"Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           







    Thêm hai tỉnh Thái Bình và Dak Lak lên tiếng về biểu tình chống đặc khu
    ____________________________
    RFA - 2018-06-20







    Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.




    Thêm hai tỉnh Thái Bình và Dak Lak vào ngày 20 tháng 6 lên tiếng về tình hình biểu tình chống dự luật đặc khu và an ninh mạng.

              
    • Tại Thái Bình có hai nhân viên của 2 bệnh viện bị kỷ luật với cáo buộc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội về biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu.

      Truyền thông trong nước, vào ngày 20 tháng 6, dẫn lời của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình, ông Phạm Văn Dịu cho biết hai điều dưỡng viên làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Y học Cổ truyền Thái Bình trong hai ngày 6 và 7 tháng 6 đã gửi tin nhắn trên mạng xã hội Facebook đến bạn bè để kêu gọi biểu tình phản đối dự luật đặc khu.

      Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình yêu cầu lãnh đạo của bệnh viện đình chỉ công tác 15 ngày đối với hai điều dưỡng viên để xác minh, sau khi hai điều dưỡng viên thừa nhận đã xóa tin nhắn cũ và gửi lại tin nhắn mới kêu gọi bạn bè không nên chia sẻ thông tin liên quan đến biểu tình.

      Tin cho biết thêm Hội Đồng Kỷ luật của hai bệnh viện vừa nêu tại Thái Bình vào ngày 19 tháng 6 đã có quyết định kỷ luật cảnh cáo và thuyên chuyển hai nhân viên này.
                
    • Trong cùng ngày 20 tháng 6, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Bùi Trọng Tuấn cho báo giới biết lực lượng chức năng của tỉnh đã xử lý 10 vụ việc bị cáo buộc tụ tập, tuyên truyền biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 6, tại một số địa phương trong tỉnh.





    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vie ... 91141.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          
          


RFA Tiếng Việt
Published on Jun 20, 2018
© OFFICIAL RFA VIETNAMESE VIDEO – Kênh thông tin chính thức của đài Á CHÂU TỰ DO

Dân Phan Rí Cửa chất vấn công an về một người dân bị đánh trọng thương
Thêm hai tỉnh Thái Bình và Dak Lak lên tiếng về biểu tình chống đặc khu
RFS và Đảng Việt Tân kêu gọi tự do internet cho Việt Nam
Biểu tình tại Đài Loan đòi công lý cho nạn nhân Formosa


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


          


Vũ khí đuổi tàu Trung Quốc đem dùng đuổi dân?

          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          
          


RFA Tiếng Việt
Published on Jun 18, 2018
© OFFICIAL RFA VIETNAMESE VIDEO – Kênh thông tin chính thức của đài Á CHÂU TỰ DO

Tiếp tục biểu tình chống dự luật đặc khu
Hằng trăm người bị bắt tại Sài Gòn
Công an truy tố người biểu tình ở Bình Thuận, Nha Trang
Vũ “nhôm” có thể nhận mức án tù chung thân
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục lao đốc “đỏ rực”


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          
          


RFA Tiếng Việt - 18-06-2018

Bà Nguyễn Thị Loan, vợ của ông Trịnh Văn Toàn, người từng tham gia biểu tình vào tuần trước nói chồng mình bị đánh trong đồn công an phường Bến Nghé, Quận 1 vào ngày 17/6 đến nỗi phải nhập viện.

"Hôm qua chụp kết quả CT thì có máu bầm trong sọ não, bác sĩ bảo chờ nhập viện", bà Loan kể lại tình trạng của chồng mình và cáo buộc những người đánh vợ chồng bà là công an.

Ông Trịnh Văn Toàn (sinh năm 1979) từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ông chuyển từ Hà Nội vào TPHCM để ở với vợ và tham gia đấu tranh.

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Tại sao lại là
    Bình Thuận?

    ___________________________
    Nhà báo Đồng Chuông Tử từ Bình Thuận - 20 tháng 6 2018






    Xác xe trơ trọi xơ xác ở trụ sở PCCC, 25 QL 1, Phan Rí Thành, Bắc Bình (giáp Tuy Phong), tỉnh Bình Thuận




    Hơn một tuần đã trôi qua, sau sự kiện biểu tình căng thẳng của người dân nhiều tỉnh thành trong cả nước, phản ứng thời hạn cho thuê đất lên đến 99 năm ở Luật đơn vị hành chính đặc biệt (gọi tắt là Luật đặc khu), cũng như tố giác Luật an ninh mạng vi hiến, mà truyền thông báo chí Việt Nam mô tả sự kiện là "gây rối", "tụ tập đông người trái phép", thì đến thời điểm này, có vẻ như "tình hình nhiều địa phương đã trở lại ổn định về an ninh trật tự, kinh tế xã hội", đặc biệt là ở tỉnh Bình Thuận.

