- 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


          
Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tím ngắt
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc

Giã từ Miền Nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá
Và đem thê lương che kín núi sông này

Mẹ ơi, mẹ biết không!
Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con!

Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền

Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền

...
Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều

          




[/audio]
Nhớ Mẹ
Lê Minh Đảo . Đỗ Trọng Huề - Bạch Vân



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           
    Nói với bọn trở cờ
    _________________________




    Này những người đã lìa xa đất tổ
    Sống đời tỵ nạn trên đất tự do
    Bao năm qua còn thương nhớ con đò
    Cảnh đồng ruộng – gái trai hò đối đáp.

    Nay tạm dung, đã qua thời đói rạc
    Năm tháng lao tù trên giải quê hương
    Ngày nay nhớ quê… thường hay bất thường
    Ngụy tạo cớ… tìm đường thăm khế ngọt.

    Lẻn về hoài – trở thành con “bò tót”
    (Thứ tay sai, công cụ của tà quyền)
    Về lại hải ngoại buộc phải đảo điên
    "Việt Nam đổi mới ba miền tươi sáng".

    Lời tuyên truyền mang sắc màu phù đảng
    Khoe nào là thành phố lắm lầu cao
    Nhiều cửa hàng… người tấp nập ra vào
    Mọi xa lộ, tỉnh nào cũng thông thoáng.

    Cả ba miền đều có những bến cảng
    (Hải Phòng, Cam Ranh, Sài Gòn… sắc màu)
    Hàng xuất, nhập nối tiếp xen kẽ nhau
    Cảnh sầm uất cung cầu đầy sinh động.

    Nay những vùng quê cũng tràn sức sống
    Đồng ruộng xanh tươi, bông lúa chĩu cành
    Vườn cây trái đủ loại nối vòng quanh
    Đời nông dân hàng năm trên định mức.

    Tôn giáo ngày nay tự do đúng mực
    Chùa, Nhà thờ, Thánh thất rất khang trang
    Phật tử, giáo dân thoải mái lễ làng
    Hành hương, tụng niệm… thắp nhang khấn vái.

    Tương lai dân Việt đã hết thảm bại
    Trăm thứ lợi nhuận tưới mát ba miền
    Nhiều người du lịch nước ngoài tiếp liên
    Đủ chứng tỏ Việt Nam đang thăng tiến…

    NÀY BẠN ƠI! Bạn nên cần tiết kiệm
    Bớt nói những lời nghịch lý đầu môi
    Tuyên truyền lắm chỉ tổ bị chê cười
    Đời nguyền rủa “thứ thịt ôi hôi thối”!

    Thời điện tử – che đậy sao được tội
    Nếu lẻn về… thì cứ lặng câm thôi
    Đừng lẻo mép toan tính bán cả trời
    Như bọn có bằng “thiên lôi từ thiện”!

    Mỗi khi về quê, hãy cố thi triển
    Tài bạn quay hình cảnh tượng dân oan
    Thể hiện làm sao thấy nét thiện toàn
    Vui hớn hở… như ca đoàn đang hát.

    Chụp giùm tôi những hình nơi bãi rác
    Cảnh người già và con nít kiếm ăn
    Bươi nhặt lên cái bịch nhựa ẩn nằm
    Trong đống hỗn độn mùi khăm khó ngửi!

    Thâu cho tôi vài “clip” dân oan chửi
    Khi bị côn an trấn áp giữa đường
    Người đàn bà bị lột truồng… bi thương
    Đơn độc chống tai ương đương vây bủa!

    Quay giùm tôi cảnh Chùa và Nhà Chúa
    Bị tà quyền đập phá biến thành “Mall”
    Hoặc khách sạn, vũ trường để hát hò
    Thâu lợi nhuận – phục vụ cho cán đảng.

    Chụp cho tôi vài tấm hình ruộng cạn
    Vùng đồng bằng sông nước ngọt Cửu Long
    Sao năm nay khô hạn nứt xé lòng
    Có phải thượng nguồn bị bên Tàu chặn?!

    Thâu giùm tôi cảnh đời không may mắn
    Những vùng quê – nhà mái lá tênh hênh
    Cây cầu khỉ… trơn trượt té chổng kềnh
    Người già yếu sống chênh vênh bất hạnh!

    Chụp cho tôi những văn phòng mưu mánh
    Nơi lập văn bản xuất khẩu “lao nô”
    Chốn trưng bày “bán gái” có giấy tờ
    Khách ngoại quốc tỉnh bơ… mua theo giá!

    Chỉ vậy thôi – chẳng có chi khác lạ
    Lạ là ở nơi bạn đã sớm quên
    Lời thề năm xưa như một lời nguyền
    Thế mà đã đảo điên… rời chính nghĩa!

    Chỉ vì vật chất – thú vui “bã mía”
    Bạn đã vô tình phá cả quốc phong
    Vào chốn bùn nhơ nhuộm đỏ tấm lòng
    Tự giản lược làm tổn vong danh dự!

    Uống lộn thuốc… hành động như loài thú
    Bạ thứ gì cũng táp, cũng tham vơ
    Và giờ đây trong hàng ngũ “trở cờ”
    Bạn bị dính tên trong tờ… trục xuất!

    Trẻ mà mắc tội thì bị kỷ luật
    Già mà mất nết thì bị xà lim
    Đừng tốn công sức xuôi ngược đi tìm
    Luật sư bào chữa… kiếm đâu cho có!

    Một điều khả thi: Vểnh tai nghe rõ
    Sám hối đêm ngày từ bỏ tính tham
    Một mai chết đi khỏi tức càm ràm
    Để lại bài học cho đàn con cháu.

    Chúc bạn nghiệm thông giá trị quí báu
    Chuyển tiếp bài này cho bọn đồng lân
    Sống chết kiếp người chỉ có một lần
    Chạy theo thú tính – ngu đần lãnh nhục!!!




    Hoàng Trọng Thanh
    Portland, Oregon - 03.2017

              





              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »


  •           
    Người Lính
    Việt Nam Cộng Hòa

    _________________________




    “ĐÂY LÀ TIẾNG NÓI NƯỚC VIỆT NAM
    PHÁT THANH TỪ THỦ ĐÔ SÀIGÒN...”

    Cho đến nay, tiếng nói đó vẫn còn
    Vang vọng mãi trong trái tim “Người Lính”.

    Là hình ảnh của một thời ổn định
    Là tiền đồn của Thế giới tự do
    Của miền Nam nước Việt rất ấm no
    Là thành lũy mang hồn thiêng sông núi.

    “Người Lính” trẻ đã một thời dong ruỗi
    Đem Tình người, Tình lính trấn biên cương
    Vẫn một lòng chung thủy với quê hương
    Dù oan nghiệt rẽ đời qua trăm hướng.

