Cổ điển.

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1331
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Classic songs.
(tiếp theo)

Ôn vàng nhắc tới Bécaud hở, dà Gilbert Bécaud và bài hát Et Maintenant..
Nghe mấy chục năm rồi mà không chán.

----

Nhạc không lời, ngó bộ khác hẳn với nhạc có lời.
Nhạc không lời là nhạc để hòa tấu. Nhạc có lời là nhạc để hát, với tên gọi riêng : Bài hát hay bài ca.
Nhạc cổ điển, Classical Music, hay ở giai điệu. Và giai điệu này sẽ được upgrade hổ trợ bằng hoà âm phối khí, cùng tiết tấu, texture..v.v.

Mỗi nhạc cụ có âm vực range và âm sắc timbre riêng, sẽ được nhạc sĩ sáng tác chọn lựa để diễn bày từng ý nhạc trong giòng nhạc.
Ý nhạc xướng bởi nhạc cụ, có lẽ sẽ dễ dàng hơn là xướng bởi một nhạc cụ đậc biệt : Giọng hát.
Vì rằng âm sắc âm vực giọng hát giới hạn đã đành, mà khả năng xướng nốt của giọng hát, thường khi cũng giới hạn, nhứt là với tiết tấu.
Nói dễ hiểu là, nếu tiết tấu quá nhanh, thường khi giọng hát khó có thể hát cho đủ và cho kịp từng nốt.

Đây là lý do vì sao nhạc khí chơi được "trill" (nốt láy) như một embelissement cho dòng nhạc thêm lóng lánh sắc màu, nhưng giọng hát đã không thể trình bày được nốt trill này giả như lời hát được viết và phổ vào một tấu khúc. Simple trill thì còn có thể, chớ multi trill là khỏi (bất ngờ là Elina Garança hát bản "I dreamed I dwelt in marble hall" cô đã hát nốt trill này, và hát rất tới lúc kết thúc bài ca,) Thí dụ : bản Giòng Sông Xanh The Blue Danuble, được Phạm Duy đật lời, và ông đã phái hoậc bỏ bớt những nốt trill, hoậc đã phải giảm rythm tiết tấu để đừng làm khó ca sĩ, vất vả chạy theo nốt cho kịp tiết điệu.

Bải hát hay là bàn hát đi thẳng vào lòng thính giả rồi ở lại đã đành, nhưng để nó trở thành đại chúng, bài hát ấy, ngoài giai điệu hay, lời hát còn phải đậm chầt thơ, và phải dễ hát dễ nhớ. Từng ấy thứ gộp lợi, ngó chừng hổng dễ dàng cho các nhạc sĩ sáng tác.
Nên rồi... mới có chuyện nhạc sang nhạc sến, nhạc thính phòng và nhạc... công cộng, nhạc nghe để thưởng thức và nhạc nghe để giải trí qua loa... Bla bla bla...

Et maintenant là một bản nhạc nổi tiếng không riêng tại pháp mà còn ra toàn thế giới.
Bản nhạc chào đời năm 1961, được sáng tác trong một hoàn cảnh đậc biệt, do Bécaud viết nhạc và Pierre Delanoë đật lời.
Theo lời kể của Delanoé thì Bécaud đã phác thảo dòng nhạc, sau khi nghe được lời than thở của một phụ nữ vừa bị thất tình " Đời em rồi sẽ ra sao ? "
Bài hát là lời than thở da diết tới nhức nhối của một trái tim tan vỡ, hoang mang, đớn đau, do bất ngờ bị bỏ rơi, không kịp, chưa kịp chuẩn bị - và như hầu hết các cuộc thát tình của loài người, luôn luôn mở đầu với câu nỉ non ai oán "nào ngờ..."

Nhưng...
Đậc điểm của Et Maintenet không phải ý của nhạc hay tình của lời, mà là tiết tấu đã dược chọn cho dòng nhạc.
Nó là một khúc hát dồn dập vũ bão, rất suspense từ đầu tới cuối, và đột ngột kết thúc, im bặt tới bất ngờ hụt hẫng, y chang cách kết thúc của tình yêu.

