- 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Ở một thiên đường mù khác
    ________________________
    VietTuSaiGon _ 24/04/2023






    Nhà văn Dương Thu Hương, người vừa đoạt giải văn chương danh giá Cino del Duca World Prize 2023 (được xem là đứng sau Nobel văn học), một người Pháp gốc Việt, có thể xem đó là niềm tự hào của người Việt. Nhưng, dường như các báo trong nước hoàn toàn im lặng về thông tin này, bù cho các trang báo quốc tế đưa tin về giải văn chương của Dương Thu Hương như một điểm sáng văn hóa. Tại sao lại có chuyện Quan Kế Huy đoạt Oscar được báo trong nước tung hê mặc dù ông gốc Hoa, ngược lại, Dương Thu Hương thì im lặng?

    Điều này có vẻ như ứng với một tác phẩm của Dương Thu Hương - Những thiên đường mù. Ở một nơi, như bà nói, người ta đã chọt mắt con người để con người trở nên mù lòa và tin rằng sự mù lòa, tăm tối của mình là một thiên đường. Nữ nhà văn từng ngồi khóc trên đường Sài Gòn những ngày sau 30 tháng 4 năm 1975 sau khi bà nhận ra rằng mọi tuyên truyền để có cuộc “giải phóng thần thánh” miền Nam, tiến quân vào Sài Gòn là một cách chọc mù mắt nhiều thế hệ, người ta đã nhầm tưởng và đã tấn công vào một nền văn minh mà ở đó, mọi giá trị tự do, nhân văn đã được hình thành ổn định. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kẻ man rợ đã chiến thắng. Đương nhiên, với cái nhìn của một nhà văn đích thực, không chấp nhận thỏa hiệp với những cái phi nhân văn, thì đây là một nỗi đau lớn của nhân loại.

    Và, tiếng khóc, những giọt nước mắt cũng như sự miệt mài dấn thân cho văn chương phản tỉnh, chấp nhận rủi ro với hành động phá vỡ các giá trị tưởng chừng ổn định và khuôn mẫu trong văn chương xã hội chủ nghĩa, thậm chí ném thẳng trái phá vào đại tự sự Cộng sản xã hội chủ nghĩa… Dương Thu Hương nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt nhà lãnh đạo, và chuyện bà ngồi tù là chuyện dễ hiểu dưới chế độ độc tài, độc đảng.

    Sau những tháng ngày ngồi tù, bà tị nạn chính trị sang Pháp, đây cũng là thời gian bà tiếp tục viết các tác phẩm Bên kia bờ ảo vọng, Đồi Bạch đàn, Lưu ly, Hậu cung của con tim… và đặc biệt là Đỉnh Cao Chói Lọi. Có thể nói rằng sau Những thiên đường mù, Đỉnh cao chói lọi là tác phẩm có tính phản tư chính trị đậm đặc của Dương Thu Hương và đương nhiên, đó như một biểu chữ phản ánh tính cách của nhà văn Dương Thu Hương.

    Tác phẩm của Dương Thu Hương bị cấm xuất bản tại Việt Nam, chí ít là cho đến lúc này. Điều này dễ dàng lý giải tại sao các báo nhà nước tại Việt Nam tuyệt nhiên không đưa tin về giải thưởng danh giá của một nhà văn gốc Việt. Và ở một chừng mực khác, sự im lặng này vô hình trung vẽ ra một thiên đường mù khác giữa thiên đường xã hội chủ nghĩa này.

    Chỉ cách đây vài chục giờ đồng hồ, tuổi trẻ Việt Nam đã xếp hàng, vây bủa lấy cô diễn viên chuyên đóng phim sex Nhật Bản, sự mừng đón này khiến người ta có thể nhầm tưởng rằng tuổi trẻ Việt Nam đang đón mừng một minh tinh màn bạc nào đó cỡ như Quan Kế Huy.

    Nhưng mấy ai biết rằng cỡ một giọng ca được xem là nữ hoàng chân đất như Khánh Ly, khi ra Hà Nội ca hát, tuổi trẻ gần như không biết thông tin và đêm bà hát, tự dưng nhà hát Lớn cúp điện.

    Thế thì không phải ngẫu nhiên mà cô diễn viên chuyên đóng phim giới tính xuất hiện ở Việt Nam trở thành tiêu điểm mừng đón của giới trẻ.

    Điều này khiến cho nhiều người quan tâm đến văn hóa, chính trị và xã hội Việt Nam phải lắc đầu ngao ngán. Sự ngao ngán này không hẳn thất vọng về giới trẻ Việt Nam mà nó lại hướng sang phía các nhà lãnh đạo, những người có trách vụ quản lý và điều hướng văn hóa trong hệ thống nhà nước.

    Hay nói khác đi, những thiên đường mù không những giảm bớt mà ngày càng trương nở, phì đại trên đất nước hình chữ S này, nó được bảo chứng bằng sự bưng bít thông tin và bất chấp nhu cầu văn hóa cũng như bất chấp sự phá vỡ căn cơ văn hóa, lũng đoạn các giá trị nhân văn và gây khủng hoảng thế hệ.

    Các thế hệ liên tục nối nhau đi vào ngõ cụt, văn hóa một chiều nhanh chóng đẩy con người đến với tung hê, tuyên truyền, vỗ tay, xếp hàng và giành giật vật dục nhưng lại bỏ lơ mọi giá trị văn hóa có chiều kích nhân bản.

    Chính vì lẽ này mà con người ngày càng trở nên máu lạnh và ù lì về chính trị, thậm chí sống cơ hội, xôi thịt, sống chết mặc bây. Nhưng bù vào đó, bản năng gốc về dục tính được cởi mở và tính tranh giành trong vật dục được phát huy hết cỡ.

    Điều này lý giải tại sao thông tin các giải thưởng lớn mang tầm quốc tế với người Việt trở thành điểm nhạy cảm của chế độ và các tờ báo phải cân nhắc rất kĩ lưỡng khi chạy tin về văn hóa trong khi rất thoải mái chạy tin xe cán chó hoặc những thông tin kiểu như hôm nay diễn viên A, B, C nào đó ăn gì, mặc quần áo màu gì, đi đến đâu, thậm chí có những chuyện tế nhị lẽ ra không nên lên mặt báo thì người ta vẫn cho chạy và câu view bằng những thứ đó.

    Thử nghĩ, nếu như thông tin về Dương Thu Hương được loan tải tại Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với việc báo chí thông tin cho đại chúng biết rằng Việt Nam có một nhà văn tên Dương Thu Hương, đã đoạt giải danh giá, và bạn đọc sẽ đi tìm tác phẩm của nhà văn ấy bằng nhiều cách, thậm chí người ta đặt câu hỏi về việc tác phẩm của bà bị cấm xuất bản tại Việt Nam.

    Hay nói khác đi, việc thông tin về giải thưởng danh giá của Dương Thu Hương tại Việt Nam chẳng khác nào giới thiệu bà đến độc giả và quảng cáo bà trước bạn đọc, đây là việc tối kị của nhà cầm quyền. Bởi nó chẳng mang lại bất kì lợi lộc nào cho chế độ, thậm chí nó còn vạch trần chế độ thêm một lần nữa.

    Mặc dù báo chí nhà nước không loan tin, nhưng với đại đa số người cầm bút tại Việt Nam, mỗi giải thưởng danh giá hay giải thưởng nhỏ của một nhà văn gốc Việt ở bên ngoài Việt Nam hoặc đang sống ngay trong nước được bên ngoài trao giải đều là tin vui và điều đó đóng vai trò động viên, khích lệ cũng như lên dây cót cho các lựa chọn dũng cảm, dám nói, dám viết của rất nhiều người.

    Điều này dẫn đến hệ quả nhà văn biết phản tỉnh, phản tư ngày càng nhiều và tác phẩm có cái nhìn đa diện, không ngại đụng chạm với đảng cầm quyền cũng ngày càng nhiều tỉ lệ.

    Một khi văn chương vượt thoát được các biên kiến về chính trị để phản ánh sắc thái dân tộc, phản ánh chiều kích văn hóa cũng như các giá trị lịch sử, chính trị, kinh tế, môi trường và đời sống xã hội của dân tộc đó, thì mới có thể hi vọng được về sự phát triển tầm vóc của tác phẩm văn chương.

    Ngược lại, tác phẩm quanh quẩn trong những thiên đường mù, nó sẽ biến thành loại thuốc độc gây mù cho cả mắt và trí tuệ của dân tộc.

    Bởi vậy, còn lâu lắm Dương Thu Hương mới được nhắc tên một cách chính thức, chính qui tại Việt Nam!



    https://www.rfavietnam.com/node/7611
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Chiếm miền Nam,
    cướp cả tên trường!

