tóc rối

Trả lời
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: tóc rối

Bài viết bởi Trân »

  1. :flower: anh Hoàng Vân :giggles:.



    *
    như vậy, niềm hy vọng vào thế hệ thứ hai của giai cấp vô sản rằng họ sẽ thay đổi vì được tiếp xúc với thế giới tự do có vẻ mong manh dễ vỡ. không biết khi được làm chủ đất nước, các em có "khá" hơn, hay vẫn lăn theo vết xe cũ? tôi chẳng biết nữa. nhưng đọc một status của Trịnh Lữ, dịch giả tác phẩm rừng Na Uy, với đoạn trích từ bài viết luân lý và đạo đức Đông Tây của cụ Phan Châu Trinh cùng với những comments của bạn bè ông, tôi bỗng thấy loé lên một tia sáng nhờ nhờ.

    "Lời cụ Phan Châu Trinh, cách đây 91 năm:

    Ông Khổng nói rằng: "Tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi" nghĩa là mình tốt thì trời đất giúp thêm cho, mà mình đã nghiêng đổ thì trời đất lại xô đạp thêm. Ông Mạnh cũng nói rằng: "Nhân tất tự vũ nhi hậu nhân vũ chi" nghĩa là mình có tự khinh mình thì người ta mới khinh mình. Vậy thì không trách mình thì còn trách ai!

    Từ xưa đến nay bấy cứ dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng, dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh đã đứng cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thế giới thì chẳng những thuần nhờ cái sức mạnh mà thôi, mà phải nhờ cái đạo đức làm gốc nữa; nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn đứng lên khỏi bị người đè lên trên thì lại cần có một đạo đức vững chặt hơn dân tộc đang giàu mạnh hơn mình.

    Rất nên đọc toàn bộ bài nói của cụ ở đây."
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: tóc rối

Bài viết bởi Trân »

  1. tôi ưa nhìn Trịnh Hữu Tuệ đàn violin. gương mặt em lúc ấy như thiên thần (tôi thích gọi Tuệ bằng em, mặc dù Tuệ là Assistant Professor (tenure track) tại University of Wisconsin–Milwaukee sau khi tốt nghiệp trường MIT, Ph.D in linguistics) với nụ cười hồn nhiên. thật là một trời một vực so với những status của Tuệ.

    "về tính cực đoan trong tâm lý nghi ngờ, trong chính sách "thà nhầm mười còn hơn để thoát một," về sự kỹ lưỡng, tinh vi, tàn bạo trong phương pháp, thì việt nam thua xa mỹ và châu âu. tôi đang nói đến quốc phòng. chính phủ các nước "văn minh" không bao giờ coi thường cái mà chúng ta vẫn gọi là "thù trong giặc ngoài." họ luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng trừng phạt những người mà họ nghĩ là có ý định phá hoại sự bình an trong xã hội của họ. tôi không ở trong vị trí để có thể biết liệu "các thế lực thù địch" có muốn lợi dụng vụ cá chết để gây bất ổn tại việt nam hay không, nhưng quả thực tôi không thấy có gì khó hiểu trong việc chính phủ việt nam khuyên người dân nên đề phòng khả năng này, mặc dù tôi hoàn toàn ủng hộ việc biểu tình, và dọn rác, để bảo vệ môi trường. nhưng hình như nhiều người coi lời khuyên của chính phủ là một sự lố bịch, đáng để lôi ra làm trò cười. tôi nghĩ họ vừa quá bi quan vừa quá lạc quan: quá bi quan về những người ở gần, quá lạc quan về những người ở xa."

    và, từ status của bố thắp lên một ánh sáng leo lét trong tôi, thì status của con như dòng nước lũ dập tắt nguyên hương; mặc dù, tôi vẫn mong tu dinh là đúng khi đoán rằng, THT đang "mỉa mai tư duy sính ngoại và nhìn về các nước phát triển với cặp mắt ngưỡng mộ" của "đám đông".
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: tóc rối

Bài viết bởi NTL »

*


Lú hổng biết cha con nhà ông Trịnh nớ là ai, Trịnh Lữ và Trịnh Hửu Tuệ. Nghe A Trân nói cái tò mò đi kiếm đọc.
Hoá ra đây là một gia đình văn học từ ông nội (tên Ngọc) xuống tới ông cháu (tên Tuệ).
Ông bố (tên Lữ) hoạt động trong lãnh vực truyền thông (của đảng), 1989 sang mỹ làm việc cho Liên Hiệp Quốc, xong vào Corneil học ban báo chí.
Con ông, Trịnh Hữu Thuận, đậu Master về ngôn ngữ học ở Đức 2005-2006 và Ph.D tại MIT 2011. Hiện là Assitant Professor tại Đại học Wisconsin.

Phần Lú đọc trong Talaws ngó bộ cũ rồi, chuyện trả lời qua lợi giữa hai nhà ngữ học Cao Xuân Hạo và Trịnh Hưu Tuệ.
Ông Cao Xuân Hạo chuyên trị ngữ học tiếng việt, so vai vế có lẽ đáng tuổi cha chú nhà ngữ học tuổi trẻ nhưng tài thì chưa uýnh giá đậng.
Bằng cấp của ông Cao có thể không bằng ông Trịnh, nhưng có lẽ kinh nghiệm ngữ học tiếng việt của ông hẳn phải nhiều lần hơn vì từng trải hơn. Ông Trịnh cũng là chuyên gia ngữ học, nhưng hổng rõ chuyên về cái chi và sâu đậng bao nhiêu.

