Thủ Thiêm

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Thủ Thiêm

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Lê Thanh Hải, lãnh chúa Sài Gòn – Gia Định





    Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt), sinh 20/2/1950, quê xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, vào Đảng Cộng sản Việt Nam 17/4/1968.

    Hải tham gia CM năm 1968, hoà bình thì đi học bổ túc văn hoá.

    Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.

    Hải dần leo lên đỉnh cao quyền lực.

    Có 5 năm làm Chủ tịch tp HCM. Có hơn 10 năm làm Bí thư thành uỷ. Hải tham gia Bộ Chính trị 2 khoá, 10 và 11.

    Và cũng giống với Nguyễn Bá Thanh tại Đà nẵng, Hải là "anh Hai Sài gòn", khét tiếng tàn bạo, tham nhũng vơ vét và tham vọng quyền lực.

    Hải bật lên nhờ vào thế lực nhà vợ.

    Chị Cả của vợ là Trương Mỹ Lệ cán bộ Thành uỷ sau 1975. Chị Hai là Trương Mỹ Hoa, Uỷ viên TW, phó Chủ tịch nước.

    Khi bắt đầu lên Chủ tịch tp, Hải đã biết tập trung mọi nhánh quyền vào tay mình. "Gia tộc" Lê Thanh Hải ra đời từ đó. Và Hải đã chết danh "lãnh chúa Gia Định".

    Trong suốt thời gian làm "lãnh chúa Gia Định", Hải tạo phe cánh một lòng một dạ phục vụ mình. Đưa tay chân nắm hầu hết các cơ quan chủ chốt. Tất nhiên, người thân là ưu tiên số 1:

    • - Hải đã "cơ cấu" vợ mình là Trương Thị Hiền vào Hiệu trưởng trường đào tạo Cán bộ Tp. Khi bà ta sắp hưu, trong 2 tháng Hải đã nhanh chân "nâng" trường lên Học viện Đào tạo cán bộ. Và tất nhiên, bà Hiền được "phong" Giám đốc học viện ( 1 tháng ) rồi hưu.

      - Anh vợ, Trương Minh Nhựt, bí thư quận 4, thành uỷ viên, rồi Vụ Trưởng Ban tuyên giáo TW phụ trách phía Nam.

      - Em trai Lê Tấn Hùng, từ Tổng Chỉ huy lực lượng TN xung phong, sau đó sang Tổng GĐ cty Nông nghiệp Sài gòn.

      - Con trai Lê Trương Hải Hiếu, Thành uỷ viên, Chủ tịch quận 12.

      - Con trai Lê Trương Hiền Hoà, GĐ trung tâm xúc tiến du lịch Tp HCM.

      - Cháu, họ hàng bà con của Lê Thanh Hải tham gia làm cán bộ tại các cơ quan ban ngành tp thì... không bao giờ... đếm hết.


    Hơn 15 năm ngồi trên "đỉnh cao quyền lực", Lê Thanh Hải đã để lại hàng ngàn tiếng kêu ai oán.

    "Gia tộc" Lê Thanh Hải là "đế chế" bất khả xâm phạm, và cũng là nỗi kinh hoàng đầy nguyền rủa của nhân dân Sài gòn- Gia định.

    Hơn 15 năm nắm giữ quyền lực tột đỉnh tại tp HCM, Lê Thanh Hải đã thâu tóm cho gia đình mình của cải không đếm xuể.

    Hải đưa Huỳnh Ngọc Sĩ ( sau bị kết án chung thân ) người từng trợ lý cho mình thời TNXP về làm Trưởng ban quản lý các dự án. Từ đây, Sĩ nhận hối lộ hàng triệu USD của đối tác Nhật Bản. Tiền thì vào túi Hải, nhưng ở tù lại là Sĩ (!)

    Hải tổ chức quy hoạch tại nhiều quận huyện, lấy "đất vàng" giao cho người thân và phe nhóm. Từ Hóc Môn đến Bình Thạnh, từ quận 2 đến quận 9..đâu đâu cũng dậy sóng căm thù Hải. Oan sai với dân lành ngút trời, song Hải vẫn bình yên và leo cao.

    Ngày 03/12/2002, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã ra Quyết định số 5013/QĐ-UB ngày 3/12/2002 về việc giao 9.039 m2 đất tại phường 22, quận Bình Thạnh (trong đó có nhà, đất ở của bà Dương Thị Kính) cho Công ty Đầu tư và xây dựng Thanh niên xung phong do em ruột Lê Thanh Hải là Lê Tấn Hùng làm giám đốc để xây dựng Trung tâm Thương mại thuộc sở hữu tư nhân có chức năng kinh doanh nhà ở, dịch vụ, thương mại.

    Hải đã cho cưỡng chế , cướp đất ở của bà Dương Thị Kính, tại 255/6/27 Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

    Bà Kính bản thân đã tham gia cả hai cuộc chiến tranh ái quốc, có mẹ là Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, có bố và 3 em trai là liệt sĩ.

    Quá uất ức và buồn đau vì mất đất mất nhà, kêu cứu cũng vô vọng, bà đột quỵ và tử vong.

    Cụ Bà Nguyễn Thị The, ở Thủ Thiêm ( quận 2 ), theo nhà báo Nguyễn Tường Minh (báo Người tiẻu dùng) cho biết, cả gia đình cụ đã tan nát vì Lê Thanh Hải.

    Chồng bà, con trai bà, đã treo cổ tự vẫn vì bị cưỡng chế, ruồng bố.

