- 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

VỀ CHUYỆN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CHO QUÝ NGÀI GIAN ÁC

Bài viết bởi Hoàng Vân »







VỀ CHUYỆN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG
CHO QUÝ NGÀI GIAN ÁC

Bùi Chí Vinh





30 tháng 4 sắp trôi qua
Lại chuẩn bị đặt tên đường cho những thằng quái ác
Thằng thì lập "trạm ngăn sông cấm chợ" từ tỉnh này sang tỉnh khác
Thằng thì cướp của cải miền Nam cho vào túi của mình

30 tháng 4 còn ám ảnh cuộc hành hình
Đã tiếp tục ám ảnh tên đường cho đao phủ
Ai đã làm các chiến sĩ Gạc Ma bức tử
Ai đã bắt binh lính khoanh tay nộp mạng giặc Tàu

30 tháng 4 chưa tan hết niềm đau
Đã đụng ngay bọn đẻ ra 4 nền kinh tế nhảm:
Tái chế dép nhựa cũ, bơm mực ruột bút bi thê thảm
Vá ép áo mưa rách, lộn cổ áo sơ mi tự lừa đảo người dùng

30 tháng 4 thời thế tạo điên khùng
"Gạo của Đỗ Mười Một chở từ miền Tây tao cũng bắt"
Du kích kiêu binh không phân biệt đâu là vua đâu là giặc
Chở một hột lúa đi phải hỏi viên đạn AK đã lên nòng

Giờ thì đề xuất đặt tên đường các thái giám công công
Sao không lấy tên Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh đặt tên cho ngoài Bắc
Ở trong Nam đây là những cái tên gieo nước mắt
Khiến đồng bào ly tán vượt biên, mất cửa tan nhà
Đừng bắt dân Sài Gòn phải thờ phượng quỷ ma !



30-4-2024
BCV









https://www.facebook.com/buichi.vinh.3/ ... aKQhjUXgol
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »








Mối hận còn nguyên




Ta chôn ta đã tròn nửa kỷ
xác thương ai chưa rã chưa tan
vía dại không thiêng còn mộng mị
hồn khôn vẩn vơ đếm ngày tàn

Tháng tư cờ giặc treo bốn hướng
như xích xiềng siết cổ sinh linh
Tháng Tư còn nguyên bầy gió chướng
ta gầm đau khiến quỉ thần kinh

Nửa kỷ dập vùi ngày hai bữa
sống còn trong quá đỗi cô đơn
cũng có khi nhớ mình từng hứa
uống cho say quên hết căm hờn

Tháng tư về bên chung rượu lạt
ta gọi tên bè bạn ngày xưa
đứa chết trận, đứa còn lang bạt
đứa tù đày đang bám thành xưa

Nửa kỷ chưa chôn vào quá khứ
ngày hiên ngang đi vá cơ đồ
tù ngục mười năm thành mộng dữ
đòn thù còn trên xác khốc khô

Muốn bẻ bút thương nghiên còn mực
muốn quên lại nhớ đến vô cùng
ngọn lửa năm xưa còn cháy rực
Tháng Tư còn – ta sắp lâm chung



nguyễn thanh khiết
24-04-2024


https://nguyenthanhkhiet.wordpress.com/ ... on-nguyen/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

NẮNG THÁNG TƯ

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • NẮNG THÁNG TƯ
    29 Tháng Tư 2024 _ Hoàng Lam





    Một ngày đầu tháng 10 năm 1975, mợ tôi_một cán bộ cấp vụ_ghé thăm gia đình chúng tôi. Cả nhà lúc đó đang tá túc ở chái bếp của nhà thờ họ. Khi ra về, mợ nói với tôi, giọng đầy trắc ẩn, đầy ngại ngùng và cũng đầy nghi ngại:” Ba đi cải tạo, nhà bị tịch biên, con không được tiếp tục đi học, gia đình ly tán….chắc con hận chế độ lắm phải không?” Cậu thanh niên 19 tuổi lúc ấy là tôi, trả lời ngay, không nhiều thời gian suy nghĩ:” Dạ NẾU chế độ mang lại hạnh phúc cho dân tộc, phồn vinh cho đất nước thì một số cá nhân, gia đình bị thiệt thòi, mất mát chẳng phải bận tâm nhiều”

    Và chữ NẾU ấy đã đeo đẳng tôi, đeo đẳng cả dân tộc nhọc nhằn này từ ấy đến giờ. Đeo đằng từng ngày, từng tháng, từng năm. Ròng rã đã 49 năm qua.

