Những Cái Giá Phải Trả - Địch Thủ Thường Núp Những Nơi Chúng Ta Không Thể Ngờ Được

Trả lời
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Những Cái Giá Phải Trả - Địch Thủ Thường Núp Những Nơi Chúng Ta Không Thể Ngờ Được

Bài viết bởi Quy Nam »

  •           





              
    Những cái giá Phải Trả
              
              
    - Địch thủ thường núp
    những nơi chúng ta không thể ngờ được
    - Chúng ta không tránh đươc chiến tranh,
    chần chờ chỉ Làm Lợi cho Địch thủ
              
              
    ___________________________
    Phan Văn Song - 01/09/2017





    Địch thủ thường núp những nơi chúng ta không thể ngờ được
    - le pire ennemi se cache là où on l'attend le moins
    (Jules César, -75 TTC)
    Chúng ta không tránh đươc chiến tranh, chần chờ chỉ làm lợi cho địch thủ
    - On n'évite pas la guerre, et la reporter profite à l'ennemi
    (Machiavel, 1502)





    1. Cái Giá Âu Mỹ Phải Trả để giữ mức sống ngày nay:

    Suốt các tuần qua, Tổng Thống Donald Trump lay hoay vướng víu, kẹt chuyện Charlottesville, chỉ lo chuyện nội bộ, chuyện nước Mỹ, hơn lo chuyện quốc tế, và ngày hôm nay khi chúng tôi đang viết những hàng nầy lại phải lo cứu trợ những nạn nhơn của con bão Harvey đans hoành hành tại các tiểu bang của Vịnh Mêhicô, Texas, Louisana…
    Hy vọng lần nầy nước Mỹ nạn nhơn của bão lụt sẽ không có kỳ thị Trắng, Đen, Vàng, Đỏ nữa … bọn Mỹ trắng của KKK cũng biết trôi, biết lạnh, biết chết, biết lũ, biết lụt, như người da đen, da vàng, hispanic hay asian… vậy ! Nạn nhơn bằng nhau, trước cái đau, trước cái chết, không còn màu da nữa … Hy vọng ! Ông Trời cũng rất công bằng, những thằng cà chớn lâu lâu cũng được Ổng cho một bài học… Lưới Trời, Luật Trời …
    Vì vậy, lại một lần nữa Trump lại phải « bán cái » chuyện Đông Nam Á cho Tàu Cộng và Xi Xù Xì.

    Các quốc gia Liên Âu, cũng vậy,
    • lay hoay sửa soạn những ngày vào Thu đầy khó khăn,
    • nào làm sao chấp nhận một nước Anh ra đi, Brexit, mà không làm xáo trộn thị trường.
    Pháp, tuy với một Emmanuel Macron đầy nghị lực, nhưng vẫn phải bất lực vì cả xứ Tây là một xứ bất trị, muôn năm bất mãn,
    • « Cái xứ mà thằng dân được ở thiên đàng, nhưng suốt ngày vẫn than vản, được voi còn đòi tiên » !
    • Cái xứ mà
      • cái ở, tiền nhà được giúp;
      • cái đau, tiền thuốc được cho;
      • sanh con, có tiền trợ cấp;
      • nuôi con, cũng đầy trợ cấp, nào tiền sữa, nào tiền cho con bú, nào trợ cấp ở nhà nuôi con; con đi học miễn phí, còn có tiền giúp nhập học;
      • thất nghiệp ăn lương, ở không lãnh tiền … có quyền từ chối việc làm… vì công việc làm quá xa, vì công việc làm quá nhọc …
    • Và lúc nào cũng than !
    Tổng thống Macron là người đầu tiên muốn thay đổi một não trạng,
    • ông vừa muốn thay đổi tình hình chánh trị trong nước,
    • vừa muốn một quốc sách bảo vệ, tân trang đất nước với một suy nghĩ « mới », với một hướng chánh trị « không trái, không phải » cổ hủ về Đất nước, về dân tình, dân tộc…
    Muốn được thế, ông mong đợi mọi từng giai cấp hy sanh mỗi người một tý đóng góp… Thế nhưng ! …
    • Ông mong, ông muốn được một nước Pháp có một vai trò quốc tế,
    • ông muốn hạ bớt ngân quỹ nhà nước,
    • hạ bớt tỷ lệ nợ nhà nước trở về con số 3% … ngay năm nay nếu được. Với hai lý do :
      • một, tạo uy tín cho nước Pháp, vì với 3% công nợ, nước Pháp sẽ nhập lại vào hàng ngũ một quốc gia đàng hoàng, không để nợ nần quá nhiều ;
      • hai để lấy lại uy tín với bà Angela Merkel, và và các quốc gia có trách nhiệm lớn ở Âu châu như Hòa Lan, như các nước Bắc Âu, và như thế, nếu được, mới có vai trò sánh vai cùng với Đức cải tổ lại Âu Châu.
    Thí dụ,
    • chuyện nhức đầu ngày nay là cái quy chế các công nhơn biệt phái, xuất ngoại lao động đi làm xứ khác !
    • Tổng thống Macron yêu cầu các công nhơn biệt phái nhập cảnh phải được trả lương như những công nhơn tại chổ. Nếu trả lương rẻ hơn, các công nhơn gốc Đông Âu nhập cảnh vào Pháp (thí dụ Pháp) – khi chấp nhận đi làm với số lương rẻ hơn một công nhơn Pháp – tạo một thị trường công nhơn mất thăng bằng. Đó cũng là một nguyên nhơn của nạn thất nghiệp ở Pháp. Người công nhơn ở Pháp giá thành quá cao ! Thế nhưng … !
              

