Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Khởi tố Will Nguyễn:
    Đòn đe doạ trấn áp mạnh mẽ
    của nhà cầm quyền

    _____________________________
    Cát Linh, RFA - 2018-06-15



              

    Hình ảnh do những người biểu tình ghi lại
    cho thấy Will Nguyễn bị lực lượng an ninh trùm kín đầu và lôi kéo trên đường.
    Courtesy of Facebooker

              



    Đòn đe doạ trấn áp

    Quyết định của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM được tờ Vietnamnet.vn chính thức loan tin lúc 8 giờ 20 phút tối ngày thứ Sáu 15 tháng 6. Cho đến lúc này, Will Anh Nguyễn, một trong hơn 100 người bị bắt tại các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội, Khánh Hòa và một số tỉnh thành khác, đã bị tạm giam từ ngày Chủ nhật 10 tháng 6.

    Giữa hàng trăm người bị bắt giữ và tạm giam, lệnh khởi tố với Will Nguyễn là một quyết định “không phải tự nhiên mà có”. Đó là nhận định của phần nhiều các nhà dân chủ đấu tranh trong nước, và cũng là chia sẻ của kỹ sư, nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Lân Thắng.

    Từ Hà Nội, ông cho biết:
    • “Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà trăm người đã bị bắt, mà Will Nguyễn lại bị khởi tố hình sự. Hình ảnh của Will là một hình ảnh vô cùng đẹp, vô cùng xúc động khích lệ, cổ vũ những người dân xuống đường hôm 10 tháng 6. Ngoài ra còn cổ vũ khích lệ nhiều thanh niên Việt kiều khác đang ở Mỹ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Đó là những người rất muốn về Việt Nam tham gia, góp sức mình trong việc thay đổi đất nước.”

    Nhà hoạt động dân chủ Dương Lâm từ Sài Gòn cho rằng ở thời điểm hiện tại, lệnh khởi tố Will Nguyễn như một lời đe doạ nhắm vào người biểu tình và có ý định sẽ tham gia biểu tình.
    • “Tôi nghĩ đó là một thông điệp mạnh mẽ, cho biêt là sẽ đàn áp rất mạnh tay để đàn áp cuộc biểu tình lần này. Vì nhà cầm quyền hiện nay rất lo sợ người dân tiếp tục biểu tình lần thứ 2, lần thứ 3 vì mức độ cuộc biểu tình hôm vừa rồi đã vượt quá sự tưởng tượng hay dự đoán. Cái sự phản kháng của dân quá mạnh mẽ đặc biệt là diễn ra ở các tỉnh thành với số lượng người rất lớn mà với những gương mặt không phải là quen thuộc.”

    Công dân Mỹ gốc Việt Will Anh Nguyễn là một trong những gương mặt mới này. Mạng xã hội, báo chí trong nước lẫn các truyền thông lớn thế giới như New York Times, Foxnews, Reuters những ngày qua đều đưa tin về sự việc của Will Nguyễn một người Mỹ gốc Việt hiện đang sống tại Houston, Texas. Các hình ảnh trong nhiều video chia sẻ trên mạng cho thấy Will bị lực lượng chức năng công an Việt Nam kéo lê trên đường, gây chấn thương ở đầu, bị trùm mặt khi kéo lên xe đưa đi.

    Thế nhưng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 14 tháng 6 nói rằng “không có việc sử dụng vũ lực” trong vụ bắt giữ Will Nguyễn.

    Tuy nhiên, theo lời Dương Lâm kể lại từ một người bạn xin không nêu tên cho biết:
    • “Bạn đó nói rằng bạn đó không thấy Will làm gì nhưng thấy Will bị bắt giữ rất thô bạo.”

    Theo nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, lệnh khởi tố này chính là một đòn đe doạ từ nhà cầm quyền Việt Nam.
    • “Việc dùng lệnh khởi tố này thật ra là 1 đòn đe doạ trấn áp người khác, kể cả dư luận ở Mỹ, Châu Âu, cũng như dư luận trong nước.”