    “Cực không thể kể hết được”, bà HTMT 68 tuổi, giáo viên cấp hai về hưu, bùi ngùi nói,” Ra trường năm 1980, được phân dạy ở miền núi. Lạnh lắm. Đói lắm. Mà nhục nữa. Đi dạy mà cứ trông gia đình học sinh nào có giỗ có chạp mời ăn. Rồi khi có gia đình thì khổ khỏi phải nói, đói khổ cả mẹ lẫn con. Cho nên bay giờ T chỉ muốn quên, quên hết.Chẳng muốn nhắc đến 30 tháng 4 hay giải phóng chi hết.”

    Đúng rồi, quên đi, ráng mà quên đi những đói khổ, những nhọc nhằn, những căm hận trong những năm đầu sau 30 tháng 4 năm 1975. Quên đi những lễ kỷ niệm sặc sỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu. Quên đi những buổi diễu binh hùng tráng, những tiệc pháo hoa sáng rực góc trời. Quên đi những chiếc bánh chưng, bánh dày khổng lồ kệch cỡm khoe mình trong những kỷ lục vô nghĩa. Quên đi những thân cây xanh tươi bị bứng từ rừng về trồng lại trong khuôn viên nào đó để các ông đầu đội nón cối, chân đi ủng , tay cầm xẻng thắt nơ đỏ, vun vun ,xới xới, quay phim chụp ảnh, gắn biển đồng để công chúng ghi công nhớ đức….

    Quên đi 9,000 giáo sư và 24,000 tiến sỹ mà công trình khoa học gần như chẳng có gì.

    Nhưng quên sao được khi qua gần 1/4 thời gian của thế kỷ 21 mà còn nhiều ngôi trường trống huơ, trống hoác, nền bùn đất lầy lội. Quên sao được những đứa bé xanh xao chân đất đến trường chỉ mong ngày được bữa cơm no. Quên sao được hình ảnh bầy học sinh báo vào thùng xốp, nhấp nhô trên són nước để kịp giờ đến lớp học. Và cũng khó lòng quên được cảnh cô giáo chui vào bao nylon, bám vào dây thừng, vượt sông suối để đến trường dạy học.

    “Chỉ có đồng lòng hòa hợp- hòa giải dân tộc mới giúp chúng ta vượt qua những định kiến, thù hằn. Khi nào trên dưới chung sức, chung lòng thì những khó khăn khách quan sẽ được khắc phục…” ông TXA, nghiên cứu sử học nghiệp dư, nói.

    Nhưng hòa giải hòa hợp thế nào đây khi sự phân hóa, phân tầng đã lên đến đỉnh điểm? Khi mà người dân bị xua đuổi ra khỏi căn nhà của chính mình, ra khỏi mảnh đất của gia đình mình với giá đền bù vài nghìn đến vài chục nghìn mỗi mét vuông? Rồi những mảnh đất ấy được biến hóa rơi vào tay người này người kia với giá tỷ này tỷ nọ?

    Hòa giải- hòa hợp thế nào đây khi ba người dân trộm hai con vịt và thứ trưởng bộ Ngoại giao nhận hối lộ 21,5 tỷ nhận mức án 13 năm tù như nhau?

    Một ông cựu bộ trưởng đã nói:” Nếu chúng sai, chúng ta nhận lỗi trước dân; nếu dân sai, dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”

    Chính cái lỗi suy nghĩ đó đã đưa đất nước chúng ta rơi vào tình trạng tham nhũng và chuyên quyền như hiện tại.

    Quốc gia nào cũng có tham nhũng nhưng “ăn” như trong dịch COVID-19 năm nào thì chỉ có ở Việt Nam. Bộ Y tế ăn, Bộ Ngoại giao ăn, Bộ Công thương ăn, Bô Lao động- Thương binh- Xã hội ăn….Ăn từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên.Họ ăn trong nỗi khốn cùng và tang thương của dân tộc. Họ ăn trong nỗi kiệt quệ và sợ hãi của dân tộc.

    Và chắc chắn một điều: chỉ có một chế độ như thế nào mới sản sinh ra loại người không có nhân tính như thế!

