- 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

DÂN MÌNH?

Bài viết bởi Hoàng Vân »






DÂN MÌNH?
01 Tháng Năm 2024





          

          




Dân mình Chúa, Phật chẳng tin
Tin ông Mác - Lênin
Thờ mấy thần tài, con ma, chó đá
Cúng dường cho đám giả tăng…
Dân mình biết quan nói những điều dối trá
Đạo đức diễn hề
Vẫn tin tưởng, phục tùng
Náo nức đi bầu, 100% phiếu thuận!
Bây giờ ai bị cướp nhà, cướp đất, giải tỏa, thu hồi,
bị bắt, bị tù, bị giết…
Xóm làng sợ vạ lây
“Đỉa cắn chân là ai người đó giãy!”
Chẳng còn “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”
Chẳng còn chuyện một người chết oan cả làng, cả xã kéo đi tranh đấu…
Giặc ngoại bang xâm lấn biển, cướp giết dân lành
Liệu còn ai sôi sục biểu tình
Tràn ngập phố phường, thét gào căm phẫn?
Dường như tất cả đều im lặng!
Dân ta chẳng cần biết Luật hay Hiến pháp
Khi vi phạm: van xin, quỳ lạy
Phải nộp phạt thì kêu la,
gào thét,
tự thiêu!
Luật sư có cũng như không
Chỉ bọn gian manh mới cần đến họ
Dao và thớt mua từ ngoài chợ
làm vật chứng tử hình!
Và những bản án bỏ túi
cho tù nhân lương tâm!
Dân phải tự biến mình thành người tiêu dùng thông minh
Đừng mua rau quả của người hàng xóm ngâm hoá chất
Phải tự phân biệt táo, nho Mỹ, Niudilân hay Trung quốc,
Đâu thật giả phân bón, thực phẩm, thuốc men…
Nhà nước quản lý thị trường bằng phương pháp ngửi, sờ và nếm!
Đất nước có hàng ngàn báo chí trung ương, địa phương
Hàng trăm đài phát thanh, truyền hình
Muốn biết sự thật phải tìm trên facebook
Nghe tin đồn, dự báo tương lai!
Đất nước có “Hai bông hoa” xưa được tôn thờ cao nhất
Y tế và Giáo dục
Nay nhầy nhụa, lộn nhào trong đục
Đày đọa tuổi thơ, khốn khổ dân nghèo
Dân chẳng biết kêu đòi, chỉ cắm đầu cam chịu!
Giảng văn thương chị Dậu, Thuý Kiều
Căm thù Nghị quế, Hồ Tôn Hiến…
Lại dửng dưng trước những cảnh mẹ phải bán con
Hàng trăm cô gái khoả thân cho người mua chọn
và bưng tai, bịt mắt
trước những đám lưu manh cướp đất, cướp nhà!…
Mỗi người dân đều thuộc vào dăm ba đoàn, hội
Để đồng phục tư duy, đồng diễn phong trào
Thi đua, phấn khởi tự hào, múa ca mừng Đảng
Bản ngã phải hoà tan
Nhân quyền là "Tứ khoái” cộng karaoke!
Dân ta luôn vỗ ngực tự khoe
“Đánh ba đế quốc to”,
“Bốn ngàn năm lịch sử”!
Và “Cơ đồ Việt Nam đã bao giờ được thế này chưa”?
Nhiều quan nhỏ, quan to mua nhà bên Mỹ
Gửi đô la và gửi con bên đó
Còn dân nghèo xếp hàng, đút lót, trốn lủi
đi làm culi, con ở cho Nhật, Đài, Hàn…
Họ viết chữ Việt Nam: “Đừng ăn cắp”!
Dân ta không cần biết
Vẫn vỗ ngực tự hào!
Dân mình ai cũng thuộc:
"Không có gì quý hơn ĐỘC LẬP TỰ DO"!
"Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ"!
Nhưng nhiều người ủng hộ
Putin xâm lược Ukraina!?
Dân ta nuôi hơn một vạn Giáo sư hơn hai vạn Tiến sĩ
Nhưng chẳng đòi hỏi các phát minh sáng chế
Việc này đã có mấy anh Hai lúa…
Cũng chẳng rõ ai là dư luận viên hay nhân sĩ?
Cứ ra lò đều đều Giáo sư, Tiến sĩ!…
Cuộc chiến huynh đệ tương tàn
đã qua nửa thế kỷ
Bên thắng cuộc vẫn ăn mừng, khoe khoang kể lể
sỉ nhục bên thua!
Nhưng sẽ vội cầu xin hòa hiếu
Nếu bại trận là quân ngoại bang xâm lược!
Và ai nói khác đi là “thế lực thù địch”
“Đấu tranh một mất một còn”(!)
Phản biện phi bạo lực
Cũng vào tù 7- 8 năm
với tội danh “chống phá chính quyền” (?)
Chóp bu quyền lực địa phương hay tối cao đất nước
Đảng tự thay quân như thể chơi cờ
Nhân dân là “động vật vô chính trị” (1)
Đứng xem vô cảm, vật vờ!
Dân ta ngày càng giàu có
Nhà lầu, xe hơi của cải dư thừa
(Dẫu bất công chồng chất)
Nhưng bản ngã, tư duy tụt lùi hàng thế kỷ
Chẳng lẽ nước mình cứ mãi trẻ con
Dân không chịu lớn?! (2)

===
Chú thích:
1. “Con người là một động vật chính trị”
(Aristotle: trong sách Chính trị luận -The Politics- triết gia Hy Lạp thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên)
2. “Dân hai nhăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”
(Tản Đà, 1916)




1/5/2024
Mạc Văn Trang
HNNCBCĐ

https://www.quyenduocbiet.com/a13959/dan-minh-
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

CHIẾM MIỀN NAM, CƯỚP CẢ TÊN TRƯỜNG!

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • CHIẾM MIỀN NAM,
    CƯỚP CẢ TÊN TRƯỜNG!

    01 Tháng Năm 2024 _ Gió Bấc _ RFA Blog





              

    Nguyễn Thị Minh Khai chỉ là tên giả,
    tên thật của bà ta là Nguyễn Thị Vịnh, vợ của Lê Hồng Phong sau thời kỳ làm thư ký cho hcm với bí danh 'Lin' tại Nga Sô.
    Thị Vịnh còn là chị của Nguyễn Thị Quang Thái, vợ lớn của tên tướng Việt cộng Võ Nguyên Giáp,
    chỉ có thời cs cai trị chúng nó mới hãnh diện với những cái tên giả - Nguồn Internet.

              


    Sau tháng Tư đen, không chỉ Sài Gòn mà hầu hết những ngôi trường học tiếng tăm, có truyền thống lịch sử lâu đời đều bị cướp tên. Đường lối “hòa hợp hòa giải dân tộc” được thực thi nghiệt ngã đến độ hàng trăm trường phổ thông tư thục Bồ Đề, Thánh Mẫu của các Phật giáo, Thiên Chúa giáo khắp các tỉnh thành miền Nam đều “tự nguyện” giải thể, hiến tặng hoặc cho nhà nước mượn không có ngày hoàn trả. Các Viện đại học tư như Vạn Hạnh, Minh Đức, Hòa Hảo…. cũng cùng chung số phận. Rộng lớn nhất là các trường trung tiểu học công lập được xem là loại chiến lợi phẩm và chính quyền quân quản tùy tiện thay tên đổi họ theo ý thích, theo quan điểm chính trị mà không hề xem xét các yếu tố giáo dục, tâm lý xã hội, giá trị nhân văn.

    Việc đặt tên trường ở thời VNCH hướng đến giá trị giáo dục, cho các học sinh noi gương tiền nhân trong học tập, tạo ra bản sắc của hiệu đoàn. Tên trường không chỉ danh xưng mà bao hàm những giá trị hiệu đoàn tiếp nối nhau qua nhiều năm tháng, Tên trường là niềm tự hào, yêu thương của mỗi thành viên, là hoài niệm hồi ức khi đã xa trường. Các tên trường thường là những danh nhân lịch sử gắn với giá trị văn hóa và hoàn toàn phi chính trị. Không có quan chức, tướng lãnh nào dù là tử trận hay đương chức được đặt tên trường học. Không có trường Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu hay Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh…. Chỉ có Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh….

    Ấy mà sau tháng tư đen những cái tên trường đã bị nhuộm đỏ.

    Thử điểm qua một số ngôi trường lớn của Sài Gòn. Trường trung học đầu tiên của cả miền Nam từ thời Pháp thuộc đã được Việt hóa với tên Petrus Ký, nhà bác học, người chuẩn hóa và phổ cập chữ Quốc Ngữ bị thay bằng Lê Hồng Phong, một lãnh tụ cộng sản học hành lèm bèm chủ nghĩa Mác Lê, không có chút đóng góp nào cho giáo dục. Tương tự, trường nữ trung học đầu tiên mang tên Gia Long, vị vua thống nhất đất nước, khai hóa học thuật cho Nam Kỳ bị gán vào tên Nguyễn Thị Minh Khai, công lao lớn nhất là phát động cuộc khởi nghĩa đẫm máu ở Nam Kỳ.

    Trường trung học đầu tiên của Lục tỉnh là Phan Thanh Giản Cần Thơ, vị Tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ, chủ biên nhiều bộ sử, địa chí trong triều Nguyễn bị thay bằng Châu Văn Liêm, cũng một cán bộ cộng sản chuyên kích động nổi loạn.

    Trường Tống Phước Hiệp mang tên vị quan Trấn Thủ Vĩnh Long thời mở cõi bị thay bằng tên Lưu Văn Liệt, một học sinh lớp 10 bị tuyên truyền sách động mang lựu đạn vào quán bar gây án vào lúc đông người.

    Những cái tên được nhà cầm quyền sính sử dụng để đặt cho trường học thường là hình tượng những tên khủng bố có thật hoặc do tưởng tượng như Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Mai Thị Non….Theo nhà thơ Nguyễn Duy, Võ Thị Sáu là cô bé thất học, tâm thần bị kích động đi ném lựu đạn giết một quan chức hành chính địa phương. Theo giáo sư Phan Huy Lê, Lê Văn Tám thiếu nhi lấy thân làm đuốc sống đốt kho xăng Nhà Bè là sản phẩm tưởng tượng của sử gia cộng sản Trần Huy Liệu. Mai Thị Non cũng là một nữ sinh bị lừa mang mìn hẹn giờ trong cặp sách vào đồn lính, mìn nổ sớm trước giờ, Non chết mà không giết được ai. Những hình tượng mà chính quyền cộng sản áp đặt vào đầu óc non nớt của học trò không khác chi hành vi của những kẻ khủng bố đánh bom liều chết bị cả thế giới loài người lên án. Chỉ khác chăng là bọn đánh bom liều chết hướng đến dân tộc khác, quân đội nước ngoài, còn các chiến sĩ cộng sản anh hùng nhà ta liều chết với những người Việt, ngay trên miền Nam ruột thịt của mình.

    Không thể thống kê hết tên trường ở các địa phương Miền Nam được dán nhãn bằng tên gọi là anh hùng nhưng thực tế là những tấm gương khủng bố: Hồ Thị Kỷ, Phan Ngọc Hiển….

    Thử hỏi tại sao suốt chiều dài lịch sử của Miền Nam ngay từ thời Pháp thuộc đến hai nền cộng hòa học sinh có bãi khóa, có biểu tình nhưng không có khái niệm “bạo lực học đường” diễn ra hàng ngày như trong thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng hiện nay? Ấn tượng từ tấm gương Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám … những bài học về chủ nghĩa anh hùng cách mạng tất yếu sinh ra bạo lực học đường, bạo lực xã hội và cả gia đình. Đưa tấm gương khủng bố lên tên trường học, dạy trẻ con bắn giết mà không tạo ra những băng đảng khủng bố mới là chuyện lạ.

