Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ

Trả lời
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần I
    _______________________________________________________________
    J.B Nguyễn Hữu Vinh - 21/06/2015



    Gần đây, những thông tin về việc nhà cầm quyền huy động công an, cảnh sát và nhiều lực lượng khác luôn được mệnh danh là "vì nhân dân phục vụ" đến đập phá nhà xứ thuộc Giáo xứ Đông Yên lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Những cảnh bà con giáo dân bị đàn áp trước một lực lượng hùng hậu thể hiện sức mạnh bạo lực của đảng và nhà nước "của dân, do dân và vì dân" đã gây xúc động mạnh trong toàn xã hội, ở trong và ngoài nước. Những hình ảnh này thôi thúc chúng tôi một lần trở lại Đông Yên, nơi mà trước đây chúng tôi đã có lần ghé đến.


    Hình ảnh


    Chúng tôi trở lại Giáo xứ Đông Yên vào một ngày hè nóng nực và khô cháy của miền Trung. Con đường dẫn chúng tôi đến Giáo xứ bình yên ngày xưa nay khác lạ bởi Khu Công nghiệp Vũng Áng thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan, Trung Quốc đã làm thay hình đổi dạng nơi này. Khi chúng tôi hỏi đường về Đông Yên, một thanh niên bắt gặp bên đường ân cần chỉ đường cho chúng tôi và buông theo một câu: "Các bác về đó mà xem, tan nát hết".




    Đông Yên, một thời bất khuất

    Nói đến Giáo xứ Đông Yên ở đất Hà Tĩnh, rộng hơn là ở Giáo hội Công giáo thuộc Giáo phận Vinh, cho đến nay, người dân vẫn nhắc đến Đông Yên như một huyền thoại bất khuất và đạo đức kiên cường trong những năm tháng dưới thời Cộng sản thống trị khắc nghiệt nhất ở miền Bắc Việt Nam.


    Hình ảnh


    Từ những năm 1969, khi mà ngay trước đó chưa lâu, người Cộng sản có thể tiến hành một Mậu Thân đầy súng đạn, máu và thây người, thì ở miền Bắc Việt Nam, một Giáo xứ chỉ có khoảng 1500 giáo dân đã kiên cường để bảo vệ chủ chăn mà chống lại cả bộ máy cầm quyền, súng đạn và công cụ, công an, bộ đội... với con số nhiều hơn gấp bội được huy động tối đa.

    Câu chuyện kể lại rằng: Thời đó, linh mục quản xứ là cha Vũ Đình Giáo "được" Ủy ban Huyện mời lên họp để tham gia Mặt trận. Thường thì các linh mục được ghép và ép vào cái gọi là "Ủy ban Liên lạc Công giáo toàn quốc" tiền thân của cái "Ủy ban Đoàn kết Công giáo" mà bà con vẫn gọi là "Ủy ban đàn két công giáo" ngày nay - Một tổ chức do Đảng CS lập nên nhằm lung lạc Giáo hội Công giáo. Và ngài đã thẳng thừng từ chối.

    Chính vì việc một linh mục dám từ chối lời mời tức là mệnh lệnh, mà nhà cầm quyền đã huy động hàng ngàn công an, bộ đội... về Đông Yên để bắt ngài bằng được. Nhưng, giáo dân với số lượng nhỏ bé, đã anh dũng bảo vệ ngài cả mấy tháng trời. Bao kế hèn, bao nhiêu bạo lực được đem ra thi thố, bao nhiêu mưu đồ được thực hiện nhưng vẫn không khuất phục được giáo dân Đông Yên kiên vững và nhiệt thành.

    Cuối cùng, nhà cầm quyền đã phải chịu nhờ đến Đức Giám mục J.B Trần Hữu Đức đưa ngài đi ra xứ Tĩnh Giang, thuộc Thị xã Hà Tĩnh với điều kiện chấp nhận một số yêu cầu của Đức Giám mục về việc bổ nhiệm đi xứ mới cho một số linh mục vốn từ lâu không được nhà cầm quyền công nhận.

    Nhiều câu chuyện thời đó được lan truyền, truyền miệng trong người dân như niềm tự hào, để lại những sự kính phục và khâm phục trong người dân nơi đây bất kể trong hoặc ngoài công giáo. Tinh thần của giáo dân Đông Yên ngày càng kiên vững, cuộc sống cứ vậy sinh sôi bên ven biển nước sâu và đầy sản vật.

    Nhưng, đó là câu chuyện của ngày xưa về một Đông Yên vững vàng, sầm uất, kiên cường và mạnh mẽ niềm tin.





    Đông Yên, hiện trạng đau đớn


    Hình ảnh


    Chúng tôi trở về Đông Yên, điều đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng đổ nát và tan tành. Những ngôi nhà đập dở dang trơ tường gạch nham nhở và mái bê tông lởm chởm, những con đường giáo dân vẫn đi nay ngập đầy xỉ gạch đập nhà tan hoang. Cảnh tượng Đông Yên như một bãi chiến trường, Có lẽ chưa có hình ảnh nào để tả lại cảnh Đông Yên hôm nay, kể cả hình ảnh những trận oanh tạc của B.52 thường hay được dùng làm ví dụ cho sự tàn phá.

    Quả thật, sự tàn phá của con người thật là kinh khủng.

    Nhưng, sẽ kinh khủng hơn, nếu nhìn để so sánh những hình ảnh mới cách đây chỉ khoảng 4 năm khi chúng tôi đến, Đông Yên là một Giáo xứ đông đúc, trù phú và bình an, giáo dân đoàn kết một lòng đầy lòng tin mến mãnh liệt.


    Hình ảnh


    Ngôi nhà thờ Đông Yên đứng đó trước những hoang tàn, đổ nát của sự đập phá, như chứng kiến những đổi thay đau lòng khi nhà cầm quyền Hà Tĩnh đưa quân Tàu vào đây với thời hạn bán đất 70 năm. Ngôi tháp nhà thờ trơ trọi và cô đơn khi nhà xứ, nhà giáo lý và các công trình phụ trợ đã bị đập phá tan tành.

    Ở nhiều nơi, những người làm ve chai, những người dân sau khi đập phá công trình cũ, thì họ tận dụng lại từng viên gạch, từng mẩu thép cũ để xây dựng lại hoặc tận dụng cho cuộc sống tương lai. Nhưng, ở đây, hình như cả những thứ đó người ta cũng chẳng để ý đến nữa. Cả một khu vực tan hoang, và chơ chỏng như vạch lên trời chiều những nét vẽ điêu linh và thê lương.

    Tôi hỏi một người dân ở đây: "Sao ở đây người ta không tận dụng những thứ này, đập ra còn lấy được nhiều gạch và sắt thép?", một cụ già bảo tôi: "Chú ơi, cả gia cơ điền sản bao đời còn chẳng giữ được, thì tiếc chi một chút gạch bể hả chú". Câu trả lời đơn giản mà đau đớn, khi người dân lam lũ, một nắng hai sương đã không tiếc cả những thứ mà cả đời họ chắt chiu, đổ mồ hôi, sôi nước mắt ra mới có được, thì quả là đã có những biến động khủng khiếp đến với họ.


    Hình ảnh


    Chúng tôi đi một vòng quanh ngôi nhà thờ rồi ra phía biển, nơi giáo dân đã xây dựng một tượng đài Thánh Phê rôi với Thánh Giá ngay bên bãi biển. Ở đây, mỗi dịp lễ lớn, hoặc trước khi xuống biển làm ăn, người dân Đông Yên vẫn đến nơi này cầu xin sự bình yên và may mắn, xin Chúa chở che họ khỏi sóng dữ, khỏi biển khơi hiểm nguy. Giờ cả khu này trơ trọi và cô liêu, hoang tàn như một nghĩa địa bỏ hoang.

    Trên bãi biển không còn từng đoàn thuyền nằm nghỉ ngơi về sau mỗi lần đi đánh cá, chỉ thấy phía xa xa, cảng biển của Đài Loan đã vươn ra thật xa và nghe nói dưới đó, sau vụ sập giàn dáo, người ta phát hiện được những đường hầm bê tông kiên cố bên dưới. Một giáo dân gặp chúng tôi đang thơ thẩn bên bãi biển đã hỏi: "Các bác có muốn xem biên giới Việt - Trung hay không?" Chúng tôi nghe câu hỏi hay hay và đang ngơ ngác, người đàn ông chỉ tay về phía cảng biển Fomorsa và rằng: "Đấy, nó đấy các bác ạ". Rồi ông lẩy câu thơ nhại câu của nhà thơ Tố Hữu:
    Bên tê biên giới là Tàu
    Bên ni biên giới, dân đâu mất rồi?


    Hình ảnh


    Chúng tôi giật mình, câu nói, câu thơ như cứa vào lòng, nhói đau làm chúng tôi thảng thốt.