    ___________________
    Gió Bấc _ 24/04/2023



    Sau tháng Tư đen, không chỉ Sài Gòn mà hầu hết những ngôi trường học tiếng tăm, có truyền thống lịch sử lâu đời đều bị cướp tên. Đường lối “hòa hợp hòa giải dân tộc” được thực thi nghiệt ngả đến độ hàng trăm trường phổ thông tư thục Bồ Đề, Thánh Mẫu của các Phật giáo, Thiên Chúa giáo khắp các tỉnh thành miền Nam đều “tự nguyện” giải thể, hiến tặng hoặc cho nhà nước mượn không có ngày hoàn trả. Các Viện đại học tư như Vạn Hạnh, Minh Đức, Hòa Hảo…. cũng cùng chung số phận. Rộng lớn nhất là các trường trung tiểu học công lập đươc xem là loại chiến lợi phẩm và chính quyền quân quản tùy tiện thay tên đổi họ theo ý thích, theo quan điểm chính trị mà không hề xem xét các yếu tố giáo dục, tâm lý xã hội, giá trị nhân văn

    Việc đặt tên trường ở thời VNCH hướng đến giá trị giáo dục, cho các học sinh noi gương tiền nhân trong học tập, tạo ra bản sắc của hiệu đoàn. Tên trường không chỉ danh xưng mà bao hàm những giá trị hiệu đoàn tiếp nối nhau qua nhiều năm tháng, Tên trường là niềm tự hào, yêu thương của mỗi thành viên, là hoài niệm hồi ức khi đã xa trường. Các tên trường thường là những danh nhân lịch sử gắn với giá trị văn hóa và hoàn toàn phi chính trị. Không có quan chức, tướng lãnh nào dù là tử trận hay đương chức được đặt tên trường học. Không có trường Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu hay Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh…. Chỉ có Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh….

    Ấy mà sau tháng tư đen những cái tên trường đã bị nhuộm đỏ.

    Thử điểm qua một số ngôi trường lớn của Sài Gòn. Trường trung học đầu tiên của cả miền Nam từ thời Pháp thuộc đã được Việt hóa với tên Petrus Ký, nhà bác học, người chuẩn hóa và phổ cập chữ Quốc Ngữ bị thay bằng Lê Hồng Phong, một lãnh tụ cộng sản học hành lèm bèm chủ nghĩa Mác Lê, không có chút đóng góp nào cho giáo dục. Tương tự, trường nữ trung học đầu tiên mang tên Gia Long, vị vua thống nhất đất nước, khai hóa học thuật cho Nam Kỳ bị gán vào tên Nguyễn Thị Minh Khai, công lao lớn nhất là phát động cuộc khởi nghĩa đẫm máu ở Nam Kỳ.

    Trường trung học đầu tiên của Lục tỉnh là Phan Thanh Giản Cần Thơ, vị Tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ, chủ biên nhiều bộ sử, địa chí trong triều Nguyễn bị thay bằng Châu Văn Liêm, cũng một cán bộ cộng sản chuyên kích động nổi loạn.

    Trường Tống Phước Hiệp mang tên vị quan Trấn Thủ Vĩnh Long thời mở cõi bị thay bằng tên Lưu Văn Liệt, một học sinh lớp 10 bị tuyên truyền sách động mang lựu đạn vào quán bar gây án vào lúc đông người.

    Những cái tên được nhà cầm quyền sính sử dụng để đặt cho trường học thường là hình tượng những tên khủng bố có thật hoặc do tưởng tượng như Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Mai Thi Non….Theo nhà thơ Nguyễn Duy, Võ Thị Sáu là cô bé thất học, tâm thần bị kích động đi ném lựu đạn giết một quan chức hành chính địa phương. Theo giáo sư Phan Huy Lê, Lê Văn Tám thiếu nhi lấy thân làm đuốc sống đốt kho xăng Nhà Bè là sản phẩm tưởng tượng của sử gia cộng sản Trần Huy Liệu. Mai Thị Non cũng là một nữ sinh bị lừa mang mìn hẹn giờ trong cặp sách vào đồn lính, mìn nổ sớm trước giờ, Non chết mà không giết được ai. Những hình tượng mà chính quyền cộng sản áp đặt vào đầu óc non nớt của học trò không khác chi hành vi của những kẻ khủng bố đánh bom liều chết bị cả thế giới loài người lên án. Chỉ khác chăng là bọn đánh bom liều chết hướng đến dân tộc khác, quân đội nước ngoài, còn các chiến sĩ cộng sản anh hùng nhà ta liều chết với những người Việt, ngay trên miền Nam ruột thịt của mình.

    Không thể thống kê hết tên trường ở các địa phương Miền Nam được dán nhãn bằng tên gọi là anh hùng nhưng thực tế là những tấm gương khủng bố: Hồ Thị Kỷ, Phan Ngọc Hiển….

    Thử hỏi tại sao suốt chiều dài lịch sử của Miền Nam ngay từ thời Pháp thuộc đến hai nền cộng hòa học sinh có bãi khóa, có biểu tình nhưng không có khái niệm “bạo lực học đường” diễn ra hàng ngày như trong thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng hiện nay? Ấn tượng từ tấm gương Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám … những bài học về chủ nghĩa anh hùng cách mạng tất yếu sinh ra bạo lực học đường, bạo lực xã hội và cả gia đình. Đưa tấm gương khủng bố lên tên trường học, dạy trẻ con bắn giết mà không tạo ra những băng đảng khủng bố mới là chuyện lạ.

    Một sự thay đổi tên trường hết sức tùy tiện khác là đổi theo sự thay đổi đia danh hành chính. Tỉnh Kiến Tường trước 1975 có trung học Kiến Tường, sau 1975, tỉnh Kiến Tường trở thành Huyện Mộc Hóa và Trung Học Kiến Tường cũng bị đổi tên theo. Ở Gò Công trước 75 có trường trung học Hòa Tân sau 1975 Gò Công bị hạ xuống thành huyện và trường Hòa Tân bị đổi tên thành Tân Tây. Cứ như vậy có nhiều ngôi trường bị đổi đi đổi lại nhiều lần.

    Với miền Nam, ngôi trường không chỉ thể chỉ xem xét cơ học là cái nhà để cho người ta ngồi học nhồi nhét kiến thức, tranh giành mảnh bằng. Trường học là không gian sống học tập, yêu thương, sáng tạo của tuổi hoa niên đẹp đẻ nhất đời người. Đó là tình cảm bạn bè, thầy trò sáng trong vun đắp từ từng giờ chơi, tiết học, kết nối các thành viên thành khối hiệu đoàn. Tùy theo từng trường họ có thể tạo ra bản sắc văn hóa riêng, một truyền thống riêng. Trường nữ trung học Trưng Vương Sài Gòn được giao nhiệm vụ dẫn đầu đoàn diễu hành trong lễ kỹ niệm Hai Bà Trưng hàng năm đã sáng tạo ra những nhạc cảnh Đêm Mê Linh, Đêm Lam Sơn hoành tráng. Những nữ sinh Trưng Vương trưởng thành theo nghề sư phạm đã gieo mầm các nhạc cảnh này cho khắp miền Nam. Trường Võ Trường Toản nổi tiếng tổ chức ấn hành nội san học đường khơi dậy phong trào sáng tác học sinh. Trường khác có thế mạnh thể thao, võ thuật.

    Ngôi trường, mùa hè, mùa thi đã trở thành đề tài của biết bao tác phẩm thi ca, văn học làm nao lòng người và vẫn còn sức sống sau hơn 60 -70 năm tuổi. Đó là: “Ngựa chứng trong sân trường”, “Vòng tay học trò”, “Trường cũ tình xưa”, “Nỗi buồn hoa phượng”, “Ngày xưa Hoàng Thị”….

    Trong điều kiện ấy, tên trường không chỉ là tên gọi hành chính mà hàm chứa kỷ niêm, tình cảm gắn bó suốt cả đời người. Trong hồi ký chiến tranh Về Kontum, trung tá Pháo binh Nhảy Dù kể lại câu chuyện khó khăn tưởng chừng bất khả thi khi phối hợp với Không quân bốc cánh quân Bravo của tiểu đoàn 9 Dù trong rừng gần căn cứ Võ Định về Kontum. Đơn vị này đang bị một đại đơn vị quân Bắc Việt bám sát, lưới lửa phòng không dày đặc, hợp đoàn trực thăng nhiều lần tiếp cận nhưng không thể đáp được. Biết tính khí của sĩ quan chỉ huy hợp đoàn trực thăng quý trọng tình nghĩa với trường cũ Chu Văn An, ông Lạc phải nói dối là “Đường - Đại úy Dù chỉ huy cảnh quân Bravo- cũng học Chu Văn An sau mình hai khóa! Rán cứu nó!” Nghe đến thằng em Chu Văn An, viên sĩ quan không quân đã liều chết đưa hợp đoàn trực thăng bốc toàn bộ cánh Bravo hơn 200 quân của Tiểu Đoàn 9 về Kontum không sót một người. (1)

    Không chỉ tình cảm bạn bè cùng trường, tình thầy trò, và đồng nghiệp cùng trường cũng rất s6u dày. Báo chí Việt Nam còn đăng câu chuyện thầy Nguyễn Hữu Hệ từng dạy ở ba trường Trung học Kiến Tường, Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và Marie Curie lớn tuổi vẫn sống độc thân, được các cựu học sinh cả ba trường thường xuyên thăm viếng. Được tin thầy bệnh tâm thần cả ba nhóm đến thăm, nuôi bệnh thì phát hiện ra cô osin đã lừa thầy sang tên ngôi nhà cho cô ấy cùng với toàn bộ số tiền vài trăm triệu mà họ đã quyên góp hỗ trợ thầy. Ba nhóm cựu học sinh phải cử người rước thầy về nhà riêng nuôi dưỡng, tìm kiếm người thân con cháu của thầy và kiện cáo đòi lại căn nhà. Họ tự điều tra, có đầy đủ bằng chứng vụ lừa đảo nhưng công an, tòa án cứ làm lơ. (0)

    Đó không phải là câu chuyện cá biệt về tình cũ trường xưa mà trong bối cảnh đau thương của miền Nam bị giải phóng, đất nước bị thống nhất vào tay bên thắng cuộc, trường cũ bị xóa tên, người miền Nam bị ly tán tha hương khắp nơi trên thế giới họ vẫn kết nối nhau trong những hội đoàn cựu học sinh và đều có website riêng. Một số trường có bề dày truyền thống như Trung học Chu Văn An, Võ Trường Toản lại có nhiều hội đoàn ở nhiều quốc gia, châu lục khác nhau. Cá biệt trường Petrus Ký có đến 10 hội đoàn Ái hữu Petrus Trương Vĩnh Ký ở bắc Mỹ, nam Mỹ, Canada, Âu, Úc, Việt Nam (2)

    Ở tỉnh đồng bằng Trường Tống Phước Hiệp có hội Ái hữu Cựu học sinh Tống Phước Hiệp (3)

    Kiến Tường là tỉnh mới lập trong vùng Đồng Tháp Mười heo hút, chỉ hơn 10 năm đã bị xoá tên nhưng các cựu học sinh Kiến Tường vẫn lập hội nối hai đầu cầu Việt Mỹ và sinh hoạt rất mạnh mẽ.

