- 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

- 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          
          
30-04-2022
tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do
          
          





          


Nước mất nhà tan,
nhưng đoàn người ly hương vẫn nâng cao biểu tượng của Tự Do
mọi nơi, mọi lúc
như một lời thề cho con cháu
đem cờ này về lại quê hương



cho ánh Tự Do trải vàng
từ Cà Mau đến Nam Quan


cho dòng Nhân Ái chảy mãi
trong tim người Nam Trung Bắc




          



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    Mục Lục
    _________________

    - 30/04/2022 -
    47 năm mất miền Nam Tự Do




    Bài viết:


    Chương trình Quốc Hận 30/04 -2022-:


    Phim:


    Bài đọc:


    Nhạc:


    Thơ:


    Tranh ảnh:


    Tưởng niệm:



Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Tháng Tư Đen

Bài viết bởi Bạch Vân »

          





          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Những ngày cuối trên đất Đồng Nai

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Những ngày cuối trên đất Đồng Nai





    Sáng ngày 26 tháng tư, 1975, như đã hẹn trước với ông Hampton, Đại diện Tổng lãnh sự Mỹ tại tỉnh Biên Hòa, tôi đưa ông xuống thăm đồng bào tị nạn chiến cuộc tại Làng Cô nhi Long Thành, để ông khoản đải bia cho toán khoan giếng vì đã khoan giếng xong trước thời hạn dự liệu.Tiển ông về, tôi di chuyển thẳng xuống khu khẩn hoang, lập ấpThái Thiện, Long Thành để xem xét việc tiếp nhận và phân phối gạo cho hai vạn đồng bào di dân tại nơi đây. Vì trên danh nghĩa, tôi là chỉ huy trưởng Khu Khẩn Hoang, Lập Ấp nầy nên Thiếu tá Lợi, Liên đoàn trưởng LĐ Địa phương quân, chịu trách nhiệm yếu điểm quân sự nơi đây trình bày: “… Liên đoàn hiện nay đóng cheo leo nơi đây. Nếu Việt Cộng đánh bứt ngang Quận Long Thành thì 2 tiểu đoàn của ông đứt mất đường về…” Vì vậy, ông nhờ tôi trình với Đai tá Tỉnh trưởng cho LĐ rút về tăng cường bảo vệ Quận lỵ Long Thành phải hơn.Tôi nghe ông nói là hiểu liền, có điều có hai điều nan giải:

    Một là, nếu Liên đoàn mà rút đi, bọn du kích địa phương tràn vô tàn phá, sát hại dồng bào thì làm thế nào?
    Hai là, nếu LĐ mà rút thì 20 ngàn đồng bào sẽ kéo theo, sự thể sẽ giống như Lưu Bị rút binh khỏi thành Tân Dã, vừa rút quân vừa đèo theo hai vạn dân, lếch thếch tràn vào quận lỵ Long Thành hiện cũng đã tràn ngập đồng bào tị nạn thì nơi đó chắc chắn sẽ hỗn loạn.





    Cho nên tôi cũng ừ ào cho ông bạn Lợi yên lòng, chớ trong bụng thì cũng đành coi hai tiểu đoàn của ông giống như tình trạng chiếc đồn côi Dân vệ ngày trước ở tỉnh Chương Thiện, tự lực cánh sinh khi đêm bị vc tấn công, ngoài tầm pháo cũng không phi yểm!

    Về sau, đúng y như vậy, ngày 30 tháng tư, hai tiểu đoàn dựa lưng, giá súng tan hàng!Xế chiều, nhìn lực lượng Dù từ phía Bà Rịa lũ lượt kéo pháo rút về, thấy lời nói của Thiếu tá Lợi càng thêm xác đáng.
    Về tới nhà, cơm nước vừa xong, chưa được nghỉ ngơi thì điện thoại lại reo. Tin báo, một số đồng bào tị nạn từ Trảng Bôm mới kéo về tới trụ sở xã Bình Trước. Lại phải ra tới nơi lo thu xếp. Vừa về tới nhà đã nghe điện thoại reo inh ỏi. Trung tâm hành quân Tiểu khu báo: Xe tăng vc đã vào Quận lỵ Long Thành.Tỉnh trưởng triệu tập phiên họp khẩn cấp, ban hành lệnh thiết quân luật 24/24, rồi ông đi bay để lo giải cứu Quận lỵ Long Thành đang bị xe tăng cs tràn ngập. Kéo hai ông cựu quận trưởng Công Thanh, lúc nầy là Tham mưu phó Tiểu khu và Đại úy Trưởng Ty NDTV qua nhà ngồi nhấm nháp chút thức ăn vừa bàn bạc tình hình. Hỏi: Liệu xe tăng cs xông vào được tỉnh lỵ không? TMP đáp: TK đã bố trí rào cản và commando car tại các yếu điểm, bọn nó có vào cũng phải đổ máu.Sáng 27/4, ông Tỉnh trưởng gọi qua, bảo: Quận trưởng Long Thành và toán nghĩa quân cố thủ Dinh quận, dùng ống phóng M72 mà hạ được 5 chiến xa vc, rồi bị thương, rút vào căn cứ ĐPQ cầm cự. Ông đã cho trực thăng bốc được mấy thầy trò bị thương về Tổng y viện cộng hòa rồi. Bây giờ ông yêu cầu tôi cho xuất quỷ ứng trước 500 ngàn để lo công việc và ra thông cáo bãi bỏ lệnh thiết quân luật cũng như kêu gọi công chức đi làm việc bình thường vào sáng thứ hai 28/4/75.






    Mọi chuyện tưởng im xuôi, nào ngờ chập tối ngày 27/4 lại có chuyện. Phòng viển thông gọi báo: Tỉnh đoàn cán bộ XDNT phụ trách cứu trợ đồng bào tị nạn chiến cuộc ở Làng Cô nhi Long Thành kêu cứu. Tôi vẫn đặt chiếc máy truyền tin TR20 trên xe nên mở liên lạc trực tiếp. Tỉnh đoàn phó tường trình: Đại úy Tỉnh đoàn trưởng lái xe ra bên ngoài quan sát, bị chiến xa vc ủi lật bên đường không biết tình trạng ra sao? Lực lương Dù đóng chặn ở ngả ba cầu Nước Trong đã rút đi. Bây giờ Tỉnh đoàn nằm chơ vơ không ai bảo vệ, lại thêm xe tăng vc chạy ào ào bên ngoài vòng rào.

    Tỉnh đoàn gồm trên 150 cán bô, trước tình cảnh như vậy, tôi quyết đoán không kịp chờ xin lịnh tỉnh trưởng: Lệnh cho tỉnh đoàn cuốn súng, tuần tự len lỏi vào đám đông đồng bào tị nạn rút về tỉnh. Để tránh ngộ nhận lại phải phái một toán cảnh sát dã chiến và xe cộ ra ngã ba Vũng Tàu đón nhận, tập họp đoàn cán bộ di chuyển về tỉnh.Mười giờ đêm hôm ấy, toàn bộ tỉnh đoàn cán bộ XDNT về tới trụ sở còn nguyên vẹn!

    Mười một giờ đêm, vừa về đến nhà đã nghe điện thoại reo. Phòng viển thông báo: Trung đội Nghĩa quân xã Phước Tân lại kêu cứu. Tôi ngạc nhiên hỏi: Sao anh em đó không gọi chi khu Đức Tu. Đáp: Không liên lạc được chi khu.Tôi gọi trung tâm hành quân Tiểu khu, yêu cầu liên lạc, xin lịnh Tiểu khu trưởng thì nơi đây cũng không liên lạc được. Lại gọi Tham mưu rưởng Tiểu khu thì ông nầy vừa rên khừ khừ vừa bảo ông bịnh quá rồi, lại không dám quyết định việc gì. Trước sự thể như vậy, vì sinh mạng của trên ba chục Nghĩa quân, tôi cắn răng làm liều, mở máy liên lạc thẳng, hỏi: Tình trạng các cậu bây giờ ra sao rồi? Đáp: Xe tăng T54 vc đang chạy rì rầm trên đầu dốc 47. Nó mà đổ xuống thì tụi em tiêu, xin thẩm quyền cứu giúp! Tôi từ tồn bảo: Được rồi, bây giờ nghe tôi nói cho rõ đây. Gở máy truyền tin, cho trung đội di chuyển cặp theo quốc lộ, nhưng không quá gần đám đông đồng bào tị nạn đang kéo đi trên mặt lộ. Ra tới ngả ba Bến Gỗ phải quẹo vô đồn An Hòa Hưng tạm trú. Tuyệt đối không được đi thẳng ra ngả ba Vũng Tàu. Lực lượng Dù ngộ nhận bắn chết đó. Nghe rõ chưa? Đáp nhận rõ. Rồi, thi hành đi!Sáng ngày 28/4, từ văn phòng nhìn về phía núi Châu Thới, chiếc trực thăng đang quần đảo, phóng rocket ì ầm, yểm trợ lực lượng dù đánh dẹp chốt đặc công vc ở chân núi. Xế trưa, chợt thấy anh Phụ tá hành chánh, hớt ha, hớt hải bước vô, chẳng nói, chẳng rằng, lấy bloc note viết: Đại tá bảo ông Phó đi gấp qua Dĩ An, xe tăng vc đã vượt qua phòng tuyến Trảng Bôm rồi! Tôi lặng lẽ lên xe rời khỏi nhiệm sở, đâu biết rằng đây là lần cuối cùng bước ra khỏi chỗ làm việc từ hai năm qua.

