Hồ đình Nghiêm

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồ đình Nghiêm

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • BÊN KIA LÀ BÓNG ĐÊM
    __________________
    Hồ Đình Nghiêm




    Trời mưa rầm rộ, nước đổ xuống mang cùng với xối xả là lượng âm thanh đầy ứ, nuốt trôi mọi tiếng động. Con đường chìm đắm từng vụn đốm sáng, nhòe đi, chóng lẫn vào bóng tối. Đâu khoảng mười giờ, chắc vậy, vì xuất phim cuối ngày vừa chấm dứt.

    Từ rạp chiếu bóng, anh đi bộ men theo dãy phố lạnh gió, nép thân dưới những mái hiên nhà đóng kín cửa. May mà hồi chiều anh có mang theo áo mưa, nhưng mặc nó vào chỉ mong cho người khô ráo được phần nào hay phần đó. Sẽ chẳng có một loại áo che mưa nào trên mặt đất này chịu đựng được thứ vũ lượng khủng khiếp của chốn đây.

    Lộ trình về nhà mỗi khi một vắng tẻ và anh bắt đầu cảm nhận rõ sự lạnh lẽo đang tìm cách xâm chiếm người anh. Mon men ban đầu nhưng chẳng mấy lâu nỗi buốt giá kỳ cục đã vây khổn toàn bộ khiến anh phải run lên. Do gió mưa tác động, đồng ý; nhưng phải nên tin là có khi người ta phải la lên: Lạnh từ trong lạnh ra! Lá cây luôn rùng mình trên đầu và con đường đen đúa chẳng trồng cột điện này thì mọc thật lắm cây. San sát và song song hai hàng đồng dạng, vòm lá giao nhau nhưng chúng chỉ đủ sức để ngăn cho bong bóng khỏi vỡ ra giữa mặt nhựa hắc ín hư hao nhiều ổ gà đọng vũng. Ếch nhái ễnh ương từ cái hồ cạn sau vạt cỏ tranh luôn kêu gào thứ tiếng có vẻ trách móc. Nghe buồn, dù nó hài hòa khi đệm theo bản giao hưởng mà mưa gió chẳng mỏi mệt oán than.

    Anh sải bước đi nhanh với ý nghĩ là cơ thể vất vả ấy sẽ làm cho người anh ấm lên. Anh hình dung ra một chỗ nằm, buông mùng xuống kéo chăn lên kê gối cao và giấc ngủ êm ả từ tốn đến. Hình như người ta chỉ trằn trọc mất ngủ vào đêm hè nóng bức chứ không một ai trắng con mắt thao thức giữa cơn mưa nghe thì thào ngoài chấn song. Mưa ngoài trời luôn có khả năng vỗ về cho những đứa nằm yên trong chăn nệm và hắn sẽ chóng ngủ, ngủ như một đứa con nít.

    Anh đi nhanh, anh chẳng lẻ loi, anh qua mặt một bóng bộ hành và tự dưng bước chân anh bị trì kéo lại. Một người con gái, cô run rẩy bởi vì cô tuyệt không có mặc áo đi mưa. Lạ, cô đi đâu giờ này và rất mực đơn thân? Giận lẫy người tình? Cha mẹ rầy la? Bài thi bị đánh rớt? Người ta có cả vạn lý do để dầm mưa trong đêm vắng. Hay cô là thi sĩ? Về nhà trùm chăn chong đèn để làm thơ sau khi chết chìm trong việc đi nhặt cảm xúc quá chừng lãng mạn? Anh chậm bước để chờ một sánh đôi. Kỳ cục, người ta là con gái, người ta sẽ dậm chân tại chỗ lòng hoang mang chẳng rõ ý đồ thằng dở hơi kia. Sau rốt thì anh quay người lại, anh ước ao có chiếc xe gắn máy nào chạy ngang để cho ngọn đèn sáng liếm vội vào người con gái. Quét một nhát thôi, đủ để anh nhìn thấy khuôn mặt cô. Hiện tại vũng tối đang chôn cô, hoặc mái tóc dài của cô đã một phần bưng bít sắc diện. Cô gầy ốm, bộ áo quần cô mặc sáng nhờ nhợ qua màn mưa và mưa đang bắt đầu thưa hạt. Tôi có thể đưa cô về nhà không? Anh cất tiếng. Để rõ ràng hơn, anh nói: Bởi vì tôi có áo mưa và cô sẽ an toàn hơn khi có bạn đường. Cô cúi đầu, tần ngần, có vẻ toan tính. Được, nếu anh muốn, nhưng không chắc là anh sẽ đưa tôi về đến nhà. Anh cảm thấy vui thú vì điều cô nói. Giọng cô mềm yếu, khi xa khi gần, có vẻ không thực. Anh cười thành tiếng. Cô khởi sự bước đi: Vì nhà tôi ở một chỗ xa xăm. Vậy sao? Xa tới độ tôi chẳng thể đi theo? Đúng như vậy. Cô khẳng định. Anh nghĩ đó chỉ là lời từ chối khéo. Ở đuôi mắt anh đọng một vệt sáng. Qua khỏi công viên kia là chỗ ở của tôi, nhà tôi còn chong đèn hình như mẹ tôi đang chờ cửa và sức tôi thì e chỉ bước được tới giới hạn đó thôi. Tôi biết. Giọng cô gái nhẹ thoảng. Anh ngó ra cái hình hài thấm nước luôn run của cô gái mà không đành lòng, anh đề nghị: Cô nên mặc chiếc áo mưa này kẻo cảm lạnh. Để hiệu quả, anh cởi áo ngay sau câu nói. Cám ơn anh, nhưng như vậy thì anh nghĩ sao về việc hoàn trả. Giản dị thôi, cứ cho tôi địa chỉ một nơi thật xa của cô rổi mai mốt tôi sẽ tới gõ cửa đòi nợ. Chiếc áo mưa hơi lớn nên cô trùm từ đầu xuống, lết phết, lụng thụng, quái lạ như hình nhân của bù nhìn cắm giữa đồng không mông quạnh. Cô dúi vào tay một vuông giấy nhỏ. Tên và chỗ ở của tôi đã ghi cả vào đấy. Da thịt cô lạnh và anh thu cất mẩu giấy tái tê vào túi quần. Tạm biệt, anh nói, hẹn gặp lại.

    Anh bước về nhà, ướt hơn con chuột lột, anh ngó lui, chỉ có bóng tối, không còn cái nhân dạng vừa đứng cận kề.

    Hôm sau, trời quang mây tạnh. Ấm áp hơn ngày trước dù mặt trời vẫn dấu mặt. Anh thay bộ áo quần mới, sạch và quyết tâm đi đòi nợ. Chiếc áo mưa chỉ là cái cớ, anh thật sự muốn nhìn rõ mặt người con gái cả gan dầm mưa một mình trong đêm thâu. Anh đã thử mường tượng ra nhiều dung mạo và điều kỳ lạ là anh ngờ cô gái kia sẽ có một bộ mặt dễ nhìn, trên trung bình, anh hồ đồ tin thế. Theo địa chỉ ghi trên tờ giấy nhàu nát, anh tìm ra nhà cô không mấy khó. Thực sự thì cô khéo hù dọa, xa xôi gì đâu, mất có nửa giờ đạp xe chứ mấy. Hơi khuất lấp, nằm cuối xóm vắng lặng. Nhà xây lối cổ, có bình phong án ở mặt tiền, nhiều cây cối. Anh dắt xe vào sân, cỏ mọc giữa những vuông xi-măng lót dài lối đi. Nhà chẳng đóng cửa, cửa mở và dựng đứng một khung đen ngó âm u. Một người đàn ông từ vũng tối bước ra, râu tóc thảy bạc trắng. Ông nhìn anh với hai hàng lông mày nhíu lại. Cậu tìm ai? Dạ chào bác, tôi muốn hỏi có cô M. ở nhà không? Ông ngó anh từ đầu tới chân, sau cùng thì dừng đôi mắt nhìn sâu vào mặt anh. Hắn chẳng phải đầu trộm đuôi cướp, bộ vó ấy không phải đứa cù bơ cù bất du côn mất dạy. Điệu bộ thành khẩn e có mang ít nhiều thiện tâm. Anh tìm con tôi? Chuyện lạ! Dạ thưa bác, hôm qua mưa to, tôi có cho M. mượn tạm chiếc áo che mưa… Thôi được, đừng dông dài, cậu đi theo tôi.

    Sâu sau vườn rộng có khoảng đất phủ đầy cỏ, hun hút sâu. Chủ nhà quay mặt nói lui, tiếng nhỏ, vừa đủ cho anh nghe: M. nó vắn số, con tôi mất như vậy đã gần ba năm. Anh đứng khựng lại khi nhìn thấy chiếc áo mưa của anh phủ kín một gò đất cao, tròn vin hình thể một nấm mồ. Người đàn ông cũng cắm chân, không cục cựa. Có lẽ tôi nên vào nhà lấy ra một bó hương, anh đợi tôi. Chúng ta cùng thắp cho M. ít cây nhang để an lòng xin lại chiếc áo. Anh cảm nhận một đường lạnh đang xuyên thấu người, tựa hồ đang hứng chịu một lưỡi kiếm bén vừa lút đâm. Anh run rẩy cúi đầu đọc hàng chữ khắc trên bia, tên họ ngày tháng năm, sinh và tử. Anh nhẫm phép tính trừ và kết quả cho ra: M. sống trên đời đúng 18 năm. Vắn số! Và thật hiền lành.






    Anh không có lắm bạn gái. Anh nhút nhát, chẳng biết cách tán tỉnh và thường thì con gái chả bao giờ chủ động một lân la. Họ đợi chờ, sau đó họ phân loại để khi ứng xử họ sẽ mang bộ mặt thân thiện hay lãnh cảm. Anh luôn đối đầu với nhiều lãnh cảm và anh ngán, chẳng hiểu tâm tính của “chị em phụ nữ”. Ngồi trong quán cà phê, những thằng bạn anh thảy đều có bồ, chúng tự tin và bộ dạng chúng có vẻ như sành đời. Thảng hoặc anh bắt gặp sự ủ dột của một vài đứa, anh hiểu do đâu nó đổ bệnh như vậy. Nó bảo, đó là niềm đau khổ thật dịu dàng. Tựu trung, anh ước ao có ngày anh sẽ tìm ra được một người tình, đó là người nữ gom đủ đặc tính vừa là em vừa là chị vừa là mẹ. Nghèo thì lúc nào cũng ham, cho nên mấy cô ưa mắng: nghèo mà ham thì xằng bậy, thật khó nghe!

