Giới trẻ nghĩ gì về hai chữ Sĩ Phu ?

Trả lời
Hình đại diện
thiên thanh
Bài viết: 1352
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 11:49
Nơi ở: Phố Cổ

Giới trẻ nghĩ gì về hai chữ Sĩ Phu ?

Bài viết bởi thiên thanh »

          
          
Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta thử tìm hiểu nghĩa của cụm từ sĩ phu ? Sĩ: người có học; những công dân hạng nhất trong chế độ quân chủ. Phu: người thuộc phái nam. Nôm na là đàn ông vì trong thời quân chũ, chỉ có người nam mới được đến trường đi học, phái nữ không bao giờ được đến trường, do đó tầng lờp sĩ phu không có sự hiện của người phụ nữ. Sĩ phu ngày xưa hay "nhân sĩ trí trức ngày nay" là những người có học vấn và có tiết tháo, chí lớn... họ là những người nhìn thấy trước được nguyên lý chuyển động xã hội. Sĩ phu luôn được đánh giá cao, có văn hóa và có nhân cách, thường đạt tới một thành tựu về nhiều mặt – kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, thuộc đẳng cấp cao trong xã hội. Trong thời quân chủ sĩ phu là giai cấp đứng đầu trong xã hội (sĩ, nông, công thương, binh). Người ta cũng dùng cụm từ “sĩ phu” để gọi những người thuộc tầng lớp trí thức, như “sĩ phu Bắc Hà” để nói về những người được coi là có tri thức sống tại đàng ngoài (từ sông Gianh, Quảng Bình trở ra Bắc) trong thế kỷ XVIII-XIX

Hình ảnh
Việt Nam hiện nay có một số khá đông người sống trong xã hội, tự mình cho là trí thức khá đông. Nhưng “thế nào là một trí thức đúng nghĩa?”, con số nầy còn rất hạn chế. Từ một trí thức để có đũ tiêu chuẩn thành trở thành sĩ phu thì lại còn khiêm nhường hơn nữa. Nếu nói như thế, một người trí thức chưa thể được coi là sĩ phu. Trong xã hội cộng sản hiện nay có rất nhiều trí thức, nếu không nói là đứng đầu Đông Nam Á thì cũng phải thứ nhì. Được gọi là sĩ phu dứt khoát không thể là những trí thức của đảng csVN và những đảng viên có bằng cấp. Sĩ phu phải là những người đứng ngoài vòng danh lợi của bô máy thống trị, và là những người không nằm trong quỹ đạo chi phối của nhà nước cộng sản.

Báo Mặt Trận Tổ Quốc khoe “đội ngũ trí thức Việt Nam” “hiện nay khá hùng hậu, với khoảng 1.5 triệu người, bao gồm những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, hàng ngàn giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, hàng chục ngàn thạc sĩ, hoạt động trên tất cả các ngành nghề, trong đó đông đảo nhất là khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa. Hiện nay, 70% – 80% công chức trong bộ máy các cơ quan trung ương đã có trình độ đại học, tỉ lệ này ở tuyến quận, huyện là 50%.” Với tầng lớp trí thức đang lặn lội trong cửa quyền của cộng sản thì không thể nào tự khoát cho mình cái áo sĩ phu lên người. Muốn làm một người sĩ phu thì phải thoát ra khỏi quyền lực của đảng đứng hẳn về quyền lợi của đồng bào và tổ quốc. Còn vẫn chui rúc trong bộ máy tà quyền cộng cộng lại tập hợp rồi cùng nhau tự may áo sĩ phu khoát lên người (?), như vậy, không thể nào được gọi là sĩ phu.

Đầu thế kỷ XX tầng lớp sĩ phu rất rộn rịp trong thời thực dân cai trị nước ta, họ đã biết tập hợp tinh thần yêu nước của đồng bào lại để đánh đuổi quân thù cứu nước điển hình như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, họ không bao giờ cộng tác với thực dân Pháp để chống lại quyền lợi của đồng bào mình.

