Phan

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Bà Cụ Bán Cây Con



    Chừng hơn mười năm trước, tôi hỏi xin mấy người làm chung hãng, ăn trưa chung giờ: “Anh chị nào có thì làm ơn cho tôi xin một gốc lá lốt, để đem về nhà trồng?” Chẳng ai cho dù nhiều người nhà họ có đó, nhưng cho tôi thì lại phải cho người khác!

    Thế rồi bà chị nọ, một sáng thứ Hai vào hãng, chị đưa cho tôi vài gốc lá lốt đã ra rễ, nhú lá. Chị nói, “Chị đi chợ Trường Nguyên hôm cuối tuần, thấy có bà người trung, đẩy cái xe chợ, và bán cây con đủ loại.” Chị mua cho tôi mấy gốc lá lốt trong cái ly uống nước bằng xốp được tận dụng lại.

    Vài tháng sau, tôi đem cho bà chị một hộp thịt bò bằm cuốn lá lốt. Tôi nói rõ để chị dễ xử, “Nè, em hồi quả cho chị mấy gốc lá lốt mà chị đã mua cho. Hôm cuối tuần em cắt được cả trăm lá, đầy cái rổ nhựa, tha hồ cuốn lá lốt. Chúc cả nhà chị được ngon miệng…”

    Một bà chị khác đã dạy tôi, “Sao kỳ thị vậy? Sao cho người này mà không cho người kia. Giời mưa thì phải mưa cho khắp chứ! Bộ ở đây có mỗi bà ấy biết ăn bò cuốn ná nốp (lá lốt) thôi à?”

    Bà chị lỡ mua mấy cây lốt cho tôi lại phải chữa cháy dùm, “Nè nè nè… mỗi người ăn một miếng cho vui. Thưởng thức tài nghệ của đầu bếp không chuyên… nên nướng bò cuốn lá lốt như cứt chó bỏ lọ phơi khô…”

    Ối giời cái mặt bà ná nốp, nhìn như lá lốt nướng bị cháy mỡ chài nên ám khói. Còn bà chị Trà Vinh thì thấy vậy nhưng không phải vậy! Đẹp như Miên lai Tàu nhưng dữ như Pôn pốt.

    “…”

    Mười mấy năm thời gian đã đi qua. Những người làm chung trong hãng ấy nay thỉnh thoảng còn gặp lại được vài người. Nhưng lời giáo huấn của bà chị thì tôi vẫn giữ lấy, “Xử sự với người mình, em phải khéo léo một chút. Biết chưa?”

    Chỉ không biết bà chị tôi nay đâu? Tuổi về hưu thì chị đã qua cả chục năm rồi, nhưng tuổi trời cho thì sao biết được chị tôi còn hay đã mất? Còn bà chị dạy tôi đừng kỳ thị, không phân biệt đối xử, thì nhà chị vẫn ná nốp mọc như cỏ dại sau nhà… để khoe chơi!

    Nhưng cũng từ đó tôi để ý mỗi khi đi chợ, nhất là mùa trồng rau, mướp đã đến. Thật mừng cái hôm tôi gặp được đúng bà cụ người trung, đẩy cái xe chợ, và bán đủ loại cây con. Tất cả các loại rau mùi đều hai đồng một chậu con, là cái ly xốp, ly cháo ăn liền, ly cà phê ở cây xăng, ly mì ly… Bà cụ tận dụng đến cả đồ chơi trẻ em như trái bí đỏ bằng nhựa cho con nít xách đi xin kẹo đêm Halloween thì cụ chiết vào đó vài nhánh sả, bán ba đồng. Ai mua dây bầu, dây bí, dây mướp là lời nhất vì cũng hai đồng mà được cái tô mì tô rộng hơn, trong ấy có khi hai, ba dây mướp, hay một dây duy nhất cũng hai đồng. Tôi khoái nhất là mua được ly ớt hiểm, đến bốn, năm gốc, cụ cũng chẳng chiết ra; gieo sao bán vậy.

    Thương bà cụ mát tay trồng, cụ ươm cây con nhìn đã mắt nên tình cảm với cụ lớn dần theo mùa về, năm nào cụ cũng chừa cho tôi những ly ớt nhiều gốc và mạnh nhất, các loại rau cũng thế, mướp hương, khổ qua, mồng tơi, bù ngót… Khi mùa về, cụ chừa riêng cho tôi nhưng để ở nhà. Khi nào gặp mặt, báo chắc cho cụ biết là ngày mai cháu ra lấy thì cụ mới cho ra chợ. Cụ thương tôi như truyền nhân, nhưng trách tôi phung phí tiền bạc, không chịu nhận tiền cụ thối lại khi mua vài chậu cây con...

    Cụ không biết tôi mang ơn, đội ơn cụ cỡ nào? Trời ơi! Cái máu nông dân của tôi dù có hơn một cái quốc tịch Mỹ thì tới mùa trồng cũng cứ như ngồi trên lửa. Tháng Hai rồi mà trời còn lạnh dữ, còn chưa ươm hạt được thì trễ mùa mất thôi! Thế là ươm hạt ớt, hạt mướp, đậu bắp trong garage. Tưới tắn cực khổ, có khi đêm còn phải mở cái máy sưởi nhỏ trong garage vì trời quá lạnh. Đi ngủ cứ phập phồng sợ cháy nhà!

    Từ ngày có cụ, biết cụ bán cây con thì như cá gặp nước. Cứ tan hãng là về nhà vỡ đất, cuối tuần chạy ra chợ Trường Nguyên tìm cụ là có hết giống rau gì muốn trồng. Có mua mười đồng, hơn mười đồng mà trả cụ hai chục cũng chẳng nghèo đi chút nào mà giàu lên thấy rõ với chiều chiều chỉ mong tan hãng, về tưới rau, tưới mướp… thấy chúng lớn mạnh, xanh tươi mỗi ngày đã nguôi lòng nỗi nhớ quê xa.

    Hôm giàn mướp ra hoa, thấy lòng vui như gặp lại cố hương; chào con ong mùa cũ đã trở về nhà, lòng hân hoan, phấn chấn. Hôm đậu bắp trổ hoa bói quả, đẹp não nùng như dĩ vãng đã xa… Chiều về cứ nhóm cái lò củi dại ngoài sân sau nhà cho khói um lên, quên hết trong nhà máy lạnh đang chạy, computer báo có điện thư, điện thoại nhấp nháy tin nhắn… quên hết được những gì không được quên… là hạnh phúc! Bởi máy lạnh chạy vù vù mùa hạ là tiền điện tháng này đi đứt bốn, năm trăm; cái computer báo có điện thư là bill tiền điện, tiền nhà, tiền bảo hiểm xe; điện thoại nhấp nháy chuyện thị phi ngoài ngõ… chán lắm! Không gì vui hơn khói chiều từ cái lò nướng cỏn con bay lung linh, ta tưới tắn khóm rau càng cua xanh mướt, mớ rau đay xanh rờn dòm ngó trái mướp còn non…

    Rồi. Ngắt mấy trái đậu bắp vừa lứa, nướng trên than củi đã hết khói. Vô nhà làm chút mỡ hành, lấy hũ nước mắm chua ngọt pha sẵn để trong tủ lạnh ra. Nhắn tin cho bạn già, “Đậu bắp nướng mỡ hành chín tới… tôi đi tắm.” Chắc chắn tắm ra sẽ đọc được hồi âm, “Qúa đã!”

    Chiều. Ngồi nhìn mây lang thang với tay bạn già không tổ quốc, không thích ăn thịt, ghét ăn cá, chỉ thích rau, thích bạn… “Đời có bao lâu mà hững hờ…” nhạc liu riu hoàng hôn phủ xuống… trăng lên.



    Cụ đâu biết công cụ ngàn vàng là cụ ra đi đã mang theo quê hương cho bọn trẻ, không có cụ thì chúng sẽ quên gốc nông dân của chúng với máy điều hoà không khí, xe hơi, điện thoại thông minh… Nhưng sao cụ cứ nhất định không cho tôi biết nhà, không cho biết tên; cụ chỉ cho thêm khi tôi mua đủ thứ, mua nhiều, mà lại không mặc cả như các bà đi chợ.

    Hình ảnh cụ trong tôi ngày càng in đậm hình ảnh quê nhà với bà cụ chịu thương chịu khó, tấm lòng già thương mấy hạt mã đề như thương con trẻ, gói kỹ trong hầu bao để trao tận tay cho tôi, “cháu đem về cứ rắc xuống vườn, mã đề tự lên vì giống này mạnh lắm. Hôm nào ho hen, đờm dãi vì thời tiết, cứ ra ngắt nắm lá mã đề vô nấu nước uống thay trà là thông phổi…”

    Hôm ngồi ăn bánh xèo Lá Xanh với mấy cô nghệ sĩ cải lương. Mấy anh em tính chuyện làm show “Đêm lạnh chùa hoang” mà ngoài cửa kính nhà hàng thì nắng đổ lửa, bà cụ đẩy cái xe chợ đi bán cây con như đẩy cả quê nhà qua biển nắng…



    *

    Năm nay mùa về. Sao những nhát cuốc đầu tiên vỡ đất vườn, nhổ cỏ dại cứ băn khoăn trong lòng một nỗi mông lung. Mã đề mọc chen vô cả bụi hẹ xanh sớm khi trời vừa hết lạnh; rau má bên hè nhà li ti ngoi lên khỏi mặt đất những chiếc lá bé xíu như vườn trẻ…

    Tôi ra chợ Trường Nguyên tìm cụ để mua ớt, mua rau mùi các loại về trồng. Định dặn cụ về ươm cho cháu mớ đậu bắp, tháng sau xuống đất cho chắc ăn vì cuối tháng ba đôi khi trời còn đợt lạnh tàn dư từ miền bắc đồ về… Nhưng từ góc chợ là văn phòng bác sĩ Thạnh, chỉ còn cái hành lang chạy tuốt tới tiệm bánh xèo Lá Xanh, toàn người xa lạ, không còn bà cụ đẩy cái xe chợ, bán đủ thứ cây con.

    Cảm giác xa bà, mất mẹ, lạc quê, ngập tràn lòng tôi như nắng. Cố ngồi trong xe mà đợi bà như đợi ngày hồi hương trong lòng đứa con phiêu bạt đã hơn nửa đời người. Chỉ có nắng tràn tới mặt trời đứng bóng, bóng ngả về đâu? Riêng cụ tôi chắc đã ngả vào lòng đất để ươm mầm hương vị quê nhà qua những loài rau mùi dân dã nơi hải ngoại xa xôi. Xin Ơn trên ban phước lành cho cụ được an nghỉ.

    Nhìn hàng quán, chợ buá của cả khu thương mại Việt nam mà thương từ những lớp người Việt đầu tiên tới Mỹ năm 1975 đến nay. Chúng ta đã mang theo quê hương đến đất nước này nhiều nét văn hoá Việt, góp phần vào nền văn hoá đa dạng nơi đây.

    Trong nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ được những phong tục truyền thống của những ngày lễ, tết, ngày giỗ và cố gắng duy trì như di sản của cha ông để lại.

    Văn hoá ẩm thực Việt tiếp cận nhanh nhất với những món bách chiến bách thắng như phở, bánh mì, chả giò, nước mắm... Người bản xứ kính nể hương vị quê ta nên phở vẫn gọi là phở, bánh mì vẫn là bánh mì trên những tờ báo lớn của Mỹ như New York Times hay Wall Street Journal. Rồi cà phê sữa đá (kiểu Việt nam) có trong Menu của cà phê Starbucks Mỹ hồi nào không biết, cũng là món thức uống đặc biệt của Việt nam. Người Mỹ bắt chước thức uống độc đáo và đã điếu này của dân ta, dù có cho thêm vào ly cà phê đó vị chocolate, caramel hay vanilla cho hợp với khẩu vị của dân địa phương thì công đầu của người làm giàu cho những đại công ty như Starbucks, Dunkin' Donuts, Coffee Bean v.v... là người Việt mình đó.

    Đóng góp phát triển kinh tế và đa dạng văn hoá cho nước sở tại cưu mang di dân mình thì không tiếc công sáng chế, nhưng bản quyền con cháu phải nhớ là cà phê sữa đá trên nước Mỹ có xuất xứ từ Sài gòn.

    Chúng ta đi mang theo quê hương có nhiều điều hãnh diện, khi ngồi nhớ ra. Dù cũng có những điều khó coi như tại những khu phố đông người Việt ở Nam Cali vẫn thấy những bà, những cô mặc đồ bộ đi chợ. Đó là thứ pajama chỉ mặc trong nhà chứ không nên mặc ra ngoài đường. Ở Dallas là xứ cao bồi, nên thỉnh thoảng trong vũ trường vẫn nghe được tiếng giày cưỡi ngựa lộp cộp trên sàn nhảy cũng chả sao. Nhưng thấy người mang đôi dép kẹp bước ra sàn nhảy thì trúng phóc dân mình. Kỳ.

    Mặt trời đã làm khó người de xe, đậu xe trong bãi xe chợ đông. Bóng cụ tôi đã bặt tự mùa này. Xin tri ân cụ đã mang theo quê hương, giữ gìn văn hoá theo những vòng quay bánh xe của cái xe chợ mà nhiều nhà Việt nam vùng Dallas có rau mùi dân dã của quê ta để không quên nguồn gốc. Tạ ơn cụ đã cho tôi hoa đậu bắp đẹp kiêu sa, hoa hẹ lại trắng bên hông ngôi nhà kỷ niệm…


    Phan


    Nguồn:https://vvnm.vietbao.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Bồ công anh lại nở…





    Mùa lạnh đã qua nhưng mùa cúm năm nay hơi dài, qua tháng ba vẫn có nhiều người bị cúm mà tôi là một. Nhưng dù sao nắng cũng đã lên rồi, mấy ngày nay ấm áp, người bớt nhừ tử với cúm… thì nhìn ra sân… bồ công anh đã nở. Mấy năm trước, tôi có coi bộ phim “Con đường số 1” của Nam Hàn, có đôi tình nhân thời chiến tranh Triều Tiên đã hẹn hò nhau, người con trai nói, “… khi thấy hoa bồ công anh nở, thì anh sẽ về…” Cô gái đứng tỏ tình với người yêu, ngước nhìn hoa bồ công anh bay rợp trời mà thỏ thẻ, “Anh nhớ đó! Khi thấy hoa bồ công anh bay rợp trời thì dù anh đang ở đâu… cũng hãy về với em mong đợi.”
    Ba chữ “bồ công anh” nghe lạ tai nên tôi nhướng mắt để xem là hoa gì, và bỗng ngỡ ngàng là thứ cỏ dại ngoài sân sau nhà. Một loài cỏ dại có tên khoa học là Taraxacum – thuộc họ cúc (Asrteraceae). Đó là loài cỏ dại mà mỗi độ xuân về, cỏ trồng chưa kịp xanh thì bồ công anh đã cao ngòng; đầy sân, nhà nào cũng thế, mảnh đất nào chưa xây cất cũng đều vậy cả. Có thể nói ở Texas mùa này, chỉ thấy màu xanh của hoa bluebonnet, hoặc màu vàng thơ ngây của hoa Dendilion (là tên tiếng Anh của Bồ công anh) trên những cánh đồng cỏ hay ven xa lộ…

    Vào mùa này, sáng sớm những ngày nghỉ cuối tuần. Tôi thường bưng ly cà phê ra sân sau nhà ngồi thưởng thức không gian yên ắng bên sườn đồi bluebonnet sau nhà, một chút rừng còn sót lại-có con suối sâu nhưng cạn nước; khí trời mát dịu còn lảng vảng hơi sương dưới thung… tâm tư thật sảng khoái với hương đồng gió nội, hương thơm cà phê, hương trà xanh khoan khoái sáng cuối tuần để sẵn sàng làm việc nhà chắc chắn là cực nhọc hơn đi làm hãng ngày thường.

    Mùa này ngập mắt với những đóa bồ công anh vàng tươi trong nắng sớm khi mặt trời lên. Hình dạng hoa như hoa cúc đồng tiền, màu vàng chanh sáng sớm và vàng chùa chiền khi bị nắng nung. Tôi thích sự đơn giản, mong manh của loài hoa dại này; có lẽ còn một phần thích thú khó diễn tả là sự kiên cường của nó, thấy cành hoa như cọng giá quá cao, ngoặt ngoẹo trong gió, thế mà không gãy. Đã nhiều lần ngồi cà phê một mình sáng sớm, tôi nhìn, tôi ngắm hoa bồ công anh và liên tưởng tới một mỹ nhân chân đất, với sự đẹp đáng ngưỡng mộ là không kiêu sa mà chính là sự thu phục được lòng cảm mến của người nhìn từ tư chất và tính kiên cường của hoa bồ công anh.