    Anh cô đơn, cùng đi trên một con đường, nhưng có lẽ mình anh hứng chịu nhiều gió mưa hơn bạn đồng hành. Anh vẫn tin, khi kề cận sánh đôi cùng bạn gái hẳn lòng mình sẽ rất ấm. Ở tuổi 18, người anh nóng lên khi quen H. Cô là người chứng nghiệm rõ bao vụng dại mà anh đã mù quáng lỡ gây ra. Anh là tấm gương để khi soi mặt cô hiểu về nhan sắc mình mang, anh là cuốn vở để cô tha hồ ghi vào đó những vệt mực nhòe, cày xới đường ngang nét dọc. Anh là cuốn truyện cười để cô ngặt nghẽo, là chiếc xe chở cô đi qua những muộn phiền. Có thể cô cũng quan niệm một người bạn trai là người ấy gom chung hình ảnh một đứa em một người anh và… một thằng đàn ông. Hãy chìu chuộng tôi vì bạn là giống đực, bài học vỡ lòng là bạn phải “ga-lăng”.

    Anh thường chở H. đi xa ngoạn cảnh. Đi xem phim, đi uống nước… Những sứ mạng bình thường như bất cứ đôi tình nhân nào hẳn phải làm. Cái chẳng được bình thường là cả hai hầu như chưa một lần hôn nhau. Thánh thiện tới độ Chúa đóng đinh trên thập tự cũng phải quay đầu chẳng muốn nhìn đứa “phàm phu tục tử”. H. có bỏ công đan cho anh chiếc áo ấm. Chỉ tám búp len nên thành quả chiếc áo ngự hàn trông như áo giáp bó chặt lấy thân anh. Mặc nó, anh cử động không mấy thoải mái, hơi khó thở; nhưng tất cả đều là nguyên do của sự xúc động luôn bủa vây. Anh mường tượng ra hai bàn tay H. luôn thao tác, chiếc áo chưa tượng hình nằm chẳng yên trên đùi H. Cô thử ướm trước ngực, cô mỏi mắt vất nó bên chăn chiếu để trùm mền ngủ, và tóm lại nó thu cất tất cả những hương mùi H. mang. Chưa có chiếc áo nào thơm tho tựa thế. Anh u mê khi tròng nó vào và anh hài lòng với cái trạng thái lú lẩn ấy.

    Chiến tranh lan tỏa, thành phố kinh hoàng khi phải cưu mang bộ mặt hung dữ ấy. Mọi người đồng loạt bỏ chạy. H. chạy, anh chạy và hai đứa lạc nhau. Lạc như cánh diều đứt dây để gió cuốn hút nó vào cái thinh không rộng lớn. Anh làm thân con diều tả tơi rơi về miền đất lạ, đoạn chỉ ngắn, lần không ra dấu vết tăm tích H. Hình ảnh cô dằn vặt trên những đoản văn anh viết như một nguôi ngoai trên vùng đất mới. Không gì buồn đau hơn khi anh đánh mất cùng lần cô em gái, người yêu, người chị và người mẹ. Anh sống với những mộng mị, cơn sóng thần luôn xô vào giữa đêm đen và H. là ngọn hải đăng đã bị nhấn chìm.

    • “Chào ông, tôi đánh tên ông vào Google và hay biết ông có viết truyện. Tôi đã cực lòng dọ hỏi email của ông để sau cùng thư này được gửi đi, mong không lạc vào mắt người dưng. Tôi là chị của H., đau buồn tin cho ông hay là em tôi đã mất tại Sài-gòn vì bạo bệnh. Sau đám tang tôi có dọn dẹp tư trang sách vở áo quần em tôi và vô tình đọc trong nhật ký những trải lòng, những kỉ niệm có giữa H. và ông. Tuy xưa cũ, mặc dù hai người chỉ là tình nhân một thời, tôi mạo muội loan tin này tới ông với hy vọng em tôi sẽ không trách cứ, cũng như ở phương xa ông không lấy đó làm điều. Tôi đắn đo và tôi nghĩ mình chẳng phải đứa nhiều chuyện. Tôi sẽ cất giữ những kỉ vật ngày nào ông trao cho em gái tôi, sẽ bàn giao lại nếu một mai ông thu xếp ổn thỏa mọi thứ để về thăm quê hương, viếng mộ phần em gái tôi bất hạnh. Mong ông sức khỏe.”


    Anh ngồi trước màn hình, đâu mặt với một ảo ảnh. Chữ nhòe đi. Đó là con sóng vừa đánh vào, rút vội ra, mang theo những linh hồn, hoán đổi mọi xấu xa bày biện đầy bờ bãi. Đầu óc anh lợn cợn, mê muội như qua sông đón nhận chén cháo lú từ bóng đen trùm kín mặt. Người ta sẽ quên tất nếu húp xong thứ chất lỏng dị thường kia, nhưng anh thì không, tựa hồ như anh có phép phân thân. Anh biết ký gửi một phần đời của mình vào rương kỉ niệm mà chìa khóa là thứ vật bất ly thân. Anh sẽ mở nó ra vào những lúc quạnh quẽ, những hao hụt do bởi vấn nạn của trí nhớ cũng không thể tác động làm cướp mất hình ảnh H. Tuy vàng vọt, tuy nhăn nhàu, tuy ẩm mục, tuy sờn rách nhưng nó còn đọc ra một chứng tích. Nó hiện hữu tựa như chiếc áo len sờn cũ ngày nào anh còn cất giữ trong hộc tủ.

    Anh đi phố Tàu như một kẻ mộng du, anh mua giấy vàng bạc hương đèn hoa quả như nghe một thầm thì của kẻ khuất mặt vừa nhắn nhủ. Anh tắm táp sạch sẽ trước khi bày đồ ra cúng như học lóm cách mà người ta làm đêm trừ tịch. Anh đổ mồ hôi sau khi xốc xáo tìm được tấm ảnh H. nhét trong một cuốn album vàng ố. Với khả năng hạn hẹp về cách sử dụng máy điện toán sau cùng anh cũng in ra được một dung nhan buồn câm có táy máy tới photoshop. Anh ngó H. Lòng anh nổi gió nhưng miệng lưỡi lặng lờ chẳng máy môi được. Đành rằng cách nửa địa cầu đã là một âm dương nhưng cái chết là bản án quá sức cay nghiệt. Anh vẫn tằn tiện và nuôi dưỡng một ước muốn sẽ có ngày về thăm lại H. Anh cương quyết tắm được hai lần trên cùng một dòng sông. Anh sẽ và anh sẽ…

    • Trời mưa, nhỏ hạt. Như nước mắt của ăn năn chứ không rầm rộ do muốn biểu tỏ một đớn đau bất hạnh. Anh bước xuống khỏi bậc thềm úng thủy của rạp Châu Tinh, cuốn phim hay và nó chưa tiêu hóa trong anh, làm nặng những bước chân khi rảo về nhà. Nhà trong thành nội nhiều cây lá thâm u đứng gội mưa xao xác. Nắng thì đom đóm bay chập chờn vụt sáng vụt tối. Mưa như thế này thì cóc nhái ễnh ương tha hồ hợp ca trong hân hoan. Hân hoan bởi chúng an lòng vì bóng tối ngự đầy, vây bọc. Đen như một lọ mực xạ đậm màu gần quánh đặc, tựa hồ có tấm màn dày từ trời cao vừa giăng bủa xuống. Đứng gần cũng nhìn không ra, nhọ mặt người. Anh cắm cúi bước, để trấn tỉnh anh chu môi huýt gió từng khúc nhạc ngắn, tùy tiện. Có bóng trắng di động đằng trước, đốm sáng nhẹ lay giữa mịt mùng luôn làm mình ái ngại. Anh thôi huýt sáo, miệng khóa cứng. Màu trắng vụt hiện. A, anh la lên. Đi đâu về khuya bắt H. đợi. Bóng trắng nói, giọng pha chút nũng nịu. Nhà H. ở tận dưới Gia-hội sao cô một mình giữa đêm hôm lạc bước chốn này? Không dù, chẳng tơi chẳng nón. Anh muốn lợi dụng sự vắng tẻ để ôm hôn H. nhưng cô lãng tránh rất nhanh. Cởi chiếc áo len ra, H. có cách làm cho nó rộng chứ chật thế ngó như mặc nính của ai đó. Người ta sẽ chê H. không biết cách đan áo và tội tình chi mà anh phải chịu bó thân. Anh nghe lời, không mấy khi anh làm phật lòng H. Những thằng bạn qủi quái bao giờ cũng bình phẩm anh: Đồ dại gái, hô đâu chạy đó!

      Hôm sau, bãi học, tan trường, anh xuống nhà H. Nhà vắng ngắt, người chị gái mắng mỏ đồ vô tâm rồi loan tin H. chết rồi. Chị đừng ăn mắm ăn muối, mới hôm qua H. đến lấy lại chiếc áo để sửa cho vừa kích… Đi theo tui. Sau vườn rộng có ngôi mộ chưa xanh cỏ, có ai vắt chiếc áo len của anh lên mộ bia…


    Anh giật mình tỉnh giấc, anh vừa thiếp đi trên ghế. Hương đã tắt trên ly đựng gạo, khung ảnh H. như có xê dịch vị trí. Cái thau nhôm hứng tro giấy vàng bạc đốt có nhiều tờ còn lành lặn. Mồ hôi chảy dọc sống lưng, anh đi vào phòng ngủ lôi kéo tất cả những ngăn hộc đựng áo quần, bới móc, giũ trải, xốc xáo vẫn không tìm thấy chiếc áo ấm cổ tích.

    Anh mở máy vi tính, gửi email:

    • “Thưa chị, ngày mai tôi đi mua vé Air Canada. Sẽ thông báo chi tiết ngày giờ chuyến bay, mong được chị đón ở Tân sơn nhất. Hẹn gặp một ngày rất gần. Chị làm ơn thắp giùm tôi một cây hương cho H. Cám ơn chị”.




    Hồ Đình Nghiêm
    nguồn: art2all.net

              
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 27/11/16 12:21, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Hồ đình Nghiêm

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Mô Phật
    __________________
    Hồ đình Nghiêm - 08.02.2010




    Hồ Đình Nghiêm. Sinh năm 1957 tại Huế. Học xong Cao đẳng Mỹ thuật năm 1978. Làm thuyền nhân năm 1980. Viết truyện ngắn đầu tay ở trại tị nạn Kowloon, Hồng-kông. Định cư ở Montréal, Canada từ 1981. Đã xuất bản 4 tập truyện: Nguyệt Thực, Văn Nghệ, California 1988; Tờ Mộng Rách Rồi, Tân thư, Thời văn, California 1991; Vầng Trăng Nội Thành, Văn Mới, Cali. 1997; Mùi Hương Trên Đồi, Văn Mới, Cali.2005.


    1.

    Lên năm thứ hai, lớp tôi có được một người mẫu mới. Một người con gái. Áng chừng hai mươi bốn hai mươi lăm, và như thế chị ấy lớn tuổi hơn bọn tôi. Chị còn trẻ, rất trẻ, nhưng nhìn chị, không là thầy bói, tôi vẫn biết người ấy có một cuộc sống chẳng mấy vui. Điều gì đó hiển hiện quanh người chị, bao phủ lên, tác động rõ trên gương mặt làm kẻ ngắm nhìn phải bật ra một nhận xét ban đầu: Buồn.