    Đó chỉ là 2 trong hàng ngàn trường hợp oan ức vì mất nhà mất đất, kêu cứu hàng chục năm ròng không cơ quan nào can thiệp.

    Về Tp HCM, đến quận 2, quận 9, quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Chánh.. đâu đâu cũng dân tình cũng kể tội, lên cáo trạng về một tên lãnh chúa tham lam và tàn bạo trong thế kỷ 20-21.

    Trong khi đó, "gia tộc" Lê Thanh Hải, nhờ tham ô, vun vén cá nhân, đã giàu "nức đố đổ vách".

    "Đệ nhất phu nhân" Trương Thị Hiền chuyên "lấy xâu" hàng trăm tỷ từ các cán bộ tp tìm đến "dâng" lên để yên thân, để mua ghế, mua chức.

    Em trai Lê Tấn Hùng "xà xẻo" công quỹ 15 tỷ đang bị kỷ luật.

    Các con của Hải đã biến công sản của nhân dân thành tiền nhà, để mua những viên kim cương trị giá hàng tỷ đồng, tặng cho bồ bịch của mình.

    Con trai Hải Hiếu du học bằng ngân sách, về ẳm PCT quận 1, CT quận 12. Lắm tiền, Hiếu mua nhà, cung phụng cho "bồ" sinh con.

    Hiền Hoà, ngoài vị thế Giám đốc TT xúc tiến du lịch, thì lập công ty kinh doanh BĐS, kinh doanh đồ gỗ nội thất.

    Lý Nhã Kỳ mua du thuyền, sắm siêu xe, xây biệt thự trăm tỷ dát vàng, đeo nhẫn kim cương 7 tỷ... Lý Nhã Kỳ làm gì mà giàu ghê thế?

    Đơn giản, cô ta là "bồ ruột" của Lê Trương Hiền Hoà, và là kẻ "rửa tiền" cho "gia tộc" Lê Thanh Hải, lãnh chúa Sài gòn Gia Định.

    Đuổi dân, thu hồi đất tại quận 2, quận 9, tàn bạo với dân bao nhiêu thì Lê Thanh Hải càng "ưu ái" cho Trương Mỹ Lan ( gốc Hoa ) bấy nhiêu. Nếu Đà Nẵng có Vũ Nhôm, thì tp HCM lại có Trương Mỹ Lan, bà trùm thâu tóm công sản lẫn đất vàng của thành phố với giá rẻ mạt và thậm chí được mua chỉ định thầu. Vạn Thịnh Phát thành lập 1992, nhưng phát triển "khủng" phải đến năm 2007, năm Lê Thanh Hải bắt đầu ngồi trên ngai "lãnh chúa" Sài gòn.

    Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Trương Mỹ Lan. Tập đoàn này hiện có vốn điều lệ tới 12.800 tỷ đồng, cao hơn cả Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (9.300 tỷ đồng) và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức với mức lần lượt là 7.200)

    Chỉ riêng tại 2 công ty Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6.700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những người giàu nhất Việt Nam, tương đương với ông Dương Công Minh – chủ tịch tập đoàn Him Lam hay bà Lê Thị Thúy Ngà – chủ tịch tập đoàn Nam Cường.

    Bà chủ Trương Mỹ Lan lại khá bí ẩn, thông tin cá nhân rất hiếm hoi được tiết lộ với giới truyền thông.

    Ngoài Times Square, doanh nhân Trương Mỹ Lan hiện nắm trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều cao ốc ở những vị trí đắc địa nhất của khu trung tâm thành phố, như An Đông Plaza – Winsor Hotel, Union Square, dự án căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Năm 2013, qua các công ty trung gian, bà Lan đã mua lại Vincom Center A với giá trị chuyển nhượng công bố gần 10 nghìn tỷ đồng sau đó đổi tên thành Union Square. Ngoài các dự án nằm trên "đất vàng" trên, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence….

    Trương Mỹ Lan đang nắm giữ :

    • - CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng

      - CTCP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng

      - CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) vốn điều lệ 12.000 tỷ đồng.

      - CTCP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD) vốn điều lệ 11.000 tỷ đồng.

      - CTCP Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng


    Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ còn một dự án “vàng” Vạn Thịnh Phá thâu tóm được do Lê Thanh Hải chỉ định thầu. Đó là khu tứ giác vàng mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ - đường Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế (quận 1), nằm cạnh tháp Bitexco, trung tâm văn phòng Sunwah, đối diện tòa nhà Times Square. Khu đất 4 mặt phố ở vị trí đắc địa này có diện tích 1,31 ha.

    Cái tên Vạn Thịnh Phát thực sự được chú ý khi tại phiên xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng khai nhận 500.000 USD và 20 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan chuyển giúp cho một cán bộ cấp cao.

    Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.( “Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015 ).

    Cứ nhìn "đế chế" Trương Mỹ Lan hùng mạnh về tài chính, giàu đến phát khiếp ra sao; mỹ nữ Lý Nhã Kỳ khoe sự giàu có phù xa hoa đến thế nào... thì bạn sẽ hình dung ra "gia tộc" của Lê Thanh Hải sẽ "vinh thân phì gia" đến mức độ gì.

    Tội trạng của "lãnh chúa" Sài gòn Gia Đinh, không thể kể hết bằng bút mực. Rồi đây hắn sẽ phải trả giá cho những gì hắn gây ra đối với nhân dân tp HCM nói riêng và dân tộc này nói chung.

