- 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3555
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Cám ơn anh Hoàng Vân :cafe: , Bạch Vân :cafe: . Lâu quá N mới nghe lại bài này. :flower: :flower: :flower:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

nắng thủy tinh đã viết: Thứ tư 01/05/24 09:36 Cám ơn anh Hoàng Vân :cafe: , Bạch Vân :cafe: . Lâu quá N mới nghe lại bài này. :flower: :flower: :flower:
          

          
:wink2: :allright3:


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

30 tháng 4 – Hãy biến đau thương thành dũng khí

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • 30 tháng 4
    – Hãy biến đau thương thành dũng khí

    Ngô Viết Quyền





    30/4/1975 là ngày tàn của một cuộc chiến giữa “thiện lương” và “tàn ác”, tính đến nay đã tròn 49 năm. Ngày này cần được khẳng định rõ ràng là Ngày Quốc Hận và không có một danh từ nào khác được chấp nhận bởi người Việt Nam đang tị nạn Cộng Sản trên toàn thế giới. Nói khác đi, điều này là “bất khả tư nghị”. Là người Việt được sinh sống tại miền nam Việt Nam tự do, dân chủ đang trên đà tiến triển thịnh vượng và sẽ có cơ hội phú cường… Do vậy, chúng tôi không thể sống dưới chế độ xã hội cộng sản, bằng mọi giá chúng tôi phải rời bỏ quê hương, tìm trú xứ thích hợp để sinh sống và mưu cầu hạnh phúc. Chúng tôi cố gắng không buông thả cuộc đời nổi trôi theo dòng sông sinh mệnh như an bài, nhưng cảnh ngộ nghiệt ngã đã khiến cho chúng tôi phải đành phó thác cho may ít, rủi nhiều trên những con thuyền mong manh vượt đại dương…May thay, chúng tôi đã tới được bến bờ tự do.



    Nay lại thêm một lần Tưởng Niệm 30 Tháng 4 có biết bao nhiêu ân tình với người thân còn kẹt lại trong nước, với bạn bè, thân hữu gần xa nơi xứ lạ quê người… Xin hãy kêu gọi nhau tất cả chúng ta hôm nay phải nhất quyết “biến đau thương thành dũng khí” với sức mạnh tinh thần và thể chất cùng với tài lực, trí huệ của từng người phúc hợp lại, thẳng thắn gạt ra ngoài mọi bất đồng và tuyệt đối tránh không để cho bất kỳ sự bất hòa nào có thể cản trở sự chung tay tranh đấu trong thời điểm thuận lợi, khi bọn chóp bu đảng Cộng Sản Bắc Việt đang thanh toán, giết hại, trốc nã nhau để giành quyền, lợi, vị ở thế khốc liệt.



    Có nhiều người vẫn còn lầm lạc hoặc cố tình lầm lạc, họ tự nghĩ gần nửa thế kỷ sắp qua rồi, một nửa đời người chứ đâu phải mới hôm qua và nên quên đi chuyện cũ, để hướng đến tương lai. Thực ra, họ đang tự ngụy biện hoặc cố giả vờ như không biết mình đang nói cái gì, theo lệnh của ai và còn lầm tưởng tai hại rằng nguời nghe cũng không biết gì! Trái lại, muốn chuẩn bị tương lai, chúng ta phải biết ôn lại quá khứ. Người xưa đã từng nhắc nhở “ôn cố nhi tri tân”. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại, nếu như không biết suy niệm quá khứ; thì sẽ không biết mình là ai, lạc lõng đến tội nghiệp giữa dòng đời linh lạc… Thế hệ trẻ Việt Nam sanh ra và lớn lên ở đất nước tự do dân chủ và nhân quyền sẵn có này sẽ không biết phải đi theo lối nào! Nếu không có quá khứ, sẽ không có hiện tại, và cũng sẽ không có tương lai nào nữa. Ôn lại quá khứ, rút tỉa những kinh nghiệm xương máu, đầy những đau thương và uất nghẹn; để tìm lối đi cho chính mình và cho các thế hệ tiếp nối mai sau. Người Việt tị nạn cộng sản ở khắp nơi trên toàn thế giới phải giữ cho bằng được mối giây liên hệ thông qua tinh thần đạo đức, phát nghị và xiển dương chính nghĩa quốc gia, suy niệm nhân luân, gìn giữ cương thường…mà lớp người Việt thuộc thế hệ tiền phong tại hải ngoại chúng ta vẫn còn tồn tại, sống còn, tiếp nối và phát huy ý hướng lương thiện đến các thế hệ truyền thừa của chúng ta càng thêm tốt đẹp về sau này. Chúng ta hãy bền chí, vững lòng với ý hướng hồn nước linh thiêng của giống nòi Âu-Lạc thẩm thấu vào trong tâm hồn. “Gió mưa hồn cố quốc tít non đoài”…Vâng, gió mưa là nghĩa bóng của bão bùng, suy rộng ra là khi đất nước gặp cơn biến loạn với nạn tai: nước mất nhà tan, nhưng "hồn cố quốc" biểu tượng là lá cờ quốc gia nền vàng ba sọc đỏ. Đây chính là hồn thiêng sông núi của tổ quốc Việt Nam vẫn được người Việt mang theo ra "tít non đoài" đến tận khắp mọi vùng miền ở hải ngoại, là mãi tận phương trời phía Tây. Người Việt tị nạn còn luôn gìn giữ với niềm tin vào chánh nghĩa quốc gia sớm muộn gì cũng sẽ chiến thắng kẻ hung tàn cộng sản. Rồi sẽ làm nẩy sanh ra thành tình yêu nước nồng nàn, mọi người dân đều sẽ chấp nhận hy sinh, dâng hiến tất cả các khí tài cho tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Bởi vì yêu nước là một ý niệm khơi động từ tiềm thức đi theo tiến trình đã định vị sẵn; rồi dấy lên thành ý thức. Sau đó, từ tư tưởng, sự suy niệm mới bước sang hành động cụ thể. Chưa hết! Nó còn cần có chiếc cầu ngôn ngữ giao thông nữa. Làm sao nói cho bằng hữu chịu đi theo chấp nhận đồng lao cộng khổ, nói rộng ra trong đám đông; thì dân nghe, dân tin tưởng, yểm trợ, che giấu cho khi biến loạn, lúc lâm nàn. Do đó, yêu nước không phải chỉ để cất dấu ngấm ngầm trong lòng, nhưng cũng không thể hiển lộ phô bày bằng đầu môi, chót lưỡi với những câu xáo ngữ điển hình như: “Hoan hô Việt Nam Cộng Hòa, đã đảo cộng sản bán nước, hèn với giặc, ác với dân”…Những hành động như thế này cũng cần có, nhưng chưa phải là yêu nước với tất cả chân tình và tận hiến, chấp nhận mọi hy sinh dâng hiến Thân -Tâm -Ý và phải sẵn sàng hy sinh với một ý thức cao độ của một con người mẫn tiệp. Ngay cả phải hy sinh mạng sống của riêng mình cho đại cuộc, cũng không hề biểu lộ một nét cau mày e ngại, chứ đừng nói tới từ nan. Chính vì chỉ có gian nan, nhiều thử thách mới chứng thực được tâm sức và trí tuệ của người tuấn kiệt biết lãnh đạo quần hùng, vung gươm đại soái, dương cao ngọn cờ đại nghĩa: “Cứu quốc - Tồn chủng”. Chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “đại triển hồng đồ.” Theo sát thời cơ, nắm bắt cấp thời trong khi cùng nhau đợi chờ đóa Hoa Huyết nở bung ra; khiến người ta bừng tỉnh giấc miên du... và rồi muôn triệu người dân Việt khắp năm châu cùng rủ nhau lũ lượt kéo về chung lưng xây dựng lại một Việt Nam quang vinh giữa vùng trời đông Á và là cánh tay đại võ trấn ải khu vực Á Châu, đóng phần vụ của mình vào nền hòa bình, thịnh vượng chung cho nhân loại.