    Những ngày cuối tháng tư, trời nắng gay nắng gắt.Nắng rát mặt người, nắng chảy nhựa đường, nắng nung không gian thành một khối nóng khổng lồ, hít thở nóng ran lồng ngực.

    Lúc như thế này, người ta thường mơ về một cơn mưa mát lành.Mưa tỏa xuống mát đất, mát trời, mát những con người héo hon đang chật vật mưu sinh.

    Nhưng chỉ là mơ thôi. Những ngày cuối tháng tư này, trời đang nóng lắm. Nắng gay nắng gắt…

    Anh thanh niên 19 tuổi ngày xưa nay đã thành ông già 69 tuổi, ngồi giữa cái nóng tháng tư với nhiều hồi ức.

    Bà mợ đã mất lâu lắm rồi.

    Chữ NẾU ngày xưa vẫn còn nguyên đó. Nhưng ông đã có thể quên đi những nhọc nhằn, những mất mát. Đã quên đi những ước mơ tươi đẹp thời tuổi trẻ sớm bị tước đoạt…Mọi chuyện rồi sẽ qua đi, không cay đắng, chẳng thù hằn…

    Chỉ còn điều này chắc chắn: trong suốt quãng đời còn lại của mình, ông sẽ không bao giờ QUÊN những gì đã và đang làm tàn hại đất nước và dân tộc mình.




    https://www.quyenduocbiet.com/a13952/nang-thang-tu
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

30/4 NĂM ẤY - NĂM NÀY CỦA MÁ NĂM

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • 30/4 NĂM ẤY - NĂM NÀY
    CỦA MÁ NĂM

    26 Tháng Tư 2024
    Lộc Dương






    Cái hồi mới sau ngày đứt phim 30/4/75, má Năm làm thấy ghê.

    Má ỷ có hai đứa con đều là liệt sĩ: Thằng Út chết vì đạp nhằm chông do chính đơn vị gài. Trạm giao liên hết thuốc tây, chỉ chữa trị bằng lá thuốc, rốt cuộc bị hoại tử, ăn lên tới đùi thì chết. Còn thằng lớn, đơn vị tập kích đồn địch, chết nhiều quá, rút đi hết, quên không kêu nó. Từ đó không ai nghe nói về nó nữa, mấy năm sau nó mới được truy tặng liệt sĩ. Vậy mà má vẫn nghe theo lời tuyên truyền của đám cán bộ nằm vùng, má vẫn hăng hái đào hầm nuôi quân. Từ du kích cho tới quân chủ lực, hể đứa nào tới nhà má điều được cho ăn, cho uống. Má má ,con con, nghe sướng lỗ tai lắm.

    Ngày “giải phóng “, má hồ hởi nghĩ chính quyền đã về tay nhân dân, tức là về tay má. Má bắt đầu làm chảnh, suốt ngày bận bộ đồ bà ba đen, đeo băng đỏ, chạy lăng xăng lên uỷ ban xã để giúp tụi nhỏ điều hành việc nước. Chuyện gì má cũng làm: Tới từng nhà kêu đi họp tổ, nhà nào mắc công chuyện không đi, má chửi cho tắt bếp. Thấy thanh niên để tóc dài, má nắm đầu lên xã, giảng cho một bài học về con người mới trong thời đại cách mạng. Mỗi khi có đợt đi lao động đào thủy lợi, đố đứa nào trốn được với má, trừ khi trốn lên trời.

    Má làm riết, cả xã không ai ưa má. Thấy má đi tới đâu, người ta tránh. Đi ăn đám cưới, mấy bàn khác cười nói ồn ào, vui vẻ. Còn bàn có má ngồi, con ruồi bay nghe tiếng. Chủ nhà sắp bàn mười người, bàn của má, người ta trốn đi ngồi chỗ khác, chỉ còn chừng dăm ba người ngồi gục mặt, buồn thiu như đang đi ăn đám ma.

    Má lăng xăng đâu được vài năm thì trên đưa một lớp cán bộ mới về xã. Những người này không muốn má lên Uỷ ban nữa. Họ nói má già rồi về nghỉ ngơi đi. Má nói má muốn phục vụ cho Đảng, cho nhà nước tới hơi thở cuối cùng. Họ nói khỏi cần. Má mà còn tự ý lên đây nữa sẽ cho an ninh bắt nhốt, điều tra xem má có phải là gián điệp CIA do Mỹ Nguỵ cài lại hay không.