    Lê Hồng Hà

    Nguồn:https://www.danluan.org


              
Last edited by Bạch Vân on Thứ ba 15/05/18 17:37, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Lê Thanh Hải, lãnh chúa Sài Gòn – Gia Định

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Vụ Thủ Thiêm: Đó, đích xác là tội ác




    Bản đồ quy hoạch mới của Khu đô thị Thủ Thiêm.




    Chuyện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm (quận 2 – TP.HCM) thành “Khu Đô thị mới”, sau này đổi thành “Trung tâm Kinh tế - Tài chính – Thương mại” càng ngày càng nóng. Nhiệt độ càng lúc càng cao.

    Tuần trước, chuyện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm sôi sùng sục vì bản đồ đính kèm quyết định cho phép giải tỏa – thu hồi đất có hay không, còn hay mất hiện chưa… xác định được (!), vì chính quyền TP.HCM dám ban hành văn bản hủy quyết định phê duyệt quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm mà… Thủ tướng Việt Nam (Võ Văn Kiệt) từng ký và văn bản lạm quyền này vẫn… có giá trị thực thi (!?), vì vụ Phó Chủ tịch chính quyền một địa phương dám hủy quyết định của người đứng đầu đầu nội các là nhờ có một Phó Thủ tướng (Nguyễn Tấn Dũng) cấp cho công văn chống lưng (!!!)…

    Tuần này, chuyện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm làm người ta bàng hoàng vì toàn bộ hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương cùng ngoảnh mặt làm ngơ, cho dù 15.000 gia đình từng cư trú ở bán đảo Thủ Thiêm kêu oan ròng rã suốt hai thập niên. Suốt hai thập niên hàng chục ngàn người khốn khổ, khốn nạn vì mất nơi cư trú, không có sinh kế, chìm trong nợ nần. Suốt hai thập niên, hàng chục ngàn người vừa loay hoay kiếm cách sinh tồn, vừa kêu oan vì mỗi mét vuông chỉ được bồi thường chừng 200.000 đồng rồi ngay sau đó, mỗi mét vuông đất mà chính quyền TP.HCM cưỡng đoạt từ họ để giao cho các “chủ đầu tư” được rao bán với giá hàng chục triệu đồng. Suốt hai thập niên, giá đất ở Thủ Thiêm tăng dần từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi mét vuông nhưng tiếng kêu oan của cư dân Thủ Thiêm lọt thỏm, càng lúc tụt càng sâu xuống đáy của sự vô tâm và cả sự vô tình của xã hội…

    Tại sao phải mất 20 năm oan khiên mới thấu “Trời”? Vì lẽ gì mà đến giờ này, thiên hạ mới hài ra những cái tên như: Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân?..

    ***

    Giữa hàng triệu nhận định, bình phẩm của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam về scandal Thủ Thiêm, có không ít thông tin, tâm sự của những người đã hoặc đang là thành viên hệ thông truyền thông chính thức tại Việt Nam, tự giãi bày, tự vấn về chuyện làm thinh.

    Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, sở dĩ Thủ Thiêm trở thành thảm nạn kéo dài suốt hai thập niên là vì hệ thống truyền thông câm lặng trước “thế lực đen” trong hệ thống công quyền. Nguyên – sau khi quan sát những vụ “tụ tập phản đối” của các nạn dân, nhiều lần lặn lội trong các khu tạm cư, chứng kiến những cá nhân, những gia đình vất vưởng thế nào, tuyệt vọng ra sao “bên lề phát triển” đã viết ba bài. Loạt bài này kịp “chạy” trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị, một tháng sau, tờ báo này bị bức tử. Nguyên thú nhận, dẫu có kịp “chạy” ra giữa lộ, loạt bài đó cũng chẳng có âm vọng nào!

    Nguyên kể thêm rằng đã trôi giạt qua nhiều tờ báo khác, rằng đã được dặn dò giống như nhiều đồng nghiệp khác là “đừng đụng đến Thủ Thiêm để không đụng đến… thành phố”. Lãnh đạo Ban Biên tập các cơ quan trong hệ thống truyền thông thường bắt các nhà báo làm việc dưới quyền tự vấn: Chuyện đó có đáng để… hi sinh hay không? Câu hỏi ấy như một câu kệ và báo giới tụng nó hàng ngày để làm thinh trước những bất công, những oan ức mà dân lành muốn hay không cũng phải gánh, kể cả trước những vấn đề hệ trọng như chủ quyền lãnh thổ.

    Nguyễn Vĩnh Nguyên tự hỏi: Vậy thì điều gì đáng để hy sinh?

    Chuyện hệ thống truyền thông đang “đồng ca” về những vấn đề liên quan tới Thủ Thiêm được Nguyên xem như “đèn xanh”. Báo giới lao vào để “rửa ẩn ức về nỗi nhục vô trách nhiệm trong quá khứ” và cả để “minh họa cho diều nhà nước muốn”. Song cũng như vô số vụ bê bối đã được bày ra khác, báo giới cũng chỉ vào cuộc lúc sự đã rồi. Nguyên thắc mắc: Nước mắt của cư dân Thủ Thiêm trên những trang báo trong thời gian vừa qua liệu có đủ sức chặn một cỗ máy vấy máu vạn năng đang sầm sầm lao tới bờ vực quá độ của bất công?