    Nắng chiều đã dịu, người giáo dân thấy chúng tôi từ phương xa đến, mời chúng tôi ghé vào nhà uống nước. Chúng tôi cũng có ý vào thăm một vài giáo dân còn sót lại. Trên đường đi những đứa trẻ tụm năm, tụm ba bên chum nước, tránh nắng trong những ngôi nhà đã đập bỏ dở dang.

    Con đường chúng tôi đi luôn luôn phải cảnh giác bởi hai bên là xỉ gạch, là bê tông... Những ngôi nhà giáo dân còn sót lại đứng chơ vơ, cách biệt giữa đống đổ nát, tan hoang.

    Ghé vào một ngôi nhà giáo dân bên bờ biển, một toán thanh niên và các trung niên đang ngồi hóng mát, đang bàn luận về chuyến ra biển vừa rồi. Tôi hỏi họ:

    - Đi biển hôm nay về có khá không các chú.

    - Cũng tạm bác ạ, mỗi người được dăm bảy trăm, một triệu đồng.

    Với vùng đất nông thôn này, con số đó quả là gây ấn tượng đối với chúng tôi.

    (Còn nữa)





    Hà Tĩnh - Hà Nội, 21/6/2015
    · J.B Nguyễn Hữu Vinh

    nguồn: rfavietnam.com
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần II
    _______________________________________________________________
    J.B Nguyễn Hữu Vinh - 23/06/2015



    Gặp gỡ những người dân ở đây, chúng tôi cảm nhận được từ họ sự chân thành, nhiệt tình và sự uất hận của chính họ, những người dân, những nạn nhân trong "Thiên đường XHCN" hôm nay ở Việt Nam.




    Cái gọi là "đất đai do nhà nước quản lý" và dự án cho Tàu thuê những nơi hiểm yếu


    Hình ảnh


    Câu chuyện của họ bắt đầu từ Dự án bán khu vực Vũng Áng này cho Tàu _ Đài Loan với thời hạn 70 năm, nghĩa là gần bốn thế hệ. Cũng không có gì lạ, khi mà những người Cộng sản Việt Nam đổi thù thành bạn, nhanh chóng coi "kẻ thù truyền kiếp" của dân tộc mấy ngàn năm qua thành bạn vàng. Khi đó, những giá trị, hành động và việc làm đã thay đổi theo. Từ truyền thống ngàn đời nay của dân tộc là bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm, không để mất một tấc lãnh thổ vào tay giặc bành trướng Phương Bắc, ngày nay, biển đảo đất nước, lãnh thổ biên cương nằm dưới gót giày quân xâm lược một cách "chính danh và ngang nhiên" mà những người cầm quyền cứ tìm cách vòng vo, né tránh và quy phục để bảo vệ "tình hữu nghị anh em" với giặc. Chỉ đơn giản vì đây là "giặc - cộng sản".


    Hình ảnh


    Trong khi đó, từ Hiến pháp cho đến hệ thống luật pháp cộng sản hiện nay, mọi nơi, mọi lúc từ văn bản cho đến lời nói của bất cứ quan chức nào thì đều "Đất đai do nhà nước thống nhất quản lý". Nó được lặp đi lặp lại trong việc cướp đất của dân, của tôn giáo, của nhà thờ... Ở đó, cái từ "quản lý" đã bị xuyên tạc và đánh tráo định nghĩa thành "sở hữu" để thực hiện ý đồ cướp đất của nhà cầm quyền.

    Một lần tại Thanh tra Thành phố Hà Nội về đất đai mà nhà nước đã cướp đoạt của Giáo xứ Thái Hà, tôi có đặt câu hỏi: "Vì sao, ngay trong các bản Hiến pháp và văn bản pháp luật từ khi sinh ra nhà nước Việt Nam đều ghi rõ: Đất đai của các tổ chức tôn giáo được nhà nước bảo hộ, vậy sự bảo hộ đó được thực hiện như thế nào mà đất đai nhà cửa của nhà thờ đã thành của người khác?" Thì ngay lập tức, một cán bộ nói như vẹt: "Đất đai do nhà nước thống nhất quản lý". Tôi hỏi lại: "Anh thử chỉ cho tôi xem, có cái gì nhà nước không quản lý hay không? Từ tên tù trong trại, đến cái xe anh đang đi... và đất đai, chắc chỉ có Hoàng Sa, Trường Sa thì nhà nước không chịu quản lý mà để cho giặc quản lý mà thôi?" Anh ta im lặng.

    Sự việc ở Giáo xứ Đông Yên, cũng như các xã xung quanh với hàng ngàn hộ dân bị buộc phải di chuyển khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình từ bao đời để lại đất đai cho Tàu đã trở thành một đại nạn cho người dân ở đây.


    Hình ảnh


    Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, vùng đất này có vị trí hiểm yếu đối với an ninh quốc phòng. VỊ trí này nằm gần như thẳng hàng với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Một vị trí mà chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định: "Vùng Vũng Áng Hà Tĩnh đối diện gần với Hải Nam, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng Cảng Vũng Áng mà Hải Nam chĩa ngay qua Vũng Áng thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ biến thành một cái ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì sẽ ra sao. Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ 50 km thôi. Như vậy nếu có chuyện thì làm sao phòng thủ, Trung Quốc từ bên Lào đi xe ô tô qua Vũng Áng chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là cắt đôi Việt Nam ra làm hai khúc.”

    Và con số người Tàu tại Vũng Áng được thống kê có thể lập đủ 2 sư đoàn?

    Điều người ta không thể giải thích được cái mà đảng CSVN luôn mồm kêu rằng phải "kinh tế kết hợp với quốc phòng" thì giờ đây, hầu hết những điểm trọng yếu về an ninh Tổ quốc đều được cho Trung Cộng thuê dài hạn? Phải chăng, với người Cộng sản thì Tổ quốc, đất nước còn nhẹ hơn nhiều cái tình bạn với 16 chữ vàng và 4 tốt, chỉ vì kẻ thù của đất nước cũng là một bọn Cộng sản?

    Để thực hiện điều đó, hàng vạn người dân Kỳ Anh đã phải đi đến những vùng đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi", đời sống họ đang ổn định bị chuyển sang cuộc sống lay lắt mà không có tương lai, số lượng những người hành nghề ăn xin ngày càng tăng, số đĩ điếm phục vụ công khai trên những đoạn đường thuộc Kỳ Anh ngày càng tấp nập.

    Một chính quyền huyện Kỳ Anh đã kịp nảy nòi ra đủ loại cán bộ tham nhũng bằng mọi cách và do đó, việc đàn áp dân bằng nhiều cách để vừa lòng cấp trên, hoàn thành nhiệm vụ bất chấp lương tâm là điều rất dễ xảy ra.

    Ngay từ đầu những năm 2010, 2011, khi chúng tôi có mặt ở Kỳ Anh, chúng tôi đã chứng kiến những cảnh tan hoang, nhà cửa bị đập phá tan nát nhìn thật thê thảm. Linh mục quản xứ Đông Yên lúc đó là Antôn Nguyễn Quang Tuấn dẫn chúng tôi đi xem và kết luận một câu: "Thật đau khổ cho những đoàn chiên không có người coi sóc".





    Không đông thì ổn, nhưng "Đông" lại không "Yên"

    Lần đó, tại nhà xứ Đông Yên, linh mục Tuấn cho chúng tôi xem những bản vẽ quy hoạch, phân lô khu đất mới và những dự định để bảo đảm quyền lợi cho Giáo xứ và giáo dân Đông Yên khi nhà nước cứ tìm mọi cách ép họ đi khỏi mảnh đất hàng trăm năm gây dựng. Ngài cho biết, mới trước đó không lâu, Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã xắn quần lội bộ cùng với cán bộ Tỉnh đi tìm đất tái định cư cho Giáo xứ Đông Yên tại vùng Đèo Con, nơi mà nhà nước đã không muốn bố trí cho dân ở vì đã có một khu du lịch sinh thái được xây dựng công phu ở đó.


    Hình ảnh


    Nhưng cuối cùng thì Tỉnh phải đồng ý cho Đông Yên khu đất Đèo Con mà Đông Yên không phải định cư ở vùng đất chính quyền đã định sẵn, xây dựng nhà Ủy Ban, trạm Y tế cũng như chợ búa để... bỏ hoang tại vùng Kỳ Trinh.

    Lần đó chia tay Đông Yên ra về, chúng tôi hy vọng người dân Đông Yên sẽ đỡ khốn khổ hơn những người cùng cảnh ngộ với họ bởi họ có chủ chăn coi sóc.

