Dồn dân vào đường cùng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           







    AI:
    'Phải đảm bảo an toàn cho Minh Hạnh'

    ________________________





              

    Bà Đỗ Thị Minh Hạnh

              

    Khuya hôm 9/6, tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) gửi thông cáo kêu gọi chính quyền thị trấn Di Linh phải
    • "hành động ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn của nhà hoạt động cho quyền người lao động Đỗ Thị Minh Hạnh".

    Thông cáo này được đưa ra sau khi bà Đỗ Thị Minh Hạnh bị côn đồ dùng đá tấn công bằng vào nhà ba lần hồi tuần trước.

    Theo AI,
    • "Đỗ Thị Minh Hạnh, thành viên của phong trào Lao Động Việt vận động cho quyền của người lao động tại Việt Nam bị tấn công lần đầu tiên vào tối ngày 24 tháng 6, khi hàng chục người đàn ông bắt đầu ném đá vào nhà của gia đình cô."
      "Căn nhà bị tấn công lần nữa vào ngày 27 tháng 6, lần này, một vật liệu nổ cũng được ném vào, và vào ngày 30 tháng 6 là đợt tấn công dữ dội nhất. Những cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng, làm cửa kính, mái nhà và các vật dụng khác bị hư hại."





    'Đe dọa nghiêm trọng'

    Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết mặc dù bà Đỗ Thị Minh Hạnh
    • "đã gọi điện thoại cho công an nhiều lần, nhưng chưa ai xuất hiện để hỗ trợ cô và người cha 76 tuổi."
      "Thật không thể chấp nhận được khi công an thoái thác trách nhiệm của họ và cho phép những cuộc tấn công xảy ra mà không có hành động gì. Những người bảo vệ nhân quyền như Đỗ Thị Minh Hạnh cần phải được thực hiện các công việc của họ một cách hòa bình và không bị đe dọa bạo lực."
      Minar Pimple, Giám đốc cấp cao điều phối toàn cầu của Ân Xá Quốc Tế cho biết.

      "Những sự kiện đáng quan ngại vừa rồi tạo ra sự đe dọa nghiêm trọng đến an nguy của Đỗ Thị Minh Hạnh và khiến cho cô và gia đình phải lo lắng cho tính mạng của mình. Chính quyền tại Di Linh phải ngay lập tức vào cuộc trước khi tình hình trở nên xấu hơn".
      "Những cuộc tấn công với tần xuất bạo lực tăng dần có thể liên quan đến các hoạt động xã hội sôi nổi của Đỗ Thị Minh Hạnh, nhưng đây không thể là cái cớ để chính quyền làm ngơ. Công an địa phương phải đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ Minh Hạnh phải được triển khai ngay lập tức và chính quyền Việt Nam phải điều tra và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý".

      AI cho biết thêm:
      "Đỗ Thị Minh Hạnh gần đây đã chuyển về nhà tại Thị Trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để chăm sóc người cha cao tuổi của cô, cả cô lẫn cha của mình đều ở nhà trong 3 cuộc tấn công vừa qua. Cô đã gọi điện cho công an sau cuộc tấn công ngày 24 và thêm một lần khác vào ngày 2 tháng 7, nhưng đến nay vẫn không có viên công an nào tới thăm hoặc gọi điện lại."


    Vào ngày 27 tháng 6, blogger Đinh Văn Hải tới thăm nhà của Đỗ Thị Minh Hạnh, trên đường về nhà, anh đã bị chặn lại và đánh đập bởi côn đồ tại địa phương, khiến cho tay và vai anh bị gãy.

    Theo một bản tin trước đây của BBC,
    bà Đỗ Thị Minh Hạnh thuộc Liên đoàn Lao động Việt Tự do (gọi tắt là Lao Động Việt), liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong trào Lao Động Việt, Công đoàn Độc Lập, và Ủy ban Bảo vệ người Lao động Việt Nam.

    Phong trào Lao Động Việt được thành lập ngày 29/10/2008 tại Việt Nam. Sau khi ba thành viên sáng lập là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương bị chính quyền bỏ tù, phong trào Lao Động Việt phải hoạt động bí mật để hỗ trợ công nhân.

    Vào tháng 10 năm 2010, bà bị kết án 7 năm tù với cáo buộc "xâm phạm an ninh quốc gia" theo bộ luật hình sự 1999. Bà được trả tự do một cách bất ngờ vào tháng 6 năm 2014 sau khi đã trải qua 4 năm 4 tháng trong tù.






    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44696263
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Quanh vụ tự thiêu ở Hà Nội
    ____________________________





              

    Bản viết tay trình bày sự việc của con ông Tuân

              


    Con trai và luật sư của cựu cán bộ thôn tự thiêu ở Hà Nội chia sẻ chi tiết và cảm nhận về hoàn cảnh người đàn ông quyết định kết liễu đời mình.
    • "Bố tôi có lẽ quẫn trí sau thời gian đi cầu cứu khắp nơi mà không ai nghe,"
      anh Bùi Hữu Lê nói với BBC qua điện thoại từ Viện Bỏng Quốc Gia tại Hà Nội.

    Lẽ ra 3/7 là ngày ông Bùi Hữu Tuân phải trình diện công an địa phương để chấp hành án tù ba năm liên quan đến vi phạm về đất đai. Nhưng nay ông nằm trên giường bệnh, toàn thân quấn băng trắng do bỏng nặng, với 'tiên lượng rất xấu'.

    Phó giám đốc Công an TP Hà Nội - Đại tá Nguyễn Thanh Tùng - xác nhận với phóng viên trong nước hôm 3/7 vụ ông Tuân tự thiêu. Ông Tùng cho hay sáng 2/7 ông Tuân đến trụ sở tiếp công dân Trung ương
    • gửi đơn khiếu nại
      và yêu cầu giám đốc thẩm bản án hình sự phúc thẩm do Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử ông,
      đồng thời đề nghị hoãn thi hành án.