    Loài hoa này đẹp đến cái chết cũng đẹp là cọng hoa vẫn đứng thẳng trong trời đất, chỉ nụ cúi đầu. Cái chết thì vạn vật đều kết thúc, có khác nhau về hình thức thì nội dung vẫn là chết. Nhưng chết đứng giữa trận tiền như Từ Hải thì dũng khí lưu danh, riêng cái chết ngạo nghễ của thân bồ công anh mong manh như cọng giá mà không gục; chỉ cúi nụ hoa tàn cho lòng người kính ngưỡng một loài hoa dại.

    Ôi, loài hoa sáng nở vàng ươm trong màu lá xanh. Ở quê tôi, người ta còn gọi hoa bồ công anh là hoa nắng. Không biết nắng vàng nhờ hoa hay hoa vàng nhờ nắng, ông bà ta cũng lãng mạn phi thường. Nhưng hoa bồ công anh lúc tàn thì lại trắng tinh khôi, thuần khiết, nhẹ nhàng đến mong manh… Tôi tự hỏi, sao không là hoa của tình yêu vì nó có đủ đặc tính của tình cảm đặc biệt ấy chứ? Nhất là khi chứng kiến chỉ một làn gió thoáng qua, những cánh hoa bồ công anh bay đi, vô định, làm cho hồn người bềnh bồng, tan vào gió như bồ cônh anh bay xa…

    Đó là hoa bồ công anh bên ly cà phê buổi sáng. Trở về đời thường là hoa vàng rợp sân sau thì uống xong ly cà phê là đi Home Depot để mua phân bón cỏ có thuốc diệt bồ công anh pha chung trong đó mà nhà sản xuất thường ghi ngoài bao bì là, “2 in 1” hay “Plus2”. Sau đó vất vả cả ngày với quá nhiều lưới cửa sổ cho một căn nhà là phải xem lại cái nào hở lưới thì bịt kín lại để bông bồ công anh đừng bay vô nhà thì cả nhà mới đỡ bị dị ứng…

    Theo vài người lớn tuổi mà tôi quen biết thì họ còn nói rằng hoa bồ công anh mang vị thuốc nên ở quê xưa, người ta dùng hoa bồ công anh khô trộn chung với trà để pha uống; có tác dụng hạ đàm và thông thoáng đường khí quản…

    Nhưng với tôi, hiểu biết về hoa bồ công anh như thế đã đủ. Chuyện còn lại là sáng nay hoa bồ công anh nhắc nhớ bộ phim về chiến tranh Triều Tiên, với tựa đề “Con đường số 1”; với những hình ảnh được dàn dựng rất giống với chiến tranh Việt nam xưa kia; cũng từng đoàn người dân vô tội phải bỏ ruộng vườn, làng mạc mà xuôi nam khi họa cộng sản từ miền bắc Triều Tiên lan xuống phía nam bán đảo này; cũng những cảnh não lòng của chiến tranh diễn ra như người ta phải bỏ lại người thân trúng đạn pháo kích của quân miền bắc ở ven đường với nấm mồ chôn vội, cắm một nhánh cây làm dấu để lấy cốt khi tan giặc trở về. Nhưng những người bỏ lại người thân vẫn không thể bỏ lại nồi niêu xoon chảo vì người sống còn phải nấu, phải ăn; đặc biệt là còn phải chết với bom đạn của làn sóng đỏ khi nó đã loang ra thế giới tự do này, không riêng gì bán đảo Triều Tiên. Những con người chạy giặc sau khi vật vã khóc người thân vô tội, sao phải chết? Họ đều mong ngày trở về quê hương, sẽ hốt cốt, cải táng cho thân nhân. Nhưng họ đã không về nữa vì họ chết với đạn bom của quân cộng sản truy đuổi đoàn người chạy giặc về phương nam chỉ sau thân nhân của họ một đôi ngày. Hình ảnh những nấm mồ oan khiên bên đường còn chưa khô đất mới thì lại bị đạn pháo bới lên thành “người chết hai lần thịt da nát tan” như nhạc Trịnh đã mô tả trong chiến tranh Việt nam…

    Hoa bồ công anh gợi nhớ cuộc chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến tranh Triều Tiên gợi nhớ cuộc chiến Việt nam và biến cố 30 tháng 04 năm 1975 ở quê nhà đã 44 năm thời gian trôi qua. Những người tham chiến nay đã già, những đứa trẻ chạy giặc ngày ấy như tôi cũng không còn trẻ. Khi có hiểu biết chỉ chứng kiến được sự sụp đổ của bức tường Bá linh; khối cộng sản Đông Âu và Nga sô sụp đổ vì bộ ba: Tổng thống Mỹ Regan; Đức giáo hoàng John Paul II, Tổng thống Nga Gorbachev) cùng lòng dân ở những nước thuộc khối cộng sản Đông Âu và Nga sô.

    Trong khi Việt nam chỉ có ít người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, phần lớn là vào tù, đa số là đi hải ngoại sau khi được thế giới và Hoa Kỳ can thiệp. Những Tạ Phong Tần, Song Chi, sau này Việt Khang, Điếu Cày, Mẹ Nấm… bị loãng ở hải ngoại. Cha Lý với luật sư Lê Thị Công Nhân còn trong nước, Hoà Thượng Thích Quảng Độ… như những cánh én không làm nên được mùa xuân trong gọng kềm cộng sản. Chúng ta có vài triệu người Việt hải ngoại, và dường như chỉ đợi tháng tư về để ra mắt sách, kể chuyện vượt biên như một vết thương lòng (không ai có quyền ý kiến, can thiệp vào nỗi đau riêng tư của người khác) nên càng mịt mù một tương lai khá hơn cho Việt nam vì đã hơn bốn mươi năm không quên cũng là hơn bốn mươi năm chứng minh đau buồn đơn phương và thù hận để lòng không thay đổi được Việt nam.

    Mỗi tháng tư về, chúg ta lại ưu tư, phiền muộn, để nguôi ngoa tháng năm, tháng mười… tháng tư lại về để ra mắt sách, kể chuyện vượt biên, chuông chùa lại vang truy điệu anh hùng tử sĩ và đồng bào chết oan trên đường vượt biển. Người Việt hải ngoại lại hâm nóng nỗi đau, chuyện buồn với những buổi ca nhạc ở nhà thờ, chùa chiền, trung tâm sinh hoạt cộng đồng người Việt quốc gia nơi nơi… Những người lính gãy súng tháng ba, tháng tư, đã là những ông già ngồi ôn kỷ niệm trong bộ quân phục một thời. Để sang năm lại kỷ niệm “ngày quốc hận lần thứ…” những tác phẩm bình cũ rượu mới lại ra đời như hoa bồ công anh lại nở sau mỗi tiết đông tàn. Sức sống mãnh liệt nhưng sớm nở tối tàn nên mãi là loài cỏ dại dù lịch sử và riêng tính khá đặc trưng…

    Phan


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Hương Xưa ...





    Sáng thứ bảy nhưng trời nóng sớm vì mùa hè còn nợ mấy hàng cây đang hồi xanh lá. Ông Hoàng lẩm bẩm với cây chanh ngoài sân sau, nhổ cỏ, vun gốc, tưới nước…Tánh ông, thích hay không thích là một chuyện, nhưng cái gì đã bỏ tiền ra mua thì phải ra cái nấy. Bà Hoàng nhìn qua cửa sổ đoán chừng ông đang chửi thầm vì nét mặt ông không vui. Bà nhớ hôm bà muốn mua khi thấy cây chanh ngoài chợ Việt Nam thì ông đã cản. Nhưng tính bà lúc này ương ương sao ấy! Nhất là từ hôm có cháu ngoại, bà chẳng còn nhu nhược như xưa, hơi cứng đầu cứng cổ.

    Nhìn ông mồ hôi đã nhễ nhại ngoài nắng, bà cũng áy náy, định làm cho ông ly nước cam giải khát nhưng bà còn lu bu cháu ngoại nên mặc kệ ông. Bà lôi thằng Bo vô nhà tắm nhưng nó cứ nhanh như cắt đã bò ra nhà bếp. Bà chống nạnh đứng nhìn thằng cháu ngoại, muốn chửi cho đã nư nhưng không biết sao bà chỉ nựng yêu thằng bé rồi lại đòng đòng a tòng với nó bò chơi trong nhà mát rượi máy lạnh. Hai bà cháu cười khúc khích mà ai nghe kỹ thì bà cười nhiều hơn vì nó biết gì đâu" Có người đuổi theo thì nó bò chạy. Bà cũng khôn cỡ bà ngoại nên lùa thằng nhỏ bò vào nhà tắm để tắm cho nó.

    Điện thoại reo đã đến tiếng thứ ba mà không ai bắt, ông Hoàng hớt hải từ ngoài sân vào nhà, chộp vội cái phone trên bàn bếp:

    - Alô. Tôi là Hoàng đây!

    - Gớm. Cứ tưởng cậu mợ còn chưa dậy!

    - Có chuyện gì mà gọi vợ chồng nhà tôi sớm thế, ông kia"

    - Đã bảo là sáng bét rồi…có cháu ngoại rồi còn ủ mãi…nhỡ nó nở thì lại kêu giời. Đã qua cơn mê chưa, cho tôi thưa chuyện"

    - Khéo rào đón nhỉ, cái ông kia. Chuyện gì nói mau, cho!

    - Còn nhớ thằng Bàng không"

    - Bàng nào"

    - Thằng Bàng thi sĩ ở xóm dưới…dưới nhà tôi chút đấy. Ngang nhà ông rồi đến nhà tôi nhá, nhà nó cuối xóm.

    - À!…Cái thằng…linh hồn nó treo ngược ở cành cây đấy à"

    - Phải phải…Nó đi du lịch qua Cali thăm họ hàng. Năm ngoái tôi về có cho nó địa chỉ, số điện thoại của tôi. Có ngờ đâu hứa hão mà nó qua thăm mình thật. Nó bay từ Cali qua đây hôm qua, đang ở nhà tôi. Theo kế hoạch của nó là sáng nay đột nhập nhà ông, xem vợ chồng ông diễn tuồng gì vào ngày cuối tuần" Tôi bảo phải gọi trước thì nó không cho nhưng tôi sợ ông bà lại đưa cháu ngoại đi chơi nên gọi trước đây, nhân tiện nó đang trong nhà tắm.

    - Cứ đưa nó đến tôi. Bạn bè mấy mươi năm không gặp. Lại người một xóm với nhau cả mà…Tôi không đãi được bữa cơm, ly rượu sao mà anh lo thế"

    - Vậy chúng tôi đi đây, chút nữa gặp. Có cần tôi mua gì…bia, rượu thì gọi cellphone tôi nhé!

    - Đừng khách sáo thế. Tôi bảo đến thì đến. Nhà tôi chỉ thiếu bạn bè. Rượu, bia tắm ông không hết.

    - Phét qúa bố khỉ ạ!

    - Đừng lôi thôi nữa. Lên đường đi, tôi chờ đây!

    Giọng ông Hoàng oang oang trong nhà bếp, bà Hoàng trong nhà tắm lắng nghe tiếng được tiếng không vì thằng cháu ngoại đã gặp nước, nó vui nhộn ê a.

    Sau cú điện thoại, ông vô nhà tắm tìm bà để cho hay: Chuẩn bị đón khách. Bà Hoàng ngồi phệt xuống sàn nhà tắm, lưng dựa vào bồn tắm hình như quên thằng cháu ngoại đang nghịch nước, miệng bi bô không ngớt. Mặt bà tái mét, hồn xuất đi đâu" làm ông hoảng:

    - Bà sao thế" Không khỏe à"

    - Không, không sao…tôi hơi chóng mặt thôi! Không gì.

    - Tôi đã bảo là gìa rồi, phải uống thuốc bổ. Con Lan nó mua cho bao nhiêu là vitamin thì không chịu uống. Thiếu máu, loãng xương…mà cứ tưởng ta đây còn son trẻ gì lắm!

    Bà không trả lời ông, cố gượng dậy để đem thằng Bo ra khỏi bồn tắm. Đặt ngửa thằng nhỏ lên giường, bà lau tới lau lui. Lau đến ông Hoàng nhìn mà phát cáu:

    - Bà lau mãi thì mòn hết thằng nhỏ, còn gì" Cái bà này hôm nay lạ nhỉ!

    - Ông bớt mồm cho tôi nhờ tí. Thằng bé nặng thế này. Ông không giúp một tay còn nói mãi.

    - Tôi đã bảo là không giữ đứa nào cả. Chúng nó biết có con thì phải biết lo cho con chúng nó…đã con cái mà cứ như vợ chồng son, quẳng con vào nhà ngoại rồi là hết trách nhiệm. Sao không lấy cái thằng nó thương mình thì đã dư tiền mướn người trông con.

    - Con nó đi làm, rể còn đi sớm hơn con. Có cần phải đay nghiến chúng nó thế không" Tôi không muốn ông soi mói vào cái khó của người khác. Sông có khúc người có lúc. Nghèo là có tội à"

    - Bà sinh sự với tôi đấy phỏng" Tôi báo cho bà biết nhá. Bà có qúy rể thì qúy riêng bà. Tôi chẳng xem ngữ ấy ra gì đâu!

    - Nhưng ông cũng phải biết thương con ông với chứ" Tôi cũng bảo cho ông biết đấy. Tiền con Lan nó thuốc men cho tôi ; thằng Tuấn nó rượu bia cho ông…không…không…ít hơn tiền baby seat đâu. Làm bà mà không giữ cháu thì giữ của à"

    - Bà xỉa xói ai thế"

    - Tôi chỉ nói lẽ phải!

    - Thì bà cứ bao che đi. Để tôi xem được bao năm nữa. Gìa trở bướng.

    Thằng Bo đã diện đồ mới, thơm tho…thế là ông ngoại đón lên tay, đòng đòng thằng nhỏ. Cù lét cho nó cười một thì ông cười mười. Bà Hoàng dọn dẹp nhà tắm, trở ra dựa hallway nhìn hai ông cháu bò thi ngoài phòng khách. Được một thôi, ông ngoại hổn hển xoa đầu gối, tự đấm lưng cho mình. Chửi đổng! Ông là thế. Bà biết ông đã quên cái hẹn bạn bè ban nãy. Cái hẹn thầm mong trong lòng bà đã nửa đời người. Người ta đi giáp vòng thiên địa rồi cũng gặp lại nhau cuối chặng phong trần. Bà thả hồn về đâu đâu xa lắm! Có một thời khiêm tốn đã qua nhưng thời gian không nhốt lại lòng người đã trao nhau, âm ỉ và khắc khoải thầm kín làm cho xót xa dịu dàng theo năm tháng…bà Hoàng đang trôi trên giòng ngược về thời đại của hoa khôi xóm đạo. Ngày ấy. Phải như… Đã rồi!

    Tiếng ông Hoàng bực dọc: "Cái thằng khỉ. Để ông yên chút nào. " đưa bà về thực tại. Bà đã sẵn sàng đương đầu với chính mình sau bao năm đương đầu cùng nghịch cảnh. Bà nhắc ông:

    - Ông nói chuyện điện thoại ban nãy với anh Thanh, có hẹn nhậu gì không" Sao không nói, rồi lại trách không có gì nhậu.

    - Ấy! Tôi đã bảo lũ trẻ này bó-đờ (bother) . Chăn giữ một đứa trẻ bằng làm hai ba dốp (jop) . Làm khủng hoảng tinh thần đến chẳng nhớ gì nữa.

    - Ông làm ơn vào đề cho tôi biết mà mò.

    - Bà còn nhớ thằng Bàng không" Thằng Bàng thi sĩ ở cuối xóm mình đấy. Này nhá. Tôi học trên bà hai lớp, thằng Thanh trên bà một lớp, thằng Bàng lại sau bà một lớp nhưng cứ tò tò theo bà. Mấy người bảo tôi: nó làm thơ cho bà nhiều lắm nên hôm tôi cưới bà, nó ra bờ sông…nhưng không dám tự tử, từ đó nó thành nhà thơ tuyệt vọng.

    - Ông bớt nói…chẳng ai bảo ông câm. Vào đề giúp tôi đi.

    - Nhưng bà nhớ chưa" Thằng Bàng thi sĩ, đấy!

    - Nhớ rồi, khổ qúa. Nói mãi!

    - Nó đi du lịch, sang thăm bà con gì nó bên Cali. Hôm qua sang thăm thằng Thanh ở Denton. Hôm nay lên đây thăm tôi với bà. Chẳng hiểu làm thi sĩ lấy đâu ra tiền mà đi du lịch sang tận Mỹ! Một lát nó đến. Bà phải cẩn thận đấy! Tôi chẳng tin được ngữ giàu nhanh hơn nước nổi.

    - Thôi đi ông, đừng suy bụng ta ra bụng người mà phải tội. Bao gìơ họ đến"

    - Chúng nó trên đường đi.

    - Lạy chúa tôi. Thế này nhá: Tôi cho thằng Bo đi bú ngủ, ông phải xem chừng nó đấy. Tôi đáo ra chợ chút rồi về làm cơm đãi khách.

