- 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Vi »

  •           




    Người Quân Cảnh Cuối Cùng
    Chết Tại Bộ Tổng Tham Mưu

    _______________________






    Lời giới thiệu:
    Giờ thứ 25 của ngày 30 tháng 4-1975, có một hạ sĩ quan Quân Cảnh của đại đội 1 tại Tổng Tham Mưu đã tự sát dưới chân cột cờ trước tòa lầu chính. Một Quân Cảnh còn sống đến hôm nay sẽ kể lại câu chuyện. Nhưng trước đó xin quý vị nghe qua về cuộc đời của chính tác giả: Anh Huỳnh Hồng Hiệp gốc Kiến Hòa, sinh sống tại Sài Gòn đã đầu quân vào binh chủng Quân Cảnh từ cấp binh nhì. Sau đó anh lên binh nhất rồi đi học lớp Hạ Sĩ Quan căn bản, trải qua lớp chuyên môn binh chủng rồi phục vụ tại Phú Quốc. Hàng ngày những hạ sĩ quan Quân Cảnh VNCH phải đối diện với 40,000 chiến binh cộng sản trong các trại giam. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp và hiểm nghèo. Sau khi hiệp định Paris ký kết, trại tù binh giải tán, các tiểu đoàn Quân Cảnh của Phú Quốc trở về đất liền tham dự các buổi hành quân tảo thanh và bình định. Chiến dịch chấm dứt. Một số tiểu đoàn giải tán, binh sĩ chuyển qua Biệt Động Quân. Các hạ sĩ quan Quân Cảnh trong đó có thanh niên Kiến Hòa Huỳnh Hồng Hiệp phải vào Dục Mỹ huấn nhục. Vừa vất vả, vừa bị các quân nhân đơn vị bạn ghét Quân Cảnh nên kỳ thị phá phách. Nhưng rồi mọi thứ cũng trôi qua và ở trong câu chuyện cuối tháng Tư sau đây, xin mời quý vị theo chân người hạ sĩ quan Quân Cảnh gian truân của chúng ta trên đường từ Dục Mỹ về Sài Gòn cho đến ngày cuối tại Bộ Tổng Tham Mưu.

    Sau cơn hồng thủy 75, anh Huỳnh đã ở lại Sài Gòn rồi sau này mới vượt biên. Vì năm 75 chợt thấy mình yêu nước nên ở lại. Chuyến vượt biên những năm sau là thảm kịch gia đình. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác. Hôm nay chúng ta chỉ nghe câu chuyện chấm dứt dưới chân cờ.

    Riêng đối với các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã chạy được qua ngả Tân Sơn Nhất vào tuần lễ cuối cùng. Nếu đi ngang qua cổng trại Trần Hưng Đạo của Bộ Tổng Tham Mưu thì sẽ thấy Trung sĩ Huỳnh đứng giữ trật tự. Suốt tuần lễ dài như cả trăm năm, anh vẫn đứng gác cho đến giờ phút cuối để các cấp trên di tản theo hệ thống quân giai. Bởi vì người trai Hiến Hòa đã không biết tại sao trong những giờ phút đó, anh lại chợt thấy mình yêu nước, yêu quân đội. Mà quân đội đối xử với anh có đẹp đẽ gì đâu?

    Giao Chỉ San Jose.

    * * *
    Vi xin chú thích một chút:
    BTTM là Bộ Tổng Tham Mưu
    TTM là Tổng Tham Mưu
    TTHL là Trung Tâm Huấn Luyện
    * * *


    Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà



    Vào khoảng 8 giờ sáng, ngày 29 tháng 3-1975, tôi với một vài người bạn ra chợ Dục Mỹ để uống cà phê và cũng để nghe ngóng tình hình chiến sự. Tin tức từ những quân nhân hướng Khánh Dương chạy về cho biết là phòng tuyến này do các chiến sĩ Nhảy Dù ngăn chận Cộng quân đã đổ vỡ.

    Chúng tôi lập tức trở về TTHL Dục Mỹ thì quang cảnh quân trường đã thay đổi hẳn. Các khóa sinh và cơ hữu của trung tâm ra các giao thông hào trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Biến động này làm cho nhóm 17 khóa sinh gốc Quân Cảnh chúng tôi lại thêm hoang mang. Số là nhóm chúng tôi đã thụ huấn xong khóa cuối Rừng Núi Sình Lầy và có danh sách được trở về binh chủng Quân Cảnh. Khóa học đã mãn hơn 10 ngày rồi mà chưa có Sự Vụ Lệnh để trình diện đơn vị.

    Chúng tôi cử một đại diện có cấp bậc cao nhất trong nhóm là Thượng Sĩ lên trình diện Đại Tá CHT/TTHL Dục Mỹ sau khi đã qua các văn phòng theo hệ thống quân giai. Đại tá Đại rất bận rộn nhưng ông vẫn cho gặp. Ông ngạc nhiên về trường hợp chậm trễ. Tuy nhiên sau cùng, ông lục ở ngăn kéo nơi làm việc tìm ra được Sự Vụ Lệnh mà ông đã ký rồi và đưa ra trao cho trưởng toán chúng tôi.

    Khi nhận được Sự Vụ Lệnh thì Quân Trường Dục Mỹ không thể cung cấp phương tiện đến Nha Trang. Chúng tôi đành tự túc mạnh ai nấy đi. Đến chiều khoảng 1 giờ, chúng tôi gặp nhau tại ở Nha Trang với hy vọng tìm được máy bay về Sài Gòn. Tôi và vài bạn nữa đi ngang qua Bộ Tư Lệnh QĐ II thì lá cờ tướng đã hạ xuống, Quân Cảnh gác cổng không còn. Đi quan Bộ Chỉ Huy BĐQ QK II thì cũng vườn hoang nhà trống. Súng M16 cả đống nên mỗi anh em nhặt một cây để phòng thân.

    Không có phương tiện của quân đội nên chúng tôi mạnh ai nấy đi bằng cách đổ ra ngả Ba Thành và leo xe nhà binh tìm đường xuôi Nam. Lúc bấy giờ có Quân Cảnh Hiệp, người lớn tuổi hơn tôi nên bạn bè gọi là Hiệp Già. Anh có một vợ 5 con, đơn vị gốc là Tiểu đoàn 8 Quân Cảnh, cùng học chung với tôi mấy khóa ở Trường Quân Cảnh và Trường HSQ Đồng Đế.

    Suốt đêm hôm đó và đến khoảng 3 giờ chiều hôm sau, đoàn xe di tản đến thị xã Phan Thiết. Khi xe ra khỏi Phan Thiết một đỗi chúng tôi gặp một số quân nhân chạy ngược lại, được biết Việt cộng phục kích và có giao tranh ở ngả ba Bình Tuy (Rừng Lá).

    Tin này làm chúng tôi chùn chân vì tôi biết chắc với đám quân không có chỉ huy nếu gặp Việt cộng thì chỉ có chết. Sở dĩ tôi nghĩ như thế là vì suốt từ nhiều ngày qua đã có lúc giành mấy củ khoai ở cổng Ba Làng Cam Ranh mà bắn nhau chết. Thị xã Phan Thiết đang yên lành thì bị cướp, bị phá cửa sắt lấy bia, nước đá, thực phẩm tạo ra sự giành giựt rồi giết nhau. Điều này ai có đi khoảng thời gian đó đều biết. Với máu Quân Cảnh trong người, tôi rất bất mãn nhưng không thể làm gì được.

    Sau cùng, tôi bàn với anh Hiệp già là nên trở lại Phan Thiết tìm ghe hoặc tàu bè về Vũng Tàu chắc ăn hơn. Anh Hiệp không đồng ý nên chúng tôi chia tay.

    Sau cùng tôi cũng tìm đường thủy về Sài Gòn qua ngả Vũng Tàu. Trình diện ở trại đường Tô Hiến Thành xong, được lệnh trả tôi về binh chủng. Tôi bắt thăm trúng được Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh. Nỗi vui mừng thật lớn, coi như thoát được nạn trong mấy ngày vừa qua. Hơn sáu năm đi lính, lần đầu tiên bắt thăm được trúng đơn vị ở gần nhà. Biết bao là mừng vui. Tại Ban Nhân Viên Tiểu Đoàn tôi được lệnh tăng phái cho Đại đội 1 Quân Cảnh tại Bộ TTM. Thật tình mà nói, tôi chỉ được nghe tên vị Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Hưng hay Trung tá Hưng (không rõ), còn các Đại Đội Trưởng và Trung Đội Trưởng của tôi tôi chưa kịp gặp mặt, hoàn toàn không biết là ai. Cứ nhận lệnh đi tăng phái đã.

    Tôi không nhớ chính xác bao nhiêu quân nhân từ Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh tới tăng cường cho Đại Đội 1 Quân Cảnh, hình như khoảng 15 anh em gì đó. Nhiệm vụ chúng tôi đứng các nút chặn ngả ba Chú Ía, ngả tư Võ Duy Nguy Võ Tánh, Võ Tánh gần Bệnh Viện III Dã Chiến Hoa Kỳ, và Võ Tánh gần ngả ba Trương Quốc Dung.

    Có một ngày, vào khoảng 15 tháng 4-1975, tôi gặp lại một bạn Quân Cảnh cùng chạy ở Dục Mỹ hỏi thăm anh Hiệp Già và được biết anh bị một viên đạn bắn sẻ của Việt cộng trúng ngay giữa tam tinh gần ngả ba Rừng Lá. Tôi bần thần về tin này cả tuần.

    Trong thời gian tăng phái cho TTM, ngày đứng đường, đêm về các điểm phòng thủ trong Tổng Tham Mưu. Có một đêm tôi nằm dưới thềm Tổng Cục Tiếp Vận coi TV thấy Tổng thống Thiệu đọc diễn văn chửi Mỹ. Mắt coi TV, tai nghe đạn pháo kích lòng dạ sao xuyến tan nát. Cường độ pháo của cộng quân càng tăng. Trước 3 trái thì 2 trái vô Tân Sơn Nhất còn trái vô TTM. Sau 2 trái thì 1 trái vô Tân Sơn Nhất và 1 trái vô TTM. Nghe quen, tôi cũng bắt chước số anh em khác mà đoán tầm gần xa, lúc nào sắp nổ. Tôi vẫn ở TTM nhưng phạm vi hoạt động rút lại gần hơn và chịu pháo nhiều hơn.

    Trong thời gian này, bên gia đình vợ tôi có đường chạy ra ngoại quốc. Nếu muốn đi thì chắc chắn chúng tôi sẽ ra đi bình yên. Tôi là hạ sĩ quan với sắc phục Quân Cảnh. Đi đâu cũng gặp toàn bạn bè cùng binh chủng. Không những đi dễ dàng mà còn lo cho được cả gia đình họ hàng. Nhưng không biết tại sao vào những giây phút đó tôi lại thấy mình yêu nước. Bỏ đi không đành. Đó là tấm lòng thành thực, nghĩ sao thì nói vậy. Sau này vợ tôi cứ nói mãi về vụ di tản. Bây giờ bả không còn nữa nhưng tôi vẫn còn nghe như tiếng nói than thở bên tai.

    Sáng ngày 30 tháng 4-1975:

    Tôi được lệnh tăng cường cho cổng 1 TTM. Lúc bấy giờ cộng quân gia tăng cường độ pháo kích dữ dội. Các Quân Cảnh cơ hữu của Đại Đội 1 Quân Cảnh rất bận rộn. Có tin cổng 4 có một số sĩ quan TTM phá rào chui ra đến nỗi Quân Cảnh Đại Đội 1 TTM phải dùng hàng rào người mà cản lại. Cũng có một số sĩ quan cấp Trung và Đại Tá tự ký Sự Vụ Lệnh ra cổng. Chưa đến nỗi hỗn loạn nhưng Quân Cảnh khá mệt nhọc vất vả mới giữa được trật tự.

    Lệnh Tướng Hạnh là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Đại Đội 1 Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh Quân Cảnh làm việc thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh. Minh cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Đồng Đế. Đó là khóa 1/71 Đặc Biệt HSQ hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở Đại Đội 1 Quân Cảnh TM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy. Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.