    Hầu hết các hội đoàn này đều hoạt động sôi nổi quan hệ gặp ở, tương thân tương ái, chia sẻ kiến thức, sáng tác, hồi ức kỷ niệm ….

    Nhiều thành viên của các hội đoàn là những người thành đạt, có kiến thức, có vai trò nhất định trong xã hội là những nguồn lực khả dĩ có thể hở trợ các thế hệ nối tiếp ở ngôi trường cũ, tình cảm nhiệt huyết của họ cũng không thiếu. Nhưng rất tiếc, trường cũ bị bị xóa tên, đổi tên, ngôi trường bây giờ không còn là trường của họ. Mối liên hệ thương yêu đã bị cắt đứt thành nổi đau từ năm 1975 nên họ khó có lý do, động lực để quay lại ngôi trường. Họ thừa nhiệt tình để tìm kiếm, thăm hỏi hỗ trợ nhau dù khoảng cách địa lý rất xa đến nửa vòng trái đất nhưng hầu hết đều đóng khung sự chia sẻ, tương thân trong các thành viên trước 1975

    Việc xóa tên, đổi tên trường của chính quyền cộng sản không chỉ phá hủy không gian văn hóa đẹp của nền giáo dục miền Nam, cướp đi ký ức đẹp của các cựu học sinh miền Nam mà còn phá hủy mối dây liên hệ, tước đi cơ hội tiếp nhận sự hổ trợ từ thế hệ học sinh trước đây với thế hệ ngày nay.





    https://www.rfavietnam.com/node/7610
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Không ai có thể thực sự bình an, hạnh phúc
    trong một chế độ độc tài toàn trị

    __________________________
    Song Chi _ 12/04/2023





    Có rất nhiều người, đặc biệt là những người có tiền, có chút vị trí tên tuổi trong xã hội, từ giới trung lưu cho tới doanh nhân, giới showbiz, đặc biệt là quan chức Việt Nam, họ thường nghĩ rằng sống ở Việt Nam thật ra cũng không đến nỗi tệ lắm, nếu đừng bao giờ dính líu tới chính trị, đừng bao giờ lên tiếng chỉ trích nhà quyền, nếu chỉ miệt mài kiếm tiền, chăm lo cho “bộ lông” của mình, hay nhiệt tình trung thành với chế độ, thì mọi sự đều ổn. Rằng ở Việt Nam bây giờ có tiền là có tất cả. Nếu có khổ là nông dân, công nhân, dân nghèo, các dân tộc bản địa sống ở vùng sâu vùng xa, chứ nỗi khổ ấy không chạm được đến họ. Còn tự do dân chủ là những thứ xa xôi, dân tộc này có lẽ cũng không cần đến những thứ xa xỉ đó.

    Có thật như vậy không?

    Hãy bắt đầu từ giới trung lưu. Nếu không phải sống trong một chế độ độc tài toàn trị tham lam và tàn ác này, bạn có thể sống bình an hơn rất nhiều. Cả cuộc đời bạn sẽ không phải xoay quanh với việc “chạy” trường, “chạy” điểm, “chạy” bằng, “chạy” ghế…mà nếu bạn không chấp nhận làm như vậy, thì bạn phải cắn răng nhìn những kẻ dốt nát hơn, bất tài thiếu đức hơn mình nhưng nhờ có tiền “chạy” đủ thứ nên đã leo cao, ngồi ở những vị trí ngon lành hơn, có khi lại trở thành sếp của bạn và bạn phải cúi đầu phục tùng những kẻ như vậy.

    Cả cuộc đời bạn phải còng lưng trả cho biết bao nhiêu thứ tiền dù có lý hay phi lý--tiền học từ bậc nhà trẻ, mẫu giáo, cho tới đại học, sau đại học…, tiền viện phí cho tới đủ loại thuế, phí. Tất cả là tiền. Và không hề rẻ. Nhà nước này móc túi bạn hàng ngày bằng đủ mọi cách nhưng nếu có chuyện gì xảy ra cho bạn như bệnh tật, ốm đau, thất nghiệp, tàn tật…bạn lại không nhận được bất cứ một sự giúp đỡ nào từ nhà nước, vì không có một chế độ an sinh xã hội tử tế ở nước này như ở mọi quốc gia dân chủ, văn minh, nhân bản khác. Cần bất cứ cái gì để công việc được suôn sẻ, nhanh gọn, dễ dàng hơn, bạn phải hối lộ, phải đưa “phong bì”, phải tính tiền “hoa hồng”, “lại quả”…

    Cứ giả sử như bạn chỉ im lặng sống một cách ngoan ngoãn, đúng pháp luật, cố hết sức tránh mọi thứ rắc rối thì cũng sẽ có những khi có những kẻ dẫm đạp lên luật pháp và làm những chuyện ức hiếp bạn, và khi bạn đi kiện, thì vì kẻ đó có tiền hơn để bịt miệng quan tòa, bạn sẽ bị thua trắng tay, và khi đó bạn sẽ hiểu thế nào là sống trong một xã hội không có dân chủ, luật pháp là luật rừng, là luật của đảng cai trị.

    Cứ giả sử như bạn chỉ im lặng sống và không quan tâm tới bất cứ chuyện gì khác, bạn cũng không tránh khỏi những nỗi khổ chung khi sống trong cùng một xã hội, một quốc gia: nỗi khổ vì thực phẩm bẩn, vì môi trường bị ô nhiễm, vì rừng bị tàn phá nên mỗi năm lụt lội mỗi kinh hoàng hơn, đường sá giao thông tai nạn lên đến hàng chục nghìn người mỗi năm vì ngay cái đường sắt làm cho ra hồn để giảm bớt gánh nặng cho đường bộ nhà nước này cũng không làm, vì môi trường xã hội đạo đức bị xuống cấp, con người không thể an toàn ngay cả ở nhà trẻ, nhà trường, bệnh viện cho tới ngoài đường với cái chết có thể đến một cách oan ức do cung cách làm việc, làm ăn vô trách nhiệm, không có lương tâm của người khác, do tội ác “cướp, giết, hiếp” cứ tràn lan ngày nào đọc cũng thấy v.v…

    Còn giới doanh nhân? Đừng nghĩ rằng cứ làm ăn đàng hoàng, đúng pháp luật là sẽ ổn. Trong một xã hội mà nạn tham nhũng hoành hành, luật pháp là luật rừng như Việt Nam làm thế nào bạn có thể làm ăn đàng hoàng? Nếu làm ăn kinh doanh thành đạt, sẽ có khối kẻ muốn vòi vĩnh “móc túi” bạn: đám công an, chính quyền địa phương, cục thuế cho tới quan chức cấp cao, bạn buộc phải nuôi họ dài dài nếu muốn tiếp tục làm ăn, mà bọn chúng thì “ăn” đâu có ít ỏi gì? Thế là bạn phải hạ thấp chất lượng sản phẩm, trốn thuế, lừa đảo…để có tiền “nuôi” cái bộ máy hút máu người ấy. Tất cả những việc làm lách luật, vi phạm pháp luật này công an, nhà nước cộng sản tất nhiên thừa biết, nhưng khi bạn còn “giá trị sử dụng”, doanh nghiệp còn ăn nên làm ra thì chúng còn để đấy, cho đến một ngày hoặc những việc làm vi phạm pháp luật đó quá lộ liễu, hoặc doanh nghiệp bắt đầu làm ăn lụn bại, rơi vào cảnh nợ nần, hoặc phe chống lưng cho bạn yếu đi và bị phe khác đánh, thì chúng sẽ “sờ gáy” bạn và bạn vào tù bóc lịch. Đó là thủ đoạn “nuôi cho béo để ăn thịt” từ thời Tăng Minh Phụng–công ty Minh Phụng, Bầu Kiên–ACB, Nguyễn Thanh Bình– Vinashin…trước đây cho tới Trịnh Văn Quyết–FLC, Trương Mỹ Lan–Vạn Thịnh Phát, Dr Thanh–“Tân Hiệp Phát v.v…

    Tại sao? Bởi vì một nguyên nhân chính là không chỉ muốn độc quyền trong lĩnh vực chính trị, truyền thông, mà ngay cả trong lĩnh vực kinh tế, đảng cộng sản cũng không muốn ai quá giàu có, để có thể dùng tiền đòi hỏi, ảnh hưởng, chi phối đến quyền lực chính trị của đảng cả; mặt khác, như đã nói, tập đoàn nào cũng có kẻ chống lưng nên khi chúng đánh nhau thì chúng đem các công ty của đối thủ ra “đánh” thôi. Chỉ đến khi bị vào tù, bị tước đoạt hết tài sản, có khi cả tính mạng, lúc đó doanh nhân Việt mới thấm thía, giá mà được sống trong một xã hội có luật pháp minh bạch, có truyền thông độc lập để doanh nhân có thể làm ăn đàng hoàng tử tế.

