Dồn dân vào đường cùng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Ông Nguyễn Phú Trọng đặt quyền lợi của đảng trước dân tộc




    RFA Tiếng Việt - 22-06-2018

    Vào ngày 17/6/2018 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh với cử tri Hà Nội rằng Luật an ninh mạng giúp bảo vệ chế độ của ông, sau đó mới nhắc đến việc bảo vệ an ninh quốc gia.


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Giới hoạt động ‘di cư’ sang Minds
    với hy vọng ‘an toàn’ hơn Facebook





    VOA Tiếng Việt - 03-07-2018

    Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) Bill Ottman của Minds.com, hãng có trụ sở ở Mỹ, cho VOA biết hôm 2/7 rằng làn sóng mở tài khoản đã đưa số lượng người sử dụng Việt Nam đạt “khoảng 100.000”.

    Trong khi nhiều người nói lý do một lượng lớn người “di cư” sang Minds.com là do lo ngại về Luật An ninh mạng mới được thông qua, thì một số người khác nói họ chuyển sang mạng xã hội ít người biết tới này để phản đối Facebook vì đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam.

    Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang viết rằng: “…chúng ta chuyển sang Minds để cho Facebook thấy rằng kết cục của sự hợp tác với độc tài là thiệt hại về uy tín và kinh tế” và một nhà hoạt động khác, ông Huỳnh Ngọc Chênh, có chung quan điểm khi cho rằng mở thêm tải khoản ở Minds là “tỏ thái độ phản đối Facebook về một số biểu hiện tiêu cực vừa qua”.

    Hồi đầu tháng 4, hơn 50 các nhà hoạt động, blogger, và các tổ chức xã hội dân sự đã gửi thư ngỏ cho Giám đốc Điều hành của Facebook Mark Zuckerberg để kêu gọi mạng xã hội khổng lồ này không thỏa hiệp với chính quyền Hà Nội trong việc ngăn chặn thông tin trên Facebook, dập tắt những tiếng nói bất đồng.

    CEO của Minds.com, Bill Ottman, đã nồng nhiệt chào đón cộng đồng người Việt Nam dùng mạng xã hội tham gia diễn đàn do ông sáng lập.

    “Chúng tôi rất vui là người Việt Nam đã quyết định lựa chọn tự do. Minds mang lại sự tự do nhiều hơn theo một số cách khác với Facebook và Google.”

    Ông Ottman cho biết Minds.com được cố tình thiết kế để tất cả các thông tin nhạy cảm đều được mã hóa và chính những người quản trị cũng không đọc được các thông tin đó.


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng





    VOA Tiếng Việt - 29-06-2018

    Các nhà tranh đấu khởi xướng phong trào bất tuân Luật an ninh mạng, một bộ luật gây tranh cãi trong và ngoài nước, vừa được Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký ban hành hôm 28/6.

    Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Lê Công Định cho VOA cho biết từ việc người dân phản đối Luật an ninh mạng sẽ tiến tới phong trào bất tuân luật này khi luật có hiệu lực vào ngày 1/1/2019 sắp tới.

    “Rõ ràng là trong bao nhiêu năm qua khi có Internet và mạng xã hội, nhất là sự phát triển của Facebook khiến cho những tiếng nói chống lại chính sách sai lầm về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng Cộng sản buộc họ phải siết chặt thông tin, họ biết kiểm soát toàn bộ việc tiếp cận thông tin của người dân. Nhà nước đã vi phạm chính bản Hiến pháp 2013.

    “Luật an ninh mạnh ra đời khiến công dân thấy rằng các quyền hiến định của mình đã bị hạn chế, thậm chí bị tước đoạt. Vừa qua toàn xã hội dấy lên một phong trào phản đối Luật an ninh mạng và khi Luật an ninh mạng sắp có hiệu lực thì chúng ta sẽ có một phong trào bất tuân Luật an ninh mạng.”

    Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người vừa được chính quyền Hà Nội phóng thích và trục xuất sang Đức, cho VOA biết người dân đừng vì bị Luật An ninh mạng đe dọa mà không dám bày tỏ quan điểm của mình.

    “Trước sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế và sự đòi hỏi của người dân trong nước, chính quyền Việt Nam nói rằng nếu có Luật an ninh mạng thì họ có được công cụ pháp lý trong tay để siết chặt sự kiểm soát của họ. Nhưng theo tôi, có hay không có Luật an ninh mạng thì đối với người cộng sản cũng chẳng quan trọng nhiều vì họ bất chất pháp luật. Khi họ cần đàn áp thì vẫn có thể đàn áp được. Người dân nếu sợ Luật an ninh mạng mà không dám bày tỏ quan điểm thì chỉ có lợi cho chính quyền cộng sản. Họ ra cái luật này chỉ nhằm mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần người dân mà thôi.”

    Từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói:

    “Luật an ninh mạng có một số điều khoản vi phạm công ước quốc tế do dó các tổ chức quốc tế và người dân trong nước phản đối rất mạnh mẽ về các điều khoản vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư của người dân trong khi trao quá nhiều quyền cho công an. Vì Việt Nam đã từng ký vào các công ước quốc tế về quyền con người, tôi với tư cách là một công dân sẽ vẫn thực thi các quyền tự do đó như đã ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam.”

    Trần Thu Nguyệt, một một nhà hoạt động nữ ở Sài Gòn chia sẻ:

    “Họ ngăn chặn như vậy nhưng chúng ta có các nhà hoạt động trẻ hướng về hiện tình đất nước và đang tìm hiểu rõ sự thật. Khi Luật an ninh mạng đưa ra thì các em lại càng thông hiểu tình hình hơn. Các em sẽ bằng một cách nào đó có thể cất tiếng nói trên các trang mạng khác…Các em sẽ lên tiếng nói mạnh mẽ hơn và dám chấp nhận tất cả trong đất nước bị bịt miệng như thế. Nhà cầm quyền có thể đưa ra bất cứ luật gì họ muốn, nhưng các nhà hoạt động trẻ có cách riêng của họ.”

    Có cùng nhận định với nhà hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Văn Đài ở Đức nói:

    “Tôi tin rằng chúng ta sẽ có nhiều biện pháp khác nhau, nhiều cách thức đấu tranh khác nhau để vô hiệu hóa Luật an ninh mạng của họ. Tôi sẽ có những bài viết để giúp các bạn hiểu và làm thế nào để vô hiệu hóa luật này và đấu tranh có hiệu quả hơn.”

    Sau khi Hà Nội thông qua Luật an ninh mạng, Hoa kỳ bày tỏ sự thất vọng, nói rằng Luật này đã “thu hẹp tự do biểu đạt trên không gian mạng và áp đặt những hạn chế gây phiền toái đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác.”

    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Chúng tôi thúc giục Việt Nam đảm bảo rằng luật pháp của Việt Nam tạo ra một môi trường kỹ thuật số cởi mở và mang tính cạnh tranh, nhất quán với các nghĩa vụ thương mại quốc tế của Việt Nam.”

    LHQ cũng bày tỏ quan ngại nói rằng Luật an ninh mạng của Việt Nam trao cho chính quyền “nhiều quyền hạn mới”, cho phép họ “ép buộc” các công ty công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ phải chia sẻ dữ liệu máy tính, bao gồm thông tin cá nhân, hoặc phải từ chối dịch vụ và kiểm duyệt bài đăng của người sử dụng mà không cần có sự xem xét của nhánh tư pháp.