    Xem tường thuật trên facebook của Hương Quỳnh – facebooker làm việc tại tờ Tuổi Trẻ - về cuộc đối thoại giữa bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM với cư dân Thủ Thiêm hôm 9 tháng 5, dễ thấy nghẹn, thấy uất lây khi những người dân vừa khóc, vừa chất vấn bà Tâm: Bà từng khuyên chúng tôi nên hy sinh một chút đất để con cháu được hưởng một cuộc sống mới, tương lai mới trên đô thị mới. Hôm nay thấy con cháu chúng tôi vơ vất trong khu tạm cư, cũng phải hy sinh, bà có ray rứt không? Là đại biểu cho dân Thủ Thiêm suốt hai nhiệm kỳ ở Quốc hội ở Thủ Thiêm, bà đã hứa bao nhiêu lời, bà đã nghe, đã chứng kiến bao lời, bà đã làm gì để xứng đáng với lá phiếu của chúng tôi? Bà có giải quyết được không? Nếu không, nghỉ đi cho người khác làm... nhưng đừng tìm những chi tiết ấy về cuộc đối thoại vừa kể trên hệ thống truyền thông chính thức vì mất công!

    Những nhà báo như Hương Quỳnh cũng chỉ dám đặt vấn đề: “Mất gì ở Thủ Thiêm?”, dám than: Đất đai, tài sản, sinh kế, yên bình, tương lai, hy vọng, uy tín, niềm tin… gần như đã mất sạch! - trên… facebook!

    Dường như bất kể thế nào thì Thủ Thiêm cũng chưa phải là thứ để những thành viên Ban Biên tập các cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam chọn làm chuyện “đáng để hy sinh”!

    Thủ Thiêm cũng là lý do để Tú Nhỏ Nguyễn Tú – làm việc tại tờ Pháp Luật TP.HCM – thú thật trên facebook của cô rằng cô “thấy mình có lỗi” trước thân phận nhiều người. Đó là một cụ bà sống tại quận 9, mở quán nước ven xa lộ Hà Nội để nuôi thân, nuôi chồng không còn khả năng lao động và hai đứa con bị bệnh tâm thần. Bà cụ tìm gặp Tú vì khi mở rộng xa lộ Hà Nội, hệ thống công quyền dỡ nhà, thu hồi đất, buộc gia đình bà rời khỏi nơi mà họ đã cư trú hơn 20 năm nhưng không bồi thường, cũng không dành cho gia đình bà bất kỳ hình thức hỗ trợ nào bởi họ không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Người phụ nữ nghèo, hèn, bỏ dép ngoài cửa, đi chân không do sợ làm dơ Tòa soạn khẳng định, bà không khiếu nại, không dám chống đối, chỉ nhờ Tú trình bày giúp “nguyện vọng” xin một rẻo đất nhỏ chỗ nào cũng được để gia đình bà có chỗ chui ra, chui vào… Tú kể, bà cụ làm cô ứa nước mắt vì bất lực.

    Tú kể thêm là cô mới quay lại tìm các cư dân Thủ Thiêm. Họ tiếp tục cung cấp hồ sơ, tài liệu một cách nhiệt tình. Trao xong, một chú hỏi cô: “Giờ báo dám đăng chưa con?”. Tú nhấn mạnh, chú hỏi bằng tất cả sự thông cảm, không một lời trách móc dù họ vô cùng đơn độc trong hành trình suốt 20 năm vừa qua!

    Tú kết thúc tâm sự của cô bằng một nhận định lơ lửng: Đâu phải chỉ có Thủ Thiêm!

    Đâu phải chỉ có Thủ Thiêm!

    Cũng với suy nghĩ giống hệt như vậy, Thuan Vuong Tran – một facebooker cũng là nhà báo – tự hỏi: Có phải chỉ có Thủ Thiêm không? Đất nước này có bao nhiêu Thủ Thiêm? Mỗi tỉnh, thành có bao nhiêu Thủ Thiêm? – và hướng dẫn: Cứ hỏi các nhà báo nội chính xem họ đã nhận bao nhiêu tấn đơn về khiếu kiện đất đai. Cứ hỏi những người sống quanh bạn xem tỉ lệ bất bình liên quan đến đất đai là bao nhiêu, tôi tin là tỉ lệ ấy rất cao. Cứ đến bất kỳ khu vực nào được giải tỏa để xây dựng chung cư, khu đô thị mới, bạn sẽ thấy họ...

    Ai trong số những người dân bo vơ đang nhan nhản ấy cũng khóc, có người khóc suốt mấy chục năm, khóc cho đến khi chết, những giọt nước mắt không thể thấy trên các trang báo, họ phải tự chùi đi, cắn răng đứng dậy để kiếm miếng ăn, để sống tiếp, để hi vọng rồi lại khóc. Sự phổ biến ấy của nước mắt cho thấy, lỗi không chỉ nằm ở những nhân vật mang bí số: Hai, Ba, Tư, Năm... Lớn hơn là cơ chế nào đã khiến những kẻ mang các bí số ấy dễ dàng đứng về một phía với những con cá mập, biến tài sản hàng chục ngàn người thành của cải riêng họ?

    ***

    Tháng 6 năm 2016, nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ông Nguyễn Như Phong, lúc đó là Tổng Biên tập tờ Năng Lượng Mới, thảy ra một ví von làm nhiều đồng nghiệp của ông tại Việt Nam phiền lòng: Nhà báo giống như chó!

    Chưa có ai khảo sát xem báo giới ở Việt Nam bị tổn thương thế nào, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội bị tổn hại ra sao khi báo giới vẫn bị chỉ trích rằng phải chờ đèn mới dám… sủa. Ngay cả khi đã có lệnh, sủa cũng phải kiềm chế về âm lượng và phải quan sát chung quanh để điều chỉnh âm điệu.