    - Tội gì phải nhọc thân đến thế! Thế này nhá: Đưa nhau đi nhà hàng ăn bữa cơm cho nó rõ mặt tôi. Còn gì to - go về nhà lai rai…có phải đẹp mặt không nào" Mà tốn kém gì đâu" Bà đi chợ rồi về làm cơm đến bao gio" Cũng ngần ấy tiền lại mang tiếng keo kiệt, không dám đãi người làng một bữa nhà hàng cho ra trò.

    - Không phải thế. Tôi không thích nhà hàng. Tôi muốn được ở nhà hàn huyên hay hơn… đã bao năm không gặp.

    - Qúy hóa thế à"

    - Chuyến này tôi xin ông… bớt mồm.

    - Ấy! Cái giống đàn bà. Cứ nặng nề tình cảm cho khổ thân.

    - Toàn triết lý cuội, mà đâu ra lắm.

    - Thôi bà làm gì làm. Tôi chẳng cần đếch gì nữa.

    Xong thằng cháu ngủ yên, bà Hoàng lái xe ra chợ. Tôm cá ê hề bà không ngó ngàng đến. Chỉ xăm xoi mấy hộp đậu hũ, chọn bằng được cái mới, cái ngon. Ghé mua bó hành lá, mớ rau đay, hũ cà pháo. Làm gì có cua đồng ở chợ Việt Nam nhưng trên xứ Mỹ. Thôi . Ngần này đã rõ lòng nhau. Bà vội về nhà lo cơm nước.

    .



    Về đến ngõ đã thấy xe ông Thanh đậu ngoài. Bà lái thêm một block đường, dừng lại cho nhịp tim ổn định. Chẳng son phấn gì trong xe nhưng cũng chải lại cái đầu cho gọn ghẽ. Cảm giác về nhà chồng hôm lên xe hoa rõ mồn một trong tâm tư bà. " Đời con gái cũng cần dĩ vãng mà em tôi chỉ còn tương lai… " gía có bản nhạc đó mà nghe bây gìơ thì bà khóc đến sướng. Dù gì cũng phải về, việc đến ắt phải đến! Bà đã quen đón nhận mọi điều muốn hay không muốn. Bà lái về nhà như con ong cần mẫn với một đời ong.

    Lái xe vào garager, ông Hoàng mở cửa phòng giặt bước ra xách đồ cho vợ. Mặt ông hằm hằm chắc tại bà đi lâu. Cái kính lão trễ xuống sống mũi, mới nham nhở làm sao với cái tà lỏn…khôi hài. Lại ở trần trùng trục. Bà không nhịn được lão gìa này nữa.

    - Hôm nay nhà có khách, ông ăn mặc thế để tiếp khách à"

    Ông cũng đang giận nên đốp chát:

    - Thì sao"… Để cho mọi người thấy bà đã nuôi tôi thế nào"

    Bà không kềm chế nổi nữa với ông chồng vừa bủn xỉn, bẩn thỉu và ngang ngược.

    - Thế ông cởi nốt cái tà lỏn…cho mọi người xem ông có đáng nuôi không"

    - Ơ hay. Cái bà này giỏi nhỉ!

    Ông há hốc như trên trời rơi xuống. Đây là đâu" Ai vậy ta" Bà cũng biết đã qúa lời nên lặng lẽ vô nhà. Cố nuốt cơn giận vì bà đang cần đẹp hơn bao gìơ hết.

    Tay bắt mặt mừng với khách, mắt bà cố nuốt những giọt ứa ra tự đáy lòng. Không ngờ anh ấy gìa đi và gầy đến thế.

    Mấy người đàn ông lại trở lên phòng khách, họ rôm rả chuyện trò như hồi còn qủa bóng ở sân nhà thờ. Bà Hoàng dưới bếp làm cơm, bà cần một chỗ dựa tinh thần hơn thể lực lúc này. Hết cách, bà gọi con về.

    Con gái, con rể về đến cũng vừa bữa ăn. Chào hỏi nhau xong. Tuấn lo dọn bàn, dọn ăn. Lan còn phải coi con vì các cụ ồn qúa làm thằng bé thức mà chưa đã giấc, càu nhàu. Nói cho đúng thì cụ ngoại nó thôi chứ cụ Thanh từ tốn xưa nay, cụ kia có được nói gì đâu. Toàn bố Hoàng của Lan độc diễn.

    Bà Hoàng mời mọi người đi dùng bữa. Bước vào bàn ăn, ông Hoàng lại gắt như mắm tôm.

    - Ơ hay. Cái bà này. Hôm nay nhà có khách từ quê sang đây. Bà cho chúng tôi ăn những món khố rách áo ôm này à"

    Mọi người im lặng vì thật ra ai cũng hơi bất ngờ với thực đơn…chỉ một người hiểu trong những người không hiểu. Cũng là dịp ông Bàng được lên tiếng trong căn nhà bạn bè từ lúc ông đặt chân vô:

    - Anh Hoàng ạ! Tôi đến thăm anh chị chứ không phải đi ăn thì cần gì cao lương mỹ vị. Xin cho tôi nói thật lòng! Từ ngày mẹ tôi mất đến nay đã mấy mươi năm, hôm nay tôi mới lại được ăn món đậu hũ chiên giòn chấm nước mắm hành. Ăn chung với canh rau đay, cà pháo. Là bữa ăn tôi mơ ước trong đời!…

    Ông nghẹn lời làm không khí trang nghiêm như ăn đám giỗ. Bà Hoàng ho khan, xin lỗi đi rửa mặt. Ông Hoàng thấy đỡ mất mặt nên chụp vội thời cơ.

    - Tuấn. Con rót rượu cho bố với các chú.

    Thôi chúng ta bắt đầu đi. Đúng là gặp nhau đầu đã bạc. Này, tôi chúc mọi người hội ngộ…cạn nhá.

    Bữa cơm thân mật diễn ra tốt đẹp lúc đầu, dần dần chuyển thành bữa báo cáo thành qủa đạt được của ông Hoàng trên xứ Mỹ. Ông còn hai thằng con trai đang học Đại học, chúng là những bác sĩ, kỹ sư đầy triển vọng của tương lai. Chỉ mỗi con Lan không nghe lời ông nên đời nó khổ!

    Tuấn xin phép đưa con về chung cư trước vì thằng nhỏ quấy rầy, không yên cho ông bà nói chuyện. Cuộc nhậu về chiều trong tình thân hữu đậm đà, Lan đi chiên thêm đậu hũ đãi khách. Ông Hoàng nguôi cơn giận vợ vì khách đặc biệt thích món đậu hũ chiên. Bà Hoàng tận tay gắp đậu cho khách, ông Bàng cảm kích lắm: " Chị ạ! Bao năm rồi tôi mới được ăn lại món này. Hương vị vẫn như xưa!… " Bà Hoàng cảm động lắm. Chỉ con Lan có trái tim phụ nữ, nó mới hiểu những ý nhị trong đối thoại của hai người. Họ đang trao lại nhau hương xưa trong muộn màng. Nó ứa nước mắt mà cứ khăng khăng đổ thừa cho hành lá hăng hăng.

    Rồi cuộc vui nào cũng tàn. Khách ra về trong men chếnh choáng. Bà Hoàng tựa cửa chứ không tiễn khách ra tận xe như ông. Mắt bà nhòa lệ cho một lần cuối cùng còn nhìn thấy nhau, làm sao bà quên được những hẹn hò của một thời tuổi trẻ. Thời bà có cuộc tình nào không vụng trộm! Có ngày vui nào không qua mau trên chiếc xe đạp rong ruổi những trưa hè. Lưng ông Bàng dạo ấy còn những giọt mồ hôi muối mà lúc đến giòng sông ngồi nghỉ một lát thì muối vẽ lên lưng áo ông tấm bản đồ cơ cực làm sao. Những câu thơ xanh trong như giòng nước mà chẳng cô gái nào không muốn giữ riêng cho mình. Bà đã trả lại giòng sông những câu thơ vì môn đăng hộ đối giữa gia đình bà và gia đình ông không xứng. Hôm nay bà trả nốt bữa cơm duy nhất bà đã ăn ở nhà ông Bàng sau một ngày trốn học đi chơi. Canh rau đay nấu với cua đồng, cà pháo, đậu hũ chiên giòn chấm nước mắm có bỏ hành lá xắt sống. Đặc biệt bữa ăn ấy còn có người mẹ của ông, một người mẹ quê hiền lành như mái tranh xiêu. Không như mẹ chồng bà, miệng bằng tay tay bằng miệng, chủ hụi mà. Còn cho vay nợ góp. Nợ ngày, nợ tuần, nợ tháng, nợ năm…nợ đời!

    Ôi thôi. Các cụ đã về…Thiên đàng thì chật ních người tốt, mà những người tốt đã về đến nhà Chúa thì ai còn chơi hụi" Những người giật hụi mới cần chơi thì họ ở dưới Địa ngục. Mẹ ông Bàng, gìơ nơi đâu" Mẹ chồng bà, gìơ nơi đâu" Cha mẹ bà nơi đâu" Ai cũng có một nơi để về yên nghỉ. Thiên đàng hay Địa ngục có gì khác nhau thì bà không biết! Nhưng điều bà biết chắc là về đâu cũng không đem theo được những gì của trần gian. Có đem theo được chăng cũng chỉ là những điều vô hình. Thiện và Ac trong cõi trần đã sống. Nhưng bây gìơ thì anh ấy về đâu" Vẫn thân một mình trên giòng đời ngang trái. Anh ấy có về giòng sông tuổi nhỏ thì những câu thơ cũng không còn xanh. Nước sông không còn trong dưới bầu trời mây xám. Vai bà run lên tiếng lòng chất ngất khi chiếc xe lăn bánh chở một cuộc tình xanh về với hư vô.

    Lan đưa mẹ vô phòng, không một lời thăm hỏi nhưng đã hỏi hết những gì của tình mẹ con, tình người phụ nữ với nhau. Bà chỉ còn nói nổi với Lan: " Về trông cháu đi con, thằng Tuấn nó chưa ăn gì đâu… "

    Nửa đêm quạnh quẽ, bà Hoàng còn thao láo những ưu tư về một ngày không biết Chúa thưởng hay phạt bà"! Khi những điều thầm mong đến thật, ngoài cái hạnh phúc toại nguyện là những khổ đau đến tàn nhẫn. Cứ như anh ấy nói thì ky cóp bao nhiêu năm dài mới thực hiện được một chuyến viễn du chỉ để nhìn nhau một lần khi tự thân ai cũng đã qúa ngán ngẩm cuộc sống theo cách riêng của mình. Rồi đây hai ba mươi năm, con Lan thương hay trách bà xui nó: Tình cảm đừng để đồng tiền can thiệp. Dù gì ông ấy cũng đúng trong hiện tại, nó lấy thằng kỹ sư thì dư tiền gởi con. Nhưng tình yêu của nó gởi ai" Nếu không phải là thằng Tuấn. Bà gởi thân trong nhung lụa loẹt lòe ngoài ý muốn nhưng cũng còn có lý do vì hoàn cảnh gia đìng bà lúc ấy. Ở Mỹ chỉ có nghèo chứ không có đói. Mong con Lan hiểu cho bà.

    Nhớ tới ông Bàng, bà cười thầm. Anh ấy đến đâu thì chữ nghĩa tràn lan đến đấy. Hôm nay bà đối đáp thẳng thừng với ông Hoàng cũng hơi qúa đáng. Sóng gío trong những ngày sắp tới sẽ không tránh khỏi. Cùng lắm, bà về ở với thằng Tuấn con Lan. Bà ăn bằng tiền của bà, trông con cho chúng làm ăn mà ngóc đầu lên với thiên hạ cũng không có gì trái thiên nghịch địa. Bà an tâm tìm giấc ngủ muộn sau một ngày cũng quan trọng như ngày cưới hôm nao.

    Ông Hoàng trở giấc, tỉnh cơn say, đi vô toilet. Ông trở ra sật sừ là dấu hiệu của tuổi tác không còn chịu nổi rượu mạnh. Bà trở lại ngoan hiền và nhẫn nhục như xưa nay, bà đi rót cho ông ly nước. Ông uống một hơi dài rồi kéo bà vào lòng. Ông hiểu câu nói ban sáng: " Ông có đáng nuôi không " theo nghĩa đen mất rồi! Ông chưa bao gìơ biết yêu thương một người phụ nữ là cái gía bà phải trả cho sự chọn lựa mang tính hy sinh của bà nên không có gì "sốc" nổi bà nữa! Bà vô cảm.


    Phan

    Nguồn:https://vvnm.vietbao.com


              
Last edited by Bạch Vân on Chủ nhật 16/06/19 14:45, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Những Mảnh Vỡ





    Có những rạn nứt rất dễ hàn gắn lại trong thời đại có rất nhiều loại keo thật tốt dùng cho gỗ, thủy tinh, kim loại, nhựa, v.v… nhưng không phải tất cả những rạn nứt, mảnh vỡ đều được lắp ghép lại vì có những rạn nứt không đáng để người ta bỏ công hàn gắn. Nên đồng thời cũng có những rạn nứt, tì vết, mảnh vỡ, người ta bỏ ra rất nhiều công sức, thậm chí cả đời cũng không hàn gắn được…

    Thuở bé tôi có đọc câu chuyện ngụ ngôn cho trẻ em. Truyện kể rằng: Có cậu bé nọ chẳng thể hài lòng về ai hết nên cậu không có bạn trong trường, không bạn bè trong khu phố; thậm chí anh chị em trong nhà cũng không ai chơi với cậu vì cậu chẳng thể hài lòng về ai được hết.

    Một hôm cậu nói với cha cậu: “Con rất giận thằng con ông hàng xóm nhà mình. Nó rủ con chơi banh nhưng nó chơi quá dở. Con chỉ muốn đấm cho nó một cái cho bớt giận…”

    Cha cậu nói: “Thôi bây giờ như vầy! Mỗi lần con giận ai thì con cứ đóng lên bờ rào nhà mình một cây đinh.” Nói xong, cha cậu trao cho con trai hộp đinh với cây búa.

    Không lâu sau, cậu bé đi tìm cha để xin thêm đinh vì cậu đã đóng hết hộp đinh lên bờ rào. Nhưng cha cậu lại nói với con trai, “Bây giờ nhà ta không còn đinh nữa. Thôi thì mỗi lần con giận ai, con cứ về bờ rào nhà mình mà nhổ ra một cây đinh.”

    Thời gian nhổ đinh có lâu hơn thời gian đóng đinh vì cậu bé đã lớn, biết suy nghĩ, suy xét hơn. Nhưng cũng đến hôm cậu trả lại cho cha hộp đinh và cây búa. Cậu nói với cha, “Con đã nhổ hết những cây đinh trên bờ rào nhà mình. Và con thấy không còn giận ai nữa, nên con trả lại cha hộp đinh và cây búa.”

    Người đàn ông nhìn chàng thanh niên đã trưởng thành. Ông nói, “Con có thể nhổ ra hết những cây đinh trên bờ rào nhà ta. Nhưng những vết đinh đen sỉn trên bờ rào sẽ không bao giờ liền lại được. Nếu không có những vết đinh xấu xí ấy thì bờ rào gỗ nhà ta trông rất đẹp… ”

    Tôi còn nhớ khi đọc xong câu chuyện, tôi nhìn ngắm những vết sẹo trên chân tay tôi, rất nhiều. Nếu lần đó không trèo cây trộm trái thì không bị cái sẹo dài trên bắp tay, lần kia không chui rào kẽm gai để bẻ mía trộm thì đã không bị cái sẹo dài trên bắp chân, lần nọ không biểu diễn ngậm dầu phun lửa thì không có cái sẹo bị phỏng trên ngực… Lần ngu nhất là mới học lớp ba mà dám đón đường đập thằng lớp năm, bị nó đập cho một trận đến gãy xương ngón tay, phải băng bột.

    Theo thời gian lớn lên, những khi bất chợt nhìn lại những vết sẹo tuổi nhỏ. Tuổi nhỏ qua đi với rất nhiều kỷ niệm vui buồn thì còn lại vài vết sẹo để nhớ rong chơi. Nhưng tuổi già gõ cửa mà ngồi nghĩ về tì vết thì hơi nặng nề. Một lần chơi không đẹp với bạn bè cứ áy náy trong tâm, nhất là khi bạn bè đã kẻ còn người mất. Muốn nói câu tạ tình, tạ tội với nhau một lần thì tội tình cũng chỉ còn những tì vết không phai…

    Nắn mảnh vỡ còn trong da thịt. Nhiều lần tôi định đi mổ để lấy ra cho rồi! Nhưng lấy ra là mất đi một đoạn đời đã ghim mảnh vỡ vào da thịt mình. Có những mảnh vỡ không keo gì gắn hàn lại được. Như tôi đọc một câu chuyện đã lâu, có bà lão nọ cứ ngày ngày đi nhặt mảnh chai trên bãi biển. Khách thập phương đến tắm biển cứ xem bà như một bà cụ lẩm cẩm, rỗi nhàn; người địa phương lại nghĩ bà đã lú lẫn; chỉ cô bé nọ được bà chia sẻ tâm tư khi cô hỏi bà, “Bà ơi! Bà nhặt mành chai trên bãi biển thì đến bao giờ mới hết mảnh chai?”