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Một số trang Facebook chỉ trích chính quyền VN bị khóa





    VOA Tiếng Việt - 28-06-2018

    Trang Facebook của Việt Tân bị khóa trong nhiều giờ, người phát ngôn của tổ chức này nói rằng lý do có thể là vì chính phủ Việt Nam gây áp lực, buộc Facebook khóa các trang chống đối chính quyền.

    Sáng hôm 28/6, từ thủ đô Washington, ông Hoàng Tứ Duy, người phát ngôn của Việt Tân, nói với VOA rằng trang Facebook của Việt Tân đã bị khóa gần 2 ngày, mãi tới sáng hôm nay – giờ Washington, trang này mới hoạt động trở lại.

    “Vào trưa ngày 27/6 các admin của trang Facebook Việt Tân cho biết trang này đã bị đóng mà không có lý do rõ ràng. Đến nay thì trang Facebook đã bị đóng hơn 24 tiếng rồi.”

    Ông Duy cho biết thêm rằng một số trang khác có số truy cập cao cũng bị khóa.

    “Chúng tôi biết có một số fanpage khác cũng bị lấy xuống, không riêng gì trang Việt Tân. Có thể nói đây là một chiến dịch có sự phối hợp nhằm vào các trang Facebook có sự ảnh hưởng đối với dư luận Việt Nam.”

    Trên mạng xã hội loan truyền tin tức cho rằng các trang Facebook của Việt Tân, Nhật ký Yêu nước, và Thức Followers đã bị khóa từ ngày 27/6.

    Từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho biết ngoài trang Việt Tân, các trang khác như Nhật ký Yêu nước cũng không truy cập được.

    “Các trang Facebook của Việt Tân và Nhật ký Yêu nước, hai trang này tôi có theo dõi và các bạn của tôi cũng phản ảnh là hiện thời bị khóa và không truy cập vào được kể cả trong nước hoặc quốc tế. Điều này cá nhân tôi nghĩ là hơi bị thất vọng.”

    Theo Bloomberg hôm 27/6, Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua trong tháng này, có thể sẽ buộc tập đoàn Google và Facebook phải chọn lựa giữa thâm nhập nền kinh tế có số phát triển nhanh nhất châu Á, hoặc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

    Theo tờ báo chuyên về tin tài chính của Mỹ, Google và Facebook sẽ bị buộc phải nộp các dữ liệu của người dùng bị nghi ngờ có các hoạt động chống phá chính quyền, bao gồm truyền bá tin tức làm ảnh hưởng đến chính quyền Hà Nội hoặc gây tổn hại kinh tế.

    Ông Tim Bajarin, Giám đốc Creative Strategies Inc. được Bloomberg trích lời nói: “Nếu họ tuân thủ luật này, họ sẽ vi phạm các điều khoản về cung cấp dịch vụ của chính mình trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.”

    “Chúng tôi đang vận động Quốc hội Hoa Kỳ cùng với Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi các dân biểu, các thượng nghị sĩ yêu cầu Facebook và Google không hợp tác với cộng sản Việt Nam trong việc gỡ bài, không cung cấp các dữ kiện người dùng Facebook cho chính quyền Việt Nam, cũng như minh bạch và công khai tiến trình làm việc với nhà nước Việt Nam,” ông Duy cho biết thêm.

    Ông Eddie Thai, một đối tác tại TP Hồ Chí Minh với 500 dự án khởi nghiệp, nói với hãng tin Bloomberg rằng Luật An ninh mạng có thể làm sứt mẻ đà phát triển kinh tế số của đất nước bằng cách làm cho chi phí khởi nghiệp tăng cao, và đẩy các doanh nghiệp chạy sang các thị trường khác.

    Facebook và Google từ chối bình luận về liệu họ có tuân thủ luật mới của Việt Nam hay không.

    Nói với truyền thông trong nước, ông Hoàng Phước Thuận, Giám đốc Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an Việt nam, nói rằng “không công ty nào phản đối.”

    Vào tháng 3, Chính phủ Việt Nam đã gây sức ép, buộc các công ty trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và các trang khác có nội dung chống chính phủ, theo Reuters.

    Chính quyền Việt Nam xem Việt Tân, một tổ chức chính trị có trụ sở tại Hoa Kỳ, là một tổ chức khủng bố và cấm Việt Tân hoạt động ở Việt Nam.


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Quỹ Nhân quyền kêu gọi điều tra vụ bắt giữ Trần Thị Xuân





    VOA Tiếng Việt - 26-06-2018

    Tổ chức Quỹ Nhân quyền (HRF) đã đệ đơn lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc Điều tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD), yêu cầu ủy ban điều tra vụ bắt giữ Trần Thị Xuân, một nhà hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam, và là thành viên của Hội Anh em Dân chủ (AEDC).

    Theo thông cáo của HRF, đơn đã được đệ nạp hôm 22 tháng 6 và gửi đến Nhóm Công tác của Ủy ban Điều tra về Bắt Giữ Tùy Tiện để yêu cầu UNWGAD tiến hành một cuộc điều tra chính thức vào vụ bắt giữ, tạm giam, kết án sai trái và tuyên án hà khắc đối với chị Trần Thị Xuân, một nhà hoạt động nhân quyền từng tham gia các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường và đòi bồi thường cho ngư dân bị tác động trong thảm họa cá chết hàng loạt năm 2016 do thải hóa chất độc hại.

    Chị Xuân là thành viên của Hội AEDC, một tổ chức bất bạo động quy tụ các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Bà Joy Park, cố vấn pháp lý đặc trách châu Á của HRF nói:

    “Trong hồ sơ đệ nạp lên UNWGAD, chúng tôi lập luận rằng cô Trần Thị Xuân đã bị tước mất quyền tự do chỉ vì mối liên kết với Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) và các hoạt động ủng hộ dân chủ”.

    Đại diện HRF nhấn mạnh:

    "Chúng tôi kêu gọi UNWGAD hãy lên tiếng rằng bằng dộng thái tùy tiện cầm giữ chị Trần Thị Xuân, Việt Nam đã không thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình theo Điều 18 và 20 của Tuyên ngôn Nhân quyền, và các Điều 19 và 22 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.”

    Theo Dự án 88, một website chuyên lưu trữ những thông tin về những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chị Trần Thị Xuân bị bắt hôm 17 tháng 10 năm 2017 mà không có trát lệnh bắt giữ. Chị bị giam giữ trong tình trạng không được liên lạc với bên ngoài trong suốt thời gian tạm giam cho tới khi bị tuyên án khi phiên tòa kết thúc vào ngày 12 tháng 4 năm 2018.

    Theo HRF, chị Trần thị Xuân không được phép nhờ luật sư đại diện, và gia đình chị không được loan báo ngày xét xử. Rốt cuộc, chị bị kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. HRF cho rằng đây là một bản án bất công, sai trái.

    Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kết án Trần Thị Xuân 9 năm tù giam và 5 năm quản chế. Chị có 15 ngày để kháng cáo phán quyết của tòa, nhưng gia đình và luật sư không được phép tới thăm cho đến khi thời hạn kháng cáo đã hết hạn.

    HRF nói vụ bắt giữ chị Xuân nằm trong một chiến dịch đàn áp vẫn đang tiếp diễn chống Hội AEDC. Tính từ năm 2017, 8 thành viên của hội đã bị kết án và bỏ tù dựa trên những tội bị gán ghép, theo HRF.