    Cái Giá Phải trả ngày nay của Âu Mỹ là như vậy.
    • Dân chúng Mỹ và Liên Âu phải chấp nhận, một vài khó khăn cho mức sanh hoạt,
      cho mẫu sanh hoạt hằng ngày khác hơn xưa một tý.
    • Mỗi người hy sanh một tý, đóng góp một tý, thắt lưng buộc bụng một tý.
    • Mùa đông hạ nhiệt độ sưởi trong nhà xuống, mặc thêm một cáo áo len…
    • Mùa hè, đóng cửa gỗ cho ánh sánh bớt vào nhà, hạ cái nóng xuống, bớt dùng máy lạnh đi !
    • Đi chợ gần nhà, nên đi bộ…
    • vân vân.
    Nhưng người tây, người mỹ ta thích
    • khi ra đường, xa gần không cần biết, đi xe máy lạnh.
    • Nhưng về nhà, lại (để vận động) đi bộ trên … máy đi bộ (dùng điện)
    • trong phòng tập có máy lạnh (điện),
    • nhưng lại tắm nước nóng (điện)
    • Xài điện thả dàn… vì điện ngày nay còn quá rẻ… vì giá được nhà nước hỗ trợ.
      Quên rằng tiền ấy là tiền thuế của người dân, và như mọi người dân, đều mong nhà nước hạ thuế.
              




    2. Cái giá Tàu Cộng đang trả để làm bá chủ thế giới:

    Vì các lãnh đạo Âu Mỹ quá bận bịu với dân tình thế thái của mình, thêm nạn khủng bố hồi giáo càng ngày càng bành trướng, và do cái não trạng cà chớn của dân âu mỹ, nên giao cả « kinh bang tế thế của thế giới cho anh Tàu Cộng ». Tàu Cộng, được thế, tung hoành bốn phương :

              
    1. Một, với láng giềng, bành trướng ngoại giao kẻ cả :
      vừa ký thỏa thuận «hiệp ước» năm trước,
      năm sau, đơn phương xé rào «bội ước» xâm lấn ngay.