    Tôi chưa là họa sĩ, tôi còn là sinh viên trường Mỹ thuật. Phải thêm ba năm nữa mới thi tốt nghiệp. Và từ giã ngôi trường cổ kính ấy, không chắc tất cả học viên đều trở thành họa sĩ. Khi ngó sâu vào đôi mắt chị, ngắm trọn vẹn khuôn mặt có hơi gầy kia, tôi biết sẽ khó mà lột tả, vẽ lên mặt giấy cái hư hao phiền muộn luôn ám trên dung nhan kia. Nhưng giờ hình họa của bọn tôi chỉ đặt nặng ở phần tổng thể. Chị sẽ ngồi trên bục, giữa căn phòng luôn đóng kín cửa. Tùy góc cạnh khi dựng giá vẽ, bạn sẽ tóm gọn cái nhân dáng kia, cân đối, hoàn chỉnh, đặt giữa khung giấy hình chữ nhật. Khi đo đạc, bạn sẽ dùng cái đầu người mẫu làm đơn vị chuẩn. Chị ấy không cao, khoảng một thước sáu hai, từ đỉnh đầu tới gót chân sẽ cho ra một kết qủa: dài 6 đầu rưỡi nếu đứng thẳng.

    Giống như một lề luật chẳng cần soạn thảo, người mẫu mới sẽ không khỏa thân toàn phần thời gian đầu. Chị ấy tần ngần cởi áo, rụt rè cởi quần, ái ngại ngồi xuống chiếc ghế đã được định vị đánh dấu bằng phấn trắng. Đồ lót chị dùng có vẻ như hàng nội địa, thô, dày, rẻ tiền; nói chung là xấu. Tựa như ta dùng kéo để cắt cụt cái quần đùi, xẻo bớt cái áo thun. Mặc nó chắc không có cảm giác thoải mái dễ chịu. Nhưng cởi nó ra, trước mười lăm cặp mắt luôn nheo luôn ngó luôn tọc mạch luôn muốn lột truồng sự vật, e sẽ mang cái cảm tưởng mình đang bị tra tấn. Yêu cầu đặt ra: Ngồi yên càng lâu càng tốt, tối thiểu thì mười lăm phút. Ngạc nhiên thay, chị ngồi không cục cựa gần cả nửa giờ. Ngồi chẳng vọng động, hơn cả thiền giả. Bởi vì ngồi im re và phơi bày ở dáng vẻ một sự cam chịu, nhẫn nại trong câm lặng.

    Mùa đông ở Huế, không nói bạn cũng mường tượng ra được cái tái tê kì lạ của nó. Không gian luôn ẩm thấp, gió luôn xao động trên hàng lá cây mù u cây nhãn cây bàng cây phượng cây sầu đông mọc suốt chiều dài con đường bên ngoài cổng trường. Tất cả chúng đều loáng ướt, sụt sùi, run rẩy. Màu trời thì âm u, ẩm đục, ám tối. Nó xuống thấp để nuốt chửng hình dáng lá cờ treo rủ trên đỉnh cột. Tôi luôn để ý đến cái xô sắt dùng đựng than. Tôi sẽ quạt, thổi, để nó cháy lên những ngọn lửa nhỏ bé hầu giúp chị ấy chống đỡ cái lạnh chút nào hay chút đó. Cái “máy sưởi” kì quái ấy đặt cạnh chỗ chị và nó có vẻ yếu đuối luôn để cho heo may hàn khí trấn áp. Da chị tái xanh, vú chị có lẽ sẽ đang thu nhỏ lại với da nổi hột. Mắt chị đặt để vào khoảng không, đâu đó ở góc phòng. Thỉnh thoảng tia nhìn quét vội ngang tôi. Chẳng lâu, nhưng tôi cũng cảm nhận được nó ngầm nhắn gửi một lời cám ơn.

    Một hôm, khi lên văn phòng để ký nhận tiền học bổng, tôi thấy chị cũng đứng đợi lãnh tiền. Người thư ký phụ trách gọi tên và đó là lần đầu tôi biết cô người mẫu luôn rụt rè kia mang tên Hoa. Không dọ hỏi, nhưng tôi hình dung được số tiền khiêm nhường mà chị sẽ nhận cho công việc làm người mẫu. Tôi lấy xe đạp rón rén bên chị và mạnh dạn đưa ra lời đề nghị:

    • - Chị đi mô, tôi sẽ chở. Về nhà hay ghé chợ?

      - Đừng… Không đi chợ. Mà nhà thì ở chỗ xa lắm.


    Trời thương, trời tạnh, trời không mưa. Nếu mưa tôi sẽ bỏ mặc chị. Trời chẳng nắng, nhưng khô ráo. Thứ thời tiết khiến người ta thèm ngồi cùng nhau bên cốc cà phê, nhất là người ta đang có rủng rỉnh chút tiền trong túi.

    • - Không chợ mà chẳng nhà, như rứa là chị rảnh. Cứ leo lên đi, tụi mình tìm quán cà phê. Chị Hoa tính sao?


    Hoa không biết tính làm răng. Tôi nghĩ vậy. Dùng dằng nửa muốn nửa không. Tôi đoán thế.

    • - Một người đi bộ, một đứa đạp xe quờ quạng bên hông. Có phí cả một buổi chiều không?

      - Uống cà phê để làm gì?


    Từ nhỏ tới lớn, tôi chưa bao giờ đón nghe một câu hỏi kì cục như vậy. Ở lớp mẫu giáo, có thể nghe hỏi: Ăn cơm để làm gì? Dạ thưa cô, ăn cơm để sống.

    • - Không cứ là cà phê, uống thứ khác cũng được. Người ta vào quán vì khung cảnh ở đó có vẻ hợp cho những tâm sự.

      - Nếu chẳng có tâm sự thì vào đó có phí không?

      - Không phí. Tuyệt đối không.


    Mái tóc làm che gương mặt. Một cái đầu luôn cúi gầm khi bước, làm như con đường nhiều chông gai, sợ chân dẫm phải. Và sau cùng cái đầu ấy gật nhẹ. Tôi để Hoa toàn quyền lựa chọn địa điểm. Hoa chẳng nặng, tôi chẳng nhọc khi thồ cái nhân dáng tôi vẽ cả mấy chục lần. Nhắm mắt, tôi có thể mường tượng ra vị trí những nốt ruồi ẩn hiện thầm kín trên da thịt Hoa. Tôi đã dời đổi giá vẽ ở đủ mọi góc cạnh. Tôi đã “ăn tươi nuốt sống” cơ thể Hoa từ trước ra sau. Tôi ngủ, vắng những mộng mơ. Thảng hoặc, chiêm bao rất đỗi ngắn ngủi sật sừ: Tôi ôm Hoa ghì môi hôn đứng trên ngọn đồi trọc, cỏ cây cằn cỗi và ở đường chân trời thì sắc sảo một nhát cọ đỏ bệt ngang, chảy máu.




    2.

    Tựa vết dầu đang chảy loang, người ta đồng loạt bỏ chạy, tôi cũng chạy. Người ta hốt hoảng, tôi cũng mặt cắt chẳng còn giọt máu. Người ta bồng bế nhau chất chồng lên xe đò, tôi vác mạng không bám đu như thằng lơ xe chính hiệu: Tới luôn bác tài! Người ta khản tiếng ơi ới gọi nhau xa bầy lẻ bạn, tôi ngậm câm lòng rất chật những hoang mang. Người ta ngó lui, như ngó những cột mốc kỉ niệm đang gắn xuống Quốc lộ 1. Huế ơi, tạm biệt hay vĩnh biệt? Tôi cũng ngó lui, “tha hồ mây trắng bay”!

    Vào Đà Nẵng tôi ở đậu nhà bà con, đường Hùng Vương, gần chợ Cồn. Tôi hay ra ngồi quán cóc ở lề đường ngó sự hỗn loạn luôn thay đổi bộ mặt quanh chỗ ngồi thường trực những tiếng động điếc con ráy. Tôi ngồi như một kẻ bị chứng bệnh mộng du. Trầm kha, nhợt nhạt. Tôi ngồi, tôi uống cà phê bít tất, uống nước trà nguội, uống câu giờ tựa kẻ dọn lòng chờ đợi một biến cố. Tôi ngồi, như bức phù điêu đang hồi ẩn hiện rêu xanh. Ba hồn chín vía lộn lui khi tai vọng dội tiếng ai vừa gọi tên tôi, mơ hồ. Đã ba ngày vất vưởng, giờ mới có người nhận diện. Giọng vỡ ra, ôi êm ả biết dường nào!

    • - Nghiêm, vô đây khi mô?


    Tôi hoàn hồn và tôi chết điếng. Đứng rất sát, rất gần, rất kề cận bên tôi là Hoa. Hoa của một áo quần lụa là có phần tươm tất. Hoa của một che đậy kín đáo giữa chốn ta bà. Gần quá, tôi rất muốn ôm Hoa, đưa tay ra là đụng phải, để hiểu, hoàn toàn nó không là ảo ảnh.

    • - Vô đã ba ngày. Đã ba ngày, cứ ngồi như ri đây!

      - Nói nghe thảm. Uống thêm ly cà phê nữa hí? Hoa đãi.


    Tôi đùa:
    • Uống cà phê để làm gì?
    Hoa mắng:
    • Con khỉ.
    Hoa ngồi xuống ghế đẩu, sát tôi. Lưng dựa vào tường một công sở đã di tản nhân viên, cửa đóng then cài chờ người đến cạy, hôi của. Tôi ngửi được mùi một hương hoa. Có thể Hoa vừa gội đầu xong, hoặc thứ mùi đó từ cơ thể, từ nách Hoa phát tiết ra. Tôi không biết. Tôi u mê ám chướng. Tôi vẫn luôn là đứa con trai lạc loài. Hoa vuốt tóc tôi, ngó tôi lâu, rồi bình phẩm:
    • Hốc hác quá!


    Hoa dắt tôi về chỗ Hoa ở, đâu đó gần cầu Vồng. Lối đi quanh co, con nít mình trần đứng đầy đường với bụi vàng đất cát. Nhà nhỏ, những phòng không gắn cửa, lay động ở đó là tấm vải buông rủ làm màn. Hoa vén màn, phòng kê chiếc giường, thêm cái tủ nhỏ, sít sao, vừa đủ diện tích. Muốn ngồi, chỉ có giường là nơi đặt đít. Giường trải chiếu, một chữ Phúc in lem nhem nằm chật chội trong vòng tròn. Chữ Phúc bốc mùi, không là mùi của ẩm mục thiếu nắng mốc meo. Một đứa bé chạy ào vào, hộc tốc. Môi khô, hơi thở gấp:
    • “Chị Lệ, chị Lệ… có khách đợi”.
    Hoa ngó tôi, Hoa dùng tay đẩy thằng nhỏ ra khỏi phòng:
    • “Em nói lại với họ là bữa ni chị không đi. Chị bị cảm, nhức đầu chóng mặt, buồn nôn. Hiểu không? Mai mốt hẳn tính”.
    Hoa trút bỏ áo quần. Tôi quen thuộc với cơ thể ấy, nhưng vùng kín đáo của Hoa là nơi chưa một thằng sinh viên mỹ thuật nào được ngắm nhìn, ngoại trừ tôi, hôm nay.
    • - Để Hoa chỉ cho xem cái ni.