    Bà lão trả lời, “Bà nhặt tới hết đời bà thôi cháu ơi! Vì mảnh chai trên bãi biển này đã giết chết đứa cháu gái của bà. Nó cũng xinh đẹp như cháu vậy!”

    Đã là mảnh vỡ nghĩa là không trọn vẹn. Nhưng một mảnh vỡ tượng trưng có giá trị không quên, một mảnh vỡ nhân bản do trái tim bà lão nhặt mảnh chai trên bãi biển vì không muốn có thêm một bé gái thiên thần nào qua đời vì bị mảnh chai trên bãi biển cắt đứt bàn chân con, rồi làm độc, rồi hoại thư, rồi cướp đi sinh mạng của những thiên thần… Mảnh vỡ thủy tinh có thể hàn gắn, nhưng mảnh vỡ trong tim người bà yêu thương đã vĩnh viễn mất đi đứa cháu gái thiên thần thì keo nào dán lại được?

    Hay có những mảnh vỡ muôn đời không hàn gắn được, mà nhớ đến thì mảnh vỡ chỉ khứa sâu hơn vào tim ta. Câu chuyện của chàng trai nọ yêu thích nước Đức. Anh ta làm lụng và dành dụm đến khi có đủ tiền đến nước Đức để khám phá.

    Anh xin thuê một căn phòng trong căn nhà của một người già - sống một mình. Anh ưng ý tất cả nên xin ký hợp đồng năm năm. Ông già chủ nhà khuyên anh ta nên ký hợp đồng ở thử năm ngày thôi - anh bạn trẻ; vì…

    Trong năm ngày ở thử, anh vô tình làm vỡ cái ly uống nước của ông cụ mà anh nghĩ là đồ cổ. Anh gọi báo cho ông cụ hay thì ông cụ vẫn nói là không sao đâu, anh vô tình thôi mà!

    Nơi đây, rác mỗi ngày bạn chỉ cần để bao rác trước cửa phòng bạn chứ không cần để trước cửa nhà, sẽ có người thu gom cho bạn. Nên ngày thứ năm ở thử, hết. Ông cụ vẫn tới ký hợp đồng cho thuê phòng năm năm. Anh bạn trẻ xin bồi thường cái ly bị vỡ, trong khi ông cụ hỏi cái ly vỡ nay đâu?

    Anh nói, “Trong bao rác trước cửa phòng.”

    Ông cụ đổi sắc mặt. Đi vào nhà lấy thêm cái bao rác mới. Sau đó cụ đổ bao rác trước phòng anh bạn trẻ ra. Lựa miểng ly bỏ riêng một bao, cụ ghi bên ngoài, “miểng thủy tinh vỡ - nguy hiển”. Bao nhiêu rác bình thường cho vào túi rác thứ hai, cụ ghi bên ngoài, “an toàn”.

    Sau đó cụ nói với anh bạn trẻ, “Cái ly không đáng giá gì. Nhưng anh hãy dọn đi ngay bây giờ, vì anh sống mà không biết nghĩ cho người khác!”

    Từ đó, anh bạn trẻ mỗi lần thăng chức trong đời, đều nhớ tới ông cụ lời răn, “anh sống không biết nghĩ tới người khác” nên anh thăng chức hoài vì anh đã sống ngược lại… nên thăng chức hoài.


    Phan


    Nguồn:https://vvnm.vietbao.com



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Với Exodus…





    Mưa giông từ nửa đêm qua đã dựng tôi dậy vì sấm sét om xòm trên mái nhà thì ngủ nghê gì được. Tôi ngồi đọc lại quyển “Về miền đất hứa – Exodus” của Leon Uris. Không biết sao tôi thích tác phẩm đó từ khi còn đi học. Lần đó tới chơi nhà người bạn học, thấy quyển sách của cha anh đang đọc nên tôi đọc ké vài trang, rồi thích quá! Hỏi mượn bác trai thì bác lưỡng lự vì sách cấm, mà sách cấm thì đồng nghĩa với sách quý thời tôi mới lớn. May sao bác gái từ tâm, “Ông cứ cho nó mượn đi. Chẳng lẽ bạn của con mình là người kém văn hoá?!”

    Nhớ cái văn hoá thời tôi mới lớn là, “cho mượn sách đã là ngu. Mượn được sách rồi mà đem trả là càng ngu.” Có một thứ văn hoá như thế ở quê tôi sau hoà bình lập lại. Nhưng dù sao tôi cũng đem trả quyển sách lại cho bác trai sau khi đọc. Thực sự lúc ấy là tôi mưu cầu có thể mượn thêm những quyển khác khi đã ngầm biết bác trai – cha của bạn tôi còn cất giữ nhiều sách cấm.

    Thời gian cho tôi gần gũi hơn với gia đình tên bạn mà cụ thể là hai bác. Cứ thấy mặt là bác gái hỏi ăn cơm chưa? Nếu thưa bác gái là chưa… thì nhà có khoai luộc! Bác trai thường cười nụ cười khó hiểu là cười khẩy, cười khinh bạc thì bác không khinh bác gái, vậy khinh bạc ai? Khinh bỉ một thời những người thích chữ nghĩa chỉ ăn khoai luộc, mời cơm là thói quen thôi hay sao?

    Nhưng tôi thích bác trai bòn túi thủng cũng ra chút tiền lẻ, bác ngoắc tôi ra hiệu là hai bác cháu ra quán cà phê. Nói cho sang chứ quán xá gì, một túp lều mục nát của một gia đình người Tàu trong hẻm sâu bắt đầu từ cầu Phú Lâm, đi luồn lách mãi ra tới khu Tân Bình. Nơi đó hơi ồn vì những người Tàu bình dân – dân mua bán gánh ve chai, họ nói chuyện thường lớn tiếng nên rất ồn. Nhưng bù lại hai bác cháu tôi nói chuyện, bình phẩm về một tác phẩm văn học nước ngoài – thuộc loại sách cấm thì cũng cóc ai thèm để ý tới mình.

    Ngộ nghĩnh nhất trong đời là ngày lễ cha, từ khi tôi sống một mình nơi hải ngoại. Cái ngày tưởng nhớ tới thân phụ thì cha đẻ ra tôi vẫn trong lòng này với hai câu bảy chữ mãi hoài không viết nổi thêm hai câu cho thành tứ tuyệt. “Tâm dụ phụ thân sinh bất lão/ bất ly phụ tử khả vô sầu”. Hôm nhà thư pháp Vũ Hối ghé tệ xá thăm tôi. Ngồi hàn huyên với ông khá khuya, ông bảo: “Đôi khi ráng sẽ mất hay. Cái cảm xúc lúc hạ huyệt cha anh là vậy, là hai câu từ tâm anh phát ra… thì tôi thư hoạ cho anh hai câu đó để làm linh vị cho ông cụ. Nếu ông cụ thực sự có việc sống khôn thác thiêng thì nhìn hai câu thơ của thằng con ngổ nghịch cũng đủ cho ông cụ vui nơi suốn vàng…”

    Nhưng người cha thứ hai mà tôi thường nghĩ tới trong ngày lễ cha là cha của thằng bạn không đọc sách. Bác trai buồn lắm, nhưng tôi an ủi bác, “Nó không đốt sách đã là may. Cha làm thầy, con đốt sách mà… sư phụ.”

    Ừ. Thì ra tôi coi ông là sư phụ trong lòng tự bao giờ. Đến giờ ngẫu hứng gọi bác trai là sư phụ. Bác không chê đệ tử ngu hèn nên sư phụ (cũng từ bao giờ không rõ) đã trở thành người tôi tưởng nhớ sau cha đẻ ra tôi từ khi tôi sống đơn thân một mình nơi hải ngoại.

    Nhớ linh xưa khi duyên nợ tới. Những giờ nghỉ trưa trong trường Sư phạm, tôi hay được bạn bè nói kể chuyện cho họ nghe… Và tôi kể có lẽ say sưa nhất là truyện “Về miền đất hứa”. Vì tôi yêu thích tác phẩm đó nên nhớ từng nhân vật. Rồi một trong những cô bạn hay nghe tôi kể chuyện, có cô kia tiếc hùi hụi khi kể tôi nghe là cô gặp được quyển Về miền đất hứa ngoài chợ trời bán sách… nhưng túi tiền cô có hôm đó không cho phép cô mua để tặng tôi.

    Ngần ấy cảm tình đã trốc gốc cây cổ thụ, huống chi tôi mới là thằng nhóc tập đọc trong làng đọc sách. Từ đó, tình trong như đã, nhưng mặt ngoài còn e. Tới hôm chó ngáp phải ruồi. Theo em xuống phố trưa nay, đưa nhau đi trốn bạn bè để thổ lộ tâm tư chứ dạo phố kiểu cỡi ngựa xem hoa thì chán chết vì có tiền đâu mà mua quà lưu niệm cho chuyến đi vào đời, tiền ăn quà vặt cũng chỉ biết lắc đầu nguây nguẩy vì đâu đủ tiền mua… Nhưng tiền định có thật là sao lại đủ tiền mua quyển sách “Về miền đất hứa” từ một gánh ve chai… không bìa trước, mất hai mươi trang cuối.

    Phải mấy năm sau, khi Sài gòn mở cửa. Em đã có thể mua tặng tôi nhiều quyển Về miền đất hứa, nhưng em chỉ mua một quyển… để chép hai mươi trang cuối, tặng tôi. Ân tình đâu trả lễ bằng gì khác được, nên sẵn cái quần jeans vừa rách gối do tranh banh với mấy thằng bạn học. Tôi xé luôn cái ống quần trong tiếc rẻ của bạn bè, vì tụi nó hết cơ hội mượn tôi cái quần jeans, mặc lấy le một hôm ra phố…

    Tôi khâu vá hai mươi trang cuối của quyển Về miền đất hứa mà em đã chép tay tặng tôi vào đại tác phẩm Exodus của Leon Uris. Khi ngồi xỏ từng mũi kim, gút từng nút chỉ cắt ra từ bao xi măng, mượn con dao ăn trầu của mẹ để xén sách… rồi làm bìa cho quyển sách yêu thích càng trân trọng hơn là sự có được; làm bìa bằng vải từ cái ống quần jeans Levis là xa xỉ quá trong thời đại tôi. Cuốn sách thành vô giá nên ưu tiên một trong vali xuất ngoại phải cân đo đong đếm nhiều thứ theo nhiều nghĩa đem đi hay bỏ lại.

    Sáng nay mưa như nơi tôi ở chưa từng biết mưa. Mưa giông từ nửa đêm qua, tới sáng mưa dầm, tới trưa mưa thưa, tới chiều mưa buồn như mưa tháng sáu. Giờ đêm về mưa vẫn còn mưa. Mưa như cố nhà báo Giang Hữu Tuyên đã tả mưa hải ngoại trên phận người làm báo,“mười mấy năm làm tên phát báo/ lòng buồn theo thành quách xa xưa/ đường ngã năm rồi năm bảy ngã/ ngã nào cũng mưa và mưa thôi…” Anh viết ra chữ “thôi” cuối câu quá trọn vẹn cho ngành báo chí Việt ngữ ở hải ngoại nên bạn hữu vẫn nhớ tới anh và một tấm lòng, dù anh đã quá vãng.

    Lời thơ buồn như mưa tháng sáu khi nhớ tới tác giả là một nhà báo tận tâm giữ gìn tiếng Việt ở hải ngoại, tận lòng hết sức với báo chí, tận tình với anh chị em văn thơ hữu… Và nhìn lại quyển Exodus được bọc vải ống quần jeans làm bìa… đọc những trang chép tay đã phai màu mực viết big – mực bơm thời tôi, nhưng nét chữ thân quen cứ như ngàn vạn mũi kim châm vào ký ức, như những hạt mưa vỡ oà trên khung kỷ niệm. Bầu trời hình vuông hay hình tròn, hình chữ nhật, là tùy cái khung cửa; đời người tùy duyên nên không trách khởi đầu, cũngkhông buồn kết cuộc. Chỉ tiếc giống nòi không được cái kết cuộc như những dòng cuối cùng trong quyển Exodus, những dòng chữ chép tay đầy kỷ niệm,

    “Bằng một giọng run run, Dov đọc:

    Tại sao đêm nay lại khác với tất cả các đêm trong năm?

    Đêm nay khác với mọi đêm trong năm bởi vì đêm nay chúng ta ca tụng giây phút quan trọng nhất trong lịch sử của dân tộc chúng ta. Đêm nay chúng ta mừng cho cuộc khởi hành chiến thắng từ nô lệ tới tự do của đất nước chúng ta.”

    dịch xong tháng 05/ 1960
    Thế Uyên


    Đêm nay tôi đọc lại sách cũ, đêm nay tôi đọc lại chuyện lòng từ khi còn trẻ. Tôi thấy hoang tàn trên tóc xanh đã bạc màu, quê hương vẫn tối đen dưới vòm trời bá đạo… hạt mưa nào vừa vỡ oà trên khung cửa như tôi.


    Phan


    Nguồn:[url=http://vietluan.com.au/voi-exodus/]http://vietluan.com.au[/url]



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Tiếng Chim Thiên Di Bay Qua Mùa Thu…




    Tác giả Phan cắt bánh trong Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ.


    1.
    Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ… rồi cúi mặt, lầm lũi chui vô những cái xe đã cũ kỹ lại còn móp méo nữa thì mới đủ tiền mua để đi hoc, đi làm thêm kiếm sống khi còn đang học. Cuộc đời tiếp nối sau khi ra trường là lập gia đình. Từ đó nợ học, nợ nhà, nợ xe, con cái còn nhỏ… sẽ lấy hết thời gian và sức lực của tuổi sung mãn. Ai may mắn lắm mới mua được cái xe mới cho vợ, dĩ nhiên là loại xe thường thôi; anh chồng đi xe cũ của vợ thải ra như luật bất thành văn ở Mỹ. Đến con cái trưởng thành, sống đời sống riêng của chúng, không nhờ cậy cha mẹ nữa thì căn nhà cũng mới dứt nợ ba mươi năm. Nó cũ kỹ cách mấy thì người chủ cũng không còn thời gian để trả nợ căn nhà mới khác thêm ba mươi năm nữa nên đành ở vậy. Dọn dẹp những căn phòng con cái không ở nữa. Cái gì cũng muốn bỏ vì không gì còn giá trị với thời gian, hết nhu cầu sử dụng. Nhưng lại không bỏ được thứ gì ngoài việc bỏ ra thời gian để lau chùi những báu vật cũ nát. Bởi khi thở dốc phải ngồi nghỉ mệt thì nghe cái bàn học của con thỏ thẻ… con thương cha lắm, nên làm sao bỏ được! Cây gậy chơi dã cầu của thằng con trai là tiền thưởng cuối năm của cha ở hãng cũ, nó không ngờ được quà trong mơ còn hơn cha nó không ngờ được tiền thưởng thay vì mất việc năm đó! Con thú nhồi bông của đứa con gái đã như miếng giẻ rách không đáng để lau nhà, nhưng là người bạn nhỏ trung thành nhất của con mình thì sao vứt đi cho được khi nó đã già nua và lỗi thời, hư hao như bệnh tật chỉ người già mới biết!

    Thôi thì sửa sang, sơn phết lại trong ngoài căn nhà bỏ thì thương mà vương thì tội để chuẩn bị cho một giai đoạn mới của cuộc đời là về hưu. Không mua nhà mới là điều kiện huy hoàng để mua xe Cadillac bóng loáng, máy mạnh như động cơ máy bay… thì mắt đã mờ, tay chân chậm chạp. Nên hầu như những chiếc Cadillac trên đường đều chạy làn xe sát với lề đường, tốc độ thường dưới cả tốc độ cho phép. Nếu người lái khác có bực mình thì cũng sẽ nguôi ngay khi qua mặt được thì y như rằng trong xe thổ mộ đó là một ông cụ hay một bà cụ.

    Căn nhà cuối phố chìm khuất dưới tàn cây rộng với ngõ vắng lơ thơ lá vàng bay. Bà cụ Mỹ trắng thỉnh thoảng xuất hiện với tay trồng, tay nhổ những cụm hoa theo mùa và cỏ dại. Ông cụ ngồi sửa máy cắt cỏ nhẩn nha như sợ hết việc! Cái máy cắt cỏ cũng thuộc hàng đồ cổ như ông cụ vì nó không giống bất kỳ cái máy cắt cỏ nào bên những nhà hàng xóm. Nó chỉ còn đó như để gợi nhớ về dĩ vãng hơn là trình diễn sự mạnh mẽ và linh hoạt của những cái máy cắt cỏ hiện đại. Nó còn đó để ông cụ có việc làm là sửa máy cắt cỏ mỗi tuần, từ sáng tới chiều… rồi kêu mấy anh Mễ tới cắt vì nó có chịu nổ máy cho đâu? Hôm nó nghĩ tình ông cụ người Mỹ và nó là máy Mỹ nên cuối chiều mới nổ cho ông cụ vui thì ông cụ đã hết hơi; còn sức đâu mà cắt cỏ nữa.

