Bảo Lãnh Càng Sớm Càng Tốt

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Bảo Lãnh Càng Sớm Càng Tốt

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           





              
    Bảo Lãnh Càng Sớm Càng Tốt
    ____________________________________
    L.S. Lê Đức Minh
              




              
              




              
    Nếu muốn bảo lãnh cha mẹ từ Việt Nam sang Úc đoàn tụ thì nên làm càng sớm càng tốt.

    Dưới thời chính phủ Lao Động như Bob Hawker và Paul Keating có 2/3 các visa định cư tại Úc là cấp cho những người trong diện đoàn tụ gia đình như vợ chồng, cha mẹ, con cái, thân nhân cuối cùng. Từ khi ông John Howard lên cho đến bây giờ đến phiên ông Turnbull thì chỉ còn 1/3 các visa của Úc là cấp cho những người trong diện đoàn tụ gia đình.

    Theo bộ di trú Australia thì cứ 1000 di dân theo diện tay nghề khi đến Úc trong thời gian năm năm sẽ mang lại cho chính phủ Úc 36 triệu đô la. Trong khi đó cứ 1000 di dân theo diện gia đình làm nước Úc mất tiêu 1.8 triệu đô la trong thời gian năm năm.

    Thêm nữa chi phí dành cho những di dân đến Úc theo diện cha mẹ làm chính phủ Úc mất thêm rất nhiều tiền bạc. Vì thế, trước đây chính phủ Australia thời tổng trưởng Philip Ruddock chính phủ đã quyết định mỗi năm chỉ cho 500 visa theo diện đoàn tụ cha mẹ ( diện không đóng tiền ), khiến thời gian chờ đợi cho loại visa này hiện nay lên đến…40 năm.

    Do áp lực của cộng đồng đối với loại visa bảo lãnh cha mẹ này, năm 1998 chính phủ liên đảng ban hành loại visa bảo lãnh cha mẹ theo diện đóng tiền. Những người đóng tiền cho chính phủ được đi nhanh không cần chờ đợi. Loại visa này vừa đáp ứng được nhu cầu bảo lãnh cha mẹ vừa đáp ứng được việc tăng thu cho ngân sách của liên đảng. Tuy nhiên loại visa này đầu tiên đã bị chống đối dữ dội vì bị cho rằng có tính chất kỳ thị phân biệt giàu nghèo, không công bằng.

    Có thể thấy rằng đại đa số người dân Úc sẵn sàng chấp nhận đóng một khoản tiền lớn cho chính phủ để cha mẹ của họ được đến định cư tại Úc. Đại đa số cũng sẵn sàng chấp nhận việc cung cấp nơi ăn chốn ở và mua bảo hiểm y tế tư cho cha mẹ của họ, miễn là cha mẹ của họ được đến định cư tại Úc. Chính phủ Australia rõ ràng cũng thừa nhận rằng di dân từ nhiều nền văn hóa có yêu cầu được chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già nua, bệnh tật.

    Từ năm 2003 visa bảo lãnh cha mẹ theo diện đóng tiền trở thành loại visa chủ yếu để các bậc cha mẹ được đến Úc định cư. Trong tài khóa năm 2003-2004 có tất cả 5000 visa cha mẹ được cấp. Trong đó có 70% là các visa theo diện đóng tiền. Hiện nay hàng năm chừng 85% các visa dành cho cha mẹ là các visa theo diện đóng tiền. Chính phủ liên đảng đã từng cố gắng loại bỏ hoàn toàn loại visa cha mẹ không đóng tiền. Tuy nhiên trong năm 2014 thượng viện đã bác bỏ đề nghị này của bộ di trú.

    Hiện nay toàn bộ lệ phí cho một visa cha mẹ đóng tiền lên đến 47,295 đô la, chưa tính những chi phí khác như chi phí làm police check, chi phí luật sư, chi phí khám bệnh…Hiện tại có chừng 30 ngàn hồ sơ xin visa bảo lãnh cha mẹ theo diện đóng tiền đang chờ xem xét. Trong vòng tối đa hai năm, các đương đơn sẽ có visa định cư.