    Hoa kéo tấm màn. Phiá sau, dán trên ô kính cửa sổ là tấm giấy cứng vẽ hình một thiếu nữ mặc đồ lót ngồi trên ghế. Bản vẽ vụng, chẳng mấy đẹp kia có viết tên tôi bên dưới. Đó là bài làm cách đây đã hai tháng và bài tập ấy mang điểm B. Tôi ngây mặt ra. Hoa kéo tôi đi từ ngờ vực này đến ngạc nhiên khác. Khi chạy trốn, tôi chỉ mang theo cái mong manh của một phận người. Đã di tản, sao Hoa còn nhọc lòng toan tính, ôm đồm mang theo đồ đoàn những thứ vô bổ?

    • - Không biết nữa. Hoa nói với người trưởng lớp, xin bức này để làm kỉ niệm. Mỗi tối, trước khi ngủ, Hoa đều ngắm nó khoảng năm phút. Hoa tự hỏi: Bao lâu nữa thì mình sẽ tàn tạ, chẳng còn được như trong tranh?


    Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi.
    Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà Nẵng đang cơn hấp hối.




    3.

    Có thể, tôi chấm dứt chuyện kể ngang đây. Nhưng còn điều này tôi muốn thưa thêm: Cách đây hai tuần, người bạn cũ, một họa sĩ tự do đang sống ở Huế, có viết trong email: “… mày còn nhớ cô người mẫu 6 đầu rưỡi năm xưa không? Người đẹp đang là ni cô, mặc nâu sồng lam lũ, mùa lụt bão vừa rồi, em làm việc thiện phân phát thực phẩm giúp đỡ những kẻ bất hạnh…” Lúc đó, tôi đã ngồi nhắm mắt lại trước màn hình rất lâu. Tai tôi như nghe được giọng nói nhỏ nhẹ của Hoa hôm nào, một ngày của quá vãng:
    • Tên hai đứa mình ghép lại sẽ tựa như tên một cuốn kinh: Hoa Nghiêm.


    Phải, tôi nhắm mắt ngồi rất lâu. Lâu gần bằng một mộng mị khi thiếp ngủ. Tôi tắt computer. Tôi đi đốt thắp một cây hương. Tôi cúi đầu: Mô Phật!


Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3539
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Hồ đình Nghiêm

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Mấy ngày trước ở chỗ làm, hong bận rộn gì nhưng chỉ có cái iphone vào đọc truyện thôi chứ hong đi lung tung được. N. ngồi đọc hai truyện ngắn anh Hoàng Vân mang về, chợt nhớ ra tên tác giả, thấy quen quen, chắc là trong tuyển tập Văn lúc trước.

Merci anh HV với hai truyện ngắn hay, bùi ngùi.... :flower:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Hồ đình Nghiêm

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • .. :flwrhrts: ...
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5417
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Hồ đình Nghiêm

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Vang Lu




    Ba tôi không thích thơ văn ca nhạc kịch hoạ. Ông ham chuộng những thứ dính líu tới thể dục thể thao. Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện là thứ quan niệm luôn trường tồn, luôn bám trụ trong đầu óc ba tôi.

    Mạ tôi khác, văn nghệ văn gừng bộ môn nào cũng có hấp lực mà bà yêu thích nhất là tiểu thuyết và kịch nghệ. Mạ hút thuốc ghiền trà xanh và cuối tuần vẫn gầy sòng bài với các bà hàng xóm. Đánh nhỏ thôi, thường huề vốn sau nửa ngày mụ mị với canh sát phạt đỏ đen. Mua vui cũng được 5 giờ mỏi lưng!

    Ba Mạ tôi hạnh phúc, bằng chứng là ông bà có được mười đứa con, cửa nhà luôn êm ấm. Một cặp đôi hoàn hảo, nói theo ngữ điệu của thời nay. Thì cũng đúng thôi, bởi căn bản của âm dương cô lại trong sự bù đắp giữa hai thái cực. Giả thử cả ông cả bà đều “trên cả tuyệt vời” thì mười đứa con chúng tôi đâu còn biết tới hai chữ hạnh phúc. Bởi muốn tựu thành hạnh phúc trước tiên người ta phải ngụp lặn trong bể khổ. Sở dĩ có người đẹp được xưng tụng là hoa hậu tại vì đã có lắm đứa mặt xấu đứng vây quanh. Hoa sen nở bông dưới hồ nước tanh e cũng cùng một nghĩa như nhau. Cần xét lại câu “em xinh em đứng một mình cũng xinh”. Chủ quan quá thể! Giả như có cô xinh hơn buồn chân ghé lại đọ dáng thì không chừng em xinh lại đổi thành cây trúc chân mọc đầu đình. Nôm na người ta luôn cần một cột mốc để định vị, một đối tượng để đối chiếu, so sánh. Bún bò bà Rớt nổi tiếng ngon, không đụng hàng vì ở Huế có trăm gánh bún khác ăn chẳng mặn miệng hơn. Ấy là lẽ thường vậy! Đời mới đẻ ra câu “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Mới đây giáo sư Ngô Bảo Châu (nobel toán học) đăng ảnh chụp chung với bà Đỏ nức tiếng ở Huế về món bánh bèo bánh bột lọc, khoe trên facebook: “Ai ngờ mà bà Đỏ cũng là fan của mình!”. Hai nhất nghệ tinh mặt tươi như hoa vai kề vai nhất thân vinh.

    Tựa bài là Vang Lu, thậm cắc cớ nếu dộng đầu vào trong cái lu, tai bạn khi đó sẽ nghe tiếng u u vang dội. Tối nghĩa. Nhưng nói ngược, nói lái không chừng lại hoá ra chữ Vu Lan. Vu Lan là gì? Trẻ lên mười chắc cũng tường bởi chúng sinh cứ nói miết cụm chữ “bông hồng cài áo”. Anh nào chơi bông trắng thì xem như tự khai: Tui đây mồ côi, mẹ cha đã mồ xanh cỏ. Hồng hay trắng chẳng quan trọng bằng mệnh đề: Bạn đã từng báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục? Mùa Vu Lan chỉ là cái dịp để nhắc bạn có ngần ấy thôi. Tôi vốn mang tội với song thân nên chỉ cho phép mình nói tới “vang lu” thôi. U u những kỷ niệm ngỡ đã vàng phai theo cỏ úa.

    Vì chẳng mặn nồng với thơ văn nên ba tôi khi đặt tên cho con vừa chào đời, ông chỉ biết vay mượn địa danh chốn ấy. Ví dụ tên chị tôi ghi trong giấy khai sinh: Hồ Thị Lệ Hoà, được ông giải thích như sau: Vì mạ mi đẻ ở Cẩm Lệ quận Hoà Vang, có rứa mà cũng không hiểu! Ui, phải chi ba đặt tên con là Cẩm Vang không chừng lại nghe hay hơn! Con nít biết chi mà làm trạng. Ai biểu vừa lọt lòng mi cứ khóc liên hồi kỳ trận. Lệ là nước mắt. Rồi mới có chút xíu mà đã má lúm đồng tiền. Lệ là mỹ lệ đó con. Lớn lên mi đẹp nhứt xóm chớ không vừa đâu, tin tau đi.

    Đến người con thứ ba, ông bị mạ tôi soán đoạt quyền hành “sáng tác” danh xưng. Lỗi lầm khó thứ tha với sự cầu chứng của ông thầy pháp và các vị có chức sắc trong làng: Dám mượn tên thần linh để đặt cho người trần mắt thịt. Chị ấy mất sớm, đã rong chơi ở một nơi cách biệt cõi trần. Thượng giới đã ban chiếu chỉ triệu hồi về tiên cảnh. Rất đẹp gái, rất thông minh, rất khoẻ mạnh. Đùng một cái, tin đâu sét đánh ngang tai, chị đang sống mạnh chuyển sang từ trần. Sau này, ba mạ tôi kể chuyện cổ tích cho mấy sấp nhỏ nghe chỉ dùng một tên gọi nói tới người vắn số: Chị Dại. Dại là niềm ăn năn của ba mạ tôi, dại cũng biểu tượng về một thứ gần như phản khoa học, hoang đường. Họ nói sao thì chỉ biết nghe vậy, đã dính dáng tới thần linh thì nên cung kính không bằng phụng mạng. Và “ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần”!

    Một người sính thơ văn như mạ tôi không chắc khi đặt tên con lại nghe văn hoa hơn. Cũng khá là tuỳ tiện, bạ đâu xâu đó nhưng chẳng ai có ý kiến ngầy ngà cự nự. Thứ nhất, phải biết chia sẻ sự mang nặng đẻ đau của mạ. Thứ hai, nên tôn trọng chút kỷ niệm của bà, bởi không phải vô cớ cái mỹ từ kia lại hiện hữu, áp đặt vào tên gọi mình mang.

    Ba tôi đã thiếu công bằng khi san sẻ tình yêu thương cho bầy con, ông bênh vực ra mặt những đứa học giỏi, có thể nhịn ăn tiêu để dành tiền cho “rường cột nước nhà” mua sách sắm vở tới thừa mứa. Ông nở mặt nở mày với lối xóm khi con mình phải kêu xích lô chở về nhà vì phần thưởng cuối năm học bọc giấy kiếng quá loạn, ôm không xuể. Mạ tôi khác, bà thương những đứa chậm lụt việc sách đèn mà trăm khi sổ thông tín bạ đều có lời phê của thầy cô bằng viết mực đỏ: “Chăm chỉ, cần cù nhưng sức học cứ không thấy có tiến bộ. Người nhà cần phải lưu tâm bắt trau dồi học thêm”. Ba tôi la mắng, thậm chí dùng roi vọt nhưng mạ tôi can ngăn, bà nói: Chỉ có thầy cô chẳng nắm vững phương pháp giáo dục chứ không nên phê phán rằng học trò dốt. Có sao người ta mới ta than “học tài thi phận” chớ! Mười người con, tôi là đứa dốt nhất nhà. Thuộc dạng “nước đổ đầu vịt” không thẩm thấu sách giáo khoa, toán lý đại số chui tai này qua tai khác mà chẳng điếc con ráy. Dĩ nhiên tôi được mạ thương vô số và cả mạ lẫn con đều phớt lờ lời ta thán của chủ hộ: Con hư tại mạ! Có phản pháo chăng, mạ chỉ bắn sẻ tiếng cắc bụp: Bàn tay thì có ngón ngắn ngón dài, thử tưởng tượng năm ngón đều bằng nhau thì coi sao đặng, dị hình dị tướng mất!