Hình ảnh
Di ảnh chí sĩ Phan-châu-Trinh được bưu chính Việt-Nam Cộng-Hòa phát hành để kỷ-niệm bậc sĩ phu tiền bối Việt-Nam Phan-châu-Trinh ngày 24-03-1967
GIAI THOẠI VỀ KHÍ PHÁCH CÁC BẬC SĨ PHU VNQDĐ

Khí phách của người sĩ phu như lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Khắc Nhu bị bắt ngày 10/2/1930 như sau: Nguyễn Khắc Nhu là người đỗ đầu Xứ Kinh Bắc nên người ta gọi ông là Xứ Nhu. Khi chỉ huy đánh đồn Hưng Hóa, ông vẫn đội khăn xếp. Thực dân Pháp phát hiện ra ông là chỉ huy nên đã nhằm bắn ông. Mới đầu ông bị thương vào chân, đồng đội cõng ông ra, ông bảo: Hãy để tôi cùng chiến đấu, nếu phải hy sinh thì hy sinh cùng anh em…
Lần thứ hai ông bị thương vào bụng, ông từ chối để anh em khiêng đi, vì thế ông bị sa vào tay giặc. Chúng bắt ông đưa về đồn, dùng mọi điều ngon ngọt dụ dỗ. Chúng hỏi: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính ở đâu, Cô Giang (Nguyễn Thị Giang) hiện đang làm gì? Ông đều lắc đầu: Những người đồng chí của tôi hiện đang làm gì ở đâu tôi không thể nói cho các ông được.

Hình ảnh
Nhà giáo, một sĩ phu yêu nước Nguyễn Khắc Nhu một trong những lãnh tụ của VNQDĐ
Những người yêu nước chúng tôi không thể quì gối xin đặc ân của những kẻ cướp nước. Các ông hãy bắn hay xử chém tôi ngay, chứ đừng hy vọng tôi khai tên tuổi những đồng chí của tôi cho các ông bắt bớ, giam cầm…

Với Việt Nam Quốc Dân Đảng còn rất nhiều tấm gương của tầng lớp sĩ phu với hào khí ngất trời như Thầy giáo Phó Đức Chính, khi ra pháp trường, bước lên máy chém của thực dân, ông đòi nằm ngữa để coi lưỡi tử thần rớt xuống.

Hình ảnh
Nhà giáo, Sĩ phu Phó Đức Chính một trong những lãnh tụ của VNQDĐ
Khi Nguyễn Thái Học vào thi bằng thành chung (Diplome) thì đề tài bài thi là "Sự nghiệp của Jules Ferry". Nguyễn Thái Học viết trả lời võn vẹn có một câu: "Người Việt Nam không hề biết tên người này!". Không lạ gì khi ông bị đánh trượt.

Hình ảnh
Chân dung sĩ phu Nguyễn Thái Học
* Trong Hội Nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 26-1-1930 đưa ra quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10-2-1930, do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và lãnh đạo dự kiến diễn ra vào đêm ngày 9 rạng ngày 10-2-1930 (mùng 1-2 Tết Âm lịch năm Canh Ngọ). Trong Hội Nghị có tính lịch sử này, người sĩ phu yêu nước Nguyễn thái học, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng là lãnh tụ cuộc Tổng Khởi NghĩaYên Báy đã dõng dạc tuyên bố:

“ Gặp thời thế không chiều mình, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lung, mòn mỏi ở nơi phòng ngục, trại giam. Âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phân đấu cho người sau nối tiếp. Chúng ta hãy quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”

Phải quyết tử cho Tổ Quốc!! Hào khí của người sĩ phu Nguyễn thái học thật ngất trời!! Nếu Việt tộc đi tìm khí phách như các sĩ phu trong Việt Nam Quốc Dân Đảng vào thời điểm hôm nay quả thật là không thể tìm thấy. Thế nhưng tầng lớp nầy vẩn luôn bận chiếc áo sĩ phu để làm nhục vong linh của các sĩ phu thời chống Pháp.

Lớp người được gọi là sĩ phu nầy, thật xứng đáng được đồng bào ưu ái vinh danh là "nhân sĩ trí thức", một lớp người đã hết lòng vì đất nước, nên họ đã đi sâu vào tâm thức của Việt tộc. Sĩ phu không phải là cụm từ tự phong mà đến từ sự ngưỡng mộ và kính phục của chính đồng bào mình. Đó còn là một vinh dự dành riếng cho những người thật sự yêu nước yêu dân với một khí phách vượt trội một tác phong đầy đạo đức cách mạng."Hữu xạ tự nhiên hương". Khí phách của lớp sĩ phu xưa sẽ không bao giờ tìm thấy được trong lớp sĩ phu hay nhân sĩ trí thức trùm chăn ngày nay!!