    Với những nhà văn, nhà báo, họa sĩ, nhà làm phim…họ thừa biết nỗi nhục nhằn khi phải sống trong một xã hội không có tự do, nhưng còn giới showbiz-ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, người mẫu, hoa hậu, á hậu…? Đừng nghĩ không quan tâm đến chính trị là sẽ không sao, đừng nghĩ có được tiếng tăm, có thu nhập cao ngất ngưỡng và đời sống xa hoa muốn ăn gì sắm gì đi chơi đâu cũng được, như thế là đủ chả bao giờ phải lo lắng gì. Tai họa có thể giáng xuống đầu bạn bởi vô số những chuyện vô lý như hát phải một bài hát nằm trong danh mục bị “tuýt còi” của đảng, sáng tác một bản nhạc bị cho là có cái nhìn “tiêu cực” về xã hội, làm từ thiện bị ai đó tố cáo, tranh cãi kiện tụng với người khác và bị công an sờ gáy cấm xuất cảnh, hay thậm chí có con đi học bị bạn bè bắt nạt, đánh, bị báo chí lá cải bôi bác đời tư mà kiện tụng cũng chẳng ăn thua v.v…

    Còn chính quan chức cộng sản? Câu trả lời đã quá rõ ràng. Ngay từ ngày đầu đảng cộng sản thành lập cho đến nay, có bao nhiêu quan chức, chính khách cộng sản bị thanh trừng bởi chính các đồng chí của mình? Ngày xưa chưa có internet thì chỉ là những vụ bị cách chức một cách êm thắm hoặc những cái chết bí ẩn. Ngày hôm nay thì công khai diệt nhau dưới những chiêu bài “chống tham nhũng”, “đốt lò”. Nhưng cũng vẫn là tình trạng hôm nay có thể quyền lực ngất trời, ngày mai đã bị mất tất cả, nhẹ thì mất chức, vô tù, tệ hơn, là tự tử hoặc “biến mất” khỏi cõi đời bởi những cái chết không rõ lý do. Và cũng chỉ đến lúc bị nạn, quan chức cộng sản có lẽ mới thấm thía rằng nếu Việt Nam là một quốc gia dân chủ, mọi thứ đều minh bạch thì họ sẽ không bị nạn mà không thể hé mồm kêu la như vậy.

    Còn những thành phần khác trong xã hội, từ nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị, đồng bào các dân tộc thiểu số, trí thức văn nghệ sị có liêm sỉ, cho tới giới truyền thông, các tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự…thì họ quá hiểu cái khổ nạn của việc phải sống trong một thể chế độc tài toàn trị với một đảng cầm quyền tham lam, dốt nát, tàn bạo như đảng cộng sản VN là như thế nào. Nhưng nỗi khổ ấy cũng không chừa một ai. Ngay cả cấp chóp bu trong Bộ Chính trị, hay “tứ trụ” của đảng Cộng sản, dù ngồi trên tuyệt đỉnh quyền lực, nhưng luôn phải đối phó với những cuộc đấu đá thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực của kẻ khác.

    Vận mệnh của một quốc gia là vận mệnh chung.

    Không một ai có thể sống bình an, hạnh phúc thực sự khi nào chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản còn tồn tại.



    https://www.rfavietnam.com/node/7599
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Viện Hán Nôm
    & Chủ Nghĩa Mác Lê

    ________________________
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến _ 06/04/2023



              

              

    Cùng với danh ngôn đã đi vào lịch sử (“Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”) T.T Nguyễn Văn Thiệu còn có một câu nói để đời khác nữa, tuy ít nổi tiếng hơn nhưng cũng được nhiều người nhắc đi nhắc lại hoài hoài (“Đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả”) vì nó đúng với hoàn cảnh và tâm trạng của họ.

    Gần đây, tác giả Thụy Khuê (qua tập bút ký (Quê Hương Ngày Trở Lại – xuất bản vào tháng 6 năm 2019) đã gửi đến mọi người một cách tư duy khác, hoàn toàn mới mẻ, khoáng đạt, và “dễ chịu” hơn nhiều:

    “Khi miền Nam thua trận năm 1975, nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, không ít người kêu than ‘mất nước’. Kêu như thế là chưa hiểu gì về đất nước: đất nước ta là một tập hợp sông núi, con người, văn hoá và lịch sử ngàn năm, nó có cái vinh quang cũng có cái ô nhục, bởi nó là tổ tiên ta, ta phải gánh tất cả, bởi nó đã ở trong ta, trong dòng máu…

    Vì thế, nước không bao giờ mất, chỉ thay đổi chế độ. Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn không phải là chủ đất nước, họ là những người cai trị đất nước trong một thời đại. Nhìn như thế, ta sẽ thấy lòng an nhiên tự tại, một niềm hãnh diện mở ra tới vô cùng, bóp chết những thương đau, thù hận.”

    Đúng là “nước không bao giờ mất, chỉ thay đổi chế độ” (thôi) nhưng với “nhà Hồ” thì nhiều thứ nơi mảnh đất quê hương bỗng hoàn toàn biến đổi – hoặc không cánh mà bay – chứ chả riêng chi lãnh hải, lãnh thổ, hay biển đảo… Ngay tại Thủ Đô năm nào cũng có lời than phiền rằng “những bồn hoa tết tại Hà Nội chỉ sau một đêm là mất sạch!” Ở nhiều địa phương khác cũng thế, cũng mất mát tràn lan đủ thứ, cứ hở ra là … mất.

              

              

    Vnexpress loan tin: “Cao tốc Nội Bài - Lào Cai liên tục bị mất thiết bị … Ngày 25/4, đơn vị vận hành đã phát hiện 2 cháu nhỏ đang tháo bulong tôn hộ lan dải phân cách giữa tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông Đỗ Chí Chung, Chánh văn phòng VEC, cho biết hầu hết các vụ trộm bulong là do trẻ em thực hiện để lấy sắt bán phế liệu.”

    Hai cháu nhỏ này không làm chuyện chi bất thường hay mới lạ cả. Chúng chỉ kế thừa và tiếp tục cái truyền thống (ăn cắp) đã kéo dài, cùng với chiều dài của chế độ hiện hành thôi:

    “Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá.” (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. nxb Thế Kỷ: California 1994).

    Điều duy nhất tương đối mới mẻ, hiện nay, là chuyện mất sách kìa:

    • Báo Tuổi Trẻ Thanh Niên (21/12/2022): “Viện Nghiên cứu Hán Nôm mất 25 cuốn sách cổ quý hiếm.”
    • Báo Tiền Phong (20/03/2023): “Lại mất hơn 100 cuốn sách ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm.”
    • Đài Tiếng Nói Việt Nam (31/03/2023): “Viện Nghiên cứu Hán Nôm Nói Sách Bị Mất, Thất Lạc Do Thiếu Giá Sách.”

    Tình trạng “thất lạc” đại trà và “mất mát” thường xuyên như thế khiến nhiều vị nhân sỹ đâm sốt ruột, và xót ruột:

    • Nguyễn Xuân Diện : “Tôi mong Ông Chủ tịch ý thức rõ về vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này và thể hiện rõ trách nhiệm của mình trước di sản văn hóa của đất nước.”
    • Phạm Ngọ: “Sự việc này là bán nước, còn bằng chứng đâu mà nói TS-HS là của VN.”
    • Đặng Tiến: “Như thế là tộc ác.”
    • Nguyễn Thông: “Xin nhớ rằng có những tài liệu, văn bản cổ vô giá, phải được coi là di sản quốc gia, bất khả xâm phạm, chẳng hạn bản đồ cổ về Hoàng Sa, Trường Sa thể hiện chủ quyền của Việt Nam …”
    • Nguyễn Vụ: “Để mất sách Hán Nôm là tội ác không kém giặc Minh xưa. Phải trừng trị Viện trưởng, lãnh đạo và cá nhân liên quan ở VNC Hán Nôm.”

    Nỗi bức xúc của nhiều vị thức giả, cùng thái độ bình tâm như vại của nhà nước hiện tại khiến tôi nhớ đến một vụ mất sách khác (hồi thời bao cấp) nhưng đã được giới lãnh đạo vào thời điểm đó “xử lý” triệt để và quyết liệt hơn nhiều:

    Anh Phương từng có một tiểu sử rất đẹp.Sau năm 1975 anh là thiếu tướng, phụ trách thanh tra ở Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Và có việc anh xử lý một vụ liên quan đến cô V. văn công …

    Cô V. lấy một anh làm đoàn trưởng, tìm được một chân nhân viên ở thư viện quân khu tại Đà Nẵng… Đại hội VI của Đảng 1986 được coi là đại hội đổi mới, nhưng tình trạng bao cấp còn kéo dài đến đầu những năm 90.