    Thế là mùa hè, mủa cỏ từ khi ông cụ mua nhà, mua máy cắt cỏ cứ lặng lẽ ra đi. Người đàn ông cơ bắp và siêng năng chăm sóc nhà cửa còn đó nhưng không còn năng nổ và sung mãn như xưa khi ống khói lò sưởi không còn được sơn mới, giăng đèn đón Giáng sinh nữa. Hôm nay mùa thu đã vàng lá như hai ông bà cụ ở căn nhà cuối phố. Lá rụng vàng lối đi, vàng thảm cỏ úa trước sân nhà. Ông cụ ngồi sửa cái máy thổi cỏ, chắc cụ định thổi lá vàng tập kết trước nhà cụ quá nhiều vì nhà cụ cuối phố. Nhưng cái máy thổi cũng thuộc hàng đồ cổ như cụ. Nó ho khục khặc vài tiếng, rồi phun ra ngụm khói đen như bắn súng đại bác thời Washington lập quốc Hoa Kỳ.

    Ông cụ hết kiên nhẫn, lừ đừ đi lấy thơ ngoài ngõ, nhưng lủi thủi quay vào vì thùng thơ trống không từ khi ông về hưu, “những hẹn hò từ nay khép lại / thân nhẹ nhàng như mây…” Ông cụ ngồi xuống cái ghế chân cung trước sân nhà, đong đưa một lát rồi ngủ ngon. Những chiếc lá vàng rơi nhẹ tễnh trước sân nhà, gió mùa thu không giận giữ lao xao, tiếng chim di khoan nhặt trên bầu trời trong vắt. Chiều lơ thơ tóc trắng, bà cụ đứng nhìn ông ngủ. Chắc cụ bà đang chuẩn bị lễ tiệc trong nhà. Tuần sau hãng xưởng đã bắt đầu nghỉ lễ Tạ ơn. Bà cụ ra garage lấy đồ vật gì đó để trang hoàng nhà cửa, thấy ông cụ ngủ ngon nên không đánh thức, chỉ cởi áo khoác của bà để đắp hờ lên ngực ông cụ, rồi bà quay vào nhà. Mỗi lần thoáng thấy bà, tôi hay tưởng tượng ra hồi trẻ chắc bà đẹp kiêu sa lắm; vì già rồi, tóc đã trắng phau nhưng phong cách vẫn sang cả như người quyền qúy, nụ cười của bà ấm áp, bao dung khi hàng xóm chào nhau độ lượng. Một bà cụ phúc hậu kiểu Mỹ.

    Người hàng xóm tôi bên đây ngõ hẹp rẽ vào nhà ông bà cụ. Bỗng đưa tay lên làm dấu thánh giá như một lời tạ ơn trên vì tôi vừa thấy ơn trên ban phước cho thấy bình an dưới thế cho người thiện tâm khi tôi mới rời mắt khỏi màn hình tội lỗi. Súng lại nổ trong trường học bên Calif, hung thủ mới mười lăm tuổi đầu mà máu đã lạnh đến thế sao? Cả gia đình kia đã chết năm người cũng vì súng khi cảnh sát tới hiện trường, nạn nhân nhỏ nhất mới ba tuổi đầu, làm sao hiểu được vì sao? Chính trường Mỹ đang luận tội tổng thống rối bời, hèn hạ. Đồng nghiệp nhắn tin qua điện thoại: Phe ăn mắm đang âm mưu chơi sếp mình đó. Tuần tới tôi bị buộc nghỉ ở nhà vì ngày phép quá nhiều, không cho để dành. Ông đi làm phải hết sức cẩn thận vạ lây đó nha…

    Trong bóng đêm đương đại. Tôi nhìn ông cụ ngủ ngày dưới cái áo khoác tình nhân như ánh sáng cuối đường hầm, tới tia nắng cuối ngày khuất tán hai cây sồi cổ thụ.

    2.
    Căn nhà cuối phố sẽ sáng trưng đèn đuốc một vài hôm như năm ngoái. Rồi lại âm thầm như cũ khi không còn những chiếc xe xuyên bang vội vã đến và vội vã đi… để lại lề đường một quãng trống huơ như nỗi lòng người gia chủ sau khi tiễn bà con về, con đi. Còn bao lâu nữa cho ông bà cụ, còn bao lâu nữa có người hàng xóm mới, dọn vào căn nhà cuối phố… để ngồi trông ông cụ-tôi bên đây ngõ hẹp lẩm cà lẩm cẩm như ông cụ ở căn nhà cuối phố năm nay đã quá già; đã có lần tôi trò chuyện với ông cụ và nghe ông kể, ông sinh ra nơi đây, lớn lên cùng với đàn chó săn của cha ông. Ông thích theo cha ông đi săn heo rừng, chèo xuồng đi câu cá trong đầm lầy và đi bắn vịt trời trên những cánh đồng sau mùa gặt lúa mì… Tôi nhớ ông thở dài - như chuyện mới hôm qua.

    Tôi cũng thích theo cha tôi đi bắn cò trên những cánh đồng. Những hôm cha tôi rỗi việc quân, ông lái cái xe Vespa, chở tôi đứng trong lòng cha. Hai cha con rong ruổi theo đường hương lộ mà hai bên đường mênh mông những ruộng lúa bát ngát. Khi cha dừng xe, tắt máy xe, chống xe lên cho vững vàng, rồi gác cây súng săn lên yên xe… Sau cha con tôi là xe mấy chú lính đi hộ vệ, mấy chú sẽ lội ruộng để nhặt xác những con cò to như con vịt chân dài, cổ cao. Mấy chú đem về làm món nhậu. Cha tôi không thích ăn thịt cò nhưng mấy chú sẽ ép ông thầy cho được một đũa, một chai bia… để cha tôi chê bia lạt, không hợp món, thì cha tôi mở tủ rượu tây của cha để tặng mấy chú lính hết mình với cha một chai rượu ngon… Chuyện của tôi cũng như chuyện mới hôm qua của ông cụ ở căn nhà cuối phố. Nhưng cha ông đã theo Chúa gọi bình an, cha tôi theo vận nước đã lao xuống mồ; hệ lụy đàn con tứ tán nổi trôi. Con tôi ngày nào còn không chịu là người Việt vì niềm tin nó sinh ra ở Mỹ thì nó là người Mỹ. Cho tới một hôm ở đại học về nhà nghỉ lễ cuối năm. Giới thiệu với người bạn Mỹ cùng về nhà tôi nghỉ lễ vì người bạn trẻ không có gia đình để về. Con tôi nói với bạn: Tao là người Mỹ gốc Việt vì cha mẹ tao là người Việt. Chưa bao giờ tôi nhớ quê hơn lần nghe con mình nói nó là người Việt. Ôi những đứa trẻ hôm nào đã thành thanh niên, thiếu nữ. Tất bật đi về với cái xe riêng chứ không còn co ro ngoài cột đèn với gương mặt chưa tỉnh ngủ mà chờ xe bus học trò. Rồi chúng đi nhiều hơn về như con ông cụ ở căn nhà cuối phố. Cả năm mới thấy họ về thăm cha mẹ vào dịp lễ cuối năm; thì cũng cả năm con tôi mới ghé qua nhà để tặng quà Giáng sinh cho cha với nhiều hơn năm trước là những lời dặn dò bảo trọng sức khoẻ…

    Thỉnh thoảng gặp vài đứa trẻ của hôm nào trong xóm cũng về nhà thăm cha mẹ chúng còn ở đây. Những người cha trẻ, mẹ trẻ, và mấy đứa trẻ con của họ giống tôi mươi năm trước ở nơi này. Những người trong xóm nhưng lớn tuổi hơn cả ông cụ thì đã vắng bóng. Nhà họ đồi chủ. Con cái họ không về đây nữa…

    3.
    Rồi sẽ đến một hôm hai cái xe Cadillac dán bảng For sale, ước mơ từ thuở thiếu thời của một đời người trên nước Mỹ sẽ khép lại lặng lẽ như cô cậu thanh niên lặng lẽ chui vào cái xe tàn khi còn trẻ để thực hiện ước mơ thành hiện thực… khi đã già. Căn nhà cuối phố sẽ cắm bảng: garage sale, estate sale, hay moving sale gì đó, rồi huose for sale... Mấy mươi năm chuyện gì đã diễn ra trong căn nhà ấy ở mãi trong những bức tường chờ người yêu thương nó nhất đã không còn nữa. Con gái của ông bà cụ sẽ về thu xếp lại một lần cho cha mẹ, cho cả bản thân cô sẽ không về căn nhà cuối phố này nữa… chỉ có những mùa thu vẫn về, lá vàng rơi nhẹ trên cỏ uá vì gió thu không giận giữ, sợ thổi bay cái áo khoác của bà cụ đã đắp hờ lên ngực ông cụ ngủ ngày. Mùa thu qua đây vẫn nhớ ông cụ người Việt tôi chứ, không biết khi ấy linh hồn tôi đã về quê cũ tắm sông, bắt dế, đá banh… hay còn lang thang đi tìm những mùa thu đã thất lạc trong đời, những mặt người còn mãi trong tôi…

    Tiếng chim thiên di bay qua mùa thu, chở theo những linh hồn phiêu bạt…


    Phan


    Nguồn:https://vvnm.vietbao.com



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Mắc Thằng Bố…



    Trong đời sống, không ít lần chúng ta đã gặp những người hay nói luyên thuyên, nhưng cuối cùng thì những người nghe đều có chung suy nghĩ: Họ hay nói vậy thôi, chứ chính họ cũng không biết họ nói gì, thì ai mà hiểu được? Qủa thật có loại người ấy trong đời sống. Và người nói thì phải có người nghe, vậy người hay nói hơn nữa thì sao? Những người đã đạt tới cảnh giới nói không cần người nghe. Họ vừa làm việc của họ, nhưng miệng cứ nói lảm nhảm về điều gì đó, việc gì đó, về ai đó… không ai biết vì đâu có ai nghe. Và chính họ cũng không biết là họ đã nói gì? Dân gian gọi những người ấy là “mắc thằng bố”.


    Vậy thằng bố là thằng nào?


    Bố tôi cũng không biết thì làm sao tôi biết! Tôi chỉ biết tôi đã có triệu chứng của bệnh mắc thằng bố, là một loại tâm bệnh, xuất xứ từ nội tâm bị thương tổn, hay do nỗi ám ảnh theo thời gian mà thành. Tôi suy ra từ người làm chung chẳng nói với mình, vậy chị nói với ai mà ngày hai ba bận chị thở dài, “Trời ơi! Sao làm hoài không hết việc vậy trời?” Nghĩa là chị bị ám ảnh lâu dài lắm rồi, nỗi ám ảnh về việc làm từ khi đến Mỹ đã mấy chục năm, từ khi chị tự đi xin việc làm vì nhu cầu đời sống, nhưng đời sống chỉ hết nhu cầu khi người ta xuôi tay nhắm mắt. Nỗi ám ảnh việc làm hình thành trong vô thức, trỗi dậy thành ý thức từ hôm trong mình không khoẻ, nhưng cũng phải thức dậy để đi làm; Hôm trời mưa, ngày tuyết đá trắng trời, chị cũng phải thức dậy theo cái đồng hồ reo để đi làm. Chị không biết trong tận cùng tâm thức của chị đã hết đi làm nổi. Bởi vô thức đã cạn kiệt sinh lực, nhưng tri thức lại cứ ráng, còn làm được thì đi làm chứ ở nhà làm gì cho buồn rồi sinh tật, sinh bệnh càng khổ.


    Hơi rắc rối như có lần tôi giải thích với chị thì chị bảo là tôi… mắc thằng bố. Nói chuyện gì không ai hiểu là chuyện gì! Hơi rắc rối nhưng hiểu ra cũng đơn giản thôi. Khi cơ thể cần ngủ, chúng ta chẳng cưỡng lại được cơn buồn ngủ ập đến. Khi đói bụng, ta cũng không thể phớt lờ nhu cầu của cơ thể. Nhưng ăn rồi, ta cũng không thể bảo cái bao tử đừng hoạt động để giữ trạng thái no, vì ba ngày nữa mới được ăn. Tóm lại phần tri thức của ta có thể nhường nhịn bạn bè một lời nói sốc là ta cười trừ, không trả lời để giữ hoà khí làm việc chung; nhưng phần vô thức trong con người là những phản xạ tự nhiên của cơ thể, như khi thức ăn được nạp vào bao tử thì bao tử tiết ra dịch vị để tiêu hoá. Ta không ngăn cản được quá trình đó diễn ra. Phần mơ hồ hơn của vô thức là ta đã chán đi làm như cơm nếp nhão vì vô thức đã hết chịu đựng nổi việc thức dậy là đi làm. Nhưng tri thức là phần có thể điều khiển được nên mới có suy nghĩ còn làm được thì đi làm chứ ở nhà làm gì cho sinh tật, sinh bệnh càng khổ…


    Chị tôi chẳng hiểu gì hết nên kết luận cái rột: Mày mắc thằng bố. Thế là tôi đi tìm xem cái thằng bố là thằng nào. Và đã gặp. Thì ra người ta nhìn thấy cái lưng của người khác rất dễ, nhưng chẳng ai nhìn thấy được cái lưng của mình. Cứ mỗi ngày tiếp xúc, quan sát chị bạn làm chung. Tôi thấy rõ chân lý sinh lão bệnh tử chẳng chừa ai. Nó đến sớm hay muộn tùy thuộc vào phần phước của mỗi người. Rồi ai cũng trở về cát bụi. Thì ra cái bệnh mắc thằng bố trong tôi không phải là nỗi ám ảnh việc làm như chị tôi mà là một sự trở về. Nhớ lại mấy năm đầu mới qua Mỹ, khi thấy chợ Việt đã trưng bày hoa cúc, hoa mai bán Tết là lòng buồn vô hạn với nỗi nhớ nhà, người thân. Nhưng người thân lần lượt ra đi, nước mất thì làm gì còn nhà để về. Thế là tâm tư lặng lẽ buồn. Nhưng theo thời gian khám phá ra: buồn cũng có giới hạn khi nó đã chạm đáy tâm tư, người ta trở nên vô cảm, cảm giác thực vật chen vào cảm giác động vật một thời gian như ăn vì tới giờ ăn thì ăn chứ không thấy đói hay ăn ngon miệng; tới giờ thì lên giường, không cần phải buồn ngủ vì ngày mai còn phải đi làm là điều quan trọng hơn. Đời sống Mỹ đã nô lệ hoá người thật thành người máy, người máy như người thật là đời sống Mỹ.


    Tôi không còn mong muốn ngày về, không thấy buồn nữa khi chợ Việt trưng bày hoa cúc, hoa mai ra bán Tết… Tâm trạng chỉ khác thường khi tiếp xúc với con cháu sang thăm. Chú nó thấy chúng không phải là người Việt vì chúng đồng loã với kẻ cướp đến tự nhiên như hơi thở. Chú nó giật mình khi tiễn cháu về lại quê hương, máy bay cất cánh mới thấy mình không còn là người Việt nam khi không chấp nhận hối lộ để có được cái visa qua thăm thân nhân bên Mỹ.


    Rồi triệu chứng mắc thằng bố thấm vào phế phủ như những vết nhăn lặng lẽ hằn lên khoé mắt từ hôm đứng ở bờ biển Calif. Tôi hỏi mấy người bàn trẻ là những người sang Mỹ từ nhỏ hay sinh đẻ bên đây, “Tụi em thấy gì ngoài khơi kia?” Bỏ qua những người chỉ thấy người ta tắm biển, chiếc du thuyền quá đẹp, người thấy giàn khoan dầu ngoài xa đất liền, nhớ chuyến vượt biên năm nào; người thấy hải âu vô tư như ước mơ, người thấy chân trời hình cong nên tâm tư nhà sư cũng không thẳng được khi tu trên mặt đất…


    Họ hỏi lại tôi thấy gì? Tôi trả lời, “Anh thấy Việt nam bên kia biển.” Từ đó bệnh mắc thắng bố trong tôi trở nặng. Từ trong vô thức tôi cứ nghĩ đến một sự trở về, dù lý trí phản đối vì về đâu khi không còn là mình? Nghe người ta nói, ‘tôi đi Việt nam” là đúng, hay người nói “tôi về Việt nam” là đúng? Tâm thái hai người khác nhau trong suy nghĩ cho cùng một sự việc. Còn tôi đi hay về? Có lẽ câu trả lời là, “đã không còn tôi nữa.”