Ông Cao Xuân Hạo y hình mình có dịp nhắc tới bên kia, nhơn bài viết của một nhà ngữ học VN khác đang tu học tại pháp (thinh không quên tên dzồi) với một bài dịch có tựa "Hạt Cơ Bản".
Cao tiên sanh bất ngờ từ trần năm 2007 hay 2009 chi đó vì "đột qụi" tại Sài Gòn. Không rõ đột qụi vì cái chi, heart attack hay Stroke ?
Thành phải hiểu ý kiến qua lợi giữa hia chuyên gia ngôn ngữ nọ đã xảy ra đâu đó trước khi Cao tiên sanh mệnh một.

Họ qua lợi những cái chi thì Lú đọc mà hiểu hổng tới. Chữ nghĩa văn học nặng tánh triết lý cầu kỳ, thêm nữa còn những technical terms hán việt nghe rất tẩu hỏa nhập ma.
Theo như cách A Trân diễn giải thì có vẻ như Trịnh Hữu Tuệ dễ dàng chấp nhận chuyện "đổi mới" cấu trúc ngôn ngữ nước nhà, miễn sao nghe hiểu đậng là OK, trong khi áy Cao tiên sanh dứt khoát lắc, cho là nói thế như tây nói tiếng việt, ngữ học tiếng việt không có cách nói kỳ cục dzậy.
Và vì là chuyện dzăng chương chữ nghĩa, nên cho dù họ qua lợi cọ sát, dữ đội nữa hổng chừng, người đọc nếu lơ đãng sẽ không nhìn ra những tia lửa xẹt - mà nếu xẹt thêm có thể sẽ sanh khói và đám cháy -

Thí dụ - cái thí dụ duy nhứt Lú có thể hiểu rõ mà hổng sợ màn nói lộn nói lại lại lộn - câu "Bô phim được tài trợ bởi PS".
Theo ông Cao, đây là một câu văn dịch với ngữ pháp thuần tây. Nó hổng phải tiếng việt, vậy mà nói miết rồi thành... chuẩn tới độ chẳng còn làm ai théc méc nữa cà. Và câu "văn dịch" này (y hình...) theo ông Trịnh thì nghe rất việt và dễ hiểu !

Dà, "tài trợ bởi" là văn dịch, từ chữ BY hay chữ PAR trong anh pháp ngữ. Cău "bộ phim được tài trợ bởi PS" ở passive voice (forme passive).
Tiếng việt của mình y hình ít xài câu cú passive, nếu phải xài, thì nó được nói khác đi, chử "bởi" sẽ được thay thế bằng "do", câu nói sẽ trở thành "Bộ phim do PS tài trợ", câu văn ngắn lại, chử "được" biến mất. Nói thế mới là đúng tiếng việt làng xã à, vì rằng tiếng việt xưa rày hổng có chữ bỡi, trừ khi là văn dịch và dịch chưa tới nên đã hổng thoát.

Người ta cứ hô hoán phải làm trong sáng tiếng việt, nhưng rồi hổng rõ do khuynh hướng vọng ngoại hay khuynh hướng "đổi mới" ngôn ngữ, chữ việt ngày nay bỗng cầu kỳ trục trặc và thường khi dài dòng tới ly kỳ và khó hiểu.
Nói chi cho xa, những bài viết CSRC vác dzìa làng, từ những site tiếng việt trong nước (và cả ngoài nước), tiếng việt dưng không thành một loại ngôn ngữ dịch thuật nguên con từ anh pháp, nghe ngớ ngẩn tới... bận lòng.

Hồi xưa nghe nói có bài ca "Em Ơi Hà Nội Phố" của ai đó, Lú chưa từng nghe, chỉ để ý cái tựa vì nó ngộ nghĩnh : "hà nội phố".
Lú đoán chắc đây là cách nói cầu kỳ (hay giản dị) từ term "Hanoi city" theo cái kiểu New-York city, hay Victoriaville, Forestville ha.
Tác giả cố ý gọi vậy đậng gây chú ý, tạo ấn tượng, vì tiếng việc không có mà đảo vị như thế.
Nhưng rồi, thinh không Hà Nội phố đã thành mode trong ngữ pháp, nên nay đã thấy có Cằn Thơ Phố, Hà Tĩnh Phố Nam Định phố v.v.

Thỉnh thoảng click đọc hay coi và nghe tiếng việt, thấy cách dài dòng cầu kỳ nhiêu khê dzối đzám và rất ngớ ngẩn của những cái tựa đề, thiệt là chẳng còn ra làm sao.
Những người việt xa xứ lâu năm như chúng ta, nghe ngó và đọc báo chí tiếng việt, thường khi ngẩn ngơ, không rõ đây là tiếng việt cải tiến cho hạp trào lưu thay đổi xã hội mới, hay vì vốn liếng ngữ pháp tiếng việc đã nghèo đi, tới nỗi chỉ còn loại ngôn ngữ dịch thuật, vừa sang vừa... trí thức !.
Lú có khó tánh lắm không ?
My 2 cents.


