Sự cuồng nhiệt của Đàn Cừu

Trả lời
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Sự cuồng nhiệt của Đàn Cừu

Bài viết bởi Quy Nam »

  •           





    Sự cuồng nhiệt của Đàn Cừu
    _______________________________
    29/08/2018 - nguyễn hữu vinh



              

              


    Những ngày qua, cả đất nước Việt Nam lên đồng vì một quả bóng tại ASIAD khi Việt Nam chật vật thắng đội Syria để vào bán kết.


    Cả đất nước lên cơn cuồng dại

    Những trận “đi bão” của đủ mọi tầng lớp người dân, nhất là thanh niên khắp nơi với đủ mọi trò ầm ĩ, cuồng nộ và nhiều khi… ngu dại.

    Đó là hình ảnh các thanh niên không cần mũ bảo hiểm, chạy xe bất chấp luật lệ giao thông, dàn hàng ngang, hàng dọc chạy bạt mạng không kể thần chết luôn rình rập và sẵn sàng hái đi các mạng người một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.

    Đó là hình ảnh các cô gái cởi bỏ quần áo, cởi luôn cả nội y nơi công cộng, đứng uốn éo, lên đồng nhảy nhót như bị thần kinh với đám người cổ vũ không ngớt. Nhiều người dân cho biết rằng, đây cũng là cơ hội cho những cô cave khoe thân, chào hàng mà ít khi có dịp được báo chí và cộng đồng khai thác cho nổi danh.

              

              

    Đó là những đoàn người vớ cờ quạt, đèn xe và đủ mọi thứ âm thanh, màu sắc ngập đường như một dòng máu loang lổ mà người yếu bóng vía không dám ra khỏi nhà.

    Đó là những màn leo lên xe ô tô đốt lửa, đốt bình ga bất chấp sự nguy hiểm của những người xung quanh. Đó là những màn hình lớn được dân góp tiền để thuê về cho cả khu xem bóng đá như ở Linh Đàm, Hà Nội.

    Đó cũng là dịp để các bệnh viện, các cơ sở cấp cứu có thêm nhiều bệnh nhân và các nhà tang lễ có thêm nhiều khách hàng.

    Đó là những thanh nhiên đứng ngơ ngẩn trên khán đài và cầm ảnh Hồ Chí Minh hoặc Võ Nguyên Giáp như chiếc bùa hộ mệnh… và sẵn sàng vứt toẹt xuống đất khi đội nhà thất bại.

    Đó là hiện tượng cả xã hội từ lớn đến bé, từ báo chí, truyền thông cho đến những cơ quan, cá nhân… hầu như không có việc gì quan trọng ngoài bóng đá, ngoài chiến thắng, ngoài những lời tự ru ngủ mình. Báo chí truyền thông khai thác hết mọi ngõ ngách đời tư cũng như những điều hết sức ngớ ngẩn. Rằng thì là đất nước ta bình yên, nên đã có sức mạnh chiến thắng Syria đang bị nội chiến do “thế lực dân chủ” làm loạn. Nào là đội tuyển Việt Nam thắng nhờ có trọng tài Trung Quốc…

    Thế nhưng, cả hệ thống chính trị ra sức cổ vũ như là một “tinh thần yêu nước” cần phải cổ vũ và nâng cao.

              

              

    Những cuộc “đi bão”, tụ tập ầm ĩ, hò hét, xả rác, phơi bày nơi công cộng đủ những thứ mà lẽ ra người ta chỉ có thể khoe ra trong phòng ngủ, gầm gào những điều inh tai nhức óc nơi công cộng, chặn xe cộ, gây sự với bất cứ ai nói trên không hề bị nhà nước coi là “tụ tập trái phép đông người nơi công cộng”.

    Thậm chí cả Vũ Đức Đam, phó thủ tướng còn xuống đường gây rối trật tự công cộng để “tự sướng”.

    Có thể nói lên điều này: Mọi thành công đều ẩn chứa đằng sau đó là mồ hôi và nước mắt, đội bóng U23 Việt Nam cũng vậy. Để đến được kết quả hôm nay, không đơn giản chỉ là những trận bóng chơi chơi hoặc thiếu đi tài năng, tinh thần của các cầu thủ, của toàn đội và sự động viên của những người yêu bóng đá Việt Nam.

    Với một đất nước có nền bóng đá vốn bì bạch, bí bét từ bao năm nay, việc tiến được vào bán kết ở giải ASIAD đã là một cố gắng và thành công lớn ngoài cả sự hy vọng của nhiều người. Điều này cũng không thể không nhắc đến công lao và tài trí của huấn luyện viên người Hàn Quốc đã có công dẫn dắt đội tuyển.