    Cuộc biểu tình ở địa bàn tỉnh Bình Thuận trong hai ngày, chủ nhật 11/6 và thứ hai 12/6, đặt trong bối cảnh chung là nổi trội, nóng bỏng gay gắt và gây nhiều thiệt hại nhất về tài sản công. Sự kiện Bình Thuận hút dư luận Việt Nam và dư luận thế giới lên cao, mặc dù buổi lễ khai mạc thể thao World Cup 2018 lớn nhất hành tinh đang diễn ra sôi nổi ở Nga.

    Sau khi cuộc biểu tình trở nên bạo động ở Bình Thuận, giới quan sát - phân tích chính trị, giới nghiên cứu các phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam và toàn cầu, thường đặt ra câu hỏi rằng
    • "tại sao lại là Bình Thuận?"
      hoặc "chuyện gì đang thực sự xảy ra ở tỉnh Bình Thuận?"


    Câu trả lời, quả thật không dễ dàng có đáp án đầy đủ, chi tiết nếu không phải là người dân địa phương sở tại nhưng không quá khó để tổng quát kết luận trong nhận diện tình hình chung của đất nước.




    Diễn biến biểu tình, phản đối tối 10/6/2018 ở Bình Thuận




    'Bức xúc không nhỏ'

    Địa thế tự nhiên của Bình Thuận giống như hình con ngựa đang phi tốc độ vừa phải, đầu ngoái nhìn, cái chót đuôi ngoắc về huyện đảo Phú Quý. Con ngựa hiền lành ấy, luôn luôn cúc cung tận tụy với định phận, vất vả mệt nhoài cơm áo với cuộc sống, tại sao trong ngày chủ nhật 11/6 và thứ hai 12/6 vừa qua, bỗng trở nên bất kham, không kiềm chế được tính khí thường ngày của mình?

    Dường như có điều gì đang xảy đến với cánh đồng cỏ xanh tươi, núi đồi thơ mộng, xinh đẹp trong lành, đại dương phong phú dư dật hải sản ở xứ "nắng như phan gió ngỡ là tha thiết" này ?

    Bình Thuận, với 192 km chiều dài bờ biển, gần 1,4 triệu dân số, mật độ bình quân 167 người/km2, kinh tế mũi nhọn vẫn là kinh tế biển, phần nhỏ hơn phân bố ở các ngành nghề khác như nông nghiệp, thương mại, du lịch... nhưng cũng không đáng kể.

    Có một điều lạ trong cách xác định vị trí địa lí của tỉnh này, đó là có sự nhập nhằng của cơ quan nhà nước về cách gọi tên vùng miền trong văn bản hành chính ngành, có ngành gọi miền Đông Nam bộ, có ngành gọi miền Nam Trung bộ. Sự không thống nhất trong cách phân loại vùng cũng gây khó khăn cho việc quy hoạch chiến lược, sách lược lẫn khả năng nắm bắt nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.



    Tác giả Đồng Chuông Tử là nhà báo tự do, nhà báo và nhà nghiên cứu người Chăm, đang sinh sống tại Bình Thuận.



    Tỉnh Bình Thuận bao trùm trong lòng mình là diện tích biển trải dài, nghề nghiệp chính từ hàng trăm năm qua của phần đông người dân, vẫn là đánh bắt cá, gần bờ và xa bờ. Nhưng kể từ khi Trung Quốc xác lập đường lưỡi bò, đẩy mạnh xây dựng đảo nhân tạo, lập thành phố mới ở các đảo chiếm được của Việt Nam, tuyên bố chủ quyền lãnh hải mới, thì ngư dân Việt Nam nói chung, trong đó có ngư dân Bình Thuận khi đi đánh bắt xa bờ, thậm chí đánh bắt trong vùng ngư trường truyền thống thôi, cũng không yên ổn, thiệt hại về người và tài sản ngày càng nhiều.

    Đó là một bức xúc không phải là nhỏ đối với ngư dân, những người lấy biển làm nhà, làm nguồn sống chính đáng và năng lực đóng thuế lớn.