*
Make the long story... short !
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: tóc rối

Bài viết bởi Trân »

  1. ôi, chị Ngô của em hiền nhất thế giới, không khó tánh đâu ạ :giggles:

    nhớ hồi dịch chung the landlady với LNG, trong một câu văn, em viết:"....căn hộ..." thì bị LNG gạch đi, và hỏi, t không ngại bị mắng sao mà dùng chữ này? (em nhớ mài mại như thế) :wink2:

    có lẽ em lớn lên sau 1975 và hấp thụ nền giáo dục xhcn nên không bị dị ứng nhiều với tiếng Việt ngày nay như các vị trưởng thành từ thời Việt Nam Cộng Hoà. em định sẽ đọc nhiều hơn những cuốn sách xưa trong Nhà Kho Chứa Sách Cũ Quán Ven Đường của làng Nam để học hỏi thêm.

    *
    em có đọc Trịnh Hữu Tuệ trong talawas nhưng không hiểu lắm nên đọc rất chậm, cả Cao Xuân Hạo nữa. mỗi ngày em chỉ đọc một đoạn ngắn (chừng dăm câu) bài ông viết.


    về "dòng họ văn học", hôm 5/8/16, có buổi hoà nhạc ở tư gia giáo sư Châu Ngô do Trịnh Lữ thuật lại như sau và Huyên Hân đã nhận xét: "ôi, tầng lớp tinh hoa..."

    "vợ chồng GS Châu tổ chức một buổi hòa nhạc đặc biệt để đón xuân và đánh dấu Ngày của Mẹ... Đặc biệt nhất là chương trình có 14 tiết mục đặc sắc, từ Bach, Händel, Mozart, Beethoven, Chopin… cho tới Rakowski và Lê Thương. Nhạc công trình diễn toàn là các nhà toán học tương lai đang làm PhD tại Chicago. Thêm một thứ nữ của GS Châu, một cháu trai 6 tuổi mới học violin, và một GS ngôn ngữ học chơi violin. Đến dự còn có họa sỹ Nguyên, minh họa và thiết kế, đã từng vẽ cho New York Times, và bạn bè của các nhạc công. Hoa xuân nở cả ngoài vườn và trong nhà. Và bức chân dung GS Châu đã lên khung khiêm nhường trên mặt tủ buffet trong sảnh "khánh tiết". Buổi hòa nhạc có cả giải lao giữa giờ như ở Avery Fisher Hall hẳn hoi, và "refreshment" cuối buổi (như GS Châu có lời mời) thì hậu hĩnh và ngon hơn nhiều :))). Các nhà toán học sau khi đã "refresh" và chuyện trò đã phấn khích đến mức lại chạy ra cây piano để thể hiện quan niệm và tình yêu của mình với âm nhạc của cụ Bach. Một buổi hòa nhạc thật cảm động và khích lệ. Xin trân trọng có lời cảm ơn GS Châu cùng phu nhân đã có sáng kiến tuyệt vời cho Ngày của Mẹ và mùa xuân đầy bất trắc và bất ngờ này. Cảm ơn tất cả các nhà trí thức trẻ tuổi và tài năng đã hưởng ứng tấm lòng của thầy Châu một cách hoàn hảo đẹp đẽ đến thế...."

    "họ" thật sự đã "thay da đổi thịt", nhưng "hồn" thì không biết sẽ đi về đâu?
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: tóc rối

Bài viết bởi NTL »

*


A Trân.
Lú hổng khó chịu với chữ nghĩa, chỉ hổng hiểu chúng thôi A Trân à.
Chữ nghĩa không bao giờ có tội cả. Người đọc chưa quen thì rồi sẽ quen lần, vì rằng... chữ nghĩa là "sở hứu" của đám đông theo luật bất thành văn. Chữ ít dùng sẽ từ từ bị đào thải, cho dù người ta cố gắng cách mấy để giữ chúng lại. Và đây là trách nhiệm của đám văn chương học thuật giáo dục của Đảng
LNG thường khi tránh dùng những chữ có thể gây "phản càm", những chữ cô ấy xếp vào nhóm "chữ của chúng nó", trong đó có căn hộ là một. Nhưng đó là cách của cô ấy cốt đề đề phòng... sự cố thôi heng.

À. Lú nhớ ra tên của dịch giả tác phẩm "Hạt Cơ Bản" rồi : Cao Việt Dũng.
Hồi nớ người ta lôi vài ba chữ trong tác phẩm nớ lên bàn mổ, rồi y hình ông Cao có theo dõi thì phải, và ông ấy đã lên tiếng ngay trong topic mở ra bên ấy. Chuyện lâu quá nên quên béng.

Đọc bài viết về buổi hoà nhạc tại tư gia nhơn ngày lễ của mẹ, thì Lú thấy đây là một elite club hở, toàn con ông cháu cha, những người ăn trên và ngồi chốc, hưởng lộc đảng ngập đầu. Những người này có thể có tài, nhưng chưa chắc (và rất khó) giàu, nhưng cuộc sống hẳn dễ thở phong lưu. Thành cũng dễ hiểu để cắt nghĩa vì sao con cháu họ tiếp tục theo bước cha ông trong việc "ăn cây nào, rào cây nấy". Cách suy nghĩ của họ chỉ sẽ thay đồi, khi xui ra hay may ra, thinh không mùa hoa trái bỗng đầy sâu bọ, và đám trái tươi tốt trong mùa đã không còn tới phần họ nữa.