    11 giờ 30 ngày 30 tháng 4-1975:

    Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LĐ 81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Đại Đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn, mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.

    11 giờ 40 ngày 30 tháng 4-1975:
    Sau lưng tôi, Minh khóc và nói một mình “Thôi rồi, mất nước rồi.” Nói xong anh Minh bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm. Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát thân với hàng đoàn người kia. Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc. Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một Quân Cảnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội. Xin các anh em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham Mưu vào giờ thứ 25. Gần 30 năm qua, ngồi cố nhớ mà viết lại chắc có nhiều chi tiết thiếu sót, ước mong các chiến hữu bổ khuyết dùm cho.



    Quân Cảnh Huỳnh Hồng Hiệp, San Jose

    Nguồn: http://hung-viet.org



              
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 02/04/17 12:39, edited 5 time in total.
Hình đại diện
thiên thanh
Bài viết: 1352
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 11:49
Nơi ở: Phố Cổ

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi thiên thanh »

  •           






    Tôi gọi họ là Anh Hùng
    __________________
    Tác giả: Đặng Chí Hùng





    [youtube][/youtube]



              


              
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 02/04/17 12:28, edited 2 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20018
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


          
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như giòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta hỏi thầm em có nhớ không

Sài Gòn ơi! Đâu những ngày khi thành phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
nay còn gì đâu...

Ai ra đi nhớ hàng me già, thu công viên hoa vàng tượng đá
thôi hết rồi mộng ước xa xôi, theo giòng đời trôi...

Sài Gòn ơi! Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi
tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Những quầy hoa quán nhạc đêm về
Còn rộn ràng giọng hát Khánh Ly

Sài Gòn ơi! Thôi hết rồi những ngày hát bên nhau
Đâu Phạm Duy với tình ca sầu
mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu
Còn gì đâu

Ai ra đi nhớ hoài câu thề
Nơi quê hương muôn người chờ ngóng
Ta tiếc thời âu yếm xa xưa
Bây giờ còn đâu...

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
Như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mặt trời trong cánh nhỏ chim hiền
Ðang ngậm ngùi trên muôn lắng im.

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
Như mộ bia đá lạnh hương nguyền
Như trời sâu đã bỏ đất sầu,
nay còn gì đâu...

          




[/audio]
Nước mắt cho Sài Gòn ... (Sài Gòn niềm nhớ không tên)
Nguyễn đình Toàn - Bạch Vân



          
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Ngoc Han »

  • Tiểu sử về Anh Hùng Khu Trục
    Thiếu tá Nguyễn Gia Tập:
    ________________________________
    Trần Ngọc Nguyên Vũ







    Thiếu tá Nguyễn Gia Tập sinh năm 1943, gia nhập Không Quân năm 1964 thụ huấn khoá 64D phi hành, sau đó đã tốt nghiệp T-28 ở Randolph AFB, Texas, và tốt nghiệp TopGun khoá A-1H ở Hurlburt Field, FL.

    Sau khi hoàn tất các khoá huấn luyện về nước anh được chuyển về phục vụ ở Phi Đoàn 514, 518 Biên Hoà. Anh là một phi công rất lẫy lừng, lập rất nhiều chiến công trong các chiến dịch hành quân cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn. Sau đó anh đã được tuyển chọn để làm sĩ quan liên lạc cho trường bay huấn luyện Keesler, Hoa Kỳ. Trong thời gian nầy anh đã góp công rất nhiều vào việc giúp đỡ, chỉ dẫn các SVSQ yếu kém để khỏi bị loại vì thiếu khả năng bay bổng. Hết nhiệm kỳ anh trở về phục vụ tại Khối Đặc Trách Khu Trục/BTLKQ.

    Vào ngày 30 tháng tư năm 75, sau khi nghe được lệnh buông súng đầu hàng của TT Dương văn Minh, Th/tá Nguyễn Gia Tập đã rút súng bắn vào mình tự sát, quyết thà chết chứ không để rơi vào tay kẻ thù.

    Trong quân chủng Không Quân, có Th/tá Nguyễn Gia Tập cũng là một anh hùng vị quốc vong thân. Ngày 30-4-75, như các danh Hùng tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú. Cái chí khí đầy kiêu hùng bất khuất của Th/tá Nguyễn Gia Tập rất xứng đáng là một anh hùng liệt sĩ chết vinh, không sống nhục. Đó củng là gương soi cho hậu thế!




    ***
    Buổi Phong Thần…

    Nhân ngày Quốc-Hận! Xin thắp một nén nhang lòng, cúi đầu tưởng-niệm đến những chiến-sĩ anh-hùng của QLVNCH đã hy-sinh cho lý-tưởng tự-do của dân-tộc, và xin nghiêng mình chiêm-ngưỡng cái chết bi-tráng của Thiếu-Tá KQ Nguyễn Gia-Tập, Phi-công khu-trục A1. Trong giây phút vô-cùng tuyệt-vọng của đất nước, anh đã hiên-ngang mỉm cười, lấy máu mình hòa cùng với những dòng máu bất-khuất khác để gỉải oan, và rửa hờn cho Quân-Lực oai-hùng của miền Nam Việt Nam. Tổ-Quốc tri-ân các anh!


    Trần Ngọc Nguyên Vũ





    *****

    Tôi vẫn nợ anh một lời trăn-trối
    Buổi chia-ly cạnh vũng máu bên đường
    Anh kiêu-bạc vẫy tay chào vĩnh-biệt
    Nhắn nhủ ngày về giải-thoát quê-hương.

    Anh lính chiến những anh-hùng bất-tử
    Đã bao lần nối gót bước tiền-nhân
    Cơn quốc biến hy-sinh cho đại-cuộc
    Để ngàn sau chiêm-ngưỡng buổi phong thần.

    Nơi anh nghỉ có Hồn Thiêng Sông Núi
    Cùng cỏ cây ru mãi khúc tình-ca
    Ôi thương qúa bản tình-ca dân-tộc
    Mấy mùa đau theo vận nước nhạt-nhòa.

    Trong hiu-quạnh ngậm-ngùi cho thế-sự
    Trên hoang-tàn đổ nát cuộc tang-thương
    Đêm buông xuống vành khăn sô quằn-quại
    Nấm mồ hoang ai nhỏ lệ canh trường.

    Anh lính chiến tên anh còn vọng mãi
    Trên từng trang quân-sử thật bi-hùng
    Dòng huyết-sử tuôn trào như thác đổ
    Khóc anh-hùng phiêu-dạt cõi mông-lung.

    Anh lính chiến nghe chăng lời tâm-nguyện
    Rồi một ngày khi đất nước an-hòa
    Xin được đến qùy chân bên mộ-chí
    Lễ giải oan hồn tử-sỹ thăng-hoa.


    Trần Ngọc Nguyên Vũ
    (Tháng Tư oan-nghiệt!)




          
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 02/04/17 12:03, edited 2 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20018
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Hành trình đến... địa ngục!
    _________________________
    Lê Phi Ô



    Đầu tháng 04 năm 1975, Tiểu khu Bình Tuy được TK Bình Thuận thông báo:
    • Đoàn người di tản từ các tỉnh miền Trung (sau cuộc lui binh của Quân khu 2) đang hỗn loạn tràn vào Thị xã Phan Thiết. Lẫn lộn trong đó có một số tù nhân trốn thoát, thành phần bất hảo và cả Việt cộng giả dạng lính Quốc Gia, bắn, cướp phá gây sợ hãi cho đồng bào tỵ nạn cũng như dân chúng địa phương và tiếp tục đi về hướng Tỉnh Bình Tuy.
    Tiểu khu Bình Tuy tức khắc xin Quân khu 3 tăng phái một đại đội Quân Cảnh (QC), đơn vị QC này làm nút chận từ ngã ba 46 (nằm trên Quốc lộ 1), từ đây... đi về hướng Đông khoảng 24 cây số là đến Thị Xã La-Gi nằm trên bờ biển và cũng là Tỉnh lỵ của Bình Tuy.

    Tiểu đoàn 344/ĐP của tôi (người viết) chiếm giữ các điểm trọng yếu để ngăn đà tiến quân của việt cộng để bảo vệ đồng bào di tản cũng như bảo vệ QC làm nhiệm vụ tước khí giới những Quân nhân thất lạc đơn vị, và bất cứ ai có vũ khí trong đoàn người di tản. Những đơn vị còn sĩ quan chỉ huy thì được giữ lại vũ khí và chờ lệnh Quân đoàn 3. Tiểu đoàn 341/ĐP của Lê Hùng phối hợp với QC để ngăn ngừa cướp phá và được lệnh bắn hạ bất cứ ai có vũ khí mà không tuân theo QC.

    Một đoàn người ước chừng 300,000 lôi thôi lếch thếch, đói khát, áo quần rách tả tơi trong đó nhiều người kiệt sức chậm rãi tiến vào Thị xã La-Gi, bỏ lại sau lưng những thân nhân, bạn bè và những người đồng hành chết gục trên đường chạy loạn vì thất lạc, vì chết đói, vì tan thây dưới pháo địch. Người lính chúng tôi dù sắt đá đến đâu cũng phải ngậm ngùi trước những đau thương tang tóc mà đồng bào đang gánh chịu, trước hận thù máu lửa do bọn giặc cộng phương Bắc gây nên!

    Chính quyền địa phương với sự cứu viện từ trung ương đã lo nuôi ăn cho đoàn người di tản và xin xà lan của Hải Quân vận chuyển đoàn người tỵ nạn này về Vũng Tàu trong 10 ngày mới hoàn tất.




    HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ:

    Tiểu khu Bình Tuy lúc đó còn 4 Tiểu đoàn ĐPQ:

    • Tiểu đoàn 344/ĐP, Lê-phi-Ô Tiểu đoàn Trưởng,
      giữ Phi trường và Đồi Hoa Sim nơi đặt 2 khẩu Đại bác 105ly, cách Bộ Chỉ huy Tiểu khu 2 cây số về hướng Tây Bắc.
                
    • Tiểu đoàn 341/ĐP, Lê Hùng Tiểu đoàn Trưởng,
      phối trí song song với TĐ344/ĐP của Lê-phi-Ô về phía bên phải Phi trường...

      cả 2 Tiểu đoàn là tuyến án ngữ chính ngăn chận địch từ hướng Quốc lộ 1 vào.
                
    • Tiểu đoàn 369/ĐP, Hoàng Quyền Tiểu đoàn Trưởng (Tử trận khi rút lui)
      ngăn chận địch từ hướng núi Tà Cú (hướng Phan Thiết).
                
    • Tiểu đoàn 370/ĐP, Lê kim Lai Tiểu đoàn Trưởng
      ngăn chận địch từ hướng Tỉnh Phước Tuy đồng thời bảo vệ hướng lui binh của toàn Tiểu khu.


    Các Tiểu đoàn tổ chức hoạt động trong phạm vi rộng để phát hiện địch từ xa, đồng thời giúp đỡ và bảo vệ đồng bào di tản khỏi vùng chiến sự sắp xảy ra.
    Một Trung đoàn của Sư đoàn 22BB di tản từ miền Trung vào được tăng phái cho TK Bình Tuy, Trung tá Danh là Trung đoàn Trưởng với quân số không đầy đủ.

    Theo kế hoạch A, khi Tiểu Khu Bình Tuy triệt thoái thì
    • Trung đoàn của Trung tá Danh và Tiểu đoàn 344/ĐP của Lê-phi-Ô sẽ là mũi xung kích
      • mở đường máu về hướng Vũng Tàu cặp bờ biển,
        hoặc đường rừng đi Xuyên Mộc tùy trường hợp.
    • Tiểu đoàn 341/ĐP của Lê Hùng bảo vệ Bộ chỉ huy Tiểu khu,
    • các Tiểu đoàn 369/ĐP và 370/ĐP giữ nhiệm vụ chận hậu.
    • Riêng 2 đại đội 512 và 513 Trinh sát thì hoạt động ngăn địch từ xa hướng Quốc lộ 1.