    Hôm nhà thơ Tô Thùy Yên còn. Anh cũng nói anh sẽ về khi Việt nam không còn cộng sản. Hôm nhận tin anh qua đời, phần nào trong tôi lại nghĩ: Anh đã về. Như bài thơ “ta về” của anh - mỗi tháng tư đến đều nên đọc lại. Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp cũng rõ ràng, “tôi chỉ về Việt nam khi không còn cộng sản”. Nhà thơ Trần Dạ Từ cũng về khi không còn cộng sản. Những người lính cũ gặp nhau ở hoàn cảnh tương đồng khi lực bất tòng tâm nên cùng có suy nghĩ về sự trở về. Ai cũng có phần vô thức không kiểm soát được, ẩn sâu trong ý thức không về để khẳng định ý thức hệ mà thôi. Ở những người làm thơ thường suy nghĩ sâu xa là thế! Vậy ngưởi bình dân hơn sẽ thế nào? Anh tôi là người lính. Anh rời xa quê hương năm hai mươi tuổi. Hai mươi năm sau anh quyết định về. Những người bạn Mỹ của anh ngăn cản với lý do, “Mày lấy nguyên cái tàu hải quân đi. Bây giờ mày về, cộng sản nó bắt đền cái tàu chiến thì làm sao mày có. Nó sẽ bỏ tù mày…” Anh tôi trả lời bạn bè, “tao sống hai mươi năm ở Việt nam, hai mươi năm ở Mỹ. Bây giờ tao về Việt nam ở tù hai mươi năm là vừa, vì tao nhớ nhà và mẹ tao đã già. Bốn mươi năm qua, tao thường nghĩ là tao đã chết trong trận Hoàng Sa…”


    Anh tôi về thăm nhà lần đầu vào năm 1995. Anh quyết định luôn là về hưu. Anh sẽ về sống luôn ở Việt nam. Rồi khi anh về hưu thực sự. Anh về sống luôn bên Việt nam trong tâm thức và ý thức anh. Nhưng anh chỉ ở được hai ba tháng là vọt về Mỹ, bởi khi anh về chơi một hai tuần mỗi năm là khác, còn anh về luôn rất khác! Không phải người thân còn lại trong nước đồi khác mà người đi đã khác. Anh là người Mỹ gốc Việt vì còn nói tiếng Việt nhưng anh hoàn toàn Mỹ trong đời sống hằng ngày thì làm sao sống ở Việt nam sau mấy mươi năm vật đổi sao dời… Anh sang chơi nhà tôi, quên đem nên mượn tôi đôi giày đi bộ thể dục buổi sáng. Anh thích đôi giày của tôi nên nói với tôi, “mày mua đôi giày hết bao nhiêu tiền vậy, tao gởi lại cho mày được không? Tao thích đôi giày này.” Tôi bảo anh lấy đi thì anh không lấy; tôi nói láo là em mua garage sale hết $10. Anh muốn thì đưa đây $10. Anh tôi vui lắm. Anh vui vì mua được đôi giày ưng ý mà giá rẻ; vui với tình cảm anh em ruột còn đó dù sống ở nước ngoài thì thằng em vẫn nhường cho thằng anh. Và anh là anh nên trả tôi $10 xong thì đưa thêm tờ $100. Mày đi mua đôi giày khác mày thích nha…

    Tôi thấy anh tôi đã Mỹ hoàn toàn như những người bạn Mỹ của tôi. Họ hết thuốc lá trong hãng thì mua lại của tôi điếu thuốc với đồng bạc cắc chứ không xin như người bạn Việt, “Ê, còn thuốc không. Cho tui điếu coi. Sáng nay đi làm. Tui quên mua rồi…”


    Rồi anh tôi xách đôi giày ấy về Việt nam để đi bộ thể dục buổi sáng. Mới đi được lần đầu thì đứa cháu đã tự nhiên chiếm đoạt, “cháu thích đôi giày của bác quá, cho cháu nha.” Nó không cần nghe câu trả lời, không quan tâm đến thái độ của người bác đã là người Mỹ - muốn thì mua chứ không cướp, không xin ai. Anh cho cháu mấy ngàn đô la để mua cái xe tay ga nó thích thì anh vui vẻ. Sao đôi giày chỉ có $10 thì anh lại nổi giận? Đó là lý do anh trở về Mỹ. Anh đành bỏ quyết tâm (trong khả năng dư sức) về Việt nam sống phần cuối đời với người thân con cháu… Nhưng anh có bỏ được vô thức “về” hay không thì câu trả lời là không. Người lính thủy từng đánh trận Hoàng Sa ấy đành chấp nhận gởi lại nắm xương khô nơi xứ người vì anh đã Mỹ hoá thì làm sao hoà hợp được với người thân, quê hương anh đã cộng sản hoá.


    Tháng tư lại về. Bốn mươi lăm năm gởi lại nắm xương khô nơi quê người của bao người Việt đã bỏ nước ra đi là điều không biết hết được nhưng điều chắc chắn biết là từ trong nội ngã, trong tâm thức mỗi người lưu lạc đều nặng một chữ “về”. Nên đừng thắc mắc những thằng bố đi chợ, đi làm, đi câu cá, đi nhậu… cứ lẩm bẩm không lời vì nói “về” với lòng nó thì ai biết! Nó cứ mắc thằng bố như thế tới hôm ra nhà quàn nào đó ở Mỹ. Chuyện đã bốn mươi lăm năm cũng như chuyện bốn ngàn năm của một dân tộc có bẩm sinh thích làm khổ mình trong thời đại nhiều người Mỹ về hưu đã chọn Việt nam để sống những ngày tháng cuối đời cho ấm áp và sinh hoạt rẻ. Có lẽ do họ mới mấy đời du nhập từ châu Âu qua đây, máu du mục trong họ còn đậm nên đất lành chim đậu, ở đâu giá sinh hoạt rẻ, khí hậu thích hợp với tuổi già là được. Còn người Việt lại đậm máu bản làng do lịch sử bốn ngàn năm gắn liền với lũy tre, khúc sông ký ức không có tuổi… Đó là nguồn động lực vô hình, sự thôi thúc quay về bản năng khi người ta đã đi qua chán vạn nẻo đường/ dừng chân đứng lại vô thường sau lưng. Nhưng không còn một chốn để quay về khi đời sống và tâm tư đã lạc mất quê hương. Bản thân đã lạc mất mình do hoàn cảnh lịch sử, và sự hội nhập miễn cưỡng. Bốn mươi lăm năm chỉ còn những thằng bố lang thang đi tìm lại mình và quê hương đã mất trên khắp hành tinh.


    Phan

    Nguồn:https://vvnm.vietbao.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Thương chồng nấu cháo le le...



    Câu ca dao nghe đã bắt thèm, thèm thưởng thức tinh hoa đồng nội đã thèm; thèm nhân nghĩa trong đạo vợ chồng xưa mới lớn lao hơn. Khoan nói tới hương vị ẩm thực đặc sản để tạ ơn đất trời; xin t? ơn người vẫn thương người là những người nội trợ của nước nam xưa, những người luôn nghĩ đến núi Thái sơn của gia đình là người cha, người chồng quanh năm vất vả với ruộng đồng để nuôi sống gia đình, vợ con… một tấc lòng cảm mến trong tình nghĩa vợ chồng nên người nội trợ xưa cũng thắt lưng buộc bụng để mua về chưng cất những món ngon, vật lạ cho người trăm năm...





    Trước hết là con le le, có người không rõ nó là loại chim gì? Vậy le le còn một tên gọi dân dã hơn là vịt trời. Giống vịt trời thường sống thành đàn, bay có đội hình hẳn hoi chứ ít khi bay loạn. Hình dáng le le như con vịt nhà, nhưng nhỏ con như chim bồ câu và lông đẹp hơn. Khi trưởng thành, con trống có một vòng lông xanh lục quanh cổ rất đẹp. Phần lông cánh, lông ức cũng như vịt mái, màu nâu cà phê sữa, con mái lông lợt hơn con trống. (Không biết trong những công viên bên Mỹ, có phải là le le. Vì hình dáng, màu lông rất giống nhưng tướng tá bự con hơn le le Việt Nam nhiều...)

    Từng đàn le le rất nhát người, hễ thoáng bóng người là chúng bay biến hết. Le le thường kiếm ăn ngoài cồn, cù lao giữa sông hay bãi vắng. Thuở thanh bình chưa có tiếng đạn bom ở những miền quê, thức ăn dễ tìm nên người ta không săn bắt, bẫy le le nhiều. Phần vì chúng quá nhát người nên cũng khó bắt. Cũng vì thế mà người bắt được le le (không nhiều) nên bán giá cao. Mà đắt đỏ thì đương nhiên làm khó cho người nội trợ nghèo. "Thương chồng nấu cháo le le" ngoài việc nói lên giá trị ẩm thực là món ngon quý hiếm vì theo kinh nghiệm dân gian đó là món đại bổ, phục lực hiệu nghiệm cho người bệnh, người đàn ông vất vả quanh năm… nhất là sau khi ngã bệnh do mưa nắng ruộng đồng. Câu ca dao không đơn giản ở nghĩa đen như đói ăn rau đau uống thuốc mà giá trị ở nghĩa cử tinh tế của người phụ nữ xưa trong việc chăm lo sức khỏe cho chồng con... Cu Tí bị bệnh, ốm nhách xanh lè cũng được má nấu cho ăn cháo le le, chứ đâu riêng gì cu Tía mà nghĩ oan cho người mẹ quê có mục đích khác...

    Nói tới cách chế biến thì chim le le nấu cháo đậu xanh là món dường như duy nhất vì thịt chim không nhiều, lại dai, xào, kho được mấy. Mà lại là loại thịt đại bổ nên nấu lấy nước là chánh, người bệnh cũng dễ ăn hơn xào nấu ra những món khô. Theo Đông y thì thịt le le nóng, nhưng đại bổ cường dương nên trong nam thường nấu cháo với đậu xanh để quân bình âm dương. Có sách nói thịt le le tuy là loại thịt đại bổ cường dương nhưng thuộc loại thịt độc (như thịt rắn). Phục hồi sức khỏe người bệnh hiệu nghiệm nhưng cũng dễ "trúng", vì người bệnh thì chắc chắn thể chất đang yếu, thể lực chưa phục hoàn... Cũng là lý do người xưa nấu cháo le le với đậu xanh vì đậu xanh cũng là một phương thuốc giải độc xưa.

    Nhưng đi từ Minh Hải, Cà Mau lên qua Sài Gòn, ra bắc thì lại thấy người ta thường nấu xáo le le. Trước hết là nhổ lông sống con le le (thấy hơi ác) vì con le le trụi lủi lông mà vẫn còn sống. Sau đó cắt tiết như cắt tiết vịt, huyết le le không ăn được (vì sợ độc) nên bỏ. Kế đến là hơ le le trên than hồng cho cháy trụi lông măng còn trên mình le le, mùi da tanh tưởi của le le cũng nhẹ đi nhờ mùi khét lông cháy át bớt... Đoạn mổ, rửa, chặt miếng xong thì nấu lửa nhỏ với muối, đường cho đến mềm thịt, nước trong và ngọt. Đồng thời ra vường hái nắm lớn rau răm, vào lặt rửa, lá răm xắt nhuyễn để đó. Nhưng gốc, thân răm thì bó lại, cho luôn vào nồi xáo để ra nước. Món này ăn với bún tươi, khi nồi xáo đã mềm thịt, người ta cho luôn bún tươi vào nồi, chờ cho bún ấm lên là được, không cần sôi. Nhắc nồi xuống mới bỏ hết mớ lá răm xắt nhuyễn vô nồi. Khi múc ra tô mới rắc tiêu đen... Tô bún thơm lừng mùi rau răm, nhưng ăn vào ngọt lịm, ngọt thanh nhờ thịt le le rất ngọt. Ăn nóng và nồng thơm mùi tiêu làm người bệnh giải cảm, toát mồ hôi hột sau khi ăn một tô xáo le le. Hiệu nghiệm hơn người cảm nắng cảm lạnh chỉ trùm mềm để xông nồi nước xông lá sả, lá ổi nóng hổi cho ra mồ hôi mà chả có gì bồi bổ trong bụng cho lại sức. Món này, tuy bún tươi cũng không được lành như cơm, nhưng có rau răm cùng tác dụng và mạnh hơn đậu xanh nữa. Người phụ nữ xưa từng dùng rau răm giã lấy nước uống để ém kinh khi phải xa nhà, bất tiện trên đường dài... Mấy o du kích của Việt cộng cũng học chiêu này của tiền nhân để ém kinh đi đánh Mỹ.

    Nhìn về trong nước bây giờ, người ta đồn thổi về tác dụng của le le vừa quá đáng, vừa méo mó, le le được coi như một loại viagra thiên nhiên nên giới giàu xổi rất chuộng. Từ đó phát sinh ra những lò nuôi le le như lò ấp gà, vịt xưa để cung cấp cho những quán ăn đặc sản. Không biết con le le ăn cám trộn rau, uống thuốc kích thích tăng trưởng của Trung Quốc thì thịt nó có còn giá trị dinh dưỡng cao hay không? Chỉ thấy gần như tận tuyệt một giống chim trời vì nhu cầu bệnh hoạn của giới thích hưởng lạc. Sự phá hoại môi trường thiên nhiên đã không tốt thì càng xấu hơn khi bóp méo ca dao nghĩa vợ tình chồng đẹp đẽ xưa... Tìm hiểu thêm trong sách xưa cũng chỉ thấy nói về le le là loại thức ăn (thuốc) có vị ôn, khí bình, người bịnh ăn vào cũng khoẻ... chả nghe nói gì tới chuyện phòng the như những đồn thổi vớ vẩn...

    Còn hai món độc của người phụ nữ xưa thương chồng là canh bông bí và chè hạt sen. Canh bông bí có lý hơn canh bông lý. Tuy bông lý (màu xanh lục) cũng là một loại hoa ăn được. Người ta có thể xào không với muối, đường cũng thành một món rau xào trong bữa ăn dân dã. Hoặc nấu với tép để có tô canh ngọt nhẫn, bùi ngùi. Người Bắc thường hà tiện một cách cầu kỳ là luộc mấy con cá rô, cá chín, vớt ra giẽ thịt để riêng. Đầu cá, xương xẩu cho vào cối đá giã nát như tương, múc nước trong nồi canh chế vô cối xương cá, quậy như giặc về rồi chắt lấy nước có thịt cá vụn trở lại nồi canh. Mớ xương trắng giã, vứt ra, con chó đến ngửi rồi bỏ đi… lầm bầm, đúng là Bắc kỳ. Kể ra ăn không khoái miệng bằng cách nấu trong Nam, bỏ mớ tép lên thớt, xoay dao lấy bản to, đập giập mớ tép, là nấu. Khi ăn, vỏ tép mềm chứ không cứng như vỏ tôm, gắp kèm với mớ bông lý, chấm nhẹ vô chém nước mắm (không chấm không phải Nam bộ). Chấm rồi để coi hay thả vô kỳ cùng rồi ngậm mà nghe, tùy ý. Cái ngọt nhẫn nhưng thanh của bông lý không chuộng người háu ăn, vì vị bùi của nó chỉ người từ tốn mới cảm nhận được nơi cuống lưỡi… và cái bẫy tự trời của món ngon là thấy tô canh bông lý không bốc khói, nhưng lùa hỗn vô miệng thì nhảy đổng. Bên trong những búp bông lý tưởng nguội rồi nhưng nóng tàn canh...

    Vậy bông bí hay bông lý đúng với câu ca dao này, thiết nghĩ bông bí đúng hơn vì hoa lý không nhiều ở thôn quê. hoa lý chỉ rộ lên ở miền nam, nghĩa là người ta nói tới nhiều sau khi xuất hiện bản nhạc “giàn thiên lý đã xa” Những người yêu thích bản nhạc thì đi tìm một dây thiên lý về trồng cho thỏa lòng lãng mạn. Chỉ sau 1975, ơn đời khốn nạn thì người ta mới ăn tới thịt thằng bé nhớ thương mãi quê nhà.

    Suy ra bông bí ngàn đời hơn, khi những hạt mưa đầu mùa về với ruộng vườn, người ta thả dây bí, gác mớ chà cho nó leo... phong thổ ưu đãi nên chẳng mấy chốc mà bông bí đầy giàn. Người ta ngắt mớ bông đực - sau khi đã hết phấn nhưng chưa tàn, rụng; ngắt bớt mớ bông cái mới tượng trái vì để quá nhiều trái trên một dây bí thì trái không lớn nổi vì dây phải nuôi quá nhiều trái; ngắt bớt mớ đọt non vì chỉ chung một gốc mà quá nhiều nhánh cũng không cho trái lớn được… Cứ như thế, biết làm gì với mớ bông bí, đọt bí non nõn... đem nấu với tôm sú lột vỏ sẽ là món ăn tuyệt vời trong tiết trời vào hạ - nếu đối chiếu với ca dao thì thấy rõ:

    • Tháng giêng là tháng ăn chơi
      Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà
      Tháng ba thì đậu đã già
      Ta đi ta hái về nhà phơi khô
      Tháng tư đi tậu trâu bò
      Để ta tiếp tục làm mùa tháng năm...