    HRF là một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, chuyên quảng bá và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu, đặc biệt tập trung giúp những nhà bất đồng bị đàn áp trong các xã hội khép kín.

    Hội AEDC là một mạng lưới hoạt động với nhiều thành viên trên khắp nước. Một trong những người sáng lập Hội là Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, mới đây ông và cộng sự viên Lê Thu Hà, đã được phóng thích và đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay để bị trục xuất sang Đức. Cùng đi với ông có vợ ông, bà Vũ Minh Khánh.


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Các cuộc biểu tình quy mô và thế lưỡng nan của Hà Nội trước Trung Quốc
    _________________________
    Thụy My - 28-06-2018 17:48





              

    Người biểu tình ở Hà Nội phản đối dự luật Đặc khu, ngày 10/06/2018.

              


    Các cuộc biểu tình trên toàn quốc làm rung chuyển Việt Nam cách đây gần hai tuần đã làm nổi bật bài toán khó của Hà Nội khi giao dịch với Trung Quốc – vừa là cừu địch ở Biển Đông, lại vừa là đối tác thương mại và nhà đầu tư chủ chốt.

    Lịch sử quan hệ Việt-Trung chìm đắm trong một ngàn năm Bắc thuộc, chiến tranh, loạn lạc. Cuộc xâm lược gần đây nhất của Trung Quốc là cuộc chiến tranh biên giới kéo dài hai tháng vào năm 1979.

    The Diplomat ghi nhận, các cuộc xuống đường mới đây nhằm phản đối Luật Đặc khu, một dự luật đặt ra các « đặc khu kinh tế » (SEZ) với mục tiêu thúc đẩy đầu tư và cải cách kinh tế. Tuy nhiên, viễn cảnh những giao dịch đáng ngờ, được cho là nhượng đất cho các nhà đầu tư Trung Quốc, đã gây ra một làn sóng các cuộc biểu tình phản đối.

    Những người biểu tình cầm các biểu ngữ trên đó người ta đọc được « Không đặc khu – Không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày », « Đả đảo bán nước ». Phong trào phản kháng khởi đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội rồi nhanh chóng lan ra các thành phố ở sáu tỉnh, có thể kể : Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Tây Ninh.

    Ông Phạm Chí Dũng, cựu sĩ quan quân đội nay là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với The Diplomat :
    • « Luật Đặc khu bị người dân Việt Nam gọi là luật bán nước. Rất nhiều người tỏ ra phẫn nộ. Đây là kiểu nhượng địa mà chỉ những quốc gia nghèo, lạc hậu mới vận dụng đến ».


    Chắc hẳn ông Dũng muốn nói đến hai nước láng giềng nghèo nàn là Lào và Cam Bốt, đã chấp nhận cho các nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất đến 99 năm.

    Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhượng bộ về việc cho thuê ba đặc khu ở vị trí chiến lược 99 năm. Điều khoản này 99% giúp người ngoại quốc sở hữu đất đai, và các nhà đầu tư Trung Quốc hầu như là người hưởng lợi chính. Chính quyền dường như muốn giảm thời hạn cho thuê đất còn 70 năm như 18 đặc khu đã có.

    Ông Nguyễn Chí Tuyến, một blogger đấu tranh ở Hà Nội có 42.500 người theo dõi trên Facebook, không bị thuyết phục trước lời hứa xem xét lại thời hạn cho thuê đất của thủ tướng Phúc. Ông nói :
    • « Chúng tôi có một lịch sử lâu dài với người Trung Quốc, họ luôn muốn xâm lăng đất nước chúng tôi, thế nên rất nguy hiểm khi cho phép họ sử dụng các đặc khu này để kiểm soát đất nước ».


    Mặt khác, Việt Nam lên án Trung Quốc quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, và đòi hỏi chủ quyền trên nhiều đảo ở vùng biển mà Hà Nội luôn khẳng định phải gọi đúng tên này, chứ không phải « Biển Nam Trung Hoa ».

    Chỉ vài ngày sau đợt biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên, ngày 14/06/2018, ngoại trưởng Việt Nam tố cáo việc Trung Quốc tái bố trí hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Hà Nội đòi hỏi chủ quyền. Thông cáo của Bộ Ngoại Giao Việt Nam gọi việc Bắc Kinh triển khai hỏa tiễn là « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ».

    Cho dù tình hình trên biển vẫn căng thẳng, và một lịch sử đầy biến động sâu sắc với nước láng giềng khổng lồ, chính phủ Việt Nam vẫn hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc, để đầy mạnh nền kinh tế đang khó khăn.

    Nhưng Luật Đặc khu được đưa ra tranh luận tại Quốc Hội bao gồm cả đặc khu Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, mà đối với nhiều người Việt, nằm sát biên giới Trung Quốc một cách đáng ngại. Một đặc khu khác là đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm cạnh vùng duyên hải Cam Bốt đang bị các dự án của Trung Quốc thống trị.

    Những nghịch lý cố hữu trong việc giữ thăng bằng giữa đối đầu trên biển và hợp tác kinh tế trên đất liền, giữa việc cao giọng xác quyết chủ quyền lãnh thổ nhưng lại bắt tay với các nhà đầu tư Trung Quốc, đã bị giới trí thức chỉ trích dữ dội, kể cả một vài đại biểu Quốc Hội Việt Nam.

    Một trong những tiếng nói phản đối mạnh mẽ nhất là ông Nguyễn Quang Dy, nhà cựu ngoại giao nay là nhà phân tích, giảng viên, đã công bố một bài viết với các lý lẽ chống lại Luật Đặc khu, vài tuần trước khi diễn ra các vụ biểu tình.

    Ông viết :
    • « Trong khi Trung Quốc ráo riết quân sự hóa và kiểm soát Biển Đông, không cho người Việt khai thác dầu khí và đánh cá trong vùng biển của mình, chắc họ sẽ tăng cường bành trướng thế lực để chiếm các vị trí hiểm yếu trên đất liền. Đặc khu kinh tế là một miếng mồi ngon mà họ thèm muốn…Trong bối cảnh lợi ích kinh tế và chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng, việc mở ba đặc khu kinh tế tại các địa điểm hiểm yếu đó vào lúc này không thể biện minh, cả về lý do phát triển kinh tế lẫn lý do an ninh quốc gia ».


    Các bộ trưởng đã cố gắng quảng bá cho đặc khu kinh tế là « Singapore thu nhỏ » - môi trường kinh doanh thân thiện, tập trung công nghệ cao.

    Tuy nhiên nhà kinh tế Vũ Quang Việt, từng là cố vấn cho thủ tướng cải cách Võ Văn Kiệt (1992-1995) không chấp nhận lý lẽ này. Ông nhấn mạnh, các đặc khu mới sẽ thúc đẩy « đặt lợi ích nhóm lên hàng đầu, chủ yếu nhằm vào thị trường địa ốc và casino ». Theo ông :
    • « Cái mà Việt Nam cần là công nghệ cao và đầu tư vào giáo dục để tăng năng suất lao động, và một nền kinh tế tri thức, chứ không phải địa ốc và dự án sòng bạc ».


    « Nhóm lợi ích » là cụm từ thường được dùng để chỉ lớp đại gia mới đầy quyền lực, và những người đầu cơ địa ốc được cho là thông đồng với các nhà đầu tư Trung Quốc. Nông dân nghèo tố cáo giới này cướp đất của họ với sự đồng lõa của quan chức địa phương tham nhũng.