    Trong ngổn ngang bức xúc nội tại của nó, cách điều hành, lãnh đạo của chính quyền cấp tỉnh có góp phần, chắc chắn là như vậy. Còn mức độ nghiêm trọng cụ thể của nó thì cần phải thanh tra - kiểm tra, nhận diện, đánh giá lại khoa học, khách quan và công khai minh bạch. Có nhiều quan điểm trong nhân dân tỉnh Bình Thuận bao gồm trí thức, văn nghệ sĩ và người dân đa ngành nghề khác, khi được người viết hỏi, nói rằng
    • "có sự yếu kém trong quản lí,
      có thái độ thờ ơ vô cảm lẫn vun vén ở đó
      và đặc biệt phe cánh lợi ích nhóm cao".


    Thêm nữa, vấn đề đất đai trong toàn tỉnh cũng hết sức nóng, chưa hạ nhiệt.
    • Cách thu hồi đất, công tác đền bù giải tỏa mặt bằng cũng gây nhiều bức xúc trong nhân dân.


    Ít nhất, trong các vấn đề nội hàm của tỉnh, có sinh sôi, chứa đựng một bếp lửa đang âm ỉ nhiệt.




    Đã xảy ra nổ ở nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 làm hai người bị bỏng, theo truyền thông Việt Nam ngày 7/3/2017





    Từ những dự án 'đáp xuống'

    Trước tiên, phải kể đó là dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, đặt ở huyện Tuy Phong, đây là dự án trọng điểm quốc gia về nâng cao năng lực cung ứng điện phía nam.

    Sẽ không đáng nói, nếu dự án này không gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Sự khiếu nại, kiến nghị giải quyết trong nhân dân về vấn đề trên của nhà máy, nhiều năm qua không được thỏa mãn. Ngay cả khi báo chí vào cuộc phản ánh và phản ứng,
    • cách giải quyết cũng thật sự còn hời hợt,
      đùn đẩy trách nhiệm
      và tích lũy không khí tiêu cực.

    Nhiều công nhân người Việt từng đi làm trong nhà máy này, cho biết
    • " tình hình an ninh trật tự, giữa người Việt và người Trung Quốc trong đó rất phức tạp, bất ổn. Nhiều vụ đánh chém nhau đổ máu, thương tích lớn có dấu hiệu bị giấu giếm, bưng bít".
    • Vấn đề sức khỏe người dân cũng cực kì quan ngại.
    • Hiện nay, từ không khí cho đến mạch nước ngầm đều ô nhiễm đáng báo động.
    • Cả tình hình bệnh tật hiểm nghèo của người dân quanh nhà máy nói riêng, cũng gia tăng khủng khiếp.


    Mặt khác, những dự án của các công ty, tập đoàn tư nhân cũng đã góp sức "xâu xé" Bình Thuận đáng gờm.
    • Những dự án khai thác đá, khai thác titan mặc nhiên ồn ào, xả khói bụi mù mịt và mặc nhiên ô nhiễm môi trường mà ít khi bị nhắc nhở, xử lí nghiêm, dù đơn thư tố giác ngày càng vàng ố, nhòe mực.




    Tấm khiên nằm ngổn ngang ở một góc của trụ sở PCCC Phan Rí Cửa


    Thậm chí, người dân trong tỉnh còn kháo nhau rằng
    • "tỉnh bảo kê công ty nọ,
      mắc nợ tập đoàn kia
      hàng ngàn hàng trăm tỉ đồng, nên nó muốn có lô đất nào cũng được hết".
    Dư luận này, có thật hay không, cơ quan nào có trách nhiệm "xóa tan", trả lại sự trong sạch cho chính quyền địa phương? Dĩ nhiên, không phải cơ quan của tỉnh làm việc đó.

    Tóm lại, những dư luận này, cũng đang lớn dần lên, trở thành một cái bếp lửa chứa nhiệt lớn khác.





    Đến biểu tình bạo động

    Trong phần bình luận trực tiếp xung quanh Bàn tròn thứ Năm, chủ đề 'Luật an ninh mạng: ' hôm 14/6/2018, trên BBC News Tiếng Việt, người viết có nhận định nguyên nhân biểu tình trở nên bạo động ở Bình Thuận, trong đó có sự tích tụ tỏa nhiệt của những cái bếp lửa ấy.

    Điều đáng nói, chính quyền và bộ máy tuyên truyền "hậu biểu tình" đã
    • không dám nhìn vào sự thật hiện tình của đất nước,
      nhận diện cách quản lí nhà nước còn hạn chế
      cũng như hình thức trình những dự án luật có phần
      • nóng vội,
        ngược quy trình trong đảng
        và trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho lợi ích nhóm "làm ăn".


