Tiên học liều mạng – hậu học chữ

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Tiên học liều mạng – hậu học chữ

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Tiên học liều mạng – hậu học chữ



    Mới đây, nhật báo Daily Mail của Anh đã “chạy” hàng tít lớn về một “sự cố” vĩ đại vốn chỉ xảy ra ở nước Việt Nam cộng sản: “… Incredible moment Vietnamese man takes his kids across a flooded river in a PLASTIC BAG” để đến một trường tiểu học.

    Đọc xong hàng chữ Anh văn trên, có thể nhiều độc giả – đặc biệt người ngoại quốc – đã vừa bị “sốc” lại đồng thời vương vấn thắc mắc rằng: “Đi học nguy hiểm đến tính mạng như vậy mà tại sao phụ huynh Việt Nam vẫn thúc đẩy con cái mình hằng ngày cắp đến đến trường nhỉ?”
    Thưa, câu trả lời xét ra cũng… dễ ẹc! Đó là: “Học để ấm vào thân!”



    Mục tiêu của việc sách đèn

    Vâng, “học để ấm vào thân!” Câu nói này vẫn nghe… quen quen, bởi đấy là châm ngôn đầu môi chóp lưỡi trong nghệ thuật giáo dục của các bậc cha mẹ Việt Nam dành cho con cái. Chả cứ ngày nay mà cả trước kia nữa. Nói đúng hơn, nhất là thời xưa. Nguyên nhân là để có thể tiến vào “hoạn lộ” – tức con đường làm quan – tuy “hoạn lộ thênh thang” nhưng cũng lắm gian nan vốn chỉ có độc nhất một lối nhập, ấy là phải đỗ đạt thi cử – mà muốn có bằng cấp trong tay thì “điều kiện ắt có và đủ” là phải học.

    Thế mà vẫn không thiếu những “ông đồ” nổi tiếng thi phú; thiên hạ có bao bồ chữ thì các cụ như đã thu hết vào bụng mình hết trơn, điển hình như Cao Bá Quát, như Trần Tế Xương… Tuy vậy, phần vì “học tài thi phận,” nhưng có lẽ phần chính bởi bản tính “ngông” nên các sĩ tử này thường “phạm trường quy,” bởi thế các cụ “mấy khoa hương thí không đâu cả” (Tế Xương), rớt lên rớt xuống để rồi cuối cùng người thì chỉ còn biết uống rượu tiêu sầu như cụ Cao: “Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu; Trầm tư bách kế bất như nhàn”; kẻ lại chuyên “van nợ, lắm khi tràn nước mắt; Chậy ăn từng bữa toát mồ hôi” như cụ Tú…

    Nhớ lại mục đích việc học thuở xưa

    Xã hội Việt Nam vào thời nào cũng trọng, cũng nể người có học. Ấy như thưở xưa, chẳng hạn vào dịp thôi nôi của một đứa bé giai, ông bà, cha mẹ thường triển lãm trước mặt nó một lô dụng cụ dưới hình thức đồ chơi. Mạn phép nhắc lại: Con giai thôi nhé; chỉ con giai mới được quyền đi học, còn con gái bị mời “đi chỗ khác chơi,” bởi các cụ lo xa “con gái biết chữ chỉ tổ lại viết thư cho giai.”

    Vâng, bé giai ấy mà vồ lấy thứ đồ dùng nào, người lớn lập tức cho rằng lớn lên nó sẽ theo nghề đó. Buồn, vui gia đình tùy thuộc vào bàn tay thằng nhóc bốc hốt; nhưng đặc biệt nếu nó bỗng cầm lên cuốn sách hay cái bút lông, thì cả nhà liền “sướng mé đìu hiu” vì người ta tin chắc “như bắp rang” là sau này lớn lên nó sẽ không làm ông Nghè thì cũng ông Cống… để rồi kể từ “thưở ban đầu lưu luyến” ấy, tuy đứa nhỏ còn mù chữ, “chưa đỗ ông Nghè” mà cả nhà “đã đe hàng tỉnh.




    Phải, đã mang danh là học trò thì bất cứ người con giai nào cũng như mặc nhiên được quyền… “trói gà không chặt” đã đành mà còn được tha hồ “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.” Sau ngày “lều trõng” mà có tên trên bảng vàng thì khi “vinh qui bái tổ,” vị tân khoa được dân chúng đón rước vô cùng trọng thể khiến cả người “đêm đêm quay tơ bên chàng đọc thơ” cũng được hưởng lây sự vinh quang: “Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau.” Cuộc sống kể như đã được bảo đảm gấp vạn lần “bảo hiểm nhân thọ” hạng cao cấp; bản nhân người đỗ đạt đã đành được “vinh thân phì gia” mà cả dòng tộc còn như được dán lá bùa vĩ đại trước ngực: “Một người làm quan, cả họ được nhờ”…

    Tuy vậy, điều đáng nhấn mạnh ở đây là tổ tiên Việt Nam xưa kia đã thực hiện đồng thời lưu lại cho hậu thế mục tiêu của một nền giáo dục nhân bản: “Tiên học lễ / hậu học văn,” nghĩa là trước phải học lễ nghĩa, sau mới học chữ; tức học hành, nên đặt nặng môn đức dục.

