30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Chuyện kể
    Hành Trình Biển Đông

    ____________________






              





    Chuyện kể Hành Trình Biển Đông
    Biên soạn: Nguyễn Đình Toàn
    Giọng đọc: Hồng Ngọc & Nguyễn Đình Toàn




              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    NHỮNG NGỘ NHẬN LỊCH SỬ
              
    ~ Viết cho Tháng Tư ~
    _____________________
    Đỗ Ngọc Uyển - Tháng 3 năm 2011











    Kể từ biến cố lịch sử 30/4/1975 cách đây 36 năm, một số sử gia, nhà nghiên cứu, nhà văn… đã đưa ra một số nhận định về các sự kiện chủ yếu của cuộc chiến Quốc Cộng tại Việt Nam như sau:


    • • Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến hoặc một cuộc chiến uỷ nhiệm.
    • • Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã bại trận và Quân Đội Cộng Sản đã thắng trận.
    • • Cuộc chiến Việt Nam đã vĩnh viễn chấm dứt ngày 30/4/1975.


    Khi đưa ra những nhận định trên đây, người ta đã chỉ nhìn thấy hiện tượng của các sự kiện mà không nhìn thấy bản chất của chúng. Những nhận định hời hợt này đã đưa đến những ngộ nhận tai hại về một giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước. Trình bày trung thực những sự kiện chủ yếu của một giai đoạn lịch sử là trách nhiệm của các thế hệ đã tham gia vào, đã là chứng nhân trong giai đoạn lịch sử đó, và cũng là để trả một món nợ đối với các thế hệ tương lai bởi vì hậu thế có quyền đòi hỏi, có quyền biết những sự thật lịch sử trong quá khứ, những gì mà các thế hệ đì trước đã làm. Để trả lại sự thật cho lịch sử, phải tìm hiểu chính xác bản chất của các sự kiện nói trên. Đây cũng là công việc chính danh, đặt tên cho đúng.






    I - Cuộc Chiến Việt Nam là Một Cuộc Nội Chiến hoặc Một Cuộc Chiến Uỷ Nhiệm


    • 1 - Khi đưa ra nhận định rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến, người ta đã dẫn chứng rằng những người lính ở hai bên chiến tuyến cùng là người Việt Nam. Đây chỉ là hiện tượng và như vậy không thể vội vã kết luận cuộc chiến này là một cuộc nội chiến. Muốn biết bản chất của cuộc chiến này, hãy tìm hiểu những người lính VNCH và những người lính CSVN đã suy nghĩ những gì trong đầu họ khi cầm súng trực diện đối đầu nhau ngoài mặt trận. Việc này không khó.
      • Trong cuộc chiến xâm lược VNCH kéo dài 20 năm do cộng sản Miền Bắc phát động theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế, mỗi lần cầm súng ra trận, những người lính VNCH đều mang trên vai Danh Dự và Trách Nhiệm đối với Tổ Quốc cùng với niềm tin rằng họ đi chiến đấu để bảo vệ thể chế dân chủ tự do của quê hương Miền Nam, để chống lại cuộc xâm lược của quân cộng sản Miền Bắc nhằm thôn tính và áp đặt một chế độ cộng sản toàn trị kiểu Stalinist lên Miền Nam. Đây cũng chính là đi chiến đấu để bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của lý tưởng quốc gia dân tộc mà tổ tiên chúng ta đã dày công xây dựng, vun đắp và bảo vệ trong suốt dòng lịch sử của dân tộc.

        Trong suốt những năm dài trong quân ngũ, những người lính CSVN tức ‘bộ đội cụ Hồ” đã phải thường xuyên học tập về chủ nghĩa cộng sản. Họ phải tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, phải phục vụ và hy sinh cho lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những người “bộ đội cụ Hồ” này, khi cầm súng ra trận, đều có một niềm tin mù quáng sắt đá rằng họ đi làm nhiệm vụ quốc tế vô sản ngay trên đất nước Việt Nam và toàn cõi Đông Dương để xây dựng một thế giới đại đồng, không còn giai cấp bóc lột, không còn tôn giáo, không còn tổ quốc, không còn biên giới quốc gia… theo đúng lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà Hồ Chí Minh đã lén lút du nhập vào Việt Nam.
                
      Những phân tích trên đây đủ để chứng minh rằng
      • cuộc chiến tại Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến vì những nguyên nhân tranh chấp, chia rẽ trong nội bộ quốc gia
      • mà chính danh là Cuộc Chiến Quốc Cộng.
      Đó là cuộc chiến giữa hai phe mang hai ý thức hệ Quốc Gia và Cộng Sản chống nhau quyết liệt, một mất một còn như bốn câu thơ sau đây được viết trong một trại tù cộng sản tại Hoàng Liên Sơn.

                
      Nó sống thì mình thác
      Mình còn nó phải tiêu
      Lối đi chỉ một chiều
      Chẳng còn đường nào khác


      Cung Trầm Tưởng
      Hoàng Liên Sơn, 1977
                

      Trong Cuộc Chiến Quốc Cộng, Việt Cộng luôn luôn đặt một câu hỏi có tính khẳng định “Ai thắng ai?”
      Câu hỏi này đã được lịch sử trả lời qua sự xụp đổ của Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu.


      Đối với Việt Cộng,
      • Pháp hay Mỹ… chỉ là những kẻ thù giai đoạn và có thể trở thành bạn đối tác chiến lược như Hoa kỳ ngày nay.
      • Trái lại, thực tế 80 năm nay đã chứng minh rằng
                  
        người Việt quốc gia tức toàn dân Việt Nam
        mới chính là kẻ thù không thể đội trời chung về ý thức hệ
        mà Việt Cộng phải tiêu diệt trước khi chúng có thể thiết lập được “chế độ xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.
                

      Có người đã so sánh Cuộc Chiến Quốc Cộng tại Việt Nam với Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ - một cuộc chiến có nguyên nhân nội bộ là vấn đề nô lệ - và trách móc Việt Cộng đã không đối xử với những chiến binh QLVNCH như phe thắng trận đã đối xử một cách mã thượng với phe thua trận trong Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ.
      • So sánh như vậy là ngớ ngẩn, là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia,
        là bao che cho tội làm Việt gian, tay sai cho ngoại bang của Việt Cộng;
      • cũng như trách móc cộng sản đã đối xử tàn ác đối với các chiến binh QLVNCH bị sa cơ sau ngày 30-4-1975
        là không hiểu gì về bản chất của cộng sản, một lũ vô nhân tính với chủ trương “đấu tranh tiêu diệt giai cấp”, làm sao chúng có nhân ái và lương tri để cư xử giống như con người được!
                

                
    • 2- Khi nhìn thấy người lính QLVNCH chiến đấu bằng vũ khí do Hoa Kỳ viện trợ và người lính Cộng Sản Việt Nam chiến đấu bằng vũ khí do Liên Xô và Trung Cộng cung cấp, người ta đã vội kết luận rằng đây là cuộc chiến do các thế lực quốc tế uỷ nhiệm. Nhận định này chỉ đúng một nửa. Vũ khí trong tay người lính chỉ là một phương tiện vô tri không nói lên được ý nghĩa và bản chất của cuộc chiến. Chính mục đích mà hai phe theo đuổi trong cuộc chiến như đã trình bày ở trên mới nói lên ý nghĩa và bản chất của cuộc chiến.


      Nhìn kỹ lại lịch sử Việt Nam cận đại sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn tại Việt Nam ngày hôm nay
      • đã bắt đầu từ cuối năm 1924 khi Hồ Chí Minh theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế đến hoạt động tại Quảng Châu, Trung Hoa
        để đánh phá các đảng phái cách mạng của người quốc gia đang mượn đất Trung Hoa để hoạt động chống lại bọn cai trị thực dân Pháp.
      • Hồ Chí Minh đã xâm nhập và chiếm đoạt Tâm Tâm Xã của Phạm Hồng Thái;
      • đã xâm nhập và tiếm danh Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội - gọi tắt là Việt Minh - của Cụ Hồ Học Lãm.;
      • đã xâm nhập, phá hoại, lũng đoạn và leo tới chức uỷ viên trung ương của Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội của Cụ Nguyễn Hải Thần;
      • đã bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp lấy 100,000$ tiền Đông Dương để tiêu sài.
      Một tên Việt gian tay sai cho ngoại bang đã bán một nhà cách mạng ái quốc được toàn dân kính trọng cho kẻ thù của đất nước thì không thể gọi y bằng cái tên nào khác hơn là tên phản quốc. Tất cả những việc làm trên đây đều được Hồ Chí Minh báo cáo từng chi tiết cho Đệ Tam Quốc Tế để lãnh lương và xin phụ cấp.
                
      • Hồ Chí Minh đã gây ra cuộc chiến tranh với Pháp trong tám năm và lợi dụng thời gian chiến tranh này để tàn sát đẫm máu các thành viên của các đảng phái quốc gia.
        Sau khi chiếm được chính quyền tại Miền Bắc vào năm 1954, Hồ Chí Minh tiếp tục truy lùng và tiêu diệt hết các đảng phái quốc gia.
      Cuộc Chiến Quốc Cộng do Hồ Chí Minh phát động và kéo dài cho đến ngày hôm nay là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử và đã cướp đi sinh mạng của ít nhất là năm triệu người Việt. Đây là tội ác lịch sử của Hồ Chí Minh và Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam.


      Sau khi chiếm được một nửa đất nước vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã tuyên bố
      • “Nhận chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế để giải quyết vấn đề cách mạng (vô sản) tại Việt Nam, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”.
      Những lời thú nhận trên đủ để chứng minh chính Hồ Chí Minh đã phát động Cuộc Chiến Quốc Cộng theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế. Người Việt quốc gia tức dân tộc Việt Nam đã và còn đang tiếp tục cuộc chiến đấu chống cộng không phải do một thế lực quốc tế nào uỷ nhiệm mà vì trách nghiệm đối với quê hương đất nước.


      Người Mỹ chỉ tham gia, viện trợ và cam kết giúp người Việt quốc gia trong Cuộc Chiến Quốc Cộng kể từ năm 1954 khi nhận thấy hiểm hoạ bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á - một vùng có lợi ích kinh tế và chính trị lâu dài của Mỹ - thông qua bọn tay sai Việt Cộng. Tuy nhiên, sau khi điều đình và đạt được thoả thuận với Trung Cộng và thấy không còn nguy cơ bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á nữa, người Mỹ rút lui và chấm dứt mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Hoà kể từ năm 1973. Đó là tinh thần thực dụng và duy lợi của những người làm chính sách của Hoa Kỳ bất kể đạo đức chính trị và những lời cam kết long trọng của năm vị Tổng Thống Hoa Kỳ trong quyết tâm giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản Miền Bắc. Người Mỹ đã rút ra khỏi cuộc chiến, nhưng người Việt quốc gia tức toàn dân Việt Nam vẫn tiếp tục Cuộc Chiến Quốc Cộng cho tới khi nào thanh toán xong Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là nhiệm vụ lịch sử của dân tộc Việt Nam.


      Cuộc chiến xâm lăng VNCH nằm trong chủ trương bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế xuống vùng Đông Nam Á được uỷ nhiệm cho Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 1976, trong một cuộc họp nội bộ, Lê Duẩn, Tổng Bí Thư của Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tuyên bố
      • “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, dánh cho Trung Quốc và ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam”.
      Ngoài ra tờ Sài Gòn Giải Phóng - một tiếng nói chính thức của Băng Đảng CSVN - trong một số báo phát hành trong tháng 5/1976 đã tự khai như sau:
      • “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thày tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi”.
      Những lời tự thú trên đây của Lê Duẩn và của tờ Sài Gòn Giải Phóng là những bằng chứng hùng hồn, hiển nhiên, không thể chối cãi rằng
      • chính danh của ‘bộ đội cụ Hồ”
        là lính đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, cho Trung Cộng và Liên Xô.
                
      Với bản chất là lính đánh thuê chuyên nghiệp cho ngoại bang,
      ‘bộ đội cụ Hồ” chưa bao giờ chiến đấu vì tổ quốc Việt Nam.

      Những người bộ đội này không có chỗ đứng
      trong dòng lịch sử chính thống của dân tộc Việt Nam;

      chỗ đứng của họ
      là ở trong lịch sử của Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam,
      một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế.
                


      Những phân tích trên đây đã chứng minh rằng trong Cuộc Chiến Quốc Cộng,
      • người lính VNCH cầm súng đi chiến đấu để bảo vệ quê hương Miền Nam,
        chống lại cuộc xâm lăng của Đệ Tam Quốc Tế được ủy nhiệm cho Chi Bộ Cộng Sản Việt Nam.
                  
      • Và người “bộ đội cụ Hồ” cầm súng đi đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế dưới cái chiêu bài đi làm nhiệm vụ quốc tế vô sản để thực hiện lý tưởng đại đồng của chủ nghĩa cộng sản
        như tên phản quốc Hồ Chí Minh đã xuất khẩu thành mấy câu thơ một cách ngông cuồng, hỗn xược khi một lần y đi ngang qua đền thờ Đức Thánh Trần tại Vạn Kiếp:
        • “…Bác đưa một nước qua nô lệ.
          Tôi dẫn năm châu tới đại đồng…”.
              







    II - Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Đã Bại Trận và Quân Đội Cộng Sản Đã Thắng Trận.

    • Trong sách Binh Thư Yếu Lược Của Đức Thánh Trần có đoạn ghi rõ:
      • “Từ xưa các trường hợp quân ta rối loạn mà địch được thắng lợi đếm không xuể.
        Quân ta rối loạn đem lại thắng lợi cho địch có nghĩa là quân ta tự tan vỡ, chớ không phải địch đánh thắng ta. Nếu sỉ tốt tự rối loạn, dẫu là tướng tài cũng phải chịu nguy hại, như thế không còn nghi ngờ gì nữa.”
                

      Nếu theo sát những biến chuyển quân sự trong 50 ngày trước ngày 30-4-1975, người ta rất dễ nhận thấy đã có những cuộc hoảng loạn (panic) được tạo ra bằng nhiều cách để làm tan rã hàng ngũ phòng thủ của QLVNCH. Trong suốt thời gian này, hai đài phát thanh quốc tế BBC và VOA đã liên tiếp hai buổi mỗi ngày, sáng và tối, loan truyền những tin tức phóng đại gây chấn động kinh hoàng làm hoảng loạn tinh thần quân dân VNCH, góp phần làm tan vỡ nhanh chóng hàng ngũ QLVNCH để mang lại thắng lợi cho quân cộng sản. Tại nhiều nơi, hàng ngũ phòng thủ của QLVNCH đã bị tan vỡ trước khi quân cộng sản tới chiếm. Sau này, chính VC đã thú nhận chúng cũng không tin chúng có thể đoạt được thắng lợi trong ngày 30-4-1975. Chúng đã ước tính ít nhất phải đến năm 1977 chúng mới có thể chiếm được Miền Nam với điều kiện là Hoa Kỳ chấm dứt mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho VNCH và chúng vẫn tiếp tục nhận được đầy dủ tiếp viện và yểm trợ của khối cộng sản..



      Về địa hình quân sự, lãnh thổ VNCH hẹp chiều ngang. Do đó, rất dễ lập những tuyến phòng thủ hàng ngang vững chắc, kế tiếp nhau chạy dài từ bắc vào nam để chặn đứng những cuộc tấn công quy ước vào lãnh thổ VNCH từ hướng bắc. Muốn tấn công một tuyến phòng thủ như vậy, địch quân phải có một hoả lực vượt trội và một quân số đông hơn ít nhất gấp ba lần quân phòng thủ. Điều này được thấy rõ trong trận đánh duy nhất và cuối cùng trong tháng 4/1975 tại Mặt Trận Xuân Lộc. Sư Đoàn 18 Bộ Binh của QLVNCH cùng với một số đơn vị tăng phái đã chặn đứng mũi tấn công của Quân Đoàn 4 Bắc Việt gồm ba Sư Đoàn 6, 7, 341 cộng thêm Sư Đoàn 7 của VC tại Miền Nam cùng với một số đơn vị pháo binh và thiết giáp tăng phái đang tiến về hướng Sài Gòn. Trong thời gian 12 ngày đêm từ ngày 8 đến 20-4-1975, bốn sư đoàn chính quy cộng sản cùng với quân tăng phái đã liên tiếp mở những cuộc tấn công biển người ác liệt, đẫm máu với chiến thuật “tiền pháo hậu xung”, nhưng chúng không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Chúng đã phải thay thế ngay tại mặt trận Tướng Tư Lệnh Hoàng Cầm bằng Tướng Trần Văn Trà. Cuối cùng, chúng vẫn phải đoạn chiến với SĐ18BB. Chúng để SĐ7VC ở lại cầm chân SĐ18BB và tìm cách đi vòng để áp sát Thủ Đô Sài Gòn.



      Với Trận Xuân Lộc, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và SĐ18BB cùng các đơn vị tăng phái đã chứng minh cho thế giới thấy tướng lãnh, sĩ quan QLVNCH là những cấp chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường và những người lính QLVNCH là những chiến binh can trường, có tính thần chiến đấu rất cao và rất thiện chiến trong những trận đánh quy ước. Nếu không có những cuộc hoảng loạn được tạo ra để làm tan vỡ hàng ngũ QLVNCH, những tuyến phòng thủ vững chắc của QLVNCH kế tiếp nhau suốt theo chiều dài của lãnh thổ từ bắc vào nam đã dễ dàng chặn đứng và đánh bại những cuộc tấn cộng quy ước của quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc trong tháng 4/1975. Và có thể quả quyết QLVNCH không thể bị đánh bại trong 50 ngày.



      Tác giả Phillip B. Davidson - trong bài viết có tựa đề “Xuan Loc Battle” - đã đánh giá Trận Xuân Lộc là một trong những trận đánh có tầm vóc hùng sử ca trong những cuộc chiến Đông Dương.
      • “The Battle of Xuan Loc produced one of the epic battle of any of the Indochinese wars”.


      Nhũng sự kiện trên đây đã chứng minh rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã bị làm cho tan vỡ hàng ngũ để mang lại thắng lợi cho Quân Đội Cộng Sản Miền Bắc chứ không phải Quân Đội Cộng Sản Miền Bắc đã đánh thắng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong ngày 30-4-1975.



      Ngoài ra, theo binh thư,
      • khi đoàn quân xâm lược Cộng Sản Miền Bắc chỉ chiếm được đất, chiếm được thành mà không chiếm được lòng dân,
        đoàn quân đó
                  
        • không phải là một đoàn quân chiến thắng như chúng hô hoán
          chính danh là một đoàn quân cướp của giết người, một đoàn cộng phỉ.
                