Bản nhạc này đã làm tui liên tưởng tơi bản Bolero của Ravel, một dòng nhạc với tiết tấu y chang, dồn dập tới hốt hoảng, rồi ngưng ngang không kèn trống báo trước. Bolero chỉ có một ý nhạc duy nhứt, và ý nhạc này đã được liên tục lập lại 18 lần cả thảy, với âm lượng và tiết tấu ngày càng tăng, để rồi ngưng ngang làm thính giả ngơ ngác !

Bolero chào đời năm 1928. Et Maintenant 1961, ắt hẳn Bolero đã ảnh hường tiết tấu hòa âm và cách kết thúc dòng nhạc của Et Maintenant.
Dĩ nhiên là tui nghe Et Maintanant trước Bolero rất lâu. Tui cũng mới chỉ biết tới nhạc cổ điển gần đây thôi. Hồi nghe Bolero tui thấy quen lắm cà, nhưng hổng biết quen hồi nào, mà khi ấy thiệt sự cũng hổng nhớ tới Et Maintenant của Bécaud nữa lận.

Sau đây là 2 versions, một pháp một anh.
Tui thích clip tiếng pháp hơn. Nghe Becaud hát, người ta (thì tui nè) tưởng tượng tới nỗi đau còn mới, còn nguyên vẹn, nức nở tới hổng kiềm chế nổi. Clip tiếng anh có thể là nỗi đau đã già đã thấm, nên kiềm chế đậng. Nó là lời ai oán nỉ non lúc đầu, mãi cho tới gần cuối thì mới trào ra.
Với Gilbert Bécaud do cách nhả chữ (articulation) người ta còn cảm nhận được nỗi oán giận ngút ngàn, nhưng với Elvis Presley, chỉ là nỗi đau đã chấp nhận và đã tha thứ, thù hận đã nguôi ngoai, forgive but not forget - at least not... yet !
[youtube][/youtube]

[youtube][/youtube]
Enjoy làng nước ơi.

TB :
O thi nói cái ghế thấp thua cái tủ, thành có lẽ Nú sẽ đổi tên hội thành hội... kê thang. O và làng nước thấy sao ?


*
Last edited by NTL on Thứ ba 20/09/16 03:19, edited 2 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1331
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Bridge over trouble water

Bài hát ni tui nghe hoài, mội lần có chi buồn thì nghe và yên tâm vì được yên ủi.
Bài ni của nhóm sa sĩ hai người, tên tui hổng thể nhớ nổi - cái chi mà Gargunfield đó, y hình vậy -
Họ còng là đồng tác giả của những top hít khác được dịch ra rất nhiều thứ tiếng - trong đó có cả tiếng việt với Phạm Duy -

Mời làng nước nghe, cũng với tiếng hát Presley, vì có lyrics và (y hình) hát cùng dàn The Royal Philharmonic Orchestra.
[youtube][/youtube]
*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*
...
Bài ni của nhóm sa sĩ hai người, tên tui hổng thể nhớ nổi - cái chi mà Gargunfield đó,
...
*
  • .. dà ..
    bài của Paul Simon, và do cặp bài trùng "Paul Simon & Art Garfunkel" (Simon&Garfunkel) trình bày .. :flower:



Simon (trái) và Garfunkel (phải)

:flwrhrts:

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1331
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Hát là mang tác phẩm của nhạc sĩ sáng tác giới thiệu với người nghe.
Hát là trình diện, và trình diện trong nghệ thuật, đứa con tinh thần của một nghệ sĩ khac.

Interpretation, mình kêu là trình diễn, đám răng đen mã tấu thì nói là biểu diễn, rồi sau này lại nói là thể hiện.
Không rõ ba cái terms nọ có dị biệt nhiều hay không nữa lận. Ai biết giải nghĩa dùm Nú mang ơn.

Trình diễn, trong một chừng mực nào đó, phải đúng ý tác giả mong muốn, thì mới là trung thực với tác phẩm.
Theo cách ấy, đổi nốt (bao gồm thêm và bớt nốt) đổi lời, có thể làm sai lạc giòng nhạc, và do đó được coi là phản bội tác giả.