    Và của nền Giáo Dục VNCH

    Trước 30/04/1975, nói riêng ở miền Nam Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), miếng mồi khoa danh vẫn hấp dẫn đối với cả nam lẫn nữ giới, cả giầu lẫn nghèo, bất phân biệt giai cấp. Tước hiệu tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, luật sư,… nói chung cứ đứng trước tên cúng cơm có chữ “sĩ” hay chữ “sư,” thảy đều ngon lành rồi, đúng với lời rao vặt: “Danh bất hư truyền.” Thế nhưng nền giáo dục VNCH vẫn luôn luôn được đặt trên ba phương châm lớn và được ghi đàng hoàng trong hiến pháp: Nhân bản – Dân Tộc – Khai phóng.

    Đặc biệt nữa, hiến pháp còn quy định nền giáo dục toàn dân, gọi nôm na là “cưỡng bách giáo dục,” miễn phí đến hết bậc Trung Học. Chẳng thế mà hệ thống trường học đã “thi đua” mà “trăm hoa đua nở” trên toàn quốc VNCH khiến số người mù chữ xuống thấp kỷ lục, còn chưa đầy 6%. Sĩ số tính tới đầu năm 1970, đã có 2.5 triệu học trò tiểu học, trên 900,000 học sinh trung học, trong khi khoảng hơn 176,000 sinh viên “thuần túy” ghi danh học…

    Một trong những điểm xứng đáng để vinh danh nền Giáo Dục VNCH, ấy là bộ và các cơ quan Giáo Dục địa phương đều tìm cách cung cấp cho “học trò thò lò mũi xanh” tối đa các phương tiện để đến trường và bảo đảm sự “an toàn trên xa lộ” hay ở bất cứ đâu – chính quyền chỉ bị bó tay những lần Việt Cộng lén lút đặt mìn ở vệ đường nhằm giết hại thường dân, trong đó vô số học sinh là nạn nhân, và những lần Việt Cộng chủ tâm nã đạn vào trường học, điển hình nhất là vụ pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy.

    Tiếc, thật đáng tiếc khi nền giáo dục Miền Nam chưa kịp đơm hoa kết trái về nhiều phương diện hầu đưa đất nước trở thành một Minh Châu trời Đông thì quê hương gặp nạn “30 tháng Tư đen.” Nền giáo dục nhân bản của VNCH đã bị đảng Việt Cộng độc tài, vô thần kết liễu thê thảm để thay thế bằng thứ giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) khiến 38 năm sau, giới trẻ vốn xưa kia được mệnh danh là “những người Tổ Quốc mong cho mai sau,” nay bất khả “thừa thắng xông lên” như chế độ hứa hẹn, nhưng ngược lại, bị đẩy “Xuống Hàng Chó Ngựa.”

    Thầy, trò vượt dòng nước lũ trong túi ni-lông

    Mạn phép nhắc lại “sự cố” vĩ đại nhưng lại thường xuyên diễn ra ở trong nước Việt Nam cộng sản mà Daily Mail của Anh đã “bật mí” cho toàn cầu biết: “… Incredible moment Vietnamese man takes his kids across a flooded river in a PLASTIC BAG” để đến một trường tiểu học.

    Vâng, tương tự bi-hài-kịch vừa kể – cũng không lâu lắm đâu – một cô giáo ở trong nước với mỹ danh Tòng Thị Minh đã “liều mạng sa trường” mà quay bằng chiếc điện thoại di động của cô rồi phổ biến trên mạng YouTube, cảnh “thầy, cô giáo và học sinh ở bản Sam Lang, tỉnh Điện Biên, vượt suối bằng cách ngồi trong túi ni-lông để nhờ người đàn ông biết bơi trong bản đưa qua suối, sang bờ bên kia”… thì người Việt ở hải ngoại nói riêng, cả thế giới nói chung làm sao biết được “những bước tiến công đầy ấn tượng của nền giáo dục XHCN ở Việt Nam?”

    Trong khi đó, ở trong nước bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) và bộ Giao Thông-Vận Tải (GTVT) lại chẳng rõ tí gì hoặc hai bộ cùng “nhất trí” cố tình đóng vai những thằng mù ở lăng Ba Đình? Chẳng thế mà Bộ Trưởng Đinh La Thăng của bộ GTVT đã “nhắn tin” cho cô giáo Tòng Thị Minh, người đã quay “video clip” kể trên, bằng những lời lẽ đầy chất “tặc tặc sè” tức “tiểu tư sản” như sau khiến bất cứ ai có chút lương tâm đọc xong cũng muốn… nôn ọe hoặc chửi thề: “Cám ơn em, anh sẽ cho anh em nghiên cứu để làm sớm một cây cầu treo. Còn đường thì tỉnh phải có trách nhiệm, anh sẽ có ý kiến với tỉnh. Chúc em khỏe…!