    Tưởng niệm ngày 30/4 là để chúng ta mãi mãi không bao giờ quên hàng nhiều trăm ngàn người Việt đã bỏ mạng nơi rừng thẳm, trên đường vượt biên vùng 3-biên giới, hàng triệu thân xác ngoài biển cả mênh mông, trên những con thuyền rất mong manh chỉ có thể được dùng để đi lại trên sông nước miền Nam hiền hòa. Oái ăm thay, nhưng họ đã ra đi vào giữa lòng biển cả bao la, ngang nhiên thách đố với tử thần đang giơ cao lưỡi hái sắc nhọn, sẵn sàng chụp bắt linh hồn nạn nhân theo cơn sóng bạc đầu ... Đó là quyết tâm, là hùng chí để có được một đời sống tự do theo đúng ước mơ nhỏ bé của con người.



    Người Việt có phong tục rất hay và đáng trân quý là cúng giỗ những người xa lìa trần thế; để chứng tỏ linh hồn người đã mất vẫn ở đâu đó, quanh quẩn bên cạnh người thân yêu. Như vậy, người chết không bao giờ thực sự chết. Cho nên, Ngày 30/4 là ngày giỗ của hàng chục triệu gia đình Việt Nam ở trong nước, cũng như ở hải ngoại. Trong khi hàng chục triệu đồng bào đang khóc thương những người chết oan khiên, một cách tức tưởi, chết không nhắm mắt ... Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội tổ chức ngày lễ ăn mừng chiến thắng miền Nam. Thực chất là chiến thắng do sự sắp xếp thỏa thuận trên bàn cờ quốc tế bởi các cường quốc quyết định.



    Cộng đồng người Việt hải ngoải chúng ta tưởng niệm ngày 30/4: để nhắc lại cho thế hệ sau ở hải ngoại, và ở trong nước hiểu được những nguyên nhân đã thực sự xẩy ra 49 năm trước, khiến cho gia đình ly tán, cho cha mẹ của họ cùng với hàng triệu người đã liều mạng vượt biển, vượt biên. Đành phải chấp nhận ra đi tìm cái sống trong cái chết với niềm hy vọng rất mong manh, đượm vẻ mơ hồ là sẽ trôi dạt đến một nơi nào đó có tự do. Đa số người Việt Nam chưa hề rời làng mạc với lũy tre xanh bao bọc xung quanh, thôn xóm hiền hòa đầy ắp tình người; mà trong ngôn ngữ bình dân hay nói đến là “bà con cùng thôn, bà con lối xóm”, về những kỷ niệm nơi chốn đã sinh ra, lớn lên, trưởng thành; cũng như từ trong từng nắm đất trên quê hương Việt Nam yêu dấu; đều có một phần xương thịt của người thân yêu là tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân nhân họ hàng gần xa …Chính những thân xác thân nhân quá vãng đã làm cho đất đai quê hương thâm tình thêm màu mỡ, tốt tươi cho ruộng đồng bồi dưỡng cho hoa màu đâm chồi, nẩy lộc, đơm hoa, kết trái...



    Cộng Sản Bắc Việt Nam rất ranh ma chủ trương viết lại lịch sử, đổi trắng thay đen, chúng đã bôi nhọ những người ra đi tìm tự do là: “chạy theo đế quốc Mỹ, ăn cơm thừa, uống sữa cặn của bọn tư bản đang giẫy chết…”. Nhưng chúng rất tích cực “đề xuất phương án” vét tiền của người Việt hải ngoại gởi về cứu giúp thân nhân đang trong hoàn cảnh nghèo khó, đồng thời vô hình chung đã cứu nguy kinh tế, và làm vững mạnh thêm cho nền móng độc tài thống trị của chúng.