Nhân sinh quan của lớp người sĩ phu đầu thế kỳ XX nầy được thể hiện qua 2 bài thơ dưới đây của cụ Phan Bội Châu như sau:

SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?

CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


Bất hạnh cho tiền đồ của Việt tộc khi một sĩ phu danh thơm như Cụ Phan Bội Châu đã bị tên thất phu "họ hồ" bán cho mật thám Pháp, cụ bị bắt khi đang bôn ba bên Tàu tìm đường cứu nước và bọn mật thám Pháp giải về VN. Nếu như người sĩ phu Phan Bội Châu là một ngôi sao Bắc Đẩu cho các phong trào cách mạng chống thực dân Pháp, thì Nguyễn thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó đức Chính là ánh hào quang sáng chói rạng rỡ trong tâm thức Việt tộc cho mọi thế hệ tiếp nối, được kết tụ từ hào khí của các anh hùng dân tộc trong Việt Nam Quốc Dân Đảng..

[youtube][/youtube]
Ngày nay cũng có rất nhiều cá nhân tự cho mình là trí thức, và những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại (chủ yếu là thông qua diễn đàn, dư luận) kết thành một giai tầng của xã hội, họ co cụm và tự tôn, coi mình như là tầng lớp trí thức (sĩ phu) đứng trên thiên hạ. Với giai cấp sĩ phu nầy đã có một định hướng ngay từ đầu là đứng ngoài quỹ đạo của trái đất, vì bệ phóng của các lớp sĩ phu nầy không đặt trên nền tảng "đồng bào", có nghĩa là thiếu một chất bồi quan trọng để phi thuyền tiến vào vũ trụ mơ ước.

Nhân sĩ trí thức hay sĩ phu thời nay đi ngoài bệ phóng đồng bào, tự lách minh ra khỏi cộng đồng đấu tranh. Từ đó đi ngược lại chiến thuật CÔNG TÂM nằm trong sách lược cứu nước. Một khi đã "không hữu xạ" thì làm sao có "hương"?? tự phong là sĩ phu hay nhân sĩ trí thức, có nghĩa là họ đã thu gọn một góc trong cộng động đấu tranh.

Tới đây người viết chợt nhớ lại một thành ngữ rất quen thuộc là "một con én không làm nên mùa xuân". Không phải bất kỳ loại én nào cũng làm được mùa xuân cho dân tộc (?) những con én đơn lẽ rồi sẽ bị cô đơn sói mòn, không bao giờ tự tạo được CHÍNH LỰC cho cuộc cách mạng dân chủ.

Tính ích kỷ và cái tôi lớn hơn núi Thái Sơn nên tầng lớp sĩ phu nầy bao giờ cũng chậm chạp... thế nên đi đến đâu cũng đều trễ hơn người khác...

Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở
Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông
Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng
Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô?


Tầng lớp thật sự trí thức được xem là sĩ phu phải là những người không chỉ có học vấn hay trình độ chuyên môn cao, mà hơn hết phải là những người quan tâm đến sự chuyển động của xã hội, phải quan tâm với tình hình chính trị chung quanh, phải biết hoà vào quần chúng và phải biết hy sinh vì đại nghĩa dân tộc.


VỊ TRÍ CỦA SĨ PHU XƯA và NAY

Ngày nay ở VN hay trên các mạng xã hội, xuất hiện một tầng lớp trí thức mới hám danh, thích làm nổi, mang mác đấu tranh cho dân chủ bằng những tờ tuyên bố nẩy lửa, những kiến nghị nổi cộm, rồi đan kết lại với nhau tự phong cái mác sĩ phu, từ đó tạo ra một giai cấp riêng biệt và tự cho là mình là các đỉnh cao thứ nhì, đứng sau các đỉnh cao thứ nhất (Ba Đình) nhằm để tiến tới việc lãnh đạo công cuộc đấu tranh ngày hôm nay theo một định hướng không thể tiết lộ (?)