      Vài thí dụ :
                
      • Ấn Độ :
        Năm 2005, Trung Cộng và Ấn Độ – tuy là một nước lớn ! – ký thỏa thuận mang tên « Thông số chánh trị và các nguyên tắc chỉ đạo việc giải quyết vấn đề biên giới Ấn-Trung ». Điều IX của thỏa thuận này quy định hai bên tôn trọng đường ranh hiện hữu và cùng duy trì ổn định vùng biên giới.
        Năm 2006, đại sứ Trung Cộng tại Ấn Đô, Sun Yuxi, trở mặt tuyên bố ngang xương là
        • « cả bang Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và nơi tranh chấp, vùng Tawang, thuộc bang Arunachal. Đó là quan điểm của chúng tôi »
        Sau tuyên bố này, quân đội Tàu thâm nhập vào khu vực, tìm cách dựng căn cứ tại đây. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cũng cho in bản đồ Arunachal Pradesh trên thông hành Tàu.

        Cũng như những vùng tranh chấp ở Biển Đông, coi như thuộc về Trung Cộng.
                  
      • Biển Đông :
        Sơ đồ Tàu Cộng sử dụng ở các nơi tranh chấp chủ quyền y hệt như nhau :
        • Dựa vào nền tảng lịch sử xa xưa (dỏm), đưa quân thâm nhập, xây đường xá,
          bất chấp thỏa thuận đã ký kết là bảo đảm duy trì nguyên trạng và giải quyết tranh chấp qua đàm phán hòa bình.
        Trường hợp Biển Đông cũng vậy. Trung Cộng cũng đồng ý với ASEAN (gồm toàn nước nhỏ) về một khung ứng xử (COC) vào tháng 5 vừa qua. Theo bản dự thảo (COC - Code of Conduct), các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tránh lắp đặt vũ khí tấn công trên các đảo. Nhưng qua năm 2002, mặc dù trong Bản Tuyên Bố Ứng Xử – (DOC - Declaration on the Conduct of Parties) mà Tàu Cộng và ASEAN đã thông qua, có cả phần ghi rõ
        • « các bên tự kềm chế trong hoạt động có thể làm tranh chấp phức tạp hay leo thang, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, trong đó có việc cư ngụ trên các đảo, đá, vốn không người ở hay những thực thể địa lý khác… ».
        Nhưng Trung Cộng đã sử dụng sự hiện diện của họ và những yếu tố khác tại hiện trường để đưa ra yêu sách chủ quyền, mặc dù đã ký kết bản tuyên bố 2002, và đã lập ra những vùng cấm, những vùng quân sự ở Biển Đông.

        Tháng Giêng 2014, Trung Quốc cho tàu và công binh ồ ạt xây cất công sự tạo đảo nhơn tạo trên các rạn san hô ở 7 « đảo ở Trường Sa » :
        1. Chữ Thập (Fiery Cross Reef),
        2. Vành Khăn (Mischief Reef),
        3. Ga Ven (Gaven Reef),
        4. Châu Viên (Cuarteron Reef),
        5. Xu Bi (Subi Reef),
        6. Gạc Ma (South Johnson Reef),
        7. và Tư Nghĩa (Hughes Reef).
        • Các đảo nhơn tạo hoàn tất xong,
        • tiếp theo là các công trình xây dựng cơ sở, bến cảng, phi đạo, đài rađa, nơi đóng quân,
        • cuối cùng, xác định chủ quyền và kiểm soát lãnh thổ. 7 đảo ấy nay là « đất Tàu » !
        • Và chủ quyền lãnh hải bắt đầu !
                  
        Chiến lược của Trung Cộng là luôn đi ngược lại với những gì chính họ ký kết.
        • Bước một,
          một Hiệp Ước, để ru ngủ,
        • bước hai
          Bội Ước, xâm nhập.
          Tàu tiếp tục đưa quân, xâm nhập xây các đảo nhơn tạo ở Biển Đông trong lúc « cái miệng » vẫn cổ vũ duy trì nguyên trạng.
                
    2. Hai, dùng ngoại giao tài chánh tạo ảnh hưởng trên khắp thế giới :

      Sự bành trướng trên khắp thế giới của Trung Quốc dựa trên những khoản vay lớn mà nước này cung cấp cho những quốc gia mà họ quan tâm về mặt chiến lược.
      • Nhơn quyền,
      • bảo vệ môi trường,
      • tham nhũng
      – không phải là mối bận tâm của Trung Quốc.