    Ngày 21 tháng 04 năm 1975,
    • Bộ chỉ huy Tiểu khu Bình Tuy được Thiếu tướng Lê minh Đảo Tư lịnh SĐ18BB cho biết:
      • Ông đã rút quân... bỏ ngõ Xuân Lộc (Long khánh),
    • ngoài ra chúng tôi không nhận được bất cứ lệnh lạc gì từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tại Biên Hòa.
    • Tiểu khu Bình Tuy coi như hoàn toàn bị bỏ rơi...!
    Tuy thế, chúng tôi vẫn sẵn sàng nghênh chiến với quân Cộng sản Bắc Việt vì không nhận được lệnh lui binh.

    Tiểu khu Bình Tuy từ năm 1969 không có bất cứ đơn vị chủ lực quân nào trú đóng cả. An ninh lãnh thổ hoàn toàn do Địa Phương Quân đảm trách, các Tiểu đoàn ĐPQ được chỉ huy bởi những Sĩ quan nhiều kinh nghiệm chiến trường và từ chủ lực quân về. Tuy nhiên người lính ĐPQ Bình Tuy chưa bao giờ trực diện với chiến xa của địch, nên hoàn toàn không có kinh nghiệm diệt tanks. Tôi cho mời các sĩ quan và hạ sĩ quan, những người trước đây đã từng chạm trán với tanks địch khi còn phục vụ trong các đơn vị chủ lực, thành lập cấp tốc các tổ chống chiến xa và huấn luyện cho họ cách diệt tanks. Để trấn an binh sĩ, tôi chỉ rõ những khuyết điểm của tanks nhất là ban đêm, bọn chúng như những người mù không đáng ngại. Cần nhất là phải diệt những tên tùng thiết, và M72 nhắm những yếu điểm của tanks mà bắn như giây xích hoặc tài xế để tanks không tiến lên được, hoặc bắn vào chỗ tiếp giáp giữa thân xe với pháo tháp để súng đại bác của Tanks không quay nòng được.

    Một trận đánh lớn sắp xảy ra giữa ta và địch mà quân số cũng như vũ khí quá chênh lệch,
    • Việt cộng quân số trên cấp sư đoàn (trên dưới mười ngàn quân)
      với cả một hoặc hai Trung đoàn Pháo và Pháo phòng không,
      cùng với 24 tanks T-54 --
                
    • Phía Ta với 4 Tiểu đoàn ĐPQ mà quân số mỗi Tiểu đoàn chỉ còn phân nửa (tổng số cả 4 Tiểu đoàn : 300 x 4 = 1,200 người),
      hai khẩu đại bác 105 ly với đạn dược thiếu hụt,
      4 chiếc Commando Car V100.

      Nhưng cả 4 Tiểu đoàn phải phân tán mỏng vì nhu cầu phòng thủ. Trong đó 2 Tiểu đoàn : 344/ĐP của Lê-phi-Ô và 341/ĐP của Lê Hùng là tuyến án ngữ chính ngăn chận địch cấp sư đoàn có chiến xa.


    Tôi đang suy nghĩ miên man về trận đụng độ sắp tới với Việt cộng thì Trung úy Nguyễn văn Th. Đại đội Trưởng ĐĐ2 tiến đến trước mặt tôi, quân phục chỉnh tề nhưng gương mặt có vẻ nghiêm trọng... và không mang vũ khí. Tôi bực bội vì tác phong của một quân nhân khi đang đối diện với địch quân..., định hỏi súng đạn của anh đâu, thì anh ta ấp úng:

    • - Thưa Alfa, tôi đến để từ giả... Alfa!

    Tôi trợn mắt hỏi lớn:

    • - Cái... gì?!

    Trung úy Th. Nói tiếp:

    • - Đáng lý tôi lặng lẽ bỏ trốn, nhưng không hiểu sao tôi đến gặp Ông trước khi mình chia tay! Xin Alfa cho phép tôi quay về Phan Thiết với gia đình (Phan Thiết đã lọt vào tay Việt cộng cách đây ba ngày: 19/04/75).

    Tôi đã hiểu, khi anh Th. mới ra trường về trình diện Đại đội, lúc đó tôi còn là Đại đội trưởng đại đội biệt lập. Tôi được phòng an ninh Tiểu khu gởi văn thư Mật thông báo chi tiết cá nhân anh ta là,
    • trước kia khi còn là sinh viên một trường Đại Học ở Sài Gòn, anh ấy tham gia biểu tình chống chính phủ, chống chủ trương Quân sự học đường cùng nhóm với Huỳnh tấn Mẫm.
    • Và, quan trọng nhất là anh ta có người chú ruột tên Nguyễn văn Đá, một cán bộ Việt Minh đã ở tù Côn Đảo 12 năm về tội ám sát một viên chức cao cấp chính phủ tại Phan Thiết thời Quốc trưởng Bảo Đại (viên chức này là người thân trong gia đình tôi, lúc đó tôi mới 12 tuổi và có mặt trong đám tang),
      sau khi mãn tù, tên Ng. v. Đá lại trốn vào rừng hoạt động với Việt cộng.
    Tôi nguyên gốc là Sĩ quan Tình Báo, vì thế Tiểu khu đã phân phối anh ấy về với tôi để tiện việc theo dõi anh ta.

    Một thoáng buồn đến với tôi, anh ấy đã sống nhiều năm với tôi tại Võ Đắt, tôi chưa thấy anh ấy lộ một hành động nào phản trắc, hoặc tránh né quân lệnh được giao phó. Đáng lý khi nghe anh ta có ý định quay về vùng Việt cộng kiểm soát, tôi phải bắt giữ anh ấy ngay và giải giao cho An ninh Quân đội nhưng tôi đã không làm như vậy, tôi buông một câu nói trong vô thức:

    • - Anh đi... đi...!

    Anh ta chào tôi và quay gót, tôi nhìn theo với tâm trạng... tình, thù lẫn lộn...!
    Không riêng gì Trung úy Th., chỉ cách đây hai ngày, có vài người tự ý rời bỏ đơn vị để lo cho vợ con và đang tìm ghe để trốn thoát về Vũng Tàu. Theo Quân lệnh số 1 Tiểu khu vừa mới ban hành trong tình trạng khẩn cấp: Tôi có quyền “bắn bỏ bất cứ quân nhân nào tự ý rời bỏ đơn vị trong khi đang đối diện với địch quân!”... nhưng tôi đã không thi hành đứng đắn lệnh thượng cấp. Tôi không thể giết người khi mà mới cách đây vài ngày thôi... họ đã là đồng đội sát cánh bên tôi. Họ đã quên hết lời thề lúc mãn khóa Sĩ Quan nơi Vũ đình trường ngày nào... giờ đây lìa bỏ anh em trong lúc dầu sôi, lửa bỏng!




    Ngày 22/04/75, Trinh sát chạm địch tại Ấp Láng Gòn, cách tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn tôi hơn ba cây số từ hướng Quốc lộ 1 vào. Việt cộng có tất cả 24 xe Tanks với quân số Bộ binh cấp Sư đoàn đang tiến vào Tỉnh lỵ Bình Tuy (cánh quân này thuộc Quân đoàn số 5 VC, tôi đọc được trên báo Nhân Dân khi bị VC giam ở khám Chí Hòa).
    Trinh sát lui dần đến cầu Láng Gòn và chận được đơn vị tiền phương của Việt cộng tại đây, toán mìn của Trinh sát được lịnh giật sập cầu Láng Gòn để ngăn chận tanks địch.

    Suốt ngày 23/04/75 những đơn vị tiền phương VC không thể vượt qua được 2 đại đội 512/TS và 513/Trinh Sát tại cầu Láng Gòn, vì là mùa nắng nên sông Láng Gòn có chỗ cạn và nhiều chỗ không có nước, do đó VC đã tìm được chỗ hai bên bờ thoai thoải dốc để tanks của bọn chúng vượt qua. Bình Tuy không đủ quân số và hỏa lực (chỉ với 2 khẩu Đại bác 105ly) cũng không có phi cơ đánh bom để ngăn cản đà tiến quân của cộng sản Bắc Việt.

    Lúc 06:00 giờ tối, Việt cộng bắt đầu pháo vào Tiểu khu, Trung tâm Yểm trợ Tiếp vận, đồi Hoa Sim nơi đặt 2 khẩu 105ly và BCH/Tiểu đoàn 344/ĐP của tôi, và sau đó là khắp mọi nơi trong Tỉnh lỵ kể cả khu dân cư. Một trận địa pháo khủng khiếp bao trùm bầu trời Tỉnh lỵ -

    Đến09:00 giờ tối, 12 chiếc tanks T-54 với tùng thiết và cả một Trung đoàn Bộ binh theo sau tiến vào phi trường nơi tuyến phòng thủ của tôi (TĐ344/ĐP).
    • Chúng tôi không có vũ khí chống tanks,
      đại bác 57ly hết đạn chưa được bồi hoàn,
      chỉ có 6 khẩu M72 nhưng 3 khẩu khi kéo ống phóng thì bị đứt “giây kích hỏa” nên không sử dụng được. Hai khẩu bắn không chính xác nên tank chỉ khựng lại rồi tiếp tục tiến tới với hỏa lực tối đa.

    Chúng tôi không ngán tanks, nhưng vì hỏa lực của tanks quá mạnh và bộ binh của chúng quá đông nên tuyến đầu bị bể phải lui về tuyến sau, T-54 rượt theo và cán lên cả tuyến sau.
    Chúng tôi sử dụng lựu đạn để cản bộ binh địch trong tình thế tuyệt vọng...!

    Gần một giờ quần thảo với tanks, với nhiều ngàn bộ binh địch, chúng tôi chỉ vài trăm người với súng cá nhân M16.
    Hai khẩu pháo 105ly bị Tanks và bộ binh địch khống chế, trận chiến bất cân xứng, nhưng vì kỷ luật quân đội, vì danh dự của người lính QLVNCH chúng tôi phải chiến đấu cho dù sự thất bại khó tránh khỏi.
    Kết quả bi thảm đến với chúng tôi:
    • Đại đội Chỉ huy tan rã, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn gồm có tôi, vài sĩ quan trưởng ban và một số cận vệ tất cả 12 người chỉ còn lại 3 người.
      Những người may mắn đó là tôi (người viết), một anh truyền tin và một anh cận vệ nhờ vào những rãnh sâu do nước mưa xói mòn, chúng tôi nằm dưới rãnh sâu khi xe tanks cán qua.


    Tiểu đoàn 344/ĐP của tôi tổn thất lên cao, những người bị thương không di chuyển kịp bị tanks nghiền nát dưới bánh xích, các đại đội khác của tiểu đoàn cũng tan hàng với sức tiến vũ bão của T-54 và đông đảo bộ binh địch cấp trung đoàn.
    Tiểu đoàn 341/ĐP của Lê Hùng cũng đã tận lực chiến đấu và sau cùng chịu chung số phận như tiểu đoàn của tôi.
    Tiếp theo và ngay trên đường nhựa cả đoàn xe hơn 20 chiếc chở đầy lính VC và cả chục chiếc T-54 chạy thẳng vào tỉnh lỵ sau khi chúng đã phá hủy mìn chống chiến xa và rào cản trên lộ.
    Tiểu đoàn 344/ĐP của tôi chưa tới 300 người nhưng phải bố trí làm nhiều tuyến trong một phạm vi rộng và nằm dưới hỏa lực của cả một trung đoàn pháo binh địch khoảng 60 khẩu đại bác và sau đó bị chiến xa địch xé nát từng mảnh, cả đại đội chỉ huy và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn giờ đây chỉ còn 3 người, cả 3 anh em chúng tôi băng mình vào trại cưa gần đó. Một chiếc T-54 rượt theo ủi sập hàng rào nhưng nhờ những cây súc rất to nên T-54 khựng lại không tiến lên được. Dưới hỏa lực T-54 và bọn tùng thiết bắn như mưa, anh em chúng tôi lao mình trong đêm tối về hướng bìa rừng cách đó 1000 thước, tai nghe bọn VC la hét lẫn trong tiếng súng, khói lửa mịt mùng bao trùm cả bầu trời Tỉnh lỵ Bình Tuy.