    Thế nhưng, những biến động ở Đông Yên đã không như dự định và mong muốn. Nhà cầm quyền đã biết dựa vào để lợi dụng những sự hăng hái của một linh mục trẻ dưới sự hướng dẫn của Giám mục Giáo phận mới về nhậm chức còn ấp ủ những dự án to lớn cho giáo dân ở những vùng lũ lụt như Hương Khê, hoặc những vùng nhà cầm quyền đang ép để lấy đất như Đông Yên.

    Tiếc rằng, đời sống người dân xứ Nghệ bao đời nay không đơn thuần chỉ là những con số tính toán hoặc chỉ là những dự án vẽ ra là có thể thực hiện. Bởi nó gắn liền với thiên nhiên khắc nghiệt và phức tạp, gắn với nguồn cội, với nếp sống bao đời tạo thành nếp văn hóa khó thay đổi.

    Chẳng thế mà đã có những cán bộ Cộng sản từ những năm 70 của thế kỷ trước đã hô hào"Thay trời, đổi đất, sắp xếp lại giang sơn" để rồi chuốc lấy những thất bại đau đớn và đưa người dân xứ Nghệ một thời làm những con chuột thí nghiệm cho những dự án của cuộc Cách mạng về tư liệu sản xuất. Giờ đây, những câu ca dao dân gian như "Đưa mạ vô sân, đưa dân vô rú" hoặc những câu hát như "Nghe mồm Trương Kiện, đào bới lung tung..." để rồi "Nghệ Tĩnh mình ơi, trung ương gọi lấy mì" như những câu ca ai oán cho một thời đảng hò hét "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên CNXH" ở miền đất này.

    Trong Giáo xứ, cha xứ hăng hái trong việc ủng hộ bà con di dời lên chỗ mới chọn được, giáo dân một số vâng lời và nhiệt tình để ra đi, nhưng một số thì lưu luyến và quyết định ở lại.


    Hình ảnh


    Những người ra đi với ý nghĩ trước sau thì nhà cầm quyền Cộng sản đã định cướp, định lấy thì họ sẽ lấy bằng mọi cách, mọi giá bất chấp. Nếu ở lại thì khốn khó trăm bề do bị o ép. Mặt khác, ở đây có cha xứ họ tin là sẽ đủ khả năng để lo lắng cho họ, cha đã nói thì chỉ có... đúng mà thôi. Thôi thì ra đi cho yên chuyện còn sống chết ra sao sau đó thì... phó thác.

    Những người khác thì lại có suy nghĩ rằng: Mảnh đất này bao đời gây dựng, dù có sống, có chết cũng bám nơi đây. Bởi vì bao đời nay họ ở đây bám vào biển để sống, để nuôi con nuôi cháu thành người, để một Đông Yên từ chỉ 1500 giáo dân ngày nay đã hơn 4000 nhân danh, việc thờ phượng và mưu sinh vô cùng thuận lợi. Nếu lên chỗ mới với mỗi nhà vài trăm mét vuông đất được bán cho, không biển không ruộng, lấy gì để sống và con cháu sẽ ra sao. Mặt khác, họ không đồng ý với những việc làm khuất tất của nhà cầm quyền trong nhiều vụ việc kể cả can thiệp vào chuyện giáo xứ.

    Nhà cầm quyền dựa vào tình hình đó, thúc đẩy việc buộc dân ra khỏi mảnh đất của cha ông họ để lại bằng nhiều cách. Bằng nhiều cách tiếp cận, họ tranh thủ được sự nhiệt thành của cha xứ. Sự kết hợp giữa chính quyền và giáo quyền ở đây đã tạo ra một điều tệ hại. Giáo xứ Đông Yên chia rẽ và tan nát. Những cuộc khiếu nại, khiếu kiện từ địa phương đến Trung ương đều chỉ như gãi ghẻ, bởi nạn cướp đất, cướp nhà giờ đây ở Việt Nam đã là chuyện thường ngày. Trong giáo xứ, cha con bất hòa, giáo dân chia rẽ. Đúng là một thảm cảnh mà giáo dân Đông Yên từ bao đời nay giờ mới đối mặt.

    Thế rồi, mấy trăm hộ dân đập nhà đập cửa, nhận tiền đền bù và đi lên vùng đất mới. Những hộ dân ra đi, được đến nơi mới để xây dựng lại cuộc sống từ đầu với bao nhiêu bề bộn và khó khăn gian nan đã, đang và sẽ phải đối mặt, nhất là vấn đề mưu sinh lâu dài.

    Nhưng, điều trớ trêu là ngay khi dân đã đập nhà, đập cửa và buộc phải ra khỏi khu đất đó. Tòa Giám mục đã nhận tiền đền bù khu vực tài sản của Giáo xứ và tất cả khu vực, trừ nhà thờ đã bị đập đi, thì đến nay, người ta vẫn chưa hiểu họ phải ra đi vì mục đích gì? Bởi khu đất Đông Yên, nằm ngoài dự án Vũng Áng bán cho Tàu.

    Và cho đến nay, chưa hề có một dự án nào cho khu đất này mà người dân được biết.

    Và câu hỏi vẫn lởn vởn trên đầu mỗi người dân nơi đây chưa được trả lời là "Tại sao chúng tôi phải ra đi, chúng tôi ra đi để làm gì? Đất đai, tài sản này của chúng tôi để lại cho ai?

    Còn những người dân không ra đi, họ lại tiếp tục bước đường trầm luân đại nạn của họ.


    (Còn nữa)





    Hà Tĩnh - Hà Nội, 24/6/2015
    · J.B Nguyễn Hữu Vinh

    nguồn: rfavietnam.com
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần III
    _______________________________________________________________
    J.B Nguyễn Hữu Vinh - 25/06/2015



    Đến Đông Yên lần này, chúng tôi được nghe kể lại những câu chuyện đã xảy ra thời gian qua tại đó, được nghe về những âm mưu, hành động và cách làm của nhà cầm quyền đối với người dân nơi đây. Quả thật, dù đã đi nhiều nơi với người dân mất đất, nghe nhiều chuyện và chứng kiến nhiều trò của nhà cầm quyền khi muốn cướp đất của dân.

    Nhưng có lẽ chỉ có ở đây, những ngón đòn nhà cầm quyền sử dụng mới là "tuyệt chiêu".


    Hình ảnh





    Những "tuyệt chiêu" - mớ bòng bong của nhà cầm quyền

    Để những người dân Đông Yên, một xứ đạo toàn tòng và kiên vững, bất khuất có truyền thống phải ra đi khỏi đó là một bài toán khó cho nhà cầm quyền. Nó không như một số nơi khác, cứ máy xúc, máy ủi đến kèm Cảnh sát cơ động, công an và chó là xong. Nhà cầm quyền biết rõ điều này.

    Trước đó qua những cuộc chạm trán nảy lửa của giáo dân đoàn kết phản đối việc tàu nước ngoài nạo vét cửa biển nơi họ làm ăn và họ đã phản ứng. Nhà cầm quyền đã không thể khuất phục họ và phải chấp nhận trợ cấp cho giáo dân số gạo ăn hàng tháng khi nghề khai thác biển không thể tiến hành để tập đoàn Formosa của Tàu hút nạo làm cảng biển.

    Thế rồi, để đưa người dân đi, thay vì súng, đạn, công an, chó và bạo lực, họ sử dụng một chính sách mềm dẻo có định hướng tại đây.

    Trước hết, qua những cuộc gặp gỡ, bàn bạc với phía Giáo quyền, nhà cầm quyền đã nhanh chóng đáp ứng được một số đòi hỏi nếu giáo dân nếu ra đi. Đó là thay vì đưa giáo dân đến một nơi đã định sẵn là vùng đất Kỳ Trinh sỏi đá, nhà cầm quyền đã mời Đức Giám mục và linh mục đích thân đi chọn nơi định cư. Và họ đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của phía Giáo quyền là chọn vùng Đèo Con. Nơi đây là vùng đất khả dĩ nhất có thể được của vùng đất xung quanh Vũng Áng. Ở đó đã có một khu du lịch sinh thái được kêu gọi đầu tư khá công phu. Nhưng họ đã chấp nhận khi Đức Giám mục cùng với linh mục và cán bộ Tỉnh đi tìm và chọn nơi đó cho Đông Yên tái định cư.


    Hình ảnh


    Điều đó tạo được tâm lý cho Linh mục và một số người coi như là một thắng lợi. Và được đà đó cùng với những lời ngọt nhạt và kính trọng, linh mục quản xứ đã hợp tác chặt chẽ với việc tiến hành dự án di dời. Người dân vốn đã bao năm vất vả, được vẽ cho một tương lai hứa hẹn đền bù thỏa đáng. Họ được ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn thoải mái để làm nhà cửa chờ đền bù. Có những lúc, cả Đông Yên như một công trường xây dựng.