Nếu bài viết ni hổng fit với topic Tóc Rối này thì xin ban điều hành dời nó sang nơi khác dùm, Lú hết lòng cảm tạ.

*

Nhơn đọc một đoạn văn ngắn.

Thú thiệt là qua nay Lú vẫn thắc mắc vì không rõ ràng lắm đoạn viết cuối cùng trong entry của A Trân ở topic Tóc Rối.
“… và, từ status của bố thắp lên một ánh sáng leo lét trong tôi, thì status của con như dòng nước lũ dập tắt nguyên hương; mặc dù, tôi vẫn mong tu dinh là đúng khi đoán rằng, THT đang "mỉa mai tư duy sính ngoại và nhìn về các nước phát triển với cặp mắt ngưỡng mộ" của "đám đông".

Có hai chữ nhứt định Lú không hiểu mà kiếm tự điển hổng có : nguyên hương và tu dinh.
Nghĩa của chúng là chi ? Vì có chữ nguyên thành đoán lờ mờ là nguồn cội, xuất xứ, cái kiểu origine, và hương là mùi thơm.. Toàn chữ ấy mang ý hương thơm tiếng tăm dòng họ. Nhưng sang tới tu thì nhứt định lờ mờ hổng có miếng ánh sáng. Tu có thể là tu bổ tu chỉnh, nhưng dinh là chi ?

Nghĩ quấy phải tội. Cái thời khắc sống và trưởng thành của ông bố Trịnh Lữ là thời chiến tranh pháp thuộc. Lúc đất nước chia đôi 1954, thì ông Lữ vừa 14 tuổi. Y hình (mới đọc bữa qua chừ đã quên dzồi) khi ấy, ông Ngọc (bố ông Lũ, ông nội của Tuệ) mang gia đình tập kết ra bắc thì phải ? Chổ ni Lú thiệt không để ý thành hổng nhớ và làm biếng check lợi.

Cả một giòng họ danh giá văn học, sống phây phây trong thời cái cách đấu tố và tiếp tục phát triển và phát mạnh sang tới đời con đời cháu trong cái xã hội có đảng dẫn đường ấy, làm người đọc phải ngẫm nghĩ rồi tự hỏi : Chuyện “cuốn theo chiều gió” đã không xảy ra, vậy có phải vì cái cây đã tự rạp cành xuống để tránh gió, theo kiểu thích ứng để tồn tại ? Rồi cành lá xum xuê vươn cao lên ấy, đã là kết quả bao nhiêu phân bón của những đám cỏ "hoang dại” chết đi và vun bồi, do chẳng may chúng xui xẻo mọc sát chung quanh cây to bóng mát ấy ?

Con chim đã trúng ná một bận thì chừng ngó thấy cái ná nó tản thần đã đành, chừng thấy cái chi cong cong là nó cũng thất kinh hồn vía luôn. Và hình ảnh cái ná ấy là một nỗi ám ảnh khôn cùng, một post traumatic stress disorder không bao giờ chấm dứt. Con chim nọ chính là Lú đây heng.

Lú đoán, và thành thực mong mình doán sai, rằng vì ông Lữ đã rất “được việc” với chánh phủ XH nên mới được đảng cho sang Liên hiệp quốc làm việc. Tại New-York, ông vào college xong vào đại học “Tiếng kêu trong đồng vắng – Corneill”. Sau thì ông Lũ về Hà Nội giảng dạy. Chừ ông vào tuổi 86, chắc là đã nghỉ hưu lâu rồi.
Ông con, Trịnh Hữu Tuệ, tuổi không rõ bao nhiêu, trẻ lắm hẳn cũng xấp xỉ 40-45. Và với cái “nguyên hương” cỡ đó, thì việc ra ngoại quốc học là chuyện bình thường. Ông sang Đức học xong Master 2005, rồi sang mỹ vào MIT (hay MTI) học xong Ph.D 2011
(có thể Lú đoán tuổi sai hổng chừng, và cái thứ tự ông cháu cũng sai luôn)
Y hình cái paragraphe viết chữ italique là lời của ông Tuệ thì phải ?

"về tính cực đoan trong tâm lý nghi ngờ, trong chính sách "thà nhầm mười còn hơn để thoát một," về sự kỹ lưỡng, tinh vi, tàn bạo trong phương pháp, thì việt nam thua xa mỹ và châu âu. tôi đang nói đến quốc phòng. chính phủ các nước "văn minh" không bao giờ coi thường cái mà chúng ta vẫn gọi là "thù trong giặc ngoài." họ luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng trừng phạt những người mà họ nghĩ là có ý định phá hoại sự bình an trong xã hội của họ. tôi không ở trong vị trí để có thể biết liệu "các thế lực thù địch" có muốn lợi dụng vụ cá chết để gây bất ổn tại việt nam hay không, nhưng quả thực tôi không thấy có gì khó hiểu trong việc chính phủ việt nam khuyên người dân nên đề phòng khả năng này, mặc dù tôi hoàn toàn ủng hộ việc biểu tình, và dọn rác, để bảo vệ môi trường. nhưng hình như nhiều người coi lời khuyên của chính phủ là một sự lố bịch, đáng để lôi ra làm trò cười. tôi nghĩ họ vừa quá bi quan vừa quá lạc quan: quá bi quan về những người ở gần, quá lạc quan về những người ở xa."