    Một vài đại biểu trong Quốc Hội do đảng Cộng Sản kiểm soát cũng không cảm thấy thuyết phục. Đại biểu Dương Trung Quốc nói trước nghị trường, là
    • « dự luật nếu được thông qua thì chỉ làm lợi cho các nhà đầu cơ địa ốc, chứ không phải các công ty công nghệ cao ».


    Một trong ba đặc khu là đảo Phú Quốc, gần vùng duyên hải Kep của Cam Bốt, cảng biển chính Shihanoukville và đảo Koh Kong. Nhà phân tích Nguyễn Quang Dy nhìn thấy ở đây mối nguy hiểm cực kỳ cho an ninh quốc gia :
    • « Trung Quốc hết sức quan tâm đến Phú Quốc, coi đây là mục tiêu sắp tới ».


    Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer ở Úc cũng coi Phú Quốc là địa điểm chiến lược, chỉ rõ « Koh Kong đang nhanh chóng trở thành lãnh địa của Trung Quốc. Tầm quan trọng của Phú Quốc dựa trên vị trí là điểm cuối phía nam của Biển Đông tiếp giáp với tuyến đường hàng hải đi qua eo biển Malacca và Singapore ».





    Việt Nam đứng ở đâu ?

    Hầu hết mồi lửa nhen nhóm cho làn sóng phẫn nộ gần đây là từ di sản độc hại của nhiều vụ xì-căng-đan đầu tư Trung Quốc. Trong đó có dự án bô-xít ở Tây nguyên đã gây ra đợt phản kháng trên toàn quốc năm 2009. Vai trò của công ty Trung Quốc và mối đe dọa khổng lồ cho môi trường từ bùn đỏ độc hại đã gây ra phong trào phản đối rộng lớn, từ các nhà ly khai cho đến các đảng viên tên tuổi, thậm chí cả vị tướng huyền thoại đã nghỉ hưu là Võ Nguyên Giáp.

    Dù vậy, dự án này vẫn được tiến hành, sau khi cải thiện các biện pháp bảo vệ môi trường và có giám sát của bộ Môi Trường vốn có tiếng nói yếu ớt.

    Rõ ràng là chính quyền đã bị rúng động bởi các vụ biểu tình mới đây. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cố gắng tỏ ra hòa giải, khẳng định với công chúng là
    • « Chúng tôi đã lắng nghe nhiều nhà trí thức, nhân dân, đại biểu Quốc Hội, cán bộ lão thành và Việt kiều ».


    Tuy nhiên đúng vào tuần lễ mà thủ tướng bắt đầu lắng nghe, internet, một trong những không gian tranh luận chính trị chủ yếu, lại bị đặt dưới những quy định nghiêm ngặt và bị kiểm duyệt bởi Luật An ninh mạng mới được thông qua, bất chấp dư luận lên án.

    Trước hàng loạt các xì-căng-đan tham nhũng có liên quan đến đầu tư Trung Quốc, đã có những lời kêu gọi tranh luận và đối thoại nhiều hơn từ trong nội bộ đảng, báo chí do Nhà nước kiểm soát, và trên các mạng xã hội.

    Một nhà xã hội học Việt Nam giấu tên mong muốn đối thoại và mở cửa nhiều hơn. « Chính quyền cần chấp nhận quan điểm đa phương, lắng nghe xã hội dân sự và trí thức, như chúng tôi đã từng kêu gọi trong thời kỳ đổi mới của ông Võ Văn Kiệt », thủ tướng cải cách trong thập niên 90.

    Tương tự, chuyên gia về Việt Nam, tiến sĩ Benedict Kerkvliet, giáo sư danh dự trường đại học quốc gia Úc bình luận : «
    • Chính quyền cần tỏ rõ là họ tôn trọng quan ngại của công dân về chủ quyền quốc gia, và chân thành về điều này ».


    Cho đến nay, chính quyền vẫn không chịu thừa nhận là độc lập quốc gia có thể bị nguy hiểm khi Trung Quốc đầu tư vào các đặc khu. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi bình tĩnh, nhưng ông cũng như các nhà lãnh đạo khác đều tránh nhắc đến Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh tỏ ra tức giận trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.





    Cuộc đấu tranh lâu dài cho độc lập

    Chiến đấu để giữ vững nền độc lập cho Việt Nam, không bị người láng giềng khổng lồ phương bắc nuốt chửng, chẳng phải là công việc dễ dàng gì. Kerkvliet nhận định :
    • « Trung Quốc là một thách thức vĩ đại, và Hà Nội cần phải phối hợp với các nước láng giềng cũng đang lo ngại trước các hành động của Trung Quốc ».


    Một số quốc gia Đông Nam Á khác cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, nhưng Việt Nam là tiếng nói lớn nhất đả kích chính sách hung hăng của Bắc Kinh. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có kháng cự lại việc Trung Quốc bóp nghẹt tài nguyên nước của dòng sông Mêkông.

    Philippines dưới thời chính quyền cũ đã kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, và giành được một chiến thắng lịch sử. Nhưng tân tổng thống Rodrigo Duterte chủ yếu tập trung vào đầu tư kinh tế hơn là chủ quyền lãnh thổ, bỏ lại Việt Nam đơn độc.

    Tuy Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng không ngăn được việc Trung Quốc nhe nanh múa vuốt đe dọa về quân sự, buộc Hà Nội phải ngưng thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Trong năm nay, một dự án khai thác dầu khí trị giá 200 triệu đô la của tập đoàn Tây Ban Nha Repsol, có tên Cá Rồng Đỏ, đã bị ngưng lại do áp lực của Trung Quốc.

    Sự bành trướng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc qua sáng kiến Một vành đai, một con đường có thể vấp phải một số trở ngại tại Việt Nam. Tất cả các cố vấn chính phủ và các chuyên gia mà The Diplomat gặp tại Hà Nội đều bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc, tin rằng chiến lược của Bắc Kinh trên Biển Đông và sông Mêkông đều có mục đích làm Việt Nam yếu đi.

    Mỗi học sinh Việt Nam đều được dạy rằng đất nước bị các hoàng đế và lãnh chúa Trung Hoa thống trị trong suốt một ngàn năm, từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên. Đến thế kỷ 19 thì Pháp lập ra Đông Dương để đô hộ.

    Bản sắc Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã được khắc họa qua việc đánh bại các kẻ thù mạnh hơn rất nhiều – đế quốc Trung Hoa cũ, thực dân Pháp năm 1954, và Hoa Kỳ năm 1975.

    Nhưng chiến thắng khó khăn hơn hết là phải duy trì cho được nền độc lập, trước cuộc tấn công kinh tế của Trung Quốc trên nhiều mặt trận – đặc khu, sông Mêkông, và Biển Đông.

    Các cuộc biểu tình đậm màu sắc dân tộc của các công dân Việt Nam gần đây rõ ràng trái hẳn với các nhà lãnh đạo Hà Nội đang chia rẽ, thiếu vắng một chiến lược rõ ràng để đối phó với sự thống trị ngày càng tăng trong khu vực của người khổng lồ kinh tế, ngay trước cửa nhà mình.





    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180627-cac- ... trung-quoc
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Mất lòng tin vào chính sách đối với Trung Quốc : Mồi lửa biểu tình ở Việt Nam
    ______________________________
    Thụy My - 20-06-2018 22:20




              

    Người dân Saigon biểu tình phản đối việc cho Trung Quốc thuê đất, ngày 10/06/2018.