    Một sự thay đổi tên trường hết sức tùy tiện khác là đổi theo sự thay đổi đia danh hành chính. Tỉnh Kiến Tường trước 1975 có trung học Kiến Tường, sau 1975, tỉnh Kiến Tường trở thành Huyện Mộc Hóa và Trung Học Kiến Tường cũng bị đổi tên theo. Ở Gò Công trước 75 có trường trung học Hòa Tân sau 1975 Gò Công bị hạ xuống thành huyện và trường Hòa Tân bị đổi tên thành Tân Tây. Cứ như vậy có nhiều ngôi trường bị đổi đi đổi lại nhiều lần.

    Với miền Nam, ngôi trường không chỉ thể chỉ xem xét cơ học là cái nhà để cho người ta ngồi học nhồi nhét kiến thức, tranh giành mảnh bằng. Trường học là không gian sống học tập, yêu thương, sáng tạo của tuổi hoa niên đẹp đẻ nhất đời người. Đó là tình cảm bạn bè, thầy trò sáng trong vun đắp từ từng giờ chơi, tiết học, kết nối các thành viên thành khối hiệu đoàn. Tùy theo từng trường họ có thể tạo ra bản sắc văn hóa riêng, một truyền thống riêng. Trường nữ trung học Trưng Vương Sài Gòn được giao nhiệm vụ dẫn đầu đoàn diễu hành trong lễ kỹ niệm Hai Bà Trưng hàng năm đã sáng tạo ra những nhạc cảnh Đêm Mê Linh, Đêm Lam Sơn hoành tráng. Những nữ sinh Trưng Vương trưởng thành theo nghề sư phạm đã gieo mầm các nhạc cảnh này cho khắp miền Nam. Trường Võ Trường Toản nổi tiếng tổ chức ấn hành nội san học đường khơi dậy phong trào sáng tác học sinh. Trường khác có thế mạnh thể thao, võ thuật.

    Ngôi trường, mùa hè, mùa thi đã trở thành đề tài của biết bao tác phẩm thi ca, văn học làm nao lòng người và vẫn còn sức sống sau hơn 60 -70 năm tuổi. Đó là: “Ngựa chứng trong sân trường”, “Vòng tay học trò”, “Trường cũ tình xưa”, “Nỗi buồn hoa phượng”, “Ngày xưa Hoàng Thị”….

    Trong điều kiện ấy, tên trường không chỉ là tên gọi hành chính mà hàm chứa kỷ niêm, tình cảm gắn bó suốt cả đời người. Trong hồi ký chiến tranh Về Kontum, trung tá Pháo binh Nhảy Dù kể lại câu chuyện khó khăn tưởng chừng bất khả thi khi phối hợp với Không quân bốc cánh quân Bravo của tiểu đoàn 9 Dù trong rừng gần căn cứ Võ Định về Kontum. Đơn vị này đang bị một đại đơn vị quân Bắc Việt bám sát, lưới lửa phòng không dày đặc, hợp đoàn trực thăng nhiều lần tiếp cận nhưng không thể đáp được. Biết tính khí của sĩ quan chỉ huy hợp đoàn trực thăng quý trọng tình nghĩa với trường cũ Chu Văn An, ông Lạc phải nói dối là “Đường – Đại úy Dù chỉ huy cảnh quân Bravo- cũng học Chu Văn An sau mình hai khóa! Rán cứu nó!” Nghe đến thằng em Chu Văn An, viên sĩ quan không quân đã liều chết đưa hợp đoàn trực thăng bốc toàn bộ cánh Bravo hơn 200 quân của Tiểu Đoàn 9 về Kontum không sót một người. (1)

    Không chỉ tình cảm bạn bè cùng trường, tình thầy trò, và đồng nghiệp cùng trường cũng rất sâu dày. Báo chí Việt Nam còn đăng câu chuyện thầy Nguyễn Hữu Hệ từng dạy ở ba trường Trung học Kiến Tường, Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và Marie Curie lớn tuổi vẫn sống độc thân, được các cựu học sinh cả ba trường thường xuyên thăm viếng. Được tin thầy bệnh tâm thần cả ba nhóm đến thăm, nuôi bệnh thì phát hiện ra cô osin đã lừa thầy sang tên ngôi nhà cho cô ấy cùng với toàn bộ số tiền vài trăm triệu mà họ đã quyên góp hỗ trợ thầy. Ba nhóm cựu học sinh phải cử người rước thầy về nhà riêng nuôi dưỡng, tìm kiếm người thân con cháu của thầy và kiện cáo đòi lại căn nhà. Họ tự điều tra, có đầy đủ bằng chứng vụ lừa đảo nhưng công an, tòa án cứ làm lơ. (2)

    Đó không phải là câu chuyện cá biệt về tình cũ trường xưa mà trong bối cảnh đau thương của miền Nam bị giải phóng, đất nước bị thống nhất vào tay bên thắng cuộc, trường cũ bị xóa tên, người miền Nam bị ly tán tha hương khắp nơi trên thế giới họ vẫn kết nối nhau trong những hội đoàn cựu học sinh và đều có website riêng. Một số trường có bề dày truyền thống như Trung học Chu Văn An, Võ Trường Toản lại có nhiều hội đoàn ở nhiều quốc gia, châu lục khác nhau. Cá biệt trường Petrus Ký có đến 10 hội đoàn Ái hữu Petrus Trương Vĩnh Ký ở bắc Mỹ, nam Mỹ, Canada, Âu, Úc, Việt Nam (3)

    Ở tỉnh đồng bằng Trường Tống Phước Hiệp có hội Ái hữu Cựu học sinh Tống Phước Hiệp(4)

    Kiến Tường là tỉnh mới lập trong vùng Đồng Tháp Mười heo hút, chỉ hơn 10 năm đã bị xoá tên nhưng các cựu học sinh Kiến Tường vẫn lập hội nối hai đầu cầu Việt Mỹ và sinh hoạt rất mạnh mẽ.(5)

    Hầu hết các hội đoàn này đều hoạt động sôi nổi quan hệ gặp ở, tương thân tương ái, chia sẻ kiến thức, sáng tác, hồi ức kỷ niệm ….

    Nhiều thành viên của các hội đoàn là những người thành đạt, có kiến thức, có vai trò nhất định trong xã hội là những nguồn lực khả dĩ có thể hỗ trợ các thế hệ nối tiếp ở ngôi trường cũ, tình cảm nhiệt huyết của họ cũng không thiếu. Nhưng rất tiếc, trường cũ bị bị xóa tên, đổi tên, ngôi trường bây giờ không còn là trường của họ. Mối liên hệ thương yêu đã bị cắt đứt thành nỗi đau từ năm 1975 nên họ khó có lý do, động lực để quay lại ngôi trường. Họ thừa nhiệt tình để tìm kiếm, thăm hỏi hỗ trợ nhau dù khoảng cách địa lý rất xa đến nửa vòng trái đất nhưng hầu hết đều đóng khung sự chia sẻ, tương thân trong các thành viên trước 1975

    Việc xóa tên, đổi tên trường của chính quyền cộng sản không chỉ phá hủy không gian văn hóa đẹp của nền giáo dục miền Nam, cướp đi ký ức đẹp của các cựu học sinh miền Nam mà còn phá hủy mối dây liên hệ, tước đi cơ hội tiếp nhận sự hỗ trợ từ thế hệ học sinh trước đây với thế hệ ngày nay.


    Chú thích:

    1-https://danviet.vn/bi-an-lao-vo-su-ban- ... y-2-chau-g

    2-https://www.youtube.com/watch?v=ygp5XR97O_M&t=366s

    3-http://www.petrusky.de/index.php/lienkethoidoan

    4-https://tongphuochiep-vinhlong.com/2017 ... ie%CC%A3p/

    5-https://trunghockientuong.com/

    https://www.quyenduocbiet.com/a13960/ch ... en-truong-
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tháng tư nghe trống trận

Bài viết bởi Hoàng Vân »






Tháng tư nghe trống trận
Nguyễn Thanh Khiết







          

          





Ta tính ngủ thêm vài tiếng nữa
qua khỏi trưa để khỏi buồn phiền
bạn bè xưa gởi từ đất lạ
lễ giỗ năm này vẫn y nguyên


Cờ quạt giăng đầy người áo trận
giáp sắt, lưỡi lê, đạn lên nòng
giật mình ta tưởng rằng giặc tới
ngó lại mình trần trụi tay không


Một giang sơn chia bờ Nam Bắc
một quê hương vạch rõ Đông Tây
ta sống sót còn trên đất giặc
nát áo giang hồ giữa đổi thay


Nghe trống trận gọi hồn sông núi
đại kỳ tung bay tận phương nào
hịch tướng sĩ thêm vài chữ lạ
hậu duệ phấn son đứng vẫy chào


Ta rót rượu chiêu hồn tử sĩ
điếu thuốc mồ côi gởi tháng tư
bên xương cốt xưa tan thành bụi
ta là ai mà khóc tháng tư





nguyễn thanh khiết
30-04-2024

https://hung-viet.org/p22826a30216/than ... trong-tran
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bài học ngày Quốc Hận 30/4/1975

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Bài học ngày Quốc Hận 30/4/1975
    Châu Văn Thịnh








    Quốc Hận, nghĩa là Hận Nước. Hận vì nướcViệt Nam Cộng Hòa đã bị đảng cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cướp mất. Hận vì những nỗi đau thương của hàng triệu người dân vô tội đã bị bọn cộng sản giết chết, bỏ tù. Hận vì bị cướp nhà, cướp của, Hận vì những đồng bào của mình đã bị bỏ mình dưới biển Đông, hay trên rừng khi trốn chạy giặc cộng v...v... Hận, Hận đến vô bờ, vô bến; thế nhưng, cho đến hôm nay, ngày Quốc Hận lần thứ ba mươi tám lại sắp đến, mà chúng ta, những người Việt Nam không cộng sản; đặc biệt là Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn chưa có một kế cách gì để rửa cho sạch mối Hận nước, mà chỉ biết tổ chức lễ Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 mà thôi!



    Nói ra những điều này, thì thật đáng buồn, vì nếu cứ ngày lại ngày qua, năm này sang năm khác, vẫn không có gì thay đổi, thì e rằng, đã 38 năm qua, rồi còn bao nhiêu lần Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30/4 nữa, khi chúng ta, những người thuộc thế hệ cha anh sẽ lần lượt trở về với bụi tro, thì liệu lớp người trẻ tuổi ở các thế hệ sau, có còn nhớ, còn nghĩ đến chuyện phải giành lại đất nước đang nằm trong tay của Việt cộng và Tầu cộng hay không?!



    Câu hỏi ấy, có lẽ không phải của riêng ai, mà chắc những người lớn tuổi cũng cùng ý nghĩ như thế khi nhìn về quê hương với những cảnh sống cơ cực của đồng bào, với hình ảnh của bọn giặc Tầu đang tung hoành ở khắp nơi, mọi chốn cả ba miền đất nước, thì có ai mà không khỏi đau buồn. Nhưng đau buồn, khóc than, cũng không làm thay đổi được hiện tình của đất nước. Do vậy, nên chúng ta, những người đi trước đã có được những bài học máu xương, những kinh nghiệm đầy nước mắt, thì không thể làm ngơ trước đại họa Bắc thuộc, mà không biết phải còn chịu bao nhiêu năm, hay vĩnh viễn phải hoàn toàn bị Hán hóa theo như sách lược của Tầu cộng và Việt cộng, mà con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất là Hán hóa qua các chương trình học tiếng Tầu cho trẻ em từ bậc tiểu học.