    Đêm qua, vừa ký cái thông cáo gọi công chức di làm việc, bây giờ lại lặng lẽ ra đi nên không đành dạ, đành một lần nữa làm liều: Gọi máy lệnh cho công chức các Ty sở trở về nhà “chờ lệnh mới?!”Đường ra xa lộ kẹt cứng vì đồng bào tị nạn kéo đi lũ lượt về phía tỉnh lỵ, lại thêm pháo vc nỗ ì ầm về phía văn phòng Quận Đức Tu. Mãi mới ra tới ngả ba Vũng Tàu. Nhìn về Bộ chỉ huy vùng 3 sông ngòi ở bên dưới cầu Đồng Nai, pháo vc đang nỗ dập tưng bừng. Hỏi anh em quân cảnh đang làm nút chặn ở ngả ba Vũng Tàu thì được biết: Từ nửa đêm tới giờ vc tiền pháo, hậu xung hai, ba bận mà BCH vùng 3 sông ngòi vẫn còn giữ vững được. Đang phân vân chưa biết tính sao để vượt qua cầu thì may sao một chiếc M113 ở phía Trảng Bôm đang chạy tới, bèn cho xe dọt kè theo qua cầu. Từ trên cầu Đông Nai nhìn xuống: Trên nóc bằng văn phòng VP/BCH/V3SN, một anh lính hải quân, đầu không nón sắt, mình không áo giáp, không công sự che chắn, không người tiếp đạn, một mình đơn côi, ghìm khẩu đại liên 12ly7, mắt đăm đăm nhìn về phía quân thù trong khi đạn pháo địch nỗ tung gạch ngói trước mặt. Trông anh lẫm liệt, quyết ý đem dây đạn cuối cùng đổi mạng với quân thù, bảo vệ danh dư người lính QLVNCH thế thôi!Về tới Quận Dĩ An đã quá trưa, nhờ Chi khu gọi máy liên lạc Tỉnh trưởng mãi mà không được. Đợi đến xế chiều đành ra xã Bình An, định bụng đánh liều quay về tỉnh xem sao?

    Ra tới nơi, thấy Trung úy cuộc trưởng, cuộc cảnh sát Bình An đang đứng bên rào cản, chận xe dừng lại, báo: Chốt đặc công vc mới được đơn vị Dù càn quét còn chưa xong, ông Phó một mình đi qua thật nguy hiểm. Xin chờ xem xét kỹ rồi sẽ liệu.





    Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhìn về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!

    Mười một năm về trước, khi đến xứ nầy là một thanh niên 27 tuổi, hăm hở với ước mơ góp phần xây dựng nơi đây là một vùng đất vốn trù phú và thịnh vượng, ngày càng thêm thịnh vượng. Ngày nay, ở tuổi trung niên, chịu trách nhiệm điều hánh công việc hành chánh trong vùng, đành bất lực nhìn về tỉnh lỵ đang chìm dần vào tăm tối.

    Lần nầy, quay lưng đi là bỏ lại đàng sau bao nhiêu mộng ước chưa thành! Lòng buồn bã mường tượng tình cảnh ngày xưa, giặc Pháp đánh chiếm ba tỉnh Miền Đông:

    “Bến Nghé, của tiền tan bọt nước
    Đồng Nai, tranh, ngói nhuộm màu mây“



    Nguyễn Nhơn
    (Tháng Tư, nhớ Quê hương Biên Hòa, thời lập nghiệp )


    Nguồn: https://hung-viet.org/p19a18007/nhung-n ... t-dong-nai




              
Ngoc Han
Bài viết: 1586
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

THÁNG BA TRÊN TỈNH LỘ 7B

Bài viết bởi Ngoc Han »

THÁNG BA TRÊN TỈNH LỘ 7B.
Tháng Ba trên tỉnh lộ 7B,
Đoàn người chạy loạn dài lê thê,
Người mẹ tất tả đôi quang gánh,
Gia tài là những đứa con kia.
Thằng anh túm áo mẹ bước theo,
Thằng em ngồi trong thúng thơ ngây,
Chắc nó tưởng trò chơi chốc lát,
Mẹ gánh về nhà như mọi ngày.
Theo dòng người mẹ nó bước mau,
Cha nó còn cố thủ dãi dầu?
Người lính tan hàng không đơn vị,
Những ngày cuối cùng anh ở đâu ?
Có người di tản từ Pleiku,
Phố núi cao, phố núi sương mù,
Hoa Dã Quỳ vẫn vàng đâu đó,
Nước vẫn trong xanh nước Biển Hồ.
Có người di tản từ Kontum,
Đạn bom xé nát rừng cao nguyên,
Người dân ngơ ngác rời thành phố,
Nỗi buồn cao như đỉnh Ngọc Linh.
Người ta gọi nhau trong hãi hùng,
Kẻ ngược người xuôi, đường mịt mùng ,
Về Tuy Hòa hay đi Phú Bổn ?
Có nơi nào bình yên hơn không?

Tiếng khóc, tiếng súng, tiếng còi xe,
Rợn người như từ ác mộng về,
Bên đường đồ đạc nằm vương vãi,
Người bên người mà vẫn phân ly.
Bao quân, dân, cán, chính miền Nam ,
Trên tỉnh lộ này đã hy sinh,
Quân đoàn 2 rút quân, triệt thoái,
16 tháng Ba năm 75.
Đường liên tỉnh lộ 7B ơi,
Bao tháng Ba qua, bao ngậm ngùi,
Bốn phương tám hướng đời dâu bể,
Ai có thể quên kỷ niệm này.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( March 20, 2013 )
Viết cho những khốn khổ, những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi)
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          





Nhạc phẩm : Ngày 30 tháng Tư
Tác Giả : Phan Thế Huy
Ca sĩ : Lâm Ngân Mai





          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc bị thương

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

    Đức:
    Tình yêu của một phóng viên
    cho một dân tộc bị thương

    Lời bạt: Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng



    Đức: "A reporter's love for a wounded people"
    Epilogue: The fruit of terror and the virtue of hope

    _________________________
    Uwe Siemon-Netto
    Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền dịch _ 03/2013



    Cuốn sách "Đức: A reporter's love for a wounded people" của tác giả Uwe Siemon-Netto đã được viết xong và đang chờ một số người viết "foreword" và endorsements.

    Bản dịch cũng đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta:


              

              




    Đoạn kết:
    Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng




    Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng."

    Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?

    Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.

    Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc "giải phóng." Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai? Có phải miền Nam đã được "giải phóng" khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?

    Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?

    Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc "chiến tranh nhân dân." Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì "chiến tranh nhân dân" phải được hiểu là cuộc "chiến tranh của nhân dân." Thực tế không phải như vậy. Đã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Đài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.

    Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là "vắng mặt không phép," câu hỏi đó là: Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?

              

              

    Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.

              

    Đặt bom tại nhà hàng Mỹ Cảnh làm chết 48 người

              

    Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là "I have no dog in this fight" (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách "Lời nguyện của nhà báo", tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.

              

    Hình ảnh vụ đặt mìn ám sát GS Bông năm 1971

              

    Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).

    Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.

    Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ? Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà "tội ác" duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?

    Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.

    Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như sau:

    Giáp: "Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!"

    Charton: "Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố."

    Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.

    Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam. Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.

    Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử.

    Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra.

    Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?



    Uwe Siemon-Netto



    https://hung-viet.org/a13904/phan-ket-c ... -bo-tai-vn
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tôi cố bám lấy đất nước tôi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Tôi cố bám lấy đất nước tôi
Nguyễn đình Toàn - Bạch Vân


:sad3:
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Sàigòn Tháng Tư Gạt Gẫm

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Sàigòn
    Tháng Tư Gạt Gẫm

    __________________
    Đoàn Thị _ 15-04-2016





    Xứ Tây có ngày đầu tháng tư « gạt gẫm », ngày cá tháng tư (Poisson d’Avril) thiên hạ bày đủ trò phỉnh nhau cho vui, những chuyện « lừa dối » vô thưởng vô phạt với mục đích chọc cười người khác.

    Sàigòn ngày cuối tháng tư năm 75 dân Miền Nam bị gạt một cú mất mạng, 40 năm sau vẫn chưa hoàn hồn. Ngày đó trời đất sụp đổ theo thể chế VNCH, trong phút chốc thiên hạ đổ ra đường nhốn nháo, hoang mang, nhìn Sàigòn sắp hết hạn là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa.




    ***
    Đầu tháng ba đài truyền hình số 9 trực tiếp phát thiên phóng sự đợt tản cư từ miền Trung về hướng Nam khiến dân chúng thấp thỏm tự hỏi, nếu Miền Nam sẽ có ngày như miền Trung, Sàigòn sẽ đi về đâu ?

    Quan chức Mỹ, nhân viên sở Mỹ đã rút dần, một số người đã ra đi, nhưng cả chục triệu dân Miền Nam sẽ đi đâu để lánh họa cộng sản, mà đi bằng cách nào, câu hỏi lớn khiến Sàigòn thất thần như người mất hồn.

    Sáng ngày 08 tháng 4, Dinh Độc Lập bị đánh bom, trên lầu hai ĐH Văn Khoa náo loạn, sinh viên đổ xuống sân trường, cột khói trắng bốc lên màu tang tóc, tôi nắm tay cô bạn thân, hai đứa nhìn nhau chết lặng.

    Rồi ngày định mệnh gõ cửa, Sàigòn thật sự bị bỏ ngõ, người ta thập thò trước nhà, nửa muốn ra đường xem mặt việt cộng, nửa ngại bị « họ xơi tái », chị em tôi bị bố mẹ cấm cửa, đứng trong sân nhìn thiên hạ tụm năm tụm ba đưa tin vịt cồ.

    Ông Soạn thất chí khi quân đội thoái lui từ tháng ba, ông cùng đồng đội và đồng bào miền Trung chạy giặc với đủ loại phương tiện, xe GMC, xe đò, xe Honda, xe đạp, xe ngựa, đi bộ…trực chỉ Sàigòn.

    Hôm nay ngày cuối cùng ông khoát bộ chiến y cầm loa phóng thanh đếm, một hai ba, mọi người theo dõi nhân vật trong bộ quân phục VNCH đang tiến vào xóm, nín thở đợi chờ. Ông tiến bước và lên tiếng,
    - Nhà tôi hôm qua bị mất trộm một đàn gà gần chục con, tôi thông báo để bà con nếu ai thấy đàn gà của tôi xin mách giúp.
    Bà Tư bực tức lớn tiếng,
    - Việt cộng ở ngay đầu ngõ, ông không lo sao mà còn mặc đồ lính đi tìm gà.
    Ông gìa lì lợm,
    - Ai chả biết chúng nó đang vào đây, nhưng chúng nó làm gì được tôi nào.