    Nhưng ở chỗ cô V. lại có một thứ rất giàu: những bộ toàn tập Lênin sang trọng, bìa cứng, màu nâu đậm, gáy chữ vàng nghiêm trang, dịch rất công phu, do Liên Xô in và cho không, thư viện lớn hàng trăm bộ, thư viện cỡ quân khu cỡ của cô cũng mấy chục bộ…

    Thỉnh thoảng cô V. lại phải vất vả lau mốc. Và tới lúc bao cấp túng bấn quá, tới bo bo cũng không đủ mà ăn, cô bèn đem bán bớt đi một bộ. Có ít đâu, ta đã nói rồi, ông ấy viết khỏe lắm, những 54 tập dày cộp. V. đã cẩn thận bóc hết bìa và xé hết những trang có ảnh lãnh tụ, cũng đã là một việc khá nặng nhọc.

    Bán cho ai? Chỉ có thể các bà đồng nát. Giấy rất tốt, gói xôi không gì bằng. Thiếu đi một bộ cũng khó nhận ra. Kệ sách có hạn, chỉ chưng vài bộ, còn thì cất trong kho. Vậy mà vẫn có người tỉ mỉ đi soi đếm, và ‘chỉ điểm’.

    Đời vẫn thế, loại ấy không thiếu. Sự việc bị tiết lộ. Xử vụ này là thanh tra quân khu, thiếu tướng Phương. Án phạt tối đa đối với một đảng viên. Bởi vì đây là kết luận của anh Phương, sau khi cân lên đặt xuống kỹ lưỡng mọi mặt. Phân tích rất đúng và nghiêm, không còn cãi vào đâu được.

    Không phải, không chỉ tội tham nhũng, còn có thể thông cảm nhẹ tay. “Đằng này,” anh Phương bảo,“nó bán cả chủ nghĩa kia mà!” Tôi ở Hà Nội nghe mà kinh ngạc, anh Phương, chính anh Phương tôi từng biết đã nói ra được câu ấy ư?” (Nguyên Ngọc. Hồi ký Đồng Bằng. Văn Việt – 11/08/ 2020).

              

              

    Tôi thì không ở Hà Nội và cũng chả kinh ngạc chi vì đã từng nghe nhiều câu khó tin hơn về “chủ nghĩa,” từ mồm miệng của những vị quan chức cao cấp hơn cái ông thiếu tướng (nào đó) trong câu chuyện thượng dẫn rất nhiều:

    • Hồ Chí Minh: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.”
    • Vũ Đức Đam: “Bộ Bách khoa toàn thư phải là tri thức cơ bản về Việt Nam đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.”
    • Võ Văn Thưởng: “Nguyên tắc sống còn là kiên định chủ nghĩa Marx – Lenin.”

    Với “nguyên tắc sống còn là kiên định chủ nghĩa Marx – Lenin” và với niềm tin sắt đá vào khả năng “bách chiến bách thắng vô địch muôn năm” của học thuyết này (từ cả trăm năm nay, suốt từ thời chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến tân chủ tịch Võ Văn Thưởng) thì nhà đương cuộc Hà Nội có cần gì đến cái Viện Hán Nôm làm gì, nói chi đến mớ sách cổ và sách mủn?

    Bởi thế, cũng xin đừng ai lo lắng mất “bằng chứng TS-HS là của VN” hay “để mất sách Hán Nôm là tội ác không kém giặc Minh xưa” nữa nhá. Nay thì giặc Minh đang ngồi ở ngay trong Viện Hán Nôm hay giữa Bộ Chính Trị chớ chúng đâu còn ở tuốt bên Tầu nữa!


    https://www.rfavietnam.com/node/7594
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nửa thế kỷ “giải phóng”,
    gia tài của mẹ có gì?

    ___________________________
    Gió Bấc _ 03/04/2023





    Trong cuộc kháng chiến thần kỳ giải phóng Miền Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đau đớn “Hát Trên Những Xác Người”,

              
    “Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
    Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
    Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu”.

              

    Sau ngày 30/4/1975, xác người Việt không còn trôi sông mà vật vờ trong lòng biển. Cứ ngỡ đó là do hậu quả chiến tranh, đó là đám tàn dư Mỹ Ngụy ngoan cố tìm đường chạy theo thế lực thù địch. Thế nhưng các trại tị nạn cho thuyền nhân d8ã đóng cửa từ lâu, những kẻ vượt biên can tội phản quốc ngày xưa đã trở thành Việt Kiều Yêu Nước, khúc ruột ngàn dặm, thì lại đến lượt con cháu bác Hồ của quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh chết oan khi liều mình vượt biển. Đại Hội Đảng lần nào cũng thắng lợi, con đường lên chủ nghĩa xã hội ngày càng tới gần nhưng hầu như năm nào cũng có thông tin nhức nhối, đau xót về những cái chết trên đường tha phương kiếm sống.

    Mới đây, trong cuộc họp báo ngày 30-3, Lực lượng thực thi pháp luật Đài Loan thông báo đã tìm thấy trong 11 thi thể trôi dạt trên vùng biển gần hòn đảo này hồi tháng trước có bảy thi thể mang giấy tờ Việt Nam. Nghi ngờ đây là một vụ buôn người, nhà chức trách Đài Loan đã thành lập một đội đặc nhiệm để điều tra. (1)

    Ngày nay, người Việt vượt biển, nhập cảnh trái phép vào nước tư bản không phải vì cao vọng tìm đường cứu nước như cha già dân tộc trước đây. Đường Kách Mệnh cha già đã chỉ ra rồi, đảng đang lùa dân tộc đi theo ánh sáng quang vinh. Nhưng điểm đến sao mà xa quá, thế hệ con cháu thiếu kiên trì đã tìm mọi cách để tìm đến bọn thối tha giãy chết. Các quan chức tầm Bộ Chính Trị xuống đến cấp tỉnh huyện thảy đều cho con du học, định cư bằng máy bay hạng sang. Đương thời, con các ông Chủ Tịch Quốc Hội, Bô Trưởng Công An, nguyên Chủ Tịch Nước, nguyên Thủ Tướng…. đều từng học, có nhà biệt thự sang trọng ở ở Mỹ, Anh. Tầng lớp trung trung không du học hay đầu tư lấy quốc tịch thì có đường dây tháp tùng Chủ Tịch Quốc Hội công du rồi trốn ở lại Hàn Quốc rất sang trọng, an toàn.

    Chỉ tội đám dân đen vì bon chen tìm cuộc đời đời đánh cược bằng thân thể, sinh mạng của mình cho công cuộc mưu sinh đầy rủi ro bất trắc. Không chỉ chết trên biển Đông, Thái Bình Dương, người Việt hiện nay còn chết thảm trên những vùng biển tận trời Âu.·

    Ngày 17/12/2021, báo chí đưa tin “Một người Việt chết đuối khi vượt 'eo biển tử thần'”.Theo đó, Phòng công tố Paris hôm 16/12 thông báo đã xác định được danh tính toàn bộ 27 người di cư chết đuối trong thảm kịch chìm xuồng ở eo biển Manche tháng trước. Thi thể cuối cùng được nhận dạng là một người đàn ông Việt Nam 29 tuổi, từng sống trong khu lều trại của người di cư dọc bờ biển phía bắc nước Pháp. Thảm kịch xảy ra hôm 24/11, khi chiếc xuồng cao su chở nhóm người di cư bị lật trên eo biển Manche khi tìm cách vượt biển từ Pháp đến Anh (2)

    Đau xót nhất là thảm họa chết khi vượt biên trái phép qua eo biển Manche bằng đường bộ. Ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh tìm thấy 39 thi thể trong thùng container tại khu công nghiệp Grays, hạt Essex, đông bắc thủ đô London. Các nạn nhân được xác định nhập cư trái phép. Toàn bộ người tử vong mang quốc tịch Việt Nam. Nghệ An là tỉnh nhiều nạn nhân nhất với 21 người, Hà Tĩnh 10 người, Hải Phòng 3 người, Quảng Bình 3 người, Thừa Thiên Huế và Hải Dương mỗi tỉnh một người. Trong báo cáo khám nghiệm của cảnh sát hạt Essex, 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container do thiếu oxy và quá nóng.(3)

    Tại phiên tòa xét xử vụ 39 thi thể trong container, một nhân chứng người Việt cũng là người vượt biên trái phép từ Pháp vào Anh cùng một tổ chức đã vận chuyển các nạn nhân khai đã trả 17.000 USD để mua gói "VIP" nhập cư lậu vào Anh.(4)

    Trong thời hồng hoang của chủ nghĩa tư bản bóc lột, người châu Phi bị cưỡng bách, bị bắt cóc sang các nước tư bản để làm nô lệ. Đó là trang lịch sử đau đớn nhức nhối mà các quốc gia phát triển và loài người văn minh đã phải lấy máu thịt đấu tranh xóa bỏ.

    Ấy thế mà dưới ánh sáng của đảng quang vinh, chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng, những người lao động thuộc thành phần căn bản của giai cấp công nông, nền tảng của chế độ XHCN lại phải vay tiền vay bạc để bán thân làm nô lê.

    Báo chí trong nước đã tìm được tấm gương kiên trì vượt khó bán mình đến lần thứ 8 mới có dịp may trở thành nô lệ cho xã hội tư bản thối tha của cựu đế quốc Anh. Anh Ngô Mạnh Tường (tên nhân vật đã thay đổi, trú xã Cương Gián) đã cầm cố tài sản bán mình với chi phí khoảng 400 triệu đồng. Tường kể, ban đầu anh đáp máy bay qua Moscow (Nga), rồi tiếp tục vượt biên sang Pháp và điểm dừng chân cuối cùng là Anh.