              


    Những cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia tại trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam hôm 10/06/2018 cho thấy việc đoàn kết công luận và huy động các nhà bất đồng chính kiến dễ dàng như thế nào, khi có được một nhân tố chủ chốt : đó là Trung Quốc !

    Các cuộc xuống đường, mà trên lý thuyết là bất hợp pháp, đã diễn ra vào Chủ nhật thứ hai tiếp đó, ngày 17/06/2018. Người dân lo sợ rằng các vùng duyên hải được chọn làm đặc khu kinh tế mời gọi đầu tư nước ngoài, có thể trở thành đầu cầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Việt Nam.






    Chính quyền không đánh giá đúng mức tình cảm chống Trung Quốc

    Reuters ghi nhận tuy dự luật không nêu rõ tên Trung Quốc, nhưng các nhà phân tích chính trị nói rằng người Việt tin chắc như vậy. Các bài viết phổ biến trên Facebook lại càng củng cố sự nghi ngờ đã bám rễ lâu nay, rằng Bắc Kinh dùng lợi lộc để gây ảnh hưởng lên chính sách của Nhà nước.

    Trung tâm của vấn đề là một hỗn hợp dễ cháy, pha trộn giữa thực tế bị Trung Quốc bức hiếp qua nhiều thế hệ, và sự thiếu niềm tin vào chính sách của đảng Cộng Sản cầm quyền là có thể làm được điều gì đó về việc này.

    Chuyên gia về Đông Nam Á Murray Hiebert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington nhận định :
    • « Chính quyền đã đánh giá quá thấp tình cảm chống Trung Quốc tại Việt Nam. Rất nhiều người Việt thường kín đáo chia sẻ với nhau là chính phủ chưa hành động đúng mức để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước họa xâm lăng từ Trung Quốc ».


    Mạng xã hội như Facebook, được phân nửa trong 90 triệu dân Việt Nam sử dụng, càng làm cho tình cảm này dễ được hâm nóng và khó kìm nén lại.

    Sau khi các cuộc biểu tình nổ ra trên nhiều tỉnh thành toàn quốc, Quốc Hội Việt Nam tuần qua đã hoãn lại việc bỏ phiếu về Luật Đặc khu cho đến tháng Mười.

    An ninh được siết chặt tại các thành phố lớn hôm Chủ nhật 17/6 để ngăn ngừa biểu tình. Nhưng hàng ngàn người vẫn tuần hành ở Hà Tĩnh, nhiều người cầm theo các biểu ngữ « Không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày ».





    Trung Quốc bức hiếp, dân Việt phẫn nộ

    Căng thẳng có nguy cơ kéo dài, cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến Một vành đai, một con đường (Nhất đới, nhất lộ hay Con đường tơ lụa mới) để đẩy mạnh hoạt động ở các nước, đồng thời có những hành động giương oai diễu võ để áp đặt yêu sách chủ quyền lên hầu như toàn bộ Biển Đông.

    Trung Quốc tăng tốc xây dựng và quân sự hóa trên quần đảo Hoàng Sa - cưỡng chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 – cũng như tại Trường Sa. Hồi tháng Ba, Bắc Kinh còn gây áp lực khiến Hà Nội phải ngưng việc khoan dầu tại một lô quan trọng. Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng một năm Trung Quốc có hành động ngang ngược này.

    Sự phản kháng của chính quyền Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc khá hạn chế. Hôm thứ Sáu 15/6, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tránh né vấn đề, nói rằng Quốc Hội « biểu dương tinh thần yêu nước và sự quan tâm sâu sắc của nhân dân đến các vấn đề quan trọng của đất nước ».

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm Chủ nhật 17/6 cũng trấn an công chúng về việc Luật Đặc khu dự kiến cho thuê 99 năm, nhưng cũng không nêu tên Trung Quốc. Báo chí nhà nước dẫn lời ông Trọng : « Không ai dại dột trao đất cho người nước ngoài để vào đây làm rối mình ».

    Các cuộc biểu tình hôm 10/6 hầu hết là ôn hòa, tuy nhiên đã trở thành bạo động ở Bình Thuận. Tại đây xe cộ ở công sở bị phá hoại, đám đông giận dữ ném đá và tấn công cảnh sát cơ động.

    Luật sư nổi tiếng Trần Vũ Hải nói rằng tâm trạng phẫn nộ đã được nung nấu từ nhiều năm qua tại Bình Thuận,
    • nơi mà ngư dân bị Trung Quốc tấn công,
      đất đai bị ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc xây dựng,
      và nạn phá rừng do khai thác khoáng sản để xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.


    Theo ông Hải,
    • người dân không chỉ trút cơn giận dữ lên Trung Quốc,
      mà còn cả với chính quyền địa phương, vẫn bị coi là tham nhũng và mờ mắt trước những mồi nhử lợi lộc của Bắc Kinh.
    Ông nói :
    • « Họ chẳng chịu tìm hiểu vì sao người dân lại tức giận như thế, và cũng không giải quyết những bức xúc của dân. Lòng tin vào chính quyền ở địa phương này đã bị mất đi ».


    Các nhà phân tích cho rằng số lượng người tham gia đông đảo và có phối hợp trong các cuộc biểu tình, đã làm cho những người dân bình thường thêm bạo dạn. Tuy nhiên đồng thời cũng làm khó khăn thêm cho đảng trong việc giữ được tình trạng thăng bằng hiện nay : vừa làm ngơ cho một số nhà bất đồng chính kiến, lại vừa giữ được họ trong vòng kiểm soát.





    Cần biết đối thoại với dân

    Reuters cho biết phía Trung Quốc cũng không hề coi các cuộc biểu tình của người Việt là chuyện nhỏ. Cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại Việt Nam tuần qua đã tổ chức những cuộc họp với các nhóm doanh nhân Trung Quốc, với chính quyền địa phương và báo chí.

    Một trong số nhiều bài viết trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc cho biết bà Đoàn Hải Hồng (Yin Haihong) đã « yêu cầu » chính quyền Việt Nam bảo vệ các cơ sở kinh doanh và công dân Trung Quốc. Bà nói rằng đại sứ quán được chính quyền Hà Nội thông báo là những người có « động cơ chưa rõ » đã « cố ý xuyên tạc tình hình và gắn nó với Trung Quốc ».

    Những cuộc biểu tình tương tự trước đó cũng đã diễn ra vào năm 2014 sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa, và kéo dài trong nhiều tháng vào năm 2016 do một thảm họa môi trường từ nhà máy Formosa của Đài Loan.

    Trả lời câu hỏi của hãng tin Anh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng không nhắc đến Trung Quốc, nhưng nói rằng « những người cực đoan » đã « xúc giục biểu tình bất hợp pháp ». Bà cũng nói chính sách Việt Nam là phục vụ lợi ích của nhân dân và hỗ trợ đầu tư, kinh doanh.

    Ông Nguyễn Văn Quynh, một luật sư được nhiều người theo dõi trên Facebook, nói rằng rõ ràng các cuộc tập hợp (ở Bình Thuận) là có tổ chức, và bạo động kịch phát do bị xúi giục. Chúng cho thấy có những kế hoạch tỉ mỉ và kiến thức về quy trình làm việc của lực lượng an ninh, và Bình Thuận là một điểm yếu.