Dòng nhạc blue jazz thành hình trong một hoàn cảnh và phương thức hoàn toàn khác.
Nhạc blue jazz, cách nào đó, là nhạc "cover" nghĩa là "sáng tác lại" một tác phẩm đã có sẵn, theo cung cách tự do, miễn sao giữ đúng sườn của bản nhạc, để sau cùng người nghe vẫn có thể nhận diện được tác phẩm mà không lẫn lộn nó.

Theo như cách định nghĩa ấy thì... hát là thả lòng, mang tâm tình vào dòng nhạc, y chang lòng trông đợi của tác giả, tác giả dạy sao cứ bài bản nguyên con. Cover bài hát, nếu chỉ thay đổi âm điệu tiết tấu thôi thì coi như một hình thức input cho tá phẩm. Trong khi ấy, trình diễn bản nhạc theo thể điệu Blue (jazz) nghĩa là sáng tác lại, cách khác, xây hẳn một căn nhà mới bằng vật liệu đã có sẵn. Đây là cách... sáng tác mà không sáng tác, chỉ làm mới lại dòng nhạc.

Bài hát có thể hay hơn hoậc có thể dở đi còn tuỳ, tùy năng khiều của người viết lại nhạc và tuỳ độ cảm nhận của người đang nghe nhạc.
Bản "Bridge over troubled water" được hát, được cover rất nhiều, và dĩ nhiên còn được viết lại.
Nhưng viết lại hay nhứt có lẽ trong clip sau này của Roberta Flack.
Một giọng hát quá mượt mà, chuyên trị nhạc blue ảo não tới sầu héo con tim, với tiếng dương cầm do chính bà tự đệm.

Bài hát trở thành tiếng thì thầm, và người đang đau khổ cần an ủi đó, có lẽ cũng hổng chắc người kia có thể giúp ta vơi được nỗi niềm, vì rằng... y hình nó... đang đau hơn ta gấp bội !

Wow... à la perfection.
Mời làng xã củng nghe.
nú thấy có vài clip karaoke thì cũng mở lên hát, rồi nhạc đi đàng nhạc, lời đi đàng lời. Trời thần ơi, chỉ giữ nhịp thôi đã khó.
Còn đang say sưa trình diễn thì cái bụng la làng... em ơi làm phước cho anh nghỉ xả hơi chút xíu !
[youtube][/youtube]
*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

.:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:

          
Platinum
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ ba 19/01/16 09:55
Nơi ở: Down Under

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Platinum »

Chị Nú ui, khi nào cảm thấy hưng phấn thì thể hiện một bản, thu âm xong ịn vô đây cho làng xã thưởng thức nha :)
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1331
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Obra Mai Fu.

Đây là một khúc hát trong vở opera Serse của George Frideric Handel.
Handel là nhà soạn nhạc xứ Đức sống vào thế kỷ 17, thuộc dòng nhạc Baroque.
Serse bị thất bại thảm sầu, tới nỗi chỉ được trình diễn 2-3 bận là... đứt chến, nhưng bản Obra Mai Fu này đây đã được coi là một trong những khúc nhạc hay nhứt của âm nhạc. Nó được ca rầm rầm bởi đủ các ca si, già trẻ, gái trai, đủ các loại giọng trầm bổng, và các loại nhạc cụ khác nhau. Và nó trỏ thành một trong những bài nhạc kinh điển của dòng nhạc Baroque.

Vậy rồi nhạc Baroque là nhạc gì ?
Thưa Baroque dùng để gọi thời khắc của âm nhạc trong khoảng đầu thế kỷ 17 tới giữa thế kỷ 18.

Phân loại các thời kỳ giai đoạn âm nhạc là vào mãi sau này (thế kỷ 20).
Các nhà nhạc học đã chiếu kiếng lúp ngó vào các đậc điểm và tiến trình của dòng nhạc theo thời gian để phân dòng nhạc thành những giai đoạn khác nhau cốt để dễ dàng nghiên cứu học hỏi.