    Rõ là thả dây bí sau tết Nguyên đán, vậy dây bí ra hoa kết quả đã vào hạ, trời nóng lên rồi mà người chồng đồng áng được ăn tô canh bông bí để giải nhiệt thì không cưng vợ sao được. Bông bí mát, tôm thì ngọt đã rành. Sự lưu tâm chăm sóc của người vợ quê xưa dành cho chồng càng thêm đầm ấm gia đình.

    Bông bí, đọt bí cũng có thể xào chung với vài trái cà chua, muối, đường... thế thôi mà thơm lừng gian bếp quê, hương vị thôn dã, giòn trái bí non mới tượng; bùi bông hoa bí; ngái đọt bí non nhưng vị ngái bắt ngây, ăn hoài không chán... đặc biệt là tí nước xào nhưng lại là tinh hoa trong bông, trong đọt bí tươm ra, hoà quyện với muối, đường và cà chua cho vị mặn mặn, chua chua, ngọt ngọt... món này đưa cay với chung rượu đế sau ngày đồng áng cũng tới lắm. Bông bí, đọt bí ăn quợt, trị táo bón rất hay. Thích hợp cho đàn ông ưa trà, rượu, lại ít ăn rau... Nếu cũng chảo xào đó mà có mớ gà đồng (nhái) soi được sau cơn mưa đêm thì không nhậu không phải người biết thưởng thức. Thịt nhái ngọt tàn canh, vừa giai để lai rai ba sợi. Gặp nhái vùng nước ngọt, xương mềm rụm thì thôi má nó ơi... nhái vùng nước lợ, xương cũng không cứng lắm. Nhưng nhái miền biển mặn thì thua, xương cứng như xương rồng.

    Rồi thì chè hạt sen sực nức thơm tho... Tráng miệng bằng món không quá đắt tiền nhưng công phu hơi cực - càng nói lên tình nghĩa của người vợ; bản lĩnh gia chánh của người phụ nữ quê xưa. Có người còn cầu kỳ hơn một nồi chè hạt sen nấu vội đã ngon -vì tự thân hạt sen đã ngon. Vợ thằng Đậu ngoài doi, nổi tiếng với món chè hạt sen long nhãn. Nó lấy chồng hèn nên cực công chăm, Đậu phu nhân thường ngồi lọt vỏ mỏng của từng hạt sen tươi, rồi thông tim sen suốt buổi trưa hè ngoài gốc bần. Hồi rửa sạch sẽ dưới cầu ao thì rổ sen trắng nõn như bắp chân con gái.

    Bắc nồi, thổi lửa liu riu, hớt bọt cho nước trong như nước mưa mùa. Sen mềm phải vớt ra rồi mới cho đường vào, nêm cho vừa ngọt. Vớt ra vì hai lý, thứ nhất là nấu bất cứ hạt gì với đường thì khi cho đường vào mà còn lửa thì sẽ bị lại hạt (người nấu chè gọi là lại đậu) hạt đậu thử mềm rồi nhưng cho đường vào mà không tắt lửa thì hạt đậu bị sượng, ăn sẽ không ngon nữa. Nói chung là nấu chè đậu thì nấu bằng nước dừa, nước dảo vắt từ cơm dừa ra, nhưng khi đã mềm đậu thì mới cho đường và nước cốt dừa, rồi là nhắc nồi vì thôi lại đậu và gắt dầu vì nước cốt dừa nấu trên bếp lửa sẽ lên mùi dầu dừa...

    Nhưng với chè hạt sen không có nước dừa thì không sợ gắt dầu dừa, nhưng vẫn cẩn thận với đường vì đường làm cho lại hạt sen. Lý do thứ hai, phải vớt sen ra khi đã mềm hạt vì vợ thằng Đậu cưng chồng nhất xứ. Đậu phu nhân hái nhãn ngoài vườn sẵn rồi. Những trái nhãn dày cơm trên đất doi ngọt lịm, thơm lừng... được mũi dao nhỏ, nhọn, lách khéo léo đến không thấy đường dao mà lấy được cái hạt nhãn ra ngoài, nhận hạt sen đã hầm nhừ vào thay cho hạt nhãn. Trông qua nhãn lột vẫn nguyên hình, nhưng kỳ thực cái hạt nhãn bên trong đã được thay bằng hạt sen vừa mềm, vừa ngọt lại vừa thơm...

    Nồi nước hạt sen hầm cũng thơm nức mũi, đã vô đường, nêm vừa ngọt, dằn chút xíu muối cho vị ngọt đầm chứ không ngọt gắt - là bí kíp chè công của Đậu phu nhân. Khi thả những trái nhãn lột- nhân sen vô lại nồi nước sen hầm (đã nêm đường, muối) là nhắc nồi xuống luôn. Nước đường dư sức làm ấm trái nhãn lột; mà lại không đủ sức nóng để làm sượng hạt sen đã hầm bên trong. Bí quyết gia truyền của Đậu phu nhân được rộng rãi quảng bá vì đôi vợ chồng hèn mọn nhưng không hẹp hòi này rộng lượng có tiếng.

    Với người sang cả thì chén sứ chén sành, gặp mấy mợ trưởng giả học làm sang lại còn mời tướng công xơi chè ngọc sen mới chảnh bựa. Người hạ tiện thì mo cau, gáo dừa gì mà múc chè long nhãn hạt sen này vô rồi thì chỉ nghe mùi đã sướng mê tơi... không biết thằng Đậu có ăn hay không, người ta chỉ thấy nó da dẻ hồng hào, mặt tươi như coi kết quả thử HIV- âm tính, đi cày khỏe hơn trâu, về nhà-con cái nhiều như đậu.

    Chè hạt sen nấu với nhãn tuy ngon nhưng nóng hơn là chỉ hạt sen, nấu không ngọt lắm mới thơm tho mùi hạt sen và thật sự mát tỳ bổ thận, trong phổi - hết thở khò khè... Người mất ngủ còn nấu tim sen để uống thay trà, tuy đắng nhưng lại là vị thuốc hữu hiệu - thuốc đắng giã tật.
    Sự thật mất lòng là những món ăn dân dã nhưng sau nhiều đời hãy còn truyền tụng bằng ca dao, chắc chắn cháo le le, canh bông bí, chè hạt sen là tam bổ đại trượng phu cho người đàn ông đồng áng; nói lên sự giỏi giang, ý nhị, thương lo cho chồng con của người phụ nữ xưa. Gài câu ép chữ thành tội nghiệt chuốc thuốc cho chồng để mưu đồ bất chánh là thiếu công bằng cho công dung ngôn hạnh của người phụ nữ xưa. Có thể đời nay, thương chồng siêng sắm kim cương/mai này ly dị tòa nhường cho em... là câu vỉa hè hay nói. Nghe chơi rồi quên đi, thương gì mấy tên... vợ là mì gói của ta/ là hàng đặc sản của thằng cha láng giềng...

    Phan


    Nguồn:https://www.chutluulai.net


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Mưa tháng sáu




    1.
    Mấy hôm nay được mưa, những cơn mưa hạ là ân sủng của xứ sở nóng như thiêu như đốt này. Bước vào tháng sáu mà trời không mưa thì nhiệt độ bên ngoài lên hàng trăm độ F, nhờ mưa làm hạ nhiệt ngoài trời, mưa làm xanh cỏ úa, trong khí trời thiên thanh, lòng người cũng dịu đi lắm ưu phiền nên sống ở xứ này riết thành quen, thấy trời mưa tháng sáu là lòng thành lặng lẽ “Tạ ơn trên”.

    Nhưng mưa ngày mưa đêm lại là chuyện khác, mưa rỉ rả như ngàn vạn kim châm vào nỗi nhớ, nhớ đầu máng xối ở căn nhà tuổi nhỏ, khi nước mưa đã đầy hết các lu chứa nước thì người lớn mới cho đám trẻ con tắm máng xối. Vậy là những đứa con trai chạy hết nhà này sang nhà kia, tranh nhau đứng vào đầu máng xối để thấy ta là thác đổ; rồi trời mưa đi tắm sông mới biết nước sông ấm dường nào khi tai, mũi lạnh mưa thì lặn xuống sông sẽ rất ấm áp, thật dễ chịu; mưa qua ruộng đồng, mưa qua tuổi thơ, chắt chiu thành giọt mưa khô mặn trên môi khi phải về thành vỉ đạn bom đã tới, giặc phương bắc đã tràn qua thôn xóm miền nam hiền hoà; nhớ hoả châu đêm đêm thắp sáng nỗi buồn hiu hắt cả vùng quê nhà nhà đóng cửa sợ việt cộng về; đêm ngủ trong hầm chống pháo kích ngày một thường hơn là nỗi nhớ những gì dưới quê da diết nhất khi ngồi nhìn mưa thành phố như những vạt lụa phủ trên mái nhà, mưa đêm càng lẻ loi cây cột đèn đứng bên đường chống chọi, cây cột cờ ủ rũ sũng trong mưa; người bán rong lầm lũi cất tiếng rao đêm mưa như linh hồn phố thị; mưa Thảo cầm viên ướt áo học trò, mưa giăng đền Hùng ướt mấy sợi tơ làm nhớ giọt mưa trên tóc xoá ngây ngô để biết trông vời thì nắng đã lên, để khi rời xa thành phố nhớ mưa bay, nhớ nóc giáo đường mù mưa tháng sáu, nhớ tháp chuông già có con chim trốn mưa vào hạ, nhớ đồng hồ Bưu điện chạy qua lịch sử còn rưng rưng giọt mưa tháng tư; nhớ hẹn hò góc phố, nhớ chơi vơi đường về, chênh vênh góc quán thì chỉ còn mưa rừng mưa cả tháng, mưa treo cái bao tử lên gác bếp chờ thời. Mưa tầm tã, mưa lả chả, mưa không thể tả qua núi rừng âm u, mưa phiêu bạt qua những vùng châu thổ, mưa cao nguyên quên cả lối về, mưa ngọc ngà ngoảnh lại chỉ còn trong kỷ niệm làm mưa viễn xứ ngậm ngùi tiếc giọt mưa quên, mưa đêm sụt sùi nỗi nhớ nhà đã không còn nữa, mái nhà ta đã được an bài cho người thắng trận. Cả nhà ta lên rừng tù lỏng tù treo khi cha anh ta đã tù ở tù đày. Đám đàn bà con nít lên kinh tế mới xa hoa với lều tranh vách đất nên bên ngoài mưa lớn thì bên trong mưa nhỏ. Sáng ngủ dậy, nhìn chiếc giường tre ọp ẹp, nhỏ nhoi ở góc nhà khô nhất những giột mưa cũng không hiều được sao đêm qua trên chiếc giường ấy có thể ngủ được cả một gia đình.

    Nhớ mưa chiều kỷ niệm, thằng nhỏ tôi giầm mưa đi mua lít gạo về cho chị nấu cơm ăn. Chắc chắn trong lòng là chiều nay được ăn cơm vì chị tôi mới lãnh tiền làm công cho tổ hợp mây tre lá gì đó. Dù ăn với cá khô vì ngoài ra chẳng có gì trong chòi tranh vách đất ngoài mấy củ khoai sùng. Bỗng được ăn cơm trở thành giấc mơ trong giấc ngủ và cả ngay khi thức sau hoà bình.

    Không ngờ trên đường đi mua gạo về, ngang con suối Rạc đang cuồn cuộn chảy lại có con cá to lẩy lên bờ vì nó ngộp nước chảy siết. Bắt được con cá to trong cơn thèm thịt cá còn hơn đào được vàng, mừng mừng tủi tủi vì khi còn nhỏ ở quê, sau mưa cá lẩy lên bờ chỉ bị con nít đá bay xuống sông, xuống ruộng như một trờ chơi vì dân quê không ăn chim sa cá lẩy…

    Về đến chòi, chị tôi cũng mừng mừng tủi tủi như tôi, hai chị em không biết làm món gì ăn cho đã thèm một bữa. Chị tôi lục lạo một hồi ra được nửa vắt me chua đã chực mốc, chút nước mắm cặn dưới đáy chai, muối hột vàng khè, đóng cục như nhựa thông; đường chỉ còn cái hũ không, không hành, không tỏi. Vậy mà chị tôi quyết định kho me để ăn cơm cũng được vài ngày cho đỡ ngán cái mặn đắng của cá khô rẻ tiền. Nhưng tôi thèm cao sang hơn chị tôi nên xin chị nấu canh bắp chuối vì ngoài rẫy có hai cái bắp chuối mà tôi cũng chưa biết làm gì ăn cho ngon hơn cắt vô luộc, ăn với cá khô mặn đắng lại thêm bắp chuối chát xì thì chán phèo.

    Vậy là chiều mưa rừng ơi mưa rừng, nồi canh cá suối nấu bắp chuối ùng ục sôi như lòng tôi sôi ùng ục chờ được ăn. Hồi dọn cơm ăn nó sướng hơn lên trời, mưa gió ngoài trời không lạnh nữa vì mùi cá tươi bạt hết gió mưa. Chị tôi thảo ăn nên chị suy tư một chút rồi múc tô canh với khứa cá ngon nhất, bảo tôi bưng qua cho bác Huân hàng xóm. Bác ở cái chòi thật gần nhưng rất xa, gần là mắt trần còn nhìn thấy được cái chòi của bác xiu vẹo dưới bụi tre già, nhưng xa cách thế nhân vì chẳng ai tới thăm bác bao giờ; xa nhất là con cái bác Huân, cứ lần lượt bảo về Sài gòn vài hôm có việc rồi lại lên, nhưng người cuối cùng không rời chòi là bác Huân ở lại. Bác ở lại làm cái cớ để con cái bác trả lời địa phương dưới Sài gòn là gia đình tôi vẫn ở trên vùng kinh tế mới, cha tôi vẫn làm rẫy trên ấy, chúng tôi về Sài gòn chỉ vài hôm lo việc riêng rồi lại lên… Thời buổi người trong nhà cũng lừa nhau, hứa hão, để có hôm bác ấy đói tới ăn khoai mì non mới tượng củ bằng ngón tay cái rồi trúng độc, may chị tôi cứu kịp bác.

    Nhưng trời ơi! Cái ông già bắc kỳ di cư này mới đúng là rắc rối. Tôi đã đội mưa không áo tơi, bưng qua cho ông tô canh nóng thì ăn ngay đi cho ngon. Phần tôi cũng cần về chòi ngay để hưởng lộc trời cho giữa rừng mưa như cả bạt ngàn sắp trôi ra biển với con suối Rạc gầm gừ hung hãn. Sao ông lại bùi ngùi xúc động ra mặt, hít hà mùi canh như báu vật của rừng, ông cảm động từng lời cảm ơn người hàng xóm tốt bụng là chị tôi. Tôi hết kiên nhẫn với lễ phép tối thiểu là nghe người lớn nói hết lời rồi hãy đi. Nhưng tôi đã mặc ông nói gì, bỏ chạy về chòi quất sạch nồi cơm, nồi canh với chị tôi và thằng cháu nhỏ.
    Chị tôi dọn rửa xong thì lo chong đèn dầu để dạy chữ cho thằng con chị mới mấy tuổi đầu đã lún sâu vào âm u thời cuộc. Tôi nằm tòn teng trên chiếc võng đong đưa, lắng đọng lại lời bác Huân hàng xóm hay ăn nói dài dòng đến chẳng ai nhớ những gì ông đã nói. Chắc nhờ cá tươi hôm đó nên tôi nhớ loáng thoáng bác Huân đã nói chuyện tôi biết rồi là chim sa cá lẩy không nên ăn. Nhưng sao bác Huân không từ chối tô canh chim sa cá lẩy xui xẻo mà hít hà cảm động với câu tục ngữ lập đi lập lại: già bát canh trẻ manh áo mới. Bác Huân già thì chùm râu bạc xuống đến ngực đã đủ chứng minh, còn việc bác xúc động được tặng tô canh cá nóng vào một chiều mưa rừng thì theo tôi là ai ở kinh tế mới cũng thèm được ăn thịt cá tươi như nhau thôi. Chẳng qua ông cụ bắc nào cũng thích nói nhiều để giữ gìn bản sắc.