Ngày xưa tại VN, những nho sĩ tức là thành phần có học được tạm gọi là trí thức của thời đại. Đây là tầng lớp trí thức trong thời quân chủ, họ chỉ biết chuyên dùi mài kinh sử, sau khi đỗ đạt sẽ được bổ nhiệm làm các quan lớn, nhỏ trong hệ thống chính quyền của một nhà nước tập quyền chuyên chế. Các Nho sĩ thi trượt thì trở lại làng quê vừa dạy “chữ thánh hiền” tìm một kế sinh nhai, vừa tiếp tục “dùi mài kinh sử” đợi kỳ thi sau, đợi được đi làm quan để “cho cả họ được nhờ”! Từ đó yên phận với "Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung", như vậy có thể nói trong thời quân chủ đất nước không bao giờ tìm thấy được lớp ngươì gọi là sĩ phu. Nếu như ngày xưa khi thời nho học thịnh hành mà đất nước chúng ta có được lớp người sĩ phu thì từ lâu đã thoát ra được cái vòng kim cô của Vạn Thế Sư Biểu đặt lên đầu Việt tộc chúng ta hơn 2000 năm về trước.

Đất nước bất hạnh với tầng lớp sĩ phu thời quân chủ và sĩ phu thế kỷ 21. Ngày hôm nay khi giàn khoan 981 của Tàu cộng đang sát thềm lục điạ VN và trước sự trịch thượng của bắc phương với lời tuyên bố vùng cấm đánh cá trong vùng biển chủ quyền VN, thì những sĩ phu nầy biến đi đâu hết, không thấy một móng? Loa của các sĩ phu nầy lại thiếu pin để chuyển động!
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/t ... 19356.html

Hình ảnh
Ngoài các loa đảng rè rè thường lệ phản đối Tàu cộng, còn các loa sĩ phu thì còn đang nằm trong thời gian đại tu, chưa thể xử dụng. Tàu cộng càng lấn áp VN bao nhiêu thì loa của sĩ phu VN càng có thời gian đại tu tương xứng bấy nhiêu. Buồn cười nhất là các sĩ phu như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh tấn mẫm... đến khi gần xuống lỗ mới bỏ đảng rồi tuyên bố đứng về phía nhân dân (?), các sĩ phu nầy cũng được các Fans rầm rộ phát loa với công xuất thật mạnh một dao. "Đảng ta gây chi cuộc hí trường"? .. rồi tới công tử đỏ Cù Huy Hà Vũ với cái loa Hoà Giải Hoà Hợp kiểu "hồ tặc năm 1946"


VAI TRÒ SĨ PHU TRONG SỨ VỤ CỨU NƯỚC ?

Trong suốt chiều dài đấu tranh trong việc chống lại ách đô hộ và sức mạnh của Bắc Phương không có tên tuổi của tầng lờp sĩ phu.

Hai Bà Trưng ( ?- 43) , nhưng người đầu tiên trong lịch sử Việt tộc đấu tranh cho nền độc lập, lại không thuộc hàng sĩ phu, hai bà là người thức tỉnh trước cảnh nước mất rồi và với mối thù chồng, đứng lên chiến đấu với giặc Bắc Phương. Kế đến là Bà Triệu Thị trinh (225-248) đánh đuổi quân Đông Ngô.
Hình ảnh
Ảnh minh hoạ Hai Bà Trưng
Công đầu đem lại độc lập tự chủ cho nước Việt là những người phụ nữ, không thuộc về tầng lớp sĩ phu, hai bà đã đứng ra thay thế giai cấp "SĨ" trong chế độ quân chủ ngày xưa đóng vai trò đánh đuổi giặc Bắc phương ra khỏi bờ cỏi VN.

Có thể nói, thời gian mấy trăm năm sau công nguyên giai cấp sĩ phu của nước ta còn bận đi theo Khổng Tử chu du thiên hạn để tìm một tổ ấm dung thân. Hầu hết các anh hùng cứu nước trong lịch sử đều không xuất thân từ giai tầng sĩ phu như:
1. Phù Đổng Thiên Vương, một đứa trẻ con không có đi học, không biết nói cho đến khi giặc Ân tràn vào nước ta thì ông mới nói được.
2. Ngô Quyền. (898–944), không thuộc gìới sĩ phu
3. Đinh Bộ Lĩnh (22/3/924- tháng 10-979), xuất thân hàn vi, giai cấp nông dân, là một đứa đứa bé chăn trâu. Từ nhỏ đã có khiếu đánh giặc.
4. Lý Thướng Kiệt (1019 – 1105) Xuất thân là quan nội thị, theo hầu vua Lý Thái Tông, không thuộc giai cấp sĩ phu
5. Trần Quốc Tuấn (1232 - 20 tháng 8, 1300), ông thuộc giai cấp qúi tộc