    Từ bao năm nay, nền bóng đá Việt Nam không thể vượt ra khỏi vũng lầy Đông Nam Á về thành tích. Cứ mỗi lần thi đấu quốc tế, thì Thái Lan và các nước bên cạnh luôn là những bức tường thành ngăn bước chân đội tuyển Việt Nam đang được dẫn dắt bởi một Liên đoàn Bóng đá – một tổ chức xã hội của nhà nước, ăn tiền của dân với người đứng đầu là Chủ tịch Liên đoàn mang hàm Bộ trưởng. Thế nhưng vẫn như muôn ngành khác, mọi sự lục đục, lùm xùm và đủ thứ bệnh của các căn bệnh cộng sản được thể hiện ở đây, đã là yếu tố chính cản bước chân của nền bóng đá Việt Nam đi lên.

    Thế nên, khi vượt ra khỏi vũng lầy đó, dù bằng bất cứ lý do nào, thì cũng đã là điều đáng mừng cho đội tuyển Việt Nam.

    Thế nhưng, cái giới hạn của sự “mừng” với những điều cấp thiết phải lo lắng, cần thiết gấp bội phần thành tích bóng đá, đã không hề được quan tâm, thậm chí bị ngăn chặn bởi nhà cầm quyền CSVN.

    Qua những trận đấu hôm nay, khi Việt Nam có những trận bóng đá mang lại chiến thắng trước các đối thủ, điều người ta thấy rất rõ ràng là: Vẫn là những cầu thủ người Việt đó, vẫn là những điều kiện sân bãi, đãi ngộ và tinh thần cổ vũ hết mình của người dân đó. Nhưng, chỉ cần một Huấn luyện viên có kinh nghiệm, biết dẫn dắt đội hình đoàn kết thì mang lại chiến thắng.

    Điều này, ngay trên mạng Facebook, nhiều người đã tổng kết ra một kinh nghiệm rằng: Không cần thay cầu thủ, chỉ cần thay huấn luyện viên hướng dẫn thì giành được chiến thắng. Và đất nước cũng vậy, không cần thay nhân dân, chỉ cần thay thế lực lãnh đạo hiện nay thì đất nước sẽ vững vàng bước lên sánh vai với thế giới.

    Không rõ những người cộng sản mang danh, chiếm ghế lãnh đạo có đủ thông minh, hiểu biết để hiểu ra quy luật này ở Việt Nam mà người dân đã tổng kết?






    Tinh thần yêu nước?

    Nhìn vào những hoạt động và tinh thần đó, người ta cứ tưởng rằng nếu Việt Nam vô địch về bóng đá, thì cả đất nước này chẳng còn gì để phải lo nghĩ. Sẽ chẳng phải lo lắng bất cứ điều gì và mọi kẻ thù của đất nước, của dân tộc này phải vội vàng cuốn xéo khỏi lãnh thổ của chúng ta.

    Người ta không khỏi chạnh lòng khi thấy cả đất nước đang lên cơn cuồng nhiệt vì bóng đá, nhưng lãnh thổ của Tổ Quốc vẫn đang nằm dưới gót giày quân xâm lược phía Bắc, là bạn vàng của đảng CSVN.

    Người ta không biết xấu hổ, khi đưa hình ảnh Hồ Chí Minh ra sân bóng mà quên mất một câu nói, cho dù là giáo điều, là cửa miệng được gắn cho ông ta rằng: “Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi”.

    Người ta hò hét, ăn nhậu, đi bão… và gào rú mà quên mất rằng: Chính họ, con cháu họ cũng như mọi người dân trên lãnh thổ Việt Nam, từ lớn đến bé, từ xuôi đến ngược, đang mang trên mình 100 triệu đồng tiền nợ của thế giới.

    Người ta cởi quần áo, đốt lửa, đua xe, “đi bão” cả đêm với lượng người khổng lồ khi thắng một quả bóng, nhưng người ta không thấy nhục nhã khi đi ra nước ngoài, tại ngay những đất nước mà đội tuyển Việt Nam vừa thắng họ, thì người Việt vẫn được nhận cái nhìn ghẻ lạnh, khinh miệt khi giơ lên cái hộ chiếu Việt Nam.

    Người ta có thể bỏ ăn, bỏ gia đình bỏ tất cả để hò reo nhảy múa trên đường qua đêm khi thắng một quả bóng. Nhưng người ta cũng sẵn sàng chúi mũi vào ván cờ bên đường, mặc cho đoàn người biểu tình chống Trung Cộng đang hô vang trên đường rằng phải bảo vệ Tổ Quốc và họ bị đàn áp khốc liệt.

              

              

    Người ta có thể đi xe máy không cần mũ bảo hiểm, chạy xe bất chấp luật lệ giao thông, dàn hàng ngang, hàng dọc chạy bạt mạng nhưng lực lượng công quyền chỉ nhìn và cổ vũ. Nhưng người ta không thể đi có hàng lối, cầm trên tay biểu ngữ kêu gọi lòng yêu nước, vì lãnh thổ thiêng liêng, vì những người đã ngã xuống do tình yêu Tổ Quốc, bởi họ sẽ ngay lập tức bị trấn áp, đánh đập và bắt bớ.