    Chúng ta tưởng niệm ngày 30/4 là để nhắc lại sự thực về lịch sử trong sáng của người dân miền Nam chỉ là thuần túy tự vệ; kẻ xâm lăng và giết dân, cướp của, thu bán tài nguyên quốc gia để trục lợi, và dâng bán biển đảo, lãnh thổ nước Việt cho Tàu cộng đích thực là chính bọn Việt Gian Cộng Sản Hà Nội. Riêng đám Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam có công “cõng rắn” CSBV “cắn gà nhà miền Nam” đồng tội phạm, cần phải bị lên án. “Vietnam War” là trang lịch sử máu lệ của dân tộc và đất nước Việt Nam, trong đó có những cuộc di cư vĩ đại từ miền Bắc vô miền Nam năm 1954 với cả triệu người; rồi lại phải di tản từ “đại lộ kinh hoàng” mùa hè 1972, lại phải vượt tỉnh lộ 7B xuôi về Nam, và sau cùng phải liều chết lao ra biển, vượt biên tìm đường sống sót … Ôi ,… thật là khủng khiếp, và kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người trên hành tinh này.





    Ngô Viết Quyền
    viết cho ngày 30 tháng 4


    https://hon-viet.co.uk/NgoVietQuyen_30T ... ungKhi.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Có bao giờ Em khóc cho Quê Hương

Bài viết bởi Hoàng Vân »






Có bao giờ Em khóc cho Quê Hương





Nếu Em biết mạng Anh lượm lại được
Trong những ngày cuối của tháng Tư buồn
Nếu Em đọc những gì anh nghĩ
Trong những ngày bọn anh mất Quê Hương



Thỉnh thoảng bây giờ Em gặp trên Net
Nơi Triệu Phong nơi đất đỏ Long Thành
Những tấm thẻ bài vùi chung hài cốt
Mang số quân của đám bạn bè anh



Anh không xin Em vài giọt nước mắt
Để khóc cho đời chinh chiến bơ vơ
Anh chỉ xin Em một vài cảm nghĩ
Đất Mỹ tha phương vốn dĩ hững hờ



Em có thể gặp vài lời xin lỗi
Của một vì tướng Mỹ biết hồi tâm
Em có thể gặp một vài khuôn mặt
Phản bội bạn bè chẳng chút ăn năn



Tất cả qua rồi …chỉ là nỗi nhớ
Thăm lại Quê Hương Em gặp những gì
Những nét hào hoa không trùm phủ được
Cảnh khốn cùng tệ hơn lúc loạn ly



Là người Việt Em… về thăm đất Việt
Em nghĩ sao khi thấy một lũ hèn
Lạy lục bọn Tàu… hại người yêu nước
Có bao giờ Em khóc cho Quê Hương…



Trạch Gầm

https://hon-viet.co.uk/TrachGam_thoCoBa ... eHuong.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

TẢN MẠN 30.4.2024: HỌC LẤY CHỮ KHÔN

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • TẢN MẠN 30.4.2024:
    HỌC LẤY CHỮ KHÔN

    30/04/2024 — nguyenhuuvinh





    Đến hẹn, lại lên của con nghiện

    Kỷ niệm biến cố Sài Gòn thất thủ trước đội quân Miền Bắc Cộng sản - kết thúc một giai đoạn tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng Hòa - vào ngày 30.04.1975 là một dịp để “Bên Thắng cuộc” hàng năm có dịp thể hiện “tầm vóc, vĩ đại, thành quả” của sức mạnh của “Chiến tranh nhân dân do đảng lãnh đạo”.

    Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, việc nhà cầm quyền Việt Nam hàng năm diễn đi diễn lại các màn kịch, bài viết, hoạt động nhằm kỷ niệm một ngày mà Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Việt Nam (không bị đuổi) đã nói: “Đó là ngày mà có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn” đã trở thành một thói quen, một “phản xạ có điều kiện”. Các màn diễn ấy hàng năm, được tung hứng, được ca ngợi, được thể hiện bằng nhiều hình thức để kỷ niệm cái gọi là “Chiến thắng vĩ đại” do Đảng CSVN là “Người tổ chức và lãnh đạo”.

              

              

    Đó là cuộc chiến mà người Cộng sản Miền Bắc gọi là “Giải phóng” cho đồng bào Miền Nam thoát khỏi sự “xâm lăng của Đế quốc Mỹ” và “Ngụy quyền Sài Gòn” làm tay sai cho Mỹ. Tuy nhiên, nhìn lại bản chất, thì đó là một cuộc xâm lăng trắng trợn của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là quốc gia cộng sản vào Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia được công nhận tại Miền Nam.

    Điều khác nhau ở hai quốc gia ấy, là ở Miền Bắc có một chính quyền độc tài do phe đảng Cộng sản, là thành viên của Cộng sản Quốc tế dựng lên. Còn Miền Nam, có một chính quyền được bầu chọn từ người dân bằng những cuộc bầu cử tiến bộ và dân chủ hơn nhiều. Chính vì vậy, chế độ Việt Nam Cộng Hòa lúc đó, dù có thể là một chế độ chưa đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của người dân, vẫn có những khuyết tật của nó, nhưng ở đó, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, được thể hiện bằng hành vi của chính phủ chứ không chỉ bằng mấy tờ giấy như ở Miền Bắc Cộng sản dưới chế độ “Độc lập, Trừ Tự do, Trừ Hạnh phúc” như trên cái gọi là Quốc hiệu đã ghi và trở thành câu chuyện tiếu lâm thời Cộng sản trong dân chúng.