    Khi vào đến nơi tương đối an toàn, tôi cố gắng liên lạc Trung tâm Hành Quân, các đơn vị bạn và các đại đội của tôi nhưng tất cả đều không có tiếng trả lời. Tanks T-54 đang bắn phá Trung Tâm Yểm trợ Tiếp vận, Bộ Chỉ huy Tiểu khu, Ty Cảnh sát, bệnh viện Dân Quân y Tỉnh và khắp nơi lửa cháy ngút trời. Chưa bao giờ tôi xuôi tay bất lực nhìn địch quân tung hoành như lúc này, có lẽ những chiến hữu của tôi tại Trung tâm Hành quân Tiểu khu đã khan tiếng gọi tiếp viện trong mỏi mòn.
    • Viện quân ở đâu? Những đơn vị tinh nhuệ chủ lực quân đã từng làm cho Cộng quân khiếp vía, các anh đang ở đâu?
    Thảm kịch đang xảy ra cho chúng tôi, những phương tiện chiến tranh hiện đại của khối cộng sản như một cối xay khổng lồ đang nghiền nát thân xác người lính Địa phương Quân Tiểu khu Bình Tuy cô đơn... với trang bị yếu kém chỉ đủ ngăn chận bọn phá hoại có tên gọi “Mặt trận giải phóng miền Nam”, chỉ đủ để bảo vệ hạ tầng cơ sở của Quốc Gia, bảo vệ an ninh cho đồng bào trong phạm vi trách nhiệm. Làm sao chúng tôi có thể chống lại các đơn vị chủ lực của địch quân cấp Sư đoàn với đầy đủ phương tiện cho trận đánh qui ước? Đây cũng là thành tích và ước mơ của tên đồ tể Henry Kissinger, với người đồng minh tán tận lương tâm, với hiệp định hòa bình Paris man trá: “Bản án tử hình dành cho VNCH!”.

    Quay nhìn về hướng BCH/Tiểu khu, anh em chúng tôi đứng nghiêm đưa tay chào vĩnh biệt trong uất hận nghẹn ngào! Sau đó, súng cầm tay hướng về phía Vũng Tàu, cả 3 chúng tôi lầm lũi băng rừng trong đêm tối! Đó là lúc 03:00 giờ sáng ngày 24 tháng 04 năm 1975.


    Về đến Vũng Tàu - lúc 08:00 giờ sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975, anh em chúng tôi bị VC bắt tại bến xe Mới, trong lúc các em nhỏ Trường Thiếu Sinh Quân đang đánh nhau với Việt cộng.

    Khoảng 11 giờ trưa... đang bị VC bắt ngồi bó gối tại bến xe, một anh lính của tôi báo:
    • "Thưa Alfa, em nghe Radio nói Ông DVM đã ra lịnh đầu hàng..."
    , tôi không tin và hỏi lại nhiều lần vẫn không thể nào tin được. Tiếp liền theo đó những mũi súng AK-47 chĩa thẳng vào lưng lùa chúng tôi lên xe tải bít bùng chật đầy người... để bắt đầu một cuộc du hành... về hướng địa ngục!




    Lê-phi-Ô
    cựu Tiểu đoàn Trưởng TĐ344/ĐP - KBC- 6993
    Tiểu khu Bình Tuy - KBC- 4891



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20018
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Những chiến sĩ Nhảy Dù
              vào giờ thứ 25

    trên đường phố Sài gòn

    ____________________________
    Chi Lan





    Không bao giờ chúng ta có thể ngờ được có ngày 30/04/1975 và không bao giờ, trước đó, chúng ta nghĩ rằng ngày 30/04/1975 chính là ngày vành khăn tang phủ lên đầu Bà Mẹ Việt Nam.

    Đơn vị chúng tôi đang đùa giỡn với địch quân tại vùng ngoại ô Sài Gòn, khu xa lộ Đại Hàn nối liền từ ngã tư Quân Vận (Trung tâm Huấn luyện Quang Trung) đến xa cảng Phú Lâm. Được lệnh nguyên Tiểu Đoàn phải về phòng thủ dọc theo Quốc lộ 1 từ ngã tư Quân Vận đến ngã ba Bà Quẹo trong đêm 27/4/1975.

      • Thưa quý vị độc giả vì vài lý do riêng mà lý do chính vẫn là anh em đồng ngũ của chúng tôi, một số đông vẫn còn trong vòng kềm tỏa của bọn Cộng sản khát máu, vậy những tên tuổi trong cốt truyện này chỉ là tên giả cũng như tên của đơn vị chúng tôi xin được tạm quên, trong câu chuyện đầy đau thương thống khổ, cười ra, mà nước mắt lại là máu huyết của chúng tôi, vì chúng tôi tan hàng trong lúc địch quân đang bạt vía kinh hồn không hiểu chúng tôi đang ở đâu, không hiểu chúng tôi còn hay rã, nên bước chân vào Sài Gòn mà vẫn còn run rẫy. Nếu không được bọn ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản chỉ lối đưa đường thì chúng cũng chưa có hoàn hồn khi bước chân vào Dinh Độc Lập.

        Và sau đó nhân loại đâu có ngờ được những sự dã man, tắm máu khô, khủng khiếp đang bao trùm lên dân tộc tôi, những đơn vị Mũ Đỏ, những đứa con chỉ biết sống chết cho vinh quang của đất nước, chết để bảo vệ Quê hương “Quê Mẹ Việt Nam” đành phải gạt nước mắt tan hàng trong ngỡ ngàng, trong đau đớn tột cùng, trong tiếng cười khan pha lẫn máu bạn bè, đồng đội.

    • Với 15 Tiểu đoàn tác chiến (chắc có người lấy làm lạ): Vâng đúng như vậy, 15 Tiểu đoàn tác chiến,
      4 Tiểu đoàn pháo binh,
      4 Đại đội Trinh sát,
      15 Đại đội đa năng
      với kỷ luật cao độ, tác phong đứng đắn, lúc nào cũng hiên ngang đùa giỡn với tử thần,
      và châm ngôn “Thân dân, bảo vệ dân và giúp đỡ dân” được chúng tôi ghi khắc trong tâm hòa khẩu hiệu “CỐ GẮNG” để hoàn thành mọi vấn đề khó khăn trầm trọng.

    Chúng tôi không sao quên được những cánh tay gầy guộc của bà mẹ Trị Thiên đã ôm chúng tôi run run dâng lệ vì sung sướng khi thấy chúng tôi trở lại Trị Thiên năm 1972. Các bà mẹ, các em gái đón chúng tôi tại đầu đường, không do chính quyền tổ chức mà do tình cảm của con người đối với con người: của các bà mẹ, của các em gái đón những đứa con yêu, những người anh can trường mang thân mình để bảo vệ đồng bào, quê hương đọa đầy.
    Ôi những em bé Huế dưới làn mưa đạn của quân thù đã đem đến cho chúng tôi những nắm cơm sấy trong biến cố Mậu Thân.
    Những vòng hoa chiến thắng của nữ sinh Quảng Ngãi đã choàng cho chúng tôi trong dịp Xuân 1966 sau Liên Kết 81, miền Trung đậm đà, miền Nam thương yêu, ở bất cứ chiến trường nào chúng tôi cũng tôn trọng kỷ luật của Quân đội và kỷ luật sắt thép của Binh chủng là phải tôn trọng dân được dân mến, dân thương thì chiến thắng quân thù chỉ còn là bước chân nhẹ nhàng để đón nhận vinh quang.
    Tại những vùng tiền tuyến, đi đâu dân cũng mến, dân cũng thương đoàn quân Mũ Đỏ.

    • Tại chiến trường cam go Quy Nhơn, Bình Định đoàn quân nào ngoại quốc tới đó cũng khựng lại, nhưng đoàn quân Mũ Đỏ dễ dàng lấn chiếm các mật khu mà chúng tự cho là đời đời bền vững.
      Tại miền Đông chiến khu D, tam giác sắt trở thành những vùng quang đãng, thanh bình sau khi những cánh Thiên Thần lướt qua.
      Tại miền Tây Cầu Kè đến U Minh, Đông Tháp, nơi nào ngập lụt, nơi nào khó khăn nhất, chúng tôi ít nhất cũng qua đó một lần trong vinh quang.

    Vậy mà năm 1975, chúng tôi phải tan hàng, phải tù tội phải chịu đựng mọi sự trả thù thấp hèn, đốn mạt dã man mà loài người không tưởng tượng nổi. Chúng tôi không một oán hờn với những người lầm đường lạc lối, nhưng nay đã thức tỉnh. Chúng tôi không một ngạo mạn với những bạn bè cùng chung chí hướng, những ân tình của dân chúng đã vun đắp chúng tôi thành một ý chí sắt đá nguyện đem tấm thân còn lại trở về quê hương.

    • Xin hãy đừng vơ đũa cả nắm,
      xin hãy dành một ý niệm tốt cho những thanh niên miền Nam Việt Nam, những người đã dâng hiến cả cuộc đời thanh xuân của mình cho Quốc gia Dân tộc, quyết không bao giờ lừa dối, man trá được.
      Xin hãy dùng tất cả mánh lới thủ đoạn, dù lớn hay nhỏ, dù hời hợt hay sâu xa cho quân thù.
      Xin linh hồn bạn bè hãy soi sáng cho đường đi lối về của những người con yêu của đất nước,
      xin hãy bỏ bớt những trò múa may quay cuồng, để gồm thâu tình nghĩa gần lại với quê hương dân tộc,
      xin hãy lấy tâm gan cộng tác với nhau,
      xin đừng dèm pha xấu xa, con đường trở về thiên nan, vạn nan, đầy dẫy những chướng ngại của quân thù.
      Xin đừng giúp quân thù cài thêm chướng ngại cho chiến hữu, bạn bè.






    *
    * *

    Đúng 10 giờ sáng ngày 30/04/1975, tôi nhận được lệnh rút lui,
    lúc đó Đại đội của tôi là tuyến đầu của Tiểu đoàn tại vùng ngã tư Quân vận đến cầu Tham Lương cách hãng dệt Vinatexco 300 mét về hướng Hóc Môn.
    Cùng lúc đó đứa con đầu đàn của tôi báo cáo đoàn xe địch đang di chuyển vào phòng tuyến xin lệnh tôi. Tôi xin lệnh trên, được lệnh vắn tắt
    • (“Tiêu diệt xong rút về Lăng Cha Cả chờ lệnh kế tiếp. Không thu chiến lợi phẩm, bảo toàn lực lượng”).
    Tôi cũng xin một nói thêm Tiểu đoàn chúng tôi rải quân như sau:
    • Đại đội thứ 4 của tôi từ ngã tư Quân Vận đến cầu Tham Lương,
      Đại đội thứ 3 khu Bình Thới đến ngã ba Bà Quẹo,
      Đại đội thứ 2 từ ngã ba Bà Quẹo đến ngã tư Bảy Hiền,
      Đại đội thứ 1 từ ngã tư Bảy Hiền đến Lăng Cha Cả và Trương Minh Ký.


    Tôi cho lệnh chi tiết cho Chuẩn úy Nhiên, Trung đội Trưởng Trung đội 1 của tôi,
    Nhiên nhanh nhẹn trả lời
    • “Hiểu và thi hành.”




    Đoàn xe địch dẫn đầu bằng 3 chiếc PT 76 thư thả tiến vào Sài Gòn không gặp một sức kháng cự nào, qua ngã tư Quân Vận, qua Khu gia binh của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Tôi đưa ống nhòm theo dõi từng vết xích của Chiến xa dẫn đầu đang nghiền nát Quê hương tôi. Hai cột khói nâng bổng hai chiến xa dẫn đầu kèm theo tiếng nổ của mìn chống chiến xa, một loạt hỏa tiễn M72 phóng ra, 3 chiến xa dẫn đầu tan nát, kèm theo 10 xe vận tải chở đầy Bộ đội Bắc việt bị lật nghiêng. Đoàn xe sau đụng nhau dồn cục gây thêm một số thương vong cho chúng. Những Cán Ngố chỉa súng bắn loạn xạ, nhưng chúng không thấy chúng tôi. Chúng tôi rút về tới ngã ba Bà Quẹo, một giờ vất vả và vô sự. Đúng lúc đó địch quân cũng đã hoàn hồn và tiếp tục di chuyển, lần này chúng thận trọng di chuyển thật chậm, vừa đi vừa bắn những chỗ chúng khả nghi. Đơn vị chúng tôi tiếp tục di chuyển về ngã tư Bảy Hiền.



