính trị bệnh của lá lô hội. Khả năng chống ung thư, hay ức chế, ngăn chặn các mô tăng sinh bất thường (antineoplastic) nhờ vào các hoạt chất anthraquinone, kích thích miễn nhiễm do các phức polysaccharide như acemannan, chống oxýt hóa, enzyme, kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm…và phải kể thêm cả các chất dinh dinh dưỡng vitamin, khoáng, nguyên tố vi lượng,… Những chất này nằm ở chất nhầy sệt (gel) và chất nhựa (latex)của lá lô hội.

    Nhưng từ những nghiên cứu in vitro (trong phòng thí nghiệm), để ra được những phương thức điều trị hiệu quả có tính sòng phẳng như kháng sinh diệt vi khuẩn, thì còn xa diệu vợi lắm. Với ung thư, dù là ung thư thứ gì đi nữa, vẫn còn là điều nhức nhối của nhân loại.

    Giả dụ lô hội có chữa được ung thư, thì cũng cần những thử nghiệm lâm sàng với quy mô nào đó mới đánh giá được. Rất tiếc, sách lại không đề cập đến vấn đề này.

    Với khảo cứu đầy cảm tính trong “Cancer can be cured” thật khó lòng thuyết phục về mặt khoa học. Trong thâm tâm, tôi xem syrup lô hội của tu sĩ Romano Zago có tính hỗ trợ điều trị, chứ không có khả năng trị được ung thư.

    Tôi cũng có người thân bị ung thư, và khi y học bó tay, tôi cũng “vái tứ phương”, từ máu rắn hổ đất cho đến lá đu đủ,…Cũng được đôi ba ngày hy vọng, và rồi cũng phải kết thúc theo số mệnh. Tôi viết bài này để chia sẻ đôi chút với những người cũng cảnh ngộ. Và nếu hiểu rằng, khi đã bị ung thư là chẳng còn gì để mất, thì liệu syrup lô hội có làm thay đổi số phận chăng? Tôi không khẳng định, và cũng không dám “đẩy đưa” hy vọng với bài thuốc này.

    Có điều, nếu muốn mua hy vọng với syrup lô hội, nên nhớ rằng, tu sĩ Romano Zago khuyên nên dùng lá lô hội tươi, hái xong là đem làm thuốc liền, chứ không phải những chai lô hội thực phẩm chức năng chế biến sẵn. Từ sữa chua nha đam cho đến giấy vệ sinh lô hội, thế giới này lạm dụng nha đam lô hội cho mục tiêu thương mại nhiều lắm rồi.

    Vũ Thế Thành


              
Last edited by Bạch Vân on Thứ tư 24/07/19 18:20, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Vũ thế Thành

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Lô hội của tu sĩ Romano
    khác lô hội ở Việt Nam thế nào?



    Lá lô hội mà tu sĩ Romano Zago dùng trong bài thuốc trị ung thư là loại aloe arborescens, nhưng cây lô hội phổ biến ở Việt Nam lại là loại aloe vera. Hai loai lô hội này khác nhau thế nào? Loại aloe vera trong nước có thể dùng để chơi canh bạc sau cùng với số mệnh không?





    Nhìn từ phía ngoài

    aloe arborescens vs aloe veraLô hội arborescens và lô hội vera đều thuộc giống (genus) liliaceous.

    Cả hai đều có đặc điểm chung là thân lá của chúng đều mẩy, mọng nước. Dùng móng tay ấn vào là ra nước ra nhựa, ấn mạnh nữa, thì ra chất sền sệt.

    Về bề ngoài, thì lô hội vera có bản lá to hơn, có màu xanh nhạt đến xanh xám, hoa màu vàng. Còn lô hội arborescens có màu xanh có vẻ sáng hơn một chút, hoa màu trắng, vàng, cam, đỏ, nhưng phổ biến nhất là hoa màu vàng. Cả 2 loại đều có răng cưa ở mép lá.

    Nhưng có lẽ nhìn vào cây lô hội thì dễ phân biệt hơn. Các lá của lô hội vera ngả ra phía sau (như các cánh hoa nở), nhưng chỉ ngửa lưng chừng, còn lá arborescens thì ngửa hẳn ra phía sau.

    Cây lô hội nói chung, dễ trồng, chịu nóng tốt hơn chịu lạnh, và không cần nhiều nước. Lô hội arborescens do lớp biểu bì nhiều hơn nên chịu được thời tiết khắc nghiệt hơn vera

    Loại nào tốt hơn?

    Ngoài cùng của lá lô hội là lớp da mỏng (biểu bì). Dưới lớp da là lớp lớp nhựa (latex), và trong cùng là chất sền sệt mà người ta gọi là gel. Lớp da của lá lô hội coi như không đáng kể. Các hoạt chất có tính trị liệu nằm ở lớp nhựa và lớp gel. Sự khác biệt của các loại lá lô hội chủ yếu là tỉ lệ các hoạt chất nằm ở 2 lớp này.

    Vỏ lá bị trầy sẽ tươm ra chất nhựa màu vàng nâu rất đắng. Các hoạt chất chính trong chất nhựa này gọi chung là aloin, gồm các chất thuộc nhóm anthraquinone. Aloin thường được dùng làmthuốc xổ, nhuận trường, nhưng nếu dùng nhiều gây đau quặn bụng, tiêu chảy,… Loài vera có ít nhựa đắng hơn arborescens.

    Lớp trong cùng là lớp sền sệt (lớp gel), chứa nhiều loại polysaccharides có tính kích thích miễn nhiễm,được xem là có khả năng chống ung thư.

    Trong lá lô hội còn nhiều thứ khác nữa như các khoáng, vitamin, acid amin,enzymechất chống oxýt hóa,… có thể giúp kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, giảm đau,..

    Có khoảng hơn 300 loài lô hội, đa số cấu tạo của chúng đều có 3 lớp như thế, nhưng để sử dụng làm thuốc phổ biến nhất là lô hội vera. Loài Arborescens chỉ trở nên nổi tiếng sau khi tu sĩ Romano Zago quảng bá công thức lô hội của ông.

    Trong sách “Cancer can be cured”, tu sĩ Romano Zago đưa ra nhận xét của Viện Palatinin Salzano Venezia (Ý), “lô hội arborescens chứa hơn 70% thành phần hoạt chất chống ung thư, so với lô hội vera chỉ có 40%”

    Nhận xét như thế có phần…bí hiểm, và khó lòng đánh giá được loại nào tốt hơn. Giả dụ lô hội có chữa được ung thư, thì cũng cần những thử nghiệm lâm sàng với quy mô nào đó mới đánh giá được. Rất tiếc, sách lại không đề cập đến vấn đề này.

    Tuy nhiên, trong số hơn 300 loài lô hội, tu sĩ Romano chỉ đề cập đến 2 loại vera và arborescens cho mục đích chữa ung thư. Ông xem dùng lô hội vera là chấp nhận được.

    Trong các loài lô hội, thì loài vera được khoa học nghiên cứu nhiều nhất, và cũng được dùng phổ biến nhất, đặc biệt là trong mỹ phẩm, vì phần sền sệt (gel) của nó có nhiều, nên khai thác hiệu quả hơn về mặt thương mại.

    Nhưng dùng làm thuốc xổ hay nhuận trường, người ta lại dùng lô hội ferox, vì loài này có nhiều chất nhựa đắng hơn.

    Ở Hoa Kỳ, chất aloin trong lô hội chưa được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép dùng làm thuốc xổ, hay nhuận trường, vì chưa nhận được báo cáo mức an toàn đầy đủ. Nhưng ở Châu Âu, thì được phép.

    Lạm dụng lô hội để trị bệnh hay làm đẹp cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại, nhất là phụ nữ có thai. Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

    Khi thực phẩm chức năng vào cuộc

    Lô hội arborescens chỉ mới được nghiên cứu gần đây thôi. Khi sách “Cancer can be cured” ra đời, và nhất là khi mấy tay sản xuất thực phẩm chức năng vào cuộc thì lô hội arborescens được tôn vinh là thần dược, và người ta biến những trích dẫn 70% hay 40% của Romano trở thành kinh thánh. Họ chế ra các chiết xuất từ lô hội arborescens, pha mật ong, rượu, rồi đóng chai, bán cả trăm dollar /lọ.

    Tội nghiệp tu sĩ Romano Zago bị lạm dụng một cách đau khổ. Ông hướng dẫn người bệnh tự pha chế với lá lô hội, mật ong và rượu, là những thứ dễ kiếm, rẻ tiền.

    Lá lô hội phải dùng là lá tươi vừa mới hái. Điều này không phải là không có căn cứ khoa học. Các hoạt chất trong lá lô hội, nhất là phần sền sệt (gel) sau khi xay nghiền, bị suy giảm chất lượng rất nhanh. Mật ong trong bài thuốc cũng có ít nhiều tác dụng bảo quản, nên thuốc có thể lưu trữ trên dưới 10 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Còn những chai “lô hội chức năng” phải dùng thêm chất bảo quản.

    Tôi không có cơ hội chứng kiến lô hội trị được ung thư, nên rất tiếc, không tin lắm vào khả năng thần thánh trị ung thư của lô hội. Lợi ích của lô hội, nếu có, chỉ là hỗ trợ điều trị mà thôi (thật ra, “hỗ trợ điều trị” cũng là điều gì đó thật mơ hồ để nhận diện). Khoa học cũng không khẳng định lô hội trị được ung thư, kể cả những bệnh khác như tiểu đường, HIV, xơ gan,…mà nhiều quảng cáo gán cho lô hội chế ngự được.

    Tuyệt vọng thì cũng nên mua hy vọng, nhưng nên mua đúng cách, đúng tiền, chứ không phải mua lời ngon ngọt từ những người bán thực phẩm chức năng.