      Trong 50 ngày trước ngày 30-4-1975, khi quân cộng sản tiến tới đâu, người dân Miền Nam kéo nhau bỏ chạy tới đó suốt từ bắc vào nam và bị chúng đuổi theo bắn giết rất dã man.

      Chỉ riêng trên Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku tới Tuy Hoà, trong chín ngày đêm, quân Việt Cộng đã đuổi theo, pháo kích giết hơn 160,000 đồng bào gồm người già, đàn bà và trẻ nhỏ.

      Khi chúng chiếm được cả Miền Nam, người dân không còn đất để chạy nữa, họ kéo nhau lao ra biển trên những con thuyền rất mỏng manh, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.
                
      Các hãng thông tấn quốc tế thời đó đã gọi những cuộc chạy giặc này là những cuộc “bỏ phiếu bằng chân”. Một bà già Việt Nam, khi vượt biển thoát khỏi Miền Nam sau ngày 30-4-1975, trong một cuộc phỏng vấn của báo chí quốc tế đã nói:
      • “Nếu cái cột đèn ở Miền Nam mà biết đi, nó cũng đi”.
                


      Thực tế đã chứng minh suốt 36 năm nay và sẽ không bao giờ Việt Cộng có thể chiếm được lòng người dân Miền Nam dù rằng chúng luôn luôn kêu gọi “hoà hợp hoà giải”.
                
      Đối với người dân Miền Nam,
      đoàn quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc chỉ là một bọn giặc
      “Giặc từ Miền Bắc vô Nam, bàn tay nhuốm máu đồng bào”.
                
      Do đó, xét về bất cứ phương diện nào, đoàn quân Cộng Sản Miền Bắc cũng không phải là đoàn quân chiến thắng trong ngày 30-4-1975 như chúng reo hò và được bọn phản bội và phản chiến phụ hoạ suốt 36 năm nay để lừa bịp lịch sử. Chúng chỉ là một bọn lính đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, cho Liên Xô và Trung Cộng, một bọn “giặc cờ đỏ” đi cướp của giết người và là công cụ của một băng đảng chuyên nghề đi cướp chính quyền bằng “bạo lực cách mạng vô sản” tức bằng khủng bố.
                
      Cái mà chúng hô hoán là “Đại Thắng Mùa Xuân” trong ngày 30-4-1975,
      thực chất, chỉ là chuyện chó ngáp được ruồi.
              







    III - Cuộc Chiến Việt Nam Đã Vĩnh Viễn Chấm Dứt Kể Từ Ngày 30-4-1975


    • Khi thấy quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc đã chiếm được lãnh thổ VNCH nhưng không chiếm được lòng người dân Miền Nam, và Quân Lực VNCH bị làm cho tan rã, người ta đã vội tin rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đã vĩnh viễn chấm dứt vào ngày 30-4-1975, đã “đi vào tiền kiếp”…
      Đây là cách nhìn cuộc chiến tại Việt Nam trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu và sau khi người Mỹ đã rút đi và chấm dứt mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho VNCH. Nhưng nhìn kỹ Cuộc Chiến Quốc Cộng trong bối cảnh vận động của dòng lịch sử chính thống của dân tộc Việt Nam, người ta sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng tại Việt Nam chưa bao giờ chấm dứt mà vẫn còn đang tiếp diễn dưới nhiều hình thái phù hợp với thế và lực của người Việt quốc gia tức toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước trong giai đoạn mới của cuộc chiến.



      Lịch sử là một dòng vận động liên tục không đứt đoạn và có tính tiếp nối. Ngày 30-4-1975 chỉ là một dấu mốc của dòng lịch sử. Nó đánh dấu điểm bắt đầu của một giai đoạn mới trong cuộc chiến Quốc Cộng. Cuộc chiến này chỉ chấm dứt khi toàn dân Việt Nam thanh toán xong Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam và đất nước Việt Nam thật sự có một nền hoà bình công chính trong đó mọi công dân được hưởng đầy đủ những quyền căn bản về dân quyền và nhân quyền trong một chính thể dân chủ và tự do như dưới Chế Độ VNCH mà toàn dân Miền Nam đã dày công xây đắp trong suốt 20 năm bất kể sự phá hoại triền miên từng giây, từng phút, từng giờ trong chiến tranh du kích phá hoại do Hồ Chí Minh phát động theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế để “giải phóng Miền Nam” dù phải “đốt cháy dẫy Trường Sơn”.



      Kể từ ngày 26-10-1956, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Miền Nam Việt Nam, về cơ bản, đã xây dựng được một chính thể dân chủ hiện đại với ba ngành hành pháp, tư pháp và lập pháp độc lập với quyền lực cân bằng và kiểm soát lẫn nhau nhằm ngăn chặn mầm mống độc tài. Đây là một sự kiện lịch sử mà 34 năm sau, năm 1989, Tiến Sĩ Francis Fukuyama - trong một bài tiểu luận nổi tiếng có tựa đề “The End of History” được viết khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ và hệ thống cộng sản bắt đầu tan rã - đã nhân định rằng:
      • “Cái mà chúng ta đang chứng kiến có thể không chỉ là sự kết thúc của Cuộc Chiến Tranh Lạnh hay của một giai đoạn đặc biệt của lịch sử hậu chiến, mà là sự cáo chung của lịch sử theo nghĩa: là điểm chấm dứt của sự tiến hoá về ý thức hệ của nhân loại và sự phổ cập hoá nền dân chủ phóng khoáng Tây Âu như là hình thức chính quyền sau cùng của nhân loại.
        “What we may be witnessing is not just the end of the Cold War or the passing of a particular period of post war history, but the end of history as such: that is, the end point of mankind’s ideological evolution and the universalization of Western liberal democracy as the final form of human government…”
      Xét theo nhận định trên đây của Tiến Sĩ Francis Fukuyama,
                
      chính thể cộng hoà mà Miền Nam Việt Nam đã lựa chọn cách đây 56 năm
      chính là hình thức chính quyền sau cùng mà nhân loại đang đi tới.


      Ngoài ra, cũng trong một tiểu luận nổi tiếng liên quan đến tiến trình dân chủ hoá của nhân loại có tựa đề “Democracy’s third wave” viết năm 1991, Tiến Sĩ Samuel P. Huntington đã chia tiến trình dân chủ hoá của nhân loại thành ba làn sóng:
      1. Làn sóng thứ nhất bắt đầu tư thập niên 1820 đến năm 1926, kéo dài hơn một thế kỷ;
      2. làn sóng thứ hai bắt đầu từ khi chấm dứt Thế Chiến II cho đến đỉnh cao nhất vào năm 1962;
      3. làn sóng thứ ba bắt đầu từ giữa thập niên 1970 đến nay và còn đang tiếp diễn.
      Căn cứ vào sự phân chia trên đây, tiến trình dân chủ hoá của VNCH - bắt dầu từ ngày 26-10-1955 - thuộc làn sóng thứ hai. Trong khi đó, các quốc gia như Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Nam dương… chỉ bắt đầu dân chủ hoá từ giữa thập niên 1970 trở đi, tức thuộc làn sóng thứ ba. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù đất nước ở trong tình trạng chiến tranh, VNCH đã thiết lập được chính thể dân chủ tự do trước các quốc gia ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á trên dưới 20 năm, ngoại trừ Nhật Bản đã thiết lập được thể chế dân chủ vào năm 1952, tức thuộc làn sóng thứ hai.



      Trong Chế Độ VNCH, tất cả các quyền căn bản về nhân quyền và dân quyền được luật pháp bảo vệ.
      • Người dân có tất cả các quyền về tự do kinh tế, chính trị đối lập, sinh hoạt đảng phái, bầu cử, ứng cử, thông tin, ngôn luận, báo chí, tôn giáo, cư trú, di chuyển… và đặc biệt là quyền tự do tư tưởng.
      • Các trường đại học ở Miền Nam có quyền tự trị đại học như các đại học Âu Mỹ. Các giáo sư đại học được tự do giảng dậy tất cả các học thuyết kể cả học thuyết cộng sản. Đại học ở Miền Nam là một thế giới hàn lâm, không ai được quyền can thiệp.
      Nền dân chủ non trẻ của VNCH còn nhiều khuyết điểm, nhưng cơ bản là một thể chế chính trị đặt trên những nền tảng pháp lý tiến bộ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm tội ác lịch sử khi chúng tiêu diệt thể chế chính trị dân chủ này sau ngày 30-4-1975.



      Ngày hôm nay, chỉ những kẻ đồng loã với tội ác lịch sử của Băng Đảng CSVN mới nguỵ biện rằng dân trí người Việt còn thấp nên chưa thể thực thi dân chủ tại Việt Nam. Theo tổ chức Freedom House, hiện nay đã có 123 trong số 194 quốc gia trên thế giới theo chính thể dân chủ, và con số này đang tiếp tục tăng lên cùng với hai nước Ai Cập và Tunisia mới đây… Cũng theo tổ chức Freedom House, Việt Nam bị xếp vào loại quốc gia độc tài, lạc hậu, người dân không có quyền chính trị (political rights) và không có dân quyền (civil rights). Băng Đảng CSVN đã và đang kéo dân tộc lùi lại cả thế kỷ. Chính chúng cũng phải thú nhận: “đất nước còn đang tụt hậu”. Đây là một tội đại hình đối với lịch sử. Tội này không thể tha được.



      Không một chính thể cộng hoà nào khi mới thành lập mà được hoàn chỉnh ngay. Sau cuộc cách mạng 1779, Cộng Hoà Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được thành lập với Bản Hiến Pháp năm 1787. Để hoàn chỉnh thể chế dân chủ này, cho tới nay, Quốc Hội Hoa Kỳ đã liên tiếp thông qua 27 bản tu chính hiến pháp. Sau Cuộc Cách Mạng 1789, nước Pháp đã trải qua 5 nền cộng hoà mới xây dựng được thể chế dân chủ như ngày nay. Đây là hai chính thể cộng hoà dân chủ đầu tiên, tiêu biểu nhất của nhân loại đã phải mất hơn hai trăm năm mới hoàn chỉnh và phát huy được những giá trị của dân chủ và tự do như ngày nay. Chính thể Việt Nam Cộng Hoà chỉ mới xây dựng và phát huy những giá trị dân chủ và tự do được 20 năm và còn đang trên tiến trình hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhà văn Dương Thu Hương, sau ngày 30-4-1975, khi đó còn là một đảng viên cộng sản, đã được chứng kiến tận mắt những sinh hoạt dân chủ tự do và nền kinh tế phồn thịnh của VNCH, đặc biệt là tại Thủ Đô Sài Gòn, đã phải ngồi xuống vỉa hè giữa thành phố, ôm mặt khóc “như cha chết” mà than:
                
      • “Bọn man rợ đã thắng người văn minh”
                


      Trong lịch sử nhân loại, những bọn man rợ đã nhiều lần thắng người văn minh, nhưng cuối cùng người văn minh đã thắng lại như trường hợp của Hy Lạp mà thi hào Horace đã viết:
                
      “La Grèce vaincue
      vainquit son farouche vainqueur”

      (Hy Lạp thua trận
      đã chiến thắng quân thắng trận hung rợ)
                



      Cứ nhìn kỹ những gì đã và đang diễn ra tại Việt Nam sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn:


      • • Bất chấp bị cấm đoán, đàn áp, bắt bớ và tù đày, công nhân các xí nghiệp trong khắp nước thường xuyên biểu tình hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người kiên trì đòi tăng lương, đòi cải thiện điều kiện làm việc, và thành lập các nghiệp đoàn tự do để bảo vệ quyền lợi của công nhân.

        • Bất chấp bị đàn áp và khủng bố dã man, những đoàn nông dân hàng nhiều trăm người trong khắp nước thường xuyên đi biểu tình kiên trì trong nhiều năm nay để tố cáo tham nhũng, đòi đất nông nghiệp và thổ cư đã bị bọn phỉ quyền cướp đoạt và đem bán lấy tiền chia chác cho nhau.

        • Tại rất nhiều địa phương từ nam ra bắc, đã có những cuộc nổi dậy của hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn người như cuộc nổi dậy của nông dân trong toàn tỉnh Thái Bình đã kéo dài trong ba tháng, từ tháng 4 đến tháng 7-1997. Cuộc nổi dậy này đã bị cộng sản đàn áp dã man và bưng bít rất kỹ, không một tin tức nào lọt được ra ngoài. Sau này người ta dã điều tra và được biết cuộc nổi dậy này đã được tổ chức rất quy mô và đã bị đàn áp đẫm máu như một tiểu Thiên An Môn. Đây là một cuộc nổi dậy chống thuế, chống cường quyền, chống cướp đất… Trong những cuộc nổi dậy này, nông dân đã bao vây, chiếm giữ các trụ sở của nguỵ quyền, bắt giam các quan chức tham nhũng, ác ôn côn đồ để hỏi tội và đòi hỏi công lý.

        • Bất chấp bị đàn áp dã man, thanh niên, sinh viên, học sinh đã tổ chức những cuộc biểu tính chống nguỵ quyền VC đã dâng đất, biển và đảo cho Trung Cộng

        • Các nhà hoạt động dân chủ, những nhà trí thức, các giáo sư, các luật gia, các nhà văn, những người cộng sản ly khai, những người cộng sản đã tỉnh ngộ và các bloggers…đã đồng loạt lên tiếng, công khai đòi hỏi những điều cấm kỵ nhất đối với Việt Cộng như
        • tổ chức bầu cử tự do;
          tự do ngôn luận;
          tự do lập hội, lập đảng;
          xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản;
          xoá bỏ hiến pháp;
          xoá bỏ chế độ độc tài toàn trị và thay thế bằng một thể chế dân chủ tự do, đa nguyên, đa đảng….
        • Hàng triệu người lên mạng internet hàng ngày để theo dõi, phát biểu, tranh đấu….cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

        • Mới đây nhất, hiệu ứng của các Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập đã lan tới Việt Nam. Khối 8406 của Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Cao Trào Nhân Bản của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã chính thức và công khai đưa ra lời kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình để lật độ chế độ cộng sản. Qua mạng internet, thanh niên, sinh viên, học sinh trong toàn quốc đã kêu gọi đồng bào chuẩn bị xuống đường biểu tình đồng loạt trong cùng một thời điểm tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng… để lật đổ nguỵ quyền Việt Cộng.
                


      Trên đây là những đám lửa đã và đang bùng cháy trong khắp nước báo hiệu một trận bão lửa sẽ nổ ra khi người dân bị dồn đến bước đường cùng. Với lợi thế chính trị và ngoại giao trên chính trường quốc tế, ba triệu người Việt hải ngoại đã và đang tiếp tay tích cực yểm trợ về tinh thần và vật chất cho cuộc chiến đấu vì dân chủ và tự do của đồng bào trong nước.



      Khi chúng tôi viết những dòng này, Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Libya đang bị đàn áp đẫm máu gây chấn động thế giới. Ngày 26-2-2011, Hội Đồng Bảo An LHQ đã thông qua, với số phiếu thuận 15-0, một nghị quyết trao cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để điều tra và truy tố Đại Tá Gadhafi về tội ác chống nhân loại. Ngày 3-3-2011, Công Tố Viên Luis Moreno-Ocampo của Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã tuyên bố: “Nhà lãnh đạo Libya Gadhafi cùng các con trai và một số nhân vật thân cận sẽ bị điều tra vi phạm tội ác chiến tranh chống lại loài người”. Ông nhấn mạnh “Không ai được phép tấn công và và tàn sát thường dân…khi họ biểu tình ôn hoà”. Đây là một cảnh báo nghiêm khắc cho những tên đầu sỏ VC nếu chúng đàn áp gây đổ máu trong cuộc Cách Mạng Hoa Mai của đồng bào chúng ta tại Việt Nam trong tương lai.



      Đứng trước Cuộc Chiến Quốc Cộng trong giai đoạn một mất một còn hiện nay, Băng Đảng Việt Cộng đang tung ra những đòn khủng bố khốc liệt đối với những nhà hoạt động dân chủ trong nước bằng cách theo dõi, thẩm vấn, bao vây, truy bức, bắt giam, bỏ tù, tạo ra những tai nạn giết người…. Nhưng thực tế cho thấy chúng càng điên cuồng khủng bố dã man bao nhiêu, phong trào đấu tranh cho dân chủ tự do trong nước càng phát triển vững mạnh bấy nhiêu theo đúng quy luật: “Ở đâu có đàn áp, ở đó có đấu tranh”.



      Ngày 30-4-1975 là ngày mà Đảng CSVN đoạt được thắng lợi ở điểm cao nhất. Nhưng cũng kể từ ngày này, uy tín của chúng đã tuột dốc một cách thê thảm, không còn cách gì có thể gượng lại được nữa bởi vì cái mặt nạ che đậy cái bản chất Việt gian bán nước của chúng đã rớt xuống. Đảng CSVN hôm nay chỉ còn là cái xác không hồn, đã mất hết niềm tin của toàn dân Việt Nam kể cả đa số đảng viên cộng sản như chúng cũng phải thú nhận. Ngày hôm nay, băng Đảng CSVN không còn khả năng cai trị đất nước bằng luật pháp mà chúng chỉ khủng bố người dân bằng toà án kangaroo, công an, đầu gấu, xã hội đen và nhà tù. Đây là kiểu thống trị của băng đảng Mafia. Chúng đã phải thú nhận rằng hàng ngũ của chúng từ bên trên và từ bên trong đang tự diễn biến, tự chuyển hoá để tự huỷ diệt. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố không thể thay đổi được, chúng sẽ còn tiếp tục hô to khẩu hiệu: “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Bách Chiến Bách Thắng Muôn Nam” cho tới 15 phút cuối cùng trước khi bị toàn dân Việt Nam mang ra xử tội như người dân Romania đã xử tử vợ chồng Nicolea Ceausescu, chủ tịch Đảng Công Sản Romania, đã bị bắt lại sau khi tìm cách chạy chốn bằng trực thăng. Đây là số phận tương lai dành cho những tên đầu sỏ Việt Cộng còn tiếp tục ngoan cố.



      Từ những phân tích trên đây, chúng ta có quyền tin tưởng một cách logic rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đang đi vào giai đoạn kết thúc.
                
      Số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Việt Cộng đã được quyết định,
      vấn đề còn lại chỉ là khi nào
      và bằng cách nào.
                
      Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ thắng trận quyết định cuối cùng. Dân tộc Việt Nam sẽ được hưởng một nền hoà bình công chính với đầy đủ nhân quyền và dân quyền. Và để tiếp nối tính liên tục không gián đoạn của dòng lịch sử chính thống của dân tộc, nền Đệ Tam Cộng Hoà sẽ được toàn dân Việt Nam lựa chọn phù hợp với chiều hướng vận động của dòng lịch sử của dân tộc và với xu thế dân chủ tự do của nhân loại văn minh.
              