    Một bạn trẻ xin không nêu tên, có mặt trong đoàn người xuống đường hôm 10 tháng 6 cho biết:
    • “Nó sẽ dóng 1 hồi chuông đến những người Việt ở nước ngoài có ý định về Việt Nam, đó là trấn áp tinh thần.”

              




    Làn sóng phản đối và sức ép lên chính quyền

    Đây cũng chính là nhận xét của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng. Theo dõi những hình ảnh được chia sẻ lan rộng trên mạng xã hội từ ngày 10 tháng 6, ông cho biết cá nhân ông nhận thấy Will Nguyễn có mặt trong đoàn người biểu tình với tư cách cá nhân.
    • “Trên tay không có một biểu ngữ nào, cũng không hô một khẩu hiệu nào. Cậu ấy chỉ làm 1 việc là đấu tranh cho đoàn người trên phố vượt qua hàng rào an ninh. Ngoài ra cậu ấy không có bất cứ thông điệp chính trị hay sự kêu gọi nào.”

    Trên mạng xã hội có rất nhiều ý kiến từ những người có mặt trong đoàn biểu tình hoặc khi xem video sự kiện cũng đồng thuận với nhận xét này.

    Do đó, ông nghĩ rằng lệnh khởi tố Will Nguyễn mà Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa đưa ra sẽ là dẫn đến một làn sóng phản đối vô cùng to lớn không chỉ trong nước và lan ra cả hải ngoại nhằm chỉ trực tiếp đến cấp chính quyền Việt Nam.
    • “Điều này chắc chắn nó sẽ gây ra một ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với dư luận người Việt hải ngoại. Vì việc chính quyền tổng thống Donald Trump quyết định sẽ phản ứng việc này như thế nào nó là điều vô cùng quan trọng. Và chắc chắn cộng đồng người Việt bên đó sẽ có sức ép vô cùng lớn lên chính phủ, Quốc hội. Tôi tin chắc sẽ có những cuộc biểu tình cực kỳ lớn ở nhiều thành phố của người Việt để yêu cầu chính quyền Mỹ phải vào cuộc, có những biện pháp nhanh nhất can thiệp vấn đề này.”

              




    Yếu tố pháp lý

    Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 14 tháng 6 cho biết họ đã biết về việc này và khẳng định khi một công dân Hoa Kỳ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ những vấn đề ở cấp lãnh sự một cách thích hợp. Tuy nhiên, đại sứ quán Hoa Kỳ không đưa thêm bất cứ một bình luận gì vì lý do quan ngại quyền riêng tư.

    Nhận xét về phản ứng này, Giáo sư Tạ Văn Tài, từng giảng dạy tại Trường Luật, đại học Harvard nói rằng đó là một cách nói “vuốt mặt cho chính phủ Việt Nam.”

    Chúng tôi đặt vấn đề về tính pháp lý trong việc truy tố một người nước ngoài ở Việt Nam, trường hợp này là với Will Nguyễn và được ông cho biết:
    • “Vấn đề truy tố người ngoại quốc trong lãnh thổ 1 quốc gia, trường hợp này là Việt Nam, luật quốc tế dành cho quốc gia đó có toàn quyền trên lãnh thổ của mình để duy trì an ninh trật tự. Nghĩa là bất kỳ ai dù là người ngoại quốc vi phạm luật lệ trong lãnh thổ 1 nước thì cũng có thể bị truy tố như thường.”

    Tuy nhiên Giáo sư Tài nhấn mạnh rằng khi người ngoại quốc bị truy tố trong lãnh thổ một nước thì phải có được sự bảo đảm về những thủ tục, tiến hành đúng pháp luật về nhân quyền. Một trong các quyền đó, là quyền của Đại sứ Mỹ được gửi người đến theo dõi, dự xử, theo dõi việc truy tố có đúng pháp luật hay không.