*

Chuyện cá chết là chuyện thời sự nóng bỏng hiện nay.
Thinh không đám cá ngoài khơi rủ nhau lăn ra chết thảm, rồi dấy lên phong trào chống đối một (hay nhiều) hãng kỹ nghệ chế biến sắt thép chi đó của Đài Loan, có tên Formosa, do hãng nọ nằm ngay trong tầm cá chết, nơi phát sanh… sự cố. Và dấy lên những cuộc biểu tình. Chống ai hở, chống Formosa chớ chống ai nữa.

Nhưng sự việc để Formosa vào lập hãng luyện kim luyện thép chi đó trong lãnh thổ là trách nhiệm của chánh quyền.
Và cái chánh quyền nọ, trên nguyên tắc phải từ dân, cho dân và vì dân.
Người dân biểu tình tố cáo chuyện ô nhiễm đã quá trầm trọng, làm cá con lăn chết thảm - cá lớn sống phây phây tuốt ngoài đại dương lớn, ô bao nhiêu nhiễm bao nhiều chúng cũng hổng hề hấn chi.

Chống Formosa đồng nghĩa với làm khó chánh phủ. Chánh phủ hết hồn bèn, một mặt lập uỷ ban điều tra (sẽ điều trần) chuyện ô nhiễm làm cá chết, một mặt trấn an khuyên nhủ người dân trong nước, rằng ấy cứ đừng có lo, để chánh phủ từ từ lo tới, rằng phải đề cao cảnh giác các “thế lực thù địch” bên ngoài, chỉ rình mò cơ hội dựt xập thành quả xây dựng cách mạng.
Vậy rồi thế lực nọ là cái chi ? Thưa theo như cách nói lơ mơ của Đảng và nhà nước, thì thế lực ấy chính là đám phản động trong nước, cấu kết với đám “bỏ chạy” theo thực dân đế quốc bên ngoài chớ còn ai trồng khoai đất này nữa, trời !

Ngọn ngành lời nói trên của ông Tuệ tóm tắt lại nó sẽ như sau :

- Đành rằng “thà giết lầm mười còn hơn tha lầm một ” là motto sắt máu của CS khi còn phải dựa vào chuyên chánh vô sản để biện minh cứu cánh trong tiến trình hình thành chế độ XHCN. Nhưng cái motto ấy tới nay đã hết xài rồi, cứ tưởng tượng nó còn đấy là do trục trặc tâm lý : cực đoan tới quá khích, nên đã không sáng suốt nhìn ra chuyện thù trong giậc ngoài.
Thù trong là ai, và giậc ngoài là ai thì… hổng nghe ông Tuệ giải thích - hoậc có giải thích nhưng không được trích lợi cho Lú đọc ké –

- Việc dối phó “thù trong giặc ngoài” ấy thì, theo ông Tuệ… dứt khoát VN không thể kỹ lưỡng và tàn bao tinh vi cho bằng những quốc gia tiên tiến âu mỹ (nguyên văn heng, trời ạ).
Rồi ông Tuệ ý kiến tiếp, rằng “không rõ các thế lực thù địch ấy có (sẽ) lợi dụng đám cá chết để phá rối hay không, nhưng lời chánh phủ kêu gọi người dân trong nước phải đề cao cảnh giác nghe thiệt cũng phải. Ông Tuệ đồng ý với chuyện biểu tình đề “dọn rác và bảo vê môi sinh”, nhưng không tán thành việc người dân chê cười, coi nhẹ lời cảnh cáo khuyên răn của chánh phủ.

- Kết luận của ông Tuệ ngắn gọn như sau :
Những người dân dè bỉu lời chánh quyền ấy, họ đã “quá bi quan về những người ở gần” (hiểu như là thù trong) nhưng lại quá "lạc quan về nhưng người ở xa" (tức giậc ngoài).

*

Chữ nghĩa văn học ấy mà, nhứt là chữ nghĩa của trí thức (như cục phân theo bác Mao), thường khi chữ nghĩa nó vòng vo lờ mờ khó hiểu. Trong chừng mực cái não bộ nhỏ hìu như não chim của Lú (một con chim xưa rày rất sợ cành cong) thì Lú hiểu như là… ông Tuệ khuyên những người biểu tình nọ, hãy nên bớt bi quan về “thù trong” và nên bớt lạc quan về “giậc ngoài”.

Không rõ thù trong ở đây đích xác ám chỉ cái chi, thù cộng sản sai lầm ngu xuẩn và/hay thù Formosa coi thường môi sinh VN ?
Nhưng giặc ngoài ở đây nhứt định phải là cái đám thế lực phản động ở quốc ngoại. Mong chờ chúng bên ngoài tiếp tay với thế lực bên trong nhằm giựt xập chủ nghĩa sẽ là chuyện lạc quan hồ hởi tới không tưởng !Nhảm quá nhảm !

Đây là cách hành văn lưng chừng, không đen không trắng. Nó xám xám và thường khi ảm đạm tới buồn lòng, cốt để người đọc muốn hiểu sao thì hiểu. Có thể đây là cung cách “tránh bão” theo luật di truyền trong máu chăng ? Hay đây là sự thực nằm chìm sâu đằng sau vấn đề, mà chỉ những người đã từng dắp mền đầy rận mới rõ để cho ta lời khuyên xác đáng ?
Ai mà biết cho đậng ?

