MN Auditorium.

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*
Bữa nay là ngày đầu tháng năm, 1st may day,
Chúc toàn thể thôn làng nhiều may mắn.
Hình ảnh
*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



Cám ơn chị Ngô ... muguet cho chị nè ..



:flower:



          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*
Our souls at night.
Dán cái link ở đây trước cho khỏi mất dấu, rồi thong thả sẽ có lời bàn heng.
Bà con rảnh cứ coi trước.
Phim ngộ nghĩnh, mở ra một vấn đề mới toanh về cô độc và cô đơn.
Rate C+.

https://bmovies.is/film/our-souls-at-night.37076/v2r0v7

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







.. quảng cáo 1 xí ... :giggles: ...
[BBvideo=560,315]https://www.youtube.com/watch?v=lci71HjGvaM[/BBvideo]


          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »


On body and soul - nguyên tác Hung ngữ Testről és lélekről - lẽ ra, đúng ra là "thể xác và tâm hồn", đuợc chiên da tâm lý (ai hở, còn hỏi) chuyển thể kiểu sến giựt gân đặng câu khách : Vết cắt tình yêu, VCTY.

Thi sĩ lim dim ngữa mặt lên trần nhà : "vết cắt tình yêu thường ngọt ngào". Ngọt sao hổng biết chớ ngó nó đau thấu trời xanh luôn (ui-ya…). Đường vào tình yêu nếu có trăm lần vui thì hẳn phải có vạn lần sầu, như trong một ca khúc phông tên dạo nọ, chớ còn thênh thang xa lộ đầy đèn trước sau chi một chập cũng sanh tai nạn vì ngủ gục, thương tích đầy người là nhẹ, có khi còn đi luôn sang bên kia - bên nào xin đừng hỏi, bị tui hổng rõ, chưa rõ ... lắm -

Thể xác của tình yêu, trong phim, là bịnh tật : brachial plexus palsy & Asperger syndrome. Và tâm hồn là sự hòa hợp, tới nỗi tuy dị sàng nhưng đồng mộng, nên rồi tối tối đã không hẹn lại có những giấc mơ chung. VCTY hổng có chớp sẹt sấm nổ gì ráo, Cu Bít (hay Cu Bi... đông) thủng thẳng dương cung nhắm đích. Bắn kiểu đó chậm mà chắc - nên phim từ từ trôi được hơn tiếng rưỡi cho đủ sở hụi thời lượng đề ra.

Phim kể chuyện… tình yêu đang đứng xớ rớ trong lò mổ bò, thinh không bị cầm tay cứa liền một phát, máu phun ra có vòi có vòi, cả máu bò lẫn máu người, dòm thất kinh luôn. Đám cảnh sát vô lò bò điều tra việc trộm đạo - một đứa thấy máu xây xẩm té cái đùng - sau khi hỏi han tra lục tùm lum, chừng ra dzìa còn được dúi cho mấy lát steak ăn chơi lấy thảo - rồi chúng nhắc khéo trong lần trở lợi để còn có steak ăn tiếp, đã hông!

Trong phim kép mùi ngó chừng có tuổi, độc thân tại chỗ (li dị hay goá, phim hổng khai ra) đã có một con trưởng thành, dám còn hơn tuổi đào thương nữa lận. Kép trông coi lò mổ bò đông đảo nhơn viên dưới trướng. Ông giám đốc tài chánh ấy có cánh tay trái xuội lơ vì brachial plexus palsy. Thỉnh thoảng đứa con gái tới thăm bố, lo lắng hỏi han lung tung, nhưng ông vốn ít nói kiệm lời, ừ ào qua loa lấy lệ. Đào thương là một cô rất trẻ rất đẹp, vào thế chỗ bà thanh tra đi nghỉ hộ sản.  Quality control inspector làm trong lò thịt nhưng không phải là nhơn viên của hãng tuyển vào, mà có thể của bộ canh nông hay hiệp hội thịt bò, mần màn kiểm soát phẩm chất đám thịt mang ra thị trường tiêu thụ.

