Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

Phật Pháp hay Thế Gian Pháp

“Pháp lìa ngã của Phật giáo không phải là một triết lý,
mà hẳn là một hành động có liên hệ mật thiết không thể thiếu giữa thân và tâm”.

Phật pháp là pháp giải thoát lìa thế gian. Pháp lìa thế gian là pháp không đi ngược lại với cái biết, nhưng phải dựa trên cái biết và vượt trên mọi cái biết bằng một chánh pháp.

Vì lẽ, cái biết nằm trong kiến thức, kiến thức là cái gì gom góp, vay mượn từ hoàn cảnh chung quanh, được cho vào ký ức. (Dù gà con cần vỏ trứng để bao che và trưởng thành, nhưng cứ ở mãi trong vỏ trứng, tuyệt đối sẽ không bao giờ trở thành con gà). Thế rồi xào nấu ra sản phẩm mới, có nguồn gốc của vay mượn và được bổ sung có thứ tự để không bị cho là đạo văn, đạo tư tưởng. Giải thoát ra khỏi biên kiến của đối đãi, chứ không phải sao chép tư tưởng từ đấng giải thoát. (Thức là học hành mới có, Trí là tu luyện mới có.) Bức tường kiến thức là nhà tù giam những kẻ không có khả năng vượt lên chính mình, và luôn ngoan ngoãn làm việc và suy luận theo cái biết của mình. Cái biết này cũng phải trả cái giá rất đắt. Nhà tù này luôn là chỗ sơn son phết vàng, để những ai có đầy đủ tham vọng sẽ tiến mãi lên tới đỉnh của...dục vọng. Thế rồi tù nhân này ngủ một giấc thật dài, đến khoảng chừng 36 ngàn ngày, rồi cái biết ấy sẽ vô nghĩa, khi hơi thở sau cùng sẽ mang kiến thức kia và trở thành nghiệp lực cho kiếp kế tiếp. Đạo Phật gọi là nghiệp quả luân hồi.

Cho dù vay mượn hay tự khám phá ra hằng hà triết lý phi thường, thì triết lý đó cũng sẽ phải tàn lụi, chỉ vì chúng có tính cách đối đãi, nằm trọn vẹn trong biên kiến của tốt xấu, thiện ác, cao thấp. Chúng sẽ phải đào thải bởi vô thường, không ai tránh khỏi luật chi phối này.

Khác với pháp lìa ngã, khi tu hành và đạt tới cảnh giới lìa ngã rồi thì thức biến thành trí. Ví dụ uống một ngụm trà nóng, chúng ta không cần phải có kiến thức sâu rộng để biết được độ nóng như thế nào, sự cảm nhận tự nhiên đó đến với ta trước khi thức thần phân tích loại trà này có nguồn gốc mà ký ức có cơ hội phân biệt ngon dở, mắc rẻ....

Biên kiến này sở dĩ có, từ bao nhiêu kinh nghiệm uống trà, khác với người chưa bao giờ dùng trà, trong khi hương vị của trà vẫn cố hữu, ngon hay dở tại vì kinh nghiệm khác nhau của từng cá nhân khi uống cùng một loại trà. Mỗi ngày qua rất nhiều người thấy ánh mặt trời, dù chỉ có một mặt trời, nhưng thiên hạ có khá nhiều ý tưởng khác nhau, vì kinh nghiệm khác nhau, nên sự hiểu biết có khác về chỉ một vấn đề.

Nhìn cái gì trước mắt, ký ức liền chọn một tiền kiến nào đó, để so sánh, trong thư viện ngổn ngang này chất chứa từ vô lượng kiếp, nẩy ra một tiêu chuẩn đã có trước, thế rồi thần thức phán quyết cho một cái nhìn y hệt như đã biết. (Lần đầu nhìn hoa hồng, có ai biết được màu đỏ thẳm của hồng đẹp cỡ nào). Cái biết này không chạy ra khỏi nhị biên của thế giới đối đãi. Trong khi pháp lìa ngã vượt khỏi chính mình, vượt lên khỏi tiền kiến hoà nhập với hư vô, nơi đó không có chỗ đứng của thần thức.

Khi thiện ác là cây thước đo đạo đức đời sống, thì cái thiện là cái nghịch đảo của cái ác. Dĩ nhiên từ thuở nhỏ, chúng ta học bài học đạo đức, có ghi rõ thiện ác, người, ta, sống chết. Đó là chuyện thế gian pháp.

Pháp lìa ngã vượt ra khỏi Nhân, Ngã, Thiện, Ác, Sanh, Tử. (vô ngã vô nhân, phi thiện ác, liểu sanh tử). Và dĩ nhiên dựa vào thế gian để chế ngự bằng pháp lìa ngã, sống với thế gian mà không hoà nhập với thế gian.