    Thủ Thiêm không chỉ đẩy uất hận của các nạn dân đến đỉnh, Thủ Thiêm làm nhiều người khác như Ngô Nguyệt Hữu bật ra cáo buộc: Các ông nợ người dân những cuộc đời bị đánh cắp, những số phận bị đánh gục. Các ông nợ nhân dân niềm tin vào tương lai. Các ông nợ quốc gia vì sự phát triển bị chính các ông kìm hãm. Đó, đích xác là tội ác!

    Thế “các ông” có nợ báo giới khi dùng cường quyền khống chế báo giới không? Báo giới – với sứ mạng vẫn được xem như “quyền lực thứ tư” - có nợ đồng bào của mình không? Ân đền, oán trả. Đền thế nào, trả ra sao?

    Trân Văn


    Nguồn:https://www.voatiengviet.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Thủ Thiêm

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’
    sẽ dẫn đến một đại án quốc gia?



    Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai.


    Từ một câu hỏi tưởng chừng vô thưởng vô phạt của phóng viên về số phận của Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, giới quan chức và đặc biệt cựu quan chức của Thành ủy và chính quyền TP.HCM có lẽ không thể hình dung rằng số phận của họ đã bị đóng đinh vào câu hỏi này.

    Thông đồng phi tang bản đồ gốc?

    Cách đây 10 năm và vào lúc còn chưa bị mất chức, Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết là nhà báo Lý Tiến Dũng cũng đã tung ra một loạt bài về vấn nạn quy hoạch bị xé nát ở Thủ Thiêm và tình trạng giải tỏa vô tội vạ ở vùng đất này, đồng thời đặt dấu hỏi lớn về việc tại sao các cơ quan chức năng của TP.HCM lại không tìm ra Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.

    Vài năm trước, báo chí cũng một lần nữa nhắc lại câu hỏi trên. Tuy nhiên, lời hứa hẹn ‘đang tìm’ của chính quyền TP.HCM luôn có giá trị cứ sau mỗi thập kỷ.

    Nhưng đến năm nay – 2018, lời hứa trên không còn ‘thiêng’ nữa.

    Hậu quả khó ngờ đối với giới quan chức TP.HCM là lời hứa cho có trên đã kéo theo một cảnh tượng bát nháo của quan chức lẫn những chuyên gia nhà nước theo cách kẻ nói có người nói không.

    Nhưng mỗi cách trả lời ‘có’ hay ‘không’ lại đều như gắn chặt với một động cơ hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho kẻ khác, hoặc rất thiếu trong sáng. Cứ nhìn vào cái cách báo chí nhà nước ồ ạt nhảy vào xới tung vụ ‘mất bản đồ thủ Thiêm’, không chỉ những quan chức đương nhiệm và cả những cựu quan chức của TP.HCM – từ chủ tịch thành phố đến giám đốc các Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố… đều có thể cảm nhận rõ vụ xới tung tấm bản đồ biến mất không thể là vô tình, và rằng rất có thể hơi nóng hầm hập của cái ‘lò’ Nguyễn Phú Trọng đang phả vào gáy những ai đó ở Sài Gòn.

    Trong trường hợp Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 biến mất hay bị phi tang, những kẻ ‘ăn đất’ trong chính quyền TP.HCM và các bộ ngành liên đới sẽ có khả năng thoát tội vì cơ quan thanh tra không có cơ sở để đối chiếu và làm rõ con số 150 -160 ha đất ‘giải tỏa thêm’ so với quy hoạch cũ. Hẳn là bởi động cơ tính toán như thế mà trong khi Văn phòng ủy ban nhân dân TP.HCM khẳng định bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm là ‘có’, thì một hiện tượng chưa từng có là tấm bản đồ này lại không hề được tìm ra ở các bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

    Có nghĩa là trong trường hợp tấm bản đồ xấu số trên bị phi tang, đã có một âm mưu thông đồng tập thể giữa nhiều quan chức ở nhiều cơ quan – hoàn toàn xứng đáng trở thành một vụ đại án với ít nhất một tội danh ‘cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng’.

    ‘Phe cánh chính trị và lợi ích’ Lê Thanh Hải


    Ngay vào lúc này, nếu ông Trọng muốn mở điệp vụ ‘truy tìm tấm bản đồ thất lạc’, thì có nghĩa là nhắm trực tiếp vào trách nhiệm của Lê Thanh Hải – cựu chủ tịch và cũng là cựu bí thư TP.HCM, cùng ‘phe cánh chính trị và lợi ích’ của nhân vật này.

    Bởi vụ giải tỏa Thủ Thiêm diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch TP.HCM (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (2006-2015).

    Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.

    Theo tố cáo của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.

    Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

    Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD!

    Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn làm rõ vụ ‘ăn đất’ khủng khiếp và đẫm máu trên và lấy lại một phần lòng tin của dân Sài Gòn, ông ta sẽ không thiếu gì cách để tìm ra Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm, bởi bản đồ này không chỉ được lưu ở TP.HCM mà còn ở nhiều bộ ngành khác như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

    Chưa kể việc chính một dân oan Thủ Thiêm đã công bố với báo chí là ông đang giữ tấm bản đồ quy hoạch gốc của Thủ Thiêm. Mà như vậy, các cơ quan của ông Trọng không phải mất công tìm kiếm xa xôi nữa.