    Hậu quả của cuộc chiến mà Đảng CSVN là “Người tổ chức và lãnh đạo” tiến hành. Bởi khi đó Việt Nam tự nhận là “Tiền đồn của Phe Xã hội Chủ nghĩa” để chống lại Đế quốc, thực dân ấy, đã gây ra cái chết cho khoảng từ 2 đến 4 triệu người Việt (tính cả binh lính và dân thường tùy theo từng nguồn thống kê khác nhau).

    Và cuộc chiến ấy không chỉ có sự tổn thất của người Việt. Theo số liệu hiện nay được công bố từ wikipedia, thì ngoài Việt Nam, các quốc gia liên quan đã tổn thất tại đó những con số không nhỏ về người và của. Hoa Kỳ có số thương vong cao nhất với khoảng 58.200 binh sĩ chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Hàn Quốc có từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ chết và khoảng từ 11.000 đến 17.000 người bị thương, Trung Quốc có 1.446 binh sĩ chết (Trong đó 18 người chết và 67 bị thương trong Hải chiến Hoàng Sa cướp lãnh hải, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

    Australia có khoảng 500 binh sĩ chết và hơn 3.000 người bị thương, New Zealand có 38 binh sĩ chết và 187 người bị thương, Thái Lan có 351 binh sĩ chết, Liên Xô có 16 cố vấn quân sự chết, Bắc Triều Tiên có 14 phi công chết, còn Philippines có 9 binh sĩ chết và 64 người bị thương.

    Đó là chưa nói đến sự tàn phá cơ đồ đất nước được xây dựng từ bao đời bị xóa sạch, nguồn lực quốc gia tan hoang bởi chiến tranh với mấy chục năm bom đạn.

    Và điều đau đớn nhất, lớn lao nhất là vết thương hận thù trong nội tại của một quốc gia đã trải qua cuộc chiến huynh đệ tương tàn chỉ vì những lý tưởng, vì những hệ tư tưởng viễn vông giữa hai miền Bắc – Nam Việt Nam với mục đích rõ rệt là để bảo vệ, gieo rắc và chống lại hệ thống tư tưởng Cộng sản lan truyền ở khu vực Đông Nam Á.

    Lẽ thường, người ta vẫn quan niệm rằng mọi cuộc chiến tranh là một nỗi bất hạnh, dù đó là những cuộc chiến tranh chính nghĩa. Và vì thế, sau mỗi cuộc chiến, dù là cuộc chiến chính nghĩa hay phi nghĩa, thì người ta coi như đó là một hoạn nạn và mong xóa nó ra khỏi ký ức đau đớn của mình, để xây dựng lại đất nước, non sông.

    Vậy nhưng, ở Việt Nam, nơi có một chính quyền cộng sản, điều đó đã không xảy ra, mà ngược lại. Đã gần nửa thế kỷ nay, cứ mỗi lần đến ngày này, khi mà hai miền đất nước, tại hàng triệu gia đình, khói hương đang nghi ngút tưởng nhớ đến những nạn nhân của cuộc chiến, thì trên Tivi, báo chí, đường phố, loa công cộng và mọi nơi, mọi lúc, nhà cầm quyền lại lên gân hò hét, ca ngợi, tự sướng đủ mọi cách, mọi thể loại, mọi hình thức như để khoét thêm một lần nữa vết thương của từng cá nhân, từng gia đình đã mấy chục năm qua chưa được hàn miệng.

    Và đảng coi những hành động như vậy, là sự vinh danh cho đảng qua những ngôn từ xủng xoảng tiếng súng gươm là “Chiến thắng”, là “Giải phóng”, là “Tiêu diệt” là “Xóa sổ”, là “Trừng trị”…

    Quan sát hiện tượng này, người ta có cảm giác rằng đảng giống như một con nghiện. Nhân tố gây nghiện ở đây là bạo lực, là hình ảnh của sự tàn bạo, sự giết chóc để thỏa mãn bản chất bạo lực của Đảng của Giai cấp vô sản” chuyên nghề lật đổ và cướp từ chính quyền cho đến lợi ích, tài sản.



    Hết thiêng hay cơ hội?

    Năm nay, là kỷ niệm lần thứ 49 biến cố “Giải Phóng” trên đất nước Việt Nam không được hò hét, tung hứng bằng những màn trình diễn, bằng văn nghệ, bằng tuyên truyền như mọi năm.

    Quan sát trên lĩnh vực báo chí, người ta thấy rõ điều đó.

    Hàng năm, cứ đến những ngày này, Tuyên giáo cộng sản đều có kế hoạch hò hét cả ngàn tờ báo với chỉ tiêu rõ ràng, mục đích cụ thể cho mỗi tờ báo, mỗi tạp chí, đài truyền hình, thậm chí là từng chi bộ, phố xóm, từng loa phường… phải có bao nhiêu bài viết “Cúng cụ” để nâng đảng lên thành thánh, thần và đủ mọi trò nhiều khi đến hài hước.

    Đọc qua các báo năm nay, hầu như không mấy tờ đề cập đến biến cố “Giải phóng” và “Chiến thắng” dày đặc như mọi năm. Mặc dù theo quán tính, thì tờ báo Đảng Cộng sản và tờ Công an Nhân dân vẫn lên gân lên cốt bằng vài bài viết với tư duy “cả vú lấp miệng em” nói lấy được về cái gọi là “Ý nghĩa của chiến thắng 30.04”. Tuy nhiên, đọc những bài viết ấy, người ta thấy cái sự đuối, sự lúng túng, sự gượng gạo bất ổn ngay cả trong tư duy người viết.