    Sau khi được cán bộ Thường trực Ban dân nguyên Quốc hội tiếp, ông Tuân ra về, sau đó quay lại
    • "dùng một chai nhựa đựng xăng (dung tích 0,5 lít) đổ vào người và châm lửa tự thiêu ngay tại cổng trụ sở," ông Tùng nói.


              

    Ông Tuân tại Viện Bỏng Quốc gia ngày 12/7/2018

              

    Anh Lê cho BBC hay bố anh 'chọn cái chết để chứng minh mình trong sạch' sau thời gian kêu oan 'không ai nghe'.




    Câu chuyện của ông Tuân liên quan đến đất đai - vấn đề luôn nóng ở Việt Nam.

    Khoảng năm 2014, ông Tuân, nguyên trưởng thôn Đạo Ngạn, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, bị một số người kiện vì tham gia bán đất của xã cho dân để thu tiền trái pháp luật. Tòa cho rằng hơn 1.000 m2 đất của nhà nước đã bị thất thoát trong vụ việc này. Trong khi đó, ông Tuân khẳng định đất cấp cho các hộ dân có nguyện vọng sử dụng để xây mổ mả tổ tiên, được chính quyền xã chấp thuận. Ông chỉ làm nhiệm vụ của một trưởng thôn, chuyển đơn thư của bà con lên xã.

    • "Bố tôi cũng đã nhiều lần họp ở thôn với bà con và các các bộ xã về việc này," anh Lê cho hay.

    Sau đó ông Tuân cùng cán bộ địa chính xã đi đo đạc, giao đất cho người dân, thu lệ phí. Tất cả những việc này ông Tuân khẳng định làm theo chỉ đạo của xã, có giấy tờ đóng dấu đỏ. Nhưng khi việc kiện tụng xảy ra, chỉ có ông Tuân cùng hai phó thôn phải ra tòa với tội danh "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng".

    Tại phiên sơ thẩm tháng 11/2017, ông Tuân bị tòa tuyên năm năm tù.
    Đến phiên phúc thẩm tháng 4/2018, tòa giảm án cho ông còn ba năm tù.
    Mới đây, 22/6, ông Tuân nhận lệnh của Tòa án Nhân dân huyện Chương Mỹ đến trình diện công an địa phương để thi hành án tù từ 3/7. Nhưng đến 2/7, ông Tuân quyết định tự thiêu.

    • "Tôi từng giúp bố photo nhiều tài liệu, ghi âm các cuộc đối thoại của bố với cán bộ xã, gửi đi nhiều nơi. Nhưng không ai lên tiếng."
      "Trước khi tự thiêu, bố tôi có gọi điện về nói bố đi tù rồi con ở nhà phải chứng minh được là bố vô tội,"
      anh Lê nói với BBC.






    'Nhiều tình tiết phức tạp'

    Luật sư Nguyễn Viết Đức, người bào chữa chính cho ông Tuân và hai phó thôn trong phiên sơ thẩm tháng 11/2017, nói với BBC hôm 3/7 rằng đây là một sự việc có nhiều tình tiết phức tạp.
    • "Bản thân ông Tuân cho rằng mức án quá nặng, rằng ông không có hành vi vụ lợi cá nhân. Rằng ông là trưởng thôn, mọi việc ông làm là 'vì dân', và đều làm theo chỉ đạo của Đảng ủy, ủy ban xã, có giấy tờ đóng dấu đỏ của xã."
      "Ông cũng cho rằng lời khai của nhân chứng có nhiều cái trái ngược nhưng cơ quan tố tụng chưa làm rõ."
      "Về bản chất, đất đó thực chất là từ thời xưa, nơi người ta đào gạch. Đó là các khe, kẹt, gần nghĩa trang. Nhưng cơ quan điều tra lại cho là hơn 1.000 m2 đất nông nghiệp của nhà nước 'bị thất thoát', và đây là căn cứ để xác định tội. Thực ra cũng không xác định được 1.000m2 đất đó ở ô nào, thửa nào, dựa trên bản đồ nào. Hiện trạng bây giờ khi xuống thực địa thì thấy người ta thực chất đã dùng đất này để an táng mổ mả,"
      luật sư Đức nói.

      "Ông Tuân tin mình bị oan ức, nên làm đơn gửi khắp nơi, nhưng chưa có cơ quan nào xem xét đến."
      "Ở góc độ luật sư, tôi nhận định rằng mức độ hành vi của bị cáo Tuân không phải hành vi nguy hiểm đến mức buộc phải cách ly khỏi đời sống xã hội bằng cách cho ông đi tù."
      "Hơn nữa, hoàn cảnh của ông Tuân rất thương tâm. Hai vợ chồng già sống với người con bị tâm thần trong một lều trông cá ngoài đồng. Ông Tuân là lao động chính của gia đình."


    Luật sư Đức cũng cho hay có trong tay đầy đủ các chứng cứ để hỗ trợ ông Tuân, nhưng quyết định có tội hay vô tội, mức án bao nhiêu thuộc về tòa án và ông từ chối bình luận bản án đúng hay sai. Tuy nhiên ông Đức cho rằng trong trường hợp ông Tuân, tòa án có thể ứng xử khác, 'có tình hơn'.
    • "Theo quy định của pháp luật, 27/6 mới là ngày ông Tuân và hai bị cáo còn lại chính thức nhận bản án phúc thẩm bằng văn bản thì ngày 22/6 tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ đã ra ngay lệnh tống đạt buộc ông phải đi tù ngay."
      "Tòa hòan toàn có thể cho ông Tuân thêm thời gian để ông tìm đến các cơ quan có thẩm quyền cao hơn để khiếu nại, xin xem xét vụ việc của mình."
      "Ông Tuân, có lẽ đã quá uất ức vì điều đó mà quyết định tự thiêu."
      "Tôi không hiểu đằng sau quyết định tống đạt này ẩn chứa điều gì. Nhưng xét về mặt con người, không nên đẩy họ đến bước đường cùng."