    Má về nhà, buồn như mùa thu chết. Sống với đứa con gái lớn bị tâm thần, hai má con suốt ngày chửi lộn với nhau, coi đó như là niềm vui an ủi lúc tuổi già. Khắp xóm làng làm như quên hẳn má rồi. Không nói ra, nhưng ai cũng coi má như là miếng giẻ rách, cần phải xa lánh, lãng quên.

    Nói cho ngay, lâu lâu vào dịp lễ lạc gì đó, nhà nước cũng nhớ tới má. Nhưng theo má, thà đừng nhớ còn hơn. Má chửi: Không biết trên rót ngân sách bao nhiêu mà xuống tụi xã ăn chặn hết. Đang đói, nó tặng quà cho má chỉ có mấy gói mì tôm là ăn được, còn hình bác hồ với một bịch băng vệ sinh sao má ăn ?

    Rồi có lần kỷ niệm mấy chục năm giải phóng gì đó, má quên rồi, má được mời đi coi duyệt binh. Tưởng sướng lắm, ai dè đứng xếp hàng phơi nắng, nghe mấy thằng mập ú đọc diễn văn. Mà nó đọc lâu lắm, cho sướng cái miệng, trong khi má mắc tiểu. Cuối cùng nhịn hết nổi, má đái cho một quần. Tụi xã giận lắm, má làm mất thành tích. Tụi nó đuổi má về, không cho má ăn bữa cơm liên hoan luôn. Từ đó má nghỉ chơi với “cách mạng “. Thỉnh thoảng uất ức quá, má chửi tục: Cách mạng cái quần què.

    Ngày 30/4 năm nay, má đang nằm ép bụng vào tấm vạt giường cho đỡ đói, thì đứa con gái, lúc này mắt nó gần mù rồi, lần mò lại giường má kiếm chuyện:
    - Bữa nay mừng ngày giải phóng nè, sao bà không dậy sửa soạn đi coi bắn pháo bông cho no bụng rồi về kể tui nghe.
    - Giải phóng cái thằng cha mày. Hồi trào ông Thiệu, tao nghèo chứ chưa đói bữa nào. Còn dư cơm gạo nuôi mấy thằng chó đẻ ăn, ai dè gặp toàn thứ vắt chanh bỏ vỏ.
    - Thì bà cũng vậy thôi. Tui thấy bà mỗi lần làm nước mắm, vắt chanh xong bà cũng liệng vô thùng rác, chớ có giữ lại đâu…
    - Con ngựa cái. Sáng sớm đừng chọc tao chửi nhe mày. Tao đang tức hai thằng con tao hy sinh xương máu cho tụi nó bây giờ lo xây biệt phủ.
    - Xây biệt phủ nhằm nhò gì. Tụi nó còn chiếm cả chục mẫu đất để dành mai mốt chết, xây mồ mả cho hoành tráng kìa. Còn bà mai mốt chết, tui không biết chôn bà ở đâu nữa, hổng lẽ chôn trong cái chòi này luôn ?
    - Mày khỏi trù ẻo tao. Tao còn sống lâu lắm. Tao phải sống để coi cái ngày tàn mạt của tụi cướp công ơn của nhân dân này xụp đổ ra sao.
    - Thôi bà đừng nói chuyện tào lao, tụi nó vô còng đầu bà bây giờ. Bà ngu bà theo tụi nó thì bà chịu đi. Nói thiệt, ổng chết là cũng tại bà. Bà không che dấu tụi nó, sao tụi nó ban đêm tự do đi lùng kiếm được ổng mà giết? Nhiều khi nghĩ lại, tui cũng hận bà lắm.
    - Mày đi chỗ khác đi, con ngựa. Ngồi đó nói một hồi, tao tức, tao hộc máu chết bây giờ.

    Chửi con gái xong, má Năm nằm nhắm mắt thở dốc. Trong vô tình, má nhớ lại hình ảnh chồng mình, cấp sau này sợ chết, theo chiêu hồi, bị du kích bắt được đem giết, lúc chết mắt mở trừng trừng. Nhưng lúc đó má được nghe giải thích là vì lợi ích cách mạng, mọi người cần phải hy sinh, cho nên má đã ngu ngốc bỏ qua. Má vẫn nuôi dấu tụi chó đẻ trong hầm. Vẫn lăng xăng vừa nấu cơm vừa nghe tụi nó đàn hát nịnh má : “ Mẹ về đứng dưới mưa, che từng căn hầm nhỏ, xóa sạch vết con về, mẹ ngồi dưới cơn mưa…”.