    Mặc dù trên các đường phố Hà Nội và nhiều nơi, hệ thống quan chức địa phương vẫn coi đây là một cơ hội để có thể rỉa rói ngân sách quốc dân bằng cờ, bằng khẩu hiệu, bằng cổng chào… như một căn bệnh kinh niên. Nhưng, tâm trí người dân hầu như không coi điều đó như một sự lạ hay để gây chú ý cho ai. Cũng bởi từ xưa đến nay, người dân Việt đã quen với cảm giác cứ chỗ nào nhiều cờ đảng, cờ đỏ và băng rôn, khẩu hiệu thì phản xạ đầu tiên là cẩn thận, cảnh giác. Bao nhiêu cuộc cướp bóc tài sản, đất đai của người dân đã chẳng tràn ngập cờ đỏ, ảnh Hồ Chí Minh và khẩu hiệu đó sao.

    Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên và tự hỏi là tại sao, có vẻ như năm nay, đảng quên mất ngày “Chiến thắng, Giải phóng miền Nam”? Nhưng lập tức đã có người phản bác rằng làm sao có chuyện đảng lại quên đi được việc ăn mày dĩ vãng đó được. Đó là nghề của đảng xưa nay.

    Bởi đảng có gì để lấy làm tự hào nữa, nếu không lôi ra mà gặm nhấm mấy cái cuộc chiến và mấy cái “Chiến thắng” ấy. Chẳng lẽ đảng lại lôi mấy cái thành tích như đã ký văn bản Hiệp định với giặc để mất đi cả chục ngàn cây số vuông lãnh thổ trên bộ rồi cả các di tích quốc gia như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc.

    Chẳng lẽ đảng lại tự hào rằng sau nửa thế kỷ Tổng Bí thư Đảng tuyên bố: “Tổ quốc chúng ta từ nay vĩnh viễn sạch bóng xâm lăng” thì bây giờ cả một Quần đảo Hoàng Sa và một loạt đảo Trường Sa đang nằm dưới gót giày quân xâm lược mà quân ấy, lại là bạn vàng, là quan thầy của đảng?

    Nhiều người giải thích rằng: Chẳng phải vậy, mà đảng đang tập trung nhân tài, vật lực để kỷ niệm “Giải phóng Điện Biên” vì đây là năm chẵn. Nhưng lại có người đáp trả rằng: Vậy thì cái ngày kỷ niệm lần thứ 45 đảng gọi là “Chiến thắng” ở cuộc chiến Biên giới phía Bắc năm 1979 mới qua đây, sao không thấy đảng hé răng nửa lời.

    Và câu giải thích khả dĩ được mọi người thấy đúng, đó là làm sao Đảng có thể dám mở miệng nói về cuộc chiến ấy hay những hành vi của giặc với biển, đảo quê hương với lãnh thổ đất nước hiện nay. Bởi những hành vi đó, đều do quan thầy của đảng, đều do bạn vàng của đảng gây ra. Mà Tổng bí thư đã khẳng định: “Nếu có đụng độ trên biển, liệu có thể ngồi bàn Đại hội Đảng được không?”. Trong khi đảng lại đang chuẩn bị cho Đại hội đảng, thì việc lên án kẻ thù xâm lược lãnh thổ, lãnh hải cũng bằng việc xúi đảng “sờ dái ngựa”.

    Nhưng, đảng thì không dại đến thế. Mất lãnh thổ là của quốc gia, còn cái ghế cai trị là của đảng.

              

              

    Và người ta lại đặt câu hỏi rằng: Tại sao, cũng sự kiện ấy, nghĩa là cũng là “Giải phóng Miền Nam” cũng là “Chiến thắng Sài Gòn” mà mỗi năm, Đảng lại có thái độ khác nhau? Phải chăng, năm trước thì có ý nghĩa trọng đại, quan trọng và nhất định phải gào lên cho cả thế giới biết là chúng tao tài giỏi, đánh đâu thắng đấy, là vĩ đại, là bất khả chiến bại… còn năm nay nó không còn vĩ đại nữa, không còn ý nghĩa nữa?

    Cũng có người giải thích rằng: Không hề, đảng vẫn nhớ, vẫn cứ tự hào, nhưng năm nay tự hào trong im lặng vậy thôi. Không ồn ào, vì đảng mới cố gắng thiết lập được mối quan hệ với Mỹ ở tầm cao hơn, ở mức độ “Chiến lược Toàn diện” nên đảng im, đảng lượng tình cho kẻ thù của mình.

    Và người khác đáp lại: À, thì ra vậy, điều đó có nghĩa là cái vĩ đại, cái tuyệt đối, cái giòn giã, cái quan trọng ấy nó phụ thuộc vào thời điểm, vào đối tượng ấy khi nào đảng cần và khi nào đảng không cần chứ không phụ thuộc vào chính sự kiện đó nó ra sao.

    Có nghĩa rằng đó là một sự kiện mang tính cơ hội như đảng ta vẫn là đám cơ hội xưa nay. Để rồi nếu ngày mai, mối quan hệ xấu đi hoặc cần cho mục đích nào khác, thì những sự kiện bị bỏ qua hôm nay, lại có ý nghĩa ngay lập tức trên miệng của đảng.



    Học lấy cái khôn

    Nhiều người coi rằng việc đảng không lên gân, không hò hét nhai lại món ăn đã quá ôi thiu gọi là “Chiến thắng” là “Giải phóng” ấy, vì mỗi lần nhai lại, thì không gây đau bụng cũng gây ngộ độc trong xã hội nên đảng từ bỏ.

    Nhưng cũng có người cho rằng, đó là cái khôn, nhưng cái khôn đó không xuất phát từ nhận thức vì nó đem lại điều có hại cho xã hội, mà cái chính là từ đảng.