    M72                                                                                PT76


    Một số phóng viên ngoại quốc bu lấy tôi hỏi đủ chuyện. Lúc đầu tôi trả lời bằng tiếng của họ
    • “Tôi không biết”
    , nhưng sau đó một phóng viên ngoại quốc hỏi tôi bằng tiếng Việt:
    • - Anh thuộc đơn vị nào?
      - Nhảy Dù
      - Tôi muốn hỏi anh thuộc Tiểu Đoàn nào?
      - Anh cứ biết một Tiểu Đoàn Nhảy Dù đủ rồi.

    Thấy tôi không muốn trả lời họ không hỏi nữa. Họ thi nhau chụp hình đơn vị đang rút của tôi rồi bỏ đi về hướng tiền quân.

    • Nhảy Dù!
      Không hiểu ai đặt ra cái luật khắt khe, “Không được tự ý trả lời phóng viên dù là tên của mình”.
      Quý vị thấy những đơn vị bạn có những tên thật đẹp như Cọp Vằn, Hắc Báo, Kình Ngư...
      Nhưng Nhảy Dù có những tên vô cùng đẹp như: Con Gà tử mị, Sư Tử mắc nước, Con Cù lần v.v...
      Còn tên các Tiểu Đoàn Trưởng như: Trưởng ấp, Xã trưởng, Bồi bàn, Cao bồi v.v...
      Đại Đội Trưởng: T... sốt rét, N. Lai H... ghẻ v.v... Có một Đại Đội Trưởng may mắn hơn có cái tên đẹp Út Bạch Lan. Thường những tên như vậy cấp dưới biết nhưng không ai dám gọi cả.


    Mặc dầu địch quân tiến thật chậm, và thận trọng nhưng chúng tôi nhất định không tha, nếu chúng nắm vững tình hình tiến chậm hai giờ nữa để đơn vị chúng tôi rút lui xong, thì chắc chắn chúng sẽ vào Dinh Độc Lập như vào chổ không người. Khi tới gần Vinatexco, 2 Thiết giáp đi đầu bắn xả vào những “Lô cốt” trong phi trường, nhưng các lô cốt này đã bỏ trống, đơn vị phòng thủ phi trường đã bỏ ngõ từ lúc trưa ngày 29/04/75. Các loại súng trên thiết giáp thi nhau nhả đạn vào những chỗ chúng nghi ngờ. Chúng đâu có ngờ một pháo đội ngụy trang kín đáo tại vị trí vãng lai của TĐ 1 PB đang sẵn sàng tiêu diệt chúng, 4 viên đạn chống chiến xa ra khỏi nòng súng 105 ly các pháo thủ đầy kinh nghiệm chiến trường rang muối thêm 2 con Cua sắt và 2 vận tải. Lần này chúng có kinh nghiệm, chúng không bị dồn cục, nên không bị tổn thất thêm, nhưng đau cho chúng là chúng không biết từ đâu để bắn lại trả thù. Xong nhiệm vụ các pháo thủ Mũ Đỏ cũng rút lui sau khi phá hủy súng.



    M101A1 - Pháo 105 ly


    Đối với chúng tôi, đánh giặc phải tiêu diệt chúng xong, chiếm mục tiêu, thu chiến lợi phẩm thì đơn vị mới có tổn thất, còn diễn trò như hôm nay, gây cho chúng tổn thất rồi mình chạy làng, thì không bao giờ anh em chúng tôi phải hy sinh. Nhưng trò đùa này của chúng tôi cũng làm chúng điên đầu nhức óc, mỗi lần như vậy, chúng lại phải điều quân lại, tổ chức lại đội hình thật lâu chúng mới dám dè dặt tiến quân tiếp. Chúng bắn tứ tung, mất tinh thần thấy rõ, chính vì vậy mà những đơn vị của chúng ta trước đây mỗi khi đi hành quân bảo vệ đồng bào, nếu không cẩn thận dễ bị tổn thất, vì địch không đương đầu chống lại, chúng vừa đánh vừa rút, hoặc phải đương đầu với ta là vì chúng không còn ngõ để chạy nữa. Nhất là những vùng rừng núi rộng rãi chỗ cho chúng chạy thì: Kỹ thuật tác chiến yếu, tinh thần suy sụp là đơn vị hành quân rất dễ bị nướng lắm.

    Từ ngã 3 Bà Quẹo dân chúng còn lại, hối hả chạy dọc theo đường hướng về phía Sài Gòn, sự sợ hãi, hốt hoảng lộ ra trên nét mặt, không còn một nụ cười trên môi các thiếu nữ, không còn tiếng nô đùa trên miệng các em bé vui tươi. Nhìn những khuôn mặt ngây thơ đầy u uất, lòng tôi se lại trong đớn đau nát da, đứt ruột. Đồng bào tôi đây, đang cần sự che chở của Quân đội, của chúng tôi, nhưng chúng tôi lại “Khiếp nhược” rút lui!
    Không thể được, việc trước mắt như cứu lửa, phải bảo vệ đồng bào như một phản ứng tự nhiên. Có bao giờ chúng tôi phải rút lui cay đắng như thế này đâu? Có bao giờ đồng bào nhìn chúng tôi xong lặng lẽ chạy tiếp đâu?
    Bây giờ giặc đã đến ngõ cụt của Thủ Đô. Những giọt mồ hôi quái ác làm mắt tôi cay cứng lấy tay áo quệt mồ hôi; mặc dù chưa rõ tình hình chung, nhưng tôi biết đây là trận chiến cuối cùng để dân tộc này, quê hương này sẽ đi vào con đường u tối miên man, không một ánh sáng cuối đường hầm.

    Chúng tôi cố tình trì hoãn rút lui để đồng bào chúng tôi đi được một khoảng cách xa an toàn, tôi cho lệnh rút lui tiếp tục, đứa con đầu của tôi, trước cổng Hoàng Hoa Thám chậm chạp di chuyển về phía sau đồng bào. Tôi đang từ Trung đội 4 trước Hội đồng xã Tân Sơn Hòa lướt qua Trung đội 3, những anh em chiến hữu của tôi đã xả thân tại khắp các chiến trường đất nước, từng làm quân thù bạt vía kính hồn từ trận nhỏ đến trận lớn.
    Tôi nhìn vào tận mắt của từng người như cầu van tha thứ cho tôi, “Vì đã cho lệnh họ rút lui trước quân thù”; nhưng những ánh mắt nhìn tôi như oán hờn, như trách móc. Tôi cúi mặt tránh những ánh mắt thân thương, lầm lũi bước đi trên đường Lê Văn Duyệt quen thuộc, trước cổng trại Thạch Văn Thịnh (TĐ II Nhảy Dù) con đường rộng thênh thang, không còn bóng người dân di chuyển, chỉ còn lại chúng tôi và một số phóng viên ngoại quốc. Tới cổng Hoàng Hoa Thám tự nhiên chân tôi chùn lại, tưởng như một khối chì nặng nề níu chân lại.

    Đứng lại trong thế nghiêm tự nhiên, cay đắng nhìn cổng trại thân yêu, cách đây 10 năm tôi vui mừng rạng rỡ bước qua để chính thức trở thành một Quân nhân Mũ Đỏ, chiếc cổng vô tri này nhưng ma lực của nó đã có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với biết bao thanh niên anh hùng ở lứa tuổi đôi mươi. Hình ảnh chiếc cổng hoang tàn với hàng rào Concertina ngổn ngang như hoang phế lâu ngày, nhìn sâu vào trong trại, tôi thấy thấp thoáng những bạn bè, chiến hữu chúng tôi đang vội vã di chuyển trong đó. Tôi không hiểu tôi đang là một thứ người gì, nhưng tôi đang đứng sững nghiêm chỉnh trước chiếc cổng như đại diện cho đơn vị, đơn vị tôi tôn thờ như thánh thần trong tâm khảm. Những ngày tung hoành ngang dọc nào có mơ ước gì hơn là tiêu diệt kẻ thù để đồng bào được yên ổn làm ăn.

    Tôi đưa tay chào chiếc cổng thân yêu, các phóng viên muốn thu hình này nhưng quá muộn, tôi lững thững bước đi như xác không hồn. Nước mắt tôi dàn dụa xen lẫn mồ hôi cay đắng, cơn nấc nghẹn ngào làm tôi nghẹt thở. Giã từ Hoàng Hoa Thám, giã từ đơn vị thân yêu, đơn vị đã được chúng tôi dâng trọn cuộc đời thanh niên cho Hoàng Hoa Thám, dâng trọn cho đoàn quân Mũ Đỏ.

    Bây giờ với cái thân tàn tạ, hèn nhát này, dẫn đơn vị rút lui, dù theo lệnh trên, nhưng trước sức tấn công ào ạt của địch quân vào Thủ Đô. Ôi những chiến tích nức lòng dân như:
    • A Châu, A Lưới, Tân Cảnh, Quảng Ngãi, Chương Thiện, Tây Ninh, Kiến Phong, Bình Long, Kom Tum, Quảng Trị v.v...
    có chăng chỉ còn là một cơn gió thoảng qua trong cơn nóng nung lửa của tâm hồn. Sự dằn vặt tột cùng của sự tháo lui.
    Ôi cấp Chỉ huy của tôi ơi! Ôi bạn bè của tôi ơi! Ôi những chiến hữu Mũ Đỏ kiêu hùng của tôi ơi! Chúng ta đã chạy thật hay sao đây?
    Đồng bào của chúng ta kia! Quê hương của chúng ta đó! Doanh trại của chúng ta đây! Hồn thiêng của bạn bè ẩn hiện đâu đây có ai cảm thông nỗi thống khổ này?
    Những khuôn mặt của Hiền, Được, Khiêm, Nhượng, Tống, Hùng, Hòa và hàng ngàn các Chiến hữu Mũ Đỏ đã ra đi giận dữ nhìn tôi.

    Tôi nhắm mắt bước đi theo đoàn quân chậm chạp rút lui như tử tội nặng nề bước chân lên bực thang máy chém.

    Tôi cố gắng im lặng để thanh thản bước đi nhưng hình ảnh anh em bạn bè, họ là những Chiến sĩ vô danh cứ soi mói nhìn tôi như oán trách, như căm hờn. Bảy điều tâm niệm khi mới bước chân vào quân ngũ tôi vẫn còn thuộc lòng từng câu từng chữ:
    Luôn nêu cao danh dự của Quân Đội
    ..............
    Phải thân dân bảo vệ dân và giúp đỡ dân.


    Nhưng giờ đây lúc này không phải một điều nào chúng tôi cũng giữ được, thế hệ sau sẽ nguyền rủa. Chúng tôi không phủ nhận, xin nhận tất cả tội lỗi nhưng phải làm gì khác hơn đây. Từ ngày bước chân vào Quân ngũ là đã sẵn sàng chấp nhận tấm Poncho gói ghém thân mình, hay vinh hạnh hơn nữa là “lá Quốc kỳ phủ lên thân”, sống chết chẳng qua là cuộc đổi đời, quan niệm như vậy nên sự sống, sự chết đối với những người Mũ Đỏ thật cụ thể và nhiệm vụ Quân đội, nhân dân giao phó mới đáng kể, nhưng bây giờ nhiệm vụ của Quân đội giao phó là rút lui hay sao đây? Lằn tên nào cản được bước chân chúng tôi, bom đạn nào làm chùn chân chúng tôi, quân thù nào ngang cấp số với đơn vị dám đương đầu. Thân xác chúng tôi ai mà chẳng có vết tích của chiến tranh để lại trên thân thể. Thương xót cho bạn bè, cho đồng bào, cho dân tộc không biết sẽ phải đi về đâu đây?

    • - Thưa Đích Thân “Ba” vừa đánh cháy thêm hai Chiến xa nữa. Tiếng của Hòa người mang máy cho tôi. (Hiện nay Hòa đang ở Úc Châu.)
      - Ở đâu?
      Tôi hỏi vắn tắt.
      - Ngã ba Bà Quẹo.