    Hôm 14 tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng cho biết đã sắp xếp một cuộc gặp phía lãnh sự cho đại sứ quán Mỹ và ông Will Nguyễn. Truyền thông không đề cập đến cuộc gặp đã diễn ra chưa hoặc khi nào. Tuy nhiên, cho đến khi quyết định khởi tố được chính thức đưa ra, gia đình Will Nguyễn vẫn chưa liên lạc được với anh.

    Trong một chia sẻ mới nhất về Will Nguyễn viết trên trang cá nhân của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, ông ghi rằng:
    • "Tôi không cần biết anh ấy là ai. Tôi không cần biết anh ấy có phải người của tổ chức nào hay không. Will Nguyen dù chỉ mang trong mình một phần dòng máu Việt Nam, nhưng đã bỏ nơi tự do của anh ấy để về nơi tối tăm này, góp sức trẻ của mình để thay đổi đất nước Việt Nam."

              




    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth ... 33509.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »









Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »









Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »









Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Tô giới 99 năm và chủ nghĩa đế quốc chủ nợ Trung Hoa
    _____________________________
    NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG - 01/06/2018





              

              


    Trong lịch sử thông luật, thời hạn thuê 99 năm được xem là thời hạn cho thuê bất động sản dài nhất có thể.

    Nền tảng lý thuyết để lý giải cho thời hạn này không rõ ràng lắm. Một số cho rằng đây là một thời hạn an toàn để người thuê đất có thể an tâm đầu tư, khai thác và sử dụng đất, vì 99 năm thuê đủ để vượt qua kỳ vọng tuổi thọ của người thuê. Trong khi đó, nó cũng bảo đảm quyền sở hữu trong tương lai của người cho thuê và những người thừa kế của mình đối với mảnh đất.

    Mặt khác, xét theo các khía cạnh tư luật, giới hạn thời hạn thuê thường được xem là một biện pháp bảo đảm các giao dịch chuyển nhượng đất không bị che giấu bằng thỏa thuận thuê đất. Ví dụ, pháp luật tiểu bang Alabama (Mỹ) không cho phép cho thuê bất động sản quá 99 năm.

    Vương Quốc Anh đã phổ biến thời hạn 99 năm trở thành biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc bằng việc cưỡng ép nhiều quốc gia yếu thế hơn tham gia vào các hiệp định hình thành tô giới (hay territorial concession) với chính sách ngoại giao pháo hạm khét tiếng (gunboat diplomacy). Ví dụ điển hình nhất của chính sách này là thoả thuận thuê Hong Kong mà Anh quốc ký với triều đình nhà Thanh của Trung Quốc vào năm 1898.

    Còn hiện nay, Trung Quốc, với sự lớn mạnh kinh tế và bành trướng quân sự của mình đang ‘trả thù đời’ với thời hạn thuê 99 năm tương tự tại nhiều quốc gia, được nhiều nhà quan sát gọi là chủ nghĩa đế quốc chủ nợ Trung Hoa.

    Tháng 12 năm ngoái, Sri Lanka chính thức bàn giao cảng Hambantota cho chính quyền Trung Quốc. Hambantota, nằm tại đường biển phía Nam Sri Lanka, là cảng biển có vị thế địa chính trị đặc biệt quan trọng, cho phép Trung Quốc tiếp cận nhiều cung đường biển giao thoa ở Ấn Độ Dương.

    Đây là chiến thắng quan trọng của chính quyền Bắc Kinh trong việc hiện thực hóa chiến lược Vành đai và Cung đường (Belt and Road Initiative), được Chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi là ‘“dự án thế kỷ” – và chứng tỏ chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc hiệu quả đến thế nào trong việc kiểm soát các chính phủ tại nhiều quốc gia đang phát triển.

    Theo thông báo chính thức của chính phủ Sri Lanka, việc giao quyền kiểm soát cảng biển này cho Trung Quốc trong thời hạn 99 năm trị giá 1,12 tỉ USD, dưới hình thức bán lại 85% cổ phần trong công ty quản lý Hambantota.