    Tường đã trải qua 7 lần đu bám container, bị cảnh sát bắt giữ và trả về, rồi lại vượt biên và bị bắt giữ rồi trả về… Hành trình đầy rủi ro và nước mắt của anh cứ lặp đi lặp lại như thế. Sau đó nhờ gia đình vay thêm 100 triệu đồng nửa Tường mới mua dược vé VIP ngồi trên thùng xe Container để nhập cảnh vào Anh.(5)

    Vay tiền bán mình cho các đường dây buôn người trái phép, bị chết oan đã là nghịch lý. Nhưng nghịch lý hơn là nhiều người khác cũng mất tiền đóng phí dể bán sức lao động cho các tổ chức hợp pháp của nhà nước Việt Nam với cái tên mỹ miều là xuất khẩu lao động sang các nức cựu xã hội chủ nghĩa anh em bị đối xử như nô lệ và chết oan khốc nơi xứ người.

    Năm 2012, vụ đàn áp bóc lột người Việt xuất khẩu lao động sang làm việc trong những xưởng may đen ở Nga làm dấy lên dư luận của giới truyền thông trong nước và quốc tế. Khởi đầu từ công ty may Vinastar tiếp nhận và sử dụng lao động người Việt như nô lệ. Bị nhốt trong các xưởng may như tù nhân, nhiều tháng liền không thấy ánh sáng mặt trời. Người lao động bị thu giữ giấy tờ tùy thân phải lao động hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày với tiền lương rẻ mạt ngược lại phải khấu trừ chi phí điện nước ăn ở tại xưởng may với giá cắt cổ. Càng làm việc số nợ càng tăng lên. Khi họ đấu tranh thì bị đàn áp, đánh đập, cách ly. Nhờ sự can thiệp của BBC với cảnh sát Nga, hơn 160 công nhân ở Vinastar mới được giải cứu và trục xuất về nước.

    Trước đó, “BBC được biết đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam cũng đã tới xưởng may nhưng bất đồng giữa chủ lao động và người làm công từ Việt Nam vẫn không được giải quyết” (6)

    Cùng tình trang tương tự, một nhóm nữ công nhân của hãng Victoria cũng ở Nga đã lên tiếng cầu cứu. Qua sự hỗ trợ của Liên minh bài trừ nô lệ mới CAMSA và lời kêu cứu của gia đình nạn nhân, ngày 12/08/2012, năm nữ nhân công đã về đến Việt Nam.

    Nhờ được các tổ chức quốc tế can thiệp kịp thời, hai nhóm nô lệ này may mắn không bị chết oan. Cũng ngày ngày hôm đó, thì tại Nga, 14 đồng nghiệp của họ ở một công ty khác đã bị chết cháy.Thông tin trên báo chí Việt Nam nói là « do chập điện ». Do đâu mà tai nạn xảy ra giữa ban ngày mà các nạn nhân không thể chạy thoát ? Sự thật cho thấy là họ bị chủ nhốt trong phòng và khóa cửa bên ngoài. Tin từ truyền thống Nga và cảnh sát điều tra cho biết như sau : "Vào lúc 16 giờ 20 ngày 12/08/2012 trong một xưởng may đen tại phố Công xã Paris, nhà số 16, thành phố Yegoreev, đã xảy ra một vụ cháy, làm 14 người bị thiệt mạng. Tất cả các công nhân này đều là người Việt Nam, 7 nam, 7 nữ. Vụ cháy diễn ra cách Matxcơva 70 km về phía đông nam.

    Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy xảy ra do bị chập điện trong một căn phòng 30 m2 trên tầng hai của tòa nhà văn phòng lớn, nhưng những công nhân này bị chết oan uổng không phải vì điện bị chập, mà do họ bị khóa trái cửa lại, bên ngoài cửa còn bị chặn một cái búa to, nên họ đã không thoát được ra ngoài."

    Đến khi đội phòng cháy và bộ cứu hộ khẩn cấp đến giải thoát thì chỉ cứu được 1 người, ở tình trạng bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu. Các công nhân này làm việc trong một xưởng may đen của người Việt. Xưởng của họ thuê thuộc địa phận một nhà máy sản xuất vải bông ở trung tâm thành phố.

    Sau khi đến dập tắt đám cháy, cảnh sát còn phát hiện thêm một căn phòng khác, có 60 công nhân Việt Nam, hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân đang sinh sống. Theo lời bà Irina Gumennaya, người đại diện của cục điều tra vùng ngoại ô, thì những công nhân sống trong những điều kiện " hoàn toàn không thể tưởng tượng được, chật chội, thiếu vắng mọi điều kiện vệ sinh tối thiểu, dây điện trần chạy khắp nơi". (7)

    Bị hấp lực của bọn tư bản giãy chết nên chạy sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Anh là điều đáng đau xót. Thế nhưng đáng đau xót hơn nữa có không ít người Việt lại liều lĩnh chạy sang nước Campuchia láng giềng làm thuê và bị bóc lột, hà hiếp đến mức phải vượt thoát, vượt biên trái phép về Việt Nam. Ôi cái đất nước láng giềng anh em mà lịch sử đã ghi nhận bàn tay bảo hộ của người Việt. Đất nước mà người Việt đã phải hy sinh hàng vạn đứa con ưu tú để làm nhiệm vụ quốc tế giải phóng ra khỏi chế độ diệt chủng. Bây giờ người Việt lại chết trong vị thế người làm thuê bỏ trốn!

    Ngày 18/8/2022 báo chí lề đảng rộ lên thông tin “bất chấp nguy hiểm, 42 người Việt Nam trốn khỏi casino Campuchia, bơi qua sông Bình Di (thuộc H.An Phú, An Giang) để về Việt Nam…

    Chiều 20.8, ông Trần Hòa Hợp, Chủ tịch UBND H.An Phú ( An Giang ), cho biết thi thể thiếu niên mất tích trong vụ 42 người trốn khỏi casino Campuchia nhập cảnh trái phép VN đã được tìm thấy.

    Cụ thể, thi thể em Đ.M.H (16 tuổi, quê Gia Lai) được người dân phát hiện khoảng 5 giờ cùng ngày tại gần cầu C3, ấp Búng Lớn, xã An Hội, H.An Phú”. (8)

    Ông bà xưa có câu, đất lành chim đậu. Sách Quốc văn giáo khoa thư và sách vở của Việt Nam trước 1975 có mẩu chuyện “quê hương là đẹp hơn cả”. Cha già dân tộc đã trăn trối “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp gấp 10 ngày nay”. Đất Việt xưa nay vốn lành cho dân tộc trú ngụ giữ gìn suốt 4000 năm. Dân ta vốn yêu quê hương “vì trong từng nấm đất, đã có phần xương thị của em tôi”.

    Ấy vậy thì tại sao gần tròn nửa thế kỷ xây dựng đất nước đẹo giàu, văn minh, dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản người dân Việt lại phải trốn đi bõ thân ngoài biển.



    Đảng ta đấu tranh cho bình đẳng giới, cấp nào cũng có nhiều phụ nữ chức to hoành troáng đến cả Ủy Viên TƯ, Ủy Viện BCT, Tứ Trụ triều đình ấy vậy sao mà phụ nữ Việt Nam lại rủ nhau xuất khẩu làm dâu khắp tứ phương. Dâu Đài, dâu Hàn, dâu Tàu cộng?

    Rất tiếc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sớm quá vãng không thể viết tiếp phiên bản mới Gia Tài Của Mẹ 50 năm sau nội chiến, 59 năm dưới lá cờ vẽ vang của đảng Gia Tài Của Mẹ là gì?\Những xác người trên biển, trên sông, đàn cháu ngoại phồn vinh màu da, sắc tóc!






    https://www.rfavietnam.com/node/7583
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Tù Nhân Địa Lý
    & Tù Nhân Chính Trị

    __________________________
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến _ 23/03/2023




              

              

    Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe giới giáo chức Việt Nam phàn nàn về cái bệnh lười đọc của dân tộc này :

    • Cô giáo Thảo Dân: “Nhiều người không có thói quen đọc sách, hoặc đã từng có, nhưng nhiều năm về sau thì bỏ, hay nói đổ đi rằng, không có thời gian…”
    • Thầy giáo Thái Hạo : “Các quan lại càng không đọc sách. Sách là thứ xa xỉ bậc nhất. Nghĩa là, đất nước đang được lãnh đạo bởi những người không đọc sách. Và nó sẽ đi về đâu thì chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được.”

    Những lời than phiền thượng dẫn hay khiến tôi nhớ đến câu chuyện thú vị về G.S Lý Chánh Trung, sau khi ông được mời tham dự Hội Nghị Hiệp Thương Thống Nhất – tại Hà Nội – hôm 2 tháng 9 năm 1975 :

    “Ra Bắc, gặp một cô lái đò, cô hỏi: có phải là giáo sư Lý Chánh Trung không? Đúng là tôi. Trước 1975, cháu có đọc nhiều bài viết của chú, cháu thích lắm. Ở Hà nội, cả một phái đoàn đông đảo như thế. Có một thanh niên hô to: Ai là Lý Chánh Trung cho biết. Là tôi đây. Cũng bài bản như cô lái đò: tôi có đọc… Lý Chánh Trung tấm tắc đưa ra nhận xét: ‘Trình độ văn hóa ngoài Bắc cao. Chiến tranh như thế mà một cô lái đò cũng tìm đọc Lý Chánh Trung ở trong Nam.” (Miền Đất Lạnh – Nguyễn văn Lục, ĐCV).