Đại khái nhạc cổ điển được phân làm 5 giai đoạn chánh :
- Từ khởi thuỷ tới Renaissance : âm nhạc cũng mới chỉ là những âm thanh rời rạc và lạc lỏng.
- Thời kỳ Renaissance : Các nốt nhạc được hệ thống hóa, xếp theo hàng ngang để tạo âm điệu, và chỉ dùng trong tôn giáo tế tự.
Điển hình nhứt của thời kỳ này là nhạc gregorian, đồng ca một bè, nhạc đạo hát trong tu viện vào những dịp lễ lạc.

- Thời Baroque 1600-1750 :
Nhạc bắt đầu vươn vai xuống phố, chạy vào quần chúng nhơn dân. Nhưng "nàng" còn e dè khép nép lắm lận, thành rụt rè hổng dám biểu lộ cảm xúc gì ráo. Tình cảm buộc ràng như vậy nên dòng nhạc cứ thế một giọng đều đều. Nhạc Baroque hẳn là nhạc ru ngủ, nghe một chập y phép díp mắt lợi.
Rồi để thay đổi không khí cho xôm, các nhà sáng tác bèn nghĩ ra cách tạo sắc màu cho dòng nhạc.
Sắc màu ni có tên gọi chung là embellisemnts, là những cách thức thêm thắt vào (bởi composers heng, chớ hổng phải bởi ca sĩ, đừng có mà... lợi dụng thời cơ) như là trills hay fantaisie cách chơi nốt của nhạc cụ..v.v

Counterpoint là một cách thức sắc màu khác Ép phê nhiều lần và trường kỳ hơn đám embellisements ngắn hạn nọ
Conterpoint thiệt sự hổng co chi bí hiểm ráo chọi, nó mang nghĩa point contre point, nghĩa là đối điểm, hay đúng hơn đối nốt.
Các nốt nhạc sau khi được móc vào khung nhạc tạo melody xong, thì từng nốt trong melody ấy sẽ được chiếu kiếng lúp săm soi, để tìm ra những âm thanh (hay nốt) tương xứng, nhằm khi khi xướng lên cùng một lần, chúng hoà quyện vào nhau. Counterpoint là như vậy.

Rồi hát counterpoint khơi khơi vậy à ?
Thưa không, các counterpoint tìm ra cho từng point (nốt) của melody ấy sẽ được sàng lọc lại, rồi xếp theo hàng dọc để tạo thành một melody khác, kêu bằng melody phụ, khi cho chạy song song cùng lúc với melody chánh. sẽ làm melody chánh nổi hẳn lên. Và dòng nhạc thêm lóng lánh sắc màu. Polyphony là một hình thức counterpoint có biến tấu.

Nói tới polyphony là nói tới Bach. King of the kings, cream of the creams. God of… composers.
Bach là vầng thái dương sáng ngời ngời, không chỉ của dòng nhạc Baroque xứ đức mà của toàn nhơn loại, tới nay chưa ai qua mật nổi.

Sau đây là khúc nhạc tăm tiếng Jesus joy of man's desiring, với hai melodies riêng biệt. Giọng hát giữ melody chánh, và dàn strings giữ melody phụ. Cả hai melodie đều rất du dương.
Bà con nghe thử cho biết trước khi Nú nói tiếp sang bản nhạc tình cao thượng của bà chủ heng.
Enjoy
Hình ảnh
Jesu, Joy Of Man's Desiring by Bach (With Lyrics)
A Trân có vô đây ló ra trình diện cái heng, cho Nú thêm khí thế.
Plat ơi Plat, để đi mua cái nu, rồi thò đầu dzo6 trong hát heng, nhưng thu âm và chiếu lên thì hổng biết cách, chưa biết cách Plat à.

*
Last edited by NTL on Thứ bảy 08/10/16 21:36, edited 2 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Bạch Vân »

NTL đã viết:*
....
A Trân có vô đây ló ra trình diện cái heng, cho Nú thêm khí thế.
Plat ơi Plat, để đi mua cái nu, rồi thò đầu dzo6 trong hát heng, nhưng thu âm và chiếu lên thì hổng biết cách, chưa biết cách Plat à.