Em gái dính Asperger syndrome, một hội chứng tâm lý thần kinh xuất hiện ngay khi còn nhỏ, được một chuyên gia tâm thần nhi đồng (pedo-psychiatrist) theo dõi. Bịnh nhơn AS phát triển thể chất và trí tuệ bình thường, xuất sắc là khác, nhưng tâm thần trục trặc. Thiếu uyển chuyển là chuyện nhỏ, cứng ngắc mới là chuyện lớn. Cứng trong hành vi, ngay cả hành vi  nhỏ nhặt thường nhựt (như là mở cửa ra vào) cũng phải theo đúng giờ giấc hành trình trật tự bài bản y chang. Cứng trong ngôn ngữ nên nghĩ chi cứ tuồn tuột tuôn ra, bất kể phản ứng hậu quả nơi thính giả ! Người bịnh trở thành lập dị, quá đáng tới kỳ quặc, hầu như tách rời với xã hội chung quanh.

Một bữa đẹp trời, thinh không đám thuốc bột Viagra bị trộm thăm viếng, và cảnh sát tới điều tra. Viagra của bò có dùng cho người đặng hôn thì hổng biết, nhưng hẳn là vụ ni có dính dáng xa gần tới chuyện sanh lý sanh dục của tên trộm. Cảnh sát mới đề nghị ông giám đốc tài chánh mướn một chuyên gia tâm lý tới lò, tiếng là làm vệ sanh tâm thần cho nhơn viên, nhưng thiệt ra là dùng kiếng lúp ngó sâu ngó sát hầu tìm ra trục trặc có thể là nguyên nhơn dẫn tới việc trộm đạo.
Chuyên gia là một nữ bác sĩ tâm lý (psychologist), kinh nghiêm nghe nói đầy mình - nhiêu hổng biết, nhưng chiên da khán giả ngó chiên da trong phim rồi chẩn đoán con ni dính obsessive–compulsive personality disorder, nặng nữa hổng chừng, thế mới... chết cha - Rồi trong khi "lấy khẩu cung" vậy thì lòi ra chuyện chung một giấc mơ, và giấc mơ chung đã bắc một nhịp cầu cho hai tâm hồn cô đơn đồng điệu.

Chuyện ngưng lợi ở đây để khán giả thong thả thưởng thức phim. Phim có tánh thơ hay không thì... tuỳ người đối diện. Hình ảnh góc quay màu sắc rất đẹp. Mạch phim chậm, lại thiếu hẳn nhạc (hay có mà tui hổng hay) nên phim thành lê thê, dễ nản lòng chiến sĩ - mãi cho tới cuối phim thì bingo, suspense hitcock giàn trời mây luôn -

Tóm lợi, phim coi được, một vở hài kịch với chút đỉnh bi kịch nhằm tăng sắc màu lãng mạn nghệ thuật. VCTY vào chung kết Oscar thể loại phim ngoại quốc năm nay, kết quả lại phải chờ, vì Oscar tới tháng 3 mới công bố lận.
Rate B.

https://fmoviesfree.net/movie/on-body-and-soul-2017/
http://1movies.im/film/on-body-and-soul ... 0p-quality  
https://www.youtube.com/watch?v=zP-Vr9_1xGA  (nhạc bonus)

Enjoy... mùng ba tết chó.
Tui quên phức luôn phim Our souls at night, tui sorry bà con,thong thả chờ đó sẽ có.
:flower:
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Chủ nhật 18/02/18 22:43

....
Phim kể chuyện… tình yêu đang đứng xớ rớ trong lò mổ bò, thinh không bị cầm tay cứa liền một phát, máu phun ra có vòi có vòi, cả máu bò lẫn máu người, dòm thất kinh luôn.
...
          


... :lol2: :rotfl: :trshnkrchf: ...
phim chưa coi, hay dở không cần biết, nhưng nghe lời bình thì đã sặc sụa rồi nè
... :allright: :tng: :flwrhrts: ...

:rotfl:



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    gòi ... coi xong 2 cuốn phim của chị Ngô giới thiệu rồi nha ... :giggles: ...

    bonus thêm bài nhạc máu đổ ... :wink2: ....