    Nửa thế kỷ sau, sau khi “chiến tranh như thế” chấm dứt, non sông thống nhất (Nam/Bắc hòa lời ca) độ vênh của “trình độ văn hóa” Bắc/Nam đã được cào bằng – theo như thông tin cập nhật của báo chí nước nhà :

    • Tuổi Trẻ: “Mỗi người Việt đọc 1,2 quyển sách một năm.”
    • Vietnamnet: “Người Việt không đọc nổi 1 cuốn sách/năm.”
    • Petro Times: “Nhìn ra thế giới, ở một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản, Israel trung bình mỗi người dân đọc từ 20 cuốn/năm. Các nước trong khu vực như Singapore trung bình là 14 cuốn/năm, Malaysia là 10 cuốn/năm…”

    Dào ôi! Ngóng “nhìn ra thế giới” làm chi (cho chúng nó khi) cứ trông vào con số lợi tức vô cùng khiêm tốn của đại đa số người Việt, và cuộc sống lam lũ “từ tay đến miệng” của họ, gần cả thế kỷ qua (làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ, làm tăng ca chiều, làm tăng ca cuối tuần) thì biết ngay là dân tộc này chả mấy ai còn thời giờ cùng tâm trí cho đời sống tinh thần cả.

    Đã thế, thế giới chắc không đâu có những “nhà xuất bản chính trị quốc gia” hay “nhà xuất bản công an” (chuyên cung cấp giấy gói cho quý bà đồng nát, hay quý cô bán xôi, hoặc bán bánh mì) với vô số tác phẩm “định hướng” để ngu dân hơn là khai sáng. Phúc đức mà trung bình mỗi người dân Việt chỉ đọc nửa cuốn sách hàng năm thôi, chứ nếu ai cũng đọc hàng chục “tác phẩm” của nxb Sự Thật thì toàn dân (không chừng) đã “tẩu hỏa nhập ma” hết trơn rồi.

              

              

    Thế nào là “tẩu hỏa nhập ma”?

    Kể cũng khó giải thích tường tận bằng đôi câu nhưng muốn rõ thì chỉ cần nghe các ông Hoàng Chí Bảo, Lê Văn Cương, Lê Thế Mẫu, Trần Nhật Quang (hay bất cứ một đồng chí lãnh đạo cấp cao nào) nói chuyện vài ba phút là biết ngay thôi.

    May mà những người như thế cũng không quá nhiều, và may hơn nữa là tình trạng này đang có xu hướng đổi thay. Ông Lê Hoàng, Phó Chủ Tịch Hội Xuất Bản Việt Nam cho biết: “Trong tổng số 60 nhà xuất bản, có những đơn vị thua lỗ nhưng khu vực tư nhân lại kinh doanh khá tốt. Họ ngày càng chuyên nghiệp hơn trong sản xuất, phát hành. Sự năng động, nhạy bén của họ đã góp phần cho sự phát triển của ngành xuất bản.”

    Có lẽ vì nhờ vậy nên đã có những ấn phẩm giá trị đã được phát hành, nhất là sách dịch từ tác giả nước ngoài. Xin đan cử một trường hợp tiêu biểu: Tim Marshall và đôi ba tác phẩm của ông :

    • Tại Sao Chúng Ta Sống Trong Thời Đại Của Những Bức Tường (Why We’re Living an Age of Walls) dịch giả Trần Trọng Hải Minh, nxb Dân Trí: 2021.
    • Quyền Lực Của Địa Lý (The Power Of Geography) dịch giả Hường Hà, nxb Phụ Nữ: 2022
    • Những Tù Nhân Của Địa Lý (Prisoner Of Geography) dịch giả Phan Linh Lan, nxb Thế Giới: 2022

    Công ty Nhã Nam trân trọng giới thiệu: “Tim Marshall, sinh năm 1959, là ký giả người Anh có hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Marshall còn là nhà bình luận khách mời về các sự kiện thế giới cho BBC, Sky News. Ông viết sáu cuốn sách, đều là sách bán chạy. Trong đó nổi tiếng nhất là Prisoners of Geography, được liệt vào danh sách New York Times Seller, đã được xuất bản ở Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan.”

    Thảo nào mà Những Tù Nhân Của Địa Lý đã được nhiều vị thức giả tìm đọc, và nhiệt tình viết lời giới thiệu :

    • Đặng Tiến Thiều: “Địa chính trị đặc biệt hiệu quả khi được nhìn ở tầm vĩ mô, tức là các quan hệ quốc tế: mỗi quốc gia có những quân bài địa lý riêng, và vị thế của mỗi đất nước sẽ được ấn định theo cách nó chơi những quân bài ấy như thế nào.”
    • Trần Anh Minh: “Đối với Tim Marshall, địa lý không chỉ là thứ giúp chúng ta nhận biết vị trí thế giới, mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới cách các quốc gia sử dụng chiến lược chính trị của họ.”
    • Hạ Anh (TCLK) : “Tuy nhiên, dưới con mắt của Tim Marshal ông cho thấy dù thế nào chúng ra vẫn là những tù nhân của địa lý.”
    • Nguyễn Nhật Minh Khôi: “Dĩ nhiên, trong rất nhiều các quốc gia, có những tù nhân muốn thoát gông xiềng, thì cũng có những gã hưởng lợi trời cho từ vị trí địa lý.”

    Nhận xét thượng dẫn khiến tôi nhớ đến một bình luận khác, của nhà văn Tạ Duy Anh, về một tác phẩm khác (Quyền Lực Của Địa Lý) của Tim Marsahll :

    “Đọc cuốn sách, trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ucraina, trong tình cảnh cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đang vô cùng gay gắt và trong điều kiện cay nghiệt của biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ tự có những suy ngẫm hữu ích về lựa chọn nào cho tương lai của con cháu mình, về niềm may mắn được tổ tiên để lại cho một mảnh đất xinh đẹp, trù phú, có đủ cả núi cao, biển rộng làm phên giậu, có những cánh đồng phì nhiêu đẹp đẽ để canh tác dễ dàng…”

    Thế hiện nay ai “là kẻ hưởng lợi trời cho từ vị trí địa lý may mắn được tổ tiên để lại” này, và họ đã làm gì với “một mảnh đất xinh đẹp, trù phú, có đủ cả núi cao, biển rộng làm phên giậu, có những cánh đồng phì nhiêu đẹp đẽ …”?

    Câu trả lời có thể tìm được qua đôi ba mẩu tin đọc được trên báo chí :

    • Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu cả chục nghìn tấn đũa tre, tăm tre từ Trung Quốc
    • Việt Nam nhập khẩu hàng tỷ USD muối dù nhiều tiềm năng phát triển

    Ủa! Sao kỳ vậy Trời?

    Sao “một cường quốc tre” như VN mà phải nhập khẩu cả chục nghìn tấn đũa tre, tăm tre từ Trung Quốc? Sao “mấy ngàn cây số biển xanh mà sao thiếu muối cho canh hàng ngày”?

    Dân Việt không phải là tù nhân của địa lý. Họ được thừa hưởng cả một giang sơn xinh tươi, phong phú và giầu đẹp cơ mà. Rõ ràng: họ là những tù nhân chính trị bị giam hãm trong một chế độ lười biếng, ngu tối, tham lam, thối nát, và hèn nhát nên những kẻ nắm quyền không chỉ “hưởng lợi trời cho” bằng cách bán sạch tài nguyên (cùng nhân lực) để ăn mà còn sang nhượng cả lãnh thổ, lãnh hải và biển đảo để đổi lấy quyền lợi cùng sự an thân.



    https://www.rfavietnam.com/node/7568
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              