Khi lìa ngã rồi, thì yếu tố không gian và thời gian không còn tồn tại nữa. Đạo Phật nhìn nhận đau khổ và hạnh phúc của thế gian, nếu thế gian không có hạnh phúc và đau khổ thì làm sao con người phải điêu đứng như vậy. Chỉ vì không gian và thời gian là hai yếu tố ảo, chỉ được xác định bởi tư lương, khi động thì thời gian và không gian có vị trí hẳn hòi trong ta, khi tịnh thì chúng không có khả năng tồn tại, vì không có tự tánh.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta động trong động, khi ngủ, tịnh trong mê. Khi Thiền Ðịnh là định trong tịnh. Chính ngay lúc này là lúc còn gọi là Chơn Động. Lúc chơn động mọi sinh hoạt tùy duyên theo yếu lý của mọi duyên nghiệp. Nếu cần, mọi duyên nghiệp sẽ phải triệt tiêu một cách tự nhiên vì nghiệp không có tự tánh không thể tồn tại, bởi mọi giá trị của thần thức phai mờ theo thời gian thiền định lâu ngày. Sự tịch tịnh là kết quả sau bao nhiêu năm thuần thục tu trì. Sự giao hoà trong cơ thể mọi người sẽ mãnh liệt, chỉ khi nào mọi sự cảm thọ đình chỉ lúc còn thức. Có ai trong chúng ta tịch tịnh được chừng 60 giây không?? Ðó là lý do tuyệt đối mà tôn chỉ của Phật tử phải đạt đến Vô Niệm. (Trong tiến trình nầy, chúng ta kinh qua, độc, tụng, niệm, tưởng, thiền định và sau cùng là Vô Niệm.)

Chúng ta không thể dùng thế gian pháp để giải thoát. Đạo Phật không chỉ là sự hiểu biết để ngăn ngừa, suy luận, đè nén, tránh né. Mà chính đạo Phật giúp lìa mọi sự dính mắc. Chỉ vì Phật tánh vốn hoàn hảo, khi ta tu, tức là dọn dẹp cắt xén, tắm gội cho đến khi nào không còn cái gì có thế lấy ra nữa. Cái còn lại sau cùng không thể tách ra được nữa, chính là chân tánh, chân tánh có tự tánh, hay còn gọi là Phật tánh.

Như mọi người biết, đạo Phật bắt đầu bằng Tín Ngưỡng. Nếu không có sự tín ngưỡng, hẳn chúng ta đã không có sự bắt đầu. Nhưng đạo giải thoát sẽ không ngừng lại ở sự tín ngưỡng.

Ðạo Phật là một tôn giáo. Vâng, nhưng đạo Phật không hẳn là một tôn giáo. Ðạo Phật hơn là một tôn giáo. Vì đạo Phật đưa đến lià ngã, khi lià ngã rồi thì mọi giá trị nhị nguyên có tính cách giáo điều, tăng lữ không còn giá trị nữa.

Ðạo Phật rất thấp cho người thấp, khi họ cầu cho bình an, phước báu. Ðạo Phật rất thâm sâu, cho những ai cầu giải thoát. Chúng ta đang ngồi lớp nào, trong 84 ngàn lớp?? Lớp vở lòng tu phước, hay lớp tu giải thoát. Hữu Lậu hay Vô Lậu. Ðừng bảo rằng 84 ngàn lớp giống nhau. Phước duyên là căn bản của nhiều giới, sẽ định đoạt khả năng lảnh hội tuỳ theo pháp môn thấp cao. Lấy cái biết giới hạn của mình, để mưu cầu những gì vô hạn, tức là làm chuyện hoài công, lo tu phước cho xong.

Trước khi dấn thân vào đường tu học, phải tìm cho bằng được chánh pháp. Chánh pháp là gì?? Có phù hợp với kinh điển không? Nhớ rằng Kinh , Ðiển là đuốt soi đường, nhưng chính chúng ta phải bước đi.

Tìm Phật, tuyệt đối không cầu mong ở ngoài ta. Khi bảo rằng không ở ngoài, có nghĩa là phải tìm nơi chính ta, chứ không phải vị Phật nào bên ngoài, khi tìm ở chính ta, bởi chính ta, tuyệt đối văn tự không cần thiết trong tiến trình này. Phật bảo rằng “Ta là Phật đã thành, Chúng sanh là Phật sẽ thành” ý Ngài nói rằng: ai cũng có Phật tánh, há sao Phật tánh của mình mà mình không tìm, lại đi tìm Phật tánh của Ngài ?? Hãy tìm cho được Phật tánh của chính mình. Phật đã tìm ra chính tánh của Ngài. Là con của Phật, hãy làm những gì Ngài đã làm và nên làm. Tìm Tánh ngoài thân nầy, là huyễn là vọng. Chỉ có trong thân, không ngoài đâu cả. Căn bản mà nói, thì muốn tìm Tánh Thật của mình, thì hãy buông bỏ bất cứ tánh giả nào có thể bỏ được. Mãi cho đến khi không còn bỏ thêm được nữa những gì còn lại trong ta. Cái còn lại sau cùng chính là Tánh Thật hay còn gọi là Chơn Tánh hay Phật Tánh.

Tìm Phật tánh của mình, chứ không tìm vị Phật nào cả. Nếu niệm Phật để trừ vọng niệm, tạp niệm thì cũng nên. Chứ niệm Phật để thành Phật, e rằng chúng ta chưa thực hiện đúng pháp chánh niệm. Đức Phật xưa kia niệm ai mà thành?? Vì âm thinh, sắc tướng mà niệm, hẳn không phải là chánh pháp tuyệt đối để giải thoát. (Nhược dĩ sắc kiến ngã, Nhược dĩ âm thinh cầu ngã, Nhược nhân hành tà đạo. Bất năng kiến Như Lai. kinh Kim Cang). Nếu lấy mầu sắc tìm chân ngã, Nếu lấy âm thanh tìm chân ngã, Người đó đang hành tà đạo. Sẽ không thấy được bản tánh Như Lai.