    Tôi vừa băng qua Đại đội 1 của đơn vị, được lệnh trực chỉ theo đường Trương Minh Giảng về hướng Sài Gòn đến ngã 3 Trương Tấn Bửu chờ lệnh.
    Dọc theo bên đường dân chúng ngơ ngác nhìn chúng tôi, người chạy theo lên hướng Sài Gòn, người ngơ ngác đứng nhìn. Tôi vừa dừng chân tại Trương Tấn Bửu, trước bót Cảnh sát.

    • - “Hai” đánh cháy 1 Chiến xa và 3 xe vận tải tại ngã tư Bảy Hiền,
      “Ba” đã qua Lăng Cha Cả, cùng Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn.
      “Một” còn nằm tại chỗ.

    Tôi im lặng nghe Hòa báo cáo.

    • - Thưa Đích Thân, “Hai” đã qua Lăng Cha Cả.


    Tăng T-54 của Việt Cộng bị bắn cháy trên đường Trương Minh Ký (gần Lăng Cha Cả)
    vào ngày 30-4-1975.


    Cùng lúc đó tôi nhận được lệnh kiếm chỗ trống trải để tập họp cả Tiểu Đoàn. Trung đội 4 của Hạnh cho biết có sân trường Đại Học Vạn Hạnh có thể tập họp được. Năm phút sau Hạnh báo cáo có một xe Jeep mang Huy hiệu Biệt Động Quân, nhưng do bọn mang băng đỏ bên tay trái lái. Tôi cho lệnh chận xe đó lại khai thác tin tức.

    Trung đội 4 báo cáo xe đó là của một Trung tá BĐQ nhà gần đó bị bọn mang băng đỏ (Sau này đồng bào gọi là bọn 30-4 ) cướp xử dụng, trên xe có 6 tên đa số là Sinh viên của Đại học Vạn Hạnh. Chúng xử dụng súng của Nhân dân tự vệ.



    Bọn 30-4


    Đồng bào thấy chúng tôi mồ hôi nhễ nhãi, người tiếp tế nước đá lạnh, người mang ra bình trà, có người mang cả đồ ăn. Lúc đó mặc dầu khát dữ dội nhưng cầm ly nước lạnh, không sao tôi có thể nuốt trôi được;
    • Tôi đang căm tức bọn băng đỏ, bọn đê tiện phản bội.
    Ý tưởng thịt bọn chúng lẩn quẩn trong đầu tôi, nhưng tôi nghĩ sau này có thể bị xuyên tạc và dân chúng sẽ hiểu lầm đơn vị, hiểu lầm Binh chủng.
    Một điều chúng tôi tối kỵ, làm gì cũng được, nhưng nếu danh dự Binh chủng bị xúc phạm, dù có chiến thắng hay lợi lộc mấy đi chăng nữa, chúng tôi cũng phải suy xét lại. Tôi nhớ Tết Mậu Thân, đơn vị chúng tôi trên đường về giải cứu cố đô Huế, Tiểu Đoàn của tôi bị Tiểu đoàn VC bố trí trên Cổ Thành Huế chận lại; trong khi chúng tôi ở dưới thấp lại còn vướng một dẫy lạch sâu trồng sen chung quanh Cổ Thành này. Thành cao không thể leo lên dễ dàng, khó khăn không thể nào vượt qua, nhưng vị Chỉ huy của chúng tôi cầm chiếc “nón đỏ” và nói: “Đây là lần đầu tiên nón đỏ này bị ô nhục.” Đơn vị nghe thấy máu nóng bừng bừng ai cũng tưởng như mình thêm cánh, thêm sức. Không đầy 30 phút sau sức lực huyền bí dũng mãnh của tinh thần bảo vệ danh dự đơn vị bùng lên, những Thiên Thần sát Cộng đã hiên ngang bay qua từng chốt của địch diệt trọn phòng tuyến chính để vào Thành nội Huế. Chính nhờ vậy chúng tôi tiếp cứu được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I BB trong trại Mang Cá Huế.

    Cùng lúc đó Hòa báo cáo

    • “1 vừa đánh cháy một chiến xa tại Lăng Cha Cả và 2 xe vận tải”.
    Vào khu Đại học Vạn Hạnh, tôi cho lệnh đứa con thứ tư của tôi đóng chốt giữ an ninh chung quanh khu Đại học và từng đơn vị vào sân Đại học Vạn Hạnh tập họp chờ lệnh. Tôi thấy bọn băng đỏ lố nhố trong khuôn viên ĐHVH, chúng có vũ khí nhưng không một tên nào dám nhố nhăng, vì sau chúng có anh em của tôi kềm súng sẵn sàng hỏi tội chúng. Ý tưởng phải thanh toán hết bọn này lại hiện ra trong trí. Nhưng vị anh cả của chúng tôi im lặng, lầm lì quan sát, tôi thấy môi anh mím chặt, cặp mắt giận dữ nhìn chúng nhưng chưa một phản ứng, thì một tên mặc áo tu hành Phật Giáo tay cầm loa đưa ngang miệng dõng dạc trong câu nói điên rồ:
    • “Đất nước đã Thống nhất, yêu cầu các anh em Nhảy Dù hãy buông súng trở về với Cách mạng, cách mạng sẽ khoan hồng cho anh em”.

    Phản ứng tự nhiên, tôi rút súng chĩa về phía hắn, hắn thụt lùi vào trong hành lang, và hàng trăm cây súng sẵn sàng nhả đạn. Nhìn lên những anh em trên cao ốc, tôi thấy anh em đều chĩa súng sẵn sàng chờ lệnh. Tôi biết rằng nếu tôi siết cò súng là súng nổ rền trời ngay lập tức, để đưa bọn Cộng con về với thiên đường Cộng sản. Nhưng thấy chúng cụp đuôi khiếp vía chạy trốn tôi cho súng vào bao, thầm nghĩ may mắn cho chúng gặp tôi, chứ gặp đơn vị khác thì hẳn là ĐHVH này chắc chắn phải trở thành ĐH “Bất Hạnh” ngay lập tức...

    Anh cả của chúng tôi im lặng, đứng sững như trời trồng, sau đó anh cho lệnh Đại đội 1 tìm bãi đất trống trải để tập họp Tiểu Đoàn, và cả đơn vị rút ra khỏi khu ĐHVH. Đơn vị tôi là đơn vị sau cùng ra khỏi khu Vô hạnh này. Tôi không thể hiểu nổi ngay tại nơi huấn luyện đào tạo ra lớp người Tổ Quốc mong cho mai sau lại có đuôi chồn đỏ như thế này hay sao? Thua địch quân không đau, buông súng không tủi bằng phải thua ngay những người mình hằng quý mến. Người tình lang mất người yêu chắc cũng chỉ đau đớn thấm thía như chúng tôi lúc này.



    Đại Học Vạn Hạnh


    Quê Hương ơi! Tổ Quốc ơi! Đồng bào ơi! Lỗi tại ai đây? Tại chúng tôi hèn nhát? Tại chỉ huy tồi? Tại vận nước suy đồi? Hay nó đã ruỗng ra từ bên trong...!
    Chúng tôi chỉ còn là cái vỏ mỏng bên ngoài làm sao chống đỡ nổi đây?
    Đại đội tôi đi sau cùng và vừa ra khỏi khu phản bội được 3 Trung đội, Trung đội sau cùng và tôi rút ra khỏi khu Vô Hạnh mà phải đi giật lùi như trong vùng địch, cẩn tắc biết đâu chúng giở trò cắn trộm. Tâm hồn tôi chùng xuống xen lẫn cơn giận vô bờ. Bọn chồn đỏ lại ló đầu ra, tôi định cho đơn vị khai hỏa, vì cơn giận trong tôi lại bừng lên, nhưng cùng lúc đó danh dự của đơn vị trồi lên lấn át, tôi cho súng vào bao cho lệnh đơn vị tiếp tục rút lui ra vùng tập trung mới.

    May cho bọn chúng nếu không nghĩ đến danh dự có thể sẽ bị hiểu lầm, bị nguyền rủa thì chắc chắn chúng phải đền tội. Nếu không thì tôi, phải chính tôi, vì căm hận chắc chắn không thù hằn, nhưng vì uất ức trước sự phản bội phũ phàng, một phút không kềm hãm được sự nóng giận, tôi chỉ cần nhẹ nhàng vẫy tay thôi bọn chúng sẽ phải theo Cáo Hồ của chúng. Ôi danh dự của đơn vị sao cao siêu quá, sao dũng mãnh quá, chế ngự được tất cả. Tôi không hiểu bọn chúng có biết rằng chúng vừa thoát chết hay không? Chúng có hiểu rằng nếu danh dự của đơn vị không chế ngự được chúng tôi thì hậu quả sẽ đến với chúng như thế nào?! Những dòng chữ này chắc chắn sẽ được một hay nhiều tên trong bọn chúng tại chốn Vô Hạnh hôm đó đọc được, để chúng hiểu rằng hôm đó không may súng nổ: Chính là vì chúng đã không khôn ngoan, đã phản bội trắng trợn, đã ngoại tình đê tiện hèn hạ trước mặt người yêu thương quý mến mình.

    Bước ra khỏi khu đê hèn, hai Trung đội Trưởng của tôi có ý trách móc tại sao tôi không giết bọn chúng. Tôi im lặng, tôi muốn anh em giải bày để vơi đi niềm uẩn ức của những anh em đang bị phản bội trắng trợn đê hèn. Bọn vô lương tâm đó ngày nay không hiểu chúng có còn được như Trịnh Công Sơn hay đang lần mò trong những trại giam cầm cho đáng đời bọn xảo trá gian manh.




    Vùng tập họp mới của chúng tôi ngay tại ngã tư Yên Đổ và Trương Minh Giảng. Chúng tôi vừa vào hàng ngũ, đơn vị nghiêm chỉnh trình diện anh cả của đơn vị. Huynh Trưởng của đơn vị gương mặt thểu não nói trong nghẹn ngào. Tôi có cảm tưởng như tiếng nói của anh bị đứt đoạn nhiều lần vì tiếng nấc đau thương:

    • “Tôi xin chào tạm biệt các anh em. Xin báo cho các anh em biết chúng ta đã nhận được lệnh buông súng đầu hàng từ cấp chỉ huy tối cao của chúng ta. Cấp chỉ huy trực tiếp của chúng ta hoàn toàn mất l/l từ ngày hôm qua.
      Nhưng chúng ta không thể đầu hàng chúng được, vì danh dự của đơn vị tôi điều động anh em đến đây để bảo với anh em một lệnh cuối cùng:
      • Chúng ta chào tạm biệt nhau tại đây ai về nhà nấy;
        tất cả Quân trang, Quân dụng tùy anh em định liệu;
        quyền Chỉ huy của tôi đến đây đã chấm dứt.”


    Cả đơn vị im lặng không một tiếng xì xào bàn tán.
    Chúng tôi lặng người trong ngỡ ngàng tột độ, những lời lẽ thiếu mạch lạc của vị huynh trưởng phát ra từ xúc động. Tiếng nói của anh chấm dứt sau 5 phút đơn vị vẫn đứng im, từ trên xuống dưới không ai muốn xa nhau, không ai muốn tan hàng. Cái im lặng xa vắng, cái im lặng khủng khiếp. Tôi cũng đã biết giờ phút này phải đến, nhưng không ngờ nó đến trong bẽ bàng thế này! Nhìn hàng quân oai hùng, súng đạn còn đủ dùng, mặt mũi âu sầu. Cặp mắt mọi người đỏ hoe, tất cả đều gục mặt như mặc niệm bạn bè, mặc niệm đơn vị. Cơn đau đớn ê chề xâm chiếm dần dần như làn hơi thổi vào chiếc bong bóng tới độ không chịu được phải phát nổ. Sự phản bội từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài như cơn lốc bạt ngàn tạt vào mặt chúng tôi, cả hàng quân đang im lặng; vị huynh trưởng vẫn còn đứng đó, anh đang cúi mặt chận cơn đau đại nạn.