    [BBvideo=560,315]https://www.youtube.com/watch?v=ral3cxMz9IQ[/BBvideo]

    What He Wrote
    • Forgive me here,
      I cannot stay
      He cut out my tongue,
      There is nothing to say
      Love me? Oh lord, he threw me away,
      He laughed at my sins, in his arms I must stay
      He wrote, I'm broke
      Please send for me
      But I'm broken too,
      And spoken for
      Do not, tempt me
      Her skin is white, and I'm light as the sun,
      So holy light shines, on the things, you have done
      So I asked him,
      How he became this man?
      How that he learned,
      To hold fruit in his hands?
      And where is the lamb, that gave you your name?
      He had to leave, though I begged him to stay
      Left me alone, when I needed the light
      Fell to my knees, and I wept for my life
      If he had of stayed, you might understand
      If he had of stayed, you never would've taken my hand
      He wrote,
      I'm low
      Please send for me
      But I'm broken too,
      And spoken for
      Do not, tempt me
      And where is the lamb, that gave you your name?
      He had to leave, though I begged him to stay
      Begged him to stay, in my cold wooden grip
      Begged him to stay, by the light of my ship
      Me fighting him,
      Fighting light,
      Fighting dawn
      And the waves came,
      And stole him,
      And took him toward
      He wrote,
      I'm broke
      Please send for me
      But I'm broken too,
      And spoken for
      Do not, tempt me
      Forgive me, here, I cannot stay
      Cut out my tongue, there is nothing to say
      Love me oh lord, he threw me away
      He laughed at my sins, in his arms I must stay
      We write
      That's alright
      I miss his smell
      We speak,
      When spoken to
      That suits us well
      That suits us well
      That suits me well



              
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*

Frantz là hỗn hợp pháp-đức do Ozon đạo diễn, là vở kịch của kịch tác gia pháp Maurice Rostard viết năm 1930, sau được chuyển ngữ và trình diễn tại anh 1931. Một năm sau, 1932, được dựng thành phim Broken Lullaby ở mỹ.
Tại các đại hội liên hoan phim ảnh âu châu 2016-2017, Frantz bợ về ba giải, trong đó có giải hình ảnh nghệ thuật cinematographique xuất sắc.
Phim lấy bối cảnh sau thế giới chiến tranh thứ nhứt, 1914-1918, giữa đế quốc Phổ và đồng minh. Phổ thất trận, phải ký hàng loạt những hiệp định nhục nhã, dẫn đến việc giải thể đế quốc và thành hình nước Đức, để rồi 25 năm sau đó, trong nỗ lực hồi phục danh dự, Hitler đã đưa Đức và toàn thế giới đi vào cuộc đại chiến thứ nhì khốc liệt nhiều lần hơn.

Phim xoay quanh mậc cảm phạm tội, mặc cảm này rầm rộ khua gõ làm tên tội đồ bấn xúc xích, xà quây với tội lỗi rối nùi không cách chi tháo gỡ cho ra, ngay khi nó đã thành tâm xám hối và được tha thứ. Trong đoạn đường xin ân sủng cứu chuộc ấy, lắm khi nó còn bị hoàn cảnh níu kéo dẫn tới dối trá, không để lọc lừa nhưng để hòa giải những tranh chấp thương tổn nội tâm, và sau cùng quân bình đời sống các nạn nhơn trong cuôc. Xi-cô phi-lô gọi lời nói dối này là white lie - không rõ ngoài màu trắng, lies còn những màu sắc khác hay không?

Trắng vốn là màu tinh tuyền, màu của tâm hồn trong sạch, ngay cả khi nó đang chuẩn bị nói dối. Màu trắng không bao giờ tượng trưng cho thể xác dzáo chọi. Nên dzồi... y hình tất cả các cô dâu đều bận áo màu trắng trong ngày vu qui, cho dù chúng đã kết hôn ít nhứt một (… vài) bận. Màu trắng của trinh tiết là chuyện xưa rồi, tới nỗi lúc tái hợp với Kim Trọng, sau khi gió dập mưa vùi tá lả, văn hào Nguyễn Du nhứt định cho Thúy Kiều la làng phân trần với tình quân "chữ trinh còn được chút này" - nghĩa là… trinh bể mẻ tùm lum vài trăm bận trong 20 chục năm đoạn trường ấy, nhưng chàng ơi, mấy mảnh vụn rớt ra từ cái tách thiếp vẫn cât giữ, chờ chàng mang keo tới gắn cho lành, hổng phải để rót cà phê uống chung heng, nhưng… mang tình cầm sắt đổi sang cầm kỳ… ta đem tách cắt vào tủ làm đồ cổ ngoạn chưng chơi ! (huhu…)