    Tuy nhiên, phần lớn khoản tiền cho thuê này không vào túi chính phủ Sri Lanka, mà được dùng để trả khoản tiền mà Sri Lanka đang nợ chính phủ Trung Quốc cho chính việc xây dựng cảng biển này. Công ty China Merchants Port Holdings, cùng với Cơ quan Quản lý Cảng Quốc gia Sri Lanka, là các đại diện sở hữu vốn góp trong hai công ty chiếm hữu, sử dụng và quản lý cảng – Hambantota International Port Group (HIPG) và Hambantota International Port Services (HIPS).

    Giới quan sát cho đây là hành vi hy sinh chủ quyền của chính phủ Sri Lanka nhằm khỏa lấp cho thất bại điều hành quốc gia của mình, và cho thấy giới chức Sri Lanka đang khuất phục trước thứ gọi là chủ nghĩa đế quốc chủ nợ, thuật ngữ do nhà phân tích Ấn Độ Brahma Chellaney tiên phong sử dụng.





    Có vay có trả, tại sao gọi việc cho vay nợ này là chủ nghĩa đế quốc? Theo người viết, có ba lý do chính.

    Trước tiên, Chính phủ Trung Quốc chủ động thực hiện chính sách phá giá cho vay và khuyến khích vay. Các dự án cho vay của các tổ chức phương Tây như OECD, USAID, UKAID hay các ngân hàng thế giới thường kèm theo các yêu cầu về cải thiện tình trạng dân chủ, cải cách thượng tầng hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền con người, minh bạch hóa, kèm theo các chính sách không phân biệt đối xử hay yêu cầu bảo vệ môi trường, v.v. Người Trung Quốc không yêu cầu bất kỳ điều gì được liệt kê ở trên. Họ cực kỳ thành công khi áp dụng phương án cho vay ‘không vướng bận’ này tại châu Phi và đang củng cố vị thế của mình tại đây.

    Hiển nhiên, chúng không khác gì mua chuộc và làm mục ruỗng giới cầm quyền. Con nợ, nắm nguồn tư bản lớn để thực hiện các dự án quốc gia mà không phải thông qua người dân, các nhà lãnh đạo được giải thoát khỏi trách nhiệm giải trình, trách nhiệm minh bạch hóa hay trách nhiệm hoàn thiện hóa bộ máy nhà nước để sử dụng ngân sách một cách hiệu quả. Tham nhũng và tiêu cực là câu chuyện một sớm một chiều. Nhưng cũng vì vậy, nó giúp chính quyền Bắc Kinh dễ kiểm soát nền chính trị quốc gia của con nợ hơn.

    Với hơn hai nghìn tỉ USD trong ngân khố quốc gia và nhiều quỹ đầu tư nước ngoài chuyên biệt sở hữu hàng chục tỉ USD, không quá khó để chính quyền Trung Quốc thực hiện những chiến dịch cho vay vô điều kiện, miễn là họ kiểm soát được những thứ họ muốn. Tại châu Phi, đó có thể là nguyên liệu thô. Tại những quốc gia biển như Sri Lanka hay một số quốc gia khác, là những vị trí cảng, đất đai chiến lược.

    Điểm nhấn thứ hai chứng tỏ Trung Quốc đang theo đuổi chủ nghĩa đế quốc chủ nợ là họ không kỳ vọng con nợ có thể trả được nợ. Sri Lanka cũng là một ví dụ kinh điển cho cách mà hệ thống hạ tầng xây bằng nợ của Trung Quốc vận hành. Cần tái thiết đất nước sau cuộc nội chiến đẫm máu, thủ đô Colombo đã nhận gần 15 tỷ USD trong giai đoạn 2005 – 2017 từ Bắc Kinh để xây dựng lại hệ thống đường xá, hạ tầng cùng nhiều dự án tham vọng như cảng biển chiến lược, sân bay quốc tế và cả một khu đô thị mới có tên gọi Colombo Port City.

