Thế nào là “hát hay”?

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Thế nào là “hát hay”?

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Thế nào là “hát hay”?



    “Hát hay không bằng hay hát!” Chúng ta vẫn thường nói như thế, nhưng người nào hát thì cũng muốn mình hát hay, và người nào nghe hát thì cũng muốn nghe những tiếng hát hay. Nhưng hát như thế nào là “hát hay”?

    Trước hết, tôi muốn mời các bạn cùng thưởng thức tiếng hát thuần khiết không nhạc đệm (a cappella) của Tania Libertad (1952~), nữ danh ca nhạc pop ở Mexico (người gốc Peru), qua ca khúc Alfonsina y el Mar (“Alfonsina và Biển”), nhạc và lời của Ariel Ramírez và Félix Luna. Ca khúc này diễn tả cái chết của Alfonsina Storni (1892-1938), nữ thi sĩ lừng danh trong văn chương Argentina và châu Mỹ-Latinh. Tương truyền rằng lúc 1 giờ sáng ngày 25 tháng 10 năm 1938, Alfonsina Storni đã đi ra khỏi nhà, đến bờ biển La Peria, rồi bước một cách chậm rãi vào nước biển cho đến khi chìm khuất vào đáy nước.


    [BBvideo=560,315]https://www.youtube.com/watch?v=7T-kSJeuUNU[/BBvideo]
    Tania Libertad - Alfonsina y el Mar



    Tôi cho rằng Tania Libertad đã hát bài Alfonsina y el Mar (“Alfonsina và Biển”) một cách tuyệt vời, và hiếm có ca sĩ khác hát được như thế.

    Sau khi nghe Tania Libertad hát bài “Se equivocó la paloma” (thơ của thi sĩ Tây-ban-nha Rafael Alberti do nhạc sĩ Á-căn-đình Carlos Guastavino soạn thành ca khúc), văn hào Bồ-đào-nha José Saramago (Nobel Văn Chương 1998) viết: “Lần đầu tiên tôi nghe Tania Libertad hát, đó là một sự mặc khải đến từ trên cao - từ một nơi mà chỉ có một tiếng hát thuần khiết mới vươn đến được, riêng một tiếng hát trên thế giới, không có một nhạc cụ nào đệm theo. Tania hát bài ‘Con bồ câu’ của Rafael Alberti không có nhạc đệm (a cappella), và mỗi nốt đã chạm vào một sợi dây trong tâm hồn tôi cho đến khi tôi hoàn toàn choáng váng trong ánh sáng chói ngời.”

    Tania Libertad là một tiếng hát tuyệt vời trong lĩnh vực âm nhạc phổ thông, còn trong âm nhạc cổ điển thì nữ danh ca opera Montserrat Caballé nói về tiếng hát của nữ danh ca opera Maria Callas (1923-1977) như thế này: “Bà đã mở ra một cánh cửa mới cho chúng tôi, cho tất cả ca sĩ trên thế giới, một cánh cửa xưa nay vẫn khép kín. Sau cánh cửa đó, không chỉ những nhạc phẩm tuyệt vời mà cả sự diễn đạt tuyệt vời xưa nay đã ngủ say. Bà đã trao một cơ hội cho chúng tôi, những người hậu sinh, để chúng tôi có thể làm được những điều trước kia dường như bất khả.”

    Đó là những lời ca ngợi dành cho những tiếng hát tuyệt vời nhất. Thế nhưng, những lời ca ngợi ấy vẫn không cho chúng ta thấy rõ thế nào là “hát hay”. Montserrat Caballé chỉ diễn tả sự phong phú ngoại hạng của tiếng hát Maria Callas, một tiếng hát đã khai mở những cách diễn đạt vô cùng mới mẻ và làm sống lại những nhạc phẩm tuyệt vời đã bị quên lãng trong quá khứ. José Saramago chỉ nói đến sự truyền cảm sâu sắc tột bậc trong tiếng hát a cappella của Tania Libertad. Đọc những lời này, chúng ta lại càng thắc mắc hơn nữa: thế thì họ đã diễn đạt như thế nào trong tiếng hát của họ khiến cho ai cũng phải công nhận rằng họ hát hay, và liệu những người khác có thể hát hay như họ nếu hiểu được những bí quyết của họ?