Hình ảnh
6. Lê Lợi (10 tháng 9, 1385 - 5 tháng 9, 1433). Anh hùng áo vải *
7. Quang Trung (1753 – 1792) Anh hùng áo vải.* Nguyễn Huệ ngưòi khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cả ba anh em Tây Sơn sáng tạo Độc lư thương áo vải

*Áo vải: có nghĩa là định vị sự xuất thân của người nầy thuộc tầng lớp thứ hai sau "sĩ" trong sĩ, nông, công , thương, binh.

Như vậy trong suốt quá trình cưú nước của Việt tộc không có xuất hiện tầng lớp sĩ phu cho mãi đến cuối thế kỷ XIX. Có nghĩa là 2000 năm trước và sau công nguyên giai tầng sĩ phu của Việt tộc đứng bên lề của các cuộc cứu nước.


VAI TRÒ SĨ PHU TRONG ĐẦU THẾ KỶ XX

Đến cuối thế kỳ XIX đầu XX thì mới thấy xuất hiện một lớp sĩ phu chân chính, đứng ra đãm đang việc nước như: Nguyễn Trường Tộ (1828 -1871), phong trào Cần vương (Phan Đình Phùng, 1844-1895). Phong trào Đông Du (Phan Bội Châu, 1867-1940) do lớp người sĩ phu chủ trương tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa - giáo dục, bên cạnh cụ Phan bội Châu còn có phong trào Duy Tân (Phan Châu Trinh, 1872-1920) và Đông kinh nghĩa thục (Lương Văn Can, 1854-1927) cũng một hướng tiến như cụ Phan Bội Châu.

Hình ảnh
Di ảnh cụ Phan Bội Châu


Hình ảnh

Hình ảnh
Ảnh minh hoạ Nguyễn Thái Học và máy chém của thực dân
Tiếp nối hai cụ Phan là người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học (1903-1930) một sĩ phu trẻ có nhiệt quyết, chịu dấn thân, can đảm.

Nhìn lại các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đem đến thành công đều không thuộc giai cấp sĩ phu, đó là sự thật lịch sử. Trong suốt thế kỳ XX, trong dòng sinh mệnh của Việt tộc chỉ thấy có 4 sĩ phu được lưu danh đó là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học và Ngô Đình Diệm. Lớp người sĩ phu nầy có nhân cách lớn có đạo đức cách mạng đầy đũ điều kiện của một nhân sĩ trí thức.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Từ đó cho đến nay đều không còn thấy lớp sĩ phu nào trong nước có tầm cỡ như lớp sĩ phu đàu thế kỷ XX, có đủ đạo đức để đứng ra kêu gọi quần chúng giải thể bạo quyền. Có thể là từ bản chất của sĩ phu: yếm thế, nhát sợ hy sinh, thường chùn bước trước sức mạnh... người dân hôm nay chỉ thấy những lớp sĩ phu tự may áo mặc, hoặc được đảng mặc cho cái áo dân chủ, sống lẫn lộn trong cộng đồng đấu tranh, để thi hành nghị quyết 36 do đảng csVN ban hành. Như Cù Huy Hà Vũ, một công tử đỏ, trong bản KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO TẤT CẢ TÙ NHÂN CỰU QUÂN NHÂN (nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/10233)

Hình ảnh
Trích: "Trớ trêu thay, Ban lãnh đạo của nước Việt Nam thống nhất sau 30 năm chiến tranh chẳng những đã không học tập tấm gương hòa giải dân tộc của Hồ Chí Minh, mà ngược lại, còn khoét sâu vết thương của dân tộc..."

Công tử CHHV muốn thầm nhắn nhũ gì với mọi người?? ông nầy cổ võ cho quan điểm HH-HG theo cung cách của hồ tặc vào năm 1946. Như vậy là HH-HG theo kiểu lùa trâu vào chuồng, để hạ thịt?? CP Liên Hiệp Quốc Cộng thành lập ngày 2.3 năm 1946 chỉ thọ chưa đến 3 tháng, đến ngày 27.6.1946 các chính đảng phải chạy sang Tàu lánh nạn, kể cã cố vấn Vỉnh Thuỵ. Cách mồi chày của CHHV về một giải pháp HH-HG của "hcm", tức là cò mồi cho đảng csVN về việc thi hành nghị quyết 36, người Việt quốc gia đã quá nhẳn mặt với đám dân chủ cuội CHHV!!