    Vũ Thế Thành


    Nguồn:https://vuthethanh.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Vũ thế Thành

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Trở về cát bụi




    Cả năm toàn viết về an toàn thực phẩm rồi, khô, nhạt, và chán… Tết đến tới nơi rồi, định post một bài ăn chơi, rượu chè chẳng hạn, cho có không khí…

    Mấy ngày nay báo nói về vụ Đồng Tâm, một Đồng Tâm tang thương. Tôi đọc giữa 2 hàng chữ, không đành lòng nói chuyện vui chơi rượu chè nữa, dù là có hơi hám của attp.

    catbui-2Chợt nhớ đến bài hát “Trở về cát bụi” của Lê Dinh. Có lần tôi nói đến một chút cảm nhận của mình về ca khúc này trong tùy bút “Già đầu còn mê nhạc sến”. Xin trích lại,

    Trích : “….Tình huống dưới đây là giọt nước tràn ly khiến tôi nhảy vọt qua nỗi “sợ hãi”. Cách nay đã lâu, tôi đi dự đám tang của người thân. Đội kèn Tây được mời đến để thổi nhạc vào lúc di quan đã chơi bài Trở về cát bụi của Lê Dinh. Bản này tôi đã nghe sơ xịa ở đâu đó rồi. Hôm đó ban nhạc đang chơi bỗng nhiên dừng thổi và cả chục tay nhạc công bỗng cất tiếng hát.

    • “… Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó.
      Trời đã ban cho ta cám ơn trời cuộc sống hôm nay.
      Mai kia mốt nọ, trở về cát bụi giàu khó như nhau
      Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ cho…


    Giọng hát ồm ồm của mấy ông thổi kèn nghe như tiếng loa trầm rách màng, vậy mà tôi nghe như mới, nghe như nuốt từng lời, tưởng như người quá cố đang tâm tình với mình trước giờ vĩnh biệt.

    “… Người ơi xin nhớ cát bụi là ta, mai này chóng phai…”

    Trịnh Công Sơn cũng có bản nhạc Cát bụi với lời lẽ hoa mỹ đầy tính triết học hơn nhiều, nhưng tôi phải thu hết can đảm để thú nhận rằng, bài Trở về cát bụi của Lê Dinh đã thấm vào người tôi nhiều hơn. Bây giờ nghe lại, vẫn thấy phê, vẫn thấy gần gũi trong từng cách ứng xử của đời người. “ (ngưng trích)

    Tết đang đến, sao lại có thể bất cận nhân tình ở Đồng Tâm thế này???

    Bây giờ, tôi nhẩm trong đầu câu hát “…Này nhà lớn, lầu vàng son, này lợi danh, chức quyền cao sang có nghĩa gì đâu … sao chắc bền lâu! Xem như nước trôi qua cầu….”

    Tôi share bài hát “Trở về cát bụi”, như là lời tiễn biệt đến cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm – R.I.P

    Vũ Thế Thành , 11/1/2020

    Nguồn:https://vuthethanh.com



          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Vũ thế Thành

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    “Sài Gòn bún bò không bản quyền” của Ngữ Yên: Đọc chơi, hiểu thật về ẩm thực bình dân



    Sài Gòn bún bò không bản quyền là tựa đề của một bài tùy bút của Ngữ Yên, nói về các phiên bản của món bún bò Huế, từ rẻ tới đắt ở Sài Gòn.





    Món ăn mà cũng có bản quyền, nghe lạ. Mà đó là chuyện thật, khi chính quyền Huế đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Bún bò Huế”. Mặc kệ! Tôi ăn bún bò Huế từ thuở nhỏ cho đến lúc bạc đầu, khi ăn ở Sài Gòn, Đà Lạt, lúc ở Huế… Thậm chí bún bò Huế ở khu Eden, Virginia bên Mỹ cũng mò tới. Xứ Mỹ thiếu rau muống chẻ, thành thử miệng đầy bún thịt mà nhai cứ như nuốt chửng… Cũng mặc kệ! Bún bò Huế nơi nào ngon, giá rẻ là tôi xáp tới và tái ngộ dài dài, khỏi cần logo nhãn hiệu gì ráo cho rườm rà quý tộc.

    Ngữ Yên chắc cũng nghĩ vậy, nên mới ra “tuyên ngôn” bằng tựa đề bài báo Sài Gòn bún bò không bản quyền, thậm chí còn lấy “tuyên ngôn” này làm tựa cho cả quyển tạp văn nói về chuyện ăn vặt (mà như ăn thiệt) ở khắp mọi miền đất nước.

    Sài Gòn chẳng có thứ nào đặc sản, kể cả con người. Tứ xứ ai vô Sài Gòn ở lâu lâu một chút, là thành người Sài Gòn. Cái tên Sài Gòn như thứ đồ… “chùa”, bá tánh xài tá lả. Tên “chùa” nhưng có đặc điểm riêng. Sài Gòn đồng hóa con người, món ăn nhập cư lẹ lắm. Phở Bắc vô tới Sài Gòn mà thiếu tương đỏ tương đen, ngò gai rau thơm giá trụng, là coi như… thua.

    Sài Gòn có món ăn nào gọi là đặc sản đâu, nên nó chẳng cần “cưỡng chế” tên tuổi ai cả, nói gì tới bản quyền, logo nhãn hiệu… Bún mắm Bạc Liêu, hủ tíu Mỹ Tho, bánh canh Trảng Bàng, miến lươn xứ Nghệ, bánh đa cua Hải Phòng… vô tới Sài Gòn vẫn là cái tên món ăn đó, nhưng lại được thêm thắt vào hương vị Sài Gòn. Bún bò Huế ở Huế hương vị khác bún bò Huế ở Sài Gòn là vậy.

    Thế hương vị Sài Gòn là gì? Không thể diễn đạt thành lời, nhưng có lẽ đó là “hương vị” của sự bao dung, hào sảng, phóng khoáng…, như cái nheo mắt, nhếch miệng dưới ánh nắng của thằng nhỏ chơi đánh đáo.

    Quyển tản văn Sài Gòn bún bò không bản quyền của Ngữ Yên gồm hơn bảy chục bài về món ăn vật lạ đủ mọi miền, có món chưa chắc dân Sài Gòn, Hà Nội đã được thưởng thức, nếu không chịu lê gót ăn rong… tại chỗ. Tôi lựa ra ba bài để tán chuyện ăn vặt chơi.

    Tôi thích bún bò, nên chọn bài bún bò ra tán trước. Tôi nếm mùi bún bò đầu tiên từ năm lên mười. Bà hàng xóm sau nhà, nhai trầu, trọ trẹ giọng Quảng (Ngãi) bán bún bò ở chợ. Mới sáng sớm, chừng bốn, năm giờ, phi hành mỡ thơm lừng, hành khứu giác thằng nhóc không sao ngủ lại được. Bún bò Huế theo tôi đến giờ khởi đầu là mùi hành phi, rồi mới tới mùi bò, thoang thoảng mùi mắm ruốc. Có khi chẳng thấy thịt bò đâu, chỉ toàn thịt heo, giò heo. Xóm nghèo mà!

    Bún bò của Ngữ Yên cũng tán hươu tán vượn đủ loại phiên bản bún bò, nhưng vỉa hè là chính, chứ bún bò “cứa cổ”, giá 70.000 đồng/tô chỉ nói phớt qua. Mà phớt qua có khi lại đúng. Gần hai chục năm trước, tôi đi với một nữ đồng nghiệp người Mỹ ra Huế công tác. Cùng là dân an toàn thực phẩm với nhau cả, nên mình cũng phải biết điều, dẫn ẻn vào quán deluxe, bày biện khăn bàn, bình hoa, và bún bò Huế phục vụ đúng kiểu cung đình xứ Huế… Ăn xong, hỏi ngon không, ẻn cười hờ hững “very good”. Tôi khá rành văn hóa “very good” của Tây, nên miễn bàn ở đây. Mà tôi cũng thấy bún bò cung đình ở đây… very good như Tây! Tối, đi lang thang ngắm Huế, ghé quán bún bò vỉa hè đường Nguyễn Tri Phương, xóa bàn làm lại. “O bún bò” nấu nước lèo trong cái nồi khum khum như cơi trầu ngoài Bắc. Ngon sướng miệng!

    Bởi thế không lạ khi Ngữ Yên dành nhiều chữ trong bài cho các phiên bản bún bò Huế vỉa hè. Chuyện cười, mà tôi nghĩ là có thật, trai xứ Quảng, đụng bún bò Huế “không bản quyền” ở vỉa hè Sài Gòn, ngồi loạng quạng té ghế, văng cục giò heo, tiếc của không dám lượm lên. Ngữ Yên đề nghị, ăn vỉa hè nên có bảo hành cho đến hết tô. Ăn chưa hết, lỡ văng cục giò phải bù lại…

    Tạp văn thứ hai, Thời khô nửa nắng, và góc tư nắng. Cá, mực một nắng thì ai cũng biết. Phơi nhiều nắng, cá khô queo, để được lâu, nhưng khô cứng và mặn quá, ăn mất ngon. Mất ngon vì thiếu nước để đẩy đưa hương vị ngọt thịt của cá. Mất ngon vì sợi thịt mất đi độ dai… Bởi vậy mới phơi một nắng. Chỉ cần một trưa nắng là đủ, để hương vị và cấu trúc của thịt cá ở mức cao nhất.

    Ngữ Yên kể, ở Bình Thủy (Cần Thơ) người ta phơi cá nửa nắng, thậm chí chỉ còn góc tư nắng. Sao vậy? Tinh tế ẩm thực là phơi vừa phải. Phơi theo cỡ; cá cỡ to một nắng, cỡ nhỏ nửa nắng, nhỏ hơn nữa thì phần tư nắng. Thế nào là to là nhỏ, là to bề ngang hay bề dài? Không biết. Chỉ biết là phơi vừa phải thì hương vị của khô mới tới, sợi thịt mới tới. Đó là chưa kể, sau đó chế biến khô thế nào cho bắt mồi. Dân gian có lắm kinh nghiệm ẩm thực mà khoa học chạy theo cũng phát mệt.

    Bài nữa, Về Phong Điền ăn chạo ốc. Ốc mà đem làm chạo! Trời đất, tin nổi không? Chạo trong Nam là thứ thịt giã, quết thiệt nhuyễn, ướp gia vị đắp vào lọn mía non hay khúc sả, rồi đem nướng. Phải nhuyễn, phải dính mới bám vào mía được chứ. Tôm muốn giã làm chạo cũng phải trộn với thịt heo mới có độ nhuyễn để ra món chạo tôm. Còn ốc? Tôi hỏi, Ngữ Yên nói… ốc bươu. Con ốc này, cái đầu nó xậm xựt như gân sụn thì làm sao mà giã nhuyễn, giã quết ra chạo được. Vậy mà một nữ “quái kiệt” ở Phong Điền làm được, làm mà không cần hỗ trợ của thịt heo để tăng độ kết dính. Bái phục!