    Liên quan đến vụ tự thiêu của ông Tuân, tờ Kinh tế Đô thị dẫn lời Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình hôm 2/7 "yêu cầu Bộ Công an làm rõ vụ việc," luật sư từ Hà Nội nói với BBC.





    Chỉ còn cách chết?

    Tự thiêu để phản đối án hoặc các lệnh cưỡng chế oan sai dường như không mới tại Việt Nam.

    • Hồi tháng 4/2018,
      một phụ nữ ở Bình Định tự thiêu để phản đối lệnh cưỡng chế nhà, theo Dân Trí.
                
    • Ngày 31/1/2015,
      Nguyễn Minh Tân ở thôn Phú Trung, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam tự thiêu để phản đối chủ trương của địa phương di dời tiểu thương từ chợ cũ sang chợ mới, theo Zing.
                
    • Ngày 1/4/2015,
      Nguyễn Thị Hồng Lương ở phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội, tự thiêu cũng liên quan đến khiếu kiện đất đai, theo trang Vietnamnet.




    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44693034
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tranh cãi việc blogger Việt bỏ Facebook chọn Minds
    ____________________________
    2 tháng 7 2018






    Mạng xã hội nổ ra tranh cãi về việc có nên bỏ Facebook qua Minds trước lo ngại về luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019.

    Tính đến ngày 2/7, nhiều facebooker quen thuộc trong giới hoạt động, tri thức, văn nghệ sĩ... đã thông báo họ mở tài khoản trên mạng xã hội Minds và bớt dần hoạt động trên Facebook hoặc chỉ "post nội dung trên Minds nhưng đăng kèm trên Facebook".

    Minds là dịch vụ mạng xã hội nguồn mở và phân tán, tích hợp blockchain để thưởng cho cộng đồng.




    Vì sao 'chuyển nhà' sang Minds?

    Một số bloggers Việt Nam tin rằng Minds "có cam kết về quyền riêng tư" và "không bắt tay với chính quyền nước sở tại để kiểm duyệt nội dung post" trong lúc Facebook đang bị cáo buộc gỡ tài khoản, nội dụng post theo yêu cầu chính quyền.

    Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang cá nhân:
    • "Tôi vừa lập tài khoản trên Minds và sẽ sử dụng song song với tài khoản trên Facebook.
      Không có sự độc quyền nào không thể bị phá vỡ vào một ngày nào đó. Chỉ cần mọi người đồng lòng, không rào cản nào có thể tồn tại."

    Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết:
    • "Những người rời bỏ Facebook nói rằng họ muốn bày tỏ một thái độ bất mãn với mạng xã hội này, đang mỗi lúc càng chuyên chính tư sản hơn.
      Có người nói trên trang nhà mới tại Minds rằng họ không muốn bị bán đứng hay bị động trước những âm mưu ập vào mình.
      Chưa có con số thống kê cụ thể nào về lượng người từ bỏ Facebook sang Minds, nhưng dự đoán rằng sang tháng 1/2019, tức vào thời điểm an ninh mạng được thi hành, sẽ còn nhiều nguời nữa nhập vào dòng exodus thời @ này."

    Luật sư Lê Văn Luân cho biết:
    • "Ứng dụng Minds thực sự rất tuyệt vời về độ tương tác và bảo mật.
      Và nó đang trong quá trình địa phương hóa ngôn ngữ, tức sẽ có tiếng Việt dành cho người dùng, cũng đồng thời khi số lượng người dùng mạng này lớn lên theo cấp số nhân thì sớm muộn sẽ có chức năng livestream (phát video trực tiếp) như trên Facebook."





    Vì sao còn 'hoài nghi' Minds?

    Chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc ở TP.Hồ Chí Minh nhận định:
    • "Minds xưng là mạng xã hội blockchain, nhưng hiện chỉ dùng blockchain cho giao dịch token, không dùng blockchain cho mạng xã hội. Họ không ẩn danh mà là một công ty tại Mỹ, và theo tài liệu mà tôi đọc được thì họ không phi tập trung. Chỉ có phần token (tiền) là dùng blockchain, còn phần web mạng xã hội vẫn nằm trên webserver.
      Trong thỏa thuận EULA (thỏa thuận người dùng dịch vụ) của Minds có đoạn nói rằng họ sẽ cung cấp thông tin cho chính phủ khi được yêu cầu.
      Trong số cố vấn của Minds.com có ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu tổng biên tập đầu tiên của VietnamNet."

    Facebooker Nguyen Phuc Anh cho biết:
    • "Nếu mọi người muốn kiếm những đồng coin "hiện giờ vô giá trị" của Minds thì tham gia vào hệ thống này.
      Còn nếu mọi người chỉ quan tâm đến vấn đề an ninh mạng, thì Minds chả có gì khá hơn Facebook và thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì năng lực công nghệ còn yếu so với những tập đoàn công nghệ lớn như Facebook."

    Nhà báo Trần Tiến Dũng thông báo trên trang cá nhân:
    • "Sau tự nhận thấy mình bộp chộp và rồi cân nhắc cẩn thận, xin thông báo rằng: Tôi không chơi Minds nữa.
      Có nhiều bạn hỏi tôi lý do tại sao. Tôi xin mượn comment của bạn Nguyễn Đắc Quyền trả lời chung: "Tình vội đến. Tình vội đi. Con ong chưa tỏ đường đi lối về."





    Facebook nói gì về cáo buộc gỡ bỏ post, tài khoản?

    Bên cạnh quan ngại về luật An ninh mạng, một trong những nguyên do khiến các facebooker "chuyển nhà" sang Minds là vì họ tin Facebook đang "bắt tay" với Chính phủ Việt Nam để gỡ bỏ post, tài khoản "trái ý chính quyền". Gần đây nhất là vụ một post có hàng ngàn lượt like của sinh viên Trương Thị Hà, người cáo buộc bị công an câu lưu, đánh đập, bị gỡ khỏi Facebook.