    Không ngờ nửa thế kỷ sau, thằng con nít sống lâu năm, hai ngày cuối tuần không đi làm nên tắm xong làm biếng cạo râu, để sáng thứ hai cạo luôn thể trước khi đi làm. Nó thấy râu mình đã lấm tấm bạc nên mưa đêm, mưa hạ, mưa viễn xứ nằm nhớ bác Huân hay nói luyên thuyên nhưng cũng có phần đúng, như giờ này ai cho cái áo long bào cũng không bằng cho tô canh cá nấu bắp chuối để ấm bụng đêm mưa viễn xứ sụt sùi nỗi nhớ quê xa…
    Và đúng là sau đêm mưa trời lại sáng. Sáng nay mặt trời không hứa nóng như điên vì còn nhiều mây đen trên nền trời xám xịt. Tôi đi chợ sớm đến chợ chưa mở cửa, ngồi trong xe xem tin tức trên toàn thế giới cũng không quên được tô canh cá nấu bắp chuối ám ảnh suốt đêm qua. Tới tia nắng đầu ngày le lói rọi, đàn chim bồ câu bay rợp trời, đáp đen bãi đậu xe chờ người đi chợ cho ăn, tôi chờ ai trong cuộc lữ này mà ngược xuôi vất vả?
    Chợ mở đèn “open” cũng có thể trở thành niềm vui như đồng xu lẻ với kẻ đói rách quê hương. Tôi quên hết. Tất cả. Bước vào chợ làm người khách đầu tiên nhưng chỉ mua được cái bắp chuối, bó ngò gai, bó rau ôm… Đến hàng cá chỉ có cô gái Mễ còn ngái ngủ là tươi sống. Nhìn những con cá nhờn nhợt màu da, ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao thì làm sao dám rước một tú bà về nhà? Tôi đành mua mấy đồng bạc tôm làm mồi câu cá, cần câu có sẵn trong xe nên tôi ra hồ…

    Có ai đi câu mà không thích cảm giác cá ăn trên tay, vừa vung cần là cá đã ăn ngay đến phát hoảng. Sao lòng không vui được bởi cái nút chận nào đó trong lòng không cho vui dễ, muốn được vui thành quả phải vất vả hơn nhiều mới thoả đáng hay sao ấy? Không chừng người mất trí nhớ mới là người vui vẻ nhất trên đời, vui vẻ nhất là người quên được quá khứ…

    Nắng lên chỉ vừa đủ để bắt được vài con cá chép trắng, không to không nhỏ lại vừa ăn với cỡ cá dài chừng hai gang tay, cá đầu mùa chưa đẻ nên còn mập mỡ, ngọt thịt. Tôi tiếc còn mồi nhưng nghĩ lại câu thêm thì ăn sao hết cá. Thôi cho bọn cá ăn tôm không lưỡi câu một bữa vì trời cũng đã muốn mưa lại, mây đen che hết ánh mặt trời, gió sớm lăn tăn mặt hồ sóng vẩy cá thì giờ đã cuồng phong sóng bạc nên tôi ra về.

    Về nhà nấu nồi canh mưa rừng, canh suối Rạc, canh bắp chuối rừng hoang, canh bác Huân, canh chị nhà… dọn lên bàn ăn cả cố hương nghi ngút khói. Ước gì có chị cùng ăn mà không cần phải nhường cho em nữa, ước gì khuất vạt rừng thưa sau nhà là chòi của bác Huân để đem sang cho bác tô canh cá câu chứ không phải cá lẩy, xem bác có bớt xui xẻo bị con cái bỏ lại rừng già. Nhưng bác Huân thì chắc đã ra người thiên cổ từ lâu, và chị nhà thì cũng đã ăn chay trường từ độ…

    Tô canh hội ngộ nguội lòng tri ân.


    Phan


    Nguồn:https://thoibao.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Phan

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Lăng Kính







    Mọi sự vật đều có hình dáng, phẩm chất riêng của nó, sự việc có tính chất riêng của sự việc. Đơn cử cây dừa không thể nào giống cây xoài được, con ngựa không thể nào giống con bò được cả. Nhưng có người nói: sao cây dừa nhà tôi xum xuê như cây xoài; người khác lại nói: con ngựa bên nhà hàng xóm của tôi nhìn như con bò… Nên ngoài xã hội, người nói cứ nói nhưng có ai tin không thì phải xem lại.

    Một vụ trộm xe xảy ra không có gì ngoài sự việc chính xác là một người bị mất xe và một kẻ trộm xe, nhưng cũng có người nói rằng: lái xe mắc tiền, hào nhoáng quá làm chi cho động lòng ghen tỵ, lòng tham người khác mà thành một vụ trộm cắp xe. Chắc chắn ý kiến trái chiều pháp luật này không được công nhận vì xe là tài sản riêng của người chủ xe, người kia có quyền ganh tỵ, quyền ham muốn và lòng tham – ai cũng có, nhưng tuyệt nhiên không được trộm xe người khác vì luật pháp quy định rõ: Không được chiếm hữu tài sản của người khác.

    Một vụ hiếp dâm càng nghiêm trọng hơn trộm xe vì nó trực tiếp xâm hại đến con người, nhưng vẫn có dư luận chối bỏ tính chất cốt lõi của sự việc phạm pháp nghiêm trọng với lý giải: phụ nữ bây giờ ăn mặc hở hang quá nên mới sinh ra chuyện bị hiếp dâm… Có thể việc ăn mặc hở hang, khêu gợi là một lý do cho dâm tặc ra tay, nhưng dâm tặc hoàn toàn phạm pháp vì luật pháp quy định không được cưỡng dân người khác.

    Nếu một người giấu kín trong túi quần vài ngàn đô la tiền mặt trên đường ra phi trường để về thăm quê hương thì chả sao cả – vì không ai biết. Nhưng giả sử người ấy xoè mấy ngàn tiền mặt như xoè bài, xoè quạt giấy; rồi miệng cứ ong óng lên: than trời nóng quá lúc đi ngang Dallas downtown để ra phi trường… thì người ấy có chín phần thấy ông bà ngay trong downtown, khỏi đau lưng ngồi máy bay đường dài về quê cũ trong mùa dịch. Nhưng luật pháp không cấm người ta xoè tiền nơi cộng cộng hay nơi nguy hiểm, luật pháp chỉ cấm không được cướp đoạt tiền bạc, tài sản của người khác…

    Chuyện đời thường là vậy, nhưng chuyện nhà Phật thì sao? Hai thầy trò ông sư nọ đi đến bờ sông, gặp hôm không đò nên vén áo cà sa lội qua thôi chứ làm sao. Kẹt một nữ thí chủ có việc phải qua sông nhưng không biết bơi. Nữ thí chủ nói với thầy trò thầy tu nọ. Xin sư phụ và sư thầy giúp tôi qua sông, tôi có việc khẩn cấp nhưng không biết bơi… Vị sư trẻ nói với thí chủ: Xin lỗi nữ thí chủ. Thầy trò tôi là người tu hành, không được đụng đến nữ giới vì đó là điều cấm kỵ. Xin nữ thí chủ thứ lỗi cho… Nhìn lại, thấy sư phụ đã khom lưng. Ngài cõng nữ thí chủ và lội qua sông. Thầy trò còn đi tiếp tới mặt trời lặn mới về tới chùa. Vị sư trẻ hỏi: Thưa thầy… Vị sư già trả lời: Ta đã quên cô ấy từ khi thả cô ấy trên lưng ta xuống. Sao ngươi còn đem cô ấy về tận chùa?

    Nói về góc nhìn, hay nhìn qua lăng kính nào đều là sự phản ứng thụ động, nhưng sự thụ động ấy đôi khi bóp méo, bẻ cong được cả đường chân trời ngược lại, làm núi thành sông… Bởi người ta có hơn hai loại người chiếm số đông là loại người suy nghĩ theo lý trí, và loại người suy nghĩ theo cảm tính. Nói đơn giản hơn là mỗi người có suy nghĩ khác nhau về cùng một sự vật hay sự việc. Lý giải không khó vì suy nghĩ riêng của mỗi người là kết quả học tập, kinh nghiệm sống, hoàn cảnh gia đình và môi trường xã hội người ấy sống, lớn lên khác nhau, luôn cả tuổi tác, giới tính của mỗi người cũng không giống nhau nên mỗi người có cái nhìn khác nhau về cùng một sự vật, sự việc. Rồi lại còn bản tính (trời sinh) của mỗi người cũng không giống nhau nên cùng sự việc mà mỗi người mỗi ý khác nhau đến có thể lớn tiếng, không nhìn mặt nhau như câu chuyện cụ thể về hai cô sinh viên ở đại học North Carolina xảy ra đã lâu nhưng bạn bè tôi còn giận nhau tới bây giờ vì không đồng thuận được. Tôi về suy nghĩ cách hàn gắn lại mấy người bạn già ở địa phương – chỉ ngày một ít đi chứ đâu có thêm bạn mới đâu mà có mới nới cũ. Không ngờ tôi phái hiện ra cái lăng kính quá độc đáo của ông quan toà, cách nhìn nhận sự việc của người thi hành pháp luật có khác. Tóm tắt câu chuyện của hai cô gái là họ cùng nhau chạy bộ thể dục trong khuôn viên trường vào buổi trưa. Chuyện tập thể dục không có gì lạ, thậm chí được khuyến khích, nhưng hai cô gái này làm nên chuyện lạ vì hai cô không mặc quần áo gì hết. Rồi ai gọi báo cảnh sát thì không biết, người ta chỉ biết hai cô bị cảnh sát bắt, sau đó phải ra toà. Nhưng hai cô gái vô danh bỗng trở nên nổi tiếng cả nước vì hai cô được trắng án sau khi ông quan toà hỏi viên cảnh sát,

    “Anh đã bắt hai cô gái này vì tội gì?”

    Viên cảnh sát trả lời, “Thưa quan toà, hai cô gái này đã phạm luật: Không được phơi bày bộ phận sinh dục của mình nơi công cộng.”

    Quan toà hỏi tiếp, “Vậy anh có thấy bộ phận sinh dục của hai cô gái này không?”

    Viên cảnh sát thưa quan toà, “Thưa ngài, tôi không tận mắt thấy, nhưng có người gọi báo cảnh sát và tôi xác nhận là hai cô này đã không mảnh vải che thân nơi công cộng…”





    “Thế thì họ vô tội, anh không thấy bộ phận sinh dục của họ được phơi bày nơi công cộng mà bắt họ là anh bắt người không đúng luật.”



    Có vậy thôi mà hai ông bạn già của tôi không nhìn mặt nhau đã mấy năm vì vụ ấy cũng lâu lâu rồi. Đơn giản là một ông tôn tụng ông quan toà xét xử đúng luật, chính xác. Ông còn lại thì nguyền rủa ông quan toà là tên xỏ lá, xúi hết con gái ở truồng chạy nhông nhông ngoài đường chơi hay sao? Tôi thì chỉ thích sự đáo để của ông quan toà, cảm ơn ông trong lặng lẽ đã chỉ dạy cho tôi một cách nhìn nhận sự việc phải hết sức tỉnh táo để luật không kềm hãm được ngẫu hứng – là sự khác biệt quan trọng của con người với vạn vật.


    ***



    Qua những ví dụ và dẫn chứng kể trên, chúng ta đều nhìn ra ranh giới giữa đúng và sai trong xã hội là bộ luật hình sự ở mỗi quốc gia, cái gì vượt quá luật cho phép là sai, là có tội; cái gì không vượt quá luật thì được làm, nhưng nếu hai cô sinh viên ấy làm lại lần thứ hai thì chưa chắc gặp được ông quan toà… có một không hai! Từ đó chúng ta thấy đúng hay sai do luật pháp quy định thì có bộ luật cụ thể, rõ ràng từ chính phủ sở tại của mỗi nước. Nhưng đúng hay sai qua lăng kính, qua cách nhìn nhận sự vật, sự việc của mỗi người lại không có luật chung, hoàn toàn riêng theo lăng kính mỗi người vì sự học tập, kinh nghiệm sống, môi trường sống, con người ấy thiên về lý trí hay cảm xúc; rồi tuổi đời của mỗi người cũng đã khác suy nghĩ của chính họ trước đó nên bàn luận về lăng kính là điều không nên bao giờ vì không có bên thắng mà hai bên sẽ cùng thua, dẫn tới giận hờn, xa hơn là đố kỵ với nhau từ đó…

    Nói tóm lại đã là người phàm thì cũng không cần chống đối ai khác với suy nghĩ của mình, nhưng cũng không buộc mình phải suy nghĩ cho giống ai, dù người đó là thần thánh, là học giả hay học thật. Điều quan trọng là làm đúng theo luật pháp để giữ gìn trật tự xã hội cho bản thân và mọi người; những gì không có trong luật pháp như quy định y phục phụ nữ chỉ được hở phần nào, hay phải che da thịt bao nhiêu phần trăm; người nào đi xe mắc tiền thì phải mướn người coi xe 24/24… chẳng hạn. Vậy còn những gì luật pháp bó tay, hay chưa mày mò tới được thì phàm dân, phàm nhân làm đúng theo cách không thẹn với lòng là được cho những việc không có luật quy định. Giả như khi nghe ai nói nếu đói bụng quá mà không có gì ăn khi bị lạc trong rừng thì ăn lá cây cũng sống qua ngày được. Vậy việc ăn lá cây cũng sống qua ngày được nhưng là được mấy ngày? Người nghe chưa từng bị lạc trong rừng, thậm chí người nói cũng thế, vậy thì cãi nhau tốt hơn hay giành thời gian rảnh để tìm đọc, nghiên cứu những trường hợp bị lạc trong rừng, người ta có thể ăn gì cho đỡ đói? Chắc chắn kiến thức của người bỏ công tìm hiểu sẽ tăng lên, ít nhất cũng biết được lá có vị đắng, hay chua thì ăn được vì vị đắng và vị chua trong lá là vị thuốc; nếu không phải thuốc cần thiết thì cũng no bụng được một lúc, không bị chết đói. Nhưng tuyệt đối không ăn lá có vị ngọt trong rừng vì lá ngọt thường có thuốc độc, nhưng cũng chỉ là thường thôi vì “thường” không có nghĩa là lá nào ngọt cũng chứa thuốc độc.

    Ấy cũng là một loại lăng kính có thể tránh được sự cãi vả vô bổ mà lại tăng thêm được phần kiến thức bản thân. Từ đó hiểu xa hơn quan hệ con người với con người, (ai cũng muốn mình là đúng nên tất cả đều sai), hiểu ra thế giới xung quanh rất thú vị như cây cỏ nào chả cần đất tốt, nước đủ để cây phát triển mạnh, ra hoa kết trái. Nhưng thử cắm một nhánh xương rồng xuống chỗ rau đắng mọc sau hè xanh um thì xương rồng sẽ chết thảm, ngược lại đem rau đắng ra sa mạc khô cằn sỏi đá mà trồng thì rau đắng chết khô sau nửa buổi chứ không được tới một ngày. Rõ ràng thiên đàng của rau đắng là vũng lầy vì trên bờ dưới mé thì rau đắng xanh um, nhưng thiên đàng của xương rồng là khô cằn sỏi đá, sương rồng vẫn xanh tươi và ra hoa rất đẹp.

    Tự thiên nhiên đã không phân biệt hoàn cảnh tốt hay xấu, rau đắng hay xương rồng đều tồn tại bởi sự lựa chọn phù hợp với mình. Cuộc sống vui hay buồn thì hoàn cảnh cũng chỉ là một lý do, quan trọng ở góc độ nhìn nhận bản thân và hoàn cảnh để đạt đến cảnh giới do tự tìm tòi chứ không phải, không thể nghe theo ai được. Một người mãi đi tìm sự hoàn mỹ sẽ chết trong thất vọng nếu không hiểu ra được sự hoàn mỹ nhất là những khiếm khuyết trên sự vật, trong sự việc.

    Tôi cũng như ai, đi tìm hạnh phúc cho đời mình là điều nên làm mà, nhưng tìm mãi cũng chỉ thấy hạnh phúc ở bên kia bờ ảo vọng. Bờ thực bến đời toàn người vong ơn bội nghĩa, nhưng không ngờ hạnh phúc lại ở đó vì tôi chưa đủ khổ đau, chưa biết chọn góc nhìn bằng lý trí đích thực, com tim thoả đáng như quan toà anh minh xét xử hai cô sinh viên, như Alfred De Musset đã tỉnh táo lúc lân chung nói rằng, “người đàn ông nào cũng đều bất thường, giả dối, điêu ngoa, kiêu căng, khiếp nhược, đáng khinh, hiếu sắc. Người đàn bà nào cũng đều tò mò, tọc mạch, hời hợt bề ngoài, đạo đức giả… Tuy nhiên, ở đời có một việc hết sức lạ lùng và vô lý là có một sự kết hợp hai trạng thái ấy mà người ta lại gọi là hạnh phúc.”

    Điều ai cũng đi tìm, cuối cùng nằm trong những gì đời người thường xem nhẹ, bỏ qua vì chọn góc nhìn, lăng kính không phù hợp…

    Phan


    Nguồn:https://thoibao.com


              
Trả lời

Quay về “Thời luận - Xã luận - Phiếm luận - Tạp ghi”