Trong Frantz có một người duy nhứt white lie. Là đờn bà nên máu Anna đã có sẵn gene white lie tiềm ẩn. Anna thoạt tiên chỉ hành nghề tài tử, sau thành chuyên nghiệp, tới nỗi cuối phim, trong ý hướng củng cố đức tin, ta còn thấy nàng cố gắng kiếm đứa tội đồ đang vác thập giá khổ nạn, để tiếp tục white lie rốt ráo với nó mần màn đồng công cứu chuộc. Anna có xao xuyến vì Adrien hay không ? Dĩ nhiên là không. Trong mê lộ, qua Adrien, Anna (và cha mẹ Frantz) gập lại hôn phu Frantz. Xi-cô phi lộ gọi vụ này là transfert nghĩa là thấy ảnh ngỡ người, rồi hướng lòng vào tấm ảnh thiệt sự không là người ấy. Đây chỉ là giấc mơ, người nằm mơ rồi sẽ thức giấc và tỉnh lại. Rối rắm trở thành dĩ vãng phải nên quên để còn tiếp tục hướng tới tương lai.

Chủ đề chiến tranh và những hệ lụy của chiến tranh thấy hà rằm trong văn học nghệ thuật. Nếu chỉ dòm vào câu chuyện thì có lẽ phim sẽ vậy vậy, không có chi đậc biệt. Frantz thành công về nghệ thuật, được giới phê bình điện ảnh đánh giá cao, nhưng thất bại về kinh doanh. Chi phí cuốn phim là 11.1 triệu, nhưng thu vào vỏn vẹn 6.3 triệu - trong đó tại mỹ, tính tới june 2017, phim chỉ khiêm tốn mang về hơn 880 ngàn đô, một con số chẳng thấm vào đâu, ngay cả so với những phim rẻ tiền của Hồ ly vọng -

Vậy rồi Frantz hay ở chỗ nào ? Thưa ở cái thi tánh bàng bạc suốt từ đầu tới cuối cuốn phim, tuy trong phim ta hổng nghe có thơ, trừ 4 câu thơ nổi tiếng của Verlaine do Anna đọc biểu diễn giúp vui Adrien trong lần đi ngoạn cảnh. Với một phim giựt giải cinematographique thì hẳn là thi tánh phải nằm trong màu sắc hình ảnh góc quay. Tuy phim được thu hình và hoàn tất năm 2016, nhưng đạo diễn đã có ý dùng nền trắng đen - và trong vài đoạn, để tạo cảm tánh, màu đã được phun vào theo sắc độ khác biệt, cốt để chỉ ra nỗi vui và cả nỗi hoang mang sầu thảm của tâm hồn –

*

Hổng biết sao mà xưa rày tui vẫn thích ngó những tấm ảnh trắng đen nghệ thuật, nhứt là ảnh chơn dung. Ảnh màu dĩ nhiên đập vào mắt thoat khi mới nhìn vào, màu sắc vạch rõ ranh giới chi tiết của tấm ảnh, đâu ra đó không thể lẫn lộn đậng. Và như thế... vô tình ảnh màu giới hạn tầm nhìn, óc tưởng tượng và từ đó thu hẹp cảm quan khách thưởng ngoạn - chưa kể là màu sác trong ảnh thường khi gây tác dụng ngược do giữ lại quá nhiều những chi tiết phụ, lắm khi tới rườm rà hổn độn - ảnh multicolor (mà mỗi màu lại còn có sắc độ đậm lạt) thường làm người xem chia trí tới rối loạn ấm ớ hoang mang.
Ảnh màu là loại hình thiếu chiều sâu, cảm nhận về nó là loại cảm nhận "tự do trong khuôn khổ", ta không thể nghĩ khác nghĩ ra ngoài cái khuôn ảnh đã vẽ ra. Trong khi ấy thì ảnh trắng đen chỉ có hai màu - đúng ra là ba, với màu xám nằm giữa - do không có "khuôn" nên không thể nhốt cảm nhận của người xem ảnh. Khách thưởng ngoạn ngó vào và tha hồ cho trí tưởng tượng phiêu bồng. Chuyện tha hồ này, cách nào đó, đã tạo thi tánh cho tấm ảnh… chăng ?