Văn tự vốn chuyên chở triết lý, khi yếu tố văn tự mang bản chất không tuyệt đối của thực thể, thì số phận của triết lý kia đi về đâu?? Đừng hòng dùng văn tự để diễn tả hạnh phúc và đau khổ, chỉ có những người trong cuộc, tự thân chứng lấy hoàn cảnh của họ mà thôi.

Chỉ vì chúng ta chưa thấy Phật mà dám niệm Phật, e rằng đó là tà niệm chăng??? Niệm bằng tâm tư nhất tâm bất loạn?, hay bất ổn?? (kinh Bát Nhã đã phủ nhận mọi giá trị của ngũ uẩn, vậy ai có đủ khả năng niệm bằng chánh niệm??)

Ngặc nỗi, vốn lục dục là của nguồn gốc phiền não, chúng ta tại sao không vô hiệu hoá lục thức bằng cách “Nhìn vô, nghe vô, thở vô, tưởng vô, nghĩ vô cùng một lúc....” Hướng lục thức về một chỗ chung. Chỗ chung này là điểm chung của lục thức, ở vị trí không phải bên ngoài có thể rờ ngắm được, dần dà lục thức sẽ phải thuần, chỗ ấy còn gọi là vô sở trụ. (trong kinh Kim Cang có ghi chỗ này).

Tránh né lục thức bằng cách đối đãi, thì chúng ta đã đi ngược lại với kinh Bát Nhã, vì hẳn mọi sự liên hệ của lục căn hoàn toàn không có tự tánh, là huyễn, ngũ uẩn vốn giai không, dùng chúng đặt để một điều gì, quả là ngoại vi, hư ảo, vốn không thật.

Pháp lìa ngã của Phật giáo không phải là một triết lý, mà hẳn là một hành động có liên hệ mật thiết không thể thiếu giữa thân và tâm. Nếu tu hành chỉ một trong thân và tâm, còn cho là bị chứng cô thiên, có nghĩa là cô âm, độc dương, chứ đáng lẽ ra phải tu hành theo lối âm dương. Hành giả còn phải được thân chứng, vì sống với nó, chứ không phải chỉ nghe qua và biết như vậy mà cần phải tự thân mình ấn chứng. Có con chim nào bay bằng một cánh bao giờ. Có sự trưởng thành nào mà thiếu sự trưởng dưỡng của âm dương, nhìn vạn vật khi hạt nẩy mầm, chuyện đầu tiên là vỡ làm đôi, chúng ta đã thấy biểu tượng âm dương từ vạn thể của thiên nhiên, cũng chính hai yếu tố âm dương là ngưỡng cửa bắt đầu của tiến trình lìa ngã. Muốn trở về với hư vô, mà không bắt nguồn từ bản thể thiên nhiên, khó mà hoà nhập với hư vô. (trong hư vô, mọi giá trị của không gian và thời gian bị triệt tiêu).

Pháp Bất Lập Văn Tự mưu tìm giải thoát có liên quan gì đến Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo và hàng hà sa số có trong kinh, luật, luận của Phật giáo? Chúng ta phải hành, chứ không thể thừa hưởng sự “mầu nhiệm” của kiến thức !!! Nếu kiến thức là điều duy nhất để giải thoát, thì Lục Tổ, Ngài đã không thị hiện chốn thế gian. Ngoài ra, đạo Phật độ tận chúng sanh, nhưng tu nhân nào thì hưởng quả ấy. Tu phước, thì xuống lại thế gian để hưởng phước báo.

Phật đã bảo “Suốt 49 năm ta không nói một lời gì về đạo”. Vậy chúng ta đang theo pháp giải thoát nào vậy?. Công Truyền hay Mật Truyền?, pháp nào là pháp Phật, pháp nào là pháp Thế Gian?. Chánh pháp nhãn tạng của đức Phật hiện giờ ai đang gìn giữ?. Là Phật tử, chúng ta có nói ngoa không? Có vô tình phỉ báng Ngài khi chúng ta gọi nhau là Phật tử, vì có quá nhiều tông phái, duy chỉ có một chánh pháp mà thôi. Trong khi hằng hà con Phật đang lang thang lê lết trên 84 vạn nẽo đường tu học... đâu là Pháp Phật, đâu là pháp Thế Gian??? Ðừng tự lừa dối mình bằng phương tiện dể nhất và cho đó là chánh pháp.
Nếu chánh pháp giản dị đến đổi ai cũng biết rỏ, chỉ cần đến bất cứ chùa nào gần nhà, xem vài quyển kinh, sẽ thấy ngay chánh pháp?? Vậy tại sao Ngài Huệ Khả phải đứng ngoài tuyết mấy ngày để cầu đạo? Phải chặc cánh tay để tỏ long thành. Ðến những hai lần, Ðạt Ma Tổ Sư mới nói pháp cho Lương Võ Ðế nghe? Ngũ Tổ cần gì đến canh ba, chỉ mật truyền cho Lục Tổ. Nếu chỉ truyền lại Lục Tự Di Ðà, thì tăng chúng khỏi phải khổ công chạy theo hoà thượng Huệ Năng làm gì cho cực thân. Lục Tổ phải trôi dạt vào phương Nam để hoằng hoá, vì chỉ có những người phước đức sâu dầy mới lãnh hội được. Tại sao Ngũ Tổ không nói ra hết cho 3 ngàn tăng chúng, kể cả Thần Tú sẽ không mất công đặt bài kệ “chưa kiến tánh”. Trong khi Huệ Năng, gã đàn ông thất phu giã gạo dưới bếp…không biết chữ, lại nhờ người viết thay mình, những gì mình biết “không qua kinh điển”. Có điều gì để chúng ta hiểu rằng phải có một cái gì đó gọi là “bí truyền”, để sự truyền thừa Ðúng Người, Ðúng Chỗ, Ðúng Lúc (Phi nhân bất độ, Phi Thời Bất Ðộ, Phi Xứ Bất Ðộ, Ðạt Ma Tổ Sư). Thường chúng ta xem kinh, nhưng chỉ ghi nhớ và nhìn nhận những gì hiểu được, thông cảm được. Còn những mục khó hiểu coi như “không quan trọng sao???”)