      Trung Quốc cung cấp các khoản vay mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào. Trung Quốc cũng không quan tâm đến khả năng thanh toán của các nước nhận được “viện trợ”. Trên thực tế, Trung Quốc chỉ quan tâm tới việc mở rộng thị trường của mình, tiếp cận với nguồn nguyên liệu thô và ảnh hưởng chánh trị.
      1. Mỹ Latin khu vực ưu tiên chiến lược :
        • Năm 2015, Tàu đã cho các nước Mỹ Latin vay 30 tỷ $US
          – nhiều hơn cả Ngân hàng Thế giới cộng với Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.
        • Năm 2015, mời các vị tổng thống của tất cả các nước châu Mỹ Latin tới thăm Trung Cộng.
        • Xi Jinping đã hứa trong mười năm tới sẽ đầu tư vào khu vực này 250 tỷ $US.
        • Brazil, là đối tác chiến lược của Tàu trong khối BRICS (Brazil, Russia, India, China, South Africa).
        • Chile, Peru, Bolivia và Venezuela đã trở thành thành viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), do Trung Quốc đứng đầu.
        • Tàu đã thay thế Mỹ ở Mỹ Latin.
        Với chương trình Nhứt Đái Nhứt Lộ - Một Vành đai Một Con đường -, Trung Cộng sẽ đầu tư 5 ngàn tỷ $US. Bằng cho vay không giới hạn và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các quốc gia liên hệ. Đó là giấc mơ khôi phục “Đế chế Trung Hoa” của Xi Jinping !
                  
      2. Phi Châu :

        Ngày nay, Trung Cộng đã chiếm Phi Châu.
        • Không đầy 15 năm, từ 2003 đến 2015,
          đầu tư Tàu vào Phi Châu đã từ 74,8 triệu vươn lên 33 tỷ $US,
          chiếm 5,8% của tổng số các đầu tư ngoại quốc ở Phi Châu.
        • Ngày nay, các đại công ty Tàu đã chiếm 40% các công trình kiến thiết các hạ tầng.
          Và sẽ còn tiếp.
        • Bảng dự kiến các dự án Tàu vừa được ký với Hiệp hội Phi châu - Union africaine
          – mà văn phòng chánh đặt tại Addis-Abeba, thủ đô Ethiopie, là do Tàu xây và tặng cho –
          Tàu sẽ xây dựng những công trình khổng lồ để nối liền tất cả các thủ đô châu Phi.
          Zhang Ming, Thứ trưởng Ngoại giao Tàu, dám tuyên bố « đây là giao kèo của thế kỷ ».
        • Ngày nay, trên 2000 công ty xây dựng Tàu đang có mặt ở 50 quốc gia,
          với 1000 công trình, gồm 2200 cây số đường sắt và 3300 cây số đường lộ.
        • Trên 1 triệu công nhơn Tàu, 300 ngàn riêng ở tại Nam Phi.
        • Và con ấy chỉ có 3,1% của tổng số đầu tư Tàu ở ngoại quốc.
                  
        Djibouti, tiền đồn Tàu ở Phi Châu :
        Với 400 quân nhơn, Tàu đang mở tiền đồn ở Phi Châu và đầu tháng 7, 2017, phóng viên Sébastien Le Belzic của tuần báo Le Monde Afrique báo động.
        • Theo nguyên tắc, căn cứ nầy nằm cạnh hải cảng Doraleh và khu miễn thuế Djibouti – cả hai do Tàu xây cất – chỉ có 400 nhơn viên thôi !
        • Nhưng theo nhiều nguồn tin khác nhau, căn cứ ấy trang bị để chứa 10 000 quân nhơn.
                  