    Thế rồi nhà làm xong, nợ ngân hàng cứ đến tháng tính lãi mẹ đẻ lãi con. Tàu hút bùn xong đóng cọc thì công cảng thì cũng là lúc gạo hỗ trợ bị cắt. Kết quả là những người vay vốn ngân hàng ngày càng nóng mặt, tự nhiên vướng vào vòng nợ nần. Công việc làm ăn bị bỏ lửng, cuộc sống đảo lộn chẳng biết ngày nào đi, khi nào ở và khi nào được đền bù để có tiền trả nợ ngân hàng ngày càng hối thúc... Nhà cầm quyền chần chừ việc đền bù với những thông tin là do chống đối, là do không nhất trí nên chưa thể tiến hành. Họ biết rõ, cứ để càng lâu, thì tự những mâu thuẫn nội bộ người dân do những cách làm của họ sẽ phát huy tác dụng đưa cả Đông Yên vào vòng luẩn quẩn buộc phải ra đi.

    Vốn là vùng đất toàn tòng, giáo dân có truyền thống tôn trọng linh mục và luôn vâng lời, kể cả trong lĩnh vực dân sinh. Cha xứ, với sự hăng hái của mình đã đưa đến kết cục không mong muốn, lúc đó, một áp lực vô hình nhưng vô cùng nặng nề đặt lên vai ngài mà lời giải lúc đó lại nằm trong tay nhà cầm quyền. Thế là những cuộc thăm dò ý kiến di dời hay không di dời được cha xứ cho tiến hành, những lời ra tiếng vào, những cuộc lễ lạt, ký tá, việc dùng nhà xứ cho cán bộ nhà nước họp hành... đã tạo ra một khoảng bất đồng trong giáo dân.

    Và đó là cơ hội của những ngư ông đang đắc lợi. Nhà cầm quyền đã triệt để tận dụng cơ hội đó, còn linh mục quản xứ mắc vào vòng xoáy của những yêu cầu cuộc sống của giáo dân và những ý kiến phản ứng thì càng lúng túng và không còn đường để lùi.

    Thế rồi sai lầm bắt đầu nối tiếp sai lầm trong hành xử, lời nói, trong đời sống cũng như trong phụng vụ đã tạo ra những bất đồng nghiêm trọng và giáo dân chia rẽ.





    "Phép thắng lợi tinh thần" và "sự khôn ngoan của thế gian"

    Cũng cần công tâm mà nói rằng, sự hăng hái của linh mục cũng như sự quan tâm của Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã có một kết quả, là thay vì phải đến vùng Kỳ Trinh, giáo dân Đông Yên chấp nhận di dời được "ưu tiên" đến vùng Đèo Con. Tuy nhiên, dù là Kỳ Trinh hay Đèo Con, thì đời sống mưu sinh của họ vốn cả đời bám vào biển cũng là một ẩn số không có lời đáp. Tương lai của họ là một khoảng trống mịt mù.

    Nhưng, chính cái "thắng lợi" được nhà cầm quyền tạo ra đó đã làm cho sự hăng hái nhiệt tình càng tăng lên, thì cũng chính là nguyên nhân để tạo ra những phản ứng, những bất đồng trong Giáo dân Đồng Yên vốn được coi là mạnh mẽ và nhiệt thành.

    Cái mà nhà cầm quyền CSVN cố tình đưa ra như một "thắng lợi" cho phía giáo dân và giáo quyền sử dụng thành một "phép thắng lợi tinh thần". Để rồi những người trong cuộc vốn nhiều khi coi mình là khôn ngoan đã tự kích động sự say máu chiến thắng.

    Nhưng, từ ngàn xưa Chúa đã dạy: "Con cái thế gian khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng" (Lk 16:8)"

    Rồi cũng chính vì sự nhiệt tình hăng hái của giáo quyền, mà nhà cầm quyền quyết định giành lấy thời cơ để "làm tắt" quy trình. Kết quả là người dân đập nhà cửa, bỏ lại đất đai ra đi, Tòa Giám mục nhận tiền đền bù nhà thờ nhà xứ, để khởi công rầm rộ với quan chức xây nhà thờ nơi định cư mới mà cả chính quyền lẫn giáo quyền quên mất một điều: Chưa hề có dự án nào được duyệt nói rõ vùng đất Đông Yên nhà cầm quyền muốn lấy để làm gì? Điều mà lẽ ra người dân phải được biết ngay từ đầu.

    Nói chuyện với chúng tôi về vấn đề này, người dân cứ thắc mắc là không hiểu tại sao nhà cầm quyền lại quyết tâm và đầu tư âm mưu, công sức để lấy bằng được vùng đất Đông Yên này khi chưa hề có dự án nào được lập ra?

    Trả lời câu hỏi này, có thể có hai hướng:

    - Trước hết, đây là một đòn đánh vào một giáo xứ nổi tiếng kiên cường bất khuất từ thời kỳ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay, luôn là cái gai nhọn khó chịu trong con mắt nhà cầm quyền. Nay đã buộc phải tan rã, đầu hàng và khuất phục. Đây sẽ là bài học được sử dụng cho những nơi khác, khi biết kết hợp giữa giáo quyền và nhà cầm quyền.

    - Cũng có thể, họ không muốn có một giáo xứ Công giáo bên cạnh một khu vực của người Tàu, một nơi nhạy cảm và họ muốn biến thành một vùng vành đai trắng xung quanh để đường thông ra biển của dự án Formosa của Tàu được vắng vẻ.

    Bởi nếu không vì những lý do đó, thì không có cái gì để lý giải được vì sao nhà cầm quyền quyết liệt và nhọc nhằn đến vậy với Đông Yên khi vùng đất này chỉ là một vùng cát trắng ven biển.


    Hình ảnh


    Hình ảnh


    Thế rồi, khi những người dân ở Đông Yên ra đi, lên núi lập những khu định cư mới, có được ít tiền đền bù mua sắm và xây dựng xong thì sẽ là lúc trắng tay và bài toán mưu sinh vô cùng khó khăn tìm lời giải đáp.

    Nếu như ở nơi định cư mới, người dân không có một hướng mưu sinh, một nghề nghiệp hoặc cơ sở để làm ăn, tồn tại, thì dĩ nhiên đi kèm đó là đói kém, khó khăn, tệ nạn và suy đồi đạo đức... vốn là những điều mà Giáo hội cố gắng khắc phục và xây dựng cả mấy trăm năm qua sẽ đứng trước nguy cơ đổ bể.

    Và khi đó, sẽ là màn kịch phần hai của nhà cầm quyền đạo diễn nhằm khuất phục tận gốc tinh thần công giáo tại đây.




    (Còn nữa)





    Hà Tĩnh - Hà Nội, 25/6/2015
    · J.B Nguyễn Hữu Vinh

    nguồn: rfavietnam.com
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần IV
    _______________________________________________________________
    J.B Nguyễn Hữu Vinh - 01/07/2015



    Trên con đường dẫn vào Giáo xứ Đông Yên một thời sầm uất, chúng tôi bắt gặp những đứa trẻ lấm lem quẩn quanh chui trong những căn nhà đổ nát tránh nắng, những em bé ngồi thẩn thơ vô hồn bên các vệ đường. Hỏi về hiện tượng này, người dân ở đây cho biết: 155 học sinh của bà con giáo dân ở đây, đã bị buộc không cho đi học cả năm trời nay. Năm học vừa qua khi học sinh cả nước đến trường, thì những học sinh ở đây chỉ biết hàng ngày chui vào các ngôi nhà hoang chơi trò trốn tìm hoặc lang thang đâu đó vô cùng nguy hiểm trong đống đổ nát, hoang tàn.

    Và câu chuyện của người dân nơi đây, đặt ra cho chúng tôi câu hỏi: 158 hộ dân với 155 đứa trẻ trong độ tuổi đến trường họ có còn là công dân Việt Nam? Các cháu bé có tội tình gì và luật pháp có còn ảnh hưởng đến vùng đất này không?

    Bởi dù sao thì vùng đất này vẫn đang nằm ngoài khu vực bán cho Tàu - Đài Loan.




    Những trò đểu cáng, tàn độc với trẻ thơ


    Hình ảnh


    Trước hết, để làm áp lực buộc người dân nơi đây, ngoài các biện pháp như đã nói ở trên, buộc các giáo dân vâng lời ngoan ngoãn ngậm ngùi chùi nước mắt ra đi, thì đối với những hộ dân không chấp nhận đền bù và di chuyển, họ phải trải qua muôn cay, nghìn đắng. Trong khi, ước nguyện của họ chỉ là được ở lại mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình mà hiện chưa biết dùng làm gì.

    Trong tổng số giáo dân Đông Yên, có 158 hộ dân với khoảng 800 người không di chuyển.

    Những hộ dân đang canh tác, gieo cấy lúa trên đồng ruộng, chợt một ngày có người xịt thuốc chết sạch.