Đức Phật không phải là nhà đạo đức học, Ngài cũng không phải là nhà tư tưởng, không phải là vị thần linh. Thậm chí nếu dâng tặng cho Ngài vài chục cái giải Nobel, thì cũng chỉ vất sọt rác mà thôi. Hãy bỏ Ngài ra khỏi định kiến của thế gian, đừng dùng ngôn ngữ thế gian để hòng ca tụng Ngài uổng công, một khi đã lìa ngã rồi, thế gian ảo này, không còn là thực thể có đủ yếu tố để cần lý luận từ một đấng giải thoát.

Khi âm dương hiệp nhất, thì thần thức, ký ức, sẽ không còn chỗ nương tựa nữa. Chính ngay lúc này, sự dao động một cách tự nhiên trong thân, tâm mà không dùng đến mọi giá trị của văn tự, âm thanh, sắc tướng, niệm, nguyện bất cứ ai, chính là cửa ngõ của giải thoát hay còn gọi là lìa ngã, không dính mắc bất cứ trạng thái nhị nguyên nào trước kia. Cảnh giới này không phải là ngoan không. (khi tâm sở đã bị vô hiệu hoá, chính tâm vương là mầm của chơn chủng tử). Phật pháp khác với thế gian pháp là ở chỗ này.

By Nguyễn Hoàng Tân
Carpe diem
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

.. hehe .. :D ..
hôm nay mới có thời giờ và can đảm để mà lướt qua bài viết này .. :giggles: :flower: .. cho dù là lướt qua, cũng mất khoảng 20 phút ..

Có ai muốn bắn phát súng đầu tiên khơi mào cuộc bàn loạn không ? ( Vịnh Nghi ? ) .:wink:

:flwrhrts:



          
Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

hì hì, Nghi đọc được bài ni từ đâu đó lâu rồi, thấy hay nên đem cất để dành nghiền ngẫm, bữa nay mới đem vô chia sẻ thôi hà anh Hoàng Vân. Ý tứ của bài giảng quá thâm trầm sâu sắc, cố gắng nghiền ngẫm hết bài Nghi cũng chỉ đồng ý phân nửa. Không hoàn toàn phản bác; không hoàn toàn chấp nhận. Chẳng hiểu sao sau này, (có lẽ tại già rồi) mỗi việc, yes mỗi một việc trên đời này, đối với Nghi, dù tốt/xấu, đúng/sai, hay/dở, cả 2 mặt đều có giá trị tồn tại đồng nhau, đi song song, và cái nào cũng 'cần' cả. Thế mới chết! Hình như Nghi đang bị tẩu hoả nhập ma thiệt rồi.

Sẵn Nghi kể chuyện tuần trước nghe chơi. Chủ Nhật vừa rồi Nghi lên chùa cúng giỗ con gái. Năm nào Nghi cũng đi trước giờ cúng để nghe thuyết pháp. Thuyết pháp kỳ này là một ông sư mặt non choẹt, chừng ngoài 30, 40 là cùng. Nghe thuyết pháp là Nghi nghe cho...biết thôi, chớ hầu như lúc nào nghe, trong đầu cũng có nhiều điều để 'phản bác' hết. (hihi...chắc do cái nốt ruồi?)

Ông sư trẻ bữa đó giảng về hạnh bố thí, giúp đỡ người khác. Có đoạn thầy giảng, đại khái thầy nói vầy, rằng tờ $1 và tờ $100 đều giống như nhau, cũng chỉ là tờ giấy thôi (bậy phải hong?) nhưng 'do mình' chấp kiến (?) nên coi tờ $100 to hơn tờ $1.

Giảng vậy đối với Nghi rất là ẩu. $100 thì giá trị không thể nào giống như $1 được. Period. Nếu $1 giúp người ta được 1 bữa ăn thì $100 giúp họ được 100 bữa ăn. Thầy nói dông dài chuyện bố thí một hùi, nhưng chỉ 'nhờ' có 1 câu ngắn gọn, mình mới hiểu ra cái ý thầy muốn nói (hên...cho thầy, chớ nếu không thì bài thuyết pháp của thầy trớt qướt). Thầy bảo rằng có bao nhiêu mình cho bấy nhiêu. (Thầy nói tiếng Anh lưu loát hơn tiếng Việt trời ạ!) À, thì ra thầy muốn nói rằng hạnh bố thí phải từ cái 'tâm bố thí' của mình; nghèo mà trong túi có $1, đem cho, thì cũng như người giàu họ tặng $100. Lúc đó $1 và $100 mới không có sự phân biệt, cho dù là $1 đi nữa cũng chưa hẳn khác gì so với $100. (Đó lại là nói qua cái 'đức bố thí' rồi.)