    “Người Lính” chúng tôi tuy không Sinh Vi Tướng
    Cũng hiên ngang chấp nhận Tử Vi Thần
    Trọn một lòng chỉ vì Nước, vì Dân
    Dâng hiến cả đời mình cho Tổ Quốc.

    Từ Quảng Trị rét căm mùa gió bấc
    Đến Cà Mau mưa, lũ ngập đồng sâu
    Vết giầy saut lội bất cứ nơi đâu
    Để mang lại Tin Yêu và Lẽ Sống.

    “Người Lính” chúng tôi mang trái tim hào phóng
    Của tuổi đời đẹp nhất: lúc đôi mươi
    Làm nguồn vui nơi tuyến đầu lửa bỏng
    Trong gian truân vẫn nồng ấm nụ cười.

    Dù đôi lúc có hoang mang, phẫn nộ
    Hay chán chường vì dấu ấn chiến tranh
    Nhưng nỗi buồn cũng tan biến rất nhanh
    Khi đối diện với kẽ thù ngoài mặt trận.

    Rồi cũng đến lúc chào thua số phận
    Khi tàn vong đành nước mất, nhà tan
    Vì thế cùng, lực tận phải sang bang
    Thân nhược tiểu, xót thầm, ôi ngang trái

    “Người Lính” chúng tôi không hề chiến bại
    Chỉ chào thua định mệnh đã an bài
    Bởi cô thế đành nương thân hải ngoại
    Chờ bình minh quang phục của ngày mai.




    Huy Văn

              





              
Last edited by Hoàng Vân on Thứ ba 04/04/17 17:54, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tôi thà chết trên quê hương, không bỏ nước ra đi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Tôi thà chết trên quê hương,
    không bỏ nước ra đi

    _____________________
    Người Lính Già




    • Thiếu tá Lương Bông nguyên quán quận Tam Kỳ, tỉnh Quảng Tín (cũ),
    • tốt nghiệp khóa 11 Sĩ Quan Thủ Đức.
    • Sau khi ra trường, Chuẩn úy Lương Bông về phục vụ tại cục An Ninh Quân Đội (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) Sài Gòn,
    • kế đó được thuyên chuyển lần lượt về Ty An Ninh Quân Đội Long Xuyên, Vĩnh Long, Sa Đéc.
    • Ông thăng cấp Thiếu tá vào ngày 1-4-1975, chức vụ cuối cùng là Sĩ quan phụ tá Ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ, dưới quyền Thiếu tá Nguyễn Thanh Tâm, Trưởng Ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ.


    Ngày 30-4-1975, TT Dương Văn Minh kêu gọi tất cả quân nhân VNCH buông súng đầu hàng CS.
    Tối ngày 30-4-1975, Thiếu tá Nguyễn Thanh Tâm cùng một số quân nhân xuống tàu di tản ra nước ngoài. Thiếu tá Lương Bông không đi và nói:
    • “Tôi thà chết trên quê hương, không bỏ nước ra đi”.


    Đến 9 giờ 30 tối 30-4-75, Thiếu tá Lương Bông quyên sinh bằng một quả lựu đạn M.26 tại văn phòng làm việc của ông. Sáng 1-5-75, một số quân nhân thuộc Ty ANQĐ Cần Thơ mướn xe lam mang thi hài Thiếu tá Lương Bông về tỉnh Sa Đéc, trao lại cho bà quả phụ của cố Thiếu tá là bà Huỳnh Mộng Thúy. Thi hài của cố Thiếu tá Giuse Lương Bông được một số anh em thuộc Ty ANQĐ Sa Đéc và ANQĐ Cần Thơ khâm liệm, và đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng là nghĩa trang họ đạo Hòa Khánh tỉnh Sa Đéc.

    Sau khi chôn cất chồng, bà Thúy bị chính quyền Cộng sản tỉnh Sa Đéc đuổi ra khỏi cư xá sĩ quan Sa Đéc. Ngoài ra bà còn bị giam giữ tại Ty Công an Cộng sản Sa Đéc gần một năm không rõ lý do. Suốt thời gian bị giam cầm, 4 con nhỏ phải gửi cho bên ngoại nuôi dạy. Sau khi được thả về, bà bị chính quyền Cộng sản tỉnh Đồng Tháp đưa đi vùng kinh tế mới.

    Tháng 8-1984, chính quyền cộng sản tỉnh Đồng Tháp thông báo trên đài phát thanh, ra lệnh di dời hài cốt thuộc các phần mộ trong nghĩa trang họ đạo Hòa Khánh trong thời gian 6 tháng; những ngôi mộ không có thân nhân, chính quyền sẽ mướn người đem đi nơi khác. Vì ở trong vùng kinh tế mới, nên lúc bà Thúy và các con biết được tin phải bốc mộ cho chồng, cho cha thì đã quá muộn. Khi đến nơi, mọi dấu vết cũ đã bị san bằng, chỉ còn lại những chân nhang trên mặt đất.




    ___________________
    Tôi viết lại chuyện cố Thiếu tá Giuse Lương Bông,
    • để khóc thương cho các chiến sĩ quân lực VNCH đã vì nước quên mình nói chung
    • và khóc thương cho cố Thiếu tá Lương Bông nói riêng,
    • cũng như viết để an ủi phần nào nỗi đau của bà Thúy cùng các con, đã không biết xương cốt của chồng, của cha, hiện bị vùi dập nơi đâu!

    Cuối thư ông viết:
    • “Tôi kính xin quý báo nếu có quá nhiều bài vở cũng mong gác lại, để cho đăng chuyện của cố Thiếu tá Lương Bông kịp ngày kỷ niệm 35 năm ngày Quốc hận 30-4”.






    Garden Grove, ngày 23-4-2010.
    Người Lính Già.


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Tháng Tư Kinh Hoàng

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Tháng Tư Kinh Hoàng



    (trích trong Hồi Ký Cùng Nhau Trôi Nổi)

    ...Trong giai đoạn này, tình hình Việt Nam trở nên rối rắm. Đầu năm 1975 anh Ruyệt nói có tin miền Nam có thể bị chia làm hai. Miền Cao nguyên phải dành cho Việt Cộng. Tới mồng 10 tháng 3, chúng ta mất Ban Mê Thuột. Ngày 15 tháng 3, tổng thống Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Cao nguyên. Cuộc rút quân thê thảm đã đi qua Phú Bổn, nơi có lần tôi đã ở ba tháng khi anh Ruyệt bắt đầu nhận việc. Thế rồi ngày 19 tháng 3 Cộng sản ngang nhiên đưa xe tăng từ miền Bắc vào chiếm Quảng Trị. Tiếp đến là ngày 23 tháng 3 Huế cũng bị mất và Đà Nẵng bị đe dọa. Anh Ruyệt lúc này luôn vắng nhà. Lực Lượng Dân Tộc Việt (LLDTV) đã cử anh Châu Sơn Nguyễn Văn Thuận và anh Nguyễn Liệu trách nhiệm tỗ chức dân chúng chống lại việc chia đất cho Việt cộng. Lúc đó Đà Nẵng đang bị đe dọa, anh Ruyệt theo phái đoàn LLDTV tới hoạt động ở vùng đông tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Khi Tổng thống Thiệu sắp từ chức, nhà tôi cho biết LLDTV quyết định tổ chức một chính phủ kháng chiến, mời ông Trần Văn Tuyên làm Thủ tướng và ông Nguyễn Cao Kỳ làm Tổng tư lệnh. Lực lượng dự định lấy vùng Hậu giang làm hậu cứ, vì Hậu giang là cứ sở của Phật Giáo Hòa Hảo, có những tướng giỏi như tướng Nguyễn Khoa Nam.