    Tôi không giận như bà Tư mà thấy nghèn nghẹn, người lính khi bắt buộc phải buông súng tháo chạy đau lòng đến thế đấy, Miền Nam đang hấp hối sắp rơi vào địa ngục CS, tôi không hình dung nổi ngày mai sẽ ra sao.

    VNCH buông súng, việt cộng bồng súng độc quyền đổi đời dân Miền Nam, sĩ quan, quan chức chính quyền, văn nhân nghệ sĩ VNCH bị kết án có « nợ máu với nhân dân ».

    Chả cần quan tòa xét xử, ngụy quân, ngụy quyền tự động trở thành tù nhân bị lùa vào trại cải tạo, địa ngục trần gian vừa mở cửa đón dân Miền Nam bị cưỡng bức chung sống với cộng sản.

    Tất cả sinh viên nhập học trước năm 75 được gọi đến trường học tập chủ nghĩa CS, chúng tôi, « tàn dư Mỹ Ngụy » bị nhồi nhét nọc độc Mác Lê, xen kẽ những chuyến lao động cộng sản, ra ruộng đắp đê, đào kinh, trồng khoai... y chang gu lắc Xibêri.

    Trong đợt lao động có bạn nổi hứng làm mấy câu đối mà chưa có câu đáp,
    Ra kinh - Thấy Kinh - Thất Kinh

    Riêng tôi khi thấy con kinh là thất kinh hồn vía, vì đứa đứng dưới ruộng bị đỉa đeo bám hút máu, con gái trên đê tải đất run bắn người vẫn phải ôm nắm bùn khi vài con đỉa nghoa nghoe hù dọa.

    Chuyện hành xác tuy khổ nhọc, lao động đến đuối sức với khẩu phần một trứng vịt cho bốn người ăn với rau, hôm sau ra kinh đúng là thất kinh, nhưng một năm chỉ có vài lần.

    Đáng sợ hơn là chuyện tẩy não, nhồi sọ, xảy ra hàng ngày, ngoài mục điểm báo giữa giờ học, những buổi họp tổ thảo luận thật khiếp đảm, đoàn viên đảng viên nhai đi nhai lại, nhờ ơn bác đảng, gia cấp vô sản … Đám Mỹ ngụy tàn dư chúng tôi bị tra tấn liên tục, may mà chưa có ai hóa rồ, đôi lúc tôi như bị mộng du giữa ban ngày, sân trường nhìn đâu cũng nón lá, nón tai bèo chen vai nhau như trong rừng Trường Sơn. Văn Khoa bây giờ xa lạ đến thế, con gái quần đen áo bà ba, con trai dép râu, các bạn giờ đâu còn là bạn ta ngày xưa thân ái, họ đang mê sảng kinh tế chính trị Mác miết, ca ngợi thiên đàng CS trên đầu môi chót lưỡi.

    Buồn thay ngày trước, bạn áo quần bảnh bao, nhảy nhót ăn chơi đúng điệu, bi chừ bỗng hóa thân như bộ đội ở rừng, hút thuốc rê tự vấn, tố cáo bằng hữu, sao bạn có thể lột xác như bướm đêm thế này. Nghe bạn « thuyết pháp » tôi đâm lú lẫn, ô hay bạn nói tiếng việt cớ sao tôi chẳng hiểu mô tê chi cả, đến phiên tôi phát biểu, tôi ú ớ như đứa mù chữ, rặn mãi chả ra một câu ca ngợi đúng điệu « thờ ma cộng sản ». Nói theo kiểu « dép râu », tôi mất tập trung, giời ạ, hiểu sao nổi thiên đàng CS trong khi cả nước đang đói meo râu chỉ có bobo với ngô khoai, thức ăn của gia súc ngày xưa, bây giờ được bán theo nhân khẩu mới đểu. Nhờ ơn bác đảng, cả nước lui về thời than củi, cúp điện, cúp nước, cúp thực phẩm, cúp tự do…, CSVN đoạt mấy loại cúp độc nhất vô nhị mà chưa có quốc gia nào trên thế giới dám đăng cai phát giải.

    Tôi chỉ bị mất tập trung thôi, tôi mà phát điên lên lại khổ cho bố mẹ, và tôi tiếp tục mất tập trung đến lúc ra truờng, bài thi « chính chị chính em » của tôi đạt điểm khá, nhờ nhóm Mỹ Ngụy chúng tôi chia nhau làm bài. Trả nợ quỷ thần cho cán cộng xong, tới lúc đi làm mới chua, được đào tạo dưới « chế độ ngu dân » nên đầu óc tôi rỗng tuếch không nhớ nỗi đường lối bác đảng ra răng.

    Được bổ nhiệm làm cô giáo vùng kinh tế mới, cầm tờ quyết định của phòng tổ chức, tôi đi giữa sân trường thẩn thờ, bước chân vô định như tương lai của mình, chưa biết nói làm sao để bố mẹ yên lòng.

    Trên đường về nhà tôi gặp cô bạn cùng khóa đang làm việc trong công trình do Pháp viện trợ ở ngoại ô Sàigòn, nó rủ tôi đâm đơn xin việc vì ở đó thiếu người, tôi mừng như bắt được vàng. Trước ngày « ứng thí », tôi mua báo « Nhân Dân » để cập nhật chủ thuyết mác lê lết mà tôi đã bỏ lại ở sân trường, đọc hết tờ báo, đọc mờ mắt mà tôi vẫn mù mờ. Hôm sau trình diện phòng Tổ Chức (phòng Nhân Sự) để cán bộ sát hạch trước khi nhận việc, bước vào phòng Tổ Chức tôi rùng mình, cố nhớ chủ thuyết « ma quỷ » tôi vừa tụng hôm qua, mà sao trí nhớ cứ chơi khâm, càng căng thẳng đầu óc càng lú lẫn không nhớ ông Mác là người Đức hay Liên Xô.

    Một lần nữa tôi lại mất tập trung, đành chịu vì tôi không thích giao du với cán cộng nên những gì họ dạy bảo tôi quên biến rồi, tôi thầm mong người phỏng vấn chỉ hỏi về trình độ chuyên môn cho tôi nhờ. Quan cán tiếp tôi ngồi rút chân lên ghế kiểu nước lụt, gương mặt khắc khổ, đôi môi thâm xì, di chứng sốt rét những ngày ở rừng. Ông châm điếu thuốc lào, lật tới lật lui hồ sơ của tôi rồi nghiêm giọng thách đố,
    - Cháu dịch câu này ra tiếng việt, nếu dịch thông suốt cháu sẽ được nhận việc.
    Vậy là thoát ba cái mớ rác rưởi chính trị dối trá, tôi mừng húm nhỏ nhẹ,
    - Vâng, xin chú cứ hỏi.
    Quan cộng tằng hắng ra vẻ nghiêm trọng, nghe này,
    - « Quích sơ măn bông xên » là cái gì, cháu dịch đi.

    Tuy quan cán trước mặt tôi gìa ngắc, nhìn chán lắm, nhưng tôi lại thấy tinh tú quay cuồng mới đáng sợ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chưa bao giờ nghe một câu tiếng tây như rứa, mà giọng quan lên xuống như tây thứ thiệt khiến tai tôi lùng bùng, đầu óc hoảng loạn mụ mẫm. Tôi nhớ ông tây bà đầm đứng lớp ở Văn Khoa Sàigòn chưa hề đụng đến mấy chữ này, mấy niên học có bao giờ nghe thầy nói « sơ măn sơ miết » gì đâu, giờ bỗng quan phán một câu làm tôi phát sốt. Đúng là quan bắt bí tôi, kiểu này là « mơ không thấy nổi » việc làm gần Sàigòn, giờ thì số phận của tôi như chuông treo tóc tơ, tương lai trực chỉ vùng kinh tế xa xôi diệu vợi.

    Nghĩ đến viễn cảnh u tối sắp tới, tôi bèn lấy hết can đảm mà sao tôi cứ lắp bắp,
    - Thưa chú, chú có thể đọc lại câu đó một lần nữa được không ?
    Thấy tôi quýnh quáng ngớ người, quan cán cười ngất, dịu giọng,
    - Chú đùa, đấy là cách nói lái « quăng sơ mít bên sông » đó mà, ngày mai cháu vào đây nhận việc, công trường đang cần người khẩn cấp.

    Cú gạt gẫm lần đó làm tôi suýt đứng tim, trên đường về nhà tôi đạp xe và cười tủm tỉm một mình, chắc thiên hạ tưởng tôi điên, ai từng sống với chế độ CS mà không có lúc lên cơn hoảng loạn như tôi ngày hôm đó.

    Năm đầu tiên làm việc ở đây, ngày 14 tháng 7 chúng tôi được mời đến Lãnh Sự Quán Pháp dự lễ quốc khánh, tôi có nhiệm vụ cầm chuyện với nhóm Tây đang làm việc ở nhà máy, cứ tưởng đơn giản như đang giỡn, nhưng hôm đó tôi suýt bị chữ nghĩa chơi khâm. Nói chuyện với Tây không khó, cái khó là xếp của tôi cứ đứng ỳ trước quầy thức ăn khai vị « tranh thủ » uống rượu đến « phút thứ chín mươi » vì « sâm banh » chưa lọt lưới, khiến tôi siểng niểng như kẻ sắp bại trận. Nhân viên phục vụ tiệc Buffet khui Champagne cầm chừng, khui chai nào là hết ngay, xếp cán của tôi chậm chân mới uống có một ly, chưa đủ cơn thèm.

    Xếp thiếu rượu, tôi bị vạ lây, mặc cho thiên hạ đưa đẩy chuyện vãn, xếp bảo tôi,
    - Mình phải kiên trì bảo anh phục vụ khui Champagne, cháu yêu cầu anh ta đi.

