8 điều nước Mỹ đã dạy tôi

Trả lời
Hình đại diện
thiên thanh
Bài viết: 1352
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 11:49
Nơi ở: Phố Cổ

8 điều nước Mỹ đã dạy tôi

Bài viết bởi thiên thanh »

          
Hình ảnh


8 điều nước Mỹ đã dạy tôi
Lần trước Café Ku Búa có xuất bản một bài tên “10 điều Phương Tây đã dạy tôi.” Lấy cảm hứng từ bài đó, Ku Liềm, một thành viên của Café Ku Búa viết bài viết này để nói về những trải nghiệm của bạn ấy từ góc nhìn của một người nước ngoài ở nước Mỹ. — Ku Búa


Tôi đã sang Mỹ du học được 5 năm. Có thể là một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không quá ngắn. Nó đủ để tôi hiểu và nhìn nhận nhiều thứ về cả 2 nền văn hóa – Việt Nam và Mỹ. Tôi đã học được nhiều điều từ đất nước này, hay nói đúng hơn là, đất nước này đã dạy tôi rất nhiều điều mà tôi nghĩ không có một đất nước nào trên thế giới sẽ dạy.

Khác với những quốc gia Phương Tây khác, người Mỹ có một tinh thần yêu nước và niềm tin vào Chúa mãnh liệt. Ban đầu tôi cũng không hiểu cho lắm nhưng khi càng tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ cũng như những lý tưởng đã xây dựng lên siêu cường quốc này, thì tôi mới hiểu tại sao.

Nước Mỹ trong tôi không đơn thuần chỉ là một quốc gia hay một lãnh thổ. Mà nó là một lý tưởng. Tuy những lý tưởng đó không đặc trưng cho riêng nước Mỹ nhưng chính những lý tưởng đó đã làm nước Mỹ trở nên đặc biệt. Và theo tôi 5 lý tưởng đó là:
    • 1. Tin vào Chúa (In God We Trust).
      2. Chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do – khởi nghiệp và làm giàu là mệnh lệnh của Chúa.
      3. Trách nhiệm cá nhân.
      4. Trung thành với đất nước.
      5. Một chính phủ của dân, cho dân và vì dân.
Đọc tới đây chắc có thể bạn chưa hiểu lắm. Nhưng tôi tin rằng sau khi đọc xong bài này, bạn sẽ hiểu. Vậy sau 5 năm ở đây tôi đã học được những gì, hoặc, nước Mỹ đã dạy tôi những gì?



1 – Niềm tin vào Chúa

Ở Mỹ, nếu một người Thiên Chúa Giáo này yêu quý bạn, họ sẽ tặng bạn cuốn Kinh Thánh. Và mời bạn đi những sự kiện của nhà thờ. Người Mỹ có một niềm tin mãnh liệt vào Chúa mà tôi nghĩ bạn sẽ không tìm thấy được ở các nước phương Tây khác. Bạn sẽ hiếm khi nào nghe các lãnh đạo phương Tây khác nói “Chúa phù hộ bạn” nhưng đó là một câu nói được nghe thường xuyên ở Mỹ của người dân cũng như lãnh đạo. Trong mắt người Mỹ, họ là sự hình thành của Chúa, Chúa là người đã tạo ra họ và họ thuộc về Chúa. Khác với những quốc gia khác, Mỹ được thành lập dựa trên cơ sở rằng “”Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Chính phủ đã không tạo ra nhân dân, Chúa mới là người làm điều đó. Nhân dân không thuộc về chính phủ mà thuộc về Chúa. Chính phủ không phải là khái niệm cao cả và quyền lực nhất, Chúa mới là người quyền lực nhất. Vì chính phủ là một sự hình thành của Chúa nên họ chẳng có cái quyền lợi gì cao cả hơn nhân dân. Và nếu lấy đi khái niệm “Chúa” thì nước Mỹ sẽ không còn là nước Mỹ, mà sẽ là một quốc gia như bao quốc gia khác.



2 – Tinh thần khởi nghiệp, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do

Ở những nơi khác, làm giàu gần như là một cái gì đó tội lỗi. Nhưng ở Mỹ, làm giàu không chỉ là nhiệm vụ mà là một mệnh lệnh. Từ nhỏ các học sinh đã được dạy tinh thần khởi nghiệp bắt đầu với mô hình kinh doanh nước chanh. Rồi khi lớn lên họ được dạy khi thấy một vấn đề nào đó thì hãy tìm ra giải pháp. Và nếu bạn có thể làm giàu trong quá trình đó thì càng tốt.