    Một số cựu đại biểu Quốc Hội cũng như đại biểu đương nhiệm cho rằng bây giờ là lúc để xem xét lại Luật Biểu tình, vốn đã bị hoãn lại nhiều lần. Hiến Pháp Việt Nam công nhận quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp, nhưng những cuộc biểu tình thường bị cảnh sát dập tắt, những người tham gia bị tạm giữ do « gây rối trật tự công cộng ».

    Những người khác thì khuyến cáo nên lắng nghe công luận nhiều hơn. Ông Nguyễn Sĩ Dũng, cựu phó văn phòng Quốc Hội nói :
    • « Chính quyền cần quan tâm đến những gì mà người dân đang quan tâm ».
    Tương tự, hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia Lê Đăng Doanh ở Hà Nội :
    • « Điều hết sức quan trọng là chính quyền phải đối thoại với dân nhiều hơn, để giải quyết được vấn đề trước khi trở thành hệ trọng ».
    Hãng tin Mỹ cũng trích nhận định của chuyên gia Bernard Lapointe, Viet Dragon Securities JSC ở Thành phố Hồ Chí Minh :
    • « Nguy cơ lớn nhất đối với Việt Nam, trong trường hợp bất bình xã hội gia tăng, là vốn đầu tư FDI sẽ bị sụt giảm ».






    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180620-mat- ... o-viet-nam
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           







    Blogger Lê Anh Hùng bị bắt tạm giam 3 tháng
    _________________________________-





              

    Blogger Lê Anh Hùng

              


    Ông Lê Anh Hùng, blogger, thành viên Hội Nhà báo Độc lập bị bắt tạm giam 3 tháng hôm 5/7 theo Điều 331 Bộ luật Hình sự về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…"

    Điều 331 BLHS 2015 tương đương với Điều 258 BLHS (cũ) đã được sửa đổi, bổ sung và mở rộng hơn. Trong đó thay đổi quy định tại Khoản 2 từ "Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm" thành "Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."

    Trước lúc bị bắt, ông Hùng được cho là nhắn một số nhà hoạt động khác rằng
    • "có mấy nhân viên an ninh đang lảng vảng gần nhà tôi"
      và "nếu hôm nay không liên lạc được thì có nghĩa là tôi đã bị bắt cóc".


    Ông Hùng được biết đến qua nhiều post trên mạng xã hội về dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Blogger này nhiều lần khiếu kiện lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đưa nhiều cáo buộc liên tiếp nhắm vào ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội.

    Ông Hùng cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội các năm trước.

    Là cộng tác viên thường xuyên của Đài VOA Việt ngữ, bài gần nhất của ông Hùng trên trang này là bình luận về luật An ninh mạng và luật Biểu tình. Ông viết:
    • "Bất luận thế nào, trong môi trường quyền lực, chúng ta không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào bất cứ ai, bởi kẻ nắm giữ quyền lực ngày hôm nay rất có thể đã "lột xác" so với cùng con người ấy ngày hôm qua. Quyền lực vì thế cần thường xuyên được giám sát và kiểm soát."


    Hôm 5/7, trả lời BBC, ông Phạm Chí Dũng, đại diện Ban biên tập Hội Nhà báo Độc lập, xác định việc ông Hùng bị băt́, nhưng nói:
    • "Hiện tại tôi chưa đưa ra bình luận gì về việc ông Lê Anh Hùng bị bắt."
      "Có lẽ phải đợi thêm ít thời gian thì tôi mới nói về vụ này."
      "Tôi được biết ngoài là thành viên Hội Nhà báo Độc lập, ông Hùng còn là thành viên Hội Anh em Dân chủ."


    Một post gần đây trên trang cá nhân của ông Lê Anh Hùng viết:
    • "Tôi kết nhất đoạn này:
      "Để làm được việc người dân bên trong và bên ngoài cùng nhau hợp lực để xây dựng quốc gia dân tộc, điều cần làm trước tiên là một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam. Để cách mạng xảy ra thì thanh gươm và lá chắn (công an và quân đội) phải là của quốc gia dân tộc chứ không phải là của đảng Cộng sản Việt Nam."





    'Bắt buộc chữa bệnh'

    Hôm 5/7, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho biết trên Facebook rằng ông Hùng bị bắt ngay trước lúc định đưa con trai 10 tuổi đang bệnh ra Huế phẫu thuật.

    Trong một bài đăng vào tháng 1/2018, tờ Thời Nay, một ấn phẩm của báo Nhân Dân cho biết hồi năm 2009, ông Lê Anh Hùng bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố và bắt tạm giam về tội "Vu khống" theo Điều 122 Bộ luật Hình sự.

    Tờ báo viết:
    • "Tuy nhiên, sau khi xác minh bị can thực hiện hành vi sai phạm trong tình trạng bị bệnh tâm thần hoang tưởng, mất khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi nên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, Công an tỉnh Quảng Trị đã chuyển hồ sơ tới Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị để hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, tạm giam và ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can Lê Anh Hùng."


    Hồi tháng 4/2018, sáu nhà hoạt động của Hội Anh em Dân chủ, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị tuyên án tổng cộng 66 năm tù về tội "Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Sau đó, hai người trong số này, Luật sư Đài và cộng sự Lê Thu Hà được đưa ra khỏi nhà tù đi tỵ nạn tại Đức.





    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44720856
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Chuyển giao từng phần lãnh thổ đã diễn ra từ thời Hồ
    ________________________________________
    Le Nguyen (Danlambao) -







    Trong tiến trình phát triển kết thành cộng đồng xã hội, hình thành bộ lạc, thành lập quốc gia đã diễn ra nhiều kiểu cách như cưỡng chiếm đất đai, xâm lăng lãnh thổ, diệt chủng độc ác của những tên thủ lĩnh bộ tộc, những tên bạo chúa quỷ vương hung tàn, cuồng xuẩn với tham vọng quyền lực mù quáng, đánh mất tính người. Chúng say máu ra tay giết người cướp đất, xóa sổ bộ tộc, tiêu diệt quốc gia chậm phát triển bằng cách săn lùng chém giết, truy cùng diệt tận các sắc dân yếu kém, các bộ lạc, quốc gia lạc hậu, chậm tiến không theo kịp đà phát triển tiến bộ, văn minh như là một tất yếu khách quan của lịch sử phát triển xã hội loài người.

    Cách diệt chủng của thời man di mọi rợ là tàn sát, là giết hết, là truy cùng diệt tận không chừa một ai kể cả ông già bà lão, phụ nữ trẻ em, thú nuôi cây trồng. Về sau, diệt chủng dần quy mô hơn là không chỉ tận diệt con người mà chúng còn tiêu diệt sắc thái văn hóa, bản sắc dân tộc, phá hủy thành quách, san bằng đền đài miếu mạo, di tích lịch sử và cho đàn ông nước xâm lăng lấy đàn bà, phụ nữ bản địa bị cưỡng chiếm nhằm đồng hóa dân tộc bại vong.

    Diệt chủng của thời cận đại
    • là đập đầu chôn sống như ác quỷ Hồ Chí Minh đã làm với dân tộc Việt Nam
    • hoặc sử dụng vũ khí giết người hàng loạt bằng cách lùa vào lò hơi ngạt như Hitler đã làm trong đệ nhị thế chiến.