    Con đường mà cả dân tộc Việt phải đi đến là như thế, chứ không thể thay đổi, nếu như chúng ta vẫn cứ ngồi nhìn nhau, khóc than qua những lần Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/1975, qua những nghi thức chào cờ Vàng ba Sọc Đỏ, hô những câu khẩu hiệu, rồi ôm nhau khóc, và lại cứ “hẹn gặp lại trong cuộc biểu tình năm sau nhé”! Nghĩa là chỉ có biểu tình ngày Quốc Hận 30/4 hàng năm, chứ không thể nào thay đổi!



    KHÔNG! Chúng ta “không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng, dân tộc ta sắp phải đắm chìm...”; mà chúng ta phải đồng tâm, hiệp ý để mưu tìm cho ra những kế sách để giành lại đất nước, để cùng nhau trở về, đem cắm những lá Cờ Vàng ba Sọc đỏ, và chào Cờ Vàng Chính Nghĩa Quốc Gia ngay trên đất nước Việt Nam, chứ không phải chỉ cầm những lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên tay trong những cuộc biểu vào ngày Quốc Hận 30 tháng Tư hàng năm ở hải ngoại nữa!



    Tuy nhiên, chúng ta, những người đi trước, đã từng chiến đấu dưới lá cờ Chính Nghĩa, nhưng bây giờ do tuổi đời đã già, sức đã yếu, khó có thể đạt thành ý nguyện; vì thế, chúng ta phải đem những kinh nghiệm, những bài học quý giá của mình mà truyền đạt lại cho những lớp người trẻ tuổi hơn, họ là những người có kiến thức thuộc hàng ngũ Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa. Những người này họ còn đủ sức khỏe sẽ cùng lớp thanh niên trẻ tuổi, để cùng ngồi lại với nhau, để tìm cho ra những kế sách mà giành lại quê hương. Chúng ta không thể chần chờ gì nữa, để rồi sau khi chúng ta nằm xuống, thì biết đâu đất nước Việt Nam đã không còn trên bản đồ của thế giới nữa!



    Xin mọi người hãy hướng về quê cha, đất tổ, để thấy được rằng, bọn Việt cộng, mỗi ngày chúng lại càng thêm tàn ác với đồng bào, và chúng lại càng thêm những mưu ma chước quỷ, như năm nay, vì thấy được những sự phản kháng của người dân, nên chúng càng cần phải bảo vệ cho cái đảng CS, như vào thời điểm này, cũng như mấy năm trước, bọn chúng luôn quảng cáo rầm rộ cho những chuyến du lịch có giá rất rẻ từ trong đất liền ra hải đảo như Phú Quốc, có cả những “dịch vụ câu cá, vui chơi, văn nghệ ...”. Chúng cũng luôn quảng cáo “đại hạ giá vé du lịch Việt Nam” cho những “Việt kiều” trong tháng Tư hàng năm, cũng như các “dịch vụ du lịch” đến các ngôi chùa cổ rất rầm rộ đúng vào tháng Tư, mà chúng đã gọi là “ngày giải phóng”.



    Mặt khác, tại hải ngoại, thì lũ tay sai Việt cộng lại cố bôi xóa cho được Ngày Quốc hận 30/4, để biến thành những ngày vui chơi, hoặc vô thưởng, vô phạt: “ngày thuyền nhân - ngày tự do”. Đó là những cách mà bọn Việt cộng tay sai của Tầu cộng đã làm từ trong cho đến ngoài nước, để cố làm cho mọi người, đặc biệt là cho đồng bào miền Nam phải quên đi một ngày đau thương nhất, là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975!



    Quốc Hận! Chúng ta Hận vì mất nước, vì nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta đã bị cướp đoạt. Do vậy, bằng mọi giá, chúng ta phải giành lại, chứ không phải chỉ có tổ chức những cuộc biểu tình, mà chúng ta phải cùng nhau kết hợp những cuộc biểu tình song song với những hành động thực tiễn, cùng hướng về quê hương để hỗ trợ cho tất cả đồng bào hiện đang công khai hoặc âm thầm tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền để mong sớm thoát khỏi những bàn tay hung tàn của hai kẻ thù chung là Việt cộng và Tầu cộng.



    Lịch sử đã cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá, mà một trong những bài học ấy, là bài những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh lúc bị giặc Tầu bắt, khi bị giải đến Ải Nam Quan, thấy Nguyễn Trãi theo sau Cha mà khóc lóc, thì Nguyễn Phi Khanh đã quay lại và nói:



    “Con đừng khóc lóc mà làm gì, mà hãy quay về lo Rửa Hận cho Nước, trả thù cho Cha, đó mới là đại trung đại hiếu”.



    Và vâng lời Cha dặn dò, Nguyễn Trãi đã giữ trọn vẹn hai chữ Hiếu-Trung. Còn chúng ta, không thể vì một lý do gì mà không thể Rửa Hận Nước, trả thù nhà. Chúng ta là những công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã từng được sống dưới thể chế Cộng Hòa tự do, dân chủ tại miền Nam; nhưng cũng vào thời ấy, thì tại miền Bắc, đồng bào ruột thịt của chúng ta đã phải chịu biết bao những đau thương và mất mát qua những “Cuộc cải cách ruộng đất - Nhân Văn Giai Phẩm...”.



    Ngày hôm nay, khi hướng về quê cha đất tổ, là chúng ta đều thương cảm cho tất cả đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Chúng ta đã thấy một gia đình nạn nhân của đảng cộng sản VN, là gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn, họ đã lâm nạn từ những ngày Tết Nhâm Thìn, 2012, cho đến hôm nay, những ngày đầu Xuân của năm Quý Tỵ, 2013, đã hai năm rồi, mà cả mấy anh em họ Đoàn vẫn còn nằm trong khám lạnh, bọn Việt cộng đã không cho vợ con, gia đình thăm viếng. Chẳng những vậy, mà bọn chúng còn ghép họ vào những “tội giết người - chống người thi hành công vụ - sai phạm ...”, nữa, và vợ con của họ vẫn còn phải sống trong lo âu, sợ hãi!



    Chúng ta hãy nhìn xem những hình ảnh, trong đó có những trẻ em, và của những người dân vô tội, đã bị bọn công an Việt cộng dã man giết chết, hoặc đánh đập đến trọng thương, tàn phế, họ đã nằm chết trên những vũng máu, miệng của họ đã trào ra những dòng máu oán hờn tức tưởi, họ đang rên xiết quằn quại trong những cơn đau đớn tột cùng cả thể xác đến tinh thần. Thế nhưng, bọn công an man rợ này, đã có tên nào bị kết tội là “giết người” hay không?!



    Xin mọi người hãy nhìn về Quê Hương, mùa Quốc Hận năm nay, 2013, đảng CSVN, chúng đang ra lệnh “Tổng động viên” để bắt các thanh niên, dù có thi đỗ vào Đại học, cũng phải cầm súng, để giết hại đồng bào, giết hại những người thân yêu ruột thị của chính mình. Ngoài ra, chúng cũng đang ra sức trấn áp tinh thần đồng bào bằng những hành động phô trương lực lượng quân đội, công an một cách hùng hậu, nhất là tại miền Nam, chúng muốn “cảnh báo” rằng: chúng sẵn sàng giết chết tất cả những ai, nếu vì lòng yêu nước, mà có những hành động cụ thể như biểu tình... để đòi dân chủ, tự do.



    Nhưng đảng CSVN đã không nhìn thấy những bài học lịch sử ở khắp nơi trên thế giới. Một bạo chúa Tần Thủy (Thỉ) Hoàng rồi cũng phải chết. Một Thành Cát Tư Hãn, mà ai cũng biết đến câu nói: “Vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn đi đến đâu, thì cây cỏ ở những nơi ấy không mọc được”. Nhưng rồi đế chế của Thành Cát Tư Hãn cũng phải chết. Đảng CSVN không phải là đội quân vạn năng. Bởi vì, sức mạnh và ý chí của toàn dân là những ngọn sóng thần, là những cơn đại hồng thủy, sẽ cuốn trôi, sẽ quét sạch hết tất cả loài ác thú, dã man đã được người đời gọi là Việt cộng.



    KHÔNG! Chúng ta không thể ngồi yên. Chúng ta phải Rửa Hận cho Nước, phải giải hết những oán cừu cho những đồng bào nạn nhân khốn khổ ấy.



    Chúng ta hãy lắng nghe những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh đã nói, phải nén những đau thương, nuốt những dòng nước mắt vào trong tim, để lo rửa thù cho nước, và trả hận cho đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Nước đã mất về tay của kẻ thù truyền kiếp là lũ giặc Tầu, thì chúng ta không thể hàng năm chỉ tổ chức những cuộc biểu tình, và những buổi Lễ Quốc Hận, mà chúng ta, từ quốc nội cho đến hải ngoại, phải sát cánh, kề vai, đồng tâm, nhất nguyện bằng mọi cách, bằng mọi giá, phải cùng nhau tiêu trừ đảng CSVN, và giành lại toàn vẹn chủ quyền của Dân Tộc.



    Chúng ta không thể ngồi yên, khoanh tay mà nhìn những bất công và sự ác; bởi: Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!





    Huntington Beach, CA 92649
    Mùa Quốc Hận 2013
    Châu Văn Thịnh


    https://hon-viet.co.uk/ChauVanThinh_Bai ... Tu1975.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Kẻ bại trận nợ người tử trận!

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Kẻ bại trận nợ người tử trận!
    Mai Bá Kiếm





              

    Tác giả đốt nhang tưởng nhớ đồng đội. Nguồn: Mai Bá Kiếm

              


    Cứ đến “tháng ba gãy súng” là tôi ngậm ngùi tưởng nhớ các anh, rồi đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để đốt nhang cho 16.000 tử sĩ đã yên nghỉ tại đây. Mỗi lần đến, tôi thắp hai bó nhang cho từng khu mộ luân phiên. Bây giờ, nghĩa trang được tồn tại với tên mới “Nghĩa trang Nhân dân Bình An”.



    Đầu tháng 12/1972, tôi ở Trường Bộ binh Thủ Đức để chờ chuyển sang Không quân, trong lúc khóa 3/72 của tôi (và 4/72, 5/72, 9/72) đang đi Chiến dịch ở các “vùng xôi đậu” thì chẳng may Châu Minh Nhạn (Nhạn sinh năm 1951, nằm giường dưới, tôi giường trên) tử trận tại Chương Thiện. Nhạn chưa ra trường, được thăng chuẩn úy, quàn tại Nghĩa trang Quân đội.



    Mười hai thằng tôi ở Đại đội 34 chờ sang Không quân đến Tử sĩ đường, mặc tiểu lễ, bồng súng gác linh cữu của Nhạn (một ca hai người, một tiếng). Trong hai ngày gác linh cữu, tôi thấu hiểu nỗi cơ cực, hiểm nguy của binh chủng lục quân nơi tiền tuyến, rồi hy sinh với một thi thể không toàn vẹn.



    Viên trung úy chỉ huy Liên đội Chung sự (chỉ huy nghĩa trang) kể tôi nghe, Nghĩa trang tiếp nhận thi hài tử sĩ từ trận Đồng Xoài, năm 1966. Lúc đó, có quân y vá, đắp, khâu lại các phần thi thể đã mất để thân nhân tử sĩ nhìn bớt đau lòng. Nhưng, từ trận Tết Mậu thân 1968 đến Mùa hè đỏ lửa 1972, 150 tử sĩ nhập về trong một ngày nên quân y vá không xuể!