    Bởi đảng càng hò hét bao nhiêu, thì người ta hỏi lại những câu hỏi mà chắc chắn là đảng chỉ biết… ngọng. Chẳng hạn:

    Rằng: Vậy thì qua nửa thế kỷ sau “Chiến thắng” ấy, đảng đã lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối cả đất nước “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa” thì nó đi đến đoạn nào rồi?

    Liệu con đường mà “Đảng và bác đã chọn” ấy, có đi đến XHCN theo các định nghĩa mà người dân đã đưa ra – nghĩa là Xuống Hố Cả Nút? Hay Xuống Hàng Chó Ngựa?

    Rằng: Tại sao đảng đã lãnh đạo tài tình, sáng suốt đưa cả nước tiến lên Thiên đường XHCN đã nửa thế kỷ, vậy mà con dân Việt hễ cứ có cơ hội là bằng mọi cách để thoát khỏi “sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng quang vinh là vì sao”? Vậy thì có khác gì dân Việt ngầm bảo rằng tránh xa đảng ra như tránh hủi?

    Rằng: Vậy đảng “tài tình, đạo đức, văn minh” thì con số hàng trăm ngàn đảng viên tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp kia nó thuộc thành phần nào? Ai đẻ ra cái đống ấy và vì sao đảng tử tế vậy mà sản phẩm đảng lại thối tha đến thế?

    Rằng: Tại sao đảng vẫn ra rả là đảng chiến thắng, đảng chửi Mỹ, chửi đế quốc như hát hay, vậy mà đảng hành động ngược lại: Con cái của đảng, gia đình của lãnh đạo đảng cứ sểnh ra là đến Mỹ, đến các quốc gia đế quốc sài lang, là tư bản giãy chết.

    Rằng: Còn cái nội bộ đảng trong sạch, vững mạnh và là đội quân tiên phong của Giai cấp, của dân tộc. Vậy sao trong cái đội quân ấy, tiên phong ở mức nào mà hễ sểnh ra là người ta biết đều là một lũ ăn cắp, ăn cướp công quỹ, ngân sách hơn cả đám lục lâm thảo khấu, đầu đường xó chợ.

    Rằng: Cách nào mà đảng dạy được cái đám từ Ủy viên Trung Ương và thậm chí là Ủy viên Bộ Chính trị như Đinh La Thăng, Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc. Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ… nếu chưa hiện nguyên hình là kẻ cướp, thì đều là những chính trị gia lão luyện, những người thầy giảng dạy, rao giảng đạo đức cho cả dân tộc mà không hề biết ngượng?

    Với những câu hỏi đó, nếu đảng đối diện, e rằng sẽ “Sập nguồn” nếu cón chút liêm sỉ và tự trọng.

    Thế nên, đảng im lặng, cũng là cách để may ra học được phần nào cái chữ “Khôn”.




    30.04.2024
    J.B Nguyễn Hữu Vinh


    https://www.rfavietnam.com/node/8027
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bốn mươi chín năm, nhìn lại...

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Bốn mươi chín năm, nhìn lại...
    30/04/2024 — VietTuSaiGon






    Tuổi trẻ của tôi đi qua một mùa lúa không thể nào quên, mùa lúa đen đúa và hôi hám, năm ấy lụt toàn miền, các hợp tác xã chính thức bỏ đồng, người nông dân đua chen nhau gặt mót những bông lúa thối, đương nhiên, nó sẽ được phơi khô, sấy, giã lấy gạo để nấu cháo. Và đương nhiên, tôi không thể nào quên mùi cháo đó, nó còn đáng sợ hơn rất nhiều so với mùi cơm độn khoai mì khô xắt lát hay hạt kê. Nhưng đó là bữa cháo may mắn toàn gạo thời kinh tế tập trung bao cấp, cái thời mà cả nước rồng rắn nối đuôi, bà lương thực như bà chúa, ông thuế vụ tợ ông vua.

    Thế rồi cái thời khốn nạn và kinh hoàng ấy cũng đi qua, thay vào đó là thời kinh tế thị trường, mở cửa nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thống soái, điều hành đất nước và lãnh đạo tiên phong của đảng Cộng sản.

    Năm 1986, năm mở cửa kinh tế bắt đầu, cũng là năm bắt đầu mùa bội thu của những kẻ biết cơ hội và cán bộ Cộng sản.

    Khi kinh tế mở cửa, có nhiều thứ được nới lỏng, trong đó cơ hội làm giàu của người thuộc chế độ cũ cũng được mở ra. Tuy nhiên, nó chỉ mở rộng và dễ chịu với những kẻ biết cơ hội, những kẻ trước 30 tháng 4 còn là cán bộ miền Nam, sau 30 tháng 4 bỗng chốc đội nón cối, mang túi xách theo đoàn đi lùng sục nhà từng người để tịch biên tài sản.

    Cú đánh vào tư sản sau 30 tháng 4 khiến cho gia đình ông bác họ của tôi lụn bại đúng nghĩa, cả nhà bị tịch biên mọi thứ, ông là người liều lĩnh và thông minh, trước đó đã cho một ít vàng vào nồi canh khi nghe đoàn công tác tới. Đoàn tới ngay bữa cơm trưa, vậy là đoàn tha hồ khám xét và kê biên, cả nhà chỉ còn biết ngồi như tượng đất, và chẳng ai dám múc canh vì sợ tiếng leng keng.

    Thế rồi người cán bộ - cũng là đồng nghiệp cũ của ông, người thuộc cấp của ông và bây giờ đã theo cơ hội mới - liếc thấy gia đình không ai dám múc canh cả, ông ta hoài nghi, lấy cái vá khuấy vào nồi canh, tiếng leng keng khiến ông ta cười đắc chí, còn ông thì ngã ngửa vì đau đớn, gia đình thì mất mọi thứ và mất cả nồi canh hến, thứ rất quí hiếm sau ngày 30 tháng 4.