    Ngày nay những cách giết người diệt chủng như vừa kể đã bị thế giới văn minh lên án, bị loài người tiến bộ xếp vào tội ác chống nhân loại nên các nước lớn có tham vọng bá quyền, thực dân, đế quốc đã không còn giết người diệt chủng theo lối cổ điển. Chúng giết người diệt chủng tinh vi hơn bằng cách
    • âm thầm sử dụng “vũ khí” sinh học, hóa học để tiêu hao, giết dần mòn sức sống của các dân tộc chậm tiến
    nhằm che giấu bản chất khát máu say máu, xâm lăng chiếm đóng không hề thay đổi trong não trạng của bọn bá quyền nước lớn.



    Cụ thể là bành trướng Đại Hán, là đế quốc đỏ Tàu cộng đã, đang làm đối với Việt Nam!

    Có lẽ có một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam không lạ với tham vọng bành trướng của kẻ thù phương bắc. Thế nhưng khi có ai nói đến âm mưu diệt chủng, thôn tính Việt Nam
    • của tên Hán gian Hồ Chí Minh,
      là tình báo Hoa Nam,
      là cộng sản quốc tế đệ tam
    thì có một bộ phận không nhỏ khác ngây thơ mù đảng, cuồng Hồ bại não cho là viển vông, là tin đồn thất thiệt. Thậm chí chúng còn nông cạn, nghĩ đó là luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch chống phá đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam.

    Nếu chịu khó suy nghĩ thì không khó để nhận ra ý nghĩa của câu châm ngôn:
    • “Diệt chủng là một tiến trình chứ không phải là một biến cố.”
      ( Genocide is the process. Not a Event.)
    Quả là quá đúng, quá chuẩn khi những lối diệt chủng cổ điển không thể tồn tại trong thời đại văn minh toàn cầu hóa thì việc
    • triệt nguồn sống qua việc tàn phá rừng,
      nắn dòng chảy của lòng sông,
      đầu độc biển... bằng chất thải, rác thải công nghiệp
      và giết dần mòn một dân tộc từ số lượng đến chất lượng bằng dư chất độc hại hóa học trong trái
      • cây rau củ, thịt cá, nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng...
    là Phương pháp tối ưu của bọn quỷ đội lốt người.

    Giết dần mòn bằng phương cách vừa kể là
    • con đường ngắn nhất
      cho một tiến trình diệt chủng lâu dài
      để xóa sổ một dân tộc.
    Việt Nam hiện nay đang nằm trong tiến trình diệt chủng lâu dài của bá quyền đại Hán và nó đã được tiến hành kể từ lúc tên Hán gian Hồ Chí Minh nhập Việt đóng thế Nguyễn Ái Quốc.



    Âm mưu diệt chủng, xóa sổ dân tộc Việt Nam, sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào nhà nước đế quốc, thực dân mới Tàu cộng đã lộ rõ với sự tiếp tay của lãnh đạo Việt cộng đời nay.
    Thế cho nên Tàu cộng chẳng cần che giấu tham vọng thôn tính như mèo giấu cứt như thời Hồ Chí Minh,
    • chúng ngang nhiên đuổi giết ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống,
    • xâm lấn chiếm đóng từng phần đất biên giới, biển đảo,
    • lập làng mạc, phố xá, khu công nghiệp, những dự án kinh tế... như da beo bên trong nước Việt Nam,
    có sự đồng tình, tiếp tay tích cực của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.
    Đó chính là biểu hiện của bước chuẩn bị cho Việt Nam sáp nhập làm một tỉnh trực thuộc trung ương Bắc kinh như nội dung lời “đồn đoán” trong hiệp ước bí mật Thành Đô mà cộng đảng Việt ký kết với cộng đảng Tàu?

    Thời nay với phương tiện thông tin hiện đại những bí mật chuyển giao lãnh thổ cho Tàu cộng đã diễn ra từ thời Hồ Chí Minh
    • và chuyện ồn ào giao nộp ải Nam Quan, thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm, núi Lão Sơn, vịnh Bắc Bộ, Boxit tây nguyên, Vũng Áng Hà Tỉnh, các đặc khu kinh tế... của cộng sản đời nay
      cũng chỉ là hợp thức hóa, công khai hóa cái gọi là “tài sản quý báu” của Mao-Hồ xây dựng, vun đắp.


    Chuyện Hồ Chí Minh từ lâu âm thầm chuyển giao từng phần lãnh thổ Việt Nam cho mẫu quốc Tàu cộng đã được các nhà Hồ Chí Minh học phanh phui và
    • không chỉ có công hàm cống nạp Hoàng Sa, Trường Sa của Phạm Văn Đồng
      mà nó còn được Hồ chuyển giao không cần văn bản những vùng đất
    được hai nhà biên khảo Mai Thái Lĩnh, Trương Nhân Tuấn ghi nhận như sau:
    “... Năm 1953, Hồ giao nạp khu vực Trà Mần, Suối Lũng, huyện Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng, tại cột mốc biên giới số 136-137 và cho Trung Quốc đưa dân xâm cư với tên mới "Si Lũng".

    - Năm 1955-1956, Cộng Sản Hà Nội đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc như: khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, cồn Pò Thoong, ải Nam Quan, xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng thuộc tỉnh Lạng Sơn trên 3,100 km chiều dài và chiều sâu 0,500 km.

    - Năm 1956 Hồ Chí Minh lại thầm lặng chuyển giao cho Trung Cộng san bằng núi Khâu Thúc tại xã Thanh Loa thuộc huyện Cao Lộc, phá hủy ba cột mốc biên giới số 25, 26, 27, với xã Khẳm Khau thuộc tỉnh Lạng Sơn, phá hủy hai cột mốc biên giới số 17-19 và đất tỉnh Hoàng Liên Sơn, chiều dài hơn 4 km, sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 1 km; diện tích hơn 300 héc ta. gồm hai thôn Minh Tân, Tả Lũng và một làng Phù Phìn, thuộc tỉnh Cao Bằng. Phá hủy cột mốc biên giới số 14.

    - Năm 1957 Hồ cho phá hủy hai cột mốc biên giới số 43 – 114, chuyển giao quặng mõ than chì từ thị trấn Ái Ðiểm, Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn, đến xã Bình Mãng, xã Sóc Giang, tỉnh Cao Bằng. Khu vực Phia Un hai cột mốc số 94-95, thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, Hồ chuyển giao thêm 500 mét sâu vào biên giới trên đỉnh núi Phia Un, khu vực Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn gồm ba xã Kùm Mu, Kim Ngân, Mẫu Sơn. Bốn cột mốc biên giới số 136, 41, 42 và 43 thuộc tỉnh Lạng Sơn, chiều dài 2,5 km, diện tích gần 1.000 héc ta đã hoà tan vào đất Hán. Khu vực Nà Pảng, Kéo Trình thuộc tỉnh Cao Bằng, phá hủy ba cột mốc số 29, 30, 31, chiều dài 6,450 km, sâu vào lãnh thổ Việt Nam 1,300 km; diện tích gần 200 héc ta, nay thuộc về Trung Quốc.

    - Năm 1967-1968, Hồ lại giao cho Trung Cộng xóm dân Mèo, tại khu vực giữa cột mốc biên giới số 2 và số 3, thuộc xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn, với tên mới "Sìn Sài Thàng" sáp nhập vào tỉnh Vân Nam Trung Quốc...”