    Những hộ dân chấp nhận di dời, dù xen kẽ trong hoặc giữa xóm, thì đầu tiên là nhà cửa phải đập bỏ. Những ngôi nhà còn lại nhỏ nhoi, trơ trọi trong đống đổ nát hoang tàn, chịu cái nắng nóng như đốt của miền Trung về mùa hè và cái lạnh cắt da về mùa đông.

    Điện thì có hay không tùy thích, đời sống muôn vàn cực khổ cộng thêm sự thù địch và phân biệt, chia rẽ tạo cho họ những áp lực tinh thần ghê gớm.

    Nhưng, đểu nhất, thất nhân tâm nhất là người ta đã dùng chính trẻ con, con cháu họ để làm con tin buộc họ khuất phục rời bỏ mảnh đất cha ông.


    Hình ảnh


    Ngay từ khi nói đến chuyện di dời, các hộ dân bận rộn lo lắng, thì nhà nước tổ chức đập phá ngay ngôi trường của các cháu nhỏ. Hệ thống nhà trường, thầy cô giáo rút hết ra khỏi khu vực, biến một khu vực với hơn 800 con người trắng về cả y tế lẫn giáo dục.

    Vùng Đông Yên biệt lập với những vùng khác, bên cạnh là vùng đất Formosa rộng lớn và rào kín, các cháu như kiến giữa bãi cát không thể đi lại. Kể từ đó, các cháu thất học và bơ vơ.

    Người dân Đông Yên đã kêu cứu khắp nơi, lo lắng cho con cái mình, họ chạy đến từ Tỉnh ra Trung Ương, rồi Thanh tra Chính phủ... Đơn đi, thư lại chạy tít vòng quanh. Nhưng, một năm qua, khi trẻ thơ cả nước cắp sách đến trường, thì 155 cháu học sinh, con cái của những người dân Đông Yên còn lại nơi đây không hề được đến lớp.

    Hành động của nhà cầm quyền tại đây tước bỏ quyền được học hành của các cháu, là hành động vi phạm pháp luật rõ ràng. Luật Giáo dục duy định:

    "Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
    Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
    Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
    Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
    Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

    Điều 11. Phổ cập giáo dục
    1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước."

    Luật ghi rõ ràng là vậy, nhưng cách thực hiện của nhà cầm quyền Hà Tĩnh như chúng tôi đã nói ở trên. Đã một năm học qua đi, 155 học sinh tại Đông Yên không được đến trường. Năm học mới sắp đến, các cháu vẫn đang chưa biết có cơ hội nào để được học tiếp.

    Nhà cầm quyền Hà Tĩnh hành xử với trẻ em ở Đông Yên, có phải là sự chà đạp pháp luật một cách trắng trợn không chỉ Luật giáo dục, mà còn hàng loạt các văn bản luật pháp khác, trong đó, có Luật trẻ em. Ở đó ghi rõ:

    "Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em

    Trẻ em, ...không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

    Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

    1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.

    Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em

    1. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

    2. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật."

    Có thể nói rằng, với người lớn khi có những mâu thuẫn, họ tranh cãi, chém giết lẫn nhau là chuyện vẫn có thể. Nhưng, dùng con trẻ làm con tin, thì xưa nay chưa có nước nào, nơi nào trên thế giới có thể làm được như vậy ngoại trừ bọn khủng bố và côn đồ. Nhất là với tư cách nhà cầm quyền, nhà nước "của dân, do dân và vì dân" mà lại dùng những ngón đòn hèn hạ này, thì đó gọi là nhà nước gì?


    Hình ảnh


    Bởi trẻ thơ tội tình gì mà nên nỗi. Nhìn các cháu bơ vơ bên vệ đường, trong các ngôi nhà sập đổ, tôi thấy như văng vẳng bên tai câu thơ của Hồ Chí Minh: "Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan". Mới năm ngoái đây thôi, ở ngôi trường này, các cháu còn buộc phải thuộc lòng bài hát: "Ai yêu các em nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh".

    Vậy mà chỉ vì bố mẹ không chịu chấp nhận bị đuổi đi khỏi nơi chôn rau cắt rốn, mà các cháu đã bị biến thành con tin của nhà nước luôn hô hào "lấy giáo dục làm quốc sách"!

    Báo chí, kể cả báo chí nhà nước lên tiếng về những trẻ em đã bị biến thành con tin này, nhưng tất cả như đá ném ao bèo. Khi nói đến điều này, một người dân nói với tôi: "Ở đây họ sợ gì, Thanh tra chính phủ công bố việc cho Tàu thuê 70 năm là trái luật, thì lập tức đã có Thủ tướng đỡ lưng cho họ. Mấy quan huyện và xã câu kết với nhau chiếm đoạt tham nhũng hàng chục tỷ đồng rồi vẫn cứ làm ngơ. Vậy thì chuyện trẻ con không được đi học vì bố mẹ không vâng lời nhà nước là chuyện cỏn con. Ở vùng này, bây giờ họ làm gì chẳng được".





    Di chuyển cơ sở tôn giáo - đòn quyết định hạ gục

    Khi trên mạng Internet xuất hiện nhiều hình ảnh, video được cho là Công an đập phá cơ sở tôn giáo của Giáo xứ Đông Yên đã gây nên một sự xúc động mạnh mẽ và một làn sóng dư luận phản đối dữ dội trên mạng. Ngay lập tức, một số kẻ đã đưa những hình ảnh Lễ đặt viên đá Nhà thờ xứ Đông Yên mới do ĐGM Giáo phận chủ trì có mặt của TGM đại diện không thường trực Tòa Thánh và các cán bộ Tỉnh Hà Tĩnh. Hẳn nhiên, ai cũng biết người nào đưa lên những hình ảnh đó nhằm mục đích gì.

    Điều đó đã gây nên hiện tượng nhiễu loạn thông tin.

    Tìm hiểu về vấn đề này các giáo dân ở đây cho chúng tôi biết như sau:


    Hình ảnh


    Kể từ hàng trăm năm trước, khi đến lập làng ở đây, người giáo dân Đông Yên đã chăm chút và cần mẫn lao động, bỏ biết bao công sức, mồ hôi, xương máu để xây dựng nên Thánh đường, các công trình thuộc nhà xứ, tượng đài... ngày càng sầm uất làm nơi hội họp và thờ phượng. Những đồng tiền từ mồ hôi nước mắt và cả mạng sống của họ trên biển đã xây dựng lên một cơ ngơi đồ sộ và là niềm tự hào của Giáo dân Đông Yên.

    Thế rồi, khi việc di dời Giáo xứ chưa ngã ngũ chuyện ở hay đi, thì Giáo phận nhận số tiền đền bù của nhà nước để đi xây cơ sở mới.

    Và chính vì thế, nhà cầm quyền đã huy động đủ loại cảnh sát và các thiết bị đến đập phá nhà xứ Đông Yên. Bởi đó là cơ hội ngàn vàng cho nhà cầm quyền Cộng sản. Thậm chí ở nhiều nơi không cần đền bù, không cần một ý kiến, giáo dân và giáo hội có phản đối, thì nhà cầm quyền Cộng sản còn xông vào cướp không, đập phá như chỗ không người còn được cơ mà. Huống chi, ở đây Giáo phận đã nhận tiền đền bù. Khi đã có súng đạn trong tay, thì việc "đền bù" được coi như một ân sủng mà nhà cầm quyền ban phát.


    Hình ảnh


    Hẳn nhiên, theo Giáo luật thì mọi cơ sở của Giáo xứ, giáo hội thuộc quyền quyết định của Giám mục. Giáo dân Đông Yên biết điều đó. Thế nhưng, ngoài những người chấp nhận bỏ làng ra đi, vẫn còn 158 hộ dân với hơn 800 nhân danh kiên quyết ở lại họ sẽ lấy nơi nào để thờ phượng? và quyền lợi của họ được sự chăm sóc sẽ là nơi đâu? Khi Giáo quyền nhận sự "đền bù" để phục vụ những giáo dân ngoan ngoãn di chuyển đến nơi mới, thì có tính đến quyền lợi của những người quyết ở lại nơi này hay không? Sự chăm sóc cho họ như thế nào? Hay họ lại trở lại giai đoạn ban đầu cha ông họ khi đến đây lập nghiệp? Hiện nay, duy nhất ngôi nhà thờ còn chưa bị đập, và mỗi tuần có 2 Thánh lễ.

    Nhưng, tương lai sẽ ra sao? Đó là những điều giáo dân nơi này trăn trở và mới đây, họ đã kéo nhau đến Tòa giám mục để hỏi về chuyện này.

    Phải chăng, phía giáo quyền cũng đinh ninh rằng: Với súng đạn, chó và cảnh sát với những thiết bị hiện đại được sắm bằng tiền của dân nhằm đàn áp nhân dân, thì những người dân nơi đây không thể nào trụ lại được với bạo quyền và súng đạn mà buộc phải ra đi?

