Trung Quốc dòm ngó nước Úc

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Trung Quốc dòm ngó nước Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Trung Quốc dòm ngó nước Úc






    Các viên chức của Trung Quốc thường xuyên chỉ ra cho giới doanh nhân và chính trị gia Úc thấy rằng nước Úc chẳng là cái đinh gì để phải gồng mình nhảy vào vấn đề tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng rõ ràng vấn đề an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Australia hoàn toàn dựa trên những định chế đã tồn tại từ sau năm 1945 đến nay. Nếu các định chế này bị thay đổi an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của nước Úc sẽ bị Trung Quốc đe dọa.

    Trung Quốc tranh chấp lãnh hải ở biển Đông hoàn toàn không dựa vào những định chế biển mà cả thế giới từ lâu tuân theo. Ngược lại họ chỉ dựa vào lịch sử riêng của họ. Nếu Trung Quốc thực sự có thiện chí giải quyết vấn đề biển Đông theo Công ước Biển thì họ sẽ phải trả lời về những dị biệt mà tòa án quốc tế đã phán xét trong vụ kiện của Philippines trong năm 2016.

    Thay vì thế, Trung Quốc ngang ngược cho rằng lịch sử của họ cho thấy họ là chủ nhân của vùng biển Đông từ ngàn xưa. Họ từ chối công nhận phán quyết của tòa án quốc tế và cho rằng không có một tòa án nào có thể phán quyết việc nội bộ của Trung Quốc.

    Để tránh tiếng xâm lược và ăn cướp, Trung Quốc gọi những vùng lãnh thổ họ chiếm là thu hồi. Không quốc gia nào lại đi xâm lược chính lãnh thổ của mình. Đó là tất cả cái lý sự mà Trung Quốc dùng trong tranh chấp lãnh hải tại biển Đông.

    Nhiều chính trị gia Úc có lẽ ăn phải bã tuyên truyền của Trung Quốc nên cứ khẳng định rằng Trung Quốc là quốc gia trỗi dậy trong hòa bình và sẽ không xâm lược nước nào khác. Ngày xưa có lẽ vì tin vào những lời đường mật này mà các tiểu quốc lân bang đã dần dần bị người Hán thôn tính dần dần bằng các mưu ma chước quỷ như mọi người từng đọc trong Tam Quốc Chí hay các tác phẩm đại loại như thế.

    Trung Quốc luôn cố gắng làm cho mọi người hiểu rằng Trung Quốc là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và không bao giờ bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực. Cựu thủ tướng Úc Malcolm Fraser đã mô tả Trung Quốc là một đồng minh nguy hiểm của Úc trong cuốn sách Dangerous Allies của ông xuất bản năm 2014.

    Trong cuốn sách của mình ông Fraser đã cho thấy Trung Quốc đã phát triển như thế nào từ một tiểu quốc nhỏ bên hạ lưu sông Hoàng Hà và Dương Tử biến thành một đại quốc với biên giới kéo dài từ vùng sa mạc Trung Á đến đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, đến tận phía Bắc Siberia? Nếu không có thôn tính lãnh thổ bằng vũ lực, liệu Trung Quốc có một lãnh thổ mênh mông như ngày nay không?

    Cứ đọc những bộ binh pháp như của Tôn Tử thì đủ biết rằng lịch sử của Trung Quốc là lịch sử của tham vọng bành trướng lãnh thổ dùng đủ mọi thủ đoạn lừa bịp, cưỡng đoạt. Việc lừa dối các lãnh tụ chính trị của những quốc gia khác để thôn tính lãnh thổ là sách lược chủ yếu trong binh pháp của Tôn Tử.

    Binh Pháp Tôn Tử rõ ràng đã được Trung Quốc sử dụng trong việc bành trướng lấn chiếm ở Biển Đông, cướp lãnh hải của những quốc gia như Phi, Việt Nam… Nhưng hải quân Trung Quốc đã thực hiện việc lấn chiếm và những thời điểm thích hợp, và dùng những biện pháp quân sự hạn chế có tính toán để không làm bùng lên những cuộc khủng hoảng quân sự khiến Mỹ và NATO phải can thiệp.