    Diện bảo lãnh cha mẹ không đóng tiền có chừng 50 ngàn hồ sơ đang xếp hàng bất chấp thời gian chờ đợi có thể trên 30 năm. Như thế cho dù đóng tiền hay không đóng tiền, thì nhu cầu bảo lãnh cha mẹ của công dân Úc thực tế là rất cao. Tuy nhiên những đòi hỏi như số con sống tại Úc phải nhiều hơn số con sống tại những quốc gia khác, đã làm cho rất nhiều các bậc cha mẹ phải từ bỏ giấc mơ sang Úc định cư với con cái của mình.

    Xuất phát từ nhu cầu này, người Úc đã gây áp lực buộc chính phủ phải tìm ra một loại visa nào đó dành cho những người có số con sống tại Úc ít hơn số con sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên loại visa này chỉ là một loại visa tạm trú, và dành cho những người không có đủ tiền để đi di dân theo diện cha mẹ đóng tiền, những người không muốn phải chờ đến 30 năm để có visa định cư.

    Hiện nay những bậc cha mẹ như thế chỉ có thể dùng visa du lịch để sống tại Úc tối đa 12 tháng, sau đó phải rời khỏi nước Úc, và nộp đơn xin một visa du lịch khác tối thiểu phải sáu tháng sau khi rời khỏi nước Úc.

    Nhưng vấn đề chính phủ liên bang đang xem xét cẩn thận là vấn đề chi tiêu có liên quan đến những bậc cha mẹ tạm trú này. Chính phủ chỉ muốn bảo đảm rằng họ sẽ không tốn một xu cho những bậc cha mẹ tạm trú này trong bất cứ lĩnh vực nào.

    Thêm vào đó chính phủ nhận định rằng loại visa bảo lãnh cha mẹ này dù đóng tiền hay không đóng tiền không mang lại lợi nhuận gì cho đất nước này cả. Những bậc cha mẹ này chỉ mang lại những niềm vui, ích lợi cho gia đình con cái cháu chắt của họ, chứ nước Úc tính ra không được lợi gì cả. Những bậc cha mẹ này đa số không biết tiếng Anh, không có nghề chuyên môn nước Úc cần, không có tài sản mang vào đầu tư, không có khả năng làm việc thiện nguyện tại Úc.

    Theo ước tính của chính phủ thì chăm sóc cho một bậc cha mẹ đến Úc định cư đến khi họ qua đời làm chính phủ mất từ 300 đến 400 ngàn đô la cho một người. Số tiền 47,295 đô la đóng theo diện bảo lãnh có đóng tiền chỉ đáp ứng được một phần nhỏ chi phí mà chính phủ phải chi ra cho các bậc cha mẹ này. Trong khi đó những bậc cha mẹ định cư theo diện không đóng tiền thì coi như chẳng có đóng góp gì cả.

    Trong năm 2016 có 8675 các bậc cha mẹ được đến Úc định cư. Chi phí của chính phủ để lo cho các bậc cha mẹ này từ đây đến năm 2050 là chừng 85 tỷ đô la. Đây là một chi phí lớn khủng khiếp, và còn lớn hơn nữa vì khi đến Úc được chăm sóc y tế tốt hơn các bậc cha mẹ này sẽ sống lâu hơn và chính phủ phải trả tiền trợ cấp nhiều hơn cho những người này.

    Nói tóm lại việc cấp visa định cư cho các bậc cha mẹ của công dân Úc nên được chấm dứt vĩnh viễn. Trong khi chờ đợi việc bãi bỏ hoàn toàn loại visa định cư cha mẹ, số tiền đóng cho loại visa đóng tiền phải tăng gấp đôi hay gấp ba và dần dần giảm dần cho đến khi chấm dứt hẳn việc cấp visa định cư vĩnh viễn cho các bậc cha mẹ. Sau đó visa định cư cho cha mẹ chỉ được cấp trong những trường hợp rất đặc biệt với những điều kiện hết sức khó khăn.