    Suy nghĩ này liệu có tương tự như Phó CT cái gọi là Quốc hội của CSVN, ông Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn giải thích thái độ ươn hèn của nhà nước trước Tàu Cộng rằng: "Ta như thế này thì bà con thấy ta có ăn thua với họ được không"? Và rồi cứ để mất nước để rồi "Chờ đến đời con cháu ta đòi lại". Chính cái tư duy cá lớn nuốt cá bé của cộng sản đã được thực hiện trọn vẹn qua câu nói dân gian "Hèn với giặc, ác với dân", tạo ra nỗi khiếp sợ và nâng cao sự hèn đớn, an phận.

    Và mọi sự đã diễn ra một thực tế hôm nay?

    Cũng hẳn nhiên là người giáo dân, khi đã phó thác và tin vào Thiên Chúa, những vấn đề vật chất và cuộc sống vất vả chẳng là gì với họ. Họ sẵn sàng chấp nhận hy sinh nhiều hơn nữa cũng chẳng từ nan. Thế nhưng, nhiều khi trong cuộc sống, nhiều vấn đề đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống vật chất và tinh thần mà lỗi không phải là của họ. Trước hết là tan nát sự đoàn kết, nhất trí một lòng để tạo nên một Đông Yên kiên cường, vững chắc ngày nào.

    Có thể nói rằng: Ở Đông Yên, nhà cầm quyền CS đã thực hiện một cách xuất sắc mục đích của họ: Một Đông Yên tan nát và huyền thoại Đông Yên bị dập tắt. Chính những âm mưu, những mưu đồ của nhà cầm quyền là nguyên nhân mọi nỗi bất hạnh của người dân Đông Yên hôm nay và còn dai dẳng đến mai sau.

    Còn tất cả, chỉ là những nạn nhân như mọi nạn nhân của thời Cộng sản.






    (Còn nữa)





    Hà Tĩnh - Hà Nội, 01/7/2015
    · J.B Nguyễn Hữu Vinh

    nguồn: rfavietnam.com
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần V
    _______________________________________________________________
    J.B Nguyễn Hữu Vinh - 12/07/2015





    Không chỉ những người ở lại Đông Yên bị đẩy vào cảnh đường cùng. Con cái không được học hành, người dân bị cô lập giữa đống hoang tàn và tan hoang, mịt mù hiện tại chứ chưa nói đến tương lai. Họ được đối xử như những kẻ lưu đày trên chính mảnh đất họ bao đời khai khẩn và xây dựng, nơi họ được sinh ra, trên chính quê hương của họ

    Mà những người ra đi cũng đã và đanh chịu nhiều nỗi đớn đau, thua thiệt khi "mẹo lừa đã mắc vào khuôn".





    Đem người đẩy xuống giếng thơi (K)

    Những người dân Đông Yên khi chấp nhận di dời khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình lên vùng Đèo Con để lập cơ nghiệp mới. Đây là vùng đất nằm sát đường quốc lộ hiện nay. Tuy nhiên, từ bao đời nay, cha ông họ đã thừa kinh nghiệm khi chọn nơi để sinh sống và làm ăn, đã chừa những nơi mà giờ đây nhà nước lại đưa họ đến để "Tái định cư" để đất cha ông lại cho nhà cầm quyền bán cho Tàu Cộng.


    Hình ảnh


    Những người dân Đông Yên lên nơi mới định cư, đối diện với muôn vàn khó khăn và là những vấn đề không thể tự mình giải quyết. Hơn 1.100 hộ dân đến một khu vực chen chúc nhau nhưng rác thải không có nơi đổ và xử lý, gây sự ô nhiễm nặng nề. Mỏ đá suốt ngày nổ ầm ầm, rung chuyển nhà cửa, khói bụi mù mịt. Nước mỗi ngày bơm 4 tiếng đồng hồ, thời gian còn lại trong ngày muốn dùng thì... nhịn.

    Một điều hết sức hài hước, là giá đền bù đất của dân bao đời nay khai khẩn, thì bị lấy đi chỉ đền bù 22.100 đồng/m2 đất ruộng, 16.700 đồng/m2 đất trồng cây lâu năm. Thế nhưng, chỉ để được cấp sổ đỏ, số tiền là 300.000 đồng/m2. Mỗi gia đình nếu muốn cấp sổ đỏ, số tiền là 120.000.000 đồng, Nghĩa là số tiền để được cấp sổ đỏ, bằng số tiền đền bù cho 7.185 m2 cây lâu năm bị lấy đi. Những gia đình nào chưa có tiền, được hứa cho... nợ. Nhưng, đó chỉ mới là chuyện hứa, lời hứa của người cộng sản. Những nơi khác được "cho nợ" số tiền này, riêng bà con Đông Yên đã đi định cư, lời hứa này chưa được thực hiện dù đã có đơn từ, xin xỏ nhiều lần.

    Rồi chuyện đền bù, người dân Đông Yên đổ mồ hôi sôi nước mắt tạo dựng nơi quê quán của mình những công trình phúc lợi, đều đã được kiểm đếm trước khi ra đi. Nhưng khi đã ra đi đến nơi mới, thì nhà cầm quyền lơ luôn khoản đền bù đất đai và tài sản, công trình của người dân. Thậm chí, đến tiền ruộng đất của dân gửi tại ngân hàng nay bỗng nhiên bị phong tỏa mà không có lý do(!)

    Đó là những vấn đề thiết yếu của cuộc sống người dân nơi định cư mới, chưa nói đến những điều cần thiết cho đời sống văn hóa, tinh thần của người dân như sân vận động, nơi vui chơi cho con trẻ, những công trình công cộng phục vụ mấy ngàn con người... cho đến nay vẫn cứ bị lớ lờ lơ coi như không ai chịu trách nhiệm.

    Đó là chuyện người đã "chấp hành đúng, đủ chính sách của đảng" để ra đi. Họ đang sống lay lắt trong những ngày chuyển lên nơi mới để Tái định cư. Những gia đình có chút tiền đền bù, bây giờ không nghề nghiệp, không công việc, ngoài việc phải xây dựng cơ ngơi mới, thì miệng ăn núi lở, chẳng mấy chốc sẽ trở thành "giai cấp vô sản" - một lực lượng mà đảng cộng sản luôn cần, luôn muốn nó ngày càng đông đúc. Và hẳn nhiên, sẽ kéo theo tệ nạn xã hội, kéo theo sự suy đồi về đạo đức, đi ngược lại giáo lý và giáo luật... Con đường đó dường như đã được vạch sẵn cho người dân.

    Nhìn lại hoàn cảnh người dân Đông Yên nói riêng và người dân Kỳ Anh đi tái định cư để lấy đất cho Tàu hôm nay, người dân xứ Nghệ Tĩnh chợt thấy tình cảnh của nàng Kiều ngày xưa hiển hiện:
    • Xót nàng chút phận thuyền quyên,
      Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn.
      Mẹo lừa đã mắc vào khuôn,
      Sính nghi rẻ giá nghênh hôn sẵn ngày.





    Nói lời rồi lại ăn lời được ngay (K)

    Trước hết, những khó khăn gian nan khi bỏ tất cả những gì đã chắt chiu xây dựng từ bao đời nay để đến lập cơ ngơi tại vùng đất mới, họ đã nhận được trước đó biết bao lời hứa hẹn và thái độ nhũn nhặn. Những lời hứa như mật ngọt của những người Cộng sản, tưởng rằng dân ta đã thừa kinh nghiệm sau 2/3 thế kỷ này có kinh nghiệm. Nhưng không phải thế. Những lời hứa, những sự nhũn nhặn của họ vẫn cứ phát huy tác dụng như thường.


    Hình ảnh


    Nào là những lời hứa của Chủ tịch Tỉnh hẳn hoi là sẽ hỗ trợ cho những người có giá trị tài sản được đền bù quá thấp để họ ổn định đời sống, nào là xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng đảm bảo môi trường, môi sinh cho khu tái định cư của người dân được sạch sẽ văn minh, nào là đảm báo các chính sách hỗ trợ ưu tiên...

    Thế nhưng, cũng như lời thề hứa vào đảng rằng: "Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực, công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác" nhưng chẳng mấy chốc, khi nắm quyền trong tay, chính hệ thống các đảng viên đã biến thành "một bầy sâu" - Lời Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước - chuyên đục khoét, tham nhũng hàng đầu.

    Rồi nào là "Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của

    nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân..." nhưng chẳng mấy chốc lời thề này cũng là chuyện "cá trê chui ống", các đảng viên chăm lo cho cái ghế ngồi để trục lợi cho bản thân và phe đảng của mình mà nhân dân nhiều khi thành "thế lực thù địch". Do vậy, những lời hứa đối với giáo dân Đông Yên vẫn còn đó và việc thực hiện vẫn là một ẩn số.