*
Trân ơi , Trân à, Trân đi mô lâu rứa mà chưa về :)

Đồng ý với Plat :lo5: , chị Nú cứ uống vài viên thuốc liều rồi nhờ tướng công chị thâu dô, gửi file qua ôn Dzàng, tụi em sẽ " take care" nhiệm vụ dán, chiếu lên nhà Nam :yes3:

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1331
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Tướng công hỏi em đang nói cái chi khó hiểu dzậy ?
Nú nghe hết hồn, mới đọc lợi phần mào đầu trên kia, trời thần ơi, rối rắm đã đành mà còn viết lộn chữ nữa - hổng phải sai dấu nha mà sai chiều, ngang horizontal viết lộn thành dọc vertical - Lộn kiểu này hổng phải một ly một dặm mà là… đi luôn hổng có ngày dzia.
Thiệt tình, hổng hiểu sao lơ đãng dữ dzậy, chắc bữa đó viết vội post vội thành hổng đọc lợi. Dà bữa nay nhắc sơ rồi nói tiếp (và ráng nói trúng) chuyện nhạc thời Baroque.

Thời Baroque kéo dài từ đầu thế kỷ 17 sang giữa thế kỷ 18, 1600 - 1750
Nhạc trong thánh đường đền thờ cho mục đích tế tự trước kia, từ từ cựa mình xuống đường ra phố mần mần màn giải trí, thoạt tiên cho đám vương tôn quí tộc, sau vào thẳng giai cấp trung lưu. Nhạc vươn vai thay hình đổi dạng, đang xiêm y tối màu kín mít từ đầu tới chơn, nàng mần màn fashion mát mắt đã đành, rồi từ từ còn ngắn đi và… cởi bớt ! Vậy chớ sao, giải trí mà nghiêm trang đạo mạo thì thà rằng ở nguyên trong tu viện mà hay hơn !

Tới đây có màn phân chia theo định nghĩa :

- Monophony là ‘độc âm’, nghĩa là nhạc xướng lên chỉ một nốt mỗi bận.
Những nốt này được xếp theo hàng ngang (horizontal, viết ra cho khỏi nói lộn ha), móc vào khung nhạc tạo thành âm điệu hay giai điệu melody. Nhạc monophony nghe chán bỏ bà, nó là những bản thánh ca cầu nguyện của đám tu sĩ dốc lòng thờ phượng kính mến chúa, điển hình là nhạc Gregorian cuối Trung cổ và đầu Phục Hưng.
- -
- Polyphony là ‘đa âm’ nghĩa là nhiều nốt, có thể chồng lên nhau, nhưng cũng có thể thể luân chuyển xen kẽ nhau.
Polyphony không chỉ đa âm, nhưng những âm này còn phải quyện vào nhau nhằm phô trương sắc màu cho dòng nhạc - polyphony của nhạc, khác với "polyphony" của đám cãi lộn là thế -

Counter-point là một hình thức polyphony đặc biệt kêu bằng ‘nốt đối nốt’.
Nốt nhạc xếp hàng ngang horizontal tạo giai điệu melody (chánh) rồi, thì cái đám ‘nốt đối nốt’ nọ được sáng tác gia lôi ra, cũng cho xếp hàng ngang y chang, xong sàng lọc thêm bớt để tạo một (hay nhiều) melody mới chạy song song với melody chánh - như phù dâu bao quanh để cô dâu thêm nổi bật ha -
Thành ra rồi… counter-point chắc chắn là polyphony, nằm gọn trong polyphony.
Ngược lại polyphony chưa chắc đã là counter-point, mà có thể là một hình thức đa âm khác hẳn khác.

- Homophony (y hình cũng gọi…) là đa âm.
Các âm này không ‘nốt đối nốt’ nữa, nhưng ‘nốt ôm nốt’, nghĩa là quyện chặt lấy nhau, anh em như thủ túc. Chúng được lôi ra trình diện chung một lần theo hàng dọc (vertical), kêu bằng hợp âm. Âm hợp với nhau nên ăn ý hạp rơ, êm ái, du dương, hào hùng, phấn kích, giận dữ, mơ màng v.v theo đúng dòng nhạc và ý nhà soạn nhạc. Homophony tạo chiều sâu cho nốt nốt.
Homophony xuất hiện phát triển mạnh và hoàn thiện sau đó, khi này đã hết còn những gò bó buộc ràng, tình cảm phơi bày bộc lộ tự nhiên, mội nốt nhạc tự nó là một tinh cầu lấp lánh ánh sáng.