    Đỗ Ngọc Uyển
    (Khoá 4 Thủ Đức/Binh Chủng TT)
    SanJose, California, Tháng 3 năm 2011




    Tài liệu tham khảo:

    - Nhất Cá Việt Nam Dân Tộc Chủ Nghĩa Đích Nguỵ Trang Giả
    của Tưởng Vĩnh Kính - bản dịch của Nguyễn Thượng Huyền với tựa Hồ Chí Minh tại Trung Quốc - California, NxB Văn Nghệ, 1999

    - Binh Thư Yếu Lược
    của Trần Quốc Tuấn

    - http://www.vn.net/article.php/20060607075138128 -Sư Đoàn 18 Bộ Binh và và những ngày tử chiến tại Xuân Lộc
    - Phạm Dinh

    - http://xuanloc75.blogspot.com/2009/09/x ... idson-html - Xuân Lôc Battle
    - Phillip B. Davidson

    - Vietnam, qu'as-tu fait de tes fils ?
    - Pierre Darcourt

    - www.nhohue.org/lamthancocu.htm - Làm thân cỏ cú
    - Lê Minh Nguyên

    - http://www.bbc.co.uk//vietmese/Vietnam/ ... rsary.shtm - Từ Thái Bình 1977 đến biểu tình 2007

    - http://deomoc.net/ Freedom house: Freedom in the world 2010: Erosion of Freedom intensifies

    - http://wesjones.com/eoh.htm -The End of History
    - Francis Fukuyama

    - http://netfiles.uiuc.edu/fesnic/241/hun ... d_Wave.pdf. - Democracy’s Third Wave
    - Samuel P. Huntington

    - The Boston Globe Online: UN, World further isolate Libya’s Gadhafi
    - by Anita Snow - Associated Press / February 27, 2001






              
                         
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              



              
    Theo dấu chân chạy loạn
    _________________________




    Đường 14


    Ta đội mưa từ Kontum phố núi
    qua Pleiku bỏ lại đỉnh Hàm Rồng
    ngó phía Đức Cơ còn dấu chân
    Chư Ty đất đỏ thương gió lộng

    Đường 7B giờ thay tên đổi họ
    tới Cheo Reo nước mắt chực rơi
    tháng Ba binh biến dậy một trời
    dân chạy giặc bám đoàn quân tới






    Cheo Reo


    Chỗ này đèo cao xương chất đống
    pháo rát sau lưng máu ngập đường
    đoàn người đi – đi trong tuyệt vọng
    Chết chật đèo – Chết vội, Chết ương

    ôi Cheo Reo! xương đùn như núi
    Chết tan tành từng tấc đường qua
    bốn mươi ba năm thấm rừng già
    máu bón đá – xanh thêm màu đá

    sân bay Cheo Reo giờ còn đó
    đường băng loang lổ đạn phá rơi
    tàu xưa chôn dưới lớp xác người
    biết khóc hay cười ơi người hỡi!

    Già bạc tóc kể trong tiếng nấc
    Ôn ơi! tui như Chết mười mươi
    qua đèo đó cả nhà tan xác
    nhắc đau từng khúc ruột Ôn ơi!







    Phú Bổn


    Mưa rát mặt dưới hàng hiên cũ
    Phú Bổn giờ đổi thịt thay da
    tên xưa chỉ còn trên biển nhỏ
    giáo xứ lẻ loi thuở Cộng Hoà

    Mười Bảy Tháng Ba dân chạy giặc
    người nối theo người tới Tuna
    đạp lên nhau đi trong nước mắt
    xác nghẽn sông Bờ – kín sông Ba

    Ôi sông Bờ gặp chi sông Ba
    để ngả ba – chảy tràn máu đỏ
    đèo Tuna mạng người như cái kiến
    giặc trên cao nổ pháo reo hò

    đói, khát vây đoàn quân tan trận
    ruồi nhặng bu – da thịt bầy nhầy
    giòi bọ đo từng bước chân đi
    kiệt lực nhìn thây phơi máu chảy







    Cầu Lệ Bắc


    Hai Mươi Tháng Ba – ngày tận thế
    mấy vạn người chờ chết nơi đây
    núi xác trôi về đâu trời hỡi!
    ngàn năm sao quên được chỗ này?

    Chết Đứng, Chết Ngồi, Bầm Dập Chết
    Chết Nổi, Chết Chìm, Chết Banh Thây
    Chết dưới bước chân người Chạy Chết
    Chết núi, Chết sông, Chết cỏ cây

    sản phụ Chết khi vừa sinh nở
    bé thơ tròn tuổi Chết lạc loài
    mẹ già Chết vai oằn hai gánh
    cha Chết còn ôm con trên tay

    người lính khóc oà – ghìm tay súng
    cuộc lui quân phá nát cơ đồ
    đời trấn thủ nhìn dân chạy Chết
    hoá điên cười trên núi xác khô

    bốn mươi ba năm – còn thấy Chết
    ngửa mặt – lòng Chết chín tầng mây
    ta qua chi con đường tang tóc?
    để đau khi nhắc tháng nhớ ngày

    chân cầu xưa mấp mô mé nước
    cát sông Ba hết lấp lại bồi
    nước lớn nước ròng – thù chưa trôi
    thì thào trong gió – ai vừa gọi?

    cành hoa cắm – chút tình người cũ
    ta tìm ai – Chết hận tháng Ba?
    lui binh! lui binh! mối thù nhà
    triệt thoái! triệt thoái! đau thiên hạ

    hồn oan ơi! sao còn ở lại
    hận chi mà khóc núi thương sông
    “Cầu sông Ba” – ta niệm hồi kinh
    xin tạ lỗi – nhân danh người sống







    Nguyễn Thanh Khiết
    17-03-2018
    (nhớ ngày 17-3-1975)

              




              
              


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Câu Hỏi Tháng Tư





    Những ngày còn nhỏ, tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi tự mình đặt ra “Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?”

    Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Đường phố quê hương tôi trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972 có rất nhiều lính Mỹ. Những chiến tàu nhập cảng Tiên Sa chở đầy chiến xa và súng đạn mang nhãn “Made in USA”. Những đoàn xe vận tải hiệu Sealand, RMK gần như chạy suốt ngày đêm từ nơi dỡ hàng ngoài bờ biển đến các kho quân sự chung quanh Đà Nẵng. Tiếng gầm thét của các phi cơ chiến đấu có đôi cánh gắn đầy bom, lát nữa, sẽ được ném xuống một nơi nào đó trên mảnh đất Việt Nam. Những câu lạc bộ, được gọi là “hộp đêm”, mọc đầy hai bên bờ sông Hàn. Mỹ đen, Mỹ trắng chở hàng quân tiếp vụ đi bán dọc chợ Cồn, chợ Vườn Hoa. Phía trước tòa thị chính Đà Nẵng, trước rạp hát Trưng Vương hay trong sân vận động Chi Lăng, gần như tháng nào cũng có trưng bày chiến lợi phẩm tịch thu từ các cuộc hành quân. Những khẩu thượng liên có nòng súng cao, những khẩu pháo nòng dài, rất nhiều AK 47, B40, súng phóng lựu đạn và hàng khối đạn đồng vàng rực. Sau “Mùa hè đỏ lửa” trong số chiến lợi phẩm còn có một chiếc xe tăng T54 được trưng bày rất lâu trước Tòa Thị Chính. Không cần phải giỏi ngoại ngữ, chỉ nhìn nhãn hiệu tôi cũng biết ngay chúng là hàng của Trung Quốc và Liên Xô.

    Nhìn viên đạn của Nga và Tàu, tôi nghĩ đến trái tim của người lính trẻ miền Nam, giống như khi nhìn chiếc chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh tôi chợt nghĩ đến các anh lính từ miền Bắc xấu số đang di chuyển bên kia sông Thu Bồn. Vũ khí là của các đế quốc. Không có khẩu súng nào chế tạo ở miền Nam hay miền Bắc. Các bà mẹ Việt Nam chỉ chế tạo được những đứa con và đóng góp phần xương máu. Vũ khí của các đế quốc trông khác nhau nhưng nạn nhân của chúng dù bên này hay bên kia lại rất giống nhau. Nếu tháo đi chiếc nón sắt, chiếc mũ vải xanh, hai người thanh niên có mái tóc đen, vầng trán hẹp, đôi mắt buồn hiu vì nhớ mẹ, nhớ em chẳng khác gì nhau. Dù “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” hay “mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” cũng là quê hương Việt Nam và nỗi nhớ trong tâm hồn người con trai Việt ở đâu cũng đậm đà tha thiết.

    Người lính miền Nam chết vì phải bảo vệ chiếc cầu, căn nhà, xóm làng, góc phố thân yêu của họ. Nếu ai làm một thống kê để hỏi những lính miền Nam còn sống hôm nay, tôi tin không ai trả lời muốn “ăn gan uống máu quân thù” miền Bắc. Họ chỉ muốn sống yên ổn trong hòa bình để xây đắp lại mảnh đất họ đã “xin chọn nơi này làm quê hương” sau khi trải qua quá nhiều đau thương tang tóc. Họ phải chiến đấu và hy sinh trong một cuộc chiến tự vệ mà họ không chọn lựa.

    Dân chủ không phải là lô độc đắc rơi vào trong túi của người dân miền Nam mà phải trải bằng một giá rất đắc. Tham nhũng, lạm quyền, ám sát, đảo chánh diễn ra trong nhiều năm sau 1960. Có một dạo, tấm hình của vị “Nguyên Thủ Quốc Gia” chưa đem ra khỏi nhà in đất nước đã có một “Nguyên Thủ Quốc Gia” khác. Nhưng đó là chuyện của chính quyền và nhân dân miền Nam không dính líu gì đến đảng Cộng Sản miền Bắc. Dân chủ ở miền Nam không phải là sản phẩm của Mỹ được đóng thùng từ Washington DC gởi qua nhưng là hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng nửa thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Không chỉ miền Nam Việt Nam mà ở đâu cũng vậy. Nam Hàn, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Phi Luật Tân và nhiều quốc gia khác, dân chủ đã phải trải qua con đường máu nhuộm trước khi đơm bông kết trái.

    Khác với người lính miền Nam, người lính miền Bắc chết vì viên thuốc độc bọc đường “thống nhất đất nước”. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm bị giết ở Quảng Ngãi đã uống viên thuốc đó. Anh Nguyễn Văn Thạc, tác giả của hồi ký “Mãi Mãi Tuổi hai Mươi” bị giết ở Quảng Trị đã uống viên thuốc đó. Cô bé Trần Thị Hường 17 tuổi và chín cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc bị bom Mỹ rơi trúng ngay hầm đã uống viên thuốc đó. Họ không biết đó là thuốc độc. Không biết thì không đáng trách. Nhà văn Dương Thu Hương trải qua một thời thanh niên xung phong nhưng chị may mắn còn sống để nhắc cho các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay biết “chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người.”

    Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?

    Thật không công bằng cho đảng nếu tôi chỉ dùng tài liệu trong các thư viện ở Mỹ để chứng minh âm mưu xích hóa Việt Nam của đảng. Tôi sẽ trích những câu do đảng viết ra. Theo quan điểm lịch sử của đảng CSVN chiến tranh đã xảy ra bởi vì “Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộcđịa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.” Không ai hình dung thuộc địa kiểu mới " hình dáng ra sao và đảng cũng chưa bao giờ giải thích một cách rõ ràng.

    Sau Thế Chiến Thứ Hai, hàng loạt quốc gia trong đó có những nước vốn từng là đế quốc, đã nằm trong vòng ảnh hưởng kinh tế và cả chính trị của Mỹ. Chẳng lẽ 18 nước châu Âu bao gồm Tây Đức, Áo, Bỉ, Pháp, Ý, Anh, Hòa Lan v.v... trong kế hoạch Marshall chia nhau hàng trăm tỉ đô la của Mỹ để tái thiết đất nước sau thế chiến thứ hai đều trở thành những “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao? Chẳng lẽ các nước Á châu như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan được viện trợ không những tiền của mà còn bằng cả sức người để xây dựng lại đất nước họ là “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao?

    Chuyện trở thành một “căn cứ quân sự” của Mỹ lại càng khó hơn.

    Chính sách vô cùng khôn khéo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dùng Đệ Lục Hạm Đội Mỹ làm hàng rào bảo vệ đất nước Thổ ngăn chặn làn sóng đỏ Liên Xô xâm lược là một bài học cho các lãnh đạo quốc gia biết mở mắt nhìn xa. Mặc dù là một nước trung lập trong Thế Chiến Thứ Hai, để lấy lòng Mỹ, lãnh đạo Thổ đã tình nguyện gởi 5500 quân tham chiến bên cạnh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Thổ chiến đấu anh dũng nhưng cũng chịu đựng tổn thất rất nặng nề. Một nửa lực lượng Thổ đã chết và bị thương trong ba năm chiến tranh. Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO và hùng mạnh đến ngày nay. Nhật Bản là một ví dụ khác. Trong cuốn phim tài liệu Thế Giới Thiếu Mỹ (The World Without US) đạo diễn Mitch Anderson trích lời phát biểu của Thủtướng Nhật Yasuhiro Nakasone “Nếu Mỹ rút khỏi Nhật Bản, chúng tôi phải dành suốt mười năm tới chỉ để lo tái võ trang trong nhiều mặt, kể cả sản xuất võ khí nguyên tử”. Một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới với Tổng Sản Lượng Nội Địa năm 2011 lên đến 5855 tỉ đô la nhưng dành vỏn vẹn một phần trăm cho ngân sách quốc phòng chỉ vì Nhật dựa vào khả năng quốc phòng của Mỹ và sự có mặt của 35 ngàn quân Mỹ. Khác với chủ trương “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” của Hồ Chí Minh, trong một thống kê mới đây, 73 phần trăm công dân Nhật biết ơn quân đội Mỹ bảo vệ họ.

    Đứng trước một miền Bắc điêu tàn sau mấy trăm năm nội chiến và thực dân áp bức, một giới lãnh đạo nếu thật tâm thương yêu dân tộc trước hết phải nghĩ đến việc vá lại những tang thương đổ vỡ, đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ngay cả thống nhất là một ước mơ chung và có thật đi nữa cũng cần thời gian và điều kiện. Con người trước hết phải sống, phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, học hành trước khi nghĩ đến chuyện đoàn tụ với đồng bào và bà con thân thuộc.

    Ngoại trừ các lãnh đạo Cộng Sản, trên thế giới chưa có một giới lãnh đạo thể hiện lòng yêu nước bằng cách giết đi một phần mười dân số, đốt cháy đi một nửa giang sơn của tổ tiên để lại, dâng hiến hải đảo chiến lược cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà gọi đó là “thống nhất đất nước” và “hòa hợp dân tộc”.

    Cũng trong tài liệu chính thức của đảng, ngay cả trước khi ký hiệp định Geneve và khi Việt Nam chưa có một dấu chân người lính Mỹ nào, hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đếquốc Mỹ".

    Vào thời điểm trước 1954, dân tộc Việt Nam thật sự có một mối thù không đội trời chung với Mỹ sâu đến thế sao hay giới lãnh đạo CSVN chỉ vẽ hình ảnh một “đế quốc Mỹ thâm độc đầu sỏ” như một lý do để chiếm toàn bộ Việt Nam bằng võ lực, và cùng lúc để phụ họa theo quan điểm chống Mỹ điên cuồng của chủ nô Mao Trạch Đông sau cuộc chiến Triều Tiên?

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau gần một thế kỷ với bao nhiều tổn thất máu xương, tù ngục, mục tiêu Cộng Sản hóa Việt Nam của đảng cuối cùng đã đạt được. Lê Duẩn, trong diễn văn mừng chiến thắng vài hôm sau đó đã nói “vinh quang này thuộc về đảng Lao Động Việt Nam quang vinh, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”.

    Lời phát biểu của họ Lê nhất quán với nghị quyết của đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú chủ trì năm 1930 và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương phê chuẩn vào tháng 4 cùng năm, ghi rõ: "Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tưsản dân quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng và sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.”

    Mới đây, Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN, trong chuyến viếng thăm Cu Ba, cũng lần nữa khẳng định “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.... Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủnghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nhiều người cho rằng Nguyễn Phú Trọng nói những câu lạc hậu, lỗi thời mà không biết mắc cỡ. Tôi tin y nói một cách chân thành và hãnh diện. Nhờ tài lãnh đạo mà đảng CSVN đã tồn tại dù cả một hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh như Liên Xô đã phải sụp đổ.

    Đối diện với thời đại toàn cầu hóa, nội chung chủ nghĩa Mác về mặt kinh tế đã phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu tồn tại của đảng nhưng cơ chế nhà nước toàn trị sắc máu theo kiểu Lê Nin, Stalin chẳng những được duy trì mà còn củng cố chặt chẽ và nâng cấp kỹ thuật cao hơn. Dù ngoài miệng có hát bài hòa hợp hòa giải thắm đượm tình dân tộc, bên trong, các chính sách của Đảng vẫn luôn kiên trì với mục tiêu toàn trị và bất cứ ai đi ngược với mục tiêu đó đều bị triệt tiêu một cách tàn nhẫn.

    Dưới chế độ Cộng Sản, không những người dân bị ràng buộc vào bộ máy mà cả các lãnh đạo cũng sinh hoạt trong khuôn khổ tổ chức và nghiêm chỉnh thực thi các nguyên tắc lãnh đạo độc tài sắc máu do đảng của họ đề ra. Điều đó giải thích lý do giọng điệu của những cựu lãnh đạo Cộng Sản như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm sau khi rời chức vụ giống như những người vừa được giải phẫu thanh quản, nói dễ nghe hơn nhiều so với thời còn trong bộ máy cầm quyền. Họ không phải là những người “buông dao thành Phật” nhưng chỉ vì họ đã trở về với vị trí một con người bình thường, ít bị ràng buộc trong cách ăn cách nói, cách hành xử, cách khen thưởng và trừng phạt như khi còn tại chức.