    Với hằng hà bài giảng của giáo trình chống biểu tình đã cũ rích từ vài chục năm qua mà hiệu quả của nó, có vẻ vẫn còn tồn đọng ít nhiều niềm tin, song hiện nay phần lớn người dân đã dự đoán, xác định được "bài vở" đó. Việc chính quyền và bộ máy tuyên truyền cố tình nhận diện sai sự thật, sẽ dẫn đến cách ứng xử tình huống sai, biện pháp đưa ra "lệch pha" tâm tư, nguyện vọng của người dân. Đây là một điều hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng lớn lao và thậm chí nó định đoạt sự tồn vong của thể chế.



    Hiện trường sau vụ biểu tình, phản đối ở Bình Thuận


    Mặt khác, đảng cũng nên nghiên cứu, đánh giá lại về khía cạnh dư luận của nhiều chủ trương, chính sách mà đã vấp phải làn sóng phản đối dâng cao trong một thập niên trở lại đây. Bởi mức độ và tầng suất của những làn sóng trên, ở nhiều lĩnh vực ngày càng rầm rộ, dày đặc và quy mô.

    Cũng như việc
    • nên đặt sự kiện biểu tình ở Bình Thuận và nhiều địa phương khác vừa qua, trong chuỗi các sự kiện nóng bỏng, gây chia rẽ lớn trong nhân dân vào trong bối cảnh giai đoạn lịch sử của nó,
    • chứ không nên xé lẻ sự vụ đơn thuần bột phát, vì nó gượng gạo, méo mó và phiến diện.

    Thêm nữa, sự phát triển phong phú đa dạng của nền kinh tế một quốc gia, nhiều khi còn được "phát hiện" ra nhờ vào các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân, để điều chỉnh, sửa đổi bổ sung luật pháp, chứ không thể đánh đồng biểu tình hoàn toàn là tình trạng xấu xí, cần nghiêm trị hết được.

    Hơn hết thảy, để xảy ra tình trạng biểu tình, trở nên quá khích và bạo động như ở Bình Thuận mới đây, đâu chỉ là lỗi ở một phía người dân. Thiết nghĩ, chính quyền cũng nên dũng cảm nhìn nhận sai lỗi của mình trong cách điều hành, quản lí và lãnh đạo. Biết mình có lỗi, thì xin lỗi không có gì đáng xấu hổ cả. Xin lỗi chỉ làm mình tốt lên, đẹp lên trong mắt người dân mà thôi.

    Cầm bằng không chịu nhận lỗi, hèn nhát đổ thừa, tuyên truyền phiến diện và mạnh mẽ trừng phạt, điều đó là không đắc nhân tâm và nó không khác gì một hình thức khác của bạo động. Mà sự bạo động của chính quyền dành cho người dân, thực sự rất nguy hiểm, giống như kiểu góp thêm "nhiều dầu" vào ngọn lửa "lòng dân" đang cháy hừng hực, lan tỏa rộng rãi.





    https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44547370
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Mất lòng tin vào chính sách đối với Trung Quốc : Mồi lửa biểu tình ở Việt Nam
    __________________________
    Thụy My - 20-06-2018





    Người dân Saigon biểu tình phản đối việc cho Trung Quốc thuê đất, ngày 10/06/2018.



    Những cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia tại trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam hôm 10/06/2018 cho thấy việc đoàn kết công luận và huy động các nhà bất đồng chính kiến dễ dàng như thế nào, khi có được một nhân tố chủ chốt :
              
    đó là Trung Quốc !

              
    Các cuộc xuống đường, mà trên lý thuyết là bất hợp pháp, đã diễn ra vào Chủ nhật thứ hai tiếp đó, ngày 17/06/2018. Người dân lo sợ rằng các vùng duyên hải được chọn làm đặc khu kinh tế mời gọi đầu tư nước ngoài, có thể trở thành đầu cầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Việt Nam.





    Chính quyền không đánh giá đúng mức tình cảm chống Trung Quốc

    Reuters ghi nhận tuy dự luật không nêu rõ tên Trung Quốc, nhưng các nhà phân tích chính trị nói rằng người Việt tin chắc như vậy. Các bài viết phổ biến trên Facebook lại càng củng cố sự nghi ngờ đã bám rễ lâu nay,
    • rằng Bắc Kinh dùng lợi lộc để gây ảnh hưởng lên chính sách của Nhà nước.


    Trung tâm của vấn đề là một hỗn hợp dễ cháy, pha trộn giữa
    • thực tế bị Trung Quốc bức hiếp qua nhiều thế hệ,
    • và sự thiếu niềm tin vào chính sách của đảng Cộng Sản cầm quyền là có thể làm được điều gì đó về việc này.