Ông sư trẻ này còn giảng nhiều nhiều nữa, mà càng nghe Nghi càng hốt hoảng, hốt hoảng với cái áo cà sa vàng thầy đang khoác trên người và hốt hoảng cả với Phật Pháp được rao giảng ngày nay. Nào là nếu mình bố thí tiền của thì kiếp sau và kiếp sau nữa của mình, con cháu mình không lo túng thiếu, được hưởng giàu sang, và con cháu sẽ được thông minh; bố thí thức ăn thì kiếp sau mình không lo đói hèn; bố thí thuốc thang thì những kiếp sau không lo bịnh tật, blah blah blah....Nghe có hết hồn không? Đối với Nghi đó chỉ là những chuyện không có chút căn cứ, là sự phỉnh dụ, mê hoặc Phật tử, khiến người ta trở nên dị đoan mê tín, hối lộ Phật trời.....

Có lẽ Nghi càng ngày càng trở nên 'vô thần,' hoặc thật sự đã quá...mất phương hướng cũng không chừng. Cho nên bài thuyết pháp cuối tuần rồi Nghi bị mắc nghẹn dễ sợ.

Trở lại bài giảng trên, "Phật pháp là pháp giải thoát lìa thế gian," Nghi bác, bởi Chánh pháp phải là pháp.....practical hơn kia (Nghi nghiệm chưa ra. hihi...), chớ sống trên thế gian, còn nghĩ tới chuyện (mình rồi con rồi cháu mình) ăn sao cho ngon, sống sao cho sướng, đi chiếc xe cho đẹp, ở cái nhà cho êm, còn đòi thêm ở những kiếp sau nữa, đòi 'pháp giải thoát lìa thế gian' chỉ là chuyện....thả mồi bắt bóng, với hoài hổng tới, nói để làm dáng. Vứt bỏ hết để đi tu thì còn hoạ may. Mà tu ở đời nay thì...... giỏi lắm cũng chỉ hiểu Phật Pháp se sua như ông sư trẻ kia, đoạ thêm mà thôi.

Nếu nghiệm đươc một phần....mềm thôi của chữ "Không" trong đạo Phật, Nghi nghĩ cũng đã 'thoát' chút chút ròi.
Carpe diem
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • :flwrhrts:

    Hehe .. Nghi .. thấy được 2 mặt của sự việc là 1 bước tiến lên trong tri giác chứ anh không nghĩ là tẩu hỏa nhập ma .. :giggles: ..

    Trước hết, những gì anh phát biểu nơi đây (... và mọi nơi, mọi lúc .. ;) ...) là bày ra cái hiểu hạn hẹp của mình chứ không dám có ý giảng dạy điều chi .. :bow1: .. và cũng mong các bạn nhào vô bàn loạn sinh hoạt như chúng ta bàn về nhạc nhẻo, cây cảnh hay ăn uống .. :lksgd:


    ____________________________________
    thật, nhưng không thật, nhưng là thật ...

    Hãy để ý là anh không viết hoa chữ thật hoặc không thật. Tốt hơn (... cho chính ta .. cái gì cũng cho chính ta ...) là không viết hoa, không đóng khung.

    1_ Ông sư này nói chuyện nghe lũng cũng, bộ dạng sư non
    2_ À, đây chỉ là 1 vở kịch trong vô thường
    3_ Nhưng ổng có nói đấy, kịch có diễn đấy, ta nhẹ nhàng gạn lọc ...
    2_
    3_
    2_
    3_
    ... ad infinitum ...

    1_ ta qua giác quan (tai mắt mũi miệng óc .. vv .. ) nhận thức 1 sự việc. Và thông thường là ta sinh ý, phản ứng
    2_ dừng sự phản ứng
    3_ phản ứng "nguội" trên khoảng không gian và thời gian rộng hơn


    1_ là chấp,
    2_ là bỏ chấp, khởi đầu của "lìa" như anh NHT nói trong bài trên

    hehe .. thấy 2 mặt của sự việc thì 1_ 2_ rồi ............ vui đi thôi .. :flower:



    ___________________________
    Giảng pháp và ngộ pháp phải có cùng tần số (frequency).
    Người nghe thuộc trình độ nào chỉ lỉnh hội được người giảng thuộc trình độ đó, .. vice versa .. Tây nói Tây hiểu, Mỹ giảng Mỹ nghe ...
    Người tự cao giảng cho người tự cao nghe, lý thuyết tràng giang đại hải,
    riêng anh chỉ yêu mến lời giảng của lương y, xoa dịu, xây dựng, dẫn dắt ...

    Khi Nghi nghe ông áo vàng mà hết hồn thì Nghi lên 2_ rồi lên 3_ cho nó khỏe .. :giggles: ..

    Nghi lên chùa cúng giỗ là chuyện Nghi muốn làm, phải làm, vì tình, vì con tim. Cám ơn chùa đã cho Nghi một không gian, một điểm tựa trong quá khứ. Bỏ đi những trái tai gai mắt, những buôn thần bán thánh. Lên đến 3_ thì chẳng có bài pháp nào làm Nghi mắc nghẹn. Thần không có đấy, nhưng mà có .. :wink:


    ______________________________
    trở lại bài của NHT:

    đại ý là Phật Pháp không phải là lý thuyết kinh điển, tổ chức này nọ (thế gian pháp) mà là thực hành để lìa ngã (tôi không là tôi)

    Bài của NHT hơi lung tung (anh viết còn lung tung hơn) vì nguyên lý là vậy:
    • càng nói càng sai .. :giggles: ..
    Lão Tử có nói đại khái
    • "nói ra là đã sai" .. :lol: ..
    và người ta cũng hay nói Đức Phật đến cuối đời có nói đại khái
    • "ta đã có giảng gì đâu"