    Tôi biết hàng ngày anh ăn nói rất văn hoa, nhưng hôm nay làm sao lời anh cộc lốc. Anh còn muốn nói nhiều, có lẽ anh còn muốn nói thật to, gào thét thật lớn, để một lần, một lần thôi rồi không bao giờ được tâm sự nữa. Thình lình Trâm một Trung đội Trưởng của tôi, nước mắt dàn dụa nhảy ra ngoài hàng quân. Trâm dơ cao trái lựu đạn quát to:
    • “Xin các vị huynh trưởng kính mến của tôi hãy ra về. Các anh em của tôi hãy tan hàng, để một mình Trâm ở lại thôi. Tôi đã thề không đội trời chung với bọn vô thần, chúng vào đây thì tôi phải đi.”

    Trâm vừa nói xong khoảng 10 anh em vừa bước tới chỗ Trâm vừa nói:
    • “Để tụi tao (tụi em) chơi chung với. Chúng ta không đầu hàng và cũng không tan hàng. Nhảy Dù chỉ có tiến không có lùi.”

    Hoàng Đại đội Trưởng đại đội thứ nhất la lớn:
    • - Để tao chơi chung với tụi bay.

    Vị huynh trưởng cũng chạy lại chỗ Trâm. Tiếng Trâm sang sảng nhưng nghẹn ngào đứt quãng:
    • - Không được Đích Thân còn nhiều việc phải lo, còn nhiều việc phải làm, nhất là gia đình của Đích Thân.
      - Ai cũng có gia đình tao chỉ biết có Gia Đình Mũ Đỏ, Gia Đình của Mũ Đỏ là gia đình của chính tao.


    Một số anh em khác từ từ rời bỏ hàng ngũ, súng đạn, Quân phục vứt ngổn ngang.
    Nhất là những anh em lớn tuổi, từ từ rời bỏ bãi tập họp mỗi người một phương, tôi không biết họ có mang theo vũ khí hay không, hay bỏ lại những gì?
    Còn lại từng tốp một ôm nhau nói chuyện. Tôi không biết họ đang nói gì nhưng nhìn khuôn mặt ai ai cũng chứa đựng đầy uất hận hiện rõ ràng trên khóe mắt đỏ ngầu rực lửa.
    Trên bãi súng đạn, ba lô, nón sắt nằm ngỗn ngang và trãi dọc theo bốn hướng ngả tư. Con phố hiền hòa của Đô thành nay lại chứng kiến cảnh tan hàng của một đơn vị.
    Tôi chắc rằng đây là một đơn vị lớn nhất và là đơn vị sau cùng của Biệt Khu Thủ Đô giã từ vũ khí, đi theo mệnh lệnh của dân tộc. Đơn vị đã tan hàng có trật tự và kỷ luật của đơn vị thực sự bãi bỏ sau tiếng nói nghẹn ngào của một Huynh trưởng đơn vị.

    Tôi quyết định phải khuyên Trâm và anh em chúng tôi đang bu lại quanh Trâm. Tôi linh cảm thấy, chậm trễ sẽ xảy ra hậu quả không lường được. Tôi chen vào đám đông và la lớn:
    • - Chúng ta đàng nào cũng chết, nhưng phải chết cho xứng đáng mới được.
      Chúng ta hãy l/l với nhau trở về Long Khánh. Lâm Đồng rồi cùng chiến đấu.
      Trâm đưa trái lựu đạn cho anh.

    Trâm đưa trái lựu đạn cho tôi sau một hồi giằng co. Chúng tôi cùng thỏa thuận hãy tan hàng rồi kiếm kế sau.
    Bất chợt hai tiếng lựu đạn nổ chát chúa ở gần bức tường cuối bãi. Chúng tôi chạy vội lại quan sát. Tổng cộng 11 anh em đã ôm nhau từ giã, mắt người nào cũng mở như gửi lại những thông điệp bất khuất, không đội trời chung với Cộng sản. Trong số 11 anh em cấp bậc lớn nhất là Thiếu úy Trung đội Trưởng, người cấp bậc nhỏ nhất là Binh nhì khinh binh. Không có thì giờ cùng địa điểm để chôn cất họ, chúng tôi chỉ còn biết sắp xếp họ nằm ngay ngắn, cùng nhau nghiêm chỉnh chào họ. Anh em đã tự chọn con đường vinh quang cho mình, tôi thầm khấn nguyện trước mặt anh em:
    • “Chúng tôi cần phải sống,
      vì chắc chắn chúng tôi vẫn còn phải tranh đấu với bọn quỷ hại nước hại dân”.




    • Sau này tôi được tin Trâm về Bảo Lộc hoạt động nhưng bị nội phản, bị xử tử tại đó.
    • Hoàng về Xuân Lộc hoạt động cũng bị tử thương,
    • còn tôi lưu lạc khắp nơi,
      nhất quyết không trình diện bọn chúng, tôi vượt biên bằng đường bộ qua Khe Sanh, Lao Bảo, Hạ Lào.


    Hỡi các bạn trong Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam; Thưa các bạn Quân Nhân QLVNCH; Bạn bè chúng ta đã chết, một số đang bị đầy đọa cực hình, Quê hương chúng ta còn trong tay bọn quỷ đỏ.

    Xin các bạn đừng vì xe hơi, nhà cao cửa rộng, ham chơi phù phiếm, mà quên đi những người thân yêu, những Vong Hồn bạn bè đã khuất, những cô nhi tử sĩ đang đón chờ từng giờ từng phút, mong mỏi bước chân nhịp nhàng của quý bạn tiến về Quê hương.

    Hỡi các bạn thanh niên, lịch sử 4.000 năm văn hiến không lúc nào, không thời đại nào dân tộc chúng ta khiếp vía trước móng vuốt tàn ác của quân thù, không khi nào thanh niên Việt Nam lại đê hèn, quên đi gông cùm đỏ dã man đang siết chặt dân tộc ta.

    Xin hãy cùng nhau bước lên tiến tới và đừng bao giờ quên bọn quỷ đỏ đang lẩn khuất đâu đây đang ra sức ngăn cản bước chân oanh liệt của chúng ta.

    Nghiêm ơi, Trâm ơi, Hoàng ơi, linh hồn các bạn có linh thiêng hãy soi sáng bước chân chúng tôi, máu của các bạn đã chảy, thân xác của các bạn đã nằm xuống, nhưng tấm gương can đảm của các bạn sẽ còn mãi mãi.

    Trận chiến vừa qua chúng ta tạm lùi, tạm thua giặc.

    Nhưng chúng ta không đầu hàng giặc, đơn vị chúng ta không buông súng để qui hàng giặc. Tinh thần chúng ta còn đó,

    chúng ta bỏ nước ra đi bằng áp lực của ma quỷ. Xin hãy hứa cùng nhau

    “Chúng Ta Sẽ Trở Về.”




    Chi Lan
    (Viết theo Hùng - Mùa Đông năm 1987)


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20018
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           
    Tháng Ba                     
              xuôi về Nam
    _________________________




    Tháng Ba anh xuôi về Nam
    Bỏ Trường Sơn mây che mờ Thượng Đức
    Trấn thủ lưu đồn ngàn ngày khô lá
    Đường xuống núi âm u vệ làng sơn cước

    Xuôi về Nam trên chuyến tầu cuối
    Mỹ Chánh rực cháy mầu nắng đỏ
    Thạch Hãn đá rướm máu mồ hôi
    Ngang sóng biển đông sóng ly biệt

    Anh về Nam nghe đất nước trào lệ
    Vai súng một đời mơ trấn quốc
    Gợi giấc thanh bình mộng xa xôi
    Đời Kinh Kha ra đi anh không mỏi
    Gửi lại chiến trường bao đồng đội
    Người lính trận đã trả nợ nước non
    Vài viên đạn cuối anh đưa tiển

    Cho người nằm xuống giữa đất trời.





    Vũ Phan

              





              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20018
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Nhật Ký Hành Quân
                                  Tháng 4/75

    _________________________________
    HN




    Thời gian cuối tháng 3 đầu tháng 4/75
    • một sự yên tỉnh ghê rợn xung quanh nơi đóng quân, cũng khung cảnh này mà trước đó ồn ào náo nhiệt, xe cộ qua lại tấp nập trên cầu La Ngà, đường lên Đà Lạt. Anh em trong tư thế sẵn sàng tác chiến, coi lại súng đạn, tu bổ xe cộ, nhận tiếp tế lương khô đầy đủ để “tiếp chiêu” với lực lượng chính quy Sư Đoàn 341 của Bắc Việt.




    Ngày 3/4/75:
    • Cả một Trung Đoàn cộng quân tấn công vào đồn Địa Phương Quân ở cầu La Ngà, QL 20 đường lên Đà Lạt.
      Lực lượng chúng tôi chỉ có
      • một Tiểu Đoàn (-)
        và một Chi Đội M113 (4 chiếc).

      Khi trời vừa sụp tối, chúng pháo kích vào nơi đóng quân bằng sơn pháo 82 ly từ trên những ngọn đồi xung quanh cùng đại pháo 130 ly. Sau đó chúng tấn công biển người để dứt điểm mục tiêu quan trọng này vì đây là con đường huyết mạch tiến quân tràn xuống QL 1, Long Khánh đồng thời để tăng cường lực lượng cho mặt trận Xuân Lộc.



    Ngày 4/4/75:
    • Đơn vị trú phòng gồm Tiểu Đoàn (-) cùng một Chi Đôi M113 của Thiếu uý Nho chống trả mãnh liệt,
      • đồn ĐPQ bị tràn ngập, 2 M113 bị bắn B40 , 2 xe khác bất khiển dụng vì bị bắn đứt xích.
      • Th/Uý Nho, Chi Đội trưởng bình tỉnh điều động Chi Đội chống trả dữ dội bằng tất cả hoả lực còn lại như M16, lựu đạn, M79, M72…..Đồng thời rút lui bằng đường bộ dọc theo cánh rừng chồi, hướng về Túc Trưng nơi có quân của Sư Đoàn 18 BB.
      • Trong khi rút quân, Th/Uý Nho cho anh em dùng dây thun cột kíp nổ lựu đạn bỏ vào bình xăng 2 M113 bất khiển dụng, một lúc sau 2 chiếc M113 bốc cháy, nổ dữ dội.
      • Hơn nửa giờ sau Chi Đoàn bắt tay được Th/Uý Nho cùng anh em còn lại.



    Ngày 5/4/75:
    • cộng quân bao vây thị xã Xuân Lộc,
      TĐ 5 KB được lệnh rút về Long Khánh để tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc.
      Cầu La Ngà bị chiếm, áp lực địch rất nặng nề lên Túc Trưng rồi Định Quán.




    Ngày 8/4/75:
    • Chiến Đoàn 52/18 rút quân về hướng Nam lập hệ thống phòng thủ tại ấp Nguyễn Thái Học nằm trên QL 20, cách ngã ba Dầu Giây 4 Km vể hướng Bắc,
      • đây là một ấp nhỏ, chung quanh là vườn cao su, Dân cư phần lớn là phu cạo mủ cao su cho đồn điền. Một số nhỏ là nông dân làm rẫy, trồng cây ăn trái ven lộ.
      • Đây cũng là nơi mà đơn vị Trinh Sát địch tàn sát cả ấp vào cuối tháng 4/75.



    Ngày 9/4/75:
    • Quân Đoàn 4 BV bắt đầu tấn công vào thị xã Xuân Lộc với cường độ khốc liệt có chiến xa T54 cùng chiến thuật tiền pháo hậu xung bằng biển người.
      Xuân Lộc trở thành vùng biển lửa như một Đại Hồng Thuỷ thứ hai, nhà cửa tan nát điêu tàn!



    Ngày 11/4/75:
    • Tiểu Đoàn 2/52 tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc.
      Bây giờ Chiến Đoàn 52 chỉ còn
      • 2 Tiểu Đoàn BB,
      • Chi Đoàn 2/5 TK
      • cộng 1 Chi Đội chiến xa M41,
      • ĐĐ 52 TS,
      • TĐ 182 Pháo Binh, Công Binh và đơn vị hoả tiễn TOW để “tiếp chiêu” Sư Đoàn 341 CSBV có chiến xa T54 cùng đại pháo 130 ly yễm trợ.