    Chuyên gia về Đông Nam Á Murray Hiebert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington nhận định :
    • « Chính quyền đã đánh giá quá thấp tình cảm chống Trung Quốc tại Việt Nam. Rất nhiều người Việt thường kín đáo chia sẻ với nhau là chính phủ chưa hành động đúng mức để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước họa xâm lăng từ Trung Quốc ».

    Mạng xã hội như Facebook, được phân nửa trong 90 triệu dân Việt Nam sử dụng, càng làm cho tình cảm này dễ được hâm nóng và khó kìm nén lại.

    Sau khi các cuộc biểu tình nổ ra trên nhiều tỉnh thành toàn quốc, Quốc Hội Việt Nam tuần qua đã hoãn lại việc bỏ phiếu về Luật Đặc khu cho đến tháng Mười.

    An ninh được siết chặt tại các thành phố lớn hôm Chủ nhật 17/6 để ngăn ngừa biểu tình. Nhưng hàng ngàn người vẫn tuần hành ở Hà Tĩnh, nhiều người cầm theo các biểu ngữ « Không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày ».





    Trung Quốc bức hiếp, dân Việt phẫn nộ

    Căng thẳng có nguy cơ kéo dài,
    • cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến Một vành đai, một con đường (Nhất đới, nhất lộ hay Con đường tơ lụa mới) để đẩy mạnh hoạt động ở các nước,
                
    • đồng thời có những hành động giương oai diễu võ để áp đặt yêu sách chủ quyền lên hầu như toàn bộ Biển Đông.
                
    • Trung Quốc tăng tốc xây dựng và quân sự hóa
      • trên quần đảo Hoàng Sa - cưỡng chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974
      • – cũng như tại Trường Sa.
    • Hồi tháng Ba, Bắc Kinh còn gây áp lực khiến Hà Nội phải ngưng việc khoan dầu tại một lô quan trọng.
      Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng một năm Trung Quốc có hành động ngang ngược này.

              
    Sự phản kháng của chính quyền Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc khá hạn chế. Hôm thứ Sáu 15/6, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tránh né vấn đề, nói rằng Quốc Hội
    • « biểu dương tinh thần yêu nước và sự quan tâm sâu sắc của nhân dân đến các vấn đề quan trọng của đất nước ».
    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm Chủ nhật 17/6 cũng trấn an công chúng về việc Luật Đặc khu dự kiến cho thuê 99 năm, nhưng cũng không nêu tên Trung Quốc. Báo chí nhà nước dẫn lời ông Trọng :
    • « Không ai dại dột trao đất cho người nước ngoài để vào đây làm rối mình ».

    Các cuộc biểu tình hôm 10/6 hầu hết là ôn hòa, tuy nhiên đã trở thành bạo động ở Bình Thuận. Tại đây xe cộ ở công sở bị phá hoại, đám đông giận dữ ném đá và tấn công cảnh sát cơ động.

    Luật sư nổi tiếng Trần Vũ Hải nói rằng tâm trạng phẫn nộ đã được nung nấu từ nhiều năm qua tại Bình Thuận,
    • nơi mà ngư dân bị Trung Quốc tấn công,
    • đất đai bị ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc xây dựng,
    • và nạn phá rừng do khai thác khoáng sản để xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.


    Theo ông Hải,
    • người dân không chỉ trút cơn giận dữ lên Trung Quốc,
    • mà còn cả với chính quyền địa phương,
      vẫn bị coi là tham nhũng và mờ mắt trước những mồi nhử lợi lộc của Bắc Kinh.
    Ông nói :
    • « Họ chẳng chịu tìm hiểu vì sao người dân lại tức giận như thế, và cũng không giải quyết những bức xúc của dân. Lòng tin vào chính quyền ở địa phương này đã bị mất đi ».

    Các nhà phân tích cho rằng số lượng người tham gia đông đảo và có phối hợp trong các cuộc biểu tình, đã làm cho những người dân bình thường thêm bạo dạn. Tuy nhiên đồng thời cũng làm khó khăn thêm cho đảng trong việc giữ được tình trạng thăng bằng hiện nay : vừa làm ngơ cho một số nhà bất đồng chính kiến, lại vừa giữ được họ trong vòng kiểm soát.





    Cần biết đối thoại với dân

    Reuters cho biết phía Trung Quốc cũng không hề coi các cuộc biểu tình của người Việt là chuyện nhỏ. Cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại Việt Nam tuần qua đã tổ chức những cuộc họp với các nhóm doanh nhân Trung Quốc, với chính quyền địa phương và báo chí.