Dù sao thì… cá có chết cũng chỉ là đám cá con, cá lớn ngoài khơi, chúng vẫn tung tăng bơi lội.
Và trong cái uỷ ban điều tra ô nhiễm môi sanh ấy, hẳn toàn những vị kiến thức khoa học và xã hội đầy đầu, bằng cấp tiến sĩ thạc sĩ đeo đầy ngực (nghe nói VN giờ có tỷ số tiến sĩ cao nhứt á châu).

Lú tiên liệu rằng, trong một vài tuần sắp tới đây, cái uỷ ban ruồi bu ấy sẽ đưa ra một kết quả huề tiền, rằng chuyện làm ô nhiễm nước có đấy, nhưng không hẳn đã từ nước thải ra của Formosa và còn từ rất nhiều nguyên do khác nữa, trong dó một phần từ trình độ kém hiểu biết của người dân trong vùng, trong đó có ngư dân .

Rồi Formosa sẽ bị phạt vạ sơ sài, hứa sẽ thay hệ thống ống cống cho nước thải ra ngoài khơi xa hơn chút nẹo.
Thế là hỉ hả đôi ba bên, người dân hỉ hả vì chánh quyền đã giải quyết, Formosa hỉ hả vì nhà máy vẫn tiếp tục hoật động, chánh quyền hỉ hả vì tiền “lót đường” do Formosa chi ra vẫn đã còn nguyện và sẽ tiếp tục tăng lên trong account ở ngoại quốc.

Cá con có thể sẽ chết tiếp hổng chừng, và lần này nhứt định phải là thế lực bên ngoài, hoậc chúng mang chất độc vào rải nơi đó đậng uýnh phá, hoậc chưa chừng ba cái thùng phuy chất da cam do mỹ chôn đâu đó lâu dzồi, nay đám thùng bị ‘rò rỉ”, rồi trôi theo nước mưa ra thẳng biển khơi. Nên dzồi lần này sẽ hổng biểu tình chống Formosa nữa à nha, những phải biểu tình đòi chánh phủ Mỹ bồi thường.thiệt hại đám cá chết (và người chết vì ăn cá độc)

Cá con thôi chớ cá lớn cứ phây phây như thường. Cá lớn nuốt cá bé là chuyện xưa rồi, chừ đám cá lớn chúng ăn toàn mỹ vị và mỹ kim, sao mà dính chất độc cho đặng !
Trình độ hiểu biết của người dân trong xã hội quyết định tương lai dân tộc, trong đó giới trí thức giữ nhiệm vụ khai sáng dẫn đường.
Người dân ngu xuẩn gây thiệt thòi cho họ và gia đình họ.
Dọn rác và bảo vệ môi sanh là trách nhiệm của chánh quyền, nhưng cái đám rác và môi sanh tồi tệ ấy không thể cách chi dọn cho hết, vì rằng đảng chính là thủ phạm, chánh và duy nhứt, đã thải chúng ra.
Trí thức ngu xuẩn sẽ tiêu diệt cả tương lai dân tộc !


*

Viét thêm
Tiện vào sửa lỗi chánh tả thì Lú xin phép sửa sai luôn ;
Lú mới đi đọc tiểu sử cái gia đình nọ xong.
Dà người 86 tuổi là Ông Ngọc. Ông nọ vào nam, rồi tới 54 thì mang gia đình tập kết ra bắc.
Trịnh Lũ tên thiệt là Trịnh Hữu Tuần, làm biên tập viên tiếng anh của đài truyền hình truyền thanh VN, sanh năm 1948, năm nay 68 tuổi. Rồi ông Tuấn được đảng cho sang công tác với Liên Hiệp Quốc rồi tu nghiệp báo chí tại đây.
Trịnh Hữu Tuệ, là con ông Tuần, xem ra vậy thì chỉ xấp xỉ 30 thôi, nghĩa là còn rất trẻ.

Sau cùng thì Ý của Tuệ trong lời phát biểu trên kia nó thế này : Thù trong là chuyện thù hận giữa Đảng và những kẻ chán ghét đảng - Đảng là thù trong của chúng - và đương nhiên chúng trở thành thù trong của đảng -.
Thành ra, cứ vin vào motto sắt máu năm xửa năm xưa để chán ghét tiếp là cực đoan quá khích, bi thảm hoá vấn đề.
Rồi tin vào đám giậc ngoài ấy sẽ làn nên chuyện lớn là lạc quan không tưởng.

So với Cao Xuân Hạo, Tuệ chỉ đáng hàng con cháu. Cao tiên sanh là nhà ngữ học thuần tuý, không bao giờ phát ngôn linh tinh những vấn đề xã hội. Ông biết vị trí của mình và không hề vượt ra ngoài lạnh vực nghề nghiệp.
Trịn Hữu Tuệ thì trái lại, và ý kiến của Tuệ sau cùng chỉ là quyết tâm một lòng việc "ra2o cây" thì phải. _ khia nào cây còi trái sâu hết thức ăn rồi tính sau.
Hy vọng là LÚ thiếu lạc quan tới quá bi quan nên hiểu sai ý diễn giả.