    Báo chí có thể khai thác bất cứ điều gì, từ những sự riêng tư, thầm kín, từ những hình ảnh phản cảm và thấp kém của đám cổ động viên lên đồng cho đến các cầu thủ. Nhưng báo chí lại tự bịt miệng tuyệt đối khi người dân thể hiện lòng yêu nước của mình mà bị chính thế lực cầm quyền dập tắt tàn bạo.

    Tìm hiểu kỹ điều này, chợt người ta nhớ đến những lời phân tích, những bài giảng dùng cho nhà trường, dạy dỗ học sinh về việc nhà cầm quyền ngày xưa là Thực dân và phong kiến đã dùng thể thao để làm gì?

    Xin hãy đọc một đoạn bài giảng mà người cộng sản dùng để dạy cho học sinh phân tích về “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan:

    - Tinh thần thể dục nhằm đả kích vào chính sách thể thao thể dục bịp bợm của thực dân Pháp. Để thống trị nhân dân ta, chúng thường dùng biện pháp: Đàn áp, khủng bố, chia rẽ và mị dân, vừa ru ngủ và đánh lạc hướng tinh thần đấu tranh của nhân dân. Đối tượng quan trọng nhất chúng đánh vào là thanh niên, học sinh, lớp người nhạy cảm nhất với Cách mạng.

    Và:

    - Tinh thần thể dục đã phản ánh một cách sâu sắc thực trạng đời sống nhân dân cũng như xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Khi nền văn minh Âu Tây mà thực dân Pháp đem đến Việt Nam đã làm xáo trộn, tạo nên một xã hội hỗn độn giữa lúc nhân dân đang bị bóc lột bần cùng.

    - Tính bi hài kịch của truyện đã tạo ra những đòn tấn công sắc nhọn đối với chế độ thực dân, phong kiến, lột mặt nạ "văn minh", để lộ ra một cách rất rõ ràng hiện thực tăm tối và khốn khổ của nhân dân do nạn bóc lột, cường hào, tham nhũng với cường quyền nữa, trong đó có "nạn thể dục thể thao”.

    Đến nay, theo đúng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lenin rằng sự vật luôn vận động theo hình chóp nón và lặp lại ở một mức độ cao hơn. Đó là “hiện thực tăm tối và khốn khổ của nhân dân do nạn bóc lột, cường hào, tham nhũng với cường quyền nữa, trong đó có "nạn thể dục thể thao” đã được nâng cao hơn nhiều tầm mức không chỉ là ở đời sống tăm tối của người dân, mà đất nước bị bán chác, lãnh thổ rơi vào tay giặc, nòi giống sẽ là nô lệ và suy vong.

    Và đám người dân cuồng nhiệt kia chỉ là những con bò đói khát bị giam hãm lâu ngày trong chuồng, được vứt cho nắm cỏ và cho chút “tự do” khi dẫn ra cày ruộng hoặc giết thịt, liền nhảy cỡn lên, lấy làm hoan hỷ, sung sướng đến cuồng nhiệt và ngu dại.

    Hoặc sự cuồng nhiệt kia, cũng tương tự sự sung sướng của đàn cừu được thả tự do khổi chuồng để chuẩn bị cho việc xén lông và giết thịt.

    Đó cũng là biểu hiện của hiện tượng “tự trấn an” khi người dân Việt Nam không còn có điều gì để có thể nhìn ra thế giới mà cảm thấy tự hào.





    Ngày 29/8/2018. Một giờ trước trận bán kết Việt Nam – Hàn Quốc tại ASIAD.
    J.B Nguyễn Hữu Vinh



    nguồn: rfavietnam.com
              
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Sự cuồng nhiệt của Đàn Cừu

Bài viết bởi Ngoc Han »

Ngủ
Vận nước thì đã ngả nghiêng
Lòng dân thì cứ ngồi yên thế này
Bao giờ vận nước đổi thay?
Khi mà dân cứ ngủ ngày ngủ đêm

Ngủ như một kẻ say mềm
Ngủ để quên hết niềm đau tháng ngày
Ngủ đợi vận nước đổi thay?
Hay đợi mất nước làm nô lệ Tàu?

Ngủ để dân tộc bể dâu
Ngủ để con cháu về đâu thì về
Ngủ để mất nước mất quê
Ngủ để mất cả tính người Việt Nam!

Ngủ để dân tộc lầm than
Ngủ để mai thức gian nan vẫn còn
Ngủ để khổ cháu khổ con
Ngủ để nước Việt không còn là sao?

Ngủ vậy cho đến khi nào?
Ngủ đợi Trung quốc nó vào đúng không?
Ngủ để hưởng những bất công
Ngủ để nước mất diệt vong giống nòi

Ngủ để quên hết kêu đòi
Ngủ để tiếng nói không thuộc về dân
Ngủ để thành kẻ ngại ngần
Ngủ để dân Việt thành nô lệ Tàu?

Thuỳ Dung ( Cô bé bán bánh mì 16 tuổi)
Trả lời

Quay về “Nguyễn hữu Vinh”