    Một trong số nhiều bài viết trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc cho biết bà Đoàn Hải Hồng (Yin Haihong) đã « yêu cầu » chính quyền Việt Nam bảo vệ các cơ sở kinh doanh và công dân Trung Quốc. Bà nói rằng đại sứ quán được chính quyền Hà Nội thông báo là những người có « động cơ chưa rõ » đã « cố ý xuyên tạc tình hình và gắn nó với Trung Quốc ».

    • Những cuộc biểu tình tương tự trước đó cũng đã diễn ra vào năm 2014
      sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa,
    • và kéo dài trong nhiều tháng vào năm 2016
      do một thảm họa môi trường từ nhà máy Formosa của Đài Loan.


    Trả lời câu hỏi của hãng tin Anh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
    • không nhắc đến Trung Quốc,
      nhưng nói rằng « những người cực đoan » đã « xúc giục biểu tình bất hợp pháp ».
    Bà cũng nói chính sách Việt Nam là phục vụ lợi ích của nhân dân và hỗ trợ đầu tư, kinh doanh.

    Ông Nguyễn Văn Quynh, một luật sư được nhiều người theo dõi trên Facebook, nói rằng rõ ràng các cuộc tập hợp (ở Bình Thuận) là có tổ chức, và bạo động kịch phát do bị xúi giục. Chúng cho thấy có những kế hoạch tỉ mỉ và kiến thức về quy trình làm việc của lực lượng an ninh, và Bình Thuận là một điểm yếu.


    Một số cựu đại biểu Quốc Hội cũng như đại biểu đương nhiệm cho rằng bây giờ là lúc để xem xét lại Luật Biểu tình, vốn đã bị hoãn lại nhiều lần. Hiến Pháp Việt Nam công nhận quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp, nhưng những cuộc biểu tình thường bị cảnh sát dập tắt, những người tham gia bị tạm giữ do « gây rối trật tự công cộng ».

    Những người khác thì khuyến cáo nên lắng nghe công luận nhiều hơn. Ông Nguyễn Sĩ Dũng, cựu phó văn phòng Quốc Hội nói :
    • « Chính quyền cần quan tâm đến những gì mà người dân đang quan tâm ».
    Tương tự, hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia Lê Đăng Doanh ở Hà Nội :
    • « Điều hết sức quan trọng là chính quyền phải đối thoại với dân nhiều hơn, để giải quyết được vấn đề trước khi trở thành hệ trọng ».
    Hãng tin Mỹ cũng trích nhận định của chuyên gia Bernard Lapointe, Viet Dragon Securities JSC ở Thành phố Hồ Chí Minh :
    • « Nguy cơ lớn nhất đối với Việt Nam, trong trường hợp bất bình xã hội gia tăng, là vốn đầu tư FDI sẽ bị sụt giảm ».





    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180620-mat- ... o-viet-nam
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

  • Biểu tình tại Sài Gòn ngày 20/6 /2018



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Coi chừng phản động Mầm Non!



    CTV Danlambao - Trước tình trạng người dân đặt lòng yêu nước quá đúng chỗ, Sở Giáo dục và Đạo tạo đã "hỏa tốc" gửi công văn đến các trường học để "thực hiện nghiêm túc" nhiệm vụ cảnh giác âm mưu, thủ đoạn kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch. Trong những trường nhận công văn và có nhiệm vụ "thực hiện nghiêm túc này" là các trường... Mầm Non.

    Tại địa bàn tỉnh Thái Bình, công văn do Giám đốc Sở GD&ĐT Đặng Phương Bắc ký đã được gửi đến trường Mâm non Hoa Hồng.

    Theo đúng tinh thần "nghiêm túc" của văn thư thì
              
    • hiệu trưởng trường này phải tổ chức để các nhi đồng mầm non "quán triệt đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước".
                
    • Các cháu nhỏ xíu phải nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, hiểu đúng và cảnh giác trước âm mưu... và không tham gia các hoạt động trái pháp luật.


    Phải chăng vì đảng và nhà nước lo sợ 2 mầm non này:
              

              
    Trong công văn, những kẻ đang nắm đầu nền giáo dục quốc gia đã ra chỉ thị Quản lý chặc chẽ học sinh... kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của giáo viên, học sinh..."

    Rõ ràng trường học tại nước CHXHCN đã trở thành đồn côn an.
              

              

    21.06.2018
    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot.com




    https://danlambaovn.blogspot.com/2018/0 ... m-non.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" đang giết dân để bán nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Cam tâm chịu đựng hay vùng lên...
    _____________________
    Ng. Dân (Danlambao) -


              

              


    ...CS xưa nay vẫn luôn thành công nhờ gieo rắc vào dân ta “nỗi sợ”.
    • Vì “sợ”, ta không dám phản kháng, không dám đấu tranh.
      • Sợ cũng chết,
        và không sợ, chưa hẵn là phải chết.