              
    Tau chưởi
    _________________________







    tau tức quá rồi
    tau chịu không nổi
    tau nghẹn cuống họng
    tau lộn ruột lộn gan
    tau cũng có chân có tay
    tau cũng có đầu có óc
    có miệng có mắt
    có ông bà
    có cha mẹ
    có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
    có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
    rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả
    tau đầu tắt mặt tối
    đổ mồ hôi sôi nước mắt
    vẫn đồng không trự nõ có
    suốt cả đời ăn tro mò trú
    suốt cả đời khố chuối Trần Minh
    kêu trời không thấu
    tau phải câm miệng hến
    không được nói
    không được la hét
    nghĩ có tức không
    tau chưởi
    tau phải chưởi
    tau chưởi bây
    tau chưởi thẳng vào mặt bây
    không bóng không gió
    không chó không mèo
    mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
    giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
    đặng nghe tau chưởi
    tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
    cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
    con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi
    tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
    hết nối dõi tông đường
    tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
    tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
    tam giáo đạo sư bây
    cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
    hà hơi trún nước miếng cho bây
    bây ỉ thế ỉ thần
    cậy nhà cao cửa rộng
    cậy tiền rương bạc đống
    bây ăn tai nói ngược
    ăn hô nói thừa
    đòn xóc nhọn hai đầu
    ngậm máu phun người
    bây bứng cây sống trồng cây chết
    vu oan giá hoạ
    giết người không gươm không dao
    đang sống bây giả đò chết
    người chết bây dựng đứng cho sống
    bây sâu độc thiểm phước
    bây thủ đoạn gian manh
    bây là rắn
    rắn
    toàn là rắn
    như cú dòm nhà bệnh
    đêm bây mò
    ngày bây rình
    dưới giường
    trên bàn thờ
    trong xó bếp
    bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
    bây mang bí danh
    anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
    lúc bây thật lúc bây giả
    khi bây ẩn khi bây hiện
    lúc người lúc ma
    lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
    lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
    lúc như thầy tu vào hạ
    lúc như con nít đói bụng đòi ăn
    hai con mắt bây đứng tròng
    bây bắt hết mọi người trước khi chết phải hô
    cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây
    sống dai đời đời kiếp kiếp
    phải quỳ gối cúi đầu
    nghe bây nói không được cãi
    phải suốt đời làm người có tội
    vạn đợi đội ơn bây
    đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống
    thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu
    bây làm cho mọi người tránh nhau
    bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
    đồ phản động
    đồ chống đối
    đồ không đá bàn thờ tổ tiên
    đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
    thượng tổ cô bà bây
    mụ cô tam đợi mười đời bây
    tau xanh xương mét máu
    thân tàn ma dại
    rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
    mả ông bà cố tổ bây kết hết à
    tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
    bây ăn chi mà ăn đoản hậu
    ăn quá dã man
    bây ăn tươi nuốt sống
    mà miệng không dính máu
    người chết bây cũng không chừa
    năm năm mười năm hai mươi năm
    xương chân xương tay sọ dừa vải liệm
    bây nhai bây khới bây mút
    cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột
    bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
    khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
    để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
    cha mẹ cố tổ bây
    hỡi cô hồn các đảng
    hỡi âm binh bộ hạ
    hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
    trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
    đầu sông cuối bãi
    móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
    cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
    bây giết người như thế
    bây phải chết như thế
    ác lai thì ác báo
    tau chưởi ngày chưởi đêm
    mới bét con mắt ra tau chưởi
    chập choạng chạng vạng tau chưởi
    nửa đêm gà gáy tau chưởi
    giữa trưa đứng bóng tau chưởi
    bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
    mười hai nhánh họ bây
    cao tằng cố tổ bây
    tiên sư cha bây
    tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
    xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
    tau chưởi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
    mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
    tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
    đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
    tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
    đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
    bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
    cũng phải tránh xa
    tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
    sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
    chết không được mà sống cũng không được
    tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
    không bà không con
    không phúng không điếu
    không tưởng không niệm
    không mồ không mả
    tuyệt tự vô dư
    tau chưởi cho bây chết hết
    chết sạch hết
    không còn một con
    không còn một thằng
    không còn một mống
    chết tiệt hết
    hết đời bây












    Trần Vàng Sao
    29 tháng 6 năm 1997

              



              

              

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Thông Báo:
    Biểu Tình Quốc Hận 30/4
    Tại Canberra

    ___________________
    March 12, 2023
              

              
    Kính gửi:

    Quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo
    Quý vị trong các BCH/CĐNVTD tại các Tiểu Bang và Lãnh Thổ
    Quý Cơ Quan Truyền Thông Việt Ngữ Úc Châu
    Quý Đồng Hương Việt Nam tại Úc Châu
    Kính thưa toàn thể quý vị,

    Năm 2023 đánh dấu 48 năm từ ngày miền Nam Việt Nam thân yêu của chúng ta bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm và cai trị bằng chế độ độc tài, phi nhân và tham nhũng có tổ chức từ Chủ Tịch nước đến Công An. Là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần tiếp tục lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã và đang chà đạp nhân quyền, bán nhượng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam cho Tàu Cộng. Chúng ta cần tiếp tục lên tiếng cho tất cả tù nhân lương tâm và các nhà đấu tranh dân chủ đã bị CSVN tước đoạt quyền tự do ngôn luận.

    Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (CĐNVTD/LBUC) nay kính mời và kêu gọi quý đồng hương Việt Nam cùng nhau về Canberra để tham dự biểu tình Quốc Hận vào Ngày Chủ Nhật 30/04/2023 theo chi tiết dưới đây:

              

              

    Xin quý đồng hương theo dõi thông báo của Ban Chấp Hành Cộng Đồng địa phương để hiểu rõ phương tiện di chuyển đến Canberra.

    Trân trọng,

    Lê Công

    Quyền Chủ Tịch CĐNVTD/LBUC

    Ngày 03/03/2023

    * Bản sao kính gởi các Hội Đoàn, Đoàn thể, Cơ Quan, Tổ Chức và Truyền Thông.


    https://nhanquyen.co/thong-bao-bieu-tin ... anberra-2/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    THÔNG BÁO
    CHƯƠNG TRÌNH TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30/4
    ___________________
    April 18, 2023

              

              

    Kính gởi: Quý Hội Đoàn/Đoàn Thể và quý đồng hương

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, một ngày tang thương cho tất cả người Việt tự do trên toàn thế giới. CĐNVTD NSW xin dành Tháng tư này để tưởng niệm sự hy sinh của bao quân, dân cán chính của VNCH, những anh hùng vị quốc vong thân, và cả những đồng hương đã bỏ thân nơi biển cả trên con đường vượt biển vượt biên tìm tự do.

    Năm nay, kỷ niệm 48 năm Ngày Quốc hận và cũng đã là 48 năm của cuộc hành trình tỵ nạn của người Việt đến Úc, CĐNVTD NSW sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm biến cố đau thương này với chi tiết như sau:

    Chương Trình Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30/4 năm nay sẽ được tổ chức với các chi tiết như sau:




    *Thứ Bảy ngày 29/4/2023
    • -11 giờ sáng –
      Lễ Đặt Vòng Hoa cho các Vị Tướng và anh hùng Vị Quốc Vong Thân của QLVNCH tại Bia Tưởng Niệm 5 Vị Tướng –Bankstown City Plaza.





    *Chủ Nhật ngày 30/4/2023

    • -11 giờ sáng:
      Lễ thượng kỳ tại Cabravale Park (Tựơng đài Chiến sĩ Úc Việt).

      -11.30 giờ sáng:
      Biểu tình chống CSVN nhân ngày 30/4 tại Cabravale Park –Cabramatta

      -7 giờ tối:
      Đêm Thắp Nến tưởng niệm Quốc Hận 30/04 tại: Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng: số 6-8 Bibby St, Bonnyrigg NSW 2177.


    Ban Chấp Hành CĐNVTD NSW trân trọng kính mời dành thì giờ đến tham dự đông đủ để chúng ta cùng dành những giây phút trang nghiêm nhất đế nghỉ về cho đất nước VN và cho những người đã hy sinh vì hai chữ Tự Do.


    Trân Trọng
    Paul Huy Nguyễn.
    Chủ Tịch CĐNVTD NSW


    https://nhanquyen.co/thong-bao-chuong-t ... -han-30-4/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

ĐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG
Nhạc và lời : Lam Phương
tiếng hát Thiên Hùng



Tôi sẽ đưa anh về ...

Tôi có người bạn Mỹ
Một lần anh bảo tôi
Cha của anh là lính Mỹ nhảy dù
Gục ngã ở Việt-Nam ...
... một nơi nào xa lắm ...

******

Không xa đâu anh ... là quê hương tôi đó
Dãy đất hình chữ S nằm bên cạnh biển Đông
Đón ngọn gió mùa qua chín nhánh Cửu-Long
Đưa phù sa về nuôi cánh đồng lúa trổ

Tôi lớn lên bên hàng dừa xanh bóng đổ
Trên dòng Tiền-Giang man mác lục bình
Con đường làng lỏm chỏm đá dọc bờ kinh
Ngày hai buổi tôi đến trường cùng chúng bạn

Tôi thương bàn tay Ngoại đồng sâu đen sạm
Môi Ngoại hiền sao màu đỏ của vôi trầu
Dân tôi thật thà có ước vọng cao đâu
Được sống thanh bình trên quê cha đất tổ

Vậy mà lũ người ... như một bầy quỷ đỏ
Đem vào quê tôi loại chủ thuyết vô thần
Lạc hậu đói nghèo ... mầm đạo đức loạn luân
Từ đó quê tôi điêu tàn trong khói lửa

Ruộng lúa bờ đê ... đạn pháo cày loang lỗ
Đêm ánh hoả châu thay thế ánh trăng rằm
Từng đoàn người vì Tự-do cho Việt-Nam
Đã ngã xuống khi lời nguyền còn chưa vẹn

Cà Mau ... Đồng Tháp Mười ... Bình Long ... Quãng Trị
Có nơi nào không thấm máu phụ huynh tôi
Thủ Dầu Một ... Đồng Xoài ... Bình Giã ... Đức Cơ
Bao nhiêu máu chiến sĩ Đồng Minh đổ xuống

Để Tổ-Quốc Việt-Nam vươn cao sừng sững
Dù hôm nay chỉ còn lại tiếng thở dài ...

******
Cám ơn anh
Người bạn Mỹ hiền lành
có đôi mắt thật xanh
Cám ơn ...
Những người đi chiến đấu
vì công bằng bác ái
Nén hương lòng thắp cho quê hương còn mãi
Cùng những anh linh vì nghĩa cả bỏ mình
Rồi ngày mai khi trời rực nắng bình minh
Tôi sẽ đưa anh về
Thăm quê hương tôi nhé ...

Thiên Hùng :flwrhrts:



viewtopic.php?p=39457#p39457
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”