    Nếu chúng ta đến hỏi những giáo sư thanh nhạc: “thế nào là hát hay?” thì có lẽ chúng ta sẽ nghe họ trình bày một số những điều kiện căn bản của một tiếng hát hay, đại loại như thế này: tiếng hát có khả năng thể hiện chính xác cao độ, cường độ, trường độ và tiết tấu của những nốt nhạc; tiếng hát có âm vực rộng hơn hai bát độ và có khả năng di chuyển dễ dàng, nhạy bén và chính xác giữa các quãng cao thấp khác nhau của giọng hát, từ giọng ngực đến giọng óc và ngược lại; tiếng hát đầy đặn và có độ vang tốt như một nhạc cụ tốt; tiếng hát có khả năng làm chủ và sử dụng hơi thở một cách thích nghi; tiếng hát có khả năng thay đổi âm sắc một cách tinh tế tuỳ theo nhu cầu diễn tả cảm xúc của lời ca; tiếng hát có khả năng sử dụng hơi rung (vibrato) một cách thích nghi; tiếng hát phát âm những lời ca một cách chính xác và rõ ràng; tiếng hát làm chủ những kỹ thuật tạo âm khác nhau và ứng dụng những kỹ thuật ấy một cách tự nhiên, dễ dàng; tiếng hát có độ bền (có thể hát liên tục nguyên một buổi độc diễn, và tiếp tục hát trong những ngày sau đó một cách hoàn hảo, mà phẩm chất âm thanh vẫn nguyên vẹn); tiếng hát có khả năng trình diễn trong nhiều loại âm nhạc khác nhau, nhiều phong cách khác nhau, với một nhận thức mỹ học vững vàng và tinh tế; ... vân vân và vân vân.

    Nghe xong một số những điều kiện căn bản như thế, chúng ta vẫn có thể tiếp tục thắc mắc và nêu ra hàng loạt câu hỏi, chằng hạn: Vì sao có những ca sĩ chỉ hát trong một phong cách và một loại âm nhạc, nhưng vẫn được nhiều người khen là hát hay? Vì sao những ca sĩ lừng danh như Astrud Gilberto, Sade Adu,... hát không có hơi rung mà vẫn được hàng trăm triệu người say mê? Vì sao một tiếng hát khàn, rè và thô như tiếng hát của Louis Armstrong (1901-1971) mà vẫn được thế giới xem như một trong những tiếng hát bất hủ? Ngược lại, vì sao có nhiều người đã tốt nghiệp thanh nhạc từ các nhạc viện, nghĩa là đã trải qua ít nhiều những điều kiện căn bản của một tiếng hát hay, nhưng khi đi trình diễn trước công chúng thì vẫn không thể chinh phục được khán thính giả? Và vô số những câu hỏi khác... vân vân và vân vân.

    Thật ra, để giải đáp những câu hỏi như thế thì không khó: Người ta vẫn có thể hát hay trong một phong cách và một loại nhạc; nếu người hát xác định được thế mạnh của mình trong một phong cách và một loại nhạc nào đó, và họ chú tâm rèn luyện tiếng hát của mình riêng trong giới hạn đó, thì họ vẫn có thể trở thành những ca sĩ tuyệt vời. Hát có hơi rung hay không (và rung nhanh hay chậm, nhiều hay ít) thì tuỳ thuộc vào nhu cầu diễn tả cảm xúc của mỗi bài hát. Những bài hát có phong cách nhẹ nhàng, thân mật, như những lời thầm thì tâm sự, mà đem hơi rung vào thì nhiều khi nghe như một thứ cảm xúc giả tạo; ngược lại, khi hát những bài chứa đựng cảm xúc dâng trào mạnh mẽ, mà hát thiếu hơi rung thì có thể trở thành nhạt nhẽo. Ở một phương diện khác, tiếng hát của mỗi người thì cũng tương tự như một thứ nhạc cụ; có những nhạc cụ có tiếng rung (vibrato) và có những nhạc cụ không có tiếng rung; và nhạc cụ nào cũng có thể tạo ra âm nhạc tuyệt vời nếu nhạc sĩ biết khai thác tối đa những khả năng của nó. Một tiếng hát không có hơi rung, hay một tiếng hát khàn, rè và thô, vẫn có thể tạo ra âm nhạc tuyệt vời nếu người hát biết sử dụng nó một cách đúng mức trong những bài hát thích hợp với nó. Louis Armstrong đã chinh phục thế giới qua bài hát What A Wonderful World (nhạc và lời của Bob Thiele [George Douglas] và George David Weiss) vì ông đã sử dụng tiếng hát khàn, rè và thô của riêng ông để diễn tả những cảm xúc và ý tưởng của bài hát một cách vô cùng sâu sắc và chân thành.