    Tôi học dốt do bởi chong đèn thức khuya chỉ nhằm ngốn cho xong những truyện ngắn dài của Tự Lực Văn Đoàn, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thuỷ Hử, Đồ Long Đao, Lệnh Xé Xác, Thiếu Lâm Trường Hận… thu thập cho có vốn liếng mà hầu chuyện với mạ mình những khi trà dư tửu hậu. Trong nhà, chỉ có mạ tôi là người mở đường cho việc tôi yêu thích văn chương thượng vàng hạ cám. Cầm cây vợt để đánh bóng bàn, đánh cầu lông mỗi sáng theo sự hối thúc của ba tôi làm sao sánh được nỗi khoái trá khi cuộn mình trong chăn để nghiền ngẫm bao hỉ nộ ái ố của cuộc sống do văn sĩ họ dàn dựng ra bằng con chữ? Lợi ích của thể dục thể thao là “không bổ bề ngang cũng tốt cho bề dọc” so ra vẫn kém hiệu quả nếu ta chuyển qua việc đọc, ngốn hết thiên kinh vạn quyển bàn về quân tử tiểu nhân, về triết lý sống, về nhân cách của từng nhân vật biến đổi theo thời cuộc éo le. Suy ra tôi mang nợ mạ mình nhiều hơn ai cả, bởi bà đã sớm “khai nhãn” cho tôi một cảm nhận về chốn bụi trần. Cố gắng thành thật, đừng lương lẹo dối trá ắt cuối đường sạn đạo sẽ có lối thông trong bình an. Mọi cuốn tiểu thuyết đều cố lý giải một chuyện: Khi anh trì chí trang bị tử tế, sẽ không có thế lực nào vùi dập được sự sắt son ấy. Văn chương gọi đó là “cái kết có hậu”, là happy ending.

    Theo định luật bất biến mà thời gian mang lại, ba mạ tôi lần lượt phủi chân đi thăm chị Dại. Anh tôi, người học giỏi nhất nhà tuyên bố một câu phản khoa học: Ai chống được luật tuần hoàn? Nhiều tuổi thì buộc phải chết trước, ít tuổi thì chết sau. Anh quên chuyện hệ trọng mà sách vạn vật từng chứng minh: Có nhiều cây cổ thụ vẫn sống ngàn năm trong khi cây non tuổi lại chóng lìa thân gãy cành rã mục trong vườn hoang. Một anh khác cũng sáng dạ không kém, sống qua tri thiên mệnh cho tới cổ lai hy mới đổ bệnh, bệnh này bệnh nọ rồi cũng êm, anh bèn gửi email cho thằng tôi:Tao sống tới giờ này là nhờ trì chú đọc kinh. Gửi cho mi lá bùa này, cố học thuộc lòng sẽ tai qua nạn khỏi. Kèm dưới thư là sáu câu phiên âm từ tiếng Phạn, tiếng-người-ngoài-hành-tinh cực kỳ trắc trở chẳng Hán cũng nào phải Nôm. Tôi hỏi: Anh hiểu hết ý nghĩa của nó không mỗi lần xuống sáu câu? Hiểu mà nói làm gì. Không hiểu mới là phép màu chứ lỵ. Cứ ê a tụng niệm “không bổ bề ngang cũng tốt cho bề dọc”. Mày cũng lắm phen vào sinh ra tử, muốn kinh qua thì mày nương nhờ vào sức mạnh tâm linh nào?

    Dạ thưa anh, tui chỉ nằm mơ thấy ba thấy mạ, tui nói thầm “mạ ơi xin cứu con hư, trăng thân mẫu chiếu chừng như chưa tàn”. Mang song thân ra để ỉ ôi xin xỏ so ra đáng làm hơn đọc ngược khẩu quyết Cửu Âm chân kinh như anh mụ mị thần hồn. Tà ma ngoại đạo cũng chừng mực nào thôi. Hiểu ở mặt nào đó, anh còn sống mà nào khác chi chị Dại. Còn nhớ chị Dại không? Khôn ba năm dại một giờ!

    Người anh học giỏi nghe xong liền ân đoạn nghĩa tuyệt: Giờ ta mới hiểu do đâu ngày xưa mi là đứa học dốt nhất nhà. Tiếc công cho ta đã chí tình truyền cho lời hay lẽ phải. Mi nhỏ tuổi nhất nhà mà không chừng thác sớm hơn những kẻ già đầu vậy! Hai bàn tay mười ngón lần hồi rơi rụng dần, đưa lên dòm lại nhớ thơ Bùi Giáng “đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm”. Những người con mà ba tôi có thời gian nở mặt tâm đắc vì chúng chóng công thành danh toại có ngờ đâu giờ này sáng tối chở vợ lên chùa làm việc công quả trong khi ở nhà lạnh tanh chẳng lập bàn thờ cúng kỵ song thân. Đố anh vang lu là gì? Tiếng Phạn à? Hổng biết. Đố anh Vu Lan là cái chi chi? Mệt mày quá. Thương nhớ ai thì chôn trong lòng cũng đặng vậy, bày biện ra ngoài chẳng chừng mà mang tội trọng hình thức. A di đà Phật, tới giờ chở vợ lên chùa thắp nhang rồi. Bai.

    Bây giờ, chốn đây đang là mùa tựu trường. Hai đứa con tôi sức học cũng thường thường bậc trung và dĩ nhiên vu lan là “ngoại ngữ” chẳng nằm trong bộ nhớ của chúng. Bông hồng hay bông trắng cài áo, với chúng là hình ảnh của hỉ sự khi mà những chú rể hoặc mấy chàng phụ rể có cớ để cài trên ngực áo vest lăng xăng vui vầy ngày trọng đại. Chúng hỏi ba viết “fiction” hay sao? Có ai đọc không? Ừ, chuyện giả tưởng và chẳng bận tâm về thành phần độc giả. Viết để tìm chút thăng bằng, để nhớ lại “my mother” và tiếc uổng là riêng độc giả ấy đã không chứng giám cho lòng thành “con nhờ mạ mà không hư”. Thi thoảng chúng có ra đứng dưới bàn thờ chắp tay cúi đầu, rồi nhận xét: Ba có nét giống bà nội chứ không đùa. Tôi cười, xém chút nữa diễn dịch ra ngoại ngữ cho chúng nghe câu “con trai giống mẹ khó ba đời”.

    • Đời con thiếu mẹ hỏng xôi
      Dưới nồi cơm cháy đã thôi bát đầy
      Mai sau tiếc nuối mặt nầy
      Tro than nguội lửa thôi vầy khói tan
      Con đừng nhắc chữ vu lan
      Trong lu có đứa vừa can đoạn trường.


    Hồ Đình Nghiêm
    Đầu tháng 9, 2017


    Nguồn:https://sangtao.org


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5417
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Hồ đình Nghiêm

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Bóng ma

    Tranh mộc bản của Võ Đình

    Hẹn 9 AM ở lầu 1 khu vực K. Đừng quên thẻ bệnh viện và căn cước của sở y tế cấp. Bọn tôi hướng dẫn cách tắm xà phòng đặc biệt, sau đó không được mặc thứ gì vào người ngoại trừ chiếc áo đặc thù của bệnh viện, trùm nón lưới và mang đôi vớ bằng giấy mỏng. Leo lên giường nằm thư giãn, đeo vào cổ tay một cái vòng plastic tóm gọn bệnh lý cùng những con số riêng tư khắc ghi ở trên đấy. Đo áp huyết lần sau cùng, nhiệt kế ngậm dưới lưỡi, gắn 6 nụ có dây nhợ lòng thòng vào ngực để đo điện tâm đồ. Lấy 3 ống máu rồi dán chặt mũi kim nằm nguyên vị trí ở cánh tay. Chúng tôi sẽ tuyền xê-rum vào đó hoặc morphine hoặc những dược liệu cần kíp khác. Mười phút nữa bạn sẽ được chuyển qua khu phẫu thuật.

    Kim đồng hồ di chuyển chậm hơn vận tốc trái tim đang gõ. 1 PM, giường con bệnh được đẩy vào thang máy riêng, xuống tầng trệt. Ở đây nhiều ánh sáng, đèn đuốc một phần, phần khác người ta lợp kính trong suốt, thấy mây bay thấy nắng chiếu thấy cành lá những loài cây già tuổi đứng rung động bên ngoài sân bệnh viện. Đây là khu vực cách ly với ngoại giới, bạn muốn đi qua những cánh cửa đóng mở tự động bạn phải có một tấm thẻ nhựa đặc biệt. Người y tá lực lưỡng đặt xấp hồ sơ dày cỡ 200 trang trên bụng “thân chủ”. Không lâu đâu, chừng nửa giờ, thông thường là vậy. Anh ta ém được chiếc giường tân kỳ giá khoảng 5.000 đô-la vào chỗ thích hợp. Sát hành lang có dán tấm poster: “Thông thường, cái bàn phím có nơi máy điện toán bạn đang dùng chứa lắm vi trùng hơn một cái bồn cầu. Xin bạn vui lòng rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với bệnh nhân”.

    Bệnh nhân nằm lim dim, dát thân mỏng dính xuống mặt nệm bắt đầu nghe lạnh. Trong đầu óc trống hoác tự dưng lộ ra câu của Bukowski: “Tôi mang cái chết trong túi áo trái. Đôi khi tôi lấy nó ra và hỏi han: Chào cưng, dạo này cưng sao rồi? Hồi nào thì cưng đến với ta? Ta sẽ sẵn sàng”. Một bóng người toàn thân màu xanh lục lướt êm tới đứng cạnh giường. Xin chào. Bạn muốn tôi dùng tiếng Anh hay Pháp ngữ? Tôi là bác sĩ Hulk, phụ bác sĩ Zukor chịu trách nhiệm ca phẫu thuật này. Bạn thấy sao rồi? Nón trùm đầu, khẩu trang đã móc sợi dây vào một bên tai, đôi mắt linh hoạt sau cặp kính cận nhìn xuống. Mức độ gây hiểm nguy chỉ lên tới 9% thôi. Chúng tôi sẽ chích một liều thuốc tê vào sau lưng bạn và dự trù thời gian sẽ kéo dài trong 2 giờ. Với năm ngón to khoẻ của một người quen sử dụng dao kéo, bác sĩ Hulk bắt tay “thân chủ”. Chiếc găng cao su mỏng chẳng ngăn được nhiệt lượng từ bàn tay ấy lan toả ra. Trấn an, vỗ về và tự hứa sẽ làm tốt với khả năng mình có. Họ có tủi thân không, khi được đi thực tế ở Việt Nam để nhìn thấy thứ văn hoá phong bì. Tiền trao cháo múc. Đừng rên la làm gì cho chóng đuối sức. Hai trăm đô la thôi mờ, bộ kiếm không ra hở. Đừng có vu oan rằng thì nà bọn tớ thấy chết không kíu nhé!