    Giới lãnh đạo Cộng Sản được trui rèn trong tranh đấu, được huấn luyện chính trị từ cấp đội, cấp đoàn trước khi giữ các vị trí then chốt trong đảng và nhà nước CS. Họ nắm vững tâm lý và vận dụng một cách khéo léo tâm lý quần chúng để phục vụ cho các chính sách của đảng trong từng thời kỳ. Sau biến cố Thiên An Môn, để đánh lạc hướng cuộc đấu tranh đòi dân chủ của thanh niên sinh viên, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc khai thác lòng căm thù chính sách quân phiệt của Nhật đã xảy ra từ thế kỷ trước. Lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh như một tai nạn trong sách giáo khoa, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Việt Nam cũng thế. Trong chiến tranh biên giới 1979, các lãnh đạo CSVN đã lần nữa sử dụng thành công viên thuốc độc bọc đường “bảo vệ tổ quốc”. Máu của hàng vạn thanh niên Việt Nam đổ xuống dọc biên giới Việt Trung phát xuất từ tình yêu quê hương trong sáng vàđáng được tôn vinh, tuy nhiên, nếu dừng lại một phút để hỏi, họ thật sự chết vì tổ quốc hay chỉ để trả nợ xương máu giùm cho đảng CSVN?

    Với tất cả thông tin được phơi bày, tài liệu được giải mật cho thấy, cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mà giới lãnh đạo CSVN đưa ra thực chất chỉ là cái cớ. Không có một người lính Mỹ nào đến Việt Nam, đảng vẫn cộng sản hóa miền Nam cho bằng được. Bộ máy tuyên truyền tinh vi của đảng thừa khả năng đểnghĩ ra hàng trăm lý do khác để đánh miền Nam.

    Đảng CSVN là nguyên nhân khiến cho nhiều triệu người Việt vô tội ở hai miền đã phải chết một cách oan uổng, bao nhiêu thế hệ bị suy vong, bao nhiêu tài nguyên bị tàn phá và quan trọng nhất, chiếc còng Trung Quốc mà đảng thông đồng để đeo trên cổ dân tộc Việt Nam mỗi ngày ăn sâu vào da thịt nhưng không biết làm sao tháo gỡ xuống đây.

    Nói theo cách viết của nhạc sĩ Việt Khang “Việt Nam ơi thời gian quá nửa đời, và ta đã tỏ tường rồi”, chiến tranh xảy ra tại Việt Nam mà không ở đâu khác chỉ vì Việt Nam có đảng Cộng Sản. Ngoại trừ các em, các cháu bị nhào nặn trong nền giáo dục ngu dân một chiều chưa có dịp tiếp xúc với các nguồn thông tin khách quan khoa học, nếu hôm nay, những người có học, biết nhận thức mà còn nghĩ rằng cuộc chiến kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, những kẻ đó hoặc bị tẩy não hoàn toàn hoặc biết mình sai nhưng tự dối lòng để tiếp tục sống cho hết một kiếp người. Cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ đất nước hiện nay, do đó, còn rất khó khăn, đôi gánh non sông còn rất nặng và hành trình tự do còn khá xa xôi.

    Sau 37 năm, “hàng triệu người buồn” như ông Võ Văn Kiệt nói, nếu chưa qua đời, hôm nay vẫn còn buồn. Nhưng người buồn không phải chỉ từ phía những người lính Việt Nam Cộng Hòa bị buộc buông súng, từ phía nhân dân miền Nam bị mất tự do mà còn là những người miền Bắc, cả những người trong đảng CS đã biết ra sự thật, biết mình bị lừa gạt, biết mình đã dâng hiến cả một cuộc đời trai trẻ cho một chủ nghĩa độc tài, ngoại lai, vong bản.

    Gần mười năm trước tôi kết luận bài viết về ngày 30 tháng 4 bằng ba phân đoạn dưới đây và năm nay, tôi kết luận một lần nữa cũng bằng những dòng chữ đó để chứng minh một điều, tuổi trẻ của tôi có thể qua đi nhưng niềm tin vào tuổi trẻ trong tôi vẫn còn nguyên vẹn.

    Như lịch sử đã chứng minh, chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Không có vũ khí nào mạnh hơn sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam, chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu mai sau và chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân quốc cũng như trong bang giao quốc tế. Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Và do đó, conđường để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.

    Ba mươi bảy năm là một quảng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trễ hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội. Cơ hội vẫn cònđó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vỡ, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam.

    Trần Trung Đạo


    Nguồn:http://www.tongphuochiep.info



              

                         
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Chuyện Hai Người Lính




    Đơn vị tôi nhận được lệnh hoán chuyển vùng hoạt động với đơn vị bạn, mấy ngày liên tiếp lo tu sửa hệ thống phòng thủ.
    Hôm nay rảnh rỗi, tôi và Trường rủ nhau vào Câu lạc bộ uống café. Một anh lính ngồi gần bên nói:

    - “Thưa hai ông thầy! (lính trẻ thường gọi cấp chỉ huy như thế) em thấy cách đây vài trăm thước trên đường xuống chợ có một quán café, cô chủ quán… đẹp ơi là đẹp!”. Anh ta vừa dứt lời là Trường vội hỏi ngay:

    - “Ê, Long! đẹp bằng bồ của Thiếu Úy Phi… không mậy?”, Long cười cười không nói. Tánh thằng Trường là như thế, hễ nghe tới gái là mắt nó sáng lên… Có lẽ tôi cũng giống nó ở điểm này.

    Tôi và Trường ở cùng xóm, thân nhau khi hai đứa còn con nít. Năm Đệ ngũ, trong lớp có cô bạn tên Sương, cả hai đứa tôi cùng mê, nhưng khi thấy thằng Trường “đắm đuối” quá nên tôi tự động rút lui “nhường” cho bạn. Tình yêu học trò thật ngớ ngẩn, hai đứa gặp nhau chẳng biết nói gì ngoài các chuyện vớ vẩn như hỏi nhau mượn sách vở, mấy ngày nghỉ ở nhà làm gì, v.v. và v.v., chỉ bấy nhiêu chuyện mà mỗi lần gặp nhau nói chuyện hằng giờ cũng không hết. Có hôm thằng Trường trả cuốn vở cho Sương, hai đứa lỡ chạm tay nhau… mặt thằng Trường cứ nghệch ra còn Sương thì cúi mặt xuống bàn suốt cả buổi học.

    Nhà tôi và Trường cách nhà Sương một con sông, nước chỉ sâu tới ngực. Người dân qua lại bằng đò, đến 08:00 giờ tối đò hết đưa, muốn qua sông chỉ có cách lội xuống nước. Thằng Trường thường rủ tôi qua thăm Sương, ban đêm trời tối om, tôi đang ngần ngừ không biết phải qua sông bằng cách nào cho quần áo khỏi ướt. Thằng Trường lôi tôi vào một bụi rậm, cả hai cởi hết quần áo và hai con nhộng bắt đầu lội sông. Qua bên kia sông, hai đứa lại mặc quần áo vào và tiếp tục đi đến nhà Sương.

    Chiến cuộc lan tràn đến tận làng quê của chúng tôi, gia đình Sương dọn lên Sài Gòn, Trường và tôi hai đứa cũng theo gia đình mỗi đứa một nơi, rồi một hôm chúng tôi gặp lại nhau cùng một đơn vị. Sương thì Trường không biết giờ này ở đâu, cuộc tình học trò… rồi xa… rồi quên!. Sáng sớm còn đang ngủ thì Trường đã dựng đầu tôi dậy:

    - “Ê, Phi… dậy uống café mậy!”, tôi càu nhàu nhưng cũng nhảy xuống khỏi võng. Hai đứa tôi tà tà đi xuống quán người “đẹp”, quán lá thật xinh xắn nằm sâu trong vườn cau, trên vách treo vài giỏ Lan rừng. Cả hai đứa chọn cái bàn kê tận trong góc, ở đây rất gần quầy tính tiền của cô hàng café. Cô hàng nghe tiếng động khoát màn bước ra, cả hai chúng tôi cùng choáng váng. Một thân hình eo thon trong chiếc áo bà ba bằng lụa tím, gương mặt thanh tú dễ thương, mái tóc dài buông xõa… làm dáng nàng có vẻ liêu trai!

    - Thưa… hai ông dùng gì?
    Nghe chữ “dùng” tôi ngạc nhiên, à… thì ra cô nàng ở tỉnh thành nào dọn về đây chứ không phải dân địa phương, giọng nói nhỏ nhẹ thật dễ thương!
    - Cô cho xin hai ly café đá.
    Hai đứa tôi nhìn quanh một vòng trong quán, mắt tôi chạm vào hàng chữ viết cạnh bàn chúng tôi ngồi:
    - Phận em bưng nước, rửa ly kính xin quý khách… đừng ghi sổ vàng! – Quán nghèo.

    Có lẽ quán này có người ăn chịu rồi quỵt luôn nên cô hàng mới viết như vậy. Tôi ghi thêm phía dưới:
    - Mai vàng nở khắp thôn trang Quán không bán thiếu tôi càng buồn… hơn! – Lính nghèo.

    Ngồi một lát tôi để ý thấy thằng Trường cứ thỉnh thoảng liếc nhìn cô hàng, anh chàng này có vẻ “chịu đèn” rồi. Bỗng nhiên thằng Trường khe khẽ hát:

    “Gặp em trong quán nhỏ Bên kia mưa sông dài… Tóc em vương màu mắt Khi Xuân về sớm mai
    Tôi ngồi đan khói thuốcMưa…..” *


    Giọng nó hay quá… lời nhạc như một bài thơ! Cô hàng cũng bị giọng hát thằng Trường lôi cuốn, tiếng hát tiếp tục đều đều:…..

    “Đời mình đâu dám hẹn Mơ lại phút… tương phùng !”

    – “Giọng Thiếu úy hay quá! Trâm chưa bao giờ nghe ai hát hay Như vậy!”


    À, thì ra cô hàng tên Trâm (Tôi và thằng Trường cùng la thầm như thế). Rồi từ đó, thằng Trường thường rủ tôi xuống quán uống café, đôi khi nó đi một mình, mấy lúc gần đây nó đi một mình thường xuyên hơn. Tôi thương nó như anh em ruột, nó chỉ có mẹ già và cô em nhỏ, nó thường tâm sự với tôi: “Mẹ tao muốn tao có vợ sớm để có cháu cho bả ẵm, không có tao bả nhìn thấy cháu nội cũng như thấy tao”. Một hôm thằng Trường lôi tôi ra chỗ vắng, mặt có vẻ nghiêm trọng, nó nói: “Lâu nay tao giấu mầy, vì khi nào chắc ăn… tao mới nói”, ngập ngừng một lát nó tiếp: “Tao và Trâm yêu nhau… cách đây một tháng tao có hỏi ý kiến Trâm và tao đã viết thư cho má tao, bả mừng rỡ… vô cùng! Sau cuộc hành quân này, tao xin phép vài ngày về rước má tao xuống nhà Trâm dạm hỏi… có thể chúng tao sẽ cưới nhau vào đầu Xuân năm tới”. Tôi ôm chặt hai vai bạn mình chia sẻ niềm hạnh phúc đang dâng trào trong nó.

    —–o0o—–

    Đơn vị tôi hành quân bước sang ngày thứ ba thì chạm nặng, địch quân cấp Tiểu Đoàn đang vây chặt chúng tôi vào giữa, thiệt hại của ta mỗi lúc một tăng. Chúng tôi cố thủ trên một ngọn đồi, qua hôm sau được 2 Tiểu Đoàn bạn cứu viện, địch bị đánh bật trở ra, bỏ chạy quên mang theo xác của đồng bọn. Đại Đội của tôi thiệt hại trung bình, trong đó có hai Sĩ Quan bị thương nặng, tôi lo lắng cho Trường, linh tính như báo cho tôi tin chẳng lành. Tôi gọi máy liên tục và cuối cùng được biết Sĩ Quan bị nặng nhất đó là Trường.


    Một dáng người nằm im lìm như xác chết, mặt tái nhợt, máu nơi ngực vẫn còn rỉ ra. Tôi hoảng hốt nhào lại quỳ xuống bên cạnh. Khi biết chắc đó là Trường tôi hét lớn, xô ngã người Y Tá qua một bên và gọi tên Trường rối rít. Một tay bịt chặt vết thương, một tay làm hô hấp nhân tạo, hai hàng nước mắt nhạt nhòa, tôi thảng thốt gọi tên Trường khan cả cổ họng. Bỗng nhiên Trường khẽ cựa mình mắt từ từ mở, tôi mừng rỡ bật lên tiếng cười trong vỡ òa nước mắt. Môi Trường mấp máy… tôi cúi xuống kê tai sát vào miệng Trường nhưng cũng không nghe được tiếng nói, tay Trường sờ soạng nơi ngực đầy máu và dừng lại nơi tấm thẻ bài, miệng nó mấp máy gọi tên người yêu nhẹ như gió thoảng. Tôi hiểu ý, đưa tay gỡ nhẹ bớt một tấm thẻ bài dính máu bỏ vào túi áo giáp của mình, Trường mỉm cười rồi thở hắt ra. Đôi mắt mờ lệ… tôi đứng thẳng người đưa tay chào vĩnh biệt người bạn của mình!
    “… Có lẽ tao và Trâm sẽ cưới nhau vào đầu Xuân năm tới…”
    Mùa xuân sẽ mãi mãi không đến với mầy và Trâm… Trường ơi!

    —–o0o—–

    Về đến hậu cứ tôi ngủ vùi cho đến hôm sau, thay quân phục chỉnh tề, nhìn lại trong gương lần chót, tôi bước ra khỏi cổng đồn đi về hướng quán café của Trâm. Trên đường đi tôi suy nghĩ miên man… không biết phải nói với Trâm như thế nào, phải khởi đầu ra sao? Cổ họng tôi nghèn nghẹn, tội nghiệp cho Trâm quá… Trâm ơi!!!

    Khi nghe tiếng Trâm tôi giật mình mới hay mình đã tới quán tự lúc nào: “Anh Phi…, anh về hồi nào vậy? Còn anh Trường đâu?” Tôi bối rối… lí nhí trong cổ họng: “Tr..ư..ờng có chút việc sẽ… tới sau”, Trâm hơi biến sắc: “Nghe mấy chị vợ lính nói đơn vị anh đụng nặng lắm phải không?”
    - “Ờ, đụng nặng, à không, không… nặng lắm”
    . Tôi bước vội vào quán tới chỗ tôi và Trường thường hay ngồi,
    - “Trâm cho xin hai ly café đá”,

    Nghe hai ly café mặt Trâm tươi tỉnh trở lại, mắt cứ nhìn ra ngõ như trông chờ Trường. Nhìn chiếc ghế chỗ Trường bỏ trống lòng tôi buồn vô hạn, tiếng Trâm làm tôi chợt tỉnh: “Anh Phi, anh làm sao vậy, trông anh hình như… bịnh?” và Trâm đưa tay ngăn tay tôi lại: “Anh đừng khuấy nữa… ly café chưa bỏ đường”. Trâm xoay người đi vào trong, vừa đi vừa nói: “Để Trâm vào trong lấy thuốc cảm cho anh”.

    Đến bây giờ tôi mới biết được rằng… tôi không thể nào báo tin Trường chết cho Trâm, tôi không đủ can đảm làm việc đó, không thể nào báo cái tin khủng khiếp đó, nó tàn nhẫn quá… tôi không thể nhẫn tâm giết chết cả niềm tin và hy vọng của một người con gái đáng thương như Trâm. Người tôi như run lên: “Trường ơi, mày tha thứ cho tao… tao không thể làm nổi ước nguyện của mày lúc lâm chung, tha thứ cho tao!”. Toàn thân tôi run rẩy, nghe tiếng bước chân của Trâm đi lên tôi vờ cúi xuống cột lại dây giày để Trâm không nhìn thấy cặp mắt đỏ hoe của tôi như chực khóc.

    - “Thuốc cảm đây, anh uống đi!”

    Tiếng Trâm nhỏ nhẹ… nghe như tiếng hát của Trường:……“Đời mình đâu dám hẹn Mơ lại phút… tương phùng !”

    Tiếng hát mượt mà của Trường như lớn dần… lớn dần, cuối cùng như một khối thuốc nổ nặng ký nổ tung trong đầu tôi… tan tác… bi thương! Tôi đứng bật dậy và như người chạy trốn… lảo đảo bước ra khỏi quán vóc dáng xiêu vẹo, bỏ lại sau lưng người con gái mắt tròn xoe… ngơ ngác trông theo!


    - Viết để tặng bạn tôi, cố Trung Úy Lê Đức Trường. -Tặng những “Góa Phụ” chưa một lần lên xe hoa!

    Lê Phi Ô


    Tác giả ghi chú: * Bài hát không biết ai là tác giả cũng như tên bản nhạc, tôi nghe phát ra từ Radio khi hành quân ngang qua một xóm nhỏ.


    Nguồn:http://www.tongphuochiep.info


              
                         
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Trần Dzõan Nho
    Dặm Trường

    ____________________






              





    Trần Dzõan Nho - Dặm Trường
    Biên soạn: Nguyễn Đình Toàn
    Giọng đọc: Hồng Ngọc & Nguyễn Đình Toàn




              
              
                         
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           







    ÔNG làm TÔI mất NƯỚC!
    _____________________
    Hoàng hải Thủy - 20/06/2008










    Từ Ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đến hôm nay, khi tôi viết những dòng chữ này, Ngày Thứ Sáu 13 Tháng Sáu năm 2008 — 40 triệu anh Phó Thường Dzân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa — Quốc Gia một thời hùng mạnh — vẫn bị ám ảnh vì một câu hỏi mà các anh không sao có được câu trả lời thỏa đáng:
    • – Vì sao mình lại thua?
      Tại sao mình mất nước?
      Tại sao bọn Lính Cái Bắc Cộng mông đít to hơn cái thúng, lá đa bự hơn cái quạt nan, 100 em thì 99 em đói, em nào cũng hôi nách, xệ rốn, lòi dzom, lại có thể khiêng ảnh Già Hồ vào đường Tự Do của ta???
      Tại sao chúng ta bị nhục nhã, ê chề đến như thế ???????
              
    Nhiều ông théc méc, không phải théc méc thường mà là théc méc ray rứt, théc méc ra rít:
    • – Tết Mậu Thân, mình dzui xuân, đêm Mồng Một mình nằm với vợ, mình ngủ say, nó dzô đến tận giường mình, nó kề dao dzô cổ mình. Dzậy mà mình vẫn bợp tai, đá đít nó, mình đuổi nó đi.
      Dzậy mà tại sao bi giờ mình mất nước?
              
    40 triệu ông Việt Nam trên đây, rất có thể, luân hồi trở lại trần gian, tái sinh làm người Việt Nam, qua cả năm, bẩy cái gọi là “a tăng tỳ kiếp“, cũng không tìm được câu trả lời thỏa đáng cho théc méc: “Tại sao ta mất nước?”

    Những đêm buồn 1976, 1977 — biết buồn dzồi, khổ lắm, kể mãi — nằm ngay đơ cán cuốc như xác chết, như thây ma mà óc còn tỉ tê làm cái trò suy nuận — đọc bài thơ của ông Nguyễn Thượng Hiền, gặp 2 câu:
              
    Hũu tình, hữu vũ, thiên vô định.
    Đồng khổ, đồng ưu, địa diệc lao.
              