    Giời ạ, anh phục vụ người VN mà sao tôi nói không nên lời, uống rượu tôi rất thích, uống kiểu đòi nợ như vậy uống sao nổi, mà tôi làm gì có tính « kiên trì » như xếp, kiên nhẫn làm việc tôi không ngại, kiên trì làm lỳ thì tôi chịu thua.

    May cho tôi, đang bối rối chưa dám lên tiếng mè nheo đòi rượu, gã tây trong đoàn dẫn xác đến hỏi xã giao,
    - Quý vị thấy tiệc vừa khẩu vị chứ ?
    Như bắt được vàng, tôi dẻo mồm,
    - Rượu tây không chê vào đâu được, nhưng tôi chưa thử Champagne.

    Thế là ông tây ra tay « cứu bồ », gã bảo anh kia khui Champagne, xếp tôi hả hê nốc vài ly, tôi chứng kiến màn ăn vạ, ăn xin, ăn hôi tệ nhất trong đời. Gía tôi say được lúc này chắc đỡ nhục, dù sao xếp cũng là người VN, làm sao Tây hiểu được việt cộng với VNCH khác nhau cả một « chiến tuyến », từ rừng ra phố họ không thể tỉnh táo trước cơm ngon rượu ngọt.

    Tửu lượng của tôi không tệ nên đầu óc vẫn còn minh mẫn, xếp hớn hở uống từ rượu khai vị (ngọt) cho đến rượu trắng, đỏ, Champagne… làm mấy con ma men choảng nhau tưng bừng, nhìn xếp xiêu vẹo tôi đâm lo. Hình như lần đầu trong đời được uống rượu Tây thỏa thích nên xếp bốc lửa nỗi hứng phán một câu xanh rờn. Trước khi lên tiếng, xếp dặn tôi, cháu cứ dịch thẳng thắng, bữa này là lễ mà, xếp lim dim cười mỉm,
    - Quý vị còn nhớ chiến trận lòng chảo Điện Biên Phủ chứ, bao nhiêu vũ khí tối tân của Tây cũng không thắng nỗi chúng tôi, vì chúng tôi « kiên cường, dũng cảm ».

    Cái lo của tôi đã tới, chết cha mi chưa, xếp lên men nả một tràng đại liên, tôi lãnh trọn băng đạn, lúc này mà dịch đúng ý xếp không biết chuyện gì sẽ xảy ra, bỗng tôi thấy rượu Tây có vị chát ngang xương. Trong lúc cán bộ nghả nghiêng theo hơi men, tôi dịch một cách méo mó để tránh xảy ra một « Điện Biên » bên hông lễ Quốc Khánh của Tây, tôi cười như mếu, lên tiếng,
    - Trong trận Điện Biên chúng ta là đối thủ, chuyện thắng thua chỉ là dĩ vãng, bi chừ chúng ta là bằng hữu.

    Hú hồn, xếp cán không hiểu tiếng Tây lại đang nhảy đầm với con ma men, xếp Tây hài lòng nghĩ bạn ta biết dĩ hòa vi quý, thế là hai xếp vui vẻ cụng ly mặc cho « Đông Tây không thể gặp nhau ». Tôi thoáng hoang mang tự hỏi, mình đã nhiễm cái thói gạt gẫm của cán cộng rồi sao, có thật là tôi đang thay đổi hay tôi cũng chỉ là nạn nhân của tình huống cười ra nước mắt như ri. Trăm lần không, làm sao tôi có thể bị nhiễm trò lường gạt của họ, chẳng qua là trong lúc bom rơi đạn nổ tôi phải tránh đạn, chứ thường ngày tôi dịch kiểu này chắc nhà máy đang xây sẽ sập mất.

    Tàn tiệc xếp cao hứng nắm tay ông Tây phát ngôn bừa bãi, tôi « miễn dịch » cứ để xếp thao thao « gửi gió cho mây ngàn bay », ông Tây nhìn tôi cười thông cảm vì biết lúc này rượu nói chứ không phải xếp nói.

    Hôm sau vào sở, rượu đã bốc hơi, xếp hỏi tôi,
    - Hôm qua rượu ngon thật, chú có quá chén nhưng có quá lời không nhỉ
    Tôi ỡm ờ,
    - Chú có nhắc đến chiến trận Điện Biên.
    Xếp chồm tới,
    - Chú phát biểu làm sao ?
    Đến phiên tôi chơi khâm xếp đây, tôi từ tốn,
    - Chú nói phe ta toàn thắng đuổi Tây chạy thí mạng.
    Xếp nhăn nhó,
    - Chết chữa, thế cháu dịch y chang lời chú.
    Tôi im lặng một chút cho xếp phát rét, rồi câu rê,
    - Lúc đó cháu chưa say nên nói năng cẩn thận.
    Xếp quýnh quáng,
    - Cụ thể cháu dịch làm sao ?
    Tôi khoái trí vừa cho xếp lên ruột để xếp hiểu hôm qua xếp làm tôi xoắn ruột như thế nào, tôi chậm rãi,
    - Dạ cháu cố ý dịch sai lời chú, cháu nói, chuyện thắng thua chỉ là dĩ vãng, bây giờ Ta với Tây là bạn.
    Xếp đập tay xuống bàn làm tôi hết hồn,
    - Hay lắm, cháu nhanh trí đấy, được đào tạo dưới chế độ XHCN nên có khác.

    Tôi không trả lời, chỉ muốn kêu trời cho hả giận, giận phận mình phải sống với họ, giận xếp ham uống đến mất khôn phát ngôn bừa bãi, làm tôi phải sử dụng đến chiêu trò lếu láo của họ.

    Bốn năm sau, công trình ở ngoại ô Sàigòn hoàn tất, tôi ra tỉnh giáp ranh giới Sàigòn làm việc trong phòng kỹ thuật của một công trình khác, cũng do Pháp viện trợ. Tại đây tôi có một đồng minh « tàn dư Mỹ Ngụy », Thành, kỹ sư trẻ tốt nghiệp Phú Thọ, nhân sự còn lại toàn kỹ sư kỹ sải có bằng của Liên Xô, Đông Đức, chuyên ngành Xây Dựng (Công chánh) Cơ Khí, Điện…
    Phòng có cô cán cộng và tôi là nữ giới, cô tốt nghiệp ĐH Kiến Trúc ngoài Bắc, ngành cấp thoát nước, chưa thấy ĐH Kiến Trúc nào trên thế giới có ngành nghề lạ như rứa, ĐHCS chắc chắn phải khác người.

    Sàigòn bị đổi tên đã mười năm, cán cộng ngoài Bắc tìm mọi cách để được chuyển công tác vào Nam, có người thầm mơ, giá Miền Nam giải phóng Miền Bắc, vì thế cảnh vợ chồng làm cùng « cơ quan » là chuyện thường. Phòng kỹ thuật chỗ tôi cũng không ngoại lệ, chồng KS, vợ làm căn tin, hành chánh, tài vụ (tài chính), thủ kho, cư xá của nhân viên nhà máy hồi xưa, nay được chia cho gia đình cán bộ ngoài kia nhập cư vào đây ở. Họ trồng rau trên bãi đất rộng sau nhà, dùng điện, nước công cộng làm đá (nước đá), kem bán cho công nhân nhà máy, nấu cám lợn, « tranh thủ tất tần tật » của công để cải thiện kinh tế gia đình.

    Trong đám cán cộng có anh Phú kỹ sư già, gần năm mươi vẫn « chửa vợ », kỹ sư bậc 4, tột đỉnh kỹ sư, thanh liêm, « dị ứng » đoàn đảng, có biệt danh « kỹ sư chữa » hết bậc, dù là chửa vợ hay chữa máy. Tủ lạnh, máy may, quạt máy, bếp điện, xe Honda… vào tay anh là « dứt bệnh », anh chữa không lấy tiền, chữa vì mê chữa máy, chỉ thế thôi. Tủ lạnh nhà anh công suất « siêu sao », đá cục, đá tảng anh không bán, anh lấy nước đá làm nước chanh đường cho anh em đi công trường về uống, hoặc biếu hàng xóm có tiệc, hay giỗ chạp.

    Chữa máy ngon lành, chửa vợ anh cũng được tiếng « lì lợm », thiên hạ gả bán mỏi miệng anh vẫn làm lơ, chị cán bên tài vụ dúi cô em văn công ngoài Bắc vào tay anh để cô nhập hộ khẩu vào Miền Nam. Cô xinh gái, tuổi đôi mươi, thế mà anh theo đúng chính sách « ba khoan » thời chiến, khoan yêu, khoan cưới, khoan đẻ, dù chiến tranh đã chấm dứt mười năm rồi. Anh bảo, nhất gái văn công « giao lưu thoải mái », rày đây mai đó, biết đâu là nhà, bạ vào chỉ khổ tấm thân già phải hốt ổ của người khác, có cho không anh cũng không nhận.

    Anh là dân Hà Nội chính tông, có anh Khoa đồng hương, kỹ sư điện tốt nghiệp Liên Xô, anh Khoa cao to điển trai, nói năng nhỏ nhẹ, vợ anh Khoa, chị Thắm cao chưa tới một mét tư, già nhăn nhúm, tối mặt với chức thủ kho và đám lợn phải vỗ béo. Vụ anh Phú từ chối cô Nụ văn công bắt mồi để anh Khoa than thở, hớp ngụm trà lấy trớn anh cười cười,
    - Số bác đỏ như thế mà chê, chả bù tôi ngày trước ngu ngơ vâng lời tuyệt đối Đảng, bị đồng chí bí thư cưới cho cô bộ đội đảng viên xuất sắc, bây giờ hối tiếc cũng muộn mất rồi.
    Tôi trêu anh Khoa,
    - Vợ anh đảm đang chu đáo, « cơm, cám, đá… » thứ nào cũng xuất sắc, « mơ không thấy nổi » đấy.
    Anh lắc đầu ngao ngán, anh Phú khoái trí pha trò,
    - Nói thật với các vị, con gái rắc rối bỏ xừ, ở vậy cho yên thân.