    Một, hai, ba. Họ cùng đếm số để động tác có được sự ăn ý. Bốn người ở bốn góc đã nhấc hỏng tấm chăn lên và đặt nhẹ nhàng con bệnh qua một chiếc giường khác. Trước đó họ đã tháo những dây nhợ cột cứng cái thây bất động để tiện cho việc mổ xẻ. Họ liền tay đắp lên ba tấm chăn vừa hấp nóng vào cơ thể lạnh như một tảng băng, khói bốc mờ cùng lần với ý thức vụt hiện tới: Mình vừa trôi qua dòng nước đen, được tấp vào bờ sinh tồn. Một ống nhựa đun vào mũi: Bạn cần thở oxygen. Chuyền xê-rum cùng với một liều morphine làm chận cơn đau. Bọn tôi sẽ chuyển bạn ra nằm phòng hồi sức, chừng nào bạn ngo ngoe được những ngón chân, bạn cảm được tay tôi đang sờ nắn da thịt bạn, khi ấy chúng tôi hẳn mang bạn lên phòng cho y tá chăm nom. Khoảng nửa giờ sau chúng tôi sẽ đặt một tấm bảng dưới lưng bạn để chụp x-ray. Hiện tại bạn cần phải uống thật nhiều nước lạnh vào, đi kèm với viên Xarelto, viên oxycodone và 2 viên novo-gesic. Mọi chuyện tiến triển tốt đẹp, gắng tỉnh dưỡng nhé, chóng hồi phục thôi. Bác sĩ Zukor nói. Tay dong cao rồi quay lưng đi. Ông ấy là một người Do Thái tài ba, trưởng khoa điều trị chữa lành mọi cấp độ chấn thương về gãy xương.

    Đợi sắp xếp đâu ra đó, chiếc giường được đằng vân giá vũ lên tận lầu 8. Phòng 820 giường C. Phòng trọ trong ba ngày, hoàn toàn miễn phí; chừng nào bạn muốn một không gian yên tĩnh, riêng lẻ, có điện thoại bàn có truyền hình đã gắn cable thì bạn phải chi trả một khoảng tiền nhất định. Đi máy bay bạn ngồi ghế ở hạng tiết kiệm thì hẳn chớ so đo với hạng nhất, hạng thương gia các thứ. Giường C đặt nằm trong cùng, kéo tấm màn cửa sang bên sẽ bắt gặp một vầng trăng nhạt hiện lẻ loi trên khu phố lắm đốm đèn màu nhấp nháy. Thoảng có mùi thơm đẩy đưa: Gắng ăn đôi ba múi cho ngọt cần cổ. Quýt này của Tây Ban Nha chứ không phải của Maroc đâu. Người đàn bà ngồi bên giường B đang lột vỏ và từ tốn đút cho gã đàn ông sắc mặt tiều tuỵ nhác chơi thấy rõ. Thấy sao? Thích thì ngày mai em sẽ mua thêm.

    Đứa nằm giường C trông sang, lẩm bẩm bốn câu thơ của Thiền sư Viên Thành:

    • “Ngọt ngào không rõ đặng trong lòng
      Rõ đặng trong lòng biết đục trong
      Biết đục trong hãy xin nếm thử
      Hãy xin nếm thử ngọt ngào không?”


    Đôi khi chẳng cần được ăn quýt, chỉ ngó ra cử chỉ đầy quan hoài của tha nhân cũng đủ khiến mình nếm được chất ngọt ngào sóng sánh trong tình người chia sẻ. Ở chỗ trồng nhiều khế ngọt con bệnh dễ thác vì mãi nghe bác sĩ lẫn y tá thay phiên đay nghiến, tủi thân lắm, đớn đau lắm; chưa kể có nhiều trường hợp gãy chân phải chữa chân trái hoặc buồn tay đem cưa cụt cho khoẻ trí. Suốt đời không cách gì gạn đục khơi trong được. Cái nước mình nó vốn thế! Một người đứng tuổi có học vị cao đã “phát ngôn linh tinh” như vậy.

    Chào buổi tối. Thấy đỡ chưa? Tôi mang tới cho bạn bốn viên thuốc. Một thứ chống nhiễm trùng, một viên chống táo bón, một liều morphine nhẹ và một viên giúp bạn chóng ngủ. Ở đầu giường có cái nút đỏ, bạn bấm nút hồi nào bạn muốn được sự giúp đỡ, y tá trực sẽ chạy vào giúp bạn. Những cái nút màu xanh còn lại là điều khiển chiếc giường thay đổi vị trí sao cho bạn thấy thoải mái khi đặt lưng. Cái bình nhựa kia là để bạn tiểu tiện vào mà không cần phải ngồi dậy. Điểm tâm ngày mai bắt đầu vào 7.30, ngày ba bữa và thực đơn luôn thay đổi, bạn có quyền lựa chọn nếu bạn chẳng ăn được một vài thứ. Cái nút nhựa này để thay đổi độ sáng tối của ngọn đèn, bấm ba lần thì đèn nhắm mắt. Chúc ngủ ngon. Bà y tá đi ra rồi kéo tấm màn vải che bít giang sơn 820 C.

    Bềnh bồng, có thể do phản ứng của lắm loại thuốc gây ra. Chẳng thấy đau, cũng không mang cảm giác chóng mặt hoặc kiệt sức. Thứ trạng thái nửa mê nửa tỉnh, không thèm khát một thứ gì, xuôi tay, buông trôi. Ba ngọn đèn sáng xanh trên trần vẫn ngó xuống và rồi mí mắt đóng màn, chòng chành:

    • “Con đò dịch đít sang ngang
      Bên kia có một cái làng thò ra”.


    Hình như thơ của Bút Tre, vẽ ra một cảnh sắc quen thuộc, và dễ thương mà chẳng ai nhìn thấy. Muốn tới cái sự thò ra kia tiên khởi ta phải dịch đít. Sang sông phải luỵ đò là vì vậy. Trước đây, muốn về thăm làng ta phải bỏ công theo dõi tin chiến sự, dò la để biết chốn quê xa có chút an toàn nào không? Một thuật ngữ dùng ám chỉ: Vùng xôi đậu. Người làm chủ ban ngày, ma quỷ hiện hình lộng hành ban đêm. Vì vậy ngủ lại đêm thì chẳng đặng nên muốn đi phải khởi hành giấc sớm để chừng hai ba giờ chiều phải chóng khăn gói trở lại phố phường. Về làng để nhận tiền chia lúa, để thăm lại mồ mả ông bà và được bà con trao quà: Cái lồng tre nhốt một hai con sáo, hoặc chào mào, hoặc con chim cu có giọng hót lạ thường. Nhưng đáng nhớ hơn cả là hình ảnh một người đàn bà bao giờ cũng tự nguyện làm kẻ tiễn đưa. Một khuôn mặt buồn, ẩn dấu nhiều thua thiệt và chịu đựng dài lâu, tuồng như suốt kiếp. Áo màu nâu, phai nhạt ở trên vai, ở tấm lưng chẳng mấy khi khô. Tóc rối, mắt ướt, làn da ăn nắng gần tiệp với màu vải áo và luôn nói với chất giọng gần như hụt hơi: Dạo đó chị lớn chừng 12 tuổi, mạ em bắn tiếng về làng mong có người lên giúp đỡ. Chị là người được chọn, công việc là phụ nấu ăn giặt giũ và chăm sóc em. Không hiểu sao, giữa chị em mình đã có với nhau một sự gắn bó, đã thương yêu nhau. Chị bảo vệ em bằng tất cả sức mạnh mà chị có, em tượng trưng cho mọi niềm vui mà chị được thu giữ trong suốt những ngày xa quê. Mấy hôm mưa to gió lớn, chị đã ôm em, ru em ngủ bằng các câu chuyện cổ tích đầy chắp vá. Và chị đã nhìn ra lòng quý mến mà em muốn dành riêng cho chị. Muốn ăn cơm, em chỉ đồng ý cho riêng chị đút. Em sẽ ở dơ cho tới chừng nào chỉ rảnh tay mang em ra giếng tắm rửa. Có nghĩa là em rất chướng, chỉ có chị mới “đụng” được người em. Mọi người trong nhà đều thống nhất một cách gọi: O Hường. Chỉ mình em, cá biệt kêu: Chị Hường ơi! Có thể chi tên Hồng, nhưng người ngoài làng đa phần đều sợ thần linh quở phạt nên phải đọc trại ra. Hoa đổi thành Huê. Màu đổi thành Mùi. Hôn đổi thành Hun… Và khuôn mặt dại khờ của em đã được chị hun tới cả vạn lần. Không chắc đến lúc thành hôn, người nữ phải hôn chồng kiểu đó. Ốt dột hoặc mắc cỡ hoặc ngó không thực lòng. Chẳng phải chị mượn em để làm nháp đâu, chị thương em hơn cả thương người chồng mai sau của chị. Và một ngày xấu trời, như một trang sau cùng cuốn tiểu thuyết siêu hình thật khó đọc thông, chị Hường phải chịu về làng làm vợ một anh chàng nào đó chưa hề biết tới, nghe qua. Trên đường đứt ruột phải băng qua, có người từng đánh rơi lông ngỗng để làm dấu. Chị Hường chẳng có gì ngoài suối lệ mãi trút xuống không kịp lau khô.

    • “Đừng buông giọt mắt xuống sông
      Anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm”.


    Phải sau này, thực trạng đó mới có người như Đồng Đức Bốn chứng thực được. Chị Hường dịch đít sang ngang và cái làng kia đã thôi còn thò ra nữa. Chiến tranh đã nuốt trọn lấy nó, thu cất riêng một nơi huý kỵ có tên gọi “đã giải phóng”. Con đò đã thực sự chìm, mực sông cao hơn vì nó hứng lấy bao nước mắt của bá tánh trút xuống. Nó thôi “nắng đục mưa trong” bởi bốn mùa triều cường duy mỗi màu đỏ lờ. Uể oải xê dịch và từng có thời điểm là cửa ngõ giúp người ta trốn chạy ra bốn phương ta bà, chết bỏ bể bỏ. Sông chẳng phải mang tên Bến Hải, cầu không dann xưng Hiền Lương nhưng mọi chốn trên địa hình chữ S mãi còn đó một sự phân lìa, đố kỵ và thù hằn có giữa hai phía con rồng, cháu tiên. Bắc Nam hai nhà.

    Em đừng sợ. Mỗi đêm chị cố gắng về ngồi bên em. Ác quỷ sẽ không thì thầm bên tai được, cùng lắm chúng nó chỉ trốn dưới giường. Chị biết em chỉ nằm đây có ba đêm, chừng đó cũng đủ để chị kể em nghe mọi thứ từ hôm chúng ta bị phân lìa. Hãy xem như đây là chuyện cổ tích như ngày xưa chị thường mang ra kể, ru em ngủ. Chị về làng lấy chồng, anh ấy là lính địa phương đóng quân ở quận lỵ bên kia sông. Một hôm súng nổ vang trời, nghe nói cả trung đội anh không còn một người sống sót. Quận lỵ bị xoá sổ chừng một tuần sau đó, “bọn ác ôn” bị giết sạch và chị làm bà quả phụ từ dạo oan khiên nọ. Chị rất muốn vào thăm em nhưng không tài nào cất chân ra khỏi địa bàn khắc nghiệt kia. Loay hoay, đói khổ, tù túng. Cái bi kịch mà chúng ta phải nhận lấy, đó là một bọn người ngu dốt đã thắng được, đè đầu cỡi cổ bọn có học thức. Hoặc vô luân đã đánh thắng sự tử tế. Người chị đã tàn tạ, hiểu ở mọi nghĩa vậy mà vô phúc cũng lọt được vào mắt kẻ quyền lực. Một tên xã trưởng đã công khai mang chị về dinh. Nơi treo đầy bằng ban khen và là chốn từng làm hại bảy người đàn bà khác nhau. Người trầm mình dưới sông, người tự nhiên vắng mặt chẳng rõ đi đâu, và chị thì bị xe ô tô con húc từ đàng sau, rớt xuống ruộng để hai hôm sau mới có kẻ phát hiện một tử thi đang bị trương phình, biến dạng và sắp phân huỷ.