    Trong giờ nghỉ gác, tôi đi coi hết các khâu: Nhận xác, rửa xác, trữ xác, tẩn liệm, an táng. Một chiếc trực thăng hạ cánh, giao bốn tử sĩ từ mặt trận Hậu Nghĩa (Long An bây giờ). Bốn xác được bọc Poncho và buộc vào băng ca bằng dây võng. Do các xác sình lên giống đòn bánh tét, chỗ nào có dây buộc thì khuyết xuống.



    Khi đó, tôi bái phục Phạm Duy đặc tả: “Anh trở về trên chiếc băng ca. Trên trực thăng sơn màu tang trắng… Anh trở về chiều hoang trốn nắng. Poncho buồn liệm kín hồn anh“. Khi trực thăng tải thương bốc lên, tôi thấy nó sơn màu trắng, có bốn chữ thập đỏ dưới bụng, hai bên hông và trước mũi.



    Các anh lính Chung sự (lo hậu sự) khiêng bốn băng ca vô phòng rửa xác, dùng lưỡi lê, cắt dây võng và Poncho, rồi dùng vòi nước rửa xe thổi bay Poncho, những con còng (xác nằm dưới ruộng) bay ra! Rồi các anh cắt giày, quần áo, rắc Compound xịt nước, ra bọt tuyết trắng xóa. Các thi thể không toàn vẹn được cho vào túi ngủ đưa vô kho lạnh. Đồng hồ, bóp, tư trang được cho vào túi riêng để bàn giao cho thân nhân.



    Khi tử sĩ đưa về nghĩa trang, thì đơn vị báo về Chi khu, nơi cha mẹ, vợ của tử sĩ cư ngụ. Chi khu sẽ lấy xe nhà binh chở thân nhân đến nghĩa trang nhận xác và lãnh tiền tử tuất. Họ được ở trong nhà thân nhân, ngủ giường nệm và nhận đồ tang, ăn các món ngon như đám giỗ. Thân nhân, chứng kiến việc lấy xác từ phòng lạnh, liệm vào hòm thiếc bên trong hòm gỗ (để bớt mùi).



    Hòm liệm xong được đưa ra khu nhà quàn hình chữ T, ở giữa có ba hòm sĩ quan, bên phải (từ ngoài nhìn vào) khoảng 70 hòm tử sĩ theo đao Phật, Lương. Bên trái có 50 hòm theo Công giáo. Tuy có hòm thiếc bên trong, khu nhà quàn vẫn bốc mùi kinh khủng!



    Thượng tọa Thích Thanh Bối (trụ trì Chùa Hải Đức, Phú Nhuận) được xe Jeep chở lên Nghĩa trang hàng ngày để cầu siêu, tụng cúng cơm cho 70 tử sĩ/ ngày. Thầy mặc cà sa, nhưng trong quân bạ ghi lon “đại úy Tuyên úy Phật giáo”.



    Khi thầy tụng cúng cơm cho mỗi cái hòm, có hai anh lính đứng hai bên hầu rượu, trà. Đến đoạn “tửu châm” thì rót rượu, “trà châm” thì rót trà. Khi thầy cúng xong, thân nhân tử sĩ đó về phòng nghỉ (vì rất hôi), thầy chuyển qua hòm kế bên thì thân nhân tử sĩ đó đến quỳ lạy. Hết một tua cúng 70 hòm mất hơn hai tiếng! Một ngày, mất năm tiếng cúng, chưa kể thời gian thầy tụng di quan, hạ huyệt cho 60 hòm/ngày!



    Trong khi đó, vị linh mục cầm tô nước và cái bông rải trên hòm của 50 tử sĩ Công giáo để làm phép chỉ mất khoảng một tiếng. Sau ngày 30/4/1975, vì “cái lon” đại úy, thầy Thanh Bối bị đi học tập cải tạo hai đợt mất nhiều năm. Khi thầy mất, tro cốt của thầy được chứa trong cái tháp ở chùa Hải Đức. Tôi có một lần đến đây cúng, tạ ơn thầy đã cầu siêu cho 16.000 tử sĩ. Công đức vô lượng!



    Nhiều bạn Thủ Đức ra trường nắm trung đội trưởng bộ binh kể lại, sau khi Mỹ cắt viện trợ, anh em bộ binh thiếu thốn trăm bề, ít được trực thăng vận, lội rừng, ruộng suốt ngày đêm, thiếu yểm trợ của Không quân và Pháo binh. Đau xót nhất là thiếu trực thăng tải thương. Khi lính bị thương, chết phải khiêng lui về sau, ra lộ chờ xe cứu thương của Chi khu đến rước!



    Mười sáu tháng cuối cuộc chiến đó, tôi may mắn được yên bình học ở Mỹ. Vì vậy, tôi không bao giờ quên ơn các anh đã nằm xuống vì Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm!





    Mai Bá Kiếm
    29-4-2024


    https://hon-viet.co.uk/MaiBaKiem_KeBaiT ... TuTran.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người không nhận tội

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Người không nhận tội
    Duy Nhân









    Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “học tập” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường, anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức nhiều khả năng, giàu nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm, Hóc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “biên chế” cùng tổ, đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ, Kha Tư Giáo.


    Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “cải tạo viên” còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “bài thu họach” những gì mình “tiếp thu” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là “giáo viên”. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “liên hệ bản thân,” xác định mình là người có tội với nhân dân, với “cách mạng.” Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng (như tôi và anh Kha Tư Giáo) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân… Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác. Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “giúp đỡ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy: TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần nói, anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “nín thở qua sông”, họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.


    Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là người của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn (?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thoại. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một “tội nhân” anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm và trầm tĩnh, anh Giáo nói:


    - Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội?


    Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng:


    - Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…


    Anh Giáo ngắt lời:


    - Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận.


    Tên sư trưởng phản ứng:


    - Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.


    Anh KTG:


    - Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.


    Tên sư trưởng:


    - Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.


    - Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.


    Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe:


    - Quân phản động!


    Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng:


    - Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.


    Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời:


    - Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm, trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.


    Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp:


    - Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam, gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc!


    Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng:


    - Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội?


    Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.


    Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa. Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “giúp đỡ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ “giúp đỡ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều.


    Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm. Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi:


    - Chi vậy?


    - Mai mốt về tặng người yêu - Anh trả lời.


    - Chắc là cô bạn rất thích hoa này?


    - Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.


    - Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi - Tôi e ngại.


    - Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó!


    - Anh lãng mạn quá - Tôi nhận xét.


    Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết!


    Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao?


    2
    Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay, khi tôi viết bài này là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký:


    Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa

    Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi

    Với cao tay quờ quạng chút hơi người

    Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm


    Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “cải thiện” bữa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “tiến bộ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt: Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng. Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằn ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục. Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh, nghiêm sắc mặt:


    - Anh có đứng lên không?


    - Tôi còn mệt.


    - Anh không chấp hành lệnh phải không?


    - Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.


    Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo:


    - Anh không đứng lên tôi bắn.


    Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp:


    - Anh cứ bắn đi!


    Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác… Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực:


    - Lạy Chúa tôi.


    Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “Hòa bình” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình!


    Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù đày bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh. Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại thích hơn.


    Nhưng thời khắc định mệnh đã tới! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời, không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ.” Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu:


    “Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…

    Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”


    Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê-Minh-Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.


    Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt. Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.



    3. Tôi được thả về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi “Kinh Tế Mới”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định, quận Ba để hỏi thăm về "đồng chí" KVC (Kha Vạng Cân), Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với "đồng chí" bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.


    Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “Viết về nước Mỹ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Austin, Texas, báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.

    Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại từ Texas:


    - Hello! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…



    - Tôi, Duy Nhân đây.



    - Chào anh Duy Nhân! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội?



    - Tôi đây chị.



    - Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy…



    Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói:



    - Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.



    - Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.



    - Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.



    - Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.


    Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó là chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên là không thể nào tìm được! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.


    Sau chị HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thoại. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.


    Anh Kha Tư Giáo ơi! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào… Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi: Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ… Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam. Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.





    Duy Nhân



    GHI CHÚ : (1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống - Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 (chủ đề Người Lính) tưởng niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 - 30/4/ 2002 ). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.

    https://hon-viet.co.uk/DuyNhan_NguoiKho ... TuGiao.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nghẹn ngào gió muối

Bài viết bởi Hoàng Vân »






Nghẹn ngào gió muối
Trần Văn Lương







Dạo:
Dập dồn gió muối biển khơi,
Trên môi mặn chát lệ người xa quê.





Chiều ngắc ngoải, nắng chuồi trơn tuột,
Tháng Tư về giá buốt hồn câm.
Mây loang đáy nước tím bầm,
Trùng dương vẳng tiếng khóc thầm gọi nhau.



Manh áo cũ đượm màu gió muối,
Người tần ngần, tiếc nuối bâng quơ,
Mắt nhìn quanh quẩn ngẩn ngơ,
Thương bầy sóng nhỏ lên bờ phơi thây.



Buồn ngẫm lại từ ngày mất nước,
Biết bao người cất bước ra khơi,
Trời không cho được tới nơi,
Đành cam đáy biển ngậm cười xót xa.



Thân may mắn vượt qua bão tố,
Cuối cùng đà đến chỗ bình an.
Dù xa cách vạn quan san,
Vẫn nghe đòi đoạn ruột gan sớm chiều.



Kể từ lúc đánh liều tránh loạn,
Giữ lời thề tỵ nạn sắt son,
Bao lâu lũ giặc vẫn còn,
Thì đành đất khách mỏi mòn lất lây.



Quê hương cũ giờ đây xa lạ,
Người dần quên hết cả cội nguồn,
Tập tành rặt thói con buôn,
Bày mưu tính kế lách luồn lừa nhau.



Đất nước đã do Tàu làm chủ,
Chỉ bạo quyền no đủ giàu sang,
Mặc dân đói khổ trăm đàng,
Hằng mong chóng được nhẹ nhàng xuôi tay.



Biển quê mẹ nay đầy xác cá,
Thay xác người vốn rã từ lâu.
Bốn mươi năm lẻ bể dâu,
Biết bao nhiêu nước dưới cầu đã qua.

*
* *

Hạnh phúc vẫn còn xa hun hút,
Dù mong chờ từng phút từng giây.
Run run bóc tấm lịch dày,
Mơ trong tuyệt vọng ngày xoay cơ trời.



Chữ Quốc Hận ngàn đời mãi nhớ,
Nợ máu này muôn thuở nào quên,
Dân Nam kiếp nạn triền miên,
Vừa ngơi khói lửa, đã liền cùm gông.



Bao ước vọng, mười không được một,
Mượn tiếng cười gượng đốt cơn đau.
Bạn bè đầu trắng phau phau,
Gặp nhau chỉ lúc tiễn nhau về trời.



Định mệnh chẳng thương người dân Việt,
Để giặc thù giết chết non sông.
Tháng Tư đến, mắt cay nồng,
Chừng nghe tiếng gió biển Đông triệu hồn.



Nhìn sóng nước, bồn chồn ngơ ngác,
Chợt thấy mình chẳng khác u linh,
Ngày ngày câm điếc lặng thinh,
Khập khà khập khiễng một mình lang thang.



Chỉ còn lá Cờ Vàng ấp ủ,
Năm canh ru giấc ngủ tật nguyền,
Chập chờn nửa tỉnh nửa điên,
Con tim vất vưởng tận miền xa xôi.