*
Last edited by NTL on Chủ nhật 22/05/16 03:41, edited 4 time in total.
Make the long story... short !
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: tóc rối

Bài viết bởi Trân »

  1. :flower: :flwrhrts: :kssflwr:

    em còn đang đọc bài chị viết chưa xong nhưng lật đật chạy vào xin chị và ban điều hành đừng mang bài đi đâu hết. mang đi là em khóc ba ngày, ba đêm, ba năm đó ạ...
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: tóc rối

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • ... :giggles: ... Trân và chị Ngô yên lòng ...

    vì chưa có tiền lệ BĐH mang bài của ai đi đâu cả, trừ khi ...
    • người viết quành trở lại, nhờ mang đi
      hoặc bài hoàn toàn để sai chỗ (như bài về tháp Eiffel để trong Cần Thơ Phố .. :lol: ..)



    :flower:
              
Hình đại diện
lan huệ
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 09:57

Re: tóc rối

Bài viết bởi lan huệ »

Chào Trân, chị Lú Xì, anh Hoàng Vân,
Chị Lú xì ơi, theo chỗ này: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/ ... 06794.html thì dịch giả Trịnh Lữ chỉ mới có 68 tuổi. Và theo chỗ này: http://soi.today/?p=192333 thì khi nộp đơn vào trường Mỹ thuật công nghiệp, nơi cha ông là họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc đang giảng dạy, ông cũng không được nhận vì lý lịch.
Tình cờ làm sao mới vài tuần nay LH vừa đọc xong bản dịch Rừng Na -uy cùa ông. Lời văn hay tuyệt.
:wlkdg:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: tóc rối

Bài viết bởi NTL »

*

Tiếp theo...

Câu này Lú viết trên kia, chừ mang xuống tán cho rốt ráo.

Đây là cách hành văn lưng chừng, không đen không trắng. Nó xám xám và thường khi ảm đạm tới buồn lòng, cốt để người đọc muốn hiểu sao thì hiểu. Có thể đây là cung cách “tránh bão” theo luật di truyền trong máu chăng ? Hay đây là sự thực nằm chìm sâu đằng sau vấn đề, mà chỉ những người đã từng dắp mền đầy rận mới rõ để cho ta lời khuyên xác đáng ?
Ai mà biết cho đặng ?


Trên kia, đã giả sử rằng, cái ông Tuệ nói tới chính là người dân : và thù trong của họ là đảng, còn giặc ngoài là các thế lực phản động quốc ngoại.
Nhưng nói vậy có chi hổng ổn, vì thù trong với giậc ngoài ngó bộ hổng ăn khớp nhau, giậc ngoài đo đó lẽ ra phải là đồng minh ngoài mới chánh xác
Vậy nên có lẽ cần ngó lợi với cái nhìn khác chăng ? Rằng cái ông Tuệ nói tới hổng phải là người dân, nhưng chính là đảng.
Đảng nhìn chuyện biểu tình của người dân theo cung cách y chang trước : Phá hoại an ninh đất nước. Rồi cái motto “thà giết lầm hơn giết sót” khi xưa có thể sẽ được mang ra thong thả xài tiếp.

Và tánh cực đoan trong tâm lý nghi ngờ có thể sẽ làm đảng lâng xăng đối phó với dân, mà quên hẳn chuyện phòng thủ giặc ngoài - giặc ngoài là những ai thì hổng biết ha – Như thế là đảng đã nhìn thù trong bằng cập mắt bi quan, rằng chúng có thể là hiểm họa trước mắt. Giậc ngoài do đó được lơ là theo kiểu lạc quan - chúng còn đâu đó lơ lắc xa, chớ đâu mà sát đít như bọn thù trong nọ -

Lú ghét cay đấng kiểu ăn nói lấp lửng như vậy, không ra ngô cũng chẳng ra khoai. Nói kiểu “hai thì” như dzầy.nghe nản quá xá nản.
Đã sợ thì đừng nói, vì đâu có ai kề dao ngay cổ bắt cóc phải mở miệng !
Có thể nào bài trích dẩn của A Trân đã thiếu tùm lum, nên đọc giả Lú hiều hổng hết ý người quân tử chăng ?
Mà rồi cũng hổng biết kiếm đâu đậng đọc cho rốt ráo nữa lận !

*

A lô bà chủ.
Dữ hôn, bà lặn miết chừ mới trồi lên heng. Rồi chừng mô mới kể chuyện đường xa cho người nghe ké chút hỏ ?

Chuyện Trịnh Hữu Tuấn bị trù dập vì lý lịch, không vào được trường mỹ thuật nơi bố ông đang dạy học, thì… nghe vậy biết vậy thôi heng bà, chớ có vội tin.

Theo như Lú hiểu thì gia đình ấy danh giá phong lưu, đám trẻ có gia sư ngoại quốc kèm anh văn, và dạy nhạc, trong khi bao nhiêu bạn bè dồng trang lứa phải vượt truờng sơn đi B và chết trong bom đạn.
Biết đâu Trịnh Hữu Tuần không được vào trường mỹ thuật, vì đảng đã nhắm cho Tuấn đi một hướng khác, thiết thực và đấc lực nhiều lần hơn là cọ và giá vẽ ?

Bị trù dập vì lý lịch gia đình luôn luôn là cái áo để người ta khoác vào, và là cách nói gián tiếp, rằng thành công nếu có, không do đảng ban phát nhưng do chính thực tài.
Bao nhiêu người có thực tài đã thành công ở cái xứ sở đảng trị ấy ?