        Chánh sách « Ngoại giao cứng » nầy, do lời của một nhà ngoại giao âu châu định nghĩa,
        được song hành với một chánh sách « ngoại giao mềm » là đi kềm với một tập chi phiếu !
        • Beijing đã chi 14 tỷ $US vào hạ tầng cơ sở của Djibouti – chẳng những đường sắt, hải cảng, đường xá mà còn trường học, nhà thương, cơ sở hành chánh, và … Viện Khổng tử.
          Tất cả để chiêu dụ Tổng thống Ismaïl Omar Guelleh, kể cả số tiền thuê mãnh đất nơi đặt căn cứ : 100 triệu $US !
        • Chỉ riêng với Djibouti thôi, Ngân hàng xuất nhập cảng Tàu đã chịu chi vào 8 dự án lớn :
          • một ống dẫn nước đến Ethiopie - 322 triệu $US ;
          • một đường xe lửa nối Addis Abeba-Djibouti - 490 triệu $US ;
          • phi trường mới Bicidley - 450 triệu $US ;
          • và hải cảng Doraleh 590 triệu $US.
          Và dỉ nhiên tất cả những dự án nầy đều do các nhà thầu và các công ty Tàu thực hiện. Tiền Tàu, công ty Tàu, công nhơn Tàu. Và tự nhiên, phải cần sự có mặt của quân đội Tàu !
                  
        Thực dân Tàu ? :
        Trong một cuộc phỏng vấn do nhựt báo Đức «Die Welt», chủ tịch Quốc hội Âu châu Antonio Tajani, bày tỏ ưu tư của ông rằng Phi Châu có thể biến thành một thuộc địa của Tàu ?
        • "Phi Châu, "ông mạnh dạn bày tỏ ý kiến với những từ ngữ rõ ràng,
          "ngày nay, có nguy cơ biến thành một thuộc địa Tàu.
          Người Tàu chỉ thèm có các nguyên liệu thôi, những vấn đề khác đều là phụ thuộc".




    3. Cái giá Việt Nam phải trả để tìm Độc lập:


    Dựa vào Âu Mỹ ?
    • Như người Việt tỵ nạn Cộng sản hải ngoại chúng ta đang thấy và vì đang sống cùng với họ vì chúng ta cũng cùng gốc công dân:
      Âu Mỹ ngày nay sống co rút trở về ẩn núp sau những bức « vạn lý trường thành biên giới » (Mễ/Mỹ – Phi châu/Âu châu…), quá ích kỷ, quá lo lắng cá nhơn. Tuy miệng nói là để « giữ hồn dân tộc »,
      • nhưng thật sự để bảo vệ cách sống, kiếp « ăn sang mặc bảnh – Đông vui, Hè khoái » … chỉ biết thủ kỹ gia tài;
      • sử dụng những mỹ ngôn đầy xảo quyệt như nhơn quyền, tự do …rêu rao như những khẩu hiệu…để khóa cửa, bế môn,
      • suốt ngày hết lo chăm sóc … từ các giải thể thao, nọ đá banh, lúc xe đạp, đến các màn ca nhạc …
      Lo lắng trọng tâm của ngày nay
      • là giữ, là thêm sức khỏe, ăn chay, ngồi thiền …
      • Hè tắm biển, đi Cruise…Đông trượt tuyết, du lịch tìm nắng …
      • Chơi với nhau giữa ta với ta !
      • Quên hẳn thế giới gồm các lục địa khác, và đa số là nhiều dân nghèo, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu sức khỏe…
              

    Dựa vào các bạn ASEAN ?
    • Tất cả đều đồng láng giềng với Tàu. Dễ mua chuộc, và tất cả đều có những cộng đồng hải ngoại gốc Tàu sẳn sàng «cướp đất người đem về cố quốc».
              

    Chỉ còn trông cậy, dựa vào Nhựt và Đại Hàn để chống bá quyền Trung Cộng :
    • Thế nhưng, mẫu quan niệm sống, mẫu suy nghĩ kinh tế chánh trị của Nhựt và Hàn là cùng mẫu của Việt Nam Cộng Hòa xưa của chúng ta, hoàn toàn KHÁC với Việt Cộng ngày nay !

      Mẫu quan niệm sống và thể chế chánh trị của Việt Nam Cộng Sản ngày nay không thể đi cùng với thể chế chánh trị Đại Hàn và của Nhựt Bổn được. *Việt Nam Cộng Sản là một nước Cộng Sản, độc đảng, độc tài, và chư hầu với Tàu Cộng sản. Vì vậy, không thể là đồng minh với Nhựt và Đại Hàn được, vì không cùng quyền lợi quốc tế.