    Khi được tin ông Thái Lăng Nghiêm bị tổng thống Thiệu ra lệnh bắt, anh Ruyệt vì có liên hệ, lại càng hay vắng nhà hơn. Sau anh cho biết chính phủ kháng chiến không thành hình vì Phật giáo lúc ấy quá tin vào chính phủ Hòa hợp hòa giải sẽ ra đời nên không ủng hộ. Thêm vào đó các ông Trần Văn Tuyên và Nguyễn Cao Kỳ không nhận lời.( bỏ một đoạn) Khoảng một tháng sau, chính phủ ra lệnh thiết quân luật nên tôi không đi thăm cha mẹ được nữa. Anh Ruyệt có giấy phép đi trong giờ giới nghiêm nên có thể đi ra ngoài. Tôi đành ngồi nhà nghe tin tức qua đài phát thanh. Anh Ruyệt về nhà có vẻ bực dọc. Quen với tính anh rồi, khi không vui tôi sợ chàng nổi nóng. Nhưng lần này tôi không nhịn được nữa mới hỏi:


    _ Bết quá rồi anh hả?
    Anh trả lời:
    _ Vừa nói chuyện với Lý Quí Chung xong. Hắn nói đánh mà không biết ra sao.

    Thật sự trong giờ phút đó chẳng ai biết ra sao, nếu có tại sao có nhiều người đã ra đi, trong khi có nhiều nhân vật cao cấp còn kẹt lại. Anh Ruyệt được cơ quan DAO cho di tản ba người, anh dẫn Lạc Long và Phong Châu đi. Khi chia tay chồng con, lòng tôi đứt đoạn, nước mắt trào ra như không còn giữ lâu hơn nữa. Biết chồng chẳng có một đô la nào trong túi, tôi rút chiếc nhẫn cưới đưa anh, phòng khi hoạn nạn có tiền nuôi con. Khi đến phi trường, anh thương nhớ vợ con nên đổi ý trở về. Chiều ngày 28 tháng tư, anh Ruyệt và anh Lý Đại Nguyên chở nhau vào Tân Sơn Nhất gặp ông Nguyễn Cao Kỳ để thăm hỏi tình hình. Khi các anh ra khỏi cửa thì phi trường bị ném bom. Tình hình lúc bấy giờ thật căng thẳng, tôi bồn chồn không biết làm gì và sửa soạn cái gì. Đã mấy hôm tôi không đi chợ vì thiết quân luật, thức ăn đã gần cạn nên cả nhà chỉ ăn uống dè xẻn những thức ăn dự trữ mấy ngày hôm trước. Cũng may còn một tạ gạo và mấy chai nước mắm nên chắc gia đình tôi không đến nỗi bị đói.

    Tôi mở máy truyền thanh và truyền hình liên tục cả ngày. Bỗng trên tuyền tôi thấy chỉ có nghệ sĩ Trần Văn Trạch đọc bản tin, còn các xướng ngôn viên khác không thấy đâu nữa. Linh tính cho tôi thấy tình hình miền Nam chẳng còn hy vọng gì. Mà quả vậy, sự sụp đổ quá lẹ làng làm quân đội hỗn loạn, dân chúng bàng hoàng. Gia đình tôi cũng vậy. Mấy ngày sau cùng của miền Nam, Việt Cộng phóng hỏa tiễn liên miên vào Sàigon và vùng phụ cận. Sáng nào cũng có tin người chết vì trúng đạn Việt cộng.

    Vào ngày 29 tháng 4, hai vợ chồng tôi và bẩy đứa con sống trong tình trạng kinh hãi tột độ. Ban ngày tôi đốt tài liệu mà không biết là có nhiều người nằm vùng theo dõi. Ban đêm cả nhà chui xuống gầm giường nằm để tránh pháo kích. Thật ra, nếu may mắn thì cũng chỉ tránh được mảnh đạn văng tới thôi chứ thoát chết sao được khi đạn pháo trúng nhà mình. Chín mạng người ôm cứng lấy nhau như một khối mà tôi vẫn lạnh run cầm cập. Sau một đêm như vậy, thấy ánh nắng mặt trời, vợ chồng con cái nhìn nhau mừng rỡ vì vẫn còn nguyên vẹn. Rạng ngày 30 tháng 4, tin tức loan truyền Việt cộng đã vào sát thành phố. Chúng tôi cuống cuồng tìm đường rời bỏ Việt Nam.




    Trong lúc cuống quýt tôi không còn biết chọn lựa mang theo cái gì. Nhà tôi có rất nhiều sách vở như cái thư viện. Anh Ruyệt quí sách vô cùng nhất là mấy cuốn về Duy Dân. Anh vơ mấy cuốn sách đó bỏ vào một cái túi. Tôi ôm nắm quấn áo bỏ vào một cái túi khác, rồi bình thủy nước sôi và mấy hộp sữa cho con. Thấy mấy cuốn album để gần đó, tôi xé ra một số hình nhưng mới được có một ít thì nhà tôi dục ra xe nên tôi đành phải bỏ lại.

    Anh Ruyệt biết anh Đinh Trịnh Chính có chiếc thuyền đánh cá để ở sông Sàigon vì khi mua hai anh đi cùng với nhau. Anh Chính còn mua một chiếc tàu lớn nữa, dự trù cho nhóm báo Sóng Thần và chiến hữu, nếu mỗi người góp hai trăm ngàn VN. Nhưng mấy người làm báo tiền không đủ ăn, làm sao có tiền để vượt biển, dù số tiền này chỉ tượng trưng thôi chứ thấm thía gì với giá chiếc tàu 60 triệu bạc (tiền VN).

    Chồng tôi chở hết vợ con trên chiếc xe La Dalat tới nhà anh Chính. Đi xe hơi cũng rất nguy hiểm trong lúc đó nhưng là phương tiện duy nhất để chuyên chở được cả nhà. Thật ra, chúng tôi chỉ cầu may chứ không hy vọng anh Chính còn kẹt lại. Cũng may khi tới, anh Chính vẫn còn ở nhà. Nhà tôi hỏi anh Chính cho gia đình tôi xuống thuyền và thú thật trong túi chỉ còn có vài chục ngàn bạc VN. Anh Chính la lên:

    _ Giờ này còn tiền bạc gì nữa. Thuyền vẫn ở chỗ cũ. Chú mà ra chậm, tôi không đợi đâu.