Người Mỹ rất cởi mở với những ý tưởng. Khi họ có một ý tưởng nào đó họ sẽ chia sẻ với mọi người. Khi họ thất bại, họ cũng sẽ chia sẻ điều đó vì thất bại là mẹ thành công. Vì tinh thần chấp nhận sự thất bại đó nên các doanh nhân Mỹ không hề cảm thấy “quê” hay nhục khi thất bại mà coi đó là niềm tự hào. Trên trung bình một doanh nhân hay một nhà khởi nghiệp sẽ thất bại từ 3-4 lần. Đó là chuyện bình thường.

Nếu tôi phải so sánh với Việt Nam thì người Việt Nam hay giấu giếm và một khi ai đó thất bại trong kinh doanh, họ sẽ che giấu vì mọi người sẽ coi thường và cười họ. Nên những người thất bại hiếm khi nào làm lại và vì vậy hiếm khi nào thành công. Chẳng có ai tự nhiên thành công mà không trải qua một quá trình thất bại của.

Người Mỹ rất ngưỡng mộ những người giàu, họ coi những tỷ phú là những cảm hứng để họ phấn đấu. Hiếm khi nào bạn thấy người Mỹ GATO với ai. Thành công là một thứ được khuyến khích và chấp nhận. Làm giàu là mệnh lệnh của Chúa.



3 – Trách nhiệm cá nhân

Điều này có đáng nói hay đặc trưng không? Tôi không biết, nhưng cũng đáng suy ngẫm. Người Mỹ rất có tinh thần tự lập và tự chủ. Cái tường nhà bạn bị hư? Hãy tự tìm hiểu cách sửa rồi đi mua đồ về sửa. Bạn muốn tìm hiểu về một vấn đề nào đó? Hãy bắt đầu bằng cách Google nó. Khi bạn bị đuổi việc và đói? Hãy tự tìm việc làm để tự nuôi bản thân. Đối với người Mỹ, chính phủ là nơi đến cuối cùng khi tất cả những cách khác đã thất bại.

Người Mỹ rất tự giác và chủ động trong mọi chuyện. Khi họ làm sai một điều gì đó, họ sẽ nói và chấp nhận họ sai rồi làm lại.



4 – Tư duy chính trị

Ở Mỹ, chính trị được biến thành một ngành nghề chuyên nghiệp từ điện ảnh cho đến truyền hình. Dân chúng thường xuyên phân tích những vấn đề chính trị. Riêng tôi thì thường xuyên coi Fox News và đọc những tờ báo từ cánh tả đến cánh hữu. Không biết từ bao giờ chính trị lại trở thành một cái gì đó rất thú vị đối với tôi.



5 – Lòng yêu nước

Bộ người Úc không yêu nước sao? Bộ người Anh không yêu nước hả? Còn người Đức chắc không yêu nước à? Đương nhiên là có. Nhưng trong mắt tôi, cái tinh thần yêu nước của người Mỹ đặc biệt hơn một chút. Nó khác như vậy. Nếu bạn là một người Việt Nam nhập cư sang Anh, bạn có thể yêu nước Anh nhưng bạn sẽ không bao giờ được coi là người Anh. Nếu bạn là một người Nhật di dân sang nước Đức, bạn có thể yêu nước Đức nhưng sẽ không bao giờ được chấp nhận là một người Đức. Nếu bạn là một người Thái nhập cư vào Nhật, bạn có thể yêu nước Nhật nhưng họ sẽ không bao giờ được xem là người Nhật. Bạn sẽ luôn luôn là một người nước ngoài yêu nước ngoài, chứ không phải là một người công dân yêu đất nước của mình.

Sự khác biệt của Mỹ là cho dù bạn là ai, cho dù bạn đến từ đâu, bạn có thể đến Mỹ để trở thành công dân Mỹ, tuyên thệ lòng trung thành với nước Mỹ, yêu nước Mỹ, được xem và chấp nhận là một người Mỹ thuần túy…..cho dù bạn chỉ mới là công dân cách đây 10 giây. Đó theo tôi, là một tinh thần yêu nước hiếm có.