      *Muốn được đồng minh với Nhựt bổn và Đại Hàn, muốn cùng Nhựt và Đại Hàn cùng nhau bảo vệ những quyền lợi quốc tế tại khu vực như Biển Đông, như Đông Nam hay Bắc Á,
      • phải có cùng một quan niệm sống,
      • và phải bảo vệ một quan niệm sống ấy.
      • Phải cùng một thể chế chánh trị.
      Quan niệm sống là
      • tôn trọng mọi quyền tự do, như những tự do nhơn quyền, phát biểu, hội họp, lập đảng, tự do báo chí, tự do đi lại …
      • Cùng một thể chế chánh trị đa đảng, đa nguyên, bầu cử tự do…
                
      * Không cùng mẫu đạo đức, không cùng mẫu phát triển đức hạnh con người, không cùng mẫu nhơn sanh quan, không cùng mẫu nhơn phẩm. Làm sao người Nhựt và người Hàn có thể đứng đồng minh cùng với người Việt để chống Tàu Cộng ?

      * Cái giá phải trả của Việt Nam là phải thay đổi thể chế, dẹp bỏ chế độ Cộng Sản. Tái lập mọi tự do con người. Tái lập các quyền dân chủ, tôn trọng nhơn quyền, hiến định : tam quyền phân lập độc lập lẫn nhau, tự do bầu cử, đa đảng, đa nguyên… Trả quyền về cho người dân. Thể chế cộng hòa, thể chế quốc gia : Do dân, Của dân, Vì dân !

      Phải trở về mẫu thời Việt Nam Cộng Hòa xưa kia của chúng ta, Việt Nam mới có thể đứng cạnh Nhựt bổn và Đại Hàn để chống Tàu Cộng bành trướng bá quyền !





    Kết luận:
    Cái giá dân Việt Nam phải trả để cứu nước:


    Một cuộc Đại cách mạnh văn hóa và dân tộc. Đi tìm lại tự hào Dân tộc :
    • Định nghĩa rõ ràng những giá trị nhơn bản việt tộc,
      định nghĩa rõ ràng những gì thuộc gia tài Đại Việt.
    Phải DÁM vùng lên, chấp nhận đụng độ, chấp nhận vào tù –
    • DÁM sắp hàng vào tù – để DẸP Đảng Việt Cộng.
    • Đuổi Tàu, không chơi với Tàu, không phục vụ Tàu du lịch.
    • Tẩy chay hàng Tàu, đập phá hàng Tàu, nhà Tàu, phố Tàu…
              
              
    Dám làm !
              
              
    Xưa Việt Minh buộc dân Việt
    tiêu thổ kháng chiến chống Pháp Thực !
    Nay dân Đại Việt ta
    tiêu thổ kháng chiến chống Hán họa !
              
    Chống Tàu,
    Diệt Việt Cộng
    để dân Việt Sống Còn.
              


    Tất cả Do Dân, Của Dân, Vì Dân.
    Chúng ta phải tự làm, không trông cậy không nhờ vã ai.
    Khi ta mạnh, ta có Độc Lập, chúng ta tức khắc có đồng minh.
    • Dẹp Việt Cộng,
    • là hết nợ Tàu Cộng,
    • hết công hàm Phạm Văn Đồng,
    • hết 16 chữ vàng,
    • là đuổi được thằng Tàu đi !
    Tự quản, tự lao động, tự sản xuất …

              
    Có một Việt Nam Độc lập,
    ta đòi lại Biển đảo dễ dàng hơn !
              

    Chớ bày đặt «ù ơ dí dầu làm bộ» công nhận thực thể của Việt Nam Cộng Hòa.
    Trễ rồi ! Alea iacta est – The die is cast – Les dés sont jetés – Bài đã chia xong !


              
    Cút đi!
    Để chổ cho một chánh quyền Của Dân, Do Dân, Vì Dân !
              



    Hồi Nhơn Sơn, cuối hè
    Phan Văn Song


    nguồn: vietthuc.org
              
Trả lời

Quay về “Phan văn Song”