À… Lú có vào đọc tiểu sử của ông Ngọc và ông Tuấn. Ông Ngọc ra bắc không rõ năm nào (chưa chắc đã là tập kết 54 heng) để có cơ hội theo học trường mỹ thuật.. Năm 1954, thì ông Ngọc tròn 24 tuổi. Phải nói lại vậy cho đúng.
Nếu LH biểu bản dịch Rừng Na Uy hay tới mê hồn, thì Lú tin liền. Chữ nghĩa trí thức luôn luôn khác xa chữ nghĩa lao động, và người dòng dõi con nhà ăn nói còn khác xa nhiều hơn nữa lận.

Chuyện gia đình dòng họ Trịnh hữu chấm dứt ở đây luôn.
Cám ơn A Trân đã khiêng bài viết về.
Chuyện VN luôn luôn là những chuyện đau lòng, cũng bởi lòng Lú chưa thể dứt khoát đăng !
:!:
[youtube][/youtube]
*
Make the long story... short !
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: tóc rối

Bài viết bởi Trân »

  1. :flower: chị Ngô, anh Hoàng Vân và chị Lan Huệ :flower:

    *

    as usual, Tuệ viết rất khó hiểu, và, em đoán như sau (những suy nghĩ chủ quan....):

    1. "thù trong giặc ngoài" là của nhà nước: thù trong là bọn phản động còn giặc ngoài là đảng Việt Tân; "các thế lực thù địch" là phản động trong và ngoài nước.

    2. "họ vừa quá bi quan vừa quá lạc quan: quá bi quan về những người ở gần, quá lạc quan về những người ở xa." (THT)

    họ= người dân
    người ở gần: nhà nước cs
    người ở xa: đảng Việt Tân, nước Mỹ và tt Obama, Việt Kiều yêu nước.

    lý do em mang Việt Tân vào status của Tuệ vì theo nguồn tin trên mạng xã hội, nhà nước cs cho là đảng Việt Tân đã xách động người dân đi biểu tình chuyện cá chết và Formosa.

    3. nhưng hình như nhiều người coi lời khuyên của chính phủ là một sự lố bịch, đáng để lôi ra làm trò cười. (THT)

    "lời khuyên của chính phủ" là những lời chụp mũ của nhà nước cho đảng Việt Tân. sau khi nghe những "lời khuyên" này, người dân đã mỉa mai chế nhạo nhà nước bằng cách quay sang biểu tình chống đối Việt Tân....

    xin thú thật, em cũng có chút "cảm tình" với Tuệ và gia đình Trịnh Hữu Ngọc, Trịnh Hữu Tuấn trước những tài hoa của họ về nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, văn chương và kiến thức: Tuệ vào MIT với học bổng $300K USD. em hơi sơ xuất là đã bỏ qua lý lịch đỏ lè của họ. khi đọc status của Tuệ về chuyện cá, em thất vọng, nên đã viết: "...như dòng nước lũ dập tắt nguyên hương..." khi chuyện Formosa xảy ra, Trịnh Lữ đăng một đoạn trích trong bài luân lý và đạo đức Đông Tây của cụ Phan Châu Trinh làm em mừng khấp khởi. ai ngờ....

    em xin giải thích chút về nguyên hương tu dinh:

    1. Nguyên Hương là tên cô bạn gái của em thời còn đi học. cô kể cho em nghe ý nghĩa tên cô rằng đấy là một mùi hương trọn vẹn qua chữ "nguyên". ngồi viết những dòng này, em tự hỏi sao em lại có thể nghĩ gia đình họ Trịnh là "nguyên hương" được nhỉ vì họ vẫn đỏ lè đỏ loẹt cơ mà?

    2. Tu Dinh: là tên của một facebooker. em xin lỗi là viết không rõ ràng. facebook của Tuệ là diễn đàn công cộng nên ai cũng có thể vào đấy (bạn bè lẫn cư dân mạng) bày tỏ ý kiến. sau đây là nguyên văn ý kiến của Tu Dinh:

    Tu Dinh: Tại vì nhà nước không làm gì để khiến người dân tin tưởng với vụ cá chết cả.
    Khi người dân không tin những gì nhà nước đã làm và có thể làm, họ chọn xuống đường để biểu lộ ý kiến của họ. Họ không làm gì sai nhưng báo chí lại cho rằng đám đông đó là do xúi giục và được trả tiền. Hơn nữa giọng điệu sặc mùi tuyên truyền, trịch thượng và đậm tính mị dân trên vtv có thể khiến người ta cảm thấy tin tưởng vào chính quyền không khi kêu gọi sự đạo đức cá nhân ( đã làm gì cho đất nước/ miền trung chưa ?) trước khi đi biểu tình.

    Và giả sử là ( cháu không tin vào điều giả sử này ) quả thực người dân trong nước lạc quan về các thế lực bên ngoài, thì bởi vì họ quá chán ngán chính quyền trong nước. Kẻ thù của kẻ thù là bạn, hơi giống với một stt trước của chú là người Đức thích Nga vì ghét Mỹ.

    Việc chính phủ "các nước văn minh" nghi ngờ thù trong giặc ngoài không thể hiện rằng các hành động của nhà nước vn là đúng, nhưng nếu như chú muốn mỉa mai tư duy sính ngoại và nhìn về các nước phát triển với cặp mắt ngưỡng mộ thì cháu hoàn toàn đồng ý với chú
    .
Trả lời

Quay về “Nhà của bạn ..”