    Tuy nhiên, việc khai khống đất đai đền bù, việc tham nhũng thì vẫn cứ tiến hành đều đều và nhanh như chớp.

    Sau nhiều lần đơn từ, công văn, thư kiến nghị gửi đi nhưng không thấy hồi âm. Mới đây, linh mục Quản xứ Đông Yên đã gửi đơn đến Chủ tịch UBND Tỉnh, Đức Giám mục Giáo phận Vinh để nói lên những điều bội ước, thất hứa và những vấn nạn của Đông Yên hôm nay. Văn thư do Hội đồng mục vụ, cán bộ thôn và linh mục quản xứ đồng ký tên đã nêu rõ: "Vì vâng lời Đức Cha và tin vào những lời hứa của ông Chủ tịch Tỉnh đã hứa về việc quy hoạch cơ sở hạ tầng cho vùng tái định cư Đông Yên như điện, đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi khác cũng như đời sống an sinh xã hội cho bà con Đông Yên. Nhưng cho đến nay các hạng mục trên chưa được đáp ứng gây bức xúc cho bà con Đông Yên".

    Văn thư cũng đã liệt kê 12 khoản mục mà nhà nước đã hứa long trọng, nhưng cũng long trọng thất hứa ngang nhiên, mặc dù đã có nhiều đơn từ, nhưng không được hồi đáp. Có lẽ đó cũng là đáp số của những lời hứa Cộng sản như thể: Là người đầy tớ trung thành tận tụy, Vì hạnh phúc của nhân dân... mà chúng ta vẫn nghe ra rả mỗi ngày?




    Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh (K)

    Trên phương diện lý thuyết và qua hệ thống tuyên truyền cộng sản, thì đây là một nhà nước "của dân, do dân, vì dân". Hẳn nhiên đúng thực chất nhà nước như vậy, thì việc lo cho dân từ đời sống vật chất, tinh thần là trách nhiệm của mình. Ngay cả Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: "Việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, dù là việc nhỏ. Việc gì có hại cho dân, phải hết sức tránh, dù là việc nhỏ". Không rõ mấy năm qua, cái gọi là phong trào "học tập và làm theo" ở nơi đây, hệ thống cầm quyền có nhắc đến mấy câu đó?

    Cách đây vài ngày, tại Hoa Kỳ, Nguyễn Phú Trọng còn cao giọng rằng: "Tôi khẳng định rằng Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền, quyền con người", và "Cộng đồng Việt Nam chúng tôi có lẽ chưa bao giờ có được một đời sống dân chủ như bây giờ.”

    Có lẽ khi phát biểu những lời này, ông ta quên rằng ở Việt Nam, vẫn có nhiều nơi như Đông Yên? Hay ông ta cho rằng Đông Yên không thuộc "cộng đồng Việt Nam" của ông ta?


    Hình ảnh


    Mặc dù nơi định cư mới, nhà cầm quyền đang thất hứa đẩy cả mấy ngàn con người vào đời sống vô vọng và quẫn bách, nhưng họ vẫn hăng hái trong việc đập phá Nhà xứ và công trình của giáo xứ Đông Yên, dù ở đó vẫn còn gần ngàn giáo dân sinh sống. Theo thói cậy súng và cậy bạo lực, nhà cầm quyền đã huy động công an, cảnh sát với các thiết bị mua bằng tiền dân đến đập phá các công trình họ đã xây bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt bao đời.

    Với những lời hứa, những sự nhũn nhặn ban đầu đã tạo được chút lòng tin nơi Đức Giám mục Giáo phận và giáo quyền đã hợp tác thời gian qua trong việc đưa mấy ngàn dân đến nông nỗi hiện tại. Thế nhưng, khi việc đập phá các công trình của giáo dân Đông Yên vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận, thì lập tức, những luận điệu đảo ngược, bôi xấu giáo quyền lập tức được sử dụng.

    Những sự trở mặt đó không lạ, người ta đã thấy xuất hiện ở Nghệ An qua các vụ việc như Ngọc Long và Mỹ Yên.

    Mới đây, trong một cuộc họp do Tỉnh Hà Tĩnh tổ chức, có mặt Đức Giám mục Giáo phận, một số linh mục cùng tham dự, các bộ Hà Tĩnh đã "lên án" ĐGM đã "không thực hiện lời hứa khi di chuyển linh mục Tuấn khỏi Giáo xứ khi chưa đưa được giáo dân đi hết khỏi Đông Yên"(?) và ngay lập tức trên mạng Internet xuất hiện bài viết chửi rủa ĐGM Giáo phận mà ai cũng biết tác giả của những thứ bẩn thỉu đó là ai và từ đâu đến.

    Cũng trong cuộc họp đó, một cán bộ tuyên bố rằng:
    • "Khi TGM đã nhận tiền đền bù, theo luật, thì chúng tôi có quyền đập nhà thờ".
    Tuy nhiên, cũng ngay lập tức, một linh mục đã có ý kiến rõ ràng:
    • Việc đập phá công trình nhà thờ, là việc hết sức nghiêm trọng cần được sự đồng thuận của người dân. Nếu nhà cầm quyền lấy "luật" của mình để đập phá nhà thờ khi giáo dân còn đó, thì chúng tôi cũng thực hiện theo Luật của giáo hội - luật này được nhà nước hiển nhiên công nhận - rằng hễ còn giáo dân, thì chúng tôi còn phục vụ cho đến người cuối cùng. Dẫu cho phải dựng lều, cắm trại để phục vụ họ.


    Có lẽ, cho đến bấy giờ sự tử tế, sự hữu hảo của những người cộng sản đã phần nào thể hiện khá đầy đủ qua vụ việc Đông Yên. Hậu quả của sự tử tế đó như thế nào, qua những chứng cứ nói trên, đã khá phong phú.

    Thiết nghĩ rằng không cần quá nhiều ví dụ đau đớn hơn nữa.

    Dẫu sao, một Đông Yên đã lâm vào tình cảnh hiện tại là điều những người có lương tri không ai mong muốn. Thế nhưng, nếu không rút ra những kinh nghiệm, những đúc kết, thì sẽ không chỉ có một Đông Yên, mà sẽ còn nhiều Đông Yên tương tự.




    (Còn nữa)





    Hà Tĩnh - Hà Nội, 12/07/2015
    · J.B Nguyễn Hữu Vinh

    nguồn: rfavietnam.com
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần VI
    _______________________________________________________________
    J.B Nguyễn Hữu Vinh - 19/08/2015





    Nói đến những điều đã diễn ra ở Đông Yên, một xứ đạo toàn tòng xưa và nay, chúng ta có cơ hội nhận diện những mưu đồ, mánh lưới của nhà cầm quyền đối với một vùng Công giáo. Mà những hành động đó của họ, không mưu lợi bất cứ điều gì cho đất nước, cho dân tộc. Có chăng, chỉ là việc nhanh chóng rước giặc Tàu vào những điểm tử huyệt của đất nước như Vũng Áng một cách nhanh chóng mà thôi.





    Đông Yên - mắt xích trong chuỗi hành động tiếp tay cho giặc


    Hình ảnh


    Có thể đó cũng là một "quốc sách" hiện nay, khi mà bọn bành trướng đang chiếm biển đảo của Tổ Quốc, đưa giàn khoan vào biển Việt Nam khoan dầu cứ như đi trong sân của chúng thì bộ máy nhà nước CSVN luôn trấn an người dân là "Đã có đảng và nhà nước lo" với những thể hiện hèn mạt và khiếp nhược. Thậm chí đã có một thời, những hành động lời nói phản đối quân xâm lược đều bị nhà nước CSVN trừng trị. Những ai chỉ cần mang dòng chữ Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam cũng có thể bị ngồi tù. Ngay tờ báo Đảng CS còn ghi rõ Trường Sa - Hoàng Sa là của Tàu. Chỉ vì đó là anh bạn vàng 4 tốt và 16 chữ vàng của riêng đảng Cộng sản mà thôi.

    Nhưng có lẽ đỉnh điểm nhất, là Đảng CS đã thể hiện rõ thái độ và vai trò chư hầu hèn mạt của mình qua hành động dùng lá cờ 6 sao để đón Tập Cận Bình khi sang Việt Nam. Điều này lúc đầu làm người ta ngạc nhiên, bởi cờ Trung Cộng chỉ có 1 ngôi sao lớn và 4 ngôi sao nhỏ? Đây có thể là sự nhầm lẫn hay không?