    Phong Điền ở xứ Huế. Chạo tôm là món quý tộc xứ Huế. Dân Huế tha hương vô Cần Thơ lập nghiệp, nhớ Huế ra rít, nên mới có huyện Phong Điền ở Cần Thơ, có luôn món chạo tôm ngoài Huế. Và bây giờ sáng tạo thêm món chạo ốc (bươu) Phong Điền – Cần Thơ, không phải Phong Điền xứ Huế.

    Ngữ Yên học mót từ bà chủ quán, về làm chạo ốc trớt quớt, phải cầu viện tới thịt heo giã nhuyễn mới quấn vào lõi mía được. Tìm thầy hỏi lại, ỏn ẻn thế nào, chủ quán tiết lộ bí quyết, là phải làm sạch hết nhớt trong ốc mới giã thành chả quết dính được. Ngữ Yên kể lại trong sách như thế.

    Ẩm thực dân gian của mình đa dạng thiệt… Tôi cũng một thời lang bạt ở miền Tây, miền Trung về công nghiệp thực phẩm, ăn vặt cũng nhiều, nhưng lắm loại cá hay món dân dã trong sách của Ngữ Yên, tôi chưa từng nghe đến, nói gì tới thử chơi cho biết.

    Ngữ Yên là kẻ ăn rong. Không phải ở những quán sang trọng, mà là ăn rong vỉa hè. Không chỉ là vỉa hè Sài Gòn, mà là vỉa hè ở mọi miền đất nước, từ vùng sông nước Cửu Long đến núi rừng ven biển Phú Yên Bình Định… Sản vật, địa lý, văn hóa, điều kiện sống, người dân… mỗi nơi mỗi khác. Ngữ Yên đến vỉa hè đâu chỉ để ăn, mà còn để hỏi, nhâm nhi bia rượu tán phét với (ông) chủ, hay đưa chuyện làm quà với (bà) chủ, để khai thác đủ thứ chuyện trên đời.

    Từ văn hóa địa phương hình thành văn hóa ẩm thực bình dân, gọi là vỉa hè, nghe… bụi hơn. Các bài ẩm thực của Ngữ Yên lồng ghép được cả hai thứ văn hóa này. Ăn rong bụi bặm, lại biết đủ thứ chuyện quanh món ăn, như ngạn ngữ phương Tây “You are what you eat”, cũng sảng khoái lắm chứ!

    Bún bò Sài Gòn không bản quyền, nhưng quyển Sài Gòn bún bò không bản quyền của Ngữ Yên chắc là có… bản quyền. Không bản quyền sao được khi cả mấy năm trời rong ruổi ăn vặt lề đường xó chợ mới viết ra được đủ thứ chuyện như thế!


    Vũ Thế Thành


    Nguồn:https://saigonthapcam.wordpress.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Vũ thế Thành

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Em là người Việt gốc ruốc




    Ruốc thì đem làm mắm, chứ sao lại chượp ra nước mắm ruốc được, nhiều người hỏi tôi như thế. Nước mắm ruốc đúng là có thật! Vài nhà thùng gửi biếu, và tôi đã nếm “chay”đôi lần. Nhưng chỉ mới đây ra Huế, tôi mới thử “mặn”: thưởng thức đồ ăn chấm nước mắm ruốc.



    Hai bạn ở Huế dẫn tôi đi thăm nơi làm mắm ruốc ở Phú Hải, cách Huế chừng non hai mươi cây số. Con ruốc nhỏ xíu vậy chứ nhiều tên lắm, có nơi gọi là con moi, con tép moi, tép biển… Ông chủ lò mắm (ruốc) nói, dân Huế gọi ruốc là con khuyếch. Ông cẩn thận đánh vần, sợ tôi hiểu nhầm qua chữ… khuyết. Tôi cắc cớ, sao dân Huế không gọi là mắm khuyếch luôn cho chuẩn “nguyên gốc”. Ông cười huề tiền, biết mô!

    Ruốc đem làm mắm thì ai cũng biết, nhưng nước mắm ruốc từ đâu ra – Thì từ mắm mà ra.

    Làm mắm là lấy thủy hải sản, tôm mực bạch tuộc, cá biển cá đồng, tép lớn tép nhỏ, cua cáy… đem ủ chượp với muối là ra mắm hết. Ra mắm rồi, mùi vị có vừa miệng, vừa mũi hay không lại là chuyện khác.

    Con ruốc có bà con xa với loài tôm tép, cũng vỏ cứng (giáp xác), cũng mười cẳng có khớp, nhưng tạng người nhỏ xíu, to lắm cũng chưa bằng cái đầu đũa dẹp.

    Ruốc lớn (thì cũng cỡ đầu đũa) được đem phơi khô rồi chế biến ra đủ món ăn như bắp xào ruốc, ruốc xào khế… Ruốc khô trở thành quý tộc khi rắc vài con đo đỏ vào món bò bía. Còn ruốc “nhi đồng”, bé tí tẹo, ăn đâu bõ bèn gì, chỉ có nước đem làm… mắm. Không chỉ ra mắm, mà còn ra nước mắm ruốc.

    Về mặt khoa học, làm mắm là cắt protein của ruốc thành acid amin với sự xúc tác của enzyme trong nội tạng thủy sản. Còn mùi mắm phát sinh ra muộn lắm, nhờ tác động của vi khuẩn kỵ khí khi ủ chượp. Quá trình này nôm na gọi là lên men, tương tự như ủ chượp làm nước mắm và các loại mắm khác.

    Mùi mắm là chuyện bí hiểm, khoa học còn lờ mờ chưa hiểu biết hết. Rõ ràng không mùi mắm nào giống mắm nào; mùi mắm cá linh khác mùi mắm cá lóc, mắm sà rinh khác mắm cà xỉu… Thậm chí, cũng là con ruốc đem làm mắm tôm cũng được, mà làm mắm ruốc cũng được. Dĩ nhiên, cách làm mắm tôm, mắm ruốc khác nhau một chút. Một đàng cứ ruốc mang về là chượp muối, một đàng phơi nắng sơ rồi mới chượp. Hai loại mắm này, đứng xa cả thước cũng phân biệt được mùi.

    Thế còn nước mắm ruốc? Trong quá trình ủ chượp, nước tiết ra từ mắm. Đem lọc cái ra cái, nước ra nước. Cái là mắm ruốc, nước là nước mắm ruốc. Cả trăm ký mắm ruốc, mới “thải”ra được hơn mười lít nước mắm ruốc.

    Làm mắm thì ra… mắm là chính. Mắm ruốc là chính phẩm. Nước mắm ruốc là phụ phẩm. Chính phẩm tung đi khắp nơi để bán, phụ phẩm chỉ tiêu thụ loanh quanh ở địa phương, nên ít người biết.

    Nước mắm ruốc là dịch tiết ra từ mắm, kéo theo rất nhiều đạm amin tan vào đấy. Con ruốc tí tẹo, vỏ nhiều hơn thịt, vậy mà độ đạm của nước mắm ruốc cũng khoảng 25-30, có khi hơn. Độ đạm cỡ đó là niềm mơ ước của nước mắm “thứ thiệt” (từ cá biển) ở các nhà lu, nhà lù ở Mũi Né (Phan Thiết), Cửa Khe (Quảng Nam), Mỹ Thủy (Quảng Trị), Vạn Phần (Nghệ An), Vạn Vân (Hải Phòng)…

    Ra được nước mắm “thứ thiệt”, bỏ xác lấy nước (mắm). Ra được nước mắm ruốc, ngược lại, bỏ nước lấy cái. Bỏ nước thì không đúng, nhưng nước bị đối xử như hàng… phụ phẩm!

    Phụ phẩm là thứ gì đó miễn cưỡng, tôi nói không quá đáng đâu. Một nhãn hiệu làm mắm tôm khá lừng lẫy ở Thanh Hóa, tôi nói tên luôn, là Lê Gia. Ủ chượp ruốc làm mắm tôm thì dịch cũng tiết ra. Ông chủ Lê Gia nói với tôi, cháu phải lọc bớt nước này ra, nếu không mắm tôm bị loãng, khách hàng tưởng mình ăn gian. Vứt nước đó đi à? Dạ không, cháu đem phơi tiếp làm nước mắm ruốc.

    Coi đó, làm mắm tôm mà phụ phẩm là nước-mắm-ruốc, chứ không chịu gọi là nước-mắm-tôm. Có điều nước mắm ruốc lấy từ mắm ruốc chỉ cần một năm là mùi đã chín dịu. Còn từ mắm tôm, thì phải đem nước đó đi phơi ủ thêm một năm nữa mùi mới đằm lại. Tính ra, làm mắm tôm một năm, ra nước mắm ruốc hai năm.

    Với dân làm mắm, có câu nói nghe quen quen, đó là, họ ăn của ruốc không từ (sót) thứ gì.

    Ruốc sống ở vùng nước lợ, cửa sông, ven biển. Việt Nam có bờ biển dài, nên vùng nào hầu như cũng có ruốc, nhưng ruốc ngon thích hợp để làm mắm lại tùy vùng. Vùng duyên hải miền Trung, từ Thanh Hóa, Nghệ An kéo dài xuống Phú Yên, Phan Thiết vào những tháng hè đầu thu là vào mùa ruốc, vỏ mỏng thịt dày, làm mắm mới ngon, mới bắt mắt, bắt mùi, bắt vị. Có điều dân Bắc lấy ruốc làm mắm tôm, dân Nam lấy ruốc làm mắm ruốc. Rừng nào cọp nấy!

    Mắm chỉ là thứ gia vị có đạm. Món nào ăn với mắm đó, dân vùng nào quen mắm vùng đó. Dân Bắc ngửi mùi mắm tôm thấy thơm, dân Huế ngửi mùi mắm ruốc thấy dịu. Tráo qua đổi lại, ngửi nhầm mùi mắm là coi như… đổ máu. Còn dân Sài Gòn (như tôi), chỉ biết xài chứ không biết làm, khẩu vị tạp nham, ưng gì xài nấy, huống gì nước mắm ruốc.