    Trong email gửi đến BBC Tiếng Việt, Facebook Việt Nam cho biết:
    • "Chúng tôi chưa hề gỡ bỏ bất kỳ các bài viết hay tài khoản nào của bất kỳ ai, nhóm nào theo thư yêu cầu từ phía Chính phủ Việt Nam.
      Mới đây chúng tôi đã công bố các nguyên tắc nội bộ mà chúng tôi sử dụng để thực thi các Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook. Chúng tôi sẽ xóa các nội dung vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng khi chúng tôi biết đến chúng. Chúng tôi cam kết sẽ làm nhiều hơn để cung cấp cho mọi người thêm chi tiết về các chính sách, quy trình và hoạt động của Facebook."

    Đề cập việc nhiều Facebookers bức xúc về chuyện một số post của họ bị report hàng loạt dẫn đến việc bị khóa tài khoản, Facebook Việt Nam nói:
    • "Thật khó để đưa ra bình luận về vấn đề này mà không có thông tin các tài khoản cụ thể. Các chính sách của chúng tôi cũng chỉ tốt ngang hàng với độ chính xác của việc thực thi các chính sách đó - và việc thực thi này không phải lúc nào cũng hoàn hảo."

    Ngoài ra, liên quan đến một số cáo buộc nhắm vào cá nhân Giám đốc Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê), Facebook Việt Nam giải thích với BBC:
    • "Nhóm Hoạt động Cộng đồng của Facebook chịu trách nhiệm về những quyết định liên quan tới những nội dung nào có thể được chia sẻ trên Facebook mà phù hợp với Tiêu chuẩn Cộng đồng của chúng tôi.
      Bà Kiều Trang và đồng nghiệp của bà không chịu trách nhiệm duyệt nội dung hay thực thi Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook.
      Bà Kiều Trang và đồng nghiệp của bà tập trung trợ giúp cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác đại lý và các nhà tiếp thị ở Việt Nam."





    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44269739
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    CEO Bill Ottman nói gì về Minds.com?
    _________________________
    Tina Hà Giang - BBCvietnamese.com - 2 tháng 7 2018






    Cuộc "di cư" của giới blogger Việt từ Facebook qua Minds.com đã bùng nổ nhiều tranh cãi giữa những lời khen cũng như nghi vấn và soi xét kỹ lưỡng về phương tiện truyền thông xã hội tự quảng cáo là ''ủng hộ tự do phát biểu", và "bảo vệ quyền riêng tư" của người dùng này.




    BBC thực hiện một loạt phỏng vấn với Bill Ottman, CEO của Minds.com trong các ngày 30/6, 1/7 và 2/7 để tìm hiểu thêm về trang mạng xã hội hiện đang gây sôi nổi.

    BBC: Chào ông Bill Ottman. Xin hỏi là ông có để ý thấy là trong những ngày qua Minds có thêm nhiều tài khoản của người dùng tại Việt Nam?

    Bill Ottman:
    • Vâng, chúng tôi có thấy hàng loạt tài khoản mới được mở. Chỉ riêng trong vài ngày qua Minds đã có thêm hàng chục ngàn người dùng mới đến từ Việt Nam.

    BBC: Ông có nhận xét gì về hiện tượng này?

    Bill Ottman:
    • Theo tôi hiểu thì một số người dùng Việt Nam đang đi tìm một trang mạng xã hội an toàn hơn. Họ lo rằng với luật an ninh mạng vừa mới được thông qua, các công ty như Facebook, Google sẽ bị buộc phải lấy những posts bị cho là chống đối chính quyền xuống, đóng tài khoản của họ, và thậm chí sẽ nộp những thông tin cá nhân của họ cho cơ quan an ninh khi được yêu cầu, mà không cần có án lệnh của toà. Một số sự kiện xẩy ra gần đây cho thấy dù luật chưa có hiệu lực, nhưng, theo một số Facebookers, việc nội dung họ post trên FB bị lấy xuống đã đang xẩy ra.

      Thật ra thì ngay sau khi luật [an ninh mạng] được thông qua chúng tôi đã thấy lác đác có người từ Việt Nam vào Minds tạo tài khoản. Nhưng chỉ trong mấy ngày qua mới có hiện tượng ồ ạt này. Chúng tôi tất nhiên rất vui, nhưng không ngạc nhiên. Vào tháng 5/2016, Minds cũng đã có một loạt người dùng từ Thái Lan vào mở tài khoản vì lý do tương tự.

    BBC: Minds bắt đầu có những nỗ lực thu hút người dùng Việt Nam từ lúc nào thưa ông?

    Bill Ottman:
    • Thật ra chúng tôi chưa bắt đầu chiến dịch này, là vì công việc dịch Minds qua tiếng Việt chưa xong. Nhưng mới đây nhờ tiếp tay của cộng đồng người dùng Việt Nam tôi nghĩ cũng sắp xong rồi.

    BBC: Xin ông cho biết vài nét khái quát về chủ trương và chính sách của hệ thống mạng xã hội Minds.com?

    Bill Ottman:
    • Minds có chủ trương ủng hộ tự do ngôn luận, chống kiểm duyệt, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Minds mở cửa cho tất cả mọi nội dung, miễn là những nội dung đó hợp pháp theo luật Hoa Kỳ, vì chúng tôi là một công ty hoạt động ở Mỹ.

      Về việc bảo vệ quyền riêng tư, ứng dụng messenger của chúng tôi hoàn toàn được mã hoá, và ngay chính Minds cũng không có nội dung những câu chuyện của người dùng. Chúng tôi cố ý thiết kế Minds cách này để Minds hay bất cứ ai cũng không thể theo dõi người dùng, và đương nhiên Minds không thể đưa nộp những thông tin mà họ không có cho bất cứ chính quyền nào.

    BBC: Thế còn nền tảng kỹ thuật của Minds thì sao?

    Bill Ottman:
    • Về mặt kỹ thuật, hệ thống của chúng tôi hoàn toàn được viết bằng phần mềm nguồn mở, tất cả phần mềm được công bố và bất cứ ai cũng có thể xem xét, kiểm tra, thậm chí sử dụng để tạo thành app cho riêng mình. Chúng tôi hết sức quan tâm đến sự minh bạch.