    Chào buổi sáng. Một khay đựng thức ăn đặt xuống bàn. Người phục vụ nâng chiếc bàn lên cao cho tới hồi mâm thức ăn nằm ngay ngắn trước bụng con bệnh. Cô ta bấm nút cho chiếc giường bẻ gấp lại, từ nằm biến đổi tư thế sang ngồi với gối chống lưng. OK, chúc ngon miệng. Bữa điểm tâm như một canh bạc lắc bầu cua. Tất cả được dấu mặt trong ba cái tô lớn nhỏ khác biệt. Cất tay nè. Một lát bánh mì nướng dùng với mức dâu hoặc margarine, một hộp thức ăn sấy khô d’avoine au miel dùng với 200ml sữa tươi 2% chất béo. Một quả trứng gà luộc. Một hộp nước trái táo. Một cốc cà phê, một gói đường cát. Dao, muỗng, nĩa được bọc trong tờ giấy thấm dùng để lau miệng. Một thực đơn “hơi bị lạ”, chẳng mấy khi được ăn, dù sao thì ở khu nhà bếp người ta đã có sẵn một công thức, và thứ nọ đi với thứ kia sẽ cấu tạo thành 850 calories nếu bạn xơi hết. Chấm mút, ăn thỏ thẻ như con mèo ốm, như thuở còn thơ vòi vĩnh bắt chị đút, dỗ dành tới khô hơi rát cổ em mới ăn. Thức gì cũng thử qua, riêng quả trứng luộc thì dấu cất bên gối nằm, nguyên vẹn. Đêm nay em sẽ thầm lặng bóc vỏ nó, một hai giờ sáng mang ra làm quà dâng chị. Cả một đời lớn khôn trong cách trở, em sợ về làng em ngán ông kẹ em hãi vi-xi vì thế chưa hề tạo cớ bày tỏ tới chị một chút tâm thành. Ngày đó Mạ nói: O Hường hắn thương mi nhứt hạng! Và em đã cám ơn trời Phật đã tạo ra được một nữ nhân “trời làm xa cách mấy con sông”, tuy ít ăn học, tuy quê mùa, tuy mang phận ở đợ, nhưng con người chị là tổng hợp những gì tốt đẹp nhất mà sau này em mới chứng nghiệm ra.

    Bác sĩ Zukor trở lại: Tôi theo dõi và vui với sự tiến triển khả quan về sức khoẻ của bạn. Xem hình chụp, những gì được thay thế đều nằm đúng vị trí và mất chừng sáu tuần bạn có thể đi lại bình thường. Trước khi xuất viện bạn sẽ qua một cuộc thăm dò với các vị phụ trách vật lý trị liệu cũng như nhận lấy một cái toa liệt kê những thứ thuốc phải mua. Nhà thương sẽ gửi y tá đến nhà bạn để thay bông băng, chùi rửa vết mổ cũng như sẽ lấy sạch những cái mấu sắt ra nếu vết thương đã khép miệng. Bạn sẽ có cái hẹn với tôi vào tháng sau. Bạn có câu hỏi nào không? Tốt. Bắt tay nào: Chúc may mắn.

    Một thằng đàn ông quyền lực chỉ ngang tầm xã trưởng cũng đủ làm mưa làm gió một khung trời nhỏ. Hắn hãm hiếp người đàn bà từng lấy chồng nguỵ quân. Chán chê, muốn chùi sạch miệng sau khi ăn vụng, hắn lái xe ô tô con ủi thẳng vào bóng người bất hạnh lẻ loi đi trên đường đê vắng. “Nếu được xét nghiệm, chắc chị cũng bị gãy xương chậu giống em vậy. Chị đứng dậy không được và ruộng nước, và bùn lầy, và giá rét, và cuộc đời ghẻ lạnh đang vây chặt lấy chị. Đầu óc chị sáng suốt: Được chết như thế này có khi lại hơn, thôi đoạ đày giữa bể trầm luân. Nhưng em, em đang sống ở cái thế giới đối nghịch hoàn toàn với chị, ý nghĩa về sự sống luôn cao đẹp khi chung đụng cùng bao người tử tế. Khi yếu lòng em hãy nghĩ về chị. Hãy gọi thầm: Chị Hường ơi! Và rồi bóng ma của quá khứ sẽ hiện sát bên em, che chắn và bảo vệ em, vực em qua được bao khốn khó.

    Trời sang mùa, Thu ló dạng ở xa nhưng sớm đưa tay xua đuổi những hạn nực của nắng hè. Bệnh viện có lắm kẻ đi thơ thẩn ngoài hành lang gió nhẹ, khí trời như góp phần lấy đi từ cơ thể họ chút nặng nề khi di chuyển. Mặt họ bớt cau có, mà nghĩ có ích gì nếu cứ mãi hậm hực về cảnh sống bất ưng? Vui hay buồn, chán ghét phẫn hận hay vị tha mở lòng thụ hưởng thì đời sống vẫn một mực dửng dưng trôi qua. Không gì khiến nó đổi thay được. Những cái chết lần lượt điểm danh đằng sau những căn phòng với màn che trướng rũ. Và khu hộ sinh mỗi ngày có biết bao đứa bé dong tay khóc ngấc khi chào đời. Nước ối và máu chảy lênh láng. Xin chúc mừng, là con gái, bạn đã có sẵn tên cho cháu chưa? Coi kìa, cái mặt dễ ghét quá!
    Tên Hường. Nguyễn Thị Hường. Nghe đặng không? Hường là Hồng. Hồng là Rose. La Vie en Rose.

    • Kiếp này đang mở Hường ơi
      Đầu nhang cháy tỏ em khơi đốm tàn
      Chống gậy đi ngược ngày vàng
      Về nơi cố xứ lộn hàng mộ bia
      Đò băng sông rộng làng kia

    Gươm đao quẳng xuống đành chia ngậm ngùi.

    Sao, khoẻ không? Xuất viện hồi nào? Khoẻ, đã hai hôm. Tôi trở lại vì đãng trí để quên chiếc áo ấm trong tủ. Bạn nằm phòng nào nhỉ? 820C. Ô, chỗ ấy đã có người điền thế. Hy vọng giờ này mọi người đều thức. Cô giúp tôi được không, bởi đi lại hơi khó khăn. Dễ thôi mà, ngồi xuống ghế nghỉ đi, chiếc áo màu gì? Màu xanh nước biển, xanh đậm. Người y tá quay lưng, khoảng cách chừng 10 thước nhưng cô mất hơn 15 phút mới trở lại. Mang bộ mặt không mấy vui: Tủ trống, chẳng có chiếc áo nào cả và lạ kỳ một điều, có ai đã dấu thu một quả trứng gà luộc ở trong. Bệnh nhân nằm giường 820C là một bà trung niên, bả than phiền là bệnh viện này sao có lắm ma. Ở những nơi khác người ta treo đầy thánh giá trên vách, như ở nhà thương trung ương chẳng hạn, như nhà thương “Con của Chúa” chẳng hạn… Mất một chiếc áo. Bạn có cần khai báo không? Thôi khỏi, cám ơn sự sốt sắng của Nathalie. Kỳ thật! Tôi nằm ở đó đúng ba đêm sao tôi chẳng được thấy ma nhỉ? Suỵt! Đừng nói chuyện tầm phào. Lạy Chúa! Ca làm việc của tôi hôm nay kéo dài tới nửa đêm. Thôi bye, chúc lành nhé.


    Hồ Đình Nghiêm
    28.8.2017

    Nguồn:https://sangtao.org


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5417
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Hồ đình Nghiêm

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Lá rơi mù




    Vào mùa hè, thảm cỏ xanh trong công viên có đôi ba phụ nữ trải khăn, phanh ngực nằm dang tay dạng chân phơi nắng. Bốn năm đứa nhỏ quây quần gần đó nghịch đùa cùng trái bóng lăn. Ruồi tụ bầy trên những thùng rác, chúng bay lên khi có đứa hổn hển chạy bộ vụt qua. Công viên thu cất một bộ mặt không mấy vui, dường như nó thiếu bóng cây, vẫn rát mặt chẳng khác gì người đi bên ngoài phạm vi nó. Nói chung, đó là chốn khá vắng tẻ; chẳng trông ra một hấp lực nhằm trì kéo đôi chân bộ hành muốn vào tìm chỗ ngơi nghỉ.

    Mùa thu, diện mạo nó dễ nhìn hơn. Màu vàng kia chẳng do nắng cưỡng chiếm, gió thổi lá rơi tích tụ để dần dà phủ đè lên bãi cỏ xanh, quét lớp sơn mới đẹp hơn màu hoàng thổ, đánh lừa cảm nhận để làm quân bình chút se lạnh chợt dấy lên. Màu sắc vẫn luôn ký gửi về một thứ giá trị, người ta sẽ rùng mình chừng nào bị vây khổn giữa mênh mang sắc trắng, lạnh. Điều ấy nào lạ gì, trong lãnh vực hội hoạ đã phân chia sẵn hai nhóm màu: Nóng và lạnh. Mùa thu nằm giữa biên độ kia, ấm.

    Chim chóc trên đường thiên di trốn lạnh có thể mượn công viên nọ làm trạm trung chuyển. Hai ba loài khác nhau, khác tiếng kêu, khác vóc vạc, khác bộ lông và giống định luật sinh tồn của đại dương, cá lớn nuốt cá bé; loài chim cũng thích ỷ mạnh hiếp yếu. Mạnh chậm chạp, yếu nhanh nhẹn, đó cũng là thứ trời sinh để bảo hoà. Chim to khó bề tấn công chim nhỏ. Vì vậy thoạt nhìn ngỡ rằng chúng sống trong hoà bình. Cũng tuỳ vào vùng miền, chim chóc ở xứ này rất dạn dĩ, có vẻ thân thiện cùng loài người với điều kiện giống sinh vật hai chân không có cánh kia đừng đông đúc chộn rộn. Công viên vắng tẻ lại hợp ý với loài lông vũ. Tiếng kêu quang quác, tiếng hót giàu cung bậc hoặc chiêm chiếp kiệm lời cũng đủ truyền âm đi xa, kêu gọi đồng bọn lỡ bay sai đường.