    Nước-mắm-ruốc coi vậy chứ lại là thứ trung dung, nói theo kiểu kinh tế học là, tận dụng cho bằng hết. Đạm chứ có phải bột đâu mà lãng phí. Chỉ là phụ phẩm, nhưng mấy ai biết, nước mắm ruốc chính là thứ tinh túy nhất từ ruốc. Độ đạm cao, cao hơn chính phẩm (mắm), do đó vị đậm đà, hậu vị ngọt rất rõ ở cuống họng. Còn mùi? Nước mắm ruốc không thơm nồng mùi nước mắm thông thường, mà chỉ thoang thoảng mùi ruốc khô.

    Mắm là mùi, mùi thoang thoảng thì cam phận loanh quanh ở quê nhà. Kẻ tha hương, ai nhớ thì đặt hàng, nước mắm ruốc mới có dịp đi xa chút đỉnh.

    Làm mắm ruốc (cũng là làm nước mắm ruốc) vất vả hơn làm mắm tôm, vì phải phơi ruốc trước khi chượp. Mưa Huế dài lê thê… Làm mắm phải trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, chỉ cần phơi sai ngày, sáng nắng chiều mưa, sáng mưa chiều nắng, chạy không kịp là hư ruốc, một ông chủ lò mắm ở Phú Hải nói thế.

    Hai bạn ở Huế chở tôi đi thăm vùng làm mắm ruốc, Long – giảng viên thủy sản Đại học Nông Nghiệp, và Minh – phân phối mắm ruốc. Minh trước đây làm cho Tổ chức Phát triển Kỹ nghệ của Liên Hiệp Quốc (UNIDO), đi sâu vào mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Dân làm mắm chỉ biết làm mắm, ai mua thì bán, có biết marketing mô tê gì đâu. Minh lập cơ sở kinh doanh, đặt hàng theo tiêu chuẩn riêng của mình, dán nhãn hiệu rồi tổ chức phân phối.

    Minh nói, em muốn mắm ở Huế đi xa, mắm ruốc thì dễ vì Huế nổi tiếng về thứ này rồi, nhưng nước mắm ruốc còn khó khăn, vì sản lượng ít quá, có bao người biết đến nó đâu.

    Ruốc ở Huế không có đủ, phải lấy thêm từ Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định mới đủ để làm mắm. Mắm và nước mắm ruốc của Minh có nhãn hiệu Cơm Vàng. Ở Phan Thiết cũng có công ty làm nước mắm và mắm ruốc thương hiệu Cá Vàng. Họ mơ ước biến ruốc thành vàng. Còn mắm Lê Gia có sẵn thương hiệu rồi, họ không cần… vàng.

    Trên đường về lại Huế từ Phú Hải, tôi thấy nhiều nhà làm mắm ruốc, cả vài chục lu chượp phơi ở sân nhà. Các bạn Huế dừng xe bên biển Thuận An mênh mông, vài con diều bay trên bãi. Tôi đang đứng ở dải ngăn cách, một bên là biển, một bên là đuôi phá Tam Giang trước khi đổ vào sông Hương.

    Đến Huế người ta chỉ tìm đến hoàng cung lăng tẩm, bỏ qua nơi hẻo lánh này, thành thử nơi đây cảnh đẹp còn hoang dã, dân tình chất phác. Long nói, dân vùng này đi vượt biên nhiều lắm, họ gửi tiền về cho thân nhân, nên dân mới có vốn làm mắm, có nhà làm cả trăm lu mắm. Chượp cả năm mới ra mắm, nên cần vốn có khi cả tỷ.

    Dân vượt biên nhiều, hèn gì trên đường, tôi thấy rải rác vài nghĩa địa “lăng tẩm”. Người Huế nặng tình gia tộc, sĩ diện và có đời sống tâm linh cao, nên chuyện xây “lăng tẩm” đúng sai, thật khó nhận xét.

    Tôi đến Huế vào giữa tháng bảy, tính qua âm lịch là khoảng thời gian dân Huế cúng kiếng để tưởng nhớ những oan hồn khi kinh thành thất thủ năm 1885. Những kẻ võ biền, chủ chiến chỉ biết húc đại vào đồn Mang Cá bất kể mạng dân. Pháp chết 16 lính, còn quân dân Việt cả vạn, chưa kể cướp bóc, hãm hiếp… Còn những ngày tưởng nhớ khác nữa. Huế nhỏ tí tẹo, mà sao oan khiên lớn thế…

    Chiều đó, hai bạn Huế dẫn tôi đi quán vỉa hè, ăn bánh bột lọc, bánh nậm, chả cây Huế… chấm với nước mắm ruốc. Mấy món này tôi ăn đã ăn ở Sài Gòn, nhưng chấm với nước mắm ruốc thì chưa. Quả thật vị đậm đà hẳn lên.

    Tối hôm sau, “quan đi khám điền thổ”, tôi ghé quán vỉa hè ở Đập Đá, gọi món vả trộn tôm thịt. Vả là đặc sản của Huế, giống như trái sung, nhưng không chát, và to hơn sung nhiều. Nước chấm đi kèm là xì dầu và nước mắm. Tôi ngửi, rồi quay lại hỏi chủ quán, Ở đây không có nước mắm ruốc à? – Dạ có chứ, nhưng sợ khách du lịch không quen mùi nồng, nên không dọn ra. Tôi khoát tay sành điệu, Trả lại ông hai chén nước chấm này, lấy cho tôi nước mắm ruốc, loại chượp càng lâu càng tốt. Đon đả làm ngay. Một lời khiếu nại mà chủ nhân hài lòng.

    Người Huế nêm gì cũng chút mắm ruốc, món gì cũng chấm nước mắm ruốc. Mùi ruốc ngấm vào xương tủy dân Huế. Một o Huế nói, tôi là người Việt gốc ruốc. Ruốc thì được rồi, nhưng tôi không biết mùi o (nói) là mùi mắm ruốc, hay nước mắm ruốc. Có lẽ cả hai.

    Vũ Thế Thành

    Nguồn:https://vuthethanh.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Mì gói ung thư – Luật chơi mỗi nơi mỗi khác

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Mì gói ung thư – Luật chơi mỗi nơi mỗi khác






    Ethylen oxide (EtO) là chất khí, không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau. EtO chủ yếu được dùng trong kỹ nghệ dệt, lạnh, plastic… Trong y học, EtO dùng để sát khuẩn các dụng cụ y tế, trong thực phẩm để bảo quản nông sản các loại.

    Bài này chỉ nói về ứng dụng của EtO trong thực phẩm, các điểm lợi – hại và luật chơi về an toàn thực phẩm.

    Ethylen oxide gây ung thư qua đường hô hấp

    Ethylen oxide không phải là phụ gia thực phẩm để đưa vào chế biến. Nó được dùng ở dạng khí dung để phun vào nông sản như các loại hạt, đậu để diệt khuẩn và nấm mốc. Vì là chất khí, EtO sẽ bay hơi, một số ít còn tồn đọng trong thực phẩm.

    Hít thường xuyên khí EtO có thể gây kích ứng da, mắt mũi, cuống họng, phổi, gây tổn thương não và hệ thần kinh, và sau cùng có thể gây ung thư cho người nếu EtO hiện diện với nồng độ cao trong không khí. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), ung thư do EtO gây ra được ghi nhận chủ yếu là ung thư máu, dạ dày và vú.

    EtO là chất gây ung thư qua đường hô hấp đã được khẳng định, không còn là điều tranh cãi trong giới khoa học nữa.

    Tuy nhiên, khí EtO tản mác rất nhanh trong không khí, nên tác hại của khí EtO có tính nghề nghiệp, chủ yếu xảy ra trong môi trường sản xuất EtO hoặc dùng EtO làm nguyên liệu. Còn trong bảo quản nông sản, tác hại của khí EtO nhiễm qua đường hô hấp không được quan tâm nhiều.

    Qua đường tiêu hóa lại là chuyện khác

    Thế dư lượng EtO đọng lại trong nông sản thì sao? Nói cách khác, EtO lây qua đường tiêu hóa, ăn uống có tác hại không? Đây còn là vấn đề tranh cãi.

    Khi EtO có mặt trong thực phẩm, nó dễ dàng chuyển hóa thành ethylen glycol, hoặc các halogenur như 2-chloroethanol (2-CE) và 2-bromoetanol. Những chất này (kể cả EtO), dù chưa có bằng chứng gây ung thư, nhưng thí nghiệm cho thấy có thể gây ngộ độc gen.

    Đây là điều mà một số nhà khoa học lo ngại, dẫn đến mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về EtO trong thực phẩm.

    Châu Âu (EU) không cho phép dùng EtO trong khử trùng nông sản, như một giải pháp “giết lầm hơn bỏ sót”, và xem chất EtO như là thuốc trừ sâu (dù chưa nghe nói EtO diệt được sâu, được rầy, nhưng diệt khuẩn và nấm mốc là điều chắc chắn). Năm 2003, Úc cũng theo chân EU, cấm dùng EtO.

    Hoa Kỳ và Canada vẫn cho phép dùng EtO trong bảo quản nông sản, với giới hạn dư lượng nới rộng hơn nhiều so với EU. Còn các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Ủy Ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) cũng cho phép dùng EtO, và không có ngưỡng giới hạn. Tiêu chuẩn Việt Nam đi theo Codex, nên cũng không giới hạn EtO.

    Như vậy, hiện nay chỉ có EU và Úc là cấm dùng EtO trong bảo quản nông sản, còn các nước khác thì thả lỏng.

    Từ vụ ethylen oxide trong hạt mè ở châu Âu…

    Năm ngoái (2020), dù vẫn còn đang giãn cách về dịch Covid, châu Âu cũng dính vào vụ việc khá ồn ào lên quan đến EtO. Khoảng 268 tấn hạt mè nhập từ Ấn Độ đã bị thu hồi ở Bỉ vì có dư lượng EtO. Khá nhiều trong số lô hàng hạt mè này có giấy chứng nhận nông sản hữu cơ do tổ chức đánh giá ở châu Âu cấp.

    Vì không phải là phụ gia thực phẩm nên EtO không được phép đưa vào chế biến, nhưng trong thực tế, EtO được dùng để phun vào nông sản như các loại đậu, hạt có dầu để diệt khuẩn và nấm mốc. Các loại gia vị như bột tiêu, bột nghệ, bột gừng, ớt khô, mè, các gói gia vị hỗn hợp…, hoặc các loại bánh có hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt dẻ… rất được các cơ quan an toàn soi mói về nguy cơ nhiễm khuẩn như Salmonella, E. coli, nấm mốc, men. EtO lại là chất lý tưởng để tiêu diệt những mầm bệnh này mà không gây tổn hại đến mùi vị sản phẩm như các phương pháp diệt khuẩn khác như chiếu xạ.