    [BBvideo=560,315]https://www.youtube.com/watch?v=CWzrABouyeE[/BBvideo]
    Louis Armstrong - What A Wonderful World

    Trong khi đó, rất nhiều ca sĩ tốt nghiệp thanh nhạc, với giọng hát rất mượt mà, trau chuốt, lại thất bại trước công chúng, vì họ chỉ trình bày những màn khoe giọng và khoe kỹ thuật, chứ tiếng hát của họ chưa chạm đến những chiều sâu và những góc cạnh vi tế của cảm xúc trong bài hát mà họ cần diễn đạt.

    Nói tóm lại, những điều kiện căn bản mà các giáo sư thanh nhạc nêu ra như trên đây chỉ là những điều kiện mà chương trình giảng dạy thanh nhạc cần đem vào việc rèn luyện ca sinh. Những điều kiện ấy có thể chưa đủ để tạo nên những tiếng hát ngoại hạng, nhưng lại có thể quá thừa để tạo nên những tiếng “hát hay” (riêng trong một phong cách nào đó, một loại nhạc nào đó, hay một bài hát nào đó).

    Để nói thế nào là “hát hay” một cách tổng quát thì cần phải nói khá dài dòng, nhưng để nói thế nào là “hát hay” khi hát một bài hát nào đó thì có lẽ dễ nói hơn. Có thể nói thế này: Hát một bài hát cho “hay” thì phải biết cách làm chủ và sử dụng tiếng hát của mình để diễn đạt bài hát, mà sự diễn đạt của mình thì thích nghi với ý tưởng, cảm xúc và phong cách thẩm mỹ của riêng bài hát đó.

    Nói như thế thì có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện thì không phải là dễ dàng. Trước hết, người hát phải biết đọc nhạc, phải có kiến thức căn bản về nhạc lý, vì nếu chưa biết mình hát đúng hay sai nốt nhạc ở chỗ nào, thì chưa có thể nói đến chuyện “hát hay”. Biết đọc nhạc và có kiến thức căn bản về nhạc lý rồi, thì người hát cần phải biết rõ phẩm chất của giọng ca của mình và giới hạn của nó để có thể rèn luyện nó, sửa chữa những khuyết điểm của nó và nâng cao những ưu điểm của nó. Khi đã biết rõ giọng ca của mình rồi, thì người hát mới có thể chọn cho mình những bài hát thích hợp. Khi đã chọn được cho mình những bài hát thích hợp rồi, thì người hát phải đọc rất kỹ cả phần nhạc và phần lời ca của từng bài hát để tìm ra mối liên hệ giữa nhạc và lời trong việc diễn đạt. Riêng về phần lời ca, người hát phải cảm nhận được tính văn chương của nó trong từng câu, từng chữ, vì nếu chưa cảm nhận được tính văn chương của lời ca, thì chưa có thể diễn đạt đúng tầm ý tưởng và cảm xúc của bài hát. Rồi cuối cùng, người hát phải dùng giọng hát của mình để diễn đạt cả nhạc và lời qua một phong cách thẩm mỹ vừa thể hiện được bản sắc của cá nhân mình, vừa thích ứng với tác phẩm.

    Tất nhiên, những điều trên đây không có điều nào là đơn giản. Mỗi điều đều có những chỗ khó khăn mà người hát sẽ phải trải qua, và còn nhiều điều khác nữa, trước khi có thể hát một bài hát cho “hay”...

    Tuy nhiên, câu chuyện này xin tạm dừng ở đây, và hẹn sẽ tiếp tục bàn bạc trong những kỳ sau...

    Hoàng ngọc Tuấn


    Nguồn:http://www.tienve.org


              
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Thế nào là “hát hay”?

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Đọc xong chắc để bụi phủ micro, hong dám hát nữa :D
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Thế nào là “hát hay”?

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

  • hahaha Nắng , ông HNT phân tích về tiếng hát của ca sĩ, danh ca mà, mình ca lẻ mà lo gì cứ tà tà vừa hát vừa tập thể dục cho tiêu mỡ bụng, một đêm tập hát vài tiếng tiêu hao năng lượng lắm nha Nắng, hehehe nói ngon thế mà đêm nào BV xong công việc nhà cũng 10 giờ đêm, hết xíu quách chỉ còn muốn bật TV lên ru ngủ :lol2:



          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Thế nào là “hát hay”?