    (còn tiếp .. :giggles:)
Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

Vịnh Nghi đã viết: Chẳng hiểu sao sau này, (có lẽ tại già rồi) mỗi việc, yes mỗi một việc trên đời này, đối với Nghi, dù tốt/xấu, đúng/sai, hay/dở, cả 2 mặt đều có giá trị tồn tại đồng nhau, đi song song, và cái nào cũng 'cần' cả. Thế mới chết! Hình như Nghi đang bị tẩu hoả nhập ma thiệt rồi.
.........................................
Ông sư trẻ này còn giảng nhiều nhiều nữa, mà càng nghe Nghi càng hốt hoảng, hốt hoảng với cái áo cà sa vàng thầy đang khoác trên người và hốt hoảng cả với Phật Pháp được rao giảng ngày nay. Nào là nếu mình bố thí tiền của thì kiếp sau và kiếp sau nữa của mình, con cháu mình không lo túng thiếu, được hưởng giàu sang, và con cháu sẽ được thông minh; bố thí thức ăn thì kiếp sau mình không lo đói hèn; bố thí thuốc thang thì những kiếp sau không lo bịnh tật, blah blah blah....Nghe có hết hồn không? Đối với Nghi đó chỉ là những chuyện không có chút căn cứ, là sự phỉnh dụ, mê hoặc Phật tử, khiến người ta trở nên dị đoan mê tín, hối lộ Phật trời.....


Theo tinh thần tốt/xấu, hay/dở, luôn luôn song hành và đồng với nhau, bây giờ tới mình woánh mình.....

Nghĩ đi rồi, bây giờ nghĩ lại, bài giảng pháp của ông sư trẻ nói trên đó chưa hẳn đã xấu, đã dở hoàn toàn. Bởi, chỉ cần có một người (hiền lành chân chỉ hạt bột, không nghĩ ngợi quanh co rắn mắc) ai nói gì cũng tin thôi, (nhất lại là lời nói từ một bậc tu hành) thì sẽ có một (hay vài) người khác được hưởng từ sự bố thí của người này. Kiếp sau của người này và con cháu của họ có được hưởng những 'quả' như họ mong ước từ cái 'nhân' là sự bố thí của họ trong kiếp này hay không, không ai biết được, nhưng ít ra họ rất tin tưởng vào điều đó, đã đủ. Chỉ cần có chút lòng tin vào điều đó thôi thì đã 'tốt' cho tâm linh của họ, cũng như cho những người được hưởng từ sự bố thí của họ rồi. Mà, thế giới chung quanh mình, có rất nhiều người thiếu may mắn, luôn cần đến sự giúp đỡ hay 'bố thí' của người khác.....

Nói lan man nghe chơi thôi, chớ riêng Nghi thì vẫn bị mắc nghẹn với bài giảng pháp của ông sư nọ. Nghe tốn thì giờ. hì hì...
Carpe diem
Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

Hoàng Vân đã viết: trở lại bài của NHT:

đại ý là Phật Pháp không phải là lý thuyết kinh điển, tổ chức này nọ (thế gian pháp) mà là thực hành để lìa ngã (tôi không là tôi)

Bài của NHT hơi lung tung (anh viết còn lung tung hơn) vì nguyên lý là vậy:
  • càng nói càng sai .. :giggles: ..
Lão Tử có nói đại khái
  • "nói ra là đã sai" .. :lol: ..
và người ta cũng hay nói Đức Phật đến cuối đời có nói đại khái
  • "ta đã có giảng gì đâu"

    (còn tiếp .. :giggles:)


Có lẽ anh Hoàng Vân muốn nhắc tới câu của Trang Tử "Đạo chiêu nhi bất Đạo, ngôn biện nhi bất câp" phải hong? Đạo mà có thể nói rốt ráo thành lời thì...không phải là đạo rồi?

Chà, Nghi phải nghiên cứu kỹ bài viết của anh Hoàng Vân. Giờ chuẩn bị :yawn: đi khò. hihi....
Carpe diem
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • hihi .. ờ .. không ngờ Trang Tử cũng nghĩ vậy .. :lo5: ..
    nói đùa chứ anh vốn lười ..
    đọc Lão Tử là hết cở, không đọc thêm Tử nào nữa chi cho mợtt .. :wink: ..


    anh dùng từ "đại khái" trong
    Lão Tử có nói đại khái
    "nói ra là đã sai" .. :lol: ..


    là vì anh lười "nói rõ", chứ
    • "nói ra là đã sai" là kết quả của 2 câu đầu của ĐĐK của Lão Tử:
      Đạo khả Đạo phi Thường Đạo
      Danh khả Danh phi Thường Danh
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Vịnh Nghi đã viết:... bởi Chánh pháp phải là pháp.....practical hơn kia (Nghi nghiệm chưa ra. hihi...), chớ sống trên thế gian, còn nghĩ tới chuyện (mình rồi con rồi cháu mình) ăn sao cho ngon, sống sao cho sướng, đi chiếc xe cho đẹp, ở cái nhà cho êm, còn đòi thêm ở những kiếp sau nữa, đòi 'pháp giải thoát lìa thế gian' chỉ là chuyện....thả mồi bắt bóng, với hoài hổng tới, nói để làm dáng. Vứt bỏ hết để đi tu thì còn hoạ may. Mà tu ở đời nay thì...... giỏi lắm cũng chỉ hiểu Phật Pháp se sua như ông sư trẻ kia, đoạ thêm mà thôi.