HCM, chưa bao giờ có ý HG-HH với người quốc gia!! Với bàn tay nhuốm máu của hcm là để tìm giết người yêu nước chân chính mà thôi! Trong bài kiến nghị của ông công tử đỏ họ Cù lúc nào củng toàn ca ngợi việc HG-HH của hcm. Chỉ có ai không biết thủ thuật chính trị mới lầm về các đề nghị của CHHV. Họ cứu đảng mà vẩn có người tôn vinh là sĩ phu Nam Hà và Bắc Hà ? Chính danh cho lớp người như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm và Cù Huy Hà Vũ là đồng lỏa với cộng sản để giữ đảng "bán san hà"..Chân dung của các ông như LHĐ, HTM và CHHV là thế đó!!! Đừng nên gọi gọi họ là sĩ phu, lợm giọng lắm!

Sĩ phu ngày xưa hiệu triệu quốc dân để cứu nước!!
Sĩ phu ngày hôm nay hô hào hiệu triệu quốc dân để cứu đảng!!



TÓM LẠI

Giai cấp sĩ phu không thể là CHÍNH LỰC cho một cuộc cách mạng và càng không phù hợp cho giai đoạn cứu nước. Về phía người cộng sản, Marx cũng chọn giai cấp "công nông" để đi đầu trong công cuộc cướp chính quyền và xây dựng XHCN. Trở về với Việt tộc, muốn đi tìm một sĩ phu có đủ tố chất như lớp sĩ phu của đầu thế kỷ XX, đứng ra để làm ngọn cờ đầu trong việc giải thể bạo quyền, là việc đãi cát tìm vàng... Người dân chỉ thấy toàn là đội lốt sĩ phu để giữ đảng.

Nói như vậy không phải là đặt giai cấp nầy ra bên lề cuộc đấu tranh. Vì bất cứ một cuộc đấu tranh nào tại VN, muốn nhanh chóng tiến tới thành công, thì chính lực phải là TOÀN DÂN có nghĩa là phải tập hợp đầy đủ tất cã các tầng lớp trong XH vào hàng ngũ đấu tranh.

Có thể nói vai trò thích hợp và hữu hiệu nhất cho một người sĩ phu yêu nước vẩn là vai trò xây dựng đất nước tức giai đoạn hai của cuộc cách mạng dân tộc. Đây là giai đoạn không cần đến sự hy sinh xương máu vào việc thay đổi XH. Trong giai đoạn hai nầy, người sĩ phu sẽ đóng vai trò CHÍNH LỰC và họ sẽ làm rất tốt vai trò của họ..

Cuộc cách mạng dân tộc hiện nay đang tiến hành chậm chạp đó là từ sự định hướng sai lầm của tầng lớp trí thức hiện nay trong vai trò cứu nước. Gốc đổi thành ngọn, ngọn trở thành gốc trong cấu trúc xây dựng CHÍNH LỰC cho cuộc cách mạng.

Tuổi trẻ hải ngoại có cái nhìn rất thất vọng về những người đang tự mang tước hiệu sĩ phu ngày hôm nay. Tuổi trẻ hậu duệ VNCH chỉ kính trọng và bước theo gương của lớp sĩ phu anh hùng Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính... của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nếu "không thành công cũng thành nhân" một huấn lệnh để đi vào lịch sử của người sĩ phu yêu nước Nguyễn thái Học. Và đó cũng là gia tài quý giá mà ông đã để lại cho tuổi trẻ hôm nay.

Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi

( Sĩ phu Nguyễn an Ninh)

Mét nén tâm nhang của hậu bối Lý Bích Thủy xin được dâng lên lớp sĩ phu của VNQDĐ trong mùa tưởng niệm ngày tang Yên Báy 17/6/2015-

Lý Bích Thuỷ 17/5/2015
nguồn
          
Trả lời

Quay về “Thời luận - Xã luận - Phiếm luận - Tạp ghi”