    Sau đó gia đình ông bác tôi trở nên bần hàn đúng nghĩa, kéo nhau về quê, lam lũ, vất vả với đám ruộng tập thể, đất đai ở quê cũng bị tịch biên sung công cả, tự mình đi làm công điểm trên đám ruộng của mình. Đương nhiên, gia đình ông bị xếp vào diện tư sản và phong kiến, bị đẩy vào những chỗ dơ dáy, rác rưởi và đầy phân heo, phân bò để đứng cấy, đứng cào cỏ.

    Người anh cả trong gia đình cũng không được thi vào đại học vì lý lịch đen, may sao đến thời tôi thì nhà nước đã bỏ thứ qui định quái quỉ ấy nên các anh họ khác cùng lứa với tôi vào đại học. (Thực tâm mà nói, tôi cho rằng nhà nước bỏ thứ qui định đó là còn biết khôn, chứ nếu cứ giữ, chả có mấy đứa đi học đại học, trường đại học cũng không còn bao cấp như xưa, có mà phá sản à. Đó là chưa muốn nói đến lượng chất xám bị vứt đi một cách ngu xuẩn!).

    Thời gian trôi qua, khốn cùng trôi qua, thế rồi gia đình ông bác tôi cũng gượng dậy dưới thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lúc này, những đứa cơ hội bắt đầu toa rập, áp phe với cán bộ địa phương, rồi leo dần lên những nấc thang cao hơn để qua lại, áp phe làm ăn. Những đại gia mọc ra như nấm sau đêm mưa, sau một trận mưa thị trường nhà đất thì người ta đếm đại gia không xuể, toàn tiền tỉ này tỉ nọ, thậm chí trăm tỉ, ngàn tỉ...

    Tất cả các đại gia trên đều không có khả năng sản xuất nổi một con ốc hay gói mì tôm theo dây chuyền đúng nghĩa, tất cả các đại gia trên đều trở thành ăn mày nếu như đất có sự cố thị trường, nếu như cái dù che họ bị bật gốc, hay nói khác đi là nếu như kẻ chống lưng quyền lực bị rớt, mọi thứ coi như xong.

    Cho đến lúc này, hàng loạt các đại gia bị tó, kèm theo việc này là hàng loạt quan chức cấp cao, cao khủng khiếp cũng bị tó, nếu không bị tó thì bị xua về vườn một cách nhục nhã. Mọi thứ đã nói lên vấn đề, chắc không nên bàn thêm.

    Nghe con số vài ngàn tỉ, thậm chí vài triệu tỉ đồng cứ như giấy lộn, lá mít, những con số đầy nhức nhối ấy mọc ra giữa một mặt bằng dân sinh hết sức lổm chổm, có nhiều người vì nợ vài chục triệu đồng (khoản tiền tương đương một miếng bò dát vàng ăn lót bụng của giới quan chức) mà phải bỏ nhà đi biệt xứ.

    Có nhiều người cả đời loay hoay với căn nhà vá chằng vá đụp, chẳng biết bao giờ có được bữa cơm, và miếng ăn ngon, bữa no vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi.

    Mà đâu riêng gì những người thiếu ăn, thiếu mặc mới bị ám ảnh về miếng ăn. Ngay cả những kẻ giàu nứt đố đổ vách hay những người thuộc hạng trung lưu, tiền bạc rủng rẻng vẫn cứ bị ám ảnh về miếng ăn. Văn hóa về miếng ăn như một tập khí dân tộc, mọi thứ hoạt động văn hóa, mọi thứ sinh hoạt đều qui về miếng ăn cho đến lúc này.

    Thử nghĩ có quốc gia nào giống quốc gia của chúng ta, một quốc gia có quá nhiều kỉ lục về miếng ăn, từ chiếc bánh chưng nặng hàng tấn cho đến bát hủ tiếu nặng cả tấn, rồi dĩa bê thui cho cả ngàn người ăn, tô mì Quảng cũng cho cả ngàn người ăn, một cái bánh xèo cho cả ngàn người ăn, và gần đây nhất là cây chả mực nặng hơn hai trăm ký, dùng hơn bốn ngàn lít dầu để chiên... Tất cả đều có chung một nghi thức: Dâng lên tổ tiên! Lẽ nào tổ tiên của chúng ta phàm ăn tục uống đến vậy?!

    Tôi nghĩ là không, chính nỗi ray rứt, cơn ám thị về cái đói, miềng ăn của một dân tộc đã tạo ra những thứ kỉ lục quái thai và bế tắc trên. Khi nhìn những thứ kỉ lục của Việt Nam, người ta chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẫm, nhẹ thì cho rằng cụt ý tưởng, nặng hơn thì cho rằng đó là biểu hiện của sự dốt nát, chưa thoát khỏi miếng ăn. Nhưng, sâu xa hơn nữa, nó cho thấy căn tính của dân tộc, một căn tính rỗng nhưng ưa vĩ đại.

    Thứ căn tính rỗng nhưng ưa vĩ đại này hiện rõ trong hành xử thô lỗ và kệch cỡm của giới quan chức, cho đến lúc này, có quá nhiều nhân vật để ví dụ chứ chẳng còn tính chất đại diện hay điển hình nữa rồi!

    Sau bốn mươi chín năm, đất nước có phát triển về kinh tế, đất nước được thống nhất hai miền Nam - Bắc, người miền Nam có thể thăm Hà Nội, thăm các tỉnh thành phía Bắc và người miền Bắc có thể thăm Sài Gòn, thăm Huế, thăm Đà Nẵng và thăm mọi nơi trên đất nước này. Đó là một sự thành công về địa lý.