    Không biết từ bao giờ, trên chiếc ghế đá lẻ loi mọc lên một hình người. Mùa Halloween đã gần kề và bộ dạng người đàn ông rách rưới kia tựa như một hình thể trang trí mà người ta sớm mang ra dựng đặt. Nếu ông ta đứng ngoài cánh đồng bắp có thể nhát được những cánh chim yếu bóng vía. Nhưng ngồi trong công viên, ông rõ là một người bạn chân tình. Ông cần cù, trì chí cho chim ăn bằng tất cả những gì ông có được. Ăn quen bén mùi, thêm thay “thằng chả” y như một tỳ kheo, Phật tử thuần thành hay sao á, mà lần hồi đã có lắm con dạn dĩ hơn mức quy định, “lờn mặt” dám đậu xuống trên cái mũ nồi bạc màu của “thiền sư”. Để đánh đổi, chúng ríu rít hát ca vui nhộn bên tai và ông, chỉ mong được vậy là đã hài lòng. Những loài chim nhỏ có một hai con thay phiên đậu vào lòng bàn tay ông, cắn hạt đậu hoặc quẹt mõ. Vì thức ăn, vì tâm người, nên vô tình chim đã “coi trời bằng vung”, xem sanh mạng nhẹ tựa… lông hồng.

    Ông đến thường nhật, có vẻ đúng hẹn và chim như mừng vui khi bắt gặp dáng đổ ông xiêu lạc bước vào vị trí cũ. Chim có tổ người có tông và ông, dường như không có mái nhà ổn định. Thứ trang phục diện trên người ông nói rõ một điều: Kẻ vô gia cư. Ốm gầy, xác xơ, có vẻ đói khổ. Lạ, một hình nhân như vậy lại hào sảng chia sớt lương thực cho chim. Thực đơn thay đổi, hôm nay chim được ăn bánh mì. Loại bánh mì đặc sản của Pháp, ốm. dài, dòn, ít ruột. Baguette Francaise. Hành trang ông mang theo bên người lỏng lẻo, từ cái bị vải èo uột lôi ra chai nước suối, mày mò một lát lại nắm được cái tô vốn đựng mì trụng ăn liền của Korea. Ông chế nước vào cái hình thể móp méo dị dạng kia, đặt bên chỗ ngồi và chim đã hiểu ý. Có con gục đầu vào uống, có con thích thú nhúng thân vào chậu để tắm táp qua loa, vẫy đuôi hớn hở kêu réo liên tục. Mọi cử động của ông thảy nhẹ nhàng, cẩn trọng, rụt rè chừng sợ buổi liên hoan của chim hốt hoảng mất vui. Ông nhìn chúng bằng đôi mắt linh hoạt, sáng trong như con trẻ chú tâm vào một trò chơi nhiều mê đắm. Hạnh phúc thường không lâu, khi no nê thoả thích chim vụt bay về cây cành xa khuất, chúng hót lãnh lót như một lời chào gửi lại, hẹn hò ngày mai.

    Cách một lòng đường khá rộng có hai chiều xe xuôi ngược, từ trong cửa hàng tạp hoá người đàn bà thỉnh thoảng vẫn phóng mắt ra lơ đãng nhìn. Vui mắt khi chim tụ bầy để có khi phát hiện một ô trời câm lặng đóng khung, mới thấy dáng ngồi nhẫn nhục đó, lơ đễnh một chốc chỉ còn chiếc ghế đá cứng thân; chẳng rõ ông ta biến đi đâu? Ông nhắm hướng nào và đâu là đích cuối? Theo sự hiểu biết của bà, có một cái công viên khác nhưng phải mất cả tiếng mới lội bộ tới. Và cũng theo phỏng đoán, bà biết ông ấy chẳng còn gì để cho chim ăn. Đứng sau quầy tính tiền, để tìm chút thư giãn mắt bà luôn đặt để về phía công viên, tuy tầm nhìn bị giới hạn nhưng cái ghế đá, chỗ ông ấy ngồi cho chim ăn vẫn là phạm vi nằm trong nhãn tuyến của bà. Ban đầu là sự tò mò, dần dà thứ hình ảnh người ngồi cho chim ăn ngoài kia, qua những chấn song cửa, đã trở thành một nỗi gì quen thuộc, quen thuộc cả thời khắc đang trôi, chẳng nhìn đồng hồ cũng hay biết giờ giấc đang điểm tới ngang đâu. Vắng hình ảnh đó thì nghe trong lòng có chút gì bất an. Đã nhiều lần bà có ý định sẽ nhờ ai trông coi phần việc của mình chỉ chừng năm mười phút để vội khoác thân chiếc áo ấm, tay cầm iPhone hối hả chạy băng qua đường, dẫm chân lên bãi cỏ để chụp bắt đàn chim đang quây quần bên cạnh ông. Một ông già Noel phát quà cho bọn trẻ con trong mùa lễ chưa chắc đã mang đủ nét đẹp tựa thế. Một vẻ đẹp chính bà không thể tự mình cắt nghĩa. Quá đẹp. Chỉ biết có vậy thôi. Đã nhiều lần, cứ lu bu, cứ rối trí nhận tiền thối tiền… mà chưa rảnh tay để thực hiện. Một khuôn mặt tự bà vẽ ra trong trí mãi còn nằm đó, thế nào cũng phải có khi mình nhìn ra hoàn chỉnh thứ chân dung bằng xương bằng thịt kia. Râu tóc rối rắm? Da nhiều nếp nhăn? Chừng khoảng 60 tuổi?

    Vì khá lớn tuổi, vì đàn bà, nên người chủ tiệm tạp hoá sắp việc cho bà vào ca hai, từ 11.30 AM đến 6.30 PM. Ngày có ba ca, chia giờ giấc như vậy là hợp lý. Quá sớm hoặc quá khuya nên để cho thanh niên trai tráng đảm trách. Mức lương thấp nhưng người đàn bà chẳng đòi hỏi gì, bởi sức khoẻ của bà trông như thích hợp với công việc tạm xem như nhàn nhã, chẳng dơ bẩn, chẳng vật lộn tay chân quá đáng.

    5 giờ chiều, trời chóng tối, con đường vắt thân bên ngoài đã thắp sáng hai hàng cùng lần với đôi ba ngọn tù mù trong công viên vừa bật điện. Cửa tiệm tạp hoá mở, chút gió lạnh lùa vào theo chân đi hai người cảnh sát mặc sắc phục. Một người đứng chống nạnh nhìn hờ hững bao đồ vật xanh đỏ chất đầy trong tiệm và một người tiến lại quầy. Chào buổi chiều, ông ấy có bao giờ lân la tới hỏi chuyện bà không? Cái ông già hay ngồi ngoài công viên đấy. Xin lỗi. Chuyện gì ạ? Người cảnh sát lập lại câu hỏi, rồi thêm cho rõ ý: Chúng tôi tìm thấy trong túi áo ông ấy có cái bao ny-lông in tên cửa hiệu này. Ồ, có thể ông ta vào đây mua thức ăn cho chim, tôi bắt đầu làm việc lúc 11 giờ 30, thành ra tôi chưa từng gặp mặt ông ấy. Tôi đang tự hỏi là đã hai hôm, vì sao tôi không thấy cảnh ông cho chim ăn. Đã có chuyện gì xẩy tới? Người cảnh sát nhặt lấy một phong kẹo cao su và đếm nạm tiền lẻ vừa đổ xoà trên mặt quầy, giọng tỉnh khô: Ông ta chết rồi. Chẳng ai phát hiện cả, bị chim chóc rỉa và moi ra cả hai tròng con mắt. Theo bà thì ông ta vào chỗ này để mua thực phẩm khoảng mấy giờ? Có mua rượu không? Tôi nghĩ là vào giấc sớm, ngày mai ông có thể hỏi cô Jane, phụ trách ca đầu tiên. Ừ, cũng chẳng quan trọng. Cám ơn bà.

    Sáu rưỡi, người đàn bà vào rửa tay rửa mặt, cởi tạp dề. Bà lựa một cánh bông hồng, màu trắng. Một hộp đèn cầy dùng thắp hôm sinh nhật, cửa hàng chỉ còn có loại đó và cuối cùng bà nhặt một cái bánh sừng trâu cho vào bao giấy. Bà đặt tất cả lên quầy tính tiền trong lúc mặc áo ấm. Ông Henry, người thế chỗ bà để cày ca cuối, nheo mắt: Một ngày đặc biệt, đúng không? Hơi khiêm nhượng đấy nhé. Cả thảy là 7 đồng 25 xu. Tôi lấy một bao diêm sinh. Ơ,cái này thì cho không. Chúc buổi tối vui vẻ.

    Người đàn bà đứng đợi đèn chuyển màu ở ngã tư, băng qua đường. Công viên thu giữ một vũng tối, bóng đêm chừng như khuếch đại tiếng chân bà dẫm lên đám lá, ngỡ như ngoài mình ra còn có đôi bàn chân nào khác cùng hoà nhịp. Bà tới đứng bên chiếc ghế đá, nhìn về tiệm tạp hoá, tự hình dung ra chỗ mình từng trông qua. Hộp đèn cầy chứa 12 cây nhỏ với bốn màu, xanh đỏ vàng trắng. Bà đốt và cắm hết một tá đốm sáng lên ghế xi măng ẩm lạnh. Một cánh hoa trắng và chiếc bánh sừng trâu, hay croissant, hay nửa vần nguyệt. Ăn lấy thảo, hẳn không đầy bụng đâu. Khoảng trống ấy là chỗ ông ta vẫn ngồi. Bà đi bọc quanh thân băng ghế dài dành cho bốn người, nếu ông ta nằm xuống, hẳn mình sẽ không tài nào trông thấy bởi sự che choáng của tấm xi măng dùng để tựa lưng.

    Chẳng một ai hiếu kỳ bước vào nhìn những đốm sáng không chịu tắt bởi gió hắt ánh vàng vọt lên khuôn mặt một người phụ nữ châu Á. Hoặc những kẻ bộ hành ngoài kia thảy đều đã bị mù mắt. Người đàn bà không rõ lắm về lề luật chốn này, họ sẽ giải quyết hậu sự như thế nào dành cho một kẻ vô gia cư, vô gia đình, chẳng có ai thân thuộc bên mình. Bà vừa di dân tới đây không lâu, thuê một căn phòng nhỏ và khu vực quanh đây chỉ riêng bà là kẻ lạ mặt. Họ tên bà mang: Nguyễn Thị Thương, nhưng giấy tờ tuỳ thân bị đảo ngược và rơi rụng hết dấu. Người ở đây dù sáng mắt, đủ đầy lưỡng mục cũng chẳng bao giờ gọi đúng tên bà. Ra đón xe buýt, bà nói thầm: Tiếc là chỗ tôi họ không nhập ba loại hàng lỉnh kỉnh dành cúng cho người vừa khuất. Ông ơi, tôi hối hận vì đã chẳng thể đứng trộm nhìn vào mắt ông được một lần và giờ này quá đỗi buồn khi chẳng thắp được cho ông một cây nhang. Ngày mai nhé. Và tôi nhất quyết sẽ không cho chim ăn.

    Lá rơi. Trời chuyển lạnh, lạnh tới độ rùng mình.

    Hồ Đình Nghiêm


    Nguồn:https://sangtao.org


              
Trả lời

Quay về “của người”