Bài viết bởi NTL »

*

Có ai nghe nữ ca sĩ xì này hát mà thấy hay, xin dơ tay lên đậng Nú vấn ý cái, pở-liz.
Nú đọc bài viết về hát hay xong, hiểu chút chút, tuy rằng vất vả, chừng nghe hát cái hết hồn !
Hổng rõ tác giả đã dựa vào đâu mà biểu ca sĩ hát xuất sắc... vào ý kiến riêng ông, vào những văn nghệ sĩ xì tên tuổi đã đưa ý kiến, hay dựa vào nội dung đẫm thi tánh của bản nhạc ???

Nú hổng hiểu lời thành hổng thể nhìn ra chuyện interpretation dòng nhạc, nhưng "nghe" tiếng hát thì thiệt là hổng được như đã nức nở khen, chưa kể kỹ thuật hát thiệt là hổng tới.
Việc này phải được hiểu như... hát hay là mang ý nhạc lời ca vào thẳng hồn khán thính giả, để chúng trú lợi dài lâu, rất dài lâu sau đó. Cảm quan về một giọng ca thay đổi theo gu theo taste đã đành, có lẽ nó còn thay đổi theo bài hát và theo thời điểm hoàn cảnh - cả lúc hát lẫn lúc nghe hát.

Thành... hát hay thì chưa đủ, mà còn cần phải có cái duyên văn nghệ giữa người hát và người nghe hát nữa cà.
Nên rồi mới đã... rất hay với người này nhưng kém hay với người khác. Gì thì gì, nghe một ca khúc mà ngơ ngác hổng hiểu thì ngó bộ, theo Nú, khó mà thấy hay cho đặng.

Nghĩ một chập thì ngẫm ra hai điều sau :
1. Đã là nhạc để ca thì có lẽ người nghe phải hiểu lời mới thấm. Vậy... nhạc không lời nên không "biên giới", là ngôn ngữ quốc tế chăng ?
2. Gọi là ca nhạc (chữ VN mình, hổng hiểu có chữ tương đương trong ngoại ngữ anh pháp) thì ca phải có nhạc kèm để gia tăng cảm tánh dòng nhạc. Ca hổng nhạc chán phèo, 2 câu còn thẩm thấu nổi, tới câu thứ ba là thần trí lơ tơ mơ liền. Biểu nghe nguyên bài from A to Z kiểu này nản quá nản. Chưa nói tới việc đực ra, hổng hiểu chi dzáo nạo, vậy rồi làm sao cảm tánh sanh ra, trời ?

Không rõ tác giả bài viết nghĩ thế nào về hát a capella ?
Trong nghĩa hẹp a capella là ca khơi khơi thiếu nhạc, nhưng nghĩa rộng của a capella đã không như thế.

A capella cần nhiều nốt khác đi kèm theo hàng dọc, để bao bọc trợ âm cho nốt chánh (đật theo hàng ngang tạo giai điệu bản nhạc). Thể thức a capella rốt ráo sau cùng là làm âm chánh rộng ra và sâu xuống, một cách thêm hoa thêm bông "ornamento" cho dòng nhạc".

A capella từ term alla capella. Thời cổ đại, nhạc phụng vụ tế tự hát trong giáo đường, là những bản thánh ca thiếu nhạc cụ đi kèm, cốt để giữ vẻ trang nghiêm cần thiết có lẽ. Mãi tới khi thánh Augustino (khi này chưa thành thánh heng) hô khẩu hiệu/motto "hát là cầu nguyện hai lần" thì việc ca hát trong tế tự từ từ khởi sắc.
Khởi vậy rồi nên phải cố gắng làm màn "bellissimo" cho thánh nhạc. Hẳn đây là khởi điểm nền móng cho dòng nhạc A capella suốt trong thời Phục Hưng Renaissance. Và A capella đã chạy ra đường phố cuối thời cổ điển Classic, đầu thời Lãng mạn Romantic... có lẽ ? (dà, bị hổng chắc, đoán đại vậy thôi heng).

Tới thế kỷ 20 thì A cappella trong dân giã bỗng được mùa, và các nhóm A cappella chuyên nghiệp đã nảy nở do có đất mần ăn - hổng cần vô nhà thờ mà vẫn có khán giả nghe hát.
Tự điển Larousse định nghĩa dòng nhạc A cappella viết cho 4 bè đồng ca trong thánh đường không có nhạc cụ yểm trợ. Không rõ định nghĩa ni có tự khi nào, và có khác với định nghĩa A cappella của tác giả bài viết trên ?