    Trung Quốc đã dùng vũ lực để sát nhập những vùng lãnh thổ Yunan và Tây Tạng ở phía Nam. Cũng có những lúc bản thân Trung Quốc bị các thế lực ngoại xâm chiếm đóng và các lãnh thổ mới được sát nhập vào. Ví dụ Mãn Châu thôn tính Trung Quốc năm 1644 và sát nhập lãnh thổ Mãn Châu vào Trung Quốc. Những năm 1750 Trung Quốc dùng vũ lực mở rộng biên giới về phía Tây sát nhập vùng Xinjiang vào đại lục.

    Đây không phải là những vụ bành trướng lãnh thổ hòa bình. Hoàng đế nhà Thanh đã ra lệnh diệt chủng giết chết ít nhất 500,000 người của bộ tộc Dzungar và bắt số còn lại làm nô lệ. Toàn bộ bộ tộc này đã bị xóa sổ hoàn toàn trong lịch sử Trung Quốc.

    Ba thế kỷ trước khi Đô Đốc Trịnh Hòa thực hiện các chuyến thám hiểm, hoàng đế nhà Minh đã xâm lược các quốc gia vùng Đông Nam Á và các tiểu quốc gần vùng Tiểu Á. Những vùng đất này bây giờ thuộc tỉnh Vân Nam. Việt Nam cũng từng bị thôn tính và sát nhập vào Vân Nam nhưng sau đó may mắn dành lại được lãnh thổ, tức Việt Nam ngày nay. Những chuyến đi của Trịnh Hòa nằm trong mưu đồ tìm và thôn tính lãnh thổ các quốc gia khác của nhà Minh.

    Hạm đội của Trịnh Hòa không phải là hạm đội hòa bình. Ông ta là người Hồi Giáo gốc vùng Vịnh vốn có liên quan mật thiết với các triều đại Mông Cổ cai trị Trung Hoa thời gian lâu trước khi bị nhà Minh đánh đuổi khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Khi còn bé Trịnh Hòa bị bắt và bị thiến khi quân nhà Minh thôn tính Vân Nam. Trịnh Hòa thăng tiến trong quân đội dưới sự che chở của một vị tướng hoàng thân quyền lực là Zhu Di. Ông này sau đó tiếm ngôi vua và hành quyết hàng ngàn thân thích hoàng tộc để bảo vệ ngai vàng của mình.

    Trên đường đi của mình, hạm đội của Trịnh Hòa đánh phá, cướp bóc, bắt cóc và thiết lập những đồn biên phòng trên những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc vừa sát nhập. Quân của Trịnh Hòa đã thiết lập căn cứ ở vùng Malacca, Samudera để kiểm soát con đường hàng hải đi qua eo biển Malacca. Thậm chí vua của Sri Lanka còn bị bắt và mang về Bắc Kinh.

    Nếu phải đối diện với những bằng chứng “lịch sử” mà Trung Quốc viện dẫn để tuyên bố chủ quyền, liệu nước Úc sẽ phải xử lý như thế nào? Nếu không, nước Úc mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Thậm chí nước Úc sẽ xử lý thế nào nếu Trung Quốc đưa ra “bằng chứng lịch sử” rằng nước Úc từng là lãnh thổ bị mất của thiên triều Trung Quốc?

    Ngày 25/11/2016 thuyền huấn luyện hải quân của Trung Quốc mang tên Zheng He cập bến Sydney. Zheng He là một đô đốc nổi tiếng của Trung Quốc trong thế kỷ 15. Lãnh sự Trung Quốc tại Sydney đã có bài phát biểu chào mừng thế này: Trung Quốc là một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết chọn con đường phát triển trong hòa bình. Cách đây 6 thế kỷ hạm đội của Zheng He đã không dùng lực lượng của mình để chiếm bất cứ mảnh đất nào của các quốc gia trong khu vực. Ngày nay lực lượng hải quân Trung Quốc cũng chỉ có một mục đích đó là bảo vệ hòa bình, không hề có tham vọng bành trướng lãnh thổ. Tàu Zheng He đến trong hòa bình và sẽ trở về ngập tình hữu nghị.