      Có lẽ đây là điều cần cân nhắc trước sự sống còn. Người dân không thể
      • trông chờ,
        cả tin,
        van xin vào bọn bán nước hại dân,

      mà phải vùng lên phản kháng diệt trừ.
      • Không thể đứng đợi,
        trông chờ vào một ai đó đến cứu giúp ta,
        một khi chính ta không chịu vùng lên tranh đấu...



    *
    Đảng CSVN từ lâu lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân VN để phát động cuộc chiến (gọi là chống xâm lược) với mưu đồ cho những công cuộc:

    - Lúc đầu là làm tay sai cho cộng sản quốc tế (CSQT) để mưu cầu nhuộm đỏ Đông Dương (Việt-Miên-Lào) và bành trướng toàn cõi Đông Nam Á Châu, qua công cuộc chống Pháp giành độc lập dân tộc, và chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam (VNCH).

    - Đến khi CSQT (mà đứng đầu là Liên Xô) sụp đổ, kéo thêm các nước CS Đông Âu tan rã, chỉ còn vỏn vẹn 5 nước CS (Cuba, Bắc Hàn, Lào, TQ, Việt Nam), thì CSVN đã không ngần ngại chạy theo vâng phục Tàu cộng để thực thi mọi đường lối theo ý của Tàu; sẵn sàng dâng nạp giang sơn, nhằm mục đích để được sống còn, tồn tại và thụ hưởng lợi quyền.

    Kể từ 1990, mọi đường lối chính sách đều là vâng theo Tàu cộng.

    • Lần lượt người ta thấy: đất liền và biển đảo mất dần. Các cơ sở công ty công nghiệp thuộc Tàu, cùng cả dân Tàu (công nhân trá hình) lan tràn khắp nước VN.

      Tài nguyên cạn kiệt. Nền kinh tế suy sụp. Một xã hội băng hoại. Một đất nước sản sinh dẫy đầy cước bóc, nhũng lạm, và một dân tộc nghèo nàn cơ cực.

      Áp dụng một chính sách, đường lối bưng bít, lừa mị, dối gian, và vô cùng tàn độc (với nhiều hình thức) cốt làm cho ngu dân, sợ hãi để chỉ phải biết tin và làm theo những gì mà đảng sắp đặt đề ra. Mấy mươi năm đảng tự hào và tô vẽ là đã thành công.

      Và cho đến ngày hôm nay, VN trước viễn ảnh mất nước và lệ thuộc. Đảng dẫn dắt dân tộc đi vào thời kỳ Bắc thuộc mới.

    Dân tộc VN đã được đảng cho một liều thuốc ngủ cực mạnh - trên 40 năm cả một dân tộc ngủ vùi - một số (miền Bắc) đã ngủ từ trước nữa. “Mọi sự có đảng và nhà nước lo”. Dù rằng trong an giấc mơ màng, cũng có một số có nhiều mộng mị, chập chờn nữa tĩnh nữa mê, nhưng rồi cũng chẳng thể làm gì khác hơn được - vẫn chỉ là tỉnh giữa cơn mê.

    Đến khi tỉnh giấc hẵn, thì chợt thấy đang đứng bên bờ vực thẳm: Muốn sống còn, muốn tồn tại, dân tộc phải biết vùng lên
              
    - Vùng lên hay là chết.

              

    Toàn dân phải mạnh dạn, quyết tâm lật đổ bạo quyền thống trị. Phải diệt kẻ hại dân bán nước để cứu lấy xã tắc sơn hà.




    Phải làm gì?

    Trứng đã giao cho ác. Mọi cơ cấu quyền lực, phương tiện chống trả, vật dụng đấu tranh, từ bấy lâu, đảng đã toàn quyền nắm giữ.
    • Đảng nắm trọn khí giới:
      đảng có QĐ, có CA, đảng có côn đồ… có lục lâm thảo khấu,
      có đầu trâu mặt ngựa, có hung thần và ác quỉ
      - vì đảng nắm giữ của tiền mua chuộc chúng - đang sẵn sàng đàn áp, dập tắt mọi đấu tranh.
                
    • Đảng có vô số nhà tù để sẵn sàng bắt nhốt những ai chống đối…
                
    • Và nhất là sau lưng đảng,
      một bầy hung hãn (quan thầy) với mọi mưu mô tàn độc để tiêu diệt toàn dân.


    Dầu rằng, một dân tộc với số đông
              
    - 90 triệu dân, so với 4-5 triệu (kẻ thù) hung hãn.