    Thế giới hiện nay đi theo chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi EtO có gây ung thư hay không chưa có bằng chứng, mà EU lại chơi nghiệt kiểu dung sai bằng 0 (zero tolerance) như thế thì chỉ còn nước họ tự sản tự tiêu.

    Nhiều nước thành viên trong khối EU cũng thấy điều đó không ổn. Trong thực tế, một khi đã cấm dùng EtO trong bảo quản nông sản, thì không cần đặt ra ngưỡng giới hạn làm gì cho tốn công. Chỉ cần test: Yes or No là cho qua hay loại bỏ.

    Dù sao cũng nên có chút gì đó… “thông cảm” chứ, nếu không thì chơi với ai? Do đó, EU đành phải đưa ra ngưỡng giới hạn, dù rất thấp. Nghĩa là ngầm ngầm làm lơ chuyện xài EtO với các nước xuất khẩu, miễn là dư lượng EtO không được vượt mức cho phép.

    Hiện nay quy định của châu Âu về EtO như sau với mức giới hạn tùy thuộc vào loại sản phẩm:

    • Gia vị, trà, ca cao do sử dụng rất ít nên chỉ được phép có mức cao nhất: 0,1 mg/kg.

      Các loại hạt có dầu quy định gắt hơn với mức 0,05 mg/kg.

      Các thực phẩm được tiêu thụ nhiều hơn như trái cây, mứt, rau, ngũ cốc ở mức gắt gao nhất: 0,02 mg/kg.


    Hoa Kỳ có mức giới hạn EtO rất hào phóng, cho phép EtO cao gấp cả vài trăm lần so với EU, từ 7 cho tới 940 mg/kg, tùy loại sản phẩm

    … cho đến vụ ethylen oxide mì Hảo Hảo – Thiên Hương

    Báo chí mới đây đang ồn ào về vụ mì gói Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland vì dư lượng EtO, rồi lại “băn khoăn” về mì gói Hảo Hảo, liệu có chất gây ung thư trong đó hay không. Gần đây hơn nữa, mì gói Thiên Hương cũng bị EU “vịn” vì dư lượng EtO

    Ireland là quốc gia thành viên EU. Công ty Acecook xuất hàng sang EU phải tuân thủ luật chơi của EU, nên vi phạm bị thu hồi cũng không có gì lạ. Vấn đề đặt ra là, đây là lỗi vô tình hay cố ý.

    Như đã nói ở trên, EtO không có trong danh mục phụ gia thực phẩm, và cũng chẳng có công dụng gì trong chế biến thực phẩm, ngoại trừ diệt khuẩn, nấm mốc, nên rất có thể, EtO nhiễm vào các gói gia vị hoặc gói dầu. Đây là những thứ nguyên liệu tiêu hành ớt tỏi… đặt mua bên ngoài (outsource); nên khâu kiểm soát chất lượng đầu vào có thể bị hớ hênh. Xin nhấn mạnh, đây chỉ giả thuyết. Acecook đang rà soát, kiểm tra lại từng khâu. Hãy chờ xem họ kết luận sơ sót xảy ra ở đâu.

    Nhưng đó là hớ hênh khi xuất mì Hảo Hảo sang châu Âu thôi, chứ còn xuất đi Nhật Bản, Hàn Quốc hay tiêu thụ ở Việt Nam… không có mức giới hạn EtO thì sai sót chỗ nào để phải “băn khoăn” về mì gói?

    Quy định về an toàn thực phẩm mỗi nước khác nhau là chuyện thường, không thể căn cứ vào đó để đánh giá nước này quy định ngặt hơn, nước kia lỏng lẻo hơn để tôn vinh hay lên án. Đơn cử một thí dụ mới đây thôi. Đó là vụ tương ớt Chinsu dùng chất bảo quản benzoate bị cấm ở Nhật, xuất qua đó, bị thu hồi sản phẩm hồi năm ngoái. Nhưng châu Âu và Mỹ lại không cấm dùng benzoate trong tương ớt, kể cả Việt Nam. Chẳng lẽ nói Mỹ và EU cẩu thả về an toàn thực phẩm hơn Nhật Bản?

    Tâm tư mì gói làm gì cho mệt

    Nhược điểm của mì gói là thiếu cân bằng dinh dưỡng, vì chủ yếu là chất bột và chất béo, thiếu đạm, xơ và vitamin, nên chỉ ăn chơi hay ăn uống dã chiến thì được, chứ lấy mì gói làm bữa ăn chính thì không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn mì gói, nên bổ sung thêm rau củ, trứng thịt cá… cho đủ dinh dưỡng.

    Còn nói mì gói gây ung thư, phải đưa bằng chứng khoa học được thừa nhận rộng rãi. Quy định cấm dùng EtO của EU không phải là bằng chứng, mà chỉ là chính sách “giết lầm hơn bỏ sót”. Đa số các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) không chấp nhận quy định về EtO của EU.

    Trước khi lên án nhà sản xuất làm ra thực phẩm độc hại, cần phải xem lại quy định an toàn của mỗi nước sở tại.

    Còn để xác định ăn thực phẩm nào đó gây ngộ độc mãn tính do có chứa chất gây ung thư (dư lượng trong giới hạn theo quy định) là điều rất khó khăn trong khoa học, vì phải theo dõi lâu dài, mà trong suốt thời gian dài đó họ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó, khoa học chỉ đưa ra thống kê có tính tham khảo và khuyến cáo nên hạn chế ăn nhiều, chẳng hạn ăn bớt thịt nướng, khoai tây chiên (vì có độc chất acrylamid)…

    Người tiêu dùng nên bình tĩnh chờ thông tin chính thức từ cơ quan thẩm quyền. Đừng hoang mang trước những phán xét như thánh của những KOLs trên mạng xã hội, không có kiến thức về an toàn thực phẩm. Dù là thuyết âm mưu đi nữa, cũng không loại trừ chiêu bài “đánh dưới thắt lưng” của giới kinh doanh với nhau…

    Đang lúc giãn cách vì dịch, không thể ra ngoài, mì gói đắt hàng vì là món ăn tiện lợi, trữ được lâu. Nhè lúc này mà gây khủng hoảng “mì gói ethylen” thì đúng là… ác ôn.

    Vũ Thế Thành


    Nguồn:https://khoahocnet.com



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Kiều lão Đà Lạt

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Kiều lão Đà Lạt




    “…Bên tê thành phố tráng lệ
    Giai nhân nằm khoe lõa thể
    Bên ni phố vắng,
    ôi lòng ngoại ô…”


    Lang thang ở Đà Lạt, tôi có cái thú, đoán xem người nói chuyện với mình có phải là dân gốc Đà Lạt không. “Gốc” ở đây hiểu là nếu không sinh ra, thì ít ra cũng lớn lên và ở đấy cỡ bốn hay năm chục năm. Với trò chơi này, tôi là kẻ “độc cô cầu bại”, ít nhất là cho đến lúc này, khi tôi vừa trở thành cư dân “đờ-mi” Đà Lạt cuối năm ngoái, theo cái kiểu vui ở buồn đi, đi chán lại về .

    Đà Lạt không xa lạ gì với tôi. Trước năm 75, tôi đã từng lông bông trên đó, chỉ là chuyện đàn đúm vui chơi thôi chứ chủ yếu vẫn ăn học ở Sài Gòn.






    Đà Lạt thuở ấy thế nào? Hãy nghe người Đà Lạt ly hương nói về Đà Lạt để họ xả stress: “… Những con dốc với hàng mai anh, hay cúc quỳ, những mái nhà kiểu Pháp, những giọng nói nhỏ nhẹ, những quán cafe ngồi để ngắm chứ không để người khác ngắm… Khi còn bé, Đà Lạt với tôi là cái gì đó mờ mờ, huyền bí và… lạnh. Rồi 5 năm sau, Đà Lạt trong tôi lại mang một dáng dấp rõ ràng hơn. Và yêu lắm… Có những buổi chiều ngồi đọc sách bên bờ hồ, tự dưng chợt hỏi, liệu 50 hay 100 năm nữa, Đà Lạt sẽ thay đổi như thế nào…”.

    Người Đà Lạt nói về tính cách của họ thế này:“… hòa nhã, thân thiện, hiếu khách, nhỏ nhẹ, hiền hậu, lãng mạn,…”. Nghe thấy đã! Tự than (thở) thì được, còn tự khen như thế cũng hơi kỳ. Ngượng! Riêng tôi, với cái nhìn đầy cảm tính và thiên vị, tôi thấy họ nói thế cũng chẳng có gì… trật.

    Tháng 12 năm đó, trời lạnh. Tôi trọ ở một khách sạn gần Hồ Xuân Hương. Không ngủ được, tôi thả bộ dọc bờ hồ. Bên ngoài trời lạnh và gió nhiều hơn tôi tưởng. Đã lỡ đi được gần cây số, chẳng lẽ quay về… Có ai đó nhóm lửa ở ven hồ, gần nhà máy nước, đầu đường Đinh Tiên Hoàng. Tôi ghé vào sưởi ké. Đó là xe bán gỏi khô bò, dân địa phương gọi là xắp xắp. “Quán lưu động” này chỉ có ghế mà không bàn. Tôi gọi một dĩa khô bò và nửa xị rượu, và là người khách duy nhất đêm đó.

    Càng về khuya, càng lạnh, người bán chụm thêm củi,… Một cô gái khoác áo lông, từ bên kia đường băng qua, ngồi vào sưởi. Nhìn kiểu cách son phấn, tôi đoán cô là gái ăn sương. Ế độ rụng rời! Khách ăn còn không có, huống gì khách mua hoa. Cô quay sang tôi bắt chuyện nhát gừng. Tôi mời cô ly rượu. Tôi biết cô chẳng hy vọng gì ở thằng bụi bặm như tôi, ngồi lề đường, uống rượu đế (12.000 đ/xị), nhắm khô bò (5.000 đ/dĩa), tổng cộng cỡ 0,5 USD, thứ người đó làm gì có tiền mà đi… “tâm sự”.

    Cái không khí ế độ, vắng người, lạnh lẽo, và buồn như chấu cắn thế này, người ta dễ huỵch toẹt với nhau nhiều thứ. Dưới đây là trích mẫu đối thoại giữa tôi và cô gái.