Kỹ thuật điện ảnh là dùng xảo thuật để ghép những tấm hình vào với nhau theo trật tự "thăng tiến", nhanh lẹ tới nỗi mắt con người nhận hổng ra, cứ yên trí hình nở đang chuyển động. Hình trắng đen là cảm nhận rời, và phim trắng đen là cảm nhận liền lạc liên tục. Thành ra rồi, nếu hình trắng đen là chữ của câu thơ, thì phim trắng đen hẳn phải là bài thơ toàn vẹn. Dà, tui chỉ biết cắt nghĩa tới đó thôi heng bị chữ nghĩa tui vốn thiếu thốn.

Vậy rồi... tất cả những phim trắng đen đều đầy thi tánh chăng ? Làm gì có vậy bao giờ. Phim thời cổ lỗ sĩ do kỹ thuật còn thô sơ, hình ảnh, đào kép, cốt truyện, đối thoại ấm ớ. Chưa kể nhạc phim không có, còn bằng như có cũng hổng đâu vào đâu. Mở phim lên 5-3 phút đã muốn ngủ gục, còn bằng không muốn kêu lính bắt. Những thước phim ni mang tánh lịch sử và thiếu tánh nghệ thuật.
Những phim trắng đen sau này, thời 50-60, thậm chí 70, thi tánh vẫn thiếu thốn thì cắt nghĩa làm sao ? Thưa tui hổng biết, có lẽ vì đạo diễn chưa nhìn ra rốt ráo để mang thi tánh vào ống kinh góc quay chăng ? Hay tại chuyện phim bối cảnh phim không đủ thơ đủ mộng để thi tánh trồi lên trình diện ?

Phim Gloomy Sunday so với Frantz thiệt sự không bằng. Khung cảnh chánh trị kinh tế tâm lý xã hội tương đương do cả hai đều xảy ra thời chiên tranh, xê xích nhau 25 năm có lẽ. Góc quay của Gloomy Sunday rất đẹp, nhưng tình tiết của Gloomy Sunday đậm xác thịt tầm thưòng, thành theo tui, thi tánh tuy có đó nhưng không được mùa sung mãn như Frantz. Có những phim tình tiết nghe đẫm chất thơ nhưng thi tánh chẳng những thiếu mà còn vắng ngắt, như phim Somewhere In Time kìa - trừ bài thơ viết bằng nốt nhạc của John Barry đã giới thiệu - Vậy rồi thiệt sự thi tánh một cuốn phim là chi ? Thưa là cảm nhận của người xem phim qua lăng kính góc nhìn và cách trình bày hình ảnh sự việc tình tiết cuốn phim của ngài đạo diễn.

Tán lung tung để kết luận rằng : Hồn thơ lai láng không chưa đủ mà còn phải có tài thì mới ra thơ. Thơ là cảm nhận, nên trình độ thưởng thức thơ thay đổi theo tần số cảm nhận thơ của người đọc thơ. Sau khi trình làng, thơ trở thành tài sản của người yêu thơ và cần thơ, xa hơn nữa, là tài sản nghệ thuật chung của thế giới. Thi sĩ làm thơ bằng ngôn ngữ, hoạ sĩ bằng nét cọ, nhạc sĩ bằng giai điệu, và đạo diễn điện ảnh bằng phim.
Frantz là một bài thơ dài 2 tiếng có tám đoạn biến tấu ngắn, trong đó màu được phun vào theo sắc độ khác biệt, thay đổi với nội tâm nhơn vật. Khúc có màu đậm và rõ là lúc Anna và Adrien dung dăng ngoạn cảnh tắm sông, và nhứt là cảnh cuối phim, khi Anna vào Louvre, ngồi trước tranh Manet, rồi nói chuyện vẩn vơ với một khách xem tranh khác. Đoạn phim này rực rỡ, màu son tươi còn tươi thêm với nụ cười của nàng.
Người coi phim chùa trong nét (tui heng) hoan hỉ với một kết thúc có hâu, yên tâm tắt còm piu tưa xong trùm mền ngủ thẳng cẳng. Sáng sau, đứa kia hỏi vậy chớ phim hay ở chỗ nào, đứa nọ trả lời ở chỗ thi tánh chứa chan. Ủa có thơ trong trỏng à ? Dà.. đầy ra đó, nhưng nàng thơ chỉ đưa tay nắm giúp dzui những người yêu nàng thôi, còn đứa đực ra như con cù lần thì nàng làm lơ hổng thèm đếm xỉa, ui ya !