Từ bài viết ni Nú rút ra được hai bài học xương máu cho các ca sĩ mầm non :
Thứ nhứt : Hát hay hổng bằng hay hát là motto nhằm khuyến khích đám mầm non chúng ta (bị có Nú trong trỏng) thóng thả tiếp tục sự nghiệp đừng bỏ dở, bất kể ta đã nhận được bao nhiêu kí lô cà chua trứng thúi từ đám khán giả bấc đắc dĩ - khán giả tình nguyện nghe thì... hổng kể -
Thứ nhì : Chớ dại hát "A cappella" những bản nhạc ngoại quốc chưa kịp có tiếng vang - nhứt là lời hát không bằng anh hay pháp ngữ - bảo đảm... nhạc sẽ đi đàng nhạc và lời sẽ đi đàng lời.
Vì rằng... trong đám âm thanh lạc lỏng ấy, khuyết điểm về tánh chất và kỹ thuật của giọng hát sẽ ló ra trình diện liền. Giọng chuyên nghiệp thường khi còn chưa hoàn hảo huống chi giọng tài tử. Đây là nguyên do vì sao echo cần thiết cho hệ thống âm thanh - cả phòng thu lẫn hí viện -

Echo nhằm che bớt lỗi lầm, cả cho tánh chất lẫn kỹ thuật tiếng hát.
Giọng hay và hát vững thì hổng cần echo lừa mị. Echo khi này y chang lớp phấn son loè loẹt, chẳng làm giá trị giọng hát cao thêm mà chưa chừng còn kéo nó thấp xuống. Thiệt là... phí của giời !
:trstntrm:

TB :
Nú tò mò đi kiếm coi tác giả là ai. Té ra ông Hoàng dạy nhạc, chơi nhạc và hát nhạc. Dạy và chơi ra sao hổng biết, chưa biết, nhưng trời thần ơi, giọng hát quá thường. Mà ông cũng đã cỡi ghi ta về trời mất đất rồi ! Ông còn là nhà văn hoá thứ thiệt nữa kìa. Hèn chi nghe tên quen quen nhưng hổng nhớ đã nghe ở đâu !
Chán Nú quá xá !

[BBvideo=560,315]https://www.youtube.com/watch?v=LRP8d7hhpoQ[/BBvideo]
A cappella Hallelujah


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Thế nào là “hát hay”?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ bảy 07/04/18 03:12 *
Có ai nghe ca sĩ xì hát mà thấy hay, xin dơ tay lên đậng Nú vấn ý cái, pở-liz.
...
  •           



    dạ .. có em dơ tay .. xuống .. :dwn: :lol2: ..
    Hát chay, tui đã nghe người ta hát hay lắm, mà sao ổng lại lựa bà này và bài này thì tui không hiểu .. :giggles: ..
    Ngay cả bài "What a wonderful world" của Armstrong hát có nhiều version (lúc già) giọng còn khào rát hơn (và hay hơn) mà sao ổng lại không đem ra ...

    Còn chuyện ổng phân tích thế nào mới là đáng được gọi là hay
    thì đó là chuyện đúng, chuyện kinh điển trong mọi bộ môn mà có "thuật" (như nghệ thuật, võ thuật, ảo thuật, mỹ thuật ... :giggles: ...).

    Trước hết là học, sau đó phải hành, rồi mới dụng rồi phân chia trình độ.
    Đạt trình độ cao trong thời gian ngắn hơn người, thì gọi là "có khiếu", "có giọng", "sáng trí thông minh", .. vv.. :) ..
    Những bậc sáng lập ra "thuật" thì dĩ nhiên là không có học mà chỉ hành ...




    hihi ... ông Tuấn này chưa ôm guitar về trời đâu chị ... :pntfngrri: Facebook Hoàng ngọc Tuấn


    :flwrhrts:
              
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Thế nào là “hát hay”?