    Tuy nhiên, do thiếu giải trình, thiếu phản biện và lại được Bắc Kinh ngầm khuyến khích tham nhũng, thành quả của hàng tỉ USD đầu tư được tóm tắt rõ ràng nhất trong lời than vãn của Ravi Karunanayake – Bộ trưởng Bộ Tài chính Sri Lanka khi trả lời phỏng vấn CNN:

    “Họ xây cầu những nơi không có sông… Đó là thứ tiêu cực đang diễn ra hằng ngày trên đất nước tôi”.

    Sự thất bại của hàng loạt dự án trọng điểm tiêu tốn đến hàng tỉ USD đều được báo trước. Sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa là một sân bay ma, nơi mà những người đến đó chỉ là khách du lịch địa phương muốn chiêm ngưỡng sân bay hoành tráng nhất nhì quốc gia, hiện đại chuẩn quốc tế giữa một khu rừng già. Cảng Hambantota là một thất bại thương mại thảm hại với tổng giá trị đầu tư lên đến 1,5 tỉ USD, nhưng gần như không tiếp đón được con tàu nào.

    Song như đã nói, thất bại thương mại hay thất thu ngân sách là vấn đề của chính phủ và người dân Sri Lanka, Bắc Kinh không quan tâm. Khi các công trình do các công ty Trung Quốc thi công bằng tiền vay không tạo ra đủ doanh thu để chi trả nợ và chi phí duy trì, chúng ta đến với bước thứ ba của chủ nghĩa đế quốc chủ nợ Trung Quốc – thu hồi nợ bằng chủ quyền quốc gia.

    “Nếu chúng tôi [Chính phủ Sri Lanka] tiếp quản cảng, doanh thu từ cảng thậm chí không đủ để duy trì hoạt động và chi trả các chi phí thường xuyên khác. Vậy nên chúng tôi từ lâu đã đàm phán với chính phủ Trung Quốc rằng […] một bản đồ quy hoạch công nghiệp hóa tỉnh Hambantota đang được hình thành, bao gồm 50 km vuông đất mặt bằng dùng cho sản xuất công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Trung Quốc”.

    Vào tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe lạc quan khẳng định mình có thể khiến cảng Hambatota hoạt động đúng kỳ vọng như trên, mặc cho sự thật là Hambatota sẽ không đạt được bất cứ kỳ vọng nào nếu không có những nhượng bộ lãnh thổ cho doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng và chính quyền Trung Quốc nói chung.

    Một năm sau, Hambatota (và có thể một phần lớn diện tích đất đai xung quanh cảng trong tương lai gần) trở thành tô giới của Trung Quốc như chúng ta đã biết.

    Sri Lanka chắc chắn không đơn độc trong việc đối phó với chủ nghĩa đế quốc chủ nợ Trung Hoa. Hầu hết các quốc gia giàu tài nguyên thô ở châu Phi, các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, gã khổng lồ Pakistan, những tiểu quốc vùng Nam Á hay cả kể thánh địa du lịch Maldives đều đã rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh.

    Tô giới một khi đã hình thành, sẽ trở thành gánh nặng chính trị, rủi ro quốc phòng cũng như bãi nước bọt nhổ vào niềm tự hào dân tộc – thứ mà mỉa mai thay chỉ cách đây trăm năm chính người Trung Quốc đã phải đay nghiến chịu đựng và gọi nó là “thế kỷ ô nhục” – giờ họ đang áp đặt chúng lên những quốc gia yếu thế khác.

    99 năm thuê đất không làm nên cái gọi là đặc khu kinh tế. Tên gọi đúng của chúng là tô giới, là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân đang được một kẻ tân thực dân vận dụng. Và như thứ thuốc phiện người Anh xuất khẩu cho nhân dân Trung Hoa sử dụng, những khoản vay dễ dàng của Bắc Kinh ngày nay cũng gây nghiện như thế. Một quyết tâm chính trị cao để tự thân vận động, sửa đổi từ bên trong mô hình kinh tế – chính trị – xã hội Việt Nam, thay vì tìm kiếm câu trả lời bằng vay nợ và khuất phục chủ quyền, đang rất cần được đánh thức bên trong thâm tâm các đại biểu của Quốc hội Việt Nam.