    Thấm quá, cảm khái chịu không nổi, tôi làm bài thơ:
              
    Hữu tình, hữu vũ, thiên vô định,
    Đồng khổ, đồng ưu, địa diệc lao. (*)

    Câu hỏi nào ai biết tại sao!
    Tại sao? Câu hỏi từ khi nào?
    Cũng buồn, cũng giận, trời mưa tạnh,
    Cùng khổ, cùng đau, đất biển dâu!
    Ai thua, ai được, người điên tỉnh,
    Khi còn, khi mất, vật thương đau.
    Hỏi sao mưa tạnh, sao thay đổi?
    Đất dại, Trời ngu có biết đâu!
              
    Hai mươi năm chìm nổi trong cuộc biển dâu ở quê nhà — không phải ba chìm, bẩy nổi, chín lênh đênh mà là bẩy chìm, chín nổi, mười mấy cái lênh đênh — 8 năm nằm phơi rốn trong Ngục Tù Cộng Sản Ác Ôn — biết tù dzồi, khổ lắm, kể mãi – một ngày thu buồn bánh xe lãng tử đưa tôi đi xa Sài Gòn Đẹp Lắm, đem tôi đến sống kiếp lưu đày biệt xứ ở nước Kỳ Hoa,
    • – Một đi vĩnh biệt Thủ đô. Có về đâu nữa Thành Hồ chết băm —
    Ở xứ lưu đầy, những chiều buồn tôi nhìn xem phong cảnh quê người, đầu đường xe chạy, cuối trời máy bay. Rồi một đêm đông tuyết phủ trắng trời, trắng đất, trắng cây, trắng sông, trắng núi, trắng đầy, trắng vơi, trong căn phòng ấm, đèn vàng, an ninh 500/100, tôi nằm đọc quyển
    • “Tôi làm tôi mất nước.”
      Văn phẩm loại Vạn Lý Tha Hương Lưu Vong Thất Quốc Hồi Ký của ông tác giả Lê Văn Phúc.
    Ông này thường tự xưng là “Cai Tôi” trong những bài viết của ông. Dường như những năm 1950 xa xưa có thời ông Cai Tôi ở trong quân ngũ, ông mang lon Caporal, Sergent — Cai, Đội. Thời ông tung hoành trên báo chương Việt Ngữ Hải Ngoại Kỳ Hoa là những năm 1980-1985. Chắc vì nhiều ông Việt Nam, đa số là những ông Tướng — Tướng Chạy, Tướng Chuồn, Tướng Lỉnh — sống nhàn trên đất Mỹ, viết Hồi Ký kể chuyện mấy ông cầm quân giữ nước năm xưa, mấy ông đổ cho người khác cái tội làm mất nước, nên ông Cai Tôi Lê Văn Phúc nực gà, nóng vịt, bực mình, viết hồi ký của ông, trong đó ông nhận ông làm cho ông mất nước.

    Đọc Hồi Ký của ông Lê Văn Phúc, tôi thấy là tôi cũng can tội làm cho tôi mất nước.
    Thế rồi, nghĩ sâu, nghĩ thấm hơn một chút, tôi thấy tôi không thể làm cho tôi mất nước được.
    Đồng ý là
    • “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách:
      nước mạnh, nước mất, anh dân ngu ken đu cũng có trách nhiệm,”
    nhưng tôi là phó thường dzân chuyên nghiệp, tôi là thất phu chân chính, thất phu de luxe, tôi chẳng làm được trò gì đáng để nước tôi bị bọn Giặc Đỏ chiếm mất. Làm nước tôi mất, trách nhiệm ở những người khác.
    • Nói cho đúng để nước bị mất tôi cũng có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm của tôi nhỏ síu, nhỏ như cái tĩ gà,
    • trong khi trách nhiệm của nhiều người khác bự như mông trâu, đít voi.
              



    Nhiều người khác có trách nhiệm lắm lắm trong việc làm nước tôi mất, hôm nay tôi chỉ kể một người thôi.
    Người can tội làm tôi mất nước là ông Nguyễn Văn Hảo, một ông khoa bảng, từng cầm quyền trong chính phủ nước tôi. Mời quí vị đọc bài viết dưới đây về tội trạng của can phạm Nguyễn Văn Hảo; bài này đăng trên Tuần báo Tuổi Trẻ của bọn Việt Cộng ở Sài Gòn:
    Tuổi Trẻ. Trích:
              
    • Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Cựu Phó Thủ tướng chính quyền Sài Gòn cũ, là một trong những người bạn thân của Phạm Xuân Ẩn. Ngày 30.4.1975 ông NV Hảo quyết định không ra đi, mặc dù ông là một quan chức cấp rất cao của chế độ cũ và không có một mối liên hệ nào với cách mạng. Ông sẵn sàng chờ đợi điều xấu nhất xảy ra với ông, nhưng không có điều xấu nào xảy ra cả.

      Nói chuyện với chúng tôi về Phạm Xuân Ẩn, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo cho biết:
      • – Tôi quen anh Ẩn khi tôi làm Phó Thủ tướng chế độ cũ. Sau 30.4.1975, tôi và ảnh gặp nhau thường xuyên với tư cách bạn bè, hầu như tuần nào cũng gặp, mãi cho tới lúc tôi rời khỏi Việt Nam năm 1982.

      Ông NV Hảo đã dành những lời thật tốt đẹp để nói về Phạm Xuân Ẩn:
      • – Chúng tôi quen nhau bắt đầu từ một cuộc phỏng vấn. Hồi đó ảnh là ký giả Báo TIME, gặp tôi để phỏng vấn về kinh tế. Gặp con người này, tôi vừa tò mò vừa thích thú: Sao Việt Nam có thể có một người đủ trình độ và uy tín làm phóng viên một tờ báo tầm cỡ của Mỹ, lại được người Mỹ nể trọng như vậy! Trong câu chuyện trao đổi, anh Ẩn cởi mở, thoải mái, thỉnh thoảng lại chen một chuyện trào phúng, rất dễ thông đạt. Tôi cảm nhận được con người ảnh ngay thật, không có thủ đoạn, không có hậu ý gì. Sau đó ảnh viết một bài trên Báo TIME, số báo chuyên đề về Việt Nam. Hồi đó khi tiếp xúc với Phạm Xuân Ẩn, không có ai nghi ngờ ảnh là tình báo cho bên kia hết. Ảnh có nghệ thuật ẩn giấu vai trò bí mật của mình một cách tuyệt vời. Ảnh chân thành, thân thiện thực sự, không hề giả dối..

      Về quan hệ với Phạm Xuân Ẩn sau giải phóng, ông Hảo kể:
      • – Sau 1975, tôi với anh Ẩn thân thiết lắm. Chúng tôi rất hợp tánh nhau, mở hết lòng ra chơi với nhau, không có giới hạn. Cho đến khi rời khỏi Việt Nam năm 1982 tôi vẫn không biết anh Ẩn là tình báo. Ra nước ngoài rồi tôi mới nghe nói. Lúc đó tôi mới hỡi ôi… Tôi tự hỏi, anh ta làm tình báo, có phải là từ 1975 đến lúc đó anh ta đã nhận nhiệm vụ theo dõi tôi hay không.
        Tôi ấm ức đến mức độ 10 năm sau khi trở về Việt Nam, tôi mời ảnh đi ăn cơm để hỏi cho ra lẽ. Anh Ẩn nói:
        • “Moa có thể lấy danh dự nói với toa là không bao giờ moa làm chuyện đó. Bạn là bạn, không thể nào moa làm chuyện đó được.”
        Nghe Ẩn nói, tôi tin ngay. Sau này tôi cũng biết chắc chắn là không có chuyện đó.
        Ẩn là một nhân tài. Ảnh chọn chính nghĩa đi theo và lúc nào cũng trọng nhân cách. Ảnh không bao giờ làm hại ai và luôn làm người ta cảm thấy yên lòng.

      Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo nói như thế về Tình Báo VC Phạm Xuân Ẩn.
              
    Ngưng trích báo Tuổi Trẻ VC.
              

    Quí vị vừa đọc bài viết trên tờ báo Tuổi Trẻ Việt Cộng, trong đó ông Nguyễn Văn Hảo, Cựu Phó Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, kể về mối giao tình thân thiết của ông với anh ký giả báo Time Phạm xuân Ẩn, người được thổi phồng là “Tình báo viên Ưu Tú, Siêu Việt: SuperMasterSpy” của Cộng sản hoạt động ở Sài Gòn những năm trước 1975.

    Ông Nguyễn Văn Hảo nâng bi anh VC Phạm xuân Ẩn với những lời nhờn nhụa đến phát tởm. Thời ông NV Hảo làm Phó Thủ Tướng, ông được PX Ẩn phỏng vấn, viết cho một bài ngắn, sần sùi như củ khoai lang còi, đăng 1 cột, 15 phân, trên Tuần báo Time của người Mỹ. Được lên báo Time, ông NV Hảo lấy làm vinh hạnh, ông vênh váo, ông chịu ơn PX Ẩn “lăng xê” ông trên báo cùa Quan Thầy Mỹ, ông kết bạn với nó.

    Ông Phó Thủ tướng của tôi có giỏi tiếng Mỹ hay không, tôi không biết, tôi thấy ông ta dzốt tiếng Việt — viết rõ là ông dzốt tiếng Hán Việt — ông viết về VC Phạm xuân Ẩn:
    • _ ..con người anh ngay thật, không có thủ đoạn, không có hậu ý gì.
    Không phải “hậu ý” mà là “ẩn ý. gian ý.” Bố khỉ.
    •           

      Sau Ngày 30 Tháng Tư, ở Sài Gòn, em nhỏ lên ba chùi đít chưa sạch cũng biết tên Phạm xuân Ẩn làm việc cho bọn Bắc Cộng;
      sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 ông Cựu Phó Thủ Tướng NV Hảo không biết tên Phạm xuân Ẩn là Việt Cộng nằm vùng,
      đến năm 1982 ông đi sang Pháp ông vẫn không biết tên bạn thân của ông là tay sai VC,
      phải sang Pháp mấy năm sau ông mới biết. Mèn ơi..! Hết nước nói.
    Không lẽ ông Tiến sĩ NV Hảo ngu đến như thế? Ông có mù đâu? Ông phải thấy, ông phải biết chứ!
    Đến những năm 1990 ông Cựu Phó TT vẫn tin tên tay sai VC Phạm xuân Ẩn “thành thật” với ông, không nói dzối ông, không phản ông, không báo cáo về ông với những tên CS thượng cấp của nó!
    Không lẽ ông ngu đến nước ấy?
    Em nhỏ lên ba cũng biết bọn đảng viên cộng sản là những tên sẵn sàng tố cáo cả bố mẹ chúng, đừng nói gì đến bạn chúng.
              
    • Có ông Phó Thủ Tướng ngu đần như ông Nguyễn văn Hảo, nước tôi không bị CS nó chiếm, tôi không mất nước sao được?
    • Có ông Phó Thủ tướng Cả Thộn như ông Nguyễn văn Hảo, Quốc Gia Việt Nam CH bị bọn Bắc Cộng chiếm là chuyện không lạ,
    • có ông Phó TT ngu độn như ông NV Hảo, Quốc Gia Việt Nam CH không tiêu vong mới là chuyện lạ.
    • Trong số những người làm Quốc Gia Việt Nam CH tiêu vong, tôi chỉ mặt ông Phó Thủ Tướng Nguyễn văn Hảo.
              
    Nghe kể trong Ngày 30 Tháng Tư 1975, Phó TT Nguyễn văn Hảo lê lết trong Dinh Độc Lập, xin được gặp cho bằng được tên Bắc Cộng cầm đầu bọn lính Bắc Cộng vào Dinh, để “mách bu” chuyện Quốc Gia Việt Nam CH có 16 tấn Vàng Y cất trong Kho Ngân Hàng Quốc Gia.

    33 năm đã qua kể từ ngày ấy, mời quí vị đọc vài tài liệu về chuyện bọn Bắc Cộng lấy 16 tấn Vàng của Quốc Gia VNCH, của Nhân dân VNCH. Những tài liệu dưới đây đăng trên Tuần báo Tuổi Trẻ VC xuất bản ở Sài Gòn:
    Kể lại về 16 Tấn Vàng VNCH và 2 Ngày Kiểm Kê Kho Vàng. Câu chuyện thật về 16 Tấn Vàng của Kho Bạc VNCH được tiết lộ bởi chính người ký giấy bàn giao cho đại diện Ban Quân Quản. Đây là bài viết, đăng trên Tuổi Trẻ, của một viên Trung Úy Quân Bắc Cộng đến tiếp thu Ngân Hàng.
    Sĩ quan Bắc Cộng kể:
    • Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến Trụ sở Ngân Hàng Quốc Gia số 17 Bến Chương Dương. Trước cửa Trụ sở lúc đó ngổn ngang súng ống, quần áo, đồ đạc nhà binh. Chúng tôi tiến vào bên trong Ngân Hàng. Các nhân viên bảo vệ Ngân Hàng vẫn còn đó, kể cả viên Thiếu tá Cảnh sát Ngụy.

      Chúng tôi cho họ về nhà và triển khai đội hình bảo vệ tòa nhà. Lúc ấy, thú thật là chúng tôi không biết trong đó có 16 tấn vàng, chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng. Tôi cũng không biết ông Nguyễn Văn Hảo là ai, nhưng chúng tôi được lệnh của cấp trên là phải cử hai chiến sĩ đi bảo vệ ông Hảo. Vào thời gian ấy, tôi thấy ông Hảo có đến Ngân Hàng làm việc gì đó.

      Tôi chỉ được biết tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban Kinh Tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp… Về phía Ngân Hàng Quốc Gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm.

      Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể… đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều đến như thế, thấy được những thoi vàng lớn như thế.

      Tôi thò tay định cầm thử một thoi vàng lên, anh Huỳnh Bửu Sơn thấy vậy phì cười, anh nói:
      • “Không lấy thế đứng thì khó mà nhấc lên được”.
      Quả thật, một thoi vàng coi nhỏ vậy mà nặng khoảng 13kg. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo.


    Người giữ chìa khóa Kho Vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn — nhân viên Nha Phát Hành Ngân Hàng Quốc Gia.
    Báo Tuổi Trẻ. Lời kể của ông Huỳnh Bảo Sơn
    • – Những ngày đầu Tháng 5-1975, tôi đến trình diện tại Ngân Hàng Quốc Gia ở Số nhà 17 Bến Chương Dương, thủ đô Sài Gòn cùng một số bạn đồng nghiệp, chỉ thiếu vắng vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân Quản Ngân Hàng Quốc Gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày chúng tôi đều phải có mặt tại Ngân Hàng. Rồi tôi được phân công tác tại Vụ Phát Hành và Kho Quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân Quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh.

      Vào đầu Tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân Quản Ngân Hàng Quốc Gia tham gia cuộc kiểm kê Kho Tiền và Vàng của chế độ cũ, các Kho Tiền và Vàng của Ngân Hàng Quốc Gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát Hành, nơi tôi làm việc trong ban Quản đốc từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Khi ấy, anh Giám Đốc Nha Phát Hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số nhân viên còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa cửa kho và anh Lê Minh Kiêm – Chánh Sự vụ – là người giữ mã số của các hầm bạc.

      Trước đó, việc kiểm kê Kho Tiền và Vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên chúng tôi thường làm mà cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, Kho Tiền và Vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số Tiền và Vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.

      Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân Hàng Quốc Gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm Bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.

      Đại diện Ban Quân Quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong cuộc kiểm kê là một anh bộ đội còn trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt – chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân Hàng Quốc Gia.

      Số Vàng đúc lưu giữ tại Kho của Ngân Hàng Quốc Gia vào thời điểm đó gồm Vàng thoi và các loại Tiền Vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi:
      • vàng thoi mua của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED);
        vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi – Công ty Montagu;
        và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do Tổng Nha Quan Thuế tịch thu từ những người buôn lậu vàng qua biên giới, phần lớn từ Lào về Việt Nam.
      Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của các thoi Vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi. Những đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ, có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán (computer) của Ngân Hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

      Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay. Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, – mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong Kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.

      Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi kiểm kê xong số lượng Giấy Bạc dự trữ. Việc kiểm kê số Vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.

      Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng Tiền và Vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách điện toán từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân Hàng Quốc Gia.

    Ngưng lời kể của Ô. Huỳnh Bửu Sơn. Ô. Huỳnh Bửu Sơn có liệt kê từng Tủ Vàng và từng Hầm kho tàng. Cuối bài viết, ông ghi:
    • “Tổng cộng: 1.234 thoi vàng.”
    Nhân viên Ngân Hàng Quốc Gia Huỳnh Bảo Sơn viết:
    • Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại.
    Ông HB Sơn tưởng bọn Bắc Cộng dùng số Vàng ấy vào việc kiến thiết đất nước? Tội nghiệp thì thôi.
    Hai tên Đầu Xỏ Bắc Cộng những năm ấy là Lê Duẩn, Lê đức Thọ đã “nuốt trọn” số Vàng ấy, hai tên làm tiêu tan 16 tấn Vàng trong êm ru, bà rù. Không một người Việt nào lên tiếng hỏi bọn Bắc Cộng về số 16 Tấn Vàng đó.

    Hai tên Lê Duẩn, Lê đức Thọ xứng đáng được ghi tên tuổi trong Sách Kỷ Lục Guinness về chuyện chúng “nuốt trôi” 16 tấn Vàng trong một sớm, một chiều, chúng “nuốt” Vàng ngon ơ, không hóc, không nghẹn,
    trong lúc nhân dân Việt Nam, chủ nhân của 16 tấn Vàng ấy,
    không phải là trơ mắt ếch nhìn
    mà là không ai hay biết gì cả.
              


    Những năm 1980, 1990, 2000, 2005 không người Việt Nam nào dám lên tiếng hỏi bọn Bắc Cộng về 16 tấn Vàng, nhưng như thế không phải là nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ có ai dám hỏi.
    • Sẽ có ngày người Việt Nam hỏi,
    • sẽ có ngày bọn Bắc Cộng phải nhận tội
      chúng đã chia nhau ăn trọn 16 tấn Vàng của nhân dân Quốc Gia Việt Nam CH.
    • Vàng có thể sẽ không lấy lại được một lạng
      nhưng những tên ăn Vàng — đã chết — sẽ bị quật mồ, chúng sẽ phải chịu tội trước Lịch Sử.




    _____________________________________
    (*) Thơ Nguyễn Thượng Hiền:
    • Lúc tạnh, lúc mưa, trời thay đổi
      Cùng khổ, cùng lo, đất cũng vất vả.




