Định hướng dư luận bằng kỹ thuật số

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Định hướng dư luận bằng kỹ thuật số

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Định hướng dư luận bằng kỹ thuật số





    Bất chấp việc ngân sách tài trợ cho đài ABC bị cắt giảm nghiêm trọng từ năm 2014, đài ABC của Australia vẫn tiếp tục làm việc không biết mệt mõi để đưa đến cho công chúng những chương trình phóng sự điều tra có giá trị cao.

    Những chương trình gần đây như “Mongrel Bunch of Bastards” đã đào sâu và bóc trần những quyền lực đen tối của Sở thuế liên bang Australia. Người làm chương trình phóng viên Adele Ferguson một người từng đoạt nhiều giải Walkley và Quill trong lĩnh vực phóng sự, đã chấp nhận đương đầu với những thái độ thù địch từ phía chính phủ hay cá nhân để công luận Australia có được một cái nhìn có một không hai về những gì mà họ thực sự chưa hề hay biết đang xảy ra bên trong lẫn bên ngoài nước Úc.

    Những chương trình như “Democracy, Data and Dirty Tricks,” là kết quả của sự hợp tác giữa đài Independenct Television News của Anh và đài truyền hình số 4. Những phóng viên điều tra tài ba của hai đài nói trên đã mang đến cho công luận Úc một cái nhìn bên trong của một công ty, hay nói đúng hơn là một hiện tượng có tên gọi là Cambridge Analytica, và những việc làm của công ty này liên quan đến cuộc bầu cử tại Kenya và gần nhất là cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ đã đưa Donald Trump lên làm tổng thống. Phóng sự này gồm có hai phần và người ta không biết liệu phần 2 của phóng sự, nói về bầu cử tại Mexico và vận động Brexit tại Anh, có được trình chiếu hay không.

    Cambridge Analytica là một công ty truyền thông chuyên dùng những nghiên cứu của họ để làm thay đổi nhận thức của cử tri trong các quốc gia nhằm làm thay đổi kết quả những cuộc bầu cử. Theo ngôn ngữ của người Việt Nam, thì đây chính là những công ty chuyên định hướng dư luận để tạo ra những kết quả chính trị theo ý muốn.

    Để làm công việc của mình, công ty Cambridge Analytica đã nghiên cứu tư liệu cá nhân của hàng triệu, hàng triệu cử tri thu thập được từ mạng xã hội, từ bất cứ nguồn nào để thiết lập “hồ sơ nhận diện cử tri” của hàng triệu người sẽ tham gia bầu cử. Có lẽ không ai bây giờ còn nghi ngờ về việc các công ty truyền thông thế giới như Facebook và các mạng xã hội khác đã bí mật thu thập thông tin của khách hàng và bán các thông tin này lại cho bất cứ ai cần. Trong thời buổi kỹ thuật số này chính thông tin là món hàng bán chạy nhất và cao giá nhất mà ít ai ngờ đến.

    Cuộc điều tra bắt đầu từ khi phó tổng giám đốc của Cambridge Analytica là Steve Bannon với sự hậu thuẩn của nhà tài phiệt Robert Mercer đã tham gia chương trình vận động bầu cử của Donald Trump. Ngoài ra còn có sự tham gia của phóng viên Carole Cadwalladr người mà những bài viết của cô liên tục trên tờ báo Guardian, đã góp phần to lớn vào sự thành công của chương trình phóng sự điều tra nói trên.

    Đây là một phóng sự điều tra về những tác động của truyền thông giúp hình thành tư duy của con người trong xã hội. Thông qua kỹ thuật trình bày phóng sự , người xem được sống hoàn toàn trong thế giới bí mật của những con người đang làm việc hàng ngày hàng đêm để thu thập thông tin cá nhân của hàng triệu người, lập hồ sơ của hàng triệu người và rồi thông qua truyền thông định hướng suy nghĩ của hàng triệu người nhằm đưa những người này đến các quyết định quan trọng ví dụ như bầu ứng cử viên tổng thống nào, thủ tướng nào, tại một quốc gia nào đó.

    Hàng triệu người trên thế giới dùng Facebook, Twitters…hay các mạng xã hội khác trong đó có hàng chục triệu người Việt Nam. Có những chương trình, những trò chơi thoạt nhìn rất vô hại trên mạng xã hội, nhưng thật sự chúng được tạo ra để tìm hiểu tính cách riêng của từng người chơi. Cứ thế những chương trình này đi từ người này qua người khác và thu thập toàn bộ tất cả thông tin cá nhân, sở thích, thói quen, suy nghĩ, hành vi…của tất cả những người hiện diện hàng ngày trên các mạng xã hội.

    Trước màn hình máy tính con người có khuynh hướng trở nên hết sức thành thật với chính mình vì tin rằng không có ai biết mình đang làm gì, nghĩ gì. Nhưng trên thực tế thông qua các mạng xã hội những người chuyên thu thập thông tin chỉ cần một thời gian ngắn để biết được người đó là người như thế nào. Nói chung họ có thể biết tất cả mọi chi tiết của một người nào đó.

    Thật thú vị khi thời gian qua, chúng ta nghe tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng sắp đến tất cả những người muốn xin visa đến Hoa Kỳ phải khai trình lịch sử sử dụng mạng xã hội trong vòng 5 năm trước ngày nộp đơn xin visa. Thế thì đủ biết là chính phủ Hoa kỳ sẽ dùng các thông tin họ thu thập được về một cá nhân trên mạng trong 5 năm để biết con người đó thực sự như thế nào, mà không cần phỏng vấn hay xem xét bất cứ một thứ giấy tờ gì khác.