    Ngày 12/4/75:
    • Chi Đoàn 2/5 TK cùng 1 Đại Đội của Tiểu Đoàn 1/52 BB (-) hành quân mở rộng phòng tuyến an ninh xuống ngã ba Dầu Giây. Chi Đoàn vừa băng qua vườn cao su di chuyển lên hướng Đông Long Khánh cạnh khu nhà Tây, ấp Trần Hưng đạo thì bất ngờ đụng phải một lực lương VC với sự phòng thủ kiên cố.
      Cuộc giao tranh vô cùng ác liệt! Sau hơn nửa giờ quần thảo,
      • một M113 của Chi Đội Th/Uý Sơn bị bắn cháy, Th/Uý Sơn thoát được ra ngoài với một thân hình đầy lửa như ngọn đuốc sống.
      • Phía Nam đội hình của Chi Đoàn thì chiếc M113 của Th/Uý Chiến cũng trúng đạn đại bác 75 ly không giật, Th/Uý Chiến cùng Hạ Sĩ Thành tử trận.

      Sau nhiều giờ giao tranh, Chi Đoàn lui về hướng ngã ba Dầu Giây thiết lập tuyến phòng thủ mới.
      Tổng kết ngày hôm đó
      • Chi Đoàn có 3 hy sinh, 3 bị thương.
        Bên Bộ Binh có 2 hy sinh và 4 bị thương.
      Xin các anh che chở cho những người còn ở lại, các anh đã hoàn thành trách nhiệm, vĩnh biệt các anh, những người con thân yêu của đất nước.



    Ngày 13/4/75:
    • Lực lượng ta lại tiếp tục lui về hướng Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 52 BB ở ấp Nguyễn Thái Học và tái bố trí phòng thủ trong rừng cao su cạnh căn cứ CĐ 52 hai cây số.

      Đến trưa thì địch pháo kích ào ạt vào đơn vị, địch pháo từng chập, đạn nổ khắp nơi, miểng đạn pháo bay tung toé. Với địa hình đã chuẩn bị sẵn sàng, Thiết Giáp bố trí vòng tròn, bộ Binh đào hầm xen kẻ, chúng tôi đang chờ địch tới. Sau trận pháo phủ đầu, chúng ào ạt tấn công biển người, cường độ trân chiến thật vô cùng khốc liệt. Địch từ những hàng cao su chạy đến hết lớp này tới lớp khác, Thiết Giáp bắn đỏ nồng các khẩu ĐL-50, ĐL-30, khói súng không thoát được bởi những tàng cao su dầy đặc, mờ mờ như màn sương phủ trùm.

      Sau hơn một giờ giao tranh, đơn vị đã đẩy lui được lực lượng địch. CSBV rút lui để lại nhiều xác giặc không thể nào đếm hết! Bộ Binh lao lên gom lại tất cả vũ khí địch bỏ lại chất thành đống to, Chiến thắng này đã làm cho tinh thần thần chiến đấu anh em lên cao.



    Ngày 14/4/75:
    • Ngã ba Dầu Giây được phòng thủ bởi Tiểu Đoàn 1/52 (-) bị Sư Đoàn 6 CSBV tràn ngập.

      Mất Dầu Giây toàn bộ Chiên Đoàn 52 BB bị đe doạ, tứ bề thọ địch, trên QL 20 địch đã tiếp cận đơn vị chúng tôi, địch chiếm được ấp Trần Hưng Đạo, Chi Đoàn 2/5 phải “tiếp chiêu” với chúng trọn ngày.

      Đêm nay cộng quân lại chiếm Dầu Giây, tình hình chiến trường còn tệ hơn lực lượng Pháp đóng tại Điện Biên Phủ năm 1954.



    Ngày 15/4/75:
    • Ngày dài nhất đã đến. Rạng sáng
      đồi Móng Ngựa nơi đóng quân của 2 ĐĐ thuộc Tiểu Đoàn 3/52 hứng chịu một trận pháo dồn dập với đại pháo 130 ly, hoả tiễn 122 ly, cối 82 ly từ nhiều hướng nổ chụp lên đồi Móng Ngựa cả ngàn quả trên một diện tích không đầy 5 Km2. Sau 1 giờ mưa pháo, nguyên Trung Đoàn 95 thuộc Sư Đoàn 325 CSBV tấn công biển người vào vị trí phòng thủ của TĐ 3/52 từ ven suối Gia Nhan.

      Tới trưa, sau hơn 4 giờ giao chiến,
      cuối cùng lực lượng cộng quân tràn ngập đồi Móng Ngựa. Ở đây có một yêu cầu tuyệt vọng của một Đại Đội Trưởng xin pháo binh đơn vị cứ pháo lên đầu vì vị trí đã bị cộng quân tràn ngập. Lời yêu cầu thật thống thiết đã làm rơi nước mắt nhiều chiến hữu, lời yêu cầu nghe trên máy được vài lần rồi tắt hẳn!



    Ngày 16/4/75:
    • Sáng sớm toàn bộ Chiến Đoàn 52 còn lại di chuyển ra hương lộ đất đỏ nối liền QL1 và ấp Bàu Hàm.
      Chúng tôi vừa đến cùng một lúc với đoàn xe GMC và Hồng Thập Tự để tản thương và đưa Trung Đoàn 52 BB về Long Bình. Kể từ giờ phút này đơn vị Trung Đoàn 52 BB coi như mất tên.

    Một kết cuộc
    của sự chiến đấu bi thương,
    chiến đấu với niềm tuyệt vọng,
    chiến đấu không tiếp viện, không tải thương,
    chiến đấu đơn độc.


    Một lần nữa xin kính cẩn nghiêm chào vĩnh biệt các anh
    đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng cho đất nước,
    các anh đã hy sinh,
    các anh đã đi vào lịch sử muôn đời của Viêt Nam thân yêu.





    Thăm Lại Chiến Trường Xưa



    Một buổi chiều tôi ghé thăm Long Khánh
    Đường hai mươi từ Định Quán Dầu Giây
    Nhìn xung quanh đồi Mống Ngựa nơi này
    Nhiều xác giặc cùng ta ngày tử thủ

    Tới Dầu Giây nhớ đêm dài không ngủ
    Cả công trường địch đầy đủ về đây
    Chiến xa cùng đại pháo họ bao vây
    Mở huyết lộ về bắt tay quân bạn

    Dọc Trảng Bom một nơi đầy lửa đạn
    Máu thịt xương đổ lai láng ven đường
    Địch và ta đọ sức tại chiến trường
    Năm chọi một đánh tới cùng không chạy

    Chúng cầm cự chờ quân thêm chiếm lại
    Không viện quân ta đành phải rút lui
    Bàn giao xong anh em đứng ngậm ngùi
    Thôi đã hết miền Nam tôi đã mất!





    HN





              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20018
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           
    Niềm đau...
    sau trận chiến tàn

    _________________________




    Anh và tôi
    Bây giờ
    Như cánh chim chiều
    Bạt gió
    Nhớ một thời...
    Từ Aró đến Ashau
    Từ Khe sanh, Lao Bảo đến Hạ Lào
    Xuyên rừng lội suối
    Vượt chiến hào
    Tay súng tay dao
    Vào vùng đất hiểm
    Nhục thân nào có sá gì
    Khi Tổ quốc lâm nguy
    Làm trai thời chinh chiến
    Sứ mệnh khắc ghi
    Giữ lòng trung hiếu

    Nào ngờ
    Nước chảy ngược dòng
    Quê hương còn đó
    Mà lòng nát tan
    Việt Nam ơi !
    Đất Mẹ phũ phàng
    Đắng cay nghiệt ngã vô vàn thương đau
    Việt Nam núi hận biển sầu
    Hờn căm ác quỷ
    Một loài vô nhân
    Việt Nam bây giờ
    Khăn sô triệu triệu
    Việt Nam
    Ngập tràn nước mắt
    Làm cho thế sự
    Cơ đồ nát tan

    Người chiến binh
    Trong nỗi kinh hoàng
    Giã từ áo trận tan hàng lạc nhau
    Bốn chục năm hơn
    Hờn căm thế sự
    Triệu con tim huyết tụ máu bầm
    Oan khốc đâu đây
    Hồn ai tức tưởi
    Xa rồi Quê Mẹ thân thương
    Hành trang cay đắng
    Đoạn trường mang theo
    Ngày mai gần đất xa trời
    Đôi tay buông rũ
    Lòng còn ước mơ
    Cờ Vàng sọc đỏ tung bay
    Toàn Dân vùng dậy dựng xây cơ đồ
    Diệt loài ác quỷ Cộng nô
    Mang niềm Hạnh phúc điểm tô Sơn Hà.





    Nguyễn Văn Thọ

              





              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20018
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2017 - tưởng niệm 42 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           
    Đêm di tản
    _________________________




    Tháng ba ngày xưa
    Rừng cây xanh lá
    Đâm lộc nẩy chồi
    Tảo mộ
    Du Xuân
    “Ngựa xe như nước
    Áo quần như nêm”

    Thánh ba bảy lăm
    Tang tóc đau thương
    “Rừng thôi trổ lá”
    Rừng khóc núi than
    Rừng cao nguyên khói lửa đầy trời
    Bốn tháng ba
    Việt cộng đã chiếm phi trường Ban Mê Thuột
    Mười tháng ba
    Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ra lệnh :
    “Tạm bỏ” một thời gian
    Để rồi
    Không bao giờ trở lại

    Hai lăm tháng ba
    Chúng tôi tự bỏ Đức Phổ Quảng Ngãi
    Tìm đường di tản
    Đoàn quân đi trước
    Đồng bào theo sau
    Chúng tôi đi suốt đêm dài
    Đêm ấy trời tối đen hơn mực
    Đoàn quân thất lạc tứ tung
    Cuối cùng
    Mình tôi nằm lại ven đường
    Tháo ba lô, vứt súng
    Cởi bỏ quân phục
    Mặc quần áo thường dân
    Cầm trên tay hai quả lựu đạn
    Thầm nhủ rằng
    Một quả cho mầy
    Một quả cho tao
    Nhưng không
    Tôi đã hèn nhác
    Âm thầm cho chúng dẫn đi
    Tôi còn một ít tiền và chiếc đồng hồ đeo tay
    Chúng xin hết
    Chúng dẫn tôi về căn nhà tranh lụp xụp
    Mười phút sau
    Chúng đưa về vài người bạn nữa
    Sau bữa cơm trưa
    Chúng đưa anh em chúng tôi lên núi
    Để đựơc “lên lớp” “học tập chính sách cách mạng”
    Thấy tên Việt cộng quen quen
    Tôi nhìn hắn .Hắn nhìn tôi không chớp mắt
    Rồi hắn bước lại gần tôi, nói:
    “Tôi nhận ra anh rồi”
    “Anh an tâm, cách mạng không làm gì anh đâu”
    Hắn là thằng bé chăn trâu cho gia đình tôi ngày trước
    Hai ngày sau
    Chúng tôi được thả
    Phải mất hai tiếng chúng tôi mới đến Quốc lộ một
    Thật ngỡ ngàng khi thấy dép râu nón cối đi từng đàn
    Một chiếc xe Honda ngược chiều dừng lại, mừng rỡ chào:
    “Anh L…”
    Em tặng tôi nắm khoa lang luộc, em nói:
    “Anh ăn đi đường
    Từ đây về phố không xa”
    Tôi cảm ơn em gái hậu phương mà lòng nghe đau xót
    Ôi! Cuộc đổi đời sao lẹ quá
    Mới hôm nào gặp nhau
    Em mời tôi ăn phở, uống café
    Mà giờ đây: nắm khoai lang luộc
    Hai chân tôi đau buốt
    Chậm chạp bước trên đường
    Một chiếc xe Honda cùng chiều dừng lại:
    “Trung Úy, ngồi lên, em chở về”
    “Mình mất cả rồi em ơi"
    “Quê hương mình mất nhưng tình thầy trò vẫn còn, Trung Úy ạ”

    Bốn mươi hai năm qua
    Mỗi lần tháng ba đến
    Tôi nhớ đêm di tản
    Nhớ người lính năm xưa
    Nhớ em gái hậu phương
    Nhớ nắm khoai lang luộc

    Các em ơi
    Giờ nầy các em ở đâu ?
    Còn trên dương thế
    Hay đã vào mộ sâu ??




    Hoàng Long
    Tháng 3/2017

              





              
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”