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1331
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

Tiếp cái chuyện khô khan tới nản lòng ni heng...

Vậy thì... âm nhạc thời Baroque là âm nhạc đơn giản, vì nàng còn nghèo quá xá, chỉ được cái melody êm ái du duong thôi, chớ phần cho giàn nhạc hoà theo hầu như cũng đơn điệu, chưa tinh tế cho lắm.
Nhạc cụ khi này chưa sắc sảo điệu đàng - một số trong chúng nay đã mất tăm mất tích hay đã thay hình đổi dạng dể sống còn, như cây luthe hay cây arpeggione chẳng hạn.
Sau này, do lòng hoài cổ, người ta đã tìm cách hồi phục đám nhạc cụ cổ này để trình diễn nhạc baroque, trong đó là cây clavecin phát ra một loại âm kiểu tiếng sắt tiếng chì, thường khi chói màng nhĩ.

Nhạc tế tự chay ra khỏi khuôn viên gíao đường đển thờ rồi trở thành nhạc giải trí.
Nhạc khi này là nhạc trình diễn, cần phải có hí viện và giới mộ điệu. Đây là lúc các sáng tác gia tên tuổi được vời về dưới trướng đám hoàng tộc và qúi tộc, hành nghề quản nhạc, phụ trách những xuất hát entertain trong các dịp lễ lạy họp mặt ăn chơi.
Quản nhạc được phát lương và cho ăn uống chung với đám gia nhơn làm việc tay chơn trong... nhà bếp. Quản nhạc khi này cũng chỉ là nô bộc không hơn không kém.

J.S Bach người đức, vào đầu quân trong vương phủ một hoàng thân Hung, viết nhạc theo đơn đật hàng của chủ.
Đây là lý do vì sao Bách theo tin lành mà lại có một số trước tác viết cho thánh mẫu Maria, mặc dù tin lành hầu như không tôn thờ đức mẹ. Và dĩ nhiên ông luôn luôn dùng bữa với bồi bếp.

Bách vốn là một ông nhà quê hiền lành yên phận, không đòi hỏi. Do thiếu óc mạo hiểm phiêu lưu nên rồi cứ an bình ngồi yên trong phủ tới cuối đời và chết im lìm không tiền tài lẫn danh vọng, mãi cho tới sau khi chết mới được lôi ra xưng tụng.
Bách cho tới này vẫn được coi là thái sơn bắc đẩu của âm nhạc tây phương. Các nhà nghiên cứu nhạc học săm soi nghiên cứu một chập thì đồng lòng rằng, nhạc của Bách là nhạc hợp với tất cả mợi thời đại, là nền tảng của dòng nhạc tây phương. Các trước tác của ông dùng làm bài tập cho học trò, chẳng những hay mà còn khéo tới vượt trội, đến nỗi sau này, chúng được lôi ra viết thêm hòa âm phối khí và trình điễn.

Cùng thời với Bách có một tên tuổi sáng giá khác : George Frideric Handel.
Handel cũng gốc đức - đúng ra là áo - Không yên phận như Bách ngồi yên một chỗ, Handel chạy lung tung sang tới đất Anh - xứ anh khi này cũng cựa mình theo trào lưu nhưng nhơn tài hổng có - Tại anh, ông được hoàng tộc thu nhận và trọng đãi, tiến tài danh vọng ào ào đến thiếu điều phải lấy chổi chả quét ra bớt.
Handel sống sau Bach chút nẹo, ngoài nhạc viết cho nhạc cụ trình diễn, như một số các trước tác gia đồng thời, Handel còn viết cả opera.

(còn tiếp)

*
Last edited by NTL on Thứ bảy 05/11/16 07:51, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”