    Anh Phú từng tâm sự với tôi, ông cụ của anh làm việc với Tây, bị kẹt lại năm 54, cộng sản đã tru di gia đình anh, anh em nhà anh thề « không chơi » với đoàn, đảng, họ vùi đầu học và sống với nghề mà họ yêu thích, em gái của anh là bác sĩ.
    Vì chưa biết Hà Nội nên có lần tôi hỏi anh về ba mươi sáu phố phường ngoài ấy, anh chua chát nói,
    - Hà Nội của đảng chỉ độc nhất một « phường gạt gẫm », mấy phường còn lại chỉ toàn « phường ăn hại ».

    Tôi mến anh Phú, anh là người tự trọng, đàng hoàng, khác hẳn với đám cán cộng làm gì cũng « tranh thủ, có ý đồ », bất chấp đạo đức.

    Ông xếp công trình ở đây có bằng Đảng Viên tu nghiệp bên Đức đương nhiên phải nắm chức bí thư, quyền hành nằm trong tay quan, ít ngờ nghệch hơn quan cán cũ gốc bộ đội ở rừng. Nhờ cái bằng « lừa dối » nặng ký bên Đức, nên quan tung chiêu khá lịch lãm, cũng đói ăn nhưng xếp chả thèm ăn hôi mà « chủ động » mời tây đi ăn nhà hàng mới bảnh. Cứ khách Hữu Nghị (Palace thời VNCH) hoặc Caravelle ở sàigòn trên tầng thượng xếp mời Tây dùng bữa, rượu bia, bơ, phó mác, thịt nguội, thịt bò, thịt cừu… theo sát thực đơn « bơ sữa Tây » mà gọi.

    Trong đám cán cộng có gã KS tốt nghiệp bên Liên Xô ngoài ba mươi, từng tu nghiệp bên Tây vài tháng, tiếng Pháp vừa đầy cái lá mít, đầy tham vọng, mỗi lần đi tiệc hắn « tranh thủ » kéo ghế ngồi cạnh Tây bốc phét. Tôi chả phiền, nhắm rượu nghe hắn líu lo với Tây, lấy le với đồng chí đồng rận, ra điều ta nói tiếng tây như gío, may mà gió thổi bay mất lời hắn nói, chứ chữ nghĩa của hắn động lại chắc Tây dựng tóc gáy. Hám Tây thì cứ hám, nhưng khi Tây bàn về công việc, nói về điều khoản trong hợp đồng, kỹ thuật…, hắn khều tôi và rút êm. Xếp cán của công trình này khoái Cognac, chỉ uống loại này, tửu lượng cao, đầu óc minh mẫn nói đâu ra đó, nên lúc làm việc tôi không vất vả đảo chữ, đổi nghĩa, líu lưỡi như trong tiệc quốc khánh Tây năm nào.

    Có lần quan tổng ngoài Hà Nội vào dự tiệc, thấy KS Liên Xô kè kè Tây, tưởng hắn là thông dịch viên, quan trịnh trọng mở lời bằng một « đích cua » sáo rỗng nặc mùi khẩu hiệu làm hắn điêu đứng. Quan dứt lời, hắn đỏ mặt tía tai nhìn tôi trân trân, tôi phớt lờ đứng lên qua bàn bên cạnh lấy xô nước đá, giọng hắn ngắt quảng, do dự. Tôi không nhịn được cười, mặc cho hắn làm bừa, ông Tây nóng ran lỗ tai, sợ để hắn líu lo sẽ sinh chuyện nên ông kéo tôi về chỗ ngồi cạnh ông, lúc này quan Hà Nội bật ngửa, nhìn tôi trân trân,
    - Thế « đồng chí » mới là « phiên dịch » chính thức à ?
    Tôi gật đầu thay cho tiếng cười sắp bật ra khỏi miệng, nhưng bỗng giật mình, chết chửa mình có thề thốt vào đảng hồi nào mà quan gọi mình là « đồng rận », đoàn viên TNCS mình còn sợ xanh mặt nói gì tới đảng.

    Quan cộng làm tôi nhớ đến anh Phú, anh chả gọi ai là đồng chí, cũng không xưng « cậu, tớ », cứ tôi với anh hoặc em mà nói chuyện, dân Hà thành thứ thiệt có khác.

    Từ ngày Sàigòn bị đổi tên, cứ tưởng không thể đội trời chung với họ, thế mà tôi đã cảm mến những người bên kia chiến tuyến, tuy sống với CS chừng đó năm thánh họ vẫn giữ được nhân cách của một người tử tế. Bỗng tôi hết giận xếp cán cũ nói năng xiêu vẹo trong tiệc quốc khánh Tây ngày trước, mà thương hại con người chất phát bị đảng gạt gẫm đưa ra chiến trường nướng tuổi thanh xuân, để ngày trở về mang bệnh sốt rét rừng, cuối đời vớt vát vài ly bia rượu. Sau này tôi được tin xếp cũ bị đá về vườn, nhường chiếc ghế trưởng ban cho con ông cháu cha ngoài Bắc vào Nam vơ vét của cải của dân Mỹ Ngụy.





    Cuối thập niên tám mươi tôi dứt áo ra đi, dừng chân ở Pháp, lễ Quốc Khánh hàng năm, nhớ đến ly Champagne ngày xưa cười ra nước mắt, Champagne bây giờ mình tự khui, tự rót chứ chả phải nài nỉ xin xỏ ai.

    Mười bốn năm sống với CS buồn nhiều hơn vui, vì chuyện vui của tôi đôi khi đọng lại ít nhiều xót xa cho những người không chọn chế độ CS, họ sinh lầm địa phương, mang danh CS mà lòng không cam.

    Bốn mươi năm sau ngày tận cùng của nước VNCH, những trò gạt gẫm vẫn còn tiếp diễn, ngoạn mục, trơ tráo bẩn thỉu hơn gấp trăm ngàn lần những ngày đầu cán cộng ở rừng tràn vào Sàigòn. Dạo đó cán ngố còn trá hình « làm đầy tớ nhân dân », vợ cán đi chợ giấu con gà dưới bó rau muống, một chiếc Honda đèo cả gia đình, vàng cây chôn dưới gốc cây. Việt cộng thời nay ghê gớm hơn, đảng viên cao cấp hành xử như du đảng, họ thanh toán nhau bằng trò ngụy trang tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc phóng xạ…, đối thủ chắc chắn sẽ im lặng ngàn thu. Như trong một bài viết gần đây của một tác giả, đảng viên phải « sống điêu, sống gian, sống vờ, sống giả », những kẻ bị « chết lòng tử tế ».

    Đáng buồn hơn trò gạt gẫm của việt cộng đã lây nhiễm không ít dân Sàigòn cũ, tàn dư Mỹ ngụy ngày nào giờ cũng thay lòng đổi dạ, thích ứng tối đa, hội nhập hết mình XHCN nên « lòng tử tế » bị bào mòn gần hết. Họ học thói lừa đảo trấn lột người nhà sống ở ngoại quốc bằng những chiêu trò tệ chưa từng thấy, huynh đệ một lần nữa tương tàn không vì tiền đồ tổ quốc mà vì « tiền đô ».

    Nếu bốn mươi năm về trước Sàigòn bị gạt một cú mất mạng, thì bây giờ TP Hồ Chí Minh lại đang gạt gẫm đồng bào, phi trường Tân Sơn Nhất có quan thuế (hải quan) trấn tiền « hồi hương », về đến nhà anh em trấn tiền « huynh đệ », gặp bằng hữu bị trấn tiệc « hội ngộ ». Dân tị nạn biến thành « con bò Hòa Lan » dù mình không ở xứ hoa Tulipe, chỉ là con bò béo ngậy để họ vắt sữa, đã là việt kiều thì phải « chi », mặc cho việt kiều bên trời Tây góp nhặt từng xu, làm cùng lúc hai ba việc.

    Đau hơn là vài bác tỵ nạn « ăn cơm Úc, Mỹ, Châu Âu » lại thờ ma việt cộng, ca ngợi VNCS bây giờ « tự do, dân chủ » hơn cả phương Tây, « hạ quyết tâm » làm một chuyến hành hương về đất tổ vái lạy cộng sản. Họ quên mất thuở ngồi tù cải tạo, lúc xuống tàu đi tìm Tự Do suýt mất mạng, thề không chung sống với cộng sản, xin nhập tịch nước tạm dung từ bỏ cộng sản, vậy mà ngày nay « Sàigòn gạt gẫm » lại là bến mơ.

    Bài « Vĩnh biệt Sàigòn » của bác Nam Lộc làm tôi thổn thức,
    • « Sàigòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời,
      Sàigòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời »

    Cô gái Sàigòn trinh trắng ngày trước giờ còn đâu, Sàigòn ngày nay chỉ là cái bóng của hồn Việt năm xưa, của Việt Nam Cộng Hòa những ngày Sàigòn chưa bị đổi tên, chưa biến thành đứa gạt gẫm kẻ tha hương.


    Avril 15/
    Đoàn Thị



    https://hoiquanphidung.com/forum/c%C3%A ... ABm?21407=
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tháng Ba Chôn Súng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Tháng Ba Chôn Súng
    ______________________
    Mũ Xanh Lê Khắc Phước _ ĐĐ2/TĐ7/LĐ147/TQLC




              

              

    Cứ mỗi tháng Ba về, lòng tôi lại chùng xuống, phải nói là buồn đau, cay đắng, ngậm ngùi đến tận cùng tim gan mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh đau thương đập vào mắt tại bãi biển Thuận An vào những ngày 25, 26, 27 hay tại bờ biển Đà Nẵng ngày 28, 29 tháng 3/1975.