    Anh là dân Đà Lạt?
    Không, tôi tha hương…
    Anh làm nghề gì?
    Ai mướn gì làm nấy. Còn cô?
    Làm cái nghề như anh thấy đó. Hôm nay thứ năm, chẳng bắt được khứa nào..
    Không, tôi muốn hỏi, cô là dân Đà Lạt?
    Em gốc ở miền Trung, nhưng sống ở Đà Lạt từ nhỏ. Cho em xin điếu thuốc.


    Tôi đẩy gói thuốc sang phía cô và bật quẹt. Ánh lửa lóe lên, tôi chợt thấy cô sang trọng như một mệnh phụ trong chiếc áo khoác lông màu trắng…

    Cô có con chưa?

    Có cháu ngoại rồi

    Xin lỗi, cô bao nhiêu tuổi?

    Năm mươi ba (53)


    Vài phút im lặng trôi qua…Cô gái vẫn xoay mặt ra ngoài đường, phía bờ hồ. Tôi bối rối cực kỳ, nốc cạn nửa ly xây chừng để hoàn hồn…

    Trông cô trẻ hơn tuổi nhiều, tôi đoán chừng ba mươi mấy.

    Tại đánh son phấn nhiều. Sáng mai lại đây, anh sẽ thấy em khác,..

    Sao không ở nhà trông cháu?

    Không thích nhờ vả con cái…

    Không còn nghề gì khác để làm sao?

    Không. Biết làm cái gì để sống bây giờ. May vá thì được bao nhiêu. Nhờ vả con cái thì em không thích. Không giúp được nó thì thôi, nhờ vả làm gì.

    Cô có thể bán thuốc lá, bán mồi nhậu ở đây này. Một ngày kiếm chừng năm chục (ngàn) thì đủ rồi.

    Nợ nhiều, kiếm bằng đó làm sao đủ. Trả góp ngày cũng cỡ trăm hai (chục ngàn) rồi.

    Cô tiêu xài gì mà mắc nợ nhiều?

    Tiền nhà, tiền ăn, tiền son phấn, tiền thuê quần áo“đi làm”. Cái áo lông này là em thuê. Thuê ngày nào trả ngày đó.

    Cô lớn tuổi rồi, làm sao giành khách nổi với tụi trẻ?

    Tụi nó đi giá cao, mình đi giá rẻ. Gặp mấy thằng xỉn, tụi nó cũng chẳng để ý lắm, miễn là rẻ.

    Mỗi lần đi như vậy được bao nhiêu?

    Em hét hai trăm (ngàn), tụi nó trả cỡ trăm rưởi, trăm hai là đi được rồi. Kẹt quá, thì năm bảy chục cũng đi… Hên thì vài ba cữ một đêm. Không có tiền, sáng mai gặp mặt con mẹ chủ nợ khó chịu lắm.


    Góc tối của một đô thị đầy ánh sáng là như thế. Đêm đó trời lạnh kinh khủng. Những cái khốn cùng của xã hội, chẳng có cái nào giống cái nào. Phải nhìn vào góc tối mới thấy bộ mặt thật của xã hội. Cô điếm già có thể móc túi khách làng chơi với nhiều thủ thuật, nhưng họ hành xử “chính danh” và ở tận cùng của xã hội rồi. Còn những thứ điếm khác được người đời tôn vinh, xum xoe, điếu đóm, nhưng họ có thừa khả năng làm tiêu tùng cả vài thế hệ như chơi. Nói nữa thêm buồn…

    Hồi đó đoạn bờ hồ này, chiều chiều có những xe bán xắp xắp sà tới bán. Khách ngồi ghế đá ven hồ, hoặc ăn đứng. Có lần tôi gặp cô bé ngoài hai mươi, mang theo cặp, đi xe đạp đến bán phụ mẹ. Gợi chuyện, cô gái nói: “Cháu học ngành viễn thông ở đại học Đà Lạt. Giờ này đông khách nên đến phụ mẹ”. Thùng khô bò đặt trên yên sau xe gắn máy hoặc xe đạp, xe công an đến thì ù té chạy. Tôi đã chứng kiến cảnh bỏ của chạy lấy người như thế, bỏ lại sau lưng đĩa, đũa, ghế nhựa,… Khách thương tình, đứng lại chờ họ quay lại, trả tiền, còn không thì coi như mất. Mà công an hình như cũng chẳng muốn bắt. Xe công an cứ thủng thỉnh đuổi. Phía trước báo động, người xe, người thúng chạy lẫn vào hẻm. Nhưng dạo này không còn thấy những xe xắp xắp bán dạo ở ven hồ nữa. Chắc công an làm gắt rồi.

    Đà Lạt là thành phố trẻ, chỉ cỡ trăm năm. Dân định cư nơi đây chủ yếu đến từ miền Trung, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,… Họ được thuê mướn làm đường xá, xây cất. Rồi sau này người miền Bắc vào trồng rau, trồng hoa, rồi người Huế cũng vào lập nghiệp. Đợt di cư 54 cũng kéo theo cả ngàn người đến ở Đà Lạt khẩn hoang lập ấp. Người Đà Lạt đến từ mọi miền đất nước, mang theo văn hóa đặc thù, mà dễ thấy nhất là ẩm thực. Chẳng biết tôi có thiên vị hay không, nhưng ăn bún bò Huế, mì Quảng ở Đà Lạt thấy ngon hơn ở Huế hay ở xứ Quảng nhiều. Cay xé họng, trào nước mắt vẫn thấy ngon.

    Người Quảng, người Huế, người Bắc,… sống ở Đà Lạt mất dần đi bản sắc vùng miền của riêng họ. Sự khẩn hoang mang họ đến gần nhau bất cần gốc gác, lại thêm nỗi nhớ quê, rồi núi đồi, sông suối, khí hậu và sự yên tĩnh của thiên nhiên đã biến họ thành người… Đà Lạt: chất phác và hiếu khách, hiếu khách thiệt tình kiểu Nam Bộ, nhưng nhỏ nhẹ chứ không ồn ào.

    Một buổi sáng Chủ nhật, tôi ngồi uống cà phê ở góc đường Bà Triệu. Hai cụ già, bà dìu ông, chậm rãi vào quán. Ông mặc áo vest, đội mũ casquette, cầm tờ báo Pháp. Bà mặc áo dài, khoác áo măng tô, tay cầm sách kinh, áng chừng họ vừa đi lễ nhà thờ Con Gà về. Ông trông ra dáng công chức thời Tây. Bà dáng quý phái, trang điểm nhẹ. Bà gọi ly cà phê sữa cho ông, và tách trà nóng cho bà, rồi lặng lẽ lấy những viên thuốc từ vỉ: “Ông uống thuốc đi”. “ Chưa uống!”, ông già cạu cọ, mắt vẫn không rời tờ báo. Lát sau, bà lại đẩy ly nước về phía ông, nhẹ nhàng: “ Ông uống đi, tới giờ uống thuốc rồi”. “Không uống!”, mắt vẫn dán vào tờ báo. Bà nhìn quanh quẩn đâu đó. Lát sau lại đưa thuốc sát tay ông: “Ông uống đi, kẻo tối lại ho xù xụ”. Lần này ông cầm mấy viên thuốc cho vội vào miệng như trả nợ đời, làu bàu: “Đã bảo chưa uống lúc này mà cứ uống, cứ uống….”. Bà yên lặng rót thêm trà cho ông, mắt và miệng ra chiều mãn nguyện. Nhìn hai “con khỉ già” làm… nũng, thấy đất trời Đà Lạt bỗng nhiên giao hòa, tiền muôn bạc tỉ hóa thành tiền âm phủ, thế giới phẳng hay cong cũng trở thành vô nghĩa.

    Ai đó đến Đà Lạt mưu đồ khanh tướng, nhưng người Đà Lạt (gốc) hình như không có máu làm quan, và họ cũng chẳng muốn làm quan. Họ thích đời yên phận với đất trời cây cỏ. Tôi có người quen ở Đà Lạt làm viên chức ngân hàng, bon chen kém cỏi, xin về hưu non, sửa chữa điện tử lai rai và thỏa mãn với cái nghề xập xình này. Tuần trước đi karaoke với nhau. Anh hát bài “Biển nhớ”, cũng đứng lên cầm micro biểu diễn như ca sĩ thứ thiệt. Anh hát dở ẹc, nhưng biểu cảm tha thiết như muốn chở biển lên rừng. Ban giám khảo điện tử cho anh 100 điểm. Chắc máy karaoke này đọc được tâm trạng con người. Chị vợ ngồi cạnh cũng “máu” không kém, chơi bài “Đêm nay ai đưa em về”. Chẳng biết họ có ẩn ý gì với nhau qua lời ca tiếng nhạc hay không, nhưng mới sáng hôm đó, đi chợ Đà Lạt, thấy tay chị khoác tay anh, đầu nghiêng ngửa vào nhau, trông họ “lẳng” với nhau, một cái “lẳng” đằm thắm hết sức… Đà Lạt.

    Nghe nói, người ta định mời kiến trúc sư Pháp thiết kế lại Đà Lạt. Cũng nghe nói, người ta định lập một đô thị Đà Lạt khác trên con đường đi lên Suối Vàng. Ừ, một đô thị Đà Lạt tráng lệ nên thơ, mà thiếu “con- người-Đà-Lạt”, thì cái hồn của Đà Lạt sẽ ra sao?

    Những người con của Đà Lạt nay quy cố hương, không khỏi chạnh lòng vì những đổi thay: nhà hàng, nhà cao tầng, các vạt đồi đã đốn cây xanh, còn trơ đất đỏ sẵn sàng cho những dự án hoành tráng, xứng tầm với một thành phố du lịch, xứ sở ngàn hoa, như có người nói: “Người ta cắt một mảnh Saigon lên, đem dán vào Đà Lạt và bảo rằng Đà Lạt đang phát triển trong… quy hoạch”. Đà Lạt trở nên thực dụng hơn…

    Thời gian Đà Lạt dường như chậm lại. Nhịp sống cũng chậm lại. Những người muôn năm cũ đang nhẫn nhục né tránh nhịp sống thời đại. Mà dân Đà Lạt (gốc) ở đây chắc cũng chẳng còn được bao nhiêu. Thời cuộc đã phân tán họ đi khắp nơi rồi.