    Một chút ánh nắng chiếu xuyên qua mái lều, má Năm he hé mắt ra nhìn. Bên kia con lộ nhỏ là căn biệt thự năm tầng đang xây dở dang của Bí thư Đảng uỷ xã. Căn biệt thự này xây ngay trên nền nhà cũ của má. Mấy năm trước, lúc phóng lộ, chính quyền đã cưỡng chế nhà đất của má. Sau đó họ chia lô bán nền. Và má, tiền đâu mà mua, dành dựng tạm căn lều này sống cho qua ngày đoạn tháng, sống cho qua hết cái kiếp ngu ngục mà còn tỏ ra nguy hiểm của má.



    https://www.quyenduocbiet.com/a13945/30 ... cua-ma-nam
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Có bao giờ em hỏi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






          

          



          




Có bao giờ em hỏi
nhạc: Phạm Duy
Thơ: Duyên Anh




Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu
Có bao giờ em đợi tháng mấy trời mưa ngâu
Có bao giờ em nói câu tình tự ca dao
Có bao giờ em gọi hồn ta về với nhau

Mùi hương nào gợi nhớ vườn trăng thoảng hương cau
Con diều nâu theo gió gởi nhạc sáo lên cao
Nhịp võng trưa mùa hạ ngày xưa ru ngày sau
Thi ca trong sữa lúa tiểu thuyết trên lụa đào

Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu
Có bao giờ em đợi tháng mấy trời mưa ngâu
Có bao giờ em nói câu tình tự ca dao
Có bao giờ em gọi hồn ta về với nhau

Em bao giờ em khóc, ngơ ngác vì chiêm bao
Chưa kịp mê tam cúc, xuân hồng đã trôi mau
Chưa kịp hôn môi Tết, tháng giêng son phấn sầu
Bây giờ em mới biết, em đã chết từ lâu
Em đã chết từ lâu .. Chết từ lâu ...



          

          
          


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lời kinh đêm

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Mưa khuya

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Hãy đọc trọn lời ca từ nhạc khúc “Mưa Khuya”để cảm nhận trọn vẹn nỗi buồn của tác giả
vào một đêm trời trở mưa, tỉnh giấc ngẫm bao điều về tình yêu, thân phận.
Một bài hát nức nở hoài niệm với tiếng chuông nhà thờ vang vang ..

Đêm qua mưa bỗng về nửa khuya
Đêm bao la đêm trở mình nghe
Nghe ra muôn lời xa,
Âm u kêu gọi ta
Xin thôi nuôi, tình đã chia lìa ..

Ôi bao nhiêu những lời anh nói
Như kim khâu kín hồn lẻ loi.
Như trăng soi từng đêm
Như sao gom lời khuyên
Đừng nhớ hoài, cuộc tình đã quên ..

ĐK:
Một lần yêu thôi đã, thấy tóc xanh thơ
Và hồn cây sương lá, đã thành đá thờ
Vườn lòng ta từ đó, mang bó hoa tang
Đợi từng mùa đông đến, xé thêm nỗi buồn ..

Mưa ơi mưa, mưa từ vực sâu
Hay mưa rơi từ đỉnh trời đau
Mưa có mong người sau
Thương yêu nhau bền lâu
Thì kiếp này, còn gì nữa đâu ..


Tri ân, tôn vinh văn nhạc sỹ tài danh Nguyễn Đình Toàn trong bài viết thứ tám gắn với ca khúc Mưa Khuya,
sáng tác trong thời gian ông đi học tập cải tạo sau mùa xuân năm 1975.


https://www.facebook.com/permalink.php? ... 4651130187

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

NGƯỜI THƯƠNG BINH CÔ ĐƠN

Bài viết bởi Hoàng Vân »









  • NGƯỜI THƯƠNG BINH CÔ ĐƠN
    25 Tháng Tư 2024 _ Trần Mai Trung






              

    Người lính miền nam sau ngày 30/4/1975

              

    Chiến tranh tàn phá đất nước, tàn phá con người. Một trong những hậu quả xấu xí của chiến tranh là hàng triệu người bị thương tật vì bom đạn. Những kẻ bắt đầu chiến tranh, mặc dù núp sau cái khẩu hiệu giải phóng miền Nam hoặc thống nhất đất nước, chính là thủ phạm khởi đầu các sự tàn phá.