    Còn trong trường hợp Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 ‘có đâu mà tìm’ – như một khẳng định của Trưởng ban tiếp công dân trung ương Nguyễn Hồng Điệp, sự việc đang xoay chuyển sang khả năng đã chưa từng tồn tại Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000, cũng có nghĩa là hồ sơ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền TP.HCM trình lên Thủ tướng chính phủ đã không có Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 kèm theo, do vậy không có cơ sở để xây dựng quy hoạch chi tiết và quy hoạch ranh giới (những thành phần bản đồ được tiến hành sau bản đồ quy hoạch chung 1/5000), cũng chẳng có cơ sở nào để giao đất, cấp phép cho các dự án xây dựng ở Thủ Thiêm…, và do đó đây rất có thể là hồ sơ khống, dẫn đến chữ ký trong Quyết định số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm của thủ tướng khi đó ông Võ Văn Kiệt cũng … khống nốt.

    Mà như vậy, trong suốt hai chục năm kể từ năm 1996 khi có Quyết định 367, toàn bộ hoạt động cưỡng chế giải tỏa dân ở 160 ha đất Thủ Thiêm là hoàn toàn sai, sai nghiêm trọng, sai đến mức những kẻ làm quy hoạch khống và đi cưỡng chế phải bị ra tòa!

    Vì sao báo nhà nước được ‘mở van’?

    Vào thời gian này và như một hiệu ứng đồng pha, hàng loạt tờ báo nhà nước lên tiếng về vụ bản đồ Thủ Thiêm biến mất và còn làm đậm nét như ‘Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Ai phá nát quy hoạch?’ và ‘Công an cần vào cuộc điều tra vụ ‘mất tích’ bản đồ Thủ Thiêm’…

    Hiện tượng truyền thông nhà nước ồ ạt tung bài mổ xẻ vụ Thủ Thiêm là rất đáng chú ý.

    Bởi theo truyền thống bưng bít các thông tin nhạy cảm từ nhiều năm qua và cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi, loại hình khiếu tố tập thể liên quan đến đất đai được các cơ quan nhà nước như Thanh tra chính phủ, Bộ Công an… xếp vào loại đặc biệt nhạy cảm, ‘dễ gây kích động’, và do đó Ban Tuyên giáo trung ương cùng Bộ Thông tin và Truyền thông luôn chỉ thị cho các cơ quan truyền thông nhà nước hạn chế hoặc cấm đăng những tin tức loại này.

    Trong vài trăm ‘điểm nóng khiếu kiện đất đai’ ở Việt Nam mà Thanh tra chính phủ thường thống kê, làn sóng khiếu kiện và tố cáo của dân Thủ Thiêm thuộc loại bi phẫn nhất, dày đặc nhất và kéo dài lâu nhất cho tới ngày hôm nay kể từ khi một quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được Chính phủ ban hành vào năm 1996.

    Trong nhiều năm trời, chính quyền TP.HCM và Quận 2 tiến hành chiến dịch cưỡng chế di dời đối với dân nơi đây một cách tàn bạo và đẫm máu nhất trong các vụ cưỡng chế di dời dân ở Việt Nam, đã dẫn đến nhiều cái chết của dân oan Thủ Thiêm, nhưng lại tuyệt đối không được bất cứ cơ quan chức năng nào tiết lộ và cũng không được báo chí nhà nước công bố.

    Cho tới nay, vẫn còn hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm rồng rắn và ròng rã kéo đi khiếu kiện ở tận Hà Nội, đến tận nhà Thủ tướng Phúc và Tổng bí thư Trọng để đòi hỏi công lý. Cứ mỗi lần dân kéo đến như thế, công an lại ra sức đẩy đuổi và bắt bớ…

    Vậy vì sao báo chí nhà nước lại dồn dập đăng tải vụ bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm? Phải chăng Ban Tuyên giáo trung ương đã ‘mở van’?

    Cái cách báo chí nhà nước đăng bài ồ ạt như trên lại khá giống với vụ ‘xe Lexus’ của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thannh – cũng được báo chí làm đậm vào tháng Sáu năm 2016. Tháng Sáu ấy lại được đặc thù bởi ‘việc cần làm ngay’ của Nguyễn Phú Trọng.

    Phải chăng ông Trọng đang đưa vụ Thủ Thiêm từ ‘tầm ngắm’ sang tư thế chuẩn bị ‘bóp cò’?

    Sẽ dẫn đến một đại án quốc gia?

    Không biết vô tình hay hữu ý, trùng thời điểm vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’ vào cuối tháng Tư – đầu tháng Năm năm 2018, đã có tin về việc một đoàn thanh tra đang làm việc với chính quyền TP.HCM về quá trình bồi thường giải tỏa khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đây chỉ là tin ‘nói miệng’ – theo Trưởng ban tiếp công dân trung ương Nguyễn Hồng Điệp, mà không hiểu sao lại không được công bố chính thức trên mặt báo nhà nước.

    Cũng cần chú ý cách nói của ông Nguyễn Hồng Điệp: “Bây giờ phải tìm biện pháp xử lý cho người dân thôi. Sai đâu nhận đấy”.

    Cách nói mạnh miệng trên như thể đã được ‘quán triệt’ từ cấp trên. Cấp nào? Liệu có liên quan gì đến những chỉ đạo gần đây của Nguyễn Phú Trọng về giải quyết khiếu tố đất đai?

    Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang đi một nước cờ chưa từng có kể từ lúc khởi động chiến dịch ‘đốt lò”: xới tung hồ sơ một vụ việc gây ảnh hưởng diện rộng đối với dân chúng và do đó vừa diệt cả quan chức tham nhũng cấp ‘tập đoàn quân’, vừa thu hồi tài sản tham nhũng, vừa được tiếng lo cho dân?

    Nếu đúng thế, vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’ sẽ phải dẫn đến một đại án quốc gia về tham nhũng, trực chỉ ‘gia tộc lê Thanh Hải’ và phe cánh chính trị mà quan chức ‘đại gia tư bản đỏ’ này đã dày công gây dựng từ vài chục năm qua ở Sài Gòn.

    Chỉ từ đầu tháng Ba đến nay, đã có 3 người thân của Lê Thanh Hải bị ‘lên thớt’: Lê Tấn Hùng – em ruột ông Hải, Lê Trương Hải Hiếu – con trai ông Hải, và gần đây nhất là Tất Thành Cang.

    Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực TP.HCM – sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành ủy TP.HCM bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị ‘cháy’, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành ủy TP.HCM, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.

    Phạm Chí Dũng


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Thủ Thiêm

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Nền Kinh Tế… Đất






    Sự phát triển kinh tế Việt Nam mấy chục năm qua dường như chủ yếu xoay quanh… đất, dựa vào đất. Cũng phải thôi, vì đất là một tư liệu sản xuất chủ yếu, là nguồn lực kinh tế quan trọng bậc nhất của một quốc gia còn chưa phát triển về công nghiệp và khoa học công nghệ. Đất lại không sinh sôi nảy nở ra được trong khi dân số ngày càng tăng.

    Điều đáng nói là dù mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước được đặt ra từ lâu, nền công nghiệp Việt Nam cho đến nay vẫn èo uột và không ai biết đến bao giờ Việt Nam mới trở thành một đất nước “công nghiệp hóa về cơ bản”: ngành công nghiệp xe hơi đã được các quan chức có trách nhiệm chính thức thừa nhận là thất bại; ngành công nghiệp hỗ trợ yếu kém đến mức các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm nhà cung cấp linh kiện trong nước, như cái đinh vít đạt chất lượng, cũng khó; ngành công nghiệp đóng tàu thì với sự phá sản của Vinashin coi như thất bại cay đắng cùng với sự mất trắng hàng chục ngàn tỉ đồng; ngành công nghiệp đánh bắt hải sản xa bờ cũng không đi tới đâu; nhiều doanh nghiệp trong nước bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm hoặc tự bán mình cho nước ngoài. Còn có thể kể ra nhiều thứ khác nữa. Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, thậm chí cả GDP, rút cuộc trông cậy phần lớn vào doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), chủ yếu là Samsung của Hàn Quốc.

    Trong bối cảnh đó, những hoạt động xoay quanh đất đai nổi lên như là hoạt động xương sống của nền kinh tế. Bước ra khỏi nền kinh tế bao cấp, chuyển qua cơ chế thị trường, đất đai trở nên có giá trị, giá đất hết nóng rồi lạnh, hết lạnh lại sốt, mà thường là sốt. Có những thời kỳ nhà nhà người người đổ xô đi buôn đất, làm “cò” đất. Cả nước dường như lúc nào cũng mong ngóng trông chờ quy hoạch, hễ nơi nào có quy hoạch là giá đất lên như thổi, như hiện tại giá đất đang sốt từng ngày ở mấy địa phương dự định làm đặc khu kinh tế (Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong) và ở nhiều thành phố. Và mỗi lần sốt đất như vậy lại có một số ít đại gia phất lên từ đất. Nền công nghiệp quốc gia mãi èo uột nhưng Việt Nam lại có những tỉ phú đôla từ… đất, khi các đại gia – bằng quan hệ và bằng những thứ khác – được chính quyền địa phương giao cho những khu đất béo bở, trong khi rất rất nhiều người dân mất đất lâm vào cảnh trắng tay với giá đền bù rẻ mạt, để rồi hết năm này qua năm khác vác đơn đi kiện, trở thành “dân oan”.

    Đất đã trở thành một miếng mồi ngon trong mắt doanh nghiệp và những quan chức tham lam; là một trong những đầu mối xung đột căng thẳng giữa người dân bị mất đất với doanh nghiệp được giao đất, giữa người dân với chính quyền địa phương khi chính quyền đứng ra thu hồi đất bất hợp lý, như vụ Cống Rộc-Hải Phòng, vụ Đồng Tâm-Hà Nội, vụ Văn Giang-Hưng Yên, vụ khu đô thị mới Thủ Thiêm-Sài Gòn, vụ Khu công nghiệp Bình Minh-Vĩnh Long (vốn là vùng đất trồng đặc sản bưởi Năm Roi nổi tiếng)… và vô số những vụ xung đột lớn nhỏ khác ở khắp các địa phương.

    Thật ra, không chỉ từ khi nền kinh tế chuyển qua cơ chế thị trường đất mới trở thành đầu mối tranh chấp, xung đột. Ngay từ sau tháng 4-1975, tranh chấp đất đai cũng đã xảy ra nhưng theo kiểu giành “chiến lợi phẩm” giữa những người mới lên nắm chính quyền với những người chủ đất cũ. Gia đình tôi chẳng hạn đã trở thành nạn nhân của một nông trường quốc doanh khi cha tôi sau tháng 4-1975 đưa gia đình từ thành phố trở về quê khai khẩn đất hoang để làm nông, để rồi sau khi khai khẩn xong thì chẳng những bị nông trường kế bên cướp trắng đất mà còn bị chính quyền xã bắt giam.