*
* *

Nghe mặn chát bờ môi nứt nẻ,
Phải chăng là lệ kẻ ly hương,
Hay là gió muối trùng dương,
Về khơi lại nỗi nhớ thương một đời?






Trần Văn Lương
Cali, đầu mùa Quốc Hận 2018

https://hon-viet.co.uk/TranVanLuong_tho ... ioMuoi.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư của người dân miền Nam: Nước Việt Nam Cộng Hòa

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư của người dân miền Nam: Nước Việt Nam Cộng Hòa





    Lời mở đầu:
    Kính thưa quý thân hào nhân sĩ, quý đại ca và thân hữu cùng tất cả quý đồng hương thân mến,

    Nhân dịp tháng Tư Đen, tôi xin gởi đến quý vị qua email bài viết song ngữ "South Vietnamese April 30th National Resentment Day" tức là "Ngày Quốc Hận 30/4 của người miền Nam VN".

    Mục đích tôi muốn trước hết là được quý vị đón nhận, đồng tình và hỗ trợ chuyển tiếp, đồng thời tôi muốn nói với người ngoại quốc, với thế hệ trẻ VN và với đồng hương cùng thế hệ, cùng chung ngôn ngữ VN với hai đều sau đây:

    1/ Điều thứ nhất là ý nghĩa của ngày Quốc Hận 30/4

    2/ Điều thứ hai là người miền Nam VN hay những người Việt tỵ nạn Cộng Sản khắp thế giới sẽ không bao giờ hoan nghênh hay chấp nhận bất cứ "dụng ý" nào nhằm thay đổi hay xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4 như đã từng xảy ra.

    Xin quý vị hãy coi tiếng nói cho Quê Hương và Chính NGhĩa là điều quan trọng, còn bài viết nếu có sơ sót thì xin bỏ qua cho. Tôi xin chân thành cám ơn thì giờ của tất cả quý vị.


    Thomas Phạm






    Là người Mỹ gốc Việt, tôi chưa hề về thăm quê hương Việt Nam (VN) khi còn Cộng Sản (CS) bởi vì trước đây tôi là kẻ sống sót trong trại tù Cộng sản “Gulag” khủng khiếp, cái gọị là "trại cải tạo" ở VN, và cũng là người tị nạn chính trị thoát khỏi sự trả thù và ngược đãi. Theo tôi biết rằng tất cả cộng đồng người Việt (CĐNV) trên thế giới và ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, trong đó có CĐNV vùng Washington, DC, MD & VA, họ luôn luôn tưởng nhớ Tháng Tư Đen hay 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận (QH) của nhân dân miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa.


    Nguyên là ngày 30 tháng tư năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt, được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi CS Nga Tàu và khối CS Đông Âu, đã vi phạm Hiệp Định (HĐ) Hòa Bình Ba-Lê 1973, tấn công miền Nam VN, đặc biệt những chiến sĩ QLVNCH trong điều kiện chiến đấu anh dũng trong đơn độc và thiếu thốn phương tiện, và còn bị bức tử theo lệnh của Dương Văn Minh, vị Tổng Thống cuối cùng chỉ được 48 giờ. Kết quả, lực lượng Cộng Sản (CS) Hà Nội đã chiếm trọn miền Nam VN. Đó là lý do mà ngày này được nhân dân miền Nam VN đặt tên là Ngày QH 30/4.


    Vậy, Quốc Hận 30/4 là ngày tưởng niệcộng sản Việt Nam. Đó cũng là ngày đầy ý nghĩa khi tất cả các cộng đồng ở Hoa Kỳ cũng như những người Việt tị nạn khắp thế giới đã hàng năm cử hành các lễ nghi tôn giáo hay lễ truy điệu để cầu nguyện cho những người đã hy sinh mạng sống cho tự do trong chiến tranh VN, chẳng hạn như 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã gục ngã, hơn ba trăm ngàn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nằm xuống và hàng triệu người dân đã bị thảm sát bởi CSVN. Vào ngày tưởng niệm, chúng tôi cũng dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ và vinh danh các anh hùng Việt-Mỹ đã tử trận, bị thương hay còn sống sót do hậu quả CS xâm lược.


    Oán hận sâu xa CSVN là bởi vì họ vi phạm HĐ Ba-Lê 1973, và đối xử thù địch tàn ác với người miền Nam, như tịch thu tài sản, trả thù, bỏ tù và giết hại nhiều người, gây ra thảm kịch chưa từng có, khiến nhiều người Việt bỏ xứ ra đi trong cái chết.



    Ngày Quốc Hận 30/4, còn là ngày đau buồn cho nhân dân VN khi tưởng nhớ đến hậu quả thảm khóc nhất trong lịch sử của ngày 30/4/75, khi mà hàng triệu thuyền nhân đã liều chết trên đường hành trình tìm tự do giữa đại dương bao la, kết quả hàng trăm ngàn người đã chìm xuống lòng biển sâu, và không bao giờ có dịp tới bờ tự do.



    Ngày Quốc Hận 30/4, còn là dịp để lên án đảng cộng sản Việt Nam không những tội ác chống nhân loại, diệt chủng, tàn bạo mà còn để mất đất mất biển và đưa đất nước đến chỗ phá sản và có triển vọng đô hộ chủ nghĩa bành trước Bắc Kinh nữa.


    Ngày oán hận sâu xa còn sỉ nhục cái gọi là “Ngày Giải Phóng” mà nước "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN" tổ chức ăn mừng hàng năm ở VN. Cho nên bạo quyền Hà Nội đang tìm cách khai thác những người Việt cơ hội chủ nghĩa Hải ngoại để vận động nhằm thay đổi hay xóa bỏ “Ngày QH 30/4,” cái mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sợ trở ngại đến việc ngoại giao hay vấn đề quan hệ mậu dịch toàn cầu của họ.


    Kết luân, giờ đây nhân dân VN cả Nam lẫn Bắc đã oán hận sâu xa chế độ này. Ngày Quốc Hận 30/4 là một biến cố lịch sử và cũng là một đầu đề có ý nghĩa, nó đã khích động tinh thần đoàn kết đấu tranh hơn bất cứ tựa đề hay danh hiệu nào khác.


    Vì vậy dân miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa chỉ muốn giữ cái tên của Ngày Quốc Hận 30/4 như nó đã từng có từ trước tới nay. Chắc chắn sẽ không có sự chỉ định hay công nhận nào khác cho ngày này mà có khả năng phản ảnh được ý nghĩa của biến cố 30/4 do người miền Nam VN hay người Việt tỵ nạn Cộng sản khắp thế giới lựa chọn.




    Thomas Phạm






    Bản Anh ngữ



    SOUTH VIETNAMESE APRIL 30th NATIONAL RESENTMENT DAY
    By Thomas Phạm





    As a Vietnamese American, I have never visited Communist Controlled Vietnam because I was a deadly Gulag survivor, the so-called re-education camp in Vietnam, and also a political refugee escaping from avenge and persecution. It is my understanding that all of the Vietnamese communities in the world and in the United States of America, including the Vietnamese Community of Washington, DC, MD & VA, who consistently remember “Black April” or April thirtieth (4/30) as a South Vietnamese Day of National Resentment.


    On April 30th, 1975, North Vietnamese Communists strongly backed by Communist China, the then Soviet Union and its Warsaw bloc, which violated 1973 Paris Peace Accord, attacked South Vietnam, particularly AFRVN troops in condition of alone and poor-supplied valiant fighting and also under unconditionally forced surrender ordered by the only-48-hour last President Duong Van Minh. As a result, Hanoi Communist forces took complete control over the South Vietnam. That is why this day has-been named by South Vietnamese as “April thirtieth National Resentment Day”.


    Therefore, April 30th National Resentment Day is a commemorative Day for the fall of Saigon or the loss of South Vietnam into the hands of Vietnamese Communists. It is a meaningful Day when all Vietnamese communities in the USA as well as Vietnamese refugees around the world have yearly celebrated religious ceremonies or memorial services to pray for those who have sacrificed their lives for freedom in Vietnam War, such as 58,000 fallen American soldiers, more than three hundred thousand of fallen ARVN fighters and millions of people being massacred by Vietnamese Communists. On that commemoration day, we also reserve a minute of silence to pay tribute to and honor American and Vietnamese heroes who have died, wounded or still alive due to the result of Communist invasions.


    Deep hatred against Vietnamese Communists is because of their violation of 1973 Paris Peace Accord, and brutal, hostile treatment to South Vietnamese such as properties confiscation, revenge, imprisonment and mass murder that caused an unprecedented tragedy of Vietnamese deadly exodus.


    4/30 National Resentment is also a painful Day for Vietnamese people in memory of the most historical tragic aftermath of 4/30/75, as millions of boat people who risked their lives on “Journey For Freedom” in the immense Pacific Ocean, resulting in hundreds of thousands, drowned in deep high sea, and never having opportunities to reach the shore of freedom.


    “April thirtieth National Day of Resentment” is an occasion to condemn Communist Party of Vietnam for not only its crimes against humanity, genocide and atrocity, but also for lost land and sea and driving the country to bankruptcy and potential expansionist Beijing domination as well.


    Additionally, The Deep Resentment Day is still an insult to the “so-called Liberation Day” that the Socialist Republic of Vietnam celebrates every year in Vietnam. Accordingly, Hanoi brutal authorities are seeking to manipulate overseas Vietnamese opportunists for lobbying to overturn or erase the 4/30 National Day of Resentment, which they fear for harming their foreign relation affairs or global trade ties issue.


    In conclusion, the Vietnamese people in both South and North Vietnam have now resented deeply this regime. “April 30th National Resentment Day” is a historical event and also a significant title, which has provoked solidarity struggle sentiment more than any other title or name. Therefore, South Vietnamese just want to keep the name of “April 30th National Resentment Day” as it has ever been. Certainly, there will be no other designation or recognition for this day that can be able to reflect the meaning of 4/30/75 event as chosen by South Vietnamese or Vietnamese refugees worldwide.





    Thomas Phạm


    https://hon-viet.co.uk/ThomasPham_NgayQ ... ienNam.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Những thảm cảnh sau ngày 30-4-1975

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Những thảm cảnh sau ngày 30-4-1975
    Trọng Đạt



              

    Đoàn quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt đội lốt MTGPMN

              


    Ngày 30-4-1975, một ngày kinh hoàng nhất đối với đa số người dân miền nam nước Việt, khi họ thấy xe tăng và bộ đội Cộng Sản tràn vào tiếp thu Sài Gòn, ai nấy mường tượng ra một tương lai đen tối mù mịt sẽ diễn ra tại mảnh đất này: đói khổ, thóc cao gạo kém, mất tự do, sưu cao thuế nặng, bị trả thù, lưu đầy…. Mặc dù cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng nhưng người Sài gòn chỉ biết đây là những người ngọai lai, xâm lược, họ biết rằng đất nước của mình đã bị đạo quân từ bên ngoài tới chiếm đóng.