      Giới công nghệ muốn kiểm soát code của Minds có thể vào GitHub.com/Minds để xem.

    BBC: Ông có thể nói về vài sự khác biệt then chốt giữa Minds và Facebook?

    Bill Ottman:
    • Facebook dùng thuật toán (algorithm) để quản lý, và giới hạn việc posts được xuất hiện. Khi bạn post trên Facebook, giả sử bạn có 10,000 người theo, (followers), thì chỉ khoảng 3 đến 5% những người này xem được những gì bạn post, sau đó thuật toán của Facebook sẽ quyết định làm gì tiếp với những posts này, có cho nhiều người nữa xem hay không. Với Minds trái lại những người đăng ký theo dõi tài khoản của bạn (subscribers) sẽ xem được 100% các posts của bạn, và nếu bạn dùng tokens để quảng bá thì nhiều người không phải là subscribers cũng xem được.

      Thuật toán của Facebook với chúng tôi là một hình thức của kiểm duyệt, điều mà Minds không tán thành.


              

    Một người dùng Minds cho biết lý do "chuyển nhà" là để phản đối luật An ninh mạng

              

    BBC: Còn về mô hình kinh doanh thì Minds khác với Facebook ra sao?

    Bill Ottman:
    • Chúng tôi đã học được rằng một mô hình kinh doanh chánh niệm, có lý tưởng phụng sự, đồng thời cũng có thể là một mô hình sinh lời. Hy vọng rằng cộng đồng người dùng của Minds muốn Minds được bền vững về tài chính, vì điều này cho phép chúng tôi mở rộng và phát triển.

      Minds chủ trương phải đền bù cho tâm trí và thời gian của người dùng. Chúng tôi đang sắp tung ra tiền Crypto, được gọi là Minds Token, xây dựng bằng giao thức Ethereum. Chúng tôi thưởng người dùng bằng cách trả cho họ những Tokens này để cám ơn họ đóng góp nội dung cho mạng lưới. Vì thế, một người dùng sau khi mở tài khoản, bỏ lên nhiều bài vở, được nhiều người thích, chuyển đi, hay mời được nhiều người dùng khác, sẽ kiếm được Minds Token. Crypto hiện đang chạy trên Testnet, và sẽ được chạy trên mạng lưới chính thức của Ethereum vào mùa Hè năm này, lúc đó chúng tôi sẽ bán Tokens trên thị trường. Điều này rất quan trọng vì người dùng có thể dùng những tokens này để quảng cáo cho posts của mình được nhiều người xem hơn.

      Crypto là một cách vừa trả công cho người dùng, vừa giúp Minds có lợi nhuận để phát triển. Nhưng điều này không xung đột với giá trị của chúng tôi. Chúng tôi không theo dõi người dùng, hoặc khai thác dữ liệu của họ, về họ, và bán thông tin cá nhân của họ để kiếm lời, trong khi không hề chia sẻ tí lợi nhuận nào với họ như Facebook và Google. Chúng tôi hiểu rằng tự do Internet không thể bị xâm phạm, nếu không chúng tôi sẽ mất ngay lòng tin của mọi người.

      Chính sách phần mềm nguồn mở và minh bạch của chúng tôi giúp cộng đồng có thể tự quản lý và luôn luôn bắt chúng tôi chịu trách nhiệm với sự đánh giá và phản hồi thường xuyên của các đồng nghiệp rành công nghệ trong cộng đồng.

    BBC: Xin ông cho biết sơ về tiến trình thành lập Minds.com, động lực của nhóm chủ trương, và nguồn tài trợ cho Minds?

    Bill Ottman:
    • Vâng, chúng tôi vẫn luôn biết là có những vấn đề lớn với các trang mạng xã hội khổng lồ. Các công ty này theo dõi mọi sinh hoạt của người dùng, không có sự minh bạch, hoạt động không dân chủ, không có sự tham gia của cộng đồng trong những quyết định của công ty.

      Minds được tài trợ bởi chính cộng đồng mà nó phục vụ. Năm ngoái, chúng tôi gọi vốn bằng cách chia cổ phần và đã nhận hơn một triệu đôla tiền đầu tư góp vốn từ 1500 thành viên. Như vậy cộng đồng mà Minds phục vụ làm chủ một phần của công ty qua việc có cổ phần trong công ty. Điều này rất quan trọng, vì các chủ nhân này sẽ luôn phục vụ người dùng thay vì phục vụ lợi nhuận của một nhóm nhỏ.

    BBC: Trở lại với việc dùng thuật toán (algorithm), nhiều người e ngại rằng hiện giờ thì Minds cho tất cả mọi post xuất hiện, nhưng sau này đông người dùng quá thì chắc Minds cũng sẽ phải dùng một algorithm nào đó để giới hạn, nếu không thì chỉ trong tích tắc post của họ sẽ chìm trong một biển những posts khác. Ông nghĩ sao?

    Bill Ottman:
    • Suy nghĩ này không đúng. Việc một hệ thống có nhiều users không có nghĩa là post sẽ bị chìm ngập đi. Tweeter chẳng hạn cho post xuất hiện theo thứ tự thời gian. Newsfeed của chúng tôi cũng thế, theo thứ tự thời gian. Tweeter đang bắt đầu sử dụng algorithm, đây không phải là điều tốt, Instagrams cũng vừa bắt đầu xử dụng algorithym, đây cũng không phải là điều tốt.

      Như tôi đã nói, chúng tôi cho rằng sử dụng algorithm để cho hay không cho posts xuất hiện cũng là một hình thức kiểm duyệt. Quan niệm của Minds là người dùng phải có quyền quyết định họ muốn theo đọc hay xem posts của ai. Và nếu họ nghĩ có người gửi ra quá nhiều posts, hay posts không hay, thì chỉ việc unsubscribe những tài khoản đó là xong. Chúng tôi nghĩ rằng người sử dụng thông minh đủ chọn muốn xem loại posts gì, của ai. Đa số người dùng trên thế giới đều ghét algorithm. Chúng ta có thể có cả tỉ người dùng, nhưng người đọc có toàn quyền chọn chỉ hai mươi người để subscribe thôi chẳng hạn.