    Dĩ nhiên những vấn đề vừa nêu trên không được đưa ra lấy ý kiến của dư luận vì sẽ gặp phải sự phản ứng giận dữ của công dân Úc. Tuy nhiên bộ di trú và chính phủ liên bang tin rằng việc bãi bỏ hoàn các visa định cư cho cha mẹ và thay thế bằng một loại visa tạm trú dài hạn, là một giải pháp tốt nhất cho vấn đề visa dành cho các bậc cha mẹ của các công dân Úc. Có nghĩa là trên tinh thần loại visa này là loại visa du lịch dành cho các bậc cha mẹ tuy nhiên có thời hạn dài hơn.

    Như thế có thể thấy một loại visa tạm trú dài hạn dành cho các bậc cha mẹ đang được hình thành và trong tương lai sẽ không còn bậc cha mẹ nào có thể định cư tại Úc nữa, cho dù đóng tiền hay không đóng tiền.
    Có nghĩa là các cha mẹ của các công dân Úc hoàn toàn có quyền đến Úc thăm con cháu, sống với con cháu nhiều năm liên tục, miễn là những người bảo lãnh có khả năng toàn diện bảo đảm rằng những bậc cha mẹ này không gây ra bất cứ phí tổn nào cho nước Úc về mặt tài chính.

    Những đứa con đứng ra bảo lãnh cha mẹ từ đó có yêu cầu phải chứng minh tài chính, chứng minh thu nhập, chứng minh có nhà ở và số tiền bond đóng cho chính phủ trong thời gian các bậc cha mẹ sống tại Úc có thể từ 5000 đến 15 ngàn đề phòng trường hợp chính phủ phải cung cấp những dịch vụ nào đó cho những bậc cha mẹ này.

    Nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề ví dụ những đứa con đứng ra bảo lãnh cha mẹ phải chịu trách nhiệm về tài chính đến mức độ nào, nếu xảy ra những vấn đề sức khỏe hay những vấn đề khác mà công ty bảo hiểm không chi trả. Hay nếu các bậc cha mẹ đã đến lúc phải rời khỏi nước Úc mà không thể lên máy bay được vì lý do sức khỏe thì trong trường hợp đó chính phủ và người bảo lãnh phải chịu những chi phí nào.

    Hay nếu người con bảo lãnh không may qua đời thì ai sẽ là người tiếp tục đứng vào vị trí của người bảo lãnh và những trách nhiệm tài chính của người bảo lãnh mới là gì, hay các bậc cha mẹ có được tiếp tục ở lại Úc hay phải ra về và chờ người bảo lãnh mới nộp hồ sơ xin visa mới.

    Ví dụ một ông rể đứng ra bảo lãnh mẹ vợ đến Úc, nhưng một thời gian sau khi vợ chồng chia tay. Người con rể rút đơn bảo lãnh và đòi lại số tiền bond đã đóng cho chính phủ và người con gái vừa ly dị không thể đứng ra bảo lãnh vì không có công ăn việc làm. Visa của bà mẹ vợ bị hủy bỏ và bà mẹ phải rời khỏi nước Úc. Nhưng cùng lúc này thì bà vợ đã ly dị phát sinh tâm thần do việc ly dị, đòi tự tử, phải nhập viện trong khi mấy đứa cháu không có ai chăm sóc. Trong trường hợp này bà mẹ vợ có thể được tiếp tục ở lại Úc để chăm sóc con và cháu không? Việc ở lại và trách nhiệm tài chính ai là người chịu trách nhiệm và phải giải quyết thế nào?

    Đó là chưa kể đến những tình huống mà bộ di trú không thể nào đoán trước được. Càng có nhiều bậc cha mẹ được cấp visa, thì càng có khả năng xảy ra những tình huống phức tạp. Có thể nói rằng những tình huống đó xảy ra trong tương lai thuộc về trách nhiệm của các chính phủ trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay khi ban hành một loại visa mới, chính phủ hiện tại phải có trách nhiệm tạo ra một loại visa rất chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức tối đa những tình huống khó giải quyết.

    Theo ước tính của chính phủ vào thời điểm ban hành loại visa tạm trú 5 năm này sẽ có ít nhất 80 ngàn người nộp hồ sơ. Nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

    Luât Sư Lê Đức Minh



    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”