    Khi có chiến tranh, các chính phủ thường ra luật Nghĩa vụ quân sự, ở Miền Nam gọi là luật Quân dịch, các thanh niên phải gia nhập quân đội khi bị gọi tên. Người thanh niên đi thi hành nghĩa vụ quân sự theo luật pháp thì chính quyền cũng có nghĩa vụ cung cấp lương thực cho người lính, cung cấp thuốc men cho người bị thương.

    Trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975, hàng triệu thanh niên Miền Nam đã thi hành luật Quân dịch, gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bảo vệ Miền Nam. Chính sách Người cày có ruộng và sự giúp đỡ của Hoa Kỳ làm cho Miền Nam có nhiều lúa gạo và hàng tiêu dùng. Chính quyền và quân đội VNCH cung cấp đầy đủ lương thực cho người lính, không có tình trạng thiếu ăn trong quân đội, người chiến sĩ yên tâm chiến đấu. Chính quyền và quân đội VNCH làm tròn nghĩa vụ cung cấp lương thực cho người lính.

    Cùng lúc đó, hàng triệu thanh niên Miền Bắc đã thi hành luật Nghĩa vụ quân sự, gia nhập quân đội Nhân Dân (QĐND) đi giải phóng Miền Nam. Các hợp tác xã của đảng cộng sản chiếm hữu tất cả ruộng đất nhưng sản xuất yếu kém, Liên Xô và Trung Quốc thì giúp súng đạn nhiều hơn các mặt hàng khác làm cho Miền Bắc thiếu thốn lúa gạo và hàng tiêu dùng. Đảng và chính quyền Miền Bắc không cung cấp đầy đủ lương thực cho người lính, tình trạng thiếu ăn đã xãy ra, nhiều bộ đội chỉ được ăn một nắm cơm vào buổi trưa. Đảng và chính quyền cộng sản không làm tròn nghĩa vụ cung cấp lương thực cho người lính.

    Không có đủ lương thực cho người dân và binh sĩ, không lo sản xuất mà lại đòi đi giải phóng người khác! Rồi bắt người ta cũng bị nghèo đói như họ. Trong 20 năm chiến tranh, cả Miền Bắc không tặng cho người dân Miền Nam được 1 kg gạo. Nói ra cũng tội nghiệp, lính của họ còn bị đói thì làm gì có gạo cho người dân phía bên kia.

    Trong các trận đánh, thông thường số binh sĩ bị thương nhiều hơn số binh sĩ bị tử trận. Các binh sĩ bị thương được đồng đội đưa về bệnh viện cứu chữa. Sau khi được chữa trị, những người bị thương nhẹ có thể sinh hoạt trở lại như trước. Những người bị thương nặng, bị mất một phần thân thể, phải rời quân đội và trở về đời sống dân sự.

    Chính quyền và quân đội VNCH xem trọng nghĩa vụ cung cấp thuốc men cho người bị thương. Mỗi sư đoàn tác chiến có một tiểu đoàn Quân Y lo việc cứu thương. Quân đội VNCH cũng xây dựng hơn 10 Quân y viện tại các thành phố để chữa trị cho những người bị thương nặng. Sau mỗi trận đánh, các binh sĩ bị thương và tử trận được đưa về hậu cứ đầu tiên rồi mới đến các cấp chỉ huy và binh sĩ còn lại. Các quân y viện được trang bị đầy đủ nên đa số thương binh về đó là được cứu sống. Chính quyền và quân đội VNCH làm tròn nghĩa vụ cung cấp thuốc men cho người bị thương.

    Bên cạnh các trách nhiệm trong quân đội, Quân Y VNCH và Hoa Kỳ cũng tổ chức các đoàn y tế đi tới các làng xã xa xôi để khám bệnh, phát thuốc, chữa răng miễn phí cho người dân. Hải quân VNCH cũng có tàu bệnh viện đi nhiều nơi cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho đồng bào.