    Đã 39 năm trôi qua, đã có quá nhiều bài viết về những ngày cuối tháng 3/1975 tại bãi biển Thuận An. Tôi không muốn lập lại nhưng với cương vị là Trung Úy, ĐĐP/ĐĐ2, TĐ7, LĐ147/TQLC, là lữ đoàn bị kẹt lại trên bãi biển Thuận An, tôi xin ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe cùng suy nghĩ của mình về những ngày chiến đấu tới tận cùng sức sống của TĐ7/TQLC mà Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Phạm Cang, Tiểu Đoàn Phó là Thiếu Tá Lê Quang Liễn, cả 2 vị đều xuất thân từ Khóa 20 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

    Viết để thấy rõ hơn là trong trận đánh cuối cùng đó của TĐ7/TQLC, chúng tôi đã chiến đấu với ai, với 1 đại đội du kích Việt Cộng hay là chiến đấu với cấp tiểu đoàn, trung đoàn chính quy Bắc Việt với hỏa tiễn tầm nhiệt AT3 cùng với chiến xa T54 yểm trợ…


              

    Phu Hieu Su Doan Thuy Quan Luc Chien Viet Nam Cong Hoa


    Tieu Doan 7 Hum Xam TQLC

              

    Khoảng 5 giờ chiều ngày 19/3/1975, trời nhá nhem tối, tôi là đại đội phó ĐĐ2/TĐ7 TQLC, bàn giao vị trí phòng thủ cho 1 trung úy đại đội trưởng đại đội Biệt Động Quân. Đi theo tuyến phòng thủ dưới cơn mưa phùn gió bấc của tháng 2 âm lịch tại miền núi rừng miền Trung, lạnh cắt da, miệng đánh bò cạp. Tôi hỏi ông về khả năng tham chiến thì được biết quân số của đại đội ông là khoảng 80, mới đụng nặng trở về nên quân số chưa bổ sung kịp. Như vậy là gay cấn rồi đây, quân số của ông vừa đủ trám tuyến cho 2 trung đội TQLC chúng tôi.

    Tôi hướng dẫn cho ông hệ thống phòng thủ, giao thông hào hình chữ Z, hầm hố cá nhân, những vị trí đặt súng nặng đại liên M60, những hầm hàm ếch dưới giao thông hào sâu gần 2 mét để tránh pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly. Tuyến phòng thủ là một đồi đá nhiều hơn đất, muốn lấy nước là phải theo những con đường đặc biệt từ trên đồi xuống thông thủy. Bàn giao cả những vị trí gài bẫy, gài mìn claymore, lựu đạn và có cả những vọng gác giả, lính giả để nghi binh… Ban ngày thấy vậy nhưng không phải vậy, ban đêm mà mò vào là biết thế nào là TQLC phòng thủ, biết thế nào là Sinh Bắc Tử Nam ngay… Bàn giao cho ông những hỏa tập tiên liệu trên bản đồ. Coi chừng bị bắn sẻ. Riêng 2 cái máy sensor để dò tiếng động thì chúng tôi phải đem theo. Khoảng 8 giờ tối thì chúng tôi mới bàn giao xong. Tôi chúc ông may mắn ở lại, còn chúng tôi từ giã Quảng Trị Anh Hùng…

    TĐ7/TQLC được lệnh rút về lập Tuyến Đỏ tại đèo Hải Vân. Mỗi sĩ quan nhận 10 tấm bản đồ trải dài từ Quảng Trị đến Đà Nẵng. Từ khi tình nguyện về TQLC, đây là lần đầu tiên tôi nhận một số bản đồ nhiều kỷ lục cho một cuộc hành quân. Chúng tôi thống nhất đánh số xấp bản đồ từ 1 đến 10 và mỗi bản đồ đều có những soát điểm, di chuyển đến đâu là phải báo cáo cho BCH/TĐ biết để kịp thời yểm trợ. Kèm theo đó còn có những hỏa tập tiên liệu… tất cả đều được mã hóa, VC có bắt được tần số của chúng tôi thì cũng mù vì chỉ có sĩ quan mới có tập giải mã này. Nói đến đây không thể không nhắc đến Thiếu Tá Lê Quang Liễn, TĐP/TĐ7, ông là người soạn ra tập mã hóa này, tất cả đều bằng số, và các sĩ quan cũng như hiệu thính viên đều phải cố gắng nhớ càng nhiều càng tốt…

              

    Cầu An Lỗ trước 1975

              

    Ngày 20/3/1975, đơn vị tôi rút về đóng quân tại cây số 17, nhiệm vụ là bảo vệ cầu An Lỗ để bảo đảm an ninh lộ trình cho Lữ Đoàn 369 của Tr/Tá Nguyễn Xuân Phúc đi chuyển qua rồi mới tới TĐ7 sẽ rút sau cùng theo chiến thuật cuốn chiếu. Tôi còn nhớ rõ là sáng hôm đó tôi đã đứng nghiêm chào khi Thiếu Tá Lâm Tài Thạnh, TĐT/TĐ9 đi ngang qua cầu. Ngồi trên xe ông chào lại và mỉm cười. Ông và tôi quá quen thuộc vì trước đó không lâu ông là TĐP/TĐ7 và tôi là ĐĐP/ĐĐ2/TĐ7, cùng chung cánh B do ông chỉ huy.

    Ngày 21/3/1975, thật là bất ngờ khi được Thiếu Tá Phạm Cang cho tôi 6 giờ phép về thăm gia đình. Bất ngờ là vì suốt hơn 2 năm hành quân ở Quảng Trị, qua 2 đời TĐT, Th/Tá Nguyễn Kim K16 VB rồi Th/Tá Phạm Cang K20 VB, qua 2 cái Tết, tôi chưa bao giờ được cấp 1 giờ phép, mặc dù gia đình tôi ở Huế, chỉ cách nơi tôi hành quân khoảng 50 cây số…

              

    Thiếu Tá Phạm Cang, TĐT/TĐ7 TQLC @ tqlcvn.org

              

    Cầm tờ giấy phép trong tay, tôi đu theo chiếc GMC tiếp tế trên đường trở về hậu trạm ở Mang Cá và về đến nhà khoảng 11 giờ sáng. Đến 12 giờ trưa thì ba tôi đi làm về, tôi cùng gia đình ăn một bữa cơm sau hơn 2 năm xa cách từ ngày ra trường (15/12/1972). Ba tôi làm việc tại Viện Đại Học Huế, ông cho tôi biết là tất cả nhân viên đã sẵn sàng di tản vào Đà Nẳng khi có lệnh. Khoảng 1 giờ trưa, từ giã gia đình, tôi đi xe Honda qua Bưu Điện Huế để gọi điện thoại về cho “em gái hậu phương” ở Sài Gòn. Tôi chỉ cho biết là tôi sẽ đi thăm chú K. (chú K. là chú của tôi đang dạy học tại Đà Nẵng). Nói chuyện được 5 phút, phải ngưng, nhường cho người khác vì người chờ để gọi quá đông. Có một ông nhận là ký giả hỏi tôi là có gởi hay nhắn gì về Sai Gòn không, ngày mai ông sẽ về SG. Tôi cám ơn ổng vì chẳng có gì để gởi.

    Lại leo lên xe Honda ra bến xe để trở lại nơi hành quân. Hơn 2 năm trời được 6 giờ phép vể thăm cha mẹ ngay trong vùng hành quân! Những ai không ở trong hoàn cảnh lính chiến trên địa đầu giới tuyến thì tưởng đó là chuyện đùa, chính tôi cũng tưởng đùa, nhưng mà là thật. Không phải cấp chỉ huy làm khó thuộc cấp, chúng tôi, từ trên xuống dưới đều thế cả, vì nhiệm vụ mà phải hy sinh, vì tụi VC xâm lăng muốn “làm khó, làm khổ” đồng bào.

    Ba giờ chiều, ra đến vị trí đóng quân, thì một ngạc nhiên khác lại đến với tôi, đó là đơn vị của tôi đã không còn ở chỗ cũ như hồi sáng nữa mà đã hành quân trở ra lại Quảng Trị rồi!.

    Ngày 22/3/1975, một ngày khá yên tĩnh, khoảng 8 giờ sáng, toán tiền đồn báo về là từ hướng Quảng Trị có một số quân và dân đang di chuyển về tuyến chúng tôi. Tôi được lệnh là chận tất cả lại. Hỏi chuyện một Trung Úy Địa Phương Quân thì được biết là quân chính quy Bắc Việt rất đông cùng với nhiều chiến xa đã chiếm Quảng Trị, nơi mà mấy ngày trước, TQLC vừa bàn giao tuyến lại cho BĐQ và ĐPQ.

    Đến chiều thì địch xuất hiện, ngang nhiên như chỗ không người, họ đâu có ngờ là TQLC vẫn còn đây, và được chúng tôi tiếp đón rất nồng hậu bằng hỏa lực cơ hữu cùng với 1 M41 tăng phái. Địch rút.

    Ngày 23/03/1975, một ngày khá căng thẳng, 2 bên gờm nhau, địch biết ta, ta biết địch nhưng 2 bên đều án binh bất động. Hai bên đều đánh hơi được là thế nào cũng sẽ có 1 cuộc thư hùng xa xảy ra nhưng chưa biết sẽ xảy ra khi nào thôi. Gọi pháo binh không được, không biết tại sao. Từ khi tôi làm ĐĐP, luôn luôn có 1 Thiếu Úy “đề lô” thuộc pháo binh cơ hữu của TQLC đi với tôi nhưng mấy ngày gần đây không còn thấy nữa. Đã 3 tháng nay, sĩ quan “đề lô” của pháo binh TQLC đi với tôi là Thiếu Úy Lê Hạ Huyền. Tôi nhớ rõ họ tên vì ông T/U Huyền là bà con với tôi, tôi gọi ông bằng chú măc dù tuổi ông nhỏ hơn tôi.