http://movies123.fm/watch/nGEjLEdb-frantz.html (best subtitled quality)
http://123hulu.com/watch/nGEjLEdb-frantz.html
http://putlockers.fm/watch/nGEjLEdb-frantz.html
https://putlockerss.cc/watch/frantz.html

*

Giữa phim Frantz có một giai điệu đẹp như thơ của Tchaikosky, trích từ chương 2 andante cantabile, viết cho đờn giây. Chương này nổi tiếng tới nỗi được các danh cầm đờn giây dùng làm Encore trong những buổi hoà nhạc, để cám ơn giới thưởng ngoạn đã ưu ái tiếng đờn. Tấu khúc mướt rượt thi tánh, chỉ ra cái hồn thơ lai láng của dân tộc nga mà Tchaikosky là người đại diện cuối thời lãng mạn. Trong youtube có version của Borodin Quartet (y hình chơi trong phim thì phải), nhưng tui chọn Restrelli Quartet do hình ảnh âm thanh optimal. Restrelli với 4 cây cello, so với Borodin không nổi tiếng bằng vì sanh sau đẻ muộn. Version này so với Borodin có tempo lẹ hơn chút đỉnh thành bớt lê thê, dễ nghe.

https://www.youtube.com/watch?v=ol3Ula4HemQ (Restrelli Quartet)
https://www.youtube.com/watch?v=eZFUaQxuymA (Borodin Quartet)

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Rồi .. đã coi xong "Frantz" .. Cám ơn chị Ngô đã giới thiệu phim này .. :flower: ..

    Phim này đã thắng những giải sau đây:
              
    • (Pháp) César Awards, 2017
      Best Cinematography (Meilleure photo)
    • (Mỹ) National Board of Review, USA 2017
      Top Five Foreign Language Films
    • (Mỹ) Sedona International Film Festival 2017
      Best Foreign Feature Film
    • (Ý) Venice Film Festival 2016
      Best Young Actress - Paula Beer
              

    Về cinematography thì tôi thấy phim "Of Body and Soul" đẹp hơn .. :) .. Hình ảnh sạch hơn, nghệ thuật hơn.
    Về diễn viên thì Paula Beer (Anna) xứng đáng được giải Venice ..

    Đạo diễn đã làm một chọn lựa đúng khi chuyển qua trắng đen, vì màu sẽ làm rối mắt hơn trong bối cảnh của phim. .. :allright2: ... Phim hay, giữ người xem không chán từ đầu đến cuối. Diễn xuất, dàn dựng chi tiết lớn nhỏ đều đúng đâu vào đó. Nhưng có thể là tất cả đều đúng, đều vừa, nên không có gì là khốc liệt, không có gì moi tim khán giả. Frantz chết gọn bân không có xác, Adrien không bị đánh bởi dân làng, Anna tự tử nhưng được cứu ngay, và ngay cả cái bi kịch bên Pháp của Anna (còn lấp lửng khi cuốn phim chấm hết) cũng được che dấu bởi nàng ...



    :sad2:


              
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Ngoc Han »

Phim hay, nhạc hay, tranh , thơ đúng lúc (cũng mấy câu thơ này là mật mã của cuộc đổ bộ Normandie 06-06-1944 sau này của kháng chiến quân Pháp) , tình yêu nhẹ nhàng pha chút lãng mạn, bi ai, thù hận, thảm kịch chiến tranh. Hai buổi hoà tấu giữa violon và piano đều ngừng nửa đoạn, như tấu khúc không thành, kết cuộc Anna phải về lại Đức mà đuôi mắt vẫn còn muốn để lại ở Pháp....tất cả "trễ" rồi bằng nụ hôn tàn phá con tim mù loà, "tình yêu đến tình yêu đi ai biết! , trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt*
*thơ Xuân Diệu
:flower:
Trả lời

Quay về “Giải trí”