    _____________________________________
    Lời bàn: GIADAM, 21/06/2008

    Kính quan Bác.

    Quan Bác ơi…! Quan Bác dziết mần chi, quan Bác kể mần gì mấy cái “chiện” cũ này, mần tui đọc… mần tui nhớ “lợi” những ngày uất hận đó… Dziệc nhớ lợi những ngày tháng năm đó, nó mần tui… đau, tui xót, tui nhức nhối… hổng phải chỉ đau xót nhức nhối trên mình mẩy tay chưn mà… tui đau xót nhức nhối tận trong tim gan phèo phổi đó quan Bác ơi…!

    Ôi… mà tui nghĩ…! Dẫu biết rằng nhắc lợi, kể lợi chiện xưa tích cũ đó là điều mần ta buồn phiền đau đớn tận đáy tim can nhưng… hổng kể ra, hổng ghi lợi… thời… mần sao mọi người biết, mọi người hay… nhứt là đám con cháu sau này, mà trong mười đứa, thời hết chín đứa nói tiếng Dziệt cà lăm… đặng cho chúng rỏ tại mần sao ngày nay chúng nói sõi tiếng Anh, Ý, Tây , Đức… dzân dzân… ngày nay chúng ngụ cư nơi cái xứ, cái nước mà… tóc tai, mặt mày, mắt mũi của chúng hổng lấy gì giống cho lắm dzới dân bản địa…

    Hổng nhắc lợi, hổng kể rỏ dzìa cái đám ngu dốt, dzớ dzẫn, cả quỷnh, cả thộn này… thời mần sao người ta rỏ được cái tài bưng bợ hèn mạt của chúng…

    Kính quan Bác… Xin quan bác, nếu có thể… cứ nhắc lợi, cứ kể rỏ những gì quan Bác biết, quan Bác hay… dẫu điều ấy nó mần cho tui nhớ lợi mà hổng dzui… dzìa ba cái đám “chồn lùi chùi mép” này… Xin quan Bác ráng bình tâm nhớ kỹ giùm tui là… trong cái đám rác rến hôi thúi ấy… có còn những thằng ôn-dịch nào… thời… xin quan Bác cứ mạnh tay mà lôi cổ chúng ra đây, nêu tên chúng lên đây, dán hình mo, mặt mẹt của chúng dzào đây… cho bá-tánh thập phương điểm xỉa dzô cái bản mặt đần của chúng… bản mặt bán nước, “mãi quốc cầu vinh” của chúng…

    Kính quan Bác, tui gán cho chúng là cái lũ mặt đần có lẽ nhiều người hổng đồng ý đó quan Bác…! Bởi họ sẽ nói…
    • ” Cha này nói bá láp…! đần mà sao có được cái học dzị tiến-sĩ kinh-tế… rồi lợi mần tới chức… “phó tể-tướng triều-đình”…? ”

              
    Ấy… đấy…! mắc mớ là cái chổ này đấy quí-dzị ạ…!
    Dzậy chớ cho tui hỏi mấy Thầy, mấy Cô một câu :
    • “Mấy ông Tiến-sĩ, Kỹ-sư, Bác-sĩ… dzân dzân… thường được người đời coi như thuộc giai-cấp trí-thức, có trình-độ học dzấn cao hơn người bình-dân như… phu phen gánh dzác, đạp thuê chở muớn chớ gì…? ”
      …Dzậy thử hỏi : … “Mấy chả ra chợ trời đứng lớ ngớ mua bán… rồi mấy cha thuộc dân chợ trời thứ thiệt gạt mấy chả hay mấy chả gạt mấy ông thần kia…? ”

              
    hế hế…!
    Đó…! Bằng cấp chuyên môn thời… chỉ hay, chỉ giỏi trong cái lãnh-dzực mình biết, mình rành, mình đã học… còn láng cháng… xàng xê dzô cái chổ mình mù tịt, bù trất… hế hế… chúng gạt, chúng lột cho… hổng còn cái quần tà-lỏn mà dzìa dzới dzợ, dzới con đó…! chớ mà nói bảnh…!

    Cha Thủ-Tướng cả đẩn này cũng thuộc hạng đó đó…!
    Ai đời thuở nào… mần đến chức quyền như dzậy… mà hổng đoán được Phạm-xuân-Ản là dziệt cọng…?
    Thôi…! cứ cho là… chuyên môn của chả là mần kinh-tế, hổng mần điệp-dziên Không Không Bảy nên chả… Không Không Thấy… cũng được đi… nhưng… ít ra chả cũng hiểu… Sau 75, khi Dziệc- cọng đã nuốt trọn miền Nam, mà một ký-giả mần cho báo Time, cho dù chỉ là một tờ dân-báo chớ hổng phải công-báo… nhưng theo bọn chúng, bọn Cọng đó…!
    thời… Phạm-xuân-Ẩn,
    • nhẹ… cũng bị gán cho cái tội…”Phục dzụ cho quyền lợi Mỹ, Ngụy” có quyền khăn gói quả mướp lên đường tòng tù…
    • Nặng… “Mần dziệc cho CIA, tức là gián-điệp, là “A-giăng”… Hế hế… bị chúng gán cho cái tội này, thời… dễ lên đoạn đầu đài lắm à nghen…!

              
    Dzậy mà… sau ngày “Nửa đường đứt bóng” của miền Nam đó…! Phạm-xuân-Ẩn dzẫn phè cánh nhạn, vưỡn tà tà dạo chơi phố phường Sè Thành, vưỡn tới lui thân mật “Tutoyer” dzới me-xừ phó tể-tướng Việt-Nam Cọng-Hòa… mà hổng có thằng dép râu, nón cối nào dám rớ tới cái lông chưn của hắn… dzậy mà Ngài phó tể-tướng hổng thấy, hổng nhận ra cái “lọa kỳ” cái nghịch lý… rồi để mãi đến năm 82, chịu hổng nỗi cơ-cực dzìa tinh-thần lẫn thể-chất, nói nôm na là hổng sống được dzới đám ngợm Trường-Sơn… cho dù đã cúc-cung tận-tụy, nịnh bợ cầu dzinh, dâng dzàng “chùa” chuộc mạng hèn… Ngài phó tể-tướng bèn xin quan Cọng cho lên máy bay phản-lực ra đi theo diện bà con tây tà dzìa miền Mẫu Quốc…

    Rồi bao năm ăn bánh mì thịt nguội bên xứ Tây đoài… Ngài phó tể-tướng mới vỡ óc ra, mới được nghe con trẻ nói dzìa cái dzai trò chính-thức, cái nghề-nghiệp thứ thiệt của người bạn thân, người bạn mà Ngài đã có một mối giao-tình rất ư là thắm-thiết đó… chính là Điệp-dziên của bọn bắc Cọng…
    Rồi Ngài ấm ức, Ngài tấm tức, Ngài ôm nó trong ruột già của Ngài suốt mươi năm trường, rồi Ngài quay lợi xứ Cọng đặng hỏi người bạn tri-âm, tri kỷ năm nào rằng thì là đại khái nôm na:
    • “- Có phải hồi đó… toa được lịnh theo dõi moa chăng…? “
    … rồi người bạn Gián-Cọng giả nhời:
    • “- Dã-me, Ne-vờ, Chả bao giờ… ”
    Thế là Ngài yên “chí nhớn” lên tàu quay dzìa quê dzợ dzà một mực tin-tưởng nơi lòng chí-thành của tên bạn Cọng…

    Hết ý kiến…!
    Thiệt tình… chưa thấy ai chức to mà đần như cái thằng ông nội này…!



    Ấy… nói dzậy chớ…! chưa chắc nó ngu đâu à nghen quan Bác…!
    hổng chừng… mình mới là người… thật thà… còn nó… nó là cái thằng điếm chẫy, điếm thúi đó à nghen quan Bác…!
    Biết đâu chừng… khi nó gồng mình trụ lợi sau 30 tháng tư 75, là… nó có ý đồ chớ hổng phải nó ở lợi khơi khơi đâu nghen quan Bác…!
    hổng chừng nó cho rằng: …
    • ” Dzới công trời biển dâng dzàng, rồi dzới công hãn-mã đó…
      biết đâu ta chớp được cái “giốp ” thơm như múi sầu-riêng…?”
    Biết đâu chừng nó nghĩ dzậy đó quan Bác…?
    Mấy thằng điếm, mấy thằng ma-cô chính-trị nó suy nghĩ trong đầu nó… ai biết đâu mà lần…? phải hông quan Bác…? hế hế…
              
              



              







    - 2015 - Sài Gòn -
    Tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo,
    Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Khách Sạn Grand Imperial Saigon,
    chủ đầu tư của khách sạn Park Hyatt Saigon
              




                         
                         
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           







    Những mảnh đời rách nát
    _____________________
    Nguyễn thị Thái Hòa - 01/2012










    O Cam với ba tôi là hai chị em con cô con cậu. O Cam nhỏ tuổi hơn ba tôi nhưng vai vế họ hàng thì O là vai chị .Từ trước năm 1960 O Cam có gian hàng bán tạp hóa ở chợ An Cựu, cạnh gian hàng của mẹ tôi, nên tôi hay gặp O mỗi khi ra chợ trong ba tháng hè để được ở gần mẹ trong ba tháng hè, lợi dụng lúc mẹ rảnh rổi đôi chút là tôi vòi vĩnh đũ thứ nhất là để được ăn những món quà vặt mà tôi thường ưa thích như bánh bèo, bánh nậm chẳng hạn, nhất là món chè đậu ván. O Cam cũng rất cưng và chiều tôi, O thường ngoắc tay gọi tôi sang gian hàng của O mua cho tôi những món ăn mà tôi thích mỗi khi thấy mẹ tôi bận tiếp khách.

    O Cam có bốn người con, hai trai, hai gái. Chồng của O cam bị hư một con mắt nên không phải đi lính, cũng không có một việc làm nào ngoài việc ở nhà tính sổ sách cho vợ. Mọi người đều gọi ông là ông Một (vì chỉ có một con mắt) tuy tên trong giấy tờ của ông là Nguyễn Ước. Vì bận rộn việc buôn bán nên O Cam phải mướn một người giúp việc lo phụ chuyện nấu nướng giặt dủ ở nhà. Một con nhỏ người cùng quê ông Một ở Quảng Trị được mướn vào.

    Con bé chừng 14, 15 tuổi, tuy làm việc khó nhọc thức khuya dậy sớm nhưng nhờ được ăn no mặc ấm trong nhà O Cam, sau hơn môt năm con Lựu trắng da dài tóc ra, thì là lúc cuộc đời con Lựu đi vào một khúc quanh mới của kiếp tôi đòi, chính là lúc nó phải khuất phục trước uy quyền trước một ông chủ vô lương tâm, cậy có của có tiền.


    Biết nó mang thai, O Cam đoán biết ai là tác giả, nói ra thì hổ thẹn với xóm giềng nên ngậm đắng nuốt cay, cho con Lựu một số tiền khá lớn gọi là đền bù và biểu nó âm thầm về quê chờ ngày sinh nở. Chồng của O thì vẫn bình phong như vại, làm như không có chuyện gì xẩy ra...

    Rồi thảm họaTết Mậu Thân tới, hai người con trai của O bị VC bắt đi cùng một lượt với hơn ba trăm người khác ở nhà thờ Phủ Cam nhưng không tìm thấy tông tích sau nhiều ngày tìm kiếm. Điều kỳ lạ là Ông Một bổng dưng biến mất cùng một lượt với hai thằng con. Trước tết ông nói với O Cam, năm nay ông muốn về Quảng Trị thăm ba má ông và ở lại ăn tết với họ. O Cam nghĩ là ông Một cũng bị việt cộng bắt đi ở Quãng Trị.


    Sau khi tham dự đám tang tập thể của hơn 400 bộ xương được tìm thấy ở Khe Đá Mài mà O Cam tin là có hai đứa con mình trong số những nạn nhân, vì đã tìm thấy một số giấy tờ chứng tích cá nhân của họ. Nhưng O không nghe được tung tích của ông Một. O Cam buồn rầu bán hết nhà cửa đem hai đứa con gái nhỏ vô Đà Nẳng buôn bán sinh sống để được gần gủi với người anh ruột của O.





    ***
    Chừng hai năm sau cuộc đổi đời 1975 tự dưng ông Một trở về Huế với quân hàm thượng tá của VC. Mọi người mới vở lẽ ra là ông âm thầm hoạt động cho CS từ lâu. Họ nhìn ông như nhìn một con quỷ lộn kiếp trở về, bởi trong xóm, trong làng ai cũng biết hai đứa con ông bị chôn sống ở khe Đá Mài.

    Về An Cựu, không thấy vợ con đâu, ông lân la dò hỏi. Biết được chổ ở của O Cam ông tìm về Đà Nẳng.



    Ngày gặp lại ông, O Cam ngở ngàng cay đắng. Nhìn bộ đồ trên người ông, O hiểu ra sự vắng mặt của ông bấy lâu nay là đây. Thì ra ngày trước ông lợi dụng một con mắt còn lại để khỏi đi lính nhưng lại chạy theo lũ bất nhân này đây!

    Nhưng vốn bản tính hiền hòa, chịu đựng O Cam không dám phản đối sự có mặt trong nhà của ông, cũng không dám mở miệng trách móc việc ông bỏ mẹ con O với bao nổi gian nan, khổ nhọc để chạy theo loài quỉ đỏ. Dưới mắt O Cam, cái chết đau thương của hai thằng con trai như một vết chàm không thể xóa trên mặt ông Một. Trong thâm tâm O Cam cho rằng chính ông Một đưa dao cho những tên đồ tể giết hại con mình. Trước thái độ vô cảm đối với cái chết của hai thằng con, nhìn cung cách tự đắc tự mãn của một con thú hoang đội lốt người trở về O Cam càng thấy xót xa cho số kiếp của mình.



    Ở trong nhà O Cam ông ăn no ngủ kỹ, được cơm bưng, nước rót dâng tận miệng. Nay đòi ăn món này, ngày kia món nọ... O Cam than thở với hai đứa con gái rằng ngày trước ba bây đâu có ăn uống hồ đồ như rứa? Đi khỏi nhà có mấy năm, mà bây chừ ăn uống chi mà như thằng cha ăn mày đói khát lâu năm...



    Chừng hơn hai tháng sau, ông Một bắt đầu hạch hỏi của cải. O Cam không hề ngờ trước là sẽ có ngày hôm nay. Ngày ông trở về, O nghĩ rằng thôi thì chung qui cũng là số kiếp duyên nợ trời trói O với người đàn ông khốn nạn này, bây thì chừ già cả rồi, rán mà sống cho hết những ngày còn lại... O tìm cách thoái thác, trả lời quanh co, may ra còn chút thời gian tẩu tán một ít vàng bạc phòng thân cho hai đứa con gái còn lại. Lúc đầu ông còn dịu dọng, biết O Cam lộ vẻ nghi hoặc nên ông bắt đầu dở thói tráo trở. Luận điệu nữa khuyên lơn nữa hăm dọa:
    • -Để khỏi bị “cách mạng” tịch thu tài sản bà hãy sang tên nhà cửa lại cho tôi, bà đứng tên thì bất lợi cho bà mà tui cũng khó ăn khó nói với “ cách mạng”...vì dù sao đi nữa thì bà con anh em bên bà toàn là "Ngụy" ...
      Hơn nữa tôi sẽ bảo vệ cho hai đứa con gái bà khỏi phải đi làm thanh niên xung phong qua chiến trường Campuchia...vì thời điểm đó bọn cs lùa thanh niên nam nữ, nhất con cái của những người lính VNCH.


    Câu “hai đứa con gái bà” thoát ra khỏi cửa miệng ông trơn tru như thể hai đứa con gái này không phải là máu mủ của ông! Cũng như thái độ dửng dưng và câu nói vu khống khốn nạn khi nghe tin hai thằng con lớn bị “quân giải phóng” của ông chôn sống ở khe Đá Mài rằng:
    • -- Cách mạng nào mà giết con bà? Tụi nó bị Mỹ Ngụy giết là để trả thù tôi đi theo “cách mạng” bà không biết sao?!


    Ruột O Cam đau từng khúc. O biết O là người thất thế. Thân O đã đành nhưng còn hai đứa con gái nữa chi! O Cam im lặng chịu đựng để may ra còn cứu được hai đứa con còn lại khỏi nanh vuốt của người chồng bất nhân, người cha ác độc... O Cam trong thế chẳng đặng đừng phải nghe ông Một theo đễ được yên ổn tấm thân...

    Nhưng không ngờ, chỉ mấy tháng sau sau khi tịch thu nhà cửa, cửa hàng buôn bán của O Cam, vơ vét một mớ tiền bạc, ông "thượng tá Nguyễn Ước" ra Bắc đem theo về một người đàn bà với ba đứa con nhỏ khác vào ngang nhiên ở chung nhà với O Cam. Ông lẻo mép phân trần với O Cam:
    • "không phải tui phụ bà, nhưng vì để “cách mạng” tin tưởng mà giao trọng trách cho nên tôi không thể từ chối người vợ do cách mạng đứng ra làm lễ " tuyên bố" cho...


    Người vợ mà cách mạng làm “lễ tuyên bố” cho ông Một nhìn thấy cơ ngơi tài sản của bà cô họ tôi, động lòng tham, dở thói điêu ngoa, ghen ngược với O Cam...Y thị chì chiết O Cam y như chủ với tôi tớ trong nhà. O Cam của tôi thêm một lần đắng cay. Tuổi già sức yếu O không chịu đựng nỗi thêm một cảnh oái oăm nào nữa, O Cam qua đời sau hơn một tháng nằm liệt giường.



    Mất mẹ, hai người chị họ của tôi lặng lẽ sống với buồn phiền, lo âu bên cạnh người cha đã bán linh hồn cho quỷ. Ông Một biến căn nhà lầu hai tầng của O Cam thành quán ăn nhậu nhảy nhót cho lũ vượn mới ở trong rừng ra.

    Tuy có gia sản O Cam đễ lại nhưng hai người chị họ của tôi cũng bữa đói bữa no, cũng phải thức khuya dậy sớm lo phụ trong quán ăn do "bà vợ cách mạng" của ông làm chủ.