    Tuy thế việc Hồ chuyển giao từng phần lãnh thổ Việt Nam cho mẫu quốc Tàu thì cũng chỉ làm cho tổ đại bàng của Việt Nam thành tổ con chim chích. Việc giao nộp lãnh thổ vẫn không đáng sợ bằng
    • việc Hồ thực hiện ý đồ diệt chủng dân tộc Việt Nam qua các chiến dịch, phong trào
      • cải cách ruộng đất,
        nhân văn giai phẩm,
        thảm sát kinh hoàng trong tổng tấn công năm Mậu Thân 1968
        và phát động cuộc chiến kháng Pháp, đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng cho Nga – Tàu.


    Hiện nay tiến trình diệt chủng do Hồ Chí Minh khởi xướng từ thế kỷ trước được các đứa cháu ngoan do Hồ gieo trồng trong kế hoạch trăm năm trồng người đã tích cực tiếp tay cho bành trướng Bắc Kinh tiến tới xóa sổ dân tộc, đất nước Việt Nam làm giảm số lượng cũng như chất lượng và trí tuệ của dân tộc Việt Nam. Qua chính sách ngu dân và đầu độc dân Việt Nam với hóa chất bảo vệ thực vật tồn động trong rau quả, thuốc tăng trọng, tạo nạc cho gia súc, dư lượng kháng sinh cho tôm cá, quét phẩm màu độc hại cho mọi loại thực phẩm ăn uống... được các thương nhân Tàu tự do đi lại, sinh sống trên khắp nước Việt Nam phân phối, phát tán.

    • Ngoài việc bỏ ngỏ cho thương nhân tàu đưa hóa chất độc hại, hàng hóa độc hại làm mưa làm gió đầu độc dân tộc Việt Nam.
    • Lãnh đạo đảng, nhà nước giao những vị trí chiến lược như rừng đầu nguồn, bauxite Tây Nguyên, Formosa Vũng Áng, đặc khu kinh tế... cùng với các khu công nghiệp, nhà máy do Tàu xây dựng.
    Tất cả đều là những quả bom hóa học nổ chậm đưa Việt Nam vào họa diệt vong mà Tàu cộng không cần phải tiến hành chiến tranh xâm lược gây kinh động thế giới.

    Cụ thể như với rừng đầu nguồn chúng phun thuốc khai hoang, chôn rác thải nguyên tử, thử nghiệm vũ khí sinh học... Các thứ ngấm vào các mạch nước ngầm và những chất độc hại còn lại trên mặt đất mưa trút xuống, theo sông suối chảy về đồng bằng làm ô nhiễm môi trường gây ra thảm họa không chỉ cho những con người đang sống mà còn tác hại, di căn đến các thế hệ chưa sinh ra đời, quả là rất kinh khủng.

    Chỉ mới nghĩ thoáng qua về chu trình phát tán độc chất tự nhiên mà đã thấy lạnh buốt người. Thế thì nếu nó nằm trong âm mưu diệt chủng của kẻ thù truyền kiếp phương bắc thì nó khủng khiếp đến ngần nào?

    Giả vụ như các mạch nước ngầm trên Tây Nguyên bị ô nhiễm bởi độc chất sử dụng cho công nghệ chiết suất bột nhôm và hồ chứa bùn đỏ trên Tây Nguyên vỡ, chảy tràn về miền đông nam bộ thì đời sống người dân đồng bằng sẽ ra sao? Nếu thảm họa bùn đỏ làm cho dân chết hết, chết liền, không đáng sợ bằng sống ngoắc ngoe, ngoắc ngoải với bệnh tật và sinh ra con dị tật, thần kinh thì ác mộng diệt vong mất nước là ác mộng có thật.

    Thảm họa bùn đỏ là sát thủ giấu mặt nên người dân còn thờ ơ không quan tâm, bức xúc phản ứng mạnh như thảm họa của Formosa xả thải đầu độc biển làm cá phơi bụng chết trắng bờ biển miền trung. Thật ra
    • thảm họa Bauxite Tây Nguyên,
      Formosa Vũng Áng,
      Cửu Long cạn giòng nhiễm mặn,
      các khu công nghiệp,
      nhà máy do kỹ thuật lạc hậu của Tàu phun khói độc lên bầu trời Việt Nam
      và hàng Tàu kém chất lượng, thừa độc chất tràn ngập thị trường Việt Nam,
    chính là tiến trình diệt chủng, thôn tính Việt Nam của bá quyền Đại Hán.



              
    • Xét qua việc chuyển giao từng phần lãnh thổ Việt Nam cho mẫu quốc Tàu
    • và sự tàn ác mang tính chất diệt chủng của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam,
    là cơ sở cho chúng ta tin rằng Hồ Chí Minh không những không phải là Nguyễn Ái Quốc mà còn là đứa ngoại chủng không phải là người Việt Nam.

              

              




    Le Nguyen
    danlambaovn.blogspot.com
    https://danlambaovn.blogspot.com/2018/0 ... en-ra.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Đả Cẩu Bổng


              
    EM YÊU BÁC HỒ


    Em yêu Bác quá Bác Hồ
    Dắt hai voi lớn giầy mồ tổ tiên
    Em thương bác đến phát điên
    Có công nhuộm đỏ ba miền nước ta
    Nhất thương: dậy tố mẹ cha
    Nhị thương: bác cứ như là thánh nhân
    Nói toàn những chuyện đức ân
    Mà trong lòng bác vô luân thượng thừa
    Tam thương: dối gạt bốn mùa
    Hô hào kháng chiến đình chùa phá banh
    Tứ thương: cái tính lưu manh
    Người ơn cũng giết, dân lành chẳng tha
    Địa, hào, trí, phú nước ta
    Lệnh thủ tiêu hết, bác xoa tay cười
    Mới thương bốn cái mà thôi
    Mà em đã muốn đem nhồi bác vô
    "Hang bà" "thơm" lắm ô hô
    "Tiết canh không cánh" chui vô có liền
    Ăn no tiếp tục chuyện điên
    Xây thiên đường ảo ở trên nước này


    Đả Cẩu Bổng
    12-05-2018





    Đả Cẩu Bổng

              
    Em ơi thằng Chí Minh Hồ
    Là thằng cộng sản côn đồ gian manh
    Tên cha đặt: Nguyễn Tất Thành
    Sang Tây ăn cắp bí danh của người
    Là Ái Quốc Nguyễn, trời ơi
    Bút danh của cả ba người: Trường Phan
    Thế Truyền và Nguyễn Ninh An
    Về Tầu lại giở thói oan nghiệt này
    Chôm tên Hồ Chí Minh đây
    Biệt danh cụ Tú Lãm mày nhớ không?
    Mày cùng thằng Phạm Văn Đồng
    Hai tay bưng cả biển đông dâng Tầu
    Hoàng, Trường hai đảo chứ đâu
    Chúng mày ngu quá, hơn trâu hơn bò
    Hồ ơi bà phải chửi to:
    Mả mẹ thằng giặc tên Hò Chí Meo


    Đả Cẩu Bổng
    05-07-2018





    Như Bóng Ma Trơi (Thái Bình)
              
    Nếu không đánh vào
    chỗ Cộng Sản không thể nào chống đỡ được.

    Nếu vẫn cứ để nó
    khủng bố đánh đập bắt bớ, tù đày,


    mất nước là chuyện đã rồi,
    diệt chủng là chuyện đương nhiên.

              





    https://danlambaovn.blogspot.com/2018/0 ... en-ra.html
              
Trả lời

Quay về “Việt Nam”