Bài viết bởi NTL »

*

Dà ôn hoàng, hổng thấy hay chi dzáo chọi mà nghe khen ầm ĩ là tiếng hát thuần khiết và xuất sắc, thì tui ngẩn ngơ. Chắc tác giả hiểu tiếng xì nên thấm ý, thêm vào đó ổng dzăng học nghệ thuật đầy mình, đã ngọn ngành cái chết thi vi của nhà thơ nhà báo nhà văn nọ. Phải hiểu thì mới hay đặng, nên rồi ngôn ngữ vô tình đã tạo biên giới ngăn chia heng.
Tui nghĩ... nếu Nobel văn chương đã phát cho nhạc sĩ mỷ vì đóng góp văn học (nghĩa là trong lời ca) thì... các nhà thơ nhà văn viết bằng tiếng mỹ tiếng pháp đã lợi thế hơn. Nobel cũng phát cho những tác giả viết bằng ngôn ngữ khác, nhưng số lượng thiệt là đếm trên đầu ngón tay.

Tui click dòm hình một chập thì lòi ra hai ông Hoàng Ngọc Tuấn lận. Một ông viết văn làm thơ ở VN, tác giả quyển (hổng biết là truyện hay thơ) Hình Như Là Tình Yêu, ông này đã chết năm 2005 tại VN. Một ông vượt biên 27 lần mới thoát, sang úc học nhạc dạy nhạc chơi nhạc và viết bài về văn hóa nghệ thuật. Ông nói chuyện hát hay nhưng lại hát không hay gì ráo - dám chỉ... hơn ôn chút nẹo thôi, ui-da - :rotfl:

*

Hồi hôm tui đọc một chập về tiến trình nhạc, coi dòng nhạc đã thay đổi thế nào trong hơn 2 ngàn năm dài thòong, từ lúc con người biết dùng giọng (tức âm thanh) để... kêu nài trời dủ lòng thương xót. Có những term xưa kia tui rành rẽ, như là homophony và polyphony, chừ thì quên gần hết rồi.
Đại khái... nhạc nhà thờ là nhạc A cappella, vocal music thôi, vì thời nớ nhạc cụ chưa có. Tới khi có chúng rồi thì nhạc nhà thờ cứ A cappella tiếp không đổi, cốt để giữ vẻ tôn nghiêm. Sau thì cho cây organ góp tiếng, the one and only.

Hiện nay, tại các nhà thờ Chánh thống giáo Orthodox, tức giáo hội thiên chúa sơ khởi, thánh ca hát chay 100% vẫn còn hiệu lực y chang. Trong khi ấy... các nhánh thiên chúa giáo khác đã có màn cởi mở chút nẹo. Tại VN, người ta nói đến nhạc vào đời, và vác các nhạc cụ khác (piano, ghi ta, violin, thậm chí xập xình luôn cả dàn trống phách) vô nhà thờ, cốt để chúa và giáo dân lên tinh thần mà bớt ngủ gục...chắc ?

Có chỗ nói... cùng với thời gian, A cappella trong dân dã còn cho xài loại nhạc cụ không tạo "harmonie", harmonis để dành riêng cho giọng hát - không khó hiểu đâu, mơi mốt có dịp sẽ giải thích - Sau này thì... dựa vào định nghĩa hẹp của A cappella, người ta bèn hát thay nhạc cụ (miễn không dùng nhạc cụ là coi như A cappella rồi) nghĩa là bắt chước tiếng nhạc cụ, những nhạc cụ không chơi được harmonies. Đại khái... nghĩa của A cappella đã rộng ra, và A cappella không còn đơn thuần chỉ để hát thánh ca nữa.

Sau đây là bài Imagine của John Lenon, hát A cappella
Tui có đi nghe Pentatonix một bận rồi trong Bell center. Dàn âm thanh tối đó quá tốt, nên bao nhiêu khuyết điểm của chúng đã được che hết. Kỹ thuật âm thanh tiến, không rõ là tốt lên hay xấu đi trong trình diễn âm nhạc nữa lận ! Clip nhạc của nhóm 2cellos y chang, âm thanh lừa mị tối đa !
Linh hồn của nhóm là trự do thái (có râu quai nón - vocal range của thằng nọ kinh khủng lắm, trải dài dám 3 octaves hổng chừng, nó thử micro hello hello bằng âm trầm, cả đấu trường rung lên vì... echo - và trự african thì đa tài, có thể nhại tiếng hầu như tất cả các loại nhạc cụ. Nhạc lý đám này vững, nhưng xuất sắc là hai trự nọ, hầu hết hoà âm là của hai đứa nó.
Mời cả làng nghe Imagine.
Happy weekend cả thôn làng. Bên đây tuyết rơi lại và trời trở lạnh vì gió, gió bấc, buốt xương luôn.
*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “câu chuyện âm nhạc”