    Từ sau 1954, Việt Nam chia ra làm hai nước, một nước ở phía trên vĩ tuyến 17, hay trên sông Bến Hải và một nước ở dưới vĩ tuyến và dòng sông nhỏ này. Từ những năm đầu thập niên đã diễn ra cuộc chiến tranh giữa hai nước: miền Bắc được Cộng sản quốc tế trợ giúp vũ khí đạn dược đã mở cuộc chiến tranh dưới danh nghĩa “giải phóng” chiếm cho được vựa lúa miền Nam để cứu đói miền Bắc đã và đang thiếu thốn thực phẩm, lúa gạo trầm trọng. Cuộc chiến mở rộng bắt đầu từ 1964, 1965 khi miền Bắc công khai đưa quân vào miền Nam để chiếm cho được mảnh đất phì nhiêu béo bở này. Tình hình chiến sự trở nên tàn khốc trong khoảng 10 năm từ 1965 cho tới 1975, đó là cuộc chiến giữa một nước nghèo đói lạc hậu miền Bắc VN và một nước sung túc tiến bộ ở miền Nam VN. Miền Bắc có ưu thế ở chỗ họ được CS quốc tế viện trợ vũ khí dồi dào, vô hạn định và một dân số đông đúc, họ có cơ hội thuận tiện để đẩy hàng triệu thanh niên vào cuộc chiến.



    Mặc dù bị thiệt hại nặng nề nhiều trăm ngàn người trong những năm giữa và cuối thập niên 60, nhưng miền Bắc vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, họ có ưu thế của kẻ nghèo đói không sợ chết, dù tổn thất bao nhiêu cũng không đáng kể miễn là chiếm được vựa lúa miền Nam VN. Sau khi nướng hơn một triệu thanh niên họ đã đạt được mục tiêu, chinh phục được miền Nam sung túc.



    Khi mới vào tiếp thu Sài gòn họ nói “Đế quốc Mỹ bại trận, dân tộc ta là kẻ chiến thắng”, miệng nói hòa giải dân tộc nhưng trên thực tế sau khi thắng trận họ đã thỏa thuê mãn nguyện tha hồ mà vơ vét, chiếm đoạt nhà cửa, ruộng đất, quí kim, hàng hóa… Cựu đảng viên Cộng Sản Bùi Tín đã gọi đây là một cuộc ăn cướp vĩ đại. Nhà cửa, tài sản của dân di tản đương nhiên thuộc về quân chiếm đóng dù họ còn thân nhân ruột thịt, tất cả những nhà lớn đều thuộc về quân chiếm đóng, chủ nhà phải dọn đi ở những căn nhà nhỏ lý do phó thường dân không được quyền ở những nhà rộng lớn, cao tầng.



    Có người nói đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Tư bản và Cộng Sản, người cho đây là cuộc chiến chống Đế Quốc xâm lược, người nói đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm, hai miền Nam Bắc đã được các siêu cường uỷ nhiệm, nhưng sự thực đã quá rõ ràng, nó chỉ là một cuộc “chiến tranh ăn cướp” giữa một nước nghèo đói lạc hậu và một đất nước giầu có tân tiến. Nước nghèo ra sức đánh thí mạng để cướp của cải vật chất bên kia, để chiếm cho được mảnh đất phì nhiêu rồi tha hồ mà vơ vét, bóc lột… Nước nghèo đói chỉ biết lấy lưỡi lê và họng súng để theo đuổi cuộc chiến tranh ăn cướp lâu dài, họ chủ trương chính quyền đẻ ra từ họng súng.



    Khi chiếm được miền Nam, “cán bộ” Cộng Sản tươi cười với đồng bào nói nào hoà bình thống nhất rồi, nào hai miền cùng xoá bỏ hận thù và cùng nhau xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Thế nhưng họ không bao giờ bỏ được bản chất gian trá có từ hồi mới cướp chính quyền mùa thu 1945, chiếm xong Sài Gòn hoa lệ, đạo quân chiến thắng vội vã chở hết vàng bạc, quí kim của ngân hàng, tháo gỡ các máy móc trong các cơ xưởng, bệnh viện, vét hết các kho dụng cụ, hàng hoá, máy móc hiện đại….chở ra Bắc. Số vàng bạc quí kim vơ vét được vào túi các quan cán bộ gộc hết, họ vơ vét nhanh gọn y như đàn cào cào châu chấu phá hoại mùa màng, sau cơn trấn lột tập thể vĩ đại ấy miền Nam chỉ còn là một mảnh đất nghèo xơ xác. Thực tế chứng tỏ tại châu Âu, nước Đức sau khi thống nhất, Đông Đức đã trở thành gánh nặng cho Tây Đức, họ gồm hàng tá khuyết điểm: lười biếng, gian trá, lạc hậu, ngu xuẩn… và tình hình Việt Nam cũng y hệt như thế, miền Bắc đã dựa hẳn vào miền Nam để sống.







              



    "Đánh tư sản", đuổi dân đi kinh tế mới để cướp nhà cửa, ruộng vườn, tài sản... của người dân VNCH

              



              



    Chuẩn bị đi vào các trại tù “cải tạo”

              


    Một hai năm sau ngày 30-4-75 Cộng Sản đánh tư sản hai lần để lấy nhà cho cán bộ, đổi tiền ba lần, chính quyền đã vét cạn sạch túi tiền người dân, kế đó họ phát động chiến dịch đẩy dân chúng đi kinh tế mới để dãn dân ra khỏi thành thị ngõ hầu có chỗ đưa dân từ miền Bắc vào. Kế hoạch chiếm nhà dân đã được kẻ chiến thắng hoạch định một cách tinh vi khoa học. Những người đi vượt biên dù thoát hay không thoát đều bị lấy nhà, những nhà lớn, nhà mặt đường của dân cải tạo liên hệ chế độ cũ hầu hết bị tịch thu, họ lấy tất cả nhà cửa tài sản của những người đi chính thức. Sau ngày 30-4-75 một hai tháng, họ lùa các viên chức, sĩ quan chế độ cũ vào các trại cải tạo lâu dài rồi đẩy miền Nam tới chỗ nghèo nàn cùng cực để không thể trỗi dậy chống lại họ. Người Sài Gòn mỗi ngày một nghèo, nhiều người phải bán nhà với giá rẻ mạt cho kẻ chiến thắng để lấy tiền đong gạo sống qua ngày. Cán bộ cao cấp từ miền Bắc kéo nhau vào Nam chiếm nhà của kẻ bại trận, cán bộ lớn chiếm nhà lớn, cán bộ nhỏ chiếm nhà nhỏ rồi tha hồ mà vơ vét cho đầy túi tham.



    Thấm thoắt đã 39 năm trôi qua, đời sống kinh tế miền Nam ngày nay cao hơn những năm thập niên 80, 90 rất nhiều nhờ Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và nhờ các nước giầu Đài Loan, Hoa Kỳ, Tây Âu, Đại Hàn, Nhật…vào đầu tư cộng với tiền đô la của Việt kiều ở ngọai quốc gửi về dồi dào. Đời sống có khá hơn xưa nhưng cái hố chênh lệch giầu nghèo lại sâu gấp bội lần tình trạng xã hội trước 1975. Trong khi những bà mẹ nghèo khổ tay bế con, tay bán vé số thì những đảng viên quyền thế có cơ ngơi, nhà mặt đường, trong nhà lúc nào cũng có cả triệu đô la tiền mặt, mấy nghìn lượng vàng. Các quan to tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng đã thành phú gia địch quốc có khách sạn, nhà hàng, đất đai, cơ sở thương mại, sản xuất….tài sản của họ có thể lên tới hàng trăm triệu đô la hoặc hơn thế. Nhiều người khi mới vào Nam chỉ mang theo có một manh chiếu rách nay đã trở thành những triệu phú đô la, xe ngựa nghênh ngang.



    Nay người nghèo tại các tỉnh đổ xô lên Sài gòn và các thành phố lớn làm công nhân, họ chen chúc nhau thuê phòng trọ, hàng chục người một phòng nhỏ xíu với mức lương thấp 100 đô la hàng tháng, sau khi trả tiền phòng, tiền ăn họ chẳng còn dư đồng nào, những người cùng khổ này làm lụng vất vả nhưng chỉ đủ bỏ vào mồm. Đời sống thành thị tương đối còn khá, tại miền quê người dân lam lũ vật lộn với cuộc sống đắt đỏ, một hiện tượng phổ thông tại các nước kém mở mang, người nghèo ngày càng khốn khổ, người giầu ngày càng giầu thêm.



    Mặc dù mức sống đã được nâng cao nhưng gần đây Thủ tướng CSVN nhìn nhận Việt Nam vẫn là một nước nghèo, thật vậy lợi tức đầu người VN nay vào khỏang 1,000 đô la một năm, trên thực tế chỉ bằng một nửa, hoặc một phần ba của các nước Phi châu như Ai cập, Lybia, Tunisie… nếu so với các nước láng giềng tại Đông Nam Á thì VN còn thua xa hơn nữa.




              

    Bắt học sinh xuống đường “bài trừ văn hóa phản động”





    Một thanh niên bị bắt đeo bảng trước ngực và đi lòng vòng địa phương nơi cư trú, dưới sự giám sát của bộ đội cụ Hồ. Tội danh : Nhảy đầm. Sau đó còn phải thọ án 1 năm trong “trại cải tạo”.




    “Tòa án nhân dân”

              


    Nay người miền Bắc kéo vào Sài Gòn và các thành phố lớn tại miền Nam rất đông, họ là những người giầu có và quyền thế nhất Sài Gòn hiện nay, làm chủ hầu hết các nhà cửa to lớn của Sài Gòn và các nhà hàng lớn, các cơ sở thương mại, các cơ quan nhà nước… Họ là những cán bộ cao cấp và bà con thân thuộc được đưa vào đây để tranh dành hết những chức vụ béo bở, những công việc hái ra tiền. Tại các cửa hàng lớn, các cơ quan chỗ nào cũng thấy toàn là Bắc Kỳ, đó là giai cấp giầu có thống trị tại Sài Gòn hiện nay. Kẻ chiến thắng lấy đi tất cả, Winner takes it all, họ hưởng đủ tất cả lạc thú trên đời, biệt thự, xe hơi, rượu ngon, gái đẹp… không còn thiếu thứ gì.



    Cho tới nay bộ mặt đổi đời của miền Nam càng lộ rõ hơn bao giờ hết bộ, kẻ thắng trận ngày càng giầu có, vơ vét, tập trung tài sản của nhân dân vào trong tay, bà con của họ cũng được chia chác những chức vụ béo bở, cơ sở làm ăn lớn tha hồ mà đớp hít… trong khi ấy người dân miền Nam, những kẻ bại trận ngày càng khốn khổ, trừ những người có thân nhân ở nước ngoài trợ giúp, đa số phải làm lụng đầu tắt mặt tối vì miếng cơm manh áo. Người miền Bắc nay đã trở thành giai cấp thống trị người miền Nam, họ tước đoạt tài sản nhà cửa của người miền Nam, đuổi người miền Nam đi các vùng kinh tế xa xôi khỉ ho cò gáy. Những kẻ bị áp bức bóc lột đành ngậm đắng nuốt cay, chịu khuất phục trước lưỡi lê và họng súng của đạo quân chiến thắng.



    Đã một phần ba thế kỷ trôi qua, người miền Nam ngày nay dù là lớp người cũ hay lớp trẻ em sinh sau đẻ muộn vẫn nhìn chính quyền CS, nhìn người miền Bắc như đạo quân chiếm đóng, như bọn xâm lăng đã tước đọat tài sản, quyền sống của họ. Dù nói cùng một thứ tiếng, viết cùng một văn tự nhưng không hẳn phải là một quốc gia, thời xa xưa, Xuân thu, Chiến Quốc, thời Tam Quốc nước Tầu đã chia làm nhiều nước Tần, Sở, Yên, Ngô… và bây giờ Bắc Hàn, Nam Hàn cũng là hai quốc gia riêng biệt, châu Mỹ La Tinh cùng nói tiếng Tây Ban Nha, Trung Đông cùng nói tiêng Ả Rập nhưng đã chia làm mấy chục nước. Người miền Nam VN xa xưa không muốn thống nhất với miền Bắc cũng như Nam Hàn hiện nay không muốn thống nhất với Bắc Hàn lý do nước tân tiến sung túc không muốn mang cái gánh nặng lạc hậu trên vai.