    Đảng và chính quyền Miền Bắc đưa hàng triệu thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự vào đánh Miền Nam. Họ giấu giếm cách tổ chức đoàn quân nên không rõ có bao nhiêu bác sĩ, y tá được đào tạo và đi theo phục vụ y tế cho đoàn quân to lớn đó. Cho đến năm 1968, đi từ Bắc vào Nam qua rừng núi Trường Sơn chủ yếu là đi bộ, mất khoảng 3 đến 5 tháng. Theo các báo cáo từ đường Trường Sơn thì nhiều cán binh QĐND bị chết vì bệnh sốt rét và vì suy kiệt thân thể do đường đi gian khổ mà lại thiếu lương thực. Đưa binh sĩ đi mấy tháng trời qua vùng rừng núi có nhiều muỗi gây bệnh sốt rét mà không chuẩn bị đầy đủ thuốc men và lương thực là việc làm vô trách nhiệm, coi thường tính mạng người lính.

    Theo hồi ký của các cán binh QĐND Miền Bắc thì một số bệnh xá được tổ chức trong rừng để chăm sóc thương bệnh binh. Bước vào bệnh xá thì thấy trang bị sơ sài, thiếu thuốc men, thuốc khử trùng, thuốc gây mê, thiếu máu. Hàng trăm ngàn thương binh được đưa về các bệnh xá, nhiều cuộc giải phẩu đã tiến hành không có thuốc gây mê, làm cho người thương binh đau đớn. Đã diễn ra nhiều buổi thảo luận có nên giải phẩu người thương binh hay không vì thiếu máu. Họ cũng ca ngợi hành động anh hùng của người y tá truyền máu của mình cho thương binh. Nhưng đó không phải là cách hoạt động của một bệnh xá bình thường, bệnh xá không thể hoạt động bằng máu của các y tá làm việc tại đó. Kết quả là nhiều người bị thương đã chết ở bệnh xá vì vết thương không được cứu chữa đàng hoàng. Đảng và chính quyền cộng sản không làm tròn nghĩa vụ cung cấp thuốc men cho người bị thương.

    Hàng triệu cán binh QĐND Miền Bắc đi vào giải phóng Miền Nam, đem theo nhiều súng đạn như AK-47, B40 nhưng lại ít thuốc men và dụng cụ y tế. Số thuốc men đó dùng cho họ còn bị thiếu cho nên trong 20 năm chiến tranh, QĐND không tặng cho người dân Miền Nam được 1 viên thuốc.

    Trong chiến tranh Triều Tiên (Hàn Quốc) 1950-1953, Hoa Kỳ đưa quân đội vào giúp Nam Hàn và Trung Quốc đưa quân đỏ (danh từ Hán-Việt là hồng quân) vào giúp Bắc Hàn. Sau 3 năm, quân đội Hoa Kỳ có 34 ngàn người tử trận, 100 ngàn bị thương, 3 ngàn bị chết vì vết thương hoặc bệnh. Quân đỏ Trung Quốc có 114 ngàn người tử trận, 340 ngàn bị thương, 70 ngàn bị chết vì vết thương hoặc bệnh (*). Tính ra trong số những người hi sinh, Hoa Kỳ có 8% bị chết vì vết thương hoặc bệnh, Trung Quốc có 38% bị chết vì vết thương hoặc bệnh.

    Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội VNCH ở Miền Nam có 300 ngàn người bị chết, hơn 1 triệu bị thương. QĐND Miền Bắc có 1 triệu người bị chết hoặc mất tích, 600 ngàn bị thương. Số người bị thương ít hơn số người bị chết là một sự bất thường. Theo tỉ lệ thương vong của quân đỏ Trung Quốc ở Triều Tiên thì trong số 1 triệu cán binh QĐND bị chết có 300 ngàn bị chết vì vết thương hoặc bệnh không được cứu chữa. Ai là thủ phạm của 300 ngàn cái chết này ?

    Ngày 30-4-1975, QĐND làm chủ Sài Gòn. Hai ngày sau, các cán binh QĐND xua đuổi tất cả thương binh VNCH ra khỏi Tổng y viện Cộng Hòa để giành chổ cho thương binh QĐND. Các quân y viện do quân đội VNCH xây dựng thuộc về chủ mới, từ giải phóng biến thành cướp đoạt. Khi ta thấy một người bị thương, ta đem người ấy vào bệnh viện cứu chữa. Ở đây, người bị thương đang nằm trên giường bệnh lại bị đuổi ra khỏi bệnh viện, đó là một hành động tàn ác.