    Nhưng phải nói là kể từ khi nền kinh tế chuyển qua cơ chế thị trường, những tranh chấp, xung đột về đất đai mới trở nên như cơn lốc. Bạn tôi, thuộc gia đình cách mạng nòi, lại là cán bộ một ban thuộc Thành ủy TPHCM, cũng trở thành nạn nhân bị mất đất như bao người khác khi đất ông bà để lại tại vùng trồng bưởi Năm Roi dưới chân cầu Cần Thơ bị chính quyền tỉnh Vĩnh Long “thu hồi” để giao cho một công ty làm khu công nghiệp mà mười mấy năm chẳng ra khu công nghiệp, còn những người dân mất đất trồng bưởi, mất nguồn sống, thì lay lắt qua ngày để đi kiện trong vô vọng. Hỏi bạn bè xung quanh mình, những trường hợp có gia đình bị lấy đất oan ức cũng không phải ít.

    Đất, tài sản trong tay người dân, có khi được truyền từ đời cha ông đến đời con cháu, bị chính quyền tước đoạt và đền bù với giá rẻ mạt để giao cho doanh nghiệp. Một số ít người giàu lên từ đó, nhiều người nghèo đi cũng từ đó. Như vậy, có thể thấy nỗi bất công từ đất đã đụng chạm đến một số lượng đáng kể người dân, kể cả những người đã từng ủng hộ “bên thắng cuộc” giành được chính quyền, và gây ra những tiếng oán than chưa bút mực nào tả xiết.

    Nhìn một cách tổng quát, “nền kinh tế… đất” từ mấy chục năm qua đã làm một số ít người sung sướng nhờ phất lên, gồm doanh nghiệp và quan chức nhận lại quả, nhưng mang lại khổ đau cho rất nhiều người. Với một nhà nước tự xưng là “của dân, vì dân”, lẽ ra nguồn lực đất đai (sở hữu toàn dân) trước hết phải nhằm phục vụ cho số đông dân chúng vốn còn rất nghèo, cho đông đảo công nhân cả đời ước mơ một căn nhà nhưng do giá cả nằm ngoài tầm với, buộc họ phải bằng lòng sống trong những căn nhà trọ thiếu tiện nghi. Dù Bộ Xây dựng có một Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, người ta chưa thấy có một chương trình xây dựng gia cư (nhà ở) nào cho người thu nhập trung bình, người nghèo, ở tầm quốc gia và để lại dấu ấn. Ngược lại, với nhiều dự án khu đô thị, khu dân cư, người dân cố cựu tại chỗ và người nghèo bị đẩy ra rìa.

    Chẳng hạn, với dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang được dư luận quan tâm, theo khẳng định của ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND.TPHCM giai đoạn 1997-2001, thì ở dự án này, việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng các dự án tái định cư chủ yếu dựa vào mối quan hệ “quen biết” mà không qua đấu thầu nên giờ đây dư ra hàng ngàn căn hộ mà người dân không có khả năng vào ở vì không có cơ sở hạ tầng, xa cách nơi mưu sinh quen thuộc của họ (báo Thanh Niên 6-5-2018). “Câu chuyện dự án Thủ Thiêm bây giờ theo tôi cần làm rõ những vấn đề sau: Có tình trạng cán bộ hay con em cán bộ nhảy vào dự án mua tới mua lui bán chênh lệch làm giàu không? Những công trình hạ tầng đổi đất ở dự án hay công trình tái định cư có qua đấu thầu hay chỉ định để làm lợi cho riêng mình? Đền bù của dự án có chèn ép người dân không? Lúc trước, thành phố để 160 ha làm khu tái định cư giờ 160 ha này nằm ở đâu?…”, ông Thanh nói.

    Rõ ràng, muốn chấm dứt tình trạng bất công liên quan đến đất đai và bất ổn xã hội phát sinh từ đó, cần giải quyết cái gốc là chế định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, và trước mắt, trong khi chưa sửa được chế định Hiến pháp này thì phải trao cho người dân quyền thương lượng về giá đất với nhà đầu tư theo nguyên tắc thuận mua vừa bán. Ngay cả những cán bộ thuộc hàng lãnh đạo giờ cũng đã phải nhận ra thực tế này, như ông cựu Chủ tịch UBND.TPHCM Võ Viết Thanh nói trong trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ (7-5-2018): “Không chỉ tôi mà nhiều người cũng nói: cần sửa đổi Luật đất đai, công nhận đầy đủ quyền sở hữu đất đai tư nhân của người dân. Có quyền sở hữu, họ sẽ yên tâm với tài sản của mình, được bảo vệ nhiều hơn với tài sản của mình. Khi có quy hoạch, họ cũng sẽ có quyền được thụ hưởng lợi ích từ việc đất đai của mình được nâng cao giá trị”.

    Đó cũng là cách để nền kinh tế thoát khỏi tình trạng một nền kinh tế dựa chủ yếu vào đất, nóng lạnh từng hồi với đất, làm giàu cho một số ít doanh nghiệp và quan chức trong khi đẩy nhiều người dân đến chỗ khốn cùng.

    Vấn đề là bao giờ những người nắm quyền lãnh đạo đất nước dám thoát khỏi cái “tín điều” đất đai là sở hữu toàn dân nói trên.

    Đoàn Khắc Xuyên


    Nguồn:https://www.danluan.org

              
Trả lời

Quay về “Việt Nam”