    BBC:Ông có đoan chắc điều này không, đến một lúc nào đó Minds cũng sẽ phải nghĩ đến việc dùng algorithm, như dùng cho quảng cáo chẳng hạn?

    Bill Ottman:
    • Tôi không nghĩ rằng algorithm tự nó có bản chất xấu. Chúng tôi sẽ không bao giờ ép mọi người phải dùng algorithm mà Minds đưa ra. Cho nên, nếu cho đến lúc nào đó chúng tôi đưa ra những đề nghị nào đó, cộng đồng người dùng sẽ được lựa chọn muốn theo những đề nghị đó hay không.

    BBC:Nhiều công ty khác thoạt đầu cũng có những lý tưởng rất cao đẹp, nhưng theo thời gian, vì đủ mọi thứ áp lực như cạnh tranh, lợi nhuận, chính sách có thể thay đổi. Với những người lo rằng Minds rồi cũng đi theo tiến trình này, ông nói gì với họ?

    Bill Ottman:
    • Như tôi đã giải thích, Minds được tài trợ bởi chính cộng đồng mà nó phục vụ. Hiện giờ Minds có hàng ngàn người dùng đầu tư vào công ty và là chủ nhân một phần của công ty. Chính tiếng nói của cộng đồng góp vốn và sự kiểm soát của giới công nghệ trong cộng đồng bằng cách vào xem phần mềm nguồn mở sẽ giúp Minds đi đúng con đường đã chọn.

    BBC: Ông có thể nói rõ thêm về việc bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng không? Đây là một trong những quan tâm lớn của người dùng ở Việt Nam.

    Bill Ottman:
    • Chúng tôi không bắt người dùng phải nêu rõ danh tánh. Họ có thể mở một tài khoản vô danh (anonymous). Chính sách của Facebook không cho phép bạn mở một tài khoản mà không khai rõ danh tánh. Chúng tôi hoàn toàn ok với việc không khai rõ tên tuổi. Chúng tôi cũng không hỏi về thông tin cá nhân của người mở tài khoản. Họ có thể cho chúng tôi email thật nếu họ muốn, nhưng họ không bắt buộc phải làm thế. Về những gì người dùng thảo luận với nhau trên hệ thống Minds tất cả đều được mã hoá. Chúng tôi không có những thông tin này thành ra không thể theo dõi người dùng, hay biến thành công ty theo dõi người dùng dùm cho các chính quyền. Cả email của người dùng cũng được chúng tôi mã hoá.

    BBC: Thế còn việc đóng các tài khoản vì có người than phiền thì sao thưa ông?

    Bill Ottman:
    • Như đã nói, chúng tôi chỉ đóng cửa những tài khỏan nào vi phạm luật Hoa Kỳ vì chúng tôi là công ty Mỹ. Người dùng chắc chắn có thể yên tâm là chúng tôi sẽ không đóng cửa tài khỏan chỉ vì có người khai báo hay công an cảnh sát bảo chúng tôi phải đóng những tài khỏan đó.


    BBC: Nhưng policy của Minds, trong phần "General Representation and Warranty" ghi rằng "You represent and warrant that (i) your use of our Services will be in strict accordance with this Agreement, and with all applicable laws and regulations (including without limitation any local laws or regulations in your country, state, city, or other governmental area, regarding online conduct and acceptable content..." Như vậy chẳng phải là nếu nội dung của tài khoản vi phạm luật an ninh mạng của Việt Nam thì sẽ vi phạm chính sách của Minds, và bị bỏ xuống hay tài khoản bị đóng hay sao?

    Bill Ottman:
    • Policy của chúng tôi được các luật sư soạn sẵn từ lâu, theo đúng những khuôn mẫu sẵn có. Nhưng giờ đây đã hiểu rõ quan tâm và e ngại của cộng đồng người dùng Việt Nam, chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến với ban pháp lý của Minds về những hoàn cảnh đặc biệt như bộ luật an ninh khủng khiếp này của Việt Nam.

      Tôi muốn nhấn mạnh là Minds ủng hộ tự do phát biểu, và sẽ thảo luận việc thêm vào policy một khoản đặc biệt dành cho người dùng Việt Nam để mọi người được an tâm. Minds hoàn toàn được xây dựng xung quanh căn bản ủng hộ tự do ngôn luận và chống kiểm duyệt. Nếu mọi người có một đề xuất cụ thể nào để sửa đổi khỏan này, hãy cho chúng tôi biết. Minds muốn phát triển các chính sách theo sự đồng thuận của cộng đồng.

    BBC:Ông có thể nói sơ qua về nhân sự nòng cốt của Minds?

    Bill Ottman:
    • Vâng, tôi là tổng giám đốc (CEO); Mark Harding là giám đốc công nghệ (CTO); cha tôi, John Ottman là chủ tịch hội đồng quản trị (Chairman of the Board). Mark là một lập trình viên có tài là một nhạc sĩ đến từ Anh quốc. John là một doanh gia trong lãnh vực phần mềm và an ninh mạng.

    BBC:Whitepaper của Minds có tên ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu tổng biên tập của báo điện tử VietNamNet trong ban cố vấn. Dư luận e ngại rằng có cố vấn là một cựu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, thì Minds không thể nào ủng hộ tự do báo chí được. Xin nghe phản hồi của ông?

    Bill Ottman:
    • Ông Tuấn chỉ là một trong những cố vấn của Minds. Ông ấy không nằm trong hội đồng quản trị, không có quyền bỏ phiếu trong những quyết định chính sách của Minds.

      Ông Tuấn là người đầu tiên mang internet vào Việt Nam năm 1995, ông chính là người đã thuyết phục chính quyền Việt Nam cho internet du nhập vào Việt Nam. Ông ấy ủng hộ tự do internet và mạng xã hội, nhất là trong khoảng thời gian năm 2007. Tại Hoa Kỳ, ông Tuấn kịch liệt phản đối luật an ninh mạng Việt Nam vừa thông qua, mong mỏi tự do phát biểu cho người dân, và sự minh bạch của chính quyền Việt Nam.