    Anh Ruyệt đã biết chỗ thuyền đậu nên trực chỉ tới bến tàu. Ngồi trên xe, tôi đưa mắt nhìn quanh. Cảnh tượng hoang tàn, chiến binh thất thểu trên hè phố, đồ trận đã cởi ra, chỉ còn độc quần đùi và áo thung. Thật là khó tin. Quân đội miền Nam là một đoàn quân thiện chiến, đầy can đảm. Một quân đội đã chiến đấu vì lý tưởng quốc gia chân chính. Một quân đội mang lại nhiều chiến thắng chống xâm lăng lẫy lừng, đem lại yên ấm của toàn dân. Thế mà sao đoàn quân tinh nhuệ này lại tan rã nhanh chóng như thế? Ai có trách nhiệm làm sụp đổ quân đội hùng mạnh này? Tôi khổ tâm nhìn những chiến sĩ anh hùng bị các vị chỉ huy cao cấp bỏ rơi dù lòng tôi cũng đang tan tác trên đườøng chạy giặc. Chắc những người chiến sĩ miền Nam này không có bà con xa gần ở Saigon. Nghĩ đến em tôi, Chiểu, tôi không gặp cậu ấy khi đến thăm cha mẹ lần cuối cùng. Chắc Chiểu cũng đang lê lết ở một thành phố xa xôi nào đó. Chúng tôi đi ngang nhiều chỗ quân đội Cộng hòa còn canh giữ. Anh Ruyệt có giấy phép đi trong giờ giới nghiêm nên qua được các trạm gác. Mặc dù trong tình trạng khẩn cấp, nhà tôi vẫn không quên bạn. Anh dừng lại kiếm điện thoại công cộng, gọi các anh Lý Đại Nguyên và Uyên Thao. Gặp được anh Nguyên ở trụ sở Vovinam nhưng anh Ruyệt không thể tới đón nên nhờ anh Trần Huy Phong chở anh Nguyên. Cuối cùng, anh Phong cũng không đưa anh Nguyên ra sông Saigon được, anh Ruyệt đành phải đi thẳng tới bến tàu.

    Cầu Tân Thuận đã bị rào kẽm gai đóng lại và vẫn có lính gác. Nhà tôi đưa giấy xin qua cầu và tìm thấy thuyền ngay sau đó. Chúng tôi bước lên thuyền, bên tai văng vẳng tiếng súng. Chắc các anh lính Cộng hòa không cản nổi làn sóng người chạy giặc nên nổ súng chỉ thiên hay vì kho gạo Khánh Hội đang bị dân chúng phá lấy gạo. Anh Chính và bốn cháu đi xe gắn máy nên đến sau. Vì anh Chính không mang giấy tờ nên không qua cầu được bèn sai con bơi sang lấy thuyền. Trong khi ấy chẳng may cái bình thủy nước sôi của con bị bể, anh Ruyệt nhảy lên bờ, đi tìm mua cái khác.

    Khi gia đình anh Chính xuống thuyền, hàng trăm người cùng nhào xuống. Con thuyền bé nhỏ như không chịu đựng được khối trọng tải của nhóm người nên tròng trành, ì ạch muốn chìm. Anh Ruyệt vẫn ở bên bờ bên kia, tìm mua bình sữa cho con và đi gửi xe cho người anh họ ở cư xá Ngân hàng nên không xuống kịp khi thuyền nhổ neo. Anh Chính bảo tôi:

    _ Nếu chú ấy mà không tới kịp, tôi không đợi đâu, tôi mang cô và mấy đứa nhỏ đi luôn.

    Tôi lo lắng. Nếu chồng tôi kẹt lại thì tôi đi làm gì. Nhưng may sao khi thuyền ra khỏi bờ thì anh Ruyệt tới. Anh gọi anh Chính và trả tiền cho một chiếc ghe nhỏ để họ chở tới thuyền. Vì thuyền chở quá nhiều người nên đi xa không được, cứ loanh quanh mãi ở vùng sông Sàigon. Tuy đã ngồi trên thuyền và dự định ra khơi nhưng tôi vẫn có cảm giác là mình chỉ đi lánh nạn ít lâu thôi. Nhưng khi nghe đài phát thanh loan tin tổûng thống Dương Văn Minh đã đầu hàng, nước mắt tôi dàn dụa. Thôi thế là vĩnh biệt Sàigon, vĩnh biệt người thân, vĩnh biệt khung trời kỷ niệm của những ngày yêu dấu tuổi học trò... để đi đến một phương trời xa lạ mà mình chưa bao giờ biết đến. Không dự trù đi xa, thuyền chỉ trang bị vài ba ngày lương thực, nước uống và dầu nhớt. Nhưng với hàng trăm hành khách, số dự trù này chắc chắn chỉ được một ngày. Trọng tải quá sức nên chiếc thuyền di chuyện chậm chạp như sắp chìm. Co thuyền đang lết như thế thì chúng tôi bị Việt cộng pháo kích. Tàu Việt Nam Thương Tín bị trúng đạn và nhiều người nói nhà văn Chu Tử là người duy nhất bị tử thương vì viên đạn đó.

    Ra khỏi Vũng Tàu, mọi người chỉ còn hy vọng được hạm đội thứ 7 của Mỹ vớt. Nhưng chẳng thấy hạm đội đâu, anh Chính thấy tình trạng vô cùng nguy ngập nên bàn với anh Ruyệt:

    _ Chú ra nói với họ đi, không ai chịu lên bờ là chết hết. Thuyền sắp chìm rồi.

    Anh Ruyệt bèn cho thuyền đậu cạnh một thuyền đánh cá khác rồi ra trước mui thuyền thông báo tình trạng khẩn trương. Anh nói thuyền đi một lúc nữa, sóng to sẽ chìm. Gia đình anh và gia đình anh Chính có chết vẫn đi. Ai có nhiều tiền, ai muốn sống thì điều đình với thuyền bên cạnh đi về, hoặc kiếm thuyền an toàn khác mà đi. Nhiều người cũng nhận thấy sự nguy hiểm nên lục đục kéo sang thuyền bên cạnh. Cuối cùng thuyền còn lại ba mươi hai người nên di chuyển bớt nặng nề hơn. Tất cả hành khách ra khơi hầu hết là gia đình các quân nhân cấp úy, cấp tá trừ gia đình anh Đinh Trịnh Chính và gia đình tôi.