    Tiệm khá lớn nên có nhiều đứa con gái xin đến chạy bàn phụ việc, trong đó có đứa con rơi với con Lựu tôi đòi của ông năm xưa mà sau cuộc đổi đời vì nghèo đói vất vưởng lang thang đến xin làm công mà ông không hay biết. Nhiều đêm ngất ngưởng say mèm cùng với đồng bọn của ông trong tiệm ăn đó, ông động lòng dâm tặc, muốn thêm con bé An dáng người nhỏ thó nhưng có khuôn mặt xinh xắn, dù trước đó ông đã "ăn tươi, nuốt sống" cả chục đứa con gái nghèo sa cơ thất thế. Ông bảo hai người chị họ của tôi hỏi mướn con nhỏ về giúp việc nhà. Con An Cựu bằng lòng vì nghĩ giúp việc nhà thì sẽ được yên thân hơn là công việc rót bia rót rượu cung phụng khách ở quán ăn. Nhưng nó đâu có ngờ, sung sướng tấm thân đâu không thấy, mà nó vô tình đi lại trên vết lăn cũ của mẹ nó, của những người đàn bà khốn khổ, thấp cổ bé miệng, và còn khốn nạn hơn mẹ nó là bị hiếp dâm bởi cha ruột của nó.

    Ông Một không thể đễ "tác phong cách mạng" của ông bị đổ bễ khi nó mang thai. Ông mua nhà cho nó ở riêng. Vẫn lui tới hành lạc trên đứa con hoang xấu số của ông. Con An Cựu vẫn âm thầm chịu đựng vì nếu mất việc thì tiền đâu hàng tháng gởi về nuôi người mẹ nghèo khổ đang trông nhờ miếng cơm manh áo từ nó. Tới gần ngày sinh nở nó nhắn mẹ nó từ Quảng Trị vào nuôi.




    Bà Lựu năm xưa rất đau buồn vì đứa con gái duy nhất của bà không chồng mà chửa. Tuy vậy bà không nữa lời trách mắng con vì từ sau những năm mất nước bà Lựu phải nuôi thêm một mẹ già bằng những khoản tiền kiếm được của con An Cựu. Nhìn thấy con có ngôi nhà khá tươm tất tuy buồn nhưng bà cũng yên tâm. Hai người chị họ của tôi cũng hay đến tá túc nhà nó mỗi khi không chịu nỗi những chì chiết của bà "dì ghẻ cách mạng". Họ không ngờ đó chính là đứa em cùng cha khác mẹ của mình nay trở thành vợ bé của người cha tội lỗi của họ!

    Ngày con An Cựu chuyển dạ, cũng là ngày ông Một kết liểu đời nó. Vào Đà Nẳng cũng đã hơn một tháng mà bà Lựu chưa hề biết mặt người chồng hờ của con gái mình. Hôm nó chuyển dạ, tình cờ ông đến thăm, con An Cựu lúng túng giới thiệu với ông Một bà Lựu là mẹ của nó. Hai người chị họ của tôi kể lại rằng:
    • không ai bảo ai, hai người cũng kêu lên hai tiếng "trời ơi" ...

    Mặt bà Lựu thì xanh như tàu lá, lưỡi líu lại, bà đổ xuống nhanh như thân cây chuối mới bị chặt. Mặt ông Một thì từ tái xám hóa ra đỏ bầm, mắt ông trợn ngược, quai hàm bạnh ra, ông nghiến răng, rồi lại há miệng... Ông không nói một lời, đôi mắt xếch ngược hết nhìn con An Cựu đến nhìn hai đứa con gái của ông trong tư thế như bị trời chôn đứng. Trong lúc con An Cựu và hai người chị họ tôi ngó nhau, không ai hiểu chuyện gì đang xẩy ra.

    Rồi trong một lúc bất ngờ ông vớ lấy cái chân đèn bằng đồng trên bàn thờ bổ vào đầu con An Cựu. Máu vọt ra lai láng. Con An Cựu đổ nhào xuống đất. Bà Lựu và hai người chị họ tôi không ai bảo ai cùng nhào tới ôm lấy con An Cựu la hét thất thanh... Ông gầm lên:
    • "đúng là cái thứ oan gia nghiệp báo"...

    Hai người chị họ của tôi xin ông đưa con An Cựu đến nhà thương nhưng ông hét lên
    • để cho nó chết!

    Cả ba người cùng lạy lục thống thiết van xin ông cho gọi xe đem nó đi cấp cứu, nhưng không ai hiểu câu "đồ oan gia nghiệp báo đó nghĩa là sao? "

    Máu trên đầu con An Cựu vẫn tiếp tục chảy cùng với nước mắt của mẹ nó, nước mắt của hai người chị cùng cha khác mẹ của nó vẫn không lay chuyển trái tim sắt đá của ông Một. Cả ba người cùng nhìn thấy cái bụng con An Cựu nhấp nhô theo hơi thở của nó. Khi hơi thở con An Cựu yếu dần là chính khi thai nhi trong bụng càng nhấp nhô mạnh hơn. Nó cũng đang nghộp thở, nó trồi lên, nó trụt xuống, nó đang vùng vẫy trong bụng con An Cựu muốn xin mọi người đem nó ra ngoài. Trước cảnh tượng thê lương đó ông Một cứ nghiến răng nhìn chằm chặp vào con An Cựu không nói một câu... Khi đứa bé trong bụng con An Cựu chịu nằm yên thì chính là lúc con An Cựu trút hơi thở sau cùng...



    Trước khi rời khỏ căn nhà đó, ông Một khóa chặt cửa lại, nhốt hai người chị họ tôi, bà Lựu cùng với thi thể đứa con gái xấu số bạc phần của ông và hăm he:
    • tụi mày câm mồm ngồi yên đó, nếu không thì vở sọ!
    Đến khuya ông Một sai người đem Con An Cựu đi chôn cất vội vàng ở đâu không biết. Không ai được theo đưa tiển kể cả mẹ nó và hai người chị cùng cha khác mẹ....

    Hôm sau đó hai người chị họ của tôi và bà Lựu trốn ra khỏi nhà. Họ tìm cách đưa Bà Lựu trở về Quảng trị, và ở lại tá túc trong căn nhà nghèo nàn của bà một thời gian hầu trốn tránh ông Một. Bà Lựu chết sau một thời gian mất trí, kiệt sức vì không ăn không ngủ, suốt ngày lang thang ngoài đường gặp cô gái nào trạc tuổi An Cựu bà đều níu lại khóc nói:
    • An Cựu ơi, mạ đây nì con! Con nhìn mạ không ra răng?
      Về nhà đi con... Đi mô mà đi hoài rứa?...
    Khi tìm hiểu ra sự việc, biết con An Cựu chính là em cùng cha khác mẹ với mình, hai người chị họ của tôi quá đau khổ sợ hãi trốn vô Long Khánh tìm đến gia đình tôi tá túc và kể lại cho chúng tôi nghe...





    ***
    Tôi viết lại câu chuyện thương tâm của O Cam theo lời kể của hai người chị họ tôi. Hiện họ còn sống ở Long Khánh. Người em hầu như mất trí, người chị không lập gia đình, ở vậy nuôi em. Cả hai bây giờ cũng đã gần 60 tuổi...





    01/2012
    Thái Hòa.





                         
                         
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              



              
    50 năm mậu thân
    _________________________






    mùa xuân 1968
    tết Mậu Thân
    VC phản bội thỏa ước ngưng bắn tạm thời
    công kích vào hầu hết thành thị của miền Nam VN
    gây chết chóc tai ương lớn lao cho nhân dân
    điển hình là Huế.

    ở đây
    tôi sẽ không khơi gợi khổ đau một thời
    ai phải ai trái
    bởi vì lịch sử trắng đen đã rõ.

    tôi chỉ nói tới bản chất của một thành phần trí thức
    được VNCH nuôi dưỡng đào tạo
    nhưng phản phúc

    (ăn cơm quốc gia
    thờ ma cọng sản).

    phải nói họ (trong chừng mực) là kẻ sĩ
    đã vạch trần lỗi lầm của chính quyền miền Nam
    và đòi làm cách mạng để thay đổi.

    sau biến cố Phật Giáo miền Trung (1966)
    cũng như sau tổng tấn công Mậu Thân (1968) thất bại
    phần đông đã chạy theo VC
    (số ở lại vẫn tiếp tục quậy phá)
    và âm hưởng từ hành động của họ
    đã vương vấn đâu đó trong tâm tư dân chúng
    đã khen ngợi họ là những trí thức khí phách
    can đảm đứng lên
    không sợ bạo quyền
    tranh đấu vì dân tộc vì quê hương.

    sau 30 tháng tư 1975
    miền Nam thất thủ
    trước những bất công áp bức của bè lũ VC
    quần chúng nhân dân thấp cổ bé miệng
    đã ngóng chờ cách ứng xử đầy hào khí của của họ trước đây
    trông mong họ lên tiếng phản đối độc tài phi nhân tính của chính quyền mới
    nhưng họ đã ngậm câm

    thì ra với "thành phần trí thức" này
    "khí phách" chỉ biểu lộ khi có điều kiện.

    thời VNCH
    với tam quyền phân lập
    (lập pháp, hành pháp, tư pháp)
    tự do dân chủ
    quyền sống
    quyền làm người được hiến pháp tôn trọng.

    họ biết dù bạo loạn như thế nào thì sinh mạng cũng sẽ được bảo đảm
    nên đã lợi dụng cơ chế này tối đa
    tổ chức xuống đường biểu tình
    hô hào phản động
    sáng tác phổ biến văn thơ nhạc "chống Mỹ cứu nước"
    dè bĩu tinh thần chống cọng bảo vệ tự do của quân dân miền Nam;

    nhưng với chuyên chính VC thì khác
    chỉ ban cho bọn họ một chọn lựa
    theo là sống
    chống là chết

    và khi sinh mạng trực tiếp bị uy hiếp
    thì "khí phách" lẹ làng bay mất
    và có không ít kẻ liền nhanh chóng
    biến thành bồi bút tay sai.







    Nguyễn Đức Bạtngàn

              




              
              


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2018 - tưởng niệm 43 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    30/4

    Ngày Quốc Hận
    của Dân Tộc


    _____________________
    Trần Nhật Kim - Tháng 4-2015







    Cuộc chiến đấu anh dũng chống cộng sản của dân tộc Việt Nam trong hơn bốn thập niên giữa những người cùng huyết thống, đã chấm dứt một cách bi thảm vào ngày 30-4-1975. Máu xương của hàng nhiều triệu người, cả cầm súng lẫn tay không, đã trở thành vô nghĩa vì không ngăn chặn được chủ thuyết tàn bạo của cộng sản Quốc tế với manh tâm nhuộm đỏ toàn cõi Đông Nam Á Châu.

    Để thoát khỏi “vũng lầy” Đông dương, Hoa Kỳ đã xúc tiến các cuộc mật đàm với phe cộng sản từ năm 1968 tại Paris, nhưng phải đợi đến trước ngày bầu cử của nhiệm kỳ II của ông Nixon mới đạt được sự đồng thuận. Ông Henry Kissinger đã gặp gỡ Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh, cũng như tiếp xúc bí mật với Lê Đức Thọ, Trưởng phái đoàn thương thuyết của CS Hà Nội. Một “Hiệp định đình chiến” được thương thảo giữa các cường quốc mang danh “ngưng bắn vì hòa bình” tại Việt Nam, nhưng thực tế, thay vì đưa đến hòa bình lại mở đường cho cộng sản miền Bắc xâm chiếm miền Nam bằng các trận đánh đẫm máu sau đó.

    Hiệp định Paris ký kết ngày 28-1-1973, có hiệu lực và sự ngưng bắn chính thức được thi hành trên toàn miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ chấm dứt mọi hoạt động quân sự tại Việt Nam, và Ngày 29-3-1973, người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi lãnh thổ miền Nam.







    Hiệp định Paris 1973 không mang lại hòa bình: VNCH bị bức tử

    Hiệp định Paris 1973 với danh nghĩa là “Hiệp định đình chiến, mang lại hòa bình cho Việt Nam”; nhưng trái lại, đã gây bất lợi cho sự sống còn của miền Nam trong các điều khoản sau:
              
    • Về lực lương vũ trang tại miền Nam
      • - Mục (b) của Điều 3 (Chương II) có ghi:
        • “Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình. Ban Liên hợp quân sự hai bên sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân.”
        - Mục (c):
        • “Các lực lương chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lương không chính quy của các bên của miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động tấn công nhau…”
        - Điều 4 (Chương II):
        • “Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.”
        - Điều 5 (Chương II) của Hiệp định ngưng bắn ký kết ngày 27-1-1973 có đoạn:
        • “Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký Hiệp định này sẽ hoàn thành việc rút khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, các loại vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác.”
                
    • Về quân ngoại nhập tại miền Nam,
      • trong Hiệp định đình chiến 1973 không nói tới số 150.000 bộ đội miền Bắc còn lưu lại tại miền Nam từ các trận đánh,
      • ngoài ra còn số quân đội miền Bắc tiếp tục xâm nhập vào miền Nam, được kể là quân ngoại nhập phải rút khỏi miền Nam.
      Về điều này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng, với quân số nêu trên của miền Bắc ở lại miền Nam trong khi Mỹ rút toàn bộ quân đội còn lại, sẽ gây trở ngại và khiến miền Nam sụp đổ.
              
    Để việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam được thuận lợi, chương trình “Việt Nam Hóa chiến tranh” ra đời. Với chương trình này, ông Nixon nói:
    • “Việt Nam hóa sẽ giúp miền Nam đủ sức tự vệ mà không cần tới quân đội Mỹ”
    , và đã đưa ra lịch trình rút quân,
    • giảm từ 500.000 vào tháng 1-1969
      xuống còn khoảng 50.000 vào ngày bầu cử 1972.
    Mặc dù quân số miền Nam có tăng cường nhưng quân viện bị cắt giảm, cũng không mang lại kết quả tốt đẹp hơn.

    Ông Thiệu không chấp nhận một số điều khoản trong bản dự thảo và cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả dối của các cuộc hòa đàm ở Paris. Điều này đã gây trở ngại cho cuộc hòa đàm, khiến Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CS miền Bắc vi phạm hiệp định, và ép buộc ông Thiệu phải chấp nhận các điều khỏan với áp lực đe dọa cắt viện trợ cho miền Nam. Ông Thiệu đã phải chấp nhận đề nghị của Hoa kỳ. Trên thực tế, một năm sau khi Hiệp định đình chiến được ký kết, cộng quân đã tiến hành những trận đánh chiếm tại các vùng đất xa xôi.

    Vào thời gian này, viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục giảm (*):
    • Năm 1972: 445 triệu Mỹ kim
      Năm 1973: 297 triệu Mỹ kim
      Năm 1974: 265 triệu Mỹ kim
    Quốc hội Hoa Kỳ
    • chuẩn chi viện trợ quân sự cho VNCH 1.4 tỉ Mỹ kim,
      nhưng chỉ còn 700 triệu vì phân nửa đã dùng cho nửa năm trước.
    • Ngân khoản 700 triệu Mỹ kim này cũng bị trừ mất 300 triệu Mỹ kim
      cho số dụng cụ quân sự mà Hoa Kỳ đã ứng trước đó.
    • Như vậy, sau tháng 6 của năm 1974, VNCH chỉ còn 400 triệu Mỹ kim để tự vệ (*).
    Vì số quân viện cắt giảm, nên quân dụng cũng phải cắt giảm theo, chỉ còn 50% số lượng của những năm trước. Chẳng hạn mỗi cuộc hành quân:
    • súng cá nhân trước đây là 400 viên đạn, nay chỉ còn 200.
      Mỗi khẩu đại bác 105 ly trước đây là 180 nay chỉ còn 10 viên.
      Vì không đủ nhiên liệu nên các phi vụ của máy bay chiến đấu, trực thăng cũng giảm đi một nửa (*).
    Vào thời điểm này, Hà Nội đưa
    • 35.000 tân binh,
      400 chiến xa,
      350 đại pháo tầm xa
      và 35.000 tấn tiếp liệu
    theo “đường mòn” Hồ Chí Minh xâm nhập vào miền Nam. Các phương tiện chiến tranh đều do Nga Xô cung cấp vào năm 1973 đã gấp đôi năm 1972. Hà Nội cũng được Nga thông báo về viện trợ của năm 1974 sẽ gia tăng với lý do:
    • “Cách mạng ở phía Nam phải được thực hiện dưới hình thức một cuộc bạo động”
    [(*)nguồn: Stephen B. Young – Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ)]
              

    Các nước thuộc khối “Xã hội Chủ Nghĩa” Viện trợ kinh tế của cho “VNDCCH” đã gia tăng gấp bội vào năm 1974, với ngân khoản:
    • Năm 1973: 575 – 605 triệu Mỹ kim
      Năm 1974: 1.159 – 1.190 triệu Mỹ kim.
    Khối lượng hàng quân sự cũng tăng theo:
    • Giai đoạn 1965-1968: 517.393 tấn
      Giai đoạn 1969-1972: 1.000.796 tấn
    Đến cuối năm 1974, tình hình Miền Nam Việt Nam trở lên nguy ngập hơn khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật “1974 Foreign Assistance Act”, chấm dứt các viện trợ quân sự ngoại quốc.

    Sau khi Đạo Luật “Viện Trợ Ngoại Quốc 1974” ban hành, cộng quân đã gia tăng các trận đánh chiếm một số tỉnh lỵ như Phước Long và Bình Long vào đầu năm 1975, vì biết không lực Hoa kỳ không thể tiếp trợ khi CSBV vi phạm Hiệp định Paris, như Tổng thống Nixon đã hứa hẹn với Tổng Thống Thiệu.

    Trước sự sụp đổ của VNCH, ngày 14-1-1975, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát biểu khi điều trần tại Quốc Hội, Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu như đã cam kết.

    Cùng chiều hướng trên, Thống tướng William C. Westmoreland đã nói:
    • “Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đồng minh của chúng ta.”
    Và ông cũng xin lỗi các cựu quân nhân QLVNCH:
    • “Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn Cựu Quân Nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.”
      (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to Apologize to the veterans of the South Vietnameses Armed Forces fo abandoning you guys.”
      (General Williams C. Westmoreland)
    Sau khi ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, ông Gerald Ford lên làm Tổng thống, đã tuyên bố vào ngày 23-4-1975:
    • “Chiến tranh Việt Nam chấm dứt”.






    Miền Nam sau ngày 30-4-1975.

    Trong một cuộc chiến không cân sức vì thiếu phương tiện khiến VNCH sụp đổ vào ngày 30-4-1975, mặc dù nhân dân miền Nam vẫn thừa can đảm và ý chí chiến đấu. Cho dù nền Dân chủ của miền Nam còn non trẻ sau 20 năm xây dựng trong một đất nước chiến tranh, nhưng người dân miền Nam đã sống hạnh phúc trong một xã hội mà nhân phẩm được tôn trọng, một nơi mà người dân góp sức xây dựng ngày một tốt đẹp hơn.