    https://www.luatkhoa.org/2018/06/to-gio ... trung-hoa/
              
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi NTL »

*

Nghe kể chục năm trước đây, trong chương trình viện trợ kỹ thuật, Nhựt bổn đã đề nghị với một quốc gia ở châu phi (y hình Mali thì phải) việc họ sẽ tặng cho xứ nớ máy móc lẫn chuyên gia không giới hạn, bù lợi xứ này tạm thời mở một vùng đất cho họ xây cất khu dưỡng lão cho kiều dân nhựt (vì đất nhựt đã quá chật rồi, và vì nhơn công tại mali quá rẻ).

Làm như vậy là lợi lộc cả đôi bên. Thuê đúng hạn kỳ chớ không cắt nhượng gì ráo (không nhớ rõ bao nhiêu năm heng)
Tưởng vậy là Mali sẽ ký liền, dè đâu bị từ chối, viện trợ nhiêu tốt nhiêu, chớ còn đổi viện trợ lấy đất, dù là tạm thời, thì khỏi, dỡn hoài !

Xứ sở người ta vốn nghèo, dân tình thiếu thốn, cũng tham nhũng hối lộ tùm lum, nhưng phước đức ông bà, xứ nớ thiếu ành đuốc soi đường của đảng CS, nên rồi...
chánh quyền tham thì có tham, ngu thì có ngu, nhưng lú thì chưa lú, và nhứt là chưa đủ bất nhơn thất đức ác ôn như bọn CS, một đám thổ phỉ lúc mô cũng dẻo miệng hô hào vì nước vì dân nọ !

Con bà chúng.
Ép- ép- ép- them
(ép liền ba cái mà ruột hổng nở, cứ vẫn xẹp như thường, chán hết biết !
Só-di làng xã ôi.
Nếu cứ ép mà giựt xập được chúng thì nú xin thề, ép ngày hổng đủ tranh thủ ép đêm, ép thêm ngày nghỉ, ép tới chết mới thôi ! Con bà chúng nó !

*
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Ngoc Han »

Nghe nói là công an phường đội ở Sài Gòn phát cho mỗi nhà một tờ hịch " cam kết không tham gia biểu tình ", hù doạ. Nếu tất cả dân chúng VN đều xuống đường (như dân Tây bên này, vua xuống đường) thì cuộc diện sẽ có đổi mới, chỉ cần 5 triệu dân từ Hà Nôị tới Sài Gòn đồng loạt "hàng vạn cánh tay đưa lên, quyết đấu tranh... " thì bắc bộ phủ phải suy nghĩ lại những luật rừng họ đã biểu quyết trong mấy ngày qua.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ ba 19/06/18 01:28 *
...........
Nếu cứ ép mà giựt xập được chúng thì nú xin thề, ép ngày hổng đủ tranh thủ ép đêm, ép thêm ngày nghỉ, ép tới chết mới thôi ! Con bà chúng nó !

*
  •           



    ......... :lol2: :rotfl: :giggles: :flwrhrts: :flwrhrts: :kssflwr: :cafe: :cafe: :cafe: ............



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Ngoc Han đã viết: Thứ ba 19/06/18 03:49 ...............

          


          
cái này hay lắm nè ... âm thanh nổi 3-4-...-7-8 chiều luôn ...

..... :lol2: :allright3: :wink2: ....



          



          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Cho thuê đặc khu trên 3 miền đất Việt .. 99 năm ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

          
  • Chào chị Ngô , anh Ngọc Hân

    Đọc tin VN càng nổi điên, căm thù bọn csvn cầm quyền gian ác bán nước hại dân :md:
    em chửi phụ với chị Ngô, ép, eppp' cho chúng chết ba đời , con bà nó bọn cầm quyền ăn cám lú, những việc tàn ác nó đang làm với người dân lành hôm nay, trù cho chín đời nhà bọn nó không ngóc đầu lên nổi

          
Trả lời

Quay về “Việt Nam”