    Cách đây 3 năm, tôi đi chuyến xe đêm từ Sài Gòn, đến Đà Lạt khoảng 4 giờ sáng. Gõ cửa khách sạn giờ đó cũng hơi ngại, tôi ghé quán cà phê trên đường Phan Đình Phùng. Quán chừng 5-7 người, toàn là dân Đà Lạt (gốc), tôi đoán thế. Bốn giờ sáng ở Đà Lạt là thời điểm hơi sớm để bắt đầu một ngày làm việc. Họ là những người bỏ mối hàng chợ, lấy mối vé số hoặc chạy xe ôm. Một anh mù bán vé số, trạc 40, bước vào quán cùng với người bạn. Anh tìm chỗ ngồi dễ dàng, dường quen thuộc với cách sắp xếp bàn ghế ở quán. Anh gọi ly cà phê sữa, và 2 điếu thuốc “con mèo”, mời người bạn bên cạnh một điếu. Anh mù bán vé số, nhưng lại chơi số… đề. Trông anh thoải mái, lạc quan khi bàn đề với bạn, mặc dù chiều qua anh không trúng. À, nếu chiều nay trúng đề anh sẽ mua những gì, những gì…Ước mơ giản dị quá! Anh chơi đề cũng nhỏ thôi (chừng 10 – 20 ngàn đồng) và chỉ đánh hai số cuối. Tôi hỏi: “Tại sao bán vé số mà lại chơi đề?”. Anh nói: “Chơi đề trúng nhỏ nhưng dễ trúng hơn”.

    Cặp vợ chồng già, Kiều lão, cô bé sinh viên,… là những nét chấm phá tạo ra bức tranh chung về con người Đà Lạt. Đâu đó có những khoảng khắc yên bình chen lẫn với những đắng cay. Trước 75, ngoại trừ các đại gia từ Sài Gòn đến Đà Lạt mua biệt thự để làm chỗ nghỉ mát, chứ nói chung, cư dân Đà Lạt không giàu nhưng họ sống thư thả, không bon chen, hối hả theo đời cơm áo. Có lẽ anh mù bán vé số đó là tiêu biểu cho người Đà Lạt (gốc) chăng?

    Một buổi chiều xẫm tối ở góc đường Phan Bội Châu – Bùi Thị Xuân, tôi nói bâng quơ với bà bán bắp nướng, khi đứng chờ lấy bắp: “ Đà Lạt chỉ còn con đường Đinh Tiên Hoàng dẫn đến trường đại học là còn nét cũ”. Chị nói như thì thầm: “Còn chứ, còn một con đường còn sót lại, con hẻm trước mặt đó. Anh vào xem đi, không khéo mai mốt lại không còn nữa”. Con đường dốc hẹp càng đi sâu, càng âm u, yên lặng, chỉ có tiếng gió thổi qua hàng cây. Một bên vách cao, lá và những cây to, một bên là vực, rải rác vài căn nhà nhỏ. Nhón chân lên, có thể thấy bên kia là ánh đèn của khu du lịch Bùi Thị Xuân, ồn ào, chèo quéo khách du lịch. Sự tương phản chỉ cách nhau chưa đầy trăm mét.

    Đà Lạt buồn hiu, con đường sót lại buồn hiu, “người muôn năm cũ” buồn hiu,… Tất cả mờ dần sau những đợt festival hoành tráng.

    Tôi muốn trích đoạn một bài thơ của Cung Trầm Tưởng được Phạm Duy phù phép thành bản nhạc “Bên ni Bên nớ” để kết thúc bài viết tạp này. Mà liệu có kết thúc được chăng? Biết bao nỗi niềm còn chất chứa …. Kiều lão Đà Lạt chỉ là một trong những ngã rẽ buồn bã, còn biết bao ngã rẽ khác nữa. Nói mấy cho vừa…

    Thôi, hãy cứ thì thầm theo đoạn nhạc…

    “… Bên tê thành phố tráng lệ

    Giai nhân nằm khoe lõa thể

    Bên ni phố vắng, ôi lòng ngoại ô…

    …Tiếng chân gõ guốc xa xa…”


    Vũ Thế Thành (Đà Lạt 2012)


    Viết thêm về “Con đường sót lại” (2019)

    Báo chí gần đây nói nhiều về Dinh Thị trưởng Đà Lạt, theo quy hoạch, sẽ được “di dời” để xây khu trung tâm thương mại cao tầng, nhà hàng khách sạn gì đó.

    Dinh Thị Trưởng nằm trên ngọn đồi gọi là Đồi Dinh, từ đây có thể nhìn bao quát thành phố Đà Lạt. Dinh hiện còn khá nguyên vẹn, gần như là hoang phế, cổng bảo vệ ngoài dinh cũng bỏ hoang. Tên bảng cũ kỹ của Dinh hiện nay ghi là trung tâm trưng bày kỷ vật người Đà Lạt gì gì đó.

    Dinh Thị trưởng Đà Lạt nằm ở cuối đường Lý Tự Trọng (trước 75 là đường Cộng Hòa). Con đường này khởi đầu từ góc Bùi Thị Xuân – Phan Bội Châu, dài chưa đầy cây số. Bây giờ, một nửa con đường hai bên đã là nhà hàng, khách sạn mini. Người ta đang “nỗ lực” bê tông hóa con đường này. Cuối đường, Dinh Thị Trưởng cũng sắp sửa không còn để biến Đà Lạt thành… Little Paris.

    Con đường có Dinh Thị trưởng chính là… “con đường sót lại” mà tôi đề cập trong bài.

    Tôi gặp Kiều lão trong bài vào năm 2010, nhưng đến năm 2012, khi đã chính thức “thường trú” ở Đà Lạt, tôi mới chắp vá những ký ức vụn vặt và viết “Kiều lão Đà Lạt”. Bây giờ Đà Lạt đã thay đổi nhiều, chỉ mới 10 năm mà thay đổi nhiều lắm. Xe gỏi xắp xắp không còn chỗ trú thân, con đường sót lại đã dập dìu khách sạn, quán ăn.

    Số phận một thành phố yên tĩnh sắp kết thúc. Con đường sót lại đã không còn sót lại nữa. Đà Lạt đang mất dần, mất đất, mất cả con người…

    Kiều lão trôi dạt đi đâu? Tối qua đi lại con đường sót lại thấy ngậm ngùi. Mượn câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan để thở dài. “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường!”

    Đà Lạt, 14/4/2019




    Bên ni bên nớ – tiếng hát Khánh Ly



    Nguồn:https://vuthethanh.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Trăm nghìn nhánh khổ

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Trăm nghìn nhánh khổ







    Tôi chợt nhớ những ngày sau tháng Tư 75, đám bạn bỗng nhiên làm đám cưới chớp nhoáng, lấy vợ lấy chồng để đối phó với thời cuộc, rồi vội vã tìm đường vượt biên. Có đứa vượt được qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới. Những người ở lại như tôi, tưởng họ đã đến bến bờ thiên đường.





    Bước lên tàu là ngàn khơi sóng vỗ, không phải là chuyến xe Sài Gòn – Đà Lạt. Có khi Hà Bá mời xuống chơi, có khi tủi nhục trên đường vượt biển, phần còn lại là may mắn. Mà có may mắn lọt vào xứ người cũng chưa hết. Cô bạn tôi cao chưa quá thước rưỡi, với tay đưa khay bánh vào ngăn, trượt chân, u đầu sứt trán. Quên cả đau, vội vội vàng vàng lượm bánh xếp lại vào khay. Bà xếp Tây mắng, Xứ này không ăn dơ như thế.

    Cũng có người đi làm nail, “tiền tươi thóc thật”, dồn hết cho con ăn học. Hy sinh đời bố, củng cố đời con; hiểu sát nghĩa đen là đây, là mồ hôi trộn nước mắt. Khi con thành tài, thân mẹ cũng tàn tạ. Tiền gửi về nhà, người thân trong nước nhiều khi tưởng đâu bên đó kiếm tiền dễ như ăn cơm sườn, xin thêm thứ này thứ nọ. Có biết đâu đó là tiền chắt chiu, có khi là tiền thí mạng không mua bảo hiểm y tế.

    Nhưng cũng có nhiều người kiên nhẫn vừa làm vừa học, thành danh. Nơi xứ người, dù sao vẫn có nhiều cơ hội hơn trong nước, vấn đề là có chịu nắm bắt hay không mà thôi.

    Trong nước thì coi như bế tắc. Hồi đó, tôi dạy kèm thêm luyện thi đại học, dạy nhóm năm, bảy học sinh. Có em học xuất sắc, bài thi làm không chê vào đâu được. Vậy mà rớt. Em là con “ngụy”, thứ “ngụy” còn trong trại cải tạo, làm sao vào đại học nổi, em rớt ngay từ bãi gửi xe. Em đến báo tin, thầy trò ngồi uống cà phê vỉa hè, buồn ứa nước mắt. Thời điểm này không dung những tiềm năng như em… Số phận đời người chứ đâu phải trò chơi chính trị.

    Những năm sau 75, giáo sư, bác sĩ, ông này bà nọ xuống đường ra chợ trời hết, người đạp xích lô, chạy xe ôm, người bơm mực bút bi, bán bún riêu, mở quán cà phê vỉa hè, buôn hàng lạc xon… Người nào lanh hơn thì buôn hột xoàn đổi đô-la…

    Năm 78, tôi gặp một phụ nữ ăn mặc lam lũ, nhưng đẹp, quý phái, không quá ba mươi, trên chuyến tàu chợ. Chị kéo lê hai bao than ra gần cửa tàu, ngước mắt nhìn tôi, nói như năn nỉ: Lát nữa gần đến ga Bình Triệu, anh làm ơn đạp dùm tôi hai bao than này xuống. Chị buôn lậu than, đến ga sẽ bị tịch thu. Đôi mắt chị buồn và nhẫn nhục quá, làm tôi nhớ đến đôi mắt của bà mẹ trong một tác phẩm của C.V. Gheorghiu. Cảnh sát bắt bà mẹ vào bót để tra hỏi nơi ẩn nấp của con bà. Tác giả đã mô tả đôi mắt của bà, cũng buồn và nhẫn nhục như thế.

    Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngã ba Trần Quang Diệu – Trương Minh Giảng(3), ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây chổi cùn múa may, chặn đầu xe tôi lại, Cho trẫm điếu thuốc. Hoàng thượng đã chiếu cố dân đen, dân nào dám cãi. Tôi rút điếu thuốc, cung kính châm lửa cho hoàng thượng. Ngài rít một hơi rồi phẩy tay, Cho lui… Lui rồi, ngoái cổ lại, vẫn thấy hoàng thượng tiếp tục múa chổi đi quyền.

    Bùi Giáng đã có mầm mống bất thường từ trước rồi. Sau 75 nặng hơn, lang thang khắp chốn. Cái điên của Bùi Giáng thật hay giả, cũng khó biết. Mất trí như ông vậy mà hay, ý thức buồn vui làm chi cho khổ?

    Mà Sài Gòn lúc đó sao dễ gặp “người điên” thế! Cũng không phải điên, họ có phá phách gì ai đâu. Tôi thường gặp vài ông ăn mặc lịch sự, áo sơ mi trong quần, có ông còn đeo cà vạt, đi đi lại lại ở khu Lê Công Kiều, nơi bán sách cũ. Vừa đi vừa khua tay, lảm nhảm rồi lại gật gù, nào là Marx, Hegel, Mounier, Sartre…

    Người bạn tôi qua được tới bến bờ, vừa làm vừa học, gửi về cho tôi thùng quà chừng ký rưỡi, kèm bức thư ngắn: Gửi mày mấy hộp thuốc Tây, bán đi mà lai rai. Còn lọ nhỏ để uống, đừng bán. Thuốc an thần đó. Tâm thần phải chăng là lối thoát của con người với thực tại?

    Sau 75, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lý. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Người chiến thắng tự hào là đúng rồi, nhưng có khi tự hào cả những cái sai. Sai mà cứ tưởng mình đúng. Chuyện “tủ lạnh chạy đầy đường” chỉ là chuyện khôi hài, chuyện nhỏ. Cái “sai mà tưởng đúng” mới làm đất nước chậm nhịp, di lụy chẳng biết bao giờ mới hết.

    Cả đất nước đã có lúc “sống” bằng khẩu hiệu. Nghe riết rồi quen, nghe tai này lọt tai kia cũng quen luôn. Không quen lỡ có ngày phát điên thì sao?

    Người lẽ ra phải điên mà không chịu điên, đó là mấy bà. Cầm có tí tẹo tiền, xách giỏ đi chợ, loanh quanh đầu chợ cuối chợ cả tiếng đồng hồ, có khi chẳng mua được thứ gì. Mà có tiền đi chợ là còn may, có người chỉ khoai sắn, rau lang, bí đỏ… quanh năm. Ăn để sống sót thì thứ gì chẳng nhét vô bụng được. Bột ngọt khi đó là thần thánh.

    Mấy ông “tù cải tạo” coi vậy chứ chỉ khổ cái thân, chứ cái đầu chưa đến nỗi. Có biết bên ngoài thế nào đâu mà khổ, mà lo. Vợ một bác sĩ quân y đi thăm nuôi, dúi vào tay chồng ít tiền. Thăm nuôi lần sau, thấy tiền vẫn còn nguyên, ông chồng không dám xài. Bà than, Tội nghiệp cho cả gia đình tôi! Ở ngoài vợ con nhịn đói để nuôi tù, ở trong nhịn đói vì không nỡ nuốt cái đói khát của vợ con. Não lòng đến thế là cùng! Nước mắt nuốt ngược thế này, chỉ bị nghẹn mà không phát điên, bà này chắc có căn phần phúc đức.

    Nghe nói mấy ông “ngụy cải tạo” định lập ra ngày vinh danh mấy bà vợ. Không đủ đâu mấy ông. Mấy bà này chắc phải phong thánh.

    Tháng Tư năm nay, Sài Gòn nóng khủng khiếp. Sài Gòn không mưa nhưng Đà Lạt mưa. Những ngày cuối tháng Tư năm nào Đà Lạt cũng mưa, mưa mù mịt che khuất cả đồi thông ở Couvent des Oiseaux đối diện nhà, nhưng mưa chỉ vào lúc trưa chiều, tối tạnh.

    Đà Lạt, tám giờ tối đã như mười hai giờ khuya ở Sài Gòn. Tôi vẫn thích đi bộ mỗi khi có chút hơi men thế này. Con đường dốc về nhà thường kéo theo mệt mỏi của đời người. Tựa lưng vào cửa nhà, hoa lá trong vườn yên tĩnh như đêm. Dưới ánh đèn đường rọi qua hàng rào, bóng của lá cây ngọc lan chập chờn trên mặt sân.

    Cuối tháng Tư rồi. Người ta sẽ đốt pháo hoa ở Sài Gòn để ăn mừng. Ai vui xin cứ vui. Nhưng còn chút tâm tình này không nói về những ngày sau 75 trong mắt tôi là như thế nào, lòng dạ chưa yên…

    Đời trăm nghìn nhánh khổ, nhánh nào cho người, nhánh nào cho mình? Năm 75 là ngã rẽ của đời người. Bạn bè, người thành danh, đứa bầm dập, và cho dù ở phương trời nào, Tây hay ta, nỗi khổ vẫn theo số mệnh mà đến. Giờ đây, đứa nào cũng chạm tay vào buổi hoàng hôn đời người.

    Tháng Tư, tôi thắp ngọn nến trong lòng. Thoảng trong mùi hương ngọc lan, tôi hát theo, hát thầm bài hát nghe được ở quán rượu…

    Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người,

    Khi mình còn đôi tay…(1)


    Vũ Thế Thành

    https://vuthethanh.com/2018/10/01/tram-nghin-nhanh-kho/


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Chuẩn ơi là chuẩn ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Chuẩn ơi là chuẩn ...






    Hồi tôi học Đệ Lục (lớp 7 bây giờ), cô giáo Việt Văn người Bắc (chắc là dân 54) đọc chính tả, “đập cửa rầm rầm” thành “đập cửa dzầm dzầm”.

    Với môn luận văn, tả tình tả cảnh thì tôi dốt nát, nhưng môn chính tả thì tôi khó…thua, ngay từ thời tiểu học, tôi luôn luôn dẫn đầu môn chính tả. Lần đó, tôi quyết định viết “dầm dầm” y như phát âm của cô giáo. Kết quả là tôi bị bắt lỗi. Sai hai lỗi giống nhau, nên bà cô ra ơn, trừ một điểm. Chỉ chờ có thế, tôi khiếu nại. Cô giáo chẳng nói gì, nhưng vẫn trừ điểm.

    Người Bắc thường phát âm nặng , vần “tr” thành “ch” ( “trời” thành “chời”) như tác giả Huyền Chiêu “bắt lỗi” trong bài Bắc kỳ di cư. Bắt lỗi người ta mà trong lòng lại… thích thú với lỗi đó.

    Người Bắc cũng hay đọc vần “r” thành “dz” như “Năm năm rồi không gặp”, nhiều ca sĩ Bắc (cả ca sĩ trong Nam nữa) đều hát thành “Năm năm “dzồi” không gặp”…

    Dân Nam và Trung phát âm còn trớt quớt hơn nữa, nhất là dân Miền Trung, tới miệt Quảng Bình, phát âm nghe không hiểu nổi. Có lần ở một bến đò xứ Huế, bà chủ đò chắc bị ai đó giựt mối, nổi cơn la hét chửi rủa một tràng, tôi ngây người, không hiểu được câu nào… (May mà tôi không hiểu).

    Đâu đó cách nay 15 năm, tôi ra Đà Nẵng dự hội thảo, nhân tiện ghé Huế thăm bè bạn. Cậu tài xế biết Huế là gì nên tôi dẫn vào thăm Đại Nội. Tình cờ gặp một cô hướng dẫn viên du lịch, trạc ngoài 30, mặc áo dài tím, đội nón lá đang thuyết minh cho du khách, giọng lúc trầm, lúc bổng, nhẹ như hơi gió… Tôi vốn không tin gì lắm vào thuyết minh du lịch ở VN, nên tiếp tục đi. Quay lại, tài xế mất tiêu. Đi tìm, thấy cậu ta đang đứng ngẩn người nghe thuyết minh. Tôi khều, anh ta miễn cưỡng đi theo như người mất vía. Hỏi, nghe có hiểu gì không? – Thẩn thờ lắc đầu. Anh tài xế quê gốc gác Mỹ Tho. Cho mày chết! Nghe giọng con gái Huế thủ thỉ con trai miền Nam như bị chích thuốc tê, bất kể nội dung.

    Hồi xuống An Giang, theo đoàn làm phim tài liệu nước mắm cá đồng, tôi phỏng vấn một bà làm nước mắm cá linh. Bả nói, năm nào mùa nước lên thu được cá linh gặt… Tôi ngắt lời, cá linh gặt là loại cá linh thế nào? Ngữ Yên, kẻ lê la ăn vặt miền Tây phá lên cười, dù đang ghi âm thu hình. Té ra, “gặt” là “rặt”. Cá linh “gặt” nghĩa là “rặt” toàn là cá linh, tỉ lệ cá tạp ít.

    Với tôi, đó là chỉ là phát âm riêng vùng miền. Tôi luôn luôn tôn trọng kiểu phát âm của họ, dù họ có nói, “lạnh lùng” thành “nạnh nùng”, hay “cá rô” thành “cá gô”,… Đôi khi tôi còn cảm thấy khó chịu khi có người nhại giọng vùng khác hàm ý chê bai người ta quê mùa.

    Nói cho cùng, chẳng có vùng miền nào phát âm tiếng Việt đáng gọi là “chuẩn”cả. Vùng nào ít ra cũng phát âm vài từ không đúng. Điều này tạo ra đặc trưng của giọng Hà Nội, giọng Sài Gòn, giọng Nẫu, giọng Huế,…

    Từ “chuẩn” chỉ xuất hiện sau năm 75 để chỉ sự độc tôn kiêu hãnh, phát âm phải như thế này…này mới gọi là…“chuẩn”. Đành thế, ngay cả phương ngữ cũng phải… chuẩn, “chả lụa” phải nói là “giò lụa” , chả giò phải gọi là nem rán mới…chuẩn. Tính đa dạng của ngôn ngữ bị cầm tù.

    Rốt cuộc “chuẩn” là cái gì, tôi không biết.A


    Vũ Thế Thành

    nguồn:https://nguoiphuongnam52.blogspot.com/


              
Trả lời

Quay về “Thời luận - Xã luận - Phiếm luận - Tạp ghi”