    Sau ba thập niên phí phạm máu xương, những tưởng biến cố 30-4-1975 là một cơ hội để đảng CS “đoàn kết dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh”, đã từng nêu cao như một “chính nghĩa”, nhưng bản chất Cướp đã lộ nguyên hình trước miếng mồi béo bở miền Nam. Hàng loạt chính sách tàn bạo được thực hiện tại miền Nam.

              
    • Chính sách “học tập cải tạo” đã đưa hàng triệu người miền Nam vào tù,
      một hình thức “nhân đạo”, không giết cũng chết,
      mà căn bản là thành phần Quân, Cán, Chính của chính quyền miền Nam,
      gây ra cảnh gia đình tan nát, con mất cha, vợ xa chồng.
                
    • Số tù nhân “cải tạo” tử vong trong các trại tù ngày một gia tăng,
      nhất là tại nơi rừng thiêng nước độc từ Nam ra Bắc vì bị đầy ải trong lao động, bệnh tật không thuốc chữa,
      đã lên tới hàng trăm ngàn người.
                
    • Tại miền Nam, từ trường học đến giáo đường đã biến thành nhà tù,
      những nơi tôn nghiêm đã trở thành cơ sở sản xuất, chăn nuôi.
                
    • Chính sách đánh “Tư sản” và đưa người dân thành phố tới vùng “Kinh tế mới”
      chỉ để cướp đoạt của cải tài sản của người miền Nam,
      lấy nhà của người miền Nam cho các quan chức miền Bắc.
                
    • Các cuộc “đổi tiền” đã cào bằng kinh tế miền Nam,
      để miền Nam “tiến mau, tiến mạnh” bằng đời sống nghèo đói miền Bắc.
                
    • Nhưng tệ hại nhất là chính sách “Kê khai lý lịch 3 đời”
      đã gạt tuổi trẻ miền Nam ra khỏi ngưỡng cửa đại học vì là con cái “Ngụy”.
              
    Trước chính sách đàn áp tàn bạo của cộng sản,
    hàng triệu người miền Nam đã bỏ nước vượt biên đi tìm tự do,
    để lại sau lưng cả mồ hôi và nước mắt.

    Hàng nửa triệu người đã vùi thân dưới lòng biển cả
    hay bị cướp bóc, hãm hiếp bởi hải tặc.

    Tất cả những hành động trên của đảng cộng sản Hà Nội,
    đã khắc sâu sự căm hờn trong lòng người miền Nam.
    Vì vậy,


    ngày 30 tháng 4 được ghi nhận là

    Ngày Quốc Hận.







    Mối hận của người miền Bắc.

    Phải tới thời điểm 30-4-1975, người miền Bắc mới được sáng mắt, vì bị Hồ Chí Minh và đảng CSVN lừa gạt. Ngay từ buổi đầu “Cách mạng Tháng Tám”, khi Hồ Chí Minh ôm ngọn “Cờ Đỏ Sao Vàng”, một bản sao của lá cờ tỉnh Phúc kiến có từ năm 1931, về cắm tại hang Pác Bó-Cao Bằng vào năm 1941, người miền Bắc bị mê hoặc do lời tuyên truyền “bài Phong, đả Thực” được khích động bởi chiêu bài “Đấu tranh Giai cấp”, nên đã vắt cạn sức người cho một chủ thuyết không tưởng. Cũng từ chiến dịch “Cải cách Ruộng đất”,
    • ông Hồ và đảng CS đã giết oan 172.008 người dân lành,
      không kể hàng triệu thân nhân của nạn nhân bị trù dập, sống ngoài lề xã hội.
    Qua hành động đàn áp, cướp đoạt tài sản của nhân dân miền Nam vào ngày 30-4-1975 của đảng CS Hà Nội, người miền Bắc chua xót nhớ lại chính sách “Cải cách Ruộng đất” và “Cải tạo Công thương nghiệp” đã biến miền Bắc, vốn một thời kiêu hãnh nằm trên vùng đất mầu mỡ Sông Hồng, một nơi được nhận là vựa lúa của vùng Châu thổ, đã trở thành nghèo đói. Hạt gạo, bữa cơm no thường có trước đây, đã trở thành giấc mơ của người dân nghèo.

    Chính sách “đốt sách, giam tù các nhà trí thức miền Bắc” qua chiến dịch “Trăm hoa đua nở” sau năm 1954, được ông Hồ và đảng CS rập theo Trung cộng. Một loại văn hóa lai căng nửa Việt nửa Tầu đã giết chết tình thần dân tộc của người Việt.

    Sau 30 năm bị mê hoặc, cuốn lôi trong hào quang
    • “giải phóng dân tộc,
      thống nhất đất nước,
      cứu dân miền Nam thoát khỏi cảnh kìm kẹp đói khổ”,
    người dân miền Bắc một lần nữa phải thắt lưng buộc bụng, hạt gạo xẻ tư để nuôi con em trên đường “Sinh Bắc-Tử Nam”.

    Cũng do chính sách “Trăm năm trồng người”
    • khiến nhiều thế hệ thanh thiếu niên miền Bắc bị u mê,
      đã hủy diệt nhận thức của tuổi trẻ,
      trở thành một thứ công cụ “chết vì đảng”.
    Một thí dụ điển hình như trường hợp của Bác sĩ trẻ tuổi Đặng Thùy Trâm, đã ghi trong nhật ký của cô vào ngày 19-9-1968:
    “Đại đội huyện đoàn thanh niên lớn lên trong chiến đấu:
    • – Em Hoàng 14 tuổi trong 6 tháng đầu năm giết được 6 lính Mỹ, đánh lật 2 xe tăng bằng vũ khí tự tạo, lấy được 7 súng giặc trong đó có 2 cối cá nhân và các loại khác.
      – Em An Phổ Châu lấy 5 súng, có 2 cối cá nhân, một đài RC.
    (Nhật ký Đặng Thùy Trâm: trang 83)
    Lời chúc tết của ông Hồ vào ngày đầu năm 1-1-1969 đã trở thành một loại kinh nhật tụng, được Đặng Thùy Trâm ghi nhớ:
    “Năm qua thắng lợi vẻ vang
    Năm nay tiền tuyến chắc còn thắng to.
    Vì độc lập – Vì tự do
    Đánh cho Mỹ cút , đánh cho Ngụy nhào”.
    (Nhật ký ĐTT trang 113)
    Trong chiều hướng bị mê hoặc bởi lời tuyên truyền, tin tưởng tuyệt đối vào đảng CS, cô Đặng Thùy Trâm đã ghi trong nhật ký ngày 2-6-1970:
    “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn có thể kéo dài, đồng bào ta còn có thể hy sinh nhiều hơn nữa, song dù sao chúng ta nhất định thắng lợi…”
    Cô tâm niệm:
    “Bác Hồ ơi, di chúc của Bác còn vang bên tai con và lúc này lời nói ấy vang lên át cả tiếng bom đạn, con mang nó trong lòng và ra đi…”
    (Nhật ký Đặng Thùy Trâm, trang 247)
    Từ những bút tích ghi trong nhật ký của Đặng Thùy Trâm, chúng ta liên tưởng
    • tới bài hát “Anh Kim Đồng” vào thập niên 3,40 đã nức lòng tuổi trẻ miền Bắc,
    • đến câu chuyện tiểu anh hùng Lê Văn Tám tẩm xăng tự đốt cháy, chạy tới phá kho xăng Nhà Bè năm 1946.
    Sau này, ông Trần Huy Liệu, “Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền”, tác giả của câu chuyện trên đã giải thích, đây là một “chuyện bịa”, để tạo dựng một thần tượng thúc đẩy sự hy sinh của tuổi trẻ lúc bấy giờ. Rất tiếc, cô Đặng Thùy Trâm qua đời từ lâu, nên không thấy đảng CS đã “biến chất” và đang trên đà suy vong.
    • Sau trận Tết Mậu Thân 1968 và Mùa Hè đỏ lửa 1972, qua chiến thuật biển người,
      nhiều sư đoàn chính quy miền Bắc đã bị xóa sổ tại chiến trường miền Nam.
    • Con số thương vong lên đến hàng triệu người,
      chưa kể thành phần dân chúng tử vong và thương tật nhiều hơn gấp bội.
    • Khi chiến tranh chấm dứt, số phận của 300.000 bộ đội trẻ được ghi nhận mất tích,
      đã không để lại dấu vết trên các nẻo đường tiến quân đánh chiếm miền Nam.
    Đảng CS cầm quyền phủi tay để mừng thành quả “chiến thắng”, không màng tới số phận các nạn nhân, khiến gia đình thân nhân của các con em tử nạn phải đau khổ âm thầm chịu đựng.







    Mối hận của cả dân tộc:

    Sau biến cố 30-4-75 tài sản của miền Nam đã theo nhau ra Bắc.
    • Một phần trả các món nợ quân viện của các nước Nga-Tầu để CS Hà Nội có phương tiện đánh chiếm miền Nam,
    • phần khác đã chui vào túi tham của kẻ cầm quyền.
    16 tấn vàng trong Ngân khố Sài Gòn do những ai chiếm đoạt, cũng không còn dấu vết.
    • Người Việt trong nước chỉ thấy các quan tham bất chợt trở lên giầu
    • còn người dân ngày càng nghèo hơn.
    Sau ngày mở cửa, vì tình cảm gia đình, người Việt hải ngoại gửi tiền về giúp đỡ thân nhân, vực dậy một đất nước nghèo đói.
    • Theo thống kê, số ngân khoản gửi về trong nước tính đến năm 2013 đã lên tới 84 tỉ Mỹ kim..
    • Không kể số tiền người Việt hải ngoại hàng năm về thăm quê mang theo tiêu dùng lên tới hàng tỉ Mỹ kim.
    • Riêng năm 2014, số ngân khoản chuyển về Việt Nam lên tới 12 Tỉ Mỹ kim.
    Một ngân khỏan không hoàn trả, là ước mơ của các nước sau chiến tranh. Hà Nội đã in tiền giả để đổi lấy tiền thật.
              
    Một câu hỏi được đặt ra,
    tại sao kinh tế Việt Nam không phát triển, như Nhật Bản và Nam Hàn,
    mặc dầu chiến tranh đã chấm dứt.

    Với tài sản chiếm đoạt của Miền Nam sau ngày 30-4-1975
    và ngân khỏan người Việt hải ngoại chuyển về hàng năm,
    kinh tế VN vẫn tụt hậu so với các nước trong vùng?
              



    Theo tài liệu phát triển kinh tế của 10 quốc gia Á Châu vào thời điểm 1960, thứ tự trong bảng xếp GDP tính bằng Mỹ kim như sau:
    • Singapore (395$),
      Malaysia (299$),
      Philippine (257$),
      Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam: 223$),
      South Korea (155$),
      Thailand (101$),
      Trung quốc (92$),
      Ấn Độ (84$),
      Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc: 73$).
    Như vậy VNCH đã
    • ngang hàng với Philippine,
      vượt qua South Korea,
      gấp 2 Thái Lan,
      gấp 2,4 lần Trung quốc,
      gấp 2,7 lần Ấn Độ
      và gấp 3 lần VNDCCH.
              

    Vào thời điểm 2013,
    • mức phát triển của Việt Nam là 1.660 US$,
      trong lúc Singapore đang ở vị trí 50.899 US$.
    Theo tiên đoán của IMF về sự phát triển của GDP từ năm 2011 đến 2017, Việt Nam sẽ không bao giờ đuổi kịp các quốc gia nói trên, nếu vẫn tăng trưởng với cường độ hiện tại. Việt Nam tiếp tục ở hạng chót và sẽ không bao giờ bắt kịp được Philippine, Indonesia, Thái Lan, chứ đừng mơ tưởng đuổi kịp Malaysia, Nam Hàn và Singapore.
              
    So sánh đà phát triển của các nước Á Châu trong nửa thế kỷ vừa qua,
    chúng ta nhận ra một sự thật,

    cơ chế của một chính thể
    đã ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia đó.
              

    Về mặt xã hội, tệ nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo đảng ngày càng gia tăng. Cán bộ lãnh đạo đảng trắng trợn cướp đoạt tài sản nhân dân, khiến các cuộc biểu tình đòi đất của người dân nghèo xẩy ra từ Bắc vào Nam. Tình trạng an ninh xã hội xuống cấp đến nỗi một đại biểu quốc hội đã phải lên tiếng:
    • “ra ngõ không thấy anh hùng chỉ gặp toàn kẻ cướp.”
    Mà tệ hại hơn nữa,
    • chính quyền nhiều địa phương xử dụng xã hội đen,
      hay trá hình xã hội đen
      để đàn áp nhân dân trong các vụ cướp đoạt ruộng vườn.
    Đạo đức xã hội ngày càng suy đồi,
    • bạo hành xẩy ra thường xuyên trong các trường học.
    Giáo dục chạy theo thành tích, “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”,
    • đã đẩy nhiều thế hệ tuổi trẻ Việt Nam trở thành công cụ của đảng.
    Trước sự tha hóa của xã hội,
    • nhiều người lên tiếng đòi nhà cầm quyền tôn trọng quyền sống căn bản của con người,
      họ đã bị khủng bố, trù dập, giam cầm.
              



    Chưa có chính quyền nào công khai bán nước như đảng CSVN. Công Hàm 1958 do Thủ tướng VC Phạm Văn Đồng ký tên dưới sự chỉ đạo của ông Hồ,
    • đã dâng Hòang Sa và Trường sa cho Trung cộng
      với mục đích để có phương tiện đánh chiếm miền Nam,
    • mặc dầu vào thời gian này các hải đảo trên thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.
    Chiến tranh biên giới Hoa-Việt năm 1979,
    • Trung cộng đã tàn phá các tỉnh biên giới,
      di chuyển cột mốc xuống phía nam
      và đòi đảng CSVN phải vẽ lại đường biên giới.
    • Việt Nam đã mất hàng ngàn cây số vuông chạy dài trên sáu tỉnh miền Bắc.
      Các cao điểm chiến lược đã nằm trong tay Trung cộng.
      Pác Bó – Cao Bằng trước của ta nay thuộc Tầu.
    • Điều tệ hại hơn nữa, với “16 chữ vàng và 4 tốt”,
      người Tầu vào Việt Nam tự do, trái lại người Việt vào đất Tầu phải xin phép.
    • Vịnh Bắc bộ của Việt Nam cũng phân chia lại, có lợi về phía Trung quốc.
    Năm 1988 Trung cộng tiến chiếm các đảo đá thuộc Trường Sa, Hải quân CSVN đã khởi động chiến dịch chủ quyền các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma dưới tên CQ-88. Anh Nguyễn Văn Thống người sống sót sau trận đụng độ với quân Trung cộng cho hay:
    • “trước khi đi, đã quán triệt không được nổ súng với bất cứ giá nào.”
    Tướng Lê Mã Lương, nguyên “Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam” cho biết:
    • “…Đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như (TQ) đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất cứ đảo nào của Trường Sa…”
    Ông Nguyễn Khắc Mai, “Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết” cho biết
    • “ông Lê Đức Anh trong vai trò Bộ trưởng Quốc phòng, được xem là người đã ra lệnh không được nổ súng.”
    (Nguồn: Mạc Lâm-đài RFA)
              
              
    • Ông “Tổng bí thư” Nguyễn Văn Linh người cầm đầu phái đoàn VN, với Đỗ Mười, “Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng” và Phạm Văn Đồng đại diện phía Việt Nam,
    • và TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đại diện phía Trung quốc,
    dự Hội nghị Thành Đô trong 2 ngày 3 và 4 -9-1990, đã tái xác định con đường bán nước của các người tiền nhiệm lãnh đạo đảng CSVN. Ông Nguyễn Cơ Thạch đã tuyên bố sau Hội nghị Thành Đô:
    • “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.”
    Gần đây nhất, khi Trung cộng đưa giàn khoan vào vùng đặc nhiệm kinh tế của Việt Nam khiến tình hình Biển Đông trở lên sôi động. Nhiều nước đã đưa lời phản đối Trung quốc, trong khi Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã tuyên bố quan hệ Việt-Trung vẫn tốt đẹp. Ông Thanh nói:
    • “…Đây chỉ là sự bất đồng, cũng như sự bất đồng trong một gia đình.”
    Mặc dầu ở địa vị đứng đầu tổ chức quân đội, ông Thanh đã không có một hành động nào bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia.




    Mục tiêu “Xã Hội Chủ Nghĩa” vốn không tưởng, chỉ còn là tấm bình phong của đảng CSVN che đậy những hành động đàn áp bóc lột người dân để bảo vệ quyền lợi của đảng. Đã tới lúc những đảng viên thực tâm yêu nước phải bỏ đảng, như nhận định của ông Nguyễn Minh Cần:
    • “…Nhóm cầm quyền không đủ trí tuệ để nhận ra cái mới, cái năng động của mầm non…
      Ban lãnh đạo, nhất là Bộ chính trị, Ban Bí thư già cả không có sức sống của tuổi trẻ để vươn tới trí tuệ..”
    Ông Cần cũng nhắn nhủ:
    • “Mỗi người tự hỏi và quyết định:
      có nên tiếp tục ở trong đảng CS này không?
      • Cái đảng phạm tội diệt chủng.
        Cái đảng gian dối,
        lừa gạt
        lật lọng…”

    Cũng cùng nhận định về sự phản bội dân tộc của đảng CSVN,
    • ngày 10-4-2013, Thiếu tướng CS Hà Thanh Châu
      đã xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
    Gần đây nhất,
    • ông Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự VN tại Genève
      đã tuyên bố bỏ đảng từ tháng 10-2013
      và xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sỹ, để khởi đầu cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam.


    Từ thời điểm 30-4-1975,
    • đảng CSVN đã chứng tỏ là một đảng cướp,
      tồn tại nhờ dựa vào bạo lực
      để củng cố địa vị sống còn.
    • Một đảng phạm tội diệt chủng, gây ra bao nhiêu đau thương cho người dân Việt từ Bắc vào Nam.
    Vì nguồn gốc côn đồ,
    • các cuộc thanh toán vì quyền lợi phe nhóm của giới lãnh đạo đảng ngày một công khai,
      và những giới chức sẽ “phải hy sinh” còn đang tiếp diễn.
    Sau hơn 7 thập niên cầm quyền,
    • đảng CSVN chứng tỏ
      • không có khả năng xây dựng
      • nhưng mạnh về phá hoại,
      khiến dân tộc ngày thêm điêu đứng
      và đất nước trở lên chậm tiến.
              

              
              
    Ngày 30-4


    không những là
    ngày Quốc Hận
    đối với người Miền Nam,



    mà còn là
    mối căm hận chung
    cho cả Dân Tộc Việt Nam.

              
              





    Trần Nhật Kim
    Tháng 4-2015



              
                         
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”