    Nhân dân ta” biết tỏng rằng viết như vậy là vì Bộ Trưởng Thăng chỉ muốn “la” to cho thiên hạ biết “có ta đây” nhằm dương oai mẫu mã cọp giấy của đương sự đồng thời tự “thăng” điểm bằng cách đóng “đinh” sự quan tâm của mình vào việc “chỉ điểm” của “em” Tòng Thị Minh. Tuy nhiên dù sao, Bộ Trưởng La Thăng cũng có giây phút nói thật chứ, khi ông “chúc em khỏe.” Khỏe để còn đủ hơi ngồi trong túi ni-lông trùm kín qua đầu mà theo nhân chứng Lò Văn Khang, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Nà Hỳ, “nhiều lần túi bóng bị hụt tay, thanh niên bản phải bơi đuổi theo… Tai nạn xảy ra nhiều nhưng chủ yếu là bị thương, có cả bị thương nặng, chứ may mắn chưa bị chết người.” Khỏe để còn can đảm tiếp tục “theo người dân địa phương vượt lũ bằng cách này” chứ còn việc có một cây cầu như “anh hứa nghiên cứu” thì đó là chuyện vẫn diễn ra trong các giấc ác mộng của người dân.

    Chính cô giáo Minh đã chia sẻ, “Đó là chuyện bình thường. Tôi đã dạy học ở đây từ tháng 9 năm ngoái. Lần đầu tôi không biết làm thế nào để vượt sông nên đã làm theo người dân địa phương vượt lũ bằng cách này.”

    Theo phản ứng tự nhiên, nhiều người ở trong và ngoài nước đã tỏ ra lo âu cho số phận của cô giáo Tòng Thị Minh, không phải lo lắng cô bị chết ngạt trong túi ni-lông hoăc bị nước lũ cuốn trôi, nhưng lo sợ cô trước sau gì cũng sẽ bị Bộ GD&ĐT trả thù vì đã cả gan “vạch áo cho người xem lưng” chế độ. Chính quyền Việt Cộng sẽ áp dụng Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP vốn quy định việc sử dụng giới hạn Internet và quản lý “nghiêm túc” việc thông tin trên mạng, mà truy tố cô giáo Minh về tội “tuyên truyền chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam” như họ đã đày đọa cả hơn 200 tác giả Bloggers.

    Học sinh vẫn quyết tâm… băng suối

    Dân tộc Việt Nam xưa nay vẫn nổi tiếng hiếu học. Dù trong hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng năng nổ nhắc nhớ con cái: “Học để ấm vào thân!”. Dưới chế độ cộng sản, ghế trên ghế dưới được phân chia theo tiêu chuẩn “con ông cháu cha” hay “giá xịn, giá bèo.” Bằng cấp thì giữa thanh thiên bạch nhật cũng vẫn “chạy đầy đường,” mua đâu chẳng có. Vả lại, gương của các lãnh tụ tiếp tục muôn đời “sáng chói hơn răng vàng,” chưa “tốt nghiệp” cấp 1 vẫn làm được Thủ Tướng, nói chi đến Bộ Trưởng hay Chủ Tịch ban, ngành này nọ. Thế nhưng cha mẹ Việt Nam ngày nay vẫn cố sống trong niềm hy vọng “ngày mai trời lại sáng” nên cực khổ cách mấy, nguy hiểm cỡ nào cũng vẫn thúc đẩy con cái cắp sách đến trường. Như bà Lò Thị Thùy, Hiệu Trường trường tiểu học Nà Hỳ 2 cho biết, trong số 59 thầy cô giáo hiện giảng dạy tại trường thì “80% là người miền xuôi”; những ngày đầu chứng kiến cảnh học sinh vượt sông, lội suối đền trường, họ đã “bỡ ngỡ và còn phải rơi nước mắt đấy.” Rồi chính các nhà giáo “miền xuôi” cũng phải băng rừng, lội suối mà điểm gần thì từ 5 cây số, xa thì 18 cây số để ngày ngày đến trường “gõ đầu trẻ” để rồi họ lại “phải rơi nước mắt” thương cho chính bản thân mình.

    Bà Lò Thị Thùy phát biểu tiếp, “Mặc dù khó khăn vất vả, nhưng học sinh vẫn quyết tâm lội suối đến trường” và “các thầy cô vẫn làm đúng chỉ tiêu của nhà nước.” Một phụ huynh đứng gần đấy vừa cười như mếu vừa góp chuyện: “Ngày xưa, tiên học lễ, hậu học văn,” còn ở đây, nay thì “tiên học liều mạng, sau học chữ!” (hm)


    Hoài Mỹ


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Trả lời

Quay về “Việt Nam”