    Một trong những cái mà công ty Cambridge Analytica thu thập từ hàng triệu người là những người này yêu cái gì, ghét cái gì. Từ những cái này họ hình thành những chiến dịch tuyên truyền, soạn thảo những chương trình tuyên truyền nhắm vào những người này để khích động thêm sự căm ghét của họ đối với ai đó, đối với cái gì đó. Dần dần các chương trình này sẽ hướng những đối tượng nói trên đi đến việc hình thành lên những quyết định cá nhân có liên quan đến các vấn đề chính trị hay xã hội tùy theo nhu cầu và mục đích của những người đứng ra đặt hàng.

    Có thể một đảng chính trị tại một quốc gia nào đó sẽ đặt hàng cho công ty Cambridge Analytica để công ty này nghiên cứu lập hồ sơ của 50 triệu công dân trong tuổi bầu cử của một quốc gia nào đó, và đưa ra một chương trình định hướng dư luận để các công dân này khi đi bầu sẽ bầu có một ứng cử viên nào đó của đảng này, và giúp đảng này đạt được mục đích chính trị của họ.

    Có những người đã tự hỏi phải chăng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua, họ đã bị công ty Cambridge Analytica định hướng thông qua Facebook và không ngờ rằng từ những phút vui chơi lang thang trên Facebook họ đã thay đổi định kiến chính trị và quyết định bầu cho Donald Trump.

    Những nhà khoa học tại đại học Cambridge đã có những công trình nghiên cứu độc đáo dẫn đến hình thành nhiều chương trình điện toán có một không hai. Khi sử dụng các chương trình điện toán này dưới nhiều hình thức khác nhau, những người tham gia đã tự nguyện cung cấp cho chủ nhân của các chương trình này toàn bộ các dữ liệu cá nhân của mình. Có thể nói các chương trình này như những tấm gương trong đó chủ nhân của nó có thể thấy lộ diện hoàn toàn chân dung của những người đến soi mình trên tấm gương đó.

    Có thể nói thông tin cá nhân của từng cá nhân sẽ trở thành vũ khí trong tay của chính phủ, của tổ chức, của các cá nhân khác và được sử dụng để chống lại các cá nhân đó khi cần hay khi cần thiết họ có thể sai khiến các cá nhân này theo ý của họ thông qua hệ thống truyền thông. Còn gì đáng sợ hơn trước viễn cảnh chúng ta cung cấp tất cả dữ liệu về cá nhân của chúng ta cho những kẻ thù của chúng ta. Trong thời đại này dữ liệu thông tin chính là vũ khí nguy hiểm nhất.

    Bỏ qua chuyện dùng dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực quãng cáo, công ty Cambridge Analytica đã dùng dữ liệu cá nhân họ thu thập được của một khu vực bầu cử để thiết lập bản đồ yêu-ghét của đa số cư dân trong khu vực này. Từ đó họ sẽ có những chiến dịch vận động bầu cử rất sát sao, với mức chính xác cao và mang lại kết quả như họ mong đợi. Dữ liệu thông tin cá nhân từ nay đã được sử dụng và sẽ được sử dụng triệt để để định hướng cử tri. Liệu chúng ta có còn là những cá nhân độc lập, có tư duy hoàn toàn độc lập trong việc quyết định bầu cho ai, bầu cho đảng nào hay không?

    Trong phóng sự nói trên những người làm phóng sự đã đưa ra cảnh một gia đình giàu có người Sri Lanka đang suy nghĩ để quyết định bầu cho ai trong cuộc bầu cử sắp đến. Những người làm phóng sự đã chuẩn bị một số câu hỏi rất đơn giản, rất ngây thơ để hỏi gia đình nói trên, và nhận được những câu trả lời. Từ những câu trả lời cho những câu hỏi đã được chuẩn bị cẩn thận từ trước, người làm phóng sự dễ dàng phân loại gia đình nói trên thuộc diện rất dễ bị định hướng và thủ thuật định hướng họ là nhắm vào những yếu tố phân biệt chủng tộc!

    First, they explain, it’s about getting useful information on rival candidates. Cambridge Analytica has partnerships with organisations that do that kind of thing, organisations that employ former MI5 operatives. And then there is the sting: you invite them to a lunch, lure them with a dodgy deal, and get it on video. Another option is the honey trap. Tempt them with some gorgeous girls. “Not Sri Lankan girls?” the client asks anxiously. No, no, they assure him. Ukrainians. The company can arrange this kind of thing. They work with fake IDs, set up websites… All part of the service.

    Không nghi ngờ gì, các đảng chính trị, các chuyên viên điện toán, giới truyền thông, các nhà nghiên cứu tâm lý học sẽ làm việc cùng với nhau để dàn dựng tất cả những thủ thuật định hướng dư luận cho từng mục tiêu của họ.

    Câu hỏi là nếu để việc này xảy ra thì còn gì nền dân chủ. Đây là một câu hỏi lớn cho thời đại của chúng ta. Thường khi chúng ta chỉ biết đến các thủ đoạn định hướng dư luận của các chế độ cộng sản. Nhưng với việc định hướng dư luận với quy mô và sự hổ trợ của kỹ thuật số hiện đại như hiện nay, phải chăng trong tương lai tất cả chúng ta đều trở thành những con người mà mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta đều bị các công ty như Cambridge Analytica chỉ huy toàn bộ?

    Chưa có câu trả lời.

    Ls Lê Đức Minh



    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”