Nếu nghiệm đươc một phần....mềm thôi của chữ "Không" trong đạo Phật, Nghi nghĩ cũng đã 'thoát' chút chút ròi.

  • hihi ..

    Nói đơn giản, "chính" là thẳng như trong "chính trực"

    Ngược lại với "tà" là không thẳng, nghiêng xéo tựa nương.

    Ăn ngon, mặc đẹp, muốn này nọ là chạy theo dục vọng. "Dục" đây không phải là "Tình Dục" mà là cái "Muốn". Cái Muốn tạo cái Nghiệp như trong bài Nghiệp Duyên mà Nắng TT mang vô. Thiện nghiệp, ác nghiệp vay trả trả vay trong bể khổ. Để Thoát (lìa) thì phải tiêu dần cái Muốn (.. kể cả cái Muốn Thoát .. :giggles: .. )

    Cho nên người đời muốn hạnh phúc kiếp này và kiếp khác chỉ là không thấy được, không hiểu được bộ máy tạo hóa.

    Chính là nhìn thẳng, đi thẳng, không nghiêng trái phải, trên dưới. Không nương tựa, nhờ đở, cầu Trời, khẩn Phật, xin xỏ, mong muốn, đó là Chính. Nhưng có gì là tuyệt đối 100% đâu .. :giggles: .. Màu Trắng cũng không 100%, cũng có 1 hạt bụi đen, nên ta không "chính" được ngay 100% thì cũng hướng về và kiên trì hướng về. Lúc đầu thì xin sức khỏe, sau thì xin ánh sáng, sự can đảm, sau nữa thì không cầu, chỉ biết ơn .. vv ..

    "Tu" là tu bổ sửa chửa như trong "trùng tu". Tu từ méo đến tròn, từ tròn đến nhỏ, từ nhỏ đến không. Tu từ dơ đến sạch, từ sạch đến "không sạch không dơ". Từ không có, đến có, đến không có cái có .. vv .. :wink: .... vv và vv ..

    Nếu chấp nhận thế gian là vở kịch thì ta không chấp cái tượng Phật đèn nhấp nha nhấp nháy, tiếng kinh trầm bổng như nhạc cải lương, cái bài giảng nghe mắc nghẹn hoặc cái hiu hiu súng sính của thầy ( Phật Giáo, Công Giáo, vv .. :giggles: ..) chưa biết rõ tương lai .. Điều quan trọng nhất vẫn là ta lo cho ta,

    vì chỉ có ta là lo được cho ta ...




    :flwrhrts:
Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

'Ngộ' mà anh Hoàng Vân nhắc tới ở đây, Nghi đoán anh Hoàng Vân muốn nói tới là sự hiểu của một người khi nghe giảng một bài pháp (?) Bởi từ nghe giảng pháp đến ngộ pháp thì xa lắm lắm, nhiều khi không bao giờ tới, chưa kể ngộ...trật đường rầy nữa.

Pháp ở vào thời gian này (theo Nghi) đang ở trong tình trạng rất....gây cấn. (Và dĩ nhiên đều có tốt có xấu lẫn lộn nhen.) Đi đâu cũng nghe giảng pháp, tới đâu cũng nghe người ta đem kinh cú ra thao thao bất tuyệt, như thể cái 'hiểu biết' về đạo của họ là một thứ trang sức, một cách để loè thiên hạ vậy. Cần phải mở ngoặc ở đây, rằng những chia sẻ, bình luận, của anh em mình ở đây hoàn toàn có tính cách tâm tình, bày tỏ thôi, chớ không phải 'giảng dạy' chi hết ha anh. Nghi cũng chỉ bình loạn ở đây thôi hà.

Tiếp tục....

Nhìn quanh, Nghi thấy có rất nhiều người quen, cả trong gia đình, nào là ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, hễ mở miệng nói tới Phật pháp là bao nhiêu kinh cú đọc vanh vách, rồi luận giải như nước chảy mây trôi, rõ ràng trong bụng có cả kho kinh luân Phật pháp. Vậy nhưng, nếu thật sự lắng nghe những điều họ đang thao thao, đa số chỉ là sự hiểu trên...bề mặt, qua con chữ, không hơn không kém. Nếu nhìn vô cách cư xử, cách sống của họ nữa, 99.9% (người mà Nghi biết thôi nha) đều trớt quớt. Cũng chẳng trông mong điều gì khá hơn, bởi về vấn đề tâm linh, nếu chỉ hiểu sơ sài bằng lý, thì không thể khá nổi. Tuy vậy, đối với những người này, kể cũng khá hơn những người không tin vào đạo, vào thần thánh, Phật Tăng, hoặc loại phỉ báng hay buôn thần bán thánh. Ít ra, tuy hành của họ chưa 'chính' nhưng ý đã có đó; tuỳ tuệ căn hay cơ duyên, gặp lúc (có thể) sẽ khá hơn hay (có thể) sinh...lệch đường cũng không chừng.