    Chúng tôi đã thấy hạm đội thứ 7 đèn sáng choang ở đàng xa. Trong lòng đầy hy vọng, tài công cứ nhắm đó mà đi tới. Thấy có một chiếc thuyền khác đi song song ra đèn hiệu, thuyền chúng tôi đáp lễ, ngỡ rằng tàu Mỹ tới hướng dẫn mình. Mãi đến khi đi sát vào nhau mới biết cả hai đều là thuyền tị nạn. Tới qúa nửa đêm thuyền chúng tôi tới được gần hạm đội 7. Thủy thủ Mỹ bảo đợi đến sáng sẽ vớt. Mọi người mừng rỡ, cho rằng đã thoát hiểm. Vì mỏi mệt cả ngày và cũng vì yên tâm nên hành khách dựa vào nhau ngủ ngon lành. Sáng tỉnh dậy chẳng còn ai thấy hạm đội đâu nữa. Chung quanh chỉ thấy hai chiếc thuyền, một cái chứa đầy quân nhân và chiếc kia có các linh mục và giáo dân. Anh Chính ra lệnh đậu thuyền lại để chờ, không biết chờ cái gì. Đến chiều, có nhiều thuyền trong bờ kéo ra. Anh Chính bảo tài công chạy theo họ. Được một lúc quả có một tàu Mỹ ở xa xa. Tàu này thấy thuyền tị nạn thì nhổ neo bỏ chạy. Một số thuyền tiếp tục đuổi theo, một số dừng lại trong số đó có thuyền của chúng tôi. Anh Chính điều đình mua dầu nhớt, thực phẩm, nước uống của những chiếc thuyền quay trở về rồi tiếp tục cho thuyền chạy về hướng Thái Lan. Thuyền chạy được một lúc nữa, một hiện tượng làm mọi người trố mắt. Mấy chiếc thuyền mà chúng tôi đã thấy lúc trước đang nổ máy chạy vòng vòng mà chẳng còn người nào cả. Họ đã được hạm đội Mỹ vớt rồi. Đến nước đó chẳng còn sự lựa chọn nào ngoài chuyện cứ đi, tới đâu thì tới. Anh Chính và anh Ruyệt nhẩy sang mấy chiếc thuyền trống, lấy thêm lương thực và dầu nhớt. Và cũng lấy thêm hai chiếc thuyền nữa để chứa thực phẩm và chia người cho đỡ nặng. Lúc đó chúng tôi có ba chiếc thuyền. Chiếc thuyền của anh Chính là cái số một có gia đình anh Chính và mẹ con tôi. Một số gia đình khác chuyển qua cái thứ hai. Anh Ruyệt và mấy người nưã lo cái thứ ba. Nhưng chạy được một lúc thì chiếc này hư máy nên anh Ruyệt phải chuyển qua cái thứ hai. Như vậy là chỉ còn lại hai chếc. Thuyền anh Chính và thuyền anh Ruyệt thỉnh thoảng lại sáp vào nhau để bàn tính và để anh Ruyệt săn sóc vợ con. Sau khi bị vớt hụt, chúng tôi chỉ còn hy vọng được các tàu của các quốc gia khác cứu theo như luật hàng hải. Tôi và các con chưa bao giờ đi biển nên đã bắt đầu ói mửa. Với tôi, nhiều lần trong đời đã ói nhưng chưa bao giờ khủng khiếp như vậy. Tôi bò lê bò càng, không ngồi được nữa chứ nói gì đến đứng dậy.

    Trong cơn tuyệt vọng, tôi trăn trối với nhà tôi:

    _ Chắc em chết quá, anh săn sóc các con nghe anh.

    Chồng tôi hét lên:

    _ Đừng có nói nhảm.

    Thấy chỗ lái tàu, dưới chân anh Chính có một chỗ có thể nằm co được, tôi bò tới rồi gục xuống. Anh Chính thấy thế hoảng hốt gọi anh Ruyệt:

    _ Mang cô ấy ra chỗ khác đi, nằm chỗ này một lúc nữa là cô ấy chết đó.

    Trong tàu thì làm gì có chỗ nằm, anh Ruyệt bèn kéo tôi lên mui thuyền. Tôi nằm đó đến khi tỉnh dậy thấy có ly sữa trong tay. Tôi giữ cái ly mà không đưa vào miệng được. Conø đương lừng chừng, anh Chính thò tay qua cửa sổ buồng lái, cầm ly sữa hớp một ngụm rồi trả vào tay tôi. Tôi vồ lấy uống một hơi không còn một giọt. Thấy tôi uống hết ly sữa, anh Ruyệt nói:

    _ Tốt. Thế là sống rồi.

    Nói xong anh xuống săn sóc các con. Khi tôi đã tỉnh, nhà tôi mang cả gia đình sang chiếc thuyền thứ hai nên tôi có một chỗ nằm gần các con. Vào ngày thứ ba, thấy có cái gì đè nặng, tôi mở mắt ra, cu Quốc đã trèo lên mình. Bàn tay bé nhỏ lần vào vú mẹ, tay kia bỏ vào miệng mút chùn chụt. Tôi biết con tôi thèm sửa vì mấy ngày bé phải ăn thức ăn như người lớn. Bên cạnh, Phong Châu cũng gối đầu lên tay mẹ mút ngón tay. Hai đứa bé này chưa bỏ sữa khi còn ở nhà. Chung quanh, mấy đứa lớn nằm như bất động. Tôi muốn nói với các con vài câu an ủi nhưng sức đã kiệt, lời nói không ra được khỏi miệng. Tôi nhìn chúng cố mỉm cười. Lạc Long nhìn tôi thì thào:

    _ Mẹ ơi đừng khóc.

    Thật là nụ cười của kẻ khốn cùng cũng chẳng khác gì khi mếu máo đau thương.

    Vào ngày thứ tư, một tàu hàng Nhật đi ngang. Đàn ông cởi áo thung trắng ra viết S.O.S! S.O.S! rồi vẫy rối rít. Nhưng chiếc tầu nhẫn tâm đi qua, không cứu vớt. Cùng ngày, chiếc thuyền thứ hai hỏng máy. Có thể khi bỏ lại trên biển, chủ nhân của nó đã phá hủy nên không dùng được lâu. Sóng bắt đầu lớn, nước đã bắt đầu tràn vào khoang tàu. Tôi có cảm tưởng thuyền sắp chìm. Tất cả đàn ông thay nhau múc nước ngày đêm không nghỉ. Nguy hiểm hơn nữa, chiếc thuyền nhỏ bé của anh Chính không có đèn, phải kéo cái thuyền hư hỏng này vì bên trong chứa lương thực, nên ban đêm phải neo lại đợi sáng. Thuyền đã chạy năm, sáu ngày mà vẫn chưa thấy bến, thấy bơ.ø Chung quanh toàn là nước biển. Sóng thật lớn. Thuyền nhấp nhô, mỗi lần thụp xuống như mất hút dưới đáy biển, rồi lại trồi lên. Tôi chẳng có ý niệm nào trong đầu là bao nhiêu ngày nữa tới Thái Lan. Có một điều chắc chắn là chúng tôi khó có thể sống sót qua
    một cơn bão dữ. Nhìn chung quanh, chồng tôi đang đứng như một pho tượng, nhìn ra biển cả. Không biết anh đang nghĩ gì? Bất chợt anh quay sang vợ con. Buồn rầu anh bước lại gần tôi, ngồi xuống bên cạnh, xoa đầu từng đứa con. Sau một lúc anh nói:

    _ Anh không sống với Cộng sản được. Họ sẽ giết anh. Anh phải đi. Anh nghĩ mình sống chết có nhau nên anh đã mang mẹ con em vào chỗ chết này. Bây giờ anh hối hận lắm. Tình trạng này, chúng ta khó mà sống được.