    Đảng cộng sản kêu gọi người Việt ở nước ngoài khép lại quá khứ hướng tới tương lai, nhưng đảng cộng sản có khép lại quá khứ hướng tới tương lai với thương binh VNCH đang sống trong nước hay không? Trong khi thương binh Miền Bắc có sự trợ cấp từ tiền thuế của dân, bao gồm người dân Miền Nam, thì thương binh Miền Nam không có sự trợ cấp đó. Tại sao lại phân biệt quá khứ?

    Từ khi chính quyền và quân đội VNCH không còn, không có ai đứng ra bênh vực người thương binh VNCH, các bạn sống trong khó khăn và cô đơn. Một số tổ chức từ thiện đã tổ chức gặp mặt và giúp đỡ các thương phế binh, chính quyền cộng sản lại đến quậy phá, gây khó khăn, bắt các thiện nguyện viên về đồn công an, hăm dọa người thương phế binh không được nhận quà. Những hành động này cho thấy người cộng sản hẹp hòi và hạ cấp, đi ăn hiếp người bị thương tật.

    Đảng cộng sản kêu gọi người khác khép lại quá khứ nhưng chính họ lại không khép lại quá khứ. Các chính sách của nhà cầm quyền cộng sản ngày hôm nay, từ chính trị, kinh tế đến giáo dục, xã hội, vẫn có các điều khoản phân biệt quá khứ. Một số trường hợp bất công hơn nữa là phân biệt đối xử dựa vào quá khứ của cả cha mẹ, ông bà. Đảng cộng sản đã và đang vi phạm Điều 16 trong Hiến pháp và Khoản 1 Điều 3 trong Bộ luật Dân sự, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử.




    Trần Mai Trung
    Tháng 4-2024


    (*) Theo báo cáo của quân đỏ Trung Quốc vào năm 2010.

    https://www.quyenduocbiet.com/a13944/ng ... inh-co-don
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

... THÁNG ƯU TƯ...!

Bài viết bởi Hoàng Vân »






... THÁNG ƯU TƯ...!










Sao còn ung dung Tháng Tư bày cỗ tiệc
Cười hả dạ trước những kiếp phận chênh chao
Bao Đám Giỗ khóc oán hờn ai tha thứ
Những gương đời bôn ba đói lạnh thấm đau
Cờ Vàng sắc áo máu lệ rơi tàn nhẫn
Bại trận oan khiên khổ nhục nấm mộ hoang
Chí cả bốn phương vẫy vùng cơn sóng lớn
Trùng dương chìm đắm trôi lạc triệu linh hồn
Đất nước hòa bình sao còn nhiều nghiệt ngã
Con người sống rệu rã bất mãn vô hồn
Bốn mươi sáu năm chiến công khoe hổ lốn
Gây nợ công đùn dân cõng khổ tơi bời
Tiền trao nơi xứ "giãy hoài sao không chết"
Bán nước đợ dân đem Cả Nước Xuống Hang
Tư bản xe ôm xây lâu đài khôn hết biết
Xếp Hàng Chó Ngựa chật kín cổng thiên đàng
Dân mình ơi! Tỉnh chưa hay là chưa tỉnh
Thống thiết thảm sầu tiếng oán hận Tháng Tư



Bich Nguyen.
HNNCBCĐ


https://www.quyenduocbiet.com/a13941/thang-uu-tu-
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Sài Gòn đã giải phóng tôi

Bài viết bởi Hoàng Vân »








  • Sài Gòn đã giải phóng tôi
    Nguyễn Quang Lập






    Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
    .
    Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời diệu kì.
    .
    Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.
    .
    Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ dành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.
    .
    Thằng Minh khoe cái cassete ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassete là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassete của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo, người thường không thể có.
    .
    Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bĩu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casete, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca số 7. Kết thúc Sơn ca số 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!
    .
    Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn. Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.
    .
    Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác, tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.
    .
    Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu xuẩn. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt. Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.
    .
    Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Capstan, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.
    .
    Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.
    .
    Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị.
    .
    Tôi thì rất vui vì biết mình đã “được giải phóng”


    Nguyễn Quang Lập
    https://www.danchimviet.info/nha-van-ng ... 024/31487/
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”