Riết rồi hễ giữa đám đông Nghi nghe ai đem kinh điển Phật Pháp ra thuyết cái là alarmed, Nghi chạy liền, tuy là lời nói của họ, nghiệp duyên của họ, xấu hay tốt, dở hay sai thì cũng có....lợi đâu đó, cho ai đó, nhưng Nghi nghe mà hổng chịu, hổng chịu mà hổng 'cãi' thì ấm ức, đâm ra vừa vô duyên vừa hổng tốt. :mrgreen:

Thật ra, Phật pháp, kinh cú đâu có sai, chỉ là người ta hiểu không tới nỗi thôi. Huống hồ, dù là sao đi nữa, mỗi người cần có một điểm tựa cho tâm linh, cho tinh thần giữa những phù phiếm của cuộc đời. Không phải tựa vào để cầu xin ân sủng hay sự ban bố, mà tựa vào để mình có thể 'quán chiếu' và để nương những hành động, suy nghĩ, của mình vào cái 'chính' là tạm đủ.

Nghi phải chạy ròi, chút có tí thì giờ Nghi vô lan man tiếp.....
Carpe diem
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Pháp Hay Thế Gian Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Vịnh Nghi đã viết:...
Pháp ở vào thời gian này (theo Nghi) đang ở trong tình trạng rất....gây cấn. (Và dĩ nhiên đều có tốt có xấu lẫn lộn nhen.) Đi đâu cũng nghe giảng pháp, tới đâu cũng nghe người ta đem kinh cú ra thao thao bất tuyệt, như thể cái 'hiểu biết' về đạo của họ là một thứ trang sức, một cách để loè thiên hạ vậy. ....

  • :giggles: .. gây cấn vậy sao .. anh ít đi đâu nên không biết .. :yes2:


Vịnh Nghi đã viết:...
Nhìn quanh, Nghi thấy có rất nhiều người quen, cả trong gia đình, nào là ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, hễ mở miệng nói tới Phật pháp là bao nhiêu kinh cú đọc vanh vách, rồi luận giải như nước chảy mây trôi, rõ ràng trong bụng có cả kho kinh luân Phật pháp. Vậy nhưng, nếu thật sự lắng nghe những điều họ đang thao thao, đa số chỉ là sự hiểu trên...bề mặt, qua con chữ, không hơn không kém. Nếu nhìn vô cách cư xử, cách sống của họ nữa, 99.9% (người mà Nghi biết thôi nha) đều trớt quớt. Cũng chẳng trông mong điều gì khá hơn, bởi về vấn đề tâm linh, nếu chỉ hiểu sơ sài bằng lý, thì không thể khá nổi. Tuy vậy, đối với những người này, kể cũng khá hơn những người không tin vào đạo, vào thần thánh, Phật Tăng, hoặc loại phỉ báng hay buôn thần bán thánh. Ít ra, tuy hành của họ chưa 'chính' nhưng ý đã có đó; tuỳ tuệ căn hay cơ duyên, gặp lúc (có thể) sẽ khá hơn hay (có thể) sinh...lệch đường cũng không chừng.

Riết rồi hễ giữa đám đông Nghi nghe ai đem kinh điển Phật Pháp ra thuyết cái là alarmed, Nghi chạy liền, tuy là lời nói của họ, nghiệp duyên của họ, xấu hay tốt, dở hay sai thì cũng có....lợi đâu đó, cho ai đó, nhưng Nghi nghe mà hổng chịu, hổng chịu mà hổng 'cãi' thì ấm ức, đâm ra vừa vô duyên vừa hổng tốt. :mrgreen:
...

  • Ai đó có nói,
    • 10 chuyện trên đời đã hết 9 là không vừa lòng ta .. :rotfl: ..
    Kể như là Nghi xui, vòng vòng xung quanh hay gặp dân "thuyết pháp" .. :giggles: .. Để khỏi ấm ức, Nghi cứ nhảy lên 2_ rồi 3_ đi, xem kịch cho vui.

    Có người hay nói, có cái nhu cầu, cái tật, cái bệnh thao thao bất tuyệt, bất kể người khác có hoặc muốn nghe hay không .. :mrgreen: ..
    Thông thường là người biết không nói, và người nói không biết .. :dntknw:


Vịnh Nghi đã viết:...
Thật ra, Phật pháp, kinh cú đâu có sai, chỉ là người ta hiểu không tới nỗi thôi. Huống hồ, dù là sao đi nữa, mỗi người cần có một điểm tựa cho tâm linh, cho tinh thần giữa những phù phiếm của cuộc đời. Không phải tựa vào để cầu xin ân sủng hay sự ban bố, mà tựa vào để mình có thể 'quán chiếu' và để nương những hành động, suy nghĩ, của mình vào cái 'chính' là tạm đủ.

Nghi phải chạy ròi, chút có tí thì giờ Nghi vô lan man tiếp.....

  • Cái hiểu đi đôi với cái hành. Hành 1, hiểu 1. Hiểu để hành. Hành để hiểu.
    Hành, hiểu dĩ nhiên là "không tới" vì "tới" là giả. Vũ trụ vô biên không có cái tới, nếu có thì thiên hà đã ngừng xoay .. :wink: ..

    Vâng, anh nghĩ ít có ai mà không có 1 giây phút nào đó phải cần điểm tựa.
    Có phúc thì tựa được cái "chính", thẳng đường ra khỏi mây mù. Vô phúc thì tựa cái "tà", lòng vòng quanh quẩn lâu hơn ..

    Kinh cú sai hay không sai thì miễn bàn (.. không hiểu nên không bàn .. ráng hiểu ráng bàn thì mơợtt .. vô bổ ..) .. :giggles: ..
    Nhưng kinh ê a thì nghe mắc nghẹn .. Tuy nhiên ê a chắc là hữu dụng, vì nếu không thì đã dẹp lâu rồi (.. thuyết Darwin .. :giggles: )

    hihi ... :flwrhrts:
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”