    BBC: Ông có thể cho biết đã gặp ông Nguyễn Anh Tuấn trong trường hợp nào, và ông Tuấn cố vấn Minds về những vấn đề gì không?

    Bill Ottman:
    • Ông Tuấn thuộc thành phần think tank cố vấn cho Minds về đạo đức trong thông minh nhân tạo. Tôi muốn nhấn mạnh là ông Tuấn không có suy nghĩ, tư duy của một người cộng sản, nếu không chúng tôi đã không làm việc với ông ta. Tôi nghĩ điều quan trọng là mọi người cần hiểu sự kiện nhiều sắc thái này. Việc ông Tuấn quen biết nhiều người cộng sản không có nghĩa là ông ta ủng hộ những điều họ làm. Chẳng phải ông đã thôi việc với VietnamNet? Chúng ta cần những người như ông Tuấn để giúp Việt Nam phát triển chính sách của mình.

      Tôi quen ông Tuấn từ khi ông ấy mời tôi đến dự Boston Global Forum trong khoảng thời gian 2015 - 2016. Ông Tuấn hiện đang sống ở Boston, và là người điều hành Boston Global Forum với cựu Thống đốc Michael Dukakis.

    BBC:Whitepaper của Minds cũng viết rằng nhóm hackers Anonymous ủng hộ Minds, nhưng một số thành viên của Anonymous lại lên tiếng là Anonymous không hề ủng hộ Minds. Việc này ra sao?

    Bill Ottman:
    • Anonymous không phải là một nhóm trung ương tập quyền. Tự bản chất của họ, Anonymous là một nhóm có lãnh đạo tản quyền. Cứ việc tìm từ khóa anonymous trên Minds, bạn sẽ thấy một loạt Anonymous tài khoản ủng hộ chúng tôi.

    BBC:Tính cho đến 10 giờ sáng 2/7 giờ địa phương, đã có bao nhiêu tài khoản được mở từ Việt Nam, thưa ông?

    Bill Ottman:
    • Cho đến giờ này, chúng tôi ghi nhận đã có khoảng 100.000 tài khoản được mở từ Việt Nam. Đa số xảy ra trong vòng mấy ngày qua.

    BBC:Nhiều người muốn mở tài khỏan với Minds nhưng vẫn muốn giữ tài khoản FB để dùng song song. Theo ông hai hệ thống Minds và Facebook có thể sống chung hòa bình không?

    Bill Ottman:
    • Vâng, dùng cả hai đương nhiên là được. Người dùng có thể post bài từ Minds rồi post từ đó lên Facebook hay Tweeter một cách dễ dàng. Chúng tôi khuyến khích người dùng có tài khoản ở cả hai nơi và nói cho cộng đồng biết là nếu họ muốn bảo vệ quyền riêng tư thì qua đây dùng thử. Họ cũng sẽ được thưởng cho nỗ lực của mình. Tôi nghĩ vấn đề lớn với các trang mạng xã hội khác như Facebook là họ khai thác giá trị từ người dùng, bán những thông tin của họ và không chia cho họ cái gì cả. Đó là lý do tại sao chúng tôi phát triển hệ thống tiền Crypto. Chúng tôi tin là người dùng đáng được đền bù cho nỗ lực họ bỏ ra.

      Có thể sau này khi có nhiều tài khoản Việt Nam rồi thì Minds cũng bị blocked. Đương nhiên lúc đó người ta có thể dùng VPN để vào được Minds. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng các chính quyền sẽ bắt đầu hiểu ra rằng kiểm duyệt không phải là một giải pháp hữu hiệu. Tôi mong là sẽ vẫn có những cuộc đối thoại để chính quyền Việt Nam rút lại những điều khoản không hợp lý trong luật an ninh mạng, bởi vì người Việt Nam rất thông minh và họ sẽ không ngồi yên chấp nhận để cho mình bị theo dõi hay bị bóp nghẹt tự do ngôn luận. Nếu không thay đổi, Việt Nam sẽ mất đi đầu tư của nhiều công ty, sẽ khiến người dân ngày càng xa lánh chính quyền. Hy vọng là chúng ta có thể thuyết phục họ thay đổi.

      Về phần Minds, tôi nghĩ rằng người dùng sẽ còn rất nhiều câu hỏi. Tất cả các thành viên trong đội ngũ của Minds sẵn sàng công khai trả lời mọi thắc mắc, thậm chí cả chất vấn của mọi người. Khuôn khổ làm việc minh bạch là như thế.





    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44679954
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đà Nẵng:
    Biểu diễn âm nhạc đường phố
    bị quy tắc phường tịch thu nhạc cụ.



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    03/07/2018
    cướp đất của dân để giao cho Tàu cộng làm "Đặc khu kinh tế"
    ấp Chuồng Vích, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh tiếp tục bị tấn công
    _____________________________
    RFA - 2018-07-04




              

    Phòng ngủ bị ném gạch tại nhà của cô Đỗ Thị Minh Hạnh

              

    Nhà của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động về quyền của người lao động, ở thị trấn Di Linh, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục bị một nhóm người lạ mặt tấn công, xịt hơi cay vào đêm ngày 3/7. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh cho Đài Á Châu Tự Do biết tin này vào ngày 4/7 từ nhà riêng của mình ở Di Linh.
    • “vào lúc 11:30 phút khi hai cha con đang ngủ thì gia đình bị cắt điện và tấn công. Tấn công đầu tiên là căn phòng của ba Minh Hạnh, đập vỡ kính cửa phòng ba Minh Hạnh và xịt hơi cay vào. Rất may sáng hôm đó đã chặn một cái cửa để che cửa sổ cho nên họ chỉ xịt được hơi cay mà kính không văng vào đầu ba Hạnh. Ba Hạnh báo cho Hạnh là có hơi độc nên khi Minh Hạnh đi lấy khăn lấy nước giúp ba thì họ liên tục tấn công. Hai ba con Minh Hạnh tìm chỗ trú ẩn. Hơi độc làm ba Minh Hạnh cảm thấy khó thở. Minh Hạnh cảm thấy tay chân tê nóng rát, mặt cũng nóng rát. Họ ném đá nhiều hơn mọi ngày. Minh Hạnh thu một thùng gạch to”


