Những đặc điểm của dân số Việt Nam

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Những đặc điểm của dân số Việt Nam

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Những đặc điểm của dân số Việt Nam






    Tính đến ngày 16/01/2017, dân số Việt Nam là 94,970,597 người, chiếm 1,27% tổng dân số thế giới. Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/ 1000 dân, tỷ lệ tử: 6,14/ 1000 dân. Mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người, tương đương khoảng 1% tổng dân số.

    Từ năm 1960 đến năm 1975, tỷ lệ sinh của một phụ nữ là 6 con, nhưng từ năm 1975 cho đến năm 2000 con số này đã giảm dần dần xuống đến 2 con. Từ năm 2000 đến thời điểm hiện tại, con số này được duy trì khoảng 2 con, trung bình mỗi cặp vợ chồng có 2 con.

    Tỷ số giới tính là 112,8 bé trai/100 bé gái (2015), nếu như tỷ số này không thay đổi thì sau 30 năm nữa, 2,3-4,3 triệu đàn ông Việt Nam sẽ thiếu phụ nữ để kết hôn.

    Tuổi thọ trung bình là 73,4 năm (nam: 70, 8 năm, nữ: 76, 1 năm). Tuổi thọ ngày càng tăng, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng nhanh, sẽ đạt 10% vào cuốn năm 2017. Tuy nhiên, chỉ có 5% người cao niên có sức khỏe tốt, số còn lại 95% sống không khỏe, mang nhiều thứ bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, viêm khớp, phế quản tắc nghẽn mạn tính, mất trí nhớ,…

    35% dân số sống tại các thành phố lớn, 65% dân sống tại nông thôn. Mật độ trung bình là 308 người/km2.

    Theo thống kê của năm 2014, cơ cấu dân số của Việt Nam được chia ra như sau:







    Hiện nay, dân số Việt Nam mình đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” (số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn số người phụ thuộc). Có một lực lượng lao động (69,4%) hùng hậu, mang một tiềm năng lớn, một lợi thế để tập trung thực hiện các kế hoạch lớn để phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất và phát triển trí tuệ để tích lũy cho tương lai.

    Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 87% của tổng thể, Tày có 1,6 triệu người, Thái có 1,55 triệu, Mường có 1,27 triệu, Kmer 1,26 triệu, Hoa có 0, 8 triệu, Nùng có 0,97 triệu,…..

    Ngoài ra, có hơn 4 triệu người Việt đang sinh sống, học tập, lao động và nghỉ hưu tại 103 quốc gia trên thế giới, trong đó có trên 2 triệu người, hơn 1 nửa, sống ở Hoa Kỳ, 0,5 triệu người ở Campuchia, 300 ngàn người ở Pháp, 300 ngàn người ở Úc, 250 ngàn người ở Canada,…

    So với những quốc gia khác, Việt Nam có nhiều lợi thế về cơ cấu dân số trong và ngoài nước hiện nay. Nhưng đồng lúc cũng đang đối mặt với những thách thức, những bài học về phát triển dân số mà các nước khác đã vấp phải. Đó là dân số già ngày càng tăng trong khi mức sinh thấp và muộn (thực trạng của các nước phát triển), di cư (trong và ra ngoài nước) ngày càng đông, dân số thành thị tăng nhanh đưa đến chất lượng sống của người dân đô thị giảm (ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, hệ thống y tế quá tải, vệ sinh công cộng thiếu thốn,…) trong khi người làm nghề nông ngày càng giảm (lương thực đóng vai trò quan trọng để phát triển bền vững), nhiều người giàu và người tài xin định cư ở nước khác.

    Khi xã hội phát triển, tuổi thọ con người được nâng cao, tiêu chuẩn về chất lượng cuộc sống cũng sẽ cao hơn, sự mong ước về nghề nghiệp và việc nuôi dạy con cái sẽ dẫn đến tuổi kết hôn trễ và tỷ suất sinh giảm.

    Lực lượng lao động giảm, số người già tăng nhanh, chi tiêu cho an ninh xã hội trở thành gánh nặng ở nhiều quốc gia. Chính vì thế, kể từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã phải cho phép tất cả các cặp vợ chồng sinh con thứ hai thay vì phải theo chính sách một con như trước đây (1979-2015). Một số quốc gia sử dụng chính sách di dân hoặc hỗ trợ kinh tế gia đình để điều chỉnh cơ cấu dân số.

    Nếu không có những chính sách kịp thời về phát triển dân số thì sẽ mất dần chất xám lẫn chất vàng trong tương lai?

    Montreal, ngày 1/6/2017

    Ngô Khôn Trí



    Nguồn: http://vietluan.com.au



              
Trả lời

Quay về “Việt Nam”