Bài học Đường Luật

Trả lời
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3552
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Bài học Đường Luật

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Hình ảnh

Khi đối thì danh từ đối với danh từ, động từ uýnh nhau với động từ, trạng từ và tĩnh từ cũng vậy.
(bảng ghi nhớ Luật của anh Tư)

BÀI HỌC VỀ LUẬT THƠ ĐƯỜNG CỦA ANH THIÊN HÙNG


1- Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhưng tránh Khổ Độc :

"* Bất luận và khổ độc

Giữ đúng luật bằng trắc của bài thơ ĐL rất khó, nó làm hạn chế việc sử dụng từ ngữ và diễn đạt ý tưởng của người làm thơ nên trong thơ ĐL có thêm luật "nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh", tức là trong 1 câu thơ ĐL không cần giữ đúng luật bằng trắc ở các chữ thứ 1, 3 hay 5, nhưng chữ thứ 2, 4 và 6 thì tuyệt đối không thể du di được .

Tuy vậy khi sử dụng luật bất luận, chữ theo luật là trắc mà đổi sang bằng thường thì không sao, nhưng nếu bằng mà đổi sang trắc đôi khi đọc nghe không êm tai, phải nên tránh .

Những chữ thứ 5 của câu lẻ và chữ thứ 3 của câu có vần nếu theo luật đáng là bằng mà lại đổi thành trắc theo luật bất luận thì gọi là khổ độc .

2- Tránh "điệp tự", lặp lại trong thơ Đường, ngoại trừ "mỹ từ pháp điệp ngữ".

3-
a- lỗi PHONG YÊU : chữ thứ 2 trùng thanh dấu với chữ cuối câu (tức chữ thứ 7) .
b- lỗi HẠC TẤT : chữ thứ 4 trùng thanh dấu với chữ cuối câu ( tức chữ thứ 7) .

Ví dụ:

Hôm nay tính nấu món gì ta ---> lỗi Phong Yêu
Mở tủ dừa xiêm còn đúng ba ---> lỗi Hạc Tất

4- Để giữ giai điệu trầm bỗng khi đọc bài thơ, 5 chữ mang vần (thanh Bằng) của bài thơ (không tính khi chơi Trắc Vận) người ta thường đặt xen kẻ chữ KHÔNG DẤU (Phù Bình Thanh) với chữ DẤU HUYỀN (Trầm Bình Thanh) với nhau ... Thí dụ như bài sau đây :

Tin yêu ...

Thỏ thẻ bên mình giọng yến anh (Phù bình thanh)
Hồn nhiên ước vọng được an lành (Trầm bình thanh)
Bâng khuâng má phấn chườm khơi mộng
E ấp môi hồng lặng đếm canh (Phù bình thanh)
Kết chữ tâm đồng trăng lộng cửa
Hòa câu cầm sắc gió lay mành (Trầm bình thanh)
Tin yêu cộng hưởng hương quỳnh tỏa
Tha thiết tim nồng quyện ngát xanh (Phù bình thanh)

Thiên Hùng


Với thơ Đường luật, khi họa bài của người ta, để ý giữ chủ đề cũng OK, mà không muốn giữ, nghĩa là chỉ mượn mấy vần đó để mình diễn đạt cái gì đó theo ý của mình cũng OK luôn, có điều bài xướng làm thể Đường luật nào thì khi họa mình phải dùng đúng với thể Đường luật đó mà thôi ...

TAM, NGŨ không dùng bất luận, nhưng nếu chữ phải vần TRẮC mình viết BẰNG thì OK - ngược lại nếu là chữ phải vần BẰNG mà mình viết TRẮC là phạm lỗi KHỔ ĐỘC
Trả lời

Quay về “Lung Linh Nắng Hạ”