    Anh im lặng một lúc rồi ngập ngừng:

    _ Anh không muốn em và các con phải chết như thế này. Mình đang ở hải phận quốc tế, có mấy thuyền đánh cá người Việt còn đây, anh sẽ thuê họ đưa mẹ con em về Saigon. Anh phải đi.

    Đây là lần đầu tiên kể từ khi xuống tàu chúng tôi nói chuyện dài như vậy. Tôi đưa cặp mắt thất thần nhìn anh rồi nhìn con, lòng đau như cắt. Những đứa trẻ này có tội tình gì mà bắt chúng chết với mình. Tôi đã quyết định. Cắn mạnh vào môi như rướm máu, tôi gật đầu.

    Anh Ruyệt ra bàn với anh Chính thì bị phản ứng mạnh. Anh Chính hét lên:

    _ Ngu xuẩn! Con cô chú chết bộ con tôi không chết sao? Bộ mọi người không chết sao? Tên đã bắn. Đi! Đi!

    Thấy anh Chính cương quyết như thế nên chúng tôi đổi ý tiếp tục ra đi. Cũng nhờ anh Đinh Trịnh Chính mà gia đình chúng tôi mới được đoàn tụ trên đất Mỹ.

    Tới ngày thứ mười, trời u ám báo hiệu một cơn bão sắp tới. Như một phép lạ, có mấy tàu đánh cá Thái Lan tới gần. Anh Chính trước làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Thái Lan nên nói được tiếng Thái. Anh nhờ họ giúp đỡ. Mấy ngư phủ này nói họ sẽ trở lại sau khi đánh cá xong vì là nghề sinh sống của họ. Đã bị hạm đội thứ 7 bỏ rơi nên chúng tôi đều mất tin tưởng, không hy vọng những người đánh cá này sẽ trở lại. Trong lòng ai nấy đều nghĩ đêm hôm đó là đêm cuối cùng. Nhưng thật ngạc nhiên, mấy ngư phủ Thái đã trở lại như đã hứa. Chúng tôi cho họ chiếc thuyền hỏng máy và di chuyển sang thuyền của họ. Tàu anh Chính được họ kéo theo sau. May mắn thay, mọi người vừa sang được thuyền đánh cá Thái Lan để vào bờ biển Song La thì bão tố nổi lên. Nếu không được vớt kịp, chắc chắn không còn ai sống sót. Khi vào đất liền, chúng tôi không còn gì ngoài bộ quần áo bẩn thỉu đang mặc đầy nước biển. Vài ngày sau đó, vợ ông trung tá không quân hạ sinh một bé gái kháu khỉnh đặt lên là Song La.


    Phạm Thị Quang Ninh


    Nguồn: http://hung-viet.org

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Còn nhớ hay quên Hận Tháng Tư?

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  •           
    Còn nhớ hay quên
    Hận Tháng Tư?

    _________________________




    Hỡi các bạn Thanh Sinh viên Hà Nội
    Huế, Sài Gòn và toàn cõi Ba Miền,
    Hận Tháng Tư còn nhớ hay đã quên,
    Sao vô cảm một Việt Nam đang chết?

    Hãy can đảm nắm tay nhau đứng dậy .
    Nhào xuống đường tìm bắt trói đảng viên.
    đốt Ba Đình và xử tử từng tên,
    Truy diệt hết bọn Việt gian bán nước.

    Cha mẹ bạn bị “an ninh “ đấu gục,
    Tại đấu trường tức hộc máu chết tươi.
    Anh chị em bị chôn sống nửa người
    Dùng mã tấu chém bay đầu lìa cổ.

    Xin Hỏi thật là công dân nước Việt
    Có bao giờ bạn hãnh diện hay chưa?
    Đứng dưới cờ nước Dân Chủ Cọng Hòa,
    Cảm thấy nhục hay âm ờ nói dối?

    Trang sử Việt, bốn ngàn năm sáng chói.
    Tổ tiên ta xây dưng nước oai hùng.
    Chưa bao giờ khuất phục giặc xâm lăng.
    Thế hệ bạn sao cam lòng chịu nhục?

    Là con cháu vua Hùng Vương Việt tộc,
    Thuộc giống nòi Lý Thường Kiệt, Quang Trung,
    Là Anh hùng Phù Đổng, Nữ Trưng Vương
    Có sứ mạng viết thành trang sử mới.

    Hởi các bạn Thanh Sinh viên Hà Nội
    Huế, Sài Gòn và toàn cõi Ba Miền,
    Hận Tháng Tư còn nhớ hay đã quên,
    Hận dân tộc, máu phải đền bằng máu.




    Nguyễn Đình Hoài Việt

              





              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hội người Việt tỵ nạn tại Frankfurt và vùng phụ cận tưởng niệm ngày Quốc Hận 2017

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          

HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI FRANKFURT
VÀ VÙNG PHỤ CẬN


Verein der vietnamesischen Flüchtlinge in Frankfurt und Umgebung e.V.
- gemeinnützig anerkannt -
Registrier-Nummer: 7779 Amtsgericht Frankfurt am Main

=======================================================





Frankfurt/M., ngày 29 tháng 03 năm 2017

  • Thư Mời tham dự
    cuộc Biểu Tình & Tuần Hành tưởng niệm ngày Quốc Hận lần thứ 42




Kính thưa Đại diện quý Tổ chức, Đoàn thể NVTNcs tại vùng Trung Nam Đức,
Kính thưa Quý Hội viên và Đồng hương NVTN tại Frankfurt và vùng phụ cận,

  • Hòa vào dòng đấu tranh vì một nước "Việt Nam Tự Do & Dân Chủ & Độc Lập“ của các Tổ chức, Đoàn thể NVTN khắp nơi trên thế giới,
  • nhân tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.04 hằng năm, Hội NVTN tại Frankfurt phối hợp với các Tổ Chức & Hội Đoàn NVTN trong vùng tại miền Trung-Nam Đức sẽ tổ chức

"Biểu tình & Tuần Hành" tưởng niệm Quốc Hận lần thứ 42
Vào lúc
13:00 giờ ngày thứ bảy 29.04.2017
trước Tổng lãnh sự Việt cộng tại
Kennedy Allee 46, 60596 Frankfurt a.Main
Tuần hành vào phố chính Frankfurt nhằm biểu dương tinh thần đấu tranh của NVTN.