    Vụ tấn công xảy ra ngay sau khi tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 2/7 ra thông cáo báo chí lên án các vụ tấn công liên tục nhắm vào gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Theo tổ chức này “những vụ tấn công, ngày càng gia tăng về mức độ bạo lực, có nhiều khả năng là do các hoạt động dân sự gây chú ý của cô Hạnh” và kêu gọi chính quyền địa phương phải có những hành động ngay lập tức để bảo vệ cho sự an toàn của cô Hạnh và gia đình.

    Trong vài tuần vừa qua, nơi ở của cô Hạnh và người cha của cô là ông Đỗ Ty, 76 tuổi, ở 19 Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Di Linh, liên tục bị các nhóm người lạ mặt tấn công.

              

    Thùng gạch nhặt được sau vụ tấn công vào nhà cô Đỗ Thị Minh Hạnh

              

    Hôm 24/6, một nhóm khoảng chục người đàn ông đã ném đá vào nhà cô. Ngày 26/6, một nhóm người lạ mặt tiếp tục ném đá vào nhà. Ngày tiếp theo, hai người bạn hoạt động dân sự khi đến thăm nhà cô Hạnh ra về đã bị tấn công bằng gậy gộc khiến một người bị thương. Sang ngày 27/6, những người lạ mặt ném bom xăng vào nhà của cô Hạnh. Theo Ân xá Quốc tế những tấn công nhắm vào nhà cô Hạnh trở nên nặng nề hơn các lần trước với nhiều hư hại cho nhà cửa, kính vỡ, gạch ngói vỡ và đồ đạc hư hại.

    Cô Đỗ thị Minh Hạnh cho biết gia đình cô đã thông báo với công an thị trấn và huyện nhưng không nhận được sự trợ giúp nào.
    • “Mình đã báo công an, cả công an huyện và thị trấn nhưng họ đều không vào. Công an thị trấn khẳng định họ có vào mà ở bên ngoài nên mình không biết. Họ trả lời rất vòng vo và cúp máy nửa chừng khi mà đang nói chuyện”


    Vào ngày 4/7, Đài Á Châu Tự Do liên hệ với trực ban công an thị trấn Di Linh về vụ tấn công gần nhất vào nhà cô Hạnh nhưng được cho biết công an không nhận được bất cứ thông báo nào từ gia đình.

    Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 4/7 đã lên tiếng gọi những vụ tấn công này là các hành động trả thù rõ ràng nhắm vào việc đe doạ và để làm cho các nhà hoạt động phải im lặng. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức này thúc giục
    • “chính quyền phải thực hiện ngay lập tức một điều tra công bằng và trừng trị những kẻ đã tham gia vào các vụ tấn công cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, tướng Bùi Văn Sơn phải đối mặt với những trừng phạt nghiêm khắc vì cho phép những hành động như vậy xảy ra ngay trong địa bàn do ông ta phụ trách”


    Cô Đỗ Thị Minh Hạnh là một nhà hoạt động cho quyền của người lao động ở Việt Nam, người đã tham gia tổ chức một cuộc biẻu tình ôn hoà ở một nhà máy sản xuất giày dép thuộc tỉnh Trà Vinh hồi đầu năm 2010. Cô cùng hai nhà hoạt động khác là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị bắt vào tháng 2/2010. Cô Đô Thị Minh Hạnh sau đó bị tuyên án tù 7 năm với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình sự cũ.

    Dưới sức ép của quốc tế, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh vào tháng 6 năm 2014 nhưng cô vẫn bị theo dõi tại địa phương.

    Theo Human Right Watch, các vụ tấn công nhắm vào các blogger và các nhà hoạt động dân sự ở Việt Nam tiếp tục xảy ra thường xuyên. Báo cáo của tổ chức này công bố vào tháng 6 năm ngoái ghi nhận 36 trường hợp các nhà hoạt động và blogger ở Việt Nam bị tấn công trong giai đoạn từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2017.




    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vie ... 83033.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Nhiệt điện Vĩnh Tân đổ bùn xuống biển gây hại cho dân
    2018-07-03



    Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân được phản ánh gây ra tác hại đến môi trường sống của người dân bình Thuận trong những năm qua và được xem như là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phản ứng bạo lực từ người dân biểu tình. Tuy vậy, nhiệt điện vĩnh tân tiếp tục đề nghị được cho nhận chìm bùn xuống biển, vậy người dân bình thuận đón nhận thông tin về dự án nhấn chìm bùn mới ra sao?


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Quân Ủy Trung Ương xử lý sĩ quan cao cấp sai phạm




    RFA Tiếng Việt - 03-07-2018

    Việt Nam phải đảm vệ nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh
    Thêm 4 người bị xét xử theo điều 79
    TNLT Hoàng Bình bị chuyển trại
    Công an lên tiếng về vụ một người dân tự thiêu
    Quân Ủy Trung Ương xử lý sĩ quan cao cấp sai phạm
    Thời sự : Bùn đổ xuống biển gây hại cho dân


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dồn dân vào đường cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Ân xá Quốc tế yêu cầu "bảo vệ Đỗ Thị Minh Hạnh"




    RFA Tiếng Việt - 03-07-2018

    Hôm nay 3/7/2018, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ra thông cáo báo chí yêu cầu chính quyền thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng "phải hành động ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn của nhà hoạt động cho quyền của người lao động Đỗ Thị Minh Hạnh, sau khi côn đồ tấn công bằng đá vào nhà của cô ba lần trong tuần vừa rồi".


              
Trả lời

Quay về “Việt Nam”