    Nhưng, có một thứ địa lý khác đã ăn chết trong tâm hồn người Việt, hễ cứ người miền Nam, cụ thể là Nam vĩ tuyến 17 đều không ưa người miền Bắc, ngược lại, người miền Bắc cũng coi thường người miền Nam vì họ cho rằng “người miền Nam hời hợt, không sâu sắc”. Tất cả những biểu hiện trên chiếm con số đại trà chứ không riêng lẻ.

    Ranh giới, khoảng cách và hố ngăn chia rẽ tâm hồn Nam - Bắc ngày càng nặng nề, sự tổn thương và có cả thù hận của bên thua cuộc sau một quá trình dài bị phân biệt đối xử, bị tịch biên tài sản, gia đình tứ tán, bỏ mạng trên biển Đông, bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc trại cải tạo và mất cơ hội tương lai do chính sách phân biệt lý lịch... Mọi vết thương, mọi nỗi đau dường như vẫn còn đó, vẫn còn mưng mủ và rưng đau khi trái gió trở trời.

    Trong khi đó, một mặt kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc, một mặt phân biệt đối xử và ưu tiên cho con ông cháu cha, thái tử đảng xử sự như một ông kễnh địa phương, thậm chí chẳng coi ai ra gì, ăn chơi bạt mạng, trác tán, cán bộ chỉ biết hưởng lạc và sẵn sàng bóp chết tương lai, số phận của bất kì người dân nào thấp cổ bé miệng...

    Với tất cả những gì có được sau bốn mươi chín năm kẻ buồn thối ruột, người vui ngoác miệng như vậy thì e rằng, không có câu nào để mô tả đúng bản chất hơn câu của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước có bao giờ được như hôm nay!”.

    Đúng, sau bốn mươi chín năm, kinh tế có phần phát triển, phát triển nhanh và một số kẻ quyền thế, cơ hội giàu phất lên. Nhưng, cũng sau bốn mươi chín năm, cả dân tộc bị thụt lùi vào hố lạc hậu, chúng ta đứng qua xa sự văn minh, tiến bộ.

    Có phát triển mà không có tiến bộ, ấy là sự phát triển của chuồng trại. Thế giới loài người cần văn minh và tiến bộ trước, rồi sau đó phát triển trên nền tảng văn minh, tiến bộ đã đạt được. Còn chúng ta, hoàn toàn ngược lại sau gần nửa thế kỉ!


    https://www.rfavietnam.com/node/8028
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »






Mảnh tháng tư
30 Tháng Tư 2024
Phạm Hồng Ân






          

          

Ta cắt tháng tư thành vô vàn mảnh vụn
Gửi tặng mỗi người mỗi mảnh cầm chơi
Soi vào đó để thấy đời hữu dụng
Để thấy nỗi đau chất ngất tận trời.

Gửi tặng anh mảnh đao binh nóng hổi
Hừng hực như hào khí tuổi thanh niên
Giữ để nhớ từng bước chân nguồn cội
Biến rừng hoang thành gấm vóc tổ tiên
.
Gửi tặng cha mảnh âm u vô tận
Như đêm dài vô tận ở quê hương
Đem trái tim làm ngọn đèn thắp sáng
Vẫn ngàn năm leo lét góc sân vườn.

Gửi tặng mẹ mảnh nhiễu nhương dao bén
Vì cưu mang từng thương tích trầm luân
Những đứa con như những đàn chim én
Lạc loài bay, chưa dựng nổi mùa xuân.

Gửi tặng em mảnh mặn mà đau khổ
Vắt lầm than trên dấu vết đoạn trường
Nước mắt có sẻ chia dòng hoen ố
Cõi lòng em lấp lánh vạn tinh sương.

Gửi tặng chị mảnh kinh hoàng địa ngục
Vừa thanh xuân đã góa bụa khóc chồng
Hồn tử sĩ từ cổ kim thao thức
Bồi hồi theo từng bước vợ long đong.

Gửi tặng bé mảnh cuồng phong phẫn nộ
Lát mì khô chan nước mắt âu lo
Tuổi thơ đứng giữa biển trời kiệt lộ
Vượt trùng dương tìm đất mới tự do.

Gửi tặng cháu mảnh lao đao lịch sử
Lật từng chương để sống lại tháng tư
Ghép mảnh vụn thành nỗi đau bất tử
Và ngậm ngùi tưởng tiếc đến thiên thu…



Phạm Hồng Ân

https://hung-viet.org/p22826a30203/manh-thang-tu
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tháng Tư ở nghĩa trang quân đội

Bài viết bởi Hoàng Vân »






Tháng Tư
ở nghĩa trang quân đội

30 Tháng Tư 2024
Linh Phương






          

          



Lát nữa đây em trở về nhà
Từ giã chỗ anh nằm yên ngủ
Nơi rừng cây rì rào gió thổi
Thay lời em thương nhớ mỏi mòn

Lúc tiễn anh cầm súng lên đường
Em ngỡ chỉ vài năm xa cách
Chỉ vài năm thôi mà muốn khóc
Giấu khát khao-hy vọng vào lòng

Mới đó đã gần mấy mươi năm
Chưa một lần chúng mình gặp mặt
Hòa bình rồi được tin anh mất
Trái tim em hóa đá đợi chờ

Nhang sắp tàn chiều cũng nhẹ rơi
Nắng lấp lóa sau hàng bia mộ
Giã từ nhé! Những bông hoa đỏ
Dưới tượng đài quanh khắp nghĩa trang

Tháng Tư này trời bỗng xanh hơn
Như màu lá bạch đàn bay trong gió
Anh đâu còn để nghe em nói
“Lát nữa đây em trở về nhà”





Linh Phương

https://hung-viet.org/p22826a30202/than ... g-quan-doi
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”