Trước những trận bóng chày, bóng đá hay bóng rỗ, người Mỹ sẽ hát quốc ca. Trong trường học sinh sẽ đưa tay lên và đọc lời Tuyên Thệ Trung Thành. Hình như đây là một điều Anh, Canada, Úc, Đức hay Pháp đều không có.



6 – Tôn trọng và tôn vinh quân đội và quân nhân

Người Mỹ rất tôn trọng và tôn vinh các quân nhân của họ. Quân Lực Mỹ là một quân lực chuyên nghiệp và tự nguyện. Người Mỹ xem việc bạn gia nhập vào quân lực là một sự hy sinh cao cả, kiểu như “một vì sao rơi cho muôn vì sao sáng.” Nhắc đến đây thì chắc bạn sẽ nói đến những từ như đế quốc, Iraq, Bush. Nhưng hãy bỏ qua những thứ đó sang một bên. Cái đáng nói ở đây là lòng yêu mến người Mỹ dành cho các quân nhân của họ.

Trong thời chiến tranh Iraq một cảnh thường xuyên được chứng kiến là cảnh chiếc xe chở hòm của các binh sĩ tử trận về quê nhà. Người Mỹ sẽ đứng 2 bên đường vẫy chào, như một hành động cảm ơn sự hy sinh của chàng trai đó. Truyền hình và báo chí địa phương sẽ nêu tên anh đó như một sự thể hiện kính trọng, cho dù họ có thể không đồng ý với cuộc chiến.



7 – Chế độ trọng dụng nhân tài (meritocracy)

Người Mỹ rất trọng dụng, nếu bạn có tài bạn sẽ được trọng dụng bất chấp bạn là ai hay bạn đến từ đâu? Họ không quan tâm tôn giáo của bạn là gì hay quốc tịch của bạn là gì, nếu bạn có tài, và nếu bạn có thể đem lại lợi nhuận hay lợi ích cho họ, họ sẽ trọng dụng bạn. Nếu bạn có một ý tưởng khởi nghiệp, họ sẽ sẵn lòng viết ngân phiếu để đầu tư vào ý tưởng của bạn. Nếu bạn có năng khiếu đầu tư, họ sẽ rót vốn cho bạn đầu tư. Nếu bạn có ý tưởng để thay đổi xã hội, họ sẽ góp tiền cho bạn để bạn làm điều đó. Nếu bạn có ý tưởng nghiên cứu hàn lâm, họ sẽ cấp tiền cho bạn làm điều đó. Nhưng nên nhớ, đã hứa là phải làm nhé.

Ở Mỹ, bạn có thể thất bại nhiều lần. Bạn rớt kỳ thi SAT, bạn có thể thi lại. Bạn bị điểm thấp trong cuộc thi LSAT để vào trường luật? Bạn có thể thi lại. Không có giới hạn cho số lượng lần bạn thất bại. Chính vì tinh thần trọng dụng này nên Mỹ trở thành một cục nam châm thu hút nhân tài. Đây là một tư duy mà tôi nghĩ không có một quốc gia nào có, trong đó là Việt Nam.



8 – Tinh thần nghiện việc làm

Tôi không hiểu vì sao nhiều người Việt Nam lại nghĩ ở Mỹ người ta làm ít mà hưởng nhiều? Chắc tại anh anh chị cô chú Việt kiều về nước nổ banh xác. Tôi xin xác nhận sự thật là hoàn toàn ngược lại. người Mỹ rất nghiệm làm và có trách nhiệm công việc rất cao. Trung bình một người Tây Âu nghỉ đến 6 tuần một năm, người Úc thì 4 tuần, nhưng người Mỹ thì chỉ nghỉ 2 tuần một năm. Có khi là ít hơn vì đối với họ, đã làm việc là phải chuyên nghiệp và lâu dài. Chẳng khó hiểu vì sao Mỹ lại qua mặt Châu Âu và những nước khác, dù tuổi thọ chỉ mới 200 năm.

Nhiêu đó thôi. Đó là 8 điều mà nước Mỹ đã dạy tôi. Tôi đã thay đổi rất nhiều vì 8 bài học đó. Có thể nhận xét của tôi sai, có thể chỉ là nhận xét cá nhân. Nhưng đó là những gì tôi đã học được. Đó là tại sao nước Mỹ lại đặc biệt trong mắt tôi.

Ku Liềm & Ku Búa @ Café Ku Búa
nguồn

          
Trả lời

Quay về “Ku Búa”