    Ngày 24/03/1975, tôi nằm trên tuyến với 3 Trung Đội 1, 2 và 3. Cả 3 trung đội dàn hàng ngang nằm trên những đụn cát, chỉ có những bụi dương liễu cao khoảng nửa mét, không có chỗ ngụy trang. Xin nói thêm là trong giai đoạn lính tổng trừ bị TQLC “được” làm lính địa phương, đối phó với giặc có chiến xa thì quân số của một đại đội TQLC trung bình là 160, bao gồm một tiểu đội chống chiến xa (TĐCCX). Mỗi quân nhân trong TĐCCX ngoài 1 cấp số đạn M16 còn mang 3 khẩu M72. Tức là mỗi đại đội TQLC có hơn 30 khẩu M72, một loại vũ khí diệt tank hữu hiệu vào thời điểm đó.

    Hôm ấy khoảng 10 giờ sáng mà trời vẫn còn sương mù dày đặc, tầm nhìn rất giới hạn, toán tiền đồn báo là có tiếng của chiến xa (CX) nhưng chưa xác định được loại nào vì chưa thấy rõ. Mặt trời từ từ xuyên thủng màn sương mù dày đặc và chúng tôi đã thấy chiến xa địch xuất hiện, 1 rồi 2, rồi 3, rồi 4, rồi 5 chiếc T54 với bộ binh tùng thiết, dàn hàng ngang tiến thẳng về hướng phòng thủ của đại đội tôi. Tôi gọi máy báo cho ĐĐT là Đại Úy Ngô Kim Anh biết tình hình và xin pháo binh yểm trợ. Tôi gọi pháo binh, cho tọa độ. Tràng đầu tiên hơi xa, tôi điều chỉnh gần lại 50, vẫn còn xa, gần lại 50 nữa thì đạn đã nổ chụp ngay trên đội hình của địch. Địch bắt đầu dừng lại, lúng túng rồi hoảng hốt, địch chưa thấy ta. Yếu tố bí mật và bất ngờ đang nằm phía ta. Lệnh đại đội cho tôi chơi ống thổi lửa (M72) nhưng chưa cần thiết, một khi phóng M72 ra là phải chắc ăn, “cua phải bị nướng”, phải chờ chúng tới thật gần, nhất 9 nhì bù, CX còn ở xa, không trúng mục tiêu mà vị trí của mình bị lộ thì… với hỏa lực của T54, một khẩu đại bác 100 ly cộng với đại liên nó mà quạt lại thì tiêu, TQLC sống hùng, sống mạnh nhưng chắc là không sống lâu.

    Cái hấp dẫn, hồi hộp, căng thẳng, bình tĩnh, sống chết trong đường tơ, mạng của hằng trăm lính trên tuyến đối diện với CX địch chính là tùy thuộc vào cấp chỉ huy lúc này đây. Lúc này đây, tôi không nghĩ gì đến cha mẹ tôi ở Huế, ngừơi yêu ở Saigòn, em hậu phương ở Đà Lạt, những nụ cừoi duyên BTX sáng Chúa Nhật trên khu phố Hòa Bình, nhà Thủy Tạ v.v… mà là mạng sống của anh em tôi, của tôi trứơc họng súng 100 ly của T54.

    Tôi còn nhớ thời gian TĐ7 về “hấp” ở TTHL Đống Đa tại Phú Bài, trong 1 buổi huấn luyện và thực tập bắn M72, tôi được chỉ định bắn M72 cho quân nhân trong ĐĐ xem. Với cự ly 150 mét, trời nắng, gió nhẹ, tầm quan sát rõ, tôi đã bắn bay mục tiêu là 3 cái thùng phuy tượng trưng cho T54. Đó là kết quả của những ngày thao trường đổ mồ hôi, công sức huấn luyện của các Đ/Úy Tôn, Đ/U Nhồng, Đ/U Thái, Đ/U Dục … Xin thành thật cám ơn quý vị, nhờ các vị huấn luyện đã tạo cho tôi niềm tự tin trứơc họng súng CX T54, tôi sẽ chờ chúng tới thật gần, vào tầm hủy diệt 99% của súng chống CX M72.

              

    Chiến xa T54 của CSBV bị bắn cháy

              

    Chúng tôi quyết ém quân chờ chiến xa địch, lọt ăn, không lọt đền, phải tương đối chắc ăn mới khai hỏa. 200 mét, rồi 180 mét, rồi 150 mét, tôi ra hiệu cho TĐCCX chuẩn bị, sẵn sàng rút chốt an toàn của M72. T54 cùng bộ binh tùng thiết rõ dần dần, mặc quần áo kaki Nam Định, đầu đội nón cối, tất cả đều ngụy trang bằng những cành dương. Pháo binh vẫn rót vào vị trí địch, 1 tràng, 2 tràng, 3 tràng… Bùm! Bùm! Bùm! Khói lửa mịt mùng, 1 T54 đã bị trúng đạn pháo binh, 2 chiếc bị trúng M72, bộ binh tùng thiết bắt đầu rụng, địch nao núng rồi chuyển hướng chạy về phía rừng dương ẩn núp. Nhưng khốn khổ cho chúng là nơi đó có Trung Đội 2 phòng thủ được tăng cường chiến xa M41. Tôi nhìn ra đàng sau thì thấy đại đội trưởng đang bàn luận với Thiếu Tá Lê Quang Liễn, Tiểu Đoàn Phó, ông là người chỉ huy trực tiếp cánh B. Mỗi lần đụng trận, ông luôn có mặt tại tuyến đầu với tụi tôi. Đó là cách đánh giặc của VB/TQLC.

    Ta và địch gần như “sáp lá cà”, không dùng PB được nữa, TQLC và M41 trực diện với T54 và VC tùng thiết! Thiệt hại cả hai bên, chiến trường là thế, địch chết la liệt thì anh em TQLC chúng tôi cũng thiệt hại không ít. Nhưng biết làm sao hơn, chúng tôi đã tận dụng những gì học hỏi được ở quân trường và kinh nghiệm chiến trường, đã tận lực sức người và khả năng chỉ huy để giảm thiểu thiệt hại cho đồng đội và quan trọng hơn, chúng tôi vẫn đứng, thuộc cấp thấy chúng tôi vẫn đứng, đó là điều trường Mẹ không hổ thẹn có những đứa con như thế, như thế.

    Đến chiều tối thì được lệnh rút, mang theo thương binh tử sĩ, bỏ mặc vũ khí chiến lợi phẩm, súng ta còn mang không hết thì mang theo “củi” của địch làm gì? Súng không đạn là củi. Mang theo “củi” để kể công để thượng cấp cho ADBT! Địch cũng án binh bất động.

              

    Thiếu tá Lê Quang Liễn, TĐP/TĐ 7 TQLC @ tqlcvn.org

              

    Đêm 24/3/1975, khoảng 12 giờ khuya, trên đường lui binh, chúng tôi lại bắn cháy 1 chiến xa, không phải T54 mà là M41 của ta. Không phải bắn lầm đơn vị bạn vì tối trời mà cố tình bắn vì M.41 đã hết xăng, phải dùng M72 để bắn cháy M41 sau khi đã thảy vào pháo tháp 2 trái lựu đạn. Dứt khoát không để lọt vào tay địch.

    Khoảng 2 giờ sáng, trên đường rút quân, Thiếu Tá Lê Quang Liễn gặp tôi, ông và tôi im lặng xiết tay nhau như chúc mừng nhau còn sống, rồi chụm đầu trên tấm bản đồ dưới ánh đèn pin trong M113 để xác định…, ông dặn tôi nhớ chuyển thương binh nặng ưu tiên đi trước, vì có tín hiệu báo cho biết địch đang áp sát theo sau.

              

    Bản đồ khu vực cửa Thuận An

              

    Ngày 25/3/1975, khoảng 8 giờ sáng TĐ7/TQLC về tới cửa Thuận An, ở đây đã có rất đông dân chúng cùng các đơn vị bạn khác trong tình thế vô cùng hỗn độn mà chắc chắn có du kích và đề-lô PB địch trộn vào, sẽ vô cùng nguy hiểm khi có súng nổ hay làm mục tiêu cho pháo địch, vì thế Th/Tá Phạm Cang cho lệnh tiếp tục di chuyển dọc theo bờ biển xuôi về phía Nam để bắt tay với đơn vị đi trước là TĐ4/TQLC của Th/Tá Đinh Long Thành K19. Vì TĐ7 là tiểu đoàn đoạn chiến, đi sau cùng trong hệ thống chỉ huy của Lữ Đoàn 147/TQLC được lệnh lui về Đà Nẵng theo lộ trình dọc theo bờ biển Thuận An rồi vượt qua cửa Tư Hiền để vào Đà Nẵng, nếu không có tàu HQ vào bốc.

    Đến trưa, gặp TĐ4/TQLC, tiểu đoàn cho lệnh dừng quân, lập tuyến phòng thủ ngay trên các đồi cát.

              

    Vị trí của các TĐ TQLC

              

    Nhìn lại phía sau, chúng tôi thấy cả một đám đông, rất đông bám sát theo sau chúng tôi. Thật là cảm động và xót thương cho đồng bào tôi, nhưng “tình dân quân cá nước” trong hoàn cảnh này thì thật nguy hiểm cho cả hai bên. Chúng tôi mở đường hướng dẫn cho họ tiến về phía trước, xuôi Nam, nhưng hình như đồng bào không muốn rời xa chúng tôi!

    Giữa bãi cát bao la, trên trời ánh nắng chói chan rọi xuống, trước mặt là biển cả xanh ngắt, sau lưng là đầm Cầu Hai, đầm Hà Trung nước mênh mông, nhưng bi đông chúng tôi đã cạn khô, cổ chúng tôi đắng nghét vì khói thuốc và khói súng, khát, khát và khát! Một chiếc trực thăng từ hướng Đà Nẵng bay ra và thả tự do xuống một số thùng gạo sấy để tiếp tế cho chúng tôi, gạo sấy lấy nước nào đổ vào để thành cơm?