              
    Ta vẫn là sức yếu thế cô? Một dân tộc dù được tiếng “anh hùng” chưa bao giờ chịu khuất phục, đã từng đánh đuổi và chiến thắng bọn xâm lăng. Nhưng mà, lừng lẫy thời thuở cha ông, bây giờ thì đã khác: Một dân tộc đã được gieo vào lòng “nỗi sợ”, và một số người chỉ biết an phận trông chờ.




    Chờ ai?

    • - Chờ bên ngoài giúp sức. Chờ có ai đó đến cứu mình?

      - Cầu Trời, khẩn Phật, cầu Chúa, nguyện Thánh Thần. Và cầu nơi đấng “Minh Vương” xuất thế?

      - Vái vang và tin vào huyền vi phép lạ. Nghiên cứu sưu tra Kinh Dịch, dựa vào Sấm Kinh, thần cơ diệu toán đoán định sắp bày.

      - Chỉ còn biết trông chờ… Chờ ơn trên, chờ “thế lực” nào đó can thiệp định phân?


    Mặc ai trông chờ. Nước đã đến trôn thì phải nhảy. Có lẽ cũng từ ý thức này mà một số đông dân ta quyết chí vùng lên, đứng dậy. Ngày 10/6/2018 vừa qua, một cuộc biểu tình nổi dậy trên khắp nước đã dâng lên tinh thần phấn khởi, là dấy động niềm tin: Hải ngoại cùng quốc nội hổ trợ nhau với tấm lòng tin tưởng. Và cũng đã làm cho “địch” phải “thúc thủ” - Phan Rí, Bình Thuận - Kẻ bạo ác đã thật sự lay động, rung rinh.

    Một cuộc “xuống đường” khắp nước với số lượng khá đông (đông nhất từ trước đến nay) đã làm cho tất cả dân tộc nức lòng với niềm tin và hy vọng. Dù rằng địch, sau đó, quyết tâm tìm phương trấn áp.

    Nên nhớ:
    • Tổng biểu tình và tổng nổi dậy là món “nghề” của CS
      (cũng chỉ dựa vào và lợi dụng người dân).

      CS xưa kia rất thường hô hào nổi dậy - một phương cách “chuyên trị” bạo quyền.
      Vì thế mà họ rất sợ phương cách này.
      Và hôm nay thật sự là vậy. Mới có một chút “đồng lòng” từ dân mà đảng đã phải thấy sợ.
    Sao ta chẳng tiếp tục? Có điều người ta tự nghĩ:
              
    (biểu tình) bạo động hay bất bạo động?

              

    Chắc hẵn mọi người đều biết, người CS xưa nay vẫn luôn thành công nhờ gieo rắc vào dân ta “nỗi sợ”. Vì “sợ”, ta không dám phản kháng, không dám đấu tranh. CS mặc sức và tha hồ, họ muốn làm gì thì làm.
    • Cũng đừng tin vào những gì mà CS nói lời hứa hẹn - điều này thì quá rõ -
    • Sợ cũng chết, và không sợ, chưa hẵn là phải chết.
    Có lẽ đây là điều cần cân nhắc trước sự sống còn.

    Cuộc biểu tình (có tính đấu tranh) ở Phan Rí, Bình Thuận ngày 10/6/2018 vừa qua đã là bài học “hữu hiệu” cho mọi cuộc đấu tranh:
              
    Một khi ta không còn “biết sợ”,
    thì là lúc địch “phải sợ”.


    Đấu tranh “bạo động” hay “bất bạo động”
    cũng là tùy cách, tùy thời.

              
    Cả những lần đấu tranh sẽ tới:
              
    Đình công bãi thị,
    bất tuân dân sự trên toàn đất nước Việt Nam v.v...

              

    Bài viết cũng xin kính đến tất cả quí vị đang hoang mang e ngại chỉ muốn sống cho riêng mình: cầu an, an tâm và chịu đựng.
    • Đất nước đang mất (mọi người đã thấy?).

      Đảng CSVN đã và đang (vì lợi quyền) mà cam tâm thần phục Tàu cộng và bán rẽ, dâng nạp giang sơn.

      Người dân không thể trông chờ, cả tin, van xin vào bọn bán nước hại dân, mà phải vùng lên phản kháng diệt trừ.

      Càng không thể đứng đợi, trông chờ vào một ai đó đến cứu giúp ta, một khi chính ta không chịu vùng lên tranh đấu.





    21.06.2018
    Ng. Dân
    danlambaovn.blogspot.com



    https://danlambaovn.blogspot.com/2018/0 ... g-len.html
              
Trả lời

Quay về “Việt Nam”