Vì đại nghĩa chung trong sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng NVTN tại Đức
  • năm nay sẽ đi đến mục đích tố cáo tội ác, lên tiếng thay cho đồng bào tại Quốc nội đang chịu thống khổ, điêu linh dưới ách thống trị của tà quyền Việt cộng.
  • Đồng thời vạch trần tội thông đồng dâng hiến đất Tổ cho tập đoàn bành trướng Bắc Kinh phục vụ cho tiến trình Hán Hoá Dân Tộc Việt!


Thời điểm 2020 đánh dấu Bắc Thuộc lần thứ 5 đã đến! Tập đoàn Việt cộng (Hán Nô) đang cố gắng bám vào Tàu cộng để thực hiện chủ trương "hợp tác toàn diện" và diệt chủng dân Việt!

Chúng tôi trân trọng kính mời Quý vị nhín chút thời gian quý báu đến tham dự cuộc biểu tình và tuần hành để hỗ trợ cho tất cả những cuộc xuống đường của toàn dân tại quốc nội. Đồng thời kính nhờ quý vị tiếp tay giúp chúng tôi trong việc chuyển tiếp tin tức và lời mời gọi này đến với thân hữu xa gần để họ cùng tường và cùng tham gia.

Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi kính mời sự hỗ trợ, tham gia góp tiếng nói và hiện diện quí báu đông đảo của quý vị trong ngày Quốc Hận 30.04 năm nay.

Trân trọng kính chào Quý vị trong tinh thần vì Đại Nghĩa Dân Tộc.


TM. Hội NVTN tại Frankfurt và vpc
TM. Ban Tổ Chức
Hội trưởng,

Võ Hùng Sơn

          



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cộng đồng người Việt Tự Do - NSW Úc Châu - tưởng niệm ngày Quốc Hận 2017

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 05/04/17 10:18, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lệ Nến: Ngày 30/04/1975

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Lệ Nến: Ngày 30/04/1975
    ___________________________
    Cao Trần






    Một tâm tư của một trong những người con có Cha là Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa sống trong ách Cộng sản sau ngày mất nước.

    Hai mươi chín tháng Tư năm 1975, ba tôi đưa cả nhà xuống ở chung với nội. Các cô, chú và anh chị em tôi cũng vậy; tất cả đều về với nội. Ai nấy đều có chung một ý nghĩ: nếu chết, thì cùng chết. Nhưng thật may mắn, đại gia đình chúng tôi không ai chết cả, sau cái ngày gọi là “giải phóng” miền Nam.
    Dường như lý do duy nhất của việc chúng tôi được sống, giống như triệu triệu đồng bào khác, từ Quảng Trị đến Cà Mau,
    • là để chịu cảnh đọa đày, đói khát sau cuộc “đổi đời”,
    • là để khóc những giọt nước mắt phân ly sau ngày đất nước “thống nhất”,
    • là để trở thành nô lệ sau khi những kẻ nhân danh “độc lập”“tự do” để gây hấn đã “chiến thắng”.


    Ngày đó, tôi còn rất nhỏ, cỡ tuổi đứa con gái tôi hiện nay. Cuộc ly tán đầu tiên mà tôi chứng kiến là hình ảnh ba tôi, trong bộ đồ đen của Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, khăn gói lên đường vô trại giam K4 (Long Khánh) để “học tập cải tạo”. Tôi không nhớ lúc đó má tôi và hai anh em tôi có khóc khi chia tay ba tôi hay không. Nhưng tôi nhớ mãi những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt má tôi một tháng sau đó, vào cái ngày bà chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn chờ ba tôi về. Ba má con chúng tôi ngồi chờ đến khuya. Và ba tôi không về. Và má tôi khóc. Và hai anh em tôi nhìn nhau ngơ ngác. Những giọt nước mắt đêm hôm đó của má tôi đã dạy cho tôi bài học đầu tiên về Cộng sản
    – bài học về sự dối trá.


    Khi người đàn ông của gia đình bị cầm tù, thì người đàn bà phải ra đường để kiếm tiền đi thăm nuôi và kiếm miếng ăn cho những đứa con thơ dại. Vậy là má tôi đi Cần Thơ buôn gạo, mỗi tuần một chuyến, mỗi chuyến vắng nhà khoảng hai, ba ngày. Hai anh em tôi xuống ở với ông bà nội. Vào những ngày má tôi đi Cần Thơ, chiều nào, anh em tôi cũng ra đứng trước cửa nhà ngóng má tôi về, ngóng đến khi nào đường phố không còn một bóng người thì mới thôi, và vô nhà khóc ngất cho đến khi ngủ thiếp đi, giữa giọng ru khàn đục của ông nội tôi. Vậy mà có lần nọ, tôi ngóng má tôi suốt mười lăm ngày mà vẫn không thấy bà về. Tôi chỉ còn biết kêu ba, kêu má và khóc. Ông bà nội tôi cũng khóc. Má tôi, cùng với tất cả những người đi trên chuyến xe đò buôn chuyến, đã bị bắt giam ở Cần Thơ để thẩm tra, vì trên xe có mấy tờ truyền đơn, không biết của ai, kêu gọi mọi người đứng dậy chống lại bạo quyền Cộng sản. Lần này, những giọt nước mắt của chính tôi đã dạy cho tôi bài học thứ hai về Cộng sản
    – bài học về sự độc ác.


    Sau lần đó, má tôi không dám đi buôn chuyến nữa, mà ở nhà vác chảo dầu ra ngã tư đường chiên đậu hủ để bán, sau khi đã bán hết tất cả những tài sản có thể bán được trong nhà. Được một tuần lễ, mấy “bà cán bộ hội phụ nữ” liền đến nhà làm “công tác tư tưởng” với má tôi, không cho má tôi bán đậu hủ kiểu “tư bản tư nhân” như vậy nữa, và buộc má tôi, mỗi sáng, phải khiêng bếp lò và chảo dầu đến “Tổ hợp Đậu hủ” để chiên đậu hủ, rồi giao nộp “sản phẩm” đậu hủ chiên cho “Tổ hợp”, để đổi lấy một khoản tiền công chết đói mỗi cuối tháng. Có lần, vì quá uất ức, má tôi lặng lẽ khóc. Và những giọt nước mắt của má tôi, một lần nữa, đã dạy cho tôi bài học thứ ba về Cộng sản
    – bài học về sự ngu dốt.


    Má tôi chiên đậu hủ cho đến khi ba tôi được ra tù. Sau đó, ba má tôi làm đủ mọi nghề để nuôi anh em tôi ăn học hết trung học, rồi đại học, giữa một xã hội mà sự kỳ thị lúc nào cũng được dành sẵn cho những kẻ như chúng tôi, công dân của chế độ cũ, “ngụy dân” của chế độ mới.