    (Sau này trong bài viết Tháng Ba Buồn Hiu của Tiểu Cần, âm thoại viên của Tướng Tư Lệnh TQLC thì trực thăng đó là C&C của Tư Lệnh, người mang gạo ra tiếp tế chính là chánh văn phòng, NT Nguyễn Quang Đan K21 và Tiểu Cần, vì xin nhưng không còn trực thăng để tiếp tế lương thực và nước uống cho quân sĩ! Trực thăng bay đi đâu hết rồi!)

    Đến chiều thì gặp Trung Úy Hoàng Công Một K25 thuộc Tiểu Đoàn 5 TQLC điều quân, 2 thằng chỉ thăm hỏi nhau được vài câu và sau đó thì ai làm phận sự người đó. Trung đội trưởng Cúc của ĐĐ H.C. Một đã hy sinh tại đây.

    Đến tối thì VC đã tấn công TĐ4/TQLC, Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam K22, Tiểu Đoàn Phó và Đại Úy Tô Thanh Chiêu, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 hy sinh..

              

              

    Thiếu Tá Phạm Cang, TĐT/TĐ7 bị thương nhẹ do trúng miểng của cối 82 ly VC khi điều động M113 đánh chiếm mục tiêu.

    Em ruột TT Liễn cũng bị tử thương vào buổi chiều.

    Theo kế hoạch, 12 giờ khuya sẽ có tàu vào bốc, nhưng chờ mãi chẳng thấy.

    Ngày 26/03/1975, nhìn ra khơi thấy nhiều tàu của Hải Quân, lớn có nhỏ có. Đến trưa thì có 1 chiếc tàu há mồm vào để bốc thương binh và BCH/LĐ. Một chiếc thứ 2 vào, nhưng lần này thì không được may mắn như chiếc trước, địch đã dùng hỏa tiễn tầm nhiệt AT3 bắn vào ngay ống khói của tàu và tàu coi như bất khiển dụng. Một số chết và bị thương ngay trên tàu.

    Kể từ giờ phút này, Thiếu Tá Phạm Cang, TĐT/TĐ7 nắm quyền Xử Lý Thường Vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐ 147 TQLC. Theo kế hoạch của ông thì TĐ7 bung rộng ra, sẽ là nốt chặn cuối cùng, làm an toàn bãi bốc cho các TĐ bạn và TĐ7 sẽ là đơn vị cuối cùng lên tàu sau TĐ4, TĐ3, TĐ5 TQLC. Rất tiếc là chẳng có chiếc tàu nào vào bốc kể từ đó mặc dù đến chiều vẫn có lệnh là 8 giờ tối sẽ có tàu vào, rồi đến tối lại có lệnh là 12 giờ khuya sẽ có tàu vào…và chẳng bao giờ có tàu HQ vào đón chúng tôi. Đứng trên cát, tứ bề nước mênh mông, không nước, không đạn, nhưng chúng tôi còn có cấp chỉ huy và đồng đội.

    Th/Tá Phạm Cang, TĐT/TĐ7 kiêm xử lý thường vụ chỉ huy LĐ147/TQLC khi đó đã bắt liên lạc được với ngừơi bạn cùng K20 chỉ huy đoàn tàu LCM sẵn sàng bốc TĐ7 vào Đà Nẵng, nhưng Th/Tá Cang đã từ chối, không thể chỉ đi có TĐ7, mà phải ở lại cùng toàn thể Lữ Đoàn, trong đó có TĐ4 của NT Đinh Long Thành K19, TĐ5 của NT Phạm Văn Tiền K20, TĐ3 của NT Nguyễn Văn Sử K20. Tôi xin trích đoạn bài viết của Th/Tá Phạm Cang:

    _ “10 giờ sáng ngày 25/3/75, trên tần số không lục tôi nhận ra tiếng người bạn cùng khóa, Thiếu Tá Trần Văn Thao, anh chỉ huy đoàn tàu Quân Vận (LCM) từ Đà Nẵng ra Thuận An để đón BĐQ, nhưng không thể nào liên lạc được. Anh hỏi tôi có thấy anh em Mũ Nâu không. Nhìn quanh tôi chỉ thấy 5, 3 anh. Tôi cho Thao biết. Anh nói: “Tôi sẽ đưa các bạn vào Đà Nẵng, hãy chuẩn bị và đánh dấu bãi bốc.”. Rất tiếc tôi không thể chỉ đưa TĐ7 đi, vì còn trách nhiệm với các tiểu đoàn bạn. Tôi cám ơn Thao”.

    Một tấm gương sáng khác của cấp chỉ huy mà tôi cần nhắc đến: Th/Tá Lê Quang Liễn, tải thương xác ngừơi em ruột lên tàu xong rồi vị Tiểu Đoàn Phó TĐ7 của chúng tôi nhẩy xuống biển, bơi trở lại vào bờ để cùng sống chết với chúng tôi.

    Đêm 26 rạng ngày 27 tháng 3 năm 1975, một đêm trăng sáng vằng vặc, biển động, nhìn ra xa vẫn thấy đèn của Hải Quân lấp lánh ngoài khơi… và chúng tôi “chôn súng”!

    Những người lính TQLC đã bắn cháy chiến xa T54 của địch, đã bị hỏa tiễn tầm nhiệt AT3 của địch bắn cháy tàu của họ. Họ đã nhai những hạt gạo sấy sau cùng vào ngày hôm qua, đã bắn những viên đạn cuối cùng vào ngày hôm nay. Và khi không còn gì để chiến đấu, họ đã tự đào hố để chôn súng, bản đồ, địa bàn, thẻ bài, bằng lái xe, bằng dù, thẻ quân nhân…và đã cắn răng chôn ngay cả cái nhẫn Võ Bị, là vật bất ly thân của những sĩ quan xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

    Những người lính Tổng Trừ Bị thuộc ĐĐ2/TĐ7/Lữ Đoàn 147 Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu và bị bắt làm tù binh chiến tranh (POW: Prisoner Of War) như vậy đó.

    Bất cứ ai, đừng bao giờ bảo Lữ Đoàn 147/TQLC là những hàng binh, nguy hiểm vô cùng, hãy cẩn thận trong lời nói, thưa các ông, xin nhắc lại: NGUY HIỂM VÔ CÙNG!!!

    Riêng cá nhân tôi, 1 người lính VNCH, 1 kẻ chiến bại, tôi chưa bao giờ oán trách cấp chỉ huy của tôi dù là cấp Tiểu Đoàn Trưởng hay vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội. Cái nhìn của tôi chỉ là ở cấp chiến thuật, làm sao biết được cấp chiến lược… Bao nhiêu đắng cay, tủi nhục… đổ lên đầu kẻ chiến bại. Nếu sau khi mất QĐI, rồi QĐII, Hoa Kỳ giữ đúng cam kết với đồng minh VNCH, lại nhảy vào cuộc chiến, như đã xảy ra tại Triều Tiên năm 1953, nếu kết thúc cuộc chiến mà VNCH là kẻ chiến thắng, chúng ta sẽ nói gì? Nói ngược lại chăng? Hỏi tức là trả lời. Chúng ta hãy suy nghĩ 1 cách công bằng.





    *
    Một người bạn đã hỏi tôi sẽ làm gì nếu lịch sử được lập lại hay nếu có kiếp sau?

    Vâng, câu trả lời của tôi là tôi sẽ lại tình nguyện thi vào Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, rồi khi ra trường lại sẽ tình nguyện gia nhập lực lượng Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Và nếu được chọn lựa thì tôi xin được chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Tư Lệnh Phó TQLC Nguyễn Thành Trí, Trung Tá Lữ Đoàn Trưởng TQLC Nguyễn Xuân Phúc, Trung Tá Lữ Đoàn Phó Đỗ Hữu Tùng, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Phạm Cang, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó Lê Quang Liễn v.v… Đó là những cấp chỉ huy mà tôi rất ngưỡng mộ và kính phục, trên chiến trường cũng như trong “tù trường”…



    Người trong cuộc, Mũ Xanh Lê Khắc Phước, ĐĐ2/TĐ7/LĐ147/TQLC








    --------------------------------------------------------

    Phụ chú của HVR

    Tại thôn An Dương, thuộc quận Phú Vang Huế, một địa điểm chỉ cách bờ biển Thuận An khoảng 2km về phía Nam, vào cuối tháng 3/1975, dân chúng địa phương sau cuộc chiến đã chôn cất rất nhiều chiến sĩ TQLCVN hy sinh ngay trên bãi biển. Sau hơn 35 năm, nước biển đã lấn chiếm đất liền và nhất là trận bão lụt năm 1999 đã cuốn một số hài cốt ra khơi.

    Với sự mong mỏi của đồng bào làng An Dương, nhất là những người đã tự tay chôn cất những người tử nạn, từ bao nhiêu năm nay, là làm sao để cải táng và di chuyển những hài cốt xiêu lạc này vào một khu đất khô ráo xa bờ biển; đến tháng 7/2010, với sự trợ giúp tài chánh của người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại, Hoa Kỳ và Canada, đồng bào thôn An Dương đã di chuyển hài cốt của các tử sĩ VNCH từ ngoài bờ biển vào đất liền với mộ phần khang trang, có bia mộ và nhà lăng.

    Trong dịp này người dân thôn An Dương chỉ tìm thấy 132 bộ hài cốt gói trong poncho. Trong số bộ hài cốt này, tiếc thay, chỉ có 7 thẻ bài và một căn cước của những người đã hy sinh.

    Số 132 bộ hài cốt này được cải táng, mỗi hài cốt được đặt vào một tiểu sành riêng, loại quan tài nhỏ gọi là cách tiểu hay quách. Mỗi mộ phần có đánh dấu nhưng chỉ mộ của di cốt nào có thẻ bài mới có tên trên bia mộ.

    Một vài hình ảnh trên báo chí Việt ngữ (hải ngoại) về khu vực cải táng và xây mộ những chiến sĩ TQLC/VNCH đã hy sinh tại Thuận An, cuối tháng Ba, 1975.

              








    Khu mộ tập thể 123 mộ, chia làm 4 khu, ở giữa là bia thờ


              


    https://hon-viet.co.uk/MuXanhLeKhacPhuo ... onSung.htm
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”