    Nay CS đưa ra luận điệu ru ngủ dân miền nam như: “hãy để Việt Nam Cộng Hòa lùi vào quá khứ, hãy quên đi lá cờ vàng, chúng ta hãy bắt tay nhau cùng xây dựng lại những vết thương do chiến tranh để lại, cùng nhau xoá bỏ hận thù”; nhưng người miền Nam lớp già cũng như lớp trẻ vẫn tiếc nhớ đất nước của họ, tiếc những cái họ đã mất từ bao năm qua:


    Tự do. Cái mất mát lớn nhất của người miền Nam phía dưới vĩ tuyến 17 là mất tự do, trước hết là tự do ngôn luận, thời xa xưa tại nước Việt Nam Cộng Hòa… báo chí được quyền chỉ trích sai trái của chính phủ, người dân được nói cái mình muốn nói, được biểu lộ sự phản kháng, biểu tình chống chính phủ, được thành lập đảng phái đối lập, được tự do hội họp. Người dân được quyền tự do tư tưởng, được đọc và viết điều mình muốn, sách báo không bị kiểm duyệt hoặc chỉ bị kiểm duyệt hạn chế, người dân được đọc sách báo nhập từ ngọai quốc trái với tình trạng ngày nay, sách báo hải ngọai gửi về bị vất vào thùng rác. Người dân VNCH được tự do cư trú, muốn ở đâu thì ở, muốn đi đâu thì đi nhưng nay họ phải chịu chỉ định cư trú, theo chế độ hộ khẩu, bị chính quyền địa phương giám sát, theo dõi nghiêm ngặt. Từ mấy chục năm nay quân chiếm đóng đã tước đọat hết mọi quyền tự do của người dân miền nam nước Việt.



    Luật pháp. Người dân VNCH đã được luật pháp bảo vệ tài sản tính mạng, có tòa án, có luật sư bào chữa, người dân chỉ bị bắt giam tối đa 24 giờ đồng hồ nếu không có bằng cớ phạm pháp, nay họ có thể bị công an nhà nước bắt giam vì bất cứ lý do gì hoặc chỉ là tình nghi. Họ có thể bị giam giữ vô thời hạn mà không cần đưa ra tòa xét xử, phải có án, người dân có thể bị chính quyền, bị kẻ thống trị cướp đoạt đất đai tài sản mà không thưa kiện ai được. Sau 30-4-1975, trại tập trung, nhà giam mọc lên như nấm tại miền Nam, hàng trăm ngàn người bị lùa vào trai tù dưới danh nghĩa cải tạo mà không hề được xét xử, họ bị giam giữ lâu dài có người lên tới mười mấy năm trời. Sống trong xã hội áp dụng luật rừng hiện nay, người miền Nam ai cũng nơm nớp lo sợ, họ có thể bị bắt bất cứ lúc nào không có lý do, chỉ một sự tình nghi hoặc tư thù với cán bộ có thể bị giam giữ lâu dài.


    Đạo đức. Người dân miền Nam nay tiếc nhớ xã hội có kỷ cương đạo lý của VNCH ngày xưa, trước 1975, miền nam là một xã hội có tổ chức nghiêm chỉnh, chịu ảnh hưởng sâu xa của giáo lý Khổng Mạnh, con người có nhân phẩm, gia đình và học đường giáo dục đạo đức luân lý cho con em để trở thành con người tốt của xã hội. Nay thì khác hẳn, xã hội đương thời sô bồ, băng hoại phản đạo đức luân lý, phim ảnh khiêu dâm đồi bại lan tràn, đĩ điếm, bia ôm, đầy rẫy cả thôn quê thành thị, con gái bị bán đi làm đĩ khắp nơi. Con người ngày nay chỉ biết có đồng tiền, lửa đảo, lưu manh trộm cướp, băng đảng lộng hành, trẻ nít chửi thề tục tĩu ngay tại học đường, tham nhũng hối lộ từ trên xuống dưới, có người nói giả thử chế độ CSVN sụp đổ, người ta phải mất ít nhất là ba thế hệ mới xây dựng được xã hội lành mạnh như xưa.



    Tài sản. Nhiều người mất cơ mất nghiệp, nhiều người xưa là thương gia, đại phú bị quân chiếm đóng lấy nhà tịch thu tài sản đuổi đi vùng kinh tế mới rồi trốn về Sàigòn với tấm thân tàn ma dại. Nhiều người khá giả có nhà lớn hoặc nhà mặt đường đi vượt biên không thoát bị quân chiếm đóng lấy nhà nay nghèo khốn nghèo khổ tiếc nhớ thời oanh liệt xa xưa. Những người có tài sản làm việc cho chế độ cũ phải vào trại tập trung cũng bị chính quyền “mượn nhà” ở nay tiếc nhớ thủa vàng son của mình….



    Giáo dục, Y tế – Khoảng 1980, trong một phiên họp nhân viên tại bệnh viên Vũng Tầu, một chị dược sĩ gốc ngoài Bắc vào đã phát biểu:



    “Chế độ Ngụy mà chúng ta đánh đổ nó nhưng nó đào tạo các chuyên viên như kỹ sư bác sĩ giỏi hơn chúng ta”



    Thật vậy nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 đã đào tạo các chuyên viên khoa học kỹ thuật tương đương với các nước tân tiến và đã được chính phủ Pháp công nhận có giá trị ngang hàng. Văn bằng trung học VNCH đã theo đúng chương trình của người Pháp, việc thi cử rất nghiêm chỉnh, văn bằng trung học, đại học cũng đã được coi ngang hàng với văn bằng bên Pháp, việc thi cử dưới trung học nhất là thời Đệ nhất cộng hòa thập niên 60 có phần còn khó khăn hơn ở ngọai quốc. Nay người gốc miền Nam vẫn tiếc nhớ một thời giáo dục vàng son của họ vì nền giáo dục hiện nay của quân chiếm đóng đã sản xuất ra một lô những văn bằng “lèo”, thạc sĩ, tiến sĩ nhiều như lá mùa thu, các quan to Thứ trưởng, Tỉnh ủy, huyện ủy đều có thể mua bằng tiến sĩ “ma”, thạc sĩ “lèo”, nạn bằng giả bằng ma tại VN ngày nay không còn gì xa lạ. Học sinh từ tiểu học lên trung học, đại học VNCH hồi xưa đều được học miễn phí, chỉ riêng bậc trung học có thêm trường tư thu học phí, ngày nay trẻ em thất học nhiều vì không có tiền đóng học phí. Trước 1975, nhà giầu hoặc những người có tiền khi ốm đau nặng đi bệnh viện tư, người nghèo đã có nhà thương thí của chính phủ lo. Nay lấy danh nghĩa xã hội chủ nghĩa để mị dân, chính quyền CS chỉ biết thu thuế, không mảy may để tâm tới phúc lợi người dân, các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi bệnh nhân phải có tiền, không có tiền thì chịu chết, đi học, chữa bệnh phải có tiền, cái gì cũng phải mất tiền.



    Bình đẳng. Mặc dù có một số khuyết điểm nhưng VNCH trước đây tương đối là một xã hội công bình, tuy có nạn bè phái nhưng người có tài đức dù thân cô thế cô vẫn có cơ hội tiến thân điển hình là Giáo sư Nguyễn Văn Bông. Xuất thân từ người con thông minh trong một gia đình nghèo tại miền quê, Bông đã phải làm lao động thêm để lo đèn sách, lớn lên anh ta xuất dương du học, làm bồi tầu, khuân vác cực nhọc rồi thành công vẻ vang, đậu tiến sĩ, thạc sĩ, làm tới chức Viện trưởng một Học viện lớn, nếu sống dưới chế độ CSVN hiện nay, tột đỉnh cuộc đời của ông ta chỉ có thể làm một thầy giáo làng quèn mà thôi.



    Từ 1975 cho tới nay, sự học hành, công ăn việc làm chỉ con cái cán bộ, đảng viên hoặc những người từ miền Bắc vào mới được ưu tiên, con cháu các cựu quân nhân, viên chức chế độ cũ hoặc phó thường dân Nam bộ vẫn bị kỳ thị phân biệt đối xử nặng nề, chính quyền CS duyệt xét lý lịch đương đơn rất kỹ. Những công việc tốt, lương cao, béo bở hái ra tiền… chỉ dành cho các đảng viên hoặc họ hàng thân thuộc, những người từ miền Bắc vào Nam còn những việc xương xẩu, làm chỉ đủ bỏ vào mồm mới đến tay thành phần chế độ cũ hoặc phó thường dân Nam bộ.



    Nay người dân phía dưới sông Bến Hải vẫn tiếc nhớ một thời vàng son của miền Nam nước việt nhưng cái thời ấy nay đã chết rồi, nó chỉ còn để lại một tiếng vang, vang bóng một thời. Quân chiếm đóng đã tàn nhẫn bế mạc cái thời huy hoàng ấy, mặc dù họ lớn tiếng kêu gọi xóa bỏ hận thù nhưng người miền Nam vẫn không thể quên những hành động trắng trợn của họ tại mảnh đất này.



    Quân chiếm đóng có thực sự muốn xoá bỏ hận thù hay không? Họ xóa bỏ hay đào sâu thêm cái hố sâu hận thù đã vốn dĩ sâu thăm thẳm từ bao năm qua? Người Việt Hải ngoại chúng ta “hòa hợp” với quân chiếm đóng, đem tài nguyên tài năng về Việt Nam xây dựng quê hương hay là để củng cố thêm quyền lực và tài sản cho bọn thống trị, để họ vơ vét thêm tài sản nhân dân cho đầy túi tham và đè đầu cưỡi cổ nhân dân miền Nam thêm nhiều thế kỷ nữa? Trước mắt chúng ta thấy cộng sản vẫn ngoan cố như tự bao giờ, trước sau như một.



    Địa vị của quân chiếm đóng, của bọn thống trị vẫn phải được củng cố vững mạnh hơn bao giờ hết bằng lưỡi lê và họng súng!





    Trọng Đạt

    https://hon-viet.co.uk/TrongDat_NhungTh ... ongHoa.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thuyền nhân Việt Nam

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Thuyền nhân Việt Nam
    Tú Hoa




              

              

    Thuyền nhân Việt Nam là một sự kiện chấn động chưa từng có trong lịch sử nước nhà và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi hàng triệu người Việt Nam đã ồ ạt dùng thuyền nan, thuyền gỗ mong manh đi xuyên biển Đông để xin tỵ nạn Cộng Sản tại các xứ Tự Do Dân Chủ không Cộng Sản bất chấp sống chết hiểm nguy.



    Đảng Cộng Sản VN đang chuẩn bị một ngân quỹ lớn để bắn pháo bông ăn mừng ngày chiến thắng 30 tháng 4. Không biết bao nhiêu người Việt Nam thiếu hiểu biết mà ăn mừng chiến thắng này và bao nhiêu người Việt có lương tâm tri nghĩa sẽ cảm nhận sự cay đắng khi thấy sự nhẫn tâm của Đảng Cộng Sản cầm quyền đang vui đùa hân hoan hớn hở trên nổi đau thân phận và sinh mạng của cả dân tộc.