    Nhưng hoàn toàn không. Người ta đã tìm ra tiền lệ của nó là trước đó, Pakistan cũng đã dùng lá cờ này để đón Hồ Cẩm Đào khi sang thăm đất nước họ. Pakistan đã giải thích với Trung Quốc là cố ý cho thêm một sao vào đấy! Coi như là Pakistan bày tỏ cảm tình thắm thiết biết ơn về sự ủng hộ của Trung Quốc và Pakistan không ngại nguyện sẽ biến thành như một ngôi sao trong mối quan hệ chu vi quanh với Trung Quốc mang tính vĩnh hằng và đời đời bền vững. Đến mức này, thì mỗi người dân Việt Nam dù vô cảm với dân tộc, xã hội và đất nước đến mấy, nhưng với truyền thống ngàn đời nay không khuất phục ngoại xâm Phương Bắc đều cảm thấy sự ê chề, hổ thẹn và nhục nhã với tiền nhân, với cha ông thuở trước.


    Hình ảnh


    Không phải ngẫu nhiên mà một tay Bộ trưởng Quốc phòng được dân bỏ tiền nuôi béo như con trùng trục, sắm sanh biết bao súng đạn lại có thể mở miệng nói rằng: Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc. Chắc chỉ khi nào yêu kẻ thù xâm lược như cái đảng của ông ta thì mới là có lợi mà thôi? Ở đây, ông ta đã đánh tráo khái niệm Đảng là Dân tộc.

    Cũng không phải ngẫu nhiên, mà khi Tàu Cộng ngang nhiên hoành hành trên biển Đông của Việt Nam với hàng chục ngàn tàu đánh cá, với lệnh cấm đánh bắt cá trên biển đông, hàng loạt ngư dân bị bắn chết, bị đánh đắm thuyền bè, bị cướp... thì Nguyễn Phú Trọng khi đó là Chủ tịch Quốc hội vẫn cho là "Biển Đông không có gì mới" và mới đây, cái gọi là "Quốc Hội" của Việt Nam vẫn ngậm tăm không thể nói một điều, ra một nghị quyết về Biển Đông. Sự sợ hãi, hèn mạt đã đến đỉnh điểm.

    Trong bối cảnh đó, việc tiếp tay cho giặc đưa quân vào những nơi hiểm yếu của đất nước là hành động tiếp tay cho quân xâm lược - một hành động bán nước cầu vinh - không thể dùng từ nào khác.




    Những điều cần nhắc lại


    Hình ảnh


    Để nói đến những hiểm nguy trong Dự án Kinh tế Vũng Áng đối với đất nước, có lẽ cần nhắc lại một đoạn trên tờ báo Đất Việt, ở đó tác giả đã cảnh báo như sau:
    • "Bắc Kinh đã đầu tư giúp Lào xây dựng con đường quốc lộ chạy dọc từ biên giới Trung-Lào (bắc Lào) đến nam Lào, ngang khu vực miền trung Việt Nam - đoạn hẹp nhất của nước ta với chiều ngang chạy từ tây (Lào) sang đông (biển Đông) vẻn vẹn có 50km, đặc biệt có liên quan mật thiết đến đặc khu kinh tế Vũng Áng.

      Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 227,81 km2, chạy dọc bờ biển Hà Tĩnh dài 15-17 km, có tổng vốn đầu tư vào loại lớn nhất nước, ước khoảng 20-30 tỷ USD. Thời gian cho Trung Quốc thuê đất quá dài đến 70 năm.

      Về phía đông, Vũng Áng nằm đối diện và cách đảo Hải Nam-Trung Quốc vẻn vẹn vài trăm km. Về phía tây, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50km (khu vực có con đường chiến lược do Trung Quốc xây dựng, đồng thời di dân sang ở và phục vụ làm đường). Kết nối con đường này với Vũng Áng, Tam Á là rất nguy hiểm.

      Thuê Khu kinh tế Vũng Áng trong 70 năm, Trung Quốc có thể biến nó thành một “Tiểu quốc gia trong quốc gia” khi xây tường bao xung quanh, người Việt không thể vào được, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm rằng, ở chỗ nào người Trung Quốc đầu tư, thì người Việt “cấm cửa” không được vào."


    Lẽ nào, với tư duy một nhà báo, người ta còn nhìn được tận tim gan của kẻ thù dân tộc, mà một tổ chức luôn vỗ ngực tự hào là "Trí tuệ của nhân loại, lương tâm của thời đại, khoa học của mọi khoa học" lại không nhìn thấy nguy cơ đó hay sao?

    Nếu không nhìn thấy thật, thì điều đó chỉ chứng tỏ khả năng, trình độ chưa đáng tầm một bà bán cá ngoài chợ còn biết lãnh địa bán hàng của mình đến đâu để giữ chỗ, nói chi đến 'trí tuệ" với cả "tinh hoa dân tộc"?

    Nếu nhìn thấy mà vẫn nhắm mắt để làm, thì chỉ có thể nói một điều: Họ đang cố tình đưa đất nước này, dân tộc này dần dần bước vào vòng nô lệ bắc thuộc chỉ vì anh "bạn vàng" của họ cùng nòi cộng sản với nhau.

    Và điều này, chứng tỏ cái lý thuyết công sản rằng: "Khi có mâu thuẫn giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của Cộng sản Quốc tế, thì người cộng sản phải hy sinh lợi ích dân tộc mình"- đã đang được họ theo đuổi đến cùng bất chấp đất nước, và dân tộc lâm nguy.

    Khi người Tàu đến Kỳ Anh, họ đang coi nơi này như nhà họ. Họ xây sẵn miếu thờ của riêng họ, coi như đất cha ông mình.

    Mới đây, nhà thầu đã đề nghị với Thủ tướng Việt Nam đồng ý cho họ lập nên ở đây thành một "Đặc khu" với những điều mà chưa chắc họ đã làm được ở chính Đài Loan hoặc Trung Cộng. Họ đề nghị Formosa được phép cắt đất bán cho khoảng 60 ngàn người bao gồm 15 ngàn nhân viên và thân nhân của họ trong đặc khu.

    Phải chăng, đây là câu trả lời cho việc vì sao nhà cầm quyền Việt Nam hăng hái đuổi dân ra khỏi nơi chốn ngàn đời của mình mà không dám nói rõ lý do?





    Thảm họa của nhiều thế hệ


    Hình ảnh


    Cần phải nói rằng, việc đã và đang xảy ra ở Giáo xứ Đông Yên vừa qua, chỉ là một trong hàng ngàn, hàng vạn các ví dụ khác trên đất nước Việt Nam do "Đảng CSVN tài tình và sáng suốt" độc tài lãnh đạo.

    Trên đất nước này, biết bao rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ quốc gia, đất quốc phòng, phòng thủ và những vị trí chiến lược đã "được" cho Trung Cộng thuê dài hạn. Biết bao công trình, dự án, nhà thầu Trung Quốc chiếm hầu hết. Trên biên giới hàng hóa độc hại tuồn vào Việt Nam cả vài chục tỷ đôla mà nhà nước không biết nó đã đi đâu. Xin thưa, nó đã đi vào dạ dày của người dân Việt Nam. 90 triệu người dân ở đây đang trở thành những thùng chứa rác của Tàu Cộng.

    Điều đáng nói, là khi vận nước lâm nguy, thì cái gọi là "sáng suốt, tài tình" đã coi như chuyện hiển nhiên nó phải thế vì "Không thay đổi được láng giềng" - Nguyễn Phú Trọng. Cái tai hại của Chủ nghĩa Cộng sản là ở đó.


    Hình ảnh


    Trở lại chuyện Đông Yên, chúng tôi không thể nói gì hơn khi nhìn cả khu vực giáo xứ sầm uất đông đúc xưa kia giờ tan hoang thê thảm. Đời sống của họ rồi sẽ ra sao? Tương lai nào cho họ có được cuộc sống như ngày xưa? Những cháu bé tuổi cắp sách đến trường đang bị không được cho học hôm nay, chúng sẽ như thế nào trong tương lai.

    Phải chăng, đảng đang chuẩn bị một lớp nô lệ mới cho Tàu trong tương lai, khi mà đất đai không còn, đời sống không có gì để bảo đảm không bị đầu độc bởi hàng Tàu đầy hóa chất độc hại, bởi nền kinh tế "vọng ngoại" bằng con số nợ khổng lồ trong lịch sử đất nước - mỗi người dân từ tháng 4/2015 đã gánh 21.000.000 đồng nợ công trên mình. Nghĩa là đảng đã biến mọi thế hệ Việt Nam hôm nay thành con nợ đầm đìa.

    Ngoài ra với đường lối chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục như hiện nay, giống nòi dân Việt sẽ suy kiệt từ thể chất đến tinh thần, trẻ em không được học hành sẽ trở thành một lớp người nô lệ cho ngoại bang.

    Viễn cảnh đó sẽ không còn bao xa đối với mỗi người dân Việt.





    Hà Nội ngày 18/08/2015
    J.B Nguyễn Hữu Vinh[/i]
    nguồn: rfavietnam.com
Trả lời

Quay về “Nguyễn hữu Vinh”