    Nhưng sự thật là hải quân Trung Quốc đã đánh chiếm biển đảo của Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác trong khu vực. Trong khi đưa đẩy những lời hoa mỹ về trỗi dậy trong hòa bình và tình hữu nghị Trung Quốc đã quân sự hóa vùng biển Đông và đưa vũ khí hạng nặng ra, xây đắp biến các vùng đảo san hô trong lãnh hải quốc tế thành lãnh thổ của Trung Quốc.

    Từ những căn cứ quân sự trên biển này, Trung Quốc có thể dùng vũ khí của họ để tấn công vào nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ và Australia. Rõ ràng Trung Quốc đã thực hiện việc chiếm đất, bành trướng lãnh thổ không có tiếng súng, nhưng tuyệt đối không thể gọi đó là thu hồi lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình.

    Lịch sử của Trung Quốc là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược và sát nhập lãnh thổ không ngừng. Việt Nam cũng đã nhiều lần trở thành lãnh thổ của Trung Quốc nhưng cuối cùng đã may mắn dành lại được độc lập.

    Vào những năm 1420 các đoàn thuyền thám hiểm của nhà Minh đã cập bến lãnh thổ Australia. Trong nhiều thế kỷ sau đó Trung Quốc đã đưa người đến sống trên lãnh thổ Úc, có quan hệ với thổ dân và đã mang văn hóa Trung Quốc vào nước Úc.

    Khi lãnh sự Trung Quốc tại Sydney nhắc lại rằng đô đốc Zheng He đã đặt chân lên nước Úc, nhiều người Úc đã tự hỏi ông ta muốn gì. Tuy nhiên sau đó người ta cho qua và tin rằng đó chỉ là một bài phát biểu vô thưởng vô phạt. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, nếu Trung Quốc có quyền thiết lập lại những định chế trên biển Đông thì không ai có thể chắc rằng Trung Quốc không tuyên bố rằng Australia cũng là lãnh thổ của Trung Quốc từ ngàn xưa?

    Do đó việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông nên được toàn thể người Úc quan tâm chứ không nên coi thường. Những bằng chứng mà Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên biển Đông cũng tương tự như những bằng chứng Trung Quốc phát hiện ra lục địa Australia cách đây 6 thế kỷ.

    Dĩ nhiên Trung Quốc cũng có thể dùng tài liệu như cuốn sách “1421, Năm Trung Quốc phát hiện ra cả thế giới” của tác giả Gavin Menzies một nhà nghiên cứu người Anh.

    Theo tài liệu này thì Trung Quốc phát hiện ra cả Châu Mỹ, Châu Úc và New Zealand cùng những nơi khác. Nhưng những bằng chứng của Gavin Menzies đã bị một nhà sử học Úc là Geoff Wade thách thức công khai trong chương trình Four Corners của đài ABC vào năm 2006.

    Trung Quốc đã nhiều lần cảnh cáo Australia nên đứng ngoài những tranh chấp về chủ quyền lãnh hải trên biển Đông.

    Một điểm nữa người Úc cần lưu ý là dưới một thể chế độc tài như tại Trung Quốc không có một sử gia hay một nhà nghiên cứu độc lập nào dám thách thức quyết định của đảng và chế độ. Do đó nếu đảng cộng sản Trung Quốc nói rằng Australia là lãnh thổ của Trung Quốc vì đô đốc Zheng He đã từng đến lục địa này, thì toàn thể người Trung Quốc sẽ tin như vậy. Tất cả những tài liệu nào đi ngược lại với những tuyên bố lãnh thổ của đảng cộng sản Trung Quốc đều bị cấm xuất bản ở Trung Quốc.

    Có thể thấy rằng Trung Quốc thậm chí muốn tuyên bố rằng Australia vốn là đất của triều đình Trung Hoa từ thời đô đốc Trịnh Hòa.

    Ls Lê Đức Minh


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”