    I. Bao nhiêu Thuyền Nhân Việt Nam đến được trại tỵ nạn?



    Thật không ngờ , theo Cao Ủy Tỵ Nạn Liện Hiệp Quốc (UNHCR) dù tỉ lệ vượt thoát thành công đến được các trại tỵ nạn không quá 35 %, tổng số thuyền nhân Việt Nam ở các trại tỵ nạn dành cho thuyền nhân lên đến hơn 700 ngàn người theo con số chính thực được ghi nhận trên toàn cõi Đông Nam Á.Trong hai mươi năm (1975-1995), chi tiết tổng số thuyền nhân cho mỗi giai đoạn năm năm sẽ là như sau:



    Thuyền nhân VN



    Cộng với con số hơn 42 ngàn người đi vượt biên bằng đường bộ sang Thái Lan thì tổng số người Việt Nam xin đào thoát xin tỵ nạn Cộng Sản lên đến 800 ngàn người.



    Thống kê Tổng số Thuyền Nhân Việt Nam



    Nếu tỉ lệ thành công đến được bến bờ tự do của thuyển nhân Việt Nam là 50% thì có nghĩa là có khoảng 800 ngàn người Việt đã bỏ mình trên đường đào thoát, trong khi Cao Ủy Tỵ Nạn Liện Hiệp Quốc (UNHCR) khẳng định là chỉ khoảng 35% số thuyền nhân là vượt thoát thành công thì tỉ lệ tử vong sẽ là bao nhiêu?

    Ngay cả thú vật cũng chẳng bao giờ ăn mừng trên sự chết chóc của đồng loại thì chẳng lẽ nào nay 90 triệu người dân Việt Nam lại tệ hơn cả thú vật, hoan hỷ ăn mừng chiến thắng với pháo bông do Cộng Sản bắn lên -một chiến thắng đẩy đưa toàn dân tộc lao ra biển Đông xin tỵ nạn, chết chóc lên đến hơn cả triệu người?



    Chỉ riêng thảm họa hải tặc hãm hiếp đè nặng lên nổi nhọc nhằn của thuyền nhân Việt Nam, số liệu điều tra của UNHCR, chỉ trong ba năm 1981 đến 1983 về nạn hải tặc của Thái Lan không thôi đã như sau:



    Bản Thống Kê 2: Nạn nhân hải tặc Thái Lan 1981-1983



    Xin được ghi chú là bản thống kê trên chỉ đề cập đến số người bị giết và mất tích trực tiếp bởi hải tặc Thái Lan, còn số người thuyền nhân Việt Nam bị chết vì đói, vì chìm tàu hay tự tử sau khi bị hải tặc tấn công không được tính tới.



    Như vậy, tổng số người bị giết và mất tích do hải tặc Thái Lan trong ba năm 1981 đến 1983, theo số liệu của UNHCR đưa ra sẽ là như sau : 571+ 155 + 43 + 443+ 153 = 1365 người.



    Trong khi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức NGOs bất vụ lợi (NGO: Non Government Organizations: các tổ chức phi chính phủ) đã phải lên tiếng và nhảy vào can thiệp trước thảm họa hải tặc từ Thái Lan cũng như từ nhiều nơi khác đối với Thuyền Nhân Việt Nam vì lý do nhân đạo thì Cộng Sản Hà Nội không một chút tỏ ra thuơng xót cho chính dân tộc mình ngoài việc rủa xả căm hờn bọn người “phản quốc, chết là tự chuốc lấy!” .



    Sau Đệ Nhị Thế Chiến, sự kiện Thuyền Nhân Việt Nam là sự kiện lịch sử lớn thứ hai liên quan đến mọi quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Trại tỵ nạn dành cho thuyền nhân Việt Nam mọc khắp các quốc gia trong vùng gần suốt 20 năm và là một mối nhục quốc thể quá lớn cho một dân tộc nổi tiếng quốc gia bảo thủ, bám đất giữ làng, đánh chết không đi.



    Không có cộng sản, người dân Việt Nam với cá tính bám đất giữ làng không ra đi bỏ xứ kinh khiếp đến thế!



    Hai mươi năm chiến tranh khốc liệt, không có một người dân Việt Nam Cộng Hòa nào bỏ xứ đi vượt biên nhưng họ đã ra đi ào ạt sau chiến thắng 30 tháng Tư, lấy sanh mạng của mình để bầu phiếu cho giá trị của tự do dân chủ của chính thể Việt Nam Cộng Hòa mà nhẽ ra thuộc về họ nhưng đã bị tướt đoạt.



    II . Lộ Trình Vượt Biên Và Xin Định Cư của Thuyền Nhân Việt Nam:



    Bản Đồ Hải Lộ của Thuyền Nhân Việt Nam –UNHCR



    Chưa có những nghiên cứu cụ thể tuyến đường vượt biển nào có xác xuất thành công cao nhất cho Thuyền Nhân Việt Nam vì hầu như tuyến đường nào cũng là chết chóc hiễm nguy và cướp bóc.



    Dựa vào bản thống kê 1, trong suốt 20 năm 1975-1995 , thì tuyến đường Mã Lai đứng đầu số Thuyền Nhân Việt Nam vượt biển thành công với gần một phần tư triệu người. Thật bất ngờ, Hồng Kông lại đứng thứ nhì với hơn 195 ngàn Thuyền Nhân. Indonesia, một quốc gia hết sức thầm lặng đã chứa hơn 121 ngàn thuyền nhân trong hai mười năm trên cả Thái Lan bốn ngàn người.



    Nhà cầm quyền Hà Nội cũng không thống kê số tàu Vượt Biên mà bộ đội biên phòng đã bắn vỡ tàu cho chết. Báo SGGP ghi nhận là có gần hơn 108 người chết tại cầu Chữ Y Sài Gòn.



    Có khoảng năm ngàn người bị bắn chìm tàu mà chết tại cửa ngõ đồn Vàm Láng, Gò Công theo ước tính của cựu tù nhân vượt biên, dân cư và bộ đội biên phòng Cộng Sản ở đây. Đương nhiên, con số chính thức về tội ác của Cộng Sản Hà Nội khi bắn chết thuyền nhân bao giờ cũng cao hơn và sẽ bị lấp liếm cho đến khi có các cuộc điều tra kỹ lưỡng từ các tổ chức thỉnh nguyện hay các sử gia nghiên cứu.



    Từ trại tỵ nạn, Thuyền Nhân Việt Nam tùy hoàn cảnh cá nhân mà có chọn lựa định cư. Sau đây là bản thống kê tổng số thuyền nhân Việt Nam định cư ở các nước theo số liệu của UNHCR :



    Bản Thống Kê 3: Quốc Gia định Cư của thuyền Nhân Việt Nam 1975-1995
              

              




    Hành động nhận các thuyền nhân của các quốc gia trên không những là thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc họ mà còn khẳng định quan điểm chống lại thảm họa Cộng Sản của các quốc gia này.



    Điều đau lòng là đã có 109 ngàn thuyền nhân Việt Nam xuất thân từ miền Bắc Việt Nam, theo gót đồng bào miền Nam đi vượt biên xin tỵ nạn Cộng Sản đã bị từ chối quy chế tị nạn và bắt buộc phải hồi huơng. Cộng Sản đã làm cho ai ai cũng lầm tưởng là cứ hễ người dân miền Bắc, người nào cũng là Cộng Sản, có dây mơ rể má với cộng sản và cần phải chối bỏ quy chế tị nạn.



    Thực tế, những thuyền nhân từ miền Bắc Việt Nam cũng điều chịu cùng cảnh ngộ sống chết trên biển cả để đến được bến bờ tự do như bao nhiêu thuyền nhân khác. Họ phải có quyền được tỵ nạn như những thuyền nhân khác.



    Điều này lại càng làm thấy rõ Cộng Sản chỉ đem đến sự khinh bỉ của thế giới đối với dân tộc Việt Nam ta, mà những người miền Bắc chống Cộng Sản đang phải gánh tiếng oán này một cách nặng nề nhất.



    Sau khi định cư ổn định ở các quốc gia liệt kê trên, các Thuyền Nhân Việt Nam đã làm đủ mọi nghề, trở nên thành đạt và gởi tiền về cứu đói thân nhân mình, vốn rách nát te tua, góp phần vực dậy kinh tế nước nhà và đặc biệt, chính các Thuyền Nhân đã nỗ lực bảo lãnh thân nhân mình thoát khỏi thảm họa Cộng Sản, sang sanh sống ở các quốc gia tư do để có một tương lai tốt đẹp hơn.



    Hà Nội từng gọi Thuyền Nhân Việt Nam là “phản quốc”, những người mà bộ đội biên phòng Cộng Sản bắn thẳng tay không thuơng tiếc, bỏ tù không thuơng tiếc; nay Cộng Sản Hà Nội gọi Thuyền Nhân Việt Nam là “Việt Kiều Yêu Nước” một cách hết sức trơ trẽn!





    III. KẾT



    Thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn Liện Hiệp Quốc (UNHCR) đã cho thấy hơn 700 ngàn người Thuyền Nhân Việt Nam đã đến được bến bờ tự do định cư rất nhiều ở Hoa Kỳ với hơn 400 ngàn người cũng như đã có hơn 100 ngàn người phải hồi huơng cưỡng bức với lý do là nguyên quán miền Bắc, không đủ điều kiện định cư.



    Con số 700 ngàn Thuyền Nhân Việt Nam đến được bến bờ Tự Do đồng nghĩa với hơn cả triệu Thuyền Nhân bỏ mình trên biển cả nếu tỷ lệ vượt thoát thành công không quá 35% như UNHCR loan báo. Báo cáo của UNHCR cũng cho thấy thảm họa cướp biển làm gia tăng mất mát, khổ đau và nhục nhã lên thân phận của một dân tộc đang gáng chịu thảm họa Cộng Sản.



    Ngày nay, dân tộc Việt Nam sẵn sàng bắn vào những ai thoát qua biên giới Việt Trung xin tỵ nạn để lấy lòng Bắc Kinh và bắn pháo bông để ăn mừng chiến thắng đã xua đuổi chính dân tộc mình, đồng loại của mình ra biển Đông ti nạn. Đó là sự khác biệt giữa một dân tộc toàn là NGƯỜI như các quốc gia đã nhận cả ngàn Thuyền Nhân Việt Nam đi định cư vì lòng nhân đạo và khác vọng Tự Do và một dân tộc TỆ HƠN THÚ VẬT vô tri vô nghĩa vô nhân sẵn sàng hoan hỷ trước chiến thắng đẩy cả dân tộc mình vào khổ đau phải lao ra biển Đông tìm đường tỵ nạn, chết chóc lên đến cả triệu người.



    Cho dù có lấp liếm, sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM vẫn là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam và cho cả vùng Đông Nam Á. Đây là một sự kiện lịch sử mà cần phải đưa vào chương trình dạy trong trường học cũng như cần phải điều nghiên kỹ lưỡng như các sự kiện lịch sử quan trọng khác từ cổ đến kim của dân tộc Việt Nam.



    Mọi tầng lớp dân tộc hiện nay của Việt Nam và thế hệ mai sau cần phải hiểu rõ sự kiện Thuyền Nhân như là một quốc nhục để củng cố lại tinh thần tự hào dân tộc tính của mình, ráng phấn đấu xây dựng Việt Nam thành một mảnh đất -Tư Do Dân Chủ không Cộng Sản và thịnh vượng để khỏi phải xảy ra thêm một lần nữa thảm cảnh toàn thể dân tộc phải lao ra biển cầu xin lòng nhân đạo của nhân loại cứu giúp.





    Tú Hoa

    https://hon-viet.co.uk/TuHoa_ThuyenNhanVietNam.htm
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”