    Đối với tôi, những giọt nước mắt của má tôi, của ông bà nội tôi,
    giống như những giọt lệ nến,
    đã rơi xuống, không phải để vùi tắt, mà để nuôi dưỡng
    và làm bừng lên ngọn lửa lúc nào cũng hừng cháy trong trái tim tôi.


    Trên khắp nước non này, suốt bao nhiêu năm qua, giống như má tôi, nhiều bà mẹ đã khóc. Mỗi giọt nước mắt là một bài học cho những đứa con. Mỗi giọt nước mắt làm bừng sáng một ngọn lửa trong trái tim của những đứa con.



    Hãy khóc lên đi, hỡi những bà mẹ Việt Nam,
    cho trí não của những đứa con Việt Nam
    không còn bị tối ám
    trước sự lừa mị của bạo quyền Cộng sản,

              
    cho thân thể của những đứa con Việt Nam
    không còn run sợ
    trước sự cuồng bạo của bạo quyền,

              
    và cho trái tim của những đứa con Việt Nam
    biến thành những ngọn lửa thiêng
    thiêu cháy bạo quyền Cộng sản Việt Nam!





    Cao Trần




              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Hội người Việt tỵ nạn tại Frankfurt và vùng phụ cận tưởng niệm ngày Quốc Hận 2017

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN
TẠI VƯƠNG QUỐC ANH

____________________
ỦY BAN TỔ CHỨC BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HẬN 30/4
_____________




THƯ MỜI
THAM GIA CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4






Kính gởi:
  • Quý cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản,
    Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản,
    Và quý Đồng hương tỵ nạn Cộng sản tại Vương Quốc Anh.


Thưa quý vị,

Lại một năm dài nữa trôi qua, người dân và đất nước Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong gọng kìm cai trị của đảng Cộng sản Việt nam!

Theo thời gian, đảng Cộng sản cướp quyền lãnh đạo để cai trị đất nước bằng độc tài đảng trị, sắt máu cho đến nay đã trên 70 năm tại miền Bắc và 42 năm tại miền Nam.

Là người Việt Nam,
  • chúng ta luôn cầu mong cho đất nước Việt sớm được độc lập và thanh bình thịnh trị,
  • cho mọi người, mọi nhà được an hưởng hạnh phúc ấm no,
  • công lý và hòa bình được trải dài từ Ải Nam Quan đến tận Mũi Cà Mau của Tổ Tiên Lạc Hồng để lại;
  • ngõ hầu con cháu sẽ chung tay xây dựng lại căn nhà Việt Nam ngày càng tươi đẹp, hòa ái, thắm đượm tình tự dân tộc mà hàng ngàn năm qua Ông Cha chúng ta đã hy sinh bao máu xương, gian nguy, để xây dựng, đắp bồi lưu lại cho hậu thế.


Thế nhưng, 30/4/1975,
  • đảng Cộng sản Việt Nam đã thôn tính xong nước Việt Nam Cộng Hòa bằng mệnh lệnh, súng đạn, vũ khí của Nga sô và Tàu cộng,
  • để chúng khởi đầu một giai đoạn tiêu diệt ý chí, sức đề kháng chống ngoại xâm cùng lòng yêu nước của nòi giống Việt. Đồng thời, với những hành vi buôn dân, bán nước bằng cách dâng bán từng phần những lãnh thổ và lãnh hải của đất nước,
  • mà công khai nhất là Cộng sản Việt Nam đã ký kết cho "Công ty Formosa" được "làm chủ" tại Hà Tĩnh tới 70 năm, khiến cho không riêng ngư dân miền Trung phải gánh chịu vô vàn khốn khổ, mà cả dân tộc phải bị nhiễm hóa chất độc hại cho đến nhiều chục năm sau nữa.


Vì vậy, chúng ta những người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại
  • hãy hướng về quốc nội,
  • cùng nhau ủng hộ những cuộc biểu tình vì môi sinh
  • và đòi buộc Formosa phải rời khỏi Việt Nam.




Quốc Hận 30 tháng Tư!

  • Thao thức từng giây, từng phút với ước mong, cầu nguyện, đồng tâm hiệp lực
  • để góp phần với sức mạnh của toàn dân đứng lên giành lại quyền làm người, giành lại tự do, quyền tự quyết của dân tộc,
  • để chung tay xây dựng lại nền dân chủ và nhân bản trên quê hương yêu dấu.


Năm nay, tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4 lần thứ 42, một cuộc biểu tình sẽ được tổ chức như sau:

- Thời gian :
Chúa nhật, 30/04/2017, từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 00.

- Địa điểm tập trung :
Palace Gate, Kensington Road, Kensington Gardens,
London, W8. (chỗ cũ, như thường lệ)


- Địa điểm biểu tình :
Trước sứ quán Cộng sản Việt Nam , Victoria Road,
London, W8.


Chúng ta cùng nhau
  • lên án trước dư luận quốc tế những hành động bán nước, hại dân trong suốt hơn 42 năm qua của đảng Cộng sản Việt Nam sau khi cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa, vi phạm trắng trợn hiệp định Paris 1973, về Việt Nam.
              
  • Kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước
    • đồng lòng đứng lên lật đổ bạo quyền Cộng sản,
    • giành lại chủ quyền đất nước
    • và đánh đuổi giặc Tàu cộng xâm lăng ra khỏi lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.


Chúng tôi kính mời quý Đồng hương cùng tham dự thật đông đảo cuộc biểu tình Quốc Hận năm nay.

Trân trọng,


Thay mặt Ban Tổ Chức,
Ông Ngô Ngọc Hiếu





GHI CHÚ:
  • Đồng hương vùng Tây Bắc và Midlands sẽ có xe đưa đi London biểu tình và đón về trong ngày, địa điểm tập trung trước Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn vùng Midlands và xe Coach sẽ khởi hành đi London đúng 09 giờ 00 sáng Chúa nhật 30/04/2017.
  • Vì không biết hết địa chỉ của tất cả quý Đồng hương. Kính mong quý vị nhận được thư mời này xin vui lòng phổ biến đến mọi người thân quen. Chân thành cám ơn.



_____________________________

Chương Trình Cuộc Biểu Tình Quốc Hận 30.4

Sẽ được tổ chức vào


Chúa nhât, ngày 30.4.2017
  • 12:30 – 14:00 Ðồng bào tập trung (địa điểm Palace Gate chỗ cũ như thường lệ).
    14:00 – 14:10 Tuần hành đến địa điểm Biểu Tình (trước sứ quán VC).
    14:10 – 14:20 Chào Quốc Kỳ và Mặc Niệm.
    14:20 – 15:35 Phát biểu của các Cộng đồng, Hội đoàn và nhân sĩ đấu tranh.
    15:35 – 15:45 Tuần hành trở về địa điểm tập trung.
    15:45 – 16:00 Lời cảm tạ đồng hương của Ban Tổ Chức và giải tán.




Bản đồ hướng dẫn đến địa điểm